Cấu trúc suggest trong tiếng Anh thường được sử dụng khi người nói muốn đưa ra 1 lời khuyên, 1 lời đề nghị hay để nói gợi ý gián tiếp, hoặc thậm chí để nói chung chung, không ám chỉ một người cụ thể nào trong các tình huống trang trọng…
Hãy cùng Step Up tìm hiểu về cách dùng, cấu trúc suggest trong tiếng Anh một cách đầy đủ nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Dưới đây là các công thức chuẩn xác của cấu trúc suggest trong tiếng anh được sử dụng phổ biến nhất.
1.1 Cấu trúc Suggest đề xuất làm gì đó
Công thức Suggest:
Suggest + noun/noun phrase (Suggest + V_ing)
Trong cấu trúc này, danh từ hoặc cụm danh từ có vai trò như một tân ngữ cho động từ suggest.
Chúng ta có thể dùng V-ing đi theo sau động từ suggest khi nói đến một hành động nhưng không nói cụ thể ai sẽ làm hành động đó.
He suggested travelling together for safety, since the area was so dangerous. Anh ấy đề xuất nên đi du lịch cùng nhau cho an toàn vì khu vực đó rất nguy hiểm.
She suggested a long dress for the party tonight. Cô ấy đề suất một chiếc váy dài cho bữa tiệc tối nay.
1.2 Cấu trúc Suggest được dùng để đề xuất rằng ai đó (nên làm gì đó)
Công thức Suggest:
Suggest + that-clause (Suggest + mệnh đề “that”)
Khi đưa ra 1 đề xuất ta có thể sử dụng mệnh đề “that” đi theo sau động từ suggest. Trong những tình huống không trang trọng, chúng ta hoàn toàn có thể bỏ “that” ra khỏi mệnh đề.
I suggest (that) we take a break and go for a walk. Tôi đề nghị chúng ta nên nghỉ ngơi và đi dạo một chút.
He suggested we go to his house for dinner. Anh ấy đề nghị chúng tôi đến nhà anh ấy ăn tối.
She suggested we go swimming this afternoon. Cô ấy đề suất buổi chiều đi bơi.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong trường hợp này thì những cụm danh từ sẽ được dùng làm tân ngữ của động từ suggest.
Ví dụ:
I suggest a beer with that dish. Tôi đề nghị dùng bia với món ăn đó.
She suggested homemade sauce with the lamb. Cô ấy đề nghị sốt tự làm cho món thịt cừu.
Trong trường hợp bạn muốn nói đến đối tượng mà nhận được lời đề nghị, các bạn sẽ sử dụng “to”.
Ví dụ:
My father suggested a course I could sign up for at the end of the year. My father suggested a course to me which I could sign up for at the end of the year. Bố của tôi đề xuất cho tôi một khóa học mà tôi có thể đăng ký vào cuối năm.
NOT My father suggested me a course…
Xem thêm Cấu trúc suggest và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
1.4 Cấu trúc Suggest + wh-question word (Suggest + từ để hỏi)
Chúng ta cũng có thể dùng những từ để hỏi như: where, what, when, who, how để theo sau động từ suggest, chúng có hàm nghĩa là gợi ý làm như thế nào, ở đâu, như thế nào đó…
Could you suggest where I might be able to buy a nice T-shirt for my boyfriend? Bạn có thể gợi ý cho tôi 1 chỗ để tôi có thể mua 1 cái áo thun thật đẹp cho bạn trai của tôi không?
Could suggest you what I should to wear the party? Bạn có thể gợi ý tôi nên mặc gì tới bữa tiệc được không?
– Chú ý:
KHÔNG sử dụng suggest + tân ngữ + to_V khi muốn đề nghị ai đó làm gì.
She suggested that I should go abroad for further study.
NOT she suggested me to go abroad…
KHÔNG sử dụng to_V sau suggest.
She suggests having the car repaired as soon as possible.
NOT She suggests to have…
Ngoài nghĩa đề xuất, đề nghị thì động từ suggest còn có nghĩa là “ám chỉ”
Are you suggesting (that) I’m lazy? (Anh ám chỉ tôi lười biếng phải không?)
Cụm từ suggest itself to somebody trong tiếng Anh nghĩa là chợt nảy ra điều gì.
A solution immediately suggested itself to me. (Tôi chợt nghĩ ra 1 giải pháp.)
2. Cách sử dụng cấu trúc suggest trong tiếng Anh
Cấu trúc suggest thường được sử dụng để nói chung chung, không ám chỉ một người cụ thể nào trong những tình huống trang trọng hoặc khi người nói muốn đưa ra một lời khuyên, muốn đưa ra một đề nghị hay để nói gợi ý gián tiếp… Trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thì suggest được dùng chủ yếu với 5 trường hợp dưới đây, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
1.1 Dùng cấu trúc suggest that S V khi muốn khuyên thẳng thừng một người hay một nhóm người cụ thể.
Ví dụ:
Bác sĩ nói với bệnh nhân:
“I suggest that you do more exercise to keep your blood pressure down.”
(Đề nghị ông bà nên tập thể dục nhiều hơn để giảm huyết áp)
“We suggestthat the ruling party act more decisively in order not to be voted out of office in the next election.”
(Chúng tôi đề nghị đảng cầm quyền nên hành động dứt khoát hơn để khỏi bị bãi nhiệm trong vòng bầu cử sắp tới)
suggest that S V thường có subjunctive verb đi theo sau trong North American English, tuy nhiên trong UK English, thường có “should” theo sau suggest that S should V:
Ví dụ:
I suggested that Marie exercise more.
The teacher suggested that Moon study the lesson again.”
Không có “s” ở các từ “exercise” or “study” vì đó là động từ subjunctive, tuy nhiên North Americans có thể nói “I suggested that Marie exercises (or exercised) more”, nhưng cách viết này không chuẩn và nên tránh dùng trong văn viết.
I suggested that Marie should exercise more.” (Anh thường dùng should sau suggested that)
Khi dùng present progressive với “suggest” (“I am suggesting that…) (tôi đang định đề nghị…), cho thấy người nói muốn đề nghị điều gì đó hoặc định giải thích tại sao mình khuyên vậy.
Ví dụ:
I’m suggesting that we do something to stop this disagreement, but I don’t yet have a clear solution.
(Tôi đang định đề nghị làm chuyện gì đó để dẹp bỏ sự bất đồng này, nhưng tôi chưa nghĩ ra cách giải quyết nào hoàn hảo)
Trong văn phong nói, người ta thường dùng cấu trúc suggest that như sau:
I suggested that he should buy a new house.
I suggested that he bought a new house.
I suggested that he buy a new house.
I suggested his buying a new house.
I suggested your going to the cinema.
I suggest you go to the cinema.
I suggest your going to the cinema.
I suggest going to the cinema.
(Cách dùng cấu trúc suggest trong tiếng Anh)
1.2 Cấu trúc suggest được sử dụng để đề cử, tiến cử (một người) phù hợp với 1 chức vụ hay gợi ý (một vật) có thể dùng cho mục đích nào đó.
Ví dụ:
We suggested her for for the post of Minister of the Interior.
(Chúng tôi đã đề cử bà ta giữ chức vụ̣ Bộ trưởng Nội vụ)
(Tôi đâu có biểu cô ấy đi đâu, tôi chỉ gợi ý thôi mà)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong ví dụ bên trên, người nói muốn tránh không nói “I suggest (that) you…” vì không muốn ngụ ý rằng chính bạn, người đọc, là người đang bị ảnh hưởng đến vấn đề đang đề cập đến, để tránh không làm người đọc, người được nhắc đến tức giận.
Thông thường cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh suggest + gerund dùng trong văn viết, vì văn viết thường trang trọng hơn văn nói.
3. Bài tập về cấu trúc suggest trong tiếng Anh có đáp án
Một trong những cách để có thể giúp bạn học tốt tiếng Anh cũng như sử dụng cấu trúc thành thạo và tối ưu thời gian học là thực hành bài tập. Dưới đây là 1 số dạng bài tập cấu trúc suggest có đáp án nhằm hỗ trợ các bạn ứng dụng và luyện tập, hãy cùng tìm hiểu nhé.
I. Supply the correct form of the verbs in brackets
I suggest (collect) new books and notebooks.
I suggest that you (work) __________harder on your skill.
I suggest (collect) __________unused books.
I suggest that you (listen) __________to English programmes on the internet or on TV.
I suggest (organize) __________a show to raise money.
I suggest that you (practice) __________writing English sentences.
I suggest (play) football after school.
I suggest that you (use) __________English with friends in class.
I suggest (take) _________a taxi home
I suggest that you (practice) __________listening to English lessons on tapes.
I suggest (help) __________poor families with their chores.
I suggest that you (join) __________English speaking clubs.
I suggest (give) __________lessons to poor children.
I suggest that you (have) __________a good English dictionary.
She suggests (help) _________street children.
II. Choose the most appropriate answer.
1. Our teacher suggested we _____ harder to pass the exam.
A. studies
B. study
C. studying
2. The professor suggested he _____ the research before June.
A. summit
B. summiting
C. summits
3. His leader suggested _____ on time.
A. being
B. be
C. is
4. Chinh suggests they _____ a meeting every week.
A. should have
B. have
C. Both are correct
5. The coacher suggested that they _____ a Insta group.
A. have
B. has
C. having
6. His parents suggest he _____ married as soon as possible.
A. get
B. gets
C. got
7. We have suggested _____ to Paris for this winter vacation.
A. going
B. go
C. should go
8. My older brother suggests that I _____ tennis to have good health.
A. should play
B. playing
C. plays
9. We suggest _____ a postcard to our grandfather.
A. send
B. sending
C. sent
10. I suggested that we _____ John to the party.
A. should invite
B. invite
C. Both are correct
11. It’s so cold outside. We suggest _____ the door.
A. should close
B. close
C. closing
12. My dad suggests that I _____ for some part-time jobs to earn more money.
A. look
B. looking
C. looks
13. Marry has suggested _____ to the park for a walk.
A. went
B. goes
C. going
14. The government suggests _____ by bus to reduce the environmental pollution.
A. travel
B. traveling
C. travelled
15. My roommate suggested that we _____ more vegetables and fruit.
A. should eat
B. eating
C. ate
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
I. Supply the correct form of the verbs in brackets
collecting / 2. work / 3. colleting
listen / 5. organizing / 6. practice
playing / 8. use / 9.taking
practice / 11. helping / 12. join
giving / 14. have / 15. helping
II. Choose the most appropriate answer.
1. B
2. A
3. A
4. C
5. A
6. A
7. A
8. A
9. B
10. C
11. C
12. A
13. C
14. B
15. A
Hi vọng rằng, với bài viết trên đây đã phần nào giúp cho các bạn hiểu rõ hơn cũng như ứng dụng cấu trúc suggest trong tiếng Anh một cách thuần thục. Bên cạnh đó, hãy tích lũy cho bản thân những phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả để có thể tối ưu thời gian đồng thời đạt kết quả tốt nhất nhé.
Thì tương lai đơn (Simple Future Tense) trong tiếng Anh được sử dụng để thể hiện một lời hứa, yêu cầu hoặc đề nghị hay một lời dự đoán không có căn cứ, 1 quyết định nảy ra tức thời ngay tại thời điểm nói… Hôm nay, Step Up sẽ tổng hợp tất tần tật kiến thức về thì tương lai đơn: cấu trúc, cách sử dụng cũng như dấu hiệu nhận biết, bài tập thực hành giúp các bạn hiểu rõ hơn về dạng thì này nhé!
Thì tương lai đơn trong tiếng Anh được chúng ta dùng trong trường hợp không có kế hoạch hay quyết định làm một vấn đề gì đó trước khi chúng ta nói. Chúng ta thường ra quyết định tự phát tại thời điểm nói. Thì thường sử dụng với động từ to think. Đây là một thì cơ bản nhưng cũng rất quan trọng trong 12 thì tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc, cách sử dụng và các dấu hiệu nhận biết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Thì tương lai đơn trong tiếng Anh
Xem thêm Thì tương lai đơn và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
4. Một số dấu hiệu nhận biết về thì tương lai đơn trong tiếng Anh
Trong câu sẽ có xuất hiện các từ chỉ thơi gian trong tương lai như dưới đây
Tomorrow: Ngày mai, …
Next day/week/month/year/…: Ngày hôm sau, tháng sau, năm sau,…
In + Một khoảng thời gian: In 2 days, in 4 hours, in next week,…
Trong câu có xuất hiện các động từ hay trạng từ chỉ quan điểm và không chắc chắn như sau
Probably, maybe, supposedly, … : Có thểm, được cho là,…
Think / believe / suppose / …: Tin rằng, cho là,…
5. Một số dạng cấu trúc khác mang nghĩa tương lai
Trong ngữ pháp tiếng Anh, chúng ta còn có thể dùng một vài dạng cấu trúc khác mang ngữ nghĩa diễn đạt giống với thì tương lai đơn: nói về sự việc hoặc hành động có khả năng xảy ra trong tương lai
(to be) expected to + V
(được kỳ vọng)
Artificial intelligence is expected to replace human in most manual work in the near future.
(to be) likely to + V
(có khả năng/ có thể)
I believe that technological innovations such as robots are likely to do most of human’s work in the future.
6. Hướng dẫn phân biệt thì tương lai đơn và cấu trúc Be going to + V
Có khá nhiều bạn học ngoại ngữ vẫn chưa phân biệt được ngữ nghĩa và cách diễn đạt giữa thì tương lai đơn với dạng cấu trúc Be going to + V.
Điểm khác biệt giữa 2 dạng cấu trúc này đó chính là ở khả năng xảy ra của việc dự đoán, phán đoán từ người nói. Thế nên:
Chúng ta dùng thì tương lai đơn hay những cấu trúc thay thế nếu như phán đoán của mình dựa trên cảm nhận chứ không có bằng chứng hoặc căn cứ rõ ràng chi tiết.
Chúng ta dùng mẫu “be going to + V” nếu như có bằng chứng có thể chứng minh đối với phán đoán của mình.
7. Bài tập về thì tương lai đơn trong tiếng Anh có đáp án
(Bài tập về thì tương lai đơn trong tiếng Anh)
Bài 1: Chia dạng đúng của từ trong ngoặc:
He (earn) a lot of money.
She (travel) around the world.
Hang (meet) lots of interesting people.
Everybody (adore) you.
We (not / have) any problems.
Many people (serve) you.
We (anticipate) your wishes.
There (not / be) anything left to wish for.
Everything (be) perfect.
But all these things (happen / only) if you marry me.
Bài 2: Hoàn thành các câu sau bằng từ trong ngoặc:
The film __________ at 12 am. (to end)
Taxes __________ next year. (to increase)
I __________ your email address. (not/to remember)
Why __________ me your bike? (you/not/to lend)
__________ the window, please? She can’t reach. (you/to open)
The restaurant was terrible! I __________ there again. (not/to eat)
Rooney __________ his teacher for help. (not/to ask)
I __________ to help you. (to try)
Where is your ticket? The train __________ any hour. (to arrive)
While the dog’s away, the mice __________. (to play)
Đáp án chi tiết:
Bài 1:
will earn
will travel
will meet
will adore
will not have
will serve
will anticipate
will not be
will be
will only happen
Bài 2:
The film will end at 12 am.
Taxes will increase next year.
I will not remember your email address.
Why will you not lend me your bike?
Will you open the window, please? She can’t reach.
The restaurant was terrible! I will not eat there again.
Rooney will not ask his teacher for help.
I will try to help you.
Where is your ticket? The train will arrive any hour.
While the dog’s away, the mice will play.
Ngoài việc học các thì trong tiếng Anh là điều cần thiết nhưng yếu tố cốt lõi của một ngôn ngữ lại là từ vựng. Vì vậy, từ vựng có thể coi là điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh các bạn cần quan tâm.
Cấu trúc During trong tiếng Anh được dùng để nói tới một khoảng thời gian nhất định, được dùng nhiều trong văn nói và cả văn viết. Bài viết dưới đây của Step Up sẽ cho bạn biết kiến thức chuẩn xác về cấu trúc During, cùng xem ngay nhé!
During là một giới từ trong tiếng Anh, mang nghĩa là: trong, trong suốt (một khoảng thời gian nào đó).
Ví dụ:
I have to work during the night. Tôi phải làm việc cả đêm.
I woke up several times during the night. Tôi bị tỉnh giấc vài lần tối qua.
I will stay at home during my holiday. Tôi sẽ ở nhà trong suốt kì nghỉ.
2. Cách sử dụng cấu trúc During trong tiếng Anh
During dùng để chỉ một quãng thời gian, thường dùng khi muốn nói tới:
một điều xảy ra trong suốt quãng thời gian đó
một điều xảy ra tại một/một số thời điểm trong quãng thời gian đó
Công thức: during + N
During + N có thể đứng ở cuối câu, hoặc đầu câu (đi sau là dấu phẩy).
Ý nghĩa: trong suốt thời gian
Ví dụ về hành động xảy ra xuyên suốt:
They stayed at home during the holiday. Họ đã ở nhà trong suốt cả kì nghỉ.
During the exam, you’re not allowed to talk. Trong suốt bài kiểm tra, bạn không được phép nói chuyện.
Hanoi is still vibrant during the night. Hà Nội vẫn rất nhộn nhịp trong đêm.
Ví dụ về hành động xảy ra tại một/một số thời điểm:
A new manager was appointed during her absence. Một quản lý mới đã được chỉ định trong khi cô ấy vắng mặt.
During the war, my home was damaged several times. Tòa nhà này đã bị phá hủy vài lần trong thời kỳ chiến tranh.
We hope to spend some days in Da Nang during the summer. Chúng tôi hy vọng có thể dành vài ngày ở Đà Nẵng trong mùa hè.
3. Phân biệt cấu trúc During và For trong tiếng Anh
For được dùng để nói về khoảng thời gian diễn ra liên tục của hành động hay sự việc nào đó, nhưng For đi liền với khoảng thời gian (for hours, for months,…) chứ không đi với Danh từ.
Ví dụ:
I have been living in Ho Chi Minh for 10 years. Tôi đã và đang sống ở Hồ Chí Minh được 10 năm rồi.
We have been waiting for many hours. Chúng ta đã chờ đợi nhiều giờ rồi.
The beach is full during Easter. The beach is full for Easter Bãi biển đông nghịt vào kì nghỉ lễ giáng sinh
Cấu trúc
Vị trí
During
During + N
Đầu, cuối câu
For
For + khoảng thời gian
Thường đứng cuối câu
Lưu ý: Về mặt ngữ pháp, During sẽ đi cùng được với “days, months, years”. Nhưng người bản xứ sẽ KHÔNG dùng như vậy, thay vào đó họ dùng For. Nếu bạn dùng thì họ vẫn hiểu nhưng sẽ không tự nhiên.
Giới từ In thường đi với một mốc thời gian cụ thể.
Ví dụ:
In 1990, I met her Vào năm 1990, tôi đã gặp cô ấy.
Có lúc In và During có thể thay thế được cho nhau, nhưng cấu trúc During thường nhấn mạnh hơn vào hành động diễn ra, còn In nhấn mạnh vào thời điểm.
Ví dụ:
We sat on the beach during the morning hours. Chúng tôi ngồi trên bãi biển trong suốt cả buổi sáng. We sat on the beach in the morning. Chúng tôi ngồi trên bãi biển vào buổi sáng.
We will travel around the country during the summer. Chúng tôi sẽ đi du lịch quanh đất nước trong suốt mùa hè. We will travel in the summer. Chúng tôi sẽ đi du lịch vào mùa hè.
Ngoài ra, khi In + khoảng thời gian, thì câu văn mang ý chỉ tương lai.
Ví dụ:
We will arrive in 1 hour. Chúng tôi sẽ đến trong vòng 1 tiếng nữa.
5. Bài tập về cấu trúc During trong tiếng Anh
Cùng luyện tập một chút với cấu trúc During để ghi nhớ rõ hơn nhé.
Bài tập
Bài 1: Điền During, For hoặc In vào chỗ trống
1. Jean was my roommate ______ our first year at university.
2. It has been snowing ______ one week.
3. He used his phone ______ the party.
4. My mom has been cooking ______ an hour.
5. ______ my childhood, I played football a lot.
Bài 2: Dịch những câu sau sang tiếng Anh dùng cấu trúc During
1. Chúng tôi đã nói chuyện với bạn bè suốt cả buổi tối.
2. Chúng tôi đi ra biển thường xuyên trong mùa hè.
3. Anh ấy đã nấp dưới chiếc bàn trong trận động đất.
Another, other, others, the other và the others là phần ngữ pháp thường xuyên xuất hiện trong các đề thi, đặc biệt là TOEIC và IELTS. Bởi vậy việc phân biệt và sử dụng chúng thành thạo sẽ giúp bạn tránh các lỗi sai thường gặp và ghi điểm số cao nhất. Hãy cùng Step Up phân biệt chi tiết những từ này và luyện tập qua các bài tập ngữ pháp tiếng Anh ngay sau đây nhé!
Another được sử dụng trong câu mang nghĩa là khác hay đề cập tới một cái gì đó có tính chất “thêm vào” một cái khác. Có 3 cách sử dụng another như sau:
TH1: Another (adj) + Noun (số ít): thêm 1 người, 1 vật khác tương tự
Ví dụ:
Would you like another drink ? (Bạn có muốn thêm một cốc nữa không?)
TH2: Another (đại từ ): Khi “another” đóng vai trò là đại từ sẽ không có danh từ đằng sau và vẫn mang nghĩa tương tự như trên.
Ví dụ:
This book is boring. Give me another. (Quyển sách này chán quá. Đưa tôi quyển khác đi.)
TH3: Another: Được dùng để diễn tả về thời gian, khoảng cách, tiền bạc ở số ít và số nhiều với nghĩa thêm nữa.
Ví dụ:
What will you gain in another 2 years? (Bạn sẽ đạt được gì trong 3 năm nữa?)
2. Other và cách dùng Other
Other có nghĩa của một tính từ: người hoặc vật thêm vào hoặc những điều đã được nêu lên, ngụ ý trước đó.
Ví dụ:
Some students like learning music, other students don’t. (Một số sinh viên thích học âm nhạc, một số khác thì không.)
Xem thêm cấu trúc The Other và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Xét về nghĩa, Another và Other đều được dùng để mô tả về người/vật khác. Tuy nhiên, other thường được sử dụng với danh từ đếm được số nhiều hoặc danh từ không đếm được. Có 4 trường hợp áp dụng Other phổ biến là:
Other đóng vai trò là một từ hạn định, thường đứng trước danh từ không đếm được và danh từ đếm được số nhiều.
Ví dụ:
The first page has general information about the writer. Other information is in the second and third page. (Trang thứ nhất chứa những thông tin về tác giả. Những thông tin khác nằm ở trang thứ hai và thứ ba.)
Some students are from Vietnam, other students are from Japan. (Một số sinh viên đến từ Việt Nam, số khác đến từ Nhật Bản.)
Do you have this dress in other sizes? (Bạn có cái váy này mà size khác không?).
Other đóng vai trò là đại từ, khi sử dụng trong câu other sẽ ở dạng số nhiều là others thay thế cho other ones hoặc other + danh từ số nhiều.
Ví dụ:
I don’t want these bottles, I want others. (Tôi không muốn những cái chai này, tôi muốn những cái khác).
If you don’t like these books, let’s ask for others. (Nếu bạn không thích những cuốn sách này, hãy hỏi những quyển khác nhé.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Other + từ xác định (determiners) + danh từ số ít (singular nouns)
Khi sử dụng cách dùng này, chúng ta sẽ bắt gặp thường xuyên dạng đặc biệt của other là “the other + danh từ số ít” mang nghĩa cái còn lại, người còn lại.
Ví dụ:
I have two close friends. One is English teacher and the other is a doctor. (Tôi có 2 người bạn thân. Một người là giáo viên tiếng Anh, người còn lại là bác sĩ.)
Anna is working in the K.M company. My other sister is still at school. (Anna đang làm việc ở công ty K.M company. Người em gái còn lại của tôi vẫn đang đi học.)
He got 10 marks in the final test. No other student has ever achieved that. (Anh ấy đạt được 10 điểm trong bài kiểm tra cuối. Chưa hề có học sinh nào đạt được điều đó trước đây.)
Bên cạnh the other miêu tả một vật/người còn lại, chúng ta còn sử dụng cụm từ the others = the other + danh từ đếm được số nhiều để diễn tả về nhiều vật/nhiều người còn lại.
Ví dụ:
I have 3 beautiful hats, one of which is red, the others are yellow. (Tôi có 3 chiếc mũ rất đẹp, 1 trong số chúng màu đỏ, những cái còn lại màu vàng.)
Other + ones
Tương tự như “another one”, “other ones” được sử dụng để thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ đã được đề cập đến trước đó và không muốn lặp lại chúng nữa.
Ví dụ:
We don’t like these books. We want other ones, please. (Chúng tôi không thích những cuốn sách này. Chúng tôi muốn những cuốn khác, làm ơn.)
Hiểu rõ giới từ trong tiếng Anh thường đi với other cũng sẽ giúp bạn hoàn thành chính xác những dạng bài tập này hơn. Hãy liên kết các kiến thức mình học được để làm bài tập một cách tốt nhất nhé.
3. Phân biệt “other” và “others”
Another, Other, Others, The other, The others là phần ngữ pháp tiếng Anh xuất hiện rất nhiều trong các đề thi học thuật. Vì vậy để tránh nhầm lẫn về cách sử dụng các từ này, chúng ta cùng ghi chép lại cách phân biệt dễ dàng ngay sau đây nhé.
– Theo sau “other” thường là một danh từ hoặc đại từ
– Mặt khác “others”, bản thân nó là một đại từ và theo sau nó không có bất kì một danh từ nào cả
Ví dụ:
Those shirts don’t fit me. Do you have any other shirts?
Those shirts don’t fit me. Do you have any others?
(Những cái áo sơ mi đó không hợp với tôi. Bạn còn những cái nào khác không?)
Về ngữ nghĩa, cả 2 trường hợp đều sử dụng để diễn đạt ý nghĩa giống nhau. Điều chúng ta cần chú ý là sau other là một danh từ số nhiều (shirts) trong khi đó sau others không có bất kì một danh từ nào.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
The other và the others cũng là một cặp từ tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn cho người học. Để nắm vững phần phần ngữ pháp này bạn đừng bỏ qua chia sẻ về cách phân biệt nhanh chóng ngay sau đây nhé.
The other được sử dụng như một từ xác định. The other + danh từ số ít: cái còn lại/người còn lại,…
Ví dụ:
This laptop here is new. The other laptop is about 7 years old. (Cái laptop ở đây mới. Còn cái còn lại thì đã khoảng 7 năm tuổi rồi.)
The other + danh từ số nhiều: diễn đạt những cái còn lại, những người còn lại trong một nhóm có nhiều thứ/nhiều người
Ví dụ:
There are 5 books on the table. One book is mine and the others is yours. (Có 5 quyển sách trên bàn. 1 quyển là của tôi, số còn lại là sách của bạn.)
The other thường được sử dụng như một đại từ (pronoun)
Cũng giống “another” và “other”, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng “the other” như một đại từ, thay thế cho những danh từ hoặc cụm danh từ đã được đề cập trước đó
Ví dụ:
She had a book in one hand and a laptop in the other. (Một tay cô ấy cầm sách, tay còn lại thì cầm máy tính.)
Trong tiếng Anh the others thường được sử dụng để thay thế cho cụm từ “the other people”.
Ví dụ:
Some of them want to go shopping and the others prefer to watching TV. (Một số người trong bọn họ muốn đi mua sắm, còn những người khác thì lại muốn xem phim hơn.)
5. Bài tập về other another the other
Để ôn luyện kiến thức đã học thì việc làm bài tập ngay sau đó sẽ mang lại hiệu quả rất rõ ràng. Hãy cùng áp dụng kiến thức về “others, other, the others, the other” ở trên để thực hành các bài tập sau nhé.
Bài 1. Chọn đáp án đúng:
1. Mary takes the new hats and I’ll take ____.
others
the others
Either could be used here.
2. They gazed into each _____ eyes.
other
other’s
others
others’
3. I’d like _____ cup of coffee, please.
other
another
Either could be used here.
4. Mary and Danny love each ____ very much.
other
another
Either could be used here.
5. The ____ people were shocked.
other
others
another
Đáp án:
the others
other’s
another
another
other
Bài 2. Điền vào chỗ trống một trong các từ sau another/ other/ the other/the others/others
Can I have …………………………. piece of cake?
She has bought ………………………. Car.
Have you got any …………………….. ice creams?
She never thinks about …………………….. people.
They love each ……………………….. very much.
You take the new ones and I’ll take ……………………
This is not the only answer to the question. There are ……………………
He was a wonderful nurse. We thought it would be hard to find ………….. like him.
Đáp án:
another
another
other
other
other
the others
others
another
Trên đây là các phương pháp để giúp các bạn phân biệt rõ ràng được sự khác nhau giữa other, another, the other và the others từ Step Up. Hy vọng qua bài viết bạn đã sẵn sàng thử sức với các dạng bài tập này cũng như tự tin giao tiếp hơn trong cuộc sống. Đừng quên tham khảo thêm các chủ đề ngữ pháp quan trọng cùng phương pháp học thông minh, sáng tạo đến từ Hack Não Ngữ Pháp. Step Up tin rằng với sự hướng dẫn chi tiết trong từng chủ đề ngữ pháp, ví dụ và hình ảnh minh hoạ dễ hiểu, cuốn sách sẽ trở thành người bạn đồng hành tin cậy trên chặng đường chinh phục tiếng Anh của bạn. Chúc bạn sớm thành công!
Bạn từng bối rối khi không biết cách đọc, cách viết chính xác các thứ trong tiếng Anh? Bạn đã từng thắc mắc rằng tại sao thứ Hai là Monday mà thứ Ba lại là Tuesday? Thứ Bảy trong tiếng Anh gọi như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Step Up để nắm rõ hơn về các thứ trong tiếng Anh nhé.
Khi xe lịch tiếng Anh, bạn nhìn thấy từ “MON” nhưng lại không hiểu đó là gì? Bạn có biết thứ Tư là Wednesday nhưng lại không biết đọc từ này lên như thế nào. Cùng tìm hiểu tất tần tật về phiên âm và viết tắt của các thứ trong tiếng Anh dưới đây:
Khi đọc các thứ trong tiếng Anh, chúng ta sẽ dựa theo phiên âm của chúng. Step Up sẽ gợi ý cho bạn 2 phương pháp giúp đọc các thứ tiếng Anh chuẩn xác.
Cách đọc các thứ trong tiếng Anh với video
Có rất nhiều những video dạy cách đọc thứ bằng tiếng Anh trên Youtube. Các bạn có thể tìm và xem một số video, nghe cách phát âm của người bạn xứ và học nói theo cho chuẩn xác nhé.
Dưới đây là link video đọc các thứ trong tiếng Anh bạn có thể tham khảo:
https://www.youtube.com/watch?v=spVIEvOoYlw
Cách đọc các thứ trong tiếng Anh với âm thanh tương tự
Âm thanh tương tự là phương pháp học từ vựng tiếng Anh của người Do Thái. Hiểu đơn giản là từ một từ tiếng Anh chúng ta chế ra một từ tiếng Việt có cách đọc tương tự. Việc này sẽ giúp cho chúng ta ghi nhớ cách đọc của từ vựng.
Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này như một mẹo hay để đọc các thứ trong tiếng Anh thú vị và nhớ lâu hơn.
Thứ
Âm thanh tương tự
Monday
Mâm đây
Tuesday
Tiêu đây
Wednesday
Ghen đây
Thursday
Thớt đây
Friday
Phở đây
Saturday
Sét đây
Sunday
Xoăn đây
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
4. Nguồn gốc và ý nghĩa về tên các thứ trong tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ được tạo nên bởi một phần ngôn ngữ Hy Lạp cổ, Latin và German. Sự pha trộn của nhiều nền văn hóa khác nhau khiến những thứ xung quanh tưởng đơn giản nhưng mang nhiều ẩn ý mà không phải ai cũng biết.
Tên của các thứ trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Latin. Người La Mã đặt tên cho chúng dựa theo tên của các hành tinh. Những sao mỗi thêm có thể nhìn thấy là Venus (sao Kim), Jupiter (sao Mộc), Mercury (sao Thủy), Mars (sao Hỏa) và Saturn (sao Thổ). Năm ngôi sao này kết hợp với Mặt trời và Mặt trăng chính là 7 hành tinh mà người xưa dựa theo để đặt tên cho 7 thứ trong tuần.
Sunday – Chủ Nhật
“Thứ Hai là ngày đầu tuần” – Câu nói này có lẽ đã quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, có thể bạn không biết, theo người La Mã cổ thì Chủ nhật mới là ngày bắt đầu của một tuần. Ngày này được bắt nguồn từ tên của vị thần quan trọng nhất, đó là Thần Mặt Trời – Sol. Theo ngôn ngữ Latin, “dies Solis” gồm “dies” (ngày) và “Solis” (Mặt trời), khi sang tiếng German được chuyển thành “Sunnon-dagaz”. Từ này sau khi lan truyền đến Tiếng Anh đã chuyển thành “Sunday”.
Monday – Thứ Hai
Tên của thứ Hai có nguồn gốc từ dies Lunae, tiếng Latin nghĩa là “Ngày của Mặt trăng”. Từ này khi dịch sang tiếng Anh cổ là Mon(an)dæg và sau này đã đổi thành “Monday” (“Mon” – xuất phát từ từ Moon) như ngày nay.
Tuesday – Thứ Ba
“Tuesday” – Thứ Ba được tên theo tên của vị thần chiến tranh La Mã Marstis. Ngày này được gọi là “dies Martis” trong tiếng Latin. Tuy nhiên, khi lan truyền tới tiếng German, vị thần Martis lại được gọi với tên khác là “Tiu”. Thứ ba trong tiếng Anh được bắt nguồn từ tên vị thần trong tiếng German thay vì tiếng La Mã. Đó là lý do tại sao thứ Ba có tên là “Tuesday” trong tiếng Anh như ngày nay.
Wednesday – Thứ Tư
Tương tự như vậy, vị thần Mercury của La Mã có tên trong tiếng Đức là Woden. Do vậy mà nếu như người La Mã cổ gọi thứ tư là “dies Mercurii”, thì tiếng German cổ gọi là “Woden’s day” và cuối cùng đã trở thành Wednesday trong tiếng Anh.
Thursday – Thứ Năm
Thứ Năm trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tên vị thần sấm sét Jupiter – vua của các vị thần La Mã. Người Nauy gọi vị thần này là “Thor”. Chính vì vậy, thứ năm được gọi là Thor’s day. Sau quá trình du nhập về tiếng Anh. thứ năm đã được gọi là “Thursday” như ngày nay.
Friday – Thứ Sáu
Nữ thần Venus (sao Kim) là vị thần của tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại La Mã. Tên của vị thần này được đặt tên cho thứ Sáu. Tuy nhiên, vị thần tình yêu và sắc đẹp của người Đức và Bắc Âu cổ lại có tên là thần Frigg, vì vậy tiếng Đức gọi ngày thứ sáu là “Frije – dagaz”. Sau này, trong tiếng Anh, thứ Sáu được đổi thành “Friday” như hiện nay.
Saturday – Thứ Bảy
Vị thần của người La Mã – Saturn (sao Thổ) là thần chuyên trông coi chuyện trồng trọt và nông nghiệp. Người ta lấy tên của vị thần này để đặt thứ Bảy. Thứ Bảy trong tiếng Latin được gọi là “dies Saturni”. Còn trong tiếng Anh, ngày thứ Bảy từng là Ngày của thần Saturn (Saturn’s Day) và dần dần trở thành Saturday như ngày nay.
Các thứ trong tiếng Anh là chủ đề rất phổ biến và hay gặp trong giao tiếp hàng ngày. Các bạn cần nắm chắc các cách hỏi về thứ để tự tin giao tiếp hơn nhé:
Câu hỏi:
What day is it? – Hôm nay là thứ mấy vậy?
What day is it today? – Hôm nay là thứ mấy thế?
Trả lời: It is + <thứ>
Ví dụ:
A: What day is it?
(Hôm nay là thứ mấy vậy?)
B: It’s Thursday.
(Thứ ba.)
6. Bài tập về các thứ trong tiếng Anh
Cùng Step Up làm bài tập dưới đây để ôn lại các thứ trong tiếng Anh nhé.
Bài tập 1: Chọn True (Đúng) hoặc False (Sai):
The day after Tuesday is Saturday.
The last day of the week is Friday
Tuesday is between Monday and Wednesday.
Saturday is after Sunday.
The day after Thursday is Friday.
The first day of the week is Tuesday.
Saturday is the last day of the week.
The day between Friday and Sunday is Saturday.
Bài tập 2: Trả lời những câu hỏi sau
What day is before Wednesday?
What day is after Monday?
What day is after Friday?
What day is before Thursday?
What day is three days after Tuesday?
What day is two days before Saturday?
What day is the first day of the week?
What day is the last day of the week?
Đáp án:
Bài tập 1:
False
False
True
True
False
False
False
True
Bài tập 2:
Tuesday
Tuesday
Saturday
Wednesday
Friday
Thursday
Monday
Sunday
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Trên đây là tất tàn tật các kiến thức về các thứ trong tiếng Anh. Qua bài viết chắc bạn đã tự tin trả ười về các thứ và nguồn gốc của chúng rồi phải không? Hãy theo dõi Step Up để được học nhiều bài học tiếng Anh thú vị hơn nữa nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
“Quả gì mà chua chua thế? Xin thưa rằng quả khế.”. Các bạn có biết quả khế trong tiếng Anh là gì không? Đó chính là “starfruit” – quả ngôi sao”. Do khế khi cắt ra sẽ có hình các khôi sao đó. Vậy khế chua, khế ngọt, khế chín, khế… hỏng tiếng Anh là gì nhỉ? Các loại quả khác trong tiếng Anh thì sao? Bài viết dưới đây của Step Up sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức từ vựng và các mẫu câu về các loại trái cây bằng tiếng Anh thật chi tiết nhé.
Việt Nam ta thực sự là thiên đường của các loại quả. Rất nhiều người nước ngoài tới đây và muốn biết tên của những trái cây như vải, chôm chôm, vú sữa… Để giúp các bạn có thể tự tin giải đáp cho bạn bè nước ngoài, sau đây là 60 từ vựng các loại trái cây bằng tiếng Anh thông dụng nhất.
STT
Từ vựng
Phát âm
Nghĩa
1
Almond
/’a:mənd/
quả hạnh
2
Ambarella
/’æmbə’rælə/
cóc
3
Apple
/’æpl/
táo
4
Apricot
/ˈæ.prɪ.kɒt/
mơ
5
Avocado
/¸ævə´ka:dou/
bơ
6
Banana
/bə’nɑ:nə/
chuối
7
Berry
/’beri/
dâu
8
Blackberries
/´blækbəri/
mâm xôi đen
9
Cantaloupe
/’kæntəlu:p/
dưa vàng
10
Cherry
/´tʃeri/
anh đào
11
Chestnut
/´tʃestnʌt/
hạt dẻ
12
Citron
/´sitrən/
quả thanh yên
13
Coconut
/’koukənʌt/
dừa
14
Cranberry
/’krænbəri/
quả nam việt quất
15
Currant
/´kʌrənt/
nho Hy Lạp
16
Custard-apple
/’kʌstəd,æpl/
mãng cầu (na)
17
Dates
/deit/
quả chà là
18
Dragon fruit
/’drægənfru:t/
thanh long
19
Durian
/´duəriən/
sầu riêng
20
Fig
/fig/
sung
21
Granadilla
/,grænə’dilə/
dưa Tây
22
Grape
/greɪp/
nho
23
Grapefruit (or pomelo)
/’greipfru:t/
bưởi
24
Green almonds
/gri:n ‘ɑ:mənd/
quả hạnh xanh
25
Guava
/´gwa:və/
ổi
26
Honeydew
/’hʌnidju:/
dưa xanh
27
Honeydew melon
/’hʌnidju: ´melən/
dưa bở ruột xanh
28
Indian cream cobra melon
/´indiən kri:m ‘koubrə ´melən/
dưa gang
29
Jackfruit
/’dʒæk,fru:t/
mít
30
Jujube
/´dʒu:dʒu:b/
táo ta
31
Kiwi fruit
/’ki:wi:fru:t/
kiwi
32
Kumquat
/’kʌmkwɔt/
quất
33
Lemon
/´lemən/
chanh vàng
34
Lime
/laim/
chanh vỏ xanh
35
Longan
/lɔɳgən/
nhãn
36
Lychee (or litchi)
/’li:tʃi:/
vải
37
Malay apple
/mə’lei ‘æpl/
điều
38
Mandarin (or tangerine)
/’mændərin/
quýt
39
Mango
/´mæηgou/
xoài
40
Mangosteen
/ˈmaŋgəstiːn/
măng cụt
41
Melon
/´melən/
dưa
42
Orange
/ɒrɪndʒ/
cam
43
Papaya (or pawpaw)
/pə´paiə/
đu đủ
44
Passion-fruit
/´pæʃən¸fru:t/
chanh dây
45
Peach
/pitʃ/
đào
46
Pear
/peə/
lê
47
Persimmon
/pə´simən/
hồng
48
Pineapple
/’pain,æpl/
dứa, thơm
49
Plum
/plʌm/
mận
50
Pomegranate
/´pɔm¸grænit/
lựu
51
Raisin
/’reizn/
nho khô
52
Rambutan
/ræmˈbuːtən/
chôm chôm
53
Sapota
sə’poutə/
sapôchê
54
Soursop
/’sɔ:sɔp/
mãng cầu xiêm
55
Star apple
/’stɑ:r ‘æpl/
vú sữa
56
Starfruit
/’stɑr.fru:t/
khế
57
Strawberry
/ˈstrɔ:bəri/
dâu tây
58
Tamarind
/’tæmərind/
me
59
Ugli fruit
/’ʌgli’fru:t/
quả chanh vùng Tây Ấn
60
Watermelon
/’wɔ:tə´melən/
dưa hấu
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Mẫu câu giao tiếp về các loại trái cây bằng tiếng Anh
“Cẩn thận! Quả đó bị thối rồi!” – câu nói ngắn gọn nhưng kịp thời này sẽ giúp bớt đi một người bạn phải trải qua hương vị không ngon tẹo nào của trái cây hỏng, hay thậm chí là cảm giác đau bụng nữa. Nhưng hoa quả bị hỏng trong tiếng Anh là gì nhỉ? Hãy đọc những mẫu câu giao tiếp về các loại trái cây bằng tiếng Anh dưới đây để biết nhé.
Mẫu câu giao tiếp chung về các loại trái cây bằng tiếng Anh
These fruits are rotten!!
Những quả này thối rồi!!
It’s ripe/ unripe.
Nó chín rồi đó./ Nó chưa chín đâu.
This apple tastes rather tart/ sour.
Quả táo này hơi chát/ chua.
These mandarins are sweet.
Những quả quít này thật ngọt.
Do you like fruits? What’s your favorite one?
Bạn có thích ăn trái cây không? Bạn thích loại nào nhất?
I like grapes the most.
Tôi thích ăn nho nhất.
Any kind of them.
Loại trái cây nào tôi cũng thích.
Do you like fruit juice/ fruit salad/… ?
Bạn có thích nước hoa quả/ rau trộn hoa quả/… không?
Yes. It’s good for our health.
Có chứ. Nó tốt cho sức khỏe mà.
How often do you eat fresh fruit?
Bạn có thường ăn trái cây tươi không?
I eat a lot of fruits every day.
Tôi ăn rất nhiều trái cây mỗi ngày.
Do you think fruits are good for our health?
Bạn có nghĩ trái cây tốt cho sức khỏe không?
Yes of course.
Đương nhiên rồi.
What kind of fruits do you buy at the market?
Bạn hay mua loại quả nào ở chợ?
I often buy….
Tôi thường mua…
What are the most common/ popular/ favorite fruits in your country?
Loại hoa quả nào phổ biến/ được thích nhất ở đất nước bạn?
Vietnam is a tropical country so we have a lot of kinds of fruits, I think lychee and rambutan are popular ones and Vietnam also exports these fruits.
Việt Nam là đất nước nhiệt đới nên có rất nhiều loại quả, tôi nghĩ vải và chôm chôm là được ưa thích nhất và Việt Nam cũng xuất khẩu những loại quả này nữa.
Do you cultivate any fruits in your garden?
Bạn có trồng cây ăn quả nào trong vườn không?
My garden is not that large.
Vườn của tôi không rộng như thế đâu.
This grocery sells all kinds of fruits and vegetables.
Cửa hàng tạp hóa này bán tất cả các loại quả và rau củ.
Some beverages were made from fruits such as grapes, apples, pomegranates and so on.
Một số loại đồ uống được làm từ hoa quả như nho, táo, lựu và nhiều loại khác.
Mẫu câu thú vị có sử dụng các loại trái cây bằng tiếng Anh
Trong tiếng Anh, hoa quả được đưa vào trong các câu thành ngữ khá đa dạng và “biến hóa”. Dưới đây là một số mẫu câu có sử dụng các loại trái cây bằng tiếng Anh như vậy.
The fruit of something
Nghĩa: Thành quả tốt đẹp của việc gì đó (cũng có từ “quả” thật luôn nhé)
The award he received is the fruit of his hard work.
Giải thưởng anh ấy nhận được chính là thành quả của sự chăm chỉ.
The apple of your eye
Nghĩa: Người bạn rất thích
You are the apple of my eyes.
Tôi rất yêu quý bạn.
Go bananas
Nghĩa: “Phát điên”, tức giận hoặc quá hào hứng
Your mom will go bananas if she sees your room in this dirty condition.
Mẹ bạn sẽ phát điện nếu bà ấy thấy căn phòng của bạn bẩn như thế này.
A bite at the cherry
Nghĩa: một cơ hội đạt được điều gì đó
Jack definitely wants a bite of the cherry.
Jack chắc chắn muốn có một cơ hội.
Not give a fig
Nghĩa: không hứng thú, không quan tâm
Okay, you can do what you like. I don’t give a fig.
Được thôi, bạn có thể làm những gì bạn muốn. Tôi không quan tâm.
Apples and oranges
Nghĩa: khác biệt
My sister and my brother just apples and oranges.
Chị gái và anh trai tôi cực khác nhau.
Lemon
Nghĩa: một phương tiện không hoạt động tốt
I was shocked. The car dealer sold me a lemon.
Tôi đã bị sốc. Người bán xe bán cho tôi một chiếc xe hỏng.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
3. Cách ghi nhớ từ vựng các loại trái cây bằng tiếng Anh với sách Hack Não 1500
Nếu bạn vẫn đang loay hoay với việc học từ mới, hàng ngày phải chép từ mới ra nhiều lần hoặc ngồi đọc không ngừng nghỉ: pear là quả lê, pear là quả lê,… thì hãy thử một cách học mới và hiệu quả hơn xem.
Sách Hack Não 1500 đi cùng với APP Hack Não sẽ giúp bạn ghi nhớ từ vựng cực nhanh với các phương pháp phát huy 80% năng lực não bộ và mọi giác quan, thay vì 8% như cách học truyền thống.
Mỗi unit trong sách là một chủ đề khác nhau, trong đó có cả chủ đề về các loại trái cây bằng tiếng Anh. Cụ thể, mỗi unit có 4 phần:
Phần 1: Khởi động cùng truyện chêm
Phương pháp học tiếng Anh qua truyện chêm là cách học tiếng Anh qua một mẩu chuyện bằng tiếng Việt nhưng có chêm thêm các từ tiếng Anh cần học vào trong đó. Đây là cách giúp người đọc có thể bẻ khóa nghĩa của từ vựng qua từng văn cảnh, tình huống.
Ví dụ, để học các loại trái cây bằng tiếng Anh là: durian, cucumber, grapefruit, kumquat, ta viết một số câu văn như sau:
Công ty đối thủ vừa ra loại đồ uống hữu cơ mới rất thơm: sinh tổ durian đóng hộp. Chúng ta cần phải cạnh tranh với họ, cucumber thì như thế nào nhỉ.
Nó nhạt nhẽo lắm, mình nghĩ các cô gái trẻ sẽ thích cái gì đó chua chua, như grapefruit hoặc kumquat.
Phần 2: Tăng tốc: Nạp từ vựng cùng phương pháp âm thanh tương tự
Ở phần này, các từ vựng sẽ được giải đáp cho bạn bằng phương pháp âm thanh tương tự. Phương pháp này dựa trên nguyên lý “bắc cầu tạm” từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ, có thể giúp ta học tới 30 – 50 từ mới 1 ngày.
Hiểu nôm na là cứ với mỗi từ tiếng Anh, chúng ta sẽ tạo ra những âm thanh tương tự bằng tiếng Việt có cách đọc hao hao với từ đó. Sau đó chế câu chuyện nhỏ sao cho phần âm thanh tương tự này đi cùng được với nghĩa tiếng Việt.
Một số ví dụ trong sách Hack Não 1500 theo phong cách vui và hài hước :
Kumquat (quả quất): Tuấn căm quạt trần vì nó rơi đè lên quả quất.
Mangosteen (quả măng cụt): Mang girl xì tin 15 cân măng cụt để gây ấn tượng
Jackfruit (quả mít): Muốn tự giác phải rút giấy lau quả mít.
Phần 3: Tự tin bứt phá: Luyện tập
Trong phần này, bạn sẽ được kết hợp với Audio đi kèm với sách Hack Não để thực hành nghe và làm bài điền từ vào chỗ trống.
Nếu bạn thấy quá khó, chưa nghe được thì có thể điền trước các từ hoặc cụm từ bằng khả năng ghi nhớ từ của mình, vì ở mỗi vị trí cần điền đều có nghĩa tiếng việt đi kèm.
Ngoài từ vựng riêng lẻ, bạn sẽ được ôn tập thông qua bài tập dành riêng cho phần cụm từ. Với mỗi cụm từ, bạn sẽ đoán nghĩa của cụm từ thông qua ngữ cảnh và gợi ý sẵn có ở đó.
Phần 4: Về đích: Ứng dụng
Đây chính là phần cho bộ não của bạn tỏa sáng đây. Hãy tổng hợp lại các từ trong unit vừa học và sáng tác 1 câu chuyện chêm của riêng mình. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo các câu văn, câu chuyện theo ý của mình. Có những câu chuyện không đầu không cuối, nhưng lần sau ôn tập lại thì hiệu quả tăng lên rất đáng kể đó.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Trên đây là trọn bộ kiến thức bao gồm từ vựng và các mẫu câu thú vị về các loại trái cây bằng tiếng Anh thông dụng nhất. Ngoài ra, Step Up cũng giới thiệu tới các bạn cách học từ vựng các loại trái cây bằng tiếng Anh nói riêng và từ vựng tiếng Anh nói chung cùng sách Hack Não 1500. Chúc các bạn ôn tập thật chăm chỉ và có thể “chém hoa quả” điêu luyện trong tương lai nhé!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Thì quá khứ đơn (Past Simple) là 1 trong 12 thì cơ bản của ngữ pháp tiếng Anh. Nếu muốn học tốt tiếng Anh bạn cần biết và phân biệt rõ với các thì khác. Vậy cách sử dụng của thì này như thế nào? Hãy cùng Step Up tham khảo chi tiết bài viết thì quá khứ đơn để giúp bạn nắm được cấu trúc ngữ pháp tự tin sử dụng tiếng Anh trong nghe nói đọc viết nhé.
Thì quá khứ đơn (Past Simple) dùng diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ, đã chấm dứt ở hiện tại và biết rõ thời gian hành động đó diễn ra.
2. Cấu trúc thì Quá Khứ Đơn trong tiếng Anh
1. Câu khẳng định:
S + V(regular/ irregular) + O
Trong đó:
– Regular Verbs là những động từ có quy tắc như: to work (làm việc) – worked. to play (chơi) – played
– Irregular Verbs là những động từ bất quy tắc như: to do – did – done, to speak – spoke – spoken, to teach – taught – taught
Ví dụ:
We studied a hard lesson last week. (Chúng tôi đã học một bài rất khó tuần trước.)
Jane travelled to England last summer. (Jane đã đi du lịch đến Anh mùa hè năm ngoái.)
Mrs. Susie taught me English 2 days ago. (Cô Susie đã dạy tôi tiếng Anh 2 hôm trước.)
I wore a blue dress yesterday. (Tôi mặc chiếc váy màu xanh hôm qua.)
Xem thêm Thì quá khứ đơn các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Đối với động từ “to be” và động từ khuyết thiết ta thêm “not” vào sau
S + did not + V + O
Ví dụ:
She wasn’t at home yesterday. (Hôm qua cô ấy đã không ở nhà.)
You weren’t honest with me. (Cậu đã không thành thật với tớ.)
We weren’t aware of the news. (Chúng tôi đã không biết gì về tin tức đó.)
Đối với động từ thường, ta đặt trợ động từ “didn’t” trước động từ chính.
Ví dụ:
Yuzu didn’t go out with me last Sunday. (Yuzu đã không đi ra ngoài với tớ chủ nhật tuần trước.)
Kai didn’t do as he promised. (Kai không làm như anh ấy đã hứa.)
I didn’t think much about it. (Tôi không nghĩ nhiều về nó lắm.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Đối với động từ “to be” và động từ khuyết thiếu ta sẽ di chuyển nó lên đầu câu
(Từ để hỏi)/Did + S + Verb ?
Ví dụ:
Were you in John’s house yesterday? (Bạn đã ở nhà John hôm qua phải không?)
Could she buy the limited iphone version yesterday? (Cô ấy có mua được chiếc iphone bản giới hạn hôm qua không?)
Did you do the housework? (Bạn đã làm bài tập rồi chứ?)
Lưu ý: Khi đổi câu sang phủ định và nghi vấn: động từ chính cần đưa về dạng nguyên thể.
3. Cách sử dụng thì Quá Khứ Đơn
1. Diễn đạt một hành động đã kết thúc trong quá khứ có thời điểm xác định cụ thể
Ví dụ:
I started learning Japanese 5 years ago. (Tôi đã bắt đầu học tiếng Nhật 5 năm trước.)
He graduated from Hanoi university in 2016. (Anh ấy đã tốt nghiệp đại học Hà Nội năm 2016.)
We got married in 2019. (Chúng tôi đã cưới nhau năm 2019.)
2. Diễn đạt một hành động đã xảy ra trong 1 thời gian dài trong quá khứ và đã kết thúc: Cụm từ đi cùng: for + (khoảng thời gian), from….to….
Ví dụ:
Tonny worked for that company for 2 years. (now he works for another company) (Tonny đã làm việc cho công ty đó 2 năm, giờ anh ấy làm việc cho công ty khác.)
I learned at high school from 2014 to 2017. (Tôi đã học cấp ba từ năm 2014 đến 2017.)
Susie was a teacher for 10 years. (now she is a nurse) (Susie đã làm giáo viên 10 năm, giờ cô ấy là y tá.)
3. Diễn đạt một loạt hành động liên tiếp nhau xảy ra trong quá khứ
Ví dụ:
I came to Jane’s home, we ate dinner together. (Tôi đã đến nhà Jane rồi hai đứa ăn tối với nhau.)
Susie opened the door, turned on the light and took off her clothes. (Susie đã mở cửa, bật đèn lên và cởi đồ.)
They greeted, then talked and danced. (Họ đã chào hỏi nhau, trò chuyện và nhảy múa.)
4. Diễn đạt một hành động thường xuyên lặp lại trong quá khứ bây giờ không diễn ra nữa
Ví dụ:
When I was a little girl, I always read comic. (Khi tôi còn nhỏ, tôi hay đọc truyện tranh lắm.)
He worked out quiet often before he fell sick. (Anh ấy đã tập thể dục thường xuyên trước khi anh ấy lâm bệnh.)
She usually came to the library, but now she reads e-books. (Cô ấy đã thường xuyên đến thư viện, nhưng giờ cô ấy đọc sách điện tử.)
5. Diễn đạt hành động chen ngang vào hành động khác diễn ra trong quá khứ
Ví dụ:
The children were playing football when their mother came back home. (Bọn trẻ đang chơi bóng đá thì mẹ chúng về nhà.)
Susie was crossing the road when she saw Jullie. (Susie đang băng qua đường thì cô ấy nhìn thấy Jullie.)
The policeman caught the thief while he was escaping. (Cảnh sát đã bắt được tên trộm khi hắn đang chạy trốn.)
Trong 12 thì tiếng Anh, cách sử dụng của thì quá khứ đơn và thì hiện tại hoàn thành sẽ khiến bạn có thể bị nhầm lẫn giữa 2 thì này. Vậy nên cần note thật kỹ để khi sử dụng thì tiếng Anh thật hợp lý tương ứng với từng ngữ cảnh nhé!
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Đối với thì quá khứ đơn, trong câu có dấu hiệu nhận biết là các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ:
yesterday
last/past/ the previous + N : last year, the previous day
N + ago: an hour ago, 3 days ago
in + N (chỉ thời điểm trong quá khứ) in 2016
Cách thêm -ed cho động từ có quy tắc
– Thông thường thêm “ed” sau động từ có quy tắc: work – worked
– Động từ có tận cùng “e” thì chỉ thêm “d”: smile- smiled
– Động từ có tận cùng là”y” mà trước nó là một phụ âm thì đổi “y” thành “i” rồi thêm “ed”: study – studied
Tuy nhiên nếu trước “y” là nguyên âm a, o, u, i, e ta chỉ thêm “ed”: enjoy- enjoyed
– Động từ có một âm tiết, tận cùng là một nguyên âm ở giữa hai phụ âm thì nhân đôi âm cuối rồi thêm “ed”: stop – stopped
Tuy nhiên nếu phụ âm cuối là h, w, y, x thì chỉ thêm “ed” không nhân đôi phụ âm cuối: stay – stayed
– Động từ có hai âm tiết, tận cùng là một nguyên âm ở giữa hai phụ âm, trọng âm rơi vào âm tiết cuối thì ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “ed”: transfer- transferred
– Động từ có hai âm tiết, tận cùng là một nguyên âm ở giữa hai phụ âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu thì ta không nhân đôi phụ âm: enter – entered
[FREE]Download 12 THÌ TIẾNG ANH – Tổng hợp cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết 12 THÌ để áp dụng vào các chủ điểm thi cử và giao tiếp thực tế
My family … to The Great Pyramid of Giza by air last week
My friend … to my home when I was sleeping
He … so sad when he … the news he failed the English test
I … very tired because I … all day yesterday
What … he dream when he … young?
After coming back home, I … a bath, then I … to bed early
“Here is the money I…” he said “I always keep my promise”
“You are late” he said “The bus … 15 minutes ago”
I thought you … a new pen yesterday
I spoke slowly, but he … understand me
When he failed to meet us, we … without him
Đáp án: watched, travelled, came, was-worked, did-was, took-went, promised, went, bought, could not, left
Bài 2: Chia động từ đúng với câu
1. I knew Mai was very busy, so I ….. her (disturb)
2. I was very tired, so I ….. the party early. (leave)
3. The bed was very uncomfortable. I ….. very well (sleep)
4. The window was open and a bird ….. into the room (fly)
5. The hotel wasn’t very expensive. It ….. very much (cost)
6. He was in a hurry, so he ….. time to phone you (have).
7. It was hard carrying the bags. We ….. very heavy. (be)
Đáp án:
1. didn’t disturb
2. left
3. didn’t sleep
4. flew
5. didn’t cost
6. didn’t have
7. were
Bài 3: Bài tập thì quá khứ đơn với động từ tobe
1. Susie (be) a teacher, she (be) a farmer.
2. When I said I didn’t do that, I (be) honest.
3. My mother (be) very pleased when I got home early.
4. Look at us in this photo, we (be) 5-year-olds.
5. He comforted her because she (be) sad.
6. I’d be nicer if you (be) so rude.
7. Your teacher (be) very nice to me, so I don’t trust her.
Đáp án:
1. was/wasn’t
2. was
3. was
4. were
5. was
6. weren’t
7. wasn’t
Bài 4: Đặt 10 câu với thì quá khứ đơn
Đáp án: (tham khảo)
1. I looked at her but she didn’t look at me.
2. Yesterday was my birthday.
3. My back hurts because I worked on the computer for too long.
4. Susie was sick 10 days ago.
5. She came home late, ate midnight snack and went to bed.
6. They had fun at the party last week.
7. You didn’t brush your teeth this morning.
8. Dad wasn’t happy with my scores.
9. Our relatives decided to pay us a visit.
10. I was so shocked that I couldn’t speak.
Trên đây là bài viết về Thì quá khứ đơn hi vọng bạn đọc có thể nắm được cách sử dụng để vận dụng thì căn bản này vào trong bài tập thi cử và giao tiếp trong cuộc sống. Để có thể luyện nói tiếng Anh với thì quá khứ đơn bạn có thể tham khảo thêm vốn từ trong sách Hack Não 1500: với 50 units thuộc các chủ đề khác nhau sách sẽ giúp bạn mở rộng thêm vốn từ phong phú để có thể vận dụng không chỉ riêng thì quá khứ đơn mà tất cả các cấu trúc tiếng Anh khác trong cuộc sống.
Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh.
“Apples are being washed in the yard by my mother”
Đây dạng mẫu câu bị động trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. Đối với người học ngoại ngữ, từ vựng và cấu trúc là hai phần bắt buộc phải học để có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ này.
Hôm nay, Step Up sẽ chia sẻ tới bạn kiến thức về công thức, cách dùng, bài tập thực hành về câu bị động nhằm giúp bạn tránh nhầm lẫn khi chuyển đổi từ thể chủ động sang bị động nhé. Cùng lấy giấy bút để note lại ngay nào!
Câu bị động (Passive Voice) là câu mà chủ ngữ là người hay vật chịu tác động của hành động, được sử dụng để nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động đó. Thì của câu bị động phải tuân theo thì của câu chủ động.
2. Cấu trúc câu bị động
Câu chủ động: Subject + Verb + Object
Câu bị động: Subject + Verb + By Object
Ví dụ:
– My mother is washing apples in the yard.
Mẹ tôi đang rửa táo ở ngoài sân.
– Apples are being washed in the yard by my mother.
Táo đang được rửa ở ngoài sân bởi mẹ tôi.
Xem thêm CÂU BỊ ĐỘNG và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
3. Các bước chuyển câu chủ động sang bị động trong thì tiếng Anh
3.a. Các bước chuyển đổi sang câu bị động
Việc đầu tiên mà bạn cần phải làm đó là xác định tân ngữ trong câu chủ động đồng thời chuyển thành chủ ngữ cho câu bị động.
Sau đó, hãy xác định thì trong câu chủ động rồi bắt đầu chuyển động từ về thể bị động, chuyển động từ thành dạng “tobe + Ved/P2” cũng như chia động từ “tobe” theo đúng thì của câu chủ động, giữ nguyên cách chia dạng số ít, số nhiều theo chủ ngữ.
Cuối cùng, nếu chủ ngữ trong câu chủ động xác định thì hãy chuyển thành tân ngữ trong câu bị động đồng thời thêm “by” phía trước. Các chủ ngữ không xác định thì có thể bỏ qua, ví dụ them, people…
=> Oranges are being bought in supermarket by Jane.
Hiện tại hoàn thành
S + have/has + P2 + O
eg: Jane has bought oranges in supermarket.
S + have/has + been + P2 + by O
=> Oranges have been bought in supermarket by Jane.
Quá khứ đơn
S + Ved + O
eg: Jane bought oranges in supermarket.
S + was/were + P2 + by O
=> Oranges were bought in supermarket by Jane.
Quá khứ tiếp diễn
S + was/were + V-ing + O
eg: Jane was buying oranges in supermarket.
S + was/were + being + P2 + by O
=> Oranges were being bought in supermarket by Jane.
Quá khứ hoàn thành
S + had + P2 + O
eg: Jane had bought oranges in supermarket.
S + had + been + P2 + by O
=> Oranges had been bought in supermarket by Jane.
Tương lai đơn
S + will + V-infi + O
eg: Jane will buy oranges in supermarket.
S + will + be + P2 + by O
=> Oranges will be bought in supermarket by Jane.
Tương lai hoàn thành
S + will + have + P2 + O
eg: Jane will have bought oranges in supermarket.
S + will + have + been + P2 + by O
=> Oranges will have been bought in supermarket by Jane.
Tương lai gần
S + am/is/are going to + V-infi + O
eg: Jane is going to buy oranges in supermarket.
S + am/is/are going to + be + P2+ by O
=> Oranges are going to be bought in supermarket by Jane.
Động từ khuyết thiếu
S + ĐTKT + V-infi + O
eg: Jane should buy oranges in supermarket.
S + ĐTKT + be + P2 + by O
=> Oranges should be bought in supermarket by Jane.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
3.b. Một số lưu ý khi chuyển sang câu bị động trong tiếng Anh
Như bạn thấy câu bị động được chuyển từ câu chủ động sang vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn khi bạn chia động từ cũng như xác định chủ ngữ chính, vậy nên khi chuyển sang câu bị động hãy chú ý một chút những phần sau nhé:
2. Câu bị động có động từ tường thuật như: assume, think, consider, know, believe, say, suppose, suspect, rumour, declare, feel, find, know, report,…
S: chủ ngữ; S’: Chủ ngữ bị động
O: Tân ngữ; O’: Tân ngữ bị động
S + V + that + S’ + V’ + O …
=> Cách 1: S + be + Ved/P2 + to V’
Cách 2: It + be + Ved/P2 + that + S’ + V’
Ví dụ:
People say that Adam is very rich.
→ Adam is said to be very rich.
→ It’s said that Adam is very rich.
3. Khi câu chủ động là câu nhờ vả như: have, get, make
Have:
S + have + Sb + V + O …
–> S + have + O + P2 + (by Sb)
Ví dụ:
Marie has her daughter buy a cup of coffee.
→ Marie has a cup of coffee bought by her daughter.
Make:
S + make … + Sb + V + O …
=> Sb + be + made + to V + O …
Ví dụ:
John makes the hairdresser cut his hair.
→ His hair is made to cut by the hairdresser.
Get:
S + get + Sb + to V + O…
–> S + get + O + to be + P2 (by Sb)
Ví dụ:
Julie gets her husband to clean the kitchen for her.
→ Julie gets the kitchen cleaned by her husband.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
4. Khi câu chủ động là câu hỏi: Thể bị động của câu hỏi Yes/No
Do/does + S + V-infi + O …?
=> Am/ is/ are + S’ + Ved/P2 + (by O)?
Ví dụ:
Do you clean your classroom?
→ Is your classroom cleaned (by you)?
Did + S + V-infi + O…?
=>Was/were + S’ + Ved/P2 + by + …?
Ví dụ:
Can you bring your workbook to my desk?
→ Can you workbook be brought to my desk?
Modal verbs + S + V-infi + O + …?
=> Modal verbs + S’ + be + Ved/P2 + by + O’?
Ví dụ:
Can you move the table?
→ Can the table be moved?
Have/has/had + S + Ved/P2 + O + …?
=> Have/ has/ had + S’ + been + Ved/P2 + by + O’?
Ví dụ:
Has she done her homework?
→ Has her homework been done (by her)?
5. Câu bị động với các động từ chỉ quan điểm, ý kiến như: think/ say/ suppose/ believe/ consider/ report…
Ví dụ:
People think she bought the flower in the opposite store.
→ It is thought that she bought the flower in the opposite store.
She is thought to havebought the flower in the opposite store.
6. Câu bị động với các động từ chỉ giác quan như: see, hear, watch, look, notice,….
S + P2 + Sb + Ving. (nhìn/ xem/ nghe… ai đó đang làm gì)
Diễn tả hành động đang xảy ra bị 1 hành động khác xen vào hoặc việc ai đó chứng kiến người khác làm gì và chỉ thấy 1 phần của hành động.
Ví dụ:
He watched them playing basketball.
→ They were watched playing basketball.
S + P2 + Sb + V. (nhìn/ xem/ nghe… ai đó làm gì)
Ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối.
eg: I heard her cry.
→ She was heard to cry.
7. Khi câu chủ động là câu mệnh lệnh
Khẳng định:
V + O Let + O + be + P2
Phủ định:
Don’t + V + O Don’t let + O + be + P2
Ví dụ:
Do the exercise!
→ Let the exercise be done!
Don’t leave her alone!
→ Don’t let her be left alone!
* Câu mệnh lệnh chủ động cũng có thể chuyển thành bị động với SHOULD trong một số tình huống:
Ví dụ:
Don’t use the telephone in case it breaks down.
–> The telephone shouldn’t be used in case it break down.
5. Một số cấu trúc câu bị động dạng đặc biệt thường gặp
1. Chuyển câu chủ động có sử dụng to-V thành bị động: S + V + Sb + to V + O
* Cách 1: Nếu tân ngữ sau to V trong câu chủ động cũng chính là chủ ngữ trong câu bị động:
S + V + to be + P2 + (by Sb)
Ví dụ:
I want you to teach me
–> I want to be taught by you.
* Cách 2: Nếu tân ngữ sau to V trong câu chủ động khác với chủ ngữ trong câu bị động:
S + V + O + to be + P2 + (by Sb)
Ví dụ:
I want him to repair my car
–> I want my car to be repaired by him
* Cách 3: Có thể dùng Sb trong câu chủ động làm Chủ ngữ của câu bị động:
Sb + be + P2 + to V + O
Ví dụ:
People don’t expect the police to find out the stolen money.
–> The police aren’t expected to find out the stolen money.
2. Cấu trúc: S + V1 + V-ing + O + …
=> S + V + (that) + O + should be + P2 + …
eg: She suggests drinking wine at the party.
–> She suggests that wine should be drunk at the party.
3. Cấu trúc: S + V1 + Sb + V-ing + O
=> S + V + being + P2 + O
Ví dụ:
She remember people taking her to the amusement park.
-> She remember being taken to the amusement park.
4. Chuyển câu chủ động dùng động từ nguyên thể không có to sau các V chỉ giác quan thành câu bị động, đổi V thành to V khi chuyển sang bị động:
S + see / taste/ watch / hear / look / catch … + Sb + V + O
=> S + be + seen / tasted/ watched / heard / looked / caught … + to V + O
Ví dụ:
I sometimes see him go out.
-> He is sometimes seen to go out.
5. Chuyển câu chủ động có V-ing sau các V chỉ giác quan sang bị động, khi chuyển sang bị động, V-ing vẫn giữ nguyên là V-ing:
S + see / taste/ watch / hear / look / catch … + Sb + V-ing + O
=> S + be + seen / tasted/ watched / heard / looked / caught …+ V-ing + O
Ví dụ:
I see him bathing her dog now.
-> He is seen bathing her dog now. We heard her singing loudly.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về câu bị động, hãy học thật kĩ và bổ sung tốt vào phần ngữ pháp tiếng Anh bạn còn yếu. Step Up mong rằng sau bài học này, bạn sẽ không còn băn khoăn khi chuyển một câu chủ động sang câu bị động nữa.
Chắc hẳn với mỗi người học tiếng Anh thì từ “make” đã quá quen thuộc, không còn gì xa lạ. Đây là động từ phổ biến và thông dụng trong tiếng Anh, mang nghĩa là “khiến, làm cho”. Việc nắm vững cấu trúc với make sẽ giúp bạn mô tả được hầu hết các câu trong cuộc sống một cách dễ dàng. Hôm nay, Step Up sẽ đem đến cho bạn những chia sẻ hữu ích nhất về cấu trúc make.
1. Tổng hợp cấu trúc make và cách dùng trong tiếng Anh
Trong ngữ pháp tiếng Anh, chắc hẳn ai cũng từng bắt gặp cấu trúc với động từ “make”. Tuy nhiên, khi ghép với các cụm từ hoặc giới từ khác nhau, từ “make” lại tạo thành những cấu trúc khác nhau.
1. Cấu trúc Make + somebody + do sth (Sai khiến ai đó làm gì)
Ví dụ:
He makes her do all the housework. (Anh ta bắt cô ấy làm hết việc nhà)
The teacher makes her students go to school early. (Giáo viên bắt học sinh của mình đi học sớm).
Đây là một cấu trúc sai khiến phổ biến. Nó thường được sử dụng trong giao tiếp cũng như trong các đề thi.
– Những cấu trúc đồng nghĩa với cấu trúc với make:
Get sb to do st
Have sb do sth
Ví dụ:
I make Peter fix my car (Tôi bắt Peter sửa ô tô cho tôi)
=> I’ll have Peter fix my car
=> I’ll get Peter to fix my car.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
2. Cấu trúc Make + somebody + to verb (buộc phải làm gì)
Ví dụ:
Don’t make me cry (Đừng làm tôi khóc)
She makes me go out. (Cô ấy bắt tôi ra ngoài)
Cấu trúc này thường ở dạng bị động chuyển thể từ cấu trúc trên. Khi muốn sai khiến ai đó làm gì ở thể chủ động, ta dùng cấu trúc “Make sb do sth”. Trong câu bị động, sử dụng dùng cấu trúc “Make sb to do sth”.
Ví dụ:
My teacher makes me do homework. (Giáo viên của tôi bắt tôi làm bài tập)
=> I am made to do homework . (Tôi bị buộc phải làm bài tập).
Nam makes his girlfriend be at home after wedding. (Hùng bắt bạn gái ở nhà sau khi cưới).
=> Nam’s girlfriend is made to be at home after wedding. (Bạn gái của Nam buộc phải ở nhà sau khi cưới)
3. Cấu trúc Make + sb/sth + adj (làm cho)
Trong giao tiếp tiếng Anh, người ta thường sử dụng cấu trúc này.
Ví dụ:
The film makes me sad. (Bộ phim làm tôi buồn)
He makes me happy (Anh ấy làm tôi hạnh phúc)
His gift makes me very happy (Món quà của cô ấy làm tôi rất hạnh phúc)
4. Cấu trúc Make + possible/ impossible
a. Cấu trúc Make it possible/impossible (for sb) + to V
Nếu trong câu theo sau make là to V thì phải thêm it đứng giữa make và possible/impossible.
Ví dụ: Phân tích câu dưới đây:
The new motobike make possible to go to school easily and quickly.
=> Ta thấy theo sau make có to V (to go), vì vậy ta phải thêm it vào giữa make và possible.
=> Vì vậy câu đúng phải là: The new motobike make it possible to go to school easily and quickly.
Ngoài ra, ở cấu trúc trên, bạn cũng có thể thay từ possible/ impossible bằng các từ khác như difficult, easy…
Ví dụ: Studying abroad makes it easier for me to settle down here. (Học ở nước ngoài giúp tôi định cư ở đây dễ dàng hơn).
b. Cấu trúc Make possible/ impossible + N/ cụm N
Cấu trúc này ngược lại hoàn toàn với cấu trúc make possible ở trên.
Nếu theo sau make là một danh từ hoặc cụm danh từ thì “tuyệt đối” không đặt it ở giữa make và possible/impossible.
Ví dụ:
The Internet makes possible much faster communication. (Internet giúp giao tiếp nhanh hơn).
=> Do Faster communication là một cụm danh từ nên ta dùng make possible.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong giải bài tập hay giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều cụm từ đi với make. Dưới đây là một số cụm từ và cụm động từ đi với make thông dụng.
1. Cụm động từ với make
Make off
Chạy trốn
Make up for
Đền bù
Make up with sb
Làm hòa với ai
Make up
Trang điểm
Make out
Hiểu ra
Make for
Di chuyển về hướng
Make sth out to be
Khẳng định
Make over
Giao lại cái gì cho ai
Make sth out to be
Khẳng định
Make into
Biến đổi thành cái gì
2. Cụm từ (collocations) với “make”
Make a decision = make up one’s mind
Quyết định
Make an impression on sb
Gây ấn tượng với ai
Make a living
Kiếm sống
Make a bed
Dọn dẹp giường
Make a fuss over sth
Làm rối, làm ầm lên
Make friend with sb
Kết bạn với ai
Make the most/the best of sth
Tận dụng triệt để
Make progress
Tiến bộ
Make a contribution to
Góp phần
Make a habit of sth
Tạo thói quen làm gì
Make money
Kiếm tiền
Make an effort
Nỗ lực
Make a phone = call
Gọi điện
Make way for sb/sth
Dọn đường cho ai, cái gì
Make a proposal
Đưa ra lời đề nghị
Make a report
Viết, có bài báo cáo
Make a move = move
Di chuyển
Make a mess
Bày bừa ra
3. Bài tập áp dụng cấu trúc make trong tiếng Anh
Dưới đây là bài tập áp dụng cấu trúc với make. Cùng làm để củng cố lại kiến thức đã học nhé!
Điền dạng đúng của do, make hoặc take vào chỗ trống:
1. He is … research in chemistry now.
2. We normally … the shopping on Saturday mornings.
Trên đây là tổng hợp các cấu trúc với make trong tiếng Anh. Hy vọng sau bài viết này các bạn có thể “nắm trọn” những kiến thức bổ ích về cấu trúc make.
Các bạn hãy nhớ ôn luyện và làm bài tập thật nhiều để sử dụng thành thạo cấu trúc này nhé!