Mẫu biên bản nghiệm thu tiếng Anh thông dụng

Mẫu biên bản nghiệm thu tiếng Anh thông dụng

Nếu bạn làm việc trong một công ty nước ngoài hay công ty bạn làm việc với một công ty nước ngoài thì việc sử dụng các bản nghiệm thu hay hợp đồng bằng tiếng Anh là điều khó tránh khỏi. Sẽ thật gay go nếu bạn không nắm được hết các thông tin thể hiện trong biên bản, hợp đồng đó. Cùng Step Up tìm hiểu về biên bản nghiệm thu tiếng Anh qua bài viết dưới đây để có thể nắm chắc các thành phần có trong một biên bản nghiệm thu tiếng Anh từ đó dễ dàng kiểm soát các biên bản, hợp đồng này hơn.

1. Từ vựng và cụm từ vựng tiếng Anh về biên bản nghiệm thu

Để có thể trình bày được một biên bản nghiệm thu tiếng Anh thì đầu tiên các bạn cần có từ vựng về chủ đề này.

Từ vựng tiếng biên bản nghiệm thu tiếng Anh

Dưới đây là các từ vựng thể hiện các mục trong biên bản nghiệm thu tiếng Anh.

STT

Từ tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

1

Acceptance Certificate

= Minutes of Acceptance

Biên bản nghiệm thu

2

Project

Công trình

3

Project item

Hạng mục công trình

4

Name of work to be accepted

Tên phần công việc nghiệm thu

5

Time of acceptance

Thời gian tiến hành nghiệm thu

6

Commencing.at

Bắt đầu

7

Ending at

Kết thúc

8

Date

Ngày

9

Month

Tháng

10

Year

Năm

11

Full name

Họ và tên

12

Position 

Chức vụ

13

Representative of the owner

Đại diện chủ đầu tư

14

Representative of the contractor

Đại diện tổ chức thầu xây dựng

15

Representative of the design consulting organization

Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế

16

Representative of the consulting organization for supervision of construction and equipment installation.

Đại diện tổ chức giám sát kỹ thuật xây dựng và lắp đặt thiết bị

17

Works and items of project which have been examined, include

Tên thành phần công việc, bộ phận được kiểm tra gồm

18

Technical standards applied to construction, inspection, acceptance

Tiêu chuẩn áp dụng khi thi công, kiểm tra, nghiệm thu

19

Legal documents

Hồ sơ pháp lý

20

Documents on quality management

Tài liệu về quản lý chất lượng

21

Quantity performed

Về khối lượng thực hiện

22

Construction quality

Về chất lượng thi công

23

Accept

Chấp nhận

24

Signature and seals of parties to the acceptance

Chữ ký và con dấu của các bên tham gia

 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

Xem thêm: Chinh phục từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xây dựng

2. Từ vựng tiếng Anh về thanh lý hợp đồng

Ngoài các biên bản nghiệm thu tiếng Anh, các doanh nghiệp khi làm việc với các công ty nước ngoài có lẽ cũng không còn xa lạ với việc sử dụng tiếng Anh trong thanh lý hợp đồng. 

Từ vựng tiếng Anh về thanh lí hợp đồng

Việc thanh lý hợp đồng hướng tới mục đích xác thực quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong việc ký kết hợp đồng. Để soạn thảo một biên bản thanh lý hợp đồng bằng tiếng Anh đòi hỏi bạn cần phải là người có trình độ tiếng Anh đủ chuyên sâu và khả năng sử dụng chính xác ngôn từ tiếng Anh. Tuy nhiên trong một biên bản thanh lý hợp đồng có một từ vựng thường xuyên xuất hiện mà các bạn có thể nắm được.

STT

Từ tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

1

Acceptance of goods/services

Chấp nhận hàng hóa/dịch vụ

2

Arbitration

Trọng tài

3

Cancellation

Sự hủy bỏ

4

Bill of lading

Vận đơn

5

Fulfil 

Hoàn thành/Trách nhiệm

6

Null and void

Không có giá trị pháp lý

7

Force mạeure Clause

Điều khoản miễn trách nhiệm

8

Parties

Các bên trong hợp đồng

9

Shall of governed by

Phải được quy định bởi

10

Take effect

Có hiệu lực

11

Liquidation agreement

Thanh lý hợp đồng

12

Property liquidation records

Biên bản thanh lý tài sản

13

Dispatch of contract ahead of time

Công văn thanh lý hợp đồng trước thời hạn

 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

Xem thêm: Bộ từ vựng tiếng Anh về thương mại

3. Mẫu câu về biên bản nghiệm thu tiếng Anh

Dưới đây là một số mẫu câu thường xuất hiện trong biên bản nghiệm thu tiếng Anh.

Mẫu câu trong biên bản nghiệm thu tiếng Anh

  • The two parties agreed to sign the handover and acceptance minutes of the equipment as follows:
    Hai bên thống nhất ký vào biên bản bàn giao và nghiệm thu trang thiết bị, cụ thể như sau:
  • Request a repair of defects before commencing of the next work.
    Yêu cầu phải sửa chữa xong các khiếm khuyết mới triển khai các công việc tiếp theo.
  • Representative of the State agency in charge of the management of the quality of construction project (in accordance with delegation of authorisation) witness of the acceptance.
    Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo ủy quyền) chứng kiến việc nghiệm thu.

  • After reviewing the assets and equipment installed, the two sides agreed: assets, equipment and activities are working well.
    Sau khi tiến hành kiểm tra lại tài sản, trang thiết bị đã lắp đặt, hai bên nhất trí: tài sản, trang thiết bị hoạt động hoạt động tốt.
  • Construction drawing design documents and approved design changes: Drawing No: (Specify name, number of design drawings).
    Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế đã được phê duyệt: Bản vẽ số: (Ghi rõ tên, số lượng bản vẽ thiết kế).

Xem thêm 90+ từ vựng tiếng Anh bất động sản thông dụng

Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Có rất nhiều mẫu nghiệm thu nhưng đa phần chúng đều đề cập đến các đầu mục tương ứng với những từ mới mà chúng mình đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên để viết được một mẫu nghiệm thu tiếng Anh chính xác đừng quên tìm hiểu kỹ về lĩnh vực mình cần nghiệm thu và cấu trúc cấu phiếu nghiệm thu của lĩnh vực đó nhé.

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!



NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

 

Top 10 truyện cổ tích tiếng Anh hay nhất cho bé

Top 10 truyện cổ tích tiếng Anh hay nhất cho bé

Truyện cổ tích từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ em Việt Nam. Những câu chuyện cổ tích không chỉ giúp bé trau dồi khả năng ngôn ngữ mà còn giúp bé học hỏi được nhiều bài học cuộc sống bổ ích. Tuyển tập Top 10 truyện cổ tích tiếng Anh của Step Up dưới đây sẽ giúp mẹ và các bé có những phút giây vui vẻ, thư thái bên nhau.

1. Sơ lược về truyện cổ tích tiếng Anh

Những câu chuyện cổ tích Việt Nam như “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”, “Cậu bé Tích Chu”,… có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Vậy các bạn đã từng đọc hay từng được nghe qua truyện cổ tích tiếng Anh chưa? Cùng Step Up tìm hiểu sơ lược về loại truyện này nhé!

1.1. Truyện cổ tích tiếng Anh là gì?

Truyện cổ tích tiếng Anh là “Fairy tales”. Tương tự như cổ tích Việt Nam, truyện cổ tích tiếng Anh là những câu truyện ngắn viết bằng tiếng Anh thường có xu hướng hư cấu, không có thật. Truyện thường có một số nhận vật như: cô Tiên, Phù Thủy, ông Bụt,… có phép thuật, đứng về phía người nghèo, đả kích người giàu, cái kết có hậu cho những nhân vật nghèo khổ, những người tốt bụng và cách sống tốt.

Truyện cổ tích tiếng Anh

1.2. Lợi ích của của truyện cổ tích tiếng Anh

Đọc cho bé nghe truyện cổ tích tiếng Anh mỗi ngày không những phát triển khả năng ngôn ngữ, vốn từ vựng tiếng Anh mà còn giúp nuôi dưỡng cảm xúc cho các bé: 

  • Giúp bé học tiếng Anh tự nhiên: Học ngoại ngữ qua truyện là phương pháp vừa học vừa chơi. Các bé có thể vừa giải trí, vừa học tiếng Anh một cách tự nhiên, không bị gò bó. 
  • Nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh: Việc được nghe những câu truyện cổ tích tiếng Anh mỗi ngày, các bé sẽ tiếp thu được vốn từ vựng phong phú. Lâu dần, các bé sẽ ghi nhớ từ vựng nhanh và khả năng tiếng Anh vượt trội hơn.
  • Nuôi dưỡng tình yêu tiếng Anh của bé: Những câu truyện ngắn với nội dung hấp dẫn kèm hình ảnh minh họa sinh động sẽ kích thích bé có hứng thú với việc học tiếng Anh.
  • Dạy bé nhiều bài học cuộc sống: Mỗi câu truyện cổ tích thường mang những bài học về đạo đức, tình cảm,… chính vì vậy chúng rất phù hợp để nuôi dưỡng tinh thần cũng như giáo dục các bé.
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

2. Các truyện cổ tích tiếng Anh nên đọc

Lợi ích từ những truyện cổ tích đem lại cho các bé là không thể phủ nhận đúng không? Dưới đây là Top 10 truyện cổ tích tiếng Anh hay và ý nghĩa mà mẹ nên tham khảo để đọc cho bé mỗi ngày:

2.1. Never tell a lie – Đừng bao giờ nói dối

Truyện “Đừng bao giờ nói dối” tên tiếng Anh là “Never tell a lie”. Đây là câu chuyện kể về một cậu bé đã hứa với cha mình trước khi ông qua đời sẽ không bao giờ nói dối. Trong một lần gặp cướp khi đi qua khu rừng, cậu bé đã nói thật rằng mình có 50 đồng rupi. Nghe có vẻ như cậu bé khá ngốc nghếch nhưng vì trung thực mà cậu nhận được sự hài lòng từ thủ lĩnh băng cướp và được tặng 100 rupi.

Bài học rút ra: Câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng lại dạy cho các bé một bài học về cách sống: hãy sống trung thực, thành thật, không nên nói dối.

2.2. The Beer and The Bees – Con gấu và bầy ong

Tên tiếng Anh: The Beer and The Bees

Câu chuyện nói về một chú gấu đi qua khúc gỗ nơi tổ ong làm tổ. Do tò mò nên gấu đã bị một con ong chích sưng mũi. Sau đó vì tức giận, gấu ra sức phá tổ ong. Bầy ong bị động và đã rất nhanh đốt sưng người gấu. Và không còn cách nào khác, chú ta phải nhảy xuống cái ao gần đó.

Bài học rút ra: Hãy lặng lẽ chịu đựng chỉ một nỗi đau thay vì chịu cả ngàn tổn thương khi phản ứng lại trong cơn giận.

Truyện cổ tích tiếng Anh

 

2.3. Friendship is a strong weapon – Tình bạn là vũ khí mạnh mẽ nhất

Câu chuyện “Friendship is a strong weapon” – Tình bạn là vũ khí mạnh mẽ nhất.

Truyện kể về con hổ và con heo trong một ngày nóng bức đều muốn uống nước. Vì vậy và chúng ra sức đánh nhau đến chảy máu. Sau khi cả hai cùng thấy một bầy quạ chờ ăn thịt khi một trong hai chết thì chúng mới hiểu ra và trở thành bạn tốt của nhau.

Bài học rút ra: Tình bạn chính là vũ khí mạnh nhất, giúp ta xua đuổi đi được những mối nguy hiểm. Từ đó dạy cho các bé biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ với bạn bè của mình.

2.4. The owl and the grasshopper – Chim cú và châu chấu

Truyện cổ tích tiếng Anh “The owl and the grasshopper” – Chim cú và châu chấu kể về cuộc tranh luận giữa một cô chim cú già và một con châu chấu. Thái độ của châu chấu rất hỗn xược nhưng chim cú già khôn ngoan, không những không phản ứng gay gắt mà ngược lại tâng bốc châu chấu. Châu chấu ngu ngốc đã rơi vào lời nịnh hót của chim cú, nhảy vào tổ của nó đã bị ăn thịt.

Bài học rút ra: Tâng bốc không phải là sự ngưỡng mộ thật lòng. Đừng để sự tâng bốc khiến bạn mất cảnh giác trong việc chống lại kẻ địch.

2.5. The Ass’s Brains – Bộ não của Lừa

“Bộ não của Lừa” hay “The Ass’s Brains” là truyện cổ tích tiếng Anh xoay quanh Cáo, Sư tử và Lừa. Sư Tử và Cáo đã lập đề xuất liên minh với Lừa. Lừa đã tin điều này và cảm thấy rất vui vì sự hòa bình. Tuy nhiên khi Lừa tới và Sư tử đã vồ lấy Lừa và nói đây là bữa tối của chúng. Nhân lúc Sư Tử đi, Cáo đã nhanh chóng ăn mất bộ não của Lừa và nhanh trí giải thích rằng nó đã mất đi khi Lừa sập bẫy.

Bài học rút ra: Chúng ta không nên dễ dàng tin tưởng kẻ thù của mình.

Truyện cổ tích tiếng Anh

2.6. The Mercury and the Woodman – Thủy tề và Gã tiều phu

Truyện “Thủy tề và Gã tiều phu” có tên tiếng Anh là “The Mercury and the Woodman”. Đây là truyện cổ tích tiếng Anh kể về một chàng tiều phu làm mất rìu và được Thủy tề tìm giúp. Thủy tề đem lên lần lượt hai chiếc rìu bằng vàng, bạc nhưng tiều phu không nhận và chỉ nhận đúng chiếc rìu cán gỗ bình thường của mình. Sự trung thực của chàng tiều phu khiến Thủy tề vô cùng hài lòng và đã tặng cả ba chiếc rìu cho anh ta. 

Sau biết được sự việc này, một số tiều phu khác đã đi vào rừng, giấu rìu của mình đi, giả vờ khóc để được Thủy tề tìm giúp. Thủy tề lại vớt lên hai chiếc rìu bằng vàng, bạc. Nhung lần này những người này lại nhận là của mình. Do vậy họ đã bị Thủy tề trừng phạt và mất luôn cả cây rìu.

Bài học rút ra: Phải sống trung thực, không được tham lam những thứ không phải của mình.

2.7. The crow and the pitcher – Con quạ và cái bình

Câu chuyện có tên tiếng Anh là “The crow and the pitcher”. Truyện kể về một con quạ tìm được chiếc bình trong mùa khô hạn. Tuy nhiên, nước trong bình khá ít và cổ bình lại cao. Sau đó, quạ nghĩ ra một ý tưởng là nhặt những viên sỏi vào bình nước. Nước trong bình từ từ dâng lên và quạ đã vượt qua được cơn khát.

Bài học rút ra: Trong những trường hợp cần thiết, sự bình tĩnh sẽ giúp chúng ta vượt qua được sự cố.

2.8. Greed a curse – Lời nguyền cho sự tham lam

Lời nguyền cho sự tham lam (Greed a curse) là truyện cổ tích tiếng Anh kể về một người đàn ông có một con gà đẻ mỗi ngày một quả trứng vàng, vì vậy mà ông thực sự khá gi. Tuy nhiên với ông ta như vậy là chưa đủ. Vì muốn có nhiều trứng vàng một lúc, ông đã đã giết con gà mái. Thế nhưng khi mổ ra trong bụng chỉ có máu mà không hề có quả trứng. Kết quả là ông ta đã nghèo đi từng ngày và trở thành người ăn xin.

Bài học rút ra từ câu chuyện: Nên hài lòng với những gì ta có được. Khi tham am, đòi hỏi nhiều hơn sẽ mất tất cả. 

2.9. The Ant and The Grasshopper – Kiến và Châu chấu

Câu chuyện kể rằng vào những ngày cuối thu lạnh giá, có một con châu chấu đi xin ăn bầy kiến. Thấy vậy, kiến hỏi thì ra thì nguyên nhân là do châu chấu mải ca hát cả mùa hè mà không chịu tìm đồ dự trữ cho mùa đông. Những chú kiến phẫn nộ và mặc kệ châu chấu, tiếp tục công việc của mình. 

Bài học dành cho bé: hãy chăm chỉ, nỗ lực làm việc để chuẩn bị cho tương lai

2.10. The Apple Tree – Cây táo

Truyện cổ tích tiếng Anh “The Apple Tree” nói về một cậu bé rất thích chơi với 1 cây táo. Sau khi lớn lên, cậu ta lại không chơi với cây táo nữa. 

Một lần quay lại, cậu bé nói muốn có đồ chơi, cây cho cậu quả để bán mua đồ. 

Lần quay lại thứ hai, cậu ta đã là người có gia đình và muốn có nhà ở. Thế là cây đã cho cậu những cành cây của mình để làm nhà.

Lần thứ ba, cậu quay lại đã là một người già, và nói muốn có thuyền đi đây đó. Cây đã cho cậu chặt thân mình để làm thuyền.

Một hôm cây lại thấy cậu bé quay về, nhưng lúc này cậu ta đã là một ông lão. Cậu cần nơi nghỉ ngơi và đã ở lại bên cái cây chỉ còn gốc. Điều này đã khiến cây thật sự hạnh phúc.

Truyện cổ tích tiếng Anh

Bài học rút ra: Đây là bài học cho tất cả chúng ta. Cây chính là hình ảnh của cha mẹ chúng ta. Ngày bé, chúng ta rất thích chơi với bố mẹ. Còn khi lớn lên chúng ta thường chỉ quay về với cha mẹ khi gặp chuyện buồn nào đó. Nhưng cho dù có ra sao đi chăng nữa, cha mẹ vẫn luôn ở đấy đợi luôn yêu thương và trao cho chúng ta tất cả những gì họ có. Hãy luôn yêu thương, hãy quan tâm và về thăm cha mẹ thường xuyên bạn nhé!

3. Lời khuyên và lưu ý khi sử dụng truyện cổ tích tiếng Anh

Dưới đây là một số lưu ý nho nhỏ cho các mẹ khi sử dụng truyện cổ tích tiếng Anh đọc cho bé nhé:

Truyện cổ tích tiếng Anh

  • Lựa chọn truyện cổ tích tiếng Anh thật kỹ càng: Hãy chọn những câu chuyện gần gũi với cuộc sống, câu văn ngắn gọn dễ hiểu và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
  • Phân chia thời gian học tiếng Anh qua truyện cổ tích phù hợp cho bé.
  • Hãy đọc và học truyện cổ tích tiếng Anh cùng các bé để kịp thời sửa sai. 
  • Kiểm tra bé để xem sự tiến bộ của con: Hãy thử hỏi các bé về nội dung hay những nhân vật trong truyện xem khả năng ghi nhớ của các con như thế nào nhé.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường. 

Như vậy, Step Up đã chia sẻ với các bạn Top 10 truyện cổ tích tiếng Anh tốt cho bé cũng những lưu ý khi sử dụng chúng. Hãy đọc cho bé mỗi ngày mẹ nhé! Nhất định con sẽ có khả năng ngôn ngữ tốt và những bài học cuộc sống hữu ích đấy!

Ngoài truyện cổ tích tiếng Anh, bố mẹ có thể giúp con bổ sung từ vựng tiếng Anh qua bộ sách Siêu Sao Tiếng Anh. Đây là bộ sách từ vựng dành cho các bạn nhỏ từ 8-11 tuổi. Sách với 50% hình ảnh minh họa sinh động cùng app học thông minh sẽ giúp các bé ghi nhớ từ nhanh hơn. 

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Các loại chứng chỉ tiếng Anh thông dụng tại Việt Nam

Các loại chứng chỉ tiếng Anh thông dụng tại Việt Nam

Chứng chỉ tiếng Anh dùng để đánh giá khả năng Anh ngữ của một người. Việc thi chứng chỉ tiếng Anh để có kết quả phục vụ cho công việc, học tập không còn quá xa lạ. Bạn cũng đang muốn làm điều đó nhưng hiện nay lại có nhiều loại chứng chỉ khác nhau khiến bạn không thể lựa chọn? Cùng Step Up tìm hiểu các chứng chỉ tiếng Anh từ đó biết được loại chứng chỉ nào phù hợp với trình độ cũng như là mục đích của bạn nhé.

1. Sơ lược về giấy chứng chỉ tiếng Anh

Chứng chỉ tiếng Anh: được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nhằm công nhận trình độ, khả năng tiếng Anh của một ai đó.

Chứng chỉ tiếng Anh có rất nhiều loại, để thi mỗi loại chứng chỉ khác nhau đòi hỏi trình độ kiến thức tiếng Anh cũng khác nhau. Có chứng chỉ sẽ dễ thi nhưng cũng có chứng chỉ rất khó để thi. Ngoài ra, các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh sẽ được tổ chức theo khung thời gian khác nhau. Để không lãng phí thời gian và tiền bạc thì các bạn cần lựa chọn loại chứng chỉ tiếng Anh phù hợp với năng lực và mục đích của bản thân.

Vậy có những loại chứng chỉ tiếng Anh nào?

Phần tiếp theo của bài viết sẽ nếu ra các loại chứng chỉ tiếng Anh và phân tích chi tiết đặc điểm của  các loại chứng chỉ này.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Chứng chỉ tiếng Anh A, B, C

Trong khoảng thời gian trước đây thì loại chứng chỉ tiếng Anh A, B, C khá là phổ biến và quen thuộc với học viên. Đây là loại chứng chỉ được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép nhằm chứng nhận trình độ tiếng Anh và chỉ lưu hành trong nước. Tuy nhiên kể từ ngày 24/01/2014 loại chứng chỉ này chính thức bị loại bỏ khỏi các danh sách các chứng chỉ tiếng Anh hợp pháp. 

Chứng chỉ tiếng Anh A, B, C

Lưu ý: Chứng chỉ tiếng Anh A, B, C sẽ có hiệu lực nếu được cấp hoặc đang triển khai trước ngày 15/01/2020 

Để tránh việc mất tiền ngoài ý muốn mà không thu được kết quả gì thì các bạn có thể lựa chọn việc thi chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc theo khung năng lực ngoại ngữ.

3. Chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc theo khung năng lực ngoại ngữ

Loại chứng chỉ tiếng Anh này hiện được Nhà nước công nhận là được hoạt động một cách chính thống tại Việt Nam. Khung năng lực ngoại ngữ theo 6 bậc này được ứng dụng rộng rãi trong các tiêu chí lựa chọn của đa dạng các ngành nghề như giáo viên, bác sĩ, công chức, viên chức,… Đây cũng là một trong những yêu cầu lựa chọn tuyển sinh vào các bậc thạc sĩ, tiến sĩ dựa theo quy chế đào tạo sau Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc theo khung năng lực ngoại ngữ

Quy đổi chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc theo khung năng lực ngoại ngữ theo mức độ tăng dần từ 1 đến 6.

  • Bậc 1: chứng chỉ tiếng Anh A1
  • Bậc 2: chứng chỉ tiếng Anh A2
  • Bậc 3: chứng chỉ tiếng Anh B1
  • Bậc 4: chứng chỉ tiếng Anh B2
  • Bậc 5: chứng chỉ tiếng Anh C1
  • Bậc 6: chứng chỉ tiếng Anh C2

Ưu điểm: 

  • Loại chứng chỉ tiếng Anh này được công nhận chính thức tại Việt Nam;
  • Được sử dụng rộng rãi trong đánh giá khả năng Anh ngữ;

Nhược điểm

  • Lịch thi ít, một khoảng thời gian mới tổ chức thi một lần.

Lưu ý: Chỉ một số trường đại học mới được phép tổ chức Khảo Thí chứng chỉ tiếng Anh này.

Xem thêm:

4. Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL

Chứng chỉ TOEFL (được viết tắt bởi Test Of English as a Foreign language) là chứng chỉ tiếng Anh được cấp sau bài kiểm tra của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Chứng chỉ tiếng Anh này nhằm đánh giá trình độ Anh ngữ đối với trường hợp các bạn sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.

Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL

TOEFL là là chứng chỉ quốc tế được dùng ở hầu hết các quốc gia. Do đó nếu bạn đang muốn đi du học thì việc lựa chọn thi chứng chỉ này là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra bạn vẫn có thể sử dụng chứng chỉ này trong công việc hay học tập

Là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, TOEFL có thời hạn hai năm với mức điểm tương đương bậc 2(A2) trong 6 bậc theo khung năng lực ngoại ngữ nên đây là mức điểm không quá khó để đạt được.

  • TOEFL iBT: là bài thi TOEFL được cập nhật mới nhất hiện nay. Với hình thức thi qua internet khác với bài thi giấy truyền thống. Hình thức này hiện được rất nhiều các trường quốc tế nổi tiếng sử dụng. Bài thi sẽ kiểm tra đồng thời bốn kỹ năng Nghe –  Nói – Đọc – Viết. Do tính chất thi qua internet nên áp lực phòng thi đối với thí sinh cũng giảm bớt khá nhiều.
  • TOEFL PBT: là bài thi TOEFL truyền thống trên giấy. Tuy nhiên, kể từ năm 2017 thì hình thức này đã không còn tồn tại (trừ những nơi có vấn đề về internet).
  • TOEFL ITP: là cẩm nang hữu ích đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên, công nhân viên,… hay các cá nhân, cơ quan, tổ chức với nhiều mục đích khác nhau.
    Bài thi này gồm ba phần, mỗi phần sẽ có thời gian thi khác nhau và toàn bộ bài thi được làm dưới hình thức trắc nghiệm và không có phần tự luận.

Phần một: Nghe hiểu(Listening Comprehension). Thời gian làm bài 35 phút, gồm 50 câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nghe hiểu giọng tiếng Anh của người Bắc Mỹ (Canada, Mỹ).

Phần hai: Cấu trúc và ngữ pháp (Structure & Written Expression). Thời gian làm bài 25 phút, gồm 40 câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết hiểu được cấu trúc của một bài tiếng Anh chuẩn.

Phần ba: Đọc hiểu (Reading Comprehension). Thời gian làm bài 55 phút, gồm 50 câu hỏi nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu các bài viết chuyên ngành.

  • TOEFL Primary: là bài kiểm tra dành cho các bé 8 tuổi nhằm giúp các con làm quen với tiếng Anh nền tảng đồng thời giúp các giáo viên có thể đánh giá được năng lực ngoại ngữ hiện tại của các bé từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp.
  • TOEFL Junior: Tương tự như TOEFL Primary nhưng bài thi này dành cho các bé lớn hơn (từ 11 tuổi trở lên) trong cấp trung học cơ sở.

Ưu điểm: 

  • Kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh TOEFL được tổ chức liên tục;
  • Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL sử dụng được trong nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia;
  • Mức độ tương đương A2 khá dễ để vượt qua;

Nhược điểm:

  • Để đăng ký thi yêu cầu CMND không được bong góc hay bị ố, nhờ, mờ hay không rõ mặt;
  • Các mức từ B2 trở lên sẽ khó.

5. Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC

TOEIC (viết tắt của Test of English for International Communication) là một trong những chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khá phổ biến hiện nay. Chứng chỉ TOEIC dành cho người đi làm và sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong công việc (khác với chứng chỉ cho người dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ bên trên).  Phù hợp với những người có mục đích làm việc và giao tiếp tại nước ngoài. Chứng chỉ này nhắn giúp cho người thi đánh giá được sự thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các lĩnh vực như thương mại, du lịch. 

Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC

Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC được xe là loại chứng chỉ tiếng Anh dễ thi nhất hiện nay vì trong phần thi chỉ có hai phần là nghe hiểu và đọc hiểu. Bắt đầu từ ngày 01/06/2019, TOEIC cũng đã được cập nhật những phần thi nói và viết nhưng không phải bắt buộc mà thí sinh có quyền lựa chọn. Dựa vào đặc điểm này thì TOEIC hiện là chứng chỉ tiếng Anh được nhiều người lựa chọn nhất. 

Với mức điểm tính từ 0 – 990, sau khi tham trải qua bài thi TOEIC của cơ quan có thẩm quyền thì chúng ta sẽ được nhận chứng chỉ tương ứng với số điểm của mình. Căn cứ vào đó có thể đánh giá được khả năng của mỗi người.

  • TOEIC 100 – 300 điểm: tương đương mức độ cơ bản, khả năng giao tiếp còn kém.
  • TOEIC 300 – 450 điểm: tương đương mức độ hiểu và giao tiếp trung bình. Đây cũng là yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng.
  • TOEIC 450 – 650 điểm: tương đương mức độ hiểu và giao tiếp khá. Đâu cũng là yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học.
  • TOEIC 850 – 990 điểm: người có thang điểm này có khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát như tiếng mẹ đẻ.

Ưu điểm

  • Phổ biến, được chấp nhận ở nhiều quốc gia;
  • Dễ thi nhất trong các loại chứng chỉ;
  • Là điều kiện tuyển dụng tại nhiều công ty;

Nhược điểm

  • Không đánh giá được chính xác, trực diện các kỹ năng nói và viết;
  • Chỉ phục vụ chủ yếu cho tiếng Anh khi đi làm;
  • Do chỉ thi hai kỹ năng nên điểm thi TOEIC thông thường sẽ khá cao do đó trình độ cao nhất được đánh giá trong TOEIC chỉ tương đương bằng C1.

Xem thêm: Cách học từ vựng TOEIC hiệu quả.

6. Chứng chỉ tiếng Anh IELTS

IELTS (viết tắt của International English Language Testing System) là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sử dụng bài kiếm trả kỹ năng tiếng Anh bao gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. IELTS được đồng điều hành bởi tổ chức ESOL của Đại học Cambridge hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP của Úc. 

Chứng chỉ tiếng Anh IELTS

Hiện nay, chứng chỉ tiếng Anh IELTS là chứng chỉ có giá trị nhất khi đánh giá khả năng tiếng Anh của một người. 

Bài thi IELTS có hai dạng

  • Dạng học thuật (Academic): dành cho học viên đại học và sau đại học. 
  • Dạng phổ thông (General training): dành cho các bạn học nghề.

Tùy vào mục đích mà các bạn sẽ lựa chọn dạng bài thi phù hợp với mình. Bài thi dạng học thuật sẽ khó hơn so với bài thi dạng phổ thông.

Hiện nay thì có khá nhiều lò luyện thi IELTS tuy nhiên các bạn cần lựa chọn kỹ để tránh trường hợp mất tiền mà không thu lại được kết quả như ý.

Để đăng ký thi IELTS các bạn cần chuẩn bị: bản photo chứng minh thư hoặc căn cước công dân và mang theo bản gốc để đối chiếu. 

Đi kèm với chất lượng cao của chứng chỉ IELTS đó là mức lệ phí khá cao (so với lệ phí thi các chứng chỉ khác), khoảng 4.750.000đ. Lưu ý kỳ thi IELTS được tổ chức duy nhất tại IDP Education Việt Nam.

IELTS cũng có thang điểm nhưng khác với TOEIC, thang điểm của chứng chỉ tiếng Anh IELTS xếp từ thấp đến cao theo thang từ 0 – 9. 

Mỗi một mức điểm sẽ tương đương với trình độ tiếng Anh của mỗi người nên bài thi IELTS không có trường hợp đỗ hay là trượt.

  • 9.0 – Thông thạo: Người đạt mức điểm là người hoàn chỉnh tất cả từ việc nắm vững ngôn ngữ, đến việc sử dụng một cách thích hợp, chính xác, lưu loát và thông hiểu như người bản xứ.
  • 8.0 – Rất tốt: Người có mức điểm này hoàn chỉnh nắm vững ngôn từ, tuy nhiên đôi khi còn mắc một số lỗi nhưng những lỗi này nhỏ và chưa thành hệ thống. 
  • 7.0 – Tốt: Nắm vững ngôn từ tuy nhiên còn có những trường hợp sử dụng không thích hợp hay chưa thông hiểu. Về cơ bản người có mức điểm này có thể sử dụng các cấu trúc phức hợp và hiểu các lý lẽ phức tạp.
  • 6.0 – Khá: Có khả năng dùng ngôn từ khá hiệu quả. Tuy nhiên còn nhiều chỗ chưa phù hợp hay không cụ thể.
  • 5.0 – Bình thường: Có khả năng sử dụng một phần của ngôn ngữ, hiểu được phần đông các tình huống tuy nhiên còn thường xuyên mắc lỗi. 
  • 4.0 – Hạn chế: Có khả năng sử dụng những từ căn bản và các trường hợp quen thuộc. Tuy nhiên bị hạn chế bởi các trường hợp phức tạp. Đây thông thường là mức điểm thấp nhất mà một thí sinh tham gia kỳ thi IELTS đạt được.
  • 3.0 – Rất hạn chế: Khả năng sử dụng tiếng Anh kém. Không có khả năng giao tiếp.
  • 2.0 – Biết tiếng Anh: Chỉ biết những từ rất quen thuộc và không có khả năng sử dụng.
  • 1.0 – Không biết sử dụng: Số lượng từ vựng đếm trên đầu ngón tay.
  • 0 – Bỏ thi: Không có thông tin để chấm bài.

Ưu điểm:

  • Là chứng chỉ tiếng Anh đảm bảo xác thực khả năng của thí sinh chính xác qua 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.hiện nay. ;
  • Đánh giá trung thực, chính xác kết quả của tất cả các kỹ năng ;

Nhược điểm:

  • Chi phí làm bài thi cao;
  • Bài thi lấy chứng chỉ IELTS khá là khó, cần thời gian ôn luyện nhiều.

7. Chứng chỉ tiếng Anh CEFR

Chứng chỉ tiếng ANh CEFR (viết tắt của Common European Framework of Reference For Language) hay còn được biết đến là khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu. Tại Việt Nam. Chứng chỉ tiếng Anh CEFR được công nhận bởi Thủ tướng chính phủ trong Quyết định số 1400/QĐ-TTG ngày 30 tháng 09 năm 2008.

Chứng chỉ tiếng Anh CEFR

Nếu như khung năng lực ngoại ngữ được chia từ 1 – 6 thì ở đây CEFR được chia theo các cấp bậc: A1, A2, B1, B2, C1, C2.

Ưu điểm:

  • Bài thi khá dễ;
  • Phù hợp với người cơ bản;
  • Khung tham chiếu chuẩn xác khả năng nói ngoại ngữ;

Nhược điểm:

  • Bạn sẽ phải đăng ký học theo chương trình đào tạo sau đó mới có thể thi lấy chứng chỉ;
  • Nhiều công ty không công nhận chứng chỉ này.

8. Bảng quy đổi chứng chỉ tiếng Anh

Như các bạn đã biết thì có nhiều loại chứng chỉ tiếng Anh. Tuy nhiên nếu xét cho cùng thì những chứng chỉ này cũng chỉ dùng để đánh giá khả năng sử dụng Anh ngữ của bạn. Dưới đây là bảng quy đổi chứng chỉ tiếng Anh nhằm giúp các bạn đánh giá, so sánh được khả năng mọi người với nhau mặc dù họ được đánh giá qua các chứng chỉ khác nhau.

Bảng quy đổi chuwnsgc hỉ tiếng Anh

 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

9. Lưu ý những sai lầm khi lựa chọn chứng chỉ tiếng Anh

Dưới đây mà một số lưu ý nho nhỏ các bạn nhớ chú ý khi lựa chọn khi thi các chứng chỉ tiếng Anh nhé.

  • Lựa chọn địa điểm thi chứng chỉ tiếng Anh: Cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn địa điểm thi. 
  • Chú ý thời hạn của chứng chỉ tiếng Anh: Mỗi loại chứng chỉ sẽ có thời hạn có hiệu lực khác nhau. Đừng để bỏ lỡ các cơ hội chỉ vì chứng chỉ tiếng Anh quá hạn nhé!
  • Lựa chọn loại chứng chỉ tiếng Anh dựa vào năng lực và mục đích: Ví dụ sẽ thật lãng phí thời gian và tiền bạc nếu bạn chỉ cần dùng tiếng Anh trong công việc nhưng lại lựa chọn thi IELTS và đặt mục tiêu 8.0. Thay vào đó bạn hoàn toàn có thể lựa chọn TOEIC với việc tập chung vào nghe hiểu và đọc hiểu cùng với đó là mức lệ phí thi thấp hơn.
Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Trên đây là tổng hợp các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng nhất tại Việt Nam. Mỗi loại chứng chỉ đều có ưu và nhược điểm riêng. Cũng chính vì thế mà mỗi chứng chỉ tiếng Anh sẽ phù hợp với mục đích của từng người học. Hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ định hướng được loại chứng chỉ tiếng Anh phù hợp để theo học.

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công.

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Trợ giảng tiếng Anh: Điều kiện để làm Teaching Assistant

Trợ giảng tiếng Anh: Điều kiện để làm Teaching Assistant

Nếu bạn tự tin về khả năng tiếng Anh của mình và đang tìm kiếm một công việc để kiếm thêm thu nhập thì trợ giảng tiếng Anh là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn. Vậy trợ giảng tiếng Anh là làm gì? Công việc như thế nào và cần những điều kiện gì để có thể trở thành một trợ giảng? Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết hơn về công việc này trong bài viết dưới đây.

1. Sơ lược về trợ giảng tiếng Anh

Một người trợ giảng hay và giỏi sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho một tiết học, đối với tiếng Anh cũng vậy. Trước khi tìm hiểu công việc của một trợ giảng tiếng Anh thì chúng mình hãy cùng nhau tìm hiểu sơ lược về công việc này trước nhé!

Trợ giảng tiếng Anh

1.1. Trợ giảng tiếng Anh là làm gì?

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm về “trợ giảng”. Trợ giảng hay Teaching Assistant (TA) là người chịu trách nhiệm hỗ trợ cho người dạy chính hay người đứng lớp.

Trợ giảng tiếng Anh là những người phụ giảng, hỗ trợ giảng viên chính thức truyền đạt kiến thức tiếng Anh cho học sinh. Ví dụ như trong lớp học tiếng Anh, có những bạn học sinh nhận thức chậm hơn, chưa kịp hiểu lời giáo viên nói, thì lúc này công việc của trợ giảng tiếng Anh sẽ là hỗ trợ học viên giao tiếp với giáo viên.

Tuy không phải là người đứng lớp chính thức nhưng trợ giảng tiếng Anh giống như một cây cầu nối học viên và giáo viên, góp phần tạo thành công cho tiết học. 

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

1.2. Lợi ích của việc làm trợ giảng tiếng Anh

Ngoài đem lại thu nhập ổn định thì trợ giảng tiếng Anh còn đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích hấp dẫn khác:

  • Thời gian làm việc linh hoạt theo thời gian rảnh;
  • Cơ hội việc làm cao do các trung tâm tiếng Anh ngày càng nhiều và tuyển dụng trợ giảng liên tục;
  • Củng cố, rèn luyện tiếng Anh cho bản thân;
  • Môi trường làm việc năng động;
  • Có cơ hội học hỏi, cải thiện các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp;
  • Được trực tiếp quan sát giảng viên đứng lớp, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy;
  • Được tiếp xúc với học viên và phụ huynh, hiểu được tâm lý mọi người và nâng cao khả năng giao tiếp.

2. Công việc của trợ giảng tiếng Anh

Chắc hẳn có nhiều người cho rằng công việc của một trợ giảng tiếng Anh đơn giản chỉ là in tài liệu, đón trả học sinh. Trong thực tế, trợ giảng tiếng Anh phải đảm nhiệm một số công việc như:

Trợ giảng tiếng Anh

  • Thực hiện trợ giảng cho giảng viên là người nước ngoài giống như một phiên dịch viên;
  • Lên kế hoạch cho mỗi buổi học: phối hợp làm giáo án với giảng viên và trực tiếp tham gia hỗ trợ học viên trong giờ họ;.
  • Hỗ trợ giảng viên quản lý lớp học;
  • Hướng dẫn học viên cách học các tài liệu;
  • Hỗ trợ học viên làm bài tập về nhà cũng như giải đáp thắc mắc trong quá trình học tập;
  • Là người kết nối học viên và giáo viên;
  • Tổ chức Offline các hoạt động ngoại khóa liên quan đến Anh ngữ.

3. Điều kiện để làm trợ giảng tiếng Anh

Tuy trợ giảng tiếng Anh là công việc ổn định với nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng có thể apply được. Công việc này cũng đòi hỏi ứng viên một số điều kiện bắt buộc phải có. 

Nếu như bạn đang có ý định ứng tuyển công việc trợ giảng tiếng Anh thì không nên bỏ qua một số yêu cầu, điều kiện để làm trợ giảng mà Step Up liệt kê dưới đây:

3.1. Kỹ năng về tiếng Anh

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để xem xét việc bạn có thể là một trợ giảng tiếng Anh đó là khả năng tiếng Anh của bạn. Bạn phải thành thạo ngữ pháp và nghe nói tiếng Anh thành thạo thì mới có thể ứng tuyển vị trí công việc này.

Bên cạnh đó, việc có các chứng chỉ như IELTS 6.5+ hay TOEIC 650+ cũng sẽ là một lợi thế cho bạn khi tham gia ứng tuyển.

3.2. Kỹ năng về giao tiếp

Hàng ngày, bạn luôn phải tiếp xúc, gặp gỡ với các học viên nên việc phải giao tiếp với học viên là điều tất yếu.

Ngoài ra, bạn phải thường xuyên giao tiếp với giáo viên để trao đổi tình tình của lớp học và học viên.

Bên cạnh đó, ở một số trung tâm tiếng Anh dành cho học sinh, các em bé nhỏ tuổi, trợ giảng là người trực tiếp giữ liên lạc với các phụ huynh để trao đổi tình tình học tập của học viên.

Những điều này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt để quá trình trao đổi với học viên, giáo viên và phụ huynh học sinh diễn ra hiệu quả.

Trợ giảng tiếng Anh

Giao tiếp tốt còn giúp bạn thể hiện sự tự tin cũng như tính chuyên nghiệp. Một số tips nâng cao khả năng giao tiếp cho bạn:

  • Nói rành mạch, dễ hiểu và không bị nói lắp: giúp thể hiện sự tự tin cũng như tính chuyên nghiệp;
  • Không nói “thao thao bất tuyệt”;
  • Phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác;
  • Nói đúng suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

3.3 Kỹ năng về quản lý và điều phối

Là một trợ giảng tiếng Anh, bạn sẽ phải thay giáo viên quản lý các học viên, ổn định lúc đầu giờ. Đặc biệt là đối với một số học sinh hiếu động thì việc nô đùa, chạy nhảy là điều khó tránh.

Bạn phải có khả năng quan sát, điều phối lớp học, luôn giữ lớp học tốt trong tầm kiểm soát để kịp thời ứng phó các tình huống xấu xảy ra. 

Trong các hoạt động của lớp học, có thể sẽ có những học viên chưa hiểu hoặc trầm tính không tham gia, thì đây là lúc trợ giảng cần can thiệp giúp đỡ giảng viên.

Bạn cần biết cách nắm bắt tâm lý học viên, khuấy động các buổi học và tạo cảm hứng học cho mọi người.

3.4. Kỹ năng về quan sát và đánh giá

Trong quá trình đánh giá các học viên, giảng viên không chỉ dựa vào quan sát cá nhân mà còn dựa vào những thông tin của trợ giảng.

Chính vì vậy, bạn phải có khả năng quan sát, ghi lại quá trình học tập cũng như đánh giá khả năng nhận thức, học tập của học viên.

Ở một số trung tâm tiếng Anh, trợ giảng sẽ là người chấm bài. Quá trình này cũng sẽ giúp bạn quản lý, đánh giá được học viên để trao đổi với phụ huynh cũng như điều tiết bài giảng sao cho hợp lý nhất.

4. Những lưu ý khi làm trợ giảng tiếng Anh

Bên cạnh những điều kiện cần để trở thành một trợ giảng, Step Up sẽ gợi ý thêm một số lưu ý nhỏ giúp bạn đảm nhiệm tốt công việc trợ giảng tiếng Anh:

Trợ giảng tiếng Anh

  • Ăn mặc lịch sự, gọn gàng;
  • Nếu bạn làm trợ giảng cho học sinh dưới 5 tuổi, hãy luôn đem theo một bộ quần áo;
  • Thuộc ít nhất 5 bài hát thiếu nhi cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt;
  • Luôn mang theo điện thoại để kịp thời hỗ trợ cho phụ huynh khi cần thiết;
  • Luôn xem bài giảng trước khi đến lớp;
  • Thái độ thân thiện, tươi cười khi đón trả học viên cũng như khi gặp phụ huynh.

Trên đây là một số những chia sẻ của Step Up về công việc trợ giảng tiếng Anh và một vài lưu ý nho nhỏ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình. 

Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường. 

Nếu như bạn chưa tự tin với trình độ tiếng Anh của mình, hãy cải thiện bằng cách bổ sung thêm nhiều chủ đề từ vựng khác nhau. Hack Não 1500 là sách ngoại ngữ bán chạy Top 1 Tiki năm 2018 với 1500 từ vựng đi kèm hình ảnh, ví dụ minh họa cụ thể kết hợp app học phát âm chuẩn giọng bản xứ. Chính vì vậy, cuốn sách sẽ là giải pháp giúp bạn học từ vựng nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc. 

Step Up chúc các bạn thành công!

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

 

Tổng hợp từ vựng tiếng Anh bất động sản thông dụng nhất

Tổng hợp từ vựng tiếng Anh bất động sản thông dụng nhất

Tiếng Anh đã dần trở nên rất quen thuộc đối với chúng ta. Trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực bất cứ người nào có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt thì đều có cơ hội nghề nghiệp hay là việc thăng tiến đều rất cao. Trong ngành bất động sản cũng vậy. Trong bài này, Step Up sẽ giới thiệu đến các bạn học bộ từ vựng tiếng Anh bất động sản đầy đủ về các lĩnh vực cụ thể trong ngành bất động sản.

1. Từ vựng tiếng Anh bất động sản nói chung

Dưới đây là các từ vựng tiếng Anh bất động sản chung nhất để các bạn làm quen nhé.

  • Project : Dự án.
  • Real Estate : Ngành Bất Động Sản.
  • Developer : Nhà phát triển.
  • Property / Properties : Tài sản.
  • Constructo: Nhà thầu thi công.
  • Architect : Kiến trúc sư.
  • Supervisor : Giám sát.
  • Investor : Chủ đầu tư.
 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Từ vựng tiếng Anh bất động sản về công trình

Khi nói về bất động sản không thể nào không nhắc đến những công trình đúng không nào?Dưới đây là các từ vựng tiếng Anh bất động sản về công trình thông dụng nhất dành cho các bạn học.

Từ vựn tiếng ANh bất động sản chung

  • Project Area: Khu vực dự án.
  • Gross floor area: Tổng diện tích sàn.
  • Planning area : Khu quy hoạch.
  • Location: Vị trí.
  • Residence: Nhà ở, dinh thự.
  • Layout floor: Mặt bằng điển hình tầng.
  • Layout apartment: Mặt bằng căn hộ.
  • Notice: Thông báo.
  • Procedure : Tiến độ bàn giao.
  • Project management: Quản lý dự án.
  • Constructo: Nhà thầu thi công.
  • Comercial : Thương mại.
  • Density of building: Mật độ xây dựng.
  • Master plan: Mặt bằng tổng thể.
  • Protection of the environment: bảo vệ môi trường.
  • Advantage/ amenities: Tiện ích, tiện nghi.
  • Landscape: Cảnh quan,­ sân vườn.
  • Show flat: Căn hộ mẫu.
  • Quality assurance: Đảm bảo về chất lượng.
  • Sale policy: Chính sách bán hàng.
  • Coastal property: bất động sản ven biển.
  • Cost control: kiểm soát chi phí.
  • Landmark: khu vực quan trọng trong thành phố.
  • Start date: Ngày khởi công.
  • Taking over: bàn giao (công trình).
  • Property: bất động sản.

Xem thêm: Bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xây dựng

3. Từ vựng tiếng Anh bất động sản về hợp đồng pháp lý

Bất động sản là một trong những tài sản có giá trị khá lớn. Do đó không tránh khỏi việc có sự can thiệp của vấn đề pháp lý trong những lần giao dịch. Cùng tìm hiểu bộ từ vựng tiếng Anh bất động sản về hợp đồng pháp lý để không bị bỡ ngỡ khi gặp phải nhé.

Từ vựng tiếng Anh bất động sản về hợp đồng pháp lý

  • Contract: Hợp đồng.
  • Application: đơn từ, giấy xin vay thế chấp.
  • Appraisal: định giá.
  • Asset: tài sản.
  • Deposit: Đặt cọc.
  • Assignment: chuyển nhượng.
  • Payment step: các bước thanh toán.
  • Montage: khoản nợ, thế chấp.
  • Negotiate: Thương lượng.
  • Beneficiary: Người thụ hưởng.
  • Liquid asset: Tài sản lưu động.
  • Liquidated damages: Giá trị thanh toán tài sản.
  • Loan origination: nguồn gốc cho vay.
  • Legal: Pháp luật.
  • Bankruptcy: Vỡ nợ, phá sản.
  • Capital gain: Vốn điều lệ tăng.
  • Bid: Đấu thầu.
  • Buyer-agency agreement: Thỏa thuận giữa người mua và đại lí.
  • Buy-back agreement: Thỏa thuận mua lại.
  • Contract agreement: Thỏa thuận hợp đồng.
  • Co-operation: Hợp tác.
  • Office for rent : Văn phòng cho thuê.
  • Overtime-fee: Phí làm thêm giờ.
  • Payment upon termination: Thanh toán khi kết thúc hợp đồng.
  • Office for lease: Văn phòng cho thuê.
  • Building permit : Giấy phép xây dựng.

Xem thêm: 220+ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành luật

4. Từ vựng tiếng Anh bất động sản về căn hộ

Những từ vựng tiếng Anh bất động sản về căn hộ giúp các bạn học có vốn từ vựng về căn hộ để thuận tiện cho việc lựa chọn và sử dụng trong giao tiếp hay khi muốn sở hữu.

Từ vựng tiếng Anh bất động sản về căn hộ

  • Room: Phòng, căn phòng.
  • Floors : Lầu, tầng.
  • Stairs : Cầu thang.
  • Wooden floors : Sàn gỗ.
  • Bungalow: Nhà 1 trệt.
  • Coastal villas : Biệt thự ven biển.
  • Detached Villa : Biệt thự đơn lập.
  • Duplex/Twin/Semi-detached Villa: Biệt thự song lập.
  • Apartment/Condominium: Chung cư/ Chung cư cao cấp
  • Orientation: Hướng.
  • Ceiling: Trần nhà.
  • Window : Cửa sổ.
  • Electrical equipment: Thiết bị điện.
  • Electric equipment: Thiết bị nước.
  • Bed room: Phòng ngủ.
  • Bath room: Phòng tắm.
  • Dining room: Phòng ăn.
  • Living room: Phòng khách.
  • Kitchen: Nhà bếp.
  • Built-up area: Diện tích theo tim tường.
  • Garage: Nhà để xe.
  • Garden: Vườn.
  • Carpet area: Diện tích trải thảm.
  • Saleable Area: Diện tích xây dựng
  • Porch: Mái hiên.
  • Balcony: Ban công.
  • Cottage: Nhà ở nông thôn.
  • Terraced house: Nhà theo dãy có cùng kiến trúc.
  • Downstairs : Tầng dưới, tầng trệt.
  • Furniture: Nội Thất.
  • Yard: Sân.
  • Decorating: Trang trí.
  • Air Condition: Điều hòa.
  • Hallway: Hành lang.
  • Wall: Tường nhà.
  • Shutter: Cửa chớp.

Xem thêm Bộ từ vựng về nhà cửa trong tiếng Anh

5. Mẫu câu tiếng Anh bất động sản hay sử dụng

Một số mẫu câu được sử dụng nhiều tại các văn phòng bất động sản.

  • I’m looking for an apartment: Tôi đang tìm một căn hộ.
  • What price do you want the house to be?: Anh/chị muốn căn nhà ở mức giá nào?
  • How many rooms do you want the apartment to have?: Anh/chị muốn căn hộ có mấy phòng?
  • Do you want a parking space?: Anh/chị có muốn có chỗ để xe không?
  • Do you have land you want to sell?: Anh/chị muốn bán đất đúng không ạ?
  • Do you pay by cash or card? Anh/chị thanh toán bằng tiền mặt hay thẻ ạ?
  • Do you need a mortgage?: Anh/chị có cần vay thế chấp không?

Để có thể sử dụng thành thạo các mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nói chung, chúng ta cần luyện tập thường xuyên và ứng dụng chúng trong thực tế một cách tối đa. Chúng ta có thể học qua nhiều các khác nhau và một trong số những cách rất hữu ích đó là tự học tiếng Anh giao tiếp qua đoạn hội thoại. Riêng với chủ đề tiếng Anh bất động sản chúng mình cũng có một đoạn hội thoại ngắn phía dưới đây để cho các bạn cùng tham khảo.

 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

6. Đoạn hội thoại tiếng Anh bất động sản

Dưới đây là đoạn hội thoại sử dụng tiếng Anh bất động sản thường xuất hiện tại các văn phòng bất động sản. Đoạn hội thoại sẽ giúp các bạn có thể đặt câu giao tiếp trong ngữ cảnh, từ đó dễ dàng ghi nhớ.

Đoạn hội thoại tiếng Anh bất động sản

Bên A: Hello! May I help you?
Chào anh/chị ! Chúng tôi giúp gì được cho anh/chị?

Bên B: I want to buy a house.
Tôi muốn mua nhà.

Bên A: Please come over here. Where do you want to buy a house?
Mời anh chị qua bên này. Anh/chị muốn mua nhà ở vị trí nào?

Bên B: I want to find a Detached Villa in Cau Giay.
Tôi muốn tìm một căn biệt thự đơn lập ở Cầu Giấy.

Bên A: What price range can you pay?
Anh/chị có thể chi trả trong khoảng giá nào ?

Bên B: About $ 1 million.
Khoảng 1 triệu đô la.

Bên A: How many floors do you want the villa to have?
Anh/chị muốn căn biệt thự có mấy tầng?

Bên B: 3 floors, I think.
Tôi nghĩ là 3 tầng.

Bên A: Here, we refer to a 3-storey villa in Vinhomes. It is just built on the outside structure. You can design the interior later. The master plan is 350 m2. However, the floor area is only about 270 m2, the rest is the garden area.
Đây rồi, chúng tôi có một căn biệt thự 3 tầng trong khu Vinhomes. Căn này chỉ được xây dựng cấu trúc bên ngoài. Anh/chị có thể thiết kế nội thất sau. Tổng diện tích đất là 350 m2. Tuy nhiên, diện tích sàn chỉ khoảng 270 m2 còn lại là diện tích sân vườn.

Bên B: That’s great. Do you also support interior design?
Vậy tuyệt quá. Anh chị có hỗ trợ thiết kế nội thất luôn không?

Bên A: Of course we do! Can you please tell us the furniture you want?
Tất nhiên là rồi! Anh/chị có thể nói qua nội thất mà anh/chị mong muốn không ạ?

Bên B: I want the first floor to be a large living room. The second floor will have a master bedroom and a reading room. The third floor will be the kitchen, worship room, a guest bedroom, a drying yard and a front balcony.

Tôi muốn tầng một sẽ là một phòng khách lớn. Tầng 2 sẽ có một phòng ngủ master và một phòng đọc sách. Tầng 3 sẽ là phòng bếp, phòng thờ, một phòng ngủ cho khách, một sân phơi, và một ban công phía trước.

Bên A: What about the garden?
Vậy còn sân vườn thì sao?

Bên B: I want to plant rows of flowers around the wall, a small sprinkler tank and a clearing for vegetables.
Tôi muốn trồng các dãy hoa xung quanh bờ tường, một bể phun nước nho nhỏ và một khoảng đất trống để trồng rau.

Bên A I got it! Do you have any further requests?
Tôi hiểu rồi! Anh/chị còn yêu cầu nào không ạ?

Bên B Currently we do not have any requests. I will notify you when there is.
Hiện tại chúng tôi chưa có yêu cầu nào. Khi nào có tôi sẽ thông báo với bạn sau.

Bên A: Please fill out this registration form!
Mời anh/chị điền vào phiếu đăng ký này! 

Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Trên đây là tổng hợp các từ vựng và mẫu câu tiếng Anh bất động sản thông dụng nhất. Hi vọng qua bài học này các bạn học sẽ thu về được những từ vựng hữu ích. Từ đó giúp cho việc giao tiếp tại các văn phòng bất động sản nước ngoài thuận tiện hơn. 

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI




Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám tiếng Anh

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám tiếng Anh

Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích về trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Đây không chỉ đơn giản là một di tích lịch sử mà còn là nơi được hàng ngàn sĩ tử, học trò tới để cầu may mắn trong thi cử, học tập. Các bạn hãy cùng Step Up tìm hiểu, khám phá chi tiết hơn về Văn Miếu Quốc Tử Giám tiếng Anh trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Từ vựng tiếng Anh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là địa điểm có rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, khám phá. Nếu như bạn đang có ý định tham quan di tích này, thì một gợi ý nhỏ từ Step Up là bạn hãy tìm hiểu Văn Miếu Quốc Tử Giám tiếng Anh trước khi tới, bởi bạn vừa có thể trao đổi, giới thiệu với du khách nước ngoài về nơi đây vừa nâng cao kỹ năng giao tiếp cho mình. Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh về Văn Miếu Quốc Tử Giám. Cùng tìm hiểu nhé:

Văn miếu Quốc Tử Giám tiếng Anh

  • Accomplished Virtue gate: Thành Đức Môn
  • Altar: Bàn thờ
  • Attained Talent gate: Đại Thành Môn
  • Back of the turtle: Mai rùa
  • Black ink: Mực Tàu, mực đen
  • Calligraphy pictures: Thư pháp
  • Constellation of Literature pavilion: Khuê Văn Các
  • Crystallization of Letters gate: Cửa Súc Văn
  • Imperial academy: Học viện hoàng gia
  • Literature lake: Văn Hồ
  • Magnificence of Letters gate: Cửa Bi Văn
  • National university: Trường quốc học
  • Red envelope: Bao lì xì
  • Red paper: Giấy đỏ
  • Sanctuary: Nơi tôn nghiêm
  • Stelae commanding horsemen to dismount: Bia Hạ Mã
  • Stelae of Doctors: Bia tiến sĩ
  • Temple of Literature: Văn Miếu Quốc Tử Giám
  • The Great Middle gate: Đại Trung môn
  • The Great Portico: Khu Nhập Đạo
  • The Master: Ông đồ
  • Tran’s dynasty: Triều đại nhà Trần
  • Well of Heavenly Clarity: Giếng Thiên Quang
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

2. Mẫu câu tiếng Anh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Khi tới tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn sẽ được gặp và tiếp xúc với rất nhiều người nước ngoài. Dưới đây là những mẫu câu tiếng Anh về Văn Miếu Quốc Tử Giám sẽ hỗ trợ bạn giao tiếp dễ dàng hơn:

Văn miếu Quốc Tử Giám tiếng Anh

Mẫu câu giới thiệu chung về Văn Miếu Quốc Tử Giám Tiếng Anh

  • Temple of Literature situated on Van Mieu street, Dong Da district.

(Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm trên phố Văn Miếu, quận Đống Đa.)

  • Temple of Literature is 2km away from Hoan Kiem lake to the West

(Văn Miếu Quốc Tử Giám cách Hồ Hoàn Kiếm 2 km về phía Tây.)

  • Temple of Literature is on top of historical and beautiful sightseeing.

(Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm trong top di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp.)

  • Quoc Tu Giam – the first national university of Viet Nam.

(Quốc Tử Giám – trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam.)

  • The Temple of Literature is a place to honor Vietnam’s senior doctors and scholars.

(Văn Miếu là nơi tôn vinh các tiến sĩ, học giả cao cấp của Việt Nam.)

  • The entrance fee of the Temple of Literature is 20,000 VND for an adult and 10,000 VND for a child.

(Giá vé vào cổng Văn Miếu là 20.000 đồng cho người lớn và 10.000 đồng với trẻ em.)

Mẫu câu giới thiệu kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám Tiếng Anh

Văn miếu Quốc Tử Giám tiếng Anh

  • The Temple of Literature was built in 1070 during the Dynasty of King Ly Thanh Tong.

(Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 thời vua Lý Thánh Tông.)

  • The special thing that attracts visitors is that there are 82 stone steles of doctors here.

(Điều đặc biệt thu hút du khách là ở đây lưu giữ 82 bia đá của các tiến sĩ.)

  • The Temple of Literature architecture is divided into 5 separate zones for each zone. 

(Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám được chia thành 5 khu riêng biệt theo từng khu.)

  • Archaeological complexes of Van Mieu Quoc Tu Giam seen from the entrance are Van Mieu, Van Ly Truong Thanh, Khue Van Cac, Dai Thanh and Thai Mieu.

(Quần thể khảo cổ Văn Miếu Quốc Tử Giám nhìn từ cổng vào là Văn Miếu, Vạn Lý Trường Thành, Khuê Văn Các, Đại Thành và Thái Miếu.)

  • Ho Van is located in front of the Temple of Literature and is separated from the interior by Quoc Tu Giam street.

(Hồ Văn nằm trước Văn Miếu và được ngăn cách với phía trong bởi đường Quốc Tử Giám.)

  • Khue Van Cac is an architectural work, although not massive, but it has a harmonious and beautiful ratio.

(Khuê Văn Các là một công trình kiến ​​trúc tuy không đồ sộ nhưng tỷ lệ hài hòa, đẹp mắt.)

  • Thien Quang Tinh lake is square in shape. On the two sides of the lake is the doctoral beer hall.

(Hồ Thiên Quang Tinh hình vuông. Hai bên hồ là nhà bia tiến sĩ.)

  • The central area of ​​the Temple of Literature includes two large works with parallel and serial layouts. The outside building is Bai Duong, the inner court is Thuong Cung.

(Khu trung tâm của Văn Miếu gồm hai công trình lớn được bố trí song song, nối tiếp nhau. Tòa ngoài là Bái đường, tòa trong là Thượng cung.)

  • Dai Thanh gate opens for the area of ​​the main architecture, where to worship Confucius, Chu Cong, Tu Coord, and That Thap Nhi. This is also the teaching place of the old school supervisors.

(Cổng Đại Thành mở ra khu vực kiến ​​trúc chính, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất Thập Nhị Lang. Đây cũng là nơi dạy học của các quản giáo ngày xưa.)

3. Đoạn hội thoại tiếng Anh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Có rất nhiều từ vựng cũng như mẫu câu tiếng Anh về Văn Miếu Quốc Tử Giám phải không các bạn? Hãy vận dụng chúng thường xuyên trong những cuộc đàm thoại tiếng Anh để ghi nhớ lâu hơn nhé.

Dưới đây là đoạn hội thoại chủ đề Văn Miếu quốc Tử Giám tiếng Anh. Các bạn có thể tham khảo để sử dụng trong giao tiếp khi gặp người nước ngoài tham quan du lịch:

Văn miếu Quốc Tử Giám tiếng Anh

A: Hello. It’s nice to meet you!

(Xin chào. Rất vui được gặp bạn!)

B: I’m glad to see you, too. Are you Vietnamese?

(Tôi cũng rất vui được gặp gặp. Bạn là người Việt Nam sao?)

A: That’s right. Is this your first time in the Temple of Literature?

(Đúng vậy. Đây có phải lần đầu bạn đến Văn Miếu Quốc Tử Giám không?)

B: This is my first time. I just got here in the morning.

(Đây là lần đầu tiên của tôi. Tôi mới đến đây lúc sáng.)

A: How do you feel here?

(Bạn cảm thấy nơi đây như thế nào?)

B: Great. I’m very happy to visit such a beautiful and interesting place.

(Tuyệt vời. Tôi rất vui khi được tham quan một nơi đẹp và thú vị như vậy.)

A: What do you like most here?

(Bạn thích gì ở đây nhất?)

B: I like the 82 blue stone PhD steles the most. They are placed on the back of a turtle that looks very unique, and looks ancient.

(Tôi thích nhất 82 tấm bia Tiến sĩ bằng đá xanh. Chúng được đặt trên lưng rùa trông rất độc đáo, cổ kính.)

A: That’s right. This is the most valuable relic here. Do you understand anything about it?

(Đúng vậy. Đây là di tích có giá trị nhất ở đây. Bạn có hiểu gì về nó chưa?)

B: I am told that this is the place to insclen the names of doctors, used to honor and encourage those who pass. Can you tell me more about it?

(Tôi được biết đây là nơi khắc tên những vị tiến sĩ, dùng để vinh danh và khích lệ những người đỗ đạt.  Bạn có thể giới thiệu thêm về nó cho tôi được chứ?)

A: Of course. The turtle-shaped stele is due to Vietnamese beliefs, the turtle is a symbol of longevity and wisdom. On steles with full information about exams, the king’s court and the philosophy of education and training.

(Tất nhiên rồi. Bia đá hình rùa là do theo tín ngưỡng của người Việt Nam, rùa là biểu tượng của sự trường thọ và sự khôn ngoan. Trên những tấm bia ghi đầy đủ thông tin về khoa thi, triều vua và triết lý về nền giáo dục đào tạo.)

B: Oh, that’s very useful information. Thank you very much.

(Ồ, Thật là những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn rất nhiều.)

A: It’s nothing. Would you like to come back here again?

(Không có gì. Nếu được bạn có muốn quay lại đây nữa không?)

B: I’m sure of it. I will come back here for my next visit to Vietnam.

(Chắc chắn rồi. Tôi sẽ quay lại đây trong chuyến thăm Việt Nam tiếp theo.)

Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Trên đây là tổng hợp từ vựng, mẫu câu và đoạn hội thoại ví dụ về chủ đề Văn Miếu Quốc Tử Giám tiếng Anh. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn bổ sung vốn từ vựng cho mình, cũng như hiểu biết thêm về một di tích lịch sử của Việt Nam.

Ngoài ra bạn có thể học thêm nhiều chủ đề từ vựng khác qua Hack Não 1500 – cuốn sách từ vựng với hình ảnh minh họa sinh động kết hợp với những phương pháp và app học thông minh.

Step Up chúc bạn học tập tốt!



 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Khám phá bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh

Khám phá bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh

Nếu bạn đang là một phiên dịch viên làm trong lĩnh vực dịch thuật hay một công viên chức nhà nước thì không thể không tìm hiểu tiếng Anh chuyên ngành pháp lý. Những từ vựng về bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng AnhStep Up chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn biết chính xác về cách viết tiếng Anh Quốc hiệu, Quốc huy hay những cơ quan nhà nước. Những kiến thức này sẽ giúp các bạn dịch thuật hay viết báo cáo đúng chuẩn hơn, đừng bỏ qua nhé!

1. Từ vựng về quốc hiệu, chức danh của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước

Khi nhắc đến bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh thì chắc hẳn những gì đầu tiên chúng ta nghĩ đến sẽ là Quốc hiệu, Chủ tịch nước… đúng không? Cùng Step Up tìm hiểu xem chúng được viết như thế nào nhé:

Bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh

  • Socialist Republic of Viet Nam (viết tắt: SRV): Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • President of the Socialist Republic of Viet Nam: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
  • Vice President of the Socialist Republic of Viet Nam: Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Từ vựng về Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Viết tắt

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Government of the Socialist Republic of Viet Nam

GOV

Bộ Quốc phòng

Ministry of National Defence

MND

Bộ Công an

Ministry of Public Security

MPS

Bộ Ngoại giao

Ministry of Foreign Affairs

MOFA

Bộ Tư pháp

Ministry of Justice

MOJ

Bộ Tài chính

Ministry of Finance

MOF

Bộ Công Thương

Ministry of Industry and Trade

MOIT

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Ministry of Labour, War invalids and Social Affairs

MOLISA

Bộ Giao thông vận tải

Ministry of Transport

MOT

Bộ Xây dựng

Ministry of Construction

MOC

Bộ Thông tin và Truyền thông

Ministry of Information and Communications

MIC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ministry of Education and Training

MOET

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ministry of Agriculture and Rural Development

MARD

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ministry of Planning and Investment

MPI

Bộ Nội vụ

Ministry of Home Affairs

MOHA

Bộ Y tế

Ministry of Health

MOH

Bộ Khoa học và Công nghệ

Ministry of Science and Technology

MOST

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ministry of Culture, Sports and Tourism

MOCST

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ministry of Natural Resources and Environment

MONRE

Thanh tra Chính phủ

Government Inspectorate

GI

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

The State Bank of Viet Nam

SBV

Ủy ban Dân tộc

Committee for Ethnic Affairs

CEMA

Văn phòng Chính phủ

Office of the Government

GO

 

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

3. Từ vựng về cơ quan thuộc chính phủ

Tìm hiểu bộ từ vựng vựng bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh xem cách viết của các cơ quan thuộc chính phủ trong như thế nào nhé:

Bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Phó Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Deputy Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

General Director of Viet Nam Social Security

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Social Security

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

General Director of Viet Nam News Agency

Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam News Agency

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

General Director of Voice of Viet Nam

Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Deputy General Director of Voice of Viet Nam

Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

General Director of Viet Nam Television

Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Television

Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Phó Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Vice President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Social Sciences

Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Social Sciences

 

4. Từ vựng về chức danh Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Prime Minister of the Socialist Republic of Viet Nam

Phó Thủ tướng Thường trực

Permanent Deputy Prime Minister

Phó Thủ tướng

Deputy Prime Minister

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Minister of National Defence

Bộ trưởng Bộ Công an

Minister of Public Security

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Minister of Foreign Affairs

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Minister of Justice

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Minister of Finance

Bộ trưởng Bộ Công Thương

Minister of Industry and Trade

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Minister of Transport

Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Minister of Construction

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Minister of Information and Communications

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Minister of Education and Training

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Minister of Agriculture and Rural Development

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Minister of Planning and Investment

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Minister of Home Affairs

Bộ trưởng Bộ Y tế

Minister of Health

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Minister of Science and Technology

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Minister of Culture, Sports and Tourism

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Minister of Natural Resources and Environment

Tổng Thanh tra Chính phủ

Inspector

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Governor of the State Bank of Viet Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Minister, Chairman/Chairwoman of the Committee for Ethnic Affairs

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Minister, Chairman/Chairwoman of the Office of the Government

5. Từ vựng về văn phòng Chủ tịch nước và chức danh Lãnh đạo Văn phòng

Bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Văn phòng Chủ tịch nước

Office of the President

Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Chairman/Chairwoman of the Office of the President

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Vice Chairman/Chairwoman of the Office of the President

Trợ lý Chủ tịch nước

Assistant to the President

 

6. Từ vựng về đơn vị thuộc Bộ

Dưới đây là từ vựng bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh về các đơn vị thuộc Bộ:

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Văn phòng Bộ

Ministry Office

Thanh tra Bộ

Ministry Inspectorate

Tổng cục

Directorate

Ủy ban

Committee/Commission

Cục

Department/Authority/Agency

Vụ

Department

Học viện

Academy

Viện

Institute

Trung tâm

Centre

Ban

Board

Phòng

Division

Vụ Tổ chức Cán bộ

Department of Personnel and Organisation

Vụ Pháp chế

Department of Legal Affairs

Vụ Hợp tác quốc tế

Department of International Cooperation

 

 

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

7. Từ vựng về chức danh từ cấp Thứ trưởng

Cấp thứ trưởng trong bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh được phân chia như thế nào nhỉ? Tìm hiểu ngay dưới đây các bạn nhé:

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Thứ trưởng Thường trực

Permanent Deputy Minister

Thứ trưởng

Deputy Minister

Tổng Cục trưởng

Director General

Phó Tổng Cục trưởng

Deputy Director General

Phó Chủ nhiệm Thường trực

Permanent Vice Chairman/Chairwoman

Phó Chủ nhiệm

Vice Chairman/Chairwoman

Trợ lý Bộ trưởng

Assistant Minister

Chủ nhiệm Ủy ban

Chairman/Chairwoman of Committee

Phó Chủ nhiệm Ủy ban

Vice Chairman/Chairwoman of Committee

Chánh Văn phòng Bộ

Chief of the Ministry Office

Phó Chánh Văn phòng Bộ

Deputy Chief of the Ministry Office

Cục trưởng

Director General

Phó Cục trưởng

Deputy Director General

Vụ trưởng

Director General

Phó Vụ trưởng

Deputy Director General

Giám đốc Học viện

President of Academy

Phó Giám đốc Học viện

Vice President of Academy

Viện trưởng

Director of Institute

Phó Viện trưởng

Deputy Director of Institute

Giám đốc Trung tâm

Director of Centre

Phó giám đốc Trung tâm

Deputy Director of Centre

Trưởng phòng

Head of Division

Phó trưởng phòng

Deputy Head of Division

Chuyên viên cao cấp

Senior Official

Chuyên viên chính

Principal Official

Chuyên viên

Official

Thanh tra viên cao cấp

Senior Inspector

Thanh tra viên chính

Principal Inspector

Thanh tra viên

Inspector

8. Từ vựng về lãnh đạo các Cơ quan thuộc Chính phủ

Có rất nhiều các cơ quan thuộc Chính phủ, mỗi cơ quan lại có một người lãnh đạo đứng đầu. Cùng tìm hiểu xem chức danh của học là gì thông qua bộ từ vựng về bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh nhé

Bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Phó Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Deputy Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

General Director of Viet Nam Social Security

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Social Security

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

General Director of Viet Nam News Agency

Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam News Agency

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

General Director of Voice of Viet Nam

Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Deputy General Director of Voice of Viet Nam

Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

General Director of Viet Nam Television

Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Television

Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Phó Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Vice President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Social Sciences

Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Social Sciences

9. Từ vựng về Lãnh đạo của các đơn vị cấp tổng cục

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Văn phòng

Office

Chánh Văn phòng

Chief of Office

Phó Chánh Văn phòng

Deputy Chief of Office

Cục

Department

Cục trưởng

Director

Phó Cục trưởng

Deputy Director

Vụ

Department

Vụ trưởng

Director

Phó Vụ trưởng

Deputy Director

Ban

Board

Trưởng Ban

Head

Phó Trưởng Ban

Deputy Head

Chi cục

Branch

Chi cục trưởng

Manager

Chi cục phó

Deputy Manager

Phòng

Division

Trưởng phòng

Head of Division

Phó Trưởng phòng

Deputy Head of Division

10. Từ vựng về cán bộ công chức chính quyền

Bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Chairman/Chairwoman of the People’s Committee

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân

Permanent Vice Chairman/Chairwoman of the People’s Committee

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Vice Chairman/Chairwoman of the People’s Committee

Ủy viên Ủy ban nhân dân

Member of the People’s Committee

Giám đốc Sở

Director of Department

Phó Giám đốc Sở Deputy

Director of Department

Chánh Văn phòng

Chief of Office

Phó Chánh Văn phòng

Deputy Chief of Office

Chánh Thanh tra

Chief Inspector

Phó Chánh Thanh tra

Deputy Chief Inspector

Trưởng phòng

Head of Division

Phó Trưởng phòng

Deputy Head of Division

Chuyên viên cao cấp

Senior Official

Chuyên viên chính

Principal Official

Chuyên viên

Official

 

Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Như vậy, Step Up đã tổng hợp toàn bộ từ vựng về Bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh đầy đủ và chính xác nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức về từ vựng bổ ích.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều chủ đề từ vựng khác qua Hack Não 1500 – cuốn sách từ vựng bán chạy Top 1 Tiki năm 2018 với hình ảnh sinh động cùng app học phát âm chuẩn tiếng nước ngoài.

Step Up chúc bạn học tập tốt!

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Cách phát âm s z iz trong tiếng Anh “chuẩn không cần chỉnh”

Cách phát âm s z iz trong tiếng Anh “chuẩn không cần chỉnh”

Khi chuyển các danh từ số nhiều sang số ít hay sử dụng các động từ theo sau ngôi số ít thì chúng ta phải thêm “s” hoặc “es”. Liệu bạn có biết cách đọc chính xác của chúng. Việc không nắm chắc cách phát âm của “s” và “es” sẽ gây thiếu tự tin khi giao tiếp người bản xứ. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, Step Up sẽ hướng dẫn các bạn cách phát âm s z iz đúng chuẩn nhé!

1. Cách phát âm /s/, /z/, /iz/ chuẩn nhất

Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách để phát âm s z iz sao cho chuẩn nhất nhé:

Cách phát âm /s/

/S/ là một phụ âm vô thanh.

Khi phát âm /s/, bạn hãy để mặt lưỡi hơi chạm nhẹ vào răng cửa trên. Tiếp sau đó, bạn đẩy luồng hơi giữa mặt lưỡi và răng cửa trên thoát ra, sao cho có thể nghe được tiếng luồng hơi thoát ra, và không làm rung dây thanh quản khi phát âm.

Cách phát âm s z iz

Cách phát âm /z/

Khác với âm /s/ là một phụ âm vô thanh thì /z/ là một phụ âm hữu thanh. Cách phát âm cả /z/ cũng tương tự với âm /s/: ta để mặt lưỡi hơi chạm nhẹ vào răng cửa trên, sau đó đẩy luồng khí thoát ra giữa mặt lưỡi và răng cửa trên sao cho có thể nghe thấy tiếng luồng khí thoát ra, tuy nhiên không mạnh bằng âm /s/, rung dây thanh quản trong cổ họng.

Cách phát âm s z iz

Cách phát âm /ɪz/

Bước 1: Đầu tiên chúng ta phát âm âm /ɪ/ trước: bạn đưa lưỡi hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách giữa hai môi hẹp. Âm /ɪ/ được phát âm tương tự như chữ “i” trong tiếng Việt nhưng âm dứt khoát hơn và ngắn hơn.

Bước 2: Sau đó nhẹ nhàng di chuyển sang âm /z/.

2. Cách phát âm /s/

Dưới đây là các trường hợp được phát âm là /s/:

“S” được phát âm là /s/

Khi các động từ thêm “s” kết thúc bằng f, k, p, t và gh

Ví dụ:

  • Stuffs /stʌfs/: vật liệu
  • Roofs /ruːfs: mái nhà
  • Books /bʊks/: sách
  • Kiks /kiks/: cú đá
  • Taps /tæps/: vòi nước
  • Maps /mæps/: bản đồ
  • Streets /stri:ts/: đường phố
  • Nets /nets/: tấm lưới
  • Laughs /læfs/: cười
  • Coughs /kɒfs/: tiếng ho
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

Khi “s” là chữ cái đầu của một từ

Ví dụ:

  • See /siː/: nhìn thấy
  • Sing /sɪŋ/: hát
  • Sad /sæd/: buồn
  • Song /sɒŋ/: bài hát
  • Story /ˈstɔːri/: câu truyện
  • South /saʊθ/: phương nam
  • Speaker /ˈspiːkə(r)/: người nói
  • Sunny /sʌn/: có nắng
  • Sorry /ˈsɒri/: xin lỗi

Trường hợp ngoại lệ: “s” đứng đầu nhưng lại được phát âm là /ʃ/

  • Sugar /ˈʃʊgə(r)/: đường ăn
  • Sure /ʃɔː(r)/: chắc chắn

Cách phát âm s z iz

Khi “s” nằm trong từ và không nằm giữa hai nguyên âm

Ví dụ:

  • Most /məʊst/: hầu hết
  • Describe /dɪˈskraɪb/: miêu tả
  • Haste /heɪst/: vội vàng, hấp tấp
  • Display /dɪˈspleɪ/: trưng bày
  • Instinct /ˈɪnstɪŋkt/: bản năng, linh tính
  • Insult /ˈɪnsʌlt/: điều sỉ nhục
  • Translate /trænsˈleɪt/: dịch, phiên dịch
  • Lassitude /ˈlæsɪtjuːd:/ sự mỏi mệt, chán nản
  • Colossal /kəˈlɒsəs/: vĩ đại, khổng lồ

Trường hợp ngoại lệ:

  • Cosmic /’kɒzmɪk(l)/: thuộc về vũ trụ
  • Cosmetics /kɒzˈmetɪks/: mỹ phẩm
  • Dissolve /dɪˈzɒlv/: tan ra, hòa tan
  • Dessert /dɪˈzɜːt:/ món tráng miệng
  • Scissors /ˈsɪzəz/: cái kéo
  • Cosmopolitan /ˌkɒzməˈpɒlɪtn/ :có tính quốc tế
  • Possess /pəˈzes/: sở hữu

“C” được phát âm là /s/ khi đứng trước i, e hoặc y

Ví dụ:

  • Citizen /ˈsɪtɪzən/: công dân
  • City /ˈsɪti/: thành phố
  • Circle /ˈsɜːkl/: vòng tròn
  • Cigar /sɪˈgɑː(r)/: thuốc, xì gà
  • Century /ˈsentʃəri/: thế kỷ
  • Center /ˈsentə(r)/: trung tâm
  • Bicycle /ˈbaɪsɪkl/: xe đạp
  • Recycle /ˌriːˈsaɪkl/: tái sinh, tái chế
  • Cynic /ˈsɪnɪk/: người hay chỉ trích
  • Cyclist /ˈsaɪkl/: người đi xe đạp

Trường hợp ngoại lệ:

  • Soccer /ˈsɒkə(r)/ môn túc cầu
  • Sceptic /ˈskeptɪk/ hoài nghi

3. Cách phát âm /z/

Những chữ cái nào trong tiếng Anh được phát âm /z/ nhỉ? Cùng tìm hiểu xem cách phát âm /z/ như thế nào nhé:

Cách phát âm s z iz

“S” được phát âm là /z/ 

Khi đứng giữa hai nguyên âm ngoại trừ u, io,  ia

Ví dụ: 

  • Houses /ˈhaʊzɪz/ nhà
  • Noise /nɔɪz/ tiếng ồn
  • Nose /nəʊz/ cái mũi
  • Rise /raɪz/ tăng, nâng lên
  • Closet /ˈklɒzɪt/ phòng nhỏ
  • Music /ˈmjuːzɪk/ âm nhạc
  • Season /ˈsiːzən/ mùa
  • Resurrection /ˌrezərˈekʃən/ phục sinh
  • Result /rɪˈzʌlt/ kết quả
  • Base /beɪs/ dựa trên, căn cứ

Trường hợp ngoại lệ:

  • Base /beɪs/: dựa trên, căn cứ
  • Case /keɪs/: trường hợp
  • Basin /ˈbeɪsən/: chậu rửa mặt
  • Loose /luːs/: thả ra
  • Resuscitate /rɪˈsʌsɪteɪt/: làm sống lại
  • Crusade /kruːˈseɪd/: chiến dịch, cuộc vận động lớn

Khi ở tận cùng từ một âm tiết và đi ngay sau một nguyên âm (ngoại trừ u) hoặc sau một phụ âm không phải f, k, p, t và gh

  • As /əz/: như, như là
  • His /hɪz/: của anh ấy
  • Is /ɪz/: thì, là…
  • Pens /penz/: bút
  • Coins /kɔɪnz/: đồng xu forms
  • Gods /gɒdz/: chúa, thần linh
  • Format /fɔrmz/: hình thức
  • Pencils /ˈpentsəlz:/ bút chì
  • Doors /dɔːz/: cửa
  • Windows /’wɪndəʊz/: cửa sổ

Trường hợp ngoại lệ:

  • Us /ʌs/: chúng tôi
  • Plus /plʌs/: cộng vào
  • Bus /bʌs/: xe búyt
  • Isthmus /ˈɪsθməs/: eo đất
  • Crisis /ˈkraɪsɪs/: cơn khủng hoảng
  • Apparatus /ˌæpəˈreɪtəs/: máy móc, dụng cụ
  • Christmas /ˈkrɪsməs/: lễ giáng sinh
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

“X” được phát âm là /z/ 

Trong một số trường hợp dưới đây, “x” sẽ được phát âm là /z/

  • Xylophone /ˈzaɪləfəʊn/: đàn mộc cầm, phiến gỗ
  • Xylem /’zailem/: chất gỗ xylem
  • Xenophobia /ˌzenəˈfəʊbiə/: tính bài ngoại

Lưu ý: Một số trường hợp “x” phát âm là /gz/:

  • Exhaust /ɪgˈzɔːst/: mệt mỏi
  • Exam /ɪgˈzæm/: kỳ thi
  • Exist /ɪg’zɪst/: hiện diện
  • Example /ɪgˈzɑːmpl/: ví dụ

4. Cách phát âm /iz/

Phát âm là /z/ khi các động từ thêm s có tận cùng là các âm: /z/, /s/,/ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/.

Cách phát âm s z iz

Ví dụ: 

  • Watches / wɒt∫iz/: xem
  • Washes /wɒ∫iz/: rửa
  • Changes /t∫eindʒiz/: thay đổi
  • Wishes /ˈwɪʃ·əziz/: ước
  • Miss /mɪsiz/: nhớ

Khi các từ mà tận cùng là một nguyên âm và các phụ âm hữu thanh còn lại.

  • Begs /beɡiz/: ăn xin
  • Describes /dɪˈskraɪbiz/: mô tả
  • Rain /reɪniz/: mưa
  • Loves /lʌviz/: yêu
  • Calls /kɔːliz/: gọi

5. Bài tập về cách phát âm /s/, /z/, /iz/

Dưới đây là bài tập về cách phát âm s z iz giúp các bạn luyện cách phát âm nhé:

Bài tập 1: Chọn đáp án có cách phát âm khác với những từ còn lại:

1.  A. forms                   B. chairs                    C. seats                     D. keys

2. A. papers                 B. bosses                  C. brushes                 D. foxes

3. A. cats                     B. dogs                      C. phones                  D. drawers

4. A. pigs                     B. plants                    C. tables                     D. computers

5. A. beaches              B. watches                C. sinks                      D. lunches

6. A. schools                B. shops                   C. pets                        D. carts

7. A. pens                    B. closets                   C. sweets                   D. lamps

8. A. rulers                   B. pencils                   C. bags                      D. books

9. A. matches               B. balls                      C. brushes                  D. peaches

10. A. bees                  B. cupboards              C. watches                 D. bedrooms

Đáp án:

1. C

2. A

3. A

4. B

5. C

6. A

7. A

8. D

9. B

10. C

Cách phát âm s z iz

Bài tập 2: Xác định cách phát âm s z iz của những từ sau:

  1. Stops
  2. Cooks
  3. Watches
  4. Eat
  5. Bag
  6. Exists
  7. Girls
  8. Speaks
  9. Boys
  10. Signs

Đáp án: 

1. /iz/

2. /z/

3. /s/

4. /iz/

5. /s/

6. /z/

7. /iz/

8. /z/

9. /s/

10. /iz/

 

Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây là chia sẻ của Step Up về cách phát âm s z iz trong tiếng Anh chuẩn nhất . Bạn hãy luyện nói thật nhiều và áp dụng vào trong giao tiếp hàng ngày nhé. Step Up tin rằng bạn sẽ nói tiếng Anh “xịn” như người bản ngữ sớm thôi!

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Cách phát âm ch trong tiếng Anh chuẩn xác nhất

Cách phát âm ch trong tiếng Anh chuẩn xác nhất

Như các bạn đã biết, phát âm là một trong những rất quan trọng trong quá trình học tiếng Anh. Học phát âm không phải dễ nhưng cũng không quá khó nếu chúng ta học đúng cách ngay từ đầu. Phụ âm ch là một âm khá dễ trong tiếng Anh. Cùng Step Up tìm hiểu các cách phát âm ch trong tiếng Anh nhé.

1. Cách phát âm ch: phát âm là /tʃ/

Việc học tiếng Anh cho người mới bắt đầu luôn không dễ dàng. Đặc biệt là các bạn tự học tại nhà. Sẽ thật tuyệt vời khi các bạn có thể tự học tiếng Anh tại nhà nhưng cũng sẽ rất tai hại nếu các bạn học sai cách. Khi các bạn tự học sẽ có ai kiểm tra và xác nhận các kiến thức các bạn học và thực hành là đúng hay sai. Do đó đòi hỏi các bạn cần tìm các nguồn đáng tin cậy để theo dõi và học tập nhé. Việc tự học phát âm cũng vậy. 

Cách phát âm ch thứ nhất

Bây giờ chúng mình cùng nhau tìm hiểu về cách phát âm đầu tiên của âm ch nhé!

Cách phát âm ch : phát âm là/ /tʃ/

Đây là một trong những cách phát âm thông dụng nhất của âm ch trong tiếng Anh. /tʃ/ là âm vô thanh được cấu thành từ hai âm /t/ và /ʃ/. 

Để phát âm này, khẩu hình miệng sẽ như cau: cong môi, lưỡi lấy điểm bắt đầu là hàm răng trên, lưỡi từ từ co lại, đồng thời bật hơi ra. Các bạn có thể tưởng tượng âm thanh phát ra sẽ tương tự khi chúng ta nói âm “tr” trong tiếng Việt. Tuy nhiên sẽ không phát ra thanh âm mà chỉ bật ra âm gió thôi.

Ví dụ các từ có phát âm ch là /tʃ/:

  • Chair   /tʃeər/
  • Change  /tʃeɪndʒ/
  • Choice /tʃɔɪs/
  • Child  /tʃaɪld/
  • Cheap    /tʃiːp/
  • Chalk   /tʃɔːk/
  • Chill  /tʃɪl/
  • Chocolate /ˈtʃɒk.lət/
  • Chaebol   /ˈtʃeɪbl/
  • Choose /tʃuːz/
  • China    /ˈtʃaɪ.nə/
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Xem thêm: Cách phát âm đuôi ed trong tiếng Anh

2. Cách phát âm ch: phát âm là /ʃ/

Thông thường các bạn sẽ thấy cách phát âm này xuất hiện ở các âm “Sh”. Tuy nhiên thì trong cách phát âm ch cũng có thể phát âm là /ʃ/ nhé.

Cách phát âm ch thứ hai

Để phát âm ch là /ʃ/ thì khâu hình miệng sẽ như sau: Môi tròn lại lưỡi hơi cong và đẩy hơi ra. Các bạn có thể hình dung nó phát âm khá giống với âm”s” trong tiếng Việt.

Ví dụ: 

  • Machine /məˈʃiːn/ 
  • Chicago /ʃɪˈkɑ.ɡəʊ/
  • Chef /ʃef/
  • Champagne /ʃæm’peɪn/
  • Chemise /ʃəˈmiːz/  
  • Chassis ʃæsi/
  • Chicanery /ʃɪˈkeɪnəri/
  • Chagrin /ʃəˈɡrɪn/ 
  • Chevalier  /,ʃevə’liə/ 
  • Chic /ʃiːk/
  • Cache /kæʃ/

Xem thêm: Cách phát âm s es chuẩn nhất trong tiếng Anh

3. Cách phát âm ch: phát âm là /k/

Thông thường âm ch phát âm là /k/ chúng ta thường gặp nhất là khi nó là âm đuôi của một từ.

Cách phát âm ch thứ ba

Để phát âm ch là /k/ các bạn mở khẩu hình miệng, sử dụng cuống lưỡi bên trong cổ họng để bật hơi ra. 

Ví dụ: 

  • Stomach /’stʌmək/
  • Architect /’a:rkɪtekt/
  • Christmas /’krɪsməs/
  • Chemical /’kemɪkl/
  • Chemistry /ˈkem.ɪ.stri/
  • Chaos /ˈkeɪɒs/
  • Choir /kwaɪə(r)/
  • School /skuːl/
  • Chorus /ˈkɔːrəs/
  • Orchestra /ˈɔːkɪstrə/
  • Monarchy /ˈmɒnəki/

Cách phát âm ch là /k/ này nhiều bạn cũng khá hay bị nhầm nên các bạn nhớ chú ý học phiên âm thật kỹ khi học một từ nhé.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Xem thêm: Cách phát âm s z iz trong tiếng Anh

4. Một số trường hợp đặc biệt về cách phát âm ch

Dưới đây chúng mình sẽ gửi đến các bạn những từ thường bị phát âm nhầm (trừ những từ đã nhắc bên trên)

  • Crochet /kroʊˈʃeɪ/
  • Ricochet /ˈrɪkəʃeɪ/ 
  • Quiche /kiːʃ/
  • Cache /kæʃ/
  • Chiffon /ʃɪˈfɑːn/
  • Chauvinist /ˈʃoʊvɪnɪst/
  • Chauffeur /ʃoʊˈfɜːr/
  • Chagrin /ʃəˈɡrɪn/
  • Brochure /broʊˈʃʊr/
  • Mustache /ˈmʌstæʃ/

Để học phát âm tiếng Anh các bạn cần chú ý học phiên âm của từ. Vì những âm tiết giống nhau khi xuất hiện ở các từ khác nhau chúng sẽ có phiên âm và cách phát âm khác nhau. Ví dụ như cách phát âm ch trong bài này. Một âm ch nhưng có tận ba cách phát âm.

Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã hướng dẫn cho các bạn cách phát âm ch trong tiếng Anh. Để nói tiếng Anh được hay hơn các bạn chú ý học phát âm từ những âm cơ bản nhất . Đồng thời luyện tập phát âm thật nhiều để khẩu hình miệng linh hoạt hơn từ đó âm thanh phát ra nghe sẽ hay hơn.

Step Up chúc các bạn học tốt và sớm thành công!