Là một đất nước nhiệt đới, Việt Nam có hệ sinh thái rau củ quả đa dạng phong phú với nhiều loại khác nhau. Những lợi ích và giá trị dinh dưỡng từ các loại rau củ đem đến cho chúng ta là không thể phủ nhận. Bạn có biết gọi tên những loại rau củ bằng tiếng Anh không? Cùng Step Up tìm hiểu trọn bộ từ vựng tiếng Anh về rau củ ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn là người yêu thích nấu ăn? Rau hành, thì là, ắp cải, khổ qua,… có quá nhiều loại nguyên liệu trong món ăn Việt Nam mà bạn không biết gọi tên chúng tiếng Anh thế nào? Việc nắm bắt được các từ vựng tiếng Anh về rau củ giúp bạn dễ dàng đi mua sắm nguyên liệu làm bếp trong các siêu thị lớn. Đặc biệt đối với nhân viên khối ẩm thực thì trao dồi kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng là việc làm cần thiết.
Từ vựng tiếng Anh về rau củ quả không khó học nếu các bạn biết cách học cũng như tìm được tài liệu, phương pháp học từ vựng phù hợp. Sau đây, Step Up sẽ gửi đến bạn bộ từ vựng tiếng Anh về rau củ chi tiết nhất, trong đó, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu tên gọi tiếng Anh của các loại rau trước nhé!
Các loại rau
Hầu hết các loại rau chúng ta thường thấy ở Việt Nam đều có tên gọi tiếng Anh, cùng tìm hiểu nhé!
Amaranth: rau dền
Asparagus: măng tây
Broccoli: súp lơ xanh
Bean – sprouts: giá đỗ
Bamboo shoot: măng
Butternut squash: bí rợ hồ lô
Bok choy: rau cải thìa
Bitter gourd: mướp đắng/ khổ qua
Basil: rau húng quế
Cauliflower: súp lơ
Cabbage: rau bắp cải
Celery: rau cần tây
Cress: rau mầm
Coriander: cây rau mùi
Chinese cabbage: rau cải thảo
Chives: rau hẹ
Dill: rau thì là
Escarole: rau diếp mạ
Centella:rau má
Fennel: rau thì là
Gourd: quả bầu
Green vegetable: rau xanh
Horse-radish: cải gia vị
Corn: bắp ngô
Chayote: quả su su
Kale: cải xoăn
Katuk: rau ngót
Lettuce: rau xà lách
Loofah: quả mướp
Mushroom: nấm
Malabar spinach: rau mồng tơi
Marrow: rau bí xanh/ bí đao
Mustard green: rau cải cay
Olive: quả ô – liu
Cucumber: quả dưa chuột
Polygonum: rau răm
Pumpkin: quả bí ngô
Pak choy: rau cải thìa
Parsnip: củ cải
Purslane: rau sam
Parsley: rau mùi tây/ rau ngò tây
Squashes: quả bí
Sargasso: rau mơ
Sweet potato bud: rau lang
Seaweed: rong biển
Spinach: rau chân vịt/ rau bi –a
Swiss chard: cải cầu vồng
Tomato: quả cà chua
Turnip: củ cải
Watercress: rau cải xoong
Water morning glory: rau muống
Radish: cải củ
Radicchio: cải bắp tím
Zucchini: bí ngòi
Các loại củ quả
Beet: củ cải đường
Aubergine: cà tím
Carrot: củ cà rốt
Eggplant: cà tím
Kohlrabi: củ su hào
Leek: tỏi tây
Potato: khoai tây
Sweet potato: khoai lang
Yam: khoai
Taro: khoai sọ
Các loại nấm
Mushroom: nấm
Abalone mushrooms: nấm bào ngư
Black fungus:nấm mộc nhĩ đen
Enokitake:nấm kim châm
Fatty mushrooms:nấm mỡ
Ganoderma:nấm linh chi
King oyster mushroom:nấm đùi gà
Melaleuca mushroom:nấm tràm
Seafood Mushrooms:nấm hải sản
Straw mushrooms:nấm rơm
White fungus:nấm tuyết
Các loại trái cây
Apple: quả táo
Apricot: quả mơ
Avocado: quả bơ
Banana: quả chuối
Blackberry: quả mâm xôi
Blackcurrant:quả lý chua
Blueberry: quả việt quất
Boysenberry: quả mâm xôi lai
Cherry: quả anh đào
Coconut: quả dừa
Fig: quả sung
Grape: quả nho
Grapefruit:quả bưởi
Kiwifruit: quả kiwi
Lemon:quả chanh vàng
Lime: quả chanh xanh
Lychee: quả vải
Mandarin: quả sầu riêng
Mango: quả xoài
Melon: quả dưa hấu
Nectarine: quả đào mận
Orange: quả cam
Papaya: quả đu đủ
Passion fruit: quả chanh dây
Peach: quả đào
Pear: quả lê
Pineapple:quả dứa
Plum: quả mận
Pomegranate: quả lựu
Quince: quả mộc qua
Raspberry: quả phúc bồn tử
Strawberry: quả dâu
Watermelon:quả dưa hấu
Các loại đậu hạt
Cùng với các loại rau xanh, củ quả thì các loại hạt, đậu cũng là một nguồn dinh dưỡng lành mạnh không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Các loại hạt chứa nhiều Protein giàu dinh dưỡng, góp phần ngăn chặn bệnh tim mạch, nguy cơ ung thư, tiểu đường, kiểm soát cân nặng. Việc nắm vững các từ vựng tiếng Anh về rau củ quả không những làm phong phú vốn từ vựng của bạn, mà còn giúp bạntự tin giao tiếp tiếng Anh hơn. Còn chần chừ gì mà không tham khảo kho từ vựng về các loại củ quả sau đây do Step Up sưu tầm?
Almond: hạt hạnh nhân
Brazil nut: hạt quả hạch Brazil
Cashew: hạt điều
Chestnut: hạt dẻ
Chia seed:hạt chia
Flax seed: hạt lanh
Hazelnut: hạt phỉ
Hemp seed: hạt gai dầu
Kola nut: hạt cô la
Macadamia nut: hạt mắc ca
Peanut: hạt lạc
Pecan: hạt hồ đào
Pine nut: hạt thông
Pistachio: hạt dẻ, hạt dẻ cười
Pumpkin seed: hạt bí
Walnut: hạt/quả óc chó
Black bean: đậu đen
Bean: đậu
Kidney bean: đậu đỏ
Okra: đậu bắp
String bean/ Green bean: đậu Cô-ve
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Mẫu hội thoại sử dụng từ vựng tiếng Anh về rau củ quả
Trong các hội thoại, chúng ta có thể vận dụng từ vựng tiếng Anh về rau củ quả ra sao nhỉ? Cùng xem mẫu hội thoại dưới đây nhé.
Shop-assistant: Good morning! Do you need any help?
NVBH (nhân viên bán hàng): Chào buổi sáng! Chị có cần giúp đỡ gì không?
Customer: Good morning. I would like to buy some vegetables.
Khách hàng: Chào buổi sáng. Chị muốn mua rau củ.
Shop-assistant: We have every type of vegetables. We have cucumbers, cabbages, tomatoes,…
NVBH: Chúng em có mọi loại rau củ ạ. Chúng em có dưa chuột, bắp cải, cà chua,…
Customer: Cool! Can I have 1 kg of potatoes? And 6 tomatoes too?
Khách hàng: Tuyệt! Cho chị 1 cân khoai tây được không? Và 6 quả cà chua nữa nhé?
Shop-assistant: Sure. Here you go. Do you want to get some greens too? Or perhaps some nuts?
NVBH: Vâng ạ. Của chị đây ạ. Chị có muốn mua cả rau không ạ? Hay là một chút hạt ạ?
Customer: What do you suggest?
Khách hàng: Em có gợi ý gì không?
Shop-assistant: We have lots of fresh kale, broccoli, lettuce… They are our best-sellers. As for nuts, we have delicious almonds, peanuts, beans,…
NVBH: Chúng em có nhiều cải xoăn, súp lơ, rau bắp cải tươi… Đấy là những hàng bán chạy nhất của chúng em ạ. Còn về hạt thì chúng em có nhiều hạt hạnh nhân, lạc, đậu ngon ạ.
Customer: I’ll take a bunch of kale and lettuce, please. Maybe next time I’ll try the other vegetables. Oh wait, I want to buy some oranges for my kids. 2kg please. That’ll be it.
Khách hàng: Làm ơn cho chị sẽ lấy một bó cải xoăn và rau bắp cải nhé. Có lẽ lần sau chị sẽ thử các loại rau khác. À quên, chị muốn mua cam cho con chị nữa. Làm ơn cho chị 2 cân nhé. Thế thôi nhé.
Shop-assistant. Great. Here you go. That’ll be $24,85.
NVBH: Tuyệt. Của chị đây ạ. Tổng cộng là 24,85 đô.
Customer: There you go. Thank you, good bye.
Khách hàng: Của em đây. Cảm ơn em, tạm biệt nhé.
Shop-assistant: Thank you for coming!
NVBH: Cảm ơn chị vì đã đến!
3. Cách học từ vựng tiếng Anh về các loại rau củ quả hiệu quả
Chúng ta đều biết, từ vựng là cội nguồn của giao tiếp tiếng Anh, bởi vậy việc học từ vựng là vô cùng cần thiết. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho học từ vựng? Phương pháp của bạn có đang thực sự hiệu quả không? Hôm nay Step Up sẽ giới thiệu đến bạn một phương pháp học từ vựng tiếng Anh dựa trên bối cảnh hiệu quả để ghi nhớ từ vựng tiếng Anh về rau củ quả.
Học tiếng Anh qua chuyện chêm
Hiểu đơn giản thì học tiếng Anh qua chuyện chêm là việc chúng ta chêm các từ tiếng Anh vào một đoạn văn, câu chuyện bằng tiếng Việt. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng đoán nghĩa của từ dựa vào văn cảnh.
Hãy xem ví dụ dưới đây:
“John là bạn thân nhất của tôi. Anh ấy là thợ sửa ô tô chuyên nghiệp với nhiều skills điêu luyện. Công việc này là his dream, anh ấy đã follow nó suốt 5 năm qua. Sau 3 năm làm việc tại công ty, John được cử sang country khác. Từ đó anh ấy sinh sống làm làm việc abroad. Nó khiến chúng tôi không thể gặp nhau.”
Từ vựng học được:
Skill: kỹ năng
Dream: ước mơ
Follow: theo đuổi
Country: quốc gia
Aboard: ở nước ngoài
Phương pháp học trên do người Do Thái sáng tạo ra và đã được Step Up ứng dụng rất thành công trong cuốn sách Hack Não 1500. Ngoài áp dụng phương pháp trên, sách còn có những hình ảnh và audio sinh động giúp người học nhớ được lâu hơn.
Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Trên đây Step Up đã tổng hợp những từ vựng tiếng Anh về rau củ quả. Hãy tự làm cho mình một cuốn sổ ghi chú từ vựng nhỏ xinh để có thể lấy ra ôn tập bất cứ lúc nào nhé. Chúc các bạn học tập tốt!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
“Her eyes are beautiful!”, “She has beautiful big black eyes”. Cùng là một câu nói khen về mắt, nhưng rõ ràng ở cách thứ hai mang tới cho người nghe sự cụ thể và ấn tượng hơn. Đấy chính là tác dụng của việc sử dụng nhiều tính từ miêu tả thích hợp trong câu. Vì vậy, hãy cùng Step Up tìm hiểu về tính từ trong tiếng Anh và cách sử dụng chúng hiệu quả để tạo cho mình những câu văn phong phú nhất nhé.
Tính từ (adjective, được viết tắt là adj) là những từ, dùng để miêu tả các đặc tính, tính chất của sự vật, hiện tượng,…
Ví dụ:
Tính từ miêu tả về con người: beautiful (xinh đẹp), handsome (đẹp trai), kind (tử tế),…
Tính từ miêu tả về sự vật: small (nhỏ), big (lớn), expensive (đắt),…
2. Phân loại tính từ trong Tiếng Anh
Cũng như danh từ trong tiếng Anh, tính từ cũng được phân loại ra nhiều dạng khác nhau về công dụng, mục đích. Cùng phân loại các tính từ trong tiếng Anh ngay sau đây nhé.
2.1. Phân loại theo chức năng
Khi phân loại theo chức năng, ta có các phần như sau:
Tính từ miêu tả
Như tên gọi của chúng, các tính từ miêu tả được dùng để nêu lên tính chất của sự vật, hiện tượng, chúng nằm trong cụm danh từ và bổ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ:
Fat (béo), thin (gầy), colorful (đầy màu sắc),…
Vị trí của tính từ miêu tả
Với loại tính từ này, trong một cụm danh từ, tính từ phải đứng sau các từ hạn định như mạo từ a, an”,… và đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đó.
Trong một câu, có thể cùng lúc có nhiều tính từ bổ nghĩa cho một danh từ. Vậy chúng ta có được tuỳ ý sắp xếp thứ tự xuất hiện của chúng không? Thực tế, tính từ trong tiếng Anh khi đấy bắt buộc phải sắp xếp theo một trật tự đã được quy ước như sau:
Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose + Noun
(Ý kiến – Kích cỡ – Độ tuổi – Hình dáng – Màu sắc – Nguồn gốc – Chất liệu – Mục đích + Danh từ)
Ví dụ:
a small yellow plastic bottle: 1 cái bình nhỏ màu vàng làm bằng nhựa
a square glass table: 1 cái bàn vuông bằng kính
a short narrow street: một con đường ngắn và hẹp
Trong trường hợp 2 tính từ trong tiếng Anh được sử dụng thuộc cùng một phân loại, khi đó chúng ta nối 2 tính từ đó với nhau bằng từ “and”.
Ví dụ:
a new black and white T-shirt: một cái áo thun trắng và đen mới
a beautiful white and pink dress: một chiếc váy màu trắng và hồng xinh đẹp
blue and red velvet curtains: các tấm màn nhung đỏ và xanh
Tính từ sở hữu
Đây là loại tính từ trong tiếng Anh phổ biến nhất, dùng để chỉ sự sở hữu của danh từ đó thuộc về ai. Với mỗi ngôi xưng, sẽ có một dạng tính từ sở hữu riêng biệt như sau:
Ngôi
Số ít
Số nhiều
Ngôi thứ nhất
My: của tôi
Our: của chúng tôi
Ngôi thứ hai
Your: của anh
Your: của các bạn
Ngôi thứ ba
His: của anh ấy/ Her: của chị ấy/ Its: của nó
Their: của họ
Ví dụ:
My hair: tóc của tôi
His neighbors: những người hàng xóm của anh ấy
Their garden: ngôi vườn của họ
Tính từ định lượng
Đây là loại tính từ dùng để chỉ số lượng của một đối tượng nào đó. Tính từ định lượng trả lời cho câu hỏi “how much/how many”. Những từ có thể là tính từ định lượng là: a, an, many, a lot, 5,…
Ví dụ:
a cup of tea: một cốc trà
1000 students: 1000 học sinh
a few tables: một vài cái bàn
Tính từ chỉ thị
Tính từ chỉ thị dùng để mô tả đang nói đến danh từ hoặc đại từ nào. Có 4 tính từ chỉ thị là: this, that, these, those. Tính từ chỉ thị đứng trước danh từ mà tính từ ấy nhắc đến.
Ví dụ:
these donuts: những chiếc bánh rán vòng này
that tree: cái cây đó
those people: những người đó
Tính từ nghi vấn
Tính từ nghi vấn trong câu hỏi hoặc thuật lại câu hỏi. Các tính từ nghi vấn là whose, what, which. Tính từ nghi vấn phải đứng trước danh từ.
Ví dụ:
What color do you like?: Cậu thích màu gì?
She is thinking about which dress to wear.: Chị ấy đang nghĩ về việc nên mặc chiếc váy nào.
Whose pen is this?: Bút của ai đây?
Tính từ phân phối
Tính từ phân phối là tính từ chỉ thành phần nào đó cụ thể trong một nhóm đối tượng. Các tính từ phân phối là: every, any, each, either, neither.
Ví dụ:
Every person in the office: Mỗi người trong văn phòng
I don’t like any of these brands: Tôi không thích bất cứ nhãn hiệu nà trong số này
Each friend I have is very kind: Mỗi người bạn tôi có rất tử tế
Mạo từ
Mạo từ là từ trong tiếng Anh chỉ một đối tượng nào đó. Có 3 mạo từ trong tiếng Anh là: a, an và the. Trong đó, a và an chỉ một đối tượng chưa xác định, the chỉ một đối tượng xác định.
Ví dụ:
an apple: một quả táo
the boy we talked about: người con trai mà chúng ta từng nói đến
a letter: một bức thư
2.2. Phân loại theo cách thành lập
Khi phân loại theo cách thành lập, ta có 3 loại tính từ cần nhớ.
Tính từ đơn
Tính từ đơn trong tiếng Anh là tính từ chỉ bao gồm một từ.
Ví dụ: nice, good, wonderful,…
Tính từ phát sinh
Tính từ phát sinh được thành lập bằng cách thêm tiền tố hoặc hậu tố.
Với ý nghĩa đối lập, có các tiền tố như: un, in, im, or, il,…
Ví dụ: unhappy, impossible, indescribable,…
Các hậu tố của tính từ phổ biến bao gồm: y, ly, ful, less, ed, like, able, al, an, ian, ical, ish, some,…
Tính từ ghép được tạo bởi từ hai từ với nhau trở lên, được nối bằng dấu gạch ngang (-).
Có nhiều cách để thành lập tính từ ghép, trong đó:
Tính từ – tính từ: dark-brown (nâu sẫm),…
Danh từ – tính từ: snow-white (trắng như tuyết), top-most (cao nhất), home-sick (nhớ nhà),…
Tính từ – danh từ (+ed): all-star (toàn ngôi sao, toàn người nổi tiếng), tougue-tied (lặng thinh),…
Danh từ – V (quá khứ phân từ): air-conditioned (điều hoà), handmade (làm bằng tay),…
Tính từ/Trạng từ – V (quá khứ phân từ): newly-born (mới sinh),…
Danh từ/Tính từ – V-ing: good-looking (ưa nhìn), face-saving (giữ thể diện),…
Số – danh từ đếm được số ít: a two-bedroom apartment (một văn hộ 2 phòng ngủ), a three-day trip (một chuyến đi 3 ngày),…
3. Vị trí của tính từ trong tiếng Anh
Có 2 vị trí thường gặp của tính từ trong tiếng Anh là: tính từ đứng trước danh từ và tính từ đứng một mình.
Tính từ đứng trước danh từ
Các tính từ này đứng trước danh từ kết hợp thành cụm danh từ:
Ví dụ:
A beautiful picture: một bức tranh đẹp
A sunny day: một ngày đầy nắng
Tính từ đứng một mình
Có một số tính từ trong tiếng Anh thường chỉ đứng một mình, đó là các tính từ bắt đầu bằng “a” như aware; afraid; alone; ashamed … và một số tính từ khác như: exempt; unable; …
Ví dụ:
A cat is afraid. (Con mèo đang sợ)
Nếu muốn chuyển loại tính từ này sang đứng trước danh từ, chúng ta cần chuyển sang dùng phân từ: A frightened cat.
Tính từ đứng sau động từ liên kết
Đặc biệt, sau những động từ liên kết sau chúng ta đều có thể sử dụng trong tiếng Anh.
Bởi sự đa dạng về công dụng, mục đích, nên các tính từ trong tiếng Anh đôi khi cũng gây nhầm lẫn cho người học về cách sử dụng và nhận biết. Vây có những cách nào để chúng ta nhận diện chúng một cách dễ dàng. Hãy theo dõi chia sẻ ngay sau đây nhé.
Trước danh từ
Sau động từ to be: She is beautiful, …
Sau các động từ chỉ cảm xúc như: feel, look, sound, get, smell, become, turn, seem, hear.
Sau các từ như: something, someone, anyone, anything, ……..(Is there anything new?/ Let me tell you something interesting these days)
Các từ tiếng Anh tận cùng bằng :
ful: beautiful, peaceful…
ive: competitive, expensive,…
able: foundable, comfortable…
ous: dangerous, delicious,…
cult: difficult,…
ish: selfish, childish….
ed: bored, excited,…
ent: different, …
al: additional, natural,….
7. Cách thành lập tính từ trong tiếng Anh
Có 6 cách thành lập tính từ trong tiếng Anh. Tuy nhiên, cũng có nhiều tính từ không chứa yếu tố thêm vào.
CÁCH 1: Thêm các hậu tố vào sau danh từ
Hậu tố -ful
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
beauty
beautiful
đẹp
care
careful
cẩn thận
harm
harmful
có hại
Hậu tố –less
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
care
careless
bất cẩn
home
homeless
vô gia cư
hope
hopeless
vô vọng
Hậu tố –ly
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
month
monthly
hàng tháng
day
daily
hàng ngày
girl
girly
nữ tính
Hậu tố –like (giống như, như)
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
child
childlike
giống trẻ con
adult
adultlike
giống người lớn
god
godlike
như thiên thần
Hậu tố –y
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
sun
sunny
nhiều nắng
health
healthy
khoẻ mạnh
rain
rainy
có mưa
Hậu tố –ish (có tính chất của, thiên về)
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
self
selfish
ích kỷ
style
stylish
hợp thời trang
weak
weakish
hơi yếu
Hậu tố –al
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
norm
normal
bình thường
culture
cultural
thuộc văn hoá
addition
additional
thuộc bổ sung
Chú ý: Nếu từ gốc kết thúc bằng “y” thì ta chuyển thành “i”. Nếu danh từ kết thúc bằng “e” thì ta bỏ “e”.
Hậu tố –ous
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
religion
religious (từ đặc biệt)
thuộc tôn giáo
adventure
adventurous
có tính phiêu lưu
fame
famous
nổi tiếng
Chú ý: Nếu danh từ kết thúc bằng “y” thì ta chuyển thành “i”. Nếu danh từ kết thúc bằng “e” thì ta sẽ bỏ “e”.
Hậu tố –able
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
like
likeable
đáng mến
value
valuable
đáng giá
cure
curable
có thể chữa được
Hậu tố –ic
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
base
basic
cơ bản
specify
specific
cụ thể
strategy
strategic
có tính chiến lược
CÁCH 2: Thêm hậu tố vào sau động từ
Hậu tố -ive
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
act
active
năng động, hoạt động
effect
effective
có hiệu quả
positivity
positive
tích cực
Hậu tố -able
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
believe
believable
có thể tin được
measure
measurable
có thể đo đạc được
debate
debatable
đáng bàn luận
Hậu tố –ed
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
bore
bored
chán
crowd
crowded
đông đúc
surprise
surprised
bất ngờ
Hậu tố –ing
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
interest
interesting
thú vị
worry
worrying
đáng lo ngại
confuse
confusing
gây khó hiểu
CÁCH 3: Thêm tiền tố vào trước tính từ
Tiền tố Super-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
natural
supernatural
siêu nhiên
man
superman
siêu nhân
stitiuos
superstitious
mê tín dị đoan
Tiền tố Under-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
age
underage
không đủ tuổi
ground
underground
dưới lòng đất
cover
undercover
lén lút, bí mật
Tiền tố Over-
Từ gốc
Thêm hậu tố/tiền tố
Dịch nghĩa
all
overall
tổng cộng
seas
overseas
nước ngoài
night
overnight
qua đêm
Tiền tố Sub-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
acid
subacid
hơi chua
urban
suburban
ngoại ô
CÁCH 4: Thêm tiền tố vào trước tính từ
Tiền tố Un-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
believable
unbelievable
không thể tin được
natural
unnatural
không tự nhiên
clean
unclean
không sạch
Tiền tố in-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
formal
informal
không trang trọng
convenient
inconvenient
không tiện
famous
infamous
tai tiếng
Tiền tố im-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
possible
impossible
không thể xảy ra
mature
immature
thiếu chín chắn
modest
immodest
không đoan trang
Tiền tố ir-(trước những từ bắt đầu bằng r)
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
regular
irregular
không đều
relevant
irrelevant
không phù hợp
rational
irrational
phi lý
Tiền tố il- (trước những từ bắt đầu bằng l)
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
legal
illegal
bất hợp pháp
licit
illicit
trái phép
legible
illegible
khó đọc
Tiền tố dis-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
appear
disappear
biến mất
honest
dishonest
không trung thực
CÁCH 5: Kết hợp một danh từ với một quá khứ phân từ
Những tính từ nói về kích cỡ, độ lớn thường sẽ đứng trước các tính từ về đặc điểm khác như màu sắc, chất liệu, nguồn gốc, mục đích.
Ví dụ:
A giant black building: một toà nhà đen khổng lồ
A long wooden ladder: một cái thang dài bằng gỗ
Mẹo số 3
Tính từ chỉ quan điểm, đánh giá luôn đứng trước tất cả các tính từ khác.
Ví dụ:
An interesting little girl: một cô bé nhỏ nhắn thú vị
A ugly long bamboo broom: một chiếc chổi dài bằng tre xấu xí
12. Bài tập tính từ trong tiếng Anh
Bài 1: Chọn thứ tự sắp xếp tính từ thích hợp nhất
1. school / a / modern / big / brick
A. a big modern brick school
B. a modern big brick school
C. a brick big modern school
2. a/ wonderful/ round/ brand new/ German/ able
A. a round brand new wonderful German table
B. a wonderful brand new round German table
C. a brand new wonderful German round table
3. a/ wooden/ grand/ ancient/ precious/ piano
A. a grand ancient precious wooden piano
B. an ancient precious grand wooden piano
C. a precious grand ancient wooden piano
4. a/ old/ leather/ skipping/ brown/ rope
A. an old brown leather skipping rope
B. a leather brown old skipping rope
C. a skipping leather brown old rope
5. a/long/French/amazing/kiss
A. a long French amazing kiss
B. an amazing long French kiss
C. a French long amazing kiss
Đáp án:
A
B
C
A
B
Bài 2: Chọn đáp án đúng
1. I thought robot was an _________ toy.
A. Interested B. Interesting
2. It was very _________not to get the job.
A. Depressing B. Depressed
3. June was exceptionally __________ at Joanne’s behaviour.
A. Annoying B. Annoyed
4. I thought the program on wildlife was__________. I was absolutely_________.
A. Fascinating/fascinated B. Fascinated/fascinating
C. Fascinating/fascinating D. Fascinated/fascinated
Đáp án:
B
A
B
A.
Xem ngay Hack Não Ngữ Pháp– bộ đôi Sách và App bài tập giúp bạn hiểu bản chất và ứng dụng chắc tay 90% ngữ pháp để thi cử và giao tiếp. Nội dung chính của sách gồm:
✅ Chương 1: Ngữ pháp cấu tạo giúp nhận diện và nói đúng cấu trúc của 1 câu đơn; ✅ Chương 2: Ngữ pháp về thì để bạn nói đúng thì của một câu đơn giản; ✅ Chương 3: Ngữ pháp cấu trúc hướng dẫn nói và phát triển ý thành câu phức tạp.
Trên đây là trọn bộ kiến thức cơ bản về tính từ trong tiếng Anh. Hy vọng qua bài viết bạn đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức hữu ích cũng như vận dụng được chúng hiệu quả trong cuộc sống. Đừng quên tham khảo thêm nhiều chủ đề ngữ pháp hay và quan trọng khác cùng cách học thông minh từ sách Hack Não Ngữ Pháp nhé. Chúc bạn thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Từ tiếng Anh dài nhất hiện nay là từ nào, bao gồm bao nhiêu ký tự và ý nghĩa là gì, đó là thông tin mà rất nhiều người thắc mắc. Những từ này không phổ biến nhưng lại vô cùng thú vị để chúng ta sử dụng trong đố vui hàng ngày. Step Up đã tổng hợp các từ tiếng Anh dài nhất, đảm bảo sẽ khiến bạn phải “hoa mắt”. Cùng bắt đầu khám phá nhé!
Tiêu đề mà bạn thấy chỉ là phần rút gọn. Đúng vậy, từ này thực sự tồn tại! Từ tiếng Anh dài nhất đầu tiên trong danh sách này chứa đến 1913 ký tự. Từ này là tên hóa học cho synthetase tryptophan, một loại enzim với 267 axit amin. Đây mới thực sự là bản đầy đủ, hãy chuẩn bị “hoa mắt” nhé:
Từ thứ 2 trong danh sách bao gồm 183 chữ cái. Từ này là dịch nghĩa của một từ do tác giả Hy Lạp Aristophanes sử dụng trong vở hài kịch Assemblywomen của ông. Từ này chỉ một món ăn hư cấu trong văn học, bao gồm 17 thành phần như cá mập, bồ câu, mật ong….
Từ thứ 3 này bao gồm 52 ký tự. Từ này được tạo ra bởi tiến sĩ Edward Strother, dùng để mô tả vùng biển suối khoáng ở Bath (Anh). Nghĩa của từ này là “không mặn, giàu canxi, sáp, có chứa nhôm và đồng, và cay độc” (theo thứ tự nếu tách từ ra).
Từ tiếng Anh dài nhất này bao gồm 45 ký tự, có nghĩa là “bệnh ho dị ứng do hít phải nhiều bụi”.
1.5. Supercalifragilisticexpialidocious
Từ này được tạo bởi hai nhạc sĩ Richard và Robert Sherman trong bộ phim nhạc kịch nổi tiếng Mary Poppins. Trong phim, Mary Poppin nói rằng từ này có nghĩa là “điều để nói khi bạn không có gì để nói” (Something to say when you have nothing to say). Từ này chứa 34 chữ cái.
1.6. Pseudopseudohypoparathyroidism
Từ tiếng Anh dài thứ 6 này gồm 30 chữ cái. Nghĩa của từ là “Suy tuyến cận giáp giả”, một loại rối loạn di truyền.
1.7. Floccinaucinihilipilification
Từ thứ 7 trong danh sách từ tiếng Anh dài nhất này có nghĩa là “coi việc gì đó là tầm thường”. Từ thú vị này có 29 chữ cái.
1.8. Antidisestablishmentarianism
Từ tiếp theo này có 28 chữ cái, mang nghĩa “phong trào/hệ tư tưởng chống đối việc tách biệt nhà thờ và nhà nước”. So với những từ trước, từ tiếng Anh dài này có cấu tạo hợp lý nhất. Với từ gốc cùng tiền tố, hậu tố.
1.9. Honorificabilitudinitatibus
Từ tiếp theo này có 27 ký tự. Từ này được Shakespeare tạo ra trong bộ phim hài của ông tên là “Love’s labour’s lost”. Từ có nghĩa là “vinh quang”.
2. Từ vựng tiếng Anh dài nhất trong từ điển Oxford
Trong danh sách các từ tiếng Anh dài ở phần 1, không phải từ nào cũng được đưa vào trong từ điển Oxford. Và từ tiếng Anh dài nhất theo từ điển Oxford đó là: Pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis
Từ tiếng Anh dài nhất từ điển Oxford bao gồm 45 ký tự, có nghĩa là “bệnh ho dị ứng do hít phải nhiều bụi”. Dù trong danh sách phần 1, từ tiếng Anh này chỉ “khiêm tốn” dừng ở vị trí thứ 4.
Trong những từ được liệt kê ở trên, không có từ nào trong số đó là được sử dụng phổ biến hàng ngày cả. Vậy những từ tiếng Anh dài nhất mà bạn thực sự có thể sử dụng để “ghi điểm” với giáo viên là gì?
3.1. Incomprehensibilities
Từ tiếng Anh dài nhất và phổ biến theo British Council chính là đây. Đây là số nhiều của danh từ “Incomprehensibility”, có nghĩa là “sự không hiểu được, sự khó hiểu”. Từ này có 21 ký tự.
3.2. Interdisciplinary
Từ thứ 2 đây có 17 ký tự. Đây là một tính từ chỉ “liên ngành”. Từ này được dùng phổ biến nhất trong môi trường học tập. Phương pháp dạy liên ngành là việc sử dụng từ 2 môn học trở lên để đào sâu vào một khái niệm, chủ đề. Chủ đề có thể là các hệ thống chính phủ, tác động của con người lên thế giới sinh học…
3.3. Inconsequential
Tính từ Inconsequential có nghĩa là “nhỏ nhặt, không quan trọng”. Từ này có 15 ký tự.
3.4. Hypothetically
Trạng từ Hypothetically dịch ra là “Giả sử”, thường đứng ở đầu câu. Trạng từ này được dùng rất phổ biến, dùng khi muốn giả định việc gì đó không có thật.
3.5. Surreptitious
Surreptitious là tính từ đồng nghĩa với “secret” và “sneaky”, mô tả điều mà không muốn người khác biết. Nghĩa của từ là “bí mật, lén lút”.
Và đây sẽ là phần khiến bạn không khỏi kinh ngạc. Từ tiếng Anh dài nhất thế giới chứa đến 189.819 ký tự! Đây chỉ là phần đầu và cuối của từ tiếng Anh dài nhất: Methionylthreonylthreonylglutaminylarginyl…Isoleucine
Có một video trên internet đã viết lại từ đó cùng cách phát âm. Nhưng có lẽ bạn nên chuẩn bị thật nhiều thời gian nếu có ý định xem hết, vì video đó kéo dài hơn … 3 tiếng đồng hồ. Từ tiếng Anh này là tên của nguyên tố hoá học Titin. In từ tiếng Anh dài nhất này ra thì chúng ta sẽ có hẳn một quyển sách, và tất nhiên là không ai (dám) dùng từ này trong cuộc sống.
Đây là link video một người đàn ông đọc từ dài nhất thế giới trong vòng hơn 3 tiếng rưỡi: world’s largest word reading
Trong đố vui tiếng Anh, chắc chắn những từ tiếng Anh dài nhất này sẽ khiến bạn bè của bạn phải trầm trồ!
5.1. Incomprehensibilities
Từ tiếng Anh đầu tiên trong danh sách này gồm 21 chữ cái. Từ này đã đạt kỉ lục Guiness “Từ tiếng Anh thông dụng dài nhất”. Từ này có nghĩa là “sự không hiểu được, sự khó hiểu”.
5.2. Strengths
Mặc dù từ strengths chỉ có 9 ký tự, nhưng đây là từ tiếng Anh dài nhất toàn phụ âm, trừ 1 chữ “e”. Bạn có thể dùng kiến thức này để đố vui với bạn nhé!
5.3. Euouae
Nghe rất lạ phải không? Như bạn có thể thấy, từ này có cả 6/6 ký tự là nguyên âm. Đây là một thuật ngữ âm nhạc thời Trung cổ.
5.4. Unimaginatively
Bạn có nhận ra đặc điểm cực kỳ đặc biệt của từ 15 chữ cái này không? Đó là nguyên âm và phụ âm của từ đang đứng xen kẽ nhau. Ví dụ: chữ cái u đầu tiên là nguyên âm, kế đến có phụ âm n, nguyên âm i, phụ âm m,…
Từ unimaginatively không phải từ tiếng Anh dài nhất có đặc điểm đó đâu nhé. Từ này cũng có phụ âm và nguyên âm xen kẽ, gồm 27 ký tự. Từ này mang nghĩa là “với sự tôn kính”.
5.6. Tsktsk
Tsktsk là từ tiếng Anh dùng trong cảm thán, chính là tiếng “tặc lưỡi” khi ta muốn tỏ ra sự không đồng ý hoặc khó chịu với gì đó. Trong từ 6 ký tự này, tất cả đều là phụ âm.
5.7. Uncopyrightable
Đây là một tính từ tiếng Anh có nghĩa là “không thể được bảo vệ bởi bản quyền”. Từ tiếng Anh trên đặc biệt ở điểm không có bất cứ chữ cái nào được lặp lại. Từ này có 15 ký tự.
5.8. Subdermatoglyphic
Từ thứ 8 trên cũng có đặc điểm thú vị tương tự với từ thứ 7. Từ gồm 17 chữ cái khác nhau này là tên y học của lớp da dưới đầu ngón tay.
5.9. Sesquipedalianism
Từ cuối cùng này dài đến 14 ký tự. Và nghĩa của từ này là … “sự thích sử dụng những từ dài”. Nếu bạn có tính này, còn chần chừ gì mà không ghi nhớ những từ vựng trên ngay nhỉ?
Phần 5 đã kết thúc bài viết về các từ tiếng Anh dài nhất rồi đó! Rất thú vị phải không nào? Đâu là từ tiếng Anh dài mà bạn ấn tượng nhất?
Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Step Up chúc bạn học tốt tiếng Anh!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Cấu trúc Contrary trong tiếng Anh được sử dụng để nói về sự trái ngược. Đây là cấu trúc được sử dụng vô cùng phổ biến trong cả văn nói và viết. Cùng bắt đầu học cấu trúc Contrary cùng Step Up nhé!
Contrary có thể là một tính từ, mang nghĩa “trái, ngược”.
Ví dụ:
I think they are running in the contrary direction. Tôi nghĩ họ đang chạy về hướng ngược lại rồi.
I don’t like the feeling of this contrary wind. Tớ không thích cái cảm giác của cơn gió ngược này.
Contrary to team B’s expectations, team A won people’s hearts. Trái ngược với kỳ vọng của đội B, đội A đã chinh phục được trái tim của mọi người.
Contrary cũng có thể là mộtdanh từ, khi đó thường đứng trong cụm từ “the contrary”. Cụm từ này mang nghĩa là “sự ngược lại, sự trái lại”.
Ví dụ:
On the contrary, Tim hates sweet food. Ngược lại, Tim ghét đồ ăn ngọt.
The show this morning was terrible. On the contrary, this show was fantastic! Chương trình sáng nay thật tệ. Ngược lại, chương trình vừa xong quá tuyệt!
We thought he wouldn’t be able to pass the exam, but he has proven to the contrary. Chúng tôi tưởng anh ấy sẽ không thể vượt qua bài kiểm tra, nhưng anh ấy đã chứng tỏ điều ngược lại.
Ở cấu trúc Contrary đầu tiên, contrary đóng vai trò là danh từ, nằm trong trạng từ “On the contrary”. Trạng từ này có nghĩa là “Trái lại”. Trạng từ này luôn đứng ở đầu câu, được dùng để khẳng định điều gì trái ngược với ý trước đó.
On the contrary, S + V
Ví dụ:
“Did you enjoy the chicken salad?” – “On the contrary, I couldn’t even finish one bite.” “Cậu có thích món sa-lát gà ấy không?” – “Ngược lại, tớ thậm chí còn không thể ăn hết một miếng.”
Sarah likes Nick. On the contrary, Nick can’t stand her. Sarah thích Nick. Trái lại, Nick không thể chịu nổi bạn ấy.
I expected a boring class. On the contrary, it was the best class I had ever attended. Tớ đã kỳ vọng một lớp học nhàm chán. Ngược lại, đó là lớp học tuyệt nhất mà tớ từng tham dự.
Ở cấu trúc Contrary thứ 2, ta có cụm từ “to the contrary”, mang nghĩa (thể hiện/chứng tỏ) điều ngược lại. “To the contrary” nằm ở sau động từ như “prove”, “show”,… và những động từ có nghĩa tương đồng với “chứng tỏ”. Cụm từ này cũng có thể đứng sau danh từ “proof”, “evidence”,… mang nghĩa “bằng chứng”.
S + V + to the contrary
Ví dụ:
Vuong used to doubt Anna’s ability, but she has shown her strengths to the contrary. Vương từng nghi ngờ khả năng của Anna, nhưng trái lại cô ấy đã thể hiện được những thế mạnh của mình.
The teacher never expected the new student to be smart, but now there is proof to the contrary. Người giáo viên chưa bao giờ kỳ vọng bạn học sinh mới là thông minh, nhưng giờ đây có bằng chứng chứng tỏ điều ngược lại.
Everyone thought Mimi was a shy girl. But through time she has proven to the contrary. Mọi người từng tưởng Mimi là một cô bé nhút nhát. Nhưng qua thời gian bạn ấy đã chứng tỏ điều ngược lại.
Ở cấu trúc này, contrary đóng vai trò làm tính từ. Cấu trúc Contrary thứ 3 có cụm từ “Contrary to…” có nghĩa là “Trái với…”, đứng ở đầu câu. Cấu trúc này được dùng để diễn tả một việc gì trái với sự việc gì đó hay ai đó.
Contrary to + N, S + V
Ví dụ:
Contrary to his mother, Chinh is very tall. Trái với mẹ cậu ấy, Chính rất cao.
Contrary to what you think, I sing very badly. Trái với những gì cậu nghĩ, tớ hát rất dở.
Contrary to the last season, season 4 has received positive feedback. Trái với mùa trước, mùa 4 đã nhận được phản hồi tích cực.
Bài tập trên đã khép lại bài học thú vị về cấu trúc Contrary trong tiếng Anh. Chỉ sau một thời gian học ngắn, Step Up tin rằng bạn sẽ nắm được cấu trúc này.
Step Up chúc bạn học thật tiến bộ!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Bảng lương có thể nói lên được tính chuyên nghiệp của bộ phận kế toán và giúp cho nhân viên dễ dàng theo dõi lương của mình. Vì thế, một người làm HR cần có mẫu bảng lương chuẩn xác. Step Up xin gửi bạn cấu trúc, cách viết và 5 mẫu bảng lương tiếng Anh trong bài blog này. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn nhé!
Trước khi bước vào phần chính, chúng ta sẽ tìm hiểu về định nghĩa và lợi ích của bảng lương tiếng Anh là gì.
1.1. Định nghĩa
Bảng lương tiếng Anh (salary/payroll sheet) là một tài liệu bao gồm chi tiết đầy đủ về số tiền phải trả cho một nhân viên cho công việc được thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể. Bảng lương bao gồm các chi tiết như lương cơ bản, phụ cấp, các khoản khấu trừ và làm thêm giờ, v.v. của nhân viên.
1.2. Lợi ích của bảng lương tiếng Anh
Bảng lương tiếng Anh là tài liệu vô cùng quan trọng trong cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng tiếng Anh có trả lương. Những lợi ích của bảng lương tiếng Anh có thể nói đến là:
Giúp theo dõi được mảng tài chính kế toán một cách chuẩn xác. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng vì còn ảnh hưởng đến thu nhập ròng của công ty.
Đảm bảo tính minh bạch đối với nhân viên, giúp tạo mối quan hệ chuyên nghiệp với nhân viên.
2. Cấu trúc và cách viết bảng lương tiếng Anh
Ở phần 2, chúng ta sẽ tìm hiểu về khung của bảng lương tiếng Anh. Lưu ý là nội dung có thể thay đổi tuỳ vào nhu cầu và mục đích của đơn vị sử dụng.
2.1. Cấu trúc của bảng lương bằng tiếng Anh
Cấu trúc cơ bản của bảng lương tiếng Anh bao gồm các phần chính như sau:
Cần có bảng chấm công và giải quyết các vấn đề liên quan đúng hạn trước khi thanh toán lương
Đảm bảo công thức tính lương, khấu trừ chuẩn xác
Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi thanh toán lương (có thể thay đổi tuỳ vào đơn vị):
Hồ sơ đăng ký thang bảng lương
Hợp đồng lao động
Hồ sơ, thủ tục đăng ký tình hình sử dụng lao động
Thủ tục đăng ký nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
Bảng chấm công
Bảng tính lương hàng tháng, lương tháng 13
Các thủ tục, chứng từ liên quan đến vấn đề nghỉ khám chữa bệnh, tai nạn lao động, nghỉ thai sản do BHXH chi trả, nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp nghỉ việc
Trên đây là hướng dẫn về cách viết bảng lương tiếng Anh kèm 5 mẫu thông dụng.
Step Up chúc bạn nhiều thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Để nói về lời hứa trong tiếng Anh, chúng ta sử dụng từ “promise”. Ví dụ: “I promise I will always be with you!”. Có những cấu trúc lời hứa tiếng Anh gì và những câu nói về lời hứa trong tiếng Anh nào nhỉ, cùng xem bài viết này từ Step Up nhé!
My brother has made a promise that he will buy me a sandwich if I get a 10 on my exam. Anh tớ đã có lời hứa là anh ấy sẽ mua cho tớ một cái bánh xăng-uých nếu tớ được 10 điểm bài kiểm tra.
Nam has kept his promise to arrive on time. Nam đã giữ lời hứa có mặt đúng giờ.
Động từ “hứa, hứa hẹn” trong tiếng Anh cũng là promise.
Ví dụ:
I promise I will give you a big present on Christmas. Tớ hứa tớ sẽ tặng cậu một món quà lớn vào Giáng Sinh.
Her friend promised her that she will go home for Tet holiday. Bạn cô ấy hứa với cô ấy rằng bạn ấy sẽ về nhà trong dịp lễ Tết.
Cấu trúc lời hứa tiếng Anh thứ hai có nghĩa khá giống với cấu trúc 1 nhưng sau promise là một mệnh đề. Cấu trúc này có nghĩa là “ai hứa là ai sẽ làm gì”.
S + promise + (that) + S + V
Ví dụ:
Bao promised that he will buy a new couch for us. Bảo đã hứa rằng anh ấy sẽ mua một cái ghế dài mới cho chúng ta.
I promise that I will pay you later. Tôi hứa tôi sẽ trả tiền cho bạn sau.
Lời hứa không đơn giản chỉ là một câu nói mà còn chứa đựng sự trung thực và chiếm được lòng tin của người khác. Có rất nhiều câu nói hay về lời hứa tiếng Anh đáng lưu tâm:
A promise is a promise. Lời hứa là lời hứa./Đã hứa là phải giữ lấy lời.
Words are but wind. Lời nói gió bay.
He cries wine and sells vinegar. Nghĩa đen: Anh ta rao rượu và đi bán giấm. (cry ở đây nghĩa là rao hàng). Ý của câu là lừa lọc khách hàng về sản phẩm nhằm thu lại nhiều lời hơn. Tương tự với thành ngữ: “Treo đầu dê bán thịt chó” của Việt Nam.
Come rain or shine. Nói lời, giữ lời.
Don’t make promises you don’t intend to keep. Đừng hứa điều không có ý định làm.
Personal promise: Each day I have to make a new promise to myself. To be braver than my past. To be stronger than my struggle. So that I may find a bigger adventure regardless of the risks. Lời hứa cho bản thân: Mỗi ngày tôi phải tạo lời hứa cho bản thân mình. Là phải dũng cảm hơn quá khứ của tôi. Là phải mạnh mẽ hơn cuộc vật lộn của tôi. Để từ đó tôi có cơ hội tìm được cuộc phiêu lưu lớn hơn mặc cho những rủi ro.
Three things you should never break: promises, trust, and someone’s heart. Có 3 điều không bao giờ được phá vỡ: những lời hứa, lòng tin và trái tim của người khác.
There is no greater fraud than a promise not kept. Không có tội lừa đảo nào nghiêm trọng hơn là một lời hứa không được thực hiện.
A pinky is small, but the secrets it holds are huge. Cái ngoắc ngón tay út thì nhỏ, nhưng những bí mật được giữ cùng nó thì vĩ đại.
People with good intentions make promises. But people with good character keep them. Hứa được là có thiện ý, làm được là có nhân phẩm.
A gentleman makes commitments. A loser makes promises. Một quý ông sẽ cam kết. Một kẻ thất bại sẽ chỉ hứa suông.
Those that are most slow in making a promise are the most faithful in the performance of it . Những người đưa ra lời hứa một cách khó khăn nhất là những người hay giữ lời nhất.
The most important person to keep your promises to, is yourself. Người quan trọng nhất mà chúng ta phải giữ lời hứa chính là bản thân chúng ta.
Fool me once, shame on you. Fool me twice, shame on me. Nghĩa đen: Lừa tôi một lần, bạn thật đáng xấu hổ. Lừa được tôi hai lần, tôi thật đáng xấu hổ. Tương tự với thành ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” của Việt Nam.
Do as I say, not as I do Nói một đằng làm một nẻo.
As good as one’s word. Lời hứa ngàn vàng.
Broken vows are like broken mirrors. They leave those who held to them bleeding and staring at fractured images of themselves. Nghĩa đen: “Những lời nguyện thề bị phá vỡ giống như những mảnh gương vỡ. Chúng khiến cho người tin tưởng bị chảy máu và phải nhìn vào hình ảnh tan vỡ của bản thân.” Bản dịch thành thơ tiếng Việt của Step Up English: “Thất hứa sắc tựa mảnh gương/Người nào nắm giữ khôn lường khổ đau/Làm gì thì hãy vì nhau/Đừng làm tan vỡ bầu trời niềm tin.”
Phần 3 đã kết thúc bài học về lời hứa tiếng Anh vô cùng ý nghĩa và bổ ích. Hy vọng rằng qua đây, bạn đã thu về cho mình kiến thức về cấu trúc hứa cùng những câu nói hay về lời hứa tiếng Anh.
Step Up chúc bạn học tập tốt!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Thì tương lai tiếp diễn (Future Continuous) là 1 trong những thì quan trọng trong12 thì tiếng Anh. Thì này được dùng khá nhiều trong công việc cũng như cuộc sống ở môi trường ngoại ngữ. Hiểu được điều đó,Step Upđã tổng hợp đầy đủ nhất các kiến thức cần thiết để giúp các bạn có thể hiểu rõ đồng thời nắm vững các kiến thức của cấu trúc này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trong tiếng Anh, thì tương lai tiếp diễn được sử dụng để nói về một hành động đang diễn ra tại 1 thời điểm xác định trong tương lai.
2. Cách dùng thì tương lai tiếp diễn
Thì tương lai tiếp diễn có thể chia thành 4 mục đích chính.
Dùng để diễn tả 1 hành động hoặc sự việc đang diễn ra tại 1 thời điểm xác định trong tương lai.
This time tomorrow, the plane willbe leaving Saigon. (Giờ này ngày mai, chiếc máy bay sẽ rời Sài Gòn.)
Today at 8 PM, we will be having fun at John’s party. (Tối nay lúc 8 giờ, chúng ta sẽ có thời gian vui vẻ tại bữa tiệc của John.)
This time next week, our family will be swimming in Miami beach. (Giờ này tuần sau, gia đình chúng tớ đang bơi lội ở biển Miami.)
Tiffany will be performing on stage at this time tomorrow. (Tiffany sẽ biểu diễn trên sân khấu vào giờ này ngày mai.)
Xem thêm thì Tương lai tiếp diễn và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Dùng để diễn tả một hành động, một sự việc đang xảy ra thì một hành động, sự việc khác xen vào trong tương lai.
When you go home tomorrow, we will be going to the mall. (Khi anh về nhà ngày mai, chúng tôi sẽ đi đến trung tâm mua sắm.)
She will be waiting for him when he arrives tomorrow. (Cô ấy sẽ đang đợi anh ta khi anh ta đến vào ngày mai.)
The doctor will be examining another patient when you come in there. (Bác sĩ sẽ đang khám bệnh cho một bệnh nhân khác khi bạn vào đó.)
Cách sử dụng thì tương lai tiếp diễn
Hành động sẽ diễn ra và kéo dài liên tục suốt một khoảng thời gian ở tương lai
I will be staying in the hotel while you guys are eating out. (Tớ sẽ đang ở lại khách sạn trong khi các cậu đang đi ăn ở ngoài.)
Hành động sẽ xảy ta như một phần trong kế hoạch hoặc một phần trong thời gian biểu
The train will be leaving at 10 AM. (Chuyến tàu hoả sẽ dời đi lúc 10 giờ sáng.)
3. Cấu trúc thì tương lai tiếp diễn
Câu khẳng định:
S + will + be + V-ing
Ví dụ:
He will be staying at the hotel in Da Nang at 10 p.m tomorrow. (Anh ấy sẽ đang ở khách sạn ở Da Nang lúc 10h ngày mai.)
She will be working at the factory when you come tomorrow.(Cô ta sẽ đang làm việc tại nhà máy lúc bạn đến ngày mai.)
Hanh will be waiting at your door at 5 PM tomorrow. (Hạnh sẽ đang chờ ở cửa của bạn vào 5 giờ tối ngày mai.)
(Cấu trúc thì tương lai tiếp diễn)
Câu phủ định:
S + will + not + be + V-ing
Lưu ý:
– will not = won’t
Ví dụ:
We won’t be studying at 10 p.m tomorrow. (Chúng tôi sẽ đang không học lúc 10h tối ngày mai.)
The children won’t be playing with their friends when you come this weekend. (Bọn trẻ sẽ đang không chơi với bạn của chúng khi bạn đến vào cuối tuần này.)
The teacher won’t be teachingour class tomorrow because she is still very sick. (Cô giáo sẽ đang không dạy học lớp chúng em vào ngày mai vì cô vẫn đang ốm rất nặng.)
Câu nghi vấn:
Will + S + be + V-ing?
Trả lời:
Yes, S + will
No, S + won’t
Ví dụ:
Will you be waiting for the train at 10 a.m next Friday? (Bạn sẽ đang đợi tàu vào lúc 10h sáng thứ Sáu tuần tới phải không?) Yes, I will./ No, I won’t.
Will she be doing the housework at 8 p.m tomorrow? (Cô ấy sẽ đang làm công việc nhà lúc 8 giờ tối ngày mai phải không?) Yes, she will./ No, she won’t.
Will you be grooming our dog at 11 AM tomorrow? (Các bạn sẽ chải lông cho chú cún của chúng tôi vào 11 giờ sáng ngày mai chứ?) Yes, we will./No, we won’t.
[FREE]Download 12 THÌ TIẾNG ANH – Tổng hợp cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết 12 THÌ để áp dụng vào các chủ điểm thi cử và giao tiếp thực tế
Dấu hiệu dễ nhận biết cho thì tương lai tiếp diễn đó là câu sử dụng trạng từ chỉ thời gian xác định trong tương lai:
At this time/ at this moment + thời gian trong tương lai: Vào thời điểm này…
At + giờ cụ thể + thời gian trong tương lai: vào lúc…
Ví dụ:
At this time next week, we will be traveling in New Zealand. (Vào thời gian này tuần sau, chúng ta sẽ đang đi du lịch tại New Zealand.)
At 4 PM tomorrow, the chef will be cookingin the kitchen. (Vào 4 giờ tối ngày mai, ngừoi đầu bếp sẽ đang nấu ăn trong bếp.)
5. Những lưu ý khi sử dụng thì tương lai tiếp diễn
Trong tiếng Anh, cấu trúc cũng như cách dùng thì tương lai tiếp diễn sẽ không được sử dụng trong các mệnh đề bắt đầu với những từ chỉ thời gian như: if, as soon as, by the time, unless, when, while, before, after,… Thay vì vậy, ta sẽ dùng thì hiện tại tiếp diễn.
Ví dụ:
While I will be finishing my homework, he is going to make dinner. (không đúng)
=> While I am finishing my homework, he is going to make dinner.
Một số từ không dùng ở dạng tiếp diễn cũng như thì tương lai tiếp diễn:
They are staying at the hotel in Paris. At this time tomorrow, they (travel) in London.
When they (come) tomorrow, we (swim) in the sea.
My parents (visit) Da Nang at this time next month
Burnig (sit) on the plane at 10 pm tomorrow.
At 10 o’clock this morning my friends and I (watch) a famous film at the cinema.
She (play) with her son at 10 o’clock tonight.
She (work) at this moment tomorrow.
We (make) our presentation at this time tomorrow morning.
Bài 2: Complete these sentences using the future continuous tense.
This time next year I (live)______ in Paris.
At 10PM tonight I (eat)_________ dinner with my friend.
They (run)________ for about five hours. Marathons are incredibly difficult!
Unfortunately, I (work)______ on my essay so I won’t be able to watch the match.
She (study)_________ at the home tonight.
(you/wait)______ at the station when he arrives?
I (drink)_________ at the pub while you are taking your exam!
(she/visit)________ her Grandfather again this week?
At 10PM I (watch)__________ that movie on channel four.
(they/attend)____________ your concert next Monday? It would be lovely to see them.
Đáp án
Bài 1:
will be travelling
come – will be swimming
will be visiting
will be sitting
will be watching
will be playing
will be working
will be making
Bài 2:
will be living
will be eating
will be running
will be working
will be studying
will you be waiting
will be drinking
will she be visiting
will be watching
will they be attending
Bên cạnh việc học ngữ pháp cũng như các thì trong tiếng Anh thì việc học từ vựng cũng vô cùng cần thiết. Khi học tiếng Anh từ vựng đóng vai trò cốt lõi hỗ trợ bạn có thể cải thiện các kỹ năng khác 1 cách tốt nhất đồng thời tối ưu thời gian cho việc học. Bạn có thể tải sách Hack Não Phương Pháp dưới đây để có bản đồ học tiếng Anh rõ ràng nhất nhé.
Trên đây là bài viết tổng hợp về thì Tương Lai Tiếp Diễn, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp bạn nắm rõ ngữ pháp và cấu trúc về thì trong tiếng Anh. Cùng tìm hiểu các phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả khác cũng như kiến thức qua các bài viết tiếp theo của Step Up nhé!
Trong tiếng Anh, chúng ta thường thấy cụm “hard work” để diễn tả về sự chăm chỉ. Tuy nhiên, chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa hai dạng là Hard work và Hard-working. Vậy Hard work và Hard-working có cách dùng như thế nào? Khác nhau ra sao? Hãy cùng Step Up tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nhìn qua thì có lẽ các bạn sẽ dễ hiểu nhầm rằng Hard work và Hard-working là dạng động từ thêm “ing” và có nghĩa giống nhau. Thực tế thì không phải như vậy đâu nhé, hard work và Hard-working khác nhau hoàn toàn đấy. Trước tiên thì cùng tìm hiểu về Hard work trước nhé.
1.1. Hard work nghĩa là gì?
“Hard work” là một danh từ được bổ nghĩa bởi tính từ, mang nghĩa là (sự) làm việc chăm chỉ”.
Ví dụ:
Hard work gives you many experiences. (Làm việc chăm chỉ mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm.)
I appreciate Mike’s hard work. (Tôi đánh giá cao sự chăm chỉ của Mike.)
1.2. Cách dùng Hard work trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, người ta sử dụng Hard work để nói về sự chăm chỉ làm việc.
Ví dụ:
It has been 2 months of hard work. (Đã 2 tháng làm việc chăm chỉ.)
Without hard work there is no success. (Không có sự chăm chỉ thì không có thành công.)
Lisa acquired lots of money by hard work. (Lisa kiếm được rất nhiều tiền nhờ làm việc chăm chỉ.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Vậy Hard work và Hard-working khác nhau như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, tiếp tục tìm hiểu về Hard-working nhé.
2.1. Hard Working nghĩa là gì?
“Hard-working” là một tính từ tiếng Anh, có nghĩa là “chăm chỉ”. Lưu ý rằng, chúng ta bắt buộc phải sử dụng dấu gạch ngang giữa cụm “Hard-working”, không biết “Hard working” nhé.
Ví dụ:
Mike is hard-working and conscientious. (Mike làm việc chăm chỉ và tận tâm.)
My best friend is a hard-working person. (Bạn thân của tôi là một người việc chăm chỉ.)
2.2. Cách dùng Hard Working trong tiếng Anh
Hard-working trong tiếng Anh được sử dụng để nói về một người chăm chỉ, luôn nỗ lực và chăm chút trong công việc.
Ví dụ:
He was a hard-working man who was always completely well done. (Anh ấy là một người làm việc chăm chỉ và luôn hoàn thành tốt công việc.)
My company includes lots of hard-working employees. (Công ty của tôi bao gồm rất nhiều nhân viên làm việc chăm chỉ.)
Jack is a hard-working man. (Jack là một người đàn ông làm việc chăm chỉ.)
Như vậy, Step Up đã chia sẻ tới bạn tất tần tật kiến thức về định nghĩa, cách dùng và phân biệt Hard work và Hard-working trong tiếng Anh. Nếu bạn còn thức mắc hãy để lại bình luận bên dưới, chúng mình sẽ giúp bạn giải đáp. Chúc bạn học tập tốt!
Trong tiếng Anh có hai từ được sử dụng để nói về việc ai đó bắt đầu làm một việc gì đó. Tuy nhiên thì giữa chúng lại có những sự khác nhau nhất định. Và để biết chúng khác nhau như thế nào thì cùng Step Up tìm hiểu về sự kahcs biệt giữa start và begin dưới đây nhé.
Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từ start nhé.
1.1. Start nghĩa là gì?
Trong tiếng Anh, Start có nghĩa là bắt đầu. Start có thể được sử dụng như một động từ hoặc một danh động từ.
Start sẽ mang đến cho người nghe cảm giác nhanh, mạnh, bất ngờ. Thường là nói về một hành động xảy ra trong một thời điểm. Còn begin thường sẽ là bắt đầu một quy trình và khiến người nghe có cảm giác từ từ hơn.
Ví dụ:
He starts exercising tomorrow. Anh ấy bắt đầu tập thể dục vào ngày mai.
She started losing her temper when he lied. Cô ấy bắt đầu mất bình tĩnh khi anh ta nói dối.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Dưới đây là một số từ thông dụng với start thông dụng trong cuộc sống.
Trong một số trường hợp thì những từ này sẽ có những nghĩa khác nhau. Để có thể vận dụng được chúng một cách linh hoạt thì đòi hỏi các bạn vẫn cần có một khoảng thời gian luyện tập đủ nhiều.
start up: Khởi động, khởi nghiệp
start out: bắt đầu
warm start: khởi đầu thuận ợi, ấm áp, tốt đẹp (thường dùng trong thời tiết)
a start of surprise: sự giật nảy mình.
What a start: thật bất ngờ
2. Begin – /bɪˈɡɪn/
Các bạn đã nắm được hết về từ start chưa? Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang phần tiếp theo đó là tìm hiểu về từ begin nhé.
2.1. Begin nghĩa là gì?
Begin trong tiếng Anh cũng có nghĩa là bắt đầu. Về cơ bản thì khi sử dụng với nghĩa là bắt đầu thì nó không có quá nhiều điểm khác biệt với start. Tuy nhiên, người ta thường hiểu begin với nghĩa formar hơn start.
Ví dụ:
He begins doing his homework. Anh ấy bắt đầu làm bài tập về nhà của mình.
She begins doing housework. Cô ấy bắt đầu làm việc nhà.
2.2. Sau Begin là gì
Begin thường được dùng với nghĩa khá đơn giản là bắt đầu. Begin thường dùng nghĩa nói về việc bắt đầu một cái gì đó một cách quy trình, có trình tự, chậm rãi, tự nhiên, không mang yếu tố bất ngờ.
Cấu trúc begin đầu tiên là begin + to V để nói ai/cái gì bắt đầu làm gì.
S + begin + to V
Ví dụ:
He began to talk about the difficulties he faced. Anh ta bắt đầu kể về những khó khăn mà anh ta gặp phải.
After they left, It began to rain. Sau khi chúng tôi rời đi, trời bắt đầu mưa.
Người ta có thể sử dụng begin để bắt đầu cuộc họp, buổi gặp… một cách tự nhiên. Câu này có nghĩa là “chúng ta bắt đầu … chứ?”.
Shall we let the + N + begin?
Ví dụ:
Shall we let the meeting begin? Chúng ta sẽ để buổi họp bắt đầu chứ?
Now, shall we let the class begin? Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu lớp học nào?
Ngoài ra, người ta còn sử dụng begin để nói về việc ai đó hoàn toàn mới trong một lĩnh vực nào đó.
Lúc này begin được thêm đuôi -er = beginner
Ví dụ:
This is an English program for beginners. Đây là chương trình tiếng Anh cho người mới bắt đầu.
Beginners playing games need time to practice. Người mới bắt đầu chơi game cần thời gian để luyện tập.
Cụm “begin to talk” có nghĩa là bắt đầu nói:
Ví dụ:
We began to talk more than usual. Anh ta bắt đầu nói nhiều hơn bình thường.
She began to talk about the things she wanted. Cô ấy bắt đầu nói về những điều cô ấy muốn.
2.3. Begin đi với giới từ gì
Dưới đây là một số cụm từ thông dụng với begin cs thể bạn chưa biết.
begin at: bắt đầu lúc nào
begin with: bắt đầu với ai, cái gì
begin from: bắt đầu từ
begin again: bắt đầu lại
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Hầu hết các trường hợp nói về việc ai đó bắt đầu làm một việc nào đó thì chúng ta hoàn toàn có thể dùng start và begin thay thế cho nhau. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp chỉ sử dụng được start hoặc begin.
Begin không dùng trong trường hợp nói về sự khởi động của máy móc.
Start không được dùng trong hoàn cảnh nói về ai đó là người mới trong một lĩnh vực nào đó.
Khi dùng với talk
Start to talk được dùng trong trường hợp em bé tập nói và bắt đầu nói những từ đầu tiên. Trước đâu em bé chưa từng biết nói.
Begin to talk được dùng để chỉ người nào đó bắt đầu nói về một câu chuyện, sự việc nào đó (trường hợp này người nói đã biết nói trước đó rồi chứ không giống như em bé phía trên).
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trong bài này, Step Up đã phân biệt hai từ start và begin trong tiếng Anh. Hy vọng qua bài chia sẻ này, các bạn đã hiểu được sự khác nhau giữa start và begin. Từ đó có thể sử dụng đúng các từ này trong những ngữ cảnh phù hợp nhé.