Theo Pháp luật Việt Nam, khi muốn ủy quyền cho ai đó đại diện hay làm gì cho mình thì văn bản pháp lý là giấy ủy quyền buộc phải có. Trong trường hợp làm việc với người nước ngoài, bạn phải sử dụng giấy ủy quyền tiếng Anh (song ngữ) để cả hai bên có thể hiểu được các nội dung ủy quyền. Dưới đây, Step Up sẽ cập nhật mẫu giấy ủy quyền tiếng Anh mới nhất 2020 kèm theo mẫu giấy ủy quyền song ngữ. Hãy tham khảo nhé!
1. Giấy ủy quyền tiếng Anh là gì?
Giấy ủy quyền tiếng Anh (Power Of Attorney) là văn bản pháp lý được sử dụng trong trường hợp giao dịch giữa hai hay nhiều cá nhân, mà trong đó có ít nhất một bên là người nước ngoài và ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh.
Có 2 loại giấy ủy quyền tiếng Anh:
Giấy ủy quyền thuần ngôn ngữ Anh;
Giấy ủy Quyền tiếng Anh bản song ngữ: Mẫu giấy này được viết tiếng Việt và tiếng Anh đan xen nhau để giúp cho cả hai bên hiểu rõ về các nội dung thỏa thuận.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Khi giao dịch với người nước ngoài, chúng ta buộc phải sử dụng các văn bản pháp lý bằng tiếng Anh. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền tiếng Anh cập nhật mới nhất. Mẫu giấy ủy quyền này viết bằng ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh bạn nhé!
Ocialist Republic Of Vietnam
Independence – Freedom – Happiness
—–oo0oo—-
LETTER OF AUTHORIZATION
Mandator (“hereinafter referred to as “We”)
Name:………………………………………………………………………………….
Date of birth:… …………………………………………………………………………………….
ID No:………………………………………………………………………………………………….
Current residence address:…………………………………………………………………….
Be legal representative of:………………………………………………………………………
Business Registration Certificate No:……………………………………………………….
I hereby authorize the Attorney:………………………………………………………………
Name:…………………………………………………………………………………
Date of birth:…………………………………………………………………………………………….
ID No.:…………………………………………………………………………………
Place of issue:………………………………………………………………………….
Date of issue:…………………………………………………………………………………
Current residence address:………………………………………………………………….
The Principal authorizes Mr/Ms:…… to carry out the following tasks:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Article 1: The term of authorization
From the official assigned date till when this authorization document shall be replaced with another one.
Article 2: Obligations of parties
The Principal and the Attorney shall be responsible for the following commitments:
The Principal shall be liable for undertakings given by the attorney within the scope of the authorization.
The Attorney shall report fully on the performance of the authorized act to the Principal.
This agreement of authorization shall be made on the basis of voluntarily entering of parties.
The Pricipal and The Attorney guarantee to fulfill all of the regulations hereof.
Article 3: Other terms
Parties confirm to understand clearly about the rights,the obligations and benefits of each other, and the legal consequences of such written authorization.
Parties have been read, understood clearly and accepted all the terms hereof, and finally signed in such document.
Such authorization document will be in full force from the official assigned date.
Ngoài mẫu giấy ủy quyền tiếng Anh một ngôn ngữ Anh như trên, còn có mẫu giấy ủy quyền tiếng Anh bản song ngữ. Đây là mẫu giấy được viết bằng ngôn ngữ đan xen lẫn nhau là tiếng Việt Và Tiếng Anh.
GIẤY ỦY QUYỀN / LETTER OF AUTHORIZATION
V/v giao, nhận chứng từ / Delivering and receiving payment document
Hồ Chí Minh, dated ………………………
– Căn cứ Bộ Luật Dân Sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành năm 2005.
Pursuant to the Civil Code of the Socialist Republic of Vietnam issued on 2005
– Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành.
Pursuant to current Laws.
I/ Bên ủy quyền (Bên A)/ Mandator (hereinafter referred to as “Party A”)
Họ và tên khách hàng / Full Name of Customer :………………………………………………………………………….
Số CMND/Hộ chiếu/ ID No./Passport Number: …………………………………………………
Ngày cấp/ Dated: ……………………………..Nơi cấp/ Issued at: ……………………………….
Địa chỉ/ Address: …………………………………………………………………………………..
Điện thoại/ Telephone Number: ………..………………………………………………………….
Email:………………………………………………………………………………………………
II/ Bên được ủy quyền (Bên B)/ Authorized Party (hereinafter referred to as “Party B”):
CÔNG TY/ Company ……………………………………………
Người đại diện / Representative: …………………………………………………………………………..
Chức vụ / Position: …………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ/ Address:……………………………………………………………………………………
Điện thoại/ Phone Number:…………………………………………………………………………
Số Fax/ Fax Number:………………………………………………………………………………
III/ Nội dung ủy quyền/ Content of Authorization:
– Bên A ủy quyền cho Bên B thực hiện việc giao, nhận các giấy tờ thanh toán giao dịch liên quan đến các tài khoản tiền gửi của bên A mở tại các Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. / Party A authorizes Party B to deliver and receive all payment documents related to Party A’s accounts opened at all branches of the Bank for Investment and Development of Vietnam JSC (BIDV).
– Bên B được ủy quyền lại cho các nhân viên của bên B để thực hiện nội dung ủy quyền nêu trên. / Party B’s staffs are allowed to conduct above authorization contents.
– Bên B có trách nhiệm thông báo danh sách các nhân viên thực hiện nội dung trên cho Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Kỳ Khởi Nghĩa. / Party B has to inform BIDV – Nam Ky Khoi Nghia branch of specific staffs to conduct above authorization contents.
IV/ Thời hạn ủy quyền/ Period of Authorization:
– Giấy ủy quyền này không hủy ngang và có hiệu lực từ ngày ký đến ngày đăng ký lại. / This Authorization is irrevocable and effective as from the signing date to the date of re-registration.
– Giấy ủy quyền này được lập thành 02 (hai) bản. Mỗi bên giữ một bản có hiệu lực như nhau. Trong trường hợp có sự hiểu không đồng nhất giữa ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh thì tiếng Việt được ưu tiên. / This Authorization shall be made into two (02) copies. Each party keeps one (01) copy of equal validity. In case of having any conflict between Vietnamese and English language, Vietnamese shall be prevailed.
Bên ủy quyền Bên được ủy quyền
The Mandator For and on Behalf of the Authorized Party
Xác nhận của Phòng GDKHCN/Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Confirmation of Individual Service Division or the relevant departments
4. Một số lưu ý khi sử dụng giấy ủy quyền tiếng Anh
Giấy ủy quyền tiếng Anh là văn bản pháp lý chứng nhận giao dịch của hai bên và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, vì vậy cần đòi hỏi tính chính xác và chuyên nghiệp. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng giấy ủy quyền tiếng Anh giúp bạn soạn giấy “chuẩn không cần chỉnh” nhé:
Thỏa thuận rõ ràng về các nội dung ủy quyền trước khi làm văn bản;
Toàn bộ nội dung ủy quyền cần trình bày rõ ràng, đầy đủ;
Quy định rõ ràng, cụ thể về thời gian ủy quyền (Ví dụ: 3 tháng từ 01/1/2020 đến 01/04/2020);
Trong một số giao dịch không có cơ quan thẩm quyền làm chứng thì có thể nhờ bên thứ ba ký xác nhận làm chứng;
Làm ít nhất hai bản, hai bên cùng ký, xin chứng nhận và mỗi bên giữ một bản.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Như vậy, Step Up đã giới thiệu tới các bạn mẫu giấy uỷ quyền tiếng Anh mới nhất kèm theo bản song ngữ Việt – Anh. Hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ bạn hiểu hơn về giấy uỷ quyền tiếng Anh và viết một cách chính xác. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy bình luận bên dưới, Step Up sẽ giúp bạn giải đáp sớm nhất!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Các từ chỉ số lượng dùng để biểu thị sự nhiều hay ít của sự vật hay con người. Có rất nhiều từ chỉ số lượng tiếng Anh được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Step Up sẽ giới thiệu về những từ chỉ số lượng tiếng Anh thường gặp và cách phân biệt chúng. Chủ điểm này này chắc chắn sẽ hỗ trợ nhiều cho các bạn trong giao tiếp tiếng Anh đấy nhé!
1. Số lượng tiếng Anh là gì?
Số lượng tiếng Anh (Quantifier) là những từ hoặc cụm từ được dùng để chỉ số lượng của người hay vật.
Số lượng tiếng Anh thường đứng trước những danh từ cần định lượng, có thể là danh từ ít hoặc danh từ số nhiều.
Ví dụ:
I just bought a novel. – Từ chỉ số lượng của câu là “a”.
(Tôi vừa mua một cuốn tiểu thuyết.)
There are many oranges in the refrigerator. – Từ chỉ số lượng của câu là “many”.
Số lượng tiếng Anh là đơn vị ngữ pháp thường xuyên được sử dụng trong các bài kiểm tra cũng như giao tiếp hàng ngày. Dưới đây là một số cặp từ chỉ số lượng tiếng Anh thông dụng hay đi cùng với nhau:
2.1. Many – Much
“Many – Much” có lẽ là “đôi bạn già” đã quá quen thuộc với người học tiếng Anh. Đây là cặp từ chỉ số lượng tiếng Anh thông dụng mang nghĩa là “nhiều”. Chúng được sử dụng trong cả câu khẳng định, câu phủ định và câu nghi vấn.
“Many” sử dụng với danh từ đếm được số nhiều.
Ví dụ:
There are manypencils in the box.
(Có nhiều bút chì trong hộp.)
How many people are there in Jenny’s family?
(Gia đình Jenny có bao nhiêu người?)
“Much” sử dụng với danh từ không đếm được số nhiều.
Ví dụ:
I don’t need too much butter on this dish.
(Tôi không cần quá nhiều bơ cho món ăn này.)
How much coffee do you want?
(Gia đình Jenny có bao nhiêu người?)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Đây cũng là một cặp từ chỉ số lượng luôn song hành với nhau trong tiếng Anh. Chúng mang nghĩa là “một ít, một chút” được sử dụng với các danh từ số nhiều.
“Some” dùng trong câu khẳng định và câu nghi vấn.
Ví dụ:
Would you like some milk?
(Tôi không cần quá nhiều bơ cho món ăn này.)
Some people are waiting for the train.
(Một số người đang đợi tàu.)
“Any” thường dùng trong phủ định và câu nghi vấn.
Ví dụ:
Does he know any Chinese?
(Anh ấy có biết chút tiếng Trung không?)
There aren’t any suspicious people here.
(Không có bất kỳ người đáng ngờ nào ở đây.)
2.3. A lot of – Lots of
Từ chỉ số lượng tiếng Anh “A Lot of, Lots of” có nghĩa là nhiều, số lượng lớn.
A Lot of/Lots of + N (đếm được, không đếm được)
“A lot of” và “lots of” được sử dụng tương tự nhau trong câu khẳng định để chỉ số lượng vật hay người.
Ví dụ:
I have a lot of homework to do everyday.
(Tôi có rất nhiều bài tập về nhà phải làm hàng ngày.)
I spent lots of money on shopping.
(Tôi đã tiêu rất nhiều tiền để mua sắm.)
Trong một số trường hợp giao tiếp thân mật, “a lot of” được sử dụng với câu nghi vấn.
Some protesters beat police on the streets.protesters beat police on the streets.
(Một số người biểu tình đánh cảnh sát trên đường phố..)
More
Nhiều hơn
There are more people here.
(Có nhiều người hơn ở đây.)
A lot of
Nhiều
He has a lot of candy.
(Anh ấy có rất nhiều kẹo.)
Enough
Đủ
I haven’t enough money to buy the LV bag.
(Tôi không đủ tiền để mua chiếc túi LV.)
No
Không
No one came to Mike’s birthday
(Tất cả mọi người đều bình chọn cho anh ấy.)
Any
Bất kỳ
Any person has the right to vote for president.
(Bất kỳ người nào cũng có quyền bầu cử tổng thống..)
Most
Phần lớn
Most people love to listen to music.
(Hầu hết mọi người đều thích nghe nhạc.)
Lots of
Nhiều
Please give me lots of noodles.
(Tất cả mọi người đều bình chọn cho anh ấy.)
Less
ít
There are less children who do not like to hang out.
(Có ít trẻ em không thích đi chơi.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
3.2. Kết hợp với danh từ đếm được
Từ chỉ số lượng
Nghĩa
Ví dụ
Many
Nhiều
How many students are in class?
(Có bao nhiêu học sinh trong lớp?)
Each
Mỗi
Each day I try hard to work.
(Mỗi ngày tôi cố gắng làm việc chăm chỉ.)
Either
Hoặc
You can either drink milk or tea.
(Bạn có thể uống sữa hoặc trà.)
(A) few
Một ít
Let’s take a few crayons.
(Hãy lấy một vài cây bút chì màu.)
Several
Một số
I saw him several times.
(Tôi đã gặp anh ấy vài lần.)
Both
Cả
Both Anna and I like dogs..
(Cả tôi và Anna đều thích chó.)
Neither
Cũng không
Neither Mike nor his friends are going camping.
(Cả Mike và bạn bè của anh ấy đều không đi cắm trại.)
Fewer
Ít hơn
Fewer people walk to parks due to cold weather.
(Ít người đi bộ đến công viên hơn do thời tiết lạnh.)
“Number, amount, quantity, level hay figure” đều là những từ chỉ số lượng tiếng Anh nhưng có cách sử dụng không giống nhau. Step Up sẽ giúp bạn phân biệt cách dùng các từ số lượng tiếng Anh này.
4.1. Number
“Number” luôn luôn đi cùng với những danh từ đếm được.
Ví dụ:
The number of students of the school is huge.
(The number of students of the school is huge.)
The number of people involved in this project is 2 people.
(Số người tham gia vào dự án này là 2 người)
4.2. Amount
Trái ngược với “number”, “amount” theo sau bởi danh từ không đếm được.
Như vậy Step Up đã tổng hợp cho bạn những từ chỉ số lượng tiếng Anh thông dụng nhất. Hy vọng bài viết giúp bạn không bị nhầm lẫn khi nói về số lượng của người hay vật. Step up chúc bạn học tập tốt!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Bạn muốn học tiếng Anh nhưng chưa biết phải bắt đầu như thế nào? Bạn đang học tiếng Anh nhưng không hiệu quả? Cho dù là mới bắt đầu hay đã trải qua một thời gian học tập thì việc thiết lập một mục tiêu tiếng Anh hợp lý sẽ giúp bạn học nhanh và hiệu quả hơn. Trong bài viết dưới đây, Step Up sẽ chia sẻ về cách đặt mục tiêu tiếng Anh giúp bạn thiết lập lộ trình học ngoại ngữ đúng đắn cho mình nhé!
1. Tại sao cần đặt mục tiêu tiếng Anh
Mục tiêu tiếng Anh giống như một kim chỉ nam giúp bạn đi đúng hướng. Việc có một mục tiêu là then chốt giúp bạn thành công trong việc học tiếng Anh.
Mục tiêu giúp bạn xác định những gì bạn muốn đạt được
Sẽ rất khó nếu bạn chỉ nói rằng: “Tôi muốn giỏi tiếng Anh”, “Tôi muốn thành công” nhưng lại không biết rằng thành công là như thế nào. Mục tiêu tiếng Anh sẽ giúp bạn xác định rõ những gì bạn muốn đạt được, từ đó bắt tay vào lập kế hoạch chinh phục chúng.
Ví dụ: Mục tiêu đặt ra là thi được 9 điểm tiếng Anh. Bạn sẽ biết được bạn cần phải đạt được điểm 9 và phải tiến hành lập kế hoạch để đạt được điểm số này.
Mục tiêu giúp tập trung vào những thứ quan trọng
Tiếng Anh là ngôn ngữ rất đa dạng về ngữ pháp, từ vựng cũng như kiến thức văn hóa khác nhau. Đặt mục tiêu tiếng Anh giúp bạn tập trung vào những thứ đã đặt ra, không bị phân tâm bởi nhiều kiến thức khác.
Mục tiêu giúp tiết kiệm thời gian
Khi đã có một mục tiêu tiếng Anh cụ thể, biết được mình cần học gì thì bạn chỉ cần bắt tay vào học. Việc tập trung học những gì đã định hướng sẵn thì quá trình diễn ra sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Chỉ tập trung vào những kiến thức cần phải học bạn sẽ không bị lãng phí thời gian vào những kiến thức ngoài lề khác.
Đặt mục tiêu tiếng Anh giúp gia tăng động lực và đo lường bản thân
Có mục tiêu tiếng Anh rõ ràng, bạn sẽ thấy được cái đích mình cần phải đến và giá trị mà chúng đem lại. Qua đó, bạn sẽ có động lực thúc đẩy bạn thân học tiếng Anh nghiêm túc hơn. Nhiều người học tiếng Anh nhưng không thấy tiến do họ thiếu đi yếu tố cam kết. Những yếu tố này chỉ có khi bạn đặt mục tiêu học từ ban đầu.
Ngoài ra, việc đặt mục tiêu giúp bạn xác được lộ trình học cho mình. Nhìn vào đây, bạn sẽ đo lường được mình đạt được mục tiêu đề ra chưa. Nếu chưa hoàn thành được có thể nhanh chóng đưa ra những giải pháp khắc phục cụ thể.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Bắt đầu đặt mục tiêu tiếng Anh thay vì ngồi chờ
Có một câu nói mình rất tâm đắc, đó là: “One day or day one. It’s your choice”. Câu nói mang nghĩa là: một ngày nào đó (sự mộng mơ) hay một ngày đầu tiên (của quá trình thực hiện) hoàn toàn là sự lựa chọn của bạn.
Câu này muốn nói rằng, thay vì “Tôi sẽ trở thành một người giàu có” thì bạn hãy đứng lên, đứng lên hành động. Hãy bắt tay vào trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và làm việc để kiếm thật nhiều tiền.
Tương tự như vậy, thay vì nói “Tôi sẽ học giỏi tiếng Anh” thì bạn hãy bắt tay vào thiết lập mục tiêu cho mình. Từ đó vạch rõ lộ trình, nỗ lực học tập cải thiện khả năng Anh ngữ của bản thân.
Cách thiết lập mục tiêu tiếng Anh
Bước 1: Xác định mục đích học tiếng Anh
Trả lời câu hỏi “học tiếng Anh để làm gì” sẽ giúp bạn thiết lập được mục tiêu. Ví dụ như: mục đích của bạn là học tiếng Anh để giao tiếp với người nước ngoài, học tiếng Anh phục vụ cho công việc hiện tại (tương lai).
Bước 2: Hãy viết chúng ra
Những mục tiêu của bạn cần phải được viết rõ ràng trên giấy. Chúng phải cụ thể, rõ ràng, chi tiết, có thể đo lường được và có khả năng thực hiện được.
Ví dụ: Để đạt được mục đích là học tiếng Anh để giao tiếp với người nước ngoài, hãy viết các mục tiêu bạn đặt ra trên giấy, ví dụ như
Học thuộc 1000 từ vựng giao tiếp trong 30 ngày;
Nắm chắc bảng phiên âm IPA trong 10 ngày;
Nắm chắc ngữ pháp về thì 15 ngày.
Bước 3: Lập kế hoạch hành động
Khi đã có được mục tiêu tiếng Anh, bạn cần lập kế hoạch cụ thể cho từng bước đi. Bạn cần ghi ra cuốn sổ nhỏ những gì phải học những gì, như thế nào và kết quả của nó. Hãy đặt ra những việc quan trọng nhất cần làm mỗi ngày. Kiểm nghiệm xem nó có thực sự hỗ trợ cho những mục tiêu của bạn.
Ví dụ: Với mục tiêu học thuộc 1000 từ vựng trong 30 ngày bạn đặt ra ở trên, hãy lập kế hoạch để đạt được nó:
Ngày 1: Học 10 từ đầu tiên bao gồm từ vựng, nghĩa, phát âm;
Ngày 2: Tiếp tục học 10 từ vựng tiếp theo;
Ngày 3: Ôn lại 20 từ vựng đã học và học thêm 10 từ mới.
Cứ như vậy bạn lập kế hoạch, phân chia thời gian, khối lượng từ cần học sao cho hợp lý, phù hợp với bản thân để hoàn thành trong vòng 30 ngày.
Bước 4: Bám sát mục tiêu tiếng Anh
Việc đạt được mục tiêu không phải chuyện ngày một ngày hai. Bạn cần theo sát tiến độ của các đầu việc đã đặt ra để kịp thời phát hiện nếu bạn đi ngoài kế hoạch đã đặt.
Ví dụ: Với kế hoạch học từ 1000 từ vựng trong 30 ngày, bạn phải rà soát tiến độ theo kế hoạch đặt ra:
Ngày 1 bạn đã thuộc 10 từ chưa;
Ngày 1 bạn đã thuộc 10 từ hôm trước + 10 từ mới hay không? Nếu bạn chỉ học được 15 tù thì 5 từ còn lại bạn sẽ phải học bù vào ngày hôm sau.
3. Lập kế hoạch và định hướng qua mục tiêu tiếng Anh
Như mình đã nói trên, mục tiêu giúp ta xác định được những gì cần đạt được, qua đó chúng ta có thể lập kế hoạch và định hướng rõ ràng qua mục tiêu tiếng Anh.
Trước khi bắt đầu học tiếng Anh, bạn nên lập một kế hoạch chi tiết và phương pháp để đạt được chúng thay vì lao vào học đủ thứ mà không có định hướng. Việc đã có một mục tiêu cụ thể, bạn chỉ cần ngẫm nghĩ xem mình mình nên thiết kế viên gạch gì cho đường đi của mình.
Từ kế hoạch đặt ra bạn sẽ biết mình cần làm gì, học gì, ở đâu và lộ trình kế tiếp. Biết được mình đang ở điểm nào, bạn có thể sửa nếu mắc lỗi.
4. Tận dụng cơ hội và thử thách bằng mọi cách
Trên con đường chinh phục mục tiêu tiếng Anh, sẽ có lúc bạn gặp phải những thứ bạn chưa từng học hay chưa từng biết đến.
Ví dụ: Mục tiêu bạn đặt ra là 650 TOEIC trong 5 tháng; Tuy nhiên bạn lại chưa biết được TOEIC cần học những gì, cấu trúc đề thi như thế nào. Lúc này, bạn cần phải tìm hiểu xem toàn bộ về TOEIC và lên cho mình kế hoạch học tập cụ thể. Đây vừa là cơ hội, vừa là thử thách cho bạn. Cơ hội là bạn sẽ được tiếp cận một kiến thức mới, hiểu biết về chúng. Nhưng cũng vì thế mà tạo cho bạn thách thức làm thế nào để có thể tiếp thu được chúng tốt nhất để đạt được mục tiêu tiếng Anh Mình đã đặt ra.
Không có con đường nào trải đầy hoa hồng. Cầu vồng sẽ không xuất hiện nếu như không có những cơn mưa. Hãy vận dụng những cơ hội và thử thách bạn gặp phải bằng mọi cách để biến chúng thành công cụ giúp bạn đạt được mục tiêu.
5. Đặt lại mục tiêu tiếng Anh qua những thất bại và sai lầm
Nếu bạn không phải là một thiên tài, bạn sẽ không thể thành công ngay từ lần đầu tiên. Vì vậy việc bạn gặp phải thất bại là điều thường tình.
Cách tốt nhất để đối diện với thất bại và sai lầm là đối diện và vượt qua nó. Khi gặp thất bại, bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm, biết mình sai ở đâu. Từ đó biết mình cần phải làm gì, thay đổi những gì. Mỗi lần thất bại là một lần chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn, sẽ không bị lặp lại cái sai cũ. Lúc này, hãy đặt lại mục tiêu tiếng Anh mới phù hợp cho mình và thực hiện nó ngay lập tức.
Ví dụ: Mục tiêu bạn đặt ra nắm chắc 12 thì tiếng Anh trong 10 ngày. Tuy nhiên sau 10 ngày, bạn chỉ học được 6 thì. Vậy hãy xác định nguyên nhân:
Do mình chưa tập trung thực hiện kế hoạch;
Năng lực bản thân không đủ để học được hết kiến thức trong 10 ngày.
Sau khi xác định được rõ nguyên nhân, hãy đặt lại mục tiêu. Với khả của mình như vậy, thì mục tiêu mới sẽ là học tiếp 6 thì còn lại trong 10 ngày.
6. Kết quả của mục tiêu tiếng Anh
Đừng chỉ nghĩ việc đạt được mục tiêu là điều tất yếu phải làm, mà hãy thấy kết quả của mục tiêu tiếng Anh chính là phần thưởng dành cho bạn.
Việc bạn đặt ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện chúng đã là một thành quả ngay từ khi bắt đầu rối. Trong quá trình đó, bạn phải hoàn thành rất nhiều những đầu mục khác nhau. Bạn sẽ trau dồi được nhiều kinh nghiệm mới, học được nhiều kỹ năng mới. Sau mỗi điều này bạn sẽ được tiếp thêm động lực cho việc học.
Đạt được mục tiêu tiếng Anh cũng khẳng định được sự cố gắng và nỗ lực của bạn. Phần thưởng của kết quả chính là niềm tự hào và những kiến thức mà bạn nhận được sau cả quá trình.
7. Điểm kế tiếp của mục tiêu tiếng Anh
Bạn đã đạt được TOEIC 650 điểm, liệu bạn có muốn nâng cao hơn nữa ở con số 800 hay 900?
Bạn đạt được mục tiêu nghe tiếng Anh thành thạo, liệu bạn có muốn phát triển thêm nhiều kỹ năng khác?
Đừng ngủ quên trong chiến thắng của mình.Bởi Anh ngữ là “kho tàng” kiến thức rộng lớn, bạn cần phải học hỏi và khám phá rất nhiều. Chính vì vậy, sau khi đạt được mục tiêu tiếng Anh, hãy đặt cho mình một mục tiêu mới. Đừng dừng lại, hãy học tập, trau dồi thêm vì điểm kết thúc cũng chính là điểm bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
Đặt mục tiêu quá cao sẽ khiến bạn chán nản và muốn bỏ cuộc. Còn nếu quá thấp bạn lại không có động lực phấn đấu. Dưới đây là một số lời khuyên của Step Up cho bạn khi đặt mục tiêu tiếng Anh:
Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART: Cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và thời gian hoàn thành;
Liệt kê chi tiết những việc bạn cần phải làm;
Lên kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn;
Luôn duy trì trách nhiệm thực thi mục tiêu đúng tiến độ;
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người có chuyên môn nếu bạn gặp khó khăn;
Đừng bao giờ từ bỏ: Dù thế nào bạn cũng đừng từ bỏ mục tiêu ban đầu nhé.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Step Up về mục tiêu tiếng Anh và cách để thiết lập mục tiêu hiệu quả. Đến đây thì mình nghĩ là các bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu rồi phải không. Hãy lập cho mình một mục tiêu bạn bắt tay vào hành trình chinh phục Anh ngữ thôi nào. Step Up chúc bạn thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Ngữ pháp tiếng Anh được coi là một “kho tàng” kiến thức rộng lớn, phong phú. Tuy nhiên, chúng ta thường “ngại” và gặp khó khăn trong việc học do có nhiều ngữ pháp khác nhau dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, để chinh phục được mảng kiến thức “khô khan” này, bạn hãy tìm cho mình người bạn đồng hành, đó là một cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh. Trong bài viết này, Step Up sẽ chia sẻ về Top 6 cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho mình một cuốn sách phù hợp nhé!
1. Cách tận dụng tối đa một cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
Không chỉ riêng sách ngữ pháp Tiếng Anh, bất cứ cuốn sách nào sẽ chỉ phát huy được hết công dụng khi bạn biết cách tận dụng nó một cách tối đa. Dưới đây là cách giúp bạn tận dụng tốt một cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh nhé:
Xác định mục tiêu học sách
Hiển nhiên rằng mục đích đọc sách ngữ pháp tiếng Anh là để học mảng kiến thức này. Những điều đầu tiên mà Step Up muốn chỉ cho bạn để tận dụng tối đa một cuốn sách là phải đặt mục tiêu khi học sách. Bạn hãy xây dựng cho mình một mục tiêu cụ thể với sách ngữ pháp tiếng Anh (Ví dụ như: Mình sẽ học được bao nhiêu cấu trúc, trong thời gian bao lâu,…).
Hãy lấy giấy bút vạch ra những mục tiêu cụ thể cùng những dòng chữ như: “Tôi sẽ làm được” để thêm phần quyết tâm bạn nhé!
Đọc mục lục sách
Sau khi đã xác định được mục tiêu học cho mình thì việc tiếp theo bạn cần làm là đọc mục lục của sách.
Mục lục là dàn ý chung của cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh. Đôi khi chúng còn thể hiện tính logic của sách. Đọc mục lục sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Sách có những nội dung ngữ pháp nào? Trật tự ra sao?”. Từ đó bạn có rút ra được phương pháp học sách phù hợp sao cho hiệu quả nhất.
Một cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh sẽ dạy cho chúng ta rất nhiều kiến thức mà ta không thể nhớ hết được một cách chính xác. Hãy ghi lại những công thức, cấu trúc ngữ pháp cùng ví dụ vào một quyển sổ nhỏ xinh để khi cần dùng đến nó bạn có thể mở ra ngay lập tức những thông tin quan trọng nhất.
Bạn nên ghi lại những kiến thức theo cách mà bạn hiểu bằng lời văn của chính mình thay vì việc chép máy móc từ trong sách ra. Không gì tuyệt vời hơn nếu bạn có thể ghi lại thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy. Đừng quên thường xuyên đọc lại để nắm vững những kiến thức đã học nhé.
Áp dụng những kiến thức học được từ sách vào thực hành
Hãy làm các bạn tập trong sách ngữ pháp tiếng Anh đầy đủ nếu có. Bạn có thể tìm thêm các dạng bài tập khác trên mạng Internet để làm. Với sự phát triển của Internet như hiện nay thì không khó để tìm kiếm các bài tập tiếng Anh đúng không
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Cách lựa chọn một cuốn sách học ngữ pháp tiếng Anh phù hợp
Một cuốn sách phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học sách có hiệu quả hay không? Nếu bạn chưa chọn được cho mình một cuốn sách ưng ý thì hãy xem cách lựa chọn một cuốn sách học ngữ pháp tiếng Anh dưới đây:
Xác định lĩnh vực sách ngữ pháp tiếng Anh cần mua?
Nếu bạn là người mất gốc cần học lại từ đầu bạn sẽ không thể lựa chọn những cuốn sách luyện ngữ pháp IELTS được phải không nào? Do đó, trước khi chọn mua sách, bạn nên hiểu rõ nội dung sách cần mua và mục đích học tập của mình để lựa chọn được sách phù hợp nhất.
Đánh giá năng lực bản thân
Mỗi cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh, ngoài việc tổng hợp những cấu trúc tốt thì nó thường dành cho một nhóm đối tượng nhất định. Chính vì vậy, bạn phải tự đánh giá năng lực, khả năng tiếng Anh của mình thật chính xác để biết nên lựa chọn sách ở trình độ nào.
Lựa chọn sách đúng với trình độ sẽ thúc đẩy quá trình tiếp thu, trau dồi kiến thức từ sách diễn ra nhanh hơn. Một cuốn sách quá khó sẽ chỉ khiến bạn nản chí trong việc học. Còn nếu sách quá dễ thì không thể giúp bạn tiến bộ hơn được.
Đặc biệt đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Anh thì việc học đúng sách, đúng phương pháp giống như kim chỉ nam đưa bạn đi đúng đường. Đồng thời giúp bạn cảm thấy có hứng thú với tiếng Anh hơn.
Nhờ sự tư vấn từ người có chuyên môn
Nếu như bạn vẫn còn phân phân, chưa chọn được sách cho mình thì có thể tham khảo từ những người có chuyên môn. Có thể là thầy, cô giáo của bạn hay những người có kinh nghiệm trong việc học tiếng Anh.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về sách trên các trang mạng. Đã có rất nhiều bài review sách ngữ pháp tiếng Anh từ những người đi trước có kinh nghiệm chia sẻ.
Nhiều bạn học tiếng Anh cho rằng càng học nhiều sách thì càng biết nhiều ngữ pháp tiếng Anh hơn. Điều này không hẳn đúng nhé!
Thay vì cố học nhiều sách, bạn hãy tập trung nghiên cứu và học kỹ từng cuốn sách một. Việc đọc nhiều loại sách ngữ pháp tiếng Anh cùng lúc có thể gây nhiễu thông tin, không đem lại giá trị cho bạn.
3. Top 6 cuốn sách học ngữ pháp tiếng Anh hay nhất
Dưới đây à gợi ý của Step Up về Top 6 sách học ngữ pháp tiếng Anh hay nhất:
Sách Hack Não Ngữ Pháp
Hack Não Ngữ Pháp là sách học ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản tới nâng cao. Bộ sản phẩm bao gồm gồm một cuốn sách kiến thức nền tảng và một App học tập thông minh. Bên cạnh đó, còn có các dịch vụ hỗ trợ khác đi kèm như lớp học group cộng đồng, livestream,…
Sách hack Não Ngữ Pháp
Cuốn sách có độ dày hơn 200 trang và được in màu, phủ bóng toàn bộ trên khổ A4. Kiến thức ngữ pháp trong sách được chia làm 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Ngữ pháp cấu tạo giúp nhận diện và nói đúng cấu trúc của 1 câu đơn;
Chương 2: Ngữ pháp về các thì trong tiếng Anh để bạn nói đúng thì của một câu đơn giản;
Chương 3: Ngữ pháp cấu trúc hướng dẫn bạn nói và phát triển ý thành câu phức tạp.
App Hack Não PRO
Cung cấp cho người học đầy đủ một lộ trình luyện tập và ứng dụng ngữ pháp. App gồm 2 phần luyện tập là các bài luyện tập tương ứng với sách và kho đề thi tổng hợp. App còn tích hợp thêm tính năng thống kê kết quả học tập. Bên cạnh đó còn có các video chia sẻ phương pháp, bí kíp học tiếng Anh hiệu quả.
Nhờ đó, bạn sẽ hiểu sâu bản chất của 90% chủ điểm ngữ pháp chính trong tiếng Anh sau khi học xong bộ sản phẩm này.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
“English Grammar in Use” là sách ngữ pháp tiếng Anh bao gồm 145 điểm ngữ pháp được sắp xếp theo hệ thống giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm và học. Đây là cuốn sách dành cho các học viên đã nắm vững tiếng Anh cơ bản.
Mỗi bài học trong sách đều có ví dụ và phân tích cụ thể ngữ pháp, cách sử dụng chúng như thế nào sao cho chính xác và đúng. Kèm theo đó là những bài tập vận dụng đi kèm giúp bạn củng cố kiến thức. Sách có đáp án giúp bạn kiểm tra xem mình làm bài tập đúng hay sai nhé.
Phần cuối cùng của cuốn sách là mục Index (thông số). Đây kà mục thống kê lại tất cả các cụm từ tiếng Anh theo bảng chữ cái A B C. Mỗi cụm từ sẽ bao gồm nghĩa và cách sử dụng trong ngữ pháp.
Oxford Guide to English Grammar
“Oxford Guide to English Grammar” được viết bởi tác giả John Eastwood là bộ tài liệu có hệ thống về các dạng ngữ pháp trong Tiếng Anh, cách các ngữ pháp được sử dụng trong tiếng Anh chuẩn ngày nay. Điểm nhấn của cuốn sách là ý nghĩa và cách chi phối việc chọn mẫu ngữ pháp phù hợp với ngữ cảnh,hoàn cảnh.
Sách bao gồm văn bản, những đoạn hội thoại và ví dụ giúp người học dễ hình dung và hiểu hơn về cách dùng của cấu trúc ngữ pháp. Sách chỉ ra cho ta thấy ngữ pháp khi sử dụng trong văn bản và lời nói khác nhau như thế nào, giúp ta sử dụng cấu trúc ngữ pháp linh động trong các trường hợp khác nhau.Sách dành cho người học tiếng Anh ở trình độ trung cấp, cao cấp và giáo viên.
Longman English Grammar Practice
Đây là cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh dành cho người học ở mức độ trung cấp. Sách có rất nhiều chủ điểm ngữ pháp thường gặp được hệ thống theo từng chủ điểm ngữ pháp cụ thể. Các chủ điểm cũng được sắp xếp theo lộ trình từ dễ đến khó giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Cuối sách có kèm theo đáp án các bài tập để các bạn tự đánh giá khả năng vận dụng của mình.
Đây là cuốn sách phù hợp với các bạn bắt đầu học thi IELTS của hai tác giả Stacy A. Hagen và Betty Schrampfer Azar.
Nội dung sách bao gồm student’s book, workbook, và các file nghe audio. Cuốn sách là “kho tàng” ngữ pháp và bài tập phong phú, đa dạng, từ các dạng ngữ pháp trong giao tiếp hằng ngày đến những nội dung ngữ pháp học thuật nâng cao. Sau mỗi bài sẽ có đáp án bài tập giúp các bạn tra cứu kết quả để theo dõi hiệu quả học tập
Đặc biệt, trong phần Speaking và Writing, cuốn sách đưa ra các bài luận hữu ích cho các bạn trong quá trình ôn luyện IELTS của mình.
Basic English Grammar for Dummies
Cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh này phù hợp với các bạn đã có nền móng tiếng Anh cơ bản, đang muốn trau dồi, nâng cao hơn trình độ tiếng Anh cho mình. Sách bao gồm 22 bài học với 6 phần lớn. Vì vậy mà sách không yêu cầu bạn dành nhiều thời gian học mỗi ngày mà chia thành nhiều khoảng thời gian ngắn. Chỉ với 10 phút học mỗi lần, bạn sẽ nang cao ngữ pháp tiếng Anh đáng kể cho mình.
Trên đây là tất tần tật chia sẻ của Step Up về sách ngữ pháp tiếng Anh bao gồm phương pháp học, cách chọn sách và Top những cuốn sách ngữ pháp hay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chọn cho mình được “người bạn ngữ pháp” cùng đồng hành nâng cao trình độ tiếng Anh nhé. Step Up chúc bạn học tập tốt!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Truyện cổ tích từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ em Việt Nam. Những câu chuyện cổ tích không chỉ giúp bé trau dồi khả năng ngôn ngữ mà còn giúp bé học hỏi được nhiều bài học cuộc sống bổ ích. Tuyển tập Top 10 truyện cổ tích tiếng Anh của Step Up dưới đây sẽ giúp mẹ và các bé có những phút giây vui vẻ, thư thái bên nhau.
1. Sơ lược về truyện cổ tích tiếng Anh
Những câu chuyện cổ tích Việt Nam như “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”, “Cậu bé Tích Chu”,… có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Vậy các bạn đã từng đọc hay từng được nghe qua truyện cổ tích tiếng Anh chưa? Cùng Step Up tìm hiểu sơ lược về loại truyện này nhé!
1.1. Truyện cổ tích tiếng Anh là gì?
Truyện cổ tích tiếng Anh là “Fairy tales”. Tương tự như cổ tích Việt Nam, truyện cổ tích tiếng Anh là những câu truyện ngắn viết bằng tiếng Anh thường có xu hướng hư cấu, không có thật. Truyện thường có một số nhận vật như: cô Tiên, Phù Thủy, ông Bụt,… có phép thuật, đứng về phía người nghèo, đả kích người giàu, cái kết có hậu cho những nhân vật nghèo khổ, những người tốt bụng và cách sống tốt.
1.2. Lợi ích của của truyện cổ tích tiếng Anh
Đọc cho bé nghe truyện cổ tích tiếng Anh mỗi ngày không những phát triển khả năng ngôn ngữ, vốn từ vựng tiếng Anh mà còn giúp nuôi dưỡng cảm xúc cho các bé:
Giúp bé học tiếng Anh tự nhiên: Học ngoại ngữ qua truyện là phương pháp vừa học vừa chơi. Các bé có thể vừa giải trí, vừa học tiếng Anh một cách tự nhiên, không bị gò bó.
Nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh: Việc được nghe những câu truyện cổ tích tiếng Anh mỗi ngày, các bé sẽ tiếp thu được vốn từ vựng phong phú. Lâu dần, các bé sẽ ghi nhớ từ vựng nhanh và khả năng tiếng Anh vượt trội hơn.
Nuôi dưỡng tình yêu tiếng Anh của bé: Những câu truyện ngắn với nội dung hấp dẫn kèm hình ảnh minh họa sinh động sẽ kích thích bé có hứng thú với việc học tiếng Anh.
Dạy bé nhiều bài học cuộc sống: Mỗi câu truyện cổ tích thường mang những bài học về đạo đức, tình cảm,… chính vì vậy chúng rất phù hợp để nuôi dưỡng tinh thần cũng như giáo dục các bé.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Lợi ích từ những truyện cổ tích đem lại cho các bé là không thể phủ nhận đúng không? Dưới đây là Top 10 truyện cổ tích tiếng Anh hay và ý nghĩa mà mẹ nên tham khảo để đọc cho bé mỗi ngày:
2.1. Never tell a lie – Đừng bao giờ nói dối
Truyện “Đừng bao giờ nói dối” tên tiếng Anh là “Never tell a lie”. Đây là câu chuyện kể về một cậu bé đã hứa với cha mình trước khi ông qua đời sẽ không bao giờ nói dối. Trong một lần gặp cướp khi đi qua khu rừng, cậu bé đã nói thật rằng mình có 50 đồng rupi. Nghe có vẻ như cậu bé khá ngốc nghếch nhưng vì trung thực mà cậu nhận được sự hài lòng từ thủ lĩnh băng cướp và được tặng 100 rupi.
Bài học rút ra: Câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng lại dạy cho các bé một bài học về cách sống: hãy sống trung thực, thành thật, không nên nói dối.
2.2. The Beer and The Bees – Con gấu và bầy ong
Tên tiếng Anh: The Beer and The Bees
Câu chuyện nói về một chú gấu đi qua khúc gỗ nơi tổ ong làm tổ. Do tò mò nên gấu đã bị một con ong chích sưng mũi. Sau đó vì tức giận, gấu ra sức phá tổ ong. Bầy ong bị động và đã rất nhanh đốt sưng người gấu. Và không còn cách nào khác, chú ta phải nhảy xuống cái ao gần đó.
Bài học rút ra: Hãy lặng lẽ chịu đựng chỉ một nỗi đau thay vì chịu cả ngàn tổn thương khi phản ứng lại trong cơn giận.
2.3. Friendship is a strong weapon – Tình bạn là vũ khí mạnh mẽ nhất
Câu chuyện “Friendship is a strong weapon” – Tình bạn là vũ khí mạnh mẽ nhất.
Truyện kể về con hổ và con heo trong một ngày nóng bức đều muốn uống nước. Vì vậy và chúng ra sức đánh nhau đến chảy máu. Sau khi cả hai cùng thấy một bầy quạ chờ ăn thịt khi một trong hai chết thì chúng mới hiểu ra và trở thành bạn tốt của nhau.
Bài học rút ra: Tình bạn chính là vũ khí mạnh nhất, giúp ta xua đuổi đi được những mối nguy hiểm. Từ đó dạy cho các bé biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ với bạn bè của mình.
2.4. The owl and the grasshopper – Chim cú và châu chấu
Truyện cổ tích tiếng Anh “The owl and the grasshopper” – Chim cú và châu chấu kể về cuộc tranh luận giữa một cô chim cú già và một con châu chấu. Thái độ của châu chấu rất hỗn xược nhưng chim cú già khôn ngoan, không những không phản ứng gay gắt mà ngược lại tâng bốc châu chấu. Châu chấu ngu ngốc đã rơi vào lời nịnh hót của chim cú, nhảy vào tổ của nó đã bị ăn thịt.
Bài học rút ra: Tâng bốc không phải là sự ngưỡng mộ thật lòng. Đừng để sự tâng bốc khiến bạn mất cảnh giác trong việc chống lại kẻ địch.
“Bộ não của Lừa” hay “The Ass’s Brains” là truyện cổ tích tiếng Anh xoay quanh Cáo, Sư tử và Lừa. Sư Tử và Cáo đã lập đề xuất liên minh với Lừa. Lừa đã tin điều này và cảm thấy rất vui vì sự hòa bình. Tuy nhiên khi Lừa tới và Sư tử đã vồ lấy Lừa và nói đây là bữa tối của chúng. Nhân lúc Sư Tử đi, Cáo đã nhanh chóng ăn mất bộ não của Lừa và nhanh trí giải thích rằng nó đã mất đi khi Lừa sập bẫy.
Bài học rút ra: Chúng ta không nên dễ dàng tin tưởng kẻ thù của mình.
2.6. The Mercury and the Woodman – Thủy tề và Gã tiều phu
Truyện “Thủy tề và Gã tiều phu” có tên tiếng Anh là “The Mercury and the Woodman”. Đây là truyện cổ tích tiếng Anh kể về một chàng tiều phu làm mất rìu và được Thủy tề tìm giúp. Thủy tề đem lên lần lượt hai chiếc rìu bằng vàng, bạc nhưng tiều phu không nhận và chỉ nhận đúng chiếc rìu cán gỗ bình thường của mình. Sự trung thực của chàng tiều phu khiến Thủy tề vô cùng hài lòng và đã tặng cả ba chiếc rìu cho anh ta.
Sau biết được sự việc này, một số tiều phu khác đã đi vào rừng, giấu rìu của mình đi, giả vờ khóc để được Thủy tề tìm giúp. Thủy tề lại vớt lên hai chiếc rìu bằng vàng, bạc. Nhung lần này những người này lại nhận là của mình. Do vậy họ đã bị Thủy tề trừng phạt và mất luôn cả cây rìu.
Bài học rút ra: Phải sống trung thực, không được tham lam những thứ không phải của mình.
2.7. The crow and the pitcher – Con quạ và cái bình
Câu chuyện có tên tiếng Anh là “The crow and the pitcher”. Truyện kể về một con quạ tìm được chiếc bình trong mùa khô hạn. Tuy nhiên, nước trong bình khá ít và cổ bình lại cao. Sau đó, quạ nghĩ ra một ý tưởng là nhặt những viên sỏi vào bình nước. Nước trong bình từ từ dâng lên và quạ đã vượt qua được cơn khát.
Bài học rút ra: Trong những trường hợp cần thiết, sự bình tĩnh sẽ giúp chúng ta vượt qua được sự cố.
2.8. Greed a curse – Lời nguyền cho sự tham lam
Lời nguyền cho sự tham lam (Greed a curse) là truyện cổ tích tiếng Anh kể về một người đàn ông có một con gà đẻ mỗi ngày một quả trứng vàng, vì vậy mà ông thực sự khá gi. Tuy nhiên với ông ta như vậy là chưa đủ. Vì muốn có nhiều trứng vàng một lúc, ông đã đã giết con gà mái. Thế nhưng khi mổ ra trong bụng chỉ có máu mà không hề có quả trứng. Kết quả là ông ta đã nghèo đi từng ngày và trở thành người ăn xin.
Bài học rút ra từ câu chuyện: Nên hài lòng với những gì ta có được. Khi tham am, đòi hỏi nhiều hơn sẽ mất tất cả.
2.9. The Ant and The Grasshopper – Kiến và Châu chấu
Câu chuyện kể rằng vào những ngày cuối thu lạnh giá, có một con châu chấu đi xin ăn bầy kiến. Thấy vậy, kiến hỏi thì ra thì nguyên nhân là do châu chấu mải ca hát cả mùa hè mà không chịu tìm đồ dự trữ cho mùa đông. Những chú kiến phẫn nộ và mặc kệ châu chấu, tiếp tục công việc của mình.
Bài học dành cho bé: hãy chăm chỉ, nỗ lực làm việc để chuẩn bị cho tương lai
2.10. The Apple Tree – Cây táo
Truyện cổ tích tiếng Anh “The Apple Tree” nói về một cậu bé rất thích chơi với 1 cây táo. Sau khi lớn lên, cậu ta lại không chơi với cây táo nữa.
Một lần quay lại, cậu bé nói muốn có đồ chơi, cây cho cậu quả để bán mua đồ.
Lần quay lại thứ hai, cậu ta đã là người có gia đình và muốn có nhà ở. Thế là cây đã cho cậu những cành cây của mình để làm nhà.
Lần thứ ba, cậu quay lại đã là một người già, và nói muốn có thuyền đi đây đó. Cây đã cho cậu chặt thân mình để làm thuyền.
Một hôm cây lại thấy cậu bé quay về, nhưng lúc này cậu ta đã là một ông lão. Cậu cần nơi nghỉ ngơi và đã ở lại bên cái cây chỉ còn gốc. Điều này đã khiến cây thật sự hạnh phúc.
Bài học rút ra: Đây là bài học cho tất cả chúng ta. Cây chính là hình ảnh của cha mẹ chúng ta. Ngày bé, chúng ta rất thích chơi với bố mẹ. Còn khi lớn lên chúng ta thường chỉ quay về với cha mẹ khi gặp chuyện buồn nào đó. Nhưng cho dù có ra sao đi chăng nữa, cha mẹ vẫn luôn ở đấy đợi luôn yêu thương và trao cho chúng ta tất cả những gì họ có. Hãy luôn yêu thương, hãy quan tâm và về thăm cha mẹ thường xuyên bạn nhé!
3. Lời khuyên và lưu ý khi sử dụng truyện cổ tích tiếng Anh
Dưới đây là một số lưu ý nho nhỏ cho các mẹ khi sử dụng truyện cổ tích tiếng Anh đọc cho bé nhé:
Lựa chọn truyện cổ tích tiếng Anh thật kỹ càng: Hãy chọn những câu chuyện gần gũi với cuộc sống, câu văn ngắn gọn dễ hiểu và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Phân chia thời gian học tiếng Anh qua truyện cổ tích phù hợp cho bé.
Hãy đọc và học truyện cổ tích tiếng Anh cùng các bé để kịp thời sửa sai.
Kiểm tra bé để xem sự tiến bộ của con: Hãy thử hỏi các bé về nội dung hay những nhân vật trong truyện xem khả năng ghi nhớ của các con như thế nào nhé.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Như vậy, Step Up đã chia sẻ với các bạn Top 10 truyện cổ tích tiếng Anh tốt cho bé cũng những lưu ý khi sử dụng chúng. Hãy đọc cho bé mỗi ngày mẹ nhé! Nhất định con sẽ có khả năng ngôn ngữ tốt và những bài học cuộc sống hữu ích đấy!
Ngoài truyện cổ tích tiếng Anh, bố mẹ có thể giúp con bổ sung từ vựng tiếng Anh qua bộ sách Siêu Sao Tiếng Anh. Đây là bộ sách từ vựng dành cho các bạn nhỏ từ 8-11 tuổi. Sách với 50% hình ảnh minh họa sinh động cùng app học thông minh sẽ giúp các bé ghi nhớ từ nhanh hơn.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI