Kết quả khảo sát kinh nghiệm học tiếng Anh của 27 cao thủ và một vài ngoại ngữ khác

Kết quả khảo sát kinh nghiệm học tiếng Anh của 27 cao thủ và một vài ngoại ngữ khác

“Không biết người giỏi tiếng Anh họ đã học như thế nào nhỉ?”

“Cách học của người giỏi khác gì với người thường không?”

Câu hỏi rất nhiều bạn khi mới bắt đầu học đều thắc mắc. Mình là người không có năng khiếu học tiếng Anh, không sinh ra ở “vạch đích” thì biết làm sao?

Hiểu được điều đó, năm 2015, Anh Nguyễn Hiệp – CEO của Step Up English đã làm bảng khảo sát nhỏ kinh nghiệm học tiếng Anh của 27 cao thủ giỏi tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác.

Nay Step Up tổng hợp lại giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về việc làm sao để  giỏi tiếng Anh. Bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng hay trong bài viết để cải thiện cho riêng mình bạn. Người khác làm được, bạn cũng làm được.

Bài viết được tổng hợp từ 27 người giỏi và có kinh nghiệm học tiếng Anh nên cách học của mỗi người khác nhau. Step Up tổng hợp lại ý kiến của tất cả, bạn tham khảo nhé!

1. Bạn mất bao nhiêu giờ để rèn luyện mỗi kỹ năng đạt tới trình độ đủ dùng?

kinh nghiệm học tiếng anh

Kinh nghiệm học tiếng Anh

Kỹ năng nghe

  • Tổng thời gian nghe: 150 giờ, 265 giờ, 400 giờ
  • Nghe 2-3 giờ/ ngày. Chủ yếu là tự nghe qua nhạc, phim, ảnh, audio books, youtube, chương trình TV,…
  • Nghe ít nhất 5 giờ mỗi ngày.
  • Nghe 9 giờ/ngày. Kèm nghe cả chủ động ngồi vào bàn học để khoanh và điền từ và nghe thụ động lúc rảnh rỗi. Phần lớn là nghe thụ động: Trên đường đi học, giải trí ở nhà, vệ sinh cá nhân,…
  • Nghe ngày nào cũng ít nhất 1 giờ
  • Nghe chậm-dễ: Nghe VOA Special English, BBC 6 minute English. 1 tuần 3 số VOA, 2 số BBC, liên tục trong khoảng 1 năm.
  • Nghe nâng cao: TV series và Newsline của các kênh BBC, CNN, Australia Network (vì nghe lẫn lộn 3 accent nên hiện nay nghe là kỹ năng tốt nhất của mình, có thể hiểu đúng tối thiểu 90% các bản tin thời sự chung và 100% các bản tin giải trí hoặc kinh tế)
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

Kỹ năng đọc:

  • Mỗi ngày 30 trang A4
  • Đọc 1000 trang A4
  • Đọc khoảng 400 trang
  • Đọc 5 cuốn sách khoảng 800 trang
  • Đọc khoảng 1 giờ/ngày
  • Đọc 400 giờ. Chủ yếu là sách và báo mạng: CNN, Guardian,…
  • Vì chương trình học tiếng Anh cho người mất gốc nên thời gian học/đọc không giới hạn. Ngoài giờ học trung bình đọc sách lúc rảnh rỗi ít nhất khoảng 300-500 trang mỗi ngày.
  • Đọc sách Chuyên ngành – Giáo trình tiếng Anh: Mỗi quyển tối thiểu 600 trang A4 (khoảng 400 chữ/mặt). 10 quyển/năm x 3 năm = 30 quyển. Ngoài ra, mình có ôn IELTS trong vòng 7 tháng từ 8/2012 đến 3/2013, làm đủ 8 quyển Cambridge, mỗi quyển 4 Test Reading (Full)

Kỹ năng nói:

  • 150 giờ
  • 300 giờ, trong có có khoảng 30 giờ để luyện phát âm và thư giãn nói chuyện với người nước ngoài
  • Cố gắng nói bằng tiếng Anh lúc nào có thể. Không có tây để nói chuyện thì có thể tìm ông nào cùng sở thích học tiếng Anh luyện hàng ngày
  • Nghe và nói song hành cùng nhau. Ban đầu học tiếng Anh thì ít nhất trung bình khoảng 4 giờ.
  • Trong lớp thì 100% tiếng Anh nên cơ hội trao đổi nhiều, nhưng ngoài giờ học thì chủ yếu tự luyện bằng cách nhại lại TV series để tập nói English.

Kỹ năng viết:

  • 700 trang A5
  • Viết luận hoặc chữa bài luận, viết các đoạn văn ngắn “short post”
  • 250 giờ (trong đó khoảng 50 bài tiểu luận, 100 email công việc.
  • Cố gắng viết mọi thứ bằng tiếng Anh
  • Thông qua các bài Assignment môn học trên lớp. Trung bình 1 năm có 8 assignment x 10,000 words/assignment x 3 năm
  • Viết: 50000 từ (Đại học: Tiểu luận, luận văn; Đi làm: emails, các cuộc họp, thông báo,…)

Ý kiến khác:

  • Mình không đếm số giờ học vì mình không chỉ học sau cái bàn, cũng không học theo kiểu ôm một đống sách về nghiên cứu. Kinh nghiệm học tiếng Anh của mình thấy học ngoại ngữ với mục tiêu để nắm vững được nó chứ không phải chỉ để đi thi thì nên học theo kiểu mưa dầm thấm lâu, mỗi lúc lại lấy ở chỗ này chỗ kia một chút.
  • Mình không quy định học bao nhiêu giờ 1 ngày mà tùy cơ ứng biến (Tất nhiên là trước đó phải có vốn từ trong 3000 từ thông dụng và 10 group) Mình gặp tiếng Anh trong mọi tình huống đời thường : lúc đi học, mọi bài vở, tài liệu điều bằng tiếng Anh. Lúc mở tivi lên, toàn thấy tiếng Anh (cố gắng bớt đọc phụ đề) gặp bất cứ điều gì tò mò, thậm chí là vớ vẩn nhất đều có thể lên mạng search tiếng Anh. Cách này giúp mình cọ sát với tiếng Anh nhiều nhất, dần dần,tiếng anh trở thành 1 bản năng, 1 thứ gì đó gắn liền với cuộc sống của mình.

kỹ năng nghe nói đọc viết trong tiếng anh

2. Học từ mới/ngữ pháp như nào cho hiệu quả?

Học từ mới nên đặt vào ngữ cảnh để hiểu nghĩa. Tự đặt câu và ngày nào cũng làm tương tự. Không cần nhồi nhét, để từ vào trí nhớ một cách tự nhiên, gặp nhiều lần ắt sẽ nhớ. Hay cũng có thể học theo phương pháp âm thanh tương tự và truyện chêm, từ đó ứng dụng vào thực hành luôn sẽ giúp bạn học từ vựng một cách hiệu quả là ghi nhớ được lâu.  Ngữ pháp thì làm bài tập, phân tích các bài đọc, cấu trúc câu trong bài đọc. Kinh nghiệm học tiếng Anh tốt nhất là sắm cho mình 1 quyển sách nhỏ tổng hợp tất cả ngữ pháp.

✅ Lúc mới  học cấp 1 thì nghĩ đơn giản là học 5 ngày 1 từ rồi tích lũy dần dần. Sau này cần thêm từ vựng thì em học theo nhu cầu, tức là học theo chủ đề:

  • Thu thập 1 lượng tài liệu theo 1 chủ đề nhất định
  • Tìm các từ vựng mình chưa biết/chưa nắm vững, ghi lại và học luôn họ từ, từ trái nghĩa, đồng nghĩa,v.v…
  • Cố gắng sử dụng theo hoàn cảnh cụ thể để biến từ thành của mình (đặt câu, liên tưởng,…)

Ngữ pháp: Ngữ pháp tiếng Anh chả có gì khó =))). Chăm là được. Dùng quyển Oxford Grammar in Use chẳng hạn, mỗi chủ điểm ngữ pháp thì em cố gắng nắm được nguyên tắc hay công thức của nó rồi bắt tay vào làm bài tập cho nhớ. Em tự nhận thấy sau những kinh nghiệm học tiếng Anh của mình là làm đến khi nào chả cần phải lẩm nhẩm công thức trước khi làm là được. Em đi dạy nhiều, thấy chủ yếu các em học sinh hay bị rối với mớ công thức dài loằng ngoằng nên cho cảm giác khó nhớ. Vậy mình cố gắng đưa về công thức thật ngắn gọn hoặc theo mẹo dễ nhớ (tự nghĩ ra hoặc search trên mạng cũng có một số). Nói chung chịu khó tư duy để bản thân nắm bắt được kiến thức, hiểu được bản chất của vấn đề thì bước tiếp theo chỉ là bài tập để rèn thành phản xạ thôi.

Từ mới nên học theo chủ đề, bắt đầu bằng chủ đề mình quan tâm đầu tiên. Mình thường học 30-50 từ/chủ đề và chỉ cần mỗi tuần 1 chủ đề là 1 tháng có khoảng 150-200 từ mới. Nghe có vẻ ít nhưng sau 1 năm con số đó là gần 3.000. Con số này sẽ gấp 3-5 lần khi mỗi từ lại đi kèm các loại khác nhau của từ (anh từ, tính từ, động từ, trạng từ,..), các biến thể (tiền tố, hậu tố, thời của từ). Hơn nữa, việc học theo chủ đề sẽ giúp tăng vốn từ chuyên sâu nhanh hơn việc học tràn lan. Ngữ pháp thì mình bỏ ra 1 tuần để học hết 12 thì của tiếng Anh, vì nó rất dễ nhớ và chỉ cần học thuộc được. Cái khó nhất không phải ngữ pháp mà là cách diễn đạt, sắp xếp cấu trúc câu, idioms vì nó thường không giống ngữ pháp căn bản được học trong cách thì việc nói hay sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng linh hoạt từ mới, ngữ pháp.

Học qua xem phim, gặp từ thì chép lại luôn. Sau đó tự đặt ví dụ, nhớ ngữ cảnh nhớ nghĩa. Từ nào khó qua thì lên google hình ảnh tra và tự vẽ lại.

Đầu tiên mình xây dựng vốn từ cơ bản khoảng 1500-3000 từ, đây là mấu chốt để sử dụng tiếng Anh. Nói về kinh nghiệm học tiếng Anh của riêng mình thì đó là học thuộc mặt chữ đầu tiên. Sau đó ôn tập lại cách: ngày 1, ngày 3, ngày 7, ngày 30. Ôn tập dần hôm nào quên từ thì mang từ đó về ngày 1 để ôn lại. Vì đây là các từ cơ bản nên cọ xát hằng ngày là nhớ được. Ngữ pháp thì làm nhiều bài tập là nhớ được.

cách học từ vựng tiếng anh

Từ mới mình học bằng cách cày phim. Phim về đời sống để có vốn từ thông dụng, phim tài liệu để học từ học thuật. Học cách này mình luyện được nghe luôn. Phim đời sống mình giới thiệu 3 phim các bạn nên xem: How I Met Your Mother, Friends, Charmed. Các từ vựng học thuật có thể xem các kênh khoa học như National Geographic, Discovery…Series về khoa học rất hay Myth Busted, Series thiên văn học nổi tiếng Odyssey,…Ngoài ra mình còn đọc báo. Ngữ pháp thì mình dùng cuốn Global của MAC Milan. Nói chung về ngữ pháp nên học theo cụm từ đi chung với nhau để nói được lưu loát, áp dụng vào ngữ cảnh writing viết phù hợp.

Mình học theo nguyên lý 80/20. Học 20% những từ cơ bản được sử dụng trong 80% các cuộc hội thoại, đàm thoại, email, sách báo,…Làm chủ được nhóm này thì không lo trong các tình huống hằng ngày. Còn tùy theo mục tiêu và yêu cầu thực tế của mỗi người thì nên tìm tòi, học hỏi để hoàn thiện. Tức là ngoài học từ lẻ cần biết nó được sử dụng như thế nào trong câu cụ thể, trong các hoàn cảnh khác nhau. Khi từ vựng khá chắc rồi mình mới tìm nhiều tài liệu khác để học ngữ pháp…

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

3. Học nghe như nào cho hiệu quả?

Nghe qua các chương trình/ video yêu thích: VOA, BBC, Documentary, Hoạt hình anime, CNN,… kinh nghiệm học tiếng Anh là nghe những gì mình thích và thấy hứng thú. Khi nghe gắn liền với luyện phát âm và nhại lại từ mẫu. Từ nào không nghe ra thì đọc subtitles, scripts ngay từ đấy để biết đã được đọc như thế nào.

Nghe càng nhiều càng tốt, không hiểu gì cũng nghe. Nghe để tai làm quen dần với âm thanh và tạo thành phản xạ tự nhiên. Với mình, khi bắt đầu học nghe tối thiểu 3 lần:

  • Lần 1: Nghe không làm gì cả
  • Lần 2: Nghe và viết ra giấy những gì bạn nghe được
  • Lần 3: Nghe và nói lại những gì đã nghe được.
  •  

Học nghe thì mình chỉ có cày phim, chủ yếu là phim Anh và Mỹ. Mình cũng may mắn được học ở Hội Đồng Anh, nói chuyện với thầy Tây nhiều thành quen, nghe nhiều hiểu được họ nói gì. Mình cũng hay nghe mục Words In The News của BBC Learning English. Tuyệt hay luôn, lại còn cập nhật những tin tức mới mẻ trên thế giới. Ở mức cao hơn, các từ học thuật thì mình nghe tin tức. Mình cài sẵn app Postcard của British Council  trên điện thoại để nghe hàng ngày nữa.

Kinh nghiệm học tiếng Anh để có thể nghe hiểu được toàn bộ từ vựng, cấu trúc bạn nên nghe liên tục kiểu tắm ngôn ngữ. Nghe mọi lúc mọi nơi, nghe từ đơn giản đến nâng cao. Chọn những website có giọng chuẩn, và thời lượng phù hợp. Không nên nghe bài quá dài ngay từ đầu. Mình bắt đầu bằng các bài có độ dài tầm 5-10 phút, nghe chậm, sau đó tăng dần lên. Ghi lại các từ bạn nghe được bằng cách note vào sổ là phương pháp rất tốt để tăng khả năng nghe.

Nghe qua nhạc, qua phim, các chương trình thực tế. Tập trung nghe 30 phút mỗi lần kết hợp ghi chép chính tả. Mình thích nhất là các chương trình thực tế: The Ellen Show, Jimmy Fallon, James Corden, Little Big Shots, Conan O’brien,…Lên Youtube là có nguồn khổng lồ rồi.

4. Học viết như nào cho hiệu quả?

✅ Có vốn từ vựng ổn thì thật ra viết thế nào cũng dễ. Ngữ pháp trong văn viết bình thường cũng chẳng quá cao siêu gì, quan trọng là nhiều từ thì văn phong sẽ thu hút hơn

Mình tự tin về phần viết nhất và thường viết những gì mình thích. Mình đã viết nhật kí bằng tiếng Anh từ năm lớp 9. Đến nay, thấy khả năng viết của mình tốt hơn nhiều. Đọc lại 3 cuốn nhật kí nhận ra nhiều lỗi ngô nghê của một học sinh lớp 9 lúc bấy giờ. Sau này, khi nhật kí không còn là nguồn cảm hứng cho học tiếng Anh thì mình “dốc bầu tâm sự” về những tâm tư tình cảm. Thỉnh thoảng lại chuyển sang cách chủ để mình thích. Mỗi ngày viết 1 bài khoảng 2 trang A4 và trau dồi dần từ cách sử dụng từ đến ngữ pháp.

Tham khảo cách viết của các nhà văn nước ngoài về cách viết, cách sử dụng các từ thông thường hoặc học thuật. Họ thường post những bài viết ngắn 1 vài trang, các chapter,…trên trang cá nhân ở facebook, blog, twitter,…lấy ý kiến độc giả. Mình cũng hay tham khảo các bài báo, bản tin tiếng Anh,…để học cách viết. Học từ những thứ đơn giản đến phức tạp: Viết câu, đoạn văn ngắn, bài văn.

Mình gợi ý cuốn hỗ trợ viết Writing: from start to finish

Viết là bắt buộc phải chuẩn. Nên kinh nghiệm tự học học tiếng Anh là đọc sách nhiều để biết cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp, lối hành văn theo quy chuẩn để áp dụng chính xác và hiệu quả.

Muốn viết thì phải chắc ngữ pháp và có 1 lượng từ vựng nhất định để diễn đạt.

  • Trước khi viết cần đọc thật nhiều. Muốn viết báo thì đọc báo. Viết văn đọc văn. Viết luận thì đọc luận. Trong lúc đọc sẽ tự thấy được cách hành văn của người bản xứ và cố gắng làm theo.
  • Có thể bắt đầu bằng viết tự do, viết nhật ký, viết ghi chú,…cố gắng viết trong mọi trường hợp có thể. Quen với việc viết đơn giản rồi thì lên bậc cao hơn là viết theo kiểu hàn lâm. Học các quy tắc, cách tư duy, sắp xếp ý,… của người bản xứ rồi bắt chước.
  • Luyện tập đều. Nếu là viết luận thì nên có người góp ý, sửa chữa cho mình là tốt nhất.

5. Học đọc hiểu như nào cho hiệu quả?

kinh nghiem hoc doc hieu qua

Kinh nghiệm học tiếng Anh đọc hiểu

Đọc 1 đoạn xong phải nêu được ý chính của nó là gì, cái ý phụ là gì. Sau giai đoạn tổng hợp ý đó thì nêu ra đánh giá của cá nhân xem quan điểm có tác giả là đúng hay sai, có gì hay dở, bạn đồng ý hay không, có thể học hỏi được gì từ tác giả. Chú ý xem tác giả đã viết theo dàn ý như thế nào, logic của tác giả ra sao. Nhìn chung cần có tư duy phản biện “critical thinking”

Đọc nhiều sách từ cơ bản để nâng cao. Có thể chọn những sách báo, truyện liên quan để chủ đề mình yêu thích có cảm hứng đọc và tránh bị nhàm chán. Truyện đọc nên có nội dung cốt truyện sẽ dễ hình dung hơn trong việc đoán nghĩa của từ. Hạn chế tra từ điển trong lúc đọc sẽ bị ngắt quãng sự hình dung về nội dung câu chuyện, chỉ nên tra nghĩa của từ được xuất hiện nhiều lần mà vẫn chưa đoán được nghĩa.

Rèn luyện đọc, hiểu theo phương pháp đọc nhanh. Rèn luyện thói quen đọc sách hàng ngày, dần dần sẽ thấy bình thường như đọc Tiếng Việt thôi. Vì chỉ có khoảng 20% số từ tiếng Anh là những từ chuyên môn, chuyên ngành còn 80% từ vựng là những từ thường dùng hàng ngày, nên rất dễ nhớ dễ hiểu nên bạn có thể master những từ đó.

Muốn đọc thì cũng phải tương đối chắc ngữ pháp và có 1 lượng từ vựng nhất định. (tùy vào nội dung/mức độ cần đọc hiểu)

Đọc thật nhiều và đọc liên tục là kinh nghiệm học tiếng Anh được đúc kết từ rất nhiều người học tiếng Anh . Bắt đầu từ trình độ của bản thân rồi tăng cấp dần (mẩu truyện ngắn, đoạn văn mẫu trong SGK, đoạn văn dài hơn, bài luận, bài báo, sách chuyên ngành, sách văn học, v.v…)

Các kĩ năng đọc có thể luyện tập: đọc lướt nắm ý, đọc quét để tìm thông tin chi tiết (ai luyện thi IELTS thì biết quá rõ rồi). Quan trọng là nhìn đoạn văn dài cũng không sợ, gặp từ mới phải cười hề hề bỏ qua. Cố gắng nắm được ý chính rồi tra từ sau cũng được. Lâu dần theo cách này bạn sẽ tự đúc kết ra kinh nghiệm học tiếng Anh dành riêng cho bản thân và áp dụng lâu dài

6. Học nói như nào cho hiệu quả? Môi trường luyện nói như nào?

Đầu tiên kinh nghiệm học tiếng Anh bạn cần phải chú trọng vào phần phát âm. Thực hành nói càng nhiều càng tốt. Không cần nghĩ hết một loạt câu cú hoàn chỉnh mới nói, khi nào được hỏi thì cứ cố bật ra thôi. Càng nói nhiều càng tốt, không sợ sai, nếu có sai thì sửa, chửa thì đẻ =))

Tập luyện nói trước gương. Tự tạo môi trường bằng cách nghĩ ra topic trong đầu, giả lập các văn cảnh và liên tục nói một mình để trò chuyện, tranh luận tự bản thân. Sau đó thực hành bằng cách trò chuyện với người khác: Có thể tìm người Việt Nam nói tốt, phát âm chuẩn. Nếu tìm được người nước ngoài nói thì càng tốt. Không gặp được ở Việt Nam thì lên mạng tìm. Địa chỉ mình hay tìm là App Cambly để tìm các thầy cô họ có thể trò chuyện và sửa lỗi trực tiếp cho mình.

Lúc nghe nhạc, xem phim, xem các chương trình TV, video luyện tiếng Anh thì tập nói theo luôn. Nghe được từ nói thì nhại lại theo từ đó. Nói nhiều thì mới hình thành thói quen sử dụng thường xuyên được. Ngày trước mới tập nói mình hay ghi âm lại, giờ nghe mới thấy lúc đầu mình tập nói kiểu ngây ngô, nói sai nhiều, cấu trúc câu loạn xạ. Nhưng mà tập nhiều thì giờ mình cũng nói trôi chảy rồi đấy.

Kinh nghiệm học tiếng Anh nhanh và hiệu quả là tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh hằng ngày. Mình lựa chọn các câu lạc bộ mà có người nước ngoài là chính, nếu tiện thì bạn cũng có thể đến ăn ở cùng họ luôn. Câu lạc bộ mình gợi ý là Etrip, trở thành hướng dẫn viên cho người nước ngoài đi thăm quan các địa danh tại Việt Nam. Vào CLB bắt buộc là bạn phải nói tiếng Anh mỗi ngày.

Luyện nói với ai cũng được, miễn là tự tin khi nói. Nếu quên từ thì dùng body language để diễn tả. Mọi người không cười vào mặt bạn vì những lỗi sai ban đầu của bạn đâu =) Nhưng sau khi phạm lỗi, bạn sửa sai thì lần sau tốt hơn và không gặp lại lỗi nữa.

Học trả phí qua skype 1:1 với giáo viên nước ngoài.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

7. Động lực học tiếng Anh của bạn là gì? Điều gì làm bạn đi đến cùng?

kinh nghiem hoc tieng anh

Lời khuyên cho những người mới học tiếng Anh

Động lực ban đầu là công việc (mình là sinh viên năm cuối) Nhưng sau khi học tiếng Anh 1 thời gian, tiếp xúc với con người và văn hoá nước Anh, mình thực sự mê ngôn ngữ này. Nó giúp mình có 1 tương lai tốt hơn trong điều kiện hội nhập, giúp mở mang đầu óc (đọc tài liệu nước ngoài là đã có kiến thức hơn bạn bè vài phần rồi vì “Tây” đi trước ta rất nhiều ^^)

Vì mình thích học tiếng Anh thôi ^^. Mình cũng muốn đi du học nên chắc chắn phải học.

Mình tự ti với các bạn trong lớp vì đầu năm nhất mình thấp điểm TOEIC nhất trong lớp (700, trong khi trung bình lớp là 850). Ngoài ra mình không hiểu khi đọc giáo trình và nghe giáo viên nước ngoài giảng bài nên học tiếng Anh để bắt kịp bạn bè. Sau đó, mình nhận thấy có tiếng Anh là một lợi thế so với những người không có, và mở ra các cơ hội khác cho bản thân, nhất là trong việc tiếp cận với tri thức nhân loại, cơ hội việc làm và phát triển bản thân. Tuy nhiên điều làm mình đi đến cùng lại là vì mình thích nghe nhạc nên muốn hiểu tất cả những thứ người ta hát mà không phải nhìn lyrics tiếng Việt.

Lúc mới học động lực của mình hơi nhỏ: Muốn đến Scotland để gặp Nessie (Quái vật hồ Loch Ness). Sau này thì đơn giản là muốn đến học ở Oxford thôi. Hiện tại mình muốn học thật tốt, đồng thời chuẩn bị thật tốt để mở cửa hàng bán món ăn Việt Nam ở London.

Động lực của mình đơn giản thôi. Cần đủ điểm IELTS để vào trường, đọc manga, xem anime không cần tiếng Việt và du lịch nước ngoài giao tiếp được với người bản xứ.

Tôi muốn xem được phim tiếng Anh mà không cần dịch, tôi thích đi du lịch nữa. Đó là sở thích. Còn về phần cuộc sống, thì tôi nghĩ có Ngoại ngữ có nhiều cơ hội tốt để cuộc sống tốt hơn. Và tôi yêu tiếng Anh.

Tìm được việc làm tốt, trong môi trường quốc tế và học hỏi được nhiều từ thế giới. Học tiếng Anh để trở thành một giáo viên hướng dẫn cho những học viên mất gốc.

Có ngoại ngữ cảm giác như có vũ khí trong tay. Làm gì cũng dễ hơn, tiếp cận được bản chất thật sự của sự vật, sự việc mà không cần phải thông qua cái nhìn hay sự bóp méo của người khác.

Đơn giản là mình thích và đặt mục tiêu IELTS 7.5 để sau này đi làm ^^

Đi nước ngoài. Là điều kiện cần để sống và đi du học.

Tình yêu với tiếng Anh: một ngôn ngữ đẹp. Em rất thích phát âm tiếng Anh. Rõ ràng là có tiếng Anh thì tiếp cận được nhiều thứ hơn nên em nghĩ ai cũng nên học tiếng Anh cả.

Vì tiếng Anh là chìa khóa cho sự phát triển của bản thân. Muốn đi kịp với thời đại. Mình đã sai lầm một lần không muốn lặp lại.

Có tiếng Anh kiếm học bổng du học không khó, trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài phê lắm ^^

8. Nếu bây giờ phải học 1 ngoại ngữ khác tương tự tiếng Anh thì bạn sẽ có chiến lược học tập như nào?

loi khuyen cho nguoi moi hoc tieng anh

Lời khuyên cho nhưng người mới học tiếng Anh

Nguyên tắc số 1 đó là tạo cảm hứng với ngoại ngữ đó, vì chúng ta sẽ học nhanh hơn khi ta thích những thứ mình làm (và làm những thứ mình thích). Mục đích việc học ngoại ngữ là sử dụng được. Nếu bạn thích gì thì bắt đầu học ngoại ngữ đó theo topic đó.

Chiến lược đầu tiên là xem phim, tìm bạn nói chuyện. Rồi học cách viết qua subtitle của các phim Nghe phim hàng ngày để quen sau đó nhại theo, rồi cuối cùng mới dịch từ vựng và học ngữ pháp.

Theo mình kinh nghiệm học tiếng Anh hay với bất kỳ ngôn ngữ nào thì nghe và nói vẫn là hai yếu tố cơ bản quan trọng nhất. Ngôn ngữ là để sử dụng nên điều đầu tiên bạn cần phải có là nghe và hiểu người ta nói gì, nó tạo ra nền tảng vững chắc ban đầu để bạn có thể từng bước tiếp cận và làm chủ một ngôn ngữ mới nào đó. Để phát triển nhanh kỹ năng nghe và nói theo mình là bắt buộc phải có một môi trường để có thể thực hành và giao tiếp bằng ngôn ngữ đó hàng ngày và liên tục (nên tập trung vào những câu hội thoại cơ bản liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày và nhóm từ vựng chủ yếu). Vấn đề là phải làm sao để việc học ngôn ngữ trở lên thực sự quan trọng và bắt buộc đối với bản thân, mình sẽ tự có động lực để cố gắng.

Mình đã từng học tiếng Nhật & Pháp trước đây, và rút ra kinh nghiệm học tiếng Anh (đã có ích đối với 2 ngôn ngữ này):

  • Học nghe + nói trước, đọc viết sau. Việc này cho phép mình tạo phản xạ nghe nói tự nhiên mà không phải suy nghĩ trong đầu bằng tiếng mẹ đẻ và dịch lại. Đồng thời, khi học nghe nói trước thì sẽ học được ngôn ngữ nói, tạo ra sự sinh động trong câu nói, cải thiện rõ rệt kỹ năng sử dụng từ vựng và thông qua đó hình thành cấu trúc câu nói tự nhiên, có thể không chuẩn ngữ pháp nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ ứng dụng đời sống.
  • Học với giáo viên bản địa: Việc này giúp mình nói chuẩn ngay từ ngày đầu. Việc nói được ít, chậm mà chuẩn, chắc sẽ có lợi hơn việc nắm ngữ pháp thành thạo nhưng không nói hoặc nói sai âm thanh.
  • Học thông qua văn hoá: Trước đây tiếng Anh là một môn học nên mình coi nó bình đẳng như các môn khác. Nhưng cô giáo tiếng Nhật của mình nói rằng cách tốt nhất để học và làm chủ một ngôn ngữ là biến nó thành thứ tiếng chính trong cuộc sống của mình. Thông qua 2 việc:

           + Nhật/Hàn/Anh hoá toàn bộ đối tượng/ hành vi/ hiện tượng  trong đời sống, để bỏ qua việc dịch từ tiếng mẹ đẻ ra trước.

           + Học qua văn hoá: âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực (3 thứ mình thích nhất).

Em hiện đang học tiếng Tây Ban Nha, em nghĩ tốt nhất là học trao đổi với những người sành rồi hoặc dân bản địa, học là vô ào ào.

Em đang tự học tiếng Ý. Bắt đầu bằng nghe nói: tìm các video/nhạc/phim tiếng Ý để nghe; học một số từ vựng đơn giản, nghe người bản xứ nói rồi đọc vẹt theo đến khi nào gần giống và miệng mình phát âm tự nhiên thì thôi. Sau đó tìm hiểu một chút về nguyên tắc phát âm, bảng chữ cái. Em chưa học đến ngữ pháp. Kế hoạch của em là sau khoảng 2 tháng làm quen với ngôn ngữ Ý thì sẽ học ngữ pháp sau.

Mình chuẩn bị học tiếng Nhật. Nó không có điểm gì giống tiếng Anh lắm. Nên chiến lược cũng không như học tiếng Anh được. Bắt đầu ở trình beginner thì trước mắt mình sẽ học bảng chữ, 1 lượng từ thông dụng và ngữ pháp cơ bản. Sau đó dùng các nguyên liệu ấy lắp ghép thành câu hoàn chỉnh. Học nghe thì cày phim có sub, bắt đầu với phim hoạt hình (loại cho trẻ con mầm non :)) Học nói, đọc, viết thì cũng như tiếng Anh – càng nhiều càng tốt.

Đầu tiên là phải chuẩn phát âm cho người mới bắt đầu, sau đó là có từ vựng. Không tập trung vào ngữ pháp. Cố gắng nói và nghe trôi chảy. Còn đọc và viết có thể cải thiện sau. Mình đã mất 10 năm để học tiếng Anh thì giờ cần đẩy nhanh tốc độ học ngôn ngữ khác thôi, vì không còn mãi 10 năm để học 1 ngôn ngữ mới.

cách học tiếng anh hiệu quả

9. Bạn có lời khuyên gì cho những người mới học chưa biết gì không?

Vứt hết sách vở, học Anh văn thực tế. Có chút tiền thì bay sang các nước nói tiếng Anh chuẩn: Anh, Mỹ, Newzeland,…vài tháng là tăng trình ngay.

Cần học từ từ, chú ý chất lượng tiếng Anh chứ không phải số lượng bài học, dục tốc bất đạt.

Có cho mình một mục đích rõ ràng và một mục tiêu cụ thể về việc học tiếng Anh. Xác định chiến lược học phù hợp nhất với bản thân và bám sát nó cho đến phút cuối cùng. Tìm được thầy/bạn học cùng cũng là một cách lấy động lực và thêm hứng thú cho quá trình học. Trước hết phải thích đã thì mới học tốt được.

Cần tìm một người thầy có trình độ tiếng Anh tốt, có khả năng giảng dạy giỏi, như vậy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh. Bạn tự học cũng được thôi nhưng cần có tính tự giác cao và phải biết cách tự học. Nhìn chung công thức học tốt theo mình là = t thân nỗ lực + người hướng dẫn đáng tin cậy.

Hãy lựa chọn cho mình những mục tiêu lớn lao, để tạo một nguồn cảm hứng mạnh mẽ, và gắn việc học tiếng Anh với việc thực hiện những mục tiêu đó và làm nó trở thành điều bắt buộc. Trong quá trình học một ngôn ngữ mới, có nhiều lúc bạn sẽ thấy nản lòng vì thấy mình cứ ì ạch mãi một chỗ, bạn cảm thấy nó quá khó và nghĩ chắc mình sẽ không thể nào làm được, bạn nghĩ nên bỏ cuộc. Nhưng mà không phải như vậy đâu bạn à, Sự thay đổi tích cực lớn lao bắt buộc phải có những quyết tâm, nỗ lực và kiên trì tương xứng và bạn đã lựa chọn điều đó. Mình tin không riêng gì bạn, mà bất cứ ai đã từng học một ngôn ngữ mới cũng sẽ trải qua những giai đoạn khó khăn như vậy, có thể bạn không cảm nhận được sự thay đổi, sự tiến bộ nhưng chỉ cần bạn không bỏ cuộc thì đến một lúc nào đó bạn sẽ phải cảm ơn chính bản thân mình vì đã lựa  chọn tiếp tục cố gắng. Mọi thứ đều có giá của nó, cái giá cho sự thay đổi lớn này là thời gian và sự kiên trì của bạn. Cứ đi rồi sẽ tới. Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện! Hy vọng các bạn sẽ có những câu chuyện đầy cảm hứng về quá trình học tiếng Anh của mình để chia sẻ cùng mọi người.

Đi chậm mà chắc, từ từ từng bước một. Nuôi dưỡng đam mê, thích thú. Mỗi ngày học là một ngày vui thì sẽ nhớ rất lâu. Biến ngoại ngữ thành ngôn ngữ hằng ngày bằng cách “tự kỷ” :)) tự nói chuyện 1 mình bằng tiếng Anh, đọc tên đồ vật trong nhà bằng tiếng Anh… cố gắng sử dụng 24/24 ^^

Phải có nền tảng từ vựng vững chắc thì mới nghe, nói, đọc, viết được. Chăm chỉ, không bỏ cuộc, kiên trì với mục tiêu thì chắc chắn bạn sẽ thành công

Trên đây là tổng hợp 9 câu trả lời từ 27 cao thủ giỏi tiếng Anh. Mỗi người đều sẽ có phương pháp, mục tiêu khác nhau khi học. Để thành công thì vẫn là động lực, mục tiêu học của bạn. Cách bạn đối xử tiếng Anh hằng ngày như thế nào thì sẽ mang lại kết quả xứng đáng. Học chắc, học chuẩn bằng việc bắt đầu từ phát âm, từ vựng, kết hợp 4 kỹ năng nghe nói đọc viết, rèn luyện ngữ pháp trong quá trình học.

Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường. 

 ⏩⏩⏩ Nếu bạn còn đang lo lắng, băn khoăn không biết học từ đâu và như thế nào? Để lại thông tin ở bên dưới để Step Up tư vấn miễn phí giúp bạn. Biết đâu chính bạn cũng sẽ bất ngờ với phương pháp học của Step Up đấy.

From Step Up with love <3

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

5 kênh Youtube học tiếng Anh qua video nhất định bạn phải biết

5 kênh Youtube học tiếng Anh qua video nhất định bạn phải biết

Bạn có biết, học tiếng Anh qua video là một cách rất hiệu quả để  tự học tiếng Anh giao tiếp? Hiểu được nhưng hết những nỗi khổ của người học, ngày nay, các video học tiếng Anh đều được thiết kế sao cho người học có thể tiếp thu một cách tốt nhất có thể mà lại không thấy nhàm chán. Vậy làm sao để khai thác các kênh video này một cách hiệu quả nhất?

1. Phương pháp học tiếng Anh qua video hiệu quả

2 chữ “phương pháp” nghe có vẻ khá máy móc và phức tạp. Nhưng đừng lo. Để có thể tự học tiếng Anh qua video hiệu quả, bạn chỉ cần thực hiện một vài bước sau đây:

1. Xác định rõ mục đích học

Có rất nhiều kiểu học tiếng Anh khác nhau phục vụ cho các mục đích khác nhau. Có bạn học để thi cử thì sẽ xác định theo lộ trình chỉ ôn tập để thi cử. Nhưng học để giao tiếp thì bạn sẽ cần học cả từ vựng, luyện nghe tiếng Anh, luyện nói thường xuyên. Vậy mục đích học của bạn là gì? Hãy xác định rõ ràng trước khi bắt đầu học cùng các tài liệu nhé. 

2. Lựa chọn nội dung video phù hợp

Tương ứng với nhiều mục đích học khác nhau là nhiều kiểu video học tiếng Anh khác nhau để phục vụ cho từng mục đích đó. Ví dụ như nghe để nắm bắt thông tin và luyện tập phát âm thì có VOA, BBC,…Phục vụ giao tiếp sẽ các video với thời lượng từ 5-30 phút, các đoạn phim được cắt ra trong bộ,…để bạn hiểu được cách sử dụng từ ngữ hằng ngày. Hay các video về kinh tế, chính trị, giải trí, cuộc sống,..Với số lượng video lớn như vậy, việc chọn lọc trước khi bắt tay vào học là vô cùng cần thiết.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

3. Gắn bó với một kênh/một playlist nhất định là tốt nhất

Cách học tiếng Anh qua video hiệu quả chính là bạn phải gắn bó với một kênh/một playlist nhất định. Giống như đi học bên ngoài bạn không thể chạy từ trung tâm này sang trung tâm khác liên tục vậy. Việc chỉ học từ 1 đến 2 kênh một lúc sẽ giúp cho kiến thức của bạn được đồng nhất và có hệ thống chặt chẽ.

Gắn bó với một kênh/một playlist nhất định là tốt nhất

4. Sử dụng phụ đề hỗ trợ và ghi chép lại bằng sổ tay

Với những người mới bắt đầu, việc tự học tiếng Anh qua video vẫn còn khó bởi kỹ năng nghe vẫn chưa được tốt. Đừng lo lắng. Youtube hiện nay đã hỗ trợ tính năng phụ đề và điều chỉnh tốc độ trên hầu hết các video của họ, do đó hãy tận dụng chúng để tiện cho việc theo dõi. Ngoài ra, bạn cũng nên ghi chú lại những kiến thức mới vào sổ tay để tra cứu thêm sau khi đã xem video.

5. Học thêm từ vựng để xây dựng kiến thức nền

Học từ vựng chính là cách tốt nhất để bạn có thể hiểu các video một cách nhanh nhất. Đây chỉ là một bước để hỗ trợ cho việc học tiếng Anh qua video, ấy vậy mà có một số người lại mất nhiều thời gian để học từ vựng hơn là học video.

Đó là bởi họ chưa có cách học thông minh. Bạn có thể tham khảo 2 phương pháp của người Do Thái là Âm thanh tương tự và Truyện chêm trong sách Hack Não 1500 từ Tiếng Anh. Sử dụng nguyên lý bắc cầu tạm từ Tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ, kết hợp cùng các câu chuyện và hình ảnh sáng tạo được lồng ghép ý nghĩa của từ vựng, Hack Não 1500 từ Tiếng Anh sẽ giúp bạn chỉ mất 30 giây để học được một từ mới.

5 kênh Youtube học Tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Youtube là nguồn tài nguyên khổng lồ cung cấp cho bạn hàng triệu video học Tiếng Anh chất lượng. Trong phần cuối của bài viết, Step Up sẽ nói về một số kênh Youtube dạy tiếng Anh tốt nhất để bạn có thể lựa chọn.

 1. Step Up English

Với kênh Youtube của Step Up English, tại đây bạn có thể tìm thấy rất nhiều video hữu ích về Tiếng Anh giao tiếp như cách phát âm chuẩn, cách sử dụng từ khi giao tiếp với người bản xứ,…Không mang tính chất học thuật, Step Up English cung cấp rất nhiều video về phương pháp học thông minh, cách khai thác tốt nhất cuốn sách Hack Não 1500 từ Tiếng Anh để học từ vựng hiệu quả, các bản cover ca khúc nổi tiếng bằng Tiếng Anh,…

Với các nội dung bổ ích nhưng không kém phần đa dạng, được xây dựng theo phong cách dễ hiểu và gần gũi với giới trẻ, Step Up English chính là một kênh mà bạn không thể bỏ qua.

2. VOA Learning English

Lý do mà VOA Learning English rất phù hợp với người mới bắt đầu chính là việc kênh Youtube này chỉ sử dụng khoảng 1500 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất. Các video trên VOA chủ yếu là các bản tin có phụ đề được đọc ở một tốc độ chậm, dễ nghe bởi giọng đọc chuẩn của các phát thanh viên. Câu từ trên các bản tin này cũng tương đối ngắn và đơn giản. Do đó, đây là kênh Youtube rất phù hợp cho những bạn muốn luyện nghe Tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Ngoài ra, VOA đặc biệt chú trọng vào Anh – Mỹ do đó rất thích hợp cho những bạn muốn học theo phong cách Tiếng Anh này.

3. Learn English with Steve Ford

Kênh Youtube này bao gồm tất tần tật những gì bạn cần để học Tiếng Anh từ những bài học cơ bản như là từ vựng, ngữ pháp cho đến những bài nâng cao như Tiếng Anh dùng trong thương mại, luyện thi các chứng chỉ IELTS, TOEFL,… Với cách sắp xếp video có hệ thống và được chia theo chủ đề rõ ràng, bạn sẽ có một trải nghiệm vô cùng thoải mái với Learn English with Steve Ford.

Kênh Youtube này sẽ rất phù hợp với những bạn có định hướng học Tiếng Anh để thi các chứng chỉ như IELTS, TOEFL,… Bạn cũng có thể vừa học kênh này vừa kết hợp sử dụng cuốn sách Hack Não IELTS sẽ giúp bạn vừa có một lộ trình ôn luyện đúng đắn vừa nhớ được các từ vựng IELTS rất nhanh.

4. Rachel’s English

Rachel’s English là một kênh rất hữu ích với những bạn tự học Tiếng Anh qua video. Kênh Youtube này chuyên về phát âm, điều chỉnh âm điệu của giọng nói bởi Rachel từng là ca sĩ nên phát âm của cô cực chuẩn xác. Nếu bạn muốn có sở hữu ngữ điệu Tiếng Anh của người bản xứ thì đây chính là kênh Youtube mà bạn cần. Kênh Youtube này rất thích hợp với những bạn yêu thích kiểu phát âm Anh – Mỹ.

5. Dan Hauer

Mặc dù từng dính vào một số vụ lùm xùm trong quá khứ, nhưng không thể phủ nhận nội dung trên kênh của Dan Hauer là cực kỳ bổ ích cho những người mới học tiếng Anh. Là một người nước ngoài sống tại Việt Nam và biết nói Tiếng Việt, anh hiểu rõ những sai lầm mà người Việt hay mắc phải khi học tiếng Anh. Nội dung chủ yếu của kênh Youtube này bao gồm những sự thật hay về Tiếng Anh, được xây dựng với phong cách vui vẻ và gần gũi với người Việt nên rất dễ xem.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

Trên đây là cách học tiếng Anh qua video hiệu quả và một số kênh Youtube dạy tiếng Anh hay nhất. Step Up hi vọng bài viết này sẽ có ích với mong muốn tự học tiếng Anh tại nhà qua video của bạn. Chúc bạn thành công

 
 
 
 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Hé lộ điều ít ai biết về cách học tiếng Anh qua bài hát

Hé lộ điều ít ai biết về cách học tiếng Anh qua bài hát

Bạn biết những gì mang tất cả chúng ta lại với nhau? Âm nhạc.

Vì một lý do nào đó, âm nhạc được gọi là thứ “ngôn ngữ toàn cầu”.

Mỗi con người đều có một sự hiểu biết nhất định về nhịp điệu và giai điệu từ khi sinh ra, bạn không phải đi học mới có thể thưởng thức được nó! Bạn cũng có thể học tiếng Anh qua bài hát ngay cả khi bạn mới bắt đầu. Hãy để việc học tiếng Anh qua bài hát của bạn trở nên đầy cảm xúc và hiệu quả với phương pháp mà Step Up giới thiệu dưới đây. Cùng đọc và thực hành theo nhé!

1. Tại sao học tiếng Anh qua bài hát hiệu quả?

Thứ nhất: Âm nhạc giúp bạn tiếp thu ngôn ngữ mới hiệu quả 

Năm 1993, Đại học California của Mỹ phát hiện ra một hiện tượng gọi tên là  The Mozart Effect nhờ vào việc đánh đúng vào sở thích và tâm lý của mỗi người. Nghiên cứu cho thấy âm nhạc có khả năng làm tăng hiệu suất đối với các hoạt động của não bộ như tư duy, tập trung hay ghi nhớ.

Học tiếng Anh qua bài hát

Học tiếng Anh qua bài hát

Cũng theo nghiên cứu này, khi nghe nhạc, nhịp tim của chúng ta sẽ được làm chậm lại. Đồng thời não phải hoạt động mạnh mẽ, khiến các dây thần kinh về sáng tạo và cảm xúc được kích hoạt.

Do đó học tiếng Anh qua bài hát chính là liều thuốc ngọt ngào kích thích mọi giác quan, giúp bạn tiếp thu ngôn ngữ theo phản xạ tự nhiên của bản thân, đẩy lùi virus lười biếng.

Thứ 2: Âm nhạc giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn.

Có một sự thật rất buồn cười là bạn ngồi học thuộc lòng một bài reading thì mất rất nhiều thời gian mà lại nhanh quên. Trong khi chỉ cần nhạc dạo của bài hát yêu thích vang lên là có thể hát toàn bộ lời.

Âm nhạc có một năng lực kỳ lạ đó là giữ lại ở trong đầu ở chúng ta rất lâu. Nhờ vậy học qua các bài hát khiến chúng ta nhớ được rất nhiều từ và cụm từ. Và chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ bất ngờ về số lượng từ mình đã học và cảm thấy không thể quên được.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

 

Thứ 3: Học được văn hóa của người bản địa thông qua âm nhạc.

Các bài hát Âu Mỹ được viết ra chủ yếu để phục vụ người dân của họ nên ngôn ngữ rất thông dụng và dễ dàng áp dụng trong giao tiếp hàng ngày. Không chỉ học từ vựng, bạn học được cách diễn tả sự vật, sự việc một cách mượt mà và chính xác của người bản xứ. Khác với cách học bằng sách vở, việc ghi nhớ qua âm thanh cũng giúp bạn xây dựng khả năng phát âm và phản xạ nghe tiếng Anh.

Còn gì thích hơn việc vừa đu đưa theo bài hát bạn thích mà vẫn học được tiếng Anh. Nhưng có phải chỉ cần cắm tai nghe là từ vựng sẽ tự chui vào đầu? Hãy cùng xem các bước học tiếng Anh qua bài hát đạt hiệu quả nhất nhé.

2. Các bước học tiếng Anh qua bài hát

Cách học ngôn ngữ hiệu quả nhất chính là học một cách tự nhiên, không “nhồi nhét”. Tiếp xúc với nền văn hóa song hành cùng nó thông qua lịch sử, phong tục tập quán. Đặc biệt là qua âm nhạc là một trong số đó.

Các bài hát không chỉ thể hiện được cái hồn, cách nghĩ, cách nói của con người mà còn có sức hấp dẫn tuyệt vời, tạo động lực cho người học. Cùng thực hiện cách học tiếng Anh qua bài hát dưới đây để thấy sự hiệu quả.

Cách học tiếng Anh qua bài hát hay và thú vị nhất

Cách học tiếng Anh qua bài hát hay và thú vị nhất

Bước 1: Chọn bài hát

Bài hát thì có vô vàn thể loại, từ Pop, Ballad, R&B, Rap,… nên chọn cái nào đây?

Đối với bước đầu học, tiêu chí đó là: THÍCH VÀ DỄ HIỂU. Bạn cần lựa chọn các bài hát đúng gu sở thích và lời bài hát đủ dễ hiểu ngay từ khi bắt đầu. Tốt nhất là nên chọn những bài hát bất hủ với tiết tấu chậm rãi và đơn giản. Khi chọn bài hát, nhớ xem qua lời bài hát nhé.

Một số trang web tìm lyrics bài hát có thể kể đến như studynhac.vn, lyricstraining.com. Hay đơn giản hơn bạn có thể tải App Hack Não PRO về. Trong đó có list các bài hát Âu Mỹ và bài Step Up cover, được dịch chi tiết về nghĩa, cũng như take note các cụm từ cần học rõ ràng. B

ạn có thể xem playlist Cover của Step Up trên kênh youtube, hoặc gõ 1 bài hát bất kỳ trên Youtube + vietsub/kara là có cả kho nha khổng lồ để bạn chọn rồi.

Bước 2: Phát hiện từ vựng và cụm từ trong bài

Đừng phiêu theo giai điệu của bài hát mà quên mất mục đích chính của việc học nhé. Trong câu hát sẽ có những từ, cụm từ bạn chưa biết. Lúc này bạn cần take note lại, thêm vào sổ từ vựng cần học. Một từ riêng lẻ có thể chỉ có 1 nghĩa, nhưng ở trong bài hát sẽ tùy theo ngữ cảnh mà nghĩa có thể bị thay đổi. Đặc biệt là cách kết hợp các từ với nhau.

Theo sau đó là học cách phát âm chuẩn của từ. Đừng chỉ nhớ 1 chiều anh – Việt, bạn cũng cần ghi nhớ chiều Việt- Anh. Đặc biết là các phát âm chuẩn bản xứ. Có nhiều cách để bạn ghi nhớ từ vựng hiệu quả thông qua việc tra ý nghĩa của từ, tham khảo lời dịch sẵn có,…

Xem thêm: Nắm chắc 1500 từ và cụm từ cơ bản để hiểu ý nghĩa lời bài hát dễ dàng với sách Hack Não 1500 – Cuốn sách học từ vựng được 280.000+ học viên tin dùng.

Bước 3: Hát theo bài hát

Nếu đã xác định học tiếng Anh qua các bài hát thì không thể thiếu bước này. Đừng có tự ti rằng mình hát không hay, mình chưa từng hát. Vì bước này cực kỳ quan trọng để bạn có thể nhớ được ca từ và cách phát âm của câu hát đó.

Không chỉ có phát âm từng từ riêng lẻ mà sẽ có các phần nuốt âm, nối âm, những đoạn luyến láy làm thay đổi cách phát âm, trọng âm của câu.

Nhiều bạn hay nói rằng, ồ mình nghe thì có thể hiểu được nhưng đến khi nói ra bằng lời thì chịu.. Thì chính việc đọc hoặc hát theo lời bài hát chính là cách để bạn ôn tập lại các kiến thức đã học, nói ra thành lời bằng tiếng Anh. Lần sau khi nghe một thông tin đối thoại bạn có thể phản xạ lại được bởi bạn đã từng học, từng nói trước đó rồi..

Bước 4: Ôn lại từ vựng, cụm từ, cấu trúc đã học từ bài hát

Ở bước 2 bạn đã note các từ, cụm từ cần học rồi. Ôn tập chính là để chuyển các từ này từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn và mở rộng kho từ vựng. Lần sau bạn cần dùng từ nào là nhặt trong kho ra dùng thôi.

Bạn có thể ôn tập bằng việc nghe bài hát nhiều lần, ôn thông qua tự viết chuyện, qua các hình ảnh,…bằng bất cứ cảm xúc nào làm bạn hứng thú và nhớ được từ vựng đó.

Đơn giản hơn, bạn có thể tạo một playlist trong điện thoại các bài hát bạn yêu thích và nghe đi nghe lại nhiều lần, cả chủ động lẫn thụ động. Làm như vậy không chỉ giúp bạn ghi nhớ từ vựng một cách hiệu quả mà còn xây dựng thói quen học từ mới qua các bài hát một cách lâu bền. 

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

3. Danh sách 50 bài hát học tiếng Anh hay và dễ nhất cho người mới bắt đầu

Ngoài các bài hát trên App Hack Não PRO, Step Up gợi ý danh sách 50 bài hát với ca từ đơn giản để bạn có thể tự học và luyện nghe tiếng Anh ngay tại nhà. 

  1. We Don’t Talk Anymore – Charlie Puth
  2. Dangerously – Charlie Puth
  3. Alone – Alan Walker
  4. Sing Me To Sleep – Alan Walker
  5. Don’t Let Me Down – The Chainsmokers, Daya
  6. Closer – The Chainsmokers, Halsey
  7. Heathens – Twenty one pilots
  8. Cold water – Justin Bieber
  9. Tears – Clean Bandit
  10. Work – Rihanna, Drake
  11. Can’t Stop The Feeling – Justin Timberlake
  12. Treat You Better – Shawn Mendes
  13. I Hate You I Love You – gnash
  14. One Call Away – Charlie Puth
  15. Need You Now – Lady Antebellum
  16. I’m Gonna Lose You – Meghan Trainor ft. John Legend
  17. Beauty And The Beast – Ariana Grande ft. John Legend
  18. All Of Me – John Legend
  19. I’m Not The Only One
  20. Stay With Me – Sam Smith
  21. Lalala – Naughty Boy, Sam Smith
  22. Lay Me Down
  23. Shape Of You – Ed Sheeran 
  24.  Thinking Out Loud – Ed Sheeran 
  25. Blank Space – Taylor Swift
  26. I Don’t Wanna Live Forever – Zayn, Taylor Swift 
  27. Hello – Adele
  28. It Ain’t Me – Kygo, Selena Gomez
  29. Chandelier – Sia 
  30. Cheap Thrills – Sia
  31.  The Greatest – Sia 
  32. Malibu – Miley Cyrus
  33. Skinny Love – Birdy
  34. Something Just Like This – The Chainsmokers, Coldplay
  35. Symphony – Clean Bandi
  36.  Scared To Be Lonely – Martin Garixx
  37. Take Me To hCurch – Hozier
  38. Happy – Pharrell Williams
  39. Just Give Me A Reason – P!nk, Nate Ruess
  40.  Say Something – A Great Big World, Christina Aguilera
  41. Flashlight – Jessie J
  42. Counting Stars – One Republic
  43. 7 Years – Lukas Graham
  44. When I Was Your Man – Bruno Mars
  45. Stitches – Shawn Mendes
  46. Work Form Home – Fifth Harmony
  47. Lush Life – Zara Larsson
  48. Habits (Stay Hight) – Tove Lo
  49. Wake Me Up – Avicii
  50. I Love You 3000 – Stephanie Poetri

4. Kết luận

Học qua các bài hát là cách dễ nhất để bắt đầu học tiếng Anh. Nếu bình thường bạn quá bận rộn và không thể dành thêm một giây một phút nào để học thì với cách học này, bạn có thể đeo tai nghe và bắt đầu học tất cả mọi nơi như: trên đường đi làm, khi đang nấu ăn hay thậm chí là lúc đang tắm, giặt giũ …. Nếu chưa tìm được nguồn âm nhạc hay ho để học, hãy sử dụng App Hack Não PRO để học nhé.

Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Xem thêm: Các bài hát tiếng Anh hay nhất

 

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Công thức luyện nghe tiếng Anh cơ bản cho người mới bắt đầu

Công thức luyện nghe tiếng Anh cơ bản cho người mới bắt đầu

Khi bạn mới bắt đầu luyện nghe tiếng Anh, chắc hẳn bạn đã nghe được những câu như “Unnerstandin ’English’ skindahardsometimes,  yaknowhaddamean?”

Bạn có bất ngờ khi biết đó là cách người bản ngữ họ nói câu “Understanding English is kind of hard sometimes, you know what I mean?”

Bạn sẽ thấy rất nhiều người nói tiếng Anh nhanh và các từ nối với nhau rất nhiều. Ngay cả những cuốn sách tốt nhất để học tiếng Anh cũng nhắc đến điều này. Nếu bạn thấy khó khăn, đừng lo lắng, bài viết này Step Up sẽ giúp bạn có một lộ trình và phương pháp luyện nghe tiếng Anh hiệu quả.

cong thuc luyen nghe cho nguoi moi bat dau

Công thức luyện nghe cho người mới bắt đầu

1. Lưu ý khi học qua phương pháp luyện nghe tiếng Anh cơ bản

Kỹ năng nghe tiếng Anh tốt không những giúp bạn hiểu được ý mà người nói muốn truyền tải mà từ đó chỉnh sửa và chuẩn hóa phát âm của bản thân. Mặc dù vậy, người học gặp khá nhiều khó khăn khi học nghe do một số lý do chính sau đây:

  • Ngữ âm của người bản ngữ khác hẳn với ngữ âm của người Việt. Không có sự tương đồng giữa phiên âm và cách viết của từ, có rất nhiều từ có cách phát âm khác hẳn với cách viết của chúng. Nhiều người khi học từ mới chỉ tập trung vào việc nhớ nghĩa và mặt chữ nên khi nghe không thể nhận được từ dù đã học rồi.
  • Khi giao tiếp, người bản ngữ thường nói nhanh, đồng thời nhấn trọng âm và có sự nối âm giữa các từ làm cho một số từ có các phát âm hơi khác so với khi phát âm độc lập.
  • Khi học tiếng Anh, phần lớn mọi người rất ít khi luyện nghe, đặc biệt là rất nhiều học sinh chỉ luyện nghe qua cách nói của giáo viên thay vì luyện nghe thường xuyên qua các audio của người bản địa. 

Bản chất của việc luyện nghe là lặp lại đủ số lần. Giống như cách các em bé khi bắt đầu học nghe, dù chưa biết nói nhưng qua việc nghe lặp đi lặp lại người lớn nói chuyện đã có thể hiểu được một số câu đơn giản. Khi bạn nghe một câu lặp đi lặp lại, bạn sẽ quen với cách nối âm, nuốt âm cũng như ngữ điệu của câu đó, từ đó nâng cao cả kỹ năng nghe và nói. Bạn có thể tự học phát âm tiếng anh chuẩn ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn cải thiện rất nhiều kỹ năng nghe và kỹ năng nói.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

2. Tại sao học qua kỹ năng nghe lại quan trọng?

Chuyện kể rằng, có anh chàng người Pakistan 6 tuần học được 1026 từ và thắng giải học tiếng Anh nhờ việc nghe trong khi ngủ. Vì sao? Vì khi nghe sẽ chạm vào não bộ của bạn để lưu nhớ lại thông tin.

Thứ nhất, nghe ảnh hưởng đến phát âm. Để phát âm tốt thì bạn cần phải nghe được cách người bản ngữ nói và bắt chước cách phát âm tiếng Anh chuẩn của họ. Bên cạnh đó khi nghe bạn sẽ học được cách nhấn trọng âm và ngữ điệu một cách tự nhiên nhất, nếu chỉ học qua các quy tắc khô khan thì rất khó tưởng tượng được.

Thứ hai, việc nghe tiếng Anh giúp bạn mở rộng vốn từ vựng và cải thiện giao tiếp của bản thân. Trong các bài nghe, từ vựng thường được xuất hiện trong các ngữ cảnh cụ thể, vừa giúp bạn ghi nhớ và sử dụng từ chính xác khi có ngữ cảnh tương xứng.

Bạn hoàn hoàn có thể áp dụng qua phim ảnh hay cuốn sách học từ vựng thu hút hàng nghìn người học trong năm 2018: Hack Não 1500 từ tiếng Anh. Kết hợp từ việc sử dụng hình ảnh minh họa, phương pháp học thú vị ghi nhớ từ 30-50 từ mỗi ngày cho tới file nghe tiện lợi sử dụng trực tiếp trên điện thoại. Các đoạn hội thoại thực tế gắn liền với đời sống hằng ngày, phù hợp với văn hóa của người Việt Nam giúp bạn rèn luyện và tăng hiệu quả của việc luyện nghe tiếng Anh

3. Cách luyện nghe tiếng Anh cơ bản dành cho người mới bắt đầu

Lựa chọn tài liệu nghe

Đối với các bạn mới bắt đầu, khi chọn tài liệu nghe nên chọn những bài nói ngắn với tốc độ nói chậm, phát âm rõ ràng. Một số cách lựa chọn tài liệu nghe Step Up giới thiệu giúp bạn:

Các bài chỉ có một người nói là tốt nhất, thời lượng không quá dài để tránh việc bạn phải tiếp xúc với quá nhiều thông tin mới trong một khoản thời gian, khiến việc học không hiệu quả và nhanh chán.

Nếu bài nghe có đi kèm theo bài tập, hãy đọc trước đề một lượt trước khi nghe và gạch chân những từ khóa mình phải tìm.

Ở lần nghe đầu tiên. Do bạn mới tập nghe tiếng Anh cơ bản, bạn chưa cần cố gắng tìm ra đáp án chỉ cần nghe một lượt để biết được nội dung chính của bài nói cũng như xác định thông tin mình cần tìm ở đâu.

Từ lần thứ 2 bắt đầu tập trung vào những đoạn chứa từ khóa. Hãy kết hợp giữa hai phương pháp luyện nghe với transcript và nghe chép chính tả để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh của mình.

nghe tieng anh co ban

Luyện nghe tiếng Anh cơ bản

Cách luyện nghe cơ bản với transcript (bản dịch)

Đây là một trong những phương pháp luyện nghe tiếng Anh vô cùng hiệu quả. Hãy lựa chọn các bài nghe ngắn có kèm theo transcript nếu bạn mới bắt đầu luyện nghe tiếng Anh.

Đầu tiên, nghe qua 1 lần để xem bạn nắm bắt được những ý nào. Sau đó đọc transcript kèm theo gạch chân từ khóa, tra các từ, cấu trúc mà bạn chưa biết.

Khi đã hiểu nội dung, hãy đọc lại 1 lần. Đứng cố thuộc transcript mà chỉ cần nhớ các ý chính của bài nói.

Sau khi đã nắm được ý nghĩa cũng như cách đọc, bạn nên nghe lại lần nữa. Đừng lo lắng nếu bạn không thể nghe hết nội dung của bài. Hãy nghe thêm lần 2, 3 để hiểu toàn bộ bài nói.

Với các từ vựng và cấu trúc câu mới gặp, hãy ghi lại để học sau. Nhớ là phải thường xuyên ôn tập , liên tục mở rộng vốn từ vựng của bản thân đồng thời học nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp.

Vì bạn học được từ và các cấu trúc qua bài nghe, một văn cảnh cụ thể nên sẽ dễ dàng hơn so với các học chay đơn thuần. Đó là lý do tại sao nghe với transcript là một trong những cách ghi nhớ từ vựng hiệu quả và ứng dụng được ngay trong thực tiễn

Cách luyện nghe tiếng Anh cơ bản và chép chính tả

Nếu bạn đã làm quen được với ngữ âm của người bản ngữ và tích lũy được vốn từ nhất định, bạn có thể luyện nghe mà không cần đọc transcript trước đó mà chuyển sang nghe và chép lại.

Trước khi nghe hãy chuẩn bị bút và giấy cũng như tìm hiểu trước chủ đề của bài nghe là gì. Cố gắng chú ý vào bài nghe, vừa nghe vừa viết ra những gì mình nghe được, vì đọc độ viết của bạn không thể nhanh bằng tốc độ nói của người bản ngữ nên bạn có thể chỉ viết ra những ý chính và hoàn thành bài viết sau khi đã nghe xong theo trí nhớ của bản thân.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

Có thể phải nghe lại khá nhiều lần bạn mới có thể chép lại tương đối khoảng 50 – 70% nội dung của bài nói, đó cũng là chuyện hết sức dễ hiểu. Khi mới bắt đầu sẽ thấy rất khó, người bản ngữ nói quá nhanh, có nhiều từ mới mà bạn không biết, những từ đó lại là những từ khóa chính nếu không hiểu sẽ không nắm bắt được ý nghĩa của câu,… tuy nhiên đây chính là cách bạn đang cải thiện kỹ năng nghe của mình từng ngày. Hãy cứ tiếp tục cố gắng nghe, khi cảm thấy khá hài lòng với bản ghi của mình các bạn có thể so sánh nó với transcript có sẵn, sau đó hoàn thiện lại và học thêm những từ mới. Khi đã hiểu hết được nội dung lại bắt đầu nghe lại và chép lại. Cứ như vậy khả năng nghe cũng như phát âm và mặt chữ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

cach luyen nghe tieng anh co ban

Cách luyện nghe tiếng Anh cơ bản

Kết hợp giữa việc nghe thụ động với nghe chủ động để hình thành thói quen luyện nghe hằng ngày. Lựa chọn các tài liệu nghe phù hợp với trình độ và nghe những gì mình thích.

Ví dụ: Nếu bạn ưu thích âm nhạc, cuộc thi Britain’s Got Talent là một sự lựa chọn không tồi.

Phân bổ thời gian nghe hợp lý và luyện tập hàng ngày. Hãy dành một khoảng thời gian nhất định để luyện nghe cũng như học tiếng Anh, không nên học kiểu hôm nay không muốn học nên hôm sau sẽ học bù gấp đôi, vì bộ não của con người chỉ có thể tập trung và học hiệu quả nhất trong 45’ đầu nên hãy biết phân bổ thời gian học hợp lý. Xây dựng cho mình lịch trình học tiếng Anh hàng ngày khoa học nhất để nâng cao hiệu quả học tập.

Việc học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn có bí kíp học tiếng Anh hiệu quả trong tay. Chỉ cần luyện tập chăm chỉ, bạn sẽ thấy kết quả khác biệt rõ rệt. Cùng cố gắng nhé!

4. Bài tập luyện nghe tiếng Anh theo chủ đề

Các bài nói tiếng Anh theo chủ đề luôn được đa phần mọi người chọn khi luyện nghe tiếng Anh.  Vì nó tạo được sự liên kết cho bài nói, giúp người nghe dễ đoán được các từ mới và cung cấp thêm những thông tin và kiến thức thú vị. Giới thiệu 2 trang luyện nghe tiếng Anh được các bạn yêu thích nhất là Listen a minute và Elllo

Luyện nghe tiếng Anh cơ bản với Listen a minute

luyen nghe tieng anh theo chu de

Luyện nghe tiếng Anh theo chủ đề

Với những bạn chỉ vừa mới bắt đầu, các bài nghe trên Listenaminute là sự lựa chọn phù hợp. Đây là trang web tập hợp rất nhiều các bài nghe chỉ có thời lượng trong 1 phút, sử dụng các từ cơ bản nhất với tốc độ nói chậm và phát âm rõ ràng. Các bài nghe được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ A-Z, tuy nhiên khi nghe các bạn nên chọn chủ đề mình cảm thấy có hứng thú và những chủ đề liên quan đến nhau trong mỗi lần nghe. 2 chủ đề đơn giản khi bắt đầu luyện nghe bạn có thể tham khảo:

Bài nghe chủ đề Family

Bài nghe chủ đề Neighbours

Tăng tốc độ nghe với phần mềm luyện nghe tiếng Anh – Elllo

Sau khi đã làm quen với các bài nghe của Listenaminute và có thể dễ dàng nắm được ý của bài chỉ với 1-2 lần nghe đầu, bạn bắt đầu tăng độ khó với các bài nghe trên Elllo. Các bài nghe này hầu hết là các đoạn hội thoại giữa hai người, tốc độ nói tự nhiên và khá nhanh, ngoài ra còn có các âm thanh nhiễu khác thích hợp rèn luyện khả năng nghe ở mức độ cao hơn. Trang cũng có các bài nghe từ với các chủ đề từ cơ bản đến nâng cao, hãy bắt đầu luyện tập với các bài nghe ngắn và chủ đề cơ bản. Sau đó bạn có thể tăng độ khó của chủ đề cũng như độ dài của bài nghe. Chủ đề ngắn bạn có thể tham khảo như :

Chủ đề nghe Tokyo Life

Chủ đề nghe “The Guitar

bai nghe tieng anh theo chu de

Bài nghe tiếng Anh theo chủ đề

Đó là một số gợi ý để tập nghe tiếng Anh cơ bản với hình thức chủ động dành cho người mới bắt đầu.

Còn nghe thụ động thì nên chọn tài liệu thế nào?

Những lúc rảnh rỗi, bạn có thể bật các bản tin hoặc chương trình TV, phim bằng tiếng Anh. Bên cạnh việc nghe qua các tài liệu thực tế, nghe các đoạn hội thoại hoặc câu chuyện được ghi âm sẵn cũng là một cách tốt để luyện nghe thụ động.

Kết giữa việc nghe chủ động và bị động, Step Up cung cấp cho bạn thêm App Hack Não 1500. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng để nghe ở trên điện thoại máy tính. Toàn bộ bài nghe gồm 50 đoạn và chủ đề là những cuộc hội thoại, tình huống thú vị bằng tiếng Anh, phù hợp với việc luyện nghe cơ bản. Đây là ứng dụng đi kèm với cuốn sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh. Bạn hoàn toàn chủ động thời gian để nghe lại toàn bộ các cuộc hội thoại, đồng thời cuốn sách sẽ là phương pháp để bạn ứng dụng việc nghe qua transcript và nâng cao ghi nhớ bằng việc chép chính tả.

Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường. 

Kèm theo đó là các bài tập ứng dụng đi kèm để bạn nâng cao tiếng Anh, rèn luyện khả năng ghi nhớ từ vựng và ứng dụng thực tiễn trong giao tiếp hằng ngày. 

Xem thêm:  Sách luyện nghe tiếng Anh cơ bản

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

4 cách học tiếng Anh giao tiếp online miễn phí có thể bạn chưa biết

4 cách học tiếng Anh giao tiếp online miễn phí có thể bạn chưa biết

Bạn cần Tiếng Anh giao tiếp cho học tập, công việc?

Tuy nhiên bạn lại không thể sắp xếp thời gian đi học tại các trung tâm?

Bạn cần một phương pháp học tập khoa học, hiệu quả và tiện lợi?

Vậy tự học Tiếng Anh giao tiếp online chính là cái bạn cần. Chỉ cần sử dụng điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet, bạn có thể dễ dàng trau dồi kiến thức cho bản thân mỗi ngày. Chính bởi những lẽ đó, sau đây Step Up sẽ chỉ cho các bạn một số cách để có thể tự học Tiếng Anh giao tiếp online miễn phí.

 

1. Học tiếng anh giao tiếp online miễn phí

 

Ngày nay, chỉ bằng 1 cú click chuột, bạn có thể tìm được hàng trăm ngàn tài liệu giúp tự học Tiếng Anh giao tiếp online miễn phí. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ. Bạn cần phải có cho mình một cách học thông minh và một lộ trình phù hợp. Dưới đây sẽ là một vài cách để việc học giao tiếp của bạn hiệu quả.

 

Cách 1: Xác định khối lượng thời gian học

Tùy vào thời gian rảnh của bản thân, bạn có thể dành ra 30 phút, 1 tiếng, thậm chí là 2 tiếng mỗi ngày cho việc học. So với việc đi đến các trung tâm, việc tự học Tiếng Anh giao tiếp online tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Do đó, việc dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tự học là hoàn toàn có thể.

Một tuyệt chiêu giúp tăng hiệu quả trong học tập chính là: Hãy học vào buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy hoặc hoặc buổi chiều sau khi vừa nghỉ trưa. Hiệu quả như thế nào là tùy vào mỗi người, tuy nhiên thường thì năng suất làm việc của chúng ta sẽ có xu hướng giảm dần cho đến khi được nghỉ ngơi. Do đó hãy tận dụng những khoảng thời gian mà não bộ đang thật là “fresh” để học tập nhé.

sap xep thoi gian hoc tap mot cach thong minh

Sắp xếp thời gian học tập một cách thông minh sẽ đem lại hiệu quả cao

 

Cách 2: Học đúng trình độ bản thân

Sai lầm của rất nhiều người trong việc tự học Tiếng Anh giao tiếp online chính là học sai trình độ. Do không có một sự hướng dẫn cụ thể, bạn có thể sẽ bị “loạn” trong việc tìm ra một lộ trình học phù hợp. Bởi vậy, trước hết bạn nên chọn cho mình những tài liệu phù hợp với khả năng hiện tại của bản thân.

  • Trình độ Beginner: Bắt đầu từ những mẫu hội thoại, bài tập đơn giản, thuộc các chủ đề gần gũi và có giọng đọc chậm rãi, dễ nghe
  • Trình độ Intermediate: Khi đã khá hơn một chút, bạn có thể học với các bài tập khó hơn, có thể sử dụng các đoạn hội thoại trong các bộ phim, chương trình truyền hình với lời nói nhanh hơn, tự nhiên hơn. Ở giai đoạn này bạn nên dùng thật nhiều tài liệu mang chủ đề mà mình yêu thích để việc học trở nên có cảm xúc nhất.
  • Trình độ Advanced: Khi đã thành thạo Tiếng Anh giao tiếp, bạn nên luyện tập liên tục. Thay vì các đoạn hội thoại thông thường, bạn có thể theo dõi các buổi nói chuyện chuyên ngành hay các bài diễn thuyết truyền cảm hứng. Ngoài ra ở trình độ này, bạn cũng nên tìm cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh, thông qua các việc như mở rộng vốn từ, nâng tầm cách diễn đạt,… Điều này sẽ giúp bạn đi từ một người nói Tiếng Anh bình thường trở thành một bậc thầy trong giao tiếp Tiếng Anh đấy.

 

Cách 3: Tìm các phương pháp học thông minh

Nếu có thời gian rảnh rỗi, bạn cũng nên tra Google xem có những cách học nào hay ho, độc đáo của các “cao thủ trong nghề”. Chẳng hạn như phương pháp 80/20 giúp tập trung vào những yếu tố cần thiết, hay phương pháp học bằng hình ảnh giúp nâng cao ghi nhớ và phản xạ. Bạn cũng có thể tham khảo 2 phương pháp bao gồm “Âm thanh tương tự” và “Truyện chêm” của cuốn sách “Hack Não” 1500 từ vựng Tiếng Anh. “Âm thanh tương tự” dựa trên nguyên lý “bắc cầu tạm” giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt, sáng tạo các mẩu chuyện vui về cách phát âm của từng từ, có thể rút ngắn thời gian học một từ mới của bạn xuống còn 30 giây. Phương pháp này kết hợp với “Truyện chêm” gồm các tình huống chuẩn văn phong của người bản xứ sẽ đảm bảo cho việc học của bạn trở hấp dẫn, không lo nhàm chán.

Xem thêm tại: http://sachhacknao.stepup.edu.vn

 

Cách 4: Giải trí sau những giờ học căng thẳng

Cho dù có chăm chỉ đến đâu thì cũng đừng quên “nghỉ xả hơi, xơi Kitkat” nhé. Bạn có thể nạp lại năng lượng bằng các bộ phim, các ca khúc bằng Tiếng Anh. Đây cũng là một cách để bạn có thể vừa học vừa giải trí, tiết kiệm được nhiều công sức mà lại có hiệu quả rõ rệt.

giai tri sau gio hoc cang thang là vo cung can thiet

Giải trí sau những giờ học căng thẳng là điều vô cùng cần thiết

 

2. Phần mềm học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu

 

Có rất nhiều phần mềm hướng dẫn học Tiếng Anh giao tiếp online miễn phí có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh. Sau đây Step Up sẽ liệt kê một vài phần mềm rất thích hợp cho người mới bắt đầu như:

 

English Conversation Practice

Đúng như cái tên của nó, ứng dụng này chứa hơn 200 đoạn hội thoại khác nhau với nhiều chủ đề. Người học sẽ được trải nghiệm nhiều mẫu hội thoại khác nhau trong Tiếng Anh, hiểu hơn về cách hỏi và cách đối đáp của người bản xứ. Với các tính năng như ghi âm giọng nói, luyện tập đối thoại,… đây là một ứng dụng giúp luyện tập mà bạn không thể bỏ qua.

 

SpeakingPal English Tutor

Chứa tận 1000 đoạn hội thoại khác nhau ở mọi cấp độ, SpeakingPal phù hợp với tất cả những người tự học Tiếng Anh giao tiếp online. Điểm đặc biệt nhất của phần mềm này chính là việc bạn có thể “trò chuyện” với các nhân vật trong video và nhận phản hồi ngay tức thì. Không thể kiếm được một người bạn để cùng học giao tiếp ư? Sử dụng ngay SpeakingPal English Tutor.

 

Apps4Speaking

Đây là một ứng dụng khác khá giống với SpeakingPal English Tutor. Ứng dụng này dạy bạn học giao tiếp theo trình tự: Lắng nghe một đoạn hội thoại > Xem tranh và đọc bản chữ để hiểu ý nghĩa của đoạn hội thoại > Nhập vai vào một nhân vật trong đoạn hội thoại. Với công nghệ nhận diện giọng nói mới nhất, phần mềm này sẽ cho bạn cảm giác như đang nói chuyện với một người thực sự. Tiếc là ứng dụng này mới chỉ xuất hiện trên hệ điều hành Android.

 

“Hack” Não

Ứng dụng hỗ trợ nghe của cuốn sách “Hack Não” 1500 từ vựng Tiếng Anh. Phần mềm này sẽ giúp bạn “học đến đâu nghe đến đấy”, mọi lúc mọi nơi. Kết hợp cùng cuốn sách “Hack não” 1500 từ vựng Tiếng Anh, những âm thanh của Tiếng Anh sẽ được “cài đặt” sâu trong não bộ của bạn, dần dần tạo nên một phản xạ ngôn ngữ nhạy bén.

ung dung sach hack nao

Ứng dụng “Hack” não

 

Kết: Trên đây là tổng hợp những cách giúp bạn tự học Tiếng Anh giao tiếp online miễn phí. Ngoài ra còn rất nhiều những bí kíp khác để việc học giao tiếp online được trở nên hiệu quả sẽ được Step Up cập nhật trong các bài viết tiếp theo. Bởi việc học là một chân trời rộng lớn, Step Up chúc các bạn thành công trên con đường khám phá chân trời ấy, tìm ra cho mình những vùng đất hứa mới.

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Hung Pham Ngoc

 

Cẩm nang tự học tiếng Anh giao tiếp từ A-Z

Cẩm nang tự học tiếng Anh giao tiếp từ A-Z

Bạn có biết, phương pháp học thông minh chiếm tới 50% sự thành công trong việc tự học Tiếng Anh giao tiếp? Không bị máy móc như học Toán, Lý, Hóa, bạn hoàn toàn có thể học một cách tự nhiên, thoải mái, không bị gò bó bởi quá nhiều sách vở, “học mà như không học”. Vậy phải làm như thế nào? Sau đây Step Up sẽ giới thiệu cho các bạn cách để tự học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả.

1. Tự học Tiếng Anh giao tiếp

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, chúng ta có thể tiếp cận với hàng trăm hàng vạn tài liệu giúp tự học Tiếng Anh giao tiếp chỉ với một cú click. Tuy nhiên giữa vô vàn nguồn thông tin khác nhau, nên bắt đầu từ đâu để xây dựng một lộ trình tự học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả?

Tự học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

Tự học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

Chương 1: Học phát âm

Phát âm, phát âm, phát âm. Nghiên cứu trên 32 cao thủ khối A học tiếng Anh thì có đến 29 người chọn phát âm là thứ đầu tiên học.Hãy tưởng tượng, việc học Tiếng Anh giao tiếp cũng giống như xây một căn nhà. Muốn xây được nhà thì phải có một nền móng thật vững chắc. Bạn cần phải học phát âm đầu tiên bởi đây chính là nền tảng của việc tự học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả. Đã gọi là “giao tiếp” mà, cần phải phát âm sao cho thật chuẩn chứ.

Bước 1: Lựa chọn giọng điệu khi học phát âm tiếng Anh

Trên thế giới có rất nhiều nước nói Tiếng Anh, tuy nhiên có 2 giọng điệu được nhiều người học theo nhất là Anh – Anh và Anh – Mỹ. Bạn nên phân biệt rõ sự giống và khác nhau giữa 2 giọng điệu này và chọn cho mình 1 giọng để gắn bó. Nếu như bạn học mà không phân biệt sự khác nhau giữa Anh – Anh và Anh – Mỹ, sau này cách phát âm của bạn sẽ rất dễ bị “tạp” và không được hay.

Bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích, mong muốn của mình. Trong khi giọng Anh – Mỹ đem lại vẻ phóng khoáng, thoải mái hơn thì giọng Anh – Anh lại mang vẻ nghiêm trang, sang trọng hơn. Trong khi Anh – Mỹ xuất hiện trên rất nhiều các chương trình giải trí, các bộ phim truyền hình thì Anh – Anh xuất hiện rất nhiều trong học thuật. Mỗi giọng điệu đều có một thế mạnh riêng, do đó hãy xem xét thật kỹ và chọn cho mình ngữ điệu phù hợp nhất nhé.

Bước 2: Nắm vững 44 âm Tiếng Anh cơ bản

Trong Tiếng Anh giao tiếp có 44 âm Tiếng Anh cơ bản với cách đặt khẩu hình miệng và lưỡi khác so với Tiếng Việt. Do đó bạn cần làm quen với những âm này để có thể có một ngữ điệu giống với người bản xứ nhất. Hãy luyện tập hàng ngày cho tới khi thật thành thạo. Để hỗ trợ tốt hơn cho việc tự học, bạn có thể thử sử dụng ứng dụng hỗ trợ phát âm chuẩn tiếng Anh hoặc các video hướng dẫn phát âm Tiếng Anh trên Youtube.

44 âm Tiếng Anh cơ bản

44 âm Tiếng Anh cơ bản

Bước 3: Ngữ điệu trong tiếng Anh

Ngữ điệu là một phần mà người học Tiếng Anh cần phải chú ý để có thể nói được hay giống như người bản xứ. Đó là sự lên/xuống giọng khi nói và nó rất quan trọng bởi người nghe sẽ một phần dựa vào ngữ điệu để hiểu ý của bạn. Chẳng hạn như ở các câu trần thuật như “I am Sam”, bạn cần phải xuống giọng ở cuối câu. Tuy nhiên nếu lên giọng ở câu này sẽ cho thấy một sự phấn khích nhẹ và hoàn toàn không phù hợp trong các tình huống nghiêm trang, lịch sự. Do đó, bạn cần phải để ý kĩ và bắt chước ngữ điệu của người bản xứ.

Khác với Tiếng Việt, trong Tiếng Anh trọng âm là một phần không thể thiếu trong phát âm. Thứ nhất, trọng âm tạo ra sự chính xác. Chẳng hạn như từ History (Lịch sử) nếu bạn không đặt trọng âm ở âm “his” thì từ này rất dễ bị nhầm thành His Story (Câu chuyện của anh ấy). Thứ hai, việc luyện tập trọng âm chuẩn xác sẽ giúp cho giọng điệu của bạn giống với người bản xứ hơn rất nhiều.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

Bước 4: Ghi âm giọng nói và so sánh với giọng mẫu chuẩn

Bạn có thể ghi âm và nghe lại chính giọng nói của mình và so sánh với giọng mẫu để tìm ra lỗi sai và những điểm cần khắc phục. Một việc tưởng chừng như nhỏ nhặt này lại có thể giúp khả năng phát âm của bạn tăng lên đáng kể đấy.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: Hãy cố gắng dành thời gian cho việc học phát âm, bởi việc này sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong cả việc học nghe và nói – hai kỹ năng chủ chốt của Tiếng Anh giao tiếp. Tuy nhiên nếu bạn không thể phát âm một cách hoàn hảo như người bản xứ thì cũng đừng ngại. Cũng giống như người Việt có người nói ngọng, nói giọng vùng miền, trong Tiếng Anh nếu bạn phát âm không chuẩn một chút thì người ta vẫn có thể hiểu và nói chuyện với bạn bình thường. Vậy nên không việc gì phải lo lắng mà hãy luôn tự tin giao tiếp với mọi người nhé.

Chương 2: Học từ vựng

Từ vựng là chìa khóa của giao tiếp. Chỉ cần có từ vựng, mọi kỹ năng khác đều trở nên dễ dàng. Vậy cần học bao nhiêu từ vựng cho giỏi? Theo thống kê của tờ Economist (2013), một người bản xứ trưởng thành biết từ 20,000 đến 35,000 từ vựng. Tuy nhiên bạn không cần phải biết 35,000 từ để giỏi Tiếng Anh. Khả năng của mỗi người không giống nhau, cho nên chẳng có con số cố định nào cho biết bạn có thành thạo ngôn ngữ này hay không cả. Thường thì trong Tiếng Anh chỉ có từ 1500 đến 3600 từ vựng thông thạo nhất. Do đó vốn từ vựng của bạn chỉ cần ở trong khoảng này là được rồi. Vậy có những phương pháp nào để học 1500 từ vựng cơ bản này?

Phương pháp 1: Flashcard

Flashcard là công cụ nhỏ gọn có thể giúp bạn học từ vựng mọi lúc, mọi nơi. Mỗi khi rảnh rỗi như giờ giải lao, khi đang chờ xe,… bạn có thể lấy tập flashcard ra và xem lại từ mới mình đã học, rất tiện lợi. Do đó, flashcard rất được ưa chuộng bởi những người học ngoại ngữ. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại flashcard cho bạn chọn lựa: loại có từ vựng sẵn theo chủ đề và loại trắng trơn để bạn có thể tự mình viết. Ngoài ra bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm giấy nhớ.

Phương pháp 2: Học từ vựng bằng hình ảnh

Đây là phương pháp đã được rất nhiều trường học áp dụng thành công hiện nay. Hãy cố gắng tưởng tượng ra chân dung sự vật hiện tượng khi bạn học một từ mới, để mỗi khi nhắc lại từ mới đó thì chân dung này sẽ bật ra ngay trong đầu bạn.

Học Tiếng Anh bằng hình ảnh

Học Tiếng Anh bằng hình ảnh

Đây là phương pháp tự học Tiếng Anh giao tiếp cơ bản rất hiệu quả bởi hình ảnh là một ngôn ngữ chung, cho dù bạn là người Anh hay người Việt thì hình ảnh chiếc ô tô vẫn là chiếc ô tô chứ không thể nào là xe máy được. Cách học này sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian để dịch (Ví dụ học từ “Car” thì sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh chiếc ô tô thay vì phải dịch sang là “Ô tô” rồi mới hiểu ra nghĩa của từ) Ngoài ra bạn cũng sẽ luyện được phản xạ Tiếng Anh và cách tưởng tượng ra bối cảnh phục vụ cho việc tự học Tiếng Anh giao tiếp.

Phương pháp 3 : Học qua “Âm thanh tương tự” và “truyện chêm” của sách “Hack não 1500 từ vựng tiếng Anh”

Kết hợp 2 phương pháp trên và sáng tạo thêm theo cách học của người Do Thái “Âm thanh tương tự”, “Truyện chêm” kết hợp 50% hình ảnh minh họa cho từng từ sẽ giúp bạn chỉ mất 30 giây để học được một từ mới. Như vậy trung bình 1 ngày bạn sẽ học được từ 30 đến 50 từ. Cùng với ứng dụng nghe trên điện thoại để có thể nghe ngay khi học, các âm thanh của từ vựng sẽ đi vào trong tiềm thức, giúp bạn nhớ những từ mới rất lâu.

Phương pháp này dựa trên nguyên lý “Bắc cầu tạm” từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt, sáng tạo câu chuyện dựa trên ngữ nghĩa và cách đọc của từ. Đây là một cách học mới lạ và vô cùng thú vị. Kết hợp cùng phương pháp “Truyện chêm” tạo ra các câu chuyện và tình huống độc đáo mà vẫn chuẩn văn phong giao tiếp của người bản xứ, việc học sẽ không còn khô khan và nhàm chán như trước.

Phương pháp “Âm thanh tương tự” và “Truyện chêm”

Phương pháp “Âm thanh tương tự” và “Truyện chêm”

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: Trong tất cả các phần của lộ trình học Tiếng Anh giao tiếp cơ bản, đây là phần cần nhiều nỗ lực và sự kiên trì nhất. Tuy nhiên, “vạn sự khởi đầu nan”, chăm chỉ luyện tập đi luyện tập lại mỗi ngày sẽ hướng bạn đến thành công.

Xem thêm: Cách học tiếng Anh hiệu quả đẩy lùi mọi Virus ” lười biếng “, giúp bạn tìm được con đường học cho riêng mình và đạt được kết quả như mong đợi

Chương 3: Luyện nghe Tiếng Anh giao tiếp

Luyện nghe Tiếng Anh giao tiếp luôn là điều khó khăn nhất đối với nhiều người Việt. Nếu như các kỹ năng khác có “đúng/sai”, “tốt/chưa tốt” thì trong kỹ năng nghe chỉ có “hiểu/không hiểu”. Với việc học ngoại ngữ, sai thì có thể sửa chứ không hiểu thì chỉ còn nước học cho bằng hiểu thì thôi. Vậy làm sao để đi từ “không hiểu” sang “hiểu” một cách bài bản nhất?

Cách học nghe Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

Cách học nghe Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

Bước 1: Lựa chọn tài liệu nghe đúng trình độ của bản thân

Với những bạn mới bắt đầu học nghe, hãy bắt đầu bằng các mẫu hội thoại ngắn, đơn giản và thuộc các chủ đề dễ học. Bởi nếu bạn lựa chọn những tài liệu quá khó sẽ dẫn đến việc nghe mà không hiểu gì. Điều này rất dễ khiến cho bạn chán nản trong việc học tập. Hãy bắt đầu nghe ở tốc độ chậm, sau đó nâng dần lên. Một lời khuyên rất hữu ích cho những người mới bắt đầu học nghe đó chính là hãy làm thật nhiều các bài tập dạng nghe – điền vào chỗ trống. Các dạng bài tập này không chỉ giúp bạn luyện nghe mà còn giúp bạn làm quen dần với các mô hình đối thoại. Tài liệu luyện nghe dành cho người mới bắt đầu các bạn có thể tìm thấy rất nhiều trên Internet.

Khi đã đạt đến trình độ cao hơn, bạn có thể lựa chọn các cuộc đối thoại dài hơn để luyện nghe. Đặc biệt ở giai đoạn này bạn đã có thể bắt đầu nghe các chương trình truyền hình, phim truyện đời thường. Đừng quên sử dụng tính năng phụ đề (subtitle) và các bản chữ (transcript) để hỗ trợ cho việc học nhé. Để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất bạn cần:

  • Nghe đoạn hội thoại 1 hoặc 2 lượt, không cần dịch mà chỉ cần cố gắng đoán ra những ý chính và bối cảnh của đoạn hội thoại.
  • Nghe thêm 1 lần nữa, lần này là vừa nghe vừa đọc transcript. Bạn cũng nên cố gắng đọc nhẩm theo đoạn transcript này.

Đây là cách đã được rất nhiều “cao thủ Tiếng Anh” áp dụng thành công. Phương pháp này không chỉ giúp bạn luyện nghe mà còn luyện được khả năng phát âm của mình nữa.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

Bước 2: Nghe những gì mình thích

Như đã nói ở phần đầu bài viết, nghe những gì mình thích chính là cách để bạn “học mà như không học”. Với sự phát triển vượt bậc của truyền thông ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm được những nguồn luyện nghe ưa thích. Chẳng hạn như các bài hát, phim ảnh, tin tức, các bloggers, người nổi tiếng,… Vậy nên nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau những giờ phút luyện tập căng thẳng? Bật máy lên và xem những gì mình thích ngay thôi nào.

Bước 3: Nghe mọi lúc mọi nơi

Trong một ngày, chúng ta mất rất nhiều thời gian cho những việc như: làm việc nhà, chờ đợi,… Nếu bạn chưa biết, đây lại là những khoảng thời gian cực kì thích hợp để luyện nghe Tiếng Anh. Bởi những công việc trên là thường nhật và không yêu cầu sử dụng nhiều trí não, do đó đầu óc của chúng ta thường có xu hướng “đi lạc lên mây” khi làm những công việc này. Thay vào đó bạn có thể tận dụng khoảng thời gian này để tập trung nâng cao khả năng nghe của bản thân. Tài liệu luyện giao tiếp là rất nhiều, do đó hãy cố gắng sử dụng chúng mọi lúc mọi nơi nhé.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: Dù cho lúc mới bắt đầu thì rất khó, tuy nhiên khi đã quen rồi thì nghe lại là một việc vô cùng dễ dàng. Do đó đừng nản chí mà hãy tận dụng hết những lợi thế của việc học nghe nhé.

Chương 4: Luyện nói giao tiếp tiếng Anh

Hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc: Luyện nói với Luyện phát âm khác gì nhau? Luyện phát âm chỉ là cách bạn phát âm Tiếng Anh sao cho đúng. Còn luyện nói là cách mà bạn sử dụng Tiếng Anh để nói ra những suy nghĩ của mình, nói theo ý mình. Luyện phát âm chỉ là để phục vụ cho luyện nói. Trong lộ trình tự học Tiếng Anh giao tiếp cơ bản, luyện nói là một trong những khâu quan trọng nhất.

Nếu áp dụng đầy đủ kiến thức của các chương trên, hẳn bạn đã phải biết các mô hình hội thoại là như thế nào rồi. Việc cuối cùng là làm sao để có thể thực hành nói được như trong hội thoại? Chiếc chìa khóa giải đáp vấn đề này chính là luyện phản xạ.

Phản xạ là khi bạn nhận được một câu hỏi, bạn hiểu nó và có cách để đối đáp lại. Cách dễ dàng nhất để luyện phản xạ chính là kiếm cho mình một người bạn để cùng học. Đó là lý do vì sao tại các lớp dạy giao tiếp Tiếng Anh người ta thường ghép cặp các học viên với nhau. Việc có một người bạn để trò chuyện, trao đổi sẽ nâng cao khả năng nói của bạn lên đáng kể.

tan gau bang tieng anh

“Tán gẫu” bằng Tiếng Anh với bạn bè sẽ giúp tăng khả năng nói của bạn lên đáng kể

Vậy nếu không có ai để luyện tập thì sao? Có hai cách để bạn có thể luyện nói một cách trôi chảy:

Cách 1: Luyện nói trước gương

Nếu bạn vẫn còn ngại về khả năng phát âm Tiếng Anh của mình thì đây là một chiêu vô cùng hiệu quả. Việc nói trước gương không chỉ giúp bạn luyện nói một cách tự nhiên, mà còn giúp bạn quan sát khẩu hình miệng của mình. Từ đó bạn có thể so sánh với các video dạy phát âm để tìm ra những điểm thiếu sót trong cách phát âm của bản thân.

Cách 2: Cố gắng nói sao cho thật trôi chảy, không cần để ý ngữ pháp

Ngữ pháp là một yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong văn nói yếu tố này lại không được đặt lên hàng đầu. Một người ăn nói lưu loát nhưng sai ngữ pháp vẫn tự nhiên và cuốn hút hơn những người đúng ngữ pháp nhưng hay nói ậm ừ. Nếu không tin, bạn hoàn toàn có thể đối chiếu với Tiếng Việt. Vậy, cách để luyện nói hợp lý nhất là: Tập làm sao để có thể nói trôi chảy trước, sau đó lắng nghe lại lời nói của mình và điều chỉnh những lỗi sai trong ngữ pháp.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4: Người xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nói là một phần rất quan trọng của việc học Tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Ngoài việc nói làm sao cho lưu loát, hãy cố gắng “nâng trình” bằng cách mở rộng vốn từ, thực hành để cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh hằng  ngày.

Chương 5: Học ngữ pháp

Trong Tiếng Anh giao tiếp, điều quan trọng nhất bạn cần học là nghe, nói và phản xạ. Ngữ pháp chỉ đứng sau và bạn có thể học thêm trong lúc luyện nghe nói. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua phần này bởi ngữ pháp chuẩn sẽ giúp bạn giao tiếp hệt như người bản xứ.

Ngữ pháp thể hiện trong các mẫu câu. Do đó, tốt nhất bạn nên có một quyển sổ tay để ghi chép. Ghi chép cái gì? Chẳng hạn khi bạn xem một đoạn video hội thoại và bắt gặp một câu có cấu trúc lạ, điều bạn cần làm là chép câu đấy lại. Sau khi học giao tiếp xong, bạn có thể tra cứu ngữ pháp mới đó và áp dụng bằng cách tạo các ví dụ mới của riêng mình, từ đó áp dụng vào trong Tiếng Anh giao tiếp.

TỔNG KẾT CHƯƠNG  5: Đây là một chương ngắn bởi nếu quá chăm chú vào ngữ pháp, bạn sẽ mất đi phản xạ nói tự nhiên của mình vì mỗi khi nói lại phải đối chiếu xem có đúng ngữ pháp hay không. Hãy cố gắng tiếp thu ngữ pháp một cách tự nhiên nhất, bằng cách bắt chước các câu nói của người bản xứ mà bạn nghe được, thay vì lên một công thức và học thuộc như môn Toán. Thường thì khả năng ngữ pháp của bạn sẽ tiến bộ theo các kỹ năng khác, bạn chỉ cần để ý để lời nói không bị sai quá nhiều ngữ pháp dẫn đến truyền đạt sai ý nghĩ của mình là được.

2. Phần mềm tự học Tiếng Anh giao tiếp tại nhà:

Trong phần cuối của Cẩm nang tự học tiếng Anh giao tiếp từ A-Z, Step Up sẽ giới thiệu cho các bạn một số phần mềm tự học Tiếng Anh giao tiếp tại nhà. Học qua phần mềm cũng chính là cách học phổ biến nhất hiện nay bởi sự tiện lợi và sự độc đáo, thú vị. Cùng tìm hiểu xem có những phần mềm gì nhé.

Tự học tiếng anh giao tiếp qua phần mềm

Tự học tiếng anh giao tiếp qua phần mềm

– BBC Learning English

Đây là một ứng dụng chú trọng giúp bạn phát triển kỹ năng nghe và nói. Được phát triển bởi BBC – Kênh thông tấn xã của Anh, BBC Learning English rất phù hợp với người mới bắt đầu bởi giọng đọc chậm và chuẩn âm điệu. Khi nghe các chương trình trên ứng dụng này, hãy cố gắng phát âm theo một cách giống nhất có thể, điều này sẽ giúp bạn tăng cường khả năng nói một cách rõ rệt. 

– SpeakingPal English Tutor

Đây là ứng dụng luyện giao tiếp tuyệt vời mà ở đó bạn có thể “trò chuyện” với các nhân vật trong video và nhận phản hồi tức thì. Không chỉ vậy mà bạn còn có thể ghi âm và so sánh cách nói chuyện của mình với người bản xứ. Với khoảng 1000 đoạn hội thoại khác nhau ở mọi cấp độ, SpeakingPal English Tutor sẽ là ứng dụng luyện giao tiếp mà bạn không thể bỏ qua.

– English Conversation Practice

Ứng dụng này chứa hơn 200 đoạn hội thoại được chia thành nhiều chủ đề khác nhau. English Conversation Practice có nhiều tính năng hữu ích như đặt câu hỏi sau mỗi đoạn hội thoại, chức năng ghi âm giọng nói, luyện tập đối thoại,… Đây chắc chắn sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp bạn tự học Tiếng Anh giao tiếp cơ bản.

– App Hack Não 1500 từ tiếng Anh: Đây là ứng đi kèm với sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh. Các từ vựng được chọn lọc trong sách xuất hiện trong 80% các cuộc hội thoại giao tiếp hằng ngày. Ứng dụng tiện lợi với giọng đọc bản xứ để tăng khả năng nghe của bạn. 50 cuộc hội thoại là 50 chủ đề thông dụng nhất với người học tiếng Anh với văn phong phù hợp với văn hóa, phong tục của người Việt Nam 

Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường. 

KẾT LUẬN: Tự học Tiếng Anh giao tiếp là một quá trình dài đòi hỏi bạn phải bỏ nhiều công sức. Có thể với những bạn khác nhau tiến độ học tập cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên không hề có “lối tắt” nào giúp bạn học thật nhanh cả. Chỉ có cách học thông minh sẽ đem lại hiệu quả cao cho bạn. Đó chính là việc học với thật nhiều cảm xúc, vừa học vừa tưởng tượng ra bối cảnh giao tiếp. Các bạn có thể tìm mua cuốn sách “Hack não” 1500 từ Tiếng Anh để tham khảo 2 phương pháp học cực kỳ thông minh “Âm thanh tương tự” và “Truyện chêm” giúp nâng cao vốn từ vựng một cách nhanh chóng nhé.

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Hung Pham Ngoc

 

 

Bật bí 7 bộ phim giúp bạn học tiếng Anh qua phim hiệu quả

Bật bí 7 bộ phim giúp bạn học tiếng Anh qua phim hiệu quả

OMG! What the hell is going on? Suit up! Timing is a bitch!…

Chắc hẳn khi học tiếng Anh qua phim, bạn sẽ gặp 1 số câu ở ví dụ trên. Nhìn qua có thể là một câu nói hơi tục đấy. Nhưng khi xem phim, bạn sẽ hiểu được cả nhân vật, ngữ cảnh, nội dung và hiểu ý nghĩa của nó tương ứng với hoàn cảnh cụ thể. Đó là cách mà nhiều người đang áp dụng họ để học tiếng Anh. Lưu lại những câu nói hay, ý nghĩa, biết cách sử dụng tiếng Anh tình huống cụ thể,…chứ không phải nói bồi tiếng Anh.

Vậy những người mới bắt đầu thì lựa chọn phim nào? Cách học tiếng Anh qua phim nào hiệu quả nhất? Bài viết này Step Up sẽ giới thiệu 7 bộ phim kinh điển dành cho người học và hướng dẫn phương pháp học qua phim giúp bạn nâng cao khả năng tiếng Anh.

1. Học tiếng Anh qua phim với 7 bộ phim hay nhất

7 bộ phim dưới đây được liệt kê theo thứ tự từ cơ bản cho đến nâng cao cho người học tiếng Anh. Với cách học tiếng Anh qua phim này có nhiều lời thoại, các diễn viên nói với tốc độ tự nhiên và thường sử dụng các từ thông dụng trong giao tiếp hàng ngày. Điều này giúp bạn dễ dàng hiểu nội dung phim, tổng hợp lại các từ mới, kết hợp với các phương pháp học từ vựng tiếng Anh sẽ là cách để bạn tăng khả năng nghe và giao tiếp hiệu quả.

1. ADVENTURE TIME

hoc phim tieng anh

Phim học tiếng Anh

Adventure Time là một series phim hoạt hình tiếng Anh đình đám của đài Cartoon Network bắt đầu phát sóng từ năm 2010. Một series phim hoạt hình vui nhộn, hoành tráng và đầy màu sắc dành cho những bạn ưu thích thể loại này.

Series là hơn 300 chuyến phiêu lưu dài 11 phút, phát trong 9 mùa, có rất nhiều cách nói hay và các cụm từ thông dụng trong giao tiếp hàng ngày, cách nói khá chậm phù hợp với các bạn mới bắt đầu. Bộ phim kể về những cuộc phiêu lưu trong một thế giới hậu khải huyền của cậu bé Finn và một chú chó có phép thuật tên Jake, cũng đồng thời là anh nuôi/bạn thân của cậu.

Đây đúng là một phim hoạt hình, nhưng lại  không hoàn toàn là loại phim “không cần dùng đến não” dành cho trẻ con. Có nhiều đoạn phim nói đến những chủ đề phức tạp và có ý nghĩa lớn được ẩn dụ trong những câu chuyện tưởng như phức tạp, ngoài ra cũng có nhiều những trích đoạn mà những khán giả nhỏ tuổi sẽ không thể hiểu hết được.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

2. EXTRA ENGLISH

phim tieng anh

Phim tiếng Anh

Đây là bộ phim tuyệt vời dành cho những bạn mới bắt đầu giúp cải thiện rất lớn kỹ năng nghe và tự học phát âm tiếng Anh với cách nói chậm, chính xác và phát âm rất chuẩn của hầu hết các diễn viên trong phim.

Extra English gồm có 30 tập, mỗi tập không quá 30 phút, sẽ không gây cảm giác mệt mỏi cho người mới bắt đầu vì phải tiếp xúc quá nhiều thông tin mới trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, nội dung hài hước, mang tính giải trí cao, cách diễn đạt trực quan, sinh động là một động lực lớn cho người học. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của Nick, Bridget, Annie và Hector.

Hector là một người mới chuyển từ Argentina đến Anh Quốc và có vốn tiếng Anh rất “khiêm tốn”, anh phải tìm những người bạn bản xứ để cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình. Chính vì vậy, 3 người bạn đã rất vất vả để dạy Hector học tiếng Anh. Do hoàn cảnh của Hector trong Extra English có nhiều điểm tương đồng với khán giả. Những người cũng đang vật lộn với tiếng Anh nên người xem có thể hiểu được hoàn toàn nội dung của câu chuyện. Mỗi tập là một câu chuyện khác nhau, không liên quan quá nhiều đến các tập trước, gồm rất nhiều các từ ngữ và câu sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Đây được coi là cách học tiếng Anh qua phim truyền cảm hứng cho những người mới học trên toàn thế giới.

3. F.R.I.E.N.D.S

phim tieng anh

Phim tiếng Anh

Đây cũng là một bộ phim dành cho những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh qua phim. Tuy nhiên sẽ ở trình độ cao hơn một chút so với Extra English. Bộ phim được sử dụng hầu hết ở các trung tâm tiếng Anh trên nước Mỹ, một công cụ tuyệt vời để cải thiện kỹ năng nghe nói và phản xạ ngôn ngữ.

Friends là một trong những hài kịch tình huống nổi tiếng của truyền hình Mỹ, kể về cuộc sống của 6 người bạn sinh sống tại khu Greenwich Village của New York.

Một điều đặc biệt là bộ phim mang lại cho khán giả một cái nhìn cực kì chính xác và chân thật về xã hội Mỹ, về phong cách sống, cách tư duy và ứng xử của người Mỹ.

4. HOW I MET YOUR MOTHER

phim tieng anh

Phim học tiếng Anh hay

Có lẽ đây không phải lần đầu tiên bạn nghe thấy tên bộ phim này. Đây có thể coi là phiên bản hiện đại của Friends.  Phim có nội dung đời thường, giúp bạn học được rất nhiều cách giao tiếp và các idioms thông minh, thú vị mà dân bản địa hay sử dụng.

How I met your mother được biết đến như một series phim cực kỳ độc đáo cùng nhiều yếu tố hài hước, bất ngờ và nội dụng cuốn hút. Nhân vật chính của bộ phim là Ted Mosby, người cha đang kể lại cho hai đứa con về việc anh ta đã gặp vợ mình như thế nào. Bên cạnh đó là những hành trình thú vị và đầy màu sắc của Ted và 4 người bạn chí cốt. Bộ phim mang đến những câu chuyện đời thường về công việc, tình yêu và cuộc sống đậm chất Mỹ.

5. FORREST GUMP

phim tieng anh

Phim học tiếng Anh hay

Ra đời vào năm 1994, Forrest Gump đạt được những thành công rực rỡ khi giành được ba giải Quả cầu vàng và sáu giải Oscar danh giá.

Bộ phim kể về cuộc đời của một người có chỉ số IQ 75 tên Forrest Gump, song hành là một giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước Mỹ. Trong khi chờ chuyến xe bus, nhân vật chính kể lại những câu chuyện mà mình đã trải qua với những người lạ với sự ngô nghê và thành thực. Cuộc đời cậu là một đầy rẫy những thăng trầm, những sự kiện không ngờ tới, nhưng Forrest cứ vậy mà đi qua chúng một cách nhẹ nhàng. Cậu không hề tính toán, phân tích hay kỳ vọng bất kỳ điều gì vào cuộc đời. Điều đặc biệt là bằng chính sự ngây thơ trong sáng đó đã giúp Forrest không những vượt qua được những biến cố trong cuộc đời mà còn giúp rất nhiều những người khác vươn lên trong cuộc sống. Bộ phim mang tới ý nghĩa to lớn về lòng trắc ẩn giữa người với người, sự sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau trong khổ đau. Nhân vật chính trong phim do gặp vấn đề về tâm lý nên phát âm tiếng Anh vô cùng chậm rãi, ngôn ngữ được sử dụng phim rất đơn giản và dễ hiểu. Đây là bộ phim kinh điển của nước Mỹ, cung cấp cho người xem nhiều điểm đặc biệt về văn hóa và lịch sử quốc gia này.

6. 500 DAYS OF SUMMER

phim tieng anh

Phim học tiếng Anh

500 days of summer là một bộ phim tình cảm lãng mạn với một số điểm khácấn tượng 7.8 trên bảng xếp hạng IMDB cùng với nhiều giải thưởng dành cho kịch bản phim. Câu chuyện kể dưới con mắt của nam nhân vật chính Tom Hansen về cuộc gặp gỡ của anh với cô gái xinh đẹp Summer. Nói một cách chính xác, bộ phim giống cuộc dạo chơi cảm xúc giữa 2 nhân vật chính: họ gặp nhau, yêu nhau, rồi chia xa, tên của bộ phim: 500 ngày – một con số xác định, như đã báo trước kết cục này. Bộ phim độc đáo ở tính chân thực và “đời thường” nó mang lại, cốt truyện độc đáo khác hẳn với những bộ phim hài lãng mạn thường thấy.

Ngôn từ được sử dụng trong phim rất đơn giản và dễ hiểu, các nhân vật nói khá chậm và phát âm rõ ràng, bên cạnh đó, vì câu chuyện kể theo góc nhìn từ phía 1 người nên cũng sẽ dễ dàng hơn để theo dõi mạch phim.

7. HARRY POTTER

hoc tieng anh qua phim

Phim học tiếng Anh

Harry Potter” đây có lẽ là cái tên mà chắc chắn ai cũng đã từng nghe qua không dưới một lần. Đây không chỉ đơn giản là series sách hay phim điện ảnh thành công nữa mà nó đã trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng suốt 2 thập kỷ. Đó là câu chuyện về những cuộc phiêu lưu của cậu bé sinh ra với vết sẹo hình tia chớp cùng những người bạn chống lại thế lực hắc ám. Bộ phim kết hợp nhiều thể loại: giả tưởng, kinh dị, phiêu lưu, lãng mạn,.. mang giá trị văn hóa và những bài học to lớn. Cũng có rất nhiều các thuật ngữ trong bộ phim đã được đưa vào từ điển Oxford.

Các nhân vật trong phim phát âm khá chuẩn, tuy nhiên sẽ phù hợp với trình độ nghe nâng cao hơn một chút với những người mới bắt đầu. Với những bạn đã từng xem bộ phim rồi thì đừng lo lắng vì các bạn đã hiểu được nội dung và nắm được các chi tiết của câu chuyện nên sẽ dễ dàng hơn trong việc nghe hiểu lời thoại của nhân vật. Còn với những bạn chưa xem bộ phim thì hãy xem một lần với phụ đề tiếng Việt, sau đó xem lại với phụ đề tiếng Anh, chắc chắn là bạn sẽ cảm thấy chỉ xem 1,2 lần là không đủ với một bộ phim như vậy.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

2. Cách học tiếng Anh qua phim hiệu quả

Câu hỏi được đặt ra: Phương pháp nào để bạn học tiếng Anh qua phim hiệu quả nhất? Nhiều bạn khi học bị ảnh hưởng quá nhiều bởi phụ đề Việt mà không tập trung nghe được diễn viên đang nói gì? Cùng thực hiện các bước dưới đây nhé!

Bước 1: Chọn phim

Ngoài top 7 bộ phim học tiếng Anh ở trên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các bộ phim khác lựa chọn với sở thích và trình độ của bản thân để đảm bảo bạn không bị chán khi nghe. Bởi nếu lựa chọn trình độ quá dễ bạn sẽ không có động lực vì toàn từ mới. Chọn phim quá khó thì bạn sẽ không thể hiểu được nội dung nào cả!

Bước 2: Tải phụ đề tiếng Anh cho phim

Bạn có thể lựa chọn các trang web có phụ đề tiếng Anh hoặc tải phụ đề tại https://subscene.com sau đó dùng phần mềm VLC để xem phim tùy chỉnh theo tốc độ bạn mong muốn

Bước 3: Xem phim và ghi chú

Giống như học tiếng Anh qua nhạc, bạn cần phải chuẩn bị sổ để ghi chép cẩn thận các từ mới, cụm từ trong bộ phim mà bạn chưa đoán được nghĩa.

Bước 4: Xem phim và giả vờ hiểu nội dung phim

Khi bạn đang xem phim mà gặp từ/đoạn khó nghe, hãy gán nghĩa mình suy đoán vào câu nói để đối phó với nó và cảm thấy thoải mái khi nghe tiếp. Bạn sẽ không nhất thiết hiểu 100% bộ dung phim mà chỉ cần nắm bắt được nội dung chính.

Bước 5: Nhại phim

Với những câu ngắn dưới 10 từ, các mẫu câu hay gặp trong phim hãy nhại lại giọng điệu trong phim để ngấm được nhịp điệu của phim. Trường hợp các đoạn dài bạn không nhại, có thể đưa ra các bình luận, nhận xét về nội dung của phim đó. Tưởng tượng như bạn là một bình luận viên game hoặc bình luận viên bóng đá vậy.

Học tiếng Anh qua các bộ phim là cách học đã được rất nhiều người áp dụng và đã thành công. Tuy nhiên bên cạnh việc tiếp thu kiến thức và từ vựng một cách ngẫu nhiên qua phim, bạn vẫn nên xây dựng cho mình một lịch trình học cụ thể. Đặt ra mục tiêu cho bản thân mỗi ngày phải học những gì, luyện nghe bao lâu, học theo phương pháp gì,… Đây là cách đã giúp rất nhiều bạn học thể học tới 50 từ vựng một ngày cùng với sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh của Step Up – học từ vựng một cách dễ dàng qua các câu chuyện thú vị, hài hước và cực kỳ dễ nhớ.

3. Lợi ích của việc học tiếng Anh qua phim

1. Bạn là một người lười

Đối với việc học tiếng Anh qua phim, bạn là một người lười hay thậm chí là một đứa siêu lười? Chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng bỏ ra hàng tiếng đồng hồ để xem phim đồng thời kết hợp luyện tiếng Anh cho bản thân. Vậy những bộ phim tiếng anh cho người mới bắt đầu liệu có làm bạn thích thú? Hãy nhớ rằng chỉ riêng với việc học tiếng anh qua phim cũng đã giúp bạn nâng cao kỹ năng nghe cũng như phát âm rồi đó.

Để việc học tiếng Anh qua phim trở nên dễ dàng và thú vị hơn thì cách học tối ưu nhất cho các bạn lười, siêu lười chính là xem đi xem lại những bộ phim tiếng Anh cho người mới bắt đầu càng nhiều lần càng tốt. Hãy cố gắng xem ít nhất 2 lần và không cần bận tâm đến việc học tiếng Anh nhé. Cách này sẽ giúp bạn rèn luyện đôi tai cũng như nhớ từ một cách bền hơn. Đây là phương pháp học tiếng Anh bị động, có hình thức giải trí cao, không gò bó hay ép buộc mà vẫn mang lại sự thay đổi đáng kể cho kỹ năng nghe của bạn.

2. Bạn là một người lười ít

Bản thân bạn là một người bận rộn tuy nhiên vẫn muốn cố gắng tranh thủ lúc xem phim để qua đó có thể thu nạp chút kiến thức tiếng Anh. Việc học tiếng anh qua phim ảnh ở cấp độ này là có kết hợp xem phim đồng thời chủ động hơn trong việc học tiếng Anh. Bạn sẽ không chỉ dừng lại ở việc cải thiện kỹ năng nghe, mà còn rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh một cách hiệu quả nữa. 

Cách học tiếng anh qua phim phim dành cho những bạn ở tuýp này như sau: Kết hợp xem phim học tiếng anh cho người mới bắt đầu và nói nhại theo các lời thoại hay của nhân vật trong phim. Hãy nhớ rằng bắt chước cả ngữ điệu nữa nhé.

3. Bạn là một người chăm chỉ

Nếu bạn là người có quyết tâm cao độ dành cho việc học tiếng Anh đồng thời coi xem phim là một cách để rèn luyện thì đây chắc chắn là phương pháp phù hợp nhất với bạn. Bởi vì bạn là một người chăm chỉ nên bản thân sẽ dành ra phần lớn thời gian ưu tiên cho việc học thay vì chỉ xem phim giải trí đơn thuần. 

Thế nhưng cấp độ này yêu cầu chúng ta cần phải nỗ lực, quyết tâm cũng như kiên trì. Bạn sẽ dần biến các bộ phim thành chất liệu học tiếng Anh. Bạn sẽ cần phải chia nhỏ bộ phim thành nhiều phần đồng thời học từng phần đó khi thành thạo.

4. Lộ trình và kế hoạch cho người học tiếng Anh qua phim

1. Học tiếng Anh qua phim cho người mới bắt đầu

Friends: Là bộ phim hài nổi tiếng của Mỹ gồm mười seasons, Friends nói về cuộc sống của những người bạn ở bên trong một thành phố Mỹ. Thông qua bộ phim, các bạn sẽ có thêm cái nhìn chân thật và rõ ràng hơn về xã hội, văn hoá cũng như con người của nước Mỹ.

Up: Up diễn tả lại câu chuyện của ông lão bán bóng bay 78 tuổi Carl Fredricksen, người mà cuối cùng đã thực hiện được mơ ước của cả cuộc đời bằng cách buộc hàng nghìn quả bóng vào nhà mình để bay đến thám hiểm các vùng hoang dã ở Nam Mỹ. Bộ phim đã dùng ngôn ngữ khá đơn giản, dễ hiểu, rất phù hợp cho người mới bắt đầu học tiếng Anh.

2. Học tiếng Anh qua phim cho người yêu thích tiếng Anh

The Social Network: Một bộ phim dựa theo cuốn sách The Accidental Billionaires: Sex, Money Betrayal and the Founding of Facebook là câu chuyện về quá trình hình thành và phát triển một cách nhanh chóng của mạng xã hội lớn nhất hiện nay: Facebook

Before Sunrise: Đây là bộ phim đầu tiên trong chuỗi 3 phim Before Sunrise – Before Sunset – Before Midnight của đạo diễn Richard Linklater. Ra mắt năm 1994, phim kể về Jesse và Celine, hai con người tình cờ gặp nhau trên chuyến tàu xuyên Âu. Họ bắt chuyện với nhau, nhận ra đối phương là một con người thú vị, và trong một phút bất chợt, họ quyết định sẽ cùng nhau xuống Vienna để thăm quan thành phố này.

3. Học tiếng Anh qua phim cho người luyện thi IELTS

Our Planet: Loạt phim tài liệu Our Planet đưa ra lời cảnh báo về sự nóng lên của toàn cầu, những môi trường sống bị hủy diệt và những loài động vật đang trên bờ vực tuyệt chủng, đồng thời gửi gắm tới người xem thông điệp: ‘Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn!’

Suits: Suits là một bộ phim truyền hình về luật pháp của Mỹ được tạo ra và viết bởi Aaron Korsh. Bộ phim xoay quanh hai anh chàng Mike Ross và Harvey Specter – hai con người có địa vị khác nhau, cùng nhau phối hợp giải quyết các vụ án, đòi lại công bằng cho thân chủ.

Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Xem thêm: Học tiếng Anh qua bài hát với 50 ca khúc hay và mới nhất

 
 
 
 
 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

 

Hướng dẫn luyện phát âm tiếng Anh chuẩn nhất dành cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn luyện phát âm tiếng Anh chuẩn nhất dành cho người mới bắt đầu

Theo một cuộc khảo sát của Step Up, trong 34 cao thủ tiếng Anh là dân khối A thì có tới 29 người khi bắt đầu đều chọn phát âm tiếng Anh trước. Bên cạnh đó, khẳng định việc học phát âm giúp họ nâng cao kỹ năng nghe cũng như nói trong giao tiếp. Vậy khi học phát âm thì học âm nào trước, nếu muốn tự học tiếng Anh online tại nhà thì nên học theo lộ trình nào, chọn tài liệu nào? Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn lộ trình luyện phát âm tiếng Anh chuẩn nhất cho người mới bắt đầu nhé!

1. Luyện phát âm chuẩn tiếng Anh

lo trinh hoc phat am trong tieng anh

Phát âm trong tiếng Anh

Cách phát âm trong tiếng Anh

Khi bắt đầu học cách phát âm tiếng Anh, có lẽ ai cũng có một thắc mắc: phát âm tiếng Anh có thể đánh vần giống như trong tiếng Việt hay không? Câu trả lời là có, tuy nhiên sẽ có những điều khác biệt giữa cách phát âm và tiếng Việt.

Trong tiếng Việt, khi nhìn vào một chữ cái hoặc từ, chúng ta có thể biết được cách phát âm của nó. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, khi nói đến một âm, nghĩa là ta đang nhắc đến một âm được phát ra, chứ không phải một chữ cái như trong tiếng Việt. Một âm trong tiếng Anh được đặt giữa hai dấu /…/. Một chữ cái tiếng Anh có thể có nhiều cách đọc tùy vào từng trường hợp.

Ví dụ:

trong từ “car”, chữ cái “a” được phát minh /a:/, nhưng trong từ “hand”, chữ cái “a” được phát âm /æ/.

Vì vậy phải phân biệt được sự khác biệt giữa chữ cái và âm. Khi phát âm từ tiếng Anh, bạn phát âm dựa vào phiên âm của nó, phiên âm của từ có thể là một hoặc nhiều âm kết hợp với nhau.

Ví dụ: “eye” /’ai/, head /hed/,…

Luyện phát âm tiếng Anh

Đối với người mới bắt đầu, muốn luyện phát âm chuẩn tiếng Anh trước hết cần nắm được bảng phiên âm Quốc tế IPA.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Bảng nguyên âm Quốc tế IPA

IPA  hay còn gọi Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ một cách chuẩn xác và riêng biệt. Bảng phiên âm quốc tế IPA gồm 44 âm cơ bản, 20 nguyên âm đều là âm hữu thanh và 24 phụ âm trong đó có 15 phụ âm hữu thanh và 9 phụ âm vô thanh.

bang phien am quoc te ipa

Bảng phiên âm Quốc tế IPA

Bảng phiên âm Quốc tế IPA được chia thành 2 phần chính. Phần phía trên màu xám chính là Nguyên âm (vowels) bao gồm 2 phần nhỏ hơn: màu xám nhạt là Nguyên âm đơn (Monophthongs) và phần xám đậm là Nguyên âm đôi (Diphthongs). Phần bên dưới màu vàng là Phụ âm (consonants). Khi học bảng phiên âm Quốc tế IPA, chúng ta sẽ học lần lượt từ Nguyên âm đơn, Nguyên âm đôi đến Phụ âm.

Nguyên âm (vowel sounds)

Nguyên âm được là những âm mà khi ta phát ra âm, luồng khí đi từ thanh quản lên môi không bị cản trở, một nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc có thể đứng trước hoặc sau các phụ âm.

Nguyên âm trong tiếng Anh bao gồm 12 nguyên âm đôi và 8 nguyên âm đơn. Lưu ý là tất cả các nguyên âm đều là âm hữu thanh, vì vậy khi đọc các âm này dây thanh quản đều rung, khi phát âm hãy đặt ngón tay lên cổ họng để cảm nhận được điều này.

Nguyên âm đơn (Monophthongs)

nguyen am don trong tieng anh

Nguyên âm đơn trong tiếng Anh

Có tất cả 12 nguyên âm đơn tất cả, chia thành 3 hàng và 4 cột, chúng ta sẽ học theo từng hàng.

Hàng 1

/i:/: Phát âm dài hơn âm “i” của tiếng Việt, khi phát âm lưỡi nâng cao, môi hơi mở sang 2 bên, âm phát âm trong khoang miệng và không thổi hơi ra ngoài.

/ɪ/: Phát âm giống âm “i” của tiếng Việt. Khi phát âm lưỡi hạ thấp, môi hơi mở rộng

/ʊ/: Phát âm gần giống âm “u” của tiếng Việt, khi phát âm môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp, hơi đẩy từ cổ họng ra

/u:/: Phát âm dài hơn âm “u” của tiếng Việt, khi phát âm môi hơi tròn, lưỡi nâng cao, phát âm trong khoang miệng và không thổi hơi ra ngoài

Điểm chung khi phát âm các âm này là miệng hơi đóng, và âm thanh được tạo ra từ phần trên của miệng. Đó cũng là lý do những âm này được đặt ở hàng đầu tiên.

Hàng 2

/e/: Phát âm ngắn hơn âm “e” của tiếng Việt, lưỡi hạ thấp và miệng mở rộng hơn khi phát âm âm /ɪ/

/ə/: Phát âm ngắn và nhẹ hơn âm “ơ”của tiếng Việt, khi phát âm môi hơi mở rộng và lưỡi hơi thả lỏng

/ɜ:/: Phát âm âm /ə/ rồi cong lưỡi, phát âm trong khoang miệng và không thổi hơi ra ngoài. Khi phát âm lưỡi cong lên, chạm vào vòng miệng, môi hơi mở rộng

/ɔ:/: Phát âm âm “o” trong tiếng Việt rồi cong lưỡi, phát âm trong khoang miệng và không thổi hơi ra ngoài. Khi phát âm lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng, tròn môi

Khi phát âm những âm này, miệng hơi mở rộng hơn so với các âm ở hàng 1, âm thanh được tạo ra từ phần giữa của miệng.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Hàng 3

/æ/: Phát âm giữa âm “a” và “e” của tiếng Việt, có cảm giác âm bị đè xuống thấp, khi phát âm miệng mở rộng sang hai bên, môi dưới và lưỡi hạ thấp

/ʌ/: Phát âm ở giữa âm “ă” và âm “ơ” của tiếng Việt, hơi bật ra ngoài. Khi phát âm lưỡi hơi nâng lên cao, miệng thu hẹp

/a:/: Phát âm dài hơn âm “a” của tiếng Việt, phát âm trong khoang miệng và không thổi hơi ra ngoài, khi phát âm lưỡi hạ thấp, miệng mở rộng

/ɒ/: Phát âm ngắn hơn âm “o” của tiếng Việt, khi phát âm lưỡi hạ thấp, môi hơi tròn

Khi phát âm những âm này, miệng hơi mở rộng hơn so với các âm ở hàng 2, âm thanh được tạo ra từ phần dưới của miệng.

Các bạn cũng có thể nhớ dựa vào các cột âm âm đơn, thứ tự các cột thể hiện vị trí của lưỡi khi phát âm. Với cột đầu tiên, lưỡi sẽ ở phần trước của miệng, lùi dần đến cột cuối cùng lưỡi đặt ở phần sau cùng của khoang miệng.

Nguyên âm đôi (Diphthongs)

Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghép từ hai nguyên âm đơn khác nhau. Với các nguyên âm đôi, chúng ta sẽ học theo các cột.

nguyen am doi trong tieng anh

Nguyên âm đôi trong tiếng Anh

 

Cột 1: Cột 1 là cột các nguyên âm đôi đi cùng với /ə/

ə/: Phát âm âm /ɪ/ rồi dần chuyển sang /ə/, khi phát âm lưỡi thụt dần về phía sau và môi dẹp thành hình tròn dần

/ʊə/: Phát âm âm /ʊ/ rồi dần chuyển sang /ə/, khi phát âm lưỡi đẩy dần ra phía trước, môi hơi mở ra

/eə/: Phát âm âm /e/ rồi dần chuyển sang /ə/, khi phát âm lưỡi thụt về phía sau, môi hơi thu hẹp

 

Cột 2: Cột 2 là cột các nguyên âm đôi đi cùng với /ɪ/

/eɪ/: Phát âm âm /e/ rồi chuyển dần sang /ɪ/ ,khi phát âm lưỡi hướng dần lên trên, môi dẹt dần sang 2 bên

ɪ/: Phát âm âm /ɔ/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, khi phát âm lưỡi nâng lên đồng thời đẩy dần ra phía trước, môi dẹt dần sang 2 bên

/aɪ/: Phát âm âm /a/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, khi phát âm lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần ra phía trước, môi dẹt dần sang 2 bên.

Lưu ý: Ở đây khi phát âm âm /ɪ/, ta hơi kéo dài âm /ɪ/ sao cho hơi giống với khi phát âm âm /i:/

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Cột 3: Cột 3 là cột các nguyên âm đôi đi cùng với /ʊ/

/ɔʊ/: Phát âm âm /ɔ/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, khi phát âm, lưỡi lùi dần về phía sau, khẩu hình môi từ hơi mở chuyển dần sang hơi tròn

/ɑʊ/: Phát âm âm /ɑ/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, khi phát âm lưỡi hơi thụt dần về phía sau, môi tròn dần

Lưu ý: Ở đây khi phát âm âm /ʊ/, ta cũng hơi kéo dài âm /ʊ/ sao cho hơi giống với khi phát âm âm /u:/

 

Phụ âm (consonants)

Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm với môi, răng, 2 môi va chạm… trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi được phối hợp với nguyên âm.

 

phu am trong tieng anh

Phụ âm trong tiếng Anh

 

Hàng 1 và Hàng 2: 2 hàng đầu thường được gọi là các cặp phụ âm đôi, vì những phụ âm đứng gần nhau có cách phát âm khá giống nhau, điểm khác là một là phụ âm vô thanh, một là phụ âm hữu thanh.

/p/ – /b/: Phát âm giống âm /p/ trong tiếng Việt, 2 môi chặn luồng khí bật ra. Đối với /p/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /b/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung

/t/ – /d/: Phát âm giống âm /t/ trong tiếng Việt, đầu lưỡi đặt dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Đối với /t/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /d/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung

/tʃ/ – /dʒ/: Phát âm giống âm /ch/ trong tiếng Việt, môi hơi tròn, chu về phía trước, luồng khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.  Đối với //, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với //, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung

/k/ – /g/: Phát âm giống âm /k/ của tiếng Việt. Đối với /k/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /g/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung

/f/ – /v/: Phát âm giống âm /ph/ trong tiếng Việt, hàm răng trên chạm nhẹ vào môi dưới. Đối với /f/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /v/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung

/θ/ – /ð/: Đặt đầu lưỡi ở vị trí giữa 2 hàm răng, luồng khí thoát ra từ giữa lưỡi và 2 hàm răng. Đối với /θ/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /ð/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung

/s/ – /z/: Đặt lưỡi lên hàm trên, luồng khí thoát ra từ giữa lợi và mặt lưỡi. Đối với /s/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /z/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung

/ʃ/ – /ʒ/: Môi chu ra, hướng về phía trước, mặt lưỡi chạm vào lợi.  Đối với /ʃ/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /ʒ/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung

Hàng 3 : thường được gọi là các phụ âm đơn

/m/: Phát âm giống âm /m/ trong tiếng Việt, khi phát âm hai môi ngậm, luồng khí thoát ra từ mũi, dây thanh quản rung

/n/: Luồng khí đi từ cổ họng qua mũi, đầu lưỡi chạm vào lợi trên, môi hé, dây thanh quản rung

/η/: Luồng khí đi từ cổ họng bị chặn ở lưỡi và qua mũi, phần sau của lưỡi cong lên, môi hé, dây thanh quản rung

/h/: Phát âm giống âm /h/ trong tiếng Việt, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra, môi hơi hé, không rung dây thanh quản

/l/: Cong lưỡi chạm hàm trên, môi mở rộng, dây thanh quản rung

/r/: Môi tròn, hơi chu về trước, lưỡi cong vào bên trong. Khi luồng khí thoát ra, môi tròn và mở rộng, dây thanh quản rung

/w/: Môi tròn, chu về phía trước, lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng, dây thanh quản rung

/j/: Nâng phần trước lưỡi lên cao, luồng khí thoát ra từ giữa lưỡi và ngạc cứng, dây thanh quản rung

 

Trên đây là cách phát âm chuẩn 44 âm cơ bản trong bảng phiên âm Quốc tế IPA. Để nắm vững được các âm cơ bản này, bạn cần luyện tập hàng ngày. Chuẩn bị 1 cái gương và 1 cốc nước. Hãy bắt chước cách phát âm của người bản ngữ, đặc biệt chú ý đến khẩu hình, cách đặt lưỡi, vành môi của họ, nhìn vào gương và bắt chước càng giống càng tốt, đọc thật chậm. Tua đi tua lại video để luyện tập đến khi giống mới thôi. Bạn có thể ghi âm lại phát âm của mình và so sánh với phát âm của người bản địa. 

Tham khảo thêm bài viềt : tự học phát âm tiếng anh chuẩn không tì vết sau 2 tháng.

Các hiện tượng ngữ âm trong tiếng Anh

Giống như trong tiếng Việt, tiếng Anh cũng có các hiện tượng ngữ âm từ cơ bản đến nâng cao. Dù bạn có phát âm chuẩn, nói rất nhanh, nhưng nếu không có trọng âm, ngữ điệu thì cũng không được coi là nói tiếng Anh tốt. Các hiện tượng này tạo nên sự liên kết giữa các âm , thêm màu sắc cho câu nói và giúp truyền tải cảm xúc, hàm ý của người nói. Đối với người mới bắt đầu, trước hết cần luyện tập từ phần cơ bản nhất là trọng âm, rồi đến nối âm, ngữ điệu,… Không chỉ là học thuộc hết quy tắc mà hãy luyện tập nói thường xuyên, ngoài ra bạn có thể xem các đoạn video, phim tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản địa nếu có điều kiện để học được cách nói của họ một cách tự nhiên nhất.

2. Tài liệu học phát âm tiếng Anh chuẩn

tai lieu hoc tieng anh chuan

Tài liệu học phát âm tiếng Anh chuẩn

 

Trên đây là lộ trình luyện phát âm tiếng Anh chuẩn nhất dành cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên khi học phát âm, bạn nên có người hướng dẫn và sửa lỗi cụ thể vì khi đã phát âm sai thì sẽ rất khó để sửa được, đồng thời cá nhân hóa lộ trình học cho phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bên cạnh đó bạn sẽ được trải nghiệm 2 phương pháp học từ vựng sáng tạo: phương pháp học từ qua chuyện chêm và âm thanh tương tự với sách Hack Não 1500 từ vựng tiếng Anh, giúp bạn có thể ghi nhớ 1500 từ chỉ trong vòng 50 ngày.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo bộ sách Mastering the American Accent của tác giả Lisa Mojsin. Cô là  người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc luyện phát âm và ngữ điệu đúng chuẩn Mỹ. Cô có thể được hơn 5 thứ tiếng, từ đó, cô hiểu rõ được những khó khăn mà người học gặp phải khi học một ngôn ngữ mới. Cuốn sách sẽ giúp bạn học được cách phát âm các âm tiếng Anh chuẩn nhất, từ đó hình thành được tư duy nhận biết cũng như phản xạ về ngôn ngữ. Ngoài ra, cuốn sách còn nêu ra những vấn đề khó khăn đối với những người Việt Nam khi học tiếng Anh (nối âm, nuốt âm) và đưa ra hướng dẫn cụ thể. Bạn có thể tải bản PDF cùng với các bài nghe Audio và học mọi lúc, mọi nơi.

3. Phần mềm luyện phát âm tiếng Anh miễn phí

Ngoài việc học qua tài liệu có sẵn, các bạn có thể luyện phát âm qua phần mềm luyện phát âm tiếng Anh để có một lộ trình bài bản và có thể kiểm tra được năng lực của bản thân.

Step Up sẽ giới thiệu đến bạn một phần mềm luyện phát âm miễn phí phổ biến hiện nay.

Phần mềm được rất nhiều các trường học và doanh nghiệp đánh giá cao, Pronunciation Power cũng được được đánh giá là một trong những phần mềm luyện tiếng anh giao tiếp tốt nhất giúp người học cải thiện cách phát âm.

phan mem hoc tieng anh mien phi

Phần mềm luyện phát âm tiếng Anh miễn phí

Pronunciation Power có nhiều tính năng thú vị, cung cấp cho bạn các bài học phát âm theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao. Bạn có thể tra cứu cách đọc chính xác các âm trong bảng phiên âm IPA, các chữ cái tiếng Anh cũng như cách phát âm các từ, ngữ điệu trong câu. Với mỗi một âm đều đi kèm với các bài tập luyện tập cùng với các trò chơi nhỏ giúp người học nhớ từ.

Phần mềm được thiết kế giao diện đồ họa sinh động, kèm theo các video cử động của cơ hàm, vòng miệng, lưỡi và lưỡi khi phát âm. Ngoài ra, có một tính năng rất hữu ích là người đọc có thể thu âm giọng của bản thân để so sánh với phát âm mẫu.

Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường. 

Không chỉ học phát âm mà bạn cần kết hợp với luyện kỹ năng nghe, nói và kết hợp với học từ vựng. Mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 30 phút để học tiếng Anh, tăng cường luyện tập giao tiếp tiếng Anh. Bạn có thể nói chuyện với người bản địa, với bạn bè hoặc thậm chí tập nói với mình qua gương. Chọn một chủ đề bất kỳ mà bản thân cảm thấy hứng thú và luyện tập. Kết hợp với các phương pháp học từ vựng hiệu quả để bạn có nền tảng tiếng Anh tốt nhất!

 

Bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh đầy đủ nhất

Bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh đầy đủ nhất

“Xanh đỏ tím vàng lục lam chàm tím!”

Bạn chỉ mất một giây để bạn đọc hết các màu sắc của cầu vồng, nhưng liệu với tiếng Anh bạn có thể đọc trôi chảy như vậy? Chủ đề về màu sắc là luôn là một chủ đề được mong chờ khi học các từ vựng tiếng Anh với nội dung thú vị mang đến động lực cho người học. Hôm nay hãy cùng Step Up học về những màu sắc trong tiếng Anh nhé!

1. Các màu cơ bản trong tiếng Anh

bảng màu sắc trong tiếng anh

Trong tiếng Anh cũng có rất nhiều các từ chỉ màu sắc. Khi bắt đầu, bạn nên học những màu mình yêu thích hoặc có ấn tượng, vì khi màu sắc nào đó có sự liên kết với cảm xúc và trải nghiệm của bản thân thì bạn sẽ nhớ được từ lâu hơn. Nhờ có sự liên kết cảm xúc vậy thì cách học từ vựng sẽ hiệu quả và lâu quên. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu với những màu sắc cơ bản nhất nhé!

 
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Màu trắng tiếng Anh là gì?

mau sac trong tieng anh

Màu sắc trong tiếng Anh

White /waɪt/: trắng

Trong tiếng Anh, màu trắng được coi là một màu sắc tích cực, gắn liền với sự tinh khiết, hồn nhiên, trong sáng.

Một số cụm từ, thành ngữ trong tiếng Anh liên quan đến màu trắng:

  • A white lie: Một lời nói dối vô hại
  • As white as a ghost: trắng bệch/ xanh như tàu lá
  • A white-collar worker: nhân viên văn phòng, thường là người làm việc ít nặng nhọc và có mức lương cao. Từ này bắt nguồn từ chiếc áo sơ mi với cổ trắng mà những người làm văn phòng như bác sĩ, luật sư, quản lý,… thường mặc.
  • White-livered: Nhát gan

Màu đỏ tiếng Anh là gì?

mau sac trong tieng anh

Màu sắc tiếng Anh

Red /red/: đỏ

Màu đỏ là chính là màu của lửa và máu, đi liền với sức mạnh, quyền lực, sự quyết tâm và nhiệt huyết, đây cũng là biểu tượng của sự đe dọa, nguy hiểm và chiến tranh.

Một số cụm từ, thành ngữ trong tiếng Anh liên quan đến màu đỏ:

  • Be in the red: ở trong tình cảnh nợ nần
  • The red carpet: thảm đỏ, được chào đón nồng hậu
  • Like a red rag to a bull; có khả năng làm ai đó tức giận
  • Catch somebody red-handed: bắt quả tang ai đó

Bạn sẽ ghi nhớ màu đỏ là red như thế nào?

Thay vì lặp lại red là màu đỏ (n lần) bạn có thể thử ghi nhớ theo phương pháp âm thanh tương tự sau:

Bạn có thể thử học theo phương pháp học qua âm thanh tương tự như sau:

Ví dụ khi học từ “red” – màu đỏ, hãy nhớ câu nói “Hôm nay trời RÉT đậm nhưng các sao Việt vẫn không ngại diện váy ngắn trên thảm ĐỎ”.

Từ “rét” giúp bạn nhớ đến cách phát âm, còn từ “đỏ” giúp bạn nhớ được nghĩa của từ.

Đây là một trong các phương pháp học sáng tạo trong cuốn sách Hack Não 1500 từ vựng tiếng Anh. Với phương pháp này, sẽ không khó để bạn học từ 30-50 từ vựng một ngày mà không cảm thấy nhàm chán hay nhồi nhét. Đi kèm với sách sẽ là 50% hình ảnh minh họa cho từng từ và hệ thống từ điển âm thanh đi kèm sử dụng tiện lợi trên điện thoại hoặc máy tính.

Màu đen tiếng Anh là gì?

mau tieng anh

Màu tiếng Anh

Black /blæk/: đen

Trong tiếng Anh, màu đen thường được biểu thị cho sự bí ẩn, sức mạnh, quyền lực và những điều tiêu cực.

Một số cụm từ, thành ngữ màu sắc trong tiếng Anh liên quan đến màu đen:

  • Black mood: tâm trạng tiêu cực, có thể là bối rối, giận dữ hay thất vọng
  • Black market: chợ đen, nơi những vụ buôn bán, trao đổi trái phép diễn ra
  • Black sheep (of the family): con cừu đen trong gia đình, biểu thị người khác biệt so với những người còn lại, thường không nhận được sự tôn trọng của các thành viên

Màu xanh da trời tiếng Anh là gì?

mau sac trong tieng anh

Màu sắc trong tiếng Anh

Blue /bluː/: xanh da trời

Một cuộc khảo sát của tạp chí YouGov (Mỹ) đã chỉ ra rằng xanh da trời chính là màu sắc được yêu thích nhất trong tất cả các màu tiếng Anh. Có đến 33% người tham gia khảo sát từ khắp các Quốc gia trên thế giới đã chọn xanh da trời là màu sắc ưu thích mà không hề lưỡng lự. Màu xanh da trời tượng trưng cho lòng trung thành, sức mạnh, trí tuệ và sự tin tưởng, hướng con người đến hòa bình và sự thư giãn, thả lỏng.

Một số cụm từ, thành ngữ trong tiếng Anh liên quan đến màu xanh da trời:

  • Blue blood: người có xuất thân từ gia đình quý tộc hoặc gia đình giàu có.
  • Blue ribbon: chất lượng cao, ưu tú
  • Out of the blue: bất ngờ
  • Once in a blue moon: hiếm khi xảy ra
  • True blue: là người đáng tin cậy
  • Blue-collar worker: những người thường làm các công việc tay chân và nhận lương theo giờ, thường có mức lương thấp hơn. Từ này bắt nguồn từ tiếng Anh-Mỹ, trước đây, những người công nhân thường mặc đồng phục màu xanh nước biển.

Màu xanh lá cây tiếng Anh là gì?

mau sac tieng anh

Màu sắc tiếng Anh

Green /griːn/: xanh lá cây

Trong tiếng Anh, màu xanh lá cây được tượng trưng cho sự phát triển, hòa thuận, bên cạnh đó màu xanh lá cây còn mang lại cảm xúc an toàn, đây cũng là lý do tại sao đèn giao thông có màu xanh lá. Đôi khi nó cũng mang ý nghĩa tiêu cực.

Một số cụm từ, thành ngữ trong tiếng Anh liên quan đến màu xanh lá cây

  • Give someone get the green light: cho phép ai đó làm điều gì, “bật đèn xanh”
  • Put more green into something: đầu từ nhiều tiền hoặc thời gian hơn vào việc gì đó
  • Green with envy: ghen tỵ với ai đó

Xem thêm:

Màu cam tiếng Anh là gì?

màu cam trong tiếng anh

Các màu trong tiếng Anh

Orange /ˈɒr.ɪndʒ/: màu cam

Màu cam có sự mạnh mẽ của màu đỏ và hạnh phúc của màu vàng. Gắn liền liền với sự vui tươi, nhẹ nhàng và tươi mát.

Màu vàng tiếng Anh là gì?

màu vàng trong tiếng anh

Màu sắc trong tiếng Anh

Yellow /ˈjel.əʊ/: Màu vàng

Màu vàng là mùa của mặt trời, gắn liền với cảm giác thụ hưởng hạnh phúc, cũng là màu của sự thông thái và mạnh mẽ.

Thành ngữ về màu vàng: Have yellow streak (biểu thị ai đó không dám làm gì đó)

Màu hồng tiếng Anh là gì?

màu hồng trong tiếng anh

Màu hồng trong tiếng Anh

Pink /pɪŋk/: hồng

Màu hồng tượng trưng cho sự chăm sóc, chu đáo, thân thiện và nữ tính, lãng mạn và tình yêu.

Một số cụm từ và thành ngữ về màu hồng:

  • Pink slip: giấy thông báo bị sa thải (cách nói ẩn dụ vì tờ giấy thông báo sa thải thường có màu hồng)
  • In the pink: có sức khỏe tốt
  • Pink-collar worker: chỉ những người lao động là phụ nữ, có lương và phúc lợi xã hội thấp: ý tá, chăm sóc người già và trẻ nhỏ, đánh máy,… Từ này bắt nguồn từ Anh Mỹ, vào những năm 50 của thế kỷ 20, nhân viên làm những công việc này thường mặc áo sơ mi sáng màu hồng.

Màu tím tiếng Anh là gì?

màu tím trong tiếng anh

Màu tím trong tiếng Anh

Purple /`pə:pl/: màu tím

Trong tiếng Anh, màu tím thường tượng trưng cho hoàng gia, tầng lớp quý tộc, gắn với sự sang trọng, quyền lực và tham vọng. Nó cũng là màu của sáng tạo, trí tuệ, bí ẩn, độc lập và ma thuật.

Một số cụm từ, thành ngữ trong tiếng Anh liên quan đến màu tím:

  • Purple with rage: giận dữ ai đó đến đỏ mặt tía tai
  • Born to the purple: chỉ những người được sinh ra trong gia đình hoàng tộc hoặc quý tộc.

Màu xám tiếng Anh là gì?

mau xam trong tieng anh

Màu xám trong tiếng Anh

Gray /greɪ/: xám

Màu xám là màu lạnh, trung tính và cân bằng. Màu xám là một màu sắc không cảm xúc, buồn rầu, ngoài ra còn mang ý nghĩa thực tế.

Một số cụm từ, thành ngữ trong tiếng Anh liên quan đến màu xám:

  • Grey matter: chất xám, trí thông minh
  • Gray-hair: tóc muối tiêu, hay màu tóc bạc, chỉ người già
  • Gray water: nước bẩn

Màu nâu tiếng Anh là gì?

màu nâu trong tiếng anh

Màu nâu trong tiếng Anh

Brown /braʊn/: nâu

Màu nâu là màu sắc thân thiện nhưng lại mang tính thực tế liên quan đến sự cẩn trọng, bảo vệ, thoải mái và sự giàu có về vật chất.

Một số cụm từ, thành ngữ trong tiếng Anh liên quan đến màu nâu:

  • To be browned off: tức giận, chán ngấy
  • Brown as a berry: màu da sạm nắng
  • In a brown study: Trầm ngâm suy nghĩ
  • To do brown: Đánh lừa ai đó

Đây là một số màu sắc cơ bản trong tiếng Anh, bên cạnh đó, các bạn cũng có thể ghép từ để nói về màu sắc ưa thích của bản thân.

Ví dụ:

  • Khi muốn nói về màu nhạt, ta thêm “bright” trước màu sắc: bright color (màu nhạt), bright green (xanh lá nhạt), bright pink (hồng nhạt),…
  • Tương tự khi nói muốn nói đến màu đậm, ta thêm “dark” trước màu sắc: dark blue (xanh biển đậm), dark purple (màu tím đậm)
  • Ngoài ra, bạn có thể sáng tạo bằng cách ghép các tính từ, danh từ để tạo nên những màu sắc đặc biệt khác: vintage color (màu hoài cổ), tomato-red (màu đỏ cà chua), milk-white (màu trắng sữa),…
 
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

 

2. Bảng màu trong tiếng Anh

bảng màu trong tiếng anh

Các màu sắc trong tiếng Anh

Cũng giống như trong tiếng Việt, các màu sắc trong tiếng Anh được chia thành màu nóng và màu lạnh, màu trung tính, màu đối lập, các màu tương tự,…

Màu nóng (warm color) gồm các màu như đỏ, vàng, cam, hồng,…; màu lạnh (cool color) gồm các màu: xanh, tím, xám,…

Bạn có thể học thêm một số cụm từ liên quan đến màu sắc: Color wheel: bảng màu, Neutral color: màu trung tính, Tones: tông màu, Shade: Độ đậm nhạt, Complementary color: màu bổ sung, Opposite color: màu đối lập,…

Kết hợp việc ghi nhớ bảng màu tiếng Anh bằng các cuốn sách học từ vựng hoặc đơn giản nhất là học trực tiếp thông qua đời sống hằng ngày. Nếu chưa biết màu đó là gì, hãy ghi chú lại, tra từ điển, tra hình ảnh,…sẽ cho bạn các ghi nhớ màu.

3. Bài tập từ vựng màu sắc trong tiếng Anh

Bài 1 : Điền từ vào ô trống

 White /waɪt/ (adj)  
  xanh da trời
  xanh lá cây
Yellow /ˈjel.əʊ/ (adj):  
Orange /ˈɒr.ɪndʒ/(adj):  
  hồng
Gray /greɪ/ (adj):   
Red /red/ (adj)  
  nâu
  màu be

Bài 2 : Điền nghĩa chính xác của những cụm từ dưới đây

  1. A white lie
  2. As white as a ghost
  3. Like a red rag to a bull:
  4. Catch somebody red-handed:
  5. Blue blood
  6. Blue ribbon
  7. Out of the blue
  8. Once in a blue moon:
  9. Purple with rage
  10. Born to the purple:
 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

Trên đây là một số màu cơ bản trong tiếng Anh cùng những cụm từ, thành ngữ liên quan đến chúng. Ngoài ra, khi học học từ vựng, hãy học cả những từ liên quan và những thành ngữ, cụm từ liên quan đến nó. Lên một lịch trình học tập hiệu quả sẽ là kết hợp việc thực hành nghe nói sẽ tăng căng cường khả năng tiếng Anh của bạn.