Trong cả văn nói lẫn văn viết, để khiến các câu, các đoạn liên kết với nhau hơn về mặt ý nghĩa, người ta thường sử dụng các liên từ kết hợp. Vậy liên từ kết hợp là gì? Có bao nhiêu loại liên từ kết hợp trong tiếng Anh? Cùng Step Up tìm hiểu tất tần tật về liên từ kết hợp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Liên từ kết hợp (Tiếng Anh: Coordinating Conjunctions), là những từ được dùng để kết nối hai (hoặc nhiều hơn) đơn vị từ tương đương nhau là 2 từ trong câu, 2 cụm từ hay 2 mệnh đề.
Ví dụ:
She is good at singing and dancing.
(Cô ấy hát và nhảy giỏi.)
He loves his family but is paternalistic.
(Anh ấy yêu gia đình của mình nhưng có tính gia trưởng.)
Liên từ kết hợp phải nằm giữa hai sự vật/sự việc mà nó kết nối với nhau.
Ví dụ:
I couldn’t believe him, for he cheated on me. => Câu đúng
For he cheated on me, I couldn’t believe him. => Câu sai
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trên đây là tất tần tật về liên từ kết hợp trong tiếng Anh. Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại liên từ này. Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều chủ điểm ngữ pháp khác tại Hack Não Ngữ Pháp – cuốn sách tổng ngữ pháp cơ bản dành cho người bắt đầu học tiếng Anh.
Step Up chúc bạn học tập tốt!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Trong ngữ pháp hay giao tiếp tiếng Anh, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp từ “Otherwise”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu Otherwise là gì và cách dùng của nó ra sao trong tiếng Anh. Trong bài viết hôm nay, Step Up chia sẻ với bạn tất tần tật về cấu trúc Otherwise và bài tập có đáp án giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi gặp phải.
Otherwise trong tiếng Anh mang nghĩa là “nếu không thì” thường dùng để diễn tả hai mệnh đề hoặc hai ý trái ngược nhau trong câu.
Ví dụ:
You should go home quickly, otherwise it will rain.
(Bạn nên về nhà nhanh chóng nếu không trời sẽ mưa.)
We have to go to work before 8:00 am, otherwise we will be punished.
(Chúng tôi phải đi làm trước 8 giờ sáng nếu không sẽ bị phạt.)
2. Cấu trúc otherwise và cách sử dụng
Dưới đây là cấu trúc chung và cách sử dụng cụ thể của cấu trúc otherwise trong tiếng Anh:
Cấu trúc otherwise
Cấu trúc otherwise mang nghĩa là kẻo, nếu không thì.
Otherwise + Mệnh đề
Ví dụ:
The kids have to get up before 7 a.m, otherwise they’ll be late for school.
(Lũ trẻ phải dậy trước 7 giờ sáng nếu không chúng sẽ bị trễ học.)
I have to cook dinner, otherwise the family will go hungry.
(Tôi phải nấu bữa tối nếu không cả nhà sẽ đói.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Otherwise được sử như một liên từ với nghĩa là “nếu không thì, ngoài ra thì, dẫu sao thì”. Khi sử dụng otherwise, hai mệnh đề phải được ngăn cách bởi dấu phẩy.
Ví dụ:
Be quiet, otherwise you will be punished.
(Hãy im lặng, nếu không bạn sẽ bị phạt.)
Hurry up, otherwise you’ll be late for class.
(Nhanh lên, nếu không bạn sẽ bị trễ giờ học.)
Cách dùng Otherwise trong câu điều kiện (đây là một dạng biến thể của câu điều kiện). Nếu sử dụng otherwise trong câu điều kiện, mệnh đề theo sau otherwise sẽ là điều kiện không có thực và được lùi một thì.
Ví dụ:
I have been using your computer, otherwise I wouldn’t have been able to complete the report.
(Tôi đã sử dụng máy tính của bạn, nếu không tôi sẽ không thể hoàn thành báo cáo.)
I studied hard otherwise I would have failed my exam.
(Tôi đã học chăm chỉ nếu không tôi đã trượt kỳ thi của mình.)
3. Phân biệt cấu trúc otherwise và however
However trong tiếng Anh có nghĩa là “tuy nhiên”. Từ này rất dễ bị nhầm lẫn với otherwise. Cùng phân biệt cấu trúc otherwise và however trong một số trường hợp dưới đây:
Phân biệt cấu trúc Otherwise và However khi đóng vai trò là trạng từ
Khi However là một trạng từ, thì được dùng để chỉ mức độ. Liền trước However là một tính từ hoặc trạng từ của nó.
Otherwise khi là trạng từ thường đi sau động từ.
Ví dụ:
She is unable to get good grades, however she received praise from her teacher.
(Cô ấy không thể đạt điểm cao, tuy nhiên cô ấy đã nhận được lời khen ngợi từ giáo viên của mình.)
I studied hard otherwise I would have failed my exam.
(Tôi đã học chăm chỉ nếu không tôi đã trượt kỳ thi của mình.)
Phân biệt cấu trúc otherwise và however khi đóng vai trò là một liên từ
However khi là một liên từ thì trước hoặc sau nó là một một mệnh đề, hay có thể đi liền sau một từ hoặc cụm từ đầu tiên của mệnh đề.
Otherwise khi ở vai trò là một liên từ mang nghĩa là “nếu không/kẻo”.
Lưu ý: Trong trường hợp hai mệnh đề ý nghĩa trái ngược nhau, however thường có nghĩa là “tuy nhiên/nhưng/dù sao”.
Ví dụ:
She didn’t study hard, however she still got good grades.
(Cô ấy không học chăm chỉ, nhưng cô ấy vẫn đạt điểm cao.)
Hy vọng bài viết giúp các bạn nắm rõ hơn về cấu trúc Otherwise trong tiếng Anh là gì cũng như cách dùng trong các trường hợp khác nhau. Step Up chúc các bạn chinh phục được Anh ngữ sớm nhất!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Trong tiếng Anh, người ta sử dụng liên từ tương quan theo từng cặp để kết nối các sự vật với nhau. Vậy liên từ tương quan là gì? Có bao nhiêu cặp liên từ tương quan trong tiếng Anh? Học ngay bài viết về trọn bộ kiến thức liên từ tương quan ngay dưới đây của Step Up để giải đáp những thắc mắc này nhé!
Liên từ tương quan ( tiếng Anh: Correlative conjunction) là những cặp từ nối có chức năng dùng để nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề.
Cặp liên từ tương quan luôn luôn phải đi với nhau và không thể tách rời được.
Ví dụ:
He is both intelligent and hardworking.
(Anh ấy vừa thông minh vừa chăm chỉ.)
No sooner did the kids finish their homework, than they went to play soccer.
(Ngay sau khi làm hoàn thành bài tập về nhà thì bọn trẻ đi chơi bóng đá.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trên đây là tất tần tật kiến thức về liên từ tương quan trong tiếng Anh. Loại liên từ này được áp dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng. Vì vậy bạn hãy cố gắng sử dụng thật nhiều trong thực tế để có thể nói tiếng Anh “xịn” hơn cũng như ghi nhớ lâu hơn. Step Up chúc bạn sớm thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Nếu bạn đang phân vân cấu trúc Avoid đi với V-ing hay To V thì bài viết sau đây của Step Up sẽ giải quyết câu hỏi đó chỉ trong vòng một nốt nhạc! Ngoài ra, để hiểu sâu hơn nữa về cấu trúc Avoid, cách dùng cấu trúc Avoid cũng như phân biệt cấu trúc này với cấu trúc Prevent thì hãy ngồi xuống và đọc đến cuối nhé!
Avoid là động từ trong tiếng Anh, mang nghĩa “tránh, né” một điều gì đó mà bạn không muốn làm, hoặc không tốt cho bản thân.
Hãy nhớ rằng Avoid đi với Danh từ, Đại từhoặc Danh động từ(động từ dạng V-ing), KHÔNG đi với to V.
Cấu trúc Avoid
Avoid + Noun/ Pronoun/ V-ing
Tránh khỏi điều gì
Ví dụ:
People still avoid crowded places due to the Covid 19.
Mọi người vẫn tránh những nơi đông người bởi vì Covid 19.
John is avoiding me. I don’t know what happened.
John đang tránh mặt tôi. Tôi không biết điều gì đã xảy ra.
My mom often avoids going to the supermarket on Sunday.
Mẹ tôi thường tránh đi tới siêu thị vào ngày Chủ Nhật.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Với nghĩa chung như đã đề cập ở trên thì không có quá nhiều sự khác biệt giữa hai cách dùng chính của Avoid đâu. Tuy nhiên bạn có thể đọc để hiểu sâu hơn về cấu trung Avoid nhé.
Nghĩa 1: Tránh xa, né tránh cái gì hoặc người nào đó
Ví dụ:
John doesn’t like kids, He always avoids going to the entertainment park.
John không thích trẻ con. Anh ấy luôn tránh đi tới các công viên giải trí.
Do you think Sarah is avoiding me?
Bạn có nghĩ Sarah đang tránh mặt tôi không?
Manager needs to avoid being too friendly with employees.
Quản lý cần tránh việc quá thân thiện với nhân viên.
Nghĩa 2: Khi cố ngăn một điều xấu xảy ra
Ví dụ:
To avoid car accidents, we should not drive too fast.
Để tránh tai nạn ô tô, chúng ta không nên lái xe quá nhanh.
Understanding different viewpoints is a good start toward avoiding conflict.
Hiểu được những quan điểm khác nhau sẽ là khởi đầu tốt để tránh mâu thuẫn.
I told John to leave the bar early to avoid fighting with some guys.
Tôi bảo John rời khỏi quán bar sớm để tránh đánh nhau với một số chàng trai.
Các bạn đã từng sử dụng cấu trúc Prevent trong tiếng Anh chưa? Cấu trúc này cũng mang nghĩa “không làm một điều gì đó” và thường bị lẫn với cấu trúc Avoid. Nhưng đừng lo vì sau bài viết này bạn sẽ không bị nhầm nữa đâu.
Xem ví dụ sau:
My mother tries to avoid going out during rush hour.
Mẹ tôi cố tránh ra ngoài vài giờ cao điểm.
My mother tries to prevent me from going out during rush hour.
Mẹ tôi cố ngăn tôi ra ngoài vào giờ cao điểm.
Về mặt nghĩa
Có thể thấy, hai động từ trên khác nghĩa nhau:
to avoid = tránh (to stay away)
to prevent = ngăn cản điều gì/ ngăn cản ai làm gì (to stop from doing)
Về cấu trúc
Về cấu trúc Avoid và cấu trúc Prevent cũng có điểm khác biệt:
Avoid + something
Prevent + someone + FROM something (cần có FROM)
hoặc Prevent something
Ví dụ về cấu trúc Prevent:
The fog prevented us from driving home.
Lớp sương mù ngăn chúng tôi lái xe về nhà.
The police prevented us from parking our car here.
Người cảnh sát ngăn cản chúng tôi đỗ xe ở đây.
I have a lot of homework, which PREVENTED him FROM having any free time.
Tôi có rất nhiều bài tập về nhà, điều đó ngăn tôi khỏi việc có thời gian rảnh.
Về cách sử dụng
Lưu ý rằng cấu trúc Prevent something chỉ dùng khi người nói lường trước một việc CHƯA XẢY RA (thì mới ngăn chặn được đó), còn Avoid something thì thường dùng cho việc đã đang xảy ra rồi.
Ví dụ:
You should do exercise regularly to prevent health problems.
Bạn nên tập thể dục thường xuyên để ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe.
Đây là một câu “đúng chuẩn” do các vấn đề sức khỏe chưa xảy ra. Vấn đề chưa tồn tại, nên chúng ta sử dụng “prevent” là chuẩn nhất.
They should go home to avoid the demonstration.
Họ nên về nhà để tránh cuộc biểu tình.
Trong ví dụ này, ta thấy cuộc biểu tình đã và đang xảy ra, ta không thể ngăn cản điều gì nữa Vì vậy chúng ta không dùng cấu trúc Prevent.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Cấu trúc Avoid thật ra cũng dễ hiểu đúng không nào. Luyện tập một chút sẽ giúp bạn nhớ lâu và hiểu sâu hơn. Cùng làm hai bài tập dưới đây của Step Up nhé!
Bài 1: Viết lại câu sử dụng cấu trúc Avoid
Fishermen should not go to the sea today because of the coming storm.
Study harder if you don’t want to get a low score.
I chose another road to go because there was a traffic jam.
Why don’t you talk to your brother at school?
We need these rules or there will be conflict between employees.
Đáp án:
Fishermen should avoid going to the sea today because of the coming storm .
Study harder if you want to avoid a low score/ getting a low score.
To avoid the traffic jam, I chose another road to do.
Why do you avoid seeing your brother at school?
These rules are made to avoid conflict between employees.
Bài 2: Chọn cấu trúc Avoid hoặc Prevent vào chỗ trống
This lesson was aimed to __________ misunderstanding.
This organisation is trying to ________ people from using plastic.
Jane wants to __________ me from playing extreme games.
Group members can’t __________ conflicts all the time.
________ smoking in the public, please.
Đáp án:
This course is aimed to avoid/ prevent minor errors in the next test.
This organisation is trying to prevent people from using plastic.
Jane wants to prevent me from playing extreme games.
Group members can’t avoid conflicts all the time.
Avoid smoking in the public, please.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là kiến thức các bạn cần nhớ và lưu ý về cấu trúc Avoid trong tiếng Anh. Hãy lưu lại để lúc cần là mở ngay “bí kíp” ra xem nhé. Step Up chúc bạn có thể ghi trọn điểm với cấu trúc này trong mọi bài kiểm tra!
Bạn đã từng thấy những động từ trong câu đi kèm với một giới từ và mang nghĩa khác hẳn với động từ ấy nhưng đứng một mình chưa? Đó chính là “Phrasal verb”, hay còn gọi là cụm động từ đấy. Hãy cùng Step Uptìm hiểu tất tần tật về ngữ pháp Phrasal verb trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Phrasal verb (hay còn gọi là cụm động từ) là một cụm từ mang tính cố định, bao gồm một động từ và một thành phần khác, thường là trạng từ hoặc một giới từ. Trong nhiều trường hợp, nghĩa của Phrasal verb có thể khác biệt so với động từ gốc tạo nên nó.
Ví dụ:
I work as a babysitter, my job is looking after the children.
(Tôi là một người trông trẻ, công việc của tôi là chăm sóc các em bé.)
The boss is so humble, he doesn’t like to show off at all.
(Sếp thật là khiêm tốn, ông ấy chẳng thích khoe mẽ một chút nào.)
Ever since I started working out, I feel stronger and more energetic.
(Kể từ khi tôi bắt đầu tập thể dục, tôi thấy khỏe hơn và tràn đầy năng lượng hơn.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Phrasal verb thường được chia làm hai loại: cụm ngoại động từ và cụm nội động từ; hoặc cụm động từ có thể tách rời và không thể tách rời. Hãy tìm hiểu xem các cụm động từ Phrasal verb này khác nhau như thế nào nhé.
Các cụm động từ (Phrasal verbs) có thể mang chức năng của một ngoại động từ hoặc nội động từtrong câu, và đôi khi một cụm có thể đóng vai trò của cả nội và ngoại động từ. Bạn có thể hiểu ngoại động từ là động từ cần đi kèm vớitân ngữ, trong khi nội động từ thì không đi kèm với tân ngữ.
Ví dụ:
I look up to my parents, they never look down on anyone.
(Tôi kính trọng cha mẹ mình, họ không bao giờ khinh thường ai cả.)
Look up to somebody (tôn trọng, kính trọng ai) và look down on somebody (xem nhẹ, coi thường ai) là những cụm ngoại động từ.
Things were intense, so I don’t think they will make up soon.
(Mọi thứ có vẻ rất căng thẳng, nên tôi không nghĩ họ sẽ làm lành sớm đâu.)
Make up(làm lành, làm hòa) là một cụm nội động từ.
Can you pick me up at 9, after the concert?
(Bạn có thể đón mình lúc 9 giờ, sau khi buổi hòa nhạc kết thúc được không?)
Can you pick up? The phone has been ringing for 5 minutes.
(Bạn có thể nhấc máy được không? Chuông đã reo suốt 5 phút rồi.)
Cụm động từ có thể tách rời và không thể tách rời
Đôi khi, giới từ hoặc trạng từ được đặt sau động từ hoặc sau tân ngữ. Những cụm Phrasal verb như thế được gọi là cụm động từ có thể tách rời. Nếu tân ngữ là một đại từ, giới từ/trạng từ phải được đặt sau đại từ (tân ngữ).
Ví dụ:
I think paper dictionaries are still used to look up new words.
(Tôi nghĩ từ điển giấy vẫn được sử dụng để tra từ mới.)
I think paper dictionaries are still used to look new words up.
(Tôi nghĩ từ điển giấy vẫn được sử dụng để tra từ mới.)
Look it up, it must be in the dictionary.
(Thử tra đi, chắc nó phải có trong từ điển chứ.)
Một số cụm động từ Phrasal verb luôn không thể tách rời mà đi liền với nhau thành một cụm. Đó chính là các cụm động từ (phrasal verbs) không thể tách rời.
Ví dụ:
The kitties do not take after their father, how strange!
(Những bé mèo con trông không giống mèo bố gì cả, lạ thật đấy!)
Did we check out at the hotel properly?
(Chúng ta đã làm thủ tục trả phòng khách sạn đúng cách chưa nhỉ?)
Hold on, my back just gives in, I need to rest.
(Chờ đã, lưng tôi mỏi quá, tôi cần nghỉ ngơi.)
3. Phân biệt Phrasal và giới từ đi sau động từ
Làm thế nào để phân biệt các cụm Phrasal verbs (cụm động từ) với động từ có giới từ đi sau nhỉ? Step Up sẽ hướng dẫn bạn hai “bí kíp” để phân biệt Phrasal verb và giới từ đi sau động từ nhé!
Giới từ đi sau động từ để chỉ mối quan hệ các thành phần trong câu.
Ví dụ:
She called to inform me about the news.
(Cô ấy đã gọi cho tôi để thông báo về tin tức.)
Trong ví dụ này, “call to” không phải một cụm động từ. “Call” là một động từ riêng lẻ, mang nghĩa là gọi điện, “to” là giới từ nối hai vế của câu.
Phrasal verbs thường làm thay đổi nghĩa của động từ gốc.
Ví dụ:
You made the entire sand castle by yourself, how splendid!
(Bạn tự tạo nên cả một lâu đài cát, giỏi thật đấy!)
You probably make it up, I don’t believe you at all. (Chắc hẳn cậu chỉ bịa chuyện đó ra thôi, mình chẳng tin cậu đâu.)
Trong ví dụ trên, từ “make” ở câu đầu tiên được mang nghĩa gốc là “tạo nên, tạo ra”. Ở câu thứ hai, cụm phrasal verb “make something up” (bịa chuyện) không còn mang nghĩa gốc của từ “make”.
4. 200 phrasal verbs thường gặp
Dưới đây là danh sách 200 cụm phrasal verb thông dụng trong tiếng Anh, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái để bạn tra cứu và học tập. Hãy note lại những cụm phrasal verbs bạn học được vào trong sổ tay của mình nhé.
A
Ask somebody out: mời ai đó đi hẹn hò
Ask around: hỏi về cùng một thứ
Add up to something: tương đương
B
Back something up: quay ngược, đảo chiều
Back somebody up: hỗ trợ
Blow up: phát nổ
Blow something up: bơm, thổi phồng
Break down: ngừng hoạt động (máy móc, xe cộ)
Break down: cảm thấy suy sụp
Break something down: phân tách thứ gì đó
Break in: đột nhập vào nhà
Break into something: xông vào
Break something in: mặc một thứ gì đó nhiều lần
Break in: can thiệp, làm gián đoạn
Break up: chia tay, chấm dứt mối quan hệ
Break up: cười lớn, cười nắc nẻ
Break out: tẩu thoát
Break out in something: nổi mẩn, gặp phải vấn đề về da
Bring somebody down: khiến ai đó cảm thấy buồn
Bring somebody up: nuôi dưỡng trẻ con
Bring something up: đề cập, khới ra một chủ đề nào đó
Bring something up: nôn
C
Call around: gọi cho nhiều nơi, nhiều người khác nhau
Call somebody back: gọi lại cho ai đó
Call something off: hủy bỏ
Call on somebody: hỏi ý kiến hoặc câu trả lời của ai đó
Call on somebody: đến thăm ai đó
Call somebody up: gọi điện
Calm down: bình tĩnh lại sau khi vừa nổi nóng
Catch up: theo kịp ai đó
Check in: đến và xác nhận đăng ký phòng/lấy vé ở khách sạn/sân bay
Check out: trả phòng khách sạn
Check somebody/ something out: quan sát kỹ càng, điều tra
Check out somebody/ something: nhìn ngó
Cheer up: trở nên vui vẻ hơn
Cheer somebody up: làm ai đó vui
Chip in: giúp đỡ
Clean something up: lau dọn gọn gàng
Come across something: đi ngang qua, bắt gặp một cách tình cờ
Come apart: chia tách
Come down with something: bị ốm, bị bệnh
Come forward: tình nguyện xung phong/cung cấp bằng chứng
Come from: xuất xứ từ đâu đó
Count on somebody/ something: dựa vào ai đó/ thứ gì đó
Cross something out: gạch bỏ
Cut back on something: tiêu thụ ít đi
Cut something down: chặt bỏ thứ gì đó
Cut in: can thiệp, làm gián đoạn
Cut in: chặn sát đầu xe
Cut in: bắt đầu vận hành
Cut something off: cắt bỏ thứ gì đó/ngừng cung cấp
Cut somebody off: bỏ tên ai đó ra khỏi di chúc
Cut something out: cắt thứ gì
D
Do something over: làm lại một việc gì đó
Do away with something: loại bỏ
Do something up: đóng lại, kéo khóa
Dress up: diện quần áo đẹp
Drop back: tụt hạng về một vị trí nào đó
Drop in/by/over: ghé qua mà không hẹn trước
Drop somebody/ something off: đưa ai đó/thứ gì đến một nơi
Drop out: bỏ học
E
Eat out: đi ăn ngoài
End up: quyết định/hành động
F
Fall apart: tan vỡ thành nhiều mảnh
Fall down: ngã xuống mặt đất
Fall out: rơi ra khỏi vật đựng
Figure something out: hiểu ra, tìm ra câu trả lời
Fill something in/out: điền vào chỗ trống
Fill something up: đổ đầy ắp
Find out: khám phá ra
Find something out: khám phá ra
G
Get something across/over: trao đổi, làm sáng tỏ
Get along/on: hòa thuận, yêu mến nhau
Get around: di chuyển linh động, nhanh nhẹn
Get away: đi nghỉ
Get away with something: làm một việc gì trot lọt, không bị bắt quả tang/trừng phạt
Get back: quay lại
Get something back: lấy lại một thứ đã từng có
Get back at somebody: phản công, phục thù ai đó
Get back into something: dành sự quan tâm, hứng thú trở lại cho cái gì
Get on something: lên xe
Get over something: phục hồi sau khi mắc bệnh, mất mát hoặc khó khăn
Get over something: vượt qua một vấn đề
Get round/ around to something: cuối cùng cũng có thời gian làm gì đó
Get together: gặp gỡ xã giao
Get up: thức dậy
Give somebody away: tiết lộ thông tin, tố cáo, bán đứng ai đó
Give somebody away: (người nhà) đưa cô dâu tới lễ đường
Give something away: làm lộ bí mật
Give something away: cho không ai đó một thứ gì đó
Give something back: đem trả lại một món đồ
Give in: ngừng đánh nhau/tranh chấp/bất đồng ý kiến
Give something out: phát miễn phí
Give something up: từ bỏ một thói quen
Give up: bỏ cuộc, ngừng cố gắng
Go after somebody: bám theo, đi theo ai đó
Go after something: theo đuổi để đạt được mục tiêu
Go against somebody: thi đua, đối đầu với ai đó
Go ahead: bắt đầu, tiến hành
Go back: quay trở lại một nơi nào đó
Go out: rời khỏi nhà, đi chơi
Go out with somebody: hẹn hò với ai đó
Go over something: kiểm tra lại
Go over: thăm ai đó ở gần
Go without something: trải qua sự thiếu thốn
Grow apart: cách xa nhau dần qua thời gian
Grow back: mọc lại
Grow into something: bắt đầu thích thứ gì đó
Grow out of something: không thích thứ gì đó nữa
Grow up: trưởng thành, lớn lên
H
Hand something down: nhường lại cho ai đó đồ cũ
Hand something in: nộp
Hand something out: phân phát (bằng tay)
Hand something over: giao nộp một cách không tự nguyện
Hang in: giữ thái độ tích cực
Hang on: đợi trong chốc lát
Hang out: vui chơi
Hang up: cúp/dập máy
Hold somebody/something back: giữ chân, ngăn ai đó/thứ gì đó lại
Hold something back: kiềm nén cảm xúc
Hold on: chờ trong chốc lát
Hold onto somebody/ something: giữ chặt, bám chặt
Hold somebody/ something up: cướp giật
K
Keep on doing something: tiếp tục làm gì đó
Keep something from somebody: không nói gì đó cho ai đó
Keep somebody/ something out: không cho vào, bắt ở ngoài
Keep something up: tiếp tục giữ nguyên phong độ
L
Let somebody down: làm ai đó thất vọng
Let somebody in: cho phép vào trong nhà
Log in/on: đăng nhập
Log out/off: đăng xuất
Look after somebody/something: chăm sóc, trông nom ai đó/thứ gì đó
Look down on somebody: coi thường, đánh giá thấp
Look for somebody/something: tìm kiếm
Look forward to something: cảm thấy phấn khích, mong chờ tương lai
Look into something: điều tra, nghiên cứu
Look out: cảnh giác, lưu ý
Look out for somebody/something: cực kì cảnh giác
Look something over: kiểm tra, xem xét
Look something up: tìm kiếm thông tin/tra cứu
Look up to somebody: ngưỡng mộ ai đó
M
Make something up: bịa đặt, nói dối
Make up: tha thứ hay làm hòa với nhau
Make somebody up: trang điểm
Mix something up: nhầm lẫn giữa các thứ với nhau
P
Pass away: qua đời
Pass out: bất tỉnh, ngất
Pass something out: truyền tay nhau
Pass something up: từ chối, bỏ qua
Pay somebody back: trả tiền nợ
Pay for something: bị trừng phạt, trả giá
Pick something out: lựa chọn
Point somebody/something out: chỉ trỏ vào ai đó/ cái gì đó
Put something down: đặt vật đang cầm xuống đất
Put somebody down: xúc phạm, làm ai đó cảm thấy không được tôn trọng
Put something off: trì hoãn
Put something out: dập tắt
Put something together: tập hợp, lắp ráp
Put up with somebody/something: chịu đựng
Put something on: mặc quần áo, mang giày dép, đeo trang sức
R
Run into somebody/something: tình cờ bắt gặp
Run over somebody/something: cán xe qua một vật gì đó/ai đó
Run over/through something: tập dượt, tổng duyệt
Run away: đào tẩu, bỏ chạy
Run out: hết mất, không còn
S
Send something back: gửi trả lại thứ gi đó
Set something up: sắp đặt, bố trí
Set somebody up: lừa, gài bẫy ai đó
Shop around: đi loanh quanh xem đồ
Show off: khoe mẽ, thể hiện
Sleep over: ngủ lại, qua đêm ở đâu đó
Sort something out: sắp xếp, giải quyết một vấn đề
Stick to something: tiếp tục làm gì đó
Switch something off: tắt thứ gì đi
Switch something on: bật thứ gì lên
T
Take after somebody: giống một người thân
Take something apart: cố tình phá, tách một thứ gì vụn ra
Take something back: lấy lại một vật
Take off: cất cánh, khởi hành
Take something off: tháo bỏ, cởi thứ gì ra
Take something out: lấy/đem thứ gì đó ra
Take somebody out: rủ/đãi ai đó đi chơi
Tear something up: xé vụn thành từng mảnh
Think back to/on: nhớ lại
Think something over: cân nhắc
Throw something away: vứt bỏ thứ gì đó
Turn something down: vặn nhỏ/giảm âm lượng hoặc cường độ
Turn something down: từ chối thứ gì đó
Turn something off: tắt đi
Turn something on: bật lên
Turn something up: tăng âm lượng hoặc cường độ
Turn up: xuất hiện, có mặt
Try something on: mặc thử đồ
Try something out: thử nghiệm
U
Use something up: dùng hết
W
Wake up: tỉnh giấc, thức dậy
Warm up: khởi động
Work out: tập thể dục
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là kiến thức về Phrasal verb – cụm động từ trong tiếng Anh đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu và vận dụng được các cụm Phrasal verb tiếng Anh. Hãy chăm chỉ luyện tập và đón đọc những bài viết mới chủ đề ngữ pháp của Step Up bạn nhé.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
“Stop” là động từ thường được xuất hiện trong tiếng Anh mang nghĩa là “ngừng lại, dừng lại”. Theo sau Stop có thể là “to V”, “V-ing” hay một cụm từ nào đó… Vậy khi nào thì dùng Stop với to V, khi nào thì dùng với V-ing? Để giải pháp câu hỏi này, bạn hãy theo dõi những chia sẻ của Step Up về cấu trúc Stop ngay dưới đây nhé!
Chúng ta sử dụng cấu trúc stop với to V khi muốn diễn tả chủ thể (ai đó) tạ dừng một việc gì đó đang làm để làm việc khác.
Ví dụ:
I stopped to get the call from my mom.
(Tôi dừng lại để nhận cuộc gọi từ mẹ tôi.)
It’s time for me to stop to think about the future.
(Đã đến lúc tôi dừng lại để suy nghĩ về tương lai.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Cấu trúc Stop + Off miêu tả việc ai đó dừng lại hay ghé qua đâu đó khi đang đi trên đường.
Ví dụ:
I stopped off my friend’s house while shopping.
(Tôi dừng lại ở nhà bạn tôi khi đi mua sắm..)
I stopped off the pastry shop while going to school.
(Tôi dừng lại ở cửa hàng bánh ngọt khi đi học.)
Cấu trúc Stop kết hợp với giới từ “Over”
S + stop + over + cụm danh từ/Ving
Diễn tả việc ai đó dừng lại ở đâu (thường nói khi di chuyển bằng máy bay).
Ví dụ:
Mike stopped over in Japan.
(Mike đã dừng lại ở Nhật Bản.)
I stopped over the Korean airport until the storm passed.
(Tôi dừng lại ở sân bay Hàn Quốc cho đến khi cơn bão đi qua.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Như vậy, Step Up đã cung cấp cho bạn những kiến thức về cấu trúc Stop đầy đủ nhất. Hy vọng bài viết giúp bạn mở rộng thêm vốn kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cho mình. Chúc các bạn học tập tốt!
Đa phần trong câu tiếng Anh, tính từ sẽ đi kèm với một giới từ để hoàn thiện ý của câu. Thử thách ở đây là tính từ đi với giới từ nào, và nếu tính từ đi với giới từ này thì mang nghĩa là gì. Ví dụ như từ Responsible for: chịu trách nhiệm cho việc gì sẽ khác với Responsible to: chịu trách nhiệm về ai. Đừng vội hoảng hốt mà “vò đầu bứt tai” nhé! Trong quá trình học dần dần bạn sẽ nhớ được thôi. Bài viết dưới đây của Step Up đã tổng hợp các tính từ đi với giới từ để bạn tiện tra cứu, tránh nhầm lẫn khi viết hay nói. Cùng xem nhé!
Dưới đây là các tính từ đi với giới từ Of thông dụng nhất.
STT
Tính từ
Nghĩa
1
afraid of
sợ, e ngại về
2
ahead of
trước
3
ashamed of
xấu hổ về
4
aware of
nhận thức về
5
capable of
có khả năng
6
certain of
chắc chắn về
7
confident of
tự tin
8
conscious of
có ý thức về
9
doubtful of
nghi ngờ
10
envious of
ghen tị về
11
full of
đầy
12
guilty of
phạm tội
13
hopeful of
hi vọng
14
independent of
độc lập
15
jealous of
ghen tị
16
joyful of
vui mừng
17
kind of
kiểu như là
18
nervous
lo lắng về
19
nice of
tốt, tốt bụng
20
proud of
tự hào về
21
quick of
nhanh chóng
22
scared of
sợ
23
sick of
chán nản
24
silly of
ngốc nghếch
25
suspicious of
nghi ngờ
26
sweet of
ngọt ngào
27
terrified
khiếp sợ về
28
tired of
mệt mỏi
29
typical of
điển hình
Ví dụ:
I’m afraid of heights.
Tôi sợ độ cao.
Children are not capable of looking after themselves.
Trẻ con chưa có khả năng tự chăm sóc cho mình.
Was it silly of me to try joining this competition?
Tôi có ngốc nghếch không khi thử tham gia cuộc thi này?
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Khẩu trang của chúng tôi đạt tiêu chuẩn cho xuất khẩu.
This restaurant is famous for French dishes.
Nhà hàng này nổi tiếng với các món Pháp.
4. Tính từ đi với giới từ In
Các tính từ nào thì sẽ đi với giới từ In nhỉ, không chỉ mỗi “interested in” đâu.
STT
Tính từ
Nghĩa
1
disappointed in
thất vọng về
2
experienced in
có kinh nghiệm trong việc
3
interested in
thích thú trong việc
4
involved in
liên quan tới
5
skilled in
có kĩ năng trong việc
6
slow in
chậm chạp
7
successful in
thành công trong cái gì
8
talented in
có tài trong cái gì
9
engaged in
tham dự, liên quan
10
deficient in
thiếu hụt cái gì
11
fortunate in
may mắn trong cái gì
12
honest in
trung thực với cái gì
13
enter in
tham dự vào
14
weak in
yếu trong cái gì
Ví dụ:
I am disappointed in my bestfriend.
Tôi thất vọng về người bạn thân nhất của tôi.
This team isn’t experienced in marketing.
Đội ngũ này không có kinh nghiệm về marketing.
Was he successful in business?
Anh ấy có thành công trong kinh doanh không?
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
5. Tính từ đi với giới từ About
About thương mang nghĩa là “về vấn đề gì đó”. Cùng tham khảo các tính từ đi với giới từ About dưới đây.
STT
Tính từ
Nghĩa
1
angry about
tức giận về
2
anxious about
lo lắng về
3
enthusiastic about
hào hứng về
4
excited about
phấn khích về
5
furious about
tức giận về
6
happy about
vui vì
7
mad about
tức vì
8
nervous about
lo lắng về
9
pessimistic about
tiêu cực về
10
sad about
buồn vì
11
serious about
nghiêm túc với
12
upset about
tức giận về
13
worried about
lo lắng về
14
sorry about
hối tiếc, tiếc về
15
curious about
tò mò về
16
doubtful about
hoài nghi về
17
reluctant about
ngần ngại với
18
uneasy about
không thoải mái
Ví dụ:
My mother was angry about my performance at school.
Mẹ tôi tức giận về kết quả của tôi ở trường.
Jane’s not happy about her new boss.
Jane không vui về người sếp mới của cô ấy.
You seem so nervous about the exam?
Bạn có vẻ rất lo lắng về bài kiểm tra.
6. Tính từ đi với giới từ With
Cuối cùng là các tính từ đi với giới từ With, thường mang nghĩa “với điều gì”.
STT
Tính từ
Nghĩa
1
impressed with
ấn tượng với
2
patient with
kiên nhẫn với
3
consistent with
kiên trì với
4
busy with
bận với cái gì
5
angry with
tức giận với
6
associated with
liên kết với
7
bored with
chán với
8
blessed with
may mắn
9
content with
hài lòng với
10
crowded with
đông đúc
11
disappointed with
thất vọng với
12
fed up with
chán ngấy
13
familiar with
quen thuộc với
14
furious with
tức giận với
15
ok with
ổn với
16
pleased with
hài lòng với
17
popular with
phổ biến với
18
satisfied with
hài lòng với
Ví dụ:
I am blessed with strong health.
Tôi may mắn vì có sức khỏe tốt.
This city is always crowded with tourists.
Thành phố này lúc nào cũng đông đúc khách du lịch.
Are you familiar with this system?
Bạn đã quen với thiết bị này chưa?
Xem thêm về tính từ đi với giới từ cùng các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp khác được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là 145 tính từ đi với giới từ hay gặp nhất trong tiếng Anh, các bạn có thể lưu lại để tìm kiếm khi cần nhé. Hãy cố gắng tự học tiếng Anh tại nhà hàng ngày, đọc và xem nhiều phim, truyện liên quan, các bạn sẽ thấy quen với những cấu trúc tính từ đi với giới từ này nhanh thôi!
Phát âm đúng sẽ giúp bạn dễ dàng giao tiếp với người nước ngoài, vì vậy kỹ năng phát âm vô cùng quan trọng. Khi gặp phát âm, khó nhất có lẽ là phát âm nguyên âm đôi do có nhiều nguyên âm đôi tương tự nhau. Trong bài viết này, Step Up sẽ hướng dẫn bạn cách phát âm nguyên âm đôi trong tiếng Anh chính xác nhất, giúp bạn tự tin giao tiếp hơn.
Nguyên âm đôi trong tiếng Anh là sự kết hợp của 2 nguyên âm đơn với nhau. và được chia thành 3 nhóm.
Trong tiếng Anh, nguyên âm đôi được chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm tận cùng là ə bao gồm: /ɪə/, /eə/ , /ʊə/.
Nhóm tận cùng là ɪ bao gồm: /eɪ/, /ai/, /ɔɪ/.
Nhóm tận cùng là ʊ bao gồm: /əʊ/, /aʊ/
Ví dụ:
Hear /hɪə(r)/: nghe
Eventual /ɪˈventʃuəl/: cuối cùng
Care /keə(r)/: quan tâm
Late /leɪt/: muộn
Town /taʊn/: thị trấn
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Bước 1: Kéo hai khóe miệng sang hai bên, lưỡi đặt trung bình để phát âm âm /e/.
Bước 2: Thu hai khóe miệng lại, hơi kéo lưỡi ra phía sau để phát âm âm /ə/.
Lưu ý khẩu hình:
Hơi thu hẹp môi.
Lưỡi thụt dần về phía sau.
Độ dài hơi: Dài
Ví dụ:
Wear /weə(r)/ (v): mặc
Hair /heə(r)/ (n): tóc
Âm /ʊə/
Phát âm âm /ʊ/ dài hơn một chút, sau đó nâng lưỡi lên trên và ra phía sau tạo ra âm /ə/, âm /ə/ phát âm ngắn nhanh.
Lưu ý khẩu hình:
Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng.
Lưỡi đẩy dần ra phía trước.
Độ dài hơi: Dài
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Bước 1: Phát ân âm /ɔ/ trước, sau đó phát âm về phía âm /ɪ/.
Bước 2: Khi bắt đầu phát âm, môi để tròn, đầu lưỡi chạm hàm răng bên dưới. Tiếp sau đó, kéo môi dần về 2 tai, hàm dưới nâng lên nhẹ. Khi kết thúc âm, môi mở hờ.
Lưu ý khẩu hình:
Môi dẹt dần sang 2 bên.
Lưỡi nâng dần lên và đẩy dần ra phía trước.
Độ dài hơi: Dài
Ví dụ:
Joy /dʒɔɪ/ (n): niềm vui
Voice /vɔɪs/ (n): giọng
Âm /aɪ/
Cách phát âm: miệng mở rộng với âm /a:/, và hẹp dần khi đến âm /ɪ/.
Lưu ý khẩu hình:
Môi dẹt dần sang 2 bên.
Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước.
Độ dài hơi: Dài
Ví dụ:
Mind /maɪnd/ (n): đầu óc, suy nghĩ
like /laɪk/ (v): thích
Âm /əʊ/
Ta phát âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /.
Lưu ý khẩu hình:
Môi từ hơi mở đến hơi tròn.
Lưỡi lùi dần về phía sau.
Độ dài hơi: Dài
Ví dụ:
Vote /vəʊt/ (v): bình chọn
Stone /stəʊn/ (n): đá
Âm /aʊ/
Bước 1: Phát âm âm trước /æ/, sau đó chuyển sang /ʊ/.
Bước 2: Đầu tiên,mở miệng rộng hết cỡ sang hai bên và hàm dưới đưa xuống hết cỡ.
Bước 3: Sau đó, Khép hàm dưới lại, và mở miệng tròn.
Lưu ý khẩu hình:
Môi tròn dần.
Lưỡi hơi thụt dần về phía sau.
Độ dài hơi: Dài
Ví dụ:
Vote /vəʊt/ (v): bình chọn
Stone /stəʊn/ (n): đá
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về nguyên âm đôi trong tiếng Anh. Để có thể phát âm đúng chuẩn như người bản xứ thì các bạn phải nói thường xuyên, và liên tục. Bên cạnh đó, khi nói có thể dùng Google Translate xem mình đã phát âm đúng chưa.
Thì tương lai gần là một trong những thì được sử dụng khá nhiều trong tiếng Anh. Khi nhắc đến thì tương lai gần người ta liền nhớ đến cấu trúc be going to của nó. Cấu trúc này khá ngắn gọn và đặc biệt nên các bạn thường rất dễ nhớ. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn có nhiều bạn còn chưa hiểu hết về cấu trúc cũng như cách dùng của be going to đúng không? Đố chắc chính là lý do mà các bạn đang có mặt trong bài viết này của chúng mình.Chùng Step Up tìm hiểu ngay về cấu trúc be going to trong tiếng Anh nào.
Are you going to sell this car? (Bạn định bán chiếc xe này à?)
Are you going to plant an apple tree in the yard? (Bạn định trồng một cây táo trước sân à?)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Chúng ta ai cũng biết be going to được dùng trong thì tương lai gần tuy nhiên cấu trúc này còn được dùng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Be going to được dùng để diễn tả một hành động sắp xảy ra trong tương lai gần. Ví dụ: I’m going to have an appointment on the weekend. (Tôi sẽ có một cuộc hẹn vào cuối tuần.) He is going to hold the class meeting tomorrow. (Anh ấy sẽ tổ chức họp lớp vào ngày mai.)
Be going to được dùng khi người nói muốn dự đoán một điều gì đó. (Khả năng xảy ra cao và có dự định từ trước). Ví dụ: Look! It’s going to be sunny. (Nhìn kìa!Trời sẽ nắng đó.) A fierce storm! The water isn’t going to recede until the storm stops. (Cơn bão lớn quá! Nước sẽ không rút cho đến khi con bão dừng lại.)
Be going to dùng để nói về một dự định trong quá khứ nhưng chưa được thực hiện.( bo sẽ có dạng là was/were.) Ví dụ: Yesterday I was going to play soccer (Hôm qua, tôi đã định đi đá bóng.) He was going to starve all day yesterday. (Anh ấy đã định nhịn đói cả ngày hôm qua.)
Lưu ý : was/were going to là cấu trúc mang nghĩa cụ thể và không phải thì quá khứ đơn hay bất kỳ thì nào trong tiếng Anh
3. Phân biệt cấu trúc be going to và will
Có một cấu trúc tương đồng và rất dễ nhầm lẫn với cấu trúc be going to đó là will.
Dưới đây là những điểm khác biệt giữa will và be going to để các bạn dễ dàng nhận biết và phân biệt nhé.
Phân biệt trong câu khi đưa ra quyết định
Cấu trúc be going to : Diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai đã được lên lịch từ trước
Cấu trúc will: là cấu trúc trong thì tương lai đơn , dùng để diễn tả một hành động sắp xảy ra trong trương ai nhưng không có dự định từ trước mà chỉ được bộc phát ngay tại thời điểm nói.
Phân biệt trong câu đưa ra dự đoán
Cấu trúc be going to: Đưa ra một dự đoán dựa trên những dấu hiệu biểu hiện ở hiện tại.
Cấu trúc will: đưa ra dự đoán dựa trên suy nghĩ cảm tính chủ quan. Thông thường sẽ đi cùng với những từ như think, believe, guess,…
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Qua bài viết này các bạn đã biết thêm được các kiến thức tổng quát về be going to. Đồng thời các bạn còn được tìm hiểu và phân biệt được giữa cấu trúc be going to và cấu trúc will rồi đó. Giờ các bạn có thể tự tin cấu trúc này trong các trường hợp mà chúng mình đã nói bên trên nhé. Để có thể thành thạo được các cấu trúc ngữ pháp thì các bạn đừng quên luyện tập thường xuyên nhé! Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!