Tổng hợp về thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Tổng hợp về thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Trong 12 thì cơ bản tiếng Anh thì có lẽ nhiều bạn sẽ gặp khó khăn đối với cách sử dụng cấu trúc thì quá khứ hoàn thành. Hãy cùng Step Up tìm hiểu rõ hơn về phần ngữ pháp tiếng Anh này nhé! Đây là một trong các thì tương đối khó, yêu cầu bạn phải nắm vững bảng động từ bất quy tắc. Cùng bắt đầu khám phá qua bài viết dưới đây nào!

1. Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh diễn đạt cái gì?

Trong tiếng Anh, thì quá khứ hoàn thành dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước sẽ dùng thì quá khứ hoàn thành. Hành động nào xảy ra sau sẽ dùng thì quá khứ đơn.

Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh

Ví dụ:

  • She had done her homework before her mother came back. (Cô ấy đã hoàn thành bài tập về nhà của mình trước khi mẹ cô ấy trở về).
  • She hadn’t finished her report when i met her. (Cô ta vẫn chưa hoàn thành bản báo cáo khi tôi gặp cô ta).
Xem thêm thì quá khứ hoàn thành các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

2. Dạng cấu trúc thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh

1. Dạng cấu trúc câu khẳng định

S + had + past participle

dụ:

  • My brother had done his homework before I arrived. (Em trai tôi đã hoàn thành bài tập về nhà khi tôi về).
  • She had gone out when he came into the house. (Cô ấy đã đi ra ngoài khi anh vào nhà).

Cấu trúc thì quá khứ hoàn thành

2. Dạng cấu trúc câu phủ định

S + hadn’t + past participle

Trong đó hadn’t = had not

Ví dụ: 

  • He hadn’t finished his breakfast when I saw him. (Anh ấy vẫn chưa ăn xong bữa sáng khi tôi trông thấy anh ta).
  • He hadn’t come home when I got there. (Anh ấy vẫn chưa về nhà khi tôi về).

3. Dạng cấu trúc câu nghi vấn

Từ để hỏi + had + S + past participle

Cách trả lời: 

Yes, S + had.

No, S + hadn’t.

Ví dụ:

  • What had he thought before she asked the question?. (Anh ấy đã nghĩ điều gì trước khi cô ấy hỏi câu hỏi vậy?)
  • Had the film ended when he arrived at the cinema? (Bộ phim đã kết thúc khi anh ấy tới rạp chiếu phim phải không?)

3. Cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành

1. Khi 2 hành động cùng xảy ra trong quá khứ, ta sẽ dùng thì quá khứ hoàn thành cho hành động xảy ra trước cùng với đó là quá khứ đơn cho hành động xảy ra sau

Ví dụ:

  • I met him after he had divorced (Tôi gặp anh ấy sau khi anh ấy ly dị)
  • John said he had been chosen as a beauty queen two years before. (John nói rằng hai năm trước, anh ta từng được chọn làm hoa hậu.)

2. Thì quá khứ hoàn thành diễn tả hành động đã xảy ra và được hoàn tất trước 1 thời điểm trong quá khứ hay trước 1 hành động khác đã kết thúc trong quá khứ.

Ví dụ:

  • They had had lunch when she arrived. (Họ đã có bữa trưa khi cô ấy đến)

3. Khi thì quá khứ hoàn thành thường được sử dụng với thì quá khứ đơn, chúng ta thường dùng kèm với những giới từ và liên từ như: by, before, after, when, till, until, as soon as, no sooner than

Ví dụ:

  • When she arrived Hardy had gone away. (Khi cô ấy đến thì Hardy đã đi rồi)
  • Yesterday, he went out after he had finished his homework. (Hôm qua, anh ấy đi chơi sau khi anh ấy đã làm xong bài tập)

4. Hành động xảy ra như là điều kiện đầu tiên cho hành động khác

Ví dụ:

  • Tom had prepared for the exams and was ready to do well. (Tom đã chuẩn bị cho bài kiểm tra và sẵn sàng để làm tốt)
  • Dunny had lost twenty pounds and could begin anew. (Dunny đã giảm 20 pounds và có một ngoại hình mới).

5. Trong câu điều kiện loại ba để diễn tả điều kiện không có thực.

  • If she had known that, she would have acted differently. (Nếu cô ấy biết điều đó, cô ấy có thể đã có những hành động khác)
  • She would have come to the party if she had been invited. (Cô ấy có thể đến bữa tiệc nếu như cô ấy được mời)

6. Hành động xảy ra trong một khoảng thời gian trong quá khứ, trước một mốc thời gian khác

  • She had lived abroad for ten years when she received the transfer. (Cô ấy đã sống ở nước ngoài 10 năm kể từ khi cô ấy nhận được sự chuyển tiếp)
  • Ngan had studied in England before he did his master’s at Harvard. (Ngan đã học ở Anh quốc trước khi anh ấy đạt được bằng Đại học ở Harvard).
[FREE] Download 12 THÌ TIẾNG ANHTổng hợp cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết 12 THÌ để áp dụng vào các chủ điểm thi cử và giao tiếp thực tế

4. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành 

1. Các từ nhận biết:

After, before, by the time, when by, by the end of + time in the past,…

For, as soon as, by, prior to that time, until then,…

Ví dụ:

  • Before i went to my company, my wife had packed me a lunch.

(Trước khi tôi tới công ty của mình, vợ tôi đã đóng gói bữa trưa cho tôi.)

  • She hadn’t recognized it until her family told her.

(Cô ấy không nhận ra điều đó cho tới khi gia đình cô ấy nói với cô ấy.)

2. Vị trí của các liên từ

– When: Khi nào 

Ví dụ:

  • When he arrived at the airport, his flight had taken off.

(Khi anh ấy tới sân bay, chuyến bay của anh ấy đã cất cánh.)

– Before: trước khi.. (Trước before dùng thì quá khứ hoàn thành và sau before dùng thì quá khứ đơn.)

Ví dụ:

  • She had done her homework before her father asked her to do so.

(Cô ấy đã làm bài tập về nhà trước khi bố cô ấy yêu cầu cô ấy làm như vậy.)

– After: sau khi (Trước “after” dùng thì quá khứ đơn và sau “after” dùng thì quá khứ hoàn thành.)

Ví dụ:

  • He went home after he had eaten a big roasted chicken.

(Anh ấy về nhà sau khi đã ăn một con gà quay lớn.)

– By the time: vào thời điểm

Ví dụ:

  • He had cleaned the house by the time his mother came back.

(Anh ấy đã lau xong nhà vào thời điểm mẹ cậu ấy trở về).

5. Phân biệt quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh

Việc phân biệt hai thì quá khứ hoàn thành và thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh gây ra không ít khó khăn đối với nhiều bạn. Hãy cùng Step Up tìm hiểu kĩ hơn để có một cách nhìn tổng quát về hai thì này trong tiếng Anh nhé!

 

QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN

1. Diễn đạt một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ.

Ex: The police came when the robber had gone away.

2. Dùng để mô tả hành động trước một thời gian xác định trong quá khứ.

Ex: he had finished my homework before 10 o’clock last night.

3. Được sử dụng trong một số công thức sau:

– Câu điều kiện loại 3:

If he had known that, he would have acted differently.

– Mệnh đề Wish diễn đạt ước muốn trái với Quá khứ:

She wish you had told me about that

– She had turned off the computer before she came home

– AfterI turned off the computer, she came home

– She had painted the house by the timehis wife arrived home

4. Signal Words:

When, by the time, until, before, after

1. Diễn đạt một hành động xảy ra trước một hành động khác trong Quá khứ (nhấn mạnh tính tiếp diễn)

Ex: she had been thinking about that before you mentioned it

2. Diễn đạt một hành động kéo dài liên tục đến một hành động khác trong Quá khứ

Ex: they had been making chicken soup, so the kitchen was still hot and steamy when she came in

3. Signal words:since, for, how long…

 
   Xem thêm: Tìm hiểu về thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh đầy đủ nhất

6. Phân biệt quá khứ hoàn thành và quá khứ đơn

Trong tiếng Anh, thì quá khứ đơn được sử dụng nhằm diễn đạt hoặc nói về 1 hành động xảy ra trong quá khứ cũng như đã chấm dứt hẳn. Còn đối với thì quá khứ hoàn thành thì lại mang hàm ý nhấn mạnh vào hành động đó xảy ra trước 1 mốc thời gian cụ thể hay 1 hành động nào đó khác đã chấm dứt trong quá khứ.

Ví dụ:

He had moved to Nha Trang to live before his friend got married.

7. Bài tập thì quá khứ hoàn thành

 Đổi sang câu bị động.

  1. He had bought this pen before he went to bed last night.
  2. Candy had washed the dishes.
  3. She had written a report.
  4. Chung had done his exercise by noon.
  5. We had not finished the report before we had a test.
  6. He had seen this movie before John called.
  7. After John had cleaned the house, John went to school.
  8. After my brother had washed his clothes, he studied.
  9. Tinny had ironed the clothes by noon.
  10. My sister hadn’t brushed her teeth before she went to bed last night.

Trên là những kiến thức đầy đủ nhất về thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect) trong 12 thì tiếng Anh quan trọng. Hi vọng rằng các kiến thức này sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. Ngoài ra, để cải thiện đầy đủ nhất về kiến thức tiếng Anh của bản thân thì các bạn cũng nên học ngữ pháp tiếng Anh một cách nghiêm túc và siêng năng! Step Up chúc bạn học tốt và sớm thành công!

 

Cấu trúc Want và cách dùng chi tiết trong tiếng Anh

Cấu trúc Want và cách dùng chi tiết trong tiếng Anh

Động từ “want” trong tiếng Anh với nghĩa là “muốn” có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta. Từ này được sử dụng rất phổ biến trong các bài tập, bài thi cũng như giao tiếp hàng ngày. Vậy bạn đã nắm vững các cấu trúc với “want” chưa? Trong bài viết hôm nay, Step Up sẽ chia sẻ tất tần tật về cấu trúc want và các dùng chính xác trong tiếng Anh.

1. Cấu trúc want trong tiếng Anh

“Want” (/wɒnt/) có nghĩa là “muốn”. Người ta sử dụng động từ Want để diễn tả việc muốn điều gì hay muốn làm gì đó.

Cụ thể cấu trúc Want trong tiếng Anh như sau:

Công thức Want:

S + want(s) + N (danh từ)

Ai đó muốn cái gì

Ví dụ: 

  • I want a cup of coffee right now.

(Tôi muốn một tách cà phê ngay bây giờ.)

  • My daughter wants a doll for her birthday.

(Con gái tôi muốn một con búp bê cho ngày sinh nhật của nó.)

S + want(s) + to + V (động từ)

Ai đó muốn làm gì

Ví dụ: 

  • My mood is not good. I want to go for a walk alone.

(Tâm trạng của tôi không tốt. Tôi muốn đi dạo một mình.)

  • Mike wants to go fishing this weekend.

(Mike muốn đi câu cá vào cuối tuần này.)

S + want(s) + tên người/tân ngữ + to V

Muốn ai đó làm gì

Ví dụ: 

  • I want you to leave immediately

(Tôi muốn bạn rời đi ngay lập tức.)

  • Mom wants you to get the title of the good student next term.

(Mẹ muốn bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi kỳ sau.)

Cấu trúc Want

Với ý nghĩa là “muốn ai đó làm gì”, bạn có thể sử dụng “would you like” thay cho động từ “want”.

Ví dụ:

  • Do you want something to eat? 

= Would you like something to eat?

(Bạn có muốn ăn gì không?)

2. Cách sử dụng cấu trúc Want

Động từ “want” được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau: diễn tả mong muốn, diễn tả sự cần thiết hoặc để đưa ra lời khuyên.

2.1. Diễn tả mong muốn, ước muốn

Đây là cách dùng phổ biến nhất của cấu trúc Want. Khi dùng với ý nghĩa này, “want” đóng  vai trò là một mệnh đề bổ ngữ nhưng vẫn giữ vai trò chính trong câu.

Ví dụ: 

  • Do you want some wine?

(Bạn có muốn một chút rượu vang không?)

  • I want you to settle your work by yourself.

(Tôi muốn bạn tự giải quyết công việc của mình.)

Với một số câu hỏi ngắn, có thể sử dụng “want to” và bỏ đi động từ ở phía sau.

Ví dụ: 

  • I choose to eat pizza because I want to.

(Tôi chọn ăn pizza bởi vì tôi muốn.)

  • Do you want something to eat? – I want to.

(Bạn có muốn ăn gì không? – Tôi muốn.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

2.2. Thể hiện sự cần thiết 

Cấu trúc Want đi với động từ thêm “ing” (V-ing) diễn tả một việc rất quan trọng, cần thiết phải hoàn thành.

Ví dụ: 

  • Your computer wants fixing in order to function better.

(Máy tính của bạn cần sửa chữa để hoạt động tốt hơn.)

  • Your bedroom wants cleaning. It was too messy.

(Phòng ngủ của bạn cần được dọn dẹp. Nó quá lộn xộn.)

2.3. Đưa lời cảnh báo, lời khuyên

Trong giao tiếp tiếng Anh thông thường, có thể sử dụng cấu trúc Want để đưa ra một lời khuyên hay một cảnh báo. Chính vì vậy, cách dùng này thường được sử dụng trong thì hiện tại đơn (Present Simple), đôi khi sử dụng trong cả thì tương lai đơn (Future Simple).

Ví dụ: 

  • You want to be careful when going out. The epidemic of covid-19 is very dangerous.

(Bạn muốn cẩn thận khi đi ra ngoài. Dịch bệnh covid-19 rất nguy hiểm.)

  • We want to go right before it’s too late.

(Chúng tôi cần đi ngay trước khi quá muộn.)

Cấu trúc Want

2.4. Cấu trúc Want cùng WH-question

Ngoài ra, cấu trúc want còn kết hợp với câu hỏi “Wh-question”. Có thể sử dụng một số câu hỏi như What, Why, When, Where, Whatever,… ở phía trước “want”. 

Ví dụ: 

  • I will answer whatever question you want to ask.

(Tôi sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào bạn muốn hỏi.)

  • I have a lot of food here. Take what you want.

(Tôi có rất nhiều thức ăn ở đây. Cứ ấy những gì bạn muốn nhé.)

2.5. Cấu trúc Want cùng If

Ví dụ: 

  • We can go to the movies this weekend if you want.

(Chúng ta có thể đi xem phim vào cuối tuần này nếu bạn muốn.)

  • I’ll go right away if you don’t want me to stay more.

(Tôi sẽ đi ngay nếu bạn không muốn tôi ở lại thêm.)

2.6. Cấu trúc Want cùng hiện tại tiếp diễn

Trong một số trường hợp đặc biệt, cấu trúc Want dùng kết hợp với thì hiện tại tiếp diễn để nói về sự khao khát, thật sự mong muốn. Tuy nhiên cách dùng này không phổ biến trong tiếng Anh hiện đại. Vì vậy để chắc chắn không mất điểm khi là bài tập ngữ pháp, bạn không nên chia theo cách này nhé. 

Ví dụ: 

  • I am wanting you to come with me.

(Tôi rất muốn bạn đi cùng với tôi.)

  • We are wanting you to do this project.

(Chúng tôi đang muốn bạn làm dự án này.)

3. Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Want trong tiếng Anh

Cấu trúc Want

Cấu trúc want là chủ điểm khá phổ biến và dễ sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây để sử dụng các cấu trúc với “want” chuẩn hơn nhé:

Ví dụ: 

  • I want that you tell the truth. – Câu sai.
  • I want you to tell the truth – Câu đúng.

(Tôi muốn bạn nói sự thật.)

4. Bài tập với cấu trúc Want

Đến đây chắc bạn đã nắm được các kiến thức về cấu trúc want rồi phải không? 

Bài tập: Hãy đặt 10 câu với cấu trúc này để xem khả năng ghi nhớ kiến thức của bạn tới đâu nhé.

Đáp án: (Tham khảo)

  1. Anna wants to buy a white hat. (Anna muốn mua một chiếc mũ trắng.)
  2. I want you to go to the library with me next Sunday afternoon. (Tôi muốn bạn đến thư viện với tôi vào chiều Chủ nhật tới.).
  3. Looks like this room wants fixing. (Có vẻ như căn phòng cần phải sửa chữa rồi.)
  4. Do you want to go somewhere to play? (Bạn có muốn đi đâu đó để chơi không?)
  5. Looks like he doesn’t want me to appear here. (Có vẻ như anh ấy không muốn tôi xuất hiện ở đây.)
  6. The teacher wants us to study harder. (The teacher wants us to study harder.)
  7. Mike says he wants a hot cup of tea right now. (Mike nói rằng anh ấy muốn một tách trà nóng ngay bây giờ.)
  8. Susie wants to be proposed in a romantic way. (Susie muốn được cầu hôn một cách lãng mạn.)
  9. My brother wants a robot for his birthday. (Anh trai tôi muốn có một con robot cho ngày sinh nhật của mình.)
  10. I want you to be here immediately. (Tôi muốn bạn có mặt ở đây ngay lập tức.)
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây, Step Up đã chia sẻ đến bạn toàn bộ kiến thức về Cấu trúc want và các dùng trong tiếng Anh. Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé. Chúc các bạn học tập tốt!

Tổng hợp cấu trúc so that và such that tiếng Anh chi tiết nhất

Tổng hợp cấu trúc so that và such that tiếng Anh chi tiết nhất

“She is so strong that she can lift the box”

“She is such a naughty girl that no one likes her”

Trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, cấu trúc so that và such that được hiểu với nghĩa quá… đến nỗi mà. Đây là một trong những dạng cấu trúc được sử dụng rất nhiều ở các bài kiểm tra, đề thi khác nhau. 

Có rất nhiều bạn đã và đang học tiếng Anh đã gặp rất nhiều khó khăn khi chưa hiểu rõ cách dùng, ứng dụng của dạng cấu trúc này trong từng tình huống, bài tập, đề thi…

Hãy cùng Step Up tìm hiểu kiến thức về cấu trúc so that và such that trong tiếng Anh qua bài viết này nhé!

1. Cấu trúc so that và such that trong tiếng Anh

Cấu trúc so… that (quá… đến nỗi)

Cấu trúc so that trong tiếng Anh thông thường sẽ có 5 cách để kết hợp phổ biến dưới đây, hãy note lại cho bản thân để có thể ứng dụng ngay nào.

Cấu trúc so that và such that

a. Sử dụng với tính từ

S + be+ so + adj + that + S + V

  • She drank so much alcohol that she got drunk: Cô ta uống quá nhiều rượu đến nỗi bị say.

b. Sử dụng với trạng từ

S + V + so + adv + that + S + V

  • The storm passed so fast that it went by in three hour: Cơn bão qua nhanh đến nỗi nó chỉ đến trong ba giờ
Xem thêm Cấu trúc so that, such that các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

c. Sử dụng với danh từ đếm được số nhiều

S + V + so many/ few + plural/ countable noun + that + S + V

  • Marie has so many skirts that Marie spends much time choosing the suitable one: Marie có quá nhiều váy đến nỗi mất nhiều thời gian để chọn cái phù hợp.

d. Sử dụng với danh từ đếm được số ít

S + V + so + adj + a/ an + singular noun + that + S + V

  • It was so disappointing a result that we didn’t accept: Đó là một kết quả quá thất vọng đến nỗi chúng tôi không thể chấp nhận được.

e. Sử dụng với danh từ không đếm được

S + V + so much/ little + uncountable noun + that + S + V

John had so much money that he didn’t know what to do with it: John có quá nhiều tiền đến nỗi anh ta không biết làm gì với chúng

2. Cấu trúc such… that (quá… đến nỗi)

S + V + such + (a/an) + adj + noun + that + S + V

It was such a nice song that I listened it all day: Đó là một bài hát tuyệt vời đến nỗi khiến tôi nghe cả ngày.

2. Cách sử dụng cấu trúc such that và so that

Cấu trúc so that tiếng Anh

Với cấu trúc so that

– Trước adj/adv nếu có too, so, very, quite… thì bỏ

– Với a lot of ,lots of thì phải đổi thành much, many

– Sau that viết lại toàn bộ mệnh đề

  • She is very strong. She can lift the box => She is so strong that she can lift the box.
  • He drank a lot of beer. He became drunk => He drank so much beer that he became drunk.
  • Marie bought lots of books .She didn’t know where to put them => Marie bought so many books that she didn’t know where to put them.

Với cấu trúc such that

– Trước adj/adv nếu có too, so, very, quite… thì bỏ

– Nếu danh từ là số ít hoặc không đếm được thì không dùng (a/an)

– Nếu sau adj không có N thì lấy N ở đầu câu vào rồi thế đại từ vào chủ từ.

  • She is a very naughty girl. No one likes her => She is such a naughty girl that no one likes her.
  • The water is too hot. I can’t drink it => It is such hot water that I can’t drink it.
  • His voice is very soft. Everyone likes his => He has such a soft voice that everyone likes his.

Lưu ý: Nếu trước N có much hoặc many thì phải đổi chuyển a lot of.

  • He bought many skirts. He didn’t know where to put them => He bought such a lot of skirts that he didn’t know where to put them

Phân biệt cách dùng so that và so

So that và so đều là 2 từ được sử dụng nhằm để liên kết hoặc nối các mệnh đề trong câu với nhau. Thế nhưng, có khá nhiều bạn học ngoại ngữ thường bị nhầm lẫn về cách dùng cấu trúc so that và so khi đặt câu cũng như trong giao tiếp hàng ngày. 

Hai dạng cấu trúc này có những điểm khác nhau, hãy cùng Step Up tìm hiểu về sự khác biệt này dưới đây nhé.

So that: nối 2 mệnh đề với nhau đề chỉ ra lý do, hay giải thích cho mệnh đề đứng ngay trước nó.

Ví dụ:

I came to my office early so that i could meet him.

(Tôi đã đến văn phòng sớm để tôi có thể gặp anh ta).

So: được dùng để nối 2 mệnh đề lại với nhau nhằm thể hiện kết quả của mệnh đề đứng trước nó.

Ví dụ:

He has some money, so he goes to restaurant.

Anh ta có được 1 khoảng tiền nên anh ta đi đến nhà hàng.

Qua các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy sự khác nhau giữa so that và so đó chính là: 1 cấu trúc để nối mệnh đề sau với mệnh đề trước và mệnh đề sau là kết quả của mệnh đề trước, cộng 1 từ là từ nói của về sau để chỉ lý do và làm rõ cho về trước nó.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

3. Bài tập viết lại câu với so that và such that

Viết lại câu mà không làm thay đổi nghĩa (sử dụng cấu trúc so that và such that

1) The garden is so large that it took us one hour to clean it.

=> It is….

2) The woman is so fool that no one took any notice of her.

=> She is….

3) The film is so long that they can’t broadcast it on this night.

=> It is….

4) The songs are so interesting that we have listen them many times.

=> They are….

5) The news was so bad that he burst into tears on hearing it.

=> It was….

6) The water was so hot that it turned my tongue.

=> It was….

7) There is so much wind that we can’t go out.

=> There is such….

8) The boy is so flabby that every calls him Stuffy.

=> He is….

9) The candy is so excellent that all the children want some more.

=> It is….

10) The weather was so warm that they had a walk out.

=> It was….

Đáp án

1)…  It is such a large garden that it took us one hour to clean it.

2)…  She is such a fool woman that no one took any notice of her.

3)… It is such a long film that they can’t broadcast it on this night.

4)… They are such interesting songs that we have listen them many times.

5)… It was such bad news that he burst into tears on hearing it.

6)…  It was such hot water that it turned my tongue.

7)… There is such a lot of wind  that we can’t go out.

8)…  He is such a flabby boy that every calls him Stuffy.

9)…  It is such excellent candy that all the children want some more.

10)…  It was such warm weather that they had a walk out.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Ngoài ra để học tốt và cải thiện một cách toàn diện về tiếng Anh của bản thân, các bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều hơn về từ vựng theo chủ đề để có thể sử dụng linh hoạt, đọc hiểu nội dung các bài viết trong tiếng Anh. Cùng tham khảo các phương pháp học từ vựng tiếng Anh sáng tạo, hiệu quả, tiết kiệm thời gian với sách hack não: Với 50 unit thuộc các chủ đề khác nhau, hay sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Bạn sẽ được trải nghiệm với phương pháp học thông minh cùng truyện chêm, âm thanh tương tự và phát âm shadowing và thực hành cùng App Hack Não để luyện nghe, phát âm và kiểm tra các từ vựng tiếng Anh đã học.

Xem thêm:

Trên đây, Step Up đã truyền tải toàn bộ cấu trúc so that và such that, cách dùng và bài tập thực hành cụ thể. Hy vọng những phần kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong các bài tập ngữ pháp tiếng Anh, ứng dụng thiết thực trong các bài giao tiếp tiếng Anh hằng ngày để truyền đạt đầy đủ mọi thông tin theo ý muốn.

Phân biệt cấu trúc how many và how much dễ dàng nhất

Phân biệt cấu trúc how many và how much dễ dàng nhất

Khi học tiếng Anh với các chủ đề liên quan thực tiễn, chắc hẳn bạn đã bắt gặp rất nhiều tình huống giao tiếp khi mua hàng và trao đổi về giá cả. Một trong những cách để hỏi về số lượng và giá được dùng nhiều nhất chính là cấu trúc how many và how much. Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết cách sử dụng hai cấu trúc này và luyện tập ngay qua một số bài tập sau đây nhé.

1. Cấu trúc how many và cách dùng

Khi muốn hỏi về giá hay số lượng của một thứ gì đó, thì chúng ta sẽ dùng hai cấu trúc how many và how much. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng đúng hai cấu trúc này? Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng cấu trúc how many nhé!

Cấu trúc how many là gì?

– Cấu trúc how many mang nghĩa là “bao nhiêu”, được dùng trong tiếng Anh để hỏi về số lượng của một vật nào đó.

– Cấu trúc how many chỉ áp dụng được cho danh từ đếm được, và theo sau How many phải là danh từ đếm được số nhiều.

Ví dụ:

  • How many apples are there in the box? (Có bao nhiêu quả táo trong hộp?)
  • How many pens do you have? (Bạn có bao nhiêu chiếc bút?)

cách dùng how many

Cách dùng cấu trúc how many

Trong tiếng Anh, cấu trúc how many được sử dụng với mẫu cấu trúc và câu trả lời như sau:

1. Cấu trúc how many đi với động từ “to be”

Cấu trúc:

How many + danh từ đếm được số nhiều (Plural Noun) + are there?

→ There is/ There are + từ chỉ số lượng

Ví dụ:

  • How many desks are there in your house? (Có bao nhiêu cái bàn trong nhà bạn?)

→ There is one. (Có 1 cái.)

  • How many laptops are there in the shop? (Có bao nhiêu cái laptop ở cửa hàng?)

→ There are five. (Có 5 cái.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Cấu trúc how many với động từ thường

Cấu trúc:

How many + danh từ đếm được số nhiều + do/ does/ did + S + have?

→ S + V + từ chỉ số lượng

Ví dụ:

  • How many books do you want to buy? (Bạn muốn mua bao nhiêu quyển vở?)

→ I want to buy five books. (Tôi muốn mua 5 cuốn.)

  • How many eggs does your mother need? (Mẹ của bạn cần bao nhiêu trứng?)

→ She needs a dozen. (Mẹ tôi cần một tá trứng.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Phân biệt cấu trúc how many và how much

Đều mang nghĩa là bao nhiêu, nhưng cấu trúc how much trong tiếng Anh chỉ áp dụng cho danh từ không đếm được (Uncountable Noun).

1. Cấu trúc how much với động từ to be

Cấu trúc:

How much + danh từ không đếm được (uncountable noun) + is there?

→ There is/ are + từ chỉ số lượng

Ví dụ:

  • How much milk is there in the fridge? (Có bao nhiêu sữa trong tủ lạnh?)

→ There are three bottles. (Có 3 bình.)

  • How much bread is there in the box? (Có bao nhiêu bánh mì trong hộp?)

→ There is one loaf. (Có 1 ổ bánh mì)

2. Cấu trúc how much đi với động từ thường

Cấu trúc:

How much + danh từ không đếm được (uncountable noun) + do/does/ did + S + V?

→ S + V + Từ chỉ số lượng

Ví dụ:

  • How much bread do you want? (Bạn muốn bao nhiêu bánh mì?)

→ I want three loaves of bread. (Tôi muốn có 3 ổ bánh.)

  • How much rice does Min need? (Min cần bao nhiêu gạo?)

→ She needs 3 kilos. (Cô ấy cần 3 kg.)

cấu trúc how much

Ngoài cách sử dụng để hỏi về số lượng như cấu trúc how many, cấu trúc how much còn được sử dụng để hỏi về giá cả.

3. Cấu trúc how much hỏi giá với động từ to be

Cấu trúc:

How much + is/are + S?: …. có giá là bao nhiêu?

→ S + is/are + giá tiền

Ví dụ:

  • How much is this hat? (Chiếc mũ này có giá bao nhiêu)

→ It is $40. (Nó có giá 40 đô.)

  • How much is that desk. (Cái bàn này bao nhiêu tiền vậy?)

→ It is 500.000 VND. (Nó có giá 500.000 VNĐ)

4. Cấu trúc how much hỏi giá với động từ thường

Cấu trúc:

How much + do/does + S + cost?: … có giá là bao nhiêu?

→ S + cost/costs + giá tiền

Cấu trúc how much hỏi giá

Ví dụ: 

  • How much does this laptop cost?

→ It costs $4000. (Nó có giá 4000 đô.)

  • How much does dress cost?

→ It costs $100. (Nó có giá 100 đô.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

3. Bài tập cấu trúc how many và how much

Để tổng hợp lại kiến thức về cấu trúc how many và how much vừa học ở trên, chúng ta hãy luyện tập qua một số bài tập ngay sau nhé.

Bài 1: Điền How many hoặc How much vào chỗ trống thích hợp:

  1. ………………… milk is there in the fridge?
  2. ………………… apples do you want?
  3. ………………… languages can you speak?
  4. ………………… girls are there in your class?
  5. .………………….. pens are there in your bag?
  6. ………………… water do you drink everyday?
  7. ………………… kilos of rice does your mother need?
  8. ………………… loaves of bread does she want?

Đáp án:

  1. How much
  2. How many
  3. How many
  4. How many
  5. How many
  6. How much
  7. How many
  8. How many

Bài 2: Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau

1.________ bread does your mother want?

A. How much        B. how many         C. how         D. how long

2. ________ bananas do you want?

A. How often         B. How many         C. How much         D. How

3. ________ eggs does your sister want? – A dozen.

A. How much         B. How many         C. How         D. What

4. There are ________ things to do here

A. many         B. much         C. a lot         D. little

5. This laptop ________ $800.

A. cost         B. costs         C. is costing         D. costing

Đáp án

  1. A
  2. B
  3. B
  4. A
  5. B
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức chi tiết nhất về cấu trúc how many và how much. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm chắc kiến thức chủ đề ngữ pháp này cũng như tự tin sử dụng chúng trong giao tiếp hằng ngày. Đừng quên chờ đợi những chia sẻ hữu ích tiếp theo từ Step Up nhé. Chúc bạn thành công!

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Chủ ngữ trong tiếng Anh: 3 dạng chính trong câu cần nhớ

Chủ ngữ trong tiếng Anh: 3 dạng chính trong câu cần nhớ

Chủ ngữ trong tiếng Anh có thể là các loại từ khác nhau. Ngoài các câu cảm thán trong văn nói thì câu nào trong tiếng Anh cũng có chủ ngữ. Trong bài viết này, Step Up đã chia ra thành 3 trường hợp chính của chủ ngữ trong tiếng Anh kèm các ví dụ dễ hiểu. Cùng bắt đầu nhé!

1. Định nghĩa

Chủ ngữ trong tiếng Anh là chủ thể chính thực hiện hành động hoặc được mô tả trong câu. Chủ ngữ thường sẽ đứng trước động từ. 

Có 3 trường hợp chính của chủ ngữ. Chủ ngữ có thể là: danh từ, đại từ và dạng đặc biệt. Hãy tiếp tục theo dõi phần dưới đây để hiểu rõ hơn.

Ví dụ:

  • Butter cookies are my favorite food.
    Bánh quy bơ là món ăn tôi thích nhất.
  • He runs to the store.
    Anh ấy chạy tới cửa hàng.

2. Khi chủ ngữ là cụm danh từ

Khi chủ ngữ trong tiếng Anh đóng vai trò cụm danh từ, mỗi từ lẻ được dùng lại có thể là loại từ khác nhau.

2.1. Danh từ

Danh từ là loại từ được dùng làm chủ ngữ trong tiếng Anh phổ biến. Danh từ là các từ chỉ sự vật, con vật, khái niệm.

Ví dụ:

  • The cow likes eating grass.
    Con bò thích ăn cỏ.
  • A car is all I want.
    Một chiếc ô tô là tất cả những gì tôi muốn.

chủ ngữ trong tiếng anh

2.2. Danh từ bổ nghĩa cho danh từ

Danh từ bổ nghĩa cho danh từ là khái niệm có vẻ lạ, nhưng thực ra chúng xuất hiện rất phổ biến. Loại từ này bao gồm một danh từ và một danh từ khác để bổ nghĩa.

Ví dụ:

  • An ice bucket is on the table.
    Một chậu đá lạnh đang ở trên bàn.
  • Our Math teacher went home already.
    Giáo viên Toán của chúng tôi đã về nhà rồi.
2.3. Tính từ

Tính từ là những từ dùng để mô tả tính chất, sắc thái, đặc điểm của đối tượng nào đó.

Có một số từ đóng vai trò chủ ngữ trong tiếng Anh bị nhầm lẫn là tính từ, nhưng thực ra những từ đó cũng có thể là danh từ. Những từ không thể làm danh từ thì cũng sẽ không thể đóng vai trò chủ ngữ khi đứng riêng. Chỉ khi tính từ bổ ngữ cho một danh từ khác thì mới có thể trở thành một cụm danh từ và đóng vai trò chủ ngữ. 

Trường hợp ngoại lệ là tính từ nằm trong trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.

Các danh từ viết giống với tính từ:

Black, red, white,… (các từ chỉ màu sắc)

Objective: mục tiêu

Normal: trạng thái bình thường

​​Potential: tiềm năng

Representative: người đại diện

Alternative: sự lựa chọn, khả năng

Original: bản gốc

Individual: cá nhân

Ví dụ: 

  • The original is not as popular as the cover.
    Bản gốc không nổi tiếng bằng bản cover.
  • Red is chosen as the dress code for tonight.
    Màu đỏ được chọn làm quy tắc trang phục tối nay.

chủ ngữ trong tiếng Anh

2.4. Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ

Trạng từ có thể là một phần của chủ ngữ trong tiếng Anh để mô tả thêm mức độ, trạng thái của tính từ đi sau. Các trạng từ bổ nghĩa cho tính từ có thể là: very, really, quite,…

Ví dụ:

  • A very cute bunny is running into our house!
    Một chú thỏ vô cùng đáng yêu đang chạy vào nhà chúng ta!
  • The two really ugly shirts are still in your closet.
    Hai cái áo thực sự xấu ấy vẫn đang ở trong tủ quần áo của cậu.

chủ ngữ trong tiếng anh

2.5. Từ hạn định

Từ hạn định là những từ đứng trước danh từ, dùng để bổ nghĩa nhằm giới hạn và xác định danh từ. Các từ hạn định phổ biến là: the, this, those, one, my, our, some,…

Ví dụ:

  • My girlfriend doesn’t like smoothies.
    Bạn gái tôi không thích nước sinh tố.
  • One dish of tuna is coming right up!
    Một đĩa cá ngừ đang đến ngay đây! 

2.6. Cụm giới từ

Cụm giới từ là cụm từ được bắt đầu bằng một giới từ. Cụm giới từ trong tiếng Anh dùng để chỉ cụ thể địa điểm, đặc điểm hay các thông tin khác của danh từ. Các cụm giới từ có thể là: in the room, on the floor,…

Ví dụ:

  • The knife on the table needs to be replaced.
    Cái dao trên bàn cần được thay thế.
  • My friend in the next room will come here soon.
    Bạn tôi ở phòng bên cạnh sẽ tới đây sớm.

2.7. Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh là mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ. Mệnh đề quan hệ đứng sau danh từ/đại từ và bổ nghĩa cho danh từ/đại từ đó. 

Các mệnh đề quan hệ thuộc danh từ thường bắt đầu bằng các từ như who, which, that.

Ví dụ:

  • The man who talked to us is the CEO of this company.
    Người đàn ông vừa nói chuyện với chúng ta là Giám đốc của công ty này.
  • The bag of oranges that you bought is gone.
    Chiếc túi cam mà cậu mua mất rồi.
2.8. To + Verb

Cấu trúc To + Verb (động từ nguyên mẫu) đứng sau danh từ, được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đó. Cấu trúc này thường được dùng để nhấn mạnh vào lần thứ mấy mà sự việc nói đến đã xảy ra. 

Ví dụ:

  • His first friend to come to the party is Jonathan.
    Người bạn đầu tiên của cậu ấy đến bữa tiệc là Jonathan.
  • The first guest to leave the dinner had a stomach ache.
    Vị khách đầu tiên rời khỏi bữa tối đã bị đau bụng.
2.9. Lưu ý khác

Tổng kết lại, cấu trúc của chủ ngữ trong tiếng Anh khi là (cụm) danh từ như sau:

(Từ hạn định) + (Trạng từ) + (Tính từ) + (Danh từ bổ nghĩa) + Danh từ chính + (Mệnh đề quan hệ)/(to + Động từ nguyên mẫu)/(Cụm giới từ)

Trong đó:

  • Những loại từ và cấu trúc trong ngoặc không bắt buộc phải xuất hiện để chủ ngữ có nghĩa 
  • Bắt buộc phải có danh từ chính, trừ trường hợp câu cảm thán. Còn với câu ra lệnh, đề nghị thì chủ ngữ đã được ẩn đi. Ví dụ: “Don’t leave the door open!” – “Đừng để cửa mở!”.
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

3. Khi chủ ngữ là đại từ

Đại từ trong tiếng Anh là từ dùng để đại diện cho đối tượng đã được nhắc đến trước đó hoặc đã xác định. Khi chủ ngữ trong tiếng Anh là đại từ, ta có các từ: he, she, it, they, I, we, you, this, that, these, those.

Ví dụ:

  • I heard that a new student is going to join our class. He is from Canada. (“He” thay thế cho “a new student”)
    Tớ nghe nói một học sinh mới sẽ gia nhập lớp mình. Cậu ấy đến từ Canada.
  • The girl with the yellow hat is a dancer. She is very popular in England. (“She” thay thế cho “The girl with the yellow hat”)
    Cô gái với chiếc mũ vàng là một vũ công. Cô ấy rất nổi tiếng ở Anh.
4. Khi chủ ngữ là các dạng đặc biệt

Ngoài các loại từ trong phần 2 và 3, còn có các dạng đặc biệt khác của chủ ngữ trong tiếng Anh.

4.1. Dạng động từ V-ing

Dạng động từ V-ing trong tiếng Anh có thể làm chủ ngữ vì khi ấy chúng sẽ trở thành danh từ. Giả sử, động từ talk (nói chuyện) chuyển thành talking sẽ có nghĩa là “việc nói chuyện, hoạt động nói chuyện”. 

Ví dụ:

  • Running is not my favorite activity.
    Chạy bộ không phải là hoạt động ưa thích của tôi.
  • Going to France is my mom’s dream.
    Đi tới Pháp là ước mơ của mẹ tôi.

chủ ngữ trong tiếng anh

4.2. Dạng động từ To + Verb

Dạng đặc biệt tiếp theo là dạng động từ To + Verb (động từ nguyên mẫu). Cụm từ này có nghĩa khá tương đồng với V-ing, dùng để chỉ hoạt động nào đó. Sau cấu trúc To + Verb thường sẽ là động từ to be.

Ví dụ:

  • To win the award is Linh’s wish.
    Thắng giải thưởng là mong ước của Linh.
  • To be with you is the only thing I want.
    Được ở bên bạn là điều duy nhất tôi muốn.

4.3. Dạng that clause

Dạng đặc biệt cuối cùng là dạng that clause. Dạng that clause là mệnh đề bắt đầu bằng từ that kèm chủ ngữ và vị ngữ. Cả mệnh đề này sẽ là cụm danh từ, trở thành một cụm chủ ngữ trong tiếng Anh.

Ví dụ:

  • That you are not happy with the idea makes me change my mind.
    Việc cậu không hài lòng với ý tưởng ấy làm tớ đổi ý.
  • That he took all my money away has upsetted me.
    Việc cậu ta lấy hết tiền của tôi đi làm tôi bực mình.

5. Bài tập nhận biết chủ ngữ trong tiếng Anh

Chắc hẳn với người mới bắt đầu làm quen với chủ ngữ trong tiếng Anh, những kiến thức này sẽ khá khó thuộc ngay lập tức. Do đó, bạn hãy thử làm các bài tập nhận biết chủ ngữ trong tiếng Anh dưới đây của Step Up nhé!

Bài 1: Nối từ với loại từ đã học tương ứng trong chủ ngữ:

Từ hạn định

Trạng từ

Tính từ

Danh từ bổ nghĩa

Danh từ chính

Mệnh đề quan hệ

to + Động từ nguyên mẫu (sau danh từ)

Cụm giới từ

Dạng động từ V-ing

Dạng động từ To + Verb

Dạng that clause

 

Ví dụ:

A really nice sofa in the bedroom

=> A: Từ hạn định

Really: Trạng từ

Nice: Tính từ

Sofa: Danh từ chính

In the bedroom: Cụm giới từ

 

  1. Three lovely bottles of wine
  2. The small car key on the backseat
  3. The first person to sign the contract 
  4. Some very interesting cable car
  5. The story that I told you about

Bài 2: Xác định đầy đủ chủ ngữ chính của câu bằng cách gạch chân

Ví dụ:

The pair of shoes that Bob got are old now.

=> The pair of shoes that Bob got are old now.

 

  1. The beautiful cup of coffee on the table is mine.
  2. An old lady just walked in the store.
  3. That you need more time is unacceptable.
  4. Going to the mall with friends is my favorite activity on the weekend.
  5. The kid who wears green shorts is Andy’s brother.

Đáp án:

Bài 1: Nối từ với loại từ đã học tương ứng trong chủ ngữ:

  1. Three lovely bottles of wine

Three: Từ hạn định

Lovely: Tính từ

Bottles of wine: Danh từ chính

2. The small car key on the backseat

The: Từ hạn định

Small: Tính từ

Car: Danh từ bổ nghĩa cho danh từ chính

Key: Danh từ chính

On the backseat: Cụm giới từ

3. The first person to sign the contract 

The first: Từ hạn định

Person: Danh từ chính

To sign the contract: to + Động từ nguyên mẫu (sau danh từ)

4. Some very interesting cable car

Some: Từ hạn định

Very: Trạng từ

Interesting: Tính từ

Cable: Danh từ bổ nghĩa cho danh từ chính

Car: Danh từ chính

5. The story that I told you about

The: Từ hạn định

Story: Danh từ chính

That I told you about: Mệnh đề quan hệ

Bài 2: Xác định đầy đủ chủ ngữ chính của câu bằng cách gạch chân

  1. The beautiful cup of coffee on the table is mine.
  2. An old lady just walked in the store.
  3. That you need more time is unacceptable.
  4. Going to the mall with friends is my favorite activity on the weekend.
  5. The kid who wears green shorts is Andy’s brother.

Hai bài tập trên đã kết thúc lại bài học về chủ ngữ trong tiếng Anh. Bạn hãy ghi nhớ tất cả các dạng từ thuộc chủ ngữ trong tiếng Anh để có thể vận dụng thành thạo nhé!

Step Up chúc bạn học thật tiến bộ!

 

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Thuộc ngay cấu trúc Responsible trong tiếng Anh

Thuộc ngay cấu trúc Responsible trong tiếng Anh

Cấu trúc Responsible được dùng khi muốn nói ai chịu trách nhiệm cho ai hay làm gì. Ngoài ra, tuỳ vào trường hợp mà chúng ta có các giới từ khác nhau để dùng với cấu trúc này. Cùng Step Up tìm hiểu thêm tại bài viết này nhé!

1. Định nghĩa Responsible

Tính từ Responsible mang nghĩa “chịu trách nhiệm, là nguyên nhân” (cho cái gì), hoặc “có tính trách nhiệm, đáng tin cậy”.

Ví dụ:

  • I thought Ed was responsible for the mess but I was wrong.
    Tôi tưởng Ed là người đã gây ra đống bừa bộn ấy nhưng tôi đã lầm.
  • Vanessa is a very responsible person. That is why she became the leader.
    Vanessa là một người rất đáng tin cậy. Đó là lí do vì sao cô ấy trở thành người lãnh đạo.

2. Cấu trúc Responsible

Có những cách sử dụng cấu trúc Responsible khác nhau. Từ Responsible có thể đứng riêng hoặc đứng trước danh từ.

2.1. Responsible for + Ving

Cách sử dụng cấu trúc Responsible đầu tiên là nói ai hay cái gì chịu trách nhiệm cho việc làm gì đó.

S + be responsible for + Ving

Ví dụ:

  • John is responsible for vacuuming the floor and Jake is responsible for dusting the furniture.
    John chịu trách nhiệm hút bụi sàn nhà còn Jake chịu trách nhiệm lau bụi đồ nội thất.
  • We are responsible for taking care of the baby.
    Chúng tôi chịu trách nhiệm chăm sóc cho đứa bé.

cấu trúc responsible

2.2. Responsible to sb for sth

Cấu trúc Responsible cũng có thể sử dụng cùng với danh từ hoặc cụm danh từ khi muốn nói ai hay cái gì chịu trách nhiệm trước ai trong một nhóm hoặc tổ chức được phân chia cấp bậc (cho việc gì, cái gì).

S + be responsible + to sb (+ for N)

Ví dụ:

  • Jane was responsible to the director of the company. She was excellent.
    Jane đã chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty. Cô ấy đã làm xuất sắc.
  • My teacher told me that I was going to be responsible for class for the next two periods.
    Cô giáo của tớ bảo là tớ sẽ phụ trách tình hình lớp trong hai tiết tới.

cấu trúc responsible

2.3. Các cụm từ thường đi với Responsible 

Có một số cụm từ đi cùng cấu trúc Responsible thường dùng như dưới đây.

Cấu trúc rất phổ biến đầu tiên cũng có nghĩa là (ai, cái gì) chịu trách nhiệm cho ai, việc gì: take responsibility for sth = be responsible for sth. Danh từ Responsibility nghĩa là trách nhiệm.

S + take(s) responsibility for sth

Ví dụ:

  • You have to take responsibility for watching out for your child.
    Anh phải chịu trách nhiệm trông giữ đứa con của mình. 
  • Fine, I will take responsibility for my actions.
    Được rồi, tôi sẽ chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.

Để nói rằng ai đổ lỗi/trách nhiệm cho ai vì chuyện gì, việc gì, ta dùng cấu trúc Responsible như sau:

S + hold(s) S responsible for sth 

= S + blame(s) someone for sth

Ví dụ:

  • Everyone holds her responsible for the project’s failure.
    Tất cả mọi người đổ lỗi cho chị ấy vì sự thất bại của dự án.
  • Don’t hold me responsible for your mistake.
    Đừng đổ lỗi cho tôi vì sai lầm của bạn.

cấu trúc responsible

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

3. Bài tập về Responsible trong tiếng Anh

Như thường lệ, đến lúc thử xem bạn hiểu cấu trúc Responsible tới đâu bằng cách làm bài tập rồi! Sau khi làm, bạn hãy kiểm tra đáp án và tự chấm điểm, sau đó đọc lại các kiến thức ở phần đã làm sai để nhớ bài hơn nhé.

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống và chia thì phù hợp:

responsible for, responsible to 

Ví dụ:

I am responsible for the main role.

Tôi chịu trách nhiệm cho vai chính.

  1. Lisa __________ the CEO because she is a secretary.
  2. Daniel and London __________ locking the doors.
  3. They  __________ writing reports every month.
  4. Last night, people in the office  __________ the accident.
  5. Who  __________ making this mess?
  6. I don’t want to work there because if I did, I  __________ Ms. Lan. She is very strict.
  7. No one wants to  __________ what happened.
  8. My neighbors  __________ all the noises.

Đáp án:

  1. is responsible to
  2. are/were/will be… responsible for
  3. are/were/will be… responsible for
  4. were responsible for
  5. is/was responsible for
  6. would be responsible to
  7. be responsible for
  8. are/were responsible for

Đến đây là kết thúc bài viết về cấu trúc Responsible. Hy vọng qua đây, bạn đã có thể hiểu và sử dụng cấu trúc Responsible một cách thật thành thạo.

Step Up chúc bạn học giỏi!

 
Neither nor và Either or: Mẹo phân biệt dễ dàng trong 5 phút

Neither nor và Either or: Mẹo phân biệt dễ dàng trong 5 phút

Neither nor và Either or là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh phổ thông. Tuy nhiên đây cũng là những cấu trúc ngữ pháp dễ gây khó khăn cho người học bởi cách sử dụng dễ nhầm lẫn với nhau. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể chinh phục mọi dạng bài tập chủ đề này và sử dụng chúng tự nhiên nhất. Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết về cặp cấu trúc này và luyện tập chúng qua các bài tập ngay sau đây nhé.

1. Cấu trúc và cách dùng Neither … nor

Cấu trúc Neither … nor được dùng để biểu đạt ý nghĩa phủ định “không … cũng không”. Diễn tả khả năng không xảy ra hoặc không được chọn với hai đối tượng/sự vật/sự việc được người nói đề cập tới (không chọn cái này cũng không chọn cái kia).

cau-truc-neither-nor-va-either-or

Cấu trúc Neither…nor

Neither N1 nor N2: không … cũng không …/ Cả … và … đều không

Ví dụ:

  • My father likes neither wine nor beer. (Bố của tôi không thích rượu cũng không thích bia.)
  • Neither Bill nor Lily knows to use this washing machine. (Cả Bill và Lily đều không biết cách sử dụng cái máy giặt này.)
Xem thêm Cấu trúc Neither … nor các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Vị trí của Neither … nor trong câu

+ Neither…nor thường được đứng ở vị trí đầu câu.

Đều mang nghĩa “không … cũng không” dù đứng ở vị trí nào trong câu, nhưng khi cấu trúc Neither nor đứng ở đầu câu chúng ta phải lưu ý về cách chia động từ theo đối tượng/sự vật/sự việc thứ 2

Neither N1 nor N2 + V (được chia theo N2) …: Không … cũng không/ Cả … và … đều không

Ví dụ:

  • Neither Hung or his friends are going to the party tonight.

(Cả Hùng và các bạn của anh ta đều không đi tới buổi tiệc tối nay.)

+ Neither…nor thường được đứng vị trí giữa câu để nối hai danh từ hoặc hai đại từ.

Được sử dụng dễ dàng hơn so với vị trí đứng đầu, Neither nor khi ở giữa câu để nối 2 danh từ hoặc 2 đại từ sẽ được sử dụng với cấu trúc như sau:

Neither

Danh từ

Nor

Danh từ

Đại từ

Đại từ

Ví dụ:

  • I eat food including neither onion nor garlic. (Tôi không ăn thực phẩm chứa hành cũng như tỏi.)

2. Cấu trúc và cách dùng Either…Or

Ngược lại với Neither … nor, cấu trúc Either nor trong tiếng Anh được sử dụng trong câu khẳng định, chỉ khả năng có thể xảy ra hoặc sự lựa chọn của một trong hai đối tượng/sự vật/sự việc được người nói nhắc đến.

Cấu trúc của Either…or

Either N1 or N2: hoặc … hoặc

Ví dụ:

  • My little brother wants two buy either a blue robot or a brown robot.

(Em trai của tôi muốn mua hoặc con rô bốt màu xanh hoặc con rô bốt màu nâu.)

  • Either red bags or blue ones will be chosen to sell next month.

(Mẫu balo đỏ hoặc mẫu balo xanh sẽ được chọn để bán vào tháng sau.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Vị trí của Either … or trong câu

+ Either … or thường được đứng ở vị trí đầu câu.

Khi Either … or đứng ở vị trí đầu câu, chúng ta cần lưu ý về cách chia động từ theo danh từ đi sau “or”. Cùng tìm hiểu qua một số ví dụ sau nhé. 

Either N1 or N2 + V (được chia theo N2)…: Hoặc … hoặc … 

Ví dụ:

  • Either Linh or her little sister is invited to the party tonight. 

(Hoặc Linh hoặc em gái cô ấy sẽ được mời tới bữa tiệc tối nay.)

+ Either … or thường đứng vị trí giữa câu để nối 2 danh từ hoặc 2 đại từ.

Tương tự như Neither … nor, Either … nor cũng có thể đứng giữa câu để nối 2 từ/cụm từ cùng là danh từ hoặc cùng đại từ. Vì vậy việc nắm vững cấu trúc song song là điều vô cùng quan trọng để có thể làm đúng dạng bài tập chủ đề ngữ pháp này. Đừng quên ôn tập lại chúng và tự viết ra thật nhiều ví dụ để ghi nhớ hơn nhé.

Either

Danh từ

Or

Danh từ

Đại từ

Đại từ

Ví dụ:

  • Mrs.Brown usually eats bread or rice for breakfast.

(Bà Brown thường ăn bánh mì hoặc cơm cho bữa sáng.)

3. Một số lưu ý khi sử dụng Neither…nor và Either…or

Neither nor và Either or là 2 cấu trúc thường xuyên được bắt gặp ở mọi chủ đề giao tiếp tiếng Anh khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng 2 cấu trúc này chúng ta phải nắm vững những lưu ý sau để tránh những lỗi sai cơ bản nhất.

1. Động từ theo sau Neither … nor và Either … or

Khi Neither…nor và Either…or đứng ở vị trí đầu câu thì động từ theo sẽ được chia theo chủ ngữ thứ 2 (S2) đứng sau “nor” hoặc “or”.

luu-y-su-dung-neither-nor 

Ví dụ:

  • Neither Tom nor his best friends like cooking. (Cả Tôm và những người bạn thân của anh ấy đều không thích nấu ăn.)

=> Động từ “like” trong câu được chia theo chủ ngữ thứ 2 số nhiều chính là “his best friends”

  • Either I or Luna gets the highest mark in this contest. (Tôi hoặc Luna đạt điểm cao nhất trong kì thi này.)

=> Động từ “get” sẽ được chia theo chủ ngữ thứ 2 số ít chính là “Luna”.

2. Chuyển đổi giữa Either … or và Neither … nor

Khi dùng Neither … nor thì câu đang nói đã mang nghĩa phủ định, vì vậy chúng ta không thêm “not” vào câu. Trong khi đó, có thể dùng cấu trúc sau để chuyển đổi câu chứa neither nor sang either or: Neither…nor = Not either…or

Ví dụ:

  • Linda likes neither white dress nor red dress = Linda doesn’t like either white dress or red one.

(Linda không thích cái váy trắng cũng không thích cái váy đỏ.)

3. Cấu trúc Neither/Either sử dụng trong câu đảo ngữ tiếng Anh

Câu đảo ngữ trong tiếng Anh là một dạng bài khá phổ biến trong các đề thi. Vậy Neither nor và Either or khi sử dụng trong câu đảo ngữ sẽ có cấu trúc như nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Cấu trúc Neither trong câu đảo ngữ

  • S­1 + V ­(phủ định) … Neither/Nor + Trợ động từ(khẳng định) + S2.
  • Neither + Trợ động từ + S + V (khẳng định) + nor + V2 (khẳng định).

Ví dụ:

  • Mary didn’t go to the cinema yesterday. Neither did his brother. (Mary không tới rạp chiếu phim vào tối qua. Anh trai cô ấy cũng không.)
  • Neither did she clean the house nor washes her clothes. (Cô ấy không lau nhà mà cũng không giặt quần áo.)
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Cấu trúc Either trong đảo ngữ.

S1 + V(phủ định) …. S2 + Trợ động từ (phủ định), either.

Ví dụ:

  • Lan didn’t go to school. Her friend didn’t, either. (Lan đã không đi học. Bạn cô ấy cũng vậy).

4. Khi either hoặc neither đứng một mình

Ngoài việc đi thành cặp từ neither … nor hay either … or, either hoặc neither còn có thể đứng một mình và vẫn mang ý nghĩa như trên. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua các trường hợp sau nhé.

Neither đứng một mình

Khi đứng một mình, neither vẫn mang tính phủ định trong không, diễn đạt ý nghĩa không đối tượng nào, không ai trong 2 đối tượng, người được nhắc đến.

Đối với cách sử dụng này, danh từ (hoặc đại từ) sau neither phải ở dạng số ít, và động từ trong câu được chia theo chủ ngữ.

Ví dụ: 

  • Neither my sister could come to pick me up after school. (Cả 2 chị gái đều không thể tới đón tôi sau giờ học.)
  • Neither dress fits me. (Có 2 chiếc váy và cả 2 đều không vừa với tôi.)

Either đứng một mình

Trong trường hợp này, either mang nghĩa khẳng định, chỉ một người, một vật trong số những người, vật được nhắc đến. Danh từ (hoặc đại từ) ở sau either sử dụng ở dạng số ít và động từ phía sau sẽ chia theo chủ ngữ.

Ví dụ: 

  • Either hat is yours. (Một trong số những chiếc mũ là của bạn.)
  • Either person in this group is her son. (Một trong số những người ở nhóm kia là con trai cô ấy.)

5. Phân biệt Neither…nor và Either…or

Dù xuất hiện rất nhiều trong cả giao tiếp hàng ngày hay trong các đề kiểm tra, cấu trúc Neither nor và Either or đôi khi vẫn gây nhầm lẫn cho người học tiếng Anh. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì? Hãy cùng Step Up phân tích ngay sau đây để tránh những tình huống sai sót không đáng có nhé!

Về bản chất, Neither … nor mang nghĩa phủ định. Còn Either … or mang nghĩa khẳng định.

Ví dụ:

  • Neither Mary nor John likes this flower. (Cả Mary và John đều không thích loại hoa này.)
  • Either Mary or John likes this flower. (Mary hoặc John thích loại hoa này.)

Về cách sử dụng của “neither nor” và “either or”.

Vì có sự khác nhau khi nằm ở 2 dạng câu khẳng định hoặc phủ định, do vậy ngữ nghĩa của 2 cấu trúc này cũng sẽ hoàn toàn đối lập nhau. “Either … or” được sử dụng nhằm đưa ra sự lựa chọn 1 trong 2 khả năng, có nghĩa là “Hoặc cái này…hoặc cái kia”. Trong khi đó, Neither…nor sẽ được sử dụng nhằm phủ định cả 2 trường hợp với ý nghĩa “Cả hai đều không”.

su-dung-neither-nor

Ví dụ:

  • Either Linda or Jenny will join this class. (Hoặc Linda hoặc Jenny sẽ tham gia lớp học này.)
  • Neither Linda nor Jenny will join this class. (Cả Linda và Jenny sẽ không tham gia lớp học này.)

Bởi sự phổ biến rộng rãi của 2 cấu trúc này nên việc nắm vững cách sử dụng cũng như vận dụng chúng vào giao tiếp hàng ngày một cách tự nhiên là rất quan trọng nếu bạn muốn thành thạo tiếng Anh như người bản ngữ. Đừng quên tham khảo cách học ngữ pháp tiếng Anh trong 3 bước đơn giản và tạo cho riêng mình một to-do-list ôn tập cấu trúc tiếng Anh mỗi ngày, sau đó kiểm tra mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của mình nhé. 

6. Bài tập vận dụng cấu trúc Neither nor và cấu trúc Either or

Để khắc sâu hơn kiến thức vừa học cũng như tổng hợp lại những kiến thức đang có thì việc luyện tập bài tập mỗi ngày không thể bỏ qua. Hãy cùng Step Up vận dụng cấu trúc Neither nor và Either or ở trên để giải quyết các bài tập sau nhé.

Bài 1: Chọn đáp án đúng

1. Neither Linda nor her sister … going to the cinema yesterday

A. is   

B. are 

C. were 

2. … his mother or his father is a doctor.

A. Neither   

B. Either   

C. Not

3. He doesn’t go on a picnic this weekend and we don’t, …

A. too     

B. neither   

C. either

4. Linda should prepare for the upcoming exams and … should you

A. either   

B. neither 

C. so

5. I don’t like watching TV, …

A. either     

B. too     

C. neither

6. A: “They don’t think he told the truth.” B: “…”

A. Neither do I.

B. So do I

C. Me, to

7. A: “My brother likes listening to music so much.” – B: “…”

A. So am I.   

B. I do, too.   

C. Neither do I.

8. A: “I can’t go to the park tomorrow.” – B: “…”

A. So can I.

B. Neither can I.

C. I don’t, either.

9. A: “She’s good at drawing.” – B: “…”

A. So am I.

B. So do I.

C. Neither am I.

10. A: “You don’t do your housework.” – B: “…”

A. You do, either.

B. You don’t, either.

C. Neither don’t you.

Đáp án

  1. C
  2. B
  3. C
  4. C
  5. A
  6. A
  7. B
  8. B
  9. A
  10. B
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Bài 2: Viết lại các câu sau với nghĩa tương đương

  1. June doesn’t like bananas. I don’t like bananas either. (Neither)

⇒ 

  1. We could have dinner at home. We could also go out to eat. (either)

  1. She doesn’t like cats or dogs. (neither)

  1. I’m going to buy one of these dresses. One is red, the other is white. (either)

  1. Linda hasn’t got a laptop. Joe hasn’t got one, either. (Neither)

Đáp án

  1. Neither June nor I like bananas.
  2. We could either have dinner at home or go out to eat.
  3. She likes neither cats nor dogs.
  4. I’m going to buy either the red dress or the white one.
  5. Neither Linda nor Joe has got a laptop.

Trên đây, Step Up đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cụ thể nhất về Neither nor và Either or. Hy vọng sau bài viết trên, bạn đã có thể bổ sung vào vốn ngữ pháp của mình một chủ đề hữu ích này. Đừng quên khám phá thêm các chủ đề ngữ pháp quan trọng khác cũng như tìm cho mình phương pháp học hiệu quả qua Hack Não Ngữ Pháp nhé. Step Up tin rằng với những chia sẻ về kiến thức cụ thể, dễ hiểu, cùng phương pháp học và luyện tập sáng tạo, cuốn sách sẽ là người bạn quan trọng cùng bạn chinh phục mọi chủ đề ngữ pháp. Chúc các bạn học tiếng Anh hiệu quả!

 

 

Cấu trúc instead of: [Cấu trúc, cách dùng, ví dụ, bài tập] chi tiết nhất

Cấu trúc instead of: [Cấu trúc, cách dùng, ví dụ, bài tập] chi tiết nhất

“Instead of expecting someone from somewhere to spearhead or bring about a change that we desire, it is much more practical to begin something personally.”

(Thay vì mong đợi ai đó từ đâu đó sẽ chỉ đạo hoặc mang lại sự thay đổi mà chúng ta mong muốn, việc bạn tự bắt đầu làm một điều gì đó sẽ thiết thực hơn nhiều)

― Sunday Adelaja

Bạn có phân biệt được “instead of” và “instead” không? Điểm khác nhau giữa “instead of” và “rather than” là những gì? Hôm nay, Step Up sẽ giới thiệu tất tần tật về cấu trúc instead of để bạn tham khảo, bao gồm đầy đủ công thức và bài tập thực hành có đáp án chọn lọc.

1. Cấu trúc instead of và cách dùng

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu instead nghĩa là gì và có gì khác với instead of nhé. 

1. Instead nghĩa là gì?

“Instead” là một trạng từ và có nghĩa là như một sự thay thế, thay vào đó.

Chúng ta có thể sử dụng “instead” ở đầu hoặc cuối một mệnh đề, mặc dù trong văn nói tiếng Anh, từ này thường được đặt ở cuối câu.

Ví dụ:

  • The vinegar was out of stock, so I bought lemons instead. (Giấm hết hàng nên tôi mua chanh thay vì giấm.)
  • I told her to go to ABC street. Instead, she went to XYZ street. (Tôi chỉ cô ấy đi đến đường ABC. Thay vào đó, cô ấy lại đi đến đường XYZ.)
  • The speakers are too loud, can you use the headphones instead? (Loa mở ồn quá, cậu có thể dùng tai nghe không?)

2. Cấu trúc instead of

“Instead of” là một giới từ và có nghĩa là “thay vì” hoặc ‘thay cho’.

Đừng nhầm lẫn “instead of” với “instead” (không có of), chúng được sử dụng theo những cách khác nhau.

  • Instead of + danh từ

Ví dụ: Eat vegetables instead of junk food, they are better for your health.

(Ăn rau quả thay vì ăn đồ ăn nhanh, chúng tốt cho sức khỏe hơn nhiều.)

  • Instead of + tên riêng

Ví dụ: Instead of Susie, Marshall was chosen to be the class’ monitor.

(Thay vì Susie, Marshall được chọn làm lớp trưởng.)

  • Instead of + đại từ nhân xưng

Ví dụ: Teacher, why did you choose him instead of me?

(Em thưa cô, tại sao cô lại chọn bạn ấy thay vì em ạ?

  • Instead of + V-ing

Ví dụ: Can you speak aloud instead of whispering?

(Bạn có thể nói to lên thay vì nói thầm thì được không?

Xem thêm: Cấu trúc no sooner

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

2. Phân biệt cấu trúc instead of và rather than

Vì sự tương đồng trong ngữ nghĩa, hai cấu trúc instead of và cấu trúc rather than rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Step Up sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt rather than và instead of ngay sau đây.

“Rather than” thể hiện sở thích, thích cái này hơn cái kia. Cấu trúc này thường được sử dụng trong cấu trúc song song, ví dụ – với hai danh từ, tính từ, trạng từ, động từ nguyên thể hoặc dạng V-ing. 

Ví dụ:

  • They like to eat rice rather than noodles.

(Họ thích ăn cơm hơn là ăn mì.)

  • They like to eat rice instead of noodles.

(Họ thích ăn cơm thay vì ăn mì)

Trong ví dụ này, “rice” và “noodles” đều là danh từ chỉ món ăn. Ta thấy rằng hai câu có nét nghĩa khác nhau. Câu thứ nhất, chúng ta có thể hiểu rằng “họ cũng thích ăn mì, nhưng thích ăn cơm hơn”. Câu thứ hai lại được hiểu theo nghĩa “họ không thích ăn mì, họ thích ăn cơm.”

Khi mệnh đề chính dùng động từ dạng to V, “rather than” thường được theo sau bởi động từ dạng nguyên thể không có to hoặc dạng V-ing. 

Ví dụ: 

  • Susie decided to cook instead of eat/eating out.

(Susie quyết định nấu ăn thay vì đi ăn ngoài.)

  • Annie wants to leave rather than stay/staying.

(Annie muốn rời đi thay vì ở lại.)

“Instead of” ngụ ý rằng một người, sự vật hoặc hành động thay thế người, sự vật, hành động khác. “Instead of” thường không được theo sau bởi một động từ nguyên thể, mà là một V-ing. Ví dụ:

  • It’s raining, so I’d prefer a hot chocolate instead of an iced americano.

(Trời đang mưa, nên tôi muốn một cốc sôcôla nóng thay vì một ly americano đá.)

  • It’s raining, so I’d prefer a hot chocolate rather than an iced americano.

(Trời đang mưa, nên tôi muốn một cốc sôcôla nóng hơn là một ly americano đá.)

Trong ví dụ trên, dù hai câu có nét nghĩa tương tự nhau nhưng có thể được hiểu khác nhau. Nếu khách hàng nói câu thứ nhất, người phục vụ có thể hiểu rằng khách hàng chỉ muốn một cốc sôcôla nóng. Nếu khách hàng nói câu thứ hai, người phục vụ có thể hiểu rằng khách hàng có thể chấp nhận một ly americano đá, nhưng nếu có sô cô la nóng thì càng tốt.

Về cách sử dụng, “instead of” + cụm danh từ hoặc danh động từ còn “rather than” + động từ hoặc danh từ. “Rather than” có thể hoạt động như một giới từ (đứng trước một cụm giới từ khác) hoặc có thể hoạt động như một liên từ (đứng trước một mệnh đề). Mệnh đề sau “rather than” là một mệnh đề phụ, không thể đứng một mình.

Ví dụ:

  • Instead of Art, we study Science today.

(Thay vì học môn Vẽ, chúng ta sẽ học Khoa học hôm nay nhé.)

  • We spend our free time resting, rather than hanging out with each other.

(Chúng tôi dành thời gian rảnh để nghỉ ngơi, thay vì đi chơi cùng nhau.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

3. Bài tập cấu trúc instead of

Ở trên là toàn bộ kiến thức lý thuyết về cấu trúc và cách dùng instead of trong tiếng Anh. Nhằm giúp bạn có thể thực hành và ôn tập lại kiến thức đã học thì chúng mình đã tổng hợp một số câu bài tập cơ bản về cấu trúc instead of. Hãy cùng Step Up luyện tập các dạng bài dưới đây nhé.

Bài 1: Điền instead of hoặc rather than vào chỗ trống

  1. They want the problem settled sooner __________ later.
  2. Marshall will be playing __________ his brother on Sunday.
  3. Can’t we deal with this now __________ waiting until tomorrow?
  4. __________  criticizing your wife, why not find out together if there’s something you didn’t know?
  5. Susie chose to quit  __________  admit that she’d made a mistake.

Đáp án:

  1. rather than
  2. instead of 
  3. instead of
  4. Rather than
  5. rather than

Bài 2: Viết lại câu với instead of

  1. I thought the ground would be shifting with each step, but it felt solid.
  2. Susie was supposed to be improved, however she got steadily worse.
  3. They wanted to eat out at first, but then they ordered a couple of hamburgers.
  4. You always make enemies. Shouldn’t you try to make friends?
  5. I always pictured myself singing rock. I sang pop, however.

Đáp án:

  1. Instead of shifting with each step, the ground felt solid.
  2. Instead of improving, Susie got steadily worse.
  3. Instead of eating out, they ordered a couple of hamburgers.
  4. Shouldn’t you try to make friends instead of enemies?
  5. I always pictured myself singing rock instead of pop.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây là bài viết tổng hợp về cấu trúc instead of, cũng như cách phân biệt “rather than” với “instead of”. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tích lũy thêm nhiều kiến thức ngữ pháp. Việc ôn luyện các cấu trúc ngữ pháp cũng như rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng nghe tiếng Anh là cực kỳ cần thiết nếu bạn muốn thông thạo tiếng Anh nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của Step Up để khám phá nhiều chủ đề ngữ pháp thú vị nhé.

Cấu trúc Why don’t we dùng trong câu gợi ý

Cấu trúc Why don’t we dùng trong câu gợi ý

Trong cuộc sống này ai cũng sẽ có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… Chúng ta ta không tránh khỏi việc giao tiếp với mọi người. Khi bạn có một ý tưởng cho một hành động nào đó thì đòi hỏi bạn cần đưa ra đề nghị với mọi người để mọi người cùng làm. Tuy nhiên một lời đề nghị đúng cách và đúng lúc mới có được sự đồng ý. Cùng Step Up tìm hiểu câu đề nghị với cấu trúc Why don’t we trong bài viết dưới đây nhé.

1. Cấu trúc why don’t we – Đưa ra lời đề nghị một cách trực tiếp

Thông thường cấu trúc Why don’t we là một trong những cấu trúc câu đề nghị thông dụng nhất. Nó dùng để gợi ý một ý tưởng xuất phát từ ý nghĩ chủ quan.

Cấu trúc chung:

Why don’t we/you + V(nguyên mẫu)…
(Tại sao chúng ta/ bạn không …)

Ví dụ:

  • Why don’t we go to the beach together?
    (Tại sao chúng ta không cùng nhau đi biển nhỉ?
  • Why don’t we have dinner together?
    (Tại sao chúng ta không cùng nhau ăn tối nhỉ?
  • Why don’t we host a party at my house tonight?
    (Tại sao chúng ta không tổ chức một buổi tiệc tại nhà tôi vào tối nay?
  • Why don’t we go fishing?
    Tại sao chúng ta không đi câu cá?
  • Why don’t we have a party tomorrow night?
    Tại sao chúng ta không tổ chức một bữa tiệc vào tối mai?

Khi sử dụng cấu trúc này cần lưu ý rằng động từ trong câu sẽ là động từ nguyên mẫu không có to.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

Xem thêm: Cụm động từ nguyên mẫu trong tiếng Anh

2. Cấu trúc why don’t we – Biến thể của why not

Ngoài cấu trúc Why don’t we thường dùng chúng ta có một cấu trúc tương tự đó là cấu trúc Why not…

Cấu trúc why don't we biến thể why not

→ Cấu trúc: 

Why not + V(nguyên mẫu) …?
Why not + thành ngữ…?

Why not + trạng từ chỉ thời gian/ nơi trốn,…?

Ba cấu trúc Why not trên đều được sử dụng khá phổ biến. Dưới đây là một số ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc này.

Ví dụ

  • Why not go to the cinemar?
    = Why not go to the cinemar?
    (Sao chúng ta không đi xem phim nhỉ?
  • Why not let your hair down?
    = Why don’t we let your hair down?
    (Sao chúng ta không xả xì trét tí nhỉ?
  • Why not here?
    (Tại sao không phải là ở đây?
  • Why not finish it now?
    =
     Why don’t we finish it now?
    Tại sao chúng ta không hoàn thành ns ngay bây giờ?
  • Why not buy this shirt?
    = Why don’t we buy this shirt?
    Tại sao chúng ta không mua chiếc áo này?
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

Xem thêm: Cấu trúc Let và cách dùng cấu trúc Let trong tiếng Anh

3. Cách trả lời why don’t we với câu đề nghị trong tiếng Anh

Khi bạn được ai đó đưa ra một lời gợi ý hay một lời đề nghị về một việc gì đó bằng cấu trúc Why don’t we thì chúng ta sẽ đáp lại như thế nào?

Cách trả lời cấu trúc why don't we

Cách trả lời câu hỏi Why don’t we

Đồng ý

  • That is a good idea!
    (Đó là một ý kiến hay!)
  • I like it! Let’s go.
    (Tôi thích điều đó! Đi thôi nào.)
  • That sounds good.
    (Nghe hay đó.)

Từ chối 

  • I’m so sorry, I’m busy.
    (Tôi xin lỗi, tôi bận rồi.
  • I’m not sure I can
    (Tôi không chắc tôi có thể làm điều đó.)
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO
Trên đây là kiến thức về cấu trúc Why don’t we. Cấu trúc này khá là đơn giản và dễ áp dụng trong giao tiếp hằng ngày đúng không nào. Chúng ta có thể sử dụng chúng trong khi đưa là một lời đề nghị hay gợi ý một ý tưởng nào đo. Khi trả lời dạng câu hỏi này chúng ta không dùng Yes/No. Hãy áp dụng cấu trúc này để gợi ý bạn bè và người thân cùng tham gia các trải nghiệm thú vị nhé. 

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!