Những lúc người xung quanh chúng ta đang cảm thấy lạc lối, cần sự giúp đỡ thì chúng ta có thể đưa ra lời khuyên hữu ích. Để có thể đưa ra lời khuyên vừa lịch sự vừa tích cực tưởng đơn giản mà lại khó. Nếu khuyên không đúng cách, chúng ta có thể vô tình khiến người khác phật lòng. Đừng lo nhé, bài viết này của Step Up sẽ tổng hợp mẫu cách đưa ra lời khuyên trong tiếng Anh hay nhất dành cho bạn.
Tuỳ vào trường hợp cũng như mối quan hệ của bạn với đối tượng, bạn có thể chọn cách đưa ra lời khuyên trong tiếng Anh phù hợp. Chúng mình xin đưa ra 6 cách đưa lời khuyên trong tiếng Anh phổ biến.
1.1. Sử dụng động từ khiếm khuyết
Kiểu lời khuyên trong tiếng Anh thứ nhất, cũng là cách nói có thể nói là phổ biến nhất là sử dụng động từ khiếm khuyết. Cấu trúc của cách khuyên này mang nghĩa “bạn nên làm gì”. Bạn nên cẩn thận một chút khi sử dụng cách nói này vì có thể sẽ vô tình nghe như một câu ra lệnh nha:
You should (not)/ought (not) to + V
Ví dụ:
You should quit smoking forever. Cậu nên bỏ hút thuốc vĩnh viễn đi.
You ought to go to bed early. Con nên lên giường ngủ sớm.
Cách đưa lời khuyên tiếng Anh thứ hai là dưới dạng câu hỏi, giúp cho câu nói của bạn có cảm giác nhẹ nhàng, ít áp đặt hơn. Cấu trúc How about cũng có thể sử dụng khi muốn nói lên ý tưởng gì đó.
Why don’t you + V?
Tại sao bạn không + làm gì đó?
How about + N (danh từ chỉ hành động = Ving)?
Hay là + việc làm gì đó?
Have you thought about + N/Ving?
Bạn đã nghĩ về + cái gì/việc làm gì đó chưa?
Ví dụ:
Why don’t you try therapy? Tại sao cậu không thử liệu pháp tâm lý?
Có những trường hợp đòi hỏi sự khích lệ mạnh mẽ cho việc quan trọng, chúng ta sử dụng cấu trúc có nghĩa “tốt hơn bạn nên làm gì” như sau:
You had better (not) + V
Ví dụ:
You had better start doing your homework right now or else you will be scolded. Tốt hơn cậu nên bắt đầu làm bài tập về nhà bây giờ luôn không thì cậu sẽ bị mắng đó.
You had better not come home after midnight again. Tốt hơn là con không về nhà sau nửa đêm lần nữa đấy.
Advice là một danh từ trong tiếng Anh, mang nghĩa “lời khuyên”. Cấu trúc lời khuyên trong tiếng Anh với từ advice là:
My (piece of) advice is + Ving
Lời khuyên của tôi là + làm gì đó
Let me give you a piece of/some advice.
(Xin cho) tôi có lời khuyên dành cho bạn.
Ví dụ:
My piece of advice is not thinking too much. Lời khuyên của anh là không suy nghĩ quá nhiều.
Let me give you some advice. Just break up with her. Để tớ cho cậu lời khuyên này. Hãy cứ chia tay với bạn ấy đi.
Advise là một động từ trong tiếng Anh, mang nghĩa “khuyên”. Để nói “tôi khuyên bạn…”, ta có cấu trúc:
I advise you (not) to + V
Ví dụ:
I advise you to see a doctor. Tôi khuyên bạn đi gặp bác sĩ.
I advise you not to go there by car right now because of the traffic jam. Tôi khuyên bạn không đến đấy bằng ô tô ngay bây giờ vì có tắc nghẽn giao thông.
2. Mẫu cách xin lời khuyên trong tiếng Anh
Đứng ở vị trí cần xin người khác lời khuyên trong tiếng Anh thì nói thế nào nhỉ? Dưới đây là một số câu đơn giản và thông dụng:
What do you suggest/recommend? Bạn gợi ý điều gì không?
What would you do if you were me? Nếu là tôi thì bạn sẽ làm gì?
Can you give me some advice? Bạn có thể cho tôi một vài lời khuyên không?
What do you think I should do? Bạn nghĩ tôi nên làm gì?
Trên này là tổng hợp tất cả những cách đưa lời khuyên trong tiếng Anh vô cùng thông dụng. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có thể áp dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày cũng như bài tập tiếng Anh.
Bạn đặt mục tiêu học 5 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày. Sau 1 tháng bạn có 150 từ. Học 10 tháng bạn sẽ có 1500 từ – số lượng từ vựng cơ bản để bạn có thể hiểu 90% các cuộc hội thoại hằng ngày bằng tiếng Anh. Đấy là bạn kiên trì, đều đặn và không bỏ cuộc thì gần 1 năm bạn sẽ thành thạo tiếng Anh ở mức cơ bản.
Nhưng có rất nhiều người thành công chỉ sau 6 tháng, 3 tháng, thậm chí 1 tháng vẫn hoàn toàn giỏi được tiếng Anh. Có thể bạn sẽ nói “Ôi dào! Người ta học 1 tháng thì tôi học 6 tháng, người ta học 3 tháng thì tôi học 12 tháng. Cần cù bù thông minh thì tôi cũng sẽ giỏi”.
Nhưng khoan! Tại sao người khác học được trong 1 tháng, bạn lại cần nhiều hơn thế?
Cần cù có thể bù thông minh nhưng nếu bạn có phương pháp học thông minh thì bạn nắm chắc trong tay chìa khóa để rút ngắn 1/10 thời gian học tiếng Anh.
“Không có ngữ pháp thì rất ít thông tin được truyền đạt, nhưng không có từ vựng thì không có một thông tin nào được truyền đạt cả” – Nhà ngôn ngữ học D.A. Wilkins đã nói vậy. Để thấy rằng tầm quan trọng của từ vựng trong việc học ngôn ngữ.
Thực tế nhất trong việc học tiếng Anh. Khi bạn có từ vựng, bạn có thể diễn đạt ý muốn của mình, có thể nghe được người khác nói gì mà không cần quá quan tâm đến ngữ pháp của câu như thế nào. Bạn càng có nhiều từ, mức độ hiểu của bạn càng cao. Bạn càng tiếp nhận nhiều thông tin và việc giao tiếp trao đổi bằng tiếng Anh càng trở nên dễ dàng.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Duy trì một học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày tạo cho bạn được một thói quen tốt mà không phải ép buộc bản thân mình phải học. Tâm trạng của bạn sẽ được thoải mái thì việc học tập sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Học 5 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày
Chắc hẳn bạn cũng từng đặt mục tiêu học 5 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày bằng việc ghi chép, notes vào sổ học từ vựng,…Nhưng sau 1 tuần bạn bắt đầu lười, bạn quên luôn nghĩa của các từ đã học. Sau đó bạn cho rằng mình không theo phương pháp này được và loay hoay tìm cái mới thích thú hơn để đọc.
Trong khi mỗi ngày 5 từ vựng tiếng Anh, nếu bạn học đều đặn không bỏ 1 ngày nào thì 1 tháng có 150 từ.
Nhưng để giao tiếp thật tốt, bạn cần sở hữu gấp 100 lần lượng từ vựng đó. 1500 từ. Vậy sẽ là 10 tháng để bạn trang bị đầy đủ từ vựng cho một cuộc giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh, hiểu được 80% ngôn ngữ của người bản địa.
Với cách học này thì quá lâu!!!
3. Phương pháp học 30 đến 50 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày vô cùng hiệu quả
Bạn sẽ rút bớt 1/10 thời gian để có thể thành thạo tiếng Anh. Vậy bước đầu như thế nào để có thể học được số lượng từ gấp 10 lần so với thông thường?
Đảm bảo rằng bạn hứng thú, sáng tạo với việc học từ vựng
Học từ mới tiếng Anh mỗi ngày cần nhiều sự sáng tạo hơn bạn tưởng. Bởi một thứ ngôn ngữ mới ban đầu có thể khiến chúng ta hứng thú nhưng sẽ nhanh chóng gây chán nản khi chúng ta phải học chúng quá nhiều và quá lâu.
Để duy trì được nguồn năng lượng học tập luôn dồi dào, bạn cần phải có một lộ trình học từ mới tiếng Anh mỗi ngày thật cụ thể và hiệu quả. Có rất nhiều cách để kích thích sự sáng tạo và tăng động lực cho bạn. Tham khảo các cách học sau:
Học theo nhóm
Hãy tìm một nhóm bạn để học tiếng Anh cùng nhau. Bạn có thể gặp gỡ trực tiếp offline để thảo luận, trao đổi. Hay đơn giản là tìm cho mình một cộng đồng, group học tiếng Anh trên Facebook. Tìm nơi có thể thoải mái trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học từ vựng. Càng đông càng vui, chúng ta lại càng có hứng thú để học.
Hiểu được ngữ cảnh của từ
1 từ vựng tiếng Anh có thể có rất nhiều nghĩa và nhiều biến thể. Bạn cần phải hiểu được ngữ cảnh toàn bộ câu để biết được từ đó được sử dụng như thế nào.
Ví dụ: từ “eat a horse” có thể bạn dịch đơn thuần kiểu ăn như ngựa. Nhưng trong ngữ cảnh khác nó lại mang hàm ý chỉ bạn đang rất đói và ham ăn như ngựa vậy.
Sử dụng từ mới ngay khi có thể
Hãy vận dụng từ mới vừa học vào các câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày của bạn, nhắc tới chúng thường xuyên sẽ hình thành thói quen khi sử dụng từ, giúp cho não bộ của bạn ghi nhớ và phản ứng nhanh nhạy hơn.
Bắt đầu từ những chủ đề quen thuộc
Khi học từ vựng theo chủ đề, khả năng nhận biết và ghi nhớ của bạn sẽ cao hơn bởi sự liên kết của các từ. Với cách này, thay vì học 5 từ bạn hoàn toàn có thể học được 30 từ mỗi ngày với cùng 1 chủ đề.
Ngoài ra, tìm đến những cuốn sách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu để làm người bạn đồng hành. Những cuốn sách này được viết dựa trên trải nghiệm của chính tác giả và thấu hiểu những khó khăn khi người mới bắt đầu học sẽ giúp bạn học nhiều hơn 5 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày. Vậy nên chọn những cuốn sách nào?
4. Cuốn sách giúp bạn học 30 đến 50 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày
Những câu chuyện thành công từ các bạn học tiếng Anh là minh chứng rõ ràng nhất bạn có thể học được 30 – 50 từ vựng mỗi ngày. Luôn đứng Top 1 sách học ngoại ngữ bán chạy nhất Tiki từ khi ra mắt đến nay, cuốn sách chính là sự lựa chọn của hàng nghìn người học.
Tại sao nên chọn sách Hack Não 1500?
Dựa trên nguyên lý học cần gắn liền với cảm xúc nên cuốn sách được thiết kế chi tiết và in màu cho 1500 từ trong sách. Ngoài ra, mỗi từ vựng sẽ là 1 hình ảnh minh họa để bạn dễ dàng ghi nhớ bằng cách liên kết nghĩa của từ.
Khi học sách, bạn cũng sẽ thực hành việc ôn tập với App sử dụng trên điện thoại. Tích hợp audio nghe cho từng lời hội thoại và từ điển âm thanh của từng từ riêng biệt. Ôn tập lại từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, phát âm,…là cách bạn đồng hành cùng sách để chinh phục tiếng Anh.
Gợi ý: Tải App và nghe chi tiết audio nghe cho toàn bộ cuốn sách
Phương pháp nào giúp bạn học 30-50 từ vựng mỗi ngày?
Lựa chọn phương pháp học thông minh chính là lý do tại sao những người không có năng khiếu học tiếng Anh vẫn có thể thành công. Tổng hợp từ 2 phương pháp học thông minh nhất mà con người từng nghĩ ra là truyện chêm và âm thanh tương tự.
Truyện chêm: Những đoạn hội thoại tiếng Việt có chêm các từ tiếng Anh để người học đoán nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh cụ thể.
Ví dụ:
Nam và Linh đang nói chuyện với nhau thì một cô gái đi qua. Nam quay đầu nhìn theo cô ấy thì bất chợt Linh nói:
Nam, anh đang làm gì vậy? Anh completely vừa liếc nhìn cô gái đó.
Gì cơ? Anh không hiểu em đang nói gì?
Anh không hiểu sao, admit đi, anh vừa nhìn cô ấy.
Em cần dừng lại, em đangaction một cách vô lý đó.
Bạn thấy không? Với 1 ngữ cảnh cụ thể và được chêm vào trong các câu thoại tiếng Việt. Bạn sẽ dễ dàng đoán nghĩa của 3 từ trên là: hoàn toàn, thừa nhận, hành động.
Âm thanh tương tự: Dựa trên nguyên lý “bắc cầu tạm” từ tiếng Việt sang tiếng Anh để nhớ nghĩa của từ.
Ví dụ:
Để học từ convince – thuyết phục thì chỉ cần chế phiên âm từ convince thành con vịt và đặt câu với ngữ cảnh cụ thể: “Con vịtthuyết phục con cá lên bờ chơi với nó”.
Đây cũng là phương pháp được nhắc đến trong cuốn “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” và “ Fluent in 3 months”.
Ngoài ra, sách sẽ có 50% hình ảnh minh họa chi tiết và cụ thể cho từng từ trong sách. Cách học này vừa nhẹ nhàng, vui nhộn mà cực kỳ hiệu quả.
Nếu bạn vẫn thấy khó tin, tham gia cùng với cộng đồng hơn 150.000 thành viên đang học sách. Từ việc xem các bài giảng livestream của giáo viên cho từng từ, từng câu trong sách đến việc tham khảo cách ôn tập, ghi chép từ của các bạn học khác.
Với cách học nhẹ nhàng, vui nhộn cùng với hình ảnh minh hoạ sinh động, các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả này sẽ khiến những giờ học tiếng Anh không còn cứng nhắc và khô khan.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Cải thiện vốn từ vựng của bạn ngay hôm nay
Cách để có thể hòa mình vào tiếng Anh bạn cần phải học từ mới tiếng anh mỗi ngày. Áp dụng các cách ghi nhớ từ vựng hiệu quả cùng phương pháp học thông minh để tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Bước từng bước bằng việc bắt đầu với 10 từ, 20 từ sau đó tăng dần lên 30 từ, 50 từ mỗi ngày. Duy trì động lực học hằng ngày bằng việc xây dựng một lịch trình học tập hợp lý. Ôn tập lại bằng việc sử dụng thường xuyên, tham gia các cộng đồng học tiếng Anh để luyện tập mỗi ngày.
Với các phương pháp và cuốn sách trên chính là cách mà hàng nghìn người đã và đang thành công với việc học 30-50 từ vựng mỗi ngày. Với phương pháp học hoàn toàn thông minh, không chỉ dừng lại ở việc học 5 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày, bạn có thể làm được gấp 10 lần và hơn thế!
Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
⏩⏩⏩ Nếu bạn vẫn băn khoăn về phương pháp, lộ trình học, băn khoăn cuốn sách trên có thật sự giúp bạn học được 50 từ mỗi ngày không? Hay đơn giản bạn không biết bắt đầu tiếng Anh từ đâu? Làm sao để các thiện các kỹ năng phát âm, nghe, nói, đọc,… Để lại thông tin của bạn ngay dưới đây, Step Up sẽ liên hệ cho bạn và hỗ trợ tư vấn miễn phí!
Để thể hiện sự trân trọng hay sự đánh giá cao một ai đó hay việc gì đó trong tiếng Anh, ta dùng cấu trúc Appreciate. Bạn đã biết rõ về cách sử dụng cấu trúc này chưa? Bài viết sau đây của Step Up sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về cấu trúc Appreciate trong tiếng Anh, cùng xem nhé!
Appreciate là một động từ, thường mang nghĩa trân trọng, đánh giá cao, coi việc gì đó hay ai đó là quan trọng.
Ngoài ra, Appreciate còn có nghĩa là thấu hiểu, thừa nhận một điều gì đó quan trọng hoặc chỉ sự tăng lên về giá trị của thứ gì đó.
Ví dụ:
He really appreciates his wife. Anh ấy rất trân trọng người vợ của mình.
Your support is greatly appreciated. Sự hỗ trợ của bạn được đánh giá cao.
I appreciate that this is a difficult decision for you. Tôi biết đây là một quyết định khó khăn cho bạn.
The value of my house has appreciated by 20%. Giá trị căn nhà của tôi đã tăng lên 20%.
2. Cách sử dụng cấu trúc Appreciate trong tiếng Anh
Một trong những thắc mắc về cấu trúc Appreciate đó là Appreciate đi với giới từ nào. Thực tế, không có cụm động từ với Appreciate. Giới từ duy nhất có thể đứng trước Appreciate là “to” trong cấu trúc to + V.
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách dùng cũng của cấu trúc Appreciate với 3 nghĩa ở phần 1.
2.1. Cách 1
Appreciate somebody/something Ngữ pháp: Appreciate + Đạitừ/Danhtừ/V-ing hoặc Appreciate + that + S + V
Ý nghĩa: trân trọng, đánh giá cao, biết ơn ai/điều gì đó
Ví dụ:
We really appreciate all the help you gave us. Chúng tôi rất trân trọng sự giúp đỡ bạn đã dành cho chúng tôi.
I would appreciate it if you could let me know (= please let me know) that information. Tôi sẽ biết ơn nếu bạn có thể nói cho tôi thông tin đó.
Your timely presence is highly appreciated. Sự có mặt kịp thời của bạn được đánh giá rất cao. (Thể hiện sự cảm ơn)
Tom appreciates Mary’s giving him a gift. Tôm trân trọng việc Mary tặng quà cho anh ấy.
2.2. Cách 2
Appreciate + something Ngữ pháp: Appreciate + Danh từ hoặc Appreciate + that + S + V
Ý nghĩa: hiểu, thừa nhận điều gì
Ví dụ:
We appreciate the need for immediate action. Chúng tôi thừa nhận sự cần thiết của những hành động ngay tức thì.
I appreciate that you need that amount of money. Tôi hiểu là bạn cần số tiền đó.
We all appreciate that this situation is hard for you. Chúng tôi đều hiểu tình huống này rất khó cho bạn.
We appreciate having desserts. Chúng tôi trân trọng việc ăn đồ tráng miệng.
I appreciate having a holiday. Tớ trân trọng việc có ngày nghỉ lễ.
2.4. Cách 4
S + appreciate
Ý nghĩa: Cái gì đó tăng giá trị
Ví dụ:
The pound has appreciated against the euro. Đồng bảng Anh đã tăng giá trị hơn cả đồng Euro.
Our car has appreciated (in value) by 30 percent. Chiếc xe của chúng tôi đã tăng lên 30%.
Our investment has appreciated significantly (in value). Khoản đầu tư của chúng tôi đã tăng rõ rệt.
3. Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Appreciate trong tiếng Anh
Có một lưu ý khi sử dụng cấu trúc Appreciate đó là Appreciate không được sử dụng trong các thời tiếp diễn như: hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, tương lai tiếp diễn,…
Ví dụ:
She appreciates your advice so much. She is appreciating your advice so much. (Cô ấy rất trân trọng lời khuyên của bạn)
Đây là lỗi cơ bản mà khá nhiều người vẫn mắc phải. Bạn nên chú ý thêm về điều này khi sử dụng.
4. Bài tập về cấu trúc Appreciate
Cùng luyện tập tập một chút với cấu trúc Appreciate để ghi nhớ lâu hơn nha.
Bài tập:
Bài 1: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống
1. I appreciate ______ time off work.
A. have B. to have C. having
2. I really appreciate your ______.
A. help B. to have C. helped
3. I appreciate ______ making the effort to come.
A. you B. your C. yours
4. There’s no point buying him books – he ______ them.
A. appreciate B. appreciates C. doesn’t appreciate
5. I appreciate ______ this is a difficult decision for you.
A. so B. that C. for
Bài 2: Viết lại những câu sau dùng cấu trúc Appreciate
Từ nối trong tiếng Anh là chủ điểm ngữ pháp ít được người học tiếng Anh nhắc và quan tâm nhiều. Tuy nhiên, nếu như không có từ nối liên kết thì câu văn của bạn sẽ trở nên rời rạc và thiếu logic. Trong bài viết này, Step Up sẽ tổng hợp lại tất cả các loại từ nối trong tiếng Anh. Những kiến thức này sẽ giúp bạn giao tiếp cũng như làm văn “mượt mà” hơn đấy, đừng bỏ qua nhé!
Định nghĩa: Từ nối trong tiếng Anh (còn gọi là Linking words hay Transitions), được dùng để liên kết giữa các câu, giúp cả đoạn văn chặt chẽ hơn, mạch lạc hơn. Trong một câu hay đoạn văn, nếu như không có từ nối, chắc chắn những câu nói của bạn sẽ rất rời rạc và gây thiếu logic.
2. Các loại từ nối trong tiếng Anh
Tùy thuộc vào ngữ cảnh của câu mà từ nối được chia làm 3 loại chính:
Tương liên từ: sử dụng để nối những từ, cụm từ hoặc mệnh đề ngang hàng nhau có cùng một chức năng.
Liên từ phụ thuộc: dùng để nối giữa các mệnh đề khác nhau về chức năng.
Từ chuyển ý: là sự kết hợp giữa liên từ và một từ khác, sử dụng để nối các mệnh đề độc lập trong cùng 1 câu, hay nối các câu trong cùng một đoạn văn.
Ví dụ:
I did market research, and I created an ecommerce market report last night. – And tương liên từ kết hợp nối 2 mệnh đề.
(Tôi đã thực hiện nghiên cứu thị trường và tôi đã tạo một báo cáo thị trường thương mại điện tử vào đêm qua.)
After I finished my homework, I went out to play with my friends. – And là liên từ phụ thuộc, mệnh đề theo sau “after” là mệnh đề phụ.
(Sau khi làm bài xong, tôi đi chơi với các bạn.)
First, I analyze the problem request. Then, I started to present the detailed article. – First, Then là những từ chuyển ý.
(Đầu tiên, tôi phân tích yêu cầu vấn đề. Sau đó, tôi bắt đầu trình bày bài viết chi tiết.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Sau đây, Step Up sẽ chia các loại từ nối dựa theo ý nghĩa và chức năng để chúng ta có thể dễ dàng áp dụng trong các trường hợp.
2.1. Từ nối trong tiếng Anh dùng để thêm thông tin
Từ nối trong tiếng Anh để thêm thông tin thường ở đầu câu hoặc giữa câu.
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
And
và
2
Also
cũng
3
Besides
ngoài ra
4
First, second, third…
thứ nhất, thứ hai, thứ ba…
5
In addition
thêm vào đó
6
In the first place, in the second place, in the third place
ở nơi thứ nhất, ở nơi thứ hai, ở nơi thứ ba
7
Furthermore
xa hơn nữa
8
Moreover
thêm vào đó
9
To begin with, next, finally
bắt đầu với, tiếp theo là, cuối cùng là
2.2. Từ nối trong tiếng Anh chỉ nguyên nhân, hệ quả
Có 10 từ nối chỉ nguyên nhân và hệ quả trong tiếng Anh:
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
Accordingly
Theo đó
2
And so
Và vì thế
3
As the result
Kết quả là
4
Consequently
Do đó
5
For this reason
Vì lý do này nên
6
Hence
Vì vậy
7
So
8
Therefore
9
Thus
10
Then
Sau đó
2.3. Từ nối trong tiếng Anh chỉ sự so sánh
Có 6 từ nối trong tiếng Anh chỉ sự so sánh, được đặt ở vị trí đầu câu.
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
By the same token
Với những bằng chứng tương tự như thế
2
In like manner
Theo cách tương tự
3
In the same way
Theo cách giống như thế
4
In similar fashion
Theo cách tương tự thế
5
Likewise
Tương tự như thế
6
Similarly
Tương tự thế
2.4. Từ nối trong tiếng Anh chỉ sự đối lập
Để nói một mệnh đề có ý nghĩa trái ngược hoặc khác biệt với ý được nói trước đó, ta dùng từ nối chỉ sự đối lập.
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
But
Nhưng
2
Yet
3
However
Tuy nhiên
4
Nevertheless
5
In contrast
Đối lập với
6
On the contrary
7
Instead
Thay vì
8
On the other hand
Mặt khác
9
Still
Vẫn
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2.5. Từ nối trong tiếng Anh chỉ kết luận hoặc tổng kết
Kết thúc một câu chuyện/luận điểm, ta có thể dùng các từ nối trong tiếng Anh sau:
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
And so
Và vì thế
2
After all
Sau tất cả
3
At last
Cuối cùng
4
Finally
5
In brief
Nói chung
6
In closing
Tóm lại là
7
In conclusion
Kết luận lại thì
8
On the whole
Nói chung
9
To conclude
Để kết luận
2.6. Từ nối trong tiếng Anh chỉ thứ tự
Từ nối chỉ thứ tự được dùng để đánh dấu một ý mới chúng ta muốn nói tới trong bài nói hoặc viết.
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
Firstly,
Đầu tiên,
2
Secondly,
Thứ hai,
3
Thirdly,
Thứ ba,
4
Finally,
Cuối cùng,
5
Lastly,
Cuối cùng,
6
At the same time,
Cùng lúc đó,
7
Meanwhile,
Trong khi đó,
2.7. Từ nối trong tiếng Anh chỉ sự khẳng định
Có 5 từ nối thông dụng được dùng ở đầu câu để khẳng định một mệnh đề nào đó.
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
In fact
Thực tế là
2
Indeed
Thật sự là
3
No
Không
4
Yes
Có
5
Especially
Đặc biệt là
2.8. Từ nối trong tiếng Anh chỉ địa điểm, vị trí
Để nói về địa điểm hoặc vị trí của đối tượng nào đó, ta có 5 từ nối trong tiếng Anh sau:
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
Above
Phía trên
2
Alongside
Dọc
3
Beneath
Ngay phía dưới
4
Beyond
Phía ngoài
5
Farther along
Xa hơn dọc theo
2.9. Từ nối trong tiếng Anh chỉ sự nhắc lại
Trong trường hợp người nói muốn nhắc lại một ý nào đó hoặc diễn tả lại theo cách khác dễ hiểu hơn, ta có:
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
In other words
Nói cách khác
2
In short
Nói ngắn gọn thì
3
In simpler terms
Nói theo một cách đơn giản hơn
4
That is
Đó là
5
To put it differently
Nói khác đi thì
2.10. Từ nối trong tiếng Anh chỉ sự liên hệ về thời gian
5 từ nối chỉ thời gian như sau:
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
Afterward
Về sau
2
At the same time
Cùng thời điểm
3
Currently
Hiện tại
4
Earlier
Sớm hơn
5
Formerly
Trước đó
2.11. Đưa ra ví dụ
Bạn có thể sử dụng các cụm từ sau để đưa ra ví dụ. Từ nối này thường đặt ở đầu câu hoặc liền sau một mệnh đề hoặc sau dấu phẩy.
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
For example
Ví dụ
2
For instance
Ví dụ
3
Such as …
Như là…
4
To illustrate:
Để minh hoạ:
2.12. Từ nối trong tiếng Anh để tổng quát, nói chung
Ngoài “In general” thì còn 5 từ nối khác cũng thường dùng để tổng quát lại:
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
Generally,
Nhìn chung,
2
In general,
Nhìn chung,
3
Generally speaking,
Nói chung,
4
Overall,
Tổng quát,
5
On the whole,
Tổng quát,
6
All things considered,
Cân nhắc toàn bộ,
2.13. Chi tiết, cụ thể (Specifying)
Từ nối để nói vào chi tiết thường đặt ở ngay đầu câu.
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
In particular,
Cụ thể,
2
Particularly,
Cụ thể,
3
Specifically,
Cụ thể,
4
To be more precise,
Chính xác hơn,
2.14. Nêu lên chính kiến
Để bài nói/bài viết tiếng Anh của bạn không bị nhàm chán, hãy tham khảo 7 cách mở đầu quan điểm này nhé:
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
In my opinion,
Theo quan điểm của tôi,
2
Personally,
Cá nhân tôi,
3
From my point of view,
Từ góc nhìn của tôi,
4
From my perspective,
Theo góc nhìn của tôi,
5
It seems to me that…
Với tôi thì…
6
I believe that…
Tôi tin rằng…
7
It appears to me that …
Với tôi có vẻ như là…
2.15. Thêm vào ý kiến
Từ nối với chức năng thêm vào ý kiến giúp cho câu văn được dễ hiểu, đủ ý hơn.
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
Moreover,
Hơn nữa,
2
Furthermore,
Hơn nữa,
3
In addition,
Ngoài ra,
4
Besides,
Bên cạnh đó,
5
What’s more,
Hơn nữa,
6
Apart from…,
Ngoài việc…,
7
Also,
Còn nữa,
8
Additionally,
Thêm vào đó,
2.16. Thể hiện sự chắc chắn
Có 5 từ nối trong tiếng Anh dùng để thể hiện sự chắc chắn:
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
Certainly,
Chắc chắn,
2
Undoubtedly,
Không còn gì nghi ngờ,
3
Obviously,
Rõ ràng
4
It is obvious/clear that…
Rõ ràng là…
5
Definitely
Chắc chắn
2.17. Thể hiện sự đồng tình
3 từ/cụm từ nối sau được dùng để thể hiện sự đồng tình với ý trước đó.
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
…in agreement that…
…trong sự đồng tình là…
2
…in accordance with..
…phù hợp với…
3
Accordingly
Vì vậy
2.18. Đưa ra lí do, nguyên nhân
Bên cạnh từ nối quen thuộc như “Because” thì chúng ta cũng có thể dùng những từ nối hay sau:
STT
Từ nối
Dịch nghĩa
1
Due to…
Do…
2
Owing to…
Do…
3
This is due to …
Chuyện là vì…
4
…because…
…bởi vì…
5
…because of…
…bởi vì chuyện…
3. Bài tập về từ nối trong tiếng Anh
Thật khó để nhớ hết tất cả các từ nối trong tiếng Anh phải không? Vậy nên việc bạn cần làm là hãy ôn luyện thật nhiều. Hãy làm các bài tập về từ nối dưới đây để củng cố kiến thức nhé:
Bài tập: Điền từ nối trong tiếng Anh bằng cách chọn đáp án đúng:
1. _____________ you study harder, you won’t win the scholarship. A. Unless B. Because C. If D. In order that 2. Our teacher explained the lesson slowly ______________ we might understand him. A. and B. so that C. if not D. or 3. The countryside air is fresh,________________, it’s not polluted. A. However B. Whenever C. Moreover D. Beside 4. __________ he goes to the museum with me, I will go alone. A. Because of B. Because C. Unless D. When 5. They asked me to wait for them; ____________, he didn’t turn back. A. but B. however C. so D. therefore 6. My mother was sick._________________, I had to stay at home to look after her. A. But B. However C. So D. Therefore 7. __________ the brightness room, we couldn’t sleep. A. Because of B. Since
C. Although D. In spite of 8. It was already 6p.m, ______________ we closed our office and went home. A. therefore B. but C. however D. so 9. _____________ he knew the danger of smoking, he couldn’t give it up. A. Since B. Though C. Because of D. Despite 10. _________________ he had to do homework, he still attended your party yesterday. A. Because B. In spite of C. Because of D. Although Đáp án: 1. A 2. B 3. C 4. C 5. B 6. D 7. A 8. D 9. B 10. D
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là toàn bộ kiến thức bao gồm định nghĩa và phân loại về từ nối trong tiếng Anh. Hy vọng bài viết giúp các bạn biết thêm được nhiều từ nối để ứng dụng với nhiều văn cảnh khác nhau. Step Up chúc bạn học tốt!
Mọi ngôn ngữ đều bắt đầu với bảng chữ cái. Tiếng Anh cũng vậy! Bảng chữ cái tiếng Anh là nền tảng đầu tiên và quan trọng cho toàn bộ quá trình học sau này. Tuy nhiên, việc nắm không chắc bảng chữ cái, đặc biệt là không nắm chắc cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh lại là một điều khá phổ biến, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu và tự học tiếng Anh giao tiếp. Trong bài viết này, Step Up sẽ giới thiệu đến bạn bảng chữ cái tiếng Anh và phiên âm chuẩn nhất nhé.
Bảng chữ cái tiếng Anh gồm 26 chữ cái. Trong đó 5 chữ cái nguyên âm (vowel letter) và 21 chữ cái phụ âm (consonant letter), bắt đầu với A và kết thúc bằng Z. Phần lớn có cách viết tương đương với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
2. Phân loại chữ cái tiếng Anh
Có 2 loại chữ cái trong tiếng Anh: nguyên âm và phụ âm.
Chữ cái nguyên âm trong tiếng Anh
Gồm 5 chữ cái nguyên âm: A, E, I, O, U.
Chữ cái phụ âm trong tiếng Anh
Gồm 21 chữ cái phụ âm: B, C, D, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z.
Để học bảng chữ cái tiếng Anh dễ dàng hơn, phân biệt giữa các chữ cái nguyên âm và phụ âm, người học có thể sắp xếp các chữ cái nguyên âm theo thứ tự U E O A I, liên tưởng đến từ uể oảitrong tiếng Việt. Các chữ cái còn lại sẽ là các phụ âm. Mỗi nguyên âm và phụ âm có thể có các cách đọc khác nhau tùy thuộc vào từng từ nó tạo thành. Ví dụ: chữ cái nguyên âm “a” trong từ “make” – /meik/ được phát âm là /ei/, nhưng trong từ mad – /mæd/ lại được phát âm là /æ/. Vì vậy của từ bạn cần phải thường xuyên sử dụng, tiếp xúc với từ để nhớ được cách phát âm.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Phiên âm hay cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh được dựa trên bảng phiên âm quốc tế IPA.
Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh
IPA (International Phonetic Alphabet) là Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế. Giống như trong tiếng Việt, bảng phiên âm quốc tế IPA gồm các nguyên âm và phụ âm. Trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm, hai nguyên âm ghép lại với nhau tạo thành một nguyên âm ghép. Đây là các âm cơ bản bạn cần nắm được để tự học phát âm tiếng Anh tại nhà.
3.1. Cách đọc phiên âm trong tiếng Anh
Nguyên âm (vowel sounds)
Nguyên âm thường được hiểu là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra âm thì luồng khí đi từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc đứng trước hoặc sau các phụ âm.
Nguyên âm bao gồm 12 nguyên âm đôi và 8 nguyên âm đơn.
Nguyên âm đơn và nguyên âm đôi
Step Up lưu ý với bạn khi phát âm các nguyên âm trong bảng chữ cái IPA:
Dây thanh quản rung khi phát âm các nguyên âm (vì các nguyên âm đều là những âm hữu thanh, khi phát âm luồng khí đi từ cổ họng qua môi)
Âm /ɪə / và /aʊ/: Khi phát âm hai âm này cần phải phát âm đủ 2 thành tố của âm, chuyển âm từ trái sang phải, âm đứng trước sẽ được phát âm dài hơn âm đứng sau một chút.
Với các nguyên âm không cần sử dụng răng nhiều thì khi phát âm không cần chú ý đến vị trí đặt răng.
Phụ âm (Consonant sound)
Phụ âmđược hiểu là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm với môi, răng, 2 môi va chạm… trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi được phối hợp với nguyên âm.
Phụ âm bao gồm 8 phụ âm vô thanh (các phụ âm màu xanh lục đậm:/p/, /f/, /t/,…), 8 phụ âm hữu thanh (các phụ âm xanh lá cây tươi (/b/, /v/,…) và 6 phụ âm khác (các phụ âm còn lại).
Các phụ âm trong bảng phiên âm Quốc tế IPA
Cách đọc các phụ âm
Phụ âm và cách đọc
Một số lưu ý khi phát âm các phụ âm
1. Khi phát âm với môi:
Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
Môi mở vừa phải (các âm khó): /ɪ/, /ʊ/, /æ/
Môi tròn và thay đổi: /u:/, /əʊ/
Lưỡi, răng: /f/, /v/
2. Khi phát âm với lưỡi:
Đầu lưỡi cong lên chạm nướu: /t/, /d/, /t∫/, /dʒ /, /η/, /l/
Rung (hữu thanh) đối với các phụ âm: /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
Không rung (vô thanh) đối với các phụ âm: /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Phiên âm chữ cái trong tiếng Anh
Như đã nói ở trên, mỗi chữ cái nguyên âm sẽ có các cách đọc khác nhau trong các từ và các trường hợp khác nhau. tuy nhiên, chữ cái nguyên âm sẽ có những cách đọc nhất định dựa trên các nguyên âm IPA. Đa số phiên âm các chữ cái tiếng Anh được ghép từ một nguyên âm và một phụ âm, ở đây các bạn đánh vần dựa trên cách đọc của từng nguyên âm và phụ âm giống như cách đánh vần trong tiếng Việt.
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh
Lưu ý: Với chữ cái Z, đây là chữ cái ít xuất hiện nhất trong các từ tiếng Anh và cũng có cách phát âm khá đơn giản. Tuy nhiên sẽ có 2 cách để phát âm chữ cái này, có thể phát âm là /zed/ như trong hình, hoặc phát âm là /zi:/.
3.2. Khẩu hình miệng khi phát âm chữ cái tiếng Anh
Để giúp bạn hình dung dễ hơn, dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm bảng chữ cái tiếng Anh.
Khẩu hình khi phát âm nguyên âm trong tiếng Anh
Bộ Âm
Mô Tả
Môi
Lưỡi
Độ Dài Hơi
/ ɪ /
Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i).
Môi hơi mở rộng sang 2 bên.
Lưỡi hạ thấp.
Ngắn
/i:/
Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.
Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười.
Lưỡi nâng cao lên.
Dài
/ ʊ /
Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng.
Hơi tròn môi.
Lưỡi hạ thấp.
Ngắn
/u:/
Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.
Khẩu hình môi tròn.
Lưỡi nâng lên cao.
Dài
/ e /
Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.
Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /.
Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /.
Dài
/ ə /
Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ.
Môi hơi mở rộng.
Lưỡi thả lỏng.
Ngắn
/ɜ:/
Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng.
Môi hơi mở rộng.
Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
Dài
/ ɒ /
Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.
Hơi tròn môi.
Lưỡi hạ thấp.
Ngắn
/ɔ:/
Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng.
Tròn môi.
Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
Dài
/æ/
Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống.
Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống.
Lưỡi được hạ rất thấp.
Dài
/ ʌ /
Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra.
Miệng thu hẹp.
Lưỡi hơi nâng lên cao.
Ngắn
/ɑ:/
Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng.
Miệng mở rộng.
Lưỡi hạ thấp.
Dài
/ɪə/
Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /.
Môi từ dẹt thành hình tròn dần.
Lưỡi thụt dần về phía sau.
Dài
/ʊə/
Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/.
Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng.
Lưỡi đẩy dần ra phía trước.
Dài
/eə/
Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /.
Hơi thu hẹp môi.
Lưỡi thụt dần về phía sau.
Dài
/eɪ/
Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /.
Môi dẹt dần sang 2 bên.
Lưỡi hướng dần lên trên.
Dài
/ɔɪ/
Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Môi dẹt dần sang 2 bên.
Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước.
Dài
/aɪ/
Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Môi dẹt dần sang 2 bên.
Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước.
Dài
/əʊ/
Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /.
Môi từ hơi mở đến hơi tròn.
Lưỡi lùi dần về phía sau.
Dài
/aʊ/
Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/.
Môi tròn dần.
Lưỡi hơi thụt dần về phía sau.
Dài
Khẩu hình khi phát âm phụ âm trong tiếng Anh
STT
Bộ âm
Mô tả
1
/p/
Đọc gần giống với âm /p/ của tiếng Việt. Hai mối chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật thật nhanh và mạnh luồng khí ra.
2
/b/
Giống âm /b/ trong tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó đẩy mạnh luồng khí đó ra. Nhưng sẽ nhẹ hơn âm /p/.
3
/t/
Gần giống âm /t/ trong tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.
4
/d/
Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu và đẩy khí thật mạnh ra ngoài. Nhưng vẫn nhẹ hơn âm /t/.
5
/tʃ/
Giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng mỗi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thông và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
6
/dʒ/
Giống âm /t/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và cho về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
7
/k/
Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí lạnh bật ra.
8
/g/
Giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngọc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bột ra.
9
/f/
Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
10
/v/
Giống âm /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưởi.
11
/ð/
Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung.
12
/θ/
Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung.
13
/s/
Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa một lưỡi và lợi.
14
/ʃ/
Mỗi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Môi hướng về phía trước như đang kiss gi đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lại hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
15
/z/
Đề lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quan.
16
/ʒ/
Môi cho ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss gi đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
17
/m/
Giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi.
18
/n/
Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi.
19
/ŋ/
Khi bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quan rung, môi hé, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm.
20
/l/
Từ từ cong lưỡi chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng.
21
/r/
Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi cho về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng.
22
/w/
Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thò lòng, môi tròn mở rộng.
23
/h/
Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.
24
/j/
Nâng phần trước củaa lưỡi lên gần ngạc cứng, đầu luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí (do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng không quá gần) làm rung dây thanh trong cổ họng.
4. Tần suất sử dụng của chữ cái tiếng Anh
Theo thống kê, chữ cái E xuất hiện phổ biến nhất trong bảng chữ cái tiếng Anh, cuối danh sách là chữ cái Z. Chi tiết nằm trong bảng dưới đây, được nghiên cứu bởi tác giả Robert Edward Lewand:
A
8,17%
N
6,75%
B
1,49%
O
7,51%
C
2,78%
P
1,93%
D
4,25%
Q
0,10%
E
12,70%
R
5,99%
F
2,23%
S
6,33%
G
2,02%
T
9,06%
H
6,09%
U
2,76%
I
6,97%
V
0,98%
J
0,15%
W
2,36%
K
0,77%
X
0,15%
L
4,03%
Y
1,97%
M
2,41%
Z
0,07%
5. Lưu ý cho người mới bắt đầu học tiếng Anh
Đối với người mới bắt đầu, việc học tiếng Anh có thể sẽ đem đến nhiều sự bỡ ngỡ và thử thách. Nếu bạn muốn nắm vững kiến thức nền tiếng Anh một cách đúng đắn, không chệch hướng, hãy lưu ý một số điều sau:
Học thuộc bảng chữ cái tiếng Anh
Bảng chữ cái tiếng Anh là kiến thức đầu tiên mà người mới bắt đầu cần học. Điều may mắn với người Việt đó là chữ cái tiếng Anh cũng sử dụng chữ Latinh giống tiếng Việt. Điểm khác biệt đó là cách phát âm. Do đó, hãy làm quen với bảng chữ cái tiếng Anh sớm nhé! Bạn có thể xem các video thú vị về cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh trên Youtube.
Học phiên âm chữ cái tiếng Anh
Như đã nói đến ở trên thì phiên âm là kiến thức mà người học tiếng Anh bắt buộc phải học. Nếu chỉ học về từ vựng, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều rào cản trong quá trình học tiếng Anh. Bạn hãy dựa vào bảng phiên âm IPA trong bài viết này để luyện tập nhé. Một khi đã nắm vững kiến thức này, bạn sẽ tiến gần hơn đến việc nói tiếng Anh giống người bản xứ.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Ngày nay, có rất nhiều phương thức hỗ trợ học tiếng Anh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các cách sau:
Sử dụng sổ ghi chép
Flashcard
Ứng dụng học tiếng Anh trên điện thoại
Hình vẽ
Sách học thêm tiếng Anh
Trên đây là bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn nhất dành cho người học tiếng Anh. Việc học bảng chữ cái tiếng Anh tốt sẽ là nền tảng vô cùng quan trọng cho cả quá trình học tập sau này. Hãy tạo cho mình một thói quen và lộ trình học tiếng Anh phù hợp.
Nếu bạn là người mới bắt đầu, tham khảo thêm bộ sách Hack Não Từ Vựng của Step Up để có được hướng dẫn từ phương pháp, phát âm, ngữ pháp, giao tiếp. Hướng dẫn chi tiết cho bạn lộ trình từ khi là người mất gốc cho đến khi thành theo tiếng Anh. Ngoài ra, kết hợp thêm các cách học khác qua nhạc, phim, tranh ảnh,…để ghi nhớ lâu hơn và tạo niềm đam mê với ngôn ngữ.
Xem thêm Bảng chữ cái tiếng Anh và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh,… Bạn thích môn học nào nhất? Viết về môn học yêu thích là một đề bài phổ biến trong các bài thi tiếng Anh. Trong bài viết hôm nay, Step Up sẽ hướng dẫn bạn cách viết đoạn văn bằng tiếng Anh về môn học yêu thích.
1. Bố cục bài viết đoạn văn bằng tiếng Anh về môn học yêu thích
Mỗi môn học đều mang đến những kiến thức về lĩnh vực và chứa những điều bí ẩn, lôi cuốn riêng. Vậy khi viết đoạn văn bằng tiếng Anh về môn học yêu thích thì chúng ta cần viết những gì? Bố cục bài viết bao gồm 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
Phần mở đoạn
Giới thiệu khái quát về môn học yêu thích. Dưới đây là một số câu gợi ý mở đầu bài viết đoạn văn bằng tiếng Anh về môn học yêu thích.
My favourite subject is + tên môn học Môn học yêu thích của tôi là…
I’m excited in/keen on/interested in/into… + tên môn học Tôi thích/ đam mê…
Phần thân đoạn
Đây là phần chính của đoạn văn. Trong phần thân bài, hãy đưa ra luận điểm làm rõ cho luận điểm điểm chính. Một số luận điểm bạn có thể triển khai như:
Why do you like this subject? Tại sao bạn thích môn học này?
What knowledge does the subject bring you? Môn học mang lại cho bạn những kiến thức gì?
How do you apply that subject in your life? Bạn áp dụng môn học đó trong cuộc sống như thế nào?
What did you have achievement in this subject? Bạn đã đạt được thành tích gì trong môn học này?
Phần kết đoạn
Ở phần cuối bài viết đoạn văn bằng tiếng Anh về môn học yêu thích, hãy nêu tình cảm của mình với môn học và sự quyết tâm chinh phục môn học ấy của bạn.
Ví dụ:
I love English very much and I will try to study to be joined in the school’s English proficient student team. Tôi rất yêu thích môn Tiếng Anh và tôi sẽ cố gắng học tập để được tham gia đội tuyển học sinh giỏi Tiếng Anh của trường.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Từ vựng thường dùng để viết đoạn văn bằng tiếng Anh về môn học yêu thích
Thiếu từ vựng tiếng Anh là một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn khi thực hành các bài viết. Dưới đây, Step Up đã tổng hợp những từ vựng thường dùng để viết đoạn văn bằng tiếng Anh về môn học yêu thích:
STT
Từ vựng
Dịch nghĩa
1
Maths
Toán học
2
Music
Âm nhạc
3
Art
Mỹ thuật
4
English
Tiếng Anh
5
Spanish
Tiếng Tây Ban Nha
6
Geography
Địa lí
7
History
Lịch sử
8
Science
Khoa học
9
Information Technology
Công nghệ thông tin
10
Physical Education
Thể dục
11
Literature
Văn học
12
Biology
Sinh học
13
Physics
Vật lý
14
Chemistry
Hóa học
15
Algebra
Đại số
16
Geometry
Hình học
17
Civic Education
Giáo dục công dân
18
Informatics
Tin học
19
Technology
Công nghệ
20
Politics
Chính trị học
21
Psychology
Tâm lý học
22
Craft
Thủ công
23
Astronomy
Thiên văn học
24
Economics
Kinh tế học
25
Social Science
Khoa học xã hội
26
Philosophy
Triết học
27
National Defense Education
Giáo dục quốc phòng
3. Mẫu bài viết đoạn văn bằng tiếng Anh về môn học yêu thích
Vậy là đã có dàn ý và từ vựng, chúng ta đã hãy bắt đầu vào viết đoạn văn bằng tiếng Anh về môn học yêu thích thôi nào.
Nếu như bạn vẫn chưa biết phải viết như thế nào thì hãy tham khảo những bài viết đoạn văn về môn học yêu thích của Step Up dưới đây nhé.
3.1. Mẫu bài viết về môn tiếng Anh
English is one of my favorite subjects. This is a compulsory subject for students from grade 3 and above. Today, English is more and more popular, so English is a very important subject and must be learned. English brings us many opportunities. Firstly, fluent in English helps me communicate with foreigners and tourists, therefore helping me to know many different cultures around the world. With a passion for English, I was able to watch English movies and listen to English music without translation. English also opens up job opportunities for everyone. It will be easy for you to apply to a job you love if you have a high level of English. Today, English is very important, so this is a subject we should not ignore and need determination to learn better.
Dịch nghĩa
Tiếng Anh là một trong những môn học mà tôi yêu thích nhất. Đây là môn học bắt buộc của các học sinh từ lớp 3 trở lên. Ngày nay, tiếng Anh ngày càng phổ biến hơn, vì vậy tiếng Anh là môn rất quan trọng và cần thiết phải học. Tiếng mang mang đến cho chúng ta rất nhiều cơ hội. Đầu tiên, thông thạo tiếng Anh giúp tôi có thể giao tiếp với người nước ngoài, khách du lịch, từ đó giúp tôi mở rộng vốn hiểu biết về nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Với niềm đam mê tiếng Anh, tôi đã có thể xem phim và nghe nhạc tiếng Anh mà không cần bản dịch. Tiếng Anh cũng mở ra cơ hội việc làm cho mọi người. Bạn sẽ dễ dàng ứng tuyển công việc mình yêu thích nếu bạn có trình độ tiếng Anh cao. Ngày nay, tiếng Anh rất quan trọng, vì vậy đây là môn học chúng ta không nên lơ là, cần quyết tâm học tốt hơn nữa.
3.2. Mẫu bài viết về môn toán học
In all of the subjects in school, Math is my favorite. This is the basic subject from the elementary level. However, I have to admit that it’s getting harder and harder. The time before, I struggled with it. There are many students who say that studying Math doesn’t help much in life, but I think differently. It helps us calculate and come up with exact numbers. Imagine, you can’t build a complete house without the area calculation. Math also helps us to think logically and react quickly to numbers. Whenever I go to the market with my mother, I often help her check the change. Learning Math is my passion. Last semester, I won the third prize in Mathematics. Indeed, Math is not only a school subject but it also has many benefits in life. I feel lucky because I have fun and love this subject.
Dịch nghĩa
Trong tất cả các môn học ở trường thì toán học là môn tôi yêu thích nhất. Đây là môn học cơ bản từ cấp tiểu học. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng nó càng ngày càng khó hơn. Trước ai tôi đã khá chật vật với nó. Có nhiều học sinh nói rằng học Toán không giúp ích nhiều trong trong cuộc sống, nhưng tôi lại thấy khác. Nó giúp chúng ta tính toán và đưa ra những con số chính xác. Hãy thử tưởng tượng xem, bạn làm sao có thể xây được một căn nhà hoàn chỉnh nếu như không có phép tính diện tích. Toán học cũng giúp chúng ta có tư duy logic và phản ứng nhanh với các con số. Mỗi khi đi chợ với mẹ, tôi thường giúp bà ấy kiểm tra tiền thừa. Học toán là đam mê của tôi. Kỳ học vừa qua, tôi đã đạt giải ba môn Toán cấp tỉnh. Thật vậy, toán học không chỉ là môn học trên trường mà nó còn đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Tôi cảm thấy may mắn vì mình có niềm vui và sự yêu thích với môn học này.
I’m a romance lover, so my favorite subject is literature. I like to spend my time reading the literary works in the textbook. Each work has useful meanings and lessons for life. Literature helps me to understand more, and have a richer vocabulary. So, I am also more confident in communication. My teachers often praised me for having a talent for literature and a good choice of words. In the future, I will try to become a good language teacher.
Dịch nghĩa
Tôi là một người yêu thích sự lãng mạn, vì vậy mà môn học yêu thích nhất của tôi là văn học. Tôi thích dành thời gian để đọc những tác phẩm văn học trong sách giáo khoa. Mỗi tác phẩm đều có những ngụ ý, bài học hữu ích cho cuộc sống. Văn học giúp tôi hiểu biết nhiều hơn, có vốn từ phong phú hơn. Nhờ vậy mà tôi cũng tự tin hơn trong giao tiếp. Cô giáo thường khen tôi có năng khiếu văn học và chọn lọc từ ngữ tốt. Trong tương lai, tôi sẽ cố gắng để trở thành một giáo viên ngữ văn giỏi.
Bài mẫu 2
Growing up, I have always had a knack for language. That is the reason why literature is my favorite subject. Literature brings me to various worlds, some are based on the reality, some are created by the humans’ mind. In my free time, I always read lots of books. Writing is also a favorite activity of mine. When I write, I get to have control over my story. I love literature and I hope I myself can write many good stories in the future.
Dịch nghĩa
Lớn lên, tôi luôn có năng khiếu ngôn ngữ. Đó là lý do tại sao môn văn là môn học yêu thích nhất của tôi. Văn học đưa tôi đến nhiều thế giới khác nhau, một số dựa trên thực tế, một số được tạo ra bởi trí óc của con người. Những lúc rảnh rỗi, tôi luôn đọc rất nhiều sách. Viết lách cũng là một hoạt động yêu thích của tôi. Khi tôi viết, tôi có quyền kiểm soát câu chuyện của mình. Tôi yêu thích văn học và tôi hy vọng bản thân mình có thể viết được nhiều truyện hay trong tương lai.
Bài mẫu 3
I am the most excited when I learn literature at school. In literature class, I have the opportunity to read about people from different walks of life. Literature makes people have more sympathy. It teaches us the ability to put ourselves in other people’s shoes. It is also a world where anyone can create their own characters and stories. I will work hard to become a great literature teacher when I grow up.
Dịch nghĩa
Tôi thích thú nhất khi được học văn ở trường. Trong lớp học văn, tôi có cơ hội đọc về những người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong cuộc sống. Văn học khiến người ta có nhiều sự thấu cảm hơn. Nó dạy chúng ta khả năng đặt mình vào vị trí của người khác. Đó cũng là một thế giới mà bất cứ ai cũng có thể tạo ra những nhân vật và câu chuyện của riêng mình. Tôi sẽ làm việc chăm chỉ để trở thành một giáo viên văn học giỏi khi tôi lớn lên.
3.4. Mẫu bài viết về môn hóa học
Probably chemistry the most “terrible” subject to students, but this is my favorite subject. I love studying chemical equations and experiments. I usually take the time to read the chemistry experiments in textbooks. This subject can have many practical applications. I used to grow crystals with chemical solutions. Surely no one is unfamiliar with Javen water to bleach clothes. This is an application of chemistry. In my opinion, chemistry is an interesting and rewarding subject that everyone should try to learn.
Dịch nghĩa
Môn học “khủng” nhất với học sinh có lẽ là hóa học, tuy nhiên đây cũng là môn học yêu thích của tôi. Tôi thích nghiên cứu các phương trình hóa học và các thí nghiệm. Tôi thường dành thời gian để đọc các thí nghiệm hóa học trong sách giáo khoa. Môn học này có thể ứng dụng nhiều trong thực tế. Tôi đã từng nuôi tinh thể bằng dung dịch hóa học. Chắc không ai còn xa lạ với nước Javen để tẩy trắng quần áo. Đây chính là một ứng dụng của hóa học. Theo tôi, hóa học là môn học thú vị và bổ ích mà ai cũng nên cố gắng học.
Physics is an important subject. For those of you planning to study engineering, you need to have a good grasp of the basics of this subject. It is also the subject most closely related to everyday life. Have you ever wondered why a thermometer can measure your temperature when sick? It is an application of physics. Body temperature will cause mercury to expand and rise to the right temperature according to the standard scale. The closest application of physics is the manufacture of electrical equipment. All calculations of mechanical current are based on physical knowledge. I think we should all love it and try to learn this subject.
Dịch nghĩa
Vật lý là một môn học quan trọng. Đối với các bạn dự định học kỹ thuật thì cần nắm chắc kiến thức cơ bản của môn học này. Đấy cũng là môn học gắn liền chặt chẽ nhất với cuộc sống hàng ngày. Bạn đã từng thắc mắc tại sao cây nhiệt kế lại đo được nhiệt độ của bạn khi ốm không? Đó là một ứng dụng dụng của vật lý. Nhiệt độ của cơ thể sẽ làm thủy ngân dãn ra và dâng lên đến mức nhiệt độ phù hợp theo thang đo tiêu chuẩn. Ứng dụng gần gũi nhất của vật lý là sản xuất các thiết bị điện. Mọi tính toán về dòng điện cơ học đều dựa vào kiến thức vật lý. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta ai cũng nên yêu thích và cố gắng học môn học này.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Trên đây, Step Up đã hướng dẫn bạn cách viết đoạn văn bằng tiếng Anh về môn học yêu thích. Bên cạnh đó thì chúng mình đã biên soạn một số đoạn văn mẫu để các bạn tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt!
Bạn bật TV để tìm một bộ phim tiếng Anh hay để học tiếng Anh, và một phim hoạt hình đang được chiếu.
Nếu thế, bạn đừng vội đổi kênh!
Bạn hoàn toàn có thể nâng trình cùng các bộ phim hoạt hình tiếng Anh. Bài viết này Step Up sẽ liệt kê 10 bộ phim hoạt hình hay nhất và những tác dụng của xem phim hoạt hình.
Phim hoạt hình tiếng Anh là một hình thức sử dụng nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục, với ngôn ngữ tiếng Anh.
2. Tác dụng của việc học tiếng Anh qua phim hoạt hình
Liệu hoạt hình có dành riêng cho trẻ em?
Câu trả lời là không. Đó là công cụ giải trí cho mọi lứa tuổi. Một số phim hoạt hình dành cho trẻ em có thể dẫn dắt người lớn hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ với bộ phim hoạt hình tiếng Anh “Adventure Time”. Bộ phim có các chủ đề về hôn nhân, tình yêu, sự mất mát và những kẻ rình rập đáng sợ. Một đứa trẻ có thể thấy điều đó thật ngớ ngẩn. Nhưng một người lớn có thể nghĩ rằng điều này rất đáng lo ngại!
Cùng điểm qua các tác dụng của việc học tiếng Anh qua phim hoạt hình:
Phim hoạt hình sử dụng rất nhiều hình ảnh sinh động gắn liền với các lời thoại và tình huống của phim. Vậy nên điều này có thể giúp bạn dễ dàng học từ vựng qua hình ảnh.
Cách phát âm từ ngữ của các diễn viên lồng tiếng vô cùng rõ ràng. Điều này có nghĩa là những từ ấy được phát âm để ai cũng có thể hiểu được.
Nhiều phim hoạt hình trẻ em tập trung vào các mối quan hệ trong xã hội. Vì vậy bạn có thể nghe một số đoạn hội thoại và cụm từ thông dụng.
Phim hoạt hình sử dụng những từ ngữ đơn giản để những người mới bắt đầu cũng có thể hiểu được. Ngoài ra cũng có những bộ phim sử dụng những từ ngữ thách thức những người học nâng cao.
Phim hoạt hình thường có thời lượng ngắn trong khoảng 15-20 phút. Trong suốt thời gian này sẽ có những từ khóa và các cấu trúc được lặp đi lặp lại, giúp bạn dễ dàng nắm bắt được nội dung phim.
Tạo sự hứng thú khi vừa giải trí vừa học, đồng thời không cho bạn cảm giác rằng bạn đang học ngôn ngữ mới. Bạn sẽ thấy khả năng nghe tiếng Anh được nâng lên.
3. Khó khăn khi học tiếng Anh qua phim hoạt hình
Ngoài những tác dụng của việc học tiếng Anh qua hoạt hình thì cũng còn một vài khó khăn nhỏ:
Người xem có thể bị phụ thuộc nhiều vào phụ đề, không cố gắng động não để tiếp thu kiến thức mới.
Chọn phim hoạt hình có nội dung không bổ ích, không đúng gu dẫn đến bỏ dở giữa chừng.
4. 10 bộ phim hoạt hình hay nhât giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả
Step Up đã chọn lọc ra 10 bộ phim hoạt hình vừa thú vị, vừa giúp bạn học tiếng Anh dưới đây:
4.1. Martha Speak
Học tiếng Anh qua phim hoạt hình
Đây là một bộ phim hoạt hình tiếng Anh nói về một chú chó học cách nói sau khi ăn một ít súp bảng chữ cái. Bộ phim này có rất nhiều từ mới được tổng hợp ở phần đầu và cuối mỗi tập phim. Những từ này được sử dụng nhiều lần trong suốt tập phim nên giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn.
Nguồn xem phim: PBS Kids và YouTube.
4.2. Adventure Time
Phim hoạt hình tiếng Anh có phụ đề
Chắc chắn đây là bộ phim hoạt hình tiếng Anh nổi tiếng của kênh Cartoon Network bạn không thể bỏ lỡ. Bộ phim xoay quanh cuộc phiêu lưu đến những vùng đất mới của Finn và người bạn thân Jake. Jake là một chú chó với khả năng thay đổi hình dạng và kích thước tùy theo ý muốn. Trong suốt bộ phim, có rất nhiều từ mới thú vị được sử dụng, nhiều đoạn hội thoại vô cùng tự nhiên rất có ích cho việc tự học tiếng Anh giao tiếp.
Nguồn xem phim: Cartoon Network hoặc tìm trực tiếp trên Youtube.
4.3. Finding Nemo
Học tiếng Anh qua phim hoạt hình
Xuyên suốt bộ phim hoạt hình là hành trình đi tìm lại con trai Nemo của chú cá hề tên Marlin và cô bạn đồng hành Dory. Marlin là một ông bố có xu hướng bảo vệ con thái quá. Nemo bị mắc kẹt ở rặng san hô Great Barrier và sau đó trôi dạt tới Sydney. Suốt quãng đường đi tìm lại con trai, Marlin đã học được cách chấp nhận việc để Nemo tự chăm sóc bản thân cậu. Khi theo dõi bộ phim, bạn sẽ học được những cuộc đối thoại quen thuộc và ghi nhớ vốn từ vựng về đại dương.
Nguồn xem phim: Netflix hoặc tìm hiểu chi tiết tính cách các nhân vật trên Disney
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Đây cũng là một bộ phim hoạt hình dạy từ vựng với nội dung được xây dựng vô cùng độc đáo. Bộ phim xoay quanh một nữ siêu anh hùng chiến đấu với kẻ xấu thông qua sức mạnh của ngôn từ. Các từ mới đưa ra trong mỗi tập phim hoạt hình đều được giải thích cách sử dụng rõ ràng.
Nguồn xem phim: PBS Kids hoặc YouTube.
4.5. Doki
Phim hoạt hình tiếng Anh
Bộ phim hoạt hình kể về hành trình thám hiểm của Doki và những người bạn. Mỗi tập phim họ sẽ khám phá một vùng đất mới. Phim này không chỉ cung cấp từ mới cho các bạn mà còn giúp bạn có thêm thông tin về các nền văn hóa.
Nguồn xem phim: Amazon Prime
4.6. Postcards from Buster
Học tiếng Anh qua phim hoạt hình
Bộ phim hoạt hình này kể về câu chuyện của chú thỏ Buster và hành trình đi du lịch vòng quanh thế giới với bố mình. Bộ phim cũng bao gồm những cuộc đối thoại thú vị cũng như tìm hiểu văn hóa các vùng trên thế giới.
Nguồn xem phim: PBS Kids.
4.7. The Simpsons
Học tiếng Anh qua phim hoạt hình
Phim hoạt hình kể về câu chuyện của gia đình Simpson sống ở thị trấn Springfield ở Mỹ. Homer Simpson làm việc cho một nhà máy hạt nhân và anh ấy kết hôn với Marge và họ có ba đứa con là Bart, người đang gặp rắc rối, Lisa chăm chỉ và em bé Maggie. Bộ phim có rất nhiều đoạn đối thoại hàng ngày của các nhân vật xoay quanh các vấn đề trong cuộc sống.
Nguồn xem phim: FOX
4.8. WordWorld
Phim hoạt hình tiếng Anh
WordWorld kể câu chuyện về một nhóm động vật đang cố gắng dạy trẻ con cách hình thành những từ ngữ đúng.
Họ có nhiều cuộc phiêu lưu để cố gắng giải quyết các vấn đề xây dựng những từ này. Chú Ếch Brainiac cùng với chú chó vui vẻ giúp trẻ học nói tiếng Anh và học từ vựng mới.
Nguồn xem phim: PBS Kids
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
4.9. Inspector Gadget
Học tiếng Anh qua phim hoạt hình
Inspector Gadget là một robot là một đặc vụ bí mật và vô dụng trong công việc của mình. Phim hoạt hình này cực kỳ hài hước và có nhiều hành động vui nhộn. Bộ phim hứa hẹn sẽ giúp bạn vừa cười thư giãn vừa cải thiện thêm tiếng Anh nữa đó.
Nguồn xem phim: Xem trên Netflixcó phụ đề, hoặc bạn có thể tìm các tập trênVudu hoặc Amazon.
4.10. Teen Titans Go!
Phim hoạt hình tiếng Anh
Bộ phim này phù hợp với những người đã có nền tảng tiếng Anh vững chắc. Cốt truyện của Teen Titans rất hấp dẫn và người xem sẽ nhanh chóng bị thu hút đến từng nhân vật. Mỗi nhân vật là duy nhất với tính cách khác nhau và cách nói chuyện độc đáo.
Nguồn xem phim: Cartoon Network
5. Lưu ý khi học tiếng Anh qua phim hoạt hình
Làm sao để học tiéng Anh qua phim hoạt hình một cách hiệu quả nhất? Sau đây là một số lưu ý khi xem hoạt hình để cải thiện tiếng Anh nhanh chóng:
Vừa xem vừa chú ý các câu được nói đến và đối chiếu chúng với phụ đề. Sau một thời gian, chúng ta sẽ nhận ra có những từ xuất hiện nhiều lần với nghĩa tương ứng. Từ đó, chúng ta sẽ học được rất nhiều từ vựng mới và cả cách phát âm, vận dụng.
Tạo thói quen xem hoạt hình tiếng Anh có phụ đề đều đặn.
Trong khi xem, bạn có thể tranh thủ lấy sổ bút hoặc điện thoại để ghi chép lại những cấu trúc hoặc từ vựng tiếng Anh mới.
Tập nói nhại theo để phát âm giống người bản xứ nhất có thể.
Xem thêm Phim hoạt hình cải thiện tiếng Anh và các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Tính từ “different” chắc hẳn đã quá quen thuộc với mỗi người học tiếng Anh. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau giữa different from, different to hay different than. Trong bài viết hôm nay, Step Up sẽ hướng dẫn bạn cách dùng different trong tiếng Anh. Cùng theo dõi nhé.
“Different” là một tính từ trong tiếng Anh, mang nghĩa là “khác”.
Ví dụ:
I returned to school after 5 years and found it was no different than before.
(Tôi trở lại trường sau 5 năm và thấy nó không khác gì trước đây.)
Mike is different. He is no longer the gentle guy I know.
(Mike thì khác. Anh không còn là chàng trai hiền lành mà tôi biết.)
2. Cách dùng different trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, có nhiều cách dùng different do tính từ “different” có thể kết hợp với nhiều giới từ khác nhau. Nếu bạn chưa nắm rõ các cách dùng different và sự khác nhau giữa chúng thì hãy xem ngay dưới đây nhé.
2.1. Different đi với giới từ gì?
Cách dùng different với giới từ:
Different + from. Một số người Anh sử dụng
Different to: được sử dụng bởi một số người Anh
Different than: chủ yếu được người Mỹ sử dụng nhiều hơn.
Different with: được cả người Anh và Mỹ sử dụng
Ví dụ:
He looks no different from a man who has been starved for years.
(Anh ta trông không khác gì một người đàn ông đã bị bỏ đói nhiều năm.)
The new job’s different to what he expected.
(Công việc mới khác với những gì anh ấy mong đợi.)
Anna is different than what I imagined her to be.
(Anna khác với những gì tôi tưởng tượng về cô ấy.)
2.2. Các từ bổ nghĩa đi cùng different
“Different” gần giống như một tính từ so sánh hơn. Tuy nhiên, khác với những tính từ khác, Different được bổ nghĩa bởi các từ no, any, not much và (a) little.
Ví dụ:
How’s my sister, doctor? – No different.
(Em gái tôi thế nào, bác sĩ? – Chưa chuyển biến gì.)
I decorated the room a little differently. How do you see this change?
(Tôi trang trí căn phòng hơi khác một chút. Bạn nghĩ sự thay đổi này như thế nào?)
Quite different có nghĩa là “khác biệt hoàn toàn”.
Ví dụ:
Anna was quite different after returning from France.
(Anna đã khá khác sau khi trở về từ Pháp.)
I think you have the same thoughts as me you are but quite different.
(Tôi nghĩ bạn cũng có suy nghĩ giống tôi nhưng bạn hoàn toàn khác?)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Như thường lệ, để có thể sử dụng kiến thức một cách thành thạo, chúng ta hãy cùng thử sức với bài tập về cấu trúc different nhé!
Chọn một trong các cụm từ liên quan đến cấu trúc different sau để điền vào chỗ trống:
different, different from, different to, different with, different than
Aly and Abby are twin so they are not so much __________ each other.
France is __________ what I expected.
Moving to a new school feels so __________.
Phuong Anh looks __________ the photos she posted.
Nick’s hair look so __________ that color.
Đáp án:
different from
different from/different than/different to
different
different from
different with
Như vậy, Step Up đã chia sẻ với bạn về cách dùng different trong tiếng Anh. Hy vọng bài viết giúp bạn bổ sung thêm ngữ pháp tiếng Anh hữu ich cho bạn. Step Up chúc bạn học tập tốt!
Dù bạn đang đi học hay đi làm thì bên cạnh đó cũng cần những kỳ nghỉ thư giãn. Trong năm, có nhiều kỳ nghỉ khác nhau như nghỉ Tết, nghỉ hè, nghỉ cuối tuần,… Do đó, đề bài viết tiếng Anh về kỳ nghỉ sắp tới rất phổ biến. Để giúp các bạn làm bài tốt, Step Up sẽ hướng dẫn cách bạn viết bài về chủ đề này nhé!
Để biết cách làm bài viết bằng tiếng Anh về kỳ nghỉ sắp tới thật hay, hãy tham khảo 4 bài mẫu dưới đây nha. Ngoài ra, Step Up còn có mẫu đối thoại về kỳ nghỉ sắp tới để bạn có thể luyện thêm khả năng giao tiếp tiếng Anh.
3.1. Viết về kỳ nghỉ sắp tới bằng tiếng Anh
Đề bài viết tiếng Anh về kỳ nghỉ sắp tới gợi cho mỗi chúng ta thật nhiều ý tưởng hấp dẫn. Trong các kỳ nghỉ ở Việt Nam thì có lẽ Tết là dịp đặc biệt nhất.
Bài mẫu:
In this essay, I will talk about my plan for the upcoming Tet holiday. Tet is my favorite holiday of the year. I will have 14 days of break so I will make the most out of my long holiday. The first thing I plan on doing is purchasing new decorations for my home. Secondly, I will go shopping for new clothes. In Vietnam, people usually put on new clothes at Tet for good luck. Like most Vietnamese, my family and I will visit our relatives and close friends together. We will have lots of delicious traditional Vietnamese food like chung cake, spring rolls, sticky rice,… To me, Tet holiday is an amazing occasion for family gathering and I am extremely proud of it. I am really excited for the upcoming holiday.
Dịch nghĩa:
Trong bài viết này, tôi sẽ nói về kế hoạch của tôi trong dịp Tết sắp tới. Tết là kỳ nghỉ yêu thích nhất trong năm của tôi. Tôi sẽ có 14 ngày nghỉ vì vậy tôi sẽ tận dụng tối đa kỳ nghỉ dài ngày của mình. Điều đầu tiên tôi dự định làm là mua đồ trang trí mới cho ngôi nhà của mình. Thứ hai, tôi sẽ đi mua sắm quần áo mới. Ở Việt Nam, mọi người thường mặc quần áo mới vào dịp Tết để cầu may. Giống như hầu hết người Việt Nam, tôi và gia đình sẽ cùng nhau đi thăm họ hàng và bạn bè thân thiết. Chúng tôi sẽ ăn nhiều món ăn ngon truyền thống của Việt Nam như bánh chưng, giò, xôi, … Với tôi, Tết là một dịp sum họp gia đình tuyệt vời và tôi vô cùng tự hào về ngày này. Tôi thực sự háo hức cho kỳ nghỉ sắp tới.
3.2. Bài văn tả về kỳ nghỉ hè sắp tới của em bằng tiếng Anh
Có lẽ bất cứ học sinh, sinh viên nào cũng thích được nghỉ hè. Nghỉ hè là quãng thời gian để mọi người được nghỉ ngơi dài nhất trong năm. Chúng ta có thể chọn đi du lịch, đi chơi với bạn bè hay cày thật nhiều bộ phim hay trong thời gian này… Cùng tham khảo bài viết tiếng Anh về kỳ nghỉ sắp tới vào mùa hè nha!
Bài mẫu:
On the upcoming summer vacation, I will travel to Ho Chi Minh City (Saigon) with my family. We have been there once and it was so fun that we want to go there again. It will be a three-week trip. We will go to Ben Thanh Market, Notre Dame Cathedral and the Post Office, Saigon Opera House, Mekong Delta… As for food, we will explore more of Saigon’s cuisine diversity. We still haven’t had the opportunity to try bun mam, hu tieu, banh khot,… People say that Saigon is a sleepless city, so we will experience a few sleepless night outs together. I feel really happy when I think about our upcoming trip to Saigon.
Dịch nghĩa:
Vào kỳ nghỉ hè sắp tới, tôi sẽ cùng gia đình đi du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Chúng tôi đã đến đó một lần và rất vui nên chúng tôi muốn đến đó một lần nữa. Đó là một chuyến đi ba tuần. Chúng ta sẽ đi chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện, Nhà hát lớn Sài Gòn, Đồng bằng sông Cửu Long… Về phần ẩm thực, chúng tôi sẽ khám phá thêm về sự đa dạng ẩm thực của Sài Gòn. Chúng tôi vẫn chưa có dịp thử bún mắm, hủ tíu, bánh khọt, … Người ta nói Sài Gòn là thành phố không ngủ nên sẽ cùng nhau trải qua một vài đêm không ngủ để đi chơi. Tôi cảm thấy rất vui khi nghĩ về chuyến đi sắp tới của chúng tôi đến Sài Gòn.
Không phải lúc nào chúng ta cũng được trải qua kỳ nghỉ mãn nguyện. Nếu bạn muốn chia sẻ bài viết tiếng Anh về kỳ nghỉ tồi tệ từng có, hãy thử tham khảo bài này nha.
Bài mẫu:
I would like to share the story of the worst vacation I have ever had. It was 5 years ago. I was on a trip with my class at the time in Halong Bay. Initially, I was quite excited. Somebody brought her little brother with her and he was the naughtiest kid I knew. He yelled and talked the whole way there. The girl tried to make him sit quietly but he never listened. When we arrived, we got to take a cruise and see the flickering water. Suddenly, I did not feel so well. It turned out that I got seasick! I had to run straight to the bathroom and throw up. Luckily, no one made fun of me and we had some delicious seafood after that. I hope my future trips will go more smoothly.
Dịch nghĩa:
Tôi muốn chia sẻ câu chuyện về kỳ nghỉ tồi tệ nhất mà tôi từng có. Đó là 5 năm trước. Tôi đang đi du lịch cùng lớp vào thời điểm đó ở Vịnh Hạ Long. Ban đầu, tôi khá hào hứng. Ai đó đã mang em trai của cô ấy theo và nó là đứa trẻ nghịch nhất mà tôi biết. Em ấy la hét và nói chuyện suốt quãng đường đó. Bạn ấy cố bắt em ấy ngồi im nhưng em ấy không nghe. Khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi đi du thuyền và nhìn thấy mặt nước lấp lánh. Đột nhiên, tôi cảm thấy không được khỏe. Hóa ra là tôi bị say sóng! Tôi phải chạy thẳng vào phòng tắm và nôn. May mắn thay, không có ai chế giễu tôi và chúng tôi đã có một số hải sản ngon sau đó. Tôi hy vọng những chuyến đi sau này của tôi sẽ suôn sẻ hơn.
3.4. Viết đoạn văn bằng tiếng Anh về kỳ nghỉ cuối tuần
Ai ai cũng thích kỳ nghỉ cuối tuần vì đó là thời gian để xả hơi.
Bài mẫu:
One of the most memorable weekends I have had was 1 month ago. I decided to visit some old friends from primary school. We texted and eventually planned for a hang out. We met up at a cafe shop and it was like we were never apart. They told me about their present lives, jobs and relationships. After that, we went to a movie theatre and watched an interesting movie. Since then, we bonded again and hung out on the weekends once in a while. This story really makes me feel happier because I know I always have some close friends whom I can rely on.
Dịch nghĩa:
Một trong những ngày cuối tuần đáng nhớ nhất mà tôi đã có là 1 tháng trước. Tôi quyết định đi thăm một số người bạn cũ từ thời tiểu học. Chúng đã tôi nhắn tin và cuối cùng lên kế hoạch đi chơi. Chúng tôi gặp nhau tại một quán cà phê và cứ như thể chưa bao giờ xa cách. Họ kể cho tôi nghe về cuộc sống, công việc và các mối quan hệ hiện tại. Sau đó, chúng tôi đến một rạp chiếu phim và xem một bộ phim thú vị. Kể từ đó, chúng tôi lại gắn bó với nhau và thỉnh thoảng đi chơi vào cuối tuần. Câu chuyện này thực sự làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc hơn vì tôi biết tôi luôn có một số người bạn thân mà tôi có thể dựa vào.
Chủ đề kỳ nghỉ là một trong những nội dung hay xuất hiện khi giao tiếp. Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết nói gì khi nói về chủ đề này, hãy cùng tham khảo một vài đoạn đối thoại sau nha!
Jake: What are you up to this summer? Hè này cậu định làm gì?
Yoona: I am not sure yet. Do you have any ideas? Tớ vẫn chưa chắc nữa. Cậu có ý tưởng gì không?
Jake: You can try rock-climbing. I do it every summer and it is a lot of fun. Cậu có thể thử trò leo núi. Hè nào tớ cũng đi và nó vui lắm.
Yoona: That sounds interesting! Thank you, I will think about it. What are your plans for the summer? Nghe thú vị quá! Cảm ơn cậu, tớ sẽ suy nghĩ về chuyện đó. Kế hoạch của cậu cho mùa hè là gì?
Jake: I am going to have an Asia tour! I am still planning things out, but Thailand and Malaysia are on the list. Tớ sẽ có chuyến du lịch đi Châu Á! Tớ vẫn đang lên kế hoạch, nhưng Thái Lan và Malaysia có ở trên danh sách rồi.
Yoona: Okay, be safe and have fun! Ừ, hãy giữ an toàn và chơi vui nhé!
Jake: Thank you. You too! Cảm ơn. Cậu cũng thế nhé!
Đến đây là kết thúc bài học làm bài viết tiếng Anh về kỳ nghỉ sắp tới rồi. Step Up mong rằng qua đây bạn đã rút ra được bố cục bài viết, các từ vựng quan trọng cũng như những mẫu câu về đề bài viết tiếng Anh về kỳ nghỉ sắp tới này.