Cách dùng Go ahead trong tiếng Anh, phân biệt Go ahead và Go on

Cách dùng Go ahead trong tiếng Anh, phân biệt Go ahead và Go on

“Go” là một động từ cơ bản được sử dụng rất nhiều trong tiếng Anh mang nghĩa là “đi”. Những cụm động từ đi với “go” rất đa dạng và mang nhiều ý nghĩa biểu đạt khác nhau. Trong đó, “go ahead” có lẽ là là cụm động từ được xuất hiện nhiều nhất. Bài viết hôm nay, Step Up sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng Go ahead trong tiếng Anh.

1. Cách dùng go ahead trong tiếng Anh

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu xem “go ahead” nghĩa là gì? Go ahead trong tiếng Anh mang nghĩa là đi thẳng, tiến lên hoặc bắt đầu tiến hành một việc gì đó.

Cách dùng go ahead

Go ahead được sử dụng để diễn tả việc bắt đầu hoặc tiến hành làm gì đó 

Ví dụ:

  • You can go ahead and drink something while waiting for me to come back.

(Bạn có thể uống một chút gì đó trong khi chờ tôi trở lại.)

  • Mike goes ahead working on a business plan for next week.

(Mike tiến hành lập kế hoạch kinh doanh cho tuần tới.)

  • I should go ahead now so that I won’t be late.

(Tôi nên bắt đầu làm ngay bây giờ để không bị trễ.)

  • I’ll go ahead tell my dad that Mom will come in 30 minutes

(Tôi sẽ nói với bố rằng mẹ sẽ đến sau 30 phút nữa.)

  • I will go ahead to cook dinner.

(Tôi sẽ tiến hành nấu bữa tối.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

Go ahead để cho phép ai bắt đầu làm việc gì

Ví dụ:

  • Can I start timing? – Go ahead

(Tôi có thể bắt đầu tính thời gian không? – Hãy làm đi)

  • I’m going to go shopping. – Go ahead.

(Tôi sẽ đi mua sắm. – Hãy đi đi)

  • Let me start doing homework. – Go ahead.

(Để tôi bắt đầu làm bài tập. – Hãy làm đi.)

  • Let’s go ahead first, I’m still busy.

(Hãy đi trước đi, tôi vẫn đang bận.)

  • Could I ask you about work?- Sure, go ahead.

(Tôi có thể hỏi anh về công việc không? – Được thôi, cứ tự nhiên)

Cách dùng go ahead

2. Phân biệt cách dùng go ahead và go on

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa “go ahead” và “go on” do nghĩa của chúng có phần tương đương nhau. Nếu bạn đã từng như vậy thì hãy xem cách phân biệt cách dùng go ahead và go on dưới đây nhé:

“Go ahead” thường sử dụng khi bắt đầu làm một việc gì đó

Ví dụ:

  • I received permission to go ahead with the business plan by my boss.

(Tôi được sếp cho phép tiếp tục lên kế hoạch kinh doanh.)

  • Our marriage went ahead despite objections from my parents

(Hôn Lễ của chúng tôi đã tiến hành bất chấp sự phản đối của bố mẹ tôi.)

  • Let’s go ahead with your homework.

(Hãy làm bài tập về nhà của bạn đi.)

  • I will go ahead to go to the cinema first and wait for you.

(Tôi sẽ đi trước để đến rạp chiếu phim trước và chờ bạn.)

  • I got so fed up with seeing her to cook that I just went ahead and did it myself.

(Tôi đã quá chán với việc nhìn thấy cô ấy nấu ăn nên tôi đã tự mình làm.)

Cách dùng go ahead

“Go on” dùng để diễn tả việc tiếp tục làm việc gì đó

Ví dụ:

  • How much longer will this rainy weather go on for?

(Thời tiết mưa này sẽ tiếp tục trong bao lâu nữa?)

  • My mom hesitated for a moment and then went on.

(Mẹ tôi do dự một lúc rồi tiếp tục.)

  • Go on! Let’s run ahead.

(Tiếp tục đi. Hãy chạy về phía trước )

  • I stopped playing the game and went on it after 2 years.

(Tôi đã ngừng chơi trò chơi và tiếp tục nó sau 2 năm)

  • Sorry for my own problem. Can I keep talking about the problem? – Go on.

(Xin lỗi vì vấn đề của riêng tôi. Tôi có thể tiếp tục nói về vấn đề được không? – Nói tiếp đi.)

Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Như vậy, Step Up đã chia sẻ với bạn cách dùng Go ahead trong tiếng Anh cũng như cách phân biệt về cách dùng với “go on”. Hy vọng bài viết giúp bạn bổ sung thêm chủ điểm ngữ pháp hữu ích cho mình.

Ngoài ra, các bạn có thể học thêm ngữ pháp tiếng Anh khác thông qua Hack Não Ngữ Pháp – cuốn sách tổng hợp tất cả ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho người mới bắt đầu.

Step Up chúc bạn sớm chinh phục được Anh ngữ!

 

 

 

Nắm chắc cấu trúc based on trong 5 phút

Nắm chắc cấu trúc based on trong 5 phút

Người xưa có câu “Nói có sách, mách có chứng” ngụ ý khi kết luận bất cứ điều gì cũng cần phải có căn cứ. Trong tiếng Anh có một cấu trúc để diễn tả căn cứ của một sự vật, sự việc. Đó là cấu trúc based on. Cùng Step Up tìm hiểu về cấu trúc thú vị này nhé!

1. Be based on là gì? 

Be based on có thể hiểu theo nghĩa đơn giản đó là được dựa vào, được căn cứ vào.

Ví dụ: 

  • All conclusions are based on research.
    (Tất cả các kết luận đều dựa vào nghiên cứu.)
  • The film is based on a true story.
    (Bộ phim được dựa trên một câu chuyện có thật.)
  • This rating is based on each person’s positive attitude.
    (Đánh giá lần này dựa trên thái độ tích cực của mỗi người.)
  • I base on your facial expressions and eyes to make inferences.
    (Tôi căn cứ vào nét mặt và ánh mắt của bạn để suy luận.)
  • He based his experience on judgement.
    (Anh ấy dựa trên kinh nghiệm của mình để phán đoán.)
 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Cách dùng based on trong tiếng Anh

Based on thường được dùng khá phổ biến trong câu bị động hoặc trong thì quá khứ đơn hay thì quá khứ hoàn thành. Tuy nhiên chúng cũng được dùng trong các câu chủ động. Cùng tìm hiểu cấu trúc based on trong các dạng câu này nào.

Cách dùng cấu trúc based on

Cấu trúc based on trong câu chủ động

SB + base on + sth

Ai đó căn cứ vào điều gì

Ví dụ: 

  • The police base on evidence to investigate.
    (Cảnh sát căn cứ vào chứng cứ để điều tra.)
  • He became rich based on his own abilities.
    (Anh ta trở nên giàu có dựa vào năng lực của chính mình.)
  • I find my way home based on my memory.
    (Tôi tìm đường về nhà dựa vào trí nhớ của mình.
  • She makes a decision entirely based on feelings.
    (Cô ấy đưa ra quyết định hoàn toàn dựa vào cảm tính.)
  • We base on solidarity to win
    (Chúng tôi dựa vào sự đoàn kết để chiến thắng.

Cấu trúc based trong câu bị động

Sth + be based on + sth

Cái gì được căn cứ/ dựa vào /bởi điều gì.

Ví dụ : 

  • The results are based on objective judgment.
    (Kết quả dựa trên nhận định khách quan.)
  • Rules are based on fairness.
    (Các quy tắc dựa trên sự công bằng.)
  • My idea is based on a picture of my sister.
    (Ý tưởng của tôi dựa trên bức tranh của chị gái mình.)
  • Rules of the game are based on competition.
    (Quy tắc của trò chơi được dựa trên sự cạnh tranh.)
  • Construction progress must be based on weather.
    (Tiến độ thi công phải dựa vào thời tiết.)
 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

3. Phân biệt cấu trúc based on và basing on

Trong tiếng Anh một từ thì có thể có khá nhiều dạng khi được chia theo thì. Khi thì thêm “ed”, khi thì thêm”ing”. Tuy nhiên với cấu trúc based on mang nghĩa là dựa vào/căn cứ vào , base chỉ tồn tại hai dạng đó là base và based .Không tồn tại dạng basing on với lớp nghĩa này.

Phân biệt cấu trúc based on

Có một cụm từ rất thú vị đó là : Based on the fact that 

Cụm từ này có nghĩa là: dựa trên thực tế. Cùng tìm hiểu những ví dụ dưới đây để hiểu sâu hơn về cụ từ này nhé.

Ví dụ: 

  • Based on the fact that she is blind so we give her many rights.
    (Dựa trên thực tế là cô ấy bị mù nên chúng tôi cho cô ấy nhiều quyền lợi.)
  • Based on the fact that flood waters are rising, people need to have solutions promptly..
    (Dựa trên thực tế là nước lũ đang lên, người dân cần có hướng giải quyết kịp thời.)

  • Based on the fact, we have made a decision.
    (Dựa trên thực tế chúng tôi đã đưa ra quyết định này.)
  • This method is based on the fact that the earth has gravity.
    (Phương pháp này dựa trên thực tế là trái đất có trọng lực.)
  • The confidence is based on the fact that I have prepared the content that I will cover.
    (Sự tự tin dựa trên thực tế là tôi đã chuẩn bị nội dung tôi sẽ trình bày.)
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã tổng hợp những cấu trúc based on thường gặp nhất trong tiếng Anh. Cấu trúc này ngoài việc được sử dụng trong giao tiếp thì còn thường xuyên xuất hiện trong các bài thi tiếng Anh. Để có thể nhớ được những cấu trúc ngữ pháp các bạn cần kết hợp giữa việc học lý thuyết và thực hành để đạt kết quả tốt nhất.
Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

 

Cấu trúc deny: Phân biệt deny và refuse 

Cấu trúc deny: Phân biệt deny và refuse 

Trong cuộc sống, không tránh khỏi việc các thông tin sai lệch hay các cáo buộc vô căn cứ. Khi dố chúng ta cần lên tiếng và phủ nhận những điều đó. Trong tiếng Anh có một cấu trúc vô cùng hay về phủ nhận một việc, một cáo buộc hay một hành động. Đó là cấu trúc nào? Cùng Step Up tìm hiểu ngay về cấu trúc deny trong tiếng Anh nhé!

1. Cấu trúc deny và cách dùng

Deny trong tiếng Anh nghĩa là phủ nhận, từ chối. Thông tường người ta sẽ sử dụng cấu trúc deny trong việc phủ nhận một cáo buộc hay một thông báo, thông tin nào đó.

Ví dụ:

  • He denied his adultery.
    (Anh ta đã phủ nhận việc anh ta ngoại tình.)
  • She denied a relationship with us.
    (Cô ấy phủ nhận việc có quan mối quan hệ với chúng tôi.)
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Phân biệt cấu trúc deny và refuse

Cả hai cấu trúc này đều được dùng ở câu phủ định trong tiếng Anh nhưng không cần sử dụng các từ phủ định. Vì bản chất hai từ deny và refuse đã có nghĩa phủ định rồi.

Phân biệt cấu trúc deny và refuse

2.1. Cấu trúc deny

Deny có ba cấu trúc thường gặp. Đó là những cấu trúc nào thì cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Cấu trúc deny + something

Cấu trúc deny + something được sử dụng để nói về việc ai đó phủ nhận một điều gì đó.

Ví dụ: 

  • She denied the police’s accusations.
    (Cô ta phủ nhận lời buộc tội của cảnh sát.)
  • She denied everyone’s efforts.
    (Cô ấy phủ nhận nỗ lực của mọi người.)

Cấu trúc deny + V-ing

Theo sau deny có thể là một danh động từ hoặc một cụm danh động từ trong tiếng Anh.

Ví dụ:

  • He denied meeting the suspect.
    (Anh ta phủ nhận việc gặp mặt nghi phạm.)
  • She denies playing with the kids at noon.
    (Cô ấy phủ nhận việc chơi với lũ trẻ vào buổi trưa.)

Cấu trúc deny + that clause

Ngoài việc đứng trước một cụm từ thì deny còn có thể đứng trước một mệnh đề ( có thể có that hoặc không).

Ví dụ:

  • They denied that They had hidden something from us
    (Họ đã phủ nhận việc họ đã giấu chúng tôi thứ gì đó.)
  • She denied that she eats a lot of candies.
    (Cô ấy phủ nhận rằng cô ấy đã ăn rất nhiều kẹo.)

2.2. Cấu trúc refuse

CŨng mang nghĩa phủ định nhưng cấu trúc refuse có những điểm khác biệt với deny từ ý nghĩa cho đến cấu trúc.

Cấu trúc refuse trong tiếng Anh

Refuse được dùng với nghĩa là từ chối, khước từ mội yêu cầu, đề nghị hay một lời mời.

Cấu trúc refuse + something

Cấu trúc refuse trong phần này khá giống với deny. Nhưng nó không ang nghĩa là phủ nhận mà có nghĩa là từ chối.

Ví dụ: 

  • She declined his invitation.
    (Cô ấy từ chối lời mời của anh ta.)
  • The director refused my new project.
    (Giám đốc đã từ chối dự án mới của tôi.)

 

Cấu trúc refuse + to V

Khá với cấu trúc deny ở trên. Theo sau refuse là một động từ nguyên mẫu có to tạo thành một cụm động từ nguyên mẫu trong tiếng Anh.

Ví dụ:

  • She refused to join the party.
    (Cô ấy từ chối tham gia bữa tiệc.)
  • He refused to help me in the discussion.
    (Anh ta từ chối giúp tôi trong cuộc thảo luận.)

Lưu ý: Deny có thể đứng trước một mệnh đề còn refuse thì không.

 
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

3. Bài tập viết lại câu với deny

Dưới đây là một bài tập nho nhỏ để các bạn cùng ôn luyện kiến thức về cấu trúc deny nhé.

Bài tập cấu trúc deny

Dịch những câu sau sang tiếng anh , sử dụng cấu trúc deny hoặc cấu trúc refuse.

  1. Gia đình tôi từ chối gặp phóng viên.
  2. Anh ấy từ chối việc chia sẻ về sự cố.
  3. Họ phủ nhận việc gian lận trong thi cử.
  4. Anh ta phủ nhận năng lực của tôi.
  5. Thật khó để phủ nhận việc tôi thích anh ấy.
  6. Tôi muốn từ chối tham tham gia bữa tiệc.
  7. Anh ta cố gắng phủ nhận lỗi lầm của mình.
  8. Cô ấy từ chối tất cả vì cô ấy đã có người yêu.
  9. Tôi từ chi ăn cùng bạn.
  10. Cô ta không từ chối bất kỳ anh chàng nào tới làm quen.

Đáp án

  1. My family refused to meet reporters.
  2. He declined to share about the incident.
  3. They deny cheating on exams.
  4. He denied my ability.
  5. It’s hard to deny that I like him.
  6. I want to refuse to join the party.
  7. He tried to deny his mistake.
  8. She refused everything because she had a lover.
  9. I deny eating with you.
  10. She did not refuse any guy to get acquainted.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã tổng hợp những kiến thức tổng quát về cấu trúc deny trong tiếng Anh. Đồng thời phân biệt deny và refuse thông qua các ví dụ minh họa. Cùng chăm chỉ luyện tập để tiếng Anh của bạn tiếng bộ mỗi ngày nhé.

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!

 

Tổng hợp cấu trúc viết lại câu phổ biến trong tiếng Anh

Tổng hợp cấu trúc viết lại câu phổ biến trong tiếng Anh

Bài tập viết lại câu có lẽ đã quá quen thuộc với người học tiếng Anh. Chúng xuất hiện rất nhiều trong các bài tập, các bài thi, bài kiểm tra năng lực tiếng Anh. Nắm vững chủ điểm ngữ pháp về viết lại câu, bạn có thể chủ động làm bài linh hoạt hơn. Trong bài viết hôm nay, Step Up sẽ tổng hợp tất cả các cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh giúp bạn dễ dàng ghi điểm nhé!

1. Khi nào thì sử dụng cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh?

Ngoài việc đáp ứng yêu cầu viết lại câu của đề bài thì chúng ta còn sử dụng các cấu trúc viết lại câu trong những trường hợp dưới đây:

Cấu trúc viết lại câu

2. Các cấu trúc viết lại câu thường gặp

Bài tập viết lại câu thường nằm trong phần tự luận của bài. Nếu như không muốn để mất điểm đáng tiếc thì đừng bỏ qua những cấu trúc viết lại câu thông dụng ngay dưới đây nhé:

Cấu trúc câu so sánh

Câu so sánh trong tiếng Anh có các dạng viết lại như sau:

Chuyển đổi từ câu so sánh hơn sang so sánh nhất và ngược lại

Ví dụ: 

To me, my mom is the most wonderful woman. (Với tôi, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất.)

⇔ To me no other woman can be more wonderful than my mom. (Với tôi, không có người phụ nữ nào có thể tuyệt vời hơn mẹ tôi.)

Chuyển đổi từ câu so sánh bằng sang so sánh hơn và ngược lại

Ví dụ: 

I’m not as tall as Mike. (Tôi không cao bằng Mike.)

↔ Mike is taller than me. (Mike cao hơn tôi.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Cấu trúc câu đề nghị

Cấu trúc viết lại câu của câu đề nghị:

Let’s + V

⇔ Shall we + V

⇔ How/What about + V-ing ⇔ Why don’t we + V

⇔ In my opinion

⇔S + suggest + that + S + mệnh đề hiện tại 

Ví dụ:

Let’s have dinner together!  (Hãy ăn tối cùng nhau!)

Shall we have dinner together? (Chúng ta sẽ ăn tối cùng nhau chứ?)

How about having dinner together? (Ăn tối cùng nhau thì sao?)

What about having dinner together? ( Ăn tối cùng nhau thì sao?)

⇔ In my opinion, have dinner together. (Theo tôi, hãy ăn tối cùng nhau.)

⇔ I suggest that we have dinner together. (Tôi đề nghị chúng ta nên ăn tối cùng nhau.)

Cấu trúc câu ước

Cấu trúc viết lại câu với câu ước có 3 dạng:

Cấu trúc viết lại câu

Ở thì tương lai: 

S + wish + someone + would/could + V (nguyên mẫu)

⇔ If only + S + would/could + V (nguyên mẫu)

Ví dụ: 

I wish I would be a doctor in the future. (Tôi ước mình sẽ là một bác sĩ trong tương lai.)

If only I would be a doctor in the future. (Giá như tôi là bác sĩ trong tương lai)

Ở thì hiện tại:

S + wish(es) + S + Ved (thì quá khứ đơn)

⇔ If only + S+ Ved (thì quá khứ đơn)

Ví dụ: 

I wish I could have a car. (Tôi ước tôi có thể có một chiếc xe hơi.)

If only I had a car. (Giá như tôi có một chiếc ô tô.)

Ở thì quá khứ:

S + wish(es) + S + had + V (P2)

S + wish(es) + S + could have +  V (P2)

⇔ If only + S + V (P2)

Ví dụ: 

I wish I had passed my driving exam. (Tôi ước tôi đã vượt qua kỳ thi lái xe của tôi.)

⇔ I wish I could have passed my driving exam. (Tôi ước tôi có thể đã vượt qua kỳ thi lái xe của tôi.)

If only I passed my driving exam. (Giá như tôi đã vượt qua kỳ thi lái xe của mình.)

Cấu trúc câu tường thuật dạng bị động

Câu chủ động

Câu bị động

People say + S + V + …

It be said that + S + V

S + be said to + V hoặc to have V3/-ed

Ví dụ: 

People say he is a very intelligent person. (Mọi người nói anh ấy là một người rất thông minh.)

It is said that he is a very intelligent person. (Người ta nói rằng anh ấy là một người rất thông minh.)

⇔ He is said to be a very intelligent person. (Anh ấy được cho là một người rất thông minh.)

⇔ He is said to have been a very intelligent person. (Anh ấy được cho là một người rất thông minh.)

Biến đổi câu điều kiện

Có 2 dạng cấu trúc viết lại của câu điều kiện:

Khi 2 mệnh đề được nối bằng “so”:

Clause 1 + so + Clause 2

⇔  If + Clause 1, Clause 2

Ví dụ: 

I woke up late so I was late for school. (Tôi thức dậy muộn vì vậy tôi đã đến trường muộn.)

If I had woken up early, I wouldn’t have been late for school. (Nếu tôi dậy sớm, tôi đã không đi học muộn.)

Khi 2 mệnh đề được nối bằng “because”:

Clause 1 + because + Clause 2

⇔  If + Clause 2, Clause 1

Ví dụ: 

I can’t buy that shirt because I don’t have enough money. (Tôi không thể mua chiếc áo đó vì tôi không có đủ tiền.)

If I had enough money, I could  buy that shirt. (Nếu tôi có đủ tiền, tôi có thể mua chiếc áo đó.)

Cấu trúc nguyên nhân, bởi vì

Cấu trúc viết lại câu cấu trúc nguyên nhân, kết quả trong tiếng Anh:

 Because, Since, As + S + V + …

⇔ Because of, As a result of, Due to + N/ V-ing

Cấu trúc viết lại câu

Ví dụ: 

Because it’s raining now, I can’t play soccer. (Vì trời mưa nên tôi không thể chơi bóng đá.)

 Because of the rain, I can’t play soccer. (Nếu tôi có đủ tiền, tôi có thể mua chiếc áo đó.)

Cấu trúc so… that, such …that, too…to

Cấu trúc viết lại câu với “so… that”, “such… that” và “too… to”(mang nghĩa là quá … đến nỗi mà) đi kèm với tính từ hay danh từ:

S + V + so + Adj + that…

⇔ It + be + such + N + that…

⇔ too + Adj (for sbd) + to V

Ví dụ: 

This song is so bad that I can’t listen anymore.(Bài này tệ đến mức tôi không thể nghe được nữa.)

⇔ It is such song that I can’t listen anymore. (Đó là bài hát mà tôi không thể nghe được nữa.)

⇔ This song is too for me bad to listen to anymore.(Bài hát này quá tệ đối với tôi để nghe nữa..)

Cấu trúc it takes time

Viết lại câu với cấu trúc “it takes time” mang nghĩa là dành/tốn bao nhiêu thời gian làm gì.

S + V + … + time

⇔ It takes/took + someone + time + to V

Ví dụ: 

I go from home to school in 25 minutes. (Tôi đi từ nhà đến trường trong 25 phút.)

It takes me 25 minutes to go from home to school. (Tôi mất 25 phút để đi từ nhà đến trường.)

Cấu trúc this is the first time

This is the first time + S + has/have + V3/-ed

⇔ S + has/have + never (not) + V3/-ed + before

Ví dụ: 

This is the first time meeting someone as kind as him (Đây là lần đầu tiên gặp một người tốt như anh ấy.)

I have never met someone as kind as him before. (Tôi chưa từng gặp ai tốt như anh ấy trước đây.)

Cấu trúc it’s time/ it’s high time/ it’s about time

S + should/ought to/had better + V …

⇔ It’s (high/about) time + S + V2/-ed …

Ví dụ: 

You’d better come back home. (Tốt hơn hết bạn nên trở về nhà.)

It’s time you came back home. (Đã đến lúc bạn trở về nhà)

It’s high time you came back home. (Đã đến lúc bạn làm bài tập về nhà.)

It’s about time you came back home. (Đã đến lúc bạn làm bài tập về nhà.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Cấu trúc too to … enough

Cấu trúc “too to” (mang nghĩa là không thể) dùng để thay thế cho cấu trúc enough:

S + V + too + Adj + to V

⇔ S + not + Adj (ngược lại) + enough + to V

Ví dụ: 

I am too fat to wear that shirt. (Tôi quá béo để mặc chiếc áo đó.)

⇔ I’m not thin enough to wear that shirt. (Tôi không đủ gầy để mặc chiếc áo đó.)

Cấu trúc sự trái ngược

Cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh có chứa những từ cụm từ chỉ sự trái ngược (mặc dù):

Though/Although/Even though + S + V + …

⇔ In spite of/Despite + N/ V-ing

Ví dụ: 

Although I was sick, I still went to work. (Dù ốm nhưng tôi vẫn đi làm.)

In spite of being sick, I still went to work. (Mặc dù bị bệnh, tôi vẫn đi làm.)

3. Một số cấu trúc viết lại câu khác

Bên cạnh những cấu trúc viết lại câu kể trên, trong tiếng Anh cũng còn một số cấu trúc khác đặc biệt. Hãy khám phá xem đó là gì nhé:

Cấu trúc it is necessary that

Need to V

⇔ It is (not) necessary (for sbd) + to V

Cấu trúc viết lại câu

Ví dụ: 

I need to go to the hospital now.

It is necessary for me to go to the hospital now. 

(Tôi cần phải đến bệnh viện ngay bây giờ.)

Các cấu trúc với more

Not…any more

⇔ S + no more + V

⇔ No longer + đảo ngữ

Ví dụ: 

We don’t talk anymore.

⇔ We no more talk. 

No longer do we talk anymore. 

(Chúng ta không nói chuyện nữa.)

Cấu trúc used to, accustomed to

S + be used to + N/V-ing

⇔ S + be accustomed to + N/V-ing

Ví dụ: 

I am used to having my mother around.

I am accustomed to having my mother around. 

(Tôi đã quen với việc có mẹ ở bên.)

Sử dụng to infinitive thay thế cho cấu trúc because

S + V + because + S + V

⇔ S + V + to V

Ví dụ: 

I work hard because I want to exceed KPIs. (Tôi làm việc chăm chỉ vì tôi muốn vượt qua KPI.)

⇔ I work hard to exceed KPIs. (Tôi làm việc chăm chỉ để vượt KPI.)

4. Bài tập cấu trúc viết lại câu có đáp án

Dưới đây là một số bài tập áp dụng cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh giúp bạn ôn luyện lại lượng kiến thức “khổng lồ” đã học phía trên nhé:

Cấu trúc viết lại câu

Bài tập: Viết lại những câu dưới đây sao cho nghĩa không đổi:

  1. My mother used to play volleyball when she was young.

=> My mother doesn’t……………………………………. ………………………………………….. .. ,

  1. “Let’s go fishing”.

=> She suggests…………………………………… ………………………………………….. …….

  1. Mike gave me a dress on my birthday.

=> I was……………………………………….. ………………………………………….. …………….

  1. “Would you like orange juice?”

=> He………………………………………… ………………………………………….. …………….

5. I last saw Jenny when I was in Ha Noi City.

=> I haven’t seen………………………………………. ………………………………………….. ..

  1. I got lost  because I didn’t have a map.

=> If I had……………………………………….. ………………………………………….. …….

  1. It is a four-hour drive from Nam Dinh to Ha Noi.

=> It takes……………………………………… ………………………………………….. …………

  1. I think the owner of the car is abroad.

=> The owner……………………………………… ………………………………………….. ……

  1. It’s a pity him didn’t tell me about this.

=> I wish………………………………………. ………………………………………….. ………….

  1. You couldn’t go swimming because of the rain heavily.

=> The rain was too……………………………………….. …………………………………………..

Đáp án:

  1. My mother doesn’t play volleyball anymore.
  2. She suggests going fishing.
  3. I was given a dress on my birthday.
  4. He invited me for orange juice.
  5. I haven’t seen Jenny since I was in Ha Noi City.
  6. If I had had a map, I wouldn’t have gotten lost.
  7. It takes four hours to drive from Nam Dinh to Ha Noi.
  8. The owner of the car is thought to be abroad.
  9. I wish he had told me about it.
  10. The rain was too heavy for you to go swimming.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây, Step Up đã tổng hợp toàn bộ những cấu trúc viết lại câu trong tiếng Anh. Bạn hãy ôn tập thường xuyên để “nắm trọn” điểm số của phần bài tập viết lại câu nhé. Step Up chúc bạn học tập tốt!

 

Học ngay cấu trúc keen on trong tiếng Anh

Học ngay cấu trúc keen on trong tiếng Anh

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường có niềm yêu thích với nhiều thứ. Điều đó giúp cho chúng ta sống vui vẻ và yêu đời hơn. Để thể hiện tình cảm, sự yêu thích của bản thân bằng tiếng Anh, người ta có khá nhiều cách nói. Trong bài này Step Up giới thiệu đến bạn cấu trúc keen on trong tiếng Anh để thể hiện sở thích.

1. Keen on là gì?

Keen là một tính từ trong tiếng Anh có nghĩa là rất quan tâm, háo hức hoặc muốn làm điều gì đó rất là nhiều.

Ví dụ:

  • She’s a keen tennis player.
    (Cô ấy là một vận động viên tennis giỏi.)
  • Lanna wanted to go to the cinema, but I wasn’t keen.
    (Lana muốn đi xem phim nhưng tôi thì không thích.)

Keen on có nghĩa là thích, quan tâm đến  cái gì, làm gì,…

Ví dụ:

  • Some of the members were quite keen on soccer.
    (Một số thành viên khá thích bóng đá.)
  • I am quite keen on your idea.
    (Tôi khá hứng thú với ý tưởng của bạn.)
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Cấu trúc keen on và cách sử dụng

Cấu trúc keen on khá đơn giản nên nó là một trong những cấu trúc thông dụng nhất trong tiếng Anh  khi người nói muốn thể hiện thái độ của bản thân về một vấn đề nào đó.

Cấu trúc keen on và cách dùng

Cấu trúc keen on

Keen on + danh từ/ danh động từ

Cách dùng cấu trúc keen on

Sử dụng cấu trúc keen on để thể hiện sở thích

Ví dụ:

  • She is really keen on listening to others.
    (Họ thực sự thích lắng nghe người khác.)
  • She is keen on exercising to have a good body.
    (Cô ấy rất muốn tập thể dục để có một thân hình đẹp.)

Sử dụng cấu trúc keen on để thể hiện sự quan tâm.

Ví dụ:

  • My family is really keen on health issues.
    (Gia đình tôi rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe.)
  • My father is keen on sports programs.
    (Bố tôi quan tâm đến các chương trình thể thao.)

3. Phân biệt cấu trúc keen on và be fond of

Cấu trúc keen on và be fond of trong tiếng Anh không có quá nhiều điểm khác biệt. Hầu hết các trường hợp chúng có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên nếu phân tích sâu về mặt nghĩa thì chúng lại có một sự khác biệt nho nhỏ.

Phân biệt cấu trúc keen on và cấu trúc be fond of

Cấu trúc keen on khi nói về sở thích thường người nói không chỉ thích mà còn am hiểu và giỏi về nó

Cấu trúc be fond of thì đơn giản thích vì thích thôi chứ chưa chắc đã giỏi hay là đã am hiểu về cái người đó thích.

Ví dụ: 

  •  I am keen on studying music, I want to be a singer.
    (Tôi thích học nhạc, tôi muốn trở thành ca sĩ.)
  • I am fond of watching football.
    (Tôi thích xem bóng đá)

Ỏ hai ví dụ trên, Tôi thích học nhạc vì tôi muốn trở thành ca sĩ. Điều đó đòi hỏi tôi không chỉ thích đơn thuần mà tôi còn phải giỏi nó. 

Tuy nhiên ở ví dụ thứ hai các bạn có thể thấy, tôi thích xem bóng đá nhưng không có nghĩa là tôi phải biết đá hay là tôi phải đá bóng giỏi đúng không nào.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

4. Bài tập cấu trúc keen on

Sử dụng cấu trúc keen on để đặt câu với nghĩa có sẵn như sau:

  1. Tôi muốn học chơi đàn piano
  2. Tôi thích học tiếng Anh.
  3. Anh ấy rất thích võ thuật.
  4. Cô ấy thích xem hoạt hình lúc rảnh.
  5. Tôi thích phong cách của bức tranh.
  6. Tôi không quá quan tâm đến vấn đề đó.
  7. Anh không quá quan tâm đến cô ấy.

Đáp án

  1. I’m keen on learning how to play the piano.
  2. I’m keen on studying English.
  3. He ‘s keen on  martial arts.
  4. she ‘s keen on watching cartoons in her spare time.
  5. I am keen on the  style of pictures.
  6. I’m not too keen on that problem.
  7. He wasn’t too keen on her 
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã tổng hợp kiến thức về cấu trúc keen on. Qua bài viết này các bạn có thể tự tin sử dụng cấu trúc này trong giao tiếp cũng như là thi cử rồi nhé. Đừng quên làm phần bài tập nho nhỏ phía cuối bài để kiến thức được tổng hợp nhé. Tiếng Anh sẽ trở nên thân thuộc và dễ dàng hơn khi chúng ta luyện tập nó mỗi ngày.

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!

 

 
Bàng thái cách trong tiếng Anh và những điều cần biết

Bàng thái cách trong tiếng Anh và những điều cần biết

Nhắc đến bàng thái cách, chắc hẳn nhiều người học tiếng Anh sẽ cảm thấy xa lạ. Thực chất, đây là chủ điểm ngữ pháp khá phổ biến, được sử dụng rất nhiều nhưng chúng ta không để ý đến tên gọi chính xác của nó. Trong bài viết hôm nay, Step Up sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả thắc mắc về bàng thái cách trong tiếng Anh nhé!

1. Định nghĩa bàng thái cách trong tiếng Anh

Bàng thái cách (hay Subjunctive), là một thể đặc biệt trong ngữ pháp tiếng Anh, thường được sử dụng để nhấn mạnh tầm quan trọng hay sự khẩn cấp phải làm một việc gì đó. Vì vậy mà bàng thái cách thường được sử dụng để đưa ra lời khuyên.

Ví dụ:

  • The teacher suggested that students come to school on time.

(Cô giáo đề nghị học sinh đến trường đúng giờ.)

  • It is a bad idea that he’s going to throw pigments at the kids.

(Việc anh ấy ném bột màu vào bọn trẻ là một ý tưởng tồi.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

2. Chức năng của bàng thái cách 

Trong ngữ pháp tiếng Anh, chỉ sử dụng bàng thái cách phía sau một số tính từ hay động từ đặc biệt. Trong đó, động từ ở mệnh đề phía sau sẽ chuyển về dạng nguyên mẫu đối với tất cả các ngôi của chủ ngữ.

Bàng thái cách

Ví dụ:

  • It is essential that I get work done by 6 pm.

(Điều cần thiết là tôi phải hoàn thành công việc trước 6 giờ tối)

  • My mother requested us come back home before 10 pm.

(Mẹ tôi yêu cầu chúng tôi trở về nhà trước 10 giờ tối.)

Cùng Step Up tìm hiểu xem có những động từ hay tính từ nào dùng ở thể bàng thái cách nhé:

Những động từ thường dùng ở bàng thái cách

  • To ask (that): Để hỏi 
  • To advise (that): Cho lời khuyên
  • To command (that): Ra lệnh
  • To desire (that): Ước muốn
  • To demand (that): Để yêu cầu
  • To insist (that): Nhấn mạnh
  • To recommend (that): Giới thiệu
  • To propose (that): Cầu hôn
  • To request (that): Yêu cầu
  • To urge (that): Đôn đốc
  • To suggest (that): Đề xuất

Những tính từ thường dùng ở bàng thái cách

  • It is best (that): Nó là tốt nhất
  • It is crucial (that): Nó là quan trọng
  • It is desirable (that): Đó là mong muốn
  • It is essential (that): Nó là điều cần thiết
  • It is imperative (that): Nó là bắt buộc
  • It is important (that): Nó quan trọng
  • It is necessary (that): Nó là cần thiết
  • It is recommended (that): Nó được khuyến khích
  • It is urgent (that): Đây là chuyện khẩn cấp
  • It is vital (that): Nó là quan trọng
  • It is a good idea (that): Ý kiến ​​đó hay đấy
  • It is a bad idea (that): nó là một ý kiến ​​không hay

3. Thể bàng thái cách ở thì hiện tại

Trong tiếng Anh, có 2 thể của bàng thái cách, đó là:

  • Thể bàng thái cách ở thì hiện tại
  • Thể bàng thái cách ở thì quá khứ

Bàng thái cách

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về Thể bàng thái cách ở thì hiện tại nhé

Đối với thể bàng thái cách ở thì hiện tại, những động từ sử dụng trong câu luôn luôn là động từ nguyên mẫu không có “to” đối với tất cả các ngôi:

 

Chủ ngữ

Động từ to be

Động từ thường

I

be

come

We

be

come

You

be

come

They

be

come

He, she, it

be

come

Ví dụ:

  • It is necessary that she work more responsibly.

(Điều cần thiết là cô ấy phải làm việc có trách nhiệm hơn.)

  • My boss demands us work more than 8 hours a day.

(Sếp của tôi yêu cầu chúng tôi làm việc hơn 8 giờ một ngày.)

4. Thể bàng thái cách ở thì quá khứ

Đối với thể bàng thái quá khứ (past subjunctive) chỉ xảy ra với động từ to be. To be “were” được sử dụng cho tất cả các trường hợp

Chủ ngữ

Động từ to be

I

were

We

were

You

were

They

were

He, she, it

were

Bàng thái cách

Ví dụ:

  • If I were you, I would study even harder.

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ học chăm chỉ hơn nữa.)

  • It is urgent that many houses were submerged in sea water by flooding.

(Đây là chuyện khẩn cấp rằng mưa lũ khiến nhiều ngôi nhà chìm trong biển nước.)

5. Một số lưu ý khi sử dụng bàng thái cách trong câu

Chỉ sử dụng bàng thái cách trong những trường hợp khẩn cấp hay nhấn mạnh tầm quan trọng. Do đó, cần chú ý nghĩa của động từ để sử dụng cho đúng.

Ví dụ:

  • My mom insisted that I come back.

Động từ insisted = yêu cầu => Mẹ tôi yêu cầu tôi quay lại.

  • My mother insisted that this was true.

Động từ insisted = khẳng định => Mẹ tôi khẳng định rằng điều này là đúng.

Bàng thái cách

Do cách dùng bàng thái cách khá trang trọng nên trong văn cảnh bình thường, chúng thường được sử dụng kèm với “should” sau 3 động từ “recommend“, “suggest” và “insist.”

Ví dụ:

  • Doctor suggested that I should eat enough meals for the day.

(Bác sĩ đề nghị tôi nên ăn đủ bữa trong ngày.)

  • My sister recommended that I should use lotion in winter.

(Em gái tôi khuyên rằng tôi nên sử dụng kem dưỡng da vào mùa đông.)

Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về bàng thái cách trong tiếng Anh bao gồm định nghĩa, chức năng, các thể của bàng thái cách và cả lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức ngữ pháp bổ ích. Thường xuyên theo dõi Step Up để cập nhật những kiến thức ngữ pháp mới nhất nhé! Chúc các bạn học tập tốt!

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Cấu trúc Pay attention to và cách dùng trong tiếng Anh

Cấu trúc Pay attention to và cách dùng trong tiếng Anh

Trong giờ học đang ngơ ngơ ngác ngác thì cô giáo nói to: “Pay attention to me, please!!!”. Lúc này nhớ là phải ngồi ngay ngắn nghiêm chỉnh lại ngay, vì cô giáo đã nhắc “Tập trung!!!” rồi đó. Còn nhiều trường hợp khác nữa mà chúng ta cũng cần tập trung hoặc nhắc người khác tập trung, lúc này hãy nhớ đến cấu trúc Pay attention to để kịp thời nhắc nhở bạn bè nhé. Bài viết sau đây của Step Up sẽ giúp các bạn hiểu và nhớ cấu trúc này dễ dàng hơn. 

1. Pay attention to là gì?

Cụm từ Pay attention to được hiểu là “dành sự chú ý đến”, chỉ hành động tập trung vào một vấn đề hay sự việc vào đó. 

Cấu trúc pay attention to

Ví dụ:

  • Now is rush hour with a lot of traffic, pay attention to driving.

(Bây giờ đang là giờ cao điểm với rất nhiều phương tiện qua lại, hãy chú ý khi lái xe.)

  • Pay attention to the cat. It looks so cute!

(Chú ý đến con mèo. Nó trông rất dễ thương!)

  • Don’t forget to pay attention to suspicious activities out there.

(Đừng quên chú ý đến các hoạt động đáng ngờ ngoài đó.)

  • My aunt had me pay attention to her son who is sleeping in the room.

(Dì của tôi đã bảo tôi để ý đến con trai bà đang ngủ trong phòng.)

  • Please pay attention to the lecture!

(Mời các bạn chú ý theo dõi bài giảng!)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

2. Cấu trúc Pay attention to và cách dùng

Về mặt ngữ pháp tiếng Anh, Cấu trúc Pay attention to chỉ có duy nhất 1, đó là:

Pay attention to something/somebody

Cấu trúc pay attention to

Cấu trúc Pay attention to sử dụng để thu hút dự chú ý của người nghe. Người nói mẫu câu này với ngụ ý rằng đây là phần quan trọng, là phần chính để người nghe có thể chuẩn bị tập trung nghe. 

Ví dụ:

  • Pay attention to the teacher’s reminder if you don’t want to be punished.

(Chú ý nghe lời nhắc nhở của cô giáo nếu không muốn bị phạt.)

  • Pay attention to the signs when in traffic.

(Chú ý các biển báo khi tham gia giao thông.)

  • I paid attention to the blonde at the party last night.

(Tôi chú ý đến cô gái tóc vàng trong bữa tiệc đêm qua.)

  • The lawyer reminds me to pay attention to the terms of the contract.

(Luật sư nhắc tôi lưu ý các điều khoản trong hợp đồng.)

  • Mom asked me to pay attention to the soup was cooking

(Mẹ yêu cầu tôi chú ý đến món súp đang nấu.)

Ta có “attention” mang nghĩa là chú ý, tập trung. Khi đi cùng với “close” tạo thành một cụm “close attention” mang nghĩa là chú ý kỹ, để ý kĩ.

Ví dụ:

  • You should pay close attention to the requirements before doing the test.

(Các bạn lưu ý kỹ yêu cầu trước khi làm bài.)

  • Pay close attention to spelling mistakes in the report.

(Chú ý kỹ đến các lỗi chính tả trong báo cáo)

  • Please pay close attention to what I am about to say.

(Xin hãy chú ý đến những gì tôi sắp nói.)

  • If you pay close attention to the picture, you will see a woman in the distance.

(Nếu để ý kỹ bức tranh, bạn sẽ thấy đằng xa có một người phụ nữ.)

  • Pay close attention to the chef’s actions to learn how to cook this dish.

(Hãy chú ý theo dõi các thao tác của đầu bếp để học cách nấu món ăn này.)

3. Cấu trúc tương đồng với Pay attention to

Khi muốn nói ai đó chú ý đến ai đó hay cái gì, ngoài cấu trúc Pay attention to, ta có thể sử dụng với cấu trúc notice:

Take notice of something/somebody

=

Pay attention to something/somebody

Cấu trúc pay attention to

Ví dụ:

  • Taking notice of customer behavior will help improve service quality.

=  Pay attention to customer behavior will help improve service quality.

(Để ý hành vi của khách hàng sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ.)

  • I take notice of the child appearing to have autism.

= I  Pay attention to the child appearing to have autism.

(Tôi nhận thấy đứa trẻ có biểu hiện mắc chứng tự kỷ.)

  • I take notice of him slowly changing.

=  I  Pay attention to him slowly changing.

(Tôi nhận thấy anh ấy đang dần thay đổi)

  • Please take notice of the course of the disease Covid-19.

= Please  Pay attention to the course of the disease Covid-19.

(Vui lòng lưu ý về diễn biến của bệnh Covid-19.)

  • Take notice of the directions for use when taking the medicine.

=  Pay attention to the directions for use when taking the medicine.

(Chú ý hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc.)

Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Như vậy, bài viết trên đây Step Up đã tổng hợp toàn bộ kiến thức về cấu trúc Pay attention to và cách dùng trong tiếng Anh. Cấu trúc này chỉ có một cách sử dụng nên cũng khá đơn giản phải không các bạn? Step Up chúc các bạn học tập tốt và sớm nâng cao trình độ tiếng Anh của mình!

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Cấu trúc notice trong tiếng anh. Chú ý đến ai

Cấu trúc notice trong tiếng anh. Chú ý đến ai

I noticed the woman enter the hospital.
I noticed the woman entering the hospital. 
Cấu trúc notice là cấu trúc thông dụng và khá thú vị. Trong hai ví dụ trên các bạn có nhận ra chúng khác nhau ở điểm nào không? Cùng Step Up tìm hiểu về cấu trúc notice để giải đáp ngay nhé.

Cấu trúc notice và cách dùng trong tiếng Anh

Thông thường cấu trúc notice thường được dùng trong hoàn cảnh người nói muốn cảnh báo một việc gì đó, hay đề cập đến một việc mà người nói thấy khả nghi.

Khái niệm

Cấu trúc notice được dùng khá phổ biến trong tiếng Anh giao tiếp và cả thi cứ. Cấu trúc này có nghĩa để ý, nhận thấy đến ai/ cái gì làm việc gì đó.

Ví dụ: 

  • She didn’t notice him.
    (Cô ấy không chú ý đến anh ấy.)
  • She doesn’t notice her father.
    (Cô ấy không để ý đến cha mình.
  • I do not notice any suspicious points.
    (Tôi không nhận thấy điểm khả nghi nào.
 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

Xem thâm: Cấu trúc warn trong tiếng Anh

Cấu trúc notice trong tiếng Anh

Một số cấu trúc notice thông dụng.

Cấu trúc notice

Notice + sb

Chú ý đến ai đó

Ví dụ : 

  • He noticed the receptionist.
    (Anh ta chú ý đến cô lễ tân.)
  • She noticed the waiter.
    (Cô ta để ý người phục vụ.)
  • The teacher noticed him.
    (Giáo viên để ý đến cậu ta.)

Notice + somebody/ something do something

Cấu trúc này có nghĩa là chú ý đến ai/ cái gì  làm việc gì. Cấu trúc này nhằm nhấn mạnh vào người được nhắc đến

Ví dụ: 

  • He has noticed her from the beginning of the party until now.
    (Anh ấy đã để ý cô ta từ đầu bữa tiệc đến giờ.
  • I noticed the woman enter the hospital.
    (Tôi để ý người phụ nữ bước vào bệnh viện.)
  • She noticed the car park on the side of the road.
    (Cô ấy để ý chiếc xe đậu bên đường.)

Notice + somebody/something doing something

Cấu trúc này có nghĩa là chú ý đến ai đó/ cái gì làm việc gì đó. Nhưng khác với cấu trúc ở trên, cấu trúc này nhằm nhấn mạnh vào cách thức làm việc của người, vật đó.

Ví dụ: 

  • I noticed the woman entering the hospital.
    (Tôi để ý người phụ nữ bước vào bệnh viện.)
    Ở câu này thành phần dược nhấn mạnh ở đây không phải là người phụ nữ mà là cách cô ta bước vào bệnh viện.
  • I noticed the car was parking by the side of the road.
    (Tôi để ý thấy chiếc xe đang đậu bên đường.)
    Ở đây người nói muốn nhắc đến việc đậu bên đường của chiếc xe kia rất khả nghi và anh ta đang chú ý đến điều đó.
  • He noticed the waiter looking at the girl.
    (Anh ta nhận thấy người phục vụ nhìn cô gái.)

Lưu ý : Dùng động từ nguyên thể không”to” khi muốn diễn tả toàn bộ hành động, V-ing khi nói đến một phần hành động.)

 

Xem thêm: Cấu trúc Avoid trong tiếng Anh.

Cấu trúc tương đương với notice

Dưới đây là một số cấu trúc tương đương với cấu trúc notice trong một vài trường hợp mà các bạn nên biết.

Cấu trúc tương đương với cấu trúc notice

Cấu trúc detect

Detect + N

Phát hiện ra điều gì.

Ví dụ: 

  • The inquisitors at once began to detect errors.
    (Các thẩm tra viên ngay lập tức phát hiện ra lỗi.)
  • He detects that the coke bottle has poison.
    (Anh ấy phát hiện ra chai cô ca có chứa chất độc.)
  • I did not detect anything.
    (Tôi không phát hiện ra bất cứ điều gì.)

Cấu trúc witness

Witness + N

Nhân chứng cho việc gì.

Ví dụ: 

  • Nobody here has witnessed it.
    (Không ai ở đây chứng kiến điều đó,
  • He witnessed the car parked on the side of the road.
    (Anh ta đã nhìn thấy/để ý thấy chiếc xe đậu bên đường.)
  • We witnessed him leave.
    (Chúng tôi đã nhìn thấy/ chứng kiến anh ta rời đi.)

Cấu trúc pay attention to

Chú ý đến điều gì.

Ví dụ:

  • Remember to pay attention to the bold part.
    (Nhớ chú ý phần in đậm nhé.)
  • He did not pay attention to the road.
    (Anh ta không để ý đến con đường.)
  • She doesn’t pay attention to him.
    (Cô ấy không chú ý đến anh ta.)

 

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

Bài tập cấu trúc notice

Bài tập cấu trúc notice

Đặt câu với cấu trúc notice.

  1. Tôi nhận thấy  giáo viên mới đang đứng của cửa lớp.
  2. Cô ấy để ý thấy chú chó đang sủa ngoài sân
  3. Anh ta nhận thấy người đàn ông đang bước vào thang máy.
  4. Cô ấy để ý người đàn ông làm kem.
  5. Cô gái để ý bệnh nhân có một cái chân bị gãy.

 

Đáp án

  1. I noticed the new teacher standing at the classroom door.
  2. She noticed the dog barking in the yard.
  3. He noticed the man entering the elevator.
  4. She notices the man make cream.
  5. The girl noticed the patient had a broken leg.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã tổng hợp các kiến thức về cấu trúc notice. Đồng thời cũng giới thiệu về một số cấu trúc tương đương để các bạn có thể sử dụng để thay thế, giúp cho vốn cấu trúc ngữ pháp của các bạn đa dạng hơn. Cấu trúc này khá đơn giản nên sau bài viết này mình nghĩ các bạn đều có thể sử dụng thành thạo rồi đúng không nào? Còn điều ghi thắc mắc về cấu trúc này thì các bạn có thể đặt câu hỏi phía dưới phần comment để chúng mình giải đáp nhé.

Step Up chúc các bạn học tập tốt và sớm thành công!

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

 

Học ngay cấu trúc Give up và cách dùng trong tiếng Anh

Học ngay cấu trúc Give up và cách dùng trong tiếng Anh

Cụm động từ (hay phrasal verb) là chủ điểm ngữ pháp khá đa dạng và phong phú. Chúng thường xuyên được nhắc đến trong các bài thi, các bài kiểm tra năng lực tiếng Anh. Nắm chắc chủ điểm này, bạn sẽ dễ dàng đạt điểm cao và gây được ấn tượng khi giao tiếp. Trong bài viết hôm nay, Step Up sẽ giúp bạn củng cố thêm một phần ngữ pháp về cụm động từ thông qua bài viết về cấu trúc Give up.

1. Give up trong tiếng Anh

Give Up trong tiếng Anh mang nghĩa là “từ bỏ”. 

Người ta sử dụng Give Up diễn tả việc dừng hay kết thúc một việc làm hoặc hành động nào đó 

Ví dụ:

  • He finally gave up smoking.

(Cuối cùng anh ấy đã từ bỏ thuốc lá.)

  • Giving up my current job is something I’ve always wanted to do.

(Từ bỏ công việc hiện tại là điều tôi luôn muốn làm.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Cấu trúc Give up và cách dùng

Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng có ý định từ bỏ một việc gì đó. Nhưng liệu bạn có biết thể hiện điều này trong tiếng Anh như thế nào không? Cấu trúc give up” ra sao? Chúng được sử dụng như thế nào? Cùng Step Up tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé:

Cấu trúc Give Up: bỏ cuộc

“Give up” sẽ là một động từ chính mang nghĩa là “bỏ cuộc” nếu câu có cấu trúc như sau:

S + give up + O

hoặc

S + give up, clause (mệnh đề)

Cấu trúc Give Up

Ví dụ:

  • She was exhausted, she gave up playing.

(Cô đã kiệt sức, cô ấy đã từ bỏ cuộc chơi.)

  • I will give up football because my leg is injured.

(Tôi sẽ từ bỏ bóng đá vì chân tôi bị thương.)

Cấu trúc Give up: Từ bỏ ai hay người nào đó

S + give somebody up 

Ví dụ:

  • After all, I decided to give him up. I feel hurt

(Sau cùng, tôi quyết định từ bỏ anh ấy. tôi cảm thấy tổn thương)

  • She gave two of her children up to run after her new love.

(Cô cho hai đứa con của mình để chạy theo tình yêu mới.)

Cấu trúc Give up: nói về việc bản thân ai đó đã từ bỏ cái gì

S+ Give yourself/somebody up + (to somebody)

Ví dụ:

  • After thinking through it, he decided to give himself up his job.

(Sau khi suy nghĩ thấu đáo, anh ta đã quyết định từ bỏ công việc của mình.)

  • She gave two of her children up to run after her new love.

(Cô từ bỏ hai đứa con của mình để chạy theo tình yêu mới.)

Cấu trúc Give up: Ngưng làm gì đó/sở hữu cái gì đó

Cấu trúc Give Up

S+ give something up  + O/Clause (mệnh đề)

Ví dụ:

  • I gave the cupcake up to my friend.

(Tôi đã đưa chiếc bánh cupcake cho bạn tôi.)

  • He must give his identity card up to the police for investigation

(Anh ta phải đưa chứng minh thư cho cảnh sát điều tra.)

S+ give up something + O/Clause (mệnh đề)

Ví dụ:

  • He gave up proposal ring to his girlfriend.

(Anh trao nhẫn cầu hôn cho bạn gái.)

  • He gave up smoking on the advice of his doctor.

(Anh đã từ bỏ hút thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.)

S+  something up+ V-ing + O/Clause (mệnh đề)

Ví dụ:

  • He gave up eating fast food after gaining weight so fast.

(Anh ấy đã bỏ ăn thức ăn nhanh sau khi tăng cân quá nhanh.)

  • He gave up playing sports due to a severe injury.

(Anh ấy đã từ bỏ chơi thể thao do chấn thương nặng.)

3. Bài tập cấu trúc Give up

Như vậy chúng ta đã cùng nhau học các cấu trúc Give up trong tiếng Anh. Dưới đây là bài tập giúp các bạn ôn luyện lại kiến thức đã học nhé:

Cấu trúc Give Up

Bài tập: Viết câu tiếng Anh sử dụng cấu trúc give up:

  1. Cuối cùng anh ấy đã từ bỏ thuốc lá.
  2. Anh ấy đã từ bỏ chơi thể thao do chấn thương nặng..
  3. Anna từ bỏ sự nghiệp để chạy theo tiếng gọi của tình yêu.
  4. Anh ta ngừng uống rượu vì dạ dày quá đau.
  5. Chúng tôi phải đưa vở bài tập cho cô giáo kiểm tra.
  6. Tôi đưa món đồ chơi yêu thích nhất cho bạn thân.
  7. Sau khi nghe bác sĩ khuyên, tôi đã bỏ rượu.
  8. Tôi đưa chìa khóa xe cho bố.
  9. John đã từ bỏ công việc của mình.
  10. Cô ấy không thể đi lại sau tai nạn nhưng cô ấy quyết tâm không từ bỏ tập luyện.
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

 

Đáp án:

  1. Finally he gave up smoking.
  2. He gave up playing sports due to a serious injury.
  3. Anna gave her career up to follow the call of love.
  4. He gave up drinking because his stomach was too painful.
  5. We have to give the homework up to the teacher to check.
  6. I give my favorite toy up to my best friend.
  7. After listening to my doctor’s advice, I gave up alcohol.
  8. I gave the car keys up to my dad.
  9. John gave his job up.
  10. She couldn’t walk after the accident but she was determined not to give up the practice.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây là tất tần tật kiến thức cấu trúc give up. Bạn có thể tìm hiểu thêm các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh khác qua Hack Não Ngữ Pháp – cuốn sách tổng hợp ngữ pháp cho người mới bắt đầu.

Step Up chúc bạn thành công!