Thành thạo cách sử dụng on in at nhanh chóng

Thành thạo cách sử dụng on in at nhanh chóng

Khi nhắc tới các giới từ chỉ địa điểm và thời gian thì bộ ba giới từ “on, in, at” được lựa chọn nhiều nhất trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong văn phạm tiếng Anh. Vậy điểm khác nhau giữa chúng là gì? Mức độ phạm vi thể hiện của chúng như thế nào? Hãy cùng Step Up tìm hiểu cách sử dụng “on, in, at” ngay trong bài viết sau nhé. 

1. Cách sử dụng giới từ IN

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giới từ “in” trong chủ điểm ngữ pháp cách sử dụng “on, in, at”. Trong các giới từ tiếng Anh đi với các từ chỉ địa điểm và thời gian, giới từ “in” có phạm vi lớn nhất, thường mang tính chung chung, phổ quát. 

Giới từ In

Giới từ “in” chỉ địa điểm

Trong ngữ pháp tiếng Anh, giới từ “in” sẽ dùng cho các địa điểm mang tính chung chung, bao quát lớn như khu vực, quốc gia, thành phố… 

Ví dụ:

  • In Hanoi
  • In Korea
  • In Asia
  • In Vietnam

Giới từ “in” cũng được sử dụng với các từ chỉ vị trí trong lòng một cái gì đó.

Ví dụ:

  • in a bottle
  • in a small box
  • in the sea

Giới từ “in” chỉ thời gian

Khi nói một khoảng thời gian chung chung như thiên niên kỷ, thập kỷ, các năm, các tháng trong năm, thời gian trong tuần, hay trong ngày, … người ta sẽ sử dụng giới từ “in” đi kèm trước đó.

Ví dụ:

  • In the summer of 1976
  • In winter
  • In 2020
  • In August
  • In five days
  • In the morning

Xem chi tiết giới từ trong tiếng Anh và các kiến thức ngữ pháp với sách Hack Não Ngữ Pháp, giúp bạn ứng dụng trực tiếp 90% chủ điểm ngữ pháp vào giao tiếp và thi cử.

 

2. Cách sử dụng giới từ ON

Trong bộ ba giới từ “on, in, at”, giới từ on được sử dụng với phạm vi về thời gian và địa điểm ở tầm trung, chi tiết hơn so với giới từ “in” nhưng lại rộng hơn so với “at”.

Giới từ “on” chỉ địa điểm

So với giới từ “in’, giới từ “on” được sử dụng để chỉ các địa điểm cụ thể hơn như chỉ địa chỉ phố, đường, hay trên các phương tiện giao thông,…

Ví dụ:

  • On Ly Thuong Kiet street
  • On a bus
  • On Le Van Luong stress

Có một cách đơn giản khác để phân biệt cách sử dụng “on, in, at” trong câu. Đó là giới từ on thường chỉ các địa điểm trên bề mặt một cái gì đó.

Ví dụ: 

  • on this desk
  • on this surface
  • on the top of the bookshelf

Giới từ On

Giới từ “on” chỉ thời gian

Tương tự như giới từ “on” chỉ địa điểm, giới từ “on” chỉ thời gian cũng mang tính cụ thể hơn so với “in”, thường được dùng để chỉ đích danh các thứ trong tuần, ngày trong tháng và các ngày lễ có chứa từ “day”.

Ví dụ:

  • On Sunday
  • On 15th January
  • On Christmas day

Trong khi giao tiếp hay luyện nghe tiếng Anh hằng ngày, chắc hẳn bạn dễ dàng bắt gặp những giới từ này với tần suất lớn. Vì vậy đừng quên ghi chép lại những chia sẻ về cách sử dụng “on, in, at” của Step Up để giúp ích cho việc nâng cao kiến thức tiếng Anh mỗi ngày của mình nhé.3. Cách sử dụng giới từ AT

Trong cách sử dụng “on, in, at”, giới từ “at” biểu thị các địa điểm thời gian một cách chính xác và cụ thể nhất.

Giới từ “at” chỉ địa điểm

Nếu giới từ “on” hay đi kèm với các địa chỉ tên đường phố, thì giới từ at sẽ chỉ cụ thể hơn khi gắn cả số nhà và tên phố, hay một địa chỉ có phạm vi nhỏ hơn như nhà, công ty, trường học.

Ví dụ

  • At 60 Le Van Luong
  • At 90 Ly Thuong Kiet
  • At school

Giới từ “at” còn được sử dụng trong cụm giới từ chỉ vị trí ở phía cuối hay ở đáy.

Ví dụ:

  • At the bottom of the box
  • At the end of the road

giới từ At

Giới từ “at” chỉ thời gian

Đây là giới từ được sử dụng thường xuyên nhất khi nhắc tới một mốc thời gian cụ thể. Thông thường nó sẽ chỉ một giờ chính xác, một dịp đặc biệt mà không chứa từ “day”, hoặc đi cùng với các từ như “time”, “moment”, “present”,…

Ví dụ: 

  • At 3.08 p.m
  • At Christmas
  • At present
  • At that time
  • At the moment

Như vậy, cách sử dụng “on, in, at” có thể phân biệt bằng mức độ cụ thể hoặc phạm vi miêu tả rộng hay hẹp. “On, in, at” được sử dụng lần lượt theo các mức độ ý nghĩa thể hiện lần lượt là: chung chung (rộng lớn) – khá bao quát (vừa) – cụ thể (nhỏ). Vì vậy, hãy lưu ý tới các từ chỉ địa điểm hay thời gian đi kèm phía sau chúng để có thể lựa chọn giới từ thích hợp nhé.

4. Một số chú ý về cách sử dụng on in at

Dưới đây là một vài chú ý nho nhỏ cũng như trường hợp ngữ cảnh đặc biệt về cách sử dụng on in at trong tiếng Anh, cùng chúng mình tìm hiểu để tránh mắc lỗi sai về cách dùng nhé.

  • Giới từ in được sử dụng nhằm để chỉ các buổi lớn ở trong ngày (ví dụ: in the morning, in the afternoon,…), còn giới từ at thì được sử dụng nhằm để chỉ các buổi ngắn kéo dài vài tiếng đồng hồ, đồng thời xen kẽ giữa các buổi lớn (at noon, at night,…).
  • Khi đề cập tới các kỳ nghỉ, giới từ at và in sẽ được sử dụng nhằm diễn đạt cả dịp nghỉ lễ kéo dài (at Christmas Day, hoặc in Tet holiday,…), trong khi on được sử dụng nhằm để chỉ ngày chính của dịp lễ (on Christmas day – đêm Giáng sinh, on New Year’s Eve – đêm giao thừa,…).
  • Nếu như chỉ cuối tuần, thì chúng ta có thể sử dụng cả ba giới từ on, in, at. Thế nhưng, trong trường hợp sử dụng at thì không có “the” (at weekend, on the weekend, in the weekend).
  • Khi on, in, at được sử dụng để chỉ cùng 1 địa điểm thì in sẽ diễn đạt ngữ nghĩa “bên trong sự vật”, on là “trên bề mặt sự vật” và at sẽ mang ngữ nghĩa thông báo rằng ai đó đang ở địa điểm đó.

Ví dụ:

  • on the sea (trên mặt biển)
  • in the sea (trong lòng biển)
  • at sea (trên bãi biển)

5. Bài tập giới từ in on at trong tiếng Anh

Đều được dùng với chức năng chỉ về địa điểm hay thời gian, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể so sánh sự khác nhau về cách sử dụng “on, in, at” qua những kiến thức ở trên. Hãy cùng điểm qua một số bài tập về chúng để tổng hợp lại kiến thức vừa học nhé.

Bài 1: Điền “on/in/at’ vào chỗ trống thích hợp

  1. ..……… Thursday 
  2. ………. 8 o’clock
  3. .……… autumn
  4. ………. June 
  5. ………… Christmas 
  6. ……….. half past four
  7. ………. 1990 
  8. ………… October 28th 
  9. ………… Sunday morning
  10. ………. March 20th 
  11. …………. 1999 
  12. ………… Easter
  13. ………. Friday 
  14. ……….. August 15th 
  15. …………10 o’clock
  16. ………. summer 
  17. ……….. winter 
  18. …………Monday afternoon
  19. ………. the morning 
  20. ……….. the evening 

Đáp án:

  1. On
  2. At
  3. In
  4. In
  5. At
  6. At
  7. In
  8. On
  9. On
  10. On
  11. In
  12. At
  13. On
  14. On
  15. At
  16. In
  17. In
  18. On
  19. In
  20. In

Bài 2: Chọn đáp án thích hợp

1. Mary wants to live and work ……… Ha Noi.

A. on

B. in

C. at 

2. My father is working …….. the farm.

A. on

B. in

C. at

3. Linda is standing ……… the crossroad. She doesn’t know whether to go straight on, turn left, or turn right.

A. in

B. at

C. on

4. ……… university, she was an excellent student.

A. at

B. in

C. on

5. My grandparents live……… 90 Hoang Hoa Tham.

A. in

B. on

C. at

6. There is a romantic film ………TV now.

A. in

B. on

C. at

Đáp án:

  1. B
  2. A
  3. B
  4. A
  5. C
  6. B
Xem ngay Hack Não Ngữ Pháp – bộ đôi Sách và App bài tập giúp bạn hiểu bản chất và ứng dụng chắc tay 90% ngữ pháp để thi cử và giao tiếp. Nội dung chính của sách gồm: 
Chương 1: Ngữ pháp cấu tạo giúp nhận diện và nói đúng cấu trúc của 1 câu đơn;
✅ Chương 2: Ngữ pháp về thì để bạn nói đúng thì của một câu đơn giản;
✅ Chương 3: Ngữ pháp cấu trúc hướng dẫn nói và phát triển ý thành câu phức tạp.
 

Trên đây là bài viết tổng hợp về cách sử dụng “on, in, at” cùng một số bài tập luyện tập. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có thể nắm rõ cách dùng của từng từ cũng như phân biệt chúng dễ dàng hơn. Đừng quên chờ đợi những chia sẻ hữu ích tiếp theo của Step Up. Chúc bạn thành công!

Nắm chắc cấu trúc Depend on trong tiếng Anh

Nắm chắc cấu trúc Depend on trong tiếng Anh

Cấu trúc Depend on trong tiếng Anh có lẽ đã khá quen thuộc với các bạn học sinh. Để nắm chắc hơn về cấu trúc này cũng như hiểu được sự khác nhau giữa Depend on, Depend Upon và Depending on thì các bạn hãy đọc ngay bài viết sau đây của Step Up nhé!

1. Định nghĩa Depend on

Cụm từ Depend on được tạo thành từ động từ Depend và giới từ On. Ta có thể hiểu nghĩa của Depend on là dựa vào, tùy thuộc vào ai hay điều gì. 

Ví dụ: 

  • It all depends on your decision.
    Tất cả tùy thuộc vào quyết định của bạn đó. 
  • Whether or not we go to Da Nang for our holiday depends on the cost.
    Chúng ta có đi Đà Nẵng vào dịp nghỉ hay không phụ thuộc vào chi phí. 
  • You can always depend on Minh.
    Bạn luôn có thể dựa vào (tin tưởng) vào Minh.  

cau truc depend on

2. Cách dùng cấu trúc Depend on

Cấu trúc Depend on có dạng như sau:

depend on + somebody/something 
(depend on + Danh từ/Đại từ tân ngữ) 

Ý nghĩa: dựa vào, tùy thuộc vào ai/điều gì

  • Some poor countries depend heavily on foreign aid.
    Một số quốc gia nghèo phụ thuộc nặng về vào viện trợ từ bên ngoài. 
  • You can depend on Hung, he’s the most reliable person that I know.
    Bạn có thể dựa vào Hùng, anh ấy là người đáng tin nhất mà tôi biết. 
  • Do you go out tonight? – Well, it depends on the weather. 
    Bạn có ra ngoài tối nay không? – Còn phụ thuộc vào thời tiết nữa. 

Khi muốn bảo tin tưởng ai làm gì, ta có cấu trúc:

depend on somebody + to V

Ví dụ:

I can’t employ Hai if I can’t depend on him to act responsibly.
Tôi không thể thuê Hải nếu như tôi không tin tưởng anh ấy sẽ làm việc có trách nhiệm.

Ngoài ra, Depend on còn có thể đi với từ để hỏi. Trong trường hợp này, chúng ta có thể lược bỏ giới từ On. 

depend (on) + what/where/when/how/whether… 

Ý nghĩa: phụ thuộc vào điều gì

Ví dụ:

  • My study path depends on whether I study abroad or not.
    Con đường học hành của tôi phụ thuộc vào việc tôi có đi du học hay không. 
  • Can you lift this box for me? – It depends how heavy it is.
    Bạn có thể nâng cái hộp này cho tôi không? – Còn tùy thuộc xem nó nặng như thế nào.
  • The time we arrive will depend on how long it takes to get through the traffic jam.
    Thời điểm chúng ta đến nơi sẽ phụ thuộc vào chúng ta thoát khỏi sự tắc đường trong bao lâu.

cau truc depend on

3. Phân biệt cấu trúc Depend on, Depend upon và Depending on

Ngoài cấu trúc Depend on, bạn cũng sẽ thường xuyên gặp cấu trúc Depend upon và Depending on. Vậy ba cụm từ này có gì khác nhau không? Step Up sẽ giải đáp ngay sau đây. 

Trước hết, cấu trúc Depend on và Depend upon hoàn toàn giống nhau. 

DEPEND ON/UPON là động từ chính trong câu, theo sau chủ ngữ.

Ví dụ:

  • The result of the exam depends crucially on/upon your luck.
    Kết quả của bài kiểm tra phụ thuộc phần lớn vào sự may mắn của cậu. 
  • The new strategy would depend on/upon the actual situation.
    Chiến lược mới sẽ phụ thuộc vào tình hình hiện tại. 

Trong khi đó, DEPENDING ON mang ý nghĩa giống với Depend on/upon nhưng ở dạng V-ing và không thể đóng vai động từ chính trong câu.

Depending on không theo sau chủ ngữ mà sẽ là một cụm từ tách biệt, mở ra một mệnh đề độc lập.

Ví dụ: 

  • Depending upon how tall is your child, she or he might not be able to play this game.
    Tuỳ thuộc vào độ cao của bé, bé có thể sẽ không chơi được trò này. 
  • I will love a woman, depending on her inner beauty.
    Tôi sẽ yêu một người phụ nữ, phụ thuộc vào vẻ đẹp bên trong của cô ấy.

4. Bài tập về cấu trúc Depend on

Đây là một cấu trúc không khó và xuất hiện nhiều nên bạn hãy ghi nhớ nha. Hãy luyện tập một chút với cấu trúc Depend trong hai bài tập sau đây.

Bài tập:

Bài 1: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống:

1. Do you eat out at lunchtime? – Well, it ______ my work. 

A. depend on 
B. depends on
C. depending on

2. I might go to the party tomorrow – it ______ time I get home from work.

A. depends what
B. depends how
C. depends when

3. I ______ him to do it well.

A. depending on
B. depends on
C. depend on

4. ______ the final result, we will give a scholarship to the best student. 

A. Depending on
B. Depends on
C. Depend on

5. I’m ______ you. You should keep your promise.

A. depending on
B. depends on
C. depend on

Bài 2: Điền từ/cụm từ chính xác vào chỗ trống 

1. She wants to do things alone. She refused to ______ on anyone.

2. Young children need to ______ completely ______ their parents. 

3. Linh can be nice or not, _______ the mood and the situation.

4. My uncle ______ fishing for his income.

5. They received a lot of love from people in the village, _______ how much they had given.

Đáp án

Bài 1:

1. B
2. A
3. C
4. A
5. A (thì hiện tại tiếp diễn) 

Bài 2: 

1. depend
2. depend…. on
3. depending on
4. depends on
5. depending on 

Trên đây là toàn bộ kiến thức về cấu trúc Depend on trong tiếng Anh mà bạn cần nắm vững. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc này nha. 

Step Up chúc bạn học tốt tiếng Anh. 

 

 

Học ngay cấu trúc Forget trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Học ngay cấu trúc Forget trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Khi quên một điều gì đó, bạn thường sẽ nói “I forgot…” nhưng bạn có biết phía sau forget/forgot phải nói như thế nào cho đúng không? Hôm nay, Step Up sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng cấu trúc Forget sao cho đúng cách và phân biệt với một số cấu trúc tương tự cùng với đó là thực hành một số bài tập liên quan tới chủ đề cấu trúc này nhé.

Forget là gì

Trước tiên hãy cùng chúng mình tìm hiểu Forget là gì nhé: 

1. Định nghĩa Forget

Động từ “Forget” được hiểu theo nghĩa quên, không nhớ đến hoặc coi thường, coi nhẹ.

Đây là một động từ bất quy tắc: 

– Ở thể quá khứ: forget -> forgot

– Ở thể quá khứ phân từ: forget -> forgotten hoặc forgot

Ví dụ:

  • I forgot to turn off the computer before leave office.

(Tôi quên tắt máy tính trước khi rời khỏi văn phòng). 

  • Lina has forgotten the reason why she took leave of him.  

(Lina đã quên lý do vì sao cô ấy chia tay anh ta).

2. Cách dùng Forget

Trong tiếng Anh, người ta dùng cấu trúc Forget trong những trường hợp sau:

  • Diễn đạt về việc ai đó quên mất đã làm gì.
  • Diễn đạt về việc ai đó quên làm gì.
  • Diễn đạt về việc ai đó đã quên mất điều gì.

Cấu trúc Forget trong tiếng Anh

Forget có thể kết hợp cùng với to V hoặc V-ing. Đối với mỗi trường hợp, cấu trúc Forget lại được dùng cho một nghĩa khác nhau.

1. Cấu trúc Forget + to V: biểu thị ai đó quên mất một việc mà họ phải làm.

Cấu trúc Forget:

S + forget + to V

quên làm việc gì.

Ví dụ:

  • My sister will start her new semester tomorrow, but I forgot to buy some new notebooks for her.

(Em gái tôi sẽ bắt đầu học kì mới vào ngày mai nhưng tôi quên mua vở mới cho nó rồi).

  • Susan forgot to call her friend today.

(Susan quên gọi cho bạn của cô ta hôm nay).

Cấu trúc Forget:

Don’t + forget + to V

nhắc nhở ai đó đừng quên làm việc gì đó.

Ví dụ:

  • Don’t forget to lock the door!

(Đừng quên khóa cửa!)

  • Don’t forget to prepare the dinner!

(Đừng quên chuẩn bị bữa tối!)

  • Don’t forget to carry out your assignment!

(Đừng quên thực hiện nhiệm vụ của bạn!)

cách dùng forget trong tiếng Anh

cách dùng forget trong tiếng Anh

2. Cấu trúc Forget + V_ing: biểu thị ai đó quên mất một việc mà họ đã làm trong quá khứ.

Cấu trúc Forget:

S + forget + V_ing

quên đã làm gì.

Ví dụ:

  • She got to office by bus this morning because she forgot buying a new car.

(Sáng nay, cô ấy đã đi làm bằng xe buýt bởi vì cô ấy quên mất là mình đã mua một chiếc xe ô tô mới).

  • He forgot seeing her last week.

(Anh ấy đã quên gặp cô ấy vào tuần trước).

3. Cấu trúc Forget + about: biểu thị đã quên đi một người/việc nào đó.

Cấu trúc Forget:

S+ forget + about + N/V_ing 

Ví dụ:

  • I forgot about my bad memories.

(Tôi đã quên đi những kỉ niệm buồn.)

  • She forgot about his address.

(Cô ấy đã quên địa chỉ của anh ấy.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Phân biệt cấu trúc Forget, Regret và Remember

Trong tiếng Anh, ngoài Forget, còn có một số các động từ khác cũng có thể kết hợp với to V và V_ing. Tuy nhiên, có 2 cấu trúc dễ gây nhầm lẫn với cấu trúc Forget nhất chính là cấu trúc regret và cấu trúc remember. Hãy cùng phân biệt các cấu trúc này để làm bài tập hiệu quả hơn nhé.

1. Cấu trúc Remember

Động từ “Remember” có nghĩa là nhớ, là một động từ trái nghĩa với Forget và rất thường xuyên xuất hiện trong các dạng bài tập về cặp từ trái nghĩa. 

Giống như forget, remember cũng có thể kết hợp với to V và V_ing:

– Cấu trúc Remember + to V: nhớ phải làm gì đó.

Ví dụ:

  • Remember to lock the bicycle.

(Nhớ khóa xe đạp nhé.)

  • Remember to pay that invoice.

(Nhớ thanh toán hóa đơn đó nhé.)

– Cấu trúc: Remember + V_ing: nhớ đã làm gì.

Ví dụ:

  • I remember seeing her somewhere.

(Tôi nhớ là mình đã gặp cô ấy ở đâu đó rồi.)

  • I remember calling him.

(Tôi nhớ là mình đã gọi anh ta.)

Lưu ý: Don’t forget …= Remember…

Ví dụ:

  • Don’t forget to smile when see your teacher = Remember to smile when see your teacher.

(Đừng quên/ Nhớ phải mỉm cười khi gặp giáo viên.)

2. Cấu trúc Regret

Động từ “Regret” mang nghĩa lòng thương tiếc, nỗi ân hận.

Khi kết hợp với to V và V_ing, cấu trúc Regret mang 2 nghĩa khác nhau: 

– Cấu trúc Regret + to V: lấy làm tiếc khi làm gì. 

Trong trường hợp này, regret biểu thị ý nghĩa lấy làm tiếc vì phải thông báo một việc nào đó. Khi ở cấu trúc này, theo sau Regret thường là các động từ inform, announce, tell, say…

Ví dụ:

  • I regret to say the job has been filled.

(Tôi rất tiếc khi phải nói rằng công việc đã có người khác làm rồi.)

– Cấu trúc: Regret + (not) V_ing: hối hận vì đã làm gì. 

Trong trường hợp này, regret biểu thị sự hối hận vì đã làm gì hoặc không làm gì trong quá khứ. 

Ví dụ:

  • I regret not bring an umbrella, it’s raining so heavy.

(Tôi hối hận vì đã không mang ô, trời đang mưa rất to.)

công thức forget

công thức forget

  • Xem thêm:

Cấu trúc remember

Từ trái nghĩa với Forget

Trong tiếng Anh, từ mang ngữ nghĩa trái ngược so với Forget là Remember:

  • Forget: Quên (đã) làm gì
  • Remember: Nhớ

Cấu trúc Remember trong tiếng Anh cũng giống với cấu trúc Forget, đều có thể kết hợp với động từ nguyên mẫu (to V) hoặc động từ thêm “ing” (V-ing).

Đây là 2 dạng cấu trúc mà bạn có thể thường bắt gặp trong những bài tập về chủ đề từ đồng nghĩa-trái nghĩa hoặc bài yêu cầu viết lại câu. 

Cấu trúc viết lại câu với Forget và Remember:

Don’t forget… = Remember…

Ví dụ:

  • Don’t forget call us = Remember call us.

Đừng quên/ Hãy nhớ gọi chúng tôi.

  • Don’t forget to research when contacting to him = Remember to research when contacting to him.

Đừng quên/ Hãy nhớ nghiên cứu khi liên hệ cho anh ta.

Các động từ có 2 cách chia giống với Forget

Dưới đây là một số động từ có hai cách chia tương tự với Forget, hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết để tích lũy thêm kiến thức cho nền tảng ngữ pháp tiếng Anh của bản thân nha.

Động từ Cấu trúc Ví dụ
Stop

Stop + to V: Dừng lại để làm việc gì

Stop + V-ing: Dừng hẳn việc gì

  • I stop to solve this problem.

Tôi dừng lại để xử lý vấn đề này.

  • I stopped calling her.

Tôi đã dừng việc gọi cho cô ấy rồi.

Regret

Regret + to V: lấy làm tiếc khi làm gì

Regret + V-ing: hối hận vì đã làm gì

  • I regret not to invite him.

Tôi rất tiếc đã không mời anh ta.

  • I regret going to the cinema.

Tôi hối hận vì đã đến rạp chiếu phim.

Try

Try + to V: Cố gắng làm gì

Try + V-ing: Thử làm gì

  • We are trying to explain the quality of the goods based from the difference between India’s weather and Vietnam’s weather.

Chúng tôi đang cố gắng giải thích chất lượng của hàng hóa dựa trên sự khác nhau giữa khí hậu của Ấn độ và Việt Nam.

  • It’s delicious. Try eating it!

Nó vô cùng ngon. Bạn thử ăn xem nhé!

Remember 

Remember + to V: Nhớ phải làm gì

Remember + V-ing: Nhớ là đã làm gì

  • Remember to clean your room.

Hãy nhớ dọn dẹp phòng của bạn đi nhé.

  • I remember sending the report.

Tôi nhớ là đã gửi bản báo cáo rồi.

Bài tập về cấu trúc Forget trong tiếng Anh

Để nắm chắc hơn về kiến thức đã học ở trên, chúng mình hãy cùng làm một số bài tập về cấu trúc Forget nhé!

bài tập về cấu trúc forget

bài tập về cấu trúc forget

Xem thêm:

Bài tập: Chia dạng đúng các của động từ trong ngoặc:

  1. Thu forgot ………. (brush) her teeth.
  2. I forgot ……… (ask) his phone number for you.
  3. He forgot …….. (bring) his laptop so he can’t hand in the report on time. 
  4. Jenny forgot ………. (feed) the cat before leave the house.
  5. Last night, Sean forgot …….. (watch) weather forecast so he doesn’t know that it’s raining today. 

Đáp án:

  1. to brush
  2. to ask
  3. bringing
  4. to feed
  5. watching

Trên đây là bài tổng hợp chi tiết về cấu trúc Forget của Step Up. Hy vọng các bạn có thể nắm rõ được cách sử dụng của các trúc này cũng như có thể phân biệt với một số cấu trúc tương tự. Hãy theo dõi Step Up để biết thêm nhiều kiến thức ngữ pháp tiếng Anh thú vị nhé!

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Cấu trúc Demand: [Cấu trúc, Cách dùng, Bài tập] chi tiết nhất

Cấu trúc Demand: [Cấu trúc, Cách dùng, Bài tập] chi tiết nhất

Không ít lần lần bạn va chạm với cấu trúc Demand trong lúc đọc hiểu hay nghe tiếng Anh mà băn khoăn không biết nghĩa hay cách dùng đúng đắn. Công thức Demand như thế nào? Cấu trúc tiếng Anh Demand có nghĩa là gì? Cùng Step Up giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết này nhé!

Demand là gì?

Demand là một cụm từ được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh, và đặc biệt Demand vừa là danh từ, vừa là động từ. Khi là danh từ demand có nghĩa là sự yêu cầu, đề nghị hay có khi là nhu cầu còn khi là động từ thì có nghĩa là yêu cầu, đề nghị. Vì vậy cách sử dụng từ này rất linh hoạt, chúng ta cần hiểu rõ để có thể sử dụng thành thạo cũng như hiểu được chính xác ý nghĩa trong từng bối cảnh.

Ví dụ:

  • I demand to see the person in charge.

Tôi yêu cầu gặp người phụ trách.

=> Demand khi này là động từ.

Ví dụ:

  • The leaders here make too many demands on him

Những người lãnh đạo ở đây đòi hỏi quá nhiều ở anh ấy.

=> Demand khi này là danh từ.

Vậy bạn đã biết qua về ngữ nghĩa của cấu trúc Demand rồi đúng không nào, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu và kĩ hơn về công thức và cách dùng của từ Demand này để sử dụng thành thạo và hiệu quả nha!

công thức demand

Công thức demand

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Cấu trúc Demand trong tiếng Anh

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ về cấu trúc Demand dưới đây nhé:

1. Khi Demand là động từ:

– Demand to do sth: yêu cầu làm gì.

Ví dụ:

  • The library demanded $4 for each book returned late.

Thư viện yêu cầu đóng 4$ cho mỗi quyển sách được trả về muộn.

Ví dụ:

  • I demand to work with Amelie’s team in this project.

Tôi yêu cầu làm việc với đội của Amelie trong dự án này.

– Demand sth: yêu cầu cái gì.

Ví dụ:

  • I demanded an apology from you.

Tôi yêu cầu 1 lời xin lỗi từ bạn.

Ví dụ:

  • We demanded that they threw garbage in the bin.

Chúng tôi yêu cầu họ vứt rác vào thùng.

2. Khi Demand là danh từ:

– A demand on sb/sth: sự yêu cầu đối với ai/ về cái gì

Ví dụ:

  • Her new job makes a lot of demands on her (= she has to work very hard).

Công việc mới của cô ấy đòi hỏi ở cô ấy rất nhiều TỨC cô ấy phải làm việc rất  cật lực ở công việc mới này.

Ví dụ:

  • Most managers feel there are too many demands on their time.

Hầu hết những người quản lý cảm thấy có quá nhiều yêu cầu về mặt thời gian.

– A demand for sth: sự yêu cầu cái gì

Ví dụ:

  • Defaulting customers received a final demand for payment.

Những khách hàng phá sản đã nhận được yêu cầu thanh toán cuối cùng.

Ví dụ:

  • He makes a demand for higher pay. 

Anh ấy yêu cầu 1 mức lương cao hơn.

Đôi khi demand còn được hiểu là nhu cầu của một sản phẩm gì đó (lượng hàng mà thị trường muốn mua)

Ví dụ:

  • We can’t meet the demand for tickets to the game.

Chúng tôi không thể đáp ứng được nhu cầu về vé cho trò chơi.

Ngoài ra có một số cụm từ đi với Demand phổ biển mà chúng ta cần biết

* ON demand = theo yêu cầu

* IN demand = đang có nhu cầu

cách dùng demand

Cách dùng demand

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Phân biệt cấu trúc Demand với cấu trúc Need và cấu trúc Want

Giờ chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn kiến thức ngữ pháp tiếng Anh bằng cách phân biệt cấu trúc tiếng Anh Demand với cấu trúc Need và cấu trúc Want để không bị nhầm lẫn khi sử dụng nhé:

 

Need

Want

Demand

Cấu trúc và cách dùng

* Khi là động từ thường

– Need to do sth: Cần làm gì

Ví dụ:

  • I need to do the laundry.

Tôi cần giặt quần áo bẩn.

– Need doing sth = Need to be V(PII) Cái gì đó cần được làm gì (nghĩ bị động)

Ví dụ:

  • My t-shirt needs ironing = My t- shirt needs to be ironed

Áo phông của tôi cần được là ủi.

* Khi là động từ khuyết thiếu

– S + need/ needn’t + have V-pp: Ai đó đáng nhẽ cần làm/ không cần làm gì trong quá khứ.

Ví dụ:

  • She need have apologised to him yesterday.

Cô ấy đáng nhẽ cần xin lỗi anh ấy hôm qua.

Ví dụ:

He needn’t have left home last night.

Anh ấy đáng nhẽ không cần rời nhà tối qua)

S + needn’t + V-inf: Ai đó ko cần lm gì ( phủ định ở hiện tại)

VD: I needn’t wake up too early( Tôi không cần thức dậy quá sớm)

  • Need S + V-inf: 

VD: Need I give it to you? ( Có cần tôi đưa nó cho bạn không?)

  • Want + N/ to do sth: muốn gì hay muốn làm gì

VD1: I want this dress ( Tôi muốn bộ váy này)

VD2: He wants to dance with me. (Anh ấy muốn nhảy cùng với tôi)

  • Want + O + to V: muốn ai làm gì

VD: He wants me to go out with him (ANh ấy muốn tôi ra ngoài cùng anh ấy)

  • Want + V-ing = Want + sth + to be V-pp: cái gì đó hay việc gì đó cần được làm gì

VD: This mess wants cleaning ( Đống lộn xộn này cần được dọn dẹp)

= I want this mess to bé cleaned ( Tôi muốn đồng lộn xộn này cần được dọn dẹp)

Như trình bày ở trên

cấu trúc tiếng Anh demand

Cấu trúc tiếng Anh demand

Xem thêm:

Bài tập về cấu trúc get rid of trong tiếng Anh

Sau khi đã có kiến thức tổng quan về cấu trúc demand thì chúng ta cùng nhau áp dụng thực hành vào 1 số câu dưới đây để củng cố lại nhé:

1. I demand … the manager.

A. to see

B. seeing

C. see

2. They received a final demand … payment.

A. of

B. about

C. for

3. Good teachers are always in great …

A. demand

B. need

C. want

4. His new job … a lot of demands … him.

A. makes/ on

B. does/ on

C. makes/ above

5. There was weak …imported goods last month.

A. want for

B. demand for

C. need on

Đáp án:

1. A

2. C

3. A

4. B

5. B

Như vậy các bạn đã cùng Step Up tích lũy được 1 phần kiến thức rất hữu ích trong tiếng Anh về cấu trúc Demand. Thật tuyệt phải không nào! Hôm nay bạn hãy bắt đầu đặt câu với Demand ngay để khắc sâu nhé, và cùng nhau mỗi ngày tích lũy từ vựng theo chủ đề và những cấu trúc tiếng Anh điển hình nhé.

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công trên con đường chinh phục ngoại ngữ!

Tất tần tật về thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh

Tất tần tật về thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh

Đây là thì quá khứ cuối cùng, ít bắt gặp trong giao tiếp hàng ngày – Thì Quá khứ Hoàn thành Tiếp diễn (Past Perfect Continuous). Nhưng như là một phần của 12 thì tiếng Anh,  chúng ta vẫn cần tìm hiểu về thì này để tránh nhầm lẫn với các thì còn lại, đặc biệt là các thì quá khứ. Hãy cùng Step Up khám phá về thì Quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong bài viết dưới đây nhé.

1. Định nghĩa về thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (past perfect continuous) là 1 phần trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh được dùng để diễn đạt quá trình xảy ra một hành động bắt đầu trước một hành động khác trong quá khứ.

2. Cấu trúc thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

a. Dạng cấu trúc câu khẳng định:

S + had + been + V-ing

Ví dụ:

  • They had been working for four hours when she telephoned

            Họ đã làm việc suốt 4 tiếng khi mà cô ấy gọi 

  • Her eyes were red because she had been crying

            Mắt cô ấy đỏ vì trước đó cô đã khóc

b. Dạng cấu trúc câu phủ định:

S + hadn’t + been + V-ing

(hadn’t = had not)

Ví dụ:

  • My father hadn’t been doing anything when my mother came home

Bố tôi đã không làm việc gì khi mẹ tôi về nhà

  • They hadn’t been talking to each other when we saw them

Họ đã không nói chuyện với nhau khi chúng tôi nhìn họ

c. Dạng cấu trúc câu nghi vấn:

Had + S + been + V-ing?

Wh-questions + had + S + been + Ving…?

Trả lời:Yes, S + had./ No, S + hadn’t.

Ví dụ:

  • Had he been waiting for me when you met him?

         Yes, he had./ No, he hadn’t.

  • Had he been playing game for five hours before he went to eat dinner?

         Yes, he had./ No, he hadn’t. 

Xem chi tiết thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn và các thì khác được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

3. Cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn được sử dùng trong nhiều trường hợp khác nhau. Dưới đây là một số cách dùng thông dụng:

3.1. Dùng để diễn tả 1 hành động được xảy ra kéo dài liên tục trước 1 hành động khác trong quá khứ 

Yesterday, when I got up, it was snowing. It had been snowing for three hours.  

Thực tế, hành động trời đang đang có tuyết đã xảy ra liên tục trước một hành động khác trong ngày hôm qua là “khi tôi thức giấc”.

3.2. Dùng để diễn tả 1 hành động được xảy ra kéo dài liên tục trước một thời điểm xác định trong quá khứ

His son had been driving for five hours before 9p.m last night

Hành động lái xe 5 tiếng đồng hồ đã xảy ra liên trục trước thời điểm được xác định cụ thể: 9h tối hôm qua.

3.3. Dùng để nhấn mạnh hành động kết quả để lại trong quá khứ

This morning he was very tired because he had been working very hard all night.

Việc “mệt mỏi” đã xảy ra trong quá khứ và là kết quả của việc “làm việc vất vả cả đêm” đã diễn ra trước đó.

4. Một số dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Đối với thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn, ở trong thành phần câu sẽ có các từ dùng để nhận biết như sau:

1. Until then: Cho đến lúc đó

Ví dụ: 

  • Until then, I had been leaving Danang for 4 years

(Cho đến lúc đó tôi đã rời khỏi Đà Nẵng được 4 năm).

  • Until then, i had been watching TV.

(Cho đến lúc đó tôi vẫn đang xem TV).

2. By the time: Đến lúc

Ví dụ:

  • By the time she came back he had been sleeping for five hours.

(Đến lúc cô ấy quay lại, anh ấy đã ngủ khoảng năm tiếng đồng hồ).

  • By the time my dad arrived, i had been playing video games.

(Trước lúc bố tôi về, tôi vẫn đang chơi trò chơi).

3. Prior to that time: Thời điểm trước đó

Ví dụ:

  • Prior to that time I had been still traveling  in Nha Trang for three months.

(Trước đó, tôi đã du lịch ở Nha Trang khoảng ba tháng).

  • Prior to that time, the quality had always been under control.

(Trước thời điểm đó, chất lượng vẫn luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát).

4. Before, after: Trước, sau

Ví dụ:

  • Before he came, I had been having dinner at 9 o’clock.

(Trước khi anh ấy đến, tôi đã ăn tối lúc 9 giờ).

  • Before my family came, i had been calling my mother.

(Trước khi gia đình tôi đến, tôi đã gọi cho mẹ tôi).

[FREE] Download 12 THÌ TIẾNG ANHTổng hợp cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết 12 THÌ để áp dụng vào các chủ điểm thi cử và giao tiếp thực tế

5. Phân biệt quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Một số người học thường hay sai lầm giữa thì quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn. Bởi vậy, bạn cần phải lưu ý một số cách phân biệt 2 thì trên như sau:

5.1. Cách phân biệt cấu trúc

Quá khứ hoàn thành Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Động từ “to be”

S + had been + Adj/ noun

Ex: My father had been a great singer when he was a student

Động từ thường:

S + had +Ved(past participle)

Ex:  I met John after he had divorced.

S + had been + V-ing

Ex: When I looked out of the window, it had been sunning

5.2. Phân biệt cách dùng chính của cấu trúc

Đối với thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh:

Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh

Đối với thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh: Dùng để nhấn mạnh vào tính tiếp diễn của hành động

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh

6. Một số dạng bài tập thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Bài tập 1: Chia dạng đúng của động từ.

1. When I arrived, he (wait) …………………………… for me. He was very angry with me.

2. We (run) ……………………………along the street for about 60 minutes when a motorbike suddenly stopped right in front of  us

3. Yesterday, my brother said he (stop) ……………………………smoking for three months.

4. Someone (paint) …………………………… the room because the smell of the paint was very strong when I got into the room.

5. They (talk) ………………………..… on the mobilephone when the rain poured down.

6. The woman (pay) ………………………….. for her new car in cash.

7. I (have) ………………………………….lunch by the time the others came into the restaurant.

8. It (rain) ……………………….. for three days before the storm came yesterday.

Bài tập 2: Cho dạng đúng của từ trong ngoặc

1. I was very tired when I arrived home. (I/work/hard all day) I’d been working hard all day.

2. The two boys came into the house. They had a badminton and they were both very tired. (they/play/badminton) ……………….

3. He was disappointed when he had to cancel his holiday. (He/look/forward to it) ……………….

4. John woke up in the middle of the night. He was frightened and didn’t know where he was. (He/dream) ……………….

5. When I got home, Wick was sitting in front of the TC. She had just turned it off. (she/watch/a film) ……………….

Bài 3: Hoàn thành câu

1. I had arranged to meet Tom in a restaurant. I arrived and waited for him. After 15 minutes I suddenly realized that I was in the wrong restaurant.

=> I …. for 15 minutes when I … the wrong restaurant.

2. Tom got a job in a factory. two years later the factory closed down.

=> At the time the factory … , Tom … there for two years.

3. I went to a concert last week. The orchestra began playing. After about five minutes a man in the audience suddenly started shouting.

=> The orchestra … when ……

This time make your own sentence:

4. I began walking along the road. I ….. when …..

Đáp án:

Bài 1: Chia dạng đúng của động từ:

– had been waiting

– had been running

– had been stopping

– had been painting

– had been talking

– had been paying

– had been having

– had been raining

[FREE] Download 12 THÌ TIẾNG ANHTổng hợp cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết 12 THÌ để áp dụng vào các chủ điểm thi cử và giao tiếp thực tế

Bài 2: Cho dạng đúng của từ trong ngoặc:

2.  They’d been playing badminton

3.  He’d been looking forward to it

4.  He’d been dreaming

5.  She’d been watching a film

Bài 3:

1. I’d been waiting for 15 minutes when I relised that I was in the wrong restaurant

2. At the same time the factory closed down, Tom had been working there for two years

3. The orchestra had been playing for about five minutes when a man in the audience started shouting

4. I’d been walking along the road for about ten minutes when a car suddenly stopped just behind me

Trên đây là toàn bộ kiến thức về thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn đồng thời hướng dẫn cách phân biệt với thì quá khứ hoàn thành nhằm để tránh xảy ra nhầm lẫn khi sử dụng 2 thì. Đến với Step Up sẽ giúp bạn có 1 nền tảng vững chắc nhất, vốn từ vựng mở rộng đủ để mình phát triển cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết dễ dàng hơn, làm ngữ pháp và giao tiếp linh hoạt hơn.

 

Động từ khiếm khuyết và những điều bạn cần biết

Động từ khiếm khuyết và những điều bạn cần biết

Động từ khiếm khuyết hay động từ khuyết thiếu(modal verbs) là một loại động từ khá quen thuộc. Chúng ta bắt gặp nó rất nhiều trong khi học và sử dụng tiếng Anh. Vậy chúng có gì giống và khác với động từ thường không? Hãy cùng Step Up tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa động từ khiếm khuyết (Modal Verbs)

Động từ khiếm khuyết là một loại động từ đặc biệt chỉ xuất hiện trong các trường hợp động từ chính cần bổ nghĩa để bài tỏ sự chắc chắn, khả năng, sự cho phép,nghĩa vụ,…

Ví dụ:

  • He can speak English
  • I will buy this shirt

Các động từ khiếm khuyết thông dụng nhất trong tiếng Anh:

  • Can
  • Could
  • May
  • Might
  • Must
  • Will
  • Would
  • Ought to
  • Shall
  • Should
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Đặc điểm của động từ khiếm khuyết

Có lẽ dựa vào đặc điểm của chúng mà động từ khiếm khuyết có tên như hiện tại. chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các đặc điểm của chúng cũng như biết được nguyên nhân của cái tên khá ấn tượng này nhé!

1. Luôn đi cùng với động từ chính trong câu 

Vì mang nghĩa bổ trợ nên các động từ khiếm khuyết luôn cần có 1 động từ nguyên mẫu theo sao đây cũng là động từ chính trong câu. Động từ này nhận sự bổ nghĩa từ động từ khiếm khuyết.

Ví dụ:

  • She must be at home right now = Cô ấy chắc hẳn đang ở nhà vào tối nay

Động từ chính”be” theo sau động từ khiếm khuyết “must”

  • He should listen to his friend’ advice = Anh nên nghe lời khuyên của bạn bè

Động từ “listen” nguyên mẫu đứng sau động từ khiếm khuyết “should”

2. Không chia động từ theo chủ ngữ

Đối với động từ thường, khi chủ ngữ ở ngôi thứ ba số ít đòi hỏi chúng ta cần phải thêm “s” hoặc “es” nhưng đối với động từ khiếm khuyết thì không như vậy.

Đặc điể động từ khiếm khuyết

Ví dụ: 

  • You should exercise every morning = Bạn nên tập thể dục mỗi buổi sáng
  • She should eat lots of vegetables everyday = Cô ấy nên ăn nhiều rau mỗi ngày

Qua các ví dụ mình vừa nêu bên trên bạn có thể thấy rằng khi chủ ngữ thay đổi như động từ should không bị thay đổi về mặt hình thức.

3. Động từ khiếm khuyết trông chia thành các dạng V-ing, V-ed, to V

Trong khi các động từ thường sẽ có thể biến thiên tùy theo các loại câu khác nhau nhưng động từ khiếm khuyết thì không. Chúng không có nhiều thẻ cùng theo dõi ví dụ sau nhé.

Ví dụ: 

  • Động từ khiếm khuyết can không có các dạng caning , caned hay  to can
  • Tương tự : Must không tồn tại dạng musting, musted hay to must

4. Không cần trợ động từ trong câu hỏi và câu phủ định

Trong câu hỏi 

  • He speaks English. → Does he speak English?
  • He can speak English → Can he speak English?

Động từ thường khi đưa về dạng cần hỏi cần thêm trợ động từ, động từ khiếm khuyết như là một trợ động từ bổ nghĩa cho động từ chính nên khi câu được chuyển về dạng câu hỏi thì không thêm trợ động từ nữa.

Trong câu phủ định

  • She lies to her friends.→ She does not lies to her friends (mượn trợ động từ does not)
  • She should lies to her friends → She shouldn’t lies to her friends (trực tiếp thêm not vào sau động từ khiếm khuyết không cần mượn trợ động từ)

Xem thêm: Tất tần tật về trợ động từ trong tiếng Anh

Cấu tạo của động từ khiếm khuyết

S + Modal Verbs + V(bare-infinitive)

Động từ khiếm khuyết đứng sau chủ ngữ (trừ câu hỏi) và đứng trước động từ chính nguyên thể KHÔNG “to”

Ví dụ:

  • They can speak English
  • He shouldn’t smoke

Bạn cũng cần chú ý tới 2 điểm dưới đây để có thể nhận biết cũng như vận dụng một cách chính xác:

Động từ khuyết thiếu tồn tại ở 2 dạng thì: thì hiện tại đơn và thì quá khứ đơn.

Ví dụ:

  • We can play football.

Chúng tôi có thể chơi đá bóng.

  • We could play football when we were nine.

Chúng tôi có thể đá bóng lúc chúng tôi 9 tuổi.

Động từ khuyết thiếu không biến đổi dạng thứ trong các ngôi.

Ví dụ:

  • She can call you anytime. (Đúng)

Cô ấy có thể gọi cho bạn bất cứ lúc nào.

  • She cans call you anytime. (Sai)
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Các động từ khiếm khuyết thường gặp và cách dùng

Sau khi tìm hiểu về đặc điểm và cấu tạo cấu trúc của động từ khiếm khuyết, các bạn tự hỏi vậy chúng gồm những từ gì và cách dùng như thế nào? Chúng mình sẽ giải đáp thắc mắc này ngay phía dưới đây.

Các động từ khiếm khuyết thường gặp 

Can

May

Will

Must

Should

Could

Might

Would

Shall

Ought to

Cách dùng của các động từ khiếm khuyết

1. Can (có thể)

Can chỉ có 2 dạng: thì hiện tại và thì quá khứ đơn. các dạng hình thức khác ta sẽ sử dụng động từ tương tự “be able to”. Can cũng có thể được sử dụng giống với 1 trợ động từ để hình thành 1 số cách nói riêng.

– Dùng để diễn tả một khả năng

Ví dụ:

  • He can stay up very late.

Anh ấy có thể thức rất khuya.

– Diễn tả sự cho phép hay sự cấm đoán

Ví dụ:

  • You can smoke in the hallway but you cannot smoke here

Bạn có thể hút thuốc ở ngoài hành lang nhưng bạn không được hút ở đây

– Dùng để diễn tả một điều khó có thể xảy đến

Ví dụ:

  • He can’t go out tonight.

Anh ấy không thể ra ngoài vào tối nay.

– Nhiều trường hợp can có thể mang nghĩa tương đương thì tiếp diễn

Ví dụ:

  • Listen! I think I can hear the sound of the sea.

Nghe này! Tôi có thể nghe thấy âm thanh của biển ( không dùng I am hearing).

cách dùng động từ khiếm khuyết

2. Could (could là thì quá khứ của can)

– Dùng trong câu điều kiện

Ví dụ:

  • If you are late for school, you could be fined.

Nếu bạn đi học muộn, bạn có thể bị phạt.

– Mang nghĩa có phần lịch sự hơn can trong cách nói thân mật

Ví dụ:

  • Could you call me tomorrow morning.

Bạn có thể gọi cho tôi vào sáng mai không?

– Diễn tả một sự nghi ngờ

Ví dụ:

  • The information she provided could be true, but I don’t believe it.

Thông tin cô ấy cung cấp có thể đúng nhưng tôi không tin.

3. May – Might

May và dạng quá khứ Might được sử dụng để diễn đạt cũng như thể hiện mục đích của người nói tương tự như một số ý dưới đây

– Diễn tả sự cho phép

Ví dụ:

  • May I come in? – Yes, you may.

Tôi có thể vào được không – Được , bạn vào đi.

– Diễn tả khả năng xảy ra của một sự việc nhưng không cao (dưới 50%)

Ví dụ:

  • The forecast says it might rain tomorrow.

Dự báo thời tiết nói ngày mai trời có thể mưa.

– Diễn tả một câu chúc

Ví dụ:

  • May all your dreams come true!

Chúc những ước mơ của bạn thành sự thật!

– Theo sau động từ HOPE

Ví dụ:

  • He trust (hoped) that we might find his son.

Anh ấy tin rằng(hy vọng rằng) có thể tìm thấy con trai của mình.

– Dùng trong mệnh đề trạng ngữ

Ví dụ:

  • Try as he might, he could not pass the examination.

Đã cố gắng hết sức có thể, anh ta vẫn không qua được kỳ kiểm tra.

– Diễn tả lời trách mắng nhưng theo xu hướng hờn dỗi

Ví dụ:

  • You might try to be a little more helpful.

Làm ơn tỏ ra có ích một chút được không?

4. Will (sẽ)

– Dùng trong thì tương lai đơn, diễn tả một hành động hoặc một lời hứa

Ví dụ:

  • I will buy this shirt.

Tôi sẽ mua chiếc áo này.

– Dùng trong câu đề nghị

Ví dụ:

  • Will you close the door?

Bạn có thể đóng cửa được không?

Cách dùng động từ khiếm khuyết

5. Would

Là dạng quá khứ của Will, được sử dụng để hình thành thì tương lai trong quá khứ hoặc các thì ở câu điều kiện.

– Là dạng quá khứ của Will

Ví dụ:

  • Would you close the door?

Bạn có thể đóng cửa được không?

– Diễn tả một thói quen trong quá khứ

Ví dụ:

  • Every day she would get up at six o’clock

Mỗi ngày cô ấy đều thức dậy lúc 6 giờ.

6. Must

– Diễn tả một sự bắt buộc, mệnh lệnh

Ví dụ:

  • You must turn right to get to my house.

Bạn phải rẽ phải để đến nhà tôi.

– Dùng trong câu suy luận logic

Ví dụ:

  • It’s raining hard, Are you going out. You must be mad!

Trời đang mưa rất to. Bạn định ra ngoài ư? Bạn bị điên hả!

– Dùng khi diễn tả lệnh cấm

Ví dụ:

  • You mustn’t park your car here.

Bạn không được đỗ xe ở đây.

– Ý nghĩa phủ định của Must chúng ta dùng Needn’t

Ví dụ:

  • Must I do it now? – No, you needn’t.

Tôi phải làm nó ngày chư? Không, Bạn không cần làm vội đâu.

7. Shall

– Dùng trong cấu trúc của thì Tương lai

Ví dụ:

  • I shall go places I like.

Tôi sẽ đến những nơi mà mình thích.

– Diễn tả một lời hứa

Ví dụ:

  • If you work hard, you shall have a holiday on sunday.

Nếu bạn làm việc chăm chỉ bạn sẽ có một ngày nghỉ vào chủ nhật

8. Should

– Diễn tả một lời khuyên

Ví dụ:

  • You should go home and visit your parents.

Bạn nên về nhà và thăm bố mẹ của bạn.

– Diễn tả một mệnh lệnh nhưng không mang nghĩa quá bắt buộc

Ví dụ:

  • You register to learn dance should pay tuition before 10/09.

Các bạn đăng ký học múa vui lòng nộp học phí trước ngày 10/09.

9. Ought to

OUGHT TO mang nghĩa gần giống với should, trong nhiều trường hợp chúng có thể thay thế cho nhau.

Ví dụ:

  • My team ought to check the contract tomorrow.

Nhóm của tôi phải kiểm tra hợp đồng vào ngày mai.

Xem thêm: Bảng động từ bất quy tắc trong tiếng Anh chuẩn nhất

Bài tập động từ khiếm khuyết

Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau.

1.  Young people ______ obey their parents.

A. must                      B. may                       C. will                         D. ought to

2. Linda, you and the kids just have dinner without waiting for me. I ______ work late today.

A. can                        B. have to                C. could                     D. would

3. I ______ be delighted to show you round my house.

A. ought to                 B. would                   C. might                   D. can

4. Leave early so that you ______ miss the train.

A. didn’t                   B. won’t                       C. shouldn’t             D. mustn’t

5. Jenny’s engagement ring is enormous! It ______ have cost a fortune.

A. must                    B. might                       C. will                      D. should

6. You ______ to write them today.

A. should                 B. must                         C. had                     D. ought

7. Unless she runs, She______ catch the train.

A. will                      B. mustn’t                      C. wouldn’t             D. won’t

8. When _____you go to school?

A. will                     B. may                            C. might                 D. maybe

9. _____you.

A. may                   B. must                            C. will                      D. could.

Đáp án

  1. A
  2. D  
  3. C
em thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã tổng hợp những kiến thức đầy đủ nhất về động từ khiếm khuyết. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn học hiểu rõ, đúng hơn về loại động từ này. Tránh các lỗi thường mắc phải không đáng có nhé! Tiếng anh không quá khó chỉ cần chúng ta chăm chỉ trau dồi mỗi ngày thì việc chinh phục tiếng anh là điều trong tầm tay!

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!

Tự học phát âm tiếng Anh chuẩn không tì vết trong 60 ngày

Tự học phát âm tiếng Anh chuẩn không tì vết trong 60 ngày

Với tiếng Anh, dù học giao tiếp thông thường hay công việc, thi cử thì thứ khiến ta ngại nhất đó chính là kỹ năng nói. Bạn sợ mình nói không tốt, nói không chuẩn, người khác không hiểu…nhưng trước đó bạn sẽ không thể thiếu yếu tố đầu tiên: Phát âm. Phát âm tiếng Anh chuẩn là nền tảng đầu tiên của việc giao tiếp tiếng Anh. Step Up có làm nghiên cứu trên 32 cao thủ tiếng Anh dân khối A thì có tới 29 người chọn phát âm là thứ đầu tiên họ học. Hầu hết họ đều khẳng định rằng học phát âm đã giúp cho họ nghe nói tiếng Anh tốt lên rất nhanh.

Tuy nhiên, vấn đề của người học luôn là cách phát âm tiếng Anh khác hoàn toàn với tiếng Việt, có những âm tiếng Anh có mà tiếng Việt không có. Vậy đâu là cách phát âm tiếng Anh chuẩn, làm thế nào để học phát âm tiếng Anh bài bản, có thể tự học phát âm tại nhà mà vẫn tự tin để giao tiếp? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao phải học phát âm tiếng Anh?

Ngày xưa khi mà học tiếng Anh, hẳn bạn sẽ thấy việc đọc tiếng Anh rất khó. Kể cả những câu đơn giản như “Hello, How are you” cũng đã thấy cách đọc khác nhau rồi. Sau đó bạn vô tình nhận ra, nghe tiếng Anh thì bạn cũng không hiểu gì cả, không nghe được vì bộ nhận dạng âm thanh của bạn đang bị sai.

tu-hoc-phat-am-tieng-anh

Ví dụ đơn giản: Từ business, lúc đầu mình nghĩ có 3 âm tiết, được đọc là “bi-zi-nít”. Thực tế người anh họ đọc là BIZ-niz: có 2 âm tiết và nhấn vào đầu. Nếu bạn nghe thấy từ này thì bạn sẽ không biết bởi nó chẳng hề nằm trong bộ nhớ âm thanh của bạn. Đó là lý do tại sao những người phát âm “sõi”  thì nghe tiếng Anh rất đỉnh.

Trong tiếng Anh có rất nhiều âm mà tiếng Việt không hề có, tiêu biểu như /∫/, /ð/, /θ/…, Kèm theo đó là vô số các hiện tượng biến âm, nuốt âm, ngậm âm… 

Một câu đơn giản như “What do you want?” trên thực tế sẽ không bao giờ được nói một cách “tử tế” theo kiểu đánh vần thong thả từng từ một, mà sẽ được “biến tấu” đại khái thành “wa-da-ya-want”_nói liền. 

Thì đây chính là lý do tại sao cần học phát âm ngay nếu bạn muốn thoát mất gốc. Phát âm chính là phần giải nghĩa âm thanh, là bộ nhận dạng âm thanh của các bạn từ đây về sau. Phát âm tốt cũng đồng nghĩa với việc khả năng nghe của bạn sẽ lên 1 bậc. Sự tự tin với tiếng Anh của bạn cũng cao hơn vì nghe gì cũng hiểu, học từ vựng thì không chỉ nhớ cách viết mà còn nhớ được cách đọc tiếng Anh của nó nữa. Bạn sẽ cảm thấy mình được lắng nghe hơn và dần dần sẽ rất thích, tự tin giao tiếp vì bạn nói đến đâu người ta hiểu đến đó. 

Đây là thứ các bạn không thể bỏ qua được khi bắt đầu học tiếng Anh. Và mình đảm bảo rằng là khi mà phát âm chuẩn rồi thì tiếng Anh của bạn sẽ lên rất nhanh.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Thế nào là cách phát âm tiếng Anh chuẩn?

Trước khi có thể trả lời sâu hơn về cách phát âm tiếng Anh chuẩn là thế nào, hãy cùng phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm: pronunciation và accent.

Pronunciation

Pronunciation là cách chúng ta phát âm các từ vựng. Pronunciation tập trung vào việc phát âm từng âm một: nguyên âm (vowels), phụ âm (consonants), nguyên âm đôi (diphthongs) hay stress (trọng âm). Ví dụ, từ finance được phát âm là /ˈfaɪnæns/, faɪˈnæns/ hoặc /fəˈnæns/, thì có trọng âm của 2 cách sau rơi vào âm tiết thứ 2 (second syllable), còn ở cách phát âm đầu tiên trọng âm lại rơi vào âm tiết thứ nhất (first syllable).

Accent

Accent là chất giọng của bạn của bạn khi phát âm. Có thể đó là Anh – Anh, Anh – Mỹ, Anh – Úc,…Cũng giống ở Việt Nam có giọng miền Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng miền là có giọng đặc trưng riêng: Hà Nội, Huế, Nghệ An,…Một ví dụ điển hình về accent đó là: Ở đất nước chuột túi Australia, có 3 lớp giọng trong xã hội:

  1. Cultivated – được dùng bởi 10% dân số và khá giống giọng Anh – Anh.
  2. Broad – dùng bởi tầng lớp công nhân, nhân viên, những người đi làm và số lượng cũng rơi vào khoảng 10%.
  3. General – được dùng bởi phần đông người dân. 

Nếu bạn phát âm theo một accent chuẩn sẽ khiến người nghe cảm thấy nể bạn hơn “Ô, bạn nói tiếng Anh xịn quá”.

Vậy phát âm chuẩn là gì?

Phát âm chuẩn được hiểu là phát âm (pronunciation) đúng từng âm tiết và rõ ràng mà không phụ thuộc vào chất giọng (accent) của bạn như thế nào. Accent của bạn sẽ giúp việc phát âm của bạn một cách rõ ràng và chính xác.

3. Các lỗi phát âm người Việt thường hay mắc phải 

Thật đáng tiếc khi có những bạn khi giao tiếp có ý tưởng hay, lập luận ổn, nhưng tất cả lại chỉ trong phạm vi suy nghĩ mà không thể hiện được cho người đối diện biết chỉ vì phát âm không tự nhiên.

lỗi phát âm tiếng Anh thông dụng

Một số lỗi thường gặp trong cách phát âm của người Việt như sau:

1. “Lược bớt” âm cuối

Đây là lỗi gặp nhiều nhất trong cách phát âm tiếng Anh của người Việt. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi tiếng Việt chúng ta nói tự nhiên, không có hiện tượng “bật hơi” các âm cuối. Vì không phát âm âm cuối nên có thể xảy ra các tình huống hiểu lầm tai hại.

Ví dụ với các từ: wife, wine, white bạn sẽ không thể có cùng một cách phát âm giống nhau.

2. Không biết cách đọc phiên âm tiếng Anh khi tra từ điển

Đơn giản vì bạn chưa biết và chưa nhớ bảng ký hiệu phiên âm quốc tế IPA. Có một thực tế rằng, hầu hết khi chúng ta tiếp xúc với tiếng Anh từ khi còn tiểu học, ta thường đọc theo những gì sách dạy và theo hướng dẫn thầy cô nhưng thực tế không biết IPA là gì, không được hướng dẫn cụ thể nó là gì. Điều này gây nên hậu quả đọc tiếng Anh sai mà cũng không hề biết mình đang sai và không biết phải sửa như thế nào?

3. Phát âm lẫn lộn giữa các âm tiết

Hệ quả từ việc không nắm rõ về bảng IPA dẫn đến việc cách học phát âm tiếng Anh bị sai lệch các âm tiết. Hoặc đó là bạn “không thể phát âm” chính xác các từ. Dưới đây là một số lỗi điển hình khi người Việt học và luyện phát âm tiếng Anh.

  • Lẫn lộn khi phát âm /z/ và /s/. 
  • Lẫn lộn khi phát âm /s/ và /ʃ/. Ví dụ: She sells seashells by the seashore
  • Phát âm sai âm /ð/ thành /z/ hay /d/. Ví dụ: This /ðɪs/
  • Phát âm sai sai /θ/ phát âm thành /t/ hoặc /th/ trong tiếng Việt. Ví dụ: Thank /θæŋk/
  • Phát âm các âm /ʒ/ và /dʒ/ bị thay thế bởi /z/. Ví dụ: Television /‘telɪvɪʒn/
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

4. Không nhấn trọng âm/ Nhấn sai trọng âm trong từ hoặc trong câu.

Với trọng âm từ: Một từ nhấn sai trọng âm sẽ làm thay đổi nghĩa của từ. Bạn không thể phát âm từ bữa tráng miệng dessert thành sa mạc desert được! Một ví dụ điển hình về việc nhấn trọng âm khiến bạn bấn loạn:

  • Photograph 
  • Photography 
  • Photographer 
  • Photographic

Nếu không nắm rõ từng phát âm từng từ thì bạn sẽ bỏ qua việc nhấn trọng âm hoặc nhấn sai khiến người nghe không thể hiểu được.

Với trọng âm câu: Đây được coi là ngữ điệu của câu khi giao tiếp. Người học thường có xu hướng bỏ qua trọng âm câu, nói với giọng “bình bình” mà không tạo điểm nhấn khi nói.

5. Nói lưu loát và nói chuẩn

Một số bạn khi học cách phát âm tiếng Anh thường mong muốn mình thật “ngầu” bằng việc bắt chước cách nói y hệt của người bản xứ, khi đó họ có các cách nuốt âm, nối âm,… não bạn sẽ phải xử lý 2 việc cùng 1 lúc: nói sao cho lưu loát và nói chuẩn. Nhưng để đạt được vậy thì bạn phải theo từng bước mà rất khó để thực hiện cùng 1 lúc cả 2.

4. Nên học phát âm Anh – Anh hay Anh – Mỹ?

Khi nhắc tới “phát âm” tiếng Anh, dường như có một vấn đề kinh điển người học rất hay gặp phải. Đó là, nên học phát âm kiểu Anh – Anh (British English) hay Anh – Mỹ (American English)??? Có những niềm tin sai lầm cho rằng kỳ thi IELTS hay TOEFL thích một trong hai giọng Anh trên hơn. Điều không khác gì việc chấm điểm tiếng Việt 3 miền Bắc-Trung-Nam xem giọng Việt vùng nào chuẩn hơn, rõ ràng là rất vô lý. Vậy nên bạn chỉ cần xác định là chúng khác biệt như thế nào rồi lựa chọn là được.

phát âm tiếng anh khác nhau giữa anh mỹ và anh anh

Giọng Anh – Anh hay Anh – Mỹ là gì?

+ Giọng Anh – Mỹ: Là giọng Mỹ phổ thông (General American), là giọng thường hay nghe trên đài, TV show, phim ảnh. Giọng phổ thông này được coi là quy chuẩn và nhiều người Mỹ cũng nói giọng đó. Tất nhiên mỗi vùng miền có âm địa phương khác nhau nhưng sự khác biệt không đáng kể.

+ Giọng Anh – Anh: Giọng chính thống, giọng BBC, giọng của các tầng lớp trên, và còn được gọi là “Queen’s English”, giọng Nữ Hoàng. Giọng này chỉ được nói bởi thiểu số người Anh nhưng lại là giọng chúng ta nghe nhiều nhất trên phim ảnh truyền hình, còn lại họ dùng giọng địa phương, khá khó nghe với nhiều người mới chỉ bắt đầu học tiếng Anh.

Tham khảo ngay: Lộ trình học phát âm tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Một số sự khác biệt trong cách phát âm Anh – Anh và Anh – Mỹ

Dưới đây là một video ngắn khá hài hước về hai người bạn này nói tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ khác nhau thế nào.

Có một số sự khác việt trong 2 cách phát âm như sau:

1. Lược bớt âm tiết trong Anh – Mỹ

Không phải tự nhiên mà người ta gọi dân Mỹ là dân “lười” khi mà trong phát âm, xu hướng của họ là đọc 1 từ sao cho thật nhanh. Chính vì vậy, họ thường lược bỏ các âm tiết. Những chữ như “restaurant”, “chocolate” hay “beautiful”, nếu người Anh tỉ mẩn đọc từng chữ thì người Mỹ ăn bớt âm giữa, là âm không quan trọng thì chữ còn lại có 2 âm.

2. Cách phát âm âm “t”

Khi Anh – Anh phát âm “t” rõ ràng thì với Anh – Mỹ nếu âm “t” không nằm đầu câu thì hầu hết sẽ biến thành âm “d”. Thay vì nghe là “water” thì mình nghe là “wader”, cách này nếu các bạn nghe và  luyện được cách đọc các từ cũng sẽ nhanh hơn

3. Âm tiết cuối “r”

Đây là một âm đặc trưng của giọng Mỹ. Trong khi người Mỹ phát âm âm “r” hết sức rõ ràng bằng cách uốn lưỡi để tạo độ vồng như trong “car” thì người Anh lại để nó “silent”, không phát âm trừ trường hợp trọng âm rơi vào nó. 

4. Trọng âm

Những từ mượn của Pháp như “garage” thì người Mỹ nhấn âm cuối trong khi người Anh nhấn âm trước đó. Các từ sau nằm trong số này: adult, ballet, baton, beret, bidet, blasé, brevet, brochure, buffet, café, canard, chagrin, chalet, chauffeur, chiffon, cliché, coupé, croissant, debut, décor, detail, détente, flambé, frappé, gourmet, lamé, montage, parquet, pastel, pastille, pâté, précis, sachet, etc.

5. Đuôi “ile” và đuôi “ine”

Người Anh có xu hướng đọc thành âm “i” thành “aɪ” trong khi người Mỹ đọc âm “i” này thành /ɪl. 

6. Các trường hợp từ kết thúc bằng các hậu tố -ary -ery -ory -bury, -berry, -mony:

Trong khi người Mỹ vẫn nhấn vào các âm “a”, “e”, “o” của các hậu tố đó thì người Anh hầu như bỏ qua và chỉ giữ mỗi âm “ry” hay “ny” cuối.

Vậy lựa chọn học theo cách phát âm tiếng Anh nào?

Câu trả lời thực ra rất đơn giản. Lựa chọn học theo kiểu phát âm nào là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, chính bản thân bạn! Việc của bạn là tự hỏi và trả lời thật rõ ràng những câu hỏi nhỏ dưới đây:

  • Bạn thấy thích chất giọng nào hơn?
  • Giọng nào bạn thấy dễ bắt chước hơn?
  • Các bạn bè của bạn thường sử dụng giọng nào để giao tiếp?
  • Giọng nói nào bạn thường xuyên bắt gặp trong môi trường học tập hay công việc?

Khi đó Anh – Anh hay Anh – Mỹ không còn là câu hỏi mỗi khi bạn lựa chọn học phát âm nữa. Vì mục đích học tiếng Anh là để sử dụng. Dù bạn có nói tiếng Anh nào với giọng phổ thông thì cộng đồng học tiếng Anh sẽ hiểu bạn.

Một số nhận định cảm quan về giọng Anh – Anh và Anh – Mỹ:

Với giọng Anh – Mỹ

  • Nếu bạn nói Anh Mỹ, mọi người nói tiếng Anh sẽ hiểu bạn
  • Có nhiều lựa chọn về phim ảnh, game show và các chương trình truyền hình thực tế hơn để học tiếng Anh. Ngành truyền thông của Mỹ sản xuất ra nhiều chương trình đa dạng, hấp dẫn, vui nhộn, lý thú hơn.
  • Các tài liệu trên mạng nhiều giọng Anh Mỹ hơn (Ví dụ điển hình là Youtube)
  • Có gần 10 lần số người nói giọng Anh Mỹ hơn giọng Anh Anh. Khi bắt gặp 1 người học tiếng Anh, khả năng rất cao là người ta nói Anh Mỹ chứ không phải Anh Anh.
  • Người Anh có thái độ bình thường với những người nói Anh Mỹ.

Với giọng Anh – Anh

  • Nếu bạn nói Anh Anh, mọi người nói tiếng Anh sẽ hiểu bạn
  • Các từ điển Anh-Anh luôn chính xác và học thuật hơn là các từ điển Anh-Mỹ
  • Những người nói tiếng Anh Anh thường được cho là rất thông minh, có nền tảng giáo dục rất cao và nhiều đức tính tốt khác.

5. IPA – Công cụ để có phát âm tiếng Anh chuẩn

Bài hát ABC Song có thể thể bạn đã rất quen khi mới bắt đầu học tiếng Anh. Ở đó giới thiệu 24 chữ cái tiếng Anh. Đây chỉ là mặt chữ, thực tế cách luyện phát âm tiếng Anh lại dựa vào bảng ký hiệu phiên âm quốc tế – IPA.

IPA là hệ thống là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một cách chuẩn xác và riêng biệt. Nó được phát triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế (ban đầu là Hội Giáo viên Ngữ âm – Dhi Fonètik Tîtcez’ Asóciécon) với mục đích trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi thứ tiếng trên thế giới. – Theo WikiPedia.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Tại sao cần học bảng IPA?

Trong tiếng Anh, bảng phiên âm hoàn toàn khác với bảng chữ cái, do đó do đó nhìn vào chữ viết thôi thì chúng ta sẽ không thể phát âm chính xác từng âm tiết được. Để đọc chuẩn các từ tiếng Anh chúng ta phải học bảng ký tự phiên âm của nó, sau đó nhìn vào phiên âm tiếng Anh của nó trong từ điển để phát âm chuẩn xác, về sau trong quá trình giao tiếp nhiều chúng ta sẽ tự nhớ phát âm của chữ viết mà không cần tra từ điển nữa.

Với kỹ năng nghe: Khi bạn viết các âm đó được tạo ra như thế nào, bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra chúng khi nghe. Ví dụ nếu bạn biết về IPA, khi ai đó nói rằng /ɪˈstæblɪʃ/ thì bạn sẽ biết từ này là establish. Sau đó tra từ điển, bạn hoàn toàn hiểu nghĩa của từ.

Với kỹ năng nói: Khi đã nắm rõ các âm trong IPA thì bạn mới có thể nói chuẩn 1 từ, đồng thời người nghe cũng sẽ hiểu bạn nói gì.

Các thành phần trong bảng IPA

Bảng phiên âm IPA tiếng Anh có chứa 44 âm (sounds), trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm. Trong nguyên âm có 12 nguyên âm đôi (monophthongs) và 8 phụ âm (diphthongs.  Các âm kết hợp với nhau hình thành cách phát âm của từ. Mỗi từ sẽ có trọng âm từ tương ứng.

Các thành phần trong bảng IPA phát âm tiếng ANh

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA đầy đủ

1. Nguyên âm đơn – monophthongs

Khái niệm

Nguyên âm được hiểu là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể đứng một mình hoặc có thể đứng kèm các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.

Các nguyên âm chính trong hệ thống tiếng Anh (Anh – Mỹ) 

Phân loại các nguyên âm

nguyên âm đơn trong phát âm tiếng anh

Việc phân loại nguyên âm dựa vào bốn khía cạnh chính:

a. Vị trí của lưỡi (tongue position)

Dựa theo vị trí đặt lưỡi khi phát âm, chúng ta chia các nguyên âm ra thành trước (front), giữa (middle) và sau (back). Ví dụ, /i/ là một nguyên âm trước vì phần trước của lưỡi sẽ đi lên phần trước của miệng khi phát âm, còn /u/ là nguyên âm sau vì phần sau của lưỡi sẽ đi lên nhưng hướng về phía sau của miệng.

Chúng ta cũng chia nguyên âm thành nguyên âm cao (high) và nguyên âm thấp (low). Ở các nguyên âm cao, lưỡi bạn sẽ đẩy lên cao gần khoang miệng như trong âm /i/, và ngược lại ở các nguyên âm thấp, lưỡi lại dẹt xuống phía dưới của khoang miệng, như khi bạn phát âm /ae/.

Hãy cùng nhìn hình minh họa dưới đây:

tròn môi trong phát âm tiếng anh

b. Độ tròn môi (lip shape)

Môi được coi là trong nếu khi phát âm vùng miệng tạo hình chữ O, còn lại sẽ là căng (không tròn).

– Các nguyên âm trước và giữa luôn không tròn môi.

– Các nguyên âm sau /uː/, /ʊ/, /ɔː/ thì tròn môi (/ɑː/ và /ɒ/ không tròn môi).

c. Độ căng của cơ miệng

Độ căng này chỉ tới mức độ căng và dãn của cơ quanh miệng khi bạn phát ra các nguyên âm.

Nguyên âm căng (được tạo do cơ căng nhiều): /iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/. Độ dài nguyên âm căng có thể thay đổi và thường dài hơn nguyên âm giãn.

Nguyên âm giãn (được tạo do cơ căng ít): /ɪ/, /e/, /æ/, /ʊ/, /ɒ/, /ʌ/, /ə/. Nguyên âm giãn thì luôn luôn ngắn.

Từ đó, ta cũng có sự phân chia các nguyên âm đơn trong tiếng Anh thành nguyên âm đơn ngắn và nguyên âm đơn dài. Nguyên âm dài thường có được phát âm dài hơi hơn, nhấn mạnh hơn và rõ ràng hơn so với những nguyên âm ngắn.

Dưới đây là chi tiết cách phát âm các nguyên âm đơn dài và nguyên âm đơn ngắn.

  • Nguyên âm đơn ngắn

Nguyên âm /i/

Cách phát âm: lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi trên và dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên, phát âm kéo dài hơn so với nguyên âm ngắn. Dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm tiếng anh với nguyên âm  /i/

nguyên âm ngắn trong phát âm tiếng anh

Nguyên âm ngắn /e/ hay /ɛ/

Phát âm giống âm /i/ nhưng quãng giữa môi trên và môi dưới rộng hơn cùng với vị trí lưỡi thấp hơn một chút.

nguyên âm ngắn trong phát âm tiếng anh

Nguyên âm ngắn /æ/

Để phát âm được nguyên âm này, bạn cần đặt lưỡi của mình ở vị trí thấp, mở rộng miệng và chuyện động lưỡi theo hướng đi xuống. Dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm tiếng anh với nguyên âm  /æ/

nguyên âm ngắn trong phát âm tiếng anh

Nguyên âm ngắn /ʌ/

Bạn hãy mở miệng rộng bằng một nửa và đưa lưỡi về phía sau so với khi phát âm nguyên âm /æ/.

nguyên âm ngắn trong phát âm tiếng anh

Nguyên âm ngắn /ʊ/

Bạn di chuyển lưỡi về phía sau, đặt môi tròn và mở hẹp. Cùng xem hình ảnh khẩu hình miệng khi phát âm tiếng anh âm  /ʊ/

nguyên âm ngắn trong phát âm tiếng anh

Nguyên âm ngắn /ɒ/ hay /ɔ/

Đối với nguyên âm này có vị trí ở giữa âm nửa môi và âm mở đối với vị trí của lưỡi, khi phát âm thì tròn môi để có được cách đọc tiếng Anh chuẩn xác nhất.

nguyên âm ngắn trong phát âm tiếng anh

  • Nguyên âm đơn dài

Nguyên âm /i:/

Cách phát âm: lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi trên và dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên, phát âm rất ngắn.

nguyên âm dài trong phát âm tiếng anh

Nguyên âm dài /ɑː/

Bạn mở miệng vừa phải( không quá rộng hay quá hẹp), sau đó đưa lưỡi xuống thấp và hơi về phía sau một chút.

nguyên âm dài trong phát âm

Nguyên âm dài /ɔː/

Bạn điều khiển lưỡi của mình di chuyển về phía sau, đồng thời hơi nâng phần lưỡi phía sau lên, môi tròn và mở rộng.

nguyên âm dài trong phát âm

Nguyên âm dài /ɜ:/

Đối với nguyên âm dài này, khi phát âm bạn hãy đặt vị trí lưỡi thấp, mở miệng vừa, vị trí lưỡi thấp.

nguyên âm dài trong phát âm

Nguyên âm dài /u:/

Bạn hãy đặt môi mở nhỏ, tròn và đưa lưỡi về phía sau so với âm /ʊ/.

nguyên âm dài trong phát âm

2. Nguyên âm đôi – Diphthongs

phát âm tiếng anh nguyên âm đôi

Nguyên âm đôi là sự kết hợp của 2 nguyên âm đơn với nhau trong cùng một âm tiết.

Nguyên âm đôi được chia thành 3 nhóm: 

  • Nhóm tận cùng là ə: /ɪə/ như trong “fear”, /eə/ như trong “chair” , /ʊə/ trong “sure”.
  • Nhóm tận cùng là ɪ :/eɪ/ trong “play”, /ai/ trong “life”, /ɔɪ/ trong “choice”.
  • Nhóm tận cùng là ʊ:/əʊ/ trong “low”, /aʊ/ trong “now”.

Trong nguyên âm đôi, âm đầu tiên là âm chính và âm thứ hai là âm khép miệng, chứ không hoàn toàn là phát từng âm đơn riêng lẻ.

3. Phụ âm – Consonants

phụ âm tiếng anh học phát âm

Khái niệm

Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm nhau trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói khi phối hợp với nguyên âm.

Phân loại các phụ âm

a. Phân theo cách thức phát âm (dựa vào hơi thở)

Âm bật hơi Trong quá trình tạo các âm, dòng hơi từ phổi hoàn toàn bị chặn ở một số nơi, sau đó được bật ra: /p/, /b/, /t/, /d/, /k/, và /g/.
Âm tắt Dòng hơi bị đè nén, nhưng không hoàn toàn bị chặn: /f/, /v/, /θ/, /ð/, /s/, /z/,/ʃ/, /ʒ/ và /h/.
Âm xát Các âm này bắt đầu được tạo giống như các âm bật hơi, với việc chặn hoàn toàn dòng hơi hoặc đóng vùng thanh âm, và kết thúc với dòng hơi bị chặn như các âm tắt: /t̬ʃ/ và /dʒ/.
Âm mũi Âm mũi là âm được tạo với dòng hơi thoát qua mũi: /m/, /n/, và /ŋ/.
Âm bên Âm bên cho phép dòng hơi thoát ra hai bên cạnh lưỡi: /l/
Âm tiếp cận (Bán nguyên âm) Trong việc tạo âm tiếp cận, một cơ quan cấu âm áp sát cơ quan khác, nhưng vùng thanh âm không bị thu hẹp để tạo dòng hơi xoáy: /j/, /w/ và /r/.

b. Phân theo vị trí phát âm (bên trong miệng hoặc họng)

Âm đôi môi: môi trên và môi dưới tiếp cận hoặc chạm nhau

/p/, /b/, /m/, /w/

Âm lưỡi răng: môi dưới tiếp cận hoặc chạm răng trên

/f/, /v/

âm lưỡi răng trong phát âm tiếng anh

Âm răng/ Giữa răng: đầu lưỡi đưa vào giữa răng trên và răng dưới

/θ/, /ð/

âm răng trong phát âm tiếng anh

Âm lợi: đầu lưỡi tiếp cận hoặc chạm vòm lợi phía sau răng hàm cửa trên

/t/ – /d/,  /s/ – /z/,  /n/, /l/, /r/

âm lợi trong phát âm tiếng anh

Âm gạc lợi (hoặc sau lợi): đầu lưỡi hoặc thân lưỡi chạm vào vị trí giữa vòm lợi và gạc cứng

/ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/

âm gạc lọi trong phát âm tiếng anh

Âm gạc: thân lưỡi tiếp cận hoặc chạm vào gạc cứng

/j/

 /j/

Âm vòm mềm: thân lưỡi tiếp cận hoặc chạm vòm mềm

/k/, /ɡ/, /ŋ/

Âm vòng mềm trong phát âm tiếng anh

Âm hầu (thanh quản): không gian giữa hai dây thanh

/h/

 /h/

c. Tổ hợp phụ âm (Consonant Clusters)
Trong tiếng Anh, tổ hợp phụ âm là một nhóm (gồm một hoặc nhiều hơn hai) phụ âm đứng liền nhau trong một từ, không bị ngắt, tách hay xen giữa bởi nguyên âm khi phát âm.Tổ hợp phụ âm thường gây khó khăn cho nhiều bạn khi học tiếng Anh vì chúng không hề tồn tại trong ngôn ngữ của chúng ta.

Các tổ hợp phụ âm có thể đứng ở các vị trí khác nhau trong một từ:

  • Vị trí đầu (initial clusters): freedom /ˈfriːdəm/, green /ɡriːn/
  • Vị trí giữa (medial clusters): offspring /ˈɒfsprɪŋ/, enclose /ɪnˈkləʊz/
  • Vị trí cuối (final clusters): collect /kəˈlekt/, adapt /əˈdæpt/

4. Stress (Trọng âm)

chú ý trọng âm trong phát âm tiếng anh

Thế nào là trọng âm của từ? Đó là lực phát âm được nhấn vào một âm tiết nhất định trong một từ. Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác. Cần phải nhớ rằng trọng âm chỉ rơi vào những âm tiết mạnh tức là những âm tiết có chứa nguyên âm mạnh, nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài. Trọng âm của từ sẽ được ký hiệu bằng dấu trọng âm (stress mark) là dấu (‘)

VÍ DỤ: 

Nguyên tắc thêm trọng âm.

Nguyên tắc trọng âm có rất nhiều, dưới đây xin chỉ được liệt kê ra 5 nguyên tắc chính mà ai học phát âm tiếng Anh cũng nên “nằm lòng”.

1. RULE 1: Với từ chỉ có 2 âm tiết (two syllable words)

  • Với danh từ/ tính từ: nhấn vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: student, table, sticker, happy, random, courage….(ngoại trừ machine, event)

  • Động từ: nhấn vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: to admit, to intent, to construct…

  • Với động từ kết thúc bằng đuôi  ow, en, y, el, er, le, ish: Nhấn vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ:  to open, to follow, to hurry, to struggle, to flatter, to finish…

2. RULE 2: Từ có 3 âm tiết trở lên: Nhấn vào âm tiết thứ 3  từ cuối trở lên.

Ví dụ to celebrate, curriculum, to unify,…(ngoại trừ to develop, imagine, banana)

3. RULE 3 : với các trường hợp có hậu tố (suffixes)

a) Nhấn trọng âm trước C-I-V (consonant-I-vowel)
Ví dụ  australia, religious, physician..

b) Nhấn trọng âm trước ic
Ví dụ: titanic, panasonic, pacific….ngoại trừ rhetoric, lunatic, catholic, arithmetic, politics, Arabic

c) Nhấn trọng âm chính những âm tiết kết thúc bởi: ade, oo, oon, ee, een, eer, ese, ise, ize, aire, self
Ex: pickaboo, millionaire, cocoon, analyze, engineer, themselves….

d) Nhấn trọng âm trước tion, tal
Ví dụ:  tradition, continental…

4. RULE 4: Với các cụm từ (phrases)

  • Cụm danh từ (noun phrases):

a) WH – to inf ; whether/if – to V; gerund + O: Nhấn trọng âm vào từ cuối cùng

Ví dụ: what to do, learning english…

b) Danh từ ghép: Danh từ + tính từ: Trọng âm ở danh từ

Ví dụ: a handsome and good man…

  • Cụm tính từ/ trạng từ (adj / adv phrases): (thường) nhấn vào từ cuối cùng

Ví dụ:  the book on the table, the girl standing over there, in the morning, by car…

5. RULE 5: Nhấn trọng âm trong một câu (within sentences)

Khi nói một câu hoàn chỉnh, bạn nên để ý nhấn trọng âm vào một số vị trí sau nhằm giúp câu nói nghe được tự nhiên nhất và dễ hiểu với người bản ngữ nhất. Đó là:

# verbs: nhấn vào động từ cuối cùng
# nouns: nhấn vào danh từ cuối cùng
# adv: thường nhấn vào trạng từ để tạo sắc thái cho câu
# before commas: đặt trọng âm trước các dấu phẩy trước khi bạn tạm nghỉ/ ngắt câu nói của mình
# on reflexive pronouns: nhấn ở các đại từ phản thân
Ex: I go to school and learn English; I do it myself;…

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

6. Intonation (Ngữ điệu) trong phát âm tiếng Anh

Intonation được mệnh danh là “the melody of language” – tức là giai điệu của ngôn từ. Bởi intonation giúp người ta khi nói có thể nâng lên hạ xuống tone giọng của mình, tạo sự uyển chuyển trong lời nói và hỗ trợ trong việc thể hiện cả ẩn ý hay cảm xúc của người nói. Nếu lời bạn nói có được ngữ điệu tốt thì chắc chắn ý tứ bạn muốn truyền đạt sẽ mạnh mẽ và thú vị hơn nhiều đấy. Có 4 ngữ điệu chính trong cách học phát âm tiếng Anh như sau:

1. Ngữ điệu trầm (Falling Intonation)

Đây là ngữ điệu bạn sẽ hạ giọng ở cuối câu. Một số trường hợp sau bạn sẽ dùng ngữ điệu trầm.

  • Kết thúc một câu trần thuật: Ví dụ: Have a nice day.
  • Cuối câu hỏi với các từ để hỏi như where, what, why, when, how, who: Ví dụ: What’s his name? Why did you leave? How are you doing?

2. Ngữ điệu bổng/ cao (Rising Intonation)

Bạn thường nâng giọng điệu lên ở những câu hỏi yes/no. So sánh với việc hỏi những câu “When did you leave?” thì cách hỏi “Did you leave?” không thể để đoạn cuối câu trầm xuống được.

Ví dụ:

+ Does they know about it?

+ Can you call me tomorrow?

+ Is it good?

+ Really?

3. Ngữ điệu kéo dài (Non-final Intonation)

Với việc sử dụng ngữ điệu kéo dài như không có hồi kết cho câu, việc nâng hay hạ giọng diễn ra một cách tự nhiên ở đoạn giữa của câu, và đoạn cuối cùng thường được kéo dài ra hơn một chút…Một số trường hợp sử dụng ngữ điệu kéo dài:

+ Suy nghĩ chưa kết thúc: Ex: “When I saw him…” hay “If I were a doctor…”

+ Dùng với những từ mang tính chất giới thiệu ý mới: Ex: actually, by the way…

+ Khi có một loạt các từ được liệt kê: Ex: I like football, basketball, tennis, and golf.

4. Ngữ điệu dao động (Wavering Intonation)

Ngữ điệu kiểu này thường được dùng để biểu đạt những cảm xúc hay thái độ cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể, ví dụ: tức giận, ngạc nhiên, bối rối, tiếc nuối… Việc nâng hay hạ giọng vì thế cũng nhịp nhàng thay đổi giữa các từ của câu.

Thử nói câu “Thanks a lot” với những sắc thái khác nhau nhé:

+ Trong tình huống thông thường

+ Lúc bạn cực kỳ hạnh phúc vì được giúp đỡ

+ Khi bạn đang có ý mỉa mai

7. Lưu ý đặc biệt khi học phát âm tiếng Anh: Nối âm

nối âm trong câu khi học phát âm tiếng anh

Khi học phát âm, bạn sẽ không phát âm theo cách từng từ riêng lẻ, tách rời từng từ trong câu. Ngoài ngữ điệu, bạn sẽ thấy để đạt được sự trôi chảy trong phát âm là nối âm. Nối âm giữa các từ trong câu để tạo được sự nhịp nhàng và trôi chảy trong lời nói. Tuy nhiên, chớ nhầm việc này với cách bạn cố ý nói “nhanh”. Bạn không cần phải nói nhanh, người bản ngữ khi nói cũng vậy. Họ nối âm mà không cần nói nhanh, nhưng vẫn tạo được sự liền mạch trong lời nói của mình. Điều cần chú ý là bạn nên nhấn mạnh vào những từ chủ đề vì việc này phần nào sẽ giúp bạn chậm lại ở những phần khác trong câu “đúng chỗ một cách tự nhiên”. Các quy tắc nối âm bao gồm:

1. Liên kết phụ âm với nguyên âm

Nếu từ kết thúc bằng phụ âm và từ tiếp theo bắt đầu bằng nguyên âm thì khi phát âm sẽ được nối âm từ trước đó, lúc này cách phát âm sẽ giống như từ thứ 2 đó bắt đầu bằng phụ âm.

Ví dụ: Come in, I like it, get up late,…

2. Liên kết phụ âm với cùng phụ âm

Khi một từ kết thúc bằng phụ âm và từ tiếp theo bắt đầu trùng với phụ âm trước đó thì chỉ phát âm 1 phụ âm. Đồng thời không tạo đi ngắt khi phát âm giữa 2 từ, nhưng sẽ nhấn mạnh hơn  với phụ âm đó.

Ví dụ: She speaks Spanish => She speak Spanish

Well lit => Well it

Black cat => Black at

3. Phát âm khi phụ âm nối với phụ âm

Khi một từ kết thúc bằng phụ âm, ngay sau đó là một phụ âm khác thì sẽ không có nhịp dừng giữa 2 phụ âm đó. Nếu bạn tạo điểm dừng, vô tình sẽ có thêm 1 âm tiết phụ được chèn vào giữa và làm thay đổi cách phát âm, tạo thay đổi nghĩa.

Ví dụ: Đảm bảo bằng bạn phát âm good time không thành good a time, help me không thành help a me

4. Liên kết giữa nguyên âm với nguyên âm

Khi một từ kết thúc bằng nguyên âm và từ tiếp theo bắt đầu bằng nguyên âm, chúng ta sẽ không có nhịp nghỉ giữa các từ. Khi đó sẽ chèn một âm tiết ngắn là /w/ vào giữa 2 nguyên âm nếu nguyên âm sau bắt đầu bằng /ʊ/ và /oʊ/; chèn âm tiết /y/ ngắn nếu sau đó là nguyên âm /ei/ /i/ và /ai/

Ví dụ: go out => Go wout

They are => They yare

5. Cắt giảm đại từ của câu. 

Ở phần trọng âm chúng ta đã biết rằng các đại từ thường không được nhấn mạnh. Ví dụ: chữ “h” thường bị “câm” trong những đại từ như he, him, his, her, hay hers, đặc biệt là khi những đại từ đó không phải từ đầu tiên của một câu. Tương tự với “th” trong them.

Ví dụ:

  • I love her 🡪 “I lover”
  • I knew her 🡪 “I newer”
  • Did he 🡪 “didee”
  • Has he 🡪 “hazee”

Có rất nhiều từ hay cách nói có sự khác nhau trong văn cảnh đời thường (casual) với tình huống trang trọng (formal). Bạn cũng nên lưu ý điều này khi học và luyện phát âm tiếng Anh cũng như sử dụng phát âm sao cho phù hợp hoàn cảnh.

6. Một số nguyên tắc rút gọn khác

Bảng dưới đây tổng hợp một số nguyên tắc rút gọn được dùng rất thường xuyên trong văn nói (giao tiếp đời thường) bạn có thể tham khảo.

Formal, Careful
Speech (trang trọng)
Informal, Relaxed
Speech (ít trang trọng hơn)
Examples
you  ya I’ll call ya.
See ya.
because  ‘cuz  I did it ‘cuz I wanted to.
I’m tired ‘cuz I worked all day.
I don’t know  I dunno  I dunno why.
I dunno what to do.
let me  lemme Lemme do it.
Lemme help you.
Lemme talk to him.
give me  gimme Gimme a call.
Gimme a break!
Can you gimme a minute?
did you…?  joo Joo call me?
Why joo do it?
Joo go out last night?
do you want to…?  wanna…? Wanna go out?
Wanna dance?
What do you wanna do?
have got to…  gotta…  I gotta go.
You gotta do it.
should’ve
would’ve
could’ve
must’ve
shoulda
woulda
coulda
musta
You shoulda told me.
It woulda been nice.
We coulda come.
You musta seen it.
shouldn’t have
wouldn’t have
couldn’t have
shouldna
wouldna
couldna
You shouldna done that.
I woundna known.
It couldna happened.
going to  gonna I’m gonna go.
It’s gonna rain.
What are you gonna do?
what do you…?  wadda you…? Whadda you want?
Whadda you doing?
Whadda you think?
a lot of  a lotta  That’s a lotta money.
I’ve got a lotta friends.
kind of  kinda  It’s kinda hot.
What kinda car is that?
out of  adda Get adda here.
I’m adda money.
You’re adda your mind.
nghĩa là: You’re crazy.
go to  goddu  I go to work. Let’s go to a concert.
yes yeah
yup
Yeah. It’s good.
Yup. I did it.
no  nope Nope. I’m not going.
Nope. That’s not right.
-ing  in’  What are you doin’?Nothin’ much. 

8. Cách để phát âm chuẩn không tì vết

Khi bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn sẽ không dễ dàng nhận ra được các âm thanh bởi cách phát âm hoàn toàn khác nhau. Sau khi đã nắm được bảng IPA và các quy tắc phát âm,  hãy dành thời gian ít nhất 10 phút mỗi ngày để tập phát âm theo playlist của Step Up English trên Youtube nhé.

Với 20 video clip hướng dẫn chi tiết, Step Up đã chia ra và nhóm lại những âm tương tự, na ná và dễ bị nhầm lẫn với nhau. Sau đó cùng thực hiện theo các bước này nhé:

Bước 1: Xem đầy đủ 20 video hướng dẫn về cách phát âm của Step Up

Bước 2: Hãy nghe thử một đoạn nói mẫu của người bản xứ, ghi nhớ khẩu hình và âm thanh khi họ nói đến âm mà bạn đang học. Sau đó, hãy luyện tập và bật ghi âm, đồng thời nhìn qua gương xem đã giống khẩu hình của họ chưa nhé. Lưu ý lại là tiếng Anh có trọng âm từ, trong âm câu, ngữ điệu, nối âm,…như các phần trên đã giới thiệu.

Bước 3: Luyện tập đọc đoạn văn bản dài hoặc nhại lại phim để luyện tập phản xạ cơ miệng đọc tiếng Anh. Phát âm là kỹ năng đòi hỏi thực hành rất cao, bạn đừng nên học một mình, tốt nhất hãy rủ một nhóm bạn cùng học và kiểm tra cho nhau, nếu có thể, hãy tìm một người bạn nước ngoài để hướng dẫn cho bạn.

Hãy thực hành từng bước, rồi bạn sẽ phát âm chuẩn tiếng Anh!

9. Nguồn tài liệu luyện tập cho từng cách phát âm tiếng Anh

Như đã giới thiệu ở trên, có 2 accent phát âm chính mà hầu hết người học tiếng Anh dùng đó là Anh – Anh và Anh – Mỹ. Tương ứng với mỗi accent, sẽ có rất nhiều kênh và nguồn tài liệu để bạn luyện tập. Step Up giới thiệu với bạn các kênh Youtube – đi đầu trong việc là một công cụ vừa học vừa giải trí tiếng Anh tuyệt vời, thực sự đa dạng và… hoàn toàn miễn phí. Hy vọng với các kênh dưới đây, bạn sẽ lựa chọn được nguồn hợp lý cho chính mình để có cách phát âm chuẩn tiếng 

Kênh Youtube giọng Anh – Anh

1. BBC Learning English

Đây là kênh tin tức chính thống bằng tiếng Anh – Anh, đa số nói chậm, rõ và có phụ đề. Là một kênh kinh điển để luyện nghe và hướng dẫn phát âm tiếng Anh với người học

2. English Like a Native

Đây là kênh của Anna – một cô giáo xinh đẹp, giọng hay và rất dễ nghe. Các bài giảng đều hài hước, hấp dẫn, độc đáo và đưa ra nhiều tips học tiếng Anh.

3. English Jade – Learn English

Kênh có cực kỳ cực kỳ nhiều những cách học tiếng Anh, chủ điểm ngữ pháp tới phong cách giao tiếp trong tiếng Anh… rất phù hợp nếu bạn đang muốn học tiếng Anh nhanh gọn và thực dụng.

4. Speak English With Mr Duncan: Ai đã từng mày mò tự học tiếng Anh thì hẳn không thể bỏ qua series các video hài hước và vô cùng hữu ích từ Mr Duncan, được chia thành nhiều bài học với cấp độ khó tăng dần, rất phù hợp với các bạn đang học tiếng Anh từ đầu.

Kênh Youtube giọng Anh – Mỹ

1. VOA Learning English

 Kênh này tương đối giống với kênh BBC nhưng giọng chủ yếu là giọng Mỹ. Các bài nói hết sức dễ nghe, có phụ đề và nội dung hài hước, đa dạng, hữu ích cho người mới học tiếng Anh.

2. Rachel’s English

Anh – Mỹ chuẩn với cô giáo người Mỹ đây. Chủ đề theo các video đa dạng và thực dụng, đa số cũng rất chậm rãi và dễ nghe nữa. Rất nhiều video hướng dẫn phát âm tiếng Anh, bạn cách nói một câu tiếng Anh chuẩn, hướng dẫn từ cách nối âm, nối từ, ngữ điệu lên xuống trong câu,…

3. Actually Happened

Mỗi video là một câu chuyện ngắn có ý nghĩa và xảy trong rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, được làm dưới dạng hoạt hình nên rất sinh động và dễ hiểu. Giọng lồng tiếng cực kì hay và dễ nghe.

4. Vsauce:

Thế giới này đặc biệt dành cho những bạn đam mê khoa học với hàng nghìn video về khoa học được thiết kế chuyên nghiệp, khoa học về mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội.

5. Animal Planet: Còn với những bạn yêu thích thế giới động vật và các hoạt động môi trường, hãy ghim luôn channel thú vị này nha.

10. Học phát âm tiếng Anh chuẩn cùng sách Hack Não 1500

Đây là cuốn sách nhận được sự phản hồi tích cực từ hàng ngàn học viên kể từ khi ra mắt. Đồng thời, đây là cuốn sách học ngoại ngữ bán chạy Tiki Top 1 3 năm liên tiếp, được sự tin tưởng từ những người mới bắt đầu tiếng Anh.

Ngoài việc ghi nhớ từ vựng cùng phương pháp truyện chêm và âm thanh tương tự, phương pháp phát âm shadowing sẽ giúp bạn phát âm tiếng Anh chuẩn bản xứ. Với hệ thống audio tích hợp trên App Hack Não PRO, bạn sẽ luyện tập hằng ngày bằng việc nghe đi nghe lại để cảm nhận âm thanh và phát âm theo đó.

Đặc biệt, hệ thống 1200 video hướng dẫn phát âm tiếng Anh chi tiết cho từng từ. Từ các lỗi sai người việt thường hay mắc phải cho đến cách phát âm trong tiếng Anh cùng cách đặt lưỡi, môi, khẩu hình miệng khi phát âm tiếng Anh,…trực tiếp của người bản ngữ. Chi tiết về toàn bộ cuốn sách xem tại: Hack Não 1500 từ tiếng Anh.

Xem thêm Cách phát âm trong tiếng Anh các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO
Trên đây là toàn bộ chi tiết về cách để có cách phát âm tiếng Anh chuẩn nhất. Không cần nhanh, nhưng cần chắc và cần đúng. Hãy lựa chọn cho mình một cách học hợp lý, lựa chọn nguồn tài liệu luyện tập và thực hành theo các bước trên và đồng hành cùng Step Up trên con đường chinh phục tiếng Anh.
 
 
Thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh (Past Continuous) đầy đủ nhất

Thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh (Past Continuous) đầy đủ nhất

Trong tiếng Anh, thì quá khứ tiếp diễn là 1 trong 12 thì quan trọng của ngữ pháp. Việc nắm bắt được cấu trúc, cách dùng của thì quá khứ tiếp diễn, cách phân biệt với các thì khác sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng hơn trong các bài tập tiếng Anh. Bài viết này Step Up sẽ tổng hợp tất tần tật kiến thức về thì quá khứ tiếp diễn: cấu trúc, cách sử dụng, một số dấu hiệu nhận biết đồng thời là bài tập ứng dụng thực tế. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Định nghĩa thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh

Thì quá khứ tiếp diễn (past continuous) thường được sử dụng để nhấn mạnh diễn biến hay quá trình của sự vật, sự việc hoặc thời gian sự vật, sự việc diễn ra trong quá khứ có tính chất kéo dài.

Ví dụ:

  • What was she talking about?

Cô ta đang nói về điều gì?

  • At 8 p.m yesterday, he was calling his wife.

Vào lúc 8 giờ tối qua, anh ấy đang gọi cho vợ của anh ấy.

  • He was playing video games while she was watching TV.

Anh ta đang chơi trò chơi điện tử khi cô ấy xem TV.

Xem thêm chi tiết thì quá khứ tiếp diễn và các thì khác trong tiếng Anh với sách Hack Não Ngữ Pháp – Hướng dẫn chi tiết cách dùng, dấu hiệu nhận biết,…thực hành trực tiếp cùng APP để nắm chắc 90% nội dung đã học. 

2. Cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn

Cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn giống như thì hiện tại tiếp diễn, trong đó động từ tobe được thay đổi về thể quá khứ là was/were.

Cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn

1. Cấu trúc dạng khẳng định:     

S + was/ were + V-ing

Ví dụ:

  • I was going out when it started to rain.

Tôi đang đi chơi thì trời đổ mưa.

  • I was planting flowers in the garden at 5 p.m yesterday.

Tôi đang trồng hoa trong vườn vào lúc 5 giờ chiều hôm qua.

2. Cấu trúc dạng phủ định:

S + wasn’t / weren’t + V-ing

Ví dụ:

  • He was not watching that film before Marie finished her work.

Anh ấy đã không xem bộ phim đó trước khi Marie hoàn thành công việc của mình.

  • They were not working when the boss came yesterday.

Họ đang không làm việc khi ông chủ tới vào hôm qua.

3. Cấu trúc dạng nghi vấn: 

Was/were + S + V-ing

W-H question + Was/were + S + V-ing

Trong đó was/ were sẽ được chia tương ứng với chủ ngữ:

  • I/He/She/It + was 
  • You/We/They + were 

Ví dụ:

  • What was he talking about?

Anh ấy đang nói về điều gì?

  • Was LiLy riding her bike when Jane saw her yesterday?

Có phải LiLy đang đạp xe khi Jane gặp cô ấy vào hôm qua?

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

3. Cách sử dụng thì quá khứ tiếp diễn

Có 4 cách sử dụng chính của thì quá khứ tiếp diễn như dưới đây:

1. Nhấn mạnh diễn biến, quá trình của sự vật, sự việc hay thời gian sự vật, sự việc đó diễn ra

Ví dụ:

  • At 10 a.m yesterday, she was watching TV.

Vào lúc 10h sáng, cô ấy đang xem TV.

  • She was cooking at 7 p.m yesterday.

Cô ấy đang nấu ăn lúc 7h tối hôm qua.

  • We were having final test at this time three weeks ago.

Chúng tôi đang làm bài kiểm tra cuối kỳ tại thời điểm này 3 tuần trước.

2. Diễn tả hành động đang xảy ra tại 1 thời điểm trong quá khứ

Ví dụ:

  • While he was taking a bath, she was using the computer.

Trong khi anh ấy đang tắm thì cô ấy dùng máy tính.

  • She was singing while I was playing game.

Cô ấy đang hát trong khi tôi đang chơi game.

  • She was writing a letter while we were watching TV.

Cô ấy đang viết thư trong khi chúng tôi đang xem phim.

3. Diễn tả hành động đang xảy ra thì có hành động khác xen vào

Ví dụ:

  • He was walking in the street when he suddenly fell over. (Khi anh ấy đang đi trên đường thì bỗng nhiên anh ấy bị vấp ngã.)
  • We met Minh when we were going shopping yesterday. (Chúng tôi tình cờ gặp Minh khi đang đi mua sắm vào hôm qua.)
  • The light went out when I was washing my clothes. (Điện mất khi tôi đang giặt quần áo.)

4. Hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ đồng thời làm phiền đến người khác

Ví dụ:

  • My dad was always complaining about my room when he got there.

Bố tôi luôn than phiền về phòng tôi khi ông ấy ở đó.

  • He was always making mistakes even in easy assignments.

Anh ta luôn mắc lỗi thậm chí ngay cả trong những nhiệm vụ đơn giản.

  • He was always forgetting his girlfriend’s birthday.

Anh ta luôn quên ngày sinh nhật của bạn gái.

4. Một số dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn

Thì quá khứ tiếp diễn sẽ rất dễ nhầm lẫn cũng như khó để dùng sao cho chính xác, Step Up sẽ đưa ra 1 dấu hiệu để nhận biết thì quá khứ tiếp diễn như sau:

1. Trong câu có chứa các trạng từ chỉ thời gian cùng thời điểm xác định trong quá khứ:

– At + giờ chính xác + thời gian trong quá khứ

Ví dụ:

  • I was studying English at 10 pm last night.

Tôi đang học tiếng Anh lúc 10h tối hôm qua.

  • We were watching TV at 12 o’clock last night.

Chúng tôi đang xem tivi vào lúc 12 giờ đêm qua.

– In + năm xác định

Ví dụ:

  • In 2015, he was living in England.

Vào năm 2015, anh ấy đang sống tại Anh.

  • In 2019, I was working at K.M company.

Vào năm 2019, tôi đang làm việc ở công ty K.M.

2. Thì quá khứ tiếp diễn có sở hữu câu có “when” khi diễn tả 1 hành động đang xảy ra thì hành động khác xen vào

Ví dụ:

  • When she was doing homework in her room, her phone rang.

Cô ta đang làm bài tập trong phòng thì điện thoại của cô ấy đổ chuông.

  • When I was studying in my room, my friend came.

Khi tôi đang học trong phòng, bạn của tôi đã đến.

  • We were sitting in the Cafe when John saw us.

Chúng tôi đang ngồi ở quán cafe khi John bắt gặp chúng tôi.

3. Câu có sự xuất hiện của 1 số từ/cụm từ đặc biệt: while, at that time

Ví dụ:

  • She was drawing while he was playing games.

Cô ấy đang vẽ trong khi anh ấy chơi điện tử.

  • My brother was watching TV at that time.

Lúc đó em trai tôi đang xem TV.

  • I was studying while my mother was cooking in the kitchen.

Tôi đang học khi mẹ tôi nấu ăn trong bếp.

Trên thực tế, một số dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn chỉ mang tính tương đối. Trong 1 vài trường hợp, 1 số dấu hiệu dù có xuất hiện nhưng không dùng với quá khứ tiếp diễn là điều chấp nhận được.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

5. Phân biệt thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh

Cách phân biệt thì quá khứ tiếp diễn với thì quá khứ đơn

Đây là 2 thì dễ gây nhầm lẫn nhất về cách dùng cũng như ý nghĩa trong 12 thì cơ bản tiếng Anh. Sẽ gây khó khăn cho người học nếu chúng ta chỉ học kiến thức theo các thì đơn lẻ mà không có sự so sánh, phân biệt. Chính vì lẽ đó, Step Up sẽ đưa ra một số tiêu chí nhằm phân biệt 2 thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh dưới đây:

1. Cấu trúc thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh

THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
  • Tobe

S + was/were + adj/Noun

  • Verbs

S + V – ed

Ví dụ: Anna was an attractive girl. (Anna đã từng là một cô gái cuốn hút.)

I started studying English when I was 8 years old. (Tôi bắt đầu học tiếng Anh khi tôi lên 8 tuổi.)

Công thức chung

S + was/were + V – ing

Ví dụ: While I was studying, Anna was trying to call me. (Trong khi tôi học bài thì Anna đang cố gọi cho tôi).

 

 

 

2. Cách dùng thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn trong Tiếng Anh

THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
1. Cả hai thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn đều được sử dụng để chỉ những sự vật, sự việc đã diễn ra và kết thúc trong quá khứ. 

2. Khi nói về sự việc đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ, thông thường chúng ta hay sử dụng thì quá khứ đơn

Ví dụ: Nam Cao wrote “Chi Pheo” 

2. Diễn đạt một hành động đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ hoặc khi muốn nhấn mạnh diễn biến,  quá trình của sự việc ta dùng thì quá khứ tiếp diễn.

Ví dụ: What were you doing 8:00 pm last night? (Bạn đã làm gì vào 8h tối hôm qua?)

3. Diễn đạt những hành động liên tiếp xảy ra trong quá khứ

Ví dụ: She came home, switched on the computer and checked her e-mails. (Cô ấy về nhà, bật máy tính và kiểm tra thư điện tử)

3. Diễn đạt hai hành động xảy ra song song nhau trong quá khứ

Ví dụ: While my dad was reading an English book, my mom was cooking dinner. (Trong khi bố tôi đọc sách tiếng Anh thì mẹ tôi nấu bữa tối)

4. Khi dùng cả hai thì này trong cùng một câu, chúng ta dùng thì quá khứ tiếp diễn để chỉ hành động hay sự việc nền và dài hơn; sử dụng thì quá khứ đơn để chỉ hành động hay sự việc xảy ra và kết thúc trong thời gian ngắn hơn (Mệnh đề sau when).

 Ví dụ: He was going out to lunch when she saw him. (Khi cô ấy gặp anh ấy thì anh ấy đang ra ngoài để ăn trưa.)

6. Bài tập thì quá khứ tiếp diễn có đáp án

Bài tập thì quá khứ tiếp diễn

Một số dạng bài tập về thì quá khứ tiếp diễn và thì quá khứ đơn

Bài 1: Chia động từ ở thì quá khứ tiếp diễn hoặc quá khứ đơn thích hợp

1. James saw/ was seeing the accident when she was catching the bus.

2. What were you doing/ did you do when I called?

3. I didn’t visit/ weren’t visiting him last summer holiday.

4. It rained/ was raining heavily last March.

5. While people were talking to each other, she read/ was reading her book.

6. My brother was eating/ ate hamburgers every weekend last month.

7. While we were running/ ran in the park, Mary fell over.

8. Did you find/ Were you finding your keys yesterday?

9. Who was she dancing/ did she dance with at the party last night?

10. They were watching/ watched football on TV at 10 p.m. yesterday.

Bài tập 2: Sửa lỗi sai trong các câu sau (quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn)

1. I was play football when she called me.

2. Was you study Math at 5 p.m. yesterday?

3. What was she do while her mother was making lunch?

4. Where did you went last Sunday?

5. They weren’t sleep during the meeting last Monday.

6. He got up early and have breakfast with his family yesterday morning.

7. She didn’t broke the flower vase. Tom did.

8. Last week my friend and I go to the beach on the bus.

9. While I am listening to music, I heard the doorbell.

10. Peter turn on the TV, but there was nothing interesting.

Bài tập 3: Hoàn thành các câu sau sử dụng thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn

1. Where/ you/ go?

2. Who/ you/ go with?

3. How/ you/ get/ there?

4. What/ you/ do/ during the day?

5. you/ have/ a/ good/ time?

6. What/ your parents/ do/ while/ you/ go/ on holiday?

Bài tập 4: Biến đổi các câu sau sang phủ định, câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó.

1. She was planting flowers in the garden at 5 p.m yesterday.

– ………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………….

2. They were working when the boss came yesterday.

– ………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………….

3. She was listening to music while her mother was making a cake.

– ………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………….

4. Linh was riding her bike when we saw her yesterday.

– ………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………….

5. He was playing game when his boss went into the room.

– ………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………….

 
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Đáp án của các dạng bài tập thì quá khứ tiếp diễn và thì quá khứ đơn

Bài 1: 

1. saw

2. were you doing

3. didn’t visit

4. rained

5. was reading

6. ate

7. were running

8. did you find

9. did she dance

10. were watching

Bài 2: 

1. I was playing football when she called me.

2. Was you studying Math at 5 p.m. yesterday?

3. What was she doing while her mother was making lunch?

4. Where did you go last Sunday?

5. They weren’t sleeping during the meeting last Monday.

6. He got up early and had breakfast with his family yesterday morning.

7. She didn’t break the flower vase. Tom did.

8. Last week my friend and I went to the beach on the bus.

9. While I was listening to music, I heard the doorbell.

10. Peter turned on the TV, but there was nothing interesting.

Bài 3: 

1. Where did you go?

2. Who did you go with?

3. How did you get there?

4. What were you doing during the day?

5. Did you have a good time?

6. What were your parents doing while you were going on holiday?

Bài 4:

1. She was planting flowers in the garden at 5 p.m yesterday.

– She wasn’t planting flowers in the garden at 5 p.m yesterday.

– Was she planting flowers in the garden at 5 p.m yesterday?

Yes, she was./ No, she wasn’t.

2. They were working when the boss came yesterday.

– They weren’t working when the boss came yesterday.

– Were they working when the boss came yesterday?

Yes, they were./ No, they weren’t.

3. She was listening to music while her mother was making a cake.

– She wasn’t listening to music while her mother was making a cake.

– Was she listening to music while her mother was making a cake?

Yes, she was./ No, she wasn’t.

4. Linh was riding her bike when we saw her yesterday.

– Linh wasn’t riding her bike when we saw her yesterday.

– Was Linh riding her bike when we saw her yesterday?

Yes, she was./ No, she wasn’t.

5. He was playing game when his boss went into the room.

– He wasn’t playing game when his boss went into the room.

– Was he playing game when his boss went into the room?

Yes, he was./ No, he wasn’t.

Trên đây là bài viết về thì quá khứ tiếp diễn, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhất, giúp bạn nắm rõ ngữ pháp tiếng Anh cơ bản. Cùng tìm hiểu các thì khác cũng như các kiến thức về ngữ pháp thông qua các bài viết tiếp theo của Step Up nhé!

 

 

 

100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh thông dụng nhất

100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh thông dụng nhất

Từ trái nghĩa là một phần kiến thức quan trọng trong ngữ pháp. Bên cạnh những từ đồng nghĩa, bạn có thể mở rộng thêm vốn từ thông qua những cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh. Bài viết dưới đây của Step Up sẽ giới thiệu đến các bạn tổng quan về từ trái nghĩa và 100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh phổ biến nhất nhé.

Từ trái nghĩa tiếng Anh là gì?

Antonyms – từ trái nghĩa là những từ có nghĩa tương phản hoặc trái ngược nhau. Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật hiện tượng, trạng thái, màu sắc, hoạt động…đối lập nhau của sự vật hiện tượng mà người nói, viết đề cập tới.

Ví dụ:

  • Accepted – Unaccepted: Chấp nhận – Không chấp nhận
  • Allow – Forbid: Cho phép – Cấm
  • Before – After: Trước – Sau
  • Asleep – Awake: Buồn ngủ – Tỉnh táo
  • Boring – Exciting: Tẻ nhạt – Hứng thú

Các loại từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Complementary Antonyms: những từ trái nghĩa mà cấu trúc từ không có điểm nào chung.

Ví dụ:

  • Night – Day: Đêm – Ngày
  • True – False: Đúng – Sai
  • Pass – Fail: Đỗ – Trượt

Relational Antonyms: từ trái nghĩa có hình thức tương tự dạng Complementary nhưng cả hai phải cùng tồn tại để có từ trái nghĩa của chúng.

Ví dụ:

  • Husband – Wife: Chồng – Vợ
  • Buy – Sell: Bán – Mua

Graded Antonyms: từ trái nghĩa mang ý nghĩa so sánh với nhau.

Ví dụ:

  • Warm – Cold: Ấm – Lạnh
  • Fast – Slow: Nhanh – Chậm
  • Hard – Easy: Khó khăn – Dễ dàng

từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Cách thêm tiền tố để tạo thành từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Prefixes – tiền tố là một chữ cái hoặc một nhóm chữ cái kết hợp với nhau được thêm vào đầu một từ để tạo thành một từ mới có nghĩa khác so với từ gốc. Để tạo thành từ trái nghĩa, tiền tố thêm vào sẽ khiến từ mang nghĩa trái ngược nghĩa từ gốc.

Tiền tố

Từ gốc

Từ trái nghĩa

dis-

connect: kết nối

disconnect: mất kết nối

il-

legal: hợp pháp

illegal: bất hợp pháp

im-

possible: khả thi

impossible: bất khi thi

in-

direct: trực tiếp

indirect: không trực tiếp, gián tiếp

miss-

understand: hiểu

misunderstand: không hiểu

non-

existent: tồn tại

non-existent: không tồn tại

un-

happy: hạnh phúc

unhappy: không hạnh phúc

từ tiếng Anh trái nghĩa

Từ tiếng Anh trái nghĩa

Xem thêm:

100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Dưới đây là 100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh cơ bản và thông dụng nhất, hãy cùng Step Up tìm hiểu qua bảng này nhé.

STT

Cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Ý nghĩa

1

Above – Below

Trên – Dưới

2

Accepted – Unaccepted

Chấp nhận – Không chấp nhận

3

Admit – Deny

Thừa nhận – Phủ nhận

4

Agree – Disagree

Đồng ý – Không đồng ý

5

All – None

Tất cả – Không ai cả

6

Amateur – Professional

Nghiệp dư – Chuyên nghiệp

7

Alike – Different

Giống – Khác

8

Alive – Dead

Sống – Chết

9

Allow – Forbid

Cho phép – Cấm

10

Angel – Devil

Thiên thần – Ác quỷ

11

Ask – Answer

Hỏi – Trả lời

12

Asleep – Awake

Buồn ngủ – Tỉnh táo

13

Attack – Defend

Tấn công – Phòng thủ

14

Back – Front

Phía sau – Phía trước

15

Bad – Good

Xấu – Tốt

16

Beautiful – Ugly

Đẹp – Xấu

17

Before – After

Trước – Sau

18

Begin – End

Bắt đầu – Kết thúc

19

Best – Wost

Tốt nhất – Tồi tệ nhất

20

Better – Worse

Tốt hơn – Tồi tệ hơn

21

Big – Small

To – Nhỏ

22

Bitter – Sweet

Đắng – Ngọt

23

Black – White

Đen – Trắng

24

Boring – Exciting

Tẻ nhạt –  Hứng thú

25

Buy – Sell

Mua – Bán

26

Bright – Dark

Sáng – Tối

27

Careless – Careful

Không quan tâm – Quan tâm

28

Cheap – Expensive

Rẻ – Đắt

29

Clean – Dirty

Sạch – Bẩn

30

Clever – Stupid

Thông minh – Ngu ngốc

31

Connect – Disconnect

Kết nối – Ngắt kết nối

32

Close – Open

Đóng – Mở

33

Cold – Hot

Lạnh – Nóng

34

Correct – Wrong

Đúng – Sai

35

Cruel – Kind

Độc ác – Tốt bụng

36

Cry – Laugh 

Khóc – Cười

37

Day – Night

Ngày – Đêm

38

Dark – Light

Tối – Sáng

39

Deep – Shallow

Sâu – Nông

40

Defeat – Victory

Thất bại – Chiến thắng

41

Die – Live

Chết – Sống

42

Difficult – Easy

Khó – Dễ

43

Discourage – Encourage

Can ngăn – Khuyến khích

44

Division – Union

Sự phân chia – Sự hợp nhất

45

Down – Up

Xuống – Lên

46

Dry – Wet

Khô – Ướt

47

Early – Late

Sớm – Muộn

48

Equal – Unequal

Ngang bằng – Không bằng nhau

49

Fail – Pass

Trượt – Đỗ

50

Fair – Unfair

Công bằng – Không công bằng

51

False – True

Sai – Đúng

52

Fat – Thin 

Béo – Gầy

53

Fast – Slow

Nhanh – Chậm

54

Friend – Enemy

Bạn bè – Kẻ thù

55

Full – Empty

Đầy – Rỗng

56

Happy – Unhappy

Hạnh phúc – Bất hạnh

57

Harm – Benefit

Tai hại – Lợi ích

58

Heavy – Light

Nặng – Nhẹ

59

Heaven – Hell

Thiên đường – Địa ngục

60

High – Low

Cao – Thấp

61

In – Out

Vào – Ra

62

Inside – Outside

Bên trong – Bên ngoài

63

Increase – Decrease

Tăng – Giảm

64

Leave – Stay

Rời đi – Ở lại

65

Left – Right

Trái – Phải

66

Like – Dislike

Thích – Không thích

67

Lock – Unlock

Khoá – Mở khoá

68

Long – Short

Dài – Ngắn

69

Lost – Found

Mất đi – Tìm thấy

70

Loud – Quiet

Ồn ào – Yên lặng

71

Mature – Immature

Trưởng thành – Chưa trưởng thành

72

Maximum – Minimum

Tối đa – Tối thiểu

73

More – Less

Hơn – Kém

74

Near – Far

Gần – Xa

75

Never – Always

Không bao giờ – Luôn luôn

76

New – Old

Mới – Cũ

77

Optimist – Pessimist

Tích cực – Tiêu cực

78

On – Off

Bật – Tắt

79

Passive – Active

Thụ động – Chủ động

80

Polite – Rude

Lịch sự – Thô lỗ

81

Private – Public

Riêng tư – Chung/ công cộng

82

Quick – Slow

Nhanh – Chậm 

83

Rich – Poor

Giàu – Nghèo

84

Safe – Dangerous

An toàn – Nguy hiểm

85

Same – Different

Giống – Khác

86

Simple – Complicated

Đơn giản – Phức tạp

87

Sit – Stand

Ngồi – Đứng

88

Silent – Noisy

Yên lặng – Ồn ào

89

Soft – Hard

Mềm mại – Cứng

90

Stand – Lie

Đứng – Nằm

91

Strong – Weak 

Khoẻ – Yếu

92

Success – Failure

Thành công – Thất bại

93

Take off – Land

Cất cánh – Hạ cánh

94

Tie – Untie

Buộc dây – Cởi dây

95

Useful – Useless

Hữu ích – Vô ích

96

Wide – Narrow

Rộng – Hẹp

97

Win – Lose

Thắng – Thua

98

Wise – Foolish

Khôn ngoan – Ngu xuẩn

99

Young – Old

Trẻ – Già

100

Zip – Unzip

Kéo khóa – Mở khóa

từ trái nghĩa tiếng Anh

Từ trái nghĩa tiếng Anh

Trên đây là bài viết đã tổng hợp trọn bộ kiến thức về từ trái nghĩa trong tiếng Anh. Hy vọng với 100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh mà chúng mình đã chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều vốn từ để giao tiếp và xử lý bài tập ngữ pháp.

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công trên con đường chinh phục ngoại ngữ!