Khi làm quen những người bạn mới, chúng ta thường giới thiệu tên, tuổi và nghề nghiệp của mình, thậm chí là của cả bố mẹ mình nữa. Đó là lúc chúng ta cần biết đến những từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp, tránh trường hợp “I don’t know” rồi họ lại tưởng mình thất nghiệp mất. Cùng Step Up khám phá 100 từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp thông dụng nhất trong bài viết này nhé!
Bạn làm một công việc rất “xịn” mang tên “quản lí dự án”, bố bạn thì còn là một “giám đốc marketing” nữa. Nhưng bạn lại chẳng biết hai từ này trong tiếng Anh đọc là gì. Thật phí hoài cho một bài giới thiệu bản thân phải không? Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu được về gia đình của bạn bè khi quen nhau. Sau đây là 100 từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp để bạn giao tiếp dễ dàng hơn.
HR manager/ Human resources manager: trưởng phòng nhân sự
Illustrator: họa sĩ vẽ tranh minh họa
Investment analyst: nhà phân tích đầu tư
Janitor: người dọn dẹp, nhân viên vệ sinh
Journalist: nhà báo
Từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp
Judge: quan tòa
Lawyer: luật sư nói chung
Lifeguard: nhân viên cứu hộ
Magician: ảo thuật gia
Management consultant: cố vấn ban giám đốc
Manager: quản lý/ trưởng phòng
Marketing director: giám đốc marketing
Midwife: nữ hộ sinh
Model: người mẫu
Musician: nhạc công
Nurse: y tá
Office worker: nhân viên văn phòng
Painter: họa sĩ
Personal assistant (PA): thư ký riêng
Pharmacist: dược sĩ
Photographer: thợ ảnh
Pilot: phi công
Plumber: thợ sửa ống nước
Poet: nhà thơ
Police: cảnh sát
Postman: người đưa thư
Programmer: lập trình viên máy tính
Project manager: quản lý dự án
Psychologist: nhà tâm lý học
Rapper: ca sĩ nhạc rap
Receptionist: lễ tân
Recruitment consultant: chuyên viên tư vấn tuyển dụng
Reporter: phóng viên
Sales assistant: trợ lý bán hàng
Salesman/ Saleswoman: nhân viên bán hàng
Sea captain/ Ship’s captain: thuyền trưởng
Secretary: thư ký
Security officer: nhân viên an ninh
Shopkeeper: chủ cửa hàng
Singer: ca sĩ
Software developer: nhân viên phát triển phần mềm
Soldier: quân nhân
Stockbroker: nhân viên môi giới chứng khoán
Tailor: thợ may
Tattooist: thợ xăm mình
Telephonist: nhân viên trực điện thoại
Tour guide/ Tourist guide: hướng dẫn viên du lịch
Translator/ Interpreter: phiên dịch viên
Vet/ Veterinary surgeon: bác sĩ thú y
Waiter: bồi bàn nam
Waitress: bồi bàn nữ
Welder: thợ hàn
Worker: công nhân
Writer: nhà văn
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Có từ vựng là có thể nghe, hiểu, và trả lời đơn giản được rồi. Nhưng để nói hay, nói chuẩn hơn thì bạn còn cần các mẫu câu đi cùng với từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp nữa. Sau này, nhỡ đâu cần đi phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc giới thiệu bản thân lúc đi ra mắt nhà vợ, nhà chồng người nước ngoài thì sao. Hãy tham khảo cách giới thiệu nghề nghiệp bằng tiếng Anh sau đây nhé.
Mẫu câu áp dụng từ tựng tiếng Anh về nghề nghiệp
Nói về vị trí, tính chất công việc hiện tại
I’m a / an + nghề nghiệp: Tôi là…
I work as + vị trí công tác: Tôi đang làm ở vị trí…
I work in + mảng, phòng, ban công tác/ hoặc lĩnh vực ngành nghề: Tôi làm việc ở màng…
I work for + tên công ty: tôi làm việc cho …
My current company is… : Công ty hiện tại của tôi là…
I have my business: Tôi điều hành công ty của riêng mình
I’m doing an internship in = I’m an intern in…: Hiện tại, tôi đang làm ở vị trí thực tập tại + tên công ty
I’m a trainee at… : Tôi đang trong giai đoạn học việc ở vị trí…
I’m doing a part-time/ full-time job at…: Tôi đang làm việc bán thời gian/ toàn thời gian tại…
I earn my living as a/an + nghề nghiệp: Tôi kiếm sống bằng nghề …
I’m looking for work/ looking for a job: Tôi đang tìm việc.
Nói về nhiệm vụ, trách nhiệm trong công việc
I’m (mainly) in charge of … : Tôi chịu trách nhiệm/ quản lý (chính) cho….
I’m responsible for …: Tôi chịu trách nhiệm/ quản lý….
I have to deal with/ have to handle … : Tôi cần đối mặt/ xử lý….
I run/ manage … : Tôi điều hành….
I have weekly meetings with …: Tôi có các cuộc họp hàng tuần với …
3. Cách ghi nhớ từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp hiệu quả
Không chỉ là từ vựng tiếng anh về nghề nghiệp mà còn rất nhiều từ vựng theo chủ đề khác nữa chúng ta cần ghi nhớ. Có một điều ai cũng biết đó là việc học từ vựng chỉ hiệu quả khi người học biết cách vận dụng vào những ngữ cảnh thích hợp, nhưng biết vận dụng như thế nào đây?
Hôm nay Step Up sẽ giới thiệu đến bạn một phương pháp học từ vựng tiếng Anh dựa trên bối cảnh cực hiệu quả mang tên: Học tiếng Anh qua chuyện chêm.
Có thể hiểu một cách đơn giản học tiếng Anh qua chuyện chêm là một đoạn hội thoại, văn bản bằng tiếng mẹ đẻ có chèn thêm (chêm) các từ mới của ngôn ngữ cần học. Khi đọc đoạn văn đó, bạn có thể đoán, bẻ khóa nghĩa từ vựng thông qua văn cảnh.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem phương pháp này là như thế nào khi khi học từ vựng nghề nghiệp sau nhé.
Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kiểm toán 10 năm trước và hiện tại, tôi đang work as nhà tư vấn tài chính cho một công ty nội thất danh tiếng. Công việc này khá là demanding nhưng I am sufficiently qualified cho công việc đó và tôi được well-paid.
Tôi mainly in charge of việc phân tích và quản lý tài chính của công ty với sự support của 5 đồng nghiệp khác. Công việc của tôi involves lập những báo cáo tài chính theo quý, phân tích tình hình tài chính, dự đoán những khó khăn hay cơ hội về tài chính cho công ty,… Hàng tuần tôi đều tham dự các meetings với giám đốc và phòng kế toán của công ty. Bản thân tôi là một con người workaholic. Mặc dù công việc rất bận rộn nhưng tôi luôn thấy được sự yêu thích và passion của chính mình.
Các từ vựng học tiếng Anh về nghề nghiệp học được:
Work as: làm việc ở vị trí
Demanding: yêu cầu cao
I am sufficiently qualified: tôi đủ tiêu chuẩn
Well-paid: trả lương cao
Support: giúp đỡ
Involve: bao gồm
Meeting: cuộc họp
Workaholic: đam mê công việc
Passion: niềm say mê
Thông qua việc đọc các bài viết chuyện chêm tiếng Anh, chúng ta được củng cố, khắc sâu việc nhớ nghĩa của từ vựng hơn, ngoài ra còn biết cách áp dụng từ vựng trong các ngữ cảnh thích hợp. Đây là phương pháp người do Thái đã áp dụng trong việc học ngoại ngữ của mình và cũng là 1 trong 3 phương pháp học từ vựng cực hiệu quả trong cuốn Hack Não 1500 của Step Up.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Bài viết trên đã tổng hợp những từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp thiết thực nhất cùng với cách giới thiệu nghề nghiệp trong tiếng Anh một cách chuẩn chỉnh. Áp dụng các mẫu câu và từ vựng về nghề nghiệp đó, hãy thử viết một câu chuyện chêm của riêng bạn để ghi nhớ lâu hơn nhé.
Trong tiếng Anh, có rất nhiều các cấu trúc ngữ pháp dùng để đưa ra một lời gợi ý. Hôm nay, hãy cùng Step Up khám phá cấu trúc what about, cấu trúc how about và các cấu trúc tương tự để đưa ra lời mời, đề xuất nhé.
Cấu trúc What about là một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh được sử dụng khi yêu cầu, hỏi thông tin hoặc ý kiến về điều gì đó.
Công thức chung:
What about + N?
Ví dụ:
Susie will definitely come, but what about Marshall?
(Susie chắc chắn là đến rồi, nhưng còn Marshall thì sao?)
What about the pandemic that everyone is talking about?
(Đại dịch mà mọi người đang xôn xao là gì thế?)
Cấu trúc What about còn được sử dụng để đưa ra gợi ý.
Công thức chung:
What about N/V-ing?
Ví dụ:
What about having a party at Annie’s place this week?
(Hay là chúng mình tổ chức tiệc ở nhà Annie vào tuần này đi?)
I’m hungry too, what about fried chicken and hamburger?
(Mình cũng đói, hay là chúng mình ăn gà rán với ham-bơ-gơ đi?)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Tương tự như cấu trúc What about, cấu trúc How about được sử dụng để đưa ra đề xuất, ý kiến của người nói.
Công thức chung:
How about + N/V-ing?
hoặc
How about + S + V?
Ví dụ:
How about throwing that banana away? It’s rotten.
(Hay cậu vứt quả chuối ấy đi đi? Nó hỏng mất rồi.)
How about a bedtime story, my children?
(Các con có muốn được nghe kể chuyện trước khi đi ngủ không?)
How about mother tell you a bedtime story?
(Các con có muốn được mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ không?)
Lưu ý rằng cấu trúc How about + mệnh đề thường dùng trong văn nói. Cấu trúc How about dùng với danh động từ được cho là đúng ngữ pháp hơn và được sử dụng phổ biến hơn.
3. Phân biệt cấu trúc What about, How about
Tuy rằng hai cấu trúc này rất giống nhau và có thể sử dụng để thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp, cấu trúc What about và cấu trúc How about có vài điểm khác biệt nhỏ.
Cấu trúc What about thường được dùng với danh từ, còn cấu trúc How about thường được dùng với động từ dạng V-ing.
Ví dụ:
What about dinner at 6 at my girlfriend’s house?
(Cậu muốn dùng bữa tối vào 6 giờ ở nhà bạn gái mình không?)
How about having dinner at 6 at my girlfriend’s house?
(Cậu muốn dùng bữa tối vào 6 giờ ở nhà bạn gái mình không?)
How about tập trung gợi ý một đề xuất mới, trong khi What about nhấn mạnh hơn một chút vào việc yêu cầu thông tin hoặc phản hồi.
Ví dụ:
How about pork with fried rice?
What about pork with fried rice?
Cả hai câu hỏi trên đều có ý nghĩa gợi ý, đề xuất món thịt lợn và cơm rang (pork with fried rice). Tuy nhiên, câu hỏi dùng How about nghiêng về câu mời, còn câu hỏi dùng What about nghiêng về việc hỏi ý kiến của người nghe về món này. Người nghe câu thứ nhất chỉ cần trả lời có hoặc không, còn người nghe câu thứ hai sẽ cần đưa ra ý kiến của mình về món này (ngon hoặc dở, đắt hoặc rẻ…)
Trong tiếng Anh, để đưa ra lời mời một cách tự nhiên và lịch sự, ngoài cấu trúc What about, cấu trúc How about có rất nhiều cấu trúc thú vị khác. Hãy cùng tìm hiểu công thức và cách sử dụng của các cấu trúc ấy cùng Step Up nhé.
Cấu trúc Let’s (Let us)
Công thức chung:
Let’s + V
Ví dụ:
Let’s go to the beach this winter and go sight-seeing!
(Chúng mình đi biển vào mùa đông và ngắm cảnh đi!)
Let’s not waste time and study for the exam.
(Chúng mình không nên lãng phí thời gian nữa và cùng học để làm bài thi nào.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những gì bạn cần nắm vững về cấu trúc What about, cấu trúc How about và các cấu trúc gợi ý khác. Việc giỏi các cấu trúc ngữ pháp sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều trong khirèn kỹ năng nghe tiếng Anhhoặc làm các bài kiểm tra. Hãy đón đọc các bài viết mới của Step Up để có thêm kiến thức tiếng Anh bạn nhé.
Bạn có biết trong tiếng Anh khi muốn nói đã đến lúc phải làm gì đó rồi, chúng ta thường sử dụng cấu trúc ngữ pháp nào không? Câu trả lời chính là cấu trúc It’s high time đấy. Step Up sẽ bật mí cho bạn công thức, cách dùng cũng như các bài tập với cấu trúc It’s high time và các cấu trúc tương tự trong bài viết này.
Đầu tiên, hãy khám phá những thông tin cơ bản nhất về cấu trúc thú vị này nhé. Step đã chuẩn bị các ví dụ cụ thể để bạn có thể hiểu cấu trúc It’s high time một cách nhanh chóng nhất.
Cấu trúc It’s high time là gì?
Cấu trúc này mang ý nghĩa gợi ý đã đến lúc nên làm điều gì đó. Nếu bạn cảm thấy rằng đã hơi trễ cho một điều gì đó xảy ra (và nó nên xảy ra), bạn có thể sử dụng cụm từ “It’s high time”. Cấu trúc này có thể trông rất lạ, vì nó sử dụng thì quá khứ để nói về hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
This room looks very old, it’s high time you had it repaired.
(Phòng này trông cũ lắm rồi đấy, bạn nên sửa nó đi.)
I can’t stand this worn out bike anymore, it’s high time we bought a new one.
(Tôi không thể chịu được chiếc xe đạp cũ kỹ này nữa, chúng ta phải mua cái mới thôi.)
Cách dùng cấu trúc It’s high time
Cấu trúc It’s high time thường được dùng với một mệnh đề ởthì quá khứ đơn.
Công thức chung:
It’s high time + S + V-ed
Bạn có thể tham khảo các động từ bất quy tắc để biết dạng đúng của động từ trong cấu trúc này.
Ví dụ:
It’s high time Susie went to bed. She’ll have to leave early tomorrow.
(Susie phải đi ngủ thôi. Mai cô ấy cần rời đi sớm.)
It’s high time this building was completed. It has been under construction for months.
(Tòa nhà kia đáng ra phải thi công xong rồi. Họ bắt đầu xây nó được mấy tháng rồi đấy.)
It’s high time Marshall bought a new pair of sandals.
(Marshall nên mua đôi xăng-đan mới rồi.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
2. Cấu trúc và cách dùng It’s Time và It’s about time
Trong tiếng Anh, các thì quá khứ có thể được sử dụng để nói về hiện tại/tương lai trong nhiều cụm từ với “time”. Hãy cùng tìm hiểu các cấu trúc It’s time và cấu trúc It’s about time cùng Step Up nhé.
Cấu trúc It’s time
Cấu trúc này đồng nghĩa với cấu trúc It’s high time khi dùng với mệnh đề ở thì quá khứ đơn. Tuy nhiên, khi dùng với to V, nó mang nghĩa gợi ý điều nên làm, cần làm cho cả người nói và người nghe.
Công thức chung:
It’s time + S + V-ed
hay
It’s time + to V
Ví dụ:
It’s almost 11 p.m. It’s time we went home or else our parents would be worried.
(Đã gần 11 giờ rồi. Đến giờ chúng mình phải về thôi không bố mẹ sẽ lo lắng lắm đấy.)
Honey, it’s time to start packing, we have to leave in 45 minutes.
(Mình ơi, chúng ta phải dọn đồ thôi, 45 phút nữa là phải rời đi rồi.)
Cấu trúc It’s about time
Giống như hai cấu trúc trên, cấu trúc It’s about time được sử dụng để nhấn mạnh rằng điều gì đó sẽ xảy ra sớm hoặc đã nên xảy ra.
Công thức chung:
It’s about time + S + V-ed
Ví dụ:
It’s about time someone took actions to deal with this problem.
(Đã đến lúc ai đó phải đứng ra giải quyết vấn đề này rồi.)
It’s about time my mother got back home – it’s getting quite late.
(Mẹ tôi chắc sắp về đến nhà, khá muộn rồi.)
Lưu ý rằng các cấu trúc này thường được dùng trong văn nói tiếng Anh. Ở các văn cảnh trang trọng hơn hoặc trong văn viết, các cấu trúc ngữ pháp này thường ít được sử dụng
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ về cấu trúc It’s high time, cũng như cấu trúc It’s time và It’s about time. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã tích lũy được thêm kiến thức ngữ pháp tiếng Anh bổ ích. Chúc bạn luôn tìm được niềm vui trong việc học nói chung và học tiếng Anh nói riêng.
Khi học tiếng Anh, không ít người học đã nhầm lẫn cách sử dụng của “hard” và xem “hardly” là trạng từ của nó. Nhưng thực tế, khác với các tính từ tiếng Anh thông thường, trạng từ của “hard” vẫn chính là “hard”. Trong khi đó, “hardly” lại là một trạng từ mang nghĩa riêng biệt là “khi” hoặc “hầu như không”. Vậy cách sử dụng của trạng từ đặc biệt này là gì? Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết cấu trúc hardly ngay sau đây nhé!
Cấu trúc hardly trong câu thường mang nghĩa phủ định, được dùng để diễn tả ý nghĩa là “vừa mới”, “khi”, hoặc “hầu như không”.
Ví dụ:
Hardly had Bill left the library when the phone rang. (Bill vừa mới rời khỏi thư viện thì điện thoại reo.)
Luna speaks hardly any Chinese. (Luna hầu như không nói được tiếng Trung Quốc.)
Trong tiếng Anh, cấu trúc hardly thường được sử dụng kết hợp cùng một số từ như any, ever, at all, …
Ví dụ:
Mary can hardly read at all without glasses. (Mary hầu như không thể đọc được gì khi không có kính.)
He hardly ever draws anymore. (Anh ấy hầu như không vẽ nữa.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong câu tiếng Anh, cấu trúc hardly thường có các vị trí khác nhau như sau:
– Hardly đứng ở đầu câu đảo ngữ với vai trò một trạng từ.
Ví dụ:
Hardly had we gone out when it rained. (Chúng tôi vừa mới ra ngoài đi chơi thì trời mưa.)
Hardly had the meeting started when she left. (Ngay khi cuộc họp vừa mới bắt đầu thì cô ấy rời đi.)
– Hardly đứng ở giữa câu sau chủ ngữ và trước động từ chính.
Ví dụ:
Linda hardly attended the meeting on time. (Linda hầu như không tham dự cuộc họp đúng giờ.)
Min hardly eats fish anymore. (Min hầu như không ăn cá nữa.)
3. Các cấu trúc hardly thường gặp
Tương ứng với mỗi vị trí đứng trong câu, cấu trúc hardly sẽ có một cách dùng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các dạng cấu trúc hardly phổ biến nhất nhé.
Cấu trúc 1: Hardly + Noun/Verb/Adj/…
Chúng ta cũng có thể đặt cấu trúc hardly ở giữa câu, đứng sau chủ ngữ và đứng trước động từ chính, trong trường hợp động từ chính là “to be” thì hardly đứng sau cả động từ “to be” đó.
Ví dụ:
I hardly played football on Sunday afternoon. (Tôi hiếm khi chơi bóng đá vào chiều chủ nhật)
There was hardly milk in the fridge yesterday. (Hầu như không còn sữa trong tủ lạnh vào hôm qua.)
Cấu trúc 2: Cấu trúc hardly dùng trong câu đảo ngữ
Cấu trúc hardly trong câu đảo ngữ tiếng Anh là một dạng bài tập viết lại câu khó thường xuất hiện trong các bài kiểm tra. Vậy điểm khác nhau giữa chúng với những câu viết thông thường là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé
a. Cấu trúc hardly trong câu đảo ngữ có when. (Hardly … when)
Cấu trúc:
Hardly + had + S + PII/V-ed + when + S + PI/Ved: vừa mới … thì …
Ví dụ:
Hardly had I closed the door when Lina called. (Tôi vừa mới khoá cửa xong thì Linda gọi.)
Hardly had the film started when we left. (Bộ phim vừa mới bắt đầu thì chúng tôi phải dời đi.)
Bên cạnh cấu trúc hardly, trong ngữ pháp tiếng Anh còn có thêm một số cấu trúc mang nghĩa tương tự như cấu trúc no sooner và scarcely. Để phân biệt 3 cấu trúc này chúng ta chỉ cần lưu ý “no sooner” sẽ đi kèm với “than”, trong khi đó cấu trúc hardly/scarcely được sử dụng với từ đi kèm là “when”.
Ví dụ:
No sooner had they finished the exam than the bell rang. (Ngay sau khi họ hoàn thành bài kiểm tra thì chuông đã reo.)
Luna had hardly/scarcely finished her homework when the electricity went out. (Luna vừa mới hoàn thành bài tập về nhà của cô ấy thì mất điện.)
b. Cấu trúc hardly trong câu đảo ngữ thông thường
Cấu trúc:
Hardly + trợ động từ + S + V-inf…
Ví dụ:
Hardly do I go to school late. (Tôi hầu như không đi họp muộn)
Hardly did I eat fish when I was five years old. (Tôi hầu như không ăn cá khi 5 tuổi.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là bài tổng hợp kiến thức về cấu trúc hardly trong tiếng Anh chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã nắm rõ cách sử dụng và tự tin chinh phục mọi dạng bài liên quan chủ điểm ngữ pháp này. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo từ Step Up nhé. Chúc bạn thành công!
(Không có cái gọi là thất bại, trừ khi bạn ngừng cố gắng.)
Elbert Hubbard
Cấu trúc no longer (hay cấu trúc not any longer) dùng để nói về sự kết thúc của một hành động hoặc trạng thái. Hãy cùng Step Up tìm hiểu về cấu trúc này cũng như điểm khác biệt của no longer và any more trong bài viết này nhé.
Đầu tiên, Step Up sẽ giới thiệu tổng quát về cấu trúc no longer cũng như những điều bạn cần nắm vững khi sử dụng cấu trúc ngữ pháp này.
Cấu trúc no longer là gì?
Cấu trúc với từ “no longer” là một cấu trúc mang tính trang trọng hơn cấu trúc not any longer. Cả hai cấu trúc này đều mang nghĩa một hành động, trạng thái nào đó đã kết thúc.
Ví dụ:
Susie no longer loves Marshall, they broke up.
(Susie không còn yêu Marshall nữa, họ chia tay rồi.)
Susie does not love Marshall any longer, they broke up.
(Susie không còn yêu Marshall nữa, họ chia tay rồi.)
Cách sử dụng cấu trúc no longer
“No longer” thường xuất hiện ở vị trí giữa câu như các trạng từ tiếng Anh khác (giữa chủ ngữ và động từ chính, hay sauđộng từ tình tháihoặc trợ động từđầu tiên, hay sau động từ to be khi to be là một động từ chính).
Ví dụ:
My grandparents no longer live here, they moved.
(Ông bà tôi không sống ở đây nữa, họ chuyển đi rồi.)
Ben can no longer run, he has been running for the past 3 hours.
(Ben không chạy nổi nữa, anh ấy đã chạy suốt ba giờ đồng hồ rồi.)
She said she was no longer a teacher, she worked as a housewife then.
(Cô ấy nói cô ấy không làm giáo viên nữa, giờ cô ấy là nội trợ.)
Trong phong cách rất trang trọng, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc no longer ở vị trí đầu câu, với chủ ngữ và động từ đảo ngược.
Ví dụ:
No longer does she dream of becoming a pop star.
(Cô ấy không còn mơ mộng làm ca sĩ nhạc pop nữa.)
No longer is he with us, he passed away.
(Anh ấy không còn với chúng ta nữa, anh ấy mất rồi.)
No longer did he make her heart race.
(Anh không còn làm trái tim cô rung động nữa.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Hai cấu trúc này có ý nghĩa tương đối giống nhau, nhưng cách dùng lại có một chút khác biệt. Hãy note lại những lưu ý dưới đây để phân biệt cấu trúc no longer và cấu trúc any more nhé.
“No longer” trang trọng hơn “any more”, và đôi khi có thể nghe không tự nhiên ở trong ngữ cảnh hội thoại thường ngày. Trong văn nói, chúng ta có xu hướng sử dụng một động từ phủ định và theo sau là “any more”. “No longer” thường được dùng trong văn viết hoặc ngữ cảnh trang trọng.
Ví dụ:
They broke up and aren’t wife and husband any more.
(Họ đã chia tay và không còn là vợ chồng nữa.)
They divorced, and therefore are no longer wife and husband.
Cấu trúc no longer (hoặc cấu trúc not any longer) thường dùng để chỉ thời gian, và được dùng để diễn tả điều gì đã đã đến hồi kết. Trong khi đó, “any more” thường dùng để chỉ sự hết số lượng.
Ví dụ:
Students, the exam’s over, you can no longer write anything from this point.
(Tất cả học sinh chú ý, giờ thi đã hết, các em không được viết thêm thứ gì kể từ bây giờ.)
Honey, is there any more food? I’m hungry.
(Vợ ơi, có còn thức ăn nữa không? Anh đói quá.)
“Any more” và “anymore” không phải một từ, mặc dù chúng có ý nghĩa khá giống nhau, thường bị nhầm lẫn và sử dụng thay thế cho nhau. “Any more” đề cập đến số lượng, còn “anymore” là một trạng từ chỉ thời gian.
Ví dụ:
Susie cannot come over anymore, she’s moved to another state.
(Susie không thể qua chơi được nữa, bạn ấy chuyển sang bang khác sống rồi.)
If there aren’t any more questions, I shall end the meeting here.
(Nếu không ai còn câu hỏi gì nữa, tôi sẽ kết thúc buổi họp tại đây.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là bài tổng hợp cấu trúc no longer và so sánh cấu trúc ngữ pháp này với các cấu trúc tương tự. Ngoài việc củng cố kiến thức ngữ pháp, bạn có thể tham khảo thêm bí quyết luyện nghe tiếng Anh để nhanh chóng thông thạo tiếng Anh. Các bạn hãy đón đọc những bài viết sắp tới của Step Up nhé.
Trong giao tiếp tiếng Anh mỗi ngày, chắc hẳn bạn luôn dễ dàng đặt những câu hỏi trực tiếp. Tuy nhiên, câu hỏi gián tiếp lại là một đơn vị ngữ pháp gây không ít khó khăn cho người học tiếng Anh, nhất là những người mới bắt đầu. Vì vậy, hôm nay Step Up sẽ chia sẻ kiến thức về cấu trúc asked để giúp các bạn đặt câu hỏi gián tiếp dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Các cấu trúc asked trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, các cấu trúc asked được sử dụng khác nhau tương ứng với từng loại câu hỏi trực tiếp. Vậy sự khác nhau giữa các dạng câu hỏi đó là gì? Hãy cùng phân tích từng trường hợp ngay sau nhé.
a. Cấu trúc asked ở câu hỏi dạng Yes/No question
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu cấu trúc asked trong dạng Yes/No question.
Câu hỏi Yes/No question là câu hỏi mà người nghe sẽ đưa ra lựa chọn Yes hoặc No cho câu trả lời.
Cấu trúc câu gián tiếp:
S + asked/asked + sb/wanted to know/wondered + if/whether + Clause
Ví dụ:
“Do you love romantic movies?”, Min asked.
→ Min asked me if/whether I loved romantic movies.
(Min hỏi tôi liệu tôi có thích những bộ phim lãng mạn không.)
“Have you finished your project yet?”, the manager asked.
→ The manager asked me if/whether I had finished my project yet.
(Quản lý hỏi tôi liệu đã hoàn thành dự án của mình chưa.)
Lưu ý: Nếu trong câu trực tiếp có cụm từ “or not” thì khi chuyển sang câu gián tiếp chúng ta bắt buộc phải sử dụng “whether” thay vì “if”
“Does she like this dress or not?”, he asked me.
→ He asked me whether she liked that dress or not.
(Anh ta tự hỏi liệu cô ấy có thích chiếc váy đó hay không.)
“Can Ann drive or not?”, he asked.
→ He asked me whether Anna could drive or not.
(Anh ta hỏi liệu Anna có thể lái xe hay không.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Một dạng câu hỏi quan trọng chứa cấu trúc asked trong tiếng Anh khác là câu hỏiWh-question. Đây là các câu hỏi có từ để hỏi bắt đầu bằng Wh- (What, Where, When, Which, Why,…)
Cấu trúc câu gián tiếp:
S + asked/asked + sb/wondered/wanted to know + Clause
Ví dụ:
“Where do you come from, Linh?”, Linda asked.
→ Linda asked Linh where he came from.
(Linda hỏi Linh đến từ đâu.)
“When are you going to fix this fan?” He asked.
→ He asked me when I was going to fix that fan.
(Anh ấy hỏi tôi bao giờ tôi sẽ sửa cái quạt đó.)
c. Cấu trúc asked ở dạng câu mệnh lệnh
Khác với cách sử dụng trong 2 loại câu hỏi ở trên, cấu trúc asked trong câu gián tiếp mệnh lệnh được dùng với ý nghĩa là “yêu cầu”, “đề nghị” như sau:
Câu trực tiếp:
V-inf/ Don’t + V-inf, please
Câu gián tiếp:
S + asked/told/advised/ordered/wanted/warned + sb + (not) + to V-inf
Ví dụ:
“Open the door, please”, my mother said.
→ My mother asked me to open the door.
(Mẹ tôi bảo mở cửa phòng ra.)
“Don’t go home late”, my father said.
→ My father asked/told me not to go home late.
(Bố tôi bảo đừng về muộn.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức về cấu trúc asked trong tiếng Anh chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã tự tin sử dụng cấu trúc này trong các câu hỏi gián tiếp thành thạo nhất. Đừng quên theo dõi những chia sẻ tiếp theo từ Step Up. Chúc bạn học tập tốt!
It is said that…. là cấu trúc thường được dùng trong tiếng Anh khi muốn tường thuật hoặc đưa tin tức. Trong bài học này, Step Up sẽ chia sẻ với các bạn tất tần tật về về cấu trúc It is said that trong tiếng Anh. Nắm vững kiến thức ngữ pháp này chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình học tiếng Anh.
Cấu trúc It is said that xuất hiện rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày cũng như các bài tập, bài kiểm tra đánh giá năng lực tiếng anh như Toeic, Ielts. Vậy cấu trúc dùng này sử dụng như thế nào, cụ thể ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Cách dùng
Về mặt ngữ nghĩa, It is said that mang nghĩa là được nói lại rằng, được chỉ ra là, có điều ám chỉ rằng.
Cấu trúc It is said that được sử dụng để tường thuật lại một sự vật, sự việc, hiện tượng đã xảy ra nhằm thông báo thông tin được nhắc đến.
Cấu trúc này thường được sử dụng trong câu bị động và chủ thể của hành động không phải là người nói.
Cấu trúc It is said that trong câu bị động
Cấu trúc:
Chủ động: People (they; some one) + say (said) + that + Clause
Bị động: It is said that + S2 + V2 + Clause
Ví dụ:
People say that she studies hard every day.
=> It is said that she studies very hard everyday.
(Cô ấy được người ta nói rằng cô ta học tập rất chăm chỉ mỗi ngày.)
They said that Anna is an excellent staff.
=> It was said that Anna is an excellent staff.
(Anna được mọi người nói rằng cô ấy là một nhân viên xuất sắc.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Mệnh đề theo sau cấu trúc It is said that có thể chia ở bất cứ thì nào phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Ví dụ:
People say that Phong works very hard.
=> It is said that he works very hard. – Mệnh đề sau ởthì hiện tại đơn
(Mọi người nói rằng Phong làm việc rất chăm chỉ.)
Everyone said she went to America since last week
=>It was said that shewent to America since last week –Mệnh đề sau ở thì quá khứ đơn
(Mọi người nói rằng cô ấy đã đi Mỹ từ tuần trước.)
Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động cần lưu ý động từ “say” được chia ở thì nào thì chia động từ Tobe của cấu trúc It is said that ở thì động từ đó.
Ví dụ:
Peoplesay that the weather is very nice.
=> It is said that the weather is very nice. – Từ “say” chia ở hiện tại đơn nên tobe của cấu trúc It is said that cũng được chi ở thì hiện tại đơn
(Mọi người nói rằng thời tiết rất đẹp.)
They said that she went out with her friend.
=> It was said that she went out with her friend.
(Họ nói rằng cô ấy đã đi ra ngoài với bạn.) – Từ “said” chia ở thì quá khứ đơn nên tobe của cấu trúc It is said that cũng được chi ở thì quá khứ tại đơn
Trên đây là bài viết tổng hợp kiến thức về cấu trúc It is said that trong tiếng Anh chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có thêm những chia sẻ hữu ích cũng như được tiếp thêm động lực học tiếng Anh. Đừng quên tham khảo thêm các chủ đề ngữ pháp quan trọng trong sách Hack Não Ngữ Pháp nhé. Chúc bạn học tập tốt!
“Một điều nhịn là chín điều lành”. Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “ôm cục tức trong lòng” đâu phải không? Bày tỏ sự nghiêm trọng, sự tức giận có lúc cũng rất cần thiết. Bạn đã biết những câu tức giận bằng tiếng Anh là gì chưa? Trong bài viết sau đây, Step Up sẽ giúp bạn thể hiện sự tức giận bằng tiếng Anh, thay vì ấp úng rồi lại phải “ngậm đắng nuốt cay” nhé.
Khi bất bình về một điều gì đó, ngoài câu nói quen thuộc là “I’m so angry” – “tôi rất tức giận” thì còn nhiều từ vựng về cảm xúc để bạn diễn tả trạng thái của bản thân.. Sau đây là những mẫu câu tức giận bằng tiếng Anh thông dụng nhất dành cho bạn.
Mẫu câu tức giận bằng tiếng Anh
Những mẫu câu bày tỏ cảm xúc tức giận:
I’m so mad at you!!
Tôi rất bực bạn đấy!
I’m so frustrated.
Tôi quá là thảm hại.
I’m really mad, just disappointed.
Tôi điên lên mất, thực sự thất vọng.
I don’t believe it!
Không thể tin được.
It really gets on my nerves.
Nó thực sự làm tôi không thể chịu đựng được.
Nghĩa đen là: Nó kích thích dây thần kinh của tôi.
I can’t believe she was talking behind my back.
Tôi không thể tin được cô ta đã nói xấu sau lưng tôi.
That really hurt me. I’m so disappointed.
Điều đó thực sự làm tổn thương tôi. Tôi rất thất vọng.
I’m never trusting him again.
Tôi không bao giờ tin tưởng anh ấy nữa.
That’s your problem.
Đó là chuyện của bạn.
You didn’t even consider my feelings.
Bạn thậm chí không để ý đến cảm xúc của tôi.
Get off my back.
Đừng lôi thôi nữa.
It’s so frustrating working with her.
Thật sự là bực dọc khi làm việc với cô ta.
She can’t believe that happened. she’d be so pissed.
Cô ấy không thể tin điều đó đã xảy ra. Cô ấy rất tức giận.
It’s driving me up the wall.
Điều đó làm tôi rất khó chịu và bực mình.
I don’t want to see your face!
Tôi không muốn nhìn thấy cô nữa!
Don’t bother me.
Đừng quấy rầy tôi.
Những mẫu câu an ủi khi bạn bè tức giận:
Are you angry?
Cậu đang giận à?
Are you mad at me?
Cậu giận tớ sao?
Don’t be angry with me. I really didn’t mean it.
Đừng giận tôi nữa. Tôi thực sự không có ý gì đâu.
I really didn’t know it was going to make you upset.
Tôi thực sự không biết điều này sẽ làm cậu buồn.
Calm down and tell me what happened?
Bình tĩnh lại và kể tôi nghe đã có chuyện gì.
I can’t believe that happened. I’d be so pissed.
Tôi không thể tin điều đó xảy ra. Tôi cũng tức giận.
The best thing to do is stop being her friend. She doesn’t deserve to have any friends.
Tốt nhất là đừng bạn bè gì với cô ta nữa. Cô ta không xứng đáng làm bạn với cậu đâu.
I know how you feel. I was so angry when that happened to me.
Tôi hiểu cảm giác của bạn. Tôi cũng đã rất tức giận khi điều đó xảy ra với tôi.
If that happened to me, I’d get mad.
Nếu điều đó xảy ra với tôi, tôi sẽ rất tức.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Một số tính từ diễn đạt sự tức giận trong tiếng Anh
Tùy vào mức độ giận dữ mà các tính từ diễn đạt sắc thái cảm xúc cũng khác nhau. Ngoài “angry” thì “mad” và “furious” là hai từ xuất hiện rất nhiều trong những câu tức giận bằng tiếng Anh.
Tính từ miêu tả sự tức giận trong tiếng Anh
Angry (tức giận)
Khi muốn cho người khác biết chúng ta đang nổi giận, bạn có thể nói “I’m angry”! Hoặc có thể sử dụng cấu trúc “I’m getting angry” để thể hiện ý nghĩa tương tự.
Ví dụ:
My father was extremely angry with me because I got home late last night.
Bố tôi đã cực kỳ giận dữ khi tôi về nhà muộn tối hôm qua.
Angry as she got, she managed to keep smiling with customers.
Dù đang nổi giận, cô ấy vẫn cố gắng giữ nụ cười với khách hàng.
Mad (điên khùng)
Tính từ MAD mang nghĩa mạnh mẽ hơn ANGRY, được dùng khi cần thể hiện sự giận dữ trong tiếng Anh.
Lưu ý: MAD có một nghĩa đen là “có vấn đề về thần kinh”. Nhưng MAD trong những câu tức giận bằng tiếng Anh không có nghĩa như vậy. Đây chỉ là phép ẩn dụ để nhấn mạnh rằng người đó đang giận đến nỗi không thể kiểm soát việc mình làm nữa.
Những cách diễn đạt thường gặp nhất là: to be mad at, make someone mad.
Ví dụ:
The teacher is so mad right now. She wants to talk to your parents!
Giáo viên đang rất tức giận lúc này. Cô ấy muốn nói chuyện với bố mẹ cậu.
The traffic is always terrible during this hour, which makes me mad.
Tình hình giao thông luôn tồi tệ vào giờ này, điều đó khiến tôi rất bực.
Furious (giận dữ)
Có ai là fan của bộ phim Fast and Furious không? Ngoài nghĩa là mãnh liệt, náo nhiệt như tên bộ phim, thì nghĩa gốc của FURIOUS là giận giữ, nổi trận lôi đình đó.
Những mẫu câu tức giận bằng tiếng Anh chúng ta có thể áp dụng với từ này là: to be furious WITH/AT someone hoặc tobe furious AT something hoặc to be furious that + mệnh đề.
Lưu ý: KHÔNG dùng furious with something
Ví dụ:
Jane is furious with her boyfriend for letting her wait for hours.
Jane giận dữ với bạn trai cô ấy vì khiến cô ta đợi hàng giờ đồng hồ.
I’m really furious at watching this film. The villain acts so good!
Tôi rất tức giận khi xem bộ phim này. Nhân vật phản diện diễn quá tốt!
I got furious that he did not respect you. I will talk to him later.
Tôi rất tức giận vì anh ấy không tôn trọng bạn. Tôi sẽ nói chuyện với anh ấy sau.
3. Một số cụm từ dùng trong tiếng Anh giao tiếp bày tỏ sự tức giận
Có 1 số cụm từ mang nghĩa ẩn dụ một chút để diễn tả sự tức giận. Ví dụ như “tức xì khói” hoặc giọt nước tràn ly”, trong tiếng Anh cũng đều tồn tại các từ vựng mang ý nghĩa này.
Cụm từ trong câu tức giận bằng tiếng Ang
Piss someone off/ to be pissed off
Với những ai xem nhiều phim tiếng Anh, chắc hẳn sẽ thấy cách biểu đạt này rất quen thuộc. Chú ý một chút vì đây là một câu tức giận bằng tiếng Anh hơi mang sắc thái bất lịch sự trong vài trường hợp nhé. Lí do là vì piss (danh từ) có nghĩa đen là “nước tiểu”. Thế nên bạn hãy cân nhắc khi dùng cụm từ trong giao tiếp.
Ví dụ:
The boss was so pissed off at work today due to his employees’ irresponsibility.
Người sếp nổi điên tại chỗ làm hôm nay bởi sự thiếu trách nhiệm của nhân viên.
Don’t piss me off. I don’t feel good today.
Đừng chọc giận tôi. Tôi thấy không tốt hôm nay.
Blow up
“Tức xì khói” chính là đây. Khi dùng câu tức giận bằng tiếng Anh: “I can just blow up”, có nghĩa là bạn muốn diễn đạt rằng bạn đang bực đến nỗi sắp nổ tung đến nơi rồi!
Ví dụ:
Her dad blew up when he discovered that someone had stolen his wallet.
Bố cô ấy cực kì nổi giận khi phát hiện ra ai đó đã ăn trộm ví của ông.
She will blow up if someone eats her food.
Cô ấy sẽ tức xì khói nếu ai đó ăn đồ ăn của cô ấy.
Drive someone crazy
Cả hai cụm từ drive someone crazy và make someone crazy đều mang nghĩa là “khiến ai đó tức phát điên”. Hai câu tức giận bằng tiếng Anh này có thể dùng để thông báo ai đó đang rất tức giận.
Đây là những cách thể hiện rất thường gặp trong tiếng Anh.
Ví dụ:
It will drive him crazy if he sees his sister playing his computer.
Anh ấy sẽ tức phát điên nếu anh ấy thấy em gái chơi máy tính của anh ấy.
You’re driving me crazy with that arguing.
Bạn đang làm tôi tức phát điên với cuộc tranh cãi đó.
Bite someone’s head off
Nghe “nhai đầu ai đó” đã thấy đáng sợ rồi phải không? Đây là một cách để thể hiện cơn giận cực độ trong tiếng Anh. Cụm từ to bite someone’s head off nghĩa là “nổi trận lôi đình”, la mắng hoặc gào thét thật tức tối ai đó, thường là một cách bất ngờ hoặc không vì lý do gì cả.
Ví dụ:
I asked my boss if I could come home early and he just bit my head off.
Tôi hỏi sếp rằng tôi có thể về sớm không, và anh ấy cứ thế nổi trận lôi đình với tôi.
Jack made fun of Tony yesterday . That’s why Tony bit Jack’s head off.
(Động từ BITE được chia là bite – bit – bit)
Jack trêu cười Tony ngày hôm qua. Đó là lí do tại sao Tony nổi trận lôi đình với Jack.
The last straw
The last straw (nghĩa đen là cọng rơm, ống hút, hoặc thứ gì ít không đáng kể) trong trường hợp này được dùng để chỉ điều gì đó xuất hiện sau cùng hoặc đỉnh điểm của nhiều điều gây khó khăn, trở ngại, bực tức. Hiểu theo tiếng Việt có thể là “giọt nước tràn ly”.
The last straw có thể được dùng khi một việc trở nên worse (tệ hơn) và unbearable (quá sức chịu đựng).
Ví dụ:
I can handle your bad temper well enough, but cheating is the last straw.
Tôi có thể chịu được tính cách khó chịu của bạn nhưng dối trá thì là giọt nước tràn ly rồi đấy.)
Your rude words today are the last straw. I don’t want to talk with you anymore.
Những lời lẽ khiếm nhã của anh hôm nay là quá lắm rồi. Tôi không muốn nói chuyện với anh nữa.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Trên đây là các câu tức giận bằng tiếng Anh thông dụng nhất và cũng dễ dùng nhất. Những khi giận dỗi, bực tức chúng ta thường mất kiểm soát và nếu lúc đó mà không nói ra được thì sẽ rất bí bách. Vậy nên các bạn nhớ luyện tập ghi nhớ hằng ngày, không chỉ là những câu tức giận bằng tiếng Anh mà cả các chủ điểm khác để sử dụng khi giao tiếp sao cho phù hợp và thành thạo nhất nhé.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Bạn đang muốn thay đổi kiểu tóc? Bạn đi làm tóc ở một salon nước ngoài nhưng chưa biết nói ra sao? Tóc thẳng, tóc xoăn, tóc lượn sóng… mỗi kiểu tóc khác nhau có cách gọi khác nhau trong tiếng Anh. Hãy cùng Step Up khám phá ngay bộ từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc đầy đủ và chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
1. Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc
Có bao nhiêu kiểu tóc? Chúng được phân loại như thế nào và được gọi tên ra sao trong tiếng Anh? Mặc dù chủ đề này không quá phổ biến nhưng lại được áp dụng nhiều trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Để ghi nhớ nhanh bộ từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc, chúng ta chia chúng thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc nữ
Nhóm 2: Từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc nam
Nhóm 3: Từ vựng tiếng Anh về màu tóc
Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc nữ
Con gái chúng mình rất yêu thích thích làm đẹp và để ý chăm tóc cho mái tóc của mình đúng không? Cùng điểm qua các kiểu tóc thông dụng cho nữ như một gợi ý ề mái tóc mới cho mình nha
Chignon: Tóc búi thấp
Ponytail: Tóc đuôi ngựa
Pigtail: Tóc bím
Bunches: Tóc cột hai sừng
Bun: Tóc búi
Bob: Tóc ngắn trên vai
Shoulder- length: Tóc ngang lưng
Wavy: Tóc gợn sóng
Perm: Tóc uốn lọn
Braid: Tóc tết đuôi sam
Long: Tóc dài gợn sóng
Layered hair: Tóc tỉa nhiều tầng
Dreadlocks: Tóc uốn lọn dài
Dyed hair: Tóc nhuộm
Fringe: Tóc mái ngang trán
Cornrow: Tóc tết theo hàng bắp
French twist : Tóc búi kiểu Pháp
Từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc nam
Không chỉ mỗi chị em, cánh mày râu chúng ta cũng rất quan tâm đến mái tóc, vẻ bề ngoài. Cùng tìm hiểu xem có bao nhiêu từ vựng về kiểu tóc nam nhé.
Crew cut: Đầu đinh
Bald head: Đầu hói
Mustache: Ria mép
Flattop: Tóc dựng trên đỉnh đầu, hai bên cạo trọc
Sau khi đã tìm cho mình được một kiểu tóc phù hợp, chúng ta lại phải nghĩ xem nên nhuộm màu tóc nào để hợp nhất. Hãy xem trong tiếng Anh, màu tóc được nói như thế nào nhé!
Sandy: Màu cát
Ginger: Màu cam hơi nâu
Pepper-and-salt: Màu muối tiêu
Jet black: Màu đen nhánh
Blonde: Màu vàng hoe
Red: Màu đỏ
Highlight: màu highlight
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trên đây là tổng hợp bộ từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc. Để nắm vững được những từ vựng này, bạn hãy chia nhóm từ ra để học cho dễ nhé. Đừng quên áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.
Bạn cũng có thể học từ vựng nhanh hơn, hiệu quả hơn thông qua cuốn sách Hack Não 1500. Đây là cuốn sách với phương pháp học bằng hình ảnh, âm thanh vô cùng sáng tạo, truyền cảm hứng cho người học.