Bạn vẫn đang loay hoay không biết làm thế nào để cải thiện vốn từ nghèo nàn? Hãy tìm hiểu bộ bí kíp ghi nhớ từ vựng cực kì hiệu quả mang tên “Mnemonics” – tưởng không dễ mà lại dễ không tưởng nào!
Việc ghi nhớ từ vựng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ nói chung và học Tiếng Anh nói riêng:
Từ vựng chính là ngọn nguồn của ngôn ngữ và là tiền đề để học ngữ pháp. Như cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ, điều đầu tiên được dạy luôn là từ vựng: papa, mama,… rồi sau đó là câu, rồi tới ngữ pháp, vân vân và mây mây. 246
Từ vựng quyết định 80% ý nghĩa của cả câu. Khi cần hỏi về nhà vệ sinh, bạn không cần nói cả câu “Could you please tell me where the restroom is?”, thay vào đó, bạn chỉ cần nói “Where restroom?” là đủ.
Từ vựng là công cụ hữu hiệu giúp phát triển những kỹ năng khác trong thời đại 4.0. Gần như mọi ngành nghề đều đòi hỏi bạn có vốn từ vựng Tiếng Anh để hiểu những thuật ngữ chuyên ngành: IT, copywriter, marketing, bán lẻ, kỹ thuật ô tô, máy móc, du lịch, logistics ….
Tầm quan trọng của việc học từ vựng Tiếng Anh
Ấy thế, chúng ta lại thường gặp rắc rối trong việc ghi nhớ từ vựng. Thông thường, người học sẽ gặp 3 khó khăn chính:
Có quá nhiều từ vựng để ghi nhớ: Tiếng Anh có khoảng 1.025.109.8 đơn vị từ – một khối lượng từ vựng siêu to khổng lồ đủ để học cả đời chưa chắc đã hết.
Từ vựng vừa nhàm chán vừa khó áp dụng: Hệ thống các từ ngữ chuyên ngành khó nhằn, lạ mắt và không được sử dụng thường xuyên khiến bộ não có xu hướng đào thải.
Học không luyện tập, trau dồi: Số lượng từ học được sẽ giảm xuống nếu không được luyện tập thường xuyên.
Các khó khăn khi chưa có bí kíp ghi nhớ từ vựng Mnemonics
Giới thiệu bộ bí kíp ghi nhớ từ vựng siêu hiệu quả
Hiểu được những khó khăn đó, Step Up xin giới thiệu với bạn một trong những bí kíp ghi nhớ từ vựng hiệu quả nhất với cái tên Mnemonics. Nghe thì có vẻ nguy hiểm và lạ lẫm, nhưng đó lại là một bí kíp ghi nhớ từ vựng cực kì thân quen mà có khi chính bạn cũng đang dùng để “biến chữ thầy thành chữ mình” mà không biết.
Hiểu một cách đơn giản, “Mnemonics” chính là các thủ thuật ghi nhớ thông tin mới bằng cách gán thông tin cần ghi nhớ vào những điều thân thuộc với chính chúng ta, ví dụ như cách ngâm nga bài hát “ABC” để thuộc bảng chữ cái đó.
Lý giải cho sự cải thiện không tưởng đó chính là do bí kíp ghi nhớ từ vựng này giúp bạn học mọi thứ thông qua những điều đã quá quen thuộc với não theo những luồng trí nhớ. Cũng giống như cách chúng ta luôn thích đi trên con đường quen thuộc, bộ não chúng ta sẽ ghi nhớ thông tin mới dễ dàng nếu có thể vận dụng được những “lối mòn” có sẵn.
Không chỉ áp dụng cho việc ghi nhớ từ vựng, chúng ta còn có thể áp dụng bí kíp ghi nhớ từ vựng Mnemonics cho mọi thông tin mà mình cần ghi nhớ như danh sách đi chợ ngày hôm nay hoặc bảng tuần hoàn Hóa học, công thức Vật lý, định luật Toán học,…
Sự hiệu quả của bí kíp ghi nhớ từ vựng Mnemonics
Bộ năm bí kíp ghi nhớ từ vựng hiệu quả, nhanh chóng nhất
Nhìn chung, chúng ta có năm bí kíp ghi nhớ từ vựng Mnemonics:
Viết tắt & Đặt câu (Acronyms & Acrostics)
Áp từ vựng vào đồ vật (Method of Loci)
Xây dựng câu chuyện (Chaining)
Thơ & âm nhạc (Music & Rhythm)
Âm thanh tương tự (Linking words)
Bí kíp ghi nhớ từ vựng: Viết tắt & Đặt câu (Acronyms & Acrostics)
Nhìn chung, bí kíp ghi nhớ từ vựng Viết tắt & Đặt câu là…
Ví dụ của bí kíp ghi nhớ từ vựng Acronyms & Acrostics
Một ví dụ kinh điển của phần này chính là cách ghi nhớ các danh từ cần thêm /es/ cho dạng số nhiều. Nếu phải ghi nhớ một chuỗi các âm cuối như: /x/; /o/; /s/; /sh/; /ch/; /z/ thì hẳn là quá học thuật, dài dòng và khó nhớ. Nhưng nếu bạn sử dụng các âm trên để sắp xếp và viết lại thành câu “Ông Sáu Chạy Xe SHZởm” (Hack Não Ngữ Pháp) thì việc ghi nhớ sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn nhiều.
Ưu điểm – Nhược điểm của bí kíp ghi nhớ từ vựng Acronyms & Acrostics
(+) Đơn giản, ít tốn chất xám nhất để áp dụng, hiệu quả nhanh, lâu dài
(-) Đôi khi mình sẽ bị nhầm lẫn giữa các từ có cùng âm đầu do chỉ nhớ chữ cái đầu tiên
Cách thực hiện bí kíp ghi nhớ từ vựng Acronyms & Acrostics
Bước chuẩn bị: tự nghĩ 1 vài từ để gán cho từng chữ cái
a – ăn, áo, ánh
b – bước, bảo, bay
c – sáo, sai, siêng
…
Bước 1: Xếp các từ cần ghi nhớ theo chiều dọc
Bước 2: Sắp xếp lại chúng thành 1 cụm từ viết tắt
Cùng sáng tạo và thử nhiều vị trí khác nhau để tìm ra cách sắp xếp hợp lý nhất nha!
Bước 3 (có thể thêm): đặt 1 câu dựa trên bí kíp ghi nhớ từ vựng Acronyms & Acrostics
Bí kíp ghi nhớ từ vựng: Sử dụng bản đồ (Method of Loci)
Nhìn chung, bí kíp ghi nhớ từ vựng Sử dụng bản đồ là…
Bí kíp ghi nhớ từ vựng: Áp từ vựng vào đồ vật (Method of Loci)
Mình sẽ tưởng tượng ra căn nhà của mình: bước vào cửa là phòng khách, Sơn Tùng MTP đang cầm micro hát CCYLĐ, qua phòng ngủ, thấy Binz đang hăng say viết lời bài hát BCB bằng pencil, và tới gian bếp, Châu Bùi đang đội helmet rán cá vì sợ mỡ bắn vào.
Bùm, vậy là chỉ cần nhớ lại lúc mình bước vào nhà là nhớ vanh vách từ vựng rồi.
Ưu điểm – Nhược điểm của bí kíp ghi nhớ từ vựng Method of Loci
(+) Vận dụng một trong những khu vực mạnh mẽ nhất của não: khu vực ghi nhớ không gian ba chiều và định hướng.
(+) Giúp ghi nhớ danh sách dài, nhiều từ, cả khó cả dễ.
(+) Mình sẽ luôn nhớ rất tốt vị trí những đồ vật/ chỗ ngồi các bạn trong lớp…, nên phương pháp được sinh ra dựa trên nguyên lý dựa vào những điều thân quen này để ghi nhớ từ vựng.
(-) Mấy bạn mù đường né cái này ra, khỏi lạc nha =))
Cách thực hiện bí kíp ghi nhớ từ vựng Method of Loci
Bước 1: Chọn một địa điểm thân quen nhất với bản thân: nhà, phòng học, quán cà phê/ trà sữa thân quen
Step Up thường chọn đường đến trường/ đến chỗ làm của mình
Bước 2: Gán từ cần nhớ vào trong các địa điểm đó
Rồi mình nhớ đến các địa điểm gây nổi bật với mình (chỗ ngã rẽ mình hay quên, bà bán tăm dọc đường, đoạn tắc đường, …)
Mình dùng những từ vựng được cho để tả những điều nổi bật trên đường (bà bán tăm đội helmet, ngã rẽ có ông cầm micro hát,….)
Bước 3: Tưởng tượng bản thân bước đi ở địa điểm đó để nhớ lại
Mình lần theo bước chân (xe), và nhớ đến các điểm nổi bật trên con đường, và thế là mình nhớ như in thứ tự và danh sách từ cần nhớ luôn.
Bí kíp ghi nhớ từ vựng: Xây dựng câu chuyện (link system)
Nhìn chung, bí kíp ghi nhớ từ vựng Xây dựng câu chuyện là…
Bí kíp ghi nhớ từ vựng: Xây dựng câu chuyện (link system)
Ví dụ của bí kíp ghi nhớ từ vựng Link system
Giả sử mình cần nhớ từ “shrub” (bụi cỏ), “hare”(thỏ rừng), “avocado”(quả bơ), “magician”(nhà ảo thuật)
Mình đặt câu: The hare jumped out of the magician’s hat, climbed on the shrub to reach the avocado.
(Con thỏ đã nhảy ra khỏi mũ của nhà ảo thuật, trèo lên bụi cây để hái bơ.)
Ưu điểm – Nhược điểm của bí kíp ghi nhớ từ vựng Link system
(+) Giúp người học hình dung ra một bức tranh về câu chuyện với những từ vựng cần ghi nhớ, vận dụng khả năng học qua hình ảnh của con người
(-) Mất thời gian nghĩ ra bức tranh đó, có thể bị mắc về từ vựng để đặt câu
Nếu bạn chưa thể đặt một câu hoàn toàn bằng Tiếng Anh, thì mình có thể tham khảo cách sáng tác truyện chêm trong bộ sách Hack Não 1500 và Hack Não Plus nha.
Cách thực hiện bí kíp ghi nhớ từ vựng Link system
Bước 1: Tìm điểm tương quan, mối quan hệ giữa các từ vựng
Dựa vào nghĩa, mình gộp nhóm từ: hare – magician (nhà ảo thuật gia lấy con thỏ ra từ trong mũ), shrub – avocado (mình tưởng tượng quả bơ mọc trong bụi bụi cây)
Bước 2: Tạo thành câu với từng nhóm từ có liên quan
Mình đặt câu: The hare jumped out of the magician’s hat. The avocado is on the shrub.
Bước 3: Nhóm các câu thành một câu chuyện đầy đủ theo bí kíp ghi nhớ từ vựng Link system
Ta da!!! Gộp hai câu trên lại là mình có một bức tranh hoàn chỉnh, chứa đầy đủ các từ rồi!
Bí kíp ghi nhớ từ vựng: Thơ & âm nhạc (Music & Rhythm)
Nhìn chung, bí kíp ghi nhớ từ vựng Thơ & âm nhạc là…
Bí kíp ghi nhớ từ vựng: Thơ & âm nhạc (Music & Rhythm)
Ví dụ của bí kíp ghi nhớ từ vựng Music & Rhythm
Thầy giáo người người Mỹ, Fluency MC (Jason R. Levine), đã sáng tác một bài rap về các động từ bất quy tắc để giúp chúng ta vừa học Tiếng Anh, vừa thưởng thức âm nhạc. Nhờ bí kíp ghi nhớ từ vựng này, mà bảng từ vựng bất quy tắc đã đỡ nhàm chán hơn bao nhiêu đúng không cả nhà?
Ưu điểm – Nhược điểm của bí kíp ghi nhớ từ vựng Music & Rhythm
(+) Âm nhạc & thi ca chính là những điều dễ đi vào lòng người nhất, và hẳn là bạn sẽ nhớ lời bài hát của idol hơn lời giảng khô khan từ sách vở, từ trường lớp rồi.
(-) Đây là một trong những phương pháp khó áp dụng nhất, vì không phải từ nào cũng có thể áp dụng vào bài hát được.
Cách thực hiện bí kíp ghi nhớ từ vựng Music & Rhythm
Chúng ta sẽ dùng những bài hát mà mình đang thích trong hiện tại, biến tấu các từ vựng mình cần học theo giai điệu bài hát.
Bí kíp ghi nhớ từ vựng: Âm thanh tương tự (Linking words)
Nhìn chung, bí kíp ghi nhớ từ vựng Âm thanh tương tự là…
Bí kíp ghi nhớ từ vựng: Âm thanh tương tự (Linking words)
Ví dụ của bí kíp ghi nhớ từ vựng Linking words
Giả sử mình cần học từ “Helmet”
Nghe /ˈhelmɪt/ cứ như là “heo mệt” ấy, nên mình có thể biến thành câu: Con heo mệt vì phải đội mũ bảo hiểm.
Ưu điểm – Nhược điểm của bí kíp ghi nhớ từ vựng Linking words
(+) Dễ dàng học từ mới dựa vào những từ quen thuộc trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Với cách này, bạn sẽ vận dụng khả năng của não bộ để liên tưởng tới các sự vật, sự việc, hình ảnh đi kèm khiến việc học Tiếng Anh trở nên thích thú.
(-) Có thể tạo thành lối mòn cách đọc từ sai
Cách thực hiện bí kíp ghi nhớ từ vựng Linking words
Bước 1: Mở từ điển (OALD), bật âm lên to rõ ràng
Mình thường chọn nguồn OALD vì đây là từ điển rất uy tín, và khi bật âm nghe như này, mình sẽ dễ liên tưởng đến các từ trong Tiếng Việt hơn. Mình thường thêm đủ các dấu huyền, ngã, sắc,….vào âm nghe được để tìm từ đồng âm.
Bước 2: Ghi lại cách đọc âm tiết dưới dạng âm Tiếng Việt
Ngay khi ý tưởng lóe lên, mình liền ghi lại ngay vào vở.
Bước 3: Đặt một câu sử dụng phiên âm Tiếng Việt và nghĩa của từ vựng đó
Chọn một văn cảnh cho từ đó, và biến nó thành câu hoàn chỉnh nào!
Nếu bạn đang quan tâm tới bí kíp ghi nhớ từ vựng bằng Âm thanh tương tự thì Step Up giới thiệu với bạn cuốn sách Hack Não 1500. Giới thiệu chút xíu, Hack Não 1500 là sự kết hợp của phương pháp âm thanh tương tự, truyện chêm, hình ảnh, audio nghe, video cho 1500 từ và cụm từ với bộ đôi sách và app giúp bạn bẻ khóa nghĩa của từ vựng dễ dàng, là chìa khóa nền tảng để bạn có thể sử dụng thành thạo Tiếng Anh!
Các bạn thấy các ví dụ của chúng mình đều rất hài hước đến độ vô lý không? Điều đó là bởi vì não chúng mình đặc biệt thích nhớ những điều nổi bật, các thông tin làm mình phải nhếch môi nhíu mày thốt lên “clgt – cậu làm gì thế”. Vậy nên để các phương pháp này đạt hiệu quả tối đa nhất, nhớ đặt câu thật nổi bật, thật sự “clgt” nha!
Luyện tập áp dụng bí kíp ghi nhớ từ vựng
Cùng thử nghĩ cách áp dụng bí kíp vừa rồi cho các cụm từ sau nha:
Nhóm từ chỉ phương hướng: North, South, East, West
[Xem gợi ý] North East West South = News
Thứ tự tính từ trong cụm danh từ: opinion – size – age – shape – color – origin – material – purpose
[Xem gợi ý] OPSASCOMP – Ông Sú ăn súp cua ông Mập phì
Nhóm từ sẽ có âm cuối là /s/ khi chuyển sang dạng số nhiều: /k/ /f/ /t/ /p/
[Xem gợi ý] Không phải tại Phương
Nhớ chia sẻ “sáng tác” của bạn vào phần Bình luận phía dưới nhé!
Vậy là trong bài này, Step Up đã tặng bạn bộ bí kíp ghi nhớ từ vựng Mnemonics gồm 5 phương pháp siêu hiệu quả, siêu thần tốc để cải thiện khả năng học Tiếng Anh của bạn. Bạn nhớ đọc kỹ, ghi nhớ, thực hành và giới thiệu cho bạn bè để cùng nhau đặt những câu “chất như nước cất” nhé!
Bài viết trên là một bài thử nghiệm cho một dự án sắp tới của Step Up, bạn vui lòng đánh giá bài viết thông qua bảng đánh giá này nhé!
Một trong những đơn vị ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh là mệnh đề trạng ngữ. Bạn có thể gặp mệnh đề trạng ngữ ở khắp mọi nơi, trong giao tiếp hoặc các bài kiểm tra tiếng Anh. Tuy vậy, với người học tiếng Anh, đặc biệt là người mới bắt đầu, đây là một trong những kiến thức khó nhất. Trong bài viết này, Step Up giới thiệu đến bạn mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh một cách đầy đủ nhất, gồm cách dùng, các ví dụ và bài tập thực hành.
Mệnh đề trạng ngữ là một mệnh đề đóng vai trò là một trạng ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho một mệnh đề khác. Có nhiều loại mệnh đề trạng ngữ như mệnh đề chỉ kết quả, nguyên nhân, nơi chốn, thời gian, cách thức… Đơn vị ngữ pháp này còn được gọi là mệnh đề phụ bởi chúng không thể đứng độc lập, cũng không diễn đạt được một ý hoàn chỉnh. Nói cách khác, chúng phải đi với một mệnh đề chính.
Một ví dụ về mệnh đề trạng ngữ
Ví dụ: When my mother comes home, I will do the homework.
(Khi mẹ tôi về nhà, tôi sẽ làm bài tập.)
Mệnh đề “when my mother comes home” bổ sung ý nghĩa là động từ “do” (the homework), cung cấp thông tin cho người đọc/nghe về thời điểm người nói sẽ làm bài tập.
Xem thêm Mệnh đề trạng ngữ các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Khi dùng mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh, chúng ta phải chú ý vị trí của mệnh đề này trong câu. Tùy vào loại mệnh đề trạng ngữ mà chúng có vị trí khác nhau. Hãy cùng tham khảo vị trí của mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh bằng các ví dụ sau đây nhé.
Mệnh đề trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ
Loại mệnh đề này không có vị trí cố định trong câu, vì vậy nó có thể được đặt ở bất cứ đâu.
Ví dụ:
I watered the flowers because it was so hot today.
→ Because it was so hot today, I watered the flower.
(Hôm nay trời nắng nóng quá nên tớ đã tưới hoa.)
He looks annoyed as she hasn’t come yet.
→ As she hasn’t come yet, he looks annoyed.
(Cô ấy chưa đến nên anh ấy trông có vẻ tức giận.)
Trong các ví dụ trên, mệnh đề trạng ngữ “because it was hot today” bổ nghĩa cho động từ “watered”. Tương tự, mệnh đề “she hasn’t come yet” bổ nghĩa cho động từ “looks”.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Loại mệnh đề này thường được đặt sau từ mà nó bổ nghĩa, nghĩa là đặt sau tính từ, trạng từ trong câu.
Ví dụ:
Looking directly at the sun may damage your eyes if you don’t wear sunglasses.
(Nhìn thẳng vào mặt trời có thể gây hại cho mắt nếu bạn không mang kính râm.)
You look terrified as if you’d seen a ghost.
(Bạn trông sợ mất hồn như thể bạn vừa nhìn thấy ma vậy)
Mệnh đề trạng ngữ tỉnh lược
Vị trí của mệnh đề tỉnh lược được đặt như mệnh đề đầy đủ.
Ví dụ:
While eating, he talked nonstop.
→ While [he was] eating, he talked nonstop.
(Đang ăn, anh ấy vẫn nói liên mồm)
3. Phân loại cấu trúc mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh
Các mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh bao gồm mệnh đề chỉ thời gian, mệnh đề chỉ nơi chốn, mệnh đề chỉ cách thức, mệnh đề chỉ nguyên nhân, mệnh đề chỉ mục đích, mệnh đề chỉ sự tương phản.
Mệnh đề trạng ngữ – thời gian (clause of time)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian thường bắt đầu bằng các từ:
When (Khi mà)
Ví dụ: When she stops crying, you can take her to the park. (Khi cô nhóc ngừng khóc, bạn có thể bế em ấy đi chơi công viên.)
While (Trong khi)
Ví dụ: I often eat chicken while they often eat ham. (Tôi thường ăn thịt gà trong khi họ thường ăn thịt xông khói.)
Before (Trước khi)
Ví dụ: Before entering the building, please wash your hands. (Trước khi bước vào tòa nhà, bạn nên rửa tay trước.)
After (Sau khi)
Ví dụ: You should move out after you have graduated. (Bạn nên ra ở riêng sau khi đã tốt nghiệp)
Ví dụ: I’m not sure where he is right now, I haven’t seen him this morning. (Tôi cũng không biết anh ấy hiện đang ở đâu, tôi đã không thấy anh ấy cả sáng nay rồi.)
Chú ý: Từ ”since” trong mệnh đề trạng ngữ thường xuất hiện trong thì hiện tại hoàn thành.
As (Khi mà)
Ví dụ: I came in as they were ready to leave. (Tôi đã đến nơi khi họ đang chuẩn bị rời đi.)
Chú ý: Khi trong câu có từ as, when, while, các thì ở các mệnh đề có thể không giống nhau. Tuy nhiên, mệnh đề trạng ngữ trong những câu này không bao giờ dùng thì tương lai. Mệnh đề chính nếu ở thì tương lai, mệnh đề trạng ngữ sẽ ở thì hiện tại đơn.
Till/ until (Cho đến khi)
Ví dụ: I will eat until I am stuffed. ̣(Tôi sẽ ăn cho đến khi no căng bụng)
As soon as (Ngay khi mà)
Ví dụ: As soon as we were told the news, we burst with joy. (Ngay khi mà chúng tôi được nghe tin tức, chúng tôi vỡ òa trong hạnh phúc.)
Just as (Ngay khi)
Ví dụ: Just as the baby cried, her parents came rushing in. (Ngay khi em bé khóc òa lên, bố mẹ em ấy chạy ngay đến.)
Whenever (Bất cứ khi nào)
Ví dụ: She likes to complain whenever she confronts the slightest inconvenience. (Cô ấy thích than phiền bất cứ khi nào cô ấy gặp một sự bất tiện nhỏ nhất.)
By the time (Tính cho tới lúc)
Ví dụ: She’s already married by the time he found her. (Tới lúc anh tìm ra cô, cô đã kết hôn mất rồi.)
Mệnh đề trạng ngữ – nơi chốn (clause of place)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn là mệnh đề dùng làm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong một câu, thường có chứa các từ:
Where (Ở đâu)
Ví dụ: Where flowers bloom, the bees come. (Ở đâu có hoa nở, đàn ong bay đến đấy.)
Wherever (Bất cứ nơi nào)
Ví dụ: Wherever she goes, people look with her with admiration. (Bất cứ nơi nào cô ấy đi qua, mọi người nhìn cô với ánh mắt ngưỡng mộ.)
Anywhere (Bất cứ đâu)
Ví dụ: I’ll go with you anywhere you go. (Anh sẽ đi tới với em tới bất cứ đâu.)
Everywhere (Tất cả mọi nơi)
Ví dụ: He looked for his cat everywhere they went together. (Anh ấy đã tìm kiếm con mèo của mình tất cả mọi nơi mà họ đã đi cùng nhau.)
Mệnh đề trạng ngữ – nguyên nhân (clause of reason)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân là mệnh đề dùng để trình bày nguyên nhân tạo ra hay dẫn đến sự vật, hiện tượng trong câu. Loại mệnh đề này thường bắt đầu bằng các từ có nghĩa là bởi vì như because, seeing that, as, since,…
Ví dụ:
Because I love her, I’d do anything for her. (Vì tôi yêu cô ấy, tôi có thể làm mọi thứ vì cô ấy)
Seeing that they’re badly injured, the teachers take them to the hospital. (Các thầy cô giáo đưa họ đến bệnh viện vì họ bị thương nặng.)
As I’m no longer the manager, I don’t have to put up with the ill-tempered customers anymore. (Vì tôi không còn làm quản lý, tôi không phải chịu đựng những khách hàng dễ nổi nóng thêm nữa.)
Since you’re my daughter, I won’t allow you to do such things. (Vì con là con gái mẹ, mẹ không thể đồng ý cho con làm những việc như vậy.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức được dùng làm trạng ngữ chỉ cách thức trong một câu. Mệnh đề này thường bắt đầu các từ:
As (Như là)
Ví dụ: The event went smoothly as we planned. (Sự kiện đã diễn ra một cách suôn sẻ, y như chúng ta đã lên kế hoạch.)
As if (Như thể là)
“As if” dùng để mắt đều một mệnh đề mang tính giả định của người nói, thường diễn tả sự việc nào đó không có thật.
Ví dụ: She looks very angry, as if someone took her things away. (Cô ấy trông có vẻ rất tức giận, như thể là ai đó đã lấy trộm đồ của cô ấy.)
Mệnh đề trạng ngữ – mục đích (clause of purpose)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích dùng để chỉ mục đích cho mệnh đề chính trong câu. Loại mệnh đề này thường bắt đầu bằng các từ in order that, so that,… (để mà)
Ví dụ:
In order that you don’t get wet from the rain, you should take an umbrella.
(Để không bị ướt vì mưa, bạn nên mang theo ô.)
I take an umbrella with me so that I don’t get wet.
(Tôi mang theo ô để không bị mưa ướt.)
Mệnh đề trạng ngữ – tương phản (clause of contrast)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản dùng để chỉ sự trái ngược, tương phản giữa các mệnh đề trong câu. Mệnh đề trạng ngữ này còn được gọi là mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (clause of concession).
Một ví dụ về mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản
Từ thường dùng với mệnh đề này có thể chia làm các nhóm:
Nhóm 1: Although, Even though, Though (mặc dù) Ví dụ: Although/even though/though my teacher is very strict, she is well-liked. (Mặc dù giáo viên của tôi rất nghiêm khắc, cô ấy rất được yêu mến.)
Nhóm 2: While (trong khi), Whereas, Meanwhile (trong khi đó)
Ví dụ: I’m good at Maths, while/whereas/meanwhile my sister is good at English.
(Tôi giỏi toán trong khi chị gái tôi lại giỏi tiếng Anh.)
Nhóm 3: Whatever, Wherever, Whoever, However (cho dù cái gì, cho dù ở đâu, cho dù ai, cho dù như thế nào,…)
Ví dụ: She’s always full of energy, however old she is. (Cho dù bà ấy đã bao nhiêu tuổi, bà ấy lúc nào cũng tràn ngập năng lượng.)
Nhóm 4: Nevertheless, Nonetheless (tuy nhiên, tuy thế, dù sao), No matter (dù cho, dù thế nào chăng nữa)
Ví dụ: No matter how much his family disapprove, he keeps pursuing the movie industry. (Dù gia đình có ngăn cấm như thế nào, anh ấy vẫn theo đuổi ngành công nghiệp điện ảnh.)
Mệnh đề trạng ngữ – kết quả (clause of result)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả thường nói về kết quả, hậu quả do một hành động, sự kiện nào đó gây ra. Mệnh đề này thường sử dụng các cấu trúc so … that, such … that.
Ví dụ: It is so hot that I can’t go outside.
(Nóng đến nỗi tôi không thể ra ngoài được)
It was such an interesting performance that I couldn’t take my eyes off the stage.
(Màn trình diễn thú vị đến nỗi tôi đã không thể rời mắt khỏi sân khấu)
4. Mệnh đề trạng ngữ rút gọn
Mệnh đề trạng ngữ rút gọn, theo như chính tên gọi của nó, được rút gọn từ một mệnh đề trạng ngữ đầy đủ. Có hai lưu ý quan trọng khi bạn sử dụng mệnh đề trạng ngữ rút gọn:
– Hai mệnh đề trong câu bắt buộc phải có cùng chủ ngữ.
Khi đã đáp ứng đủ hai điều kiện trên, chúng ta rút gọn mệnh đề trạng ngữ bằng cách bỏ chủ ngữ ở một mệnh đề và chuyển động từ thành V-ing. Tùy theo trường hợp cụ thể, thành phần câu có thể được lược bỏ nhiều hay ít.
Khi lược bỏ chủ ngữ ở mệnh đề phụ hay mệnh đề có liên từ (chính là mệnh đề trạng ngữ), thì động từ chính trong câu sẽ chuyển thành dạng V-ing, nếu có “to be” thì rút gọn thành being.
Ví dụ:
When she looked at the pictures, she found a familiar face. → Looking at the pictures, she found a familiar face.
(Khi nhìn vào những bức ảnh, cô ấy đã nhìn thấy một khuôn mặt quen thuộc.)
Cấp độ 2: Lược bỏ cả chủ ngữ và liên từ
Tương tự như cấp độ 1, nhưng ta có thể bỏ luôn cả liên từ.
Ví dụ:
When she looked at the pictures, she found a familiar face. → Looking at the pictures, she found a familiar face.
Lưu ý: Khi dùng mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, muốn nhấn mạnh thời gian hoặc hành động nào xảy ra trước, và việc đó tốn thời gian để làm, ta có thể sử dụng having + V3/-ed rút gọn mệnh đề.
Ví dụ:
After she did the homework, she ate a sandwich. → Having done the homework, she ate a sandwich.
(Sau khi đã hoàn thành bài tập về nhà, cô ấy đã ăn một chiếc bánh sandwich.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Ở cấp độ này, chúng ta lược bỏ chủ ngữ ở mệnh đề trạng ngữ, động từ “to be” sẽ biến thành being, theo sau là V3/-ed như bình thường.
Ví dụ:
As he is called a murder, he becomes depressed. → As being called a murder, he becomes depressed.
(Vì bị gọi là kẻ giết người, anh ấy trở nên trầm cảm).
Cấp độ 2: Rút gọn chủ ngữ và to be
Tương tự như cấp độ 1, nhưng bỏ cả being và chỉ giữ lại liên từ chùng động từ V3/-ed.
Chú ý: với các liên từ (ví dụ như because of) bắt buộc theo sau phải là N/V-ing, chúng ta không thể áp dụng cách thức rút gọn này.
Ví dụ:
As he is called a murder, he becomes depressed. → As called a murder, he becomes depressed.
Cấp độ 3: Rút gọn cả liên từ, chủ ngữ và to be
Trong mệnh đề trạng ngữ dạng bị động, đây là hình thức rút gọn cao nhất. Ở cấp độ này, cả liên từ, chủ ngữ lẫn động từ trong câu đều được lược bỏ, và chỉ giữ động từ V3/-ed. Cách thức rút gọn này rất dễ bị nhầm lẫn với cách rút gọn mệnh đề quan hệ – dạng bị động.
Ví dụ:
As he is called a murder, he becomes depressed. → Called a murder, he becomes depressed.
Lưu ý: Việc rút gọn cả liên từ, chủ ngữ, động từ có thể được áp dụng nếu đằng sau động từ là một cụm danh từ.
1. She has learned Chinese ___ she was 12 years old.
A. As
B. Because
C. Since
D. When
2. ____ I finish working, I will have dinner.
A. When
B. Where
C. As
D. As if
3. _____she finishes the housework, she will go to school.
A. When
B. Seeing that
C. As soon as
D. As if
4. Someone ringed him ___ he was taking a shower.
A. As
B. So that
C. Where
D. When
5. ____ she got pregnant, Marry changed somehow.
A. When
B. So
C. Before
D. After
6. The Browns will go to the beach ____ their children finish studying.
A. Since
B. When
C. Where
D. Because of
7. ______ she came back to Australia, she went to the hospital.
A. While
B. When
C. Just as
D. By the time
Đáp án:
C
A
C
D
D
B
C
Bài 2: Hoàn thành câu sử dụng từ gợi ý
1. Hockey players/wear/lots of/protective clothing/they/not/get/hurt.
2. Nga/be surprised/her dad/buy/her/a car.
3. They/not/agree/the plan/the cost/too/high.
4. Yesterday/I/see/elephant/crossing/the street.
Đáp án:
1. Hockey players wear lots of protective clothing so that they do not get hurt.
2. Nga was so surprised that her dad bought her a car.
3. They do not agree with the plan because the cost is too high.
4. Yesterday, I saw an elephant while (I was) crossing the street.
Bài 3: Chọn từ đúng để hoàn thành câu
He is _____ (so/such) clever that he can solve all the hard questions.
The jar’s lid is ______ (so/such) stuck that we have to use tools to open it..
Susie is not an excellent student; _______(therefore/because), Susie cannot get good grades.
It was ____ (so/such) a hot night that we just want to go to the beach.
There are _____(so/such) many students in the classroom that there are not enough books.
Đáp án:
So
So
Therefore
Such
So
Trên đây là tổng hợp kiến thức về mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh. Hy vọng Step Up đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất, giúp bạn củng cố ngữ pháp tiếng Anh. Hãy chăm chỉ học hỏi để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình bạn nhé!
Nếu việc nấu nướng là đam mê của bạn thì chắc hẳn bạn sẽ cần một chút vốn từ vựng tiếng Anh về nấu ăn. Đã bao giờ bạn bắt gặp một công thức nấu ăn hay một chương trình ẩm thực hay ơi là hay bằng tiếng Anh nhưng lại thiếu bản dịch hay phụ đề tiếng Việt chưa? Cùng Step Up khám phá những từ vựng tiếng Anh về nấu ăn được dùng phổ biến bởi người bản ngữ cùng phương pháp nhớ từ nhanh nhất nhé.
1. Từ vựng tiếng Anh về nấu ăn phần sơ chế nguyên liệu
Việc đầu tiên khi nấu một món ăn sau khi đã chọn và mua nguyên liệu là sơ chế chúng. Công đoạn này có thể đơn giản hoặc phức tạp, vì thế có nhiều từ vựng chúng ta cần nhận biết lắm nhé.
Add: thêm vào
Break: bẻ, đập nguyên liệu vỡ ra
Combine: kết hợp 2 nguyên liệu trở lên với nhau
Crush: giã, băm nhỏ
Chop: cắt, băm (rau củ, thịt) thành từng miếng nhỏ
Defrost: rã đông
Dice: cắt hạt lựu, cắt hình khối vuông nhỏ
Grate: xát, bào, mài
Knead: nhồi, nhào (bột)
Marinate: ướp
Mash: nghiền
Measure: cân đo đong đếm lượng nguyên liệu
Melt: tan chảy
Mince: xay nhuyễn, băm (thịt)
Mix: trộn, pha, hoà lẫn
Peel: lột vỏ, gọt vỏ (trái cây, rau củ)
Preheat: đun nóng trước
Slice: cắt lát nguyên liệu
Soak: ngâm
Spread: phủ, phết
Squeeze: vắt
Stuff: nhồi
Strain: lược bỏ, ví dụ đổ nước sau khi luộc
Wash: rửa (nguyên liệu)
Whisk or Beat: động tác trộn nhanh và liên tục, đánh (trứng)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Từ vựng tiếng Anh về nấu ăn phần phương pháp nấu nướng
Cũng giống như sơ chế, có rất nhiều cách thức nấu ăn khác nhau. Bạn hãy note lại những từ vựng dưới đây nhé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm từ vựng tiếng Anh chủ đề mùi vị để biết cách miêu tả hương vị riêng biệt của mỗi món ăn.
Add: thêm, bỏ thêm một gia vị, nguyên liệu vào
Bake: bỏ lò, đút lò, nướng
Barbecue: dùng vỉ nướng và than nướng (thịt)
Beat: trộn nhanh và liên tục, đánh (trứng)
Boil: đun sôi (nước) và luộc (nguyên liệu khác)
Break: bẻ, đập vỡ nguyên liệu
Carve: thái lát thịt
Combine: kết hợp 2 nguyên liệu trở lên với nhau
Crush: băm nhỏ, nghiền, giã (hành, tỏi)
Cut: cắt
Fry: chiên, rán (dùng dầu mỡ)
Air-fry: chiên, rán (không dùng dầu mỡ)
Grate: bào nguyên liệu (phô mai, đá)
Grease: dùng dầu, mỡ hoặc bơ để trộn cùng
Grill: dùng vỉ nướng nguyên liệu (gần nghĩa với barbecue)
Knead: ấn nén để trải ra, nhào (bột)
Measure: cân đo lượng nguyên liệu
Melt: làm chảy, làm tan
Microwave: dùng lò vi sóng
Mince: xay hoặc băm nhỏ (thịt)
Mix: trộn lẫn 2 nguyên liệu trở lên
Peel: lột vỏ, gọt vỏ (trái cây, rau củ)
Pour: đổ, rót, chan
Put: đặt, để vào đâu đó
Roast: quay (thịt)
Sauté: xào qua, áp chảo,
Slice: cắt lát
Steam: hấp cách thủy, hơi nước
Stir fry: xào, đảo qua
To do the washing up : rửa bát
To set the table/to lay the table : chuẩn bị bàn ăn
Washing-up liquid: nước rửa bát
3. Từ vựng tiếng Anh về nấu ăn phần dụng cụ nấu nướng
Ngày nay, chúng ta có vô vàn dụng cụ để hỗ trợ việc nấu nướng, rất tiện dụng. Cùng điểm qua những dụng cụ nấu ăn phổ biến nhất trong tiếng Anh nhé.
Apron: Tạp dề
Blender: Máy xay sinh tố
Coffee maker: Máy pha cafe
Colander: Cái rổ
Cookery book: sách nấu ăn
Chopping board: Thớt
Dishwasher: Máy rửa bát
Frying pan: Chảo rán
Garlic press: Máy xay tỏi
Grater: Cái nạo
Grill: Vỉ nướng
Grill: vỉ nướng
Jar : lọ thủy tinh
Jar: Lọ thủy tinh
Juicer: Máy ép hoa quả
Kettle: Ấm đun nước
Kitchen scales: Cân thực phẩm
Microwave: Lò vi sóng
Mixer: Máy trộn
Oven cloth: Khăn lót lò
Oven gloves: Găng tay dùng cho lò sưởi
Oven: Lò nướng
Peeler: Dụng cụ bóc vỏ củ quả
Pot holder: Miếng lót nồi
Pot: Nồi to
Pressure: Nồi áp suất
Rice cooker: Nồi cơm điện
Rolling pin: Cái cán bột
Saucepan: Cái nồi
Scouring pad: Miếng rửa bát
Sieve: Cái rây
Sink: Bồn rửa
Soup spoon: Thìa ăn súp
Spatula: Dụng cụ trộn bột
Spoon: Thìa
Steamer: Nồi hấp
Stove: Bếp nấu
Tablespoon: Thìa to
Teapot: ấm trà
Toaster: Máy nướng bánh mỳ
Tongs: Cái kẹp
Tray: Cái khay, mâm
Washing-up liquid: Nước rửa bát
4. Học từ vựng tiếng Anh về nấu ăn qua công thức
Thực hành chính là một trong những cách để vừa tạo động lực học vừa ghi nhớ từ rất nhanh. Do đó, bạn có thể xắn tay áo áp dụng luôn những từ mình học được để đọc và vận dụng công thức nấu ăn làm một món ăn thật ngon. Vừa nhớ từ lại biết thêm công thức, quả là một mũi tên trúng hai đích phải không nào.
Hãy cùng xem ví dụ dưới đây về công thức bánh sandwich salad đậu gà nhé.
Chickpea Salad Sandwich Recipe
INGREDIENTS
Handful of watercress or other greens, such as lettuce, arugula, or spinach
4 slices sandwich bread
3 tablespoons mayonnaise
2 to 4 tomato slices
2 tablespoons roasted almonds, coarsely chopped
2 tablespoons lemon juice
2 tablespoons capers, rinsed and drained
2 stalks celery, diced
2 pinches of black pepper
1/8 teaspoon salt
1/2 teaspoon Dijon mustard
1/2 avocado
1 can (15 ounces) chickpeas, rinsed and drained
INSTRUCTIONS
Mash the chickpeas: Mash the chickpeas roughly in a medium bowl with a potato masher.
Make filling: Add to the bowl celery, capers, mayonnaise, lemon juice and mustard. Taste it and add a pinch of salt and pepper if needed.
Assemble the sandwiches: On a cutting board, place 2 pieces of sandwich bread. Mash 1/4 of an avocado on one slice of bread. Lightly sprinkle with salt and pepper.
Enjoy: Half-slice the sandwich or serve it as a whole, with chips or salad.
Bản dịch:
Công thức bánh sandwich salad đậu gà
THÀNH PHẦN
Một ít cải xoong hoặc các loại rau xanh khác, chẳng hạn như rau diếp, rau arugula hoặc rau bina
4 lát bánh mì sandwich
3 muỗng canh mayonnaise
2 đến 4 lát cà chua
2 muỗng hạnh nhân rang, xắt nhỏ
2 muỗng canh nước cốt chanh
2 muỗng canh bạch hoa, rửa sạch và để ráo nước
Cần tây 2 cọng, thái hạt lựu
2 nhúm hạt tiêu đen
1/8 muỗng cà phê muối
1/2 muỗng cà phê mù tạt Dijon
1/2 quả bơ
1 lon (15 ounces) đậu xanh, rửa sạch và để ráo nước
HƯỚNG DẪN
Nghiền đậu xanh: Nghiền nhuyễn đậu xanh trong một bát vừa với dụng cụ nghiền khoai tây.
Làm đầy: Thêm vào bát cần tây, nụ bạch hoa, mayonnaise, nước chanh và mù tạt. Nếm thử và thêm một chút muối và hạt tiêu nếu cần.
Lắp ráp bánh sandwich: Trên thớt, đặt 2 miếng bánh mì sandwich. Nghiền 1/4 quả bơ trên một lát bánh mì. Nhẹ nhàng rắc muối và hạt tiêu.
Thưởng thức: cắt một nửa lát bánh sandwich hoặc để nguyên, ăn kèm với khoai tây chiên hoặc salad.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Qua bài viết trên, Step Up hy vọng các bạn đã tích lũy thêm vốn từ vựng tiếng Anh về nấu ăn, cùng với một trong những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả. Các bạn có thể ghi các công thức bằng tiếng Anh vào một quyển sổ tay nhỏ, từ đó sáng tạo thêm các công thức nấu ăn mới. Chúc các bạn vừa giỏi tiếng Anh vừa khám phá được những công thức nấu ăn thật ngon.
Ngữ pháp tiếng Anh có rất nhiều thành phần nhỏ với những quy tắc khác nhau vô tình khiến bạn đứng hình mất 5 giây. Nhưng thực tế sẽ có cách để phân biệt và ghi nhớ nó với các mẹo đơn giản. Một trong số đó là phân biệt lượng từ trong tiếng Anh với few và a few, little và a little. Sự khác biệt giữa từ có a và không có a là gì? Sẽ thay đổi ngữ nghĩa, ngữ pháp như thế nào trong câu. Cùng Step Up tìm hiểu chủ điểm ngữ pháp này trong bài viết nhé.
Few và a few là lượng từ được sử dụng trong câu để làm rõ ý nghĩa của câu về mặt số lượng. Sau few và a few là danh từ đếm được số nhiều. Trong đó:
Few + Danh từ đếm được số nhiều: có rất ít, không đủ để làm gì (mang tính phủ định)
Few people pass this examination (Rất ít người vượt qua kì thi này)
I have few books, not enough for reference reading (Tôi chỉ có một ít sách, không đủ để đọc tham khảo)
A few + danh từ đếm được số nhiều: có một chút, đủ để làm gì.
Ví dụ:
There are a few glasses in the table (Có một vài cái ly ở trên bàn)
I have a few books, enough for reference reading. (Tôi có một vài quyển sách, đủ để đọc tham khảo)
Xem thêm cấu trúc few, a few và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Nếu sau few và a few và danh từ đếm được số nhiều thì sau little và a little là danh từ không đếm được.
Trong đó:
Little + danh từ không đếm được: rất ít, không đủ để (có khuynh hướng phủ định)
Ví dụ:
I have little money, not enough to buy a hamburger. (Tôi có rất ít tiền, không đủ để mua một chiếc bánh kẹp)
I have little meat, not enough for lunch (Tôi có rất ít thịt, không đủ cho bữa trưa nay)
A little + danh từ không đếm được: có một chút, đủ để làm gì.
Ví dụ:
I have a little money, enough to buy a hamburger.
(Tôi có một ít tiền, đủ để mua một chiếc bánh kẹp)
I have a little meat, enough for lunch (Tôi có một chút thịt đủ cho bữa trưa nay)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Đều mang ý là “nhiều”, nhưng much và menu cũng được sử dụng khác nhau trong thành phần câu.
Much + Danh từ không đếm được
I didn’t eat much food today. (Tôi không ăn quá nhiều thức ăn hôm nay)
She doesn’t have much money for shopping. (Cô ấy không còn quá nhiều tiền để mua sắm)
Many + Danh từ đếm được số nhiều
I don’t have many friends (Tôi không có nhiều bạn)
There aren’t many tables in this class (Không còn lại nhiều bàn trong lớp học này đâu)
Much và many được sử dụng nhiều trong câu phủ định và câu nghi vấn, rất ít khi được sử dụng trong câu khẳng định.
4. Phân biệt lots of và a lot of
Trái ngược với few và a few có nghĩa là ít thì lots of và a lot of đều mang ý nghĩa là rất nhiều. Hai từ này thực chất không khác nhau nhiều, thường dùng trong những câu thân mật, không cần sự trang trọng. Tuy nhiên A LOT OF lịch sự hơn LOTS OF một chút.
A lot of/ Lots of + Danh từ đếm được số nhiều/ Danh từ không đếm được
Lots of my friends want to study abroad (Rất nhiều bạn của tôi muốn đi du học)
I spend a lot of time to prepare this exam (Tôi dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho kì thi này)
We have spent a lot of money for food last month (Chúng tôi đã tiêu rất nhiều tiền cho đồ ăn vào tháng trước)
Lots of và a lot of được sử dụng trong câu khẳng định và câu nghi vấn, hiếm khi được sử dụng trong câu phủ định.
5. Bài tập phân biệt few/ a few, little/ a little, much/many, lots of/ a lot of
Dựa vào các kiến thức về few và a few, little và a little, much và many, lots of và a lot of. Cùng thực hành các bài tập dưới đây để bạn hiểu bản chất và áp dụng trong tiếng Anh nhé.
There are (a few /a little) elephants at the zoo.
I feel sorry for her. She has (few/ a few) friends.
I have very (little/ a little) time for going out with my friends because the final exam comes soon.
She have been able to save (a little/ a few) electricity this month.
(A few/ A little) students passed it although the exam was very difficult.
How (much/ many) glasses are there on the table?
There are a lot of red (flowers/ flower) in the garden
You need to take a rest. You have worked too (much/ many)
We’ve got (many/ much) of time, so we don’t need to hurry.
I’ve been able to save(a little/ little) money this month.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Vậy là trong bài viết này Step Up đã hướng dẫn về cách sử dụng của few và a few, little và a little, much và many, lots of và a lot of. Các bài tập minh họa đi kèm bổ sung để bạn nắm vững các kiến thức vừa học. Để tìm hiểu thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp, tham khảo ngay Hack Não Ngữ Pháp – Bộ sản phẩm sách và App giúp bạn làm chủ ngữ pháp tiếng Anh dễ dàng. Với các kiến thức ngữ pháp cơ bản như cấu tạo thành phần câu, các thì trong tiếng Anh,…cho tới các kiến thức như câu bị động, câu tường thuật, động từ bất quy tắc…được tổng hợp đầy đủ. Cùng chinh phục ngữ pháp tiếng Anh đơn giản, dễ dàng với bộ sản phẩm của Step Up nhé.
Bạn đã bao giờ cảm thấy stress chưa? Chắc hẳn chúng ta ai cũng trải qua cảm xúc này rồi, dù bạn ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Vậy làm thế nào để diễn tả cảm xúc của bạn? Làm thế nào để dùng tiếng Anh giao tiếp nói về stress? Step Up sẽ giới thiệu cho bạn những mẫu câu chủ đề tiếng Anh giao tiếp nói về stress phổ biến nhất, hãy cùng học hỏi nhé.
1. Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nói về stress theo từng chủ điểm
Khi nói về sự căng thẳng, áp lực, chúng ta thường nói về việc học hành hoặc công việc. Cùng điểm qua một số câu văn mẫu tiếng Anh giao tiếp nói về stress nhé.
Tiếng Anh giao tiếp nói về stress trong việc học hành
During study week, Lucy has still been stressing out. Even though she studies hard, there are still open questions of which she does not know.
Trong tuần học, Lucy vẫn căng thẳng. Mặc dù cô ấy học hành chăm chỉ, vẫn có những câu hỏi mở mà cô ấy không biết.
If my parents didn’t place too much pressure on her, my sister would find learning a lot more enjoyable.
Nếu bố mẹ tôi không đặt quá nhiều áp lực cho cô ấy, chị tôi sẽ thấy việc học thú vị hơn rất nhiều.
In her Chemistry class, Phuong is having a hard time. She is stressed out.
Trong lớp Hóa học của cô, Phương đang gặp vấn đề. Cô ấy đang căng thẳng.
Jennifer has been feeling anxious now for three weeks. Once the semester is over, she’ll feel a lot better.
Jennifer đã cảm thấy lo lắng suốt ba tuần liền. Khi học kỳ kết thúc, cô ấy sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.
This semester, Justin has taken too many language classes. He wasn’t supposed to have tried this hard. He worries like crazy now.
Justin đã đăng ký quá nhiều lớp ngôn ngữ học kỳ này. Anh ấy không cần phải cố gắng đến thế. Bây giờ, anh ấy thấy áp lực vô cùng.
Tiếng Anh giao tiếp nói về stress trong việc thi cử
My friend is feeling anxious. She is having a final exam on Thursday but hasn’t yet prepared.
Bạn tôi đang cảm thấy lo lắng. Cô ấy có một bài kiểm tra cuối kỳ vào thứ năm nhưng chưa chuẩn bị.
My mark made me feel so stressed.
Điểm của tôi làm tôi cảm thấy rất căng thẳng.
My sister is feeling stressed. Next week she’s taking the midterm exam, but she’s not optimistic.
Chị tôi đang cảm thấy căng thẳng. Tuần tới có lịch làm bài kiểm tra giữa kỳ, nhưng chị ấy không lạc quan cho lắm.
Tomorrow she ‘s got the deadline, but she didn’t even read the material. She ‘s worried so much.
Ngày mai cô ấy đã đến hạn chót, nhưng cô ấy thậm chí còn không đọc tài liệu. Cô ấy lo lắng rất nhiều.
The father of Tom gives him a beating when he adds an F to his record.
Cha của Tom đánh cậu ta vì bị điểm F trong bảng điểm của mình.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
My mother is tired of all the stress that she needs to cope with.
Mẹ tôi mệt mỏi với tất cả những căng thẳng mà bà cần phải đương đầu.
My boyfriend is having a lot of stress from his colleagues. All of them are just highly competitive.
Bạn trai tôi đang gặp nhiều căng thẳng từ đồng nghiệp. Tất cả bọn họ cạnh tranh nhau rất gắt gao.
My boss is working on the project, which causes him a lot of tension.
Sếp của tôi đang làm việc trong một dự án, điều này khiến anh ấy rất căng thẳng.
Her work gave her a lot of stress.
Công việc của cô khiến cô có rất nhiều áp lực.
Because of their manager, they have a lot of tension. He demands that they have their project finished in one day.
Bời vì người quản lý của họ, họ luôn ngập trong sự căng thẳng. Anh ta yêu cầu họ hoàn thành dự án của họ trong một ngày.
2. Cụm từ hay cho tiếng Anh giao tiếp nói về stress
Khi bạn muốn diễn đạt và giao tiếp bằng tiếng Anh, việc học các cụm từ rất quan trọng và cần thiết. Dưới đây, Step Up sẽ cung cấp cho bạn một số cách diễn đạt phổ biến nhất về tiếng Anh giao tiếp nói về stress. Học thuộc mẫu câu, nhớ từ trong văn cảnh cũng là một trong những kỹ năng học từ vựng tiếng Anh hiệu quả.
1. HAVE A LOT ON YOUR MIND: có quá nhiều thứ phải bận tâm, suy nghĩ
Ví dụ: You’re quiet today. You seem to have a lot on your mind.
Bạn hôm nay có vẻ im lặng. Bạn trông có vẻ đang bận tâm nhiều thứ nhỉ.
2. HAVE A LOT ON YOUR PLATE: có quá nhiều việc cần hoàn thành
Ví dụ: Don’t make noise, I’m trying to work. I have a lot on my plate.
Đừng làm ồn, tôi đang cố làm việc. Tôi cần hoàn thành nhiều việc lắm đấy.
3. GET ON MY NERVES: ai đó khiến bạn khó chịu, bực mình
Ví dụ: That girl is way too loud, she’s getting on my nerves.
Cái cô kia ồn ào thật đấy, cô ấy khiến tôi bực mình.
4. I CAN’T STAND IT: tôi không thể chịu đựng được điều gì đó
Ví dụ: Can you do it right? I have had to fix this so many times before, I can’t stand it.
Bạn có thể làm việc hẳn hoi được không? Tôi phải sửa cái này quá nhiều rồi, tôi không thể chịu được điều đó.
5. I CAN’T TAKE IT ANYMORE: tôi không thể chịu được điều này thêm nữa
Ví dụ: They’re so mean to you, I can’t take it anymore!
Họ quá bất lịch sự với bạn, tôi không thể chịu điều này thêm nữa!
6. I’VE HAD IT UP TO THERE: tôi chịu đựng thế là đủ quá rồi, tôi sẽ không làm thế nữa
Ví dụ: I’m going to resign. I worked overtime too much, I’ve had it up to there.
Tôi xin nghỉ việc đây. Tôi làm thêm giờ quá nhiều, tôi nghĩ thế là quá đủ rồi.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
7. MY HEAD’S ABOUT TO EXPLODE: căng thẳng đến mức đầu tôi muốn nổ tung
Ví dụ: This Math problem is so hard that it’s unsolvable. My head’s about to explode.
Bài toán này khó quá, không thể nào giải được. Đầu tôi sắp nổ tung mất thôi.
8. NOT FEELING YOURSLEF: tôi bình thường không như thế này đâu, tôi bị cảm xúc chi phối
Ví dụ: I’m sorry I raised my voice with you. I’m under the weather so I’m not feeling myself.
Tôi xin lỗi vì đã to tiếng với bạn. Tôi cảm thấy không khỏe nên bị cảm xúc chi phối.
9. SNAP SOMEONE’S HEAD OFF: nổi cáu hoặc to tiếng với ai đó
Ví dụ: That new employee keeps interrupting our boss mid-sentence. I think the boss will snap her head off.
Nhân viên mới cứ nhảy vào miệng sếp lúc đang nói dở câu. Tôi nghĩ sếp sắp mắng cô ta một trận đến nơi rồi.
10. DRIVE YOU CRAZY/DRIVE YOU NUTS: Ai đó hay điều gì đó khiến bạn nổi khùng.
Ví dụ: Can you close your mouth while eating? It drives me crazy.
Bạn đừng mở miệng nhai chóp chép lúc ăn được không? Nó khiến tôi phát điên.
3. Đoạn hội thoại mẫu tiếng Anh giao tiếp về stress
Dưới đây là một đoạn hội thoại mẫu, giúp bạn hình dung được chủ đề tiếng Anh giao tiếp nói về stress, cùng với các mẫu câu và tình huống để vận dụng dễ dàng khi bạn muốn dùng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn muốn giao tiếp tốt, bạn cũng cần học phát âm tiếng Anh thường xuyên mỗi ngày. Bạn có thể cải thiện chúng bằng cách nghe nhạc và xem phim nước ngoài, hay tìm học ở các trang web luyện nói tiếng Anh miễn phí.
Jane: “Fiona, the manager is asking for the report. He insists on having it finished by now.”
(Fiona, sếp bảo cần nộp báo cáo. Ông ấy khăng khăng rằng phải nộp gấp ngay bây giờ.)
Fiona: “He expects me to be some kind of superhero? I already left the office so late yesterday, dealing with leftover work.”
(Ông ấy nghĩ tôi là siêu anh hùng sao? Hôm qua tôi đã phải về nhà rất muộn vì bận giải quyết mấy việc còn lại rồi.)
Jane: “I also think he’s really demanding. I’ve had enough.”
(Tôi cũng nghĩ ông ấy đòi hỏi nhiều quá. Tôi chịu hết nổi rồi.)
Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Trên đây là một số câu phổ biến và toàn diện nhất trong tiếng Anh giao tiếp nói về stress. Bạn có thể ứng dụng linh hoạt các mẫu câu, cụm từ trong tiếng Anh giao tiếp nói về stress trong cả hội thoại thường ngày và bài thi nói. Chúc bạn cải thiện kỹ năng nghe-nói và thông thạo tiếng Anh giao tiếp. Hãy chăm chỉ học tập nhé.
Khi nhắc đến xin lỗi, hầu hết chúng ta đều sử dụng từ “sorry”. Tuy nhiên cách thể hiện trang trọng, lịch sự hơn sẽ dùng Apologize. Cách sử dụng của tính từ Sorry và động từ Apologize cũng sẽ khác nhau trong từng ngữ cảnh cụ thể. Vậy sự khác nhau giữa 2 từ này là như thế nào? Để giúp bạn hiểu, vận dụng và phân biệt được hai cấu trúc trên, Step Up sẽ giới thiệu về cấu trúc Apologize một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất.
Apologize (/ə´pɔlə¸dʒaiz/) là sự nhận lỗi, nhận sai một cách trang trọng, dù người nhận lỗi có chân thành hay không. Ý nghĩa của cấu trúc Apologize trong tiếng Anh là xin lỗi một ai đó vì việc gì. Tuy mang ý nghĩa khá giống với ý cấu trúc Sorry, Apologize có cấu trúc và cách sử dụng hoàn toàn khác với Sorry. Apologize thường được dùng trong văn cảnh trang trọng hay các văn bản chính thức, còn Sorry thường được dùng trong những cuộc hội thoại thường ngày và khi muốn biểu đạt cảm xúc.
Ví dụ:
I apologize for my employee’s behavior and I will take measures to discipline him. (Tôi xin tạ lỗi vì hành vi của nhân viên công ty tôi, và sẽ tiến hành kỷ luật cậu ấy)
I’m sorry, sweetie, we can’t take you to the park today. (Mẹ xin lỗi, con yêu, hôm nay nhà mình không đi chơi công viên được rồi)
Xem thêm Cấu trúc Apologize và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Khi một người mắc lỗi, hoặc muốn làm phiền ai đó và muốn thể hiện sự lịch sự, họ thường dùng cấu trúc Apologize. Apologize được dùng một cách phổ biến để thể hiện sự biết lỗi đối với người khác vì đã làm ảnh hưởng xấu đến họ.
Công thức chung:
S + Apologize (chia đúng thì) + to somebody for something
Ví dụ:
We apologized for breaking the vase 2 days ago. (Chúng tôi xin lỗi vì làm vỡ chiếc bình hai hôm trước).
3. Cách sử dụng cấu trúc Apologize
Cấu trúc Apologize thường được dùng trong tiếng Anh giao tiếp trang trọng (formal) và tiếng Anh văn viết học thuật. Apologize có 2 cách dùng chính, kết hợp với giới từ “to” và “for”.
“Apologize to” sử dụng để gửi lời xin lỗi tới ai đó.
“Apologize for” dùng để xin lỗi về sự việc gì đó.
Apologize for
Dùng với V-ing
Cấu trúc này mang nghĩa xin lỗi về hành động của người nói/viết, có công thức là:
Apologize + for + V-ing
Ví dụ:
Haley should apologize for ruining Tom’s toy. (Haley nên xin lỗi vì làm hỏng đồ chơi của Tom)
They apologized for forgetting my graduation anniversary. (Họ xin lỗi vì đã quên mất ngày lễ tốt nghiệp của tôi)
I deeply apologize for hurting your son. (Tôi chân thành xin lỗi vì đã làm tổn thương con trai của bạn)
Dùng với Noun
Cấu trúc này mang nghĩa xin lỗi về một sự việc gì đó, có công thức là
Apologize + for + Noun
Ví dụ:
She never apologizes for her mistakes. (Cô ấy chả bao giờ chịu nhận lỗi sai của mình)
You need to apologize for your disrespect towards the teacher. (Cậu nên xin lỗi vì đã không tôn trọng giáo viên)
Although everyone knew he hurt the cat, he didn’t apologize for its injuries. (Dù mọi người đều biết anh ấy đánh con mèo, anh ấy đã không hề xin lỗi về những vết thương của nó)
Apologize to
“Apologize to” sử dụng để gửi lời xin lỗi tới ai đó.
Công thức:
Apologize + to + person/noun.
Ví dụ: Don’t apologize to me, apologize to him. (Đừng xin lỗi tôi, đi xin lỗi anh ấy đi.)
Humans really should apologize to Mother Nature. (Con người thực sự nên xin lỗi Mẹ Thiên Nhiên.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
4. Cấu trúc Apologize và Sorry khác nhau như thế nào?
Như phần mở đầu đã nói, cả hai từ đều mang ý nghĩa xin lỗi. Tuy nhiên với các trường hợp cụ thể sẽ sử dụng cấu trúc apologize và cấu trúc sorry khác nhau. Điểm khác nhau cơ bản về 2 cấu trúc này chính là apologize là động từ và sorry là tính từ. Cụ thể, hãy xem những định nghĩa và ví dụ dưới đây về hai cấu trúc này nhé.
Cấu trúc Apologize
Cấu trúc này thường được đặt trong các ngữ cảnh trang trọng, hoặc các văn bản chính thức. Một cách phân biệt nữa với cấu trúc Sorry là việc sử dụng Apologize đơn giản chỉ là nhận lỗi sai mà có thể không thể hiện sự chân thành, ăn năn hối lỗi.
Ví dụ:
The author apologized for not publishing the book on time. (Nhà văn đã xin lỗi vì không xuất bản cuốn sách đúng hạn)
Cấu trúc Sorry
Cấu trúc này thường được dùng trong các ngữ cảnh giao tiếp thông thường. Trái với Apologize, sự chân thành và hối lỗi được biểu đạt khá rõ ràng trong cấu trúc này. Cả người nói và người nghe đều hiểu rằng có một mức độ cảm xúc nhất định khi cấu trúc Sorry được sử dụng.
Ví dụ:
I’m deeply sorry, I didn’t publish the book on time. (Tôi thành thực xin lỗi vì đã không xuất bản cuốn sách đúng hạn)
Thêm vào đó, cấu trúc Sorry trong ngữ cảnh nhất định sẽ biểu đạt sự đồng cảm hoặc sự chán nản, thất vọng. Trong một đám tang (đám hiếu), người ta thường nói “I am very sorry for your loss” mang nghĩa chia buồn với nỗi đau, mất mát của nhà người có tang. Trong các hoàn cảnh trên, cấu trúc Apologize sẽ không được sử dụng.
Ví dụ: I’m sorry to hear about your break up. (Tôi rất lấy làm tiếc khi nghe tin bạn chia tay)
So sánh cấu trúc “Sorry” và cấu trúc “Apologize”
I apologize
I am sorry
Lỗi do ai?
Tôi
Không nhất thiết là do tôi
“Tôi” cảm thấy như thế nào khi nói?
Tiếc nuối và/hoặc trách nhiệm
Buồn rầu, đồng cảm
Có thể dùng để châm biếm không?
Có
Có
Mức độ thân mật
Trang trọng, xa cách
Thân mật, gần gũi
Có dùng được trong trường hợp người nghe trải qua mất mát không phải do lỗi người nói không?
Không
Có
Tôi muốn diễn đạt điều gì?
Tôi lấy làm tiếc vì gây ra bất tiện hoặc rắc rối cho người khác
Tôi rất buồn và/hoặc lấy làm tiếc vì những việc đã xảy ra (có thể do lỗi của tôi hoặc không)
Ví dụ giải thích cụ thể:
Ví dụ 1: Anna breaks May’s toys. May hit her on the head. May apologized after that.
(Anna làm vỡ đồ chơi của May. May đánh vào đầu Anna. Sau đó, May đã xin lỗi)
May có thể xin lỗi vì bị bắt chứ không thực sự ăn năn hối lỗi vì nghĩ rằng Anna xứng đáng bị đánh đòn.
Ví dụ 2: I am sorry your husband left. (Tôi thực lấy làm tiếc vì chồng bạn đã bỏ đi)
Ta thấy rằng trong câu này không thể thay “sorry” bằng “apologize” vì người nói không làm cho chồng người nghe bỏ đi.
Bài tập 1: Chọn “Sorry” hoặc “Apologize” trong các câu sau:
Kate was ……….. to bring in the bad news.
I’m …………… that she can’t make it in time.
Jay ………. for not calling sooner.
He is ………. for forgetting his assignment.
He is deeply ………. for acting in such a weird way.
Anne wants to ………. for losing the important documents for this morning’s meeting.
They often ………. for their actions, but they didn’t feel ……….. at all.
I’m ………. your children went to the hospital and missed the picnic.
Maya ………. for making Bella cry.
David………. to his girlfriend for forgetting their anniversary.
Đáp án:
sorry
sorry
apologized
sorry/apologizing
sorry/apologizing
apologize
apologize + sorry
sorry
apologized
apologized
Bài tập 2: Viết lại câu để cho nghĩa không đổi:
1. Allie said to her mother: “I’m sorry, I didn’t listen to you”
=> Allie apologized to her mother…………………………….
2. “I’m sorry, I have to work” Bob said.
=> Bob apologized …………………………….
3. “I’m sorry, I should have told you before” Sarie said to you.
=> Sarie apologized …………………………….
4. I’m sorry I was mean to you yesterday.
=> I apologize …………………………….
5. “So sorry, I didn’t mean to cut the queue.”
=> The girl lowered her head and apologized …………………………….
Đáp án:
Allie apologized to her mother for not listening to her.
Bob apologized for having to work.
Sarie apologized to me for not having told me before.
I apologize for being mean to you yesterday.
The girl lowered her head and apologized for cutting the queue.
Trên đây là tổng hợp đầy đủ về cấu trúc Apologize trong tiếng Anh. Hy vọng bạn đã hiểu được công thức, cách sử dụng và phân biệt được hai cấu trúc Apologize và Sorry sau bài viết này. Hãy luyện tập thật nhiều để có thể thành thạo các cấu trúc ngữ pháp bạn nhé.
Ẩm thực là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm nhất. Rất nhiều quốc gia có nền ẩm thực nổi tiếng thế giới, với nhiều món ăn ngon ơi là ngon. Việc miêu tả hoặc khen ngợi một món ăn đã trở thành một chủ đề nổi bật trong cả văn nói và văn viết. Cùng Step Up khám phá những từ vựng chỉ mùi vị trong tiếng Anh đặc sắc nhất nhé.
Cùng tìm hiểu các từ chỉ mùi vị trong tiếng Anh, bao gồm các từ đơn và các từ chỉ tình trạng món ăn nhé.
Từ đơn chỉ mùi vị trong tiếng Anh
Acerbity : vị chua
Acrid : chát
Aromatic : thơm ngon
Bitter: Đắng
Bittersweet : vừa đắng vừa ngọt
Bland: nhạt nhẽo
Cheesy: béo vị phô mai
Delicious: thơm tho; ngon miệng
Garlicky: có vị tỏi
Harsh: vị chát của trà
Highly-seasoned: đậm vị
Honeyed sugary: ngọt vị mật ong
Horrible: khó chịu (mùi)
Hot: nóng; cay nồng
Insipid: nhạt
Luscious: ngon ngọt
Mild sweet: ngọt thanh
Mild: mùi nhẹ
Minty: Vị bạc hà
Mouth-watering: ngon miệng đến chảy nước miếng
Poor: chất lượng kém
Salty: có muối; mặn
Savory: Mặn
Sickly: tanh (mùi)
Smoky: vị xông khói
Sour: chua; ôi; thiu
Spicy: cay
Stinging: chua cay
Sugary: nhiều đường, ngọt
Sweet: ngọt
Sweet-and-sour: chua ngọt
Tangy: hương vị hỗn độn
Tasty: ngon; đầy hương vị
Unseasoned: chưa thêm gia vị
Yucky: kinh khủng
Từ vựng về tình trạng món ăn
Cool: nguội
Dry: khô
Fresh: tươi; mới; sống (nói về rau, củ)
Juicy: có nhiều nước
Mouldy: bị mốc; lên meo
Off: ôi; ương
Over-done/over-cooked: nấu quá tay; nấu quá chín.
Ripe: chín
Rotten: thối, rữa, hỏng
Stale: ôi, thiu, cũ, hỏng
Tainted: có mùi hôi
Tender: mềm, không dai;
Tough: dai; khó nhai, khó cắt;
Under-done: nửa sống nửa chín; chưa thật chín; tái
Unripe: chưa chín
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Dưới đây là những mẫu câu hữu dụng để nói về mùi vị trong tiếng Anh, cụ thể là về các món ăn. Làm thế nào để khen hoặc chê mùi vị trong tiếng Anh của một món ăn một cách tự nhiên và lịch sự nhỉ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Món ăn ngon
“This is so delicious, wow!”
Chà, món ăn này ngon tuyệt
“This dish is amazing!”
Món này vị tuyệt quá đi mất!
“Eating this feels like I’m in heaven.”
Ăn món này ngon đến muốn lên thiên đường luôn.
“This is such an yummy dish, can I have the recipe, please?”
Món này ngon thật sự, bạn cho tôi công thức nấu với, có được không?
“This tastes so nice, I want to buy it, can you give me the address?”
Hương vị quá tuyệt, tôi muốn mua thêm, bạn có biết chỗ mua không?
“This Italian restaurant’s food is out of this world!”
“This cake is the perfect combination of sweet and sour.”
Cái bánh ngọt này là sự kết hợp thật hoàn hảo của vị ngọt và chua.
“The fishes are so fresh.”
Cá tươi thật đấy.
“This pho has a rich flavour.”
Bát phở này có hương vị cực kỳ phong phú.
“Is it just me or this is kind of bland?”
Có phải mỗi tôi thấy món này hơi nhạt không?
“This dish is so bland, I can’t taste anything at all.”
Món này nhạt toẹt, tôi chả nếm thấy vị gì cả.
“The macarons are too sugary sweet for me.”
Mấy cái bánh macaron quá nhiều vị ngọt của đường, không hợp với tôi.
“This is super spicy.”
Món này cay cực kỳ.
“It tastes really salty.”
Món này mặn quá đi mất.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
3. Tục ngữ, thành ngữ, cụm từ về mùi vị trong tiếng Anh
Có rất nhiều thành ngữ hay cụm từ cố định trong tiếng Anh dùng các từ chỉ mùi vị mang ý nghĩa cực kỳ thú vị. Nếu bạn cảm thấy cụm từ nào chỉ mùi vị trong tiếng Anh thật thú vị, nhớ ghi chép lại nhé!
1. Smell fishy: đáng nghi ngờ
Ví dụ: His actions smell fishy, I don’t trust him.
Hành động anh này đáng ngờ ghê, tôi chẳng tin anh ấy đâu.
Bạn có thể dùng cụm “Something smells” để ám chỉ nghĩa tương tự.
Ví dụ: She said she was at home but she’s no where to be found. Something smells.
Cô ấy bảo đang ở nhà mà chả thấy cô ấy đâu cả. Có gì đó sai sai ở đây.
2. Leave a bad taste (in the mouth): để lại kỷ niệm, ấn tượng không tốt
Ví dụ: He failed the interview because he left a bad taste in the interviewer’s mouth.
Anh ấy trượt phỏng vấn vì để lại ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng.
3. A taste of one’s own medicine: gậy ông đập lưng ông.
Ví dụ: She thought she could get away with cheating on him. But she had a taste of her own medicine when she was the one being cheated on.
Cô ấy tưởng việc lừa dối anh ấy đã trót lọt. Thế nhưng, cô ấy bị gậy ông đập lưng ông khi chính cô mới là người bị lừa dối.
4. Bad egg: Người xấu, kẻ lừa đảo
Ví dụ: Don’t come near him, he’s rumored to be a bad egg.
Đừng lại gần hắn, người tả đồn hắn là kẻ chẳng ra gì.
5. Take a grain of salt: biết một sự việc hoặc điều gì đó là sai
Ví dụ: You really do believe the earth’s flat? I take that with a grain of salt.
Bạn thật sự tin trái đất phẳng á? Tôi sẽ chẳng bao giờ tin đâu.
6. Sour grape: đố kỵ
Ví dụ: I don’t think that’s much of an achievement, and that’s not sour grape.
Không phải đố kỵ đâu nhưng mà tôi thấy cái đấy cũng chả phải thành tựu gì to tát.
7. Have a sweet tooth: người hảo ngọt
Ví dụ: Almost all children have sweet tooth, they love sweets and treats!
Gần như đứa trẻ nào cũng hảo ngọt hết, mấy đứa nhỏ thích đồ ngọt với bánh kẹo lắm!
4. Giới thiệu một số phần mềm giúp học từ vựng tiếng Anh về mùi vị
Việc học từ vựng tiếng Anh về mùi vị nói riêng và từ vựng tiếng Anh nói chung có rất nhiều phương pháp. Ngoài sách vở và các khóa học offline, việc sử dụng các phần mềm trên điện thoại hoặc máy tính để học ngoại ngữ ngày cả trở nên được ưa chuộng. Step Up xin giới thiệu một số phần mềm nổi bật để học từ vựng tiếng Anh.
1. Hack Não
Hack Não là phần mềm học và ôn tập từ vựng thông qua các bài nghe tiếng Anh. Đây là một ứng dụng được thiết kế cho cộng đồng người Việt và độc giả của sách “Hack Não 1500”, cuốn sách từ vựng đứng top best seller trên trang thương mại điện tử TIKI.
Cuốn sách chú trọng vào cả 5 khía cạnh của việc học từ vựng tiếng Anh:
Âm thanh của từ
Chính tả của từ
Cách phát âm của từ
Chiều Việt sang Anh
Chiều Anh sang Việt
Điểm cộng
Sau khi làm xong bài tập, kết quả được hiển thị ngay để người học nắm được quá trình học có tiến bộ không và cần sữa điểm nào.
Vận dụng kỹ thuật Shadowing trong việc học phát âm cùng với các video giúp sửa khẩu hình miệng để phát âm thật chuẩn.
Có mặt trên cả hai nền tảng Android và IOS
Các từ vựng có tính ứng dụng cao, có thể áp dụng linh hoạt vào đời sống.
Có nhiều thử thách khơi gợi động lực học và hỗ trợ quá trình học: quản lý quãng thời gian học tập, đăng ký mục tiêu số lượng từ, thử thách hoàn tiền trong 30 ngày.
2. Duolingo
Nếu bạn là một người học ngoại ngữ không chuyên, ắt hẳn bạn đã từng thấy qua con cú xanh – linh vật của phần mềm Duolingo. Phần mềm này khá nổi tiếng trong cộng đồng học ngoại ngữ vì các khóa học được thiết kế khá thú vị cũng như giao diện thân thiện với người mới bắt đầu.
Điểm cộng
Giao diện trực quan, không bị rối mắt hay nhàm chán
Nội dung học đa dạng, hỗ trợ đa ngôn ngữ
Các chủ điểm phong phú, tạo cảm hứng học
Điểm trừ
Khả năng xử lý âm thanh nhận vào của app còn kém, phần dịch nghĩa từ hay câu còn thô
3. Memrise
Để thông thạo tiếng Anh, một trong những khó khăn lớn nhất chính là bij chán chường và không có động lực học. Memrise giúp bạn học từ vựng một cách dễ dàng và hiệu quả. Mỗi ngày, ứng dụng sẽ thông báo nhắc nhở lịch học để bạn có thể ôn luyện một cách đều đặn mà không bị quên từ.
Điểm cộng
Kho tàng kiến thức khổng lồ, đa dạng phong phú
Cho phép người dùng tạo chương trình học cho riêng mình
Hỗ trợ cả nền tảng IOS, android và web.
Điểm trừ
Một số lượng lớn khóa học đến từ người dùng đóng góp, độ tin cậy không cao
4. FluentU
FluentU mang đúng tiêu chí giúp người học thành thạo trôi chảy một ngoại ngữ. Phần mềm này được thiết kể để cung cấp tư liệu học tiếng Anh giao tiếp như chương tình TV, phim hay quảng cáo cùng phụ đề. FluentU như tích hợp tính năng định nghĩa, phát âm và gợi ý cách dùng chuẩn để hỗ trợ người dùng. Bạn sẽ không cảm thấy áp lực như các app học thông thường khi dùng FluentU
Điểm cộng
Phân cấp trình độ để phù hợp với nhiều người học
Chủ đề thú vị đa dạng
Điểm trừ
Bạn cần sẵn một vốn từ vựng kha khá để bắt kịp nội dung các chương trình
Không hỗ trợ hệ điều hành android.
5. Oxford dictionary
Nhà xuất bản Đại học Oxford là một trong những nhà xuất bản danh giá, nổi tiếng thế giới. Cuốn từ điển Oxford đắt đỏ là thế nhưng ứng dụng từ điển của Oxford lại hoàn toàn miễn phí. Cuốn từ điển này không hề thua kém bản giấy thông thường mà còn có nhiều tính năng tuyệt vời nữa.
Điểm cộng
Từ điển Anh-Anh đáng tin cậy và chính xác
Các từ được cung cấp đầy đủ các nghĩa khác nhau
Có file audio để có thể tập phát âm chuẩn
Điểm trừ
Cuốn từ điển này không lý tưởng với người mới học vì được viết bằng tiếng Anh.
5. Bài viết chủ đề mùi vị trong tiếng Anh
Topic: Viết một bài văn ngắn để miêu tả mùi vị món khoái khẩu của bạn.
Pho – ranks among the top 40 delicious dishes in the world today. It is one of the Vietnamese people ‘s famous dishes. There are unique flavors in each bowl of noodles: the fragrance of vegetables, the rich, aromatic scent of the broth, and a bit chewy of the meat all combine in the mouthwatering noodle bowl.
Not only do Vietnamese people like pho, but it has also become a top-tier food for many foreigners these days. The unique taste of chicken or beef broth is the extraordinary flavor of Vietnam. Once you have enjoyed the pho taste, you’ll be unlikely to forget it.
The flavors in pho’s bowl merge perfectly, and you’ll taste the essence of them by sipping just a tiny spoon. The beef or chicken tastiness, chewy noodle flavor, vegetable aroma, spicy chili flavor, and a little sour from lemon make this heavenly dish dancing in your mouth. Whenever you’re traveling to Vietnam, you must try this amazing dish.
Bài dịch:
Phở – đứng trong số 40 món ngon hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng của người Việt Nam. Có những hương vị độc đáo trong mỗi bát phở: hương thơm của rau, mùi vị đậm đà, thơm lừng của nước dùng, và một chút dai dai của thịt, tất cả kết hợp trong một bát phở hấp dẫn.
Phở không chỉ được người dân Việt Nam ưa chuộng mà còn trở thành món ăn hàng đầu của nhiều người nước ngoài hiện nay. Hương vị độc đáo của nước dùng từ thịt gà hoặc thịt bò chính là hương vị đặc biệt của Việt Nam. Một khi bạn đã thưởng thức hương vị phở, bạn sẽ không thể quên nó.
Các hương vị trong bát phở hòa quyện một cách hoàn hảo, và bạn sẽ nếm được tinh chất của chúng bằng cách nhấp miệng chỉ một chiếc thìa nhỏ. Vị thịt bò hoặc thịt gà, hương vị sợi phở dai, mùi rau, vị ớt cay, và một chút chua từ chanh làm cho món ăn tuyệt vời này nhảy múa trong miệng của bạn. Bất cứ khi nào bạn đi du lịch đến Việt Nam, bạn phải thử món ăn tuyệt vời này.
Xem thêm Từ vựng về mùi vị và các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Trên đây là giới thiệu từ vựng về mùi vị trong tiếng Anh cùng với gợi ý các phương pháp giúp ghi nhớ từ vựng nói chung và từ vựng về mùi vị trong tiếng Anh hiệu quả. Bạn đã note lại các từ vựng về mùi vị trong tiếng Anh bạn yêu thích chưa? Hãy chăm chỉ học tập để chóng thành thạo tiếng Anh nhé.
Mỗi năm, hàng ngàn lễ hội được tổ chức ở các địa phương xuyên suốt cả đất nước Việt Nam. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu tên các lễ hội tiếng Anh ở Việt Nam, hoặc các mẫu câu để nói về lễ hội tiếng Anh, hãy cùng Step Upkhám phá trong bài viết dưới đây nhé.
1. Một số từ vựng về các lễ hội tiếng Anh ở Việt Nam
Mỗi năm nước Việt Nam đều tổ chức rất nhiều những lễ hội lớn nhỏ, phong phú đặc sắc. Hãy cùng tham khảo những từ vựng lễ hội tiếng Anh được dùng phổ biến nhé.
Lễ hội tiếng Anh ở Việt Nam
[20/10] – October 20th: Vietnamese Women’s Day – Ngày phụ nữ Việt Nam
[20/11] – November 20th: Teacher’s Day – Ngày nhà giáo Việt Nam
[25/12] – December 25th: Christmas Day – Giáng sinh
[1/1 âm lịch] – January 1st Lunar: Vietnamese New Year – Tết Nguyên Đán
[1/1] – January 1st: New Year – Tết Dương Lịch
[28/6] – June 28th: International Children’s Day – Ngày quốc tế thiếu nhi
[28/6] – June 28th: Vietnamese Family Day – Ngày gia đình Việt Nam
[1/5] – May 1st: – International Workers’ Day: Ngày Quốc Tế lao động
[mùng 10 tháng 3 âm lịch] – 10th day of 3rd lunar month: Hung Kings Commemorations – Giỗ tổ Hùng Vương
Hung Kings Temple Festival – Lễ hội đền Hùng
[30/4] – April 30th: Liberation Day/ Reunification Day – Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
[2/9] – September 2nd: National Day – Quốc Khánh
[2/3] February 3rd: Communist Party of Vietnam Foundation Anniversary – ngày thành lập Đảng CSVN
[8/3] – March 8th: International Women’s Day –: Quốc Tế phụ nữ
[7/5] – May 7th: Dien Bien Phu Victory Day – Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
[19/5] – May 19th: President Ho Chi Minh’s Birthday – Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh
[27/7] – July 27th: Remembrance Day – Ngày thương binh liệt sĩ
[10/10] – October 10th: Capital Liberation Day – ngày giải phóng thủ đô
[15/1 âm lịch] – January 15th lunar: Lantern Festival – Tết Nguyên Tiêu
[15/7 âm lịch] – July 15th lunar: Ghost Festival – Vu Lan
[15/8 âm lịch] – August 15th lunar: Mid-Autumn Festival – Tết Trung Thu
[23/12 âm lịch] – December 23rd lunar: Kitchen guardians – ông Táo về trời
[31/10] – October 31st: Halloween – Ngày lễ hoá trang
[1/4] – April 1st: April Fool’s Day – ngày nói dối
[14/2] – February 14th: Valentine’s Day – ngày lễ tình nhân
[tháng 3, tháng 4] – March, April: Easter – lễ Phục Sinh
[13/1 âm lịch] – January 13th lunar: Lim Festival – hội Lim
[Chủ nhật thứ ba tháng 6] – 3rd Sunday of June: Father’s Day – ngày của Bố
[Thứ sáu trước ngày lễ Phục sinh] – The Friday before Easter: Good Friday – ngày thứ sáu tuần Thánh
[Thứ năm lần thứ tư của tháng 5] – Fourth Thursday in November: Thanksgiving – lễ tạ ơn
[7, 8, 9 tháng 4 âm lịch] – April 7, 8, 9 lunar: Giong Festival – Hội Gióng
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trong tiếng Anh, những mẫu câu có sẵn về các chủ đề khác nhau sẽ trở nên rất hữu ích. Bạn có thể tự tin hội thoại một cách tự nhiên, cũng như nghe hiểu thông tin một cách nhanh chóng nếu học thuộc những mẫu câu này. Nhớ note lại những mẫu câu về lễ hội tiếng Anh này nhé.
Lễ hội Việt Nam trong tiếng Anh
Mẫu câu hỏi lễ hội tiếng Anh
Tet holiday’s around the corner, are you staying home or going away?
Sắp đến Tết rồi, bạn định đón Tết ở nhà hay đi chơi xa thế?
How many days off you are allowed to take during Lunar New Year?
Dịp Tết nguyên đán bạn được nghỉ làm bao nhiêu ngày đấy?
What are your plans for Tet holiday?
Kỳ nghỉ Tết sắp tới bạn dự định làm gì chưa?
Have you got any gifts for your wife on Vietnamese Family Day?
Ngày gia đình Việt Nam bạn có tặng quà gì cho vợ bạn không?
How was your holiday?
Kỳ nghỉ vừa rồi của bạn thế nào?
Did you have fun last holiday?
Bạn nghỉ lễ có vui không?
Do you want to get away for a couple of days?
Bạn có muốn đi đâu xa vài ngày không?
Mẫu câu trần thuật lễ hội tiếng Anh
Mid-autumn is the only time that we can eat moon cake.
Tết Trung Thu là dịp duy nhất để chúng tôi ăn bánh Trung Thu.
The mooncakes we ate were splendid, which made us feel craving for more even though we’re not starving.
Bánh trung thu mà chúng tôi ăn ngon cực kỳ, khiến cho cả bọn no rồi nhưng vẫn còn thòm thèm muốn ăn thêm nữa.
I wish you and your girlfriend have a happy Valentine’s Day.
Tôi gửi lời chúc ngày lễ Tình Nhân hạnh phúc đến bạn và bạn gái của bạn nhé.
My father gave me a hand-made star-shaped lantern as a gift for Mid-autumn festival.
Bố tôi tặng tôi một chiếc đèn ông sao được làm thủ công làm quà nhân dịp Tết Trung Thu.
We don’t have any special plan for the upcoming holiday, guess we’ll just laze about.
Chúng tôi không có kế hoạch gì đặc biệt cho dịp lễ tới, chắc chỉ ngồi rảnh rỗi thôi.
Guess what? Christmas is just 2 days away!
Biết tin gì chưa? Hai ngày nữa là đến Giáng Sinh rồi đấy!
I’m so happy that my company allows workers to take a fortnight off.
Vui quá đi mất, công ty cho phép chúng tôi nghỉ hẳn hai tuần liền.
Wish you guys have a nice trip!
Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ nha!
What excites me about Mid-autumn festival is the wide range of interesting activities.
Cái khiến tôi háo hức về dịp tết Trung Thu là hàng loạt những hoạt động thú vị.
Từ vựng tiếng Anh về Tết Nguyên Đán
Từ vựng tiếng Anh về Giáng Sinh
Từ vựng tiếng Anh về Tết Trung Thu
3. Bài viết về 1 lễ hội tiếng Anh (lễ hội ở Việt Nam bằng tiếng Anh)
Bài viết dưới đây miêu tả một lễ hội tiếng Anh dễ viết – lễ chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Các bạn hoàn toàn có thể viết về một lễ hội tiếng Anh khác ở Việt Nam dựa theo các cấu trúc và dàn bài của bài văn này.
Lễ chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng
Bản tiếng Anh:
In my hometown, every year, there is a very special festival. It is the festival that is well-known all over Vietnam – the buffalo fighting festival in Do Son, Hai Phong. The festival attracts tourists worldwide to come and enjoy the activities. At first, there was a flag dance, which was interesting. But the most enjoyable part of the festival is the buffalo fighting. The buffalo were taken out by the elders and started fighting. This year, my village’s buffalo is number 90. The buffalo fought fiercely, and the audience cheered loudly. Finally, buffalo no. 90 from my village won. We were very happy, as this buffalo would bring my village prosperity, pride and glory.
Bản dịch:
Ở quê tôi, hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt. Đó là lễ hội nổi tiếng khắp Việt Nam – lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Lễ hội thu hút khách du lịch trên toàn thế giới đến và tham gia các hoạt động. Lúc đầu, có một màn múa cờ rất thú vị. Nhưng phần thú vị nhất của lễ hội là chọi trâu. Những con trâu được các cụ già làng đưa ra ngoài và bắt đầu chiến đấu. Năm nay, trâu làng của tôi là số 90. Những con trâu đã chiến đấu dữ dội, và khán giả reo hò ầm ĩ. Cuối cùng, trâu số 90 từ làng tôi đã thắng. Chúng tôi rất hạnh phúc, vì con trâu này sẽ mang lại cho ngôi làng của tôi sự thịnh vượng, niềm tự hào và vinh quang.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Trên đây là tổng hợp chủ đề lễhội tiếng Anh, gồm có những mẫu câu phổ biến, từ vựng và bài văn mẫu chủ đề lễ hội tiếng Anh. Các bạn có thể tự sáng tạo những mẫu câu khác nhau bằng cách sử dụng dụng linh hoạt các mẫu câu trong từng trường hợp cụ thể. Việc tăng thêm vốn từ vựng chủ đề lễ hội tiếng Anh nói riêng và các chủ đề đời sống hàng ngày nói chung sẽ giúp người học tự tin trong giao tiếp. Chúc bạn học hành tiến bộ và tìm được niềm vui trong việc học tiếng Anh.
Có phải bạn đang tìm kiếm cách đặt câu hỏi với từ what, hay cần phân biệt cấu trúc what kind of, type of, sort of tiếng Anh? Trong công thức 5W1H (What, when, who, where, why & how), what là từ để hỏi thường gặp nhất. Cấu trúc what kind of, what type of, what sort of cũng được dùng rất phổ biến. Step Up sẽ giúp bạn phân biệt ba cấu trúc trên, đồng thời đưa ra ví dụ và bài tập thực hành cho bạn trong bài viết này.
Trong phần này, Step Up sẽ giới thiệu cấu trúc câu hỏi với what, cách đặt câu hỏi với từ what và cách dùng cấu trúc what kind of để đặt câu hỏi.
(Cấu trúc what kind of)
What là một từ vựng quen thuộc với người học tiếng Anh, bạn có thể gặp nó trong câu hỏi (câu nghi vấn) hoặc câu cảm thán. Từ what sử dụng trong câu hỏi thường mang nghĩa “cái gì” và dùng khi bạn muốn biết tên, nghề nghiệp, đồ vật,… của người khác. Cấu trúc câu hỏi với what là:
What + tobe/trợ từ + S ?
Ví dụ:
Whatare these? – These are apples. (Những cái này là gì thế? – Đây là những quả táo)
Whatis this? – This is an orange (Đây là cái gì? – Đây là một quả cam)
Cấu trúc này khi áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể sẽ tạo ra ý nghĩa khác nhau cho câu. Vậy dùng what để đặt câu hỏi như thế nào?
Xem thêm Cấu trúc what kind of và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Bạn có thể sử dụng what để đặt câu hỏi về đồ vật, sự vật, sự việc mình muốn biết thêm thông tin.
What + tobe/trợ từ + S ( + V)?
Ví dụ: – What is your favourite colour? – It’s red. (Màu bạn thích nhất là màu gì? – Màu đỏ)
– What colour do you like? – It’s yellow. (Bạn thích màu gì? – Màu vàng)
Cách dùng từ what để hỏi tên
Các khóa tiếng Anh đều đặt bài học về giới thiệu bản thân là bài học đầu tiên, bởi lẽ ai cũng muốn biết tên người đối diện trong lần đầu gặp mặt. Bạn có thể dùng câu hỏi với what để hỏi tên và thể hiện phép lịch sự, quả là một mũi tên trúng hai đích.
Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với cấu trúc “What’s your name?”, nên Step Up sẽ giới thiệu một cấu trúc hỏi tên người khác cũng rất hay:
What + tobe + the name(s) + of + O?
Ví dụ:
– What’s the name of the girl you worked with? – Angela. (Tên của cô gái làm chung với bạn là gì thế nhỉ? – Angela.)
– What are the names of your dogs? – Lucky and Golden. (Mấy chú chó nhà bạn tên gì? – Lucky và Golden)
Cách dùng từ what để hỏi nghề nghiệp
Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau để hỏi về nghề nghiệp:
What do/does + S + do?
hoặc
What + tobe + tính từ sở hữu + job(s)?
Ví dụ:
What does her uncle do? – He is a driver. (Bác của cô ấy làm nghề gì? – Bác ấy là một tài xế)
What do your parents do? – My father is a teacher, and my mother is a homemaker. (Bố mẹ bạn làm nghề gì? – Bố tôi làm giáo viên, còn mẹ tôi làm nội trợ)
What are their jobs? – They are workers. (Họ làm nghề gì vậy? – Họ là công nhân)
What is his job? – He’s a writer. (Anh ấy làm nghề gì? – Anh ấy là một nhà văn)
Cách dùng what để hỏi thời gian
Khi bạn muốn hỏi về giờ hay ngày, tháng, năm, bạn có thể vận dụng cấu trúc sau:
What + day/month/year + is it?
Ví dụ:
What day is it? – It’s July 6th, 2020.
What month is it? – It’s January.
Cách dùng cấu trúc What kind of để đặt câu hỏi
Câu hỏi dùng từ “what” có nhiều chức năng như hỏi tên người, sự vật, thời gian… Đặc biệt, khi muốn hỏi về tính chất/đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, ta có thể sử dụng cấu trúc “What kind of” theo mẫu dưới đây:
What kind of + N + tobe + O?
hoặc
What kind of + N + do/does + S + V?
Ví dụ:
What kind of sugar is this? – Brown sugar. (Đây là loại đường gì? – Đường nâu)
What kind of books do you like? – I like novels. (Bạn thích loại sách nào? – Tôi thích tiểu thuyết.)
Các trường hợp được liệt kê ở trên sẽ giúp các bạn sử dụng cấu trúc what kind of và các cấu trúc khác để đặt câu hỏi đúng ngữ pháp và có ý nghĩa.
2. So sánh cấu trúc what kind of, what sort of, what type of
Trong phần này, Step Up sẽ giải thích sự khác biệt giữa những cấu trúc what kind of, what sort of, what type of; đồng thời giới thiệu thêm cách phân biệt cấu trúc kind of, sort of, type of.
(cấu trúc what type of)
Sự khác nhau giữa những cấu trúc what kind of, what sort of, what type of
Về cơ bản, khi đặt từ “what” đứng trước kind(s) of, sort(s) of, type(s) of, nghĩa của câu không đổi. Điều này nghĩa là bạn có thể thay thế các từ này với nhau trong câu hỏi mà không làm mất hay thay đổi nghĩa của câu.
Ví dụ:
What kind of music do you like?
What sort of music do you like?
What type of music do you like?
Ba câu hỏi trên đều có nghĩa là “Bạn thích loại âm nhạc nào?”
Trả lời: I like pop. (Tôi thích nhạc pop)
Sự khác nhau giữa những cấu trúc kind of, sort of, type of
Tuy khi đặt trong câu hỏi, nghĩa của chúng khá giống nhau, nhưng khi đặt trong câu khẳng định, có một số lưu ý khi sử dụng các từ này. Các từ ngữ này nhìn giống nhau nhưng vẫn có một chút khác biệt. Vậy chúng khác nhau như thế nào?
Kind of
Khi muốn chỉ ra một nhóm sự vật, hiện tượng có đặc điểm chung giống nhau, ta dùng cấu trúc “Kind of” (thường đi với what tạo nên “what kind of”) Ví dụ: What kind of pet do you want? (Bạn muốn mua loại thú cưng nào?)
Type of
Khi muốn nói về sự đa dạng của một sự vật, ta dùng cấu trúc type of.
Ví dụ: Type of books, types of schools… (loại sách, loại trường…)
Sort of
Khi cần bàn về một nhóm có cùng đặc điểm với nhau, bạn có thể sử dụng “sort of” như sau:
I used to like that sort of foods. (Tôi từng thích loại thức ăn như thế)
Lưu ý rằng trong tiếng Anh hiện đại, ngoài một số cụm kết hợp từ (collocation) thì trong hầu hết các trường học các từ kind of, sort of, type of vẫn thay thế được cho nhau. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn dùng từ nào khi đặt câu thì hãy tra cứu collocation của từ ấy nhé.
Sự giống nhau giữa những cấu trúc kind of, sort of, type of
(cấu trúc what sort of)
Thông thường, this hoặc that sẽ đứng trước các cụm từ này và danh từ số ít sẽ đứng sau
Ví dụ:
– What type of cat do you like? (bạn thích loài mèo nào?)
– I am the sort of person who always arrives on time (Tôi là kiểu người luôn luôn đúng giờ)
Nếu thêm s vào cuối các từ trên (kinds of, types of, sorts of), từ theo sau nó thường là “these” hoặc “those”.
Ví dụ:
– I can’t stand those kinds of behaviors (Tôi không thể chịu được cách hành xử như thế)
– Those types of breads are very difficult to make. (Những loại bánh mì đó thì rất khó làm)
– My younger sister dislikes these sorts of people who are lazy. (Em gái tôi ghét kiểu người lười biếng)
Chúng ta thường có thể thay thế các từ này cho nhau khi đặt câu mà vẫn đảm bảo về mặt ý nghĩa. Nhìn chung, người nói tiếng Anh thường sử dụng chữ “kind” nhiều nhất, dùng “type” trong khi viết và “sort” trong giao tiếp. Trong tiếng Anh-Anh, “sort of” được sử dụng nhiều còn trong tiếng Anh-Mỹ, “kind of” lại phổ biến hơn.
Bạn có thể sử dụng “sort of” và “kind of” khi muốn làm câu nói của bạn lịch sự, thái độ nhẹ nhàng hơn hoặc nói giảm nói tránh.
Ví dụ:
The play was kind of boring. (Vở kịch khá là nhàm chán)
She is not pretty, but kind of cute. (Cô ấy không đẹp, nhưng khá là dễ thương)
Bạn có thể nhận thấy rằng tiếng Anh dùng trong văn viết và trong văn nói (formal và informal) khác nhau. Bạn nên lựa chọn phong cách thích hợp dựa trên hoàn cảnh, giống như khi bạn lựa chọn quần áo cho mình vậy. Bởi lẽ, tiếng Anh trên sách vở (formal English) có thể khác với tiếng Anh ngoài đời, và người dùng tiếng Anh thường ít sử dụng nó trong khi giao tiếp.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Xác định từ loại của sort of và kind of
Nếu bạn gặp rắc rối với việc xác định từ loại của sort of và kind of trong câu, hãy xem ngay những ví dụ dưới đây.
Đầu tiên, khi được đặt trong câu một cách bình thường, kind of, sort of là cụm danh từ.
Ví dụ: – What kinds of books do you read? (Bạn hay đọc loại sách nào?)
Khi chúng có nhiệm vụ làm câu bớt gay gắt hơn, chúng thường đóng vai trò trạng từ và có thể đặt cuối câu hay trước một từ ngữ nào đó.
Ví dụ: I am impressed, kind of. (Tôi cũng thấy khá là ấn tượng đấy)
I guess she’s kind of cool. (Chắc là cô ấy cũng khá ngầu, tôi đoán vậy)
3. Các cấu trúc dùng để đặt câu hỏi tiếng Anh dùng nhiều nhất
Câu hỏi được dùng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày, vì ai cũng có nhu cầu thu thập thông tin. Ngoài các cấu trúc với what và what kind of, có rất nhiều cấu trúc câu hỏi khác nhằm hỏi han thông tin, mở đầu một cuộc trò chuyện hay tìm kiếm tin tức trên mạng. Đặt câu hỏi cũng là một cách rất tốt để kéo dài và khiến cuộc hội thoại trở nên thú vị. Cùng tham khảo các cấu trúc dùng để đặt câu hỏi tiếng Anh được dùng nhiều nhất nhé.
Câu hỏi Yes/No (Yes/No question)
Cấu trúc chung của câu hỏi yes/no:
Tobe + S + danh từ/tính từ?
Câu hỏi yes/no với động từ tobe
Ví dụ:
I am Italian – Are you Italian?
She is lovely – Is she lovely?
We are pilots – Are you pilots?
Bạn có thể thấy rằng các câu hỏi trên đều có động từ to be, và chúng đóng vai trò là từ để hỏi trong câu. Khi chuyển câu từ câu hỏi từ câu kể, những động từ này được đảo lên đầu câu. Dạng câu hỏi này nhận câu trả lời là Yes hoặc No, thường được sử dụng khi người hỏi muốn xác nhận lại thông tin.
Bạn có thể trả lời đơn giản với yes hoặc no, hoặc giải thích thêm để đáp lại nhu cầu thu thập thông tin của người hỏi.
Ví dụ:
Q: Is she lovely? (cô ấy đáng yêu mà phải không?)
A1: No, she isn’t. She is very mean. (không, cô ấy chả đáng yêu mà còn rất bất lịch sự)
A2: Yes, she is. She dresses well and has good manners. (đúng thế, cô ấy ăn mặc lịch sự và còn tử tế nữa)
Câu hỏi yes/no dạng động từ khuyết thiếu
Ngoài ra, câu hỏi yes/no còn có dạng câu hỏi dùng động từ khiếm khuyết(may, can, must, should…). Khi đặt câu hỏi yes/no với động từ khiếm khuyết từ câu trần thuật, bạn cần đảo động từ khuyết thiếu lên đầu câu, trước chủ ngữ. Công thức chung của mẫu câu này như sau:
Động từ khiếm khuyết + S + V?
Ví dụ:
You must obey the rules – Must I obey the rules? (Bạn phải tuân theo luật. – Tôi có phải tuân theo luật không?
You may go out – May I go out? (Bạn có thể ra ngoài. – Tôi có thể ra ngoài không?)
Công thức 5W1H
Trong câu hỏi, từ để hỏi có thể là động từ to be, động từ khiếm khuyết và trợ động từ, đồng thời cũng có thể là các từ trong bộ từ 5W1H. Từ một câu trần thuật cung cấp thông tin, ta có thể đặt các câu hỏi bằng các thay từ để hỏi vào phần cần hỏi, sử dụng trợ động từ thích hợp cũng như sắp xếp lại trật tự các từ trong câu.
Ví dụ: I went to school on foot on Friday because it was raining.
Who – Ai?
Who went to school on foot on Friday because it was raining?
It’s me/I went to school on foot on Friday because it was raining.
Why – Tại sao?
Why did you go to school on foot on Friday?
Because it was raining.
When – Khi nào?
When did you go to school late because it was raining?
On Friday.
Where – Ở đâu?
Where did you go to on foot because it was raining?
I go to school.
How – Như thế nào?
How did you go to school?
I go to school on foot.
What – Cái gì?
You went to school on foot on Friday because of what?
I went to school on foot on Friday because it was raining.
Các từ để hỏi này được sử dụng khi người hỏi cần một câu trả lời chi tiết hơn là đúng hoặc sai. Cách đặt câu hỏi WH- rất đơn giản, chỉ cần thay phần cần hỏi bằng các từ để hỏi phù hợp, rồi đảo động từ khiếm khuyết/trợ động từ/động từ to be lên đằng sau từ để hỏi.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
4. Bài tập thực hành cấu trúc what kind of, what sort of, what type of
Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án A, B, C và D
What is _____ name ______ her daughter?
the/of B. the/with C. a/by D. a/with
What do his brothers _____?
done B. does C. did D. do
What kind of TV show _____ this?
are B. is C. do D. done
What is your _____ of blood?
sort B. type C. kind D. types
Look at that girl. She’s _____ weird, don’t you think?
kind of B. sort of C. type of D. kinds of
Đáp án:
A
D
B
B
A
Bài 2: Đặt câu hỏi cho phần gạch chân
I like comics very much.
=> What ____________________________?
She loves going shopping.
=> _________________________________?
He wants to a teacher in the future.
=> _________________________________?
My brother runs as fast as an eagle.
=> _________________________________?
They were scared because it was dark.
=> _________________________________?
We will go on a trip to Ha Long Bay.
=> _________________________________?
I started working at this restaurant in June.
=> _________________________________?
You can leave early if you have done the work.
=> Can _____________________________?
You should not go to school late
=> _________________________________?
It’s May 23rd 2020.
=> What ____________________________ ?
Đáp án:
What kind of/type of/sort of book do you like?
What does she love (to do)?
Who wants to be a teacher in the future?
How does your brother run?
Why were they scared?
Where will you go on a trip?
When did you start working at this restaurant?
Can I leave early if I have done the work?
Should I go to school late?
What day is it?
Trên đây là phần giới thiệu các cấu trúc và ví dụ để bạn có thể hiểu cấu trúc what kind of trong tiếng Anh là gì? và biết được điểm khác nhau giữa các cấu trúc câu hỏi. Step Up mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ bạn hiểu thêm về cấu trúc what kind of, cấu trúc type of và cấu trúc sort of. Việc học các cấu trúc ngữ pháp là để kết nối các từ vựng thành một câu có nghĩa, vì vậy bạn hay chú trọng cả việc học từ vựng và học ngữ pháp nhé. Chúc bạn học hành tiến bộ và tìm được niềm vui trong việc học tiếng Anh.