Bản thân từng lên kế hoạch học ít nhất 10 từ mới mỗi ngày, nhưng sau đó lại giảm xuống 5, rồi 3 từ. Thú thật, vì quá lười nên mình chẳng hoàn thành nổi bất cứ mục tiêu nào đề ra cả. Đang bất lực và tuyệt vọng vào bản thân thì mình gặp Hack Não 1500 từ tiếng Anh, cuốn sách đã giúp mình tự tin và có hứng thú hơn trong việc học ngoại ngữ.
Xin chào.
Mình là Đức Huy, đang sống và học tập tại Hà Nội.
Kể từ khi tiếp cận với phương pháp truyện chêm và âm thanh tương tự, mình thấy tràn đầy năng lượng học từ mới hơn hẳn. Việc học cùng hình ảnh, các mẩu truyện chêm hài hước khiến bản thân không còn cảm giác gò bó, gượng ép như trước. Nhàn nhã mỗi tối vừa học vừa giải trí với sách, mình cũng học được 2 unit, tính sơ sơ là khoảng 60 từ. Kiểm tra lại với app Hack Não thì mình nhớ tới 95% số từ đã học, cảm thấy bất ngờ và sung sướng lắm!
Cũng phải cảm ơn Step Up rất nhiều vì đã tạo ra ứng dụng tuyệt vời này. Đầy đủ từ học hành đến ôn tập, từ kiểm tra đến đánh giá kết quả, tích hợp các video chỉnh sửa lỗi phát âm, xịn xò khỏi bàn. Trước đây, mỗi lần ôn từ mình luôn phải ghi ghi chép chép nhiều lần, ngại vô cùng. Với app mình không những ôn lại số từ đã học một cách dễ dàng mà cũng có thể tự luyện phát âm và làm quen dần với bảng IPA nữa. Nhờ việc học hiệu quả và ôn tập đều đặn, ngoài vốn từ được lấp đầy hàng ngày thì khả năng tiếng Anh của mình cũng được cải thiện rõ rệt.
Nếu bạn cũng như mình, muốn chiến thắng bệnh lười biếng của bản thân hay đang tìm kiếm một phương pháp học thông minh, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao thì cuốn sách này dành cho bạn đó.
Có một sự thật là trong tiếng Anh giao tiếp, việc chúng ta đôi nói sai ngữ pháp hay sắp xếp các từ không đúng thứ tự thì người nghe vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của câu. Ví dụ: “She has a big beautiful grey cat” hay “She has a beautiful grey big cat”? Dù câu nào đúng đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn hiểu được: Cô ấy có một con mèo to, màu xám, và rất đẹp.
Thêm vào đó, xu hướng học mới được quảng cáo rầm rộ khiến người học bối rối: không cần học ngữ pháp mà tập trung luôn vào giao tiếp tiếng Anh. Vậy, có nên học ngữ pháp hay không? Và đâu mới là cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả nhất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Học ngữ pháp Tiếng Anh theo từng thành phần trong câu
Ngữ pháp tiếng Anh, hiểu một các đơn giản là đặt câu đúng trật tự, đúng quan hệ và hài hòa giữa các từ, yếu tố để tạo nên một câu văn hoàn chỉnh. Như vậy, trước tiên, muốn học được cách sắp xếp các yếu tố trong câu, ta cần phải biết được một câu tiếng Anh gồm những thành phần nào.
1.1. Các từ loại trong câu tiếng Anh
Từ loại (Part of Speech) là một nhóm gồm các từ được dùng theo một cách nhất định.
Có tất cả 8 nhóm từ loại trong tiếng Anh:
Noun (Danh từ)
Pronoun (Đại từ)
Adjective (Tính từ)
Verb (Động từ)
Adverb (Phó từ)
Preposition (Giới từ)
Conjunction (Liên từ)
Interjection (Thán từ).
Nói cách khác, tất cả các từ trong tiếng Anh được phân chia thành 8 nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có một chức năng, vai trò khác nhau trong câu và tương đối giống với các nhóm từ trong tiếng Việt.
Ví dụ: “she”, “James”, “my cat” đều là những từ để mô tả một người, vật hoặc hiện tượng nào đó và chúng đều là những danh từ.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Note: Một từ có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau:
Trong tiếng Anh, có nhiều từ được dùng theo nhiều cách khác nhau. Điều này có nghĩa là một từ có thể có chức năng của nhiều từ loại khác nhau.
Ví dụ:
“I would like a drink” (Tôi muốn một đồ uống.)
“He drinks too much” (Anh ta uống quá nhiều.)
Trong câu đầu tiên, từ “drink” là một danh từ. Trong câu thứ hai, “drink” lại là một động từ.
Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản
1.2. Cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Anh
Câu (Sentence) được hiểu là một đơn vị ngữ pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết với nhau để thể hiện khẳng định, nghi vấn, cảm thán, yêu cầu hoặc đề nghị.
Câu tiếng Anh gồm 2 thành phần cơ bản: Chủ ngữ (ai đó hoặc cái gì) và Động từ (một hành động hoặc trạng thái). Về cơ bản, một câu sẽ có cấu trúc như sau:
Someone or
Something
Being or
Doing something
Ví dụ:
Tom (ai đó) calls me (hành động).
The book (cái gì) is interesting (trạng thái).
Một câu có thể có những cách nói khác nhau câu tiếng Anh có 3 thể: khẳng định, phủ định và nghi vấn.
1.3. Cụm từ trong tiếng Anh
Cụm từ (Phrase) là nhóm gồm từ hai từ trở lên nhưng không có cấu trúc Chủ ngữ + Động từ. Nó có thể chứa danh từ hoặc động từ nhưng sẽ không có chủ ngữ hoặc vị ngữ. Mục đích sử dụng của cụm từ để là bổ sung vài thông tin hoặc bối cảnh cho câu.
Ví dụ :
“After lunch, I will visit grandma” (Sau bữa trưa, tôi sẽ đi thăm bà).
“She must have jump across the stream” (Cô ấy có thể để nhảy ra con suối).
1.4. Mệnh đề trong tiếng Anh
Mệnh đề (Clause) cũng là nhóm từ hai từ trở lên, tuy nhiên nó khác với cụm từ ở chỗ nó đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, nói cách khác nó có thể đóng vai như một câu tiếng Anh. Có hai loại mệnh đề trong tiếng Anh:
Mệnh đề độc lập (Independent clause): mệnh đề có ý nghĩa hoàn chỉnh, có thể đứng độc lập và đóng vai trò như một câu.
Mệnh đề phụ thuộc (Subordinate clause): mệnh đề bổ nghĩa cho một mệnh đề độc lập.
Ví dụ:
“When the thief broke into the house, the dog barked at him”.
Mệnh đề đầu tiên là mệnh đề phụ thuộc, nó không mang ý nghĩa hoàn chỉnh và có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề thứ hai.
1.5. Sơ đồ câu trong tiếng Anh
Sơ đồ câu (Sentence Diagram) là một biểu diễn bằng hình ảnh của cấu trúc ngữ pháp của một câu.
Lúc chưa quen bạn có thể sẽ thất sơ đồ câu khá phức tạp, nhưng bạn sẽ nhanh chóng nắm được các quy tắc.
Với một câu nhất định, chúng ta sẽ viết các thành phần chính của câu lên dòng đầu tiên (Chủ ngữ, động từ chính và đại từ). Các yếu tố bổ ngữ cho từng thành phần sẽ được thể hiện bằng nét gạch xiên xuống dưới ứng với từng thành phần.
Ví dụ 1:
The monkeys offer the bananas to the gorillas.
(Những chú khỉ cho đười ươi chuối của mình.)
Cách học ngữ pháp tiếng Anh qua sơ đồ câu
Ba thành phần chính là “monkey” (danh từ) , “offer” (động từ) và “bananas” (đại từ). Các thành phần bổ ngữ sẽ được viết bên dưới.
Ví dụ 2:
I jumped when he popped the balloon.
(Tôi nhảy lên khi anh ta làm vỡ quả bóng.)
Câu này gồm 2 mệnh đề nói với nhau bằng liên từ “when”. Mỗi câu được viết trên một dòng tương ứng với nhau.
Đây là cách giúp chúng ta hiểu trực quan chức năng của các thành phần trong câu và xây dựng câu tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về việc bản thân đang học đến mảng kiến thức nào, nó đóng vai trò gì trong câu. Không giống như cách học thời phổ thông, thấy cây mà không thấy rừng: được học rất nhiều khối kiến thức nhưng không thực sự hiểu hiểu mình đang học cái gì.
2. Chú ý các lỗi thường mắc phải trong ngữ pháp tiếng Anh
Khi bạn làm các bài tập ngữ pháp và khi nói hoặc viết, hãy ghi lại tất cả các lỗi sai mình hay mắc phải. Sau đó, đặt câu đúng với cấu trúc, từ vựng đó và thử lặp lại câu 10 lần một ngày cho đến khi bạn nói được lại cả câu mà không cần nghĩ.
Bên cạnh đó, hãy học ngữ pháp tiếng Anh theo các lỗi thường gặp trong tiếng Anh. Điều này giúp bạn có ấn tượng với cấu trúc ngữ pháp đó ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy, và tránh mắc phải lỗi sau tương tự sau này. Dưới đây là một số lỗi thường mắc phải trong ngữ pháp tiếng Anh cơ bản:
Các lỗi thường mắc trong ngữ pháp tiếng Anh
1. Đặt dấu phẩy sai chỗ
Sử dụng dấu phẩy giữa ngày và tháng trong tiếng Anh:
Câu sai: He was born in January, 1990.
Câu đúng: He was born in January 1990.
(Anh ấy sinh tháng một, năm 1990.)
Không dùng dấu phẩy trước hai mệnh đề độc lập nối với nhau bằng liên từ:
Câu sai: I played chess but I could not win any competition.
Câu đúng: I played chess, but I could not win any competition.
(Tôi chơi cờ vua, nhưng không thắng cuộc thi nào cả.)
Sử dụng dấu phẩy trước động từ trong câu:
Câu sai: One of my hobby, is reading book
Câu đúng: One of my hobby is reading book
(Một trong những sở thích của tôi là đọc sách.)
Sử dụng dấu phẩy trước mệnh đề quan hệ:
Câu sai: He is the man, whom I met on the plane.
Câu đúng: He is the man whom I met on the plane.
(Anh ấy là người đàn ông tôi đã gặp trên máy bay.)
Sử dụng dấu phẩy trước từ liên kết trong câu:
Câu sai: I caught a cold, because I had some ice cream.
Câu đúng: I caught a cold because I had some ice cream.
(Tôi bị cảm vì ăn kem.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Cách dùng “assure”, “ensure” và “insure”
Ba từ này đều có nghĩa tiếng Việt là “bảo đảm”, và cách phát âm tương tự nhau, thậm chí từ ensure và insure đều có cách phát âm là /ɪnˈʃɔːr/. Trên thực tế, chúng lại có cách dùng khá khác nhau.
Assure được sử dụng để củng cố khả năng đạt được một điều gì đó, hoặc tuyên bố một cách thuyết phục.
Ví dụ:
She assured him that the car would be ready the next day.
(Cô ấy bảo đảm với anh ta rằng chiếc xe sẽ sẵn sàng vào ngày mai.)
Ensure mang nghĩa làm cho chắc chắn, để đảm bảo điều gì đó sẽ hoặc không xảy ra.
Ví dụ:
Their 2–0 victory today has ensured the Italian team a place in the final match.
(Chiến thắng với tỷ số 2-0 hôm nay đã đảm bảo đội tuyển Italia có một vé vào chung kết.)
Insure được sử dụng khi đề cập đến việc đảm bảo ai đó khỏi nguy cơ mất mát về tiền bạc, bảo hiểm.
Ví dụ:
The house is insured for two million dollars.
(Ngôi nhà có bảo hiểm hai triệu đô-la.)
3. Phân biệt “its” và “it’s”
Đây là lỗi rất thường thấy trong văn viết tiếng Anh.
Its là đại từ sở hữu, thể hiện mối quan hệ sở hữu của một vật hiện tượng nào đó lên sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ:
I really like her hat, its color is wonderful. (Tôi rất thích cái mũ của cô ấy, màu của nó thật tuyệt.)
It’s là cách viết tắt của it is hoặc it has
Ví dụ:
It’s raining again (Trời lại mưa rồi.)
It’s has been raining for hours! (Trời mưa hàng tiếng đồng hồ rồi!)
4. Phân biệt “farther” và “further”
Khi học về so sánh trong tiếng Anh, chúng ta thường được dạy là cả hai từ đều có nghĩa “xa hơn” và không có sự phân biệt. Thường thì mọi người có xu hướng sử dụng further vì nghe có vẻ “sang chảnh” hơn. Tuy nhiên giữa hai từ có sự khác biệt về nghĩa.
Farther thường được dùng để miêu tả khi nói để khoảng cách ở nghĩa đen
Ví dụ:
It took me two hours to find my dog. He ran farther than I imagine.
(Tôi đã mất hai giờ để tìm thấy chú chó, nó chạy xa hơn tôi nghĩ.)
Further được khi đề cập đến khoảng cách tượng hình
Ví dụ:
You must do something with him. You can’t let him go any further!
(Bạn phải làm gì với anh ta đi chứ, không thể để anh ta đi xa hơn nữa!)
5. Phân biệt “lie” và “lay”
Cả lie và lay đều là động từ bất quy tắc và có sự tương đồng cả về cách phát âm và nghĩa (thậm chí lay cũng là dạng quá khứ của lie) nên chúng thường gây bối rối cho người học.
Lie mang nghĩa “nằm”, có dạng quá khứ và hoàn thành lần lượt là lay và lain.
Ví dụ:
She lies on the bed all day. (Cô ta nằm trên giường cả ngày.)
Lay mang nghĩa “đặt, để”, có dạng quá khứ và hoàn thành đều là laid.
Ví dụ:
Please lay the book on the right bookshelf.
(Làm ơn đặt cuốn sách vào đúng kệ.)
Tìm hiểu thêm vể các cấu trúc câu trong tiếng Anh:
Lý do khiến bạn học ngữ pháp tiếng Anh bao nhiêu năm mà vẫn không nhớ được không nằm ngoài việc có “học” mà không có “hành”. Bộ não chúng ta luôn có cơ chế làm mới và tự động loại bỏ những thông tin mà nó cảm thấy không cần thiết và không được sử dụng thường xuyên. Chính vì vậy, thực hành chính là cách duy nhất để nhớ được thông tin. Và khi nhắc đến thực hành, điều đó có nghĩa là thực hành với cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Luyện tập ngữ pháp tiếng Anh
Thực hành nghe và đọc tiếng Anh
Nếu bạn nghĩ rằng cần học thuộc công thức ngữ pháp trước khi nghe để hiểu được ý của người nói, thì sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Một đứa trẻ chẳng học bất kỳ công thực ngữ pháp nào cả mà vẫn nói một các gần như là hoàn hảo. Khi nghe một cấu trúc lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn sẽ tự “đoán” được cách sử dụng của nó. Điều tương tự cũng diễn ra khi bạn đọc tiếng Anh. Ví dụ khi bắt gặp trong bài đọc cụm từ: “a small white house”, “a short green desk”, thì bạn sẽ biết phải làm gì khi muốn nói “một tảng đá lớn màu xám” – “a large grey rock” thay vì “the rock is large and grey”. Cách học này khiến bạn nhớ kiến thức lâu hơn nhiều so với cách học truyền thống.
Tài liệu thực hành đọc tiếng Anh: Trang web ManyThings.org. Trang web gồm những câu truyện thú vị dành riêng cho người học tiếng Anh. Có kèm theo audio giúp bạn luyện nghe kết hợp đọc một cách hiệu quả.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Thực hành nói và viết tiếng Anh
Việc bạn có thể đạt điểm ngữ pháp 10/10 không đảm bảo bạn sử dụng ngữ pháp trôi chảy trong các cuộc đàm thoại tiếng Anh. Khi nói, chúng ta sẽ không có thời gian để suy nghĩ hay băn khoăn lựa chọn nên sử dụng “among” hay “between”, “much” hay “more”,… Chính vì vậy, lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo được phản xạ với ngôn ngữ là điều cần thiết. Bên cạnh đó, việc luyện viết tiếng Anh thường xuyên cũng là cách chúng ta “chọn trước” những cấu trúc, ngữ pháp, văn phong hay cách diễn đạt cho riêng bản thân mình. Đây vừa là cách rèn luyện kỹ năng viết, vừa như một bước chuẩn bị cho kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.
Trên đây là cách học ngữ pháp tiếng Anh với 3 bước đơn giản. Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản hay nâng cao đều không quá phức tạp, nhưng lại rất dễ mắc lỗi bởi nó có một số quy tắc và vô số những trường hợp bất quy tắc. Hy vọng với bài viết này, Step Up đã giúp bạn có những bước đi đầu tiên với môn ngoại ngữ này.
Nếu bạn đang có dự định thi lấy chứng chỉ TOEIC thì việc tìm hiểu về cách tính điểm bài thi của mình là điều cần thiết để xây dựng được lộ trình học tiếng Anh cũng như chiến lược ôn thi hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn chính xác về thang điểm TOEIC, cùng tìm hiểu nhé!
TOEIC là viết tắt của Test of English for International Communication, là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh Quốc tế dành cho những người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 (không phải tiếng mẹ đẻ). Đây cũng là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay vì sự đa năng của nó.
Bài thi TOEIC truyền thống và cũng là là bài thi phổ biến hiện nay gồm 2 kỹ năng: kỹ năng nghe và kỹ năng nói. Gồm tất cả 200 câu hỏi hoàn thành trong 2 giờ đồng hồ.
Phần nghe (Listening): Gồm 100 câu hoàn thành trong 45 phút, vừa nghe và vừa điền đáp án vào phiếu trả lời. Câu hỏi sẽ được phát trong đoạn ghi âm thanh vì in trong đề thi.
Phần đọc (Reading): Gồm 100 câu hỏi hoàn thành trong 75 phút. Đây là phần kiểm tra kỹ năng đọc hiểu và từ vựng cũng như ngữ pháp của thí sinh.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trong cuộc thi chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế như IELTS hoặc TOEFL, từ vựng được sử dụng thường khá khó và mang tính chất học thuật. Không giống như vậy, từ vựng TOEIC hầu hết đều là những từ cơ bản và phổ biến nhất. Có lẽ cũng vì vậy mà chứng chỉ này nghiên hơn về tiếng Anh giao tiếp. Theo cấu trúc đề được sửa đổi mới nhất từ 01/06/2019, đã có nhiều từ vựng và cấu trúc chúng ta thường bắt gặp trong các bộ phim học tiếng Anh như: “gonna”, “in a minute”,… được thêm vào bộ đề.
Xem thêm: Để làm tốt bài thi TOEIC, bạn cần nắm được nền tảng từ vựng tiếng Anh cơ bản. Nạp nhanh 1500 từ tiếng Anh thông dụng nhất chỉ trong 30 ngày với sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh. Cuốn sách gồm những từ tiếng Anh xuất hiện trong 80% những cuộc đàm thoại tiếng Anh của người bản ngữ và phương pháp học thông minh, nhớ từ vựng nhanh, hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Điều đặc biệt trong bảng điểm TOEIC hay cách tính điểm TOEIC là bài thi được chấm theo một thang điểm cố định: số câu trả lời đúng tương ứng với số điểm thay vì trừ điểm vào những câu sai. Khi chấm điểm giám khảo sẽ đối chiếu số câu trả lời đúng với thang điểm TOEIC thay vì nhân số câu trả lời đúng với đơn vị điểm.
Ví dụ nếu bạn làm đúng 2 câu đầu hay 5 câu đầu thì số điểm cũng tương ứng nhau là 5 theo thang điểm cố định.
Và số điểm tối đa cho tất cả 200 câu hỏi là 990 chứ không phải 1000.
Thang điểm TOEIC
Dưới đây là một mẫu thang điểm TOEIC bạn có thể tham khảo:
Thang điểm TOEIC
Ví dụ, với thang điểm trên, thí sinh làm được 21 câu đúng phần nghe và 59 câu đúng phần đọc thì điểm sẽ được quy đổi như sau:
Điểm nghe: 21 câu ~ 80 điểm
Phần đọc: 59 câu ~ 265 điểm
Vậy điểm tổng là 340 điểm.
Điểm số của các bài thi TOEIC luôn là điểm chẵn. Những câu trả lời đúng đầu tiên sẽ có giá trị điểm rất thấp và tăng dần lên, càng về sau, khi trả lời được thêm một câu đúng sẽ tạo ra được khác biệt lớn và đạt được điểm số cao hơn nhiều. Về cơ bản, làm đúng càng nhiều câu lẽ càng được nhiều điểm.
Như vậy chúng ta đã biết điểm thi được quyết định bởi một thang điểm TOEIC cố định. Tuy nhiên, mỗi đề thi TOEIC đều không giống nhau, có thể câu 1 ở đề này là câu dễ và có giá trị điểm thấp, nhưng ở đề khác lại là một câu khó. Vì vậy tùy thuộc vào mỗi bộ đề sẽ có cách chấm điểm và bảng quy đổi điểm khác nhau.
Để thuận tiện cho việc ôn thi và ước lượng điểm số, bạn có thể tham khảo bảng điểm dưới đây. Đây là bảng điểm đã được ETS (đơn vị ra đề TOEIC) xác nhận.
Thang điểm TOEIC chuẩn
3. Bảng quy đổi điểm TOEIC
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến CEFR (The Common European Framework Of Reference For Languages). Đây là khung đánh giá trình độ tiếng Anh chuẩn của châu Âu. Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEFL hay TOEIC đều có thể được quy đổi sang khung chuẩn này.
Điểm TOEIC
Trình độ CEFR
Trình độ tương ứng
945 ~ 990
C1
Ở trình độ này bạn có thể hiểu được:
Các văn bản dài hơn và ý nghĩa ẩn dụ của chúng
Bài phát biểu dài dòng về các chủ đề trừu tượng
Chi tiết trong các văn bản phức tạp, ngay cả khi không liên quan đến các chủ đề bạn thực sự am hiểu
785 ~ 944
B2
Ở trình độ này bạn có thể hiểu được:
Ý chính của văn bản phức tạp
Ngôn ngữ nói tiêu chuẩn, phát trực tiếp hoặc phát sóng truyền hình
Các nội dung có từ vựng đọc rộng, thể hiện ý kiến tự do
550 ~ 784
B1
Ở trình độ này bạn có thể hiểu được:
Ý chính của các chủ đề thông dụng ở công sở, trường học hay khi du lịch
Các chi tiết chung và cụ thể trong một bài diễn thuyết rõ ràng
Thông tin, dữ kiện về những chủ đề bạn quan tâm
225 ~ 549
A2
Ở trình độ này bạn có thể hiểu được:
Những câu giao tiếp cơ bản
Bài diễn thuyết chậm, rõ ràng, với những đoạn nghỉ dài
Văn bản ngắn, đơn giản, và các từ thông dụng
120 ~ 224
A1
Ở trình độ này bạn có thể hiểu được:
Ngôn ngữ cơ bản về cá nhân, từ liên quan đến gia đình và công việc
Hiểu được các từ ngữ được nói chậm, rõ ràng
Các văn bản ngắn, đơn giản về vấn đề quen thuộc
Trên đây là bảng điểm TOEIC chính xác mà Step Upđã tổng hợp.
Nếu bạn đang có dự định thi lấy chứng chỉ tiếng Anh TOEIC thì còn chần chờ gì mà không bắt đầu với việc học tiếng Anh của mình ngày hôm nay nhỉ! Hãy xây dựng cho mình một thời gian biểu học tiếng Anh hàng ngày phù hợp nhất với bản thân để đạt được hiệu quả cao nhất.
Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Việc học tiếng Anh, hay bất cứ ngôn ngữ nào đều không phải chuyện dễ dàng, ngày một ngày hai. Nhưng Step Up tin tưởng rằng chỉ cần bạn cố gắng hết sức, nhất định sẽ hái được quả ngọt!
“If you are reading this, you are the cutest person in the world”.
Theo bạn câu trên là câu điều kiện loại 1, 2, hay 3?
Nó được viết với cấu trúc câu điều kiện loại 1, nhưng lại thể hiện một điều không thể xảy ra? Bạn đã dành một thời gian khakhá trong thời gian biểu học tiếng Anh của mình để nghiên cứu nội dung này mà vẫn cảm thấy bối rối? Bài viết này Step Up giúp bạn có một cái nhìn đầy đủ về câu điều kiện trong tiếng Anh.
Trong tiếng Anh câu điều kiện dùng để diễn đạt, giải thích về một sự việc nào đó có thể xảy ra khi điều kiện nói đến xảy ra. Hầu hết các câu điều kiện đều chứa “if”. Một câu điều kiện có hai mệnh đề.
Mệnh đề chính hay gọi là mệnh đề kết quả.
Mệnh đề chứa “if” là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện, nó nêu lên điều kiện để mệnh đề chính thành sự thật.
Thông thường mệnh đề chính sẽ đứng trước mệnh đề phụ đứng sau. Tuy nhiên chúng ta có thể đảo mệnh đề phụ lên trước câu và thêm dấu phẩy vào sau mệnh đề phụ để ngăn cách giữa mệnh đề phụ và mệnh đề chính.
Ví dụ:
If the weather is nice, I will go to Cat Ba tomorrow. (Nếu thời tiết đẹp, tôi sẽ đi Cát Bà vào ngày mai.)
If I were you, I would buy that laptop. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua chiếc máy tính đó.)
I would have got better marks if I had learned hard. (Tôi sẽ đạt điểm cao hơn nếu tôi đã học hành chăm chỉ.)
Xem thêm Câu điều kiện và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Tương ứng với các thời điểm điều kiện xảy ra, câu điều kiện cũng được phân loại thành các dạng dựa vào các mốc thời gian đó. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cấu trúc và cách dùng của mỗi loại câu điều kiện ngay sau nhé!
Câu điều kiện loại 0 (zero conditional)
Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để diễn giải thích tình huống những tình huống được coi là chân lý, thường là những sự thật trong cuộc sống, ví dụ như khoa học.
Mệnh đề phụ
Mệnh đề chính
If + S+ V
(Hiện tại đơn)
S + V
(Hiện tại đơn)
Ví dụ:
If you freeze water, it becomes a solid.
(Nếu bạn đóng bằng nước, nó sẽ thành thể cứng.)
Plants die if they don’t get enough water.
(Thực vật sẽ chết nếu nó không có đủ nước.)
If public transport is efficient, people stop using their cars.
(Nếu giao thông công cộng mà hiệu quả, mọi người sẽ không dùng xe riêng nữa.)
Ngoài ra câu điều kiện loại 0 còn được sử dụng để đưa ra những lời chỉ dẫn, lời đề nghị.
Ví dụ:
If Bill phones, tell him to meet me at the cinema.
(Nếu Bill gọi, bảo anh ấy gặp tôi ở rạp chiếu phim.)
Ask Pete if you’re not sure what to do.
(Hãy hỏi Pete nếu bạn không rõ phải làm gì.)
If you want to come, call me before 5:00.
(Nếu bạn muốn tới, hãy gọi tôi trước 5 giờ.)
Trong câu điều kiện loại 0, chúng ta có thể thay thế “if” bằng “when” mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu nói:
If you heat ice, it melts.
(Nếu bạn làm nóng đá, nó tan chảy)
Ice melts if you heat it.
(Đá tan chảy nếu bạn làm nóng nó.)
When you heat ice, it melts.
(Khi bạn làm nóng đá, nó tan chảy.)
Ice melts when you heat it.
(Đá tan chảy khi bạn làm nóng nó.)
Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả những sự việc có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và kết quả của nó.
Mệnh đề phụ
Mệnh đề chính
If + S + V
(Hiện tại đơn)
S + will + V
(Tương lai đơn)
Ví dụ:
If you don’t hurry, you will miss the bus.
(Nếu bạn không nhanh lên, bạn sẽ lỡ chuyến xe buýt.)
If I have time, I’ll finish that letter.
(Nếu có thời gian, tôi sẽ hoàn thành lá thư đó.)
What will you do if you miss the plane?
(Nếu bạn lỡ chuyến bay bạn sẽ làm gì?)
Trong câu điều kiện loại 1, thay vì sử dụng thì tương lai chúng ta cũng có thể sử dụng các động từ khuyết thiếu để thể hiện mức độ chắc chắn hoặc đề nghị một kết quả nào đó:
If you drop that glass, it might break.
(Nếu bạn làm rơi chiếc cốc, nó sẽ vỡ.)
I may finish that letter if I have time.
(Tôi sẽ hoàn thành lá thư đó nếu tôi có thời gian.)
If he calls you, you should go.
(Nếu anh ấy gọi bạn, bạn nên đi.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả những tình huống không có thật, không thể xảy ra trong tương lai và giả định kết quả nếu nó có thể xảy ra.
Mệnh đề phụ
Mệnh đề chính
If + S + V-ed
(Quá khứ đơn)
S + would + V
(dạng 1 lùi thì)
Ví Dụ:
If the weather wasn’t so bad, we could go to the park.(But the weather is bad so we can’t go.)
(Nếu thời tiết không quá tệ, chúng ta đã có thể đến công viên – Tuy nhiên thời tiết xấu nên chúng ta không thể đi).
If I was the Queen of England, I might give everyone a chicken. (But I am not the Queen.)
(Nếu tôi là nữ hoàng Anh, tôi sẽ cho mỗi người một con gà – Nhưng tôi không phải nữ hoàng.)
I would be working in Italy if I spoke Italian. (But I don’t speak Italian, so I am not working in Italy)
(Tôi sẽ đang làm việc ở Ý nếu tôi nói được tiếng Ý – nhưng tôi không nói tiếng Ý, vì vậy tôi đang không làm việc ở Ý.)
Câu điều kiện loại 3
Câu điều kiện loại 3 được sử dụng để diễn tả những sự việc không xảy ra trong quá khứ và xác định kết quả nếu nó đã xảy ra. Cấu trúc câu này thường ám chỉ sự tiếc nuối hoặc lời trách móc.
Mệnh đề phụ
Mệnh đề chính
If + S + had + V-PII
(Quá khứ hoàn thành)
S + would + have + V-PII
(Dạng 2 lùi thì)
Ví dụ:
If I had worked harder I could have passed the exam. (But I didn’t work hard, and I didn’t pass the exam.
(Nếu tôi học chăm chỉ tôi đã có thể vượt qua kỳ thi.)
If I had known you were coming I would have baked a cake. (But I didn’t know and I didn’t bake a cake.
(Nếu mà biết bạn đến thì tôi đã nướng bánh.)
If she hadn’t got a job in London , she would have married him.
(Nếu cô ấy không có công việc ở London thì cô ấy đã lấy anh ta.)
Câu điều kiện hỗn hợp
Câu điều kiện hỗn hợp
Câu điều kiện hỗn hợp diễn tả những sự việc trái ngược với sự thật đã xảy ra trong quá khứ và giả định kết quả nếu những điều này thực sự đã xảy ra. Những kết quả này sẽ trái với sự thật ở hiện tại.
Mệnh đề phụ
Mệnh đề chính
If + S + had + V-PII
(Quá khứ hoàn thành)
S + would + V
Ví dụ:
If I had studied I would have my driving license. (but I didn’t study and now I don’t have my license)
(Nếu tôi học thì giờ tôi đã có bằng lái xe rồi – nhưng tôi đã không học và hiện tại tôi không có bằng lái xe.)
I could be a millionaire now if I had taken that job. (but I didn’t take the job and I’m not a millionaire)
(Tôi đã có thể đang là một triệu phú nếu tôi nhận công việc đó – nhưng tôi đã không nhận và bây giờ tôi không phải triệu phú.)
If you had spent all your money, you wouldn’t buy this jacket. (but you didn’t spend all your money and now you can buy this jacket)
(Nếu tôi tiêu hết tiền thì tôi đã không mua cái áo khoác này – nhưng tôi không tiêu hết tiền và giờ tôi có thể mua chiếc áo khoác.)
3. Một số lưu ý về cách dùng câu điều kiện
Cũng giống như động từ có động từ thường và động từ bất quy tắc, các cấu trúc câu đầu điều kiện cũng có những trường hợp đặc biệt cần lưu ý.
1. Trong câu điều kiện có mệnh đề phụ ở dạng phủ định, chúng ta có thể dùng “unless” thay cho “if not…”
Ví dụ:
I will buy you a new laptop if you don’t let me down.
(Tôi sẽ mua cho cậu một cái máy tính xách tay mới nếu cậu không làm tôi thất vọng.)
=> I will buy you a laptop unless you let me down.
(Tôi sẽ mua cho cậu một cái máy tính xách tay mới trừ khi bạn làm tôi thất vọng.)
I will go to Cao Bang tomorrow if it doesn’t rain.
(Tôi sẽ đi Cao Bằng vào ngày mai nếu mà trời không mưa.)
=> I will go to Cao Bang tomorrow unless it rains.
(Tôi sẽ đi Cao Bằng vào ngày mai trừ khi trời mưa.)
Mary can’t let you in if you don’t give her the password.
(Mary không thể để bạn vào trong nếu như bạn không đưa cho cô ấy mật khẩu.)
=> Mary can’t let you in unless you give her the password.
(Mary không thể để bạn vào trong trừ khi bạn đưa cho cô ấy mật khẩu.)
2. Trong câu điều kiện loại I, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai đơn trong mệnh đề phụ nếu mệnh đề phụ diễn ra sau khi mệnh đề trình diễn ra.
Ví dụ:
If aspirin will ease my headache, I will take a couple tonight.
(Nếu aspirin có thể giảm bớt cơn đau đầu của tôi, tôi sẽ uống hai viên tối nay.)
If you will take me to the park at 9 a.m, I will wake you up at 8 a.m.
(Nếu bạn có thể đưa tôi tới công viên lúc 9 giờ sáng, tôi sẽ đánh thức bạn dậy lúc 8 giờ sáng.)
If I will have English lesson this afternoon, I will book a grab to school now.
(Nếu tôi có ca học tiếng Anh vào chiều nay, tôi sẽ đặt một chuyến grab tới trường ngay bây giờ.)
3. Trong câu điều kiện loại 2, chúng ta sử dụng “were” thay cho “was”
Ví dụ:
If I were you, I would never do that to her.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ làm vậy với cô ấy.)
If I were you, I would take part in this competition.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tham gia cuộc thi này.)
If I were you, I would believe in her.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tin cô ấy.)
Cách dùng này trang trọng và phổ biến hơn.
4. Cách dùng của câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng trong cấu trúc câu wish và cấu trúc câu would rather để thể hiện sự tiếc nuối hoặc ý trách móc ai đó đã hoặc không làm gì:
Ví dụ:
If I had reviewed for the exam, I would not have got mark D!
(Nếu tôi ôn tập cho kỳ thi, tôi đã không bị điểm D!)
=> I wish I had reviewed for the exam.
(Ước gì tôi đã ôn tập cho kỳ thi.)
=> I would rather I had reviewed for the exam.
(Giá như tôi đã ôn tập cho kỳ thi.)
If I had gone to that party, I could have met her.
(Nếu tôi tới bữa tiệc đó, tôi đã có thể gặp cô ấy.)
=> I wish I had gone to that party.
(Ước gì tôi đã tới bữa tiệc đó.)
=> I would rather I had gone to that party.
(Giá như tôi đã tới bữa tiệc đó.)
Tìm hiểu thêm vể các cấu trúc câu trong tiếng Anh:
Lisa would find the milk if she (to look) in the fridge.
The zookeeper would have punished her with a fine if she (to feed) the animals.
If you spoke louder, your classmates (to understand) you.
Dan (to arrive) safe if he drove slowly.
You (to have) no trouble at school if you had done your homework.
If you (to swim) in this lake, you‘ll shiver from cold.
The door will unlock if you (to press) the green button.
If Mel (to ask) her teacher, he‘d have answered her questions.
I (to call) the office if I was/were you.
Đáp án:
If we meet at 9:30, we will have plenty of time.
Lisa would find the milk if she looked in the fridge.
The zookeeper would have punished her with a fine if she had fed the animals.
If you spoke louder, your classmates would understand you.
Dan would arrive safe if he drove slowly.
You would have had no trouble at school if you had done your homework.
If you swim in this lake, you‘ll shiver from cold.
The door will unlock if you press the green button.
If Mel had asked her teacher, he‘d have answered her questions.
I would call the office if I was/were you.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
1. Mary would have visited her old friend before if there _____ quite a lot of people there.
A. hadn’t
B. wouldn’t be
C. hadn’t been
D. wasn’t
2. If you had caught the bus, you _____ late for school.
A. wouldn’t have been
B. wouldn’t be
C. would be
D. would have been
3. If I _____, I would express my feelings to her.
A. were you
B. would be you
C. was you
D. am you
4. If _____ as I told her, she wouldn’t have had many mistakes .
A. she has done
B. she does
C. she had done
D. she did
5. If the tree wasn’t so high, the child _____ it up to take his kite down.
A. could have climbed
B. could climb
C. is climbing
D. climbed
Đáp án
C
A
A
C
B
Bài 3: Chuyển những câu sau sang câu điều kiện.
1. Stop talking or you will wake the children up.
→ If………………………………………..….…….
2. I lost her number, so I didn’t ring her up.
→If………………………………………..….……..
3. Mary got lost because she didn’t have a map.
→ If …………………………………….……..…….……
4. Linda felt sick because she ate lots of cakes.
→……………………………………………..……
5. June is so fat because of his eating so many chips.
→……………………………………………..……
Đáp án
If you keep talking, you will wake the children up.
If I hadn’t lost her number, I would have rung her up.
If Mary had had a map, she wouldn’t have got lost.
If Linda hadn’t eaten lots of cakes, she wouldn’t have felt sick.
If June ate less chips, he wouldn’t be fat.
Đó là tất cả lý thuyết về cấu trúc câu điều kiện mà Step Up đã tổng hợp. Vậy hãy quay lại câu hỏi đầu tiên ở mở bài: “If you are reading this, you are the cutest person in the world”. Liệu đây có đúng là một câu điều kiện loại I không? Câu trả lời là đúng! Mệnh đề chính của câu mang ý nghĩa chỉ quan điểm của cá nhân chứ không phải sự thật. Chúng ta có thể thay bằng:
“If you are reading this, I’ll say you are the cutest person in the world”.
Và tất nhiên, đây cũng chỉ là cách nói mang tính động viên mà thôi!
Cấu trúc would you mind, do you mind… là cấu trúc câu cầu khiến phổ biến và cũng là cấu trúc ngữ pháp quan trọng mà bất cứ cuốn sách học tiếng Anh nào cũng có. Tuy nhiên, nó thường gây bối rối cho người học vì không biết nên trả lời thế nào. Cùng Step Up tìm hiểu tất cả các cách sử dụng và đối đáp với cấu trúc would you mind, do you mind nhé!
1. Câu yêu cầu với cấu trúc Would you mind/ Do you mind
Cấu trúc Would you mind có thể được sử dụng để đưa ra yêu cầu hoặc hỏi ý kiến của người nghe về việc nào đó, mang ý nghĩa “bạn có phiền nếu…”.
Công thức:
Would/Do you mind + (S) + V-ing
Ví dụ:
Would you mind opening the window, please? – Bạn có phiền mở giúp tôi cửa sổ ra không?
Would you mind telling me what you’re doing? – Bạn có phiền không cho tôi biết bạn đang làm gì vậy?
Do you mind being quiet for a minute? – Bạn có phiền yên tĩnh một lúc được không?)
Xem thêm cấu trúc Would you mind và các chủ điểm khác với Hack Não Ngữ Pháp – Sản phẩm mới của Step Up. Với hệ bài tập trong Sách và App giúp sẽ giúp bạn nắm vững ngữ pháp tiếng Anh dễ dàng
2. Câu yêu cầu mang tính chất lịch sự với Would you mind if
Cùng với ý nghĩa trên, chúng ta có một cách dùng khác của Would you mind: cấu trúc would you mind if. Đây là cách nói mang tính chất lịch sự khi bạn đưa ra yêu cầu hoặc hỏi ý kiến của người nghe.
Công thức:
Do you mind + if + S + V-present
Would you mind + if + S + V-ed
Ví dụ:
Do you mind if we go home early? – Bạn có phiền không nếu chúng ta về nhà sớm?
Would you mind if I changed the channel? – Bạn có phiền không nếu tôi chuyển kênh khác?
Do you mind if he tell your mom? – Bạn có phiền không nếu anh ấy nói với bác gái?
Lưu ý: Chúng ta có thể sử dụng do you mind thay would you mind tuy nhiên cách nói này ít lịch sự và ít phổ biến hơn.
Cấu trúc Would you mind
Cách đáp lại câu với cấu trúc Would you mind trong tiếng Anh
Khi muốn đồng ý với yêu cầu của người nói, bạn có thể sử dụng các mẫu câu:
Please do (Bạn cứ làm đi).
Please go ahead (Bạn cứ tự nhiên).
Not at all (Không hề).
No, I don’t mind (Không, tôi không phiền đâu)
No. I’d be glad to (Không, tôi rất vinh hạnh)
No, of course not (Không, tất nhiên là không phiền rồi).
Ví dụ:
Do you mind smoking somewhere else? => Not at all, I’ll go outside.
Would you mind if teacher gave us more exercises? => No, I would like that.
Would you mind if we sat here? => No, not at all. Please go ahead.
Các đáp lại would you mind, do you mind
Khi muốn từ chối yêu cầu của người nói, bạn có thể sử dụng các mẫu câu:
I’m sorry, I can’t (Xin lỗi, tôi không thể).
I’m sorry. That’s not possible (Xin lỗi, điều đó không khả thi).
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
1. Would you mind helping me to turn on the light/turning on the light
2. Do you mind if he attend your birthday next week?
3. Do you mind if I ask you a question
4. Would you mind leaving the door open?
5. Do you mind sending her this box?
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Như như Step Up đã tổng hợp những kiến thức ngữ pháp về cấu trúc Would you mind trong tiếng Anh. Hy vọng với bài viết này, Step Up đã giúp bạn trang bị thêm những hành trang cần thiết để đi đến thành công. Chúc bạn luôn học tập tốt!
Cùng với giới từ trong tiếng Anh, mạo từ a an the cũng là loại từ được sử dụng thường xuyên. Vậy mạo từ là gì?
Mạo từ là từ đứng trước danh từ hoặc cụm danh từ, cho biết danh từ/cụm danh từ ấy nói đến đối tượng xác định hay không xác định, cụ thể hay chung chung.
Trong tiếng Anh có 4 mạo từ tất cả: a/an/the/ø. Mạo từ ø được coi là mạo từ không (zero article) nên ở nhiều trường hợp thường không được tính tới.
Để phân loại, ta có 2 loại mạo từ:
Mạo từ không xác định: a, an
Ví dụ: Give me an apple (Cho tôi một trái táo.)
Do you want me to give you a hand? (Bạn có cần tôi giúp một tay không?)
Mạo từ xác định: the
She is the only child in the family. (Cô ấy là con một trong gia đình.)
Xem thêm Cách dùng A, An, The các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
A, an được sử dụng khi nói đến một đối tượng chưa xác định, chưa được nói đến trong câu, mang nghĩa là “một”. A và an thường đứng trước danh từ/ cụm danh từ số ít, đếm được.
Ví dụ:
My mother gave me a book.
(Mẹ đưa tôi một cuốn sách.)
Trong câu đầu tiên, ta dùng mạo từ “a” khi nói đến quyển sách vì đây là lần đầu tiên cuốn sách được nhắc đến, chúng ta không biết đó là cuốn sách nào. Nói cách khác, danh từ là cuốn sách chưa được xác định.
Mạo từ ‘a’ được sử dụng trước danh từ số ít, đếm được có cách phát âm bắt đầu bằng một phụ âm. Ví dụ: a banana, a pen,…
Ví dụ: This is a good chance. Cụm danh từ
Mạo từ ‘an’ được sử dụng trước danh từ số ít, đếm được có cách phát âm bắt đầu bằng một nguyên âm.
Ví dụ: an elephant, an apple,…
Cần lưu ý phân biệt giữa nguyên âm trong cách phát âm và chữ cái nguyên âm trong mặt chữ, tham khảo bài viết Bảng chữ cái trong tiếng Anh.
She is studying at a university in London.
(Cô ấy đang học đại học ở Luân Đôn.)
Từ “university” có phiên âm /ju:ni’vɜ:səti/, bắt đầu với phụ âm /j/, vì vậy ta phải sử dụng a thay vì an dù university bắt đầu với chữ cái nguyên âm ‘u’.
Cách dùng a an the
3. Những cách dùng khác của a, an
Khi đề cập đến một thành viên của một nhóm
Ví dụ:
Nghề nghiệp (I’m a teacher – Tôi là một giáo viên.)
Quốc tịch (He’s an American – Anh ấy là người Mỹ.)
Tôn giáo(She’s a Buddhist – Cô ấy là người theo đạo Phật.)
Thay thế cho “one”
Ví dụ: I had an ( =one) apple at lunch.
(Tôi ăn một quả táo vào bữa trưa.)
Thể hiện số lượng
Ví dụ: a little (bit) of, a lot of, a ton of
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Để phân biệt a an the, “the” được sử dụng để chỉ những đối tượng xác định, đã được nhắc đến trước đó. The có thể đi được với cả danh từ /cụm danh từ số ít và số nhiều.
Ví dụ:
My house is near a river. The river is very beautiful.
– Trong câu đầu tiên, ta dùng mạo từ “a” khi nói đến dòng sông vì đây là lần đầu tiên dòng sông được nhắc đến, danh từ là dòng sông chưa được xác định.
Ở câu thứ 2, dựa vào thông tin từ câu đầu chúng ta biết dòng sông đang được nói là dòng sông nào. Nói cách khác danh từ dòng sông đã được xác định.
Phân biệt a an the
Những cách dùng khác của the
Sử dụng the với danh từ là một người một vật không một địa điểm cụ thể đã xác định.
Ví dụ:
I loved the book my dad gave me for my birthday. (Not just any book, but specifically the books your dad gave me for my birthday.)
(Tôi thích cuốn sách bố tặng tôi vào dịp sinh nhật – không phải một cuốn sách bất kỳ, mà cụ thể là cuốn sách bố tặng tôi vào dịp sinh nhật.?)
Sử dụng giờ ‘the’ những danh từ độc nhất, chỉ có một trong hoàn cảnh nhất định.
Ví dụ:
The sun (Mặt trời)
The President of the U.S. (Tổng thống Mỹ)
The CEO of Apple (Giám đốc điều hành của Apple)
I took a walk in the forest. (There is only one forest where you live.)
(Tôi đi bộ trong khu rừng – Gần nhà tôi chỉ có một khu rừng duy nhất.)
Sử dụng the với số thứ tự và cấu trúc so sánh hơn nhất.
Ví dụ:
The first, the second, the third (thứ nhất, thứ 2, thứ 3)
The biggest, the best, the fastest, the ugliest (cái lớn nhất, cái tốt nhất, cái nhanh nhất, cái xấu nhất)
Một số trường hợp khác:
Tên con sông (The Nile -sông Nin)
Trên vùng núi (The Alps – núi Alps)
Đại dương(The Pacific Ocean – Thái Bình Dương)
Nhóm các đảo quốc gia ở dạng số nhiều (The Hawaiian Islands – đảo Hawaii)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Một số trường hợp sử dụng mạo từ ø (không sử dụng a, an, the)
Khi nói về một điều gì đó chung chung
Ví dụ:
I love watching whales! (All whales everywhere, not just one specific whale.)
(Tôi thích ngắm nhìn cá voi – Tất cả cá voi ở mọi nơi, không cụ thể con cá voi nào cả.)
Khi nói về đất nước
Ví dụ:
Have you visited Algeria?
(Bạn đã đến Algeria chưa?)
Khi nói về ngôn ngữ (French – tiếng Pháp)
Khi nói về các bữa ăn trong ngày (breakfast – bữa sáng)
Khi nói về các danh từ không đếm được
Ví dụ:
I love adding milk to my coffee.
(Tôi thích thêm sữa vào cafe.)
Khi nói về các ngọn núi, hồ và đảo (Mt. Fuji – núi Fuji)
Hầu hết các thành phố thị trấn con phố và sân bay (New York – thành phố New York)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
When I was younger, I had (1) … real sense of adventure. I loved (2) … vacations my family took every summer. We would go backpacking, camp in the woods, sleep in tents and spend (3) … evening next to (4) … campfire. As (5) … child, I remember trying to build (6) … fire from scratch by rubbing two sticks together. I think (7) … my entire family laughed while I worked at it for (8) … hour. Unfortunately, I never succeeded and my father had to start (9) … fire.
But I do have such good (10) … memories of camping and hiking with my family. Every (11) … summer my parents would pack up (12) … kids and (13) … dog into (14) … car. Then they would pack all (15) … our outdoor gear on (16) … roof of (17) … car and fill (18) … coolers full of (19) … food. My mom would pack all (20) … usual stuff: trail mix, fruit, marshmallows to roast over (21) … fire, stuff to make (22) … sandwiches, etc. We’d take (23) … road trip to (24) … Rocky Mountains in Colorado, find (25) … our spot to set up camp, and pitch our tents near a river. I loved listening to (26) … sound of (27) … river at (28) night!
But I haven’t camped for years! Neither David nor I can take that much (29) … time off of work. It makes me (30) … little sad that Sophie, our daughter, won’t have those same memories. But last (31) year we did do something a little fun, a little different: we had (32) … staycation. The two of us could only get 4 days off of work and we were on (33) … tight budget. We hadn’t enjoyed everything (34) … city has to offer for ages so we decided to have our vacation at (35) … home. We visited (36) … museums and went to (37) … theater. We even took (38) … day trip to (39) … coast (40) … few hours away for (41) … day of sun, sand, and surf. We have some wonderful (42) … photos of our picnic dinner watching (43) … sunset on (44) … beach.
Đáp án:
(1) ø
(2) the
(3) the
(4) the
(5) a
(6) a
(7) ø
(8) an
(9) the
(10) ø
(11) ø
(12) the
(13) the
(14) the
(15) ø
(16) the
(17) the
(18) ø
(19) ø
(20) the
(21) the
(22) ø
(23) a
(24) the
(25) ø
(26) the
(27) the
(28) ø
(29) ø
(30) a
(31) ø
(32) a
(33) a
(34) the
(35) ø
(36) the
(37) the
(38) a
(39) the
(40) a
(41) a
(42) ø
(43) the
(44) the
Trên đâyStep Upđã tổng hợp cách dùng a an the chi tiết trong tiếng Anh. Để học tốt tiếng Anh, bên cạnh việc học các cấu trúc ngữ pháp thì kỹ năng giao tiếp và từ vựng là không thể thiếu. Nạp 1500 từ vựng tiếng Anh thông dụng nhất trong 30 ngày với sách Hack não 1500 từ vựng tiếng Anh của Step Up. Với cuốn sách này, bạn có thể tự tin nghe hiểu 80% các cuộc hội thoại và tự tin giao tiếp với người bản ngữ.
“As soon as I saw you, I knew a grand adventure was about to happen” – Winnie the Pooh. Nếu bạn đã từng hoặc đang là fan cứng của gấu Pooh thì chắc hẳn bạn đã nghe đến câu nói này.
As soon as cũng là một cấu trúc câu phổ biến chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong bất cứ bài luyện nghe tiếng Anh nào. Hôm nay Step Up sẽ tổng hợp tất tần tật các cách dùng của cấu trúc as soon as trong tiếng Anh. Cùng tìm hiểu nhé!
Trong tiếng Anh, liên từ được hiểu đơn giản là những từ có chức năng liên kết hai từ, cụm từ hoặc các mệnh đề lại với nhau. Có 3 loại liên từ:
1. Liên từ kết hợp (coordinating conjunctions): được dùng để kết nối hai (hoặc hơn) đơn vị từ tương đương nhau: từ vựng, cụm từ, mệnh đề,…
Ví dụ: and, but, yet, or, nor, for, so, …
2. Liên từ tương quan (correlative conjunctions): được dùng để kết nối hai (hoặc hơn) đơn vị từ tương đương nhau: từ vựng, cụm từ, mệnh đề,…
Ví dụ: both … and, not only … but also, either … or, neither … nor, rather than,…
3.Liên từ phụ thuộc (subordinating conjunctions): được dùng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, nối mệnh đề này vào mệnh đề chính trong câu.
Ví dụ: because, since before, after, though, although, if, until, when, even if,…
As soon as là là một liên từ phụ thuộc, có nghĩa là “ngay khi”; diễn tả một sự việc xảy ra ngay sau một sự việc khác.
Ví dụ:
As soon as I opened the door, I realised there was someone in the room_Ngay từ khi tôi mở cửa, tôi đã nhận ra có ai đó trong phòng.
It rained as soon as she leave the house_Cô ấy vừa ra khỏi nhà thì trời mưa.
I will give him your letter as soon as I meet him_Tôi sẽ đưa anh ấy bức thư của bạn ngay khi gặp được anh ấy.
Tìm hiểu thêm các liên từ trong tiếng Anh và 90% chủ điểm ngữ pháp khác thường gặp với bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App bài tập, ứng dụng thực tế kiến thức vừa học trong ôn tập và nâng cao tiếng Anh.
As soon as có thể được sử dụng ở thì hiện tại, quá khứ và tương lai, thể hiện 2 hành động diễn ra liên tiếp.
2.1 Cấu trúc as soon as ở hiện tại
Chúng ta dùng cấu trúc as soon as ở thì hiện tại đơn để diễn tả một hành động lặp lại nhiều lần.
Công thức:
S1 + V (hiện tại đơn) + as soon as + S2 + V (hiện tại đơn)
Ví dụ:
He checks his phone for messages as soon as he wakes up_Anh ấy kiểm tra điện thoại ngay khi vừa thức dậy
My brother opens the fridge as soon as he arrives home_Em trai tôi về đến nhà là mở tủ lạnh ra ngay
Jane forgives her boyfriend as soon as he says sorry even when he hits her_Jane tha thứ cho bạn trai của cô ấy ngay khi anh ta nói xin lỗi thậm chí khi anh ta đánh cô
My sister runs away as soon as I call her name every time_Em gái tôi chạy biến đi mỗi lần tôi gọi nó
She goes to school as soon as she finishes her breakfast every morning_Sáng nào cũng vậy, ăn sáng xong là con bé đi học luôn
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
As soon as có thể được sử dụng để diễn tả 2 hành động nối tiếp nhau trong quá khứ.
Công thức:
S1 + V (quá khứ đơn) + as soon as + S2 + V (quá khứ đơn/quá khứ hoàn thành)
Ví dụ:
She said that she alerted the police as soon as she realised what was happening_Cô ấy nói cô ấy đã báo cảnh sát ngay sau khi nhận ra chuyện gì đang xảy ra
Tom turned on the TV as soon as he had completed his homework_Vừa làm xong bài tập về nhà Tom liền bật TV lên.
He came as soon as I had finished painting the bedroom wall_Anh ấy đến ngay lúc tôi vừa sơn xong tường phòng ngủ.
I felt better as soon as I drank a cup of hot chocolate_Tôi cảm thấy thoải mái hơn ngay sau khi được uống một cốc sô-cô-la nóng.
My mom knew I was telling a lie as soon as I spoke the first word_Mẹ tôi biết là tôi nói dối ngay khi tôi vừa mở miệng.
2.3 Cấu trúc as soon as ở tương lai
As soon as cũng có thể được sử dụng để nói về 2 hành động nối tiếp diễn ra ở tương lai chưa diễn ra ở thời điểm nói.
Công thức:
S1 + V (tương lai đơn) + as soon as + S2 + V (hiện tại đơn/hiện tại hoàn thành)
Ví dụ:
I’ll go to the shop as soon as it stops raining_Tôi sẽ đến cửa hàng ngay khi trời tạnh mưa
I’ll go home as soon as the show has ended_Tôi sẽ về nhà ngay khi buổi biểu diễn kết thúc
I’ll go to the dentist’s as soon as I have a toothache_Nếu bị sâu răng tôi sẽ đi nha sẽ ngay
As soon as you meet Janet, you will love her_Ngay khi gặp Janet, bạn sẽ yêu cô ấy
Cách dùng as soon as
Lưu ý:
Chúng ta có thể đảo as soon as và mệnh đề sau as soon as lên đầu câu mà không thay đổi ý nghĩa của câu nói:
She burst into tears as soon as she saw him.
=> As soon as she saw him, she burst into tears.
Tìm hiểu thêm vể các cấu trúc câu trong tiếng Anh:
3. The bus arrived. At once the passengers rushed to board it.
4. The mother saw her son. She embraced him immediately.
5. The bell rang. Presently the students ran out of the class.
6. I went to bed. I fell asleep within no time.
7. She said it. At once she realized her mistake.
8. We heard the news. At once we rushed to the hospital.
9. I saw a snake. At once I ran away.
10. My friend saw me. He stopped the car at once.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Như vậy Step Up đã tổng hợp những kiến thức ngữ pháp liên quan đến cách dùng as soon as trong tiếng Anh. Đây cũng là một trong những cách để hoàn thiện thêm các ý tưởng cải thiện giao tiếp tiếng Anh trôi chảy.
Chúc bạn luôn học tốt!
Tìm hiểu thêm các liên từ trong tiếng Anh và 90% chủ điểm ngữ pháp khác thường gặp với bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App bài tập, ứng dụng thực tế kiến thức vừa học trong ôn tập và nâng cao tiếng Anh.
Trong giao tiếp tiếng Anh, để thể hiện các sở thích, mong muốn của bản thân, thay vì sử dụng cấu trúc I like, I want,…Ở mức nâng cao hơn, chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc would rather. Would rather có nhiều cách sử dụng khác nhau trong từng thì hay các thành phần câu. Cùng Step Up ôn lại các cấu trúc và cách dùng would rather nhé!
1.1. Cấu trúc would rather ở hiện tại hoặc tương lai
Cấu trúc would rather có thể được sử dụng để diễn tả mong muốn của người nói về một điều gì đó ở hiện tại hoặc tương lai. Cách dùng này thường được sử dụng trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh trang trọng hoặc trong văn viết.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
1.3. Cấu trúc ‘would rather than’ và ‘would rather or’
Để thể hiện sự ưu tiên, yêu thích một việc gì đó hơn một việc khác, ta có thể sử dụng would rather than và would rather or. Đây cũng là cách dùng phổ biến của cấu trúc would rather trong tiếng Anh.
Ví dụ:
Would you rather eat dinner out than cook dinner tonight?
She would rather haven’t eat that chocolate cake.
Would you rather eat here or go out?
Would you rather study or watch TV?
Xem thêm cấu trúc WOULD RATHER và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
2.1. Cấu trúc ‘would rather’ ở hiện tại hoặc tương lai
Cấu trúc ‘would rather’ có thể được sử dụng để giả định điều gì đó đối lập với hiện tại hoặc mong muốn ai đó làm gì ở hiện tại hoặc tương lai.
Công thức:
Khẳng định (+): S1 + would rather (that) + S2 + V-ed
Phủ định (-): S1 + would rather (that) + S2 + not + V-ed
Nghi vấn (?): Would + S + rather + S2 + V-ed
Ví dụ:
Tom would rather Mary bought an SUV.
Would you rather she stayed here with us?
I would rather my son worked in finance.
Cách dùng would rather trong tiếng Anh
2.2. Cấu trúc ‘would rather’ ở quá khứ
Cấu trúc ‘would rather’ có thể được sử dụng để thể hiện mong muốn, nuối tiếc về một điều gì đó trong quá khứ hoặc giả định điều đối lập với quá khứ. Cách sử dụng này cũng tương đương với cách cấu trúc câu điều kiện loại III.
Công thức:
Khẳng định (+): S1 + would rather (that) + S2+ had + V3
Phủ định (-):S1 + would rather (that) + S2+ hadn’t + V3
Nghi vấn (?): Would + S + rather + S2 + had + V3
Ví dụ:
I’d rather you hadn’t rung me at work.
Linda would rather that she hadn’t divorced her husband.
The teacher would rather that I had gone to class yesterday.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
4. Bài tập về cấu trúc would rather trong tiếng Anh
Bài tập 1: Chia dạng đúng của động từ:
1. Jennifer’d rather … (stay) home for dinner tonight.
2. I think I’d prefer … (play) chess today.
3. Would you rather I … (leave) you alone?
4. I’d rather the students … (study) for their test.
5. Peter prefers … (relax) at home on the weekend.
Bài tập 2: Điền to, than, or và chỗ trống:
1. Do you prefer coffee … tea?
2. I think I’d prefer … drive to California.
3. Would you rather go to the club … go to the beach? (asking for a choice)
4. He’d rather work all day … go to the beach! (make a specific choice)
5. My friend prefers Japanese food … American food.
Bài tập 3: Chọn đáp án đúng
1. I don’t fancy the theatre again. I’d rather (go/to go/going) to the cinema.
2. I’d rather speak to him in person (to discussing/than discuss/to discuss) things over the phone.
3. If I had a choice I think I’d rather (live in Paris than in London/live in Paris to London/to live in Paris than London) .
4. I would rather you (go/went/had gone) home now.
5. I don’t want to go out. I’d rather (staying/stay/to stay) home.
6. I’d rather go in December (than/that/to) in May.
7. I’d rather come with you (than staying/than stay/to stay) here alone.
8. I’d rather you (stay/to stay/stayed) here with me and the kids.
9. He would rather (save/saves/saving) up than (spend/spends/spending) all his money.
10. Would you rather we (not go/don’t do/didn’t go) out tonight?
Đáp án
Bài tập 1:
1. stay 2. to play 3. left 4. studied 5. relaxing/to relax
Bài tập 2:
1.to 2.to 3.or 4.than 5.to
Bài tập 3
1.go 2.than discuss 3.live in Paris than in London 4.went 5.stay 6.than 7.than stay 8.stayed 9.save/spend 10.didn’t go
Trên đây là các cách dùng phổ biến của cấu trúc would rather bạn có thể bắt gặp trong các cuộc đàm thoại tiếng Anh của người nước ngoài. Hãy đọc kỹ và note lại để nắm được cách dùng would rather đồng thời thực hành thường xuyên để biến kiến thức đó thành của mình! Ngoài ra, để nắm chắc 90% chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong giao tiếp và thi cử, tham khảo sách Hack Não Ngữ Pháp và App bài tập thực hành đi kèm để tiếng Anh luôn trở nên dễ dàng nhé!
“Ước gì mình giỏi tiếng Anh hơn. Nếu mình giỏi tiếng Anh thì cuộc sống của mình đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều“. Đây ắt hẳn là một trong những câu hỏi nói nói lên nỗi lòng của bạn đúng không nào? Vậy bạn đã biết cách sử dụng câu ước – cấu trúc wish trong tiếng Anh chưa? Có bao nhiêu loại câu ước và cách sử dụng chúng như thế nào? Nếu kết hợp với câu điều kiện thì cấu trúc thay đổi thế nào? Hôm nay hãy cùng Step Up tìm hiểu cấu trúc câu với wish nhé!
Đặc trưng của câu ước là luôn bắt đầu bằng mệnh đề Chủ ngữ + wish, theo sau là một mệnh đề giãi bày điều ước. Hai mệnh đề này không thể đảo vị trí cho nhau.
Phương pháp chunking học cụm – Hack x2 thời gian học ngữ pháp, cấu trúc với app Tofu
Cách dùng:
Cấu trúc wish có thể được sử dụng để thể hiện mong ước một điều gì đó không có thật ở hiện tại hoặc giả định một điều trái ngược so với thực tế. Cách dùng này giống với cấu trúc câu điều kiện loại II.
Ngoài ra, để nói về điều ước của bản thân, chúng ta có thể thay I wish bằng If only.
Cấu trúc wish ở hiện tại trong tiếng Anh
Công thức:
Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + V-ed
Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + not + V-ed
Cấu trúc If only: If only + (that) + S + (not) + V-ed
Ví dụ:
Tom wishes that he had a big house (he does not have a big house, and he wants to).
Tom ước anh ấy có một ngôi nhà to.
I wish that we didn’t need to work today (we do need to work today).
Tôi ước rằng tôi không phải làm việc hôm nay.
If only that you lived close by (you don’t live close by).
Giá như tôi sống ở gần đây.
Lưu ý:
1. Trong các trường hợp trang trọng, ta dùng were thay cho was trong câu ước. Tuy nhiên cách dùng was cũng được chấp nhận.
I wish I were a boy. Tôi ước tôi là một thằng con trai.
She wishes she were a rich person. Cô ấy ước cô ấy là người giàu có.
2. Chúng ta có thể sử dụng could trong câu wish để thể hiện khả năng làm một việc gì đó hoặc khả năng xảy ra điều gì đó.
I wish that I could speak Spanish (but, unfortunately, I can’t speak Spanish).
Tôi ước tôi có thể nói tiếng Tây Ban Nha.
I wish that we could go to the party tonight (unfortunately, we’re busy so we can’t go).
Tôi ước chúng ta có thể tham dự buổi tiệc tối nay.
Cấu trúc wish có thể được sử dụng để thể hiện mong ước, thường là nuối tiếc về một việc không có thật ở quá khứ hoặc giả định điều gì đó trái ngược với quá khứ. Cách dùng này giống với cấu trúc câu điều kiện loại III.
Công thức:
Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + had + V3
Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + had not + V3
Cấu trúc If only: If only + (that) + S + had (not) + V3
Ví dụ:
I wish that I had studied harder at school. (I didn’t study hard at school, and now I’m sorry about it).
Tôi ước rằng tôi đã học hành chăm chỉ hơn ở trường học.
I wish that I hadn’t eaten so much yesterday! (But I did eat a lot yesterday. Now I think it wasn’t a good idea).
Tôi ước rằng tôi đã không ăn quá nhiều vào ngày hôm qua!
If only that the train had been on time. (But unfortunately the train was late, and so I missed my interview).
Cấu trúc wish có thể được sử dụng để thể hiện mong ước một việc nào đó xảy ra hoặc một điều gì đó tốt đẹp trong tương lai.
Cấu trúc câu wish ở tương lai trong tiếng Anh
Công thức:
Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + V
Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + not + V
Cấu trúc If only: If only + S + would/could + (not) + V
Ví dụ:
I wish that John wouldn’tbusy tomorrow (he is busy tomorrow).
Tôi ước John không bận vào ngày mai.
If only hecould take the trip with me next month.
Tôi ước anh ấy có thể tham gia chuyến đi với tôi vào tháng sau.
She wishes we couldattend her wedding next week.
Cô ấy ước chúng tôi có thể tham dự lễ cưới của cô ấy tuần sau.
Lưu ý:
1. Chúng ta không dùng wish với những điều có khả năng xảy ra trong tương lai. Thay wish bằng hope. Ví dụ:
I hope that you pass your exam (NOT: I wish that you passed the exam).
Tôi hy vọng bạn sẽ vượt qua kỳ thi.
I hope that Julie has a lovely holiday (NOT: I wish that Julie had a lovely holiday).
Tôi hy vọng Julie sẽ có một kỳ nghỉ vui vẻ.
2. Chúng ta có thể sử dụng wish + would để nói về một điều ta không thích, cảm thấy khó chịu và mong muốn ai đó hoặc điều đó thay đổi trong tương lai. Cấu trúc này không dùng với bản thân và những điều không thể thay đổi (trừ thời tiết).
I wish that the neighbours would be quiet! (They are not quiet and I don’t like the noise.)
Tôi ước hàng xóm của mình có thể yên tĩnh một chút!
I wish that you wouldn’t smoke so much! (You do smoke a lot and I don’t like it. I want you to change this.)
Ở những trường hợp trang trọng, chúng ta có thể dùng wish với động từ nguyên thể để diễn tả mong muốn của bản thân thay cho would like. Cấu trúc này không có ở thì hiện tại hoàn thành.
Ví dụ:
I wish to speak to the headmaster. (This means the same as ‘I would like to speak to the headmaster’.)
Tôi muốn nói chuyện với hiệu trưởng.
I wish to go now.
Tôi muốn đi ngay bây giờ.
2. Wish + O + to V
Tương tự như trên, chúng ta dùng wish với động từ nguyên thể để thể hiện mong ước ai đó làm điều gì.
Ví dụ:
I do not wish you to publish this article.
Tôi không muốn bạn công bố bài báo đó.
I wish these people to leave.
Tôi ước họ rời đi.
3. Wish + O + something:
Đây là cấu trúc được sử dụng rất nhiều trong các lời chúc, mong muốn ai có được điều gì đó.
Ví dụ:
I wished him a happy birthday.
Tôi chúc anh ấy sinh nhật vui vẻ.
They wished us Merry Christmas.
Họ chúc chúng tôi giáng sinh vui vẻ.
Tìm hiểu thêm vể các cấu trúc câu trong tiếng Anh:
6. I have to work on Sunday. I wish I … have to work on Sunday.
A. don’t
B. didn’t
C. won’t
D. wouldn’t
7. I wish you … borrow my things without permission.
A. don’t
B. won’t
C. shouldn’t
D. wouldn’t
8. He wishes he … buy a new car.
A. could
B. might
C. should
D. would
9. She misses him. She wishes he … her a letter.
A. has sent
B. will send
C. would send
D. would have sent
10. I wish I … help you.
A. can
B. could
C. will
D. would
Bài tập 3: Đặt câu với ‘wish’
I don’t have a car.
I can’t play the piano.
I’m at work.
It’s winter.
I’m ill.
I don’t have new shoes.
I can’t afford to go on holiday.
I don’t have time to read lots of books.
I can’t drive.
My laptop is broken.
Đáp án:
Bài 1: didn’t have / weren’t / lived / could travel / were / didn’t have to / could fly / could go
Bài 2: B – C – B – B – B – D – D – A – C – B
Bài 3
I wish that I had a car.
I wish that I could play the piano.
I wish that I weren’t at work
I wish that it weren’t winter.
I wish that I weren’t ill
I wish that I had new shoes
I wish that I could afford to go on holiday
I wish that I had time to read lots of books
I wish that I could drive
I wish that my laptop wasn’t broken
Học tiếng Anh giao tiếp thông minh cùng TOFU. Nắm chắc 553 cụm từ thông dụng có trong hơn 50 tình huống giao tiếp thực tế. 89,3% học viên bon miệng nói tiếng Anh chỉ sau 1 giờ luyện tập trên App.
Trên đây là tất tần tật kiến thức ngữ pháp liên quan đến cấu trúc wish mà Step Up tổng hợp. Để học tiếng Anh hiệu quả nhất hãy tìm cho mình những phương pháp học hiệu quả và một lộ trình tự học phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!