You’re welcome: 4 cách sử dụng trong tiếng Anh

You’re welcome: 4 cách sử dụng trong tiếng Anh

Sau khi nhận được lời cảm ơn, nhiều người sẽ đáp lại là: “You’re welcome!”. Câu nói này có nghĩa là gì và được dùng trong những trường hợp nào là thắc mắc của nhiều học viên mới. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của Step Up sẽ cung cấp “tất tần tật” những gì cần biết về câu nói này. Trong đó sẽ bao gồm: Định nghĩa, 4 cách sử dụng, những cách nói thay thế và các ví dụ với “You’re welcome”.

1. Định nghĩa

“You’re welcome” (/jɔ:[r] /’welkəm/) là câu nói trong giao tiếp tiếng Anh, dịch theo nghĩa đen là “Bạn được chào đón”, còn dịch ý tương tự trong tiếng Việt sẽ là “Không có gì!”. Câu nói này thường được sử dụng sau khi bản thân đã làm được việc gì tốt hoặc có lợi cho người khác.

Ví dụ:

  • “Thank you for holding the door for me!” – “You’re welcome!”
    “Cảm ơn bạn vì giữ cửa cho tôi!” – “Không có gì!”
  • I have brought another cup of coffee for you. You’re welcome!
    Tớ đã đem một cốc cà phê khác cho cậu rồi đấy. Không có gì đâu!

Xem thêm: 55 lời cảm ơn bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa

2. Cách sử dụng cấu trúc You’re welcome trong tiếng Anh

Bạn có biết là ngoài cách ứng dụng là đáp lại lời cảm ơn, “You’re welcome” còn có thể dùng trong 3 trường hợp khác nữa?

2.1. Đáp lại câu cảm ơn

Ứng dụng đầu tiên của câu nói đó chính là đáp lại lời cảm ơn của người khác. Đây là cách sử dụng phổ biến cũng như đơn giản nhất. Cách nói này có thể dùng với bất cứ đối tượng nào.

you-are-welcome-dung-trong-cau-cam-on

Ví dụ:

  • “Thanks for this present!” – “You’re welcome.”
    “Cảm ơn vì món quà này nhé! – “Không có gì.”
  • “Thanks a lot for lending me your phone!” – “You’re welcome!”
    “Cảm ơn nhiều vì cho tôi mượn điện thoại của bạn!” – “Không có gì đâu!”

Xem thêm: 50+ lời cảm ơn về món quà bằng tiếng Anh hay nhất

2.2. Nhắc ai đó rằng họ quên cảm ơn

Đây là một trường hợp “nhắc khéo” một cách bông đùa với người thân thiết rằng họ quên nói lời cảm ơn. Cách nói này được dùng khi bạn đã làm điều tốt cho ai đó mà không thấy họ nói cảm ơn, do đó bạn tự nói “You’re welcome” để nhắc nhở. Ở cách này, người nói sẽ lên giọng đặc biệt ở từ “welcome”.

Tuy nhiên chỉ với những người thực sự thân thiết và thoải mái thì ta mới nên dùng cách này. Nếu là một mối quan hệ nghiêm túc hoặc xa lạ hơn thì nói như vậy có thể trở thành hơi “lố” đó!

Ví dụ:

  • Can I borrow your notebook? I fell asleep so I couldn’t take any notes.
    Tớ có thể mượn vở cậu được không? Tớ ngủ quên nên không thể chép bài tí nào.
    Sure. Here you go.
    Được chứ. Đây nhé.
    (receives the notebook)
    (nhận quyển vở)
    You’re welcome!
    Không có gì đâu!
    Right, thank you so much!

    Phải rồi, cảm ơn cậu rất nhiều.
  • You dropped your paper. Here you go.
    Cậu làm rơi tờ giấy này. Đây nha.
    Oh, it is mine!
    Ồ, đúng là của tớ!
    …You’re welcome!

    …Không có gì đâu!

you-are-welcome-nhac-ai-do-rang-ho-quen-cam-on

Xem thêm: 50+ câu xin lỗi bằng tiếng Anh chân thành và hiệu quả

2.3. Mời ai làm điều gì đó

Ở cách dùng thứ 3 khi mời ai làm gì thì nghĩa của câu sẽ là “Bạn được chào đón…” hay “Bạn có thể thoải mái…”. Đây là cách mời lịch sự, thoải mái và không mang tính chèn ép đối phương.

You’re welcome to + V (Bạn có thể thoải mái làm gì đó)

Ví dụ:

  • You’re welcome to come to my house anytime, just give me a call.
    Cậu được chào đón tới nhà tớ bất cứ khi nào, chỉ cần gọi cho tớ thôi.
  • You’re welcome to ask me for advice.
    Bạn có thể thoải mái hỏi xin tôi lời khuyên.

Xem thêm: Cấu trúc Invite trong tiếng Anh chi tiết và dễ hiểu nhất

2.4. Khoe khoang về điều gì đó

Cuối cùng, nhiều người còn sử dụng câu này khi muốn khoe khoang hay giả vờ cái gì là của mình với bạn bè người thân. Lưu ý là cũng không nên lạm dụng cách nói này nha! Ở đây, nếu dịch sang tiếng Việt thì nghĩa tương tự là “Cứ tự nhiên”.

Ví dụ:

  • My dad bought me this new car. You’re welcome!
    Bố tớ đã mua cho tớ chiếc ô tô mới này. Cứ tự nhiên!
  • This is my bedroom. My family redecorated it with $100.000. You’re welcome!
    Đây là phòng ngủ của tớ. Gia đình tớ tân trang nó với 100.000 đô. Cứ tự nhiên!

Xem thêm: Lời hỏi thăm tiếng Anh hay và phổ biến bạn cần biết

2.5. Một số cách diễn đạt khác của “You’re welcome”

Ngoài câu nói này thì cũng có các cách khác để thay thế như:

  • Don’t mention it: Không cần phải nhắc đến đâu
  • Anytime: Bất cứ lúc nào
  • My pleasure: Niềm vinh dự của tôi
  • It’s my pleasure: Đó là niềm vinh dự của tôi

Xem thêm: Lời dẫn chương trình bằng tiếng Anh đủ chủ đề

3. Những cách nói thay thế You’re welcome hay sử dụng

Dưới đây là tổng hợp đầy đủ các cách nói thay thế hay:

nhuwngx cumj tuwf thay thees cho you are welcome

I’m happy to help/Happy to help

Câu này dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Tôi rất vui lòng khi được giúp đỡ”. Đây là cách nói thể hiện sự lịch sự và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Don’t mention it

“Don’t mention it” có nghĩa đen là “Không cần phải nhắc đến đâu”. Nghe có vẻ hơi “thô”, nhưng thực ra đây là cách nói phổ biến để khiến người được giúp đỡ không phải thấy áy náy. Thường câu nói này sẽ sử dụng với người đồng trang lứa.

No worries/No problem/No stress

Cách đáp lại thứ 3 này có nghĩa là “Không phải lo đâu” hay “Không có vấn đề gì đâu”. Nói cách này cũng thể hiện sự niềm nở, vui lòng khi có thể giúp đỡ đối phương. Lưu ý là chúng ta thường dùng cách này với người ngang hoặc thấp tuổi hơn nhé.

Sure/Sure thing

Đây là cách đáp lại lời cảm ơn “nhanh gọn lẹ”, có nghĩa là “Tất nhiên rồi”. Cách trả lời này cũng áp dụng với người đồng trang lứa/thấp tuổi hơn.

Xem thêm: Tổng hợp các lời khuyên trong tiếng Anh theo cấp độ

4. Tổng hợp các ví dụ với You’re welcome 

“You’re welcome” cũng như các câu nói tương tự dùng trong đời sống ra sao? Dưới đây là một số ví dụ để giúp bạn hiểu hơn về cách áp dụng.

Ví dụ 1:

Jane: Can you turn off the fan for me, please? I feel a bit cold.

Billy: Sure.

Jane: Thanks a lot!

Billy: No problem!

Jane: Cậu làm ơn có thể tắt quạt giùm tớ được không? Tớ cảm thấy hơi lạnh một tí.

Billy: Được thôi.

Jane: Cảm ơn nhiều!

Billy: Không vấn đề gì đâu!

Xem thêm: 60+ lời chúc sức khỏe bằng tiếng Anh hay nhất mọi thời đại

Ví dụ 2:

Loan: Oh no! My scooter is broken! How can I get to work in time?

Tuan: What’s the matter, girl?

Loan: I need to get to work now but something is wrong with my scooter.

Tuan: Let me check … Oh your tires are flat. There’s a place that can fix scooters. It’s 4 blocks from here. Just go straight there.

Loan: Thank you so much! 

Tuan: It’s nothing. That would be 400.000 dong.

Loan: Excuse me?

Tuan: Just kidding! Have a good day!

Loan: Ôi không! Xe máy mình bị hỏng rồi! Làm sao để mình đến chỗ làm kịp giờ đây?

Tuấn: Có chuyện gì thế em?

Loan: Em cần đến chỗ làm bây giờ nhưng xe máy em bị hỏng cái gì đấy ạ.

Tuan: Để anh xem … Ôi lốp của em bị xì rồi. Có một chỗ có thể sửa xe máy đấy. Chỗ ấy cách đây 4 tòa nhà. Em cứ đi thẳng ra kia.

Loan: Em cảm ơn anh rất nhiều!

Tuấn: Không có gì đâu. Của em là 400 nghìn đồng.

Loan: Em xin lỗi?

Tuấn: Anh đùa thôi! Chúc em một ngày tốt lành!

Ví dụ 3:

Lily: Hey! Here’s one cup of macchiato as you requested.

May: Nice!

Lily: Um, you’re welcome?

May: Right! Thanks a bunch!

Lily: Này! Đây là một cốc macchiato mà cậu yêu cầu đây.

May: Tuyệt!

Lily: Ờm, không có gì?

May: Phải rồi! Cảm ơn rất nhiều!

Và đến đây là phần cuối bài học về câu “You’re welcome” trong tiếng Anh cũng như các kiến thức liên quan. Mong rằng bạn có thể dễ dàng vận dụng được ngay sau bài viết này!

Step Up chúc bạn học thật tiến bộ!

 

How are you doing là gì và cách sử dụng chuẩn trong tiếng Anh

How are you doing là gì và cách sử dụng chuẩn trong tiếng Anh

Trong bộ phim hài nổi tiếng của Mỹ – “Friends” , nhân vật Joey thường nói “How are you doing?” khi mới tiếp xúc một người nào đó. Không chỉ trong phim mà ngoài đời thường, câu nói này cũng được sử dụng rất phổ biến. Vậy ý nghĩa của câu “How are you doing?” là gì, hãy cùng Step Up “nghiền ngẫm” trong bài viết dưới đây nha!

1. Định nghĩa

“How are you doing?” trong tiếng Anh có nghĩa là “Bạn đang thế nào?”, “Bạn khoẻ chứ?” hay “Bạn dạo này thế nào?”. 

“How are you doing?” là một câu nói trong giao tiếp, được dùng để hỏi thăm tình hình của một người nào đó sau một khoảng thời gian không gặp. Câu nói này thể hiện được sự lịch sự và quan tâm đối với người khác.

Câu trên còn có cách nói vắn tắt, không trang trọng là “How’re you doin’?” (không dùng trong văn viết trừ khi là trích dẫn lại).

Ví dụ:

  • “Long time no see. How are you doing?” – “I’m doing fine. How about you?”
    “Đã lâu không gặp, Bạn khoẻ chứ?” – “Tôi dạo này ổn. Còn bạn thì sao?”
  • “How are you doing?” – “Not very well.”
    “Bạn dạo này thế nào?” – “Không ổn lắm.”

2. Cách sử dụng cấu trúc How are you doing 

Ở phần 2, chúng ta cùng đi vào cách đặt câu hỏi cũng như cách trả lời với How are you doing.

2.1. Cách đặt câu hỏi với How are you doing

How are you doing có thể sử dụng trong những trường hợp cụ thể sau:

  • Khi gặp lại bạn bè, người thân 
  • Khi bạn bè người thân đang có chuyện gì đó
  • Khi muốn làm quen bạn mới
  • Khi muốn tiếp cận và “thả thính” ai đó
  • Khi muốn bắt đầu một bài thuyết trình, bài giảng,…
  • Khi muốn hỏi thăm bạn cũ
  • Khi gặp nhân viên phục vụ và muốn hỏi thăm xã giao
  • Và nhiều trường hợp khác

2.2. Cách trả lời câu hỏi How are you doing

Nếu đứng ở vị trí được hỏi “How are you doing?” thì trả lời ra sao? Step Up đã chia các cách trả lời thành 3 phần dựa theo tình trạng.

Tình hình tốt

  • I’m doing great!
    Tôi đang rất tuyệt!
  • Never been better!
    Chưa bao giờ tốt hơn!
  • Full of beans.
    Tràn trề năng lượng.
  • Can’t complain!
    Không thể phàn nàn!

how are you doing

  • I’m doing amazing.
    Tôi đang rất tuyệt vời.
  • It’s all good.
    Mọi chuyện đều ổn.

Tình hình bình thường 

  • I am fine.
    Tôi ổn.
  • So-so.
    Tàm tạm.
  • Still holding up.
    Vẫn còn trụ được.
  • Not bad.
    Không tệ.
  • Same old same old.
    Vẫn thế.
  • Still alive.
    Vẫn sống.
  • Fair to middling.
    Kha khá.
  • Hanging in there.
    Vẫn đang trụ được.

how are you doing

  • Nothing much.
    Không có gì nhiều.
  • Just the usual.
    Vẫn bình thường thôi.

Tình hình không tốt

  • Not great.
    Không tuyệt lắm.
  • I’ve been feeling down lately.
    Dạo này tôi cảm thấy trì trệ.

how are you doing

  • Rotten.
    Hết hơi.
  • Couldn’t be worse.
    Không thể tệ hơn.

3. Các ví dụ với How are you doing hay sử dụng nhất

Để giúp các bạn hiểu cách sử dụng How are you doing trong đời sống, Step Up có một số đoạn hội thoại mẫu:

Ví dụ gặp lại bạn cũ

Tracy: Oh my god! Are you Nhan?

Nhan: Tracy? It’s been like 3 years! How are you doing?

Tracy: I’m doing great! How about you?

Nhan: I am good, too. Let’s keep in touch!

Tracy: Ôi chúa ơi! Cậu có phải là Nhàn không?

Nhàn: Tracy? Đã 3 năm rồi đấy! Cậu khoẻ chứ?

Tracy: Tớ đang rất tuyệt. Còn cậu?

Nhàn: Tớ cũng khoẻ. Hãy giữ liên lạc nhé!

Ví dụ gặp gỡ đồng nghiệp

Ms. Miller: Good morning, Alex. How are you doing?

Alex: Good morning to you, Ms. Miller. I am still holding up. My daughter couldn’t stop crying last night. And you?

Ms Miller: Oh I’m sure you will do fine. I am fine, thank you.

Cô Miller: Chào buổi sáng, Alex. Cậu khoẻ chứ?

Alex: Chào buổi sáng, cô Miller. Tôi vẫn đang trụ được. Con gái tôi không thể ngừng khóc tối qua. Còn cô thì sao?

Ms Miller: Ồ tôi chắc là bạn sẽ ổn thôi. Tôi khoẻ, cảm ơn cậu.

Ví dụ hỏi thăm bạn ốm

Mai: Hello. I heard that you had the flu. How are you doing?

Duong: Hey Mai, thanks for asking. Oh, couldn’t be worse. I have been in bed for 3 days! 

Mai: Oh that’s too bad! Well, you could try chicken soup. I know it helps me when I’m sick.

Duong: Thanks Mai. I will think about it.

Mai: Xin chào. Tớ nghe nói cậu bị cúm. Cậu thế nào rồi?

Dương: Chào Mai, cảm ơn vì đã hỏi. Ôi, không thể tệ hơn. Tớ đã nằm trên giường 3 ngày rồi!

Mai: Ôi, tệ quá! Ừm, cậu có thể thử món súp gà. Tớ biết rằng món ấy giúp tớ khi tớ ốm.

Dương: Cảm ơn Mai. Tớ sẽ suy nghĩ về chuyện đó.

4. Lưu ý khi sử dụng How are you doing và What are you doing

Hai câu hỏi “How are you doing?” và “What are you doing” gần giống hệt nhau, tuy nhiên lại khác hoàn toàn đấy!

“How are you doing?” là một câu hỏi thăm tình hình, sức khoẻ của đối phương. Câu nói có nghĩa là “Bạn khoẻ chứ?”, “Bạn dạo này thế nào?”. Người được hỏi sẽ trả lời tình hình hiện tại của bản thân (tốt, ổn, không tốt,…).

Còn “What are you doing?” là một câu hỏi có tính tò mò, mang nghĩa “Bạn đang làm gì thế?” hay “Bạn đang làm cái gì thế?”. Câu hỏi này có thể sử dụng khi người hỏi tò mò người khác đang làm việc gì hoặc bộc lộ cảm xúc bất ngờ trước hành động của đối phương.

Bài học về câu hỏi thăm “How are you doing?” đến đây đã khép lại rồi! Đây là một câu nói thể hiện sự quan tâm và tình cảm cũng như sự lịch sự, do vậy bạn có thể sử dụng câu hỏi này với thật nhiều người yêu quý.

Step Up chúc bạn học giỏi tiếng Anh nhé!

 
Come up with là gì và cách sử dụng chính xác nhất

Come up with là gì và cách sử dụng chính xác nhất

“I can’t come up with anything!” nghĩa là “Tôi chẳng nghĩ ra gì cả!”. Vậy cấu trúc Come up with trong tiếng Anh có nghĩa là gì và cách sử dụng sao cho đúng ngữ pháp, bài viết của Step Up dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ. Bên cạnh đó, bài viết còn tổng hợp một số cụm từ liên quan cùng bài tập.

1. Định nghĩa

Come up with (/kʌm ʌp wɪð/) là một cụm động từ (phrasal verb) trong tiếng Anh mang nghĩa “nghĩ ra, nảy ra” một ý tưởng, kế hoạch nào đó.  

Thì quá khứ của cụm từ này là “Came up with”. Thì hiện tại hoàn thành của cụm từ là “Have/has come up with”. Vì hành động nghĩ ra ý tưởng thường xuất hiện trong khoảng thời gian chớp nhoáng nên thường ta sẽ không dùng thì hiện tại tiếp diễn (Coming up with).

Ví dụ:

  • Raven needs to come with a new idea to save us all.
    Raven cần phải nghĩ ra một ý tưởng mới để cứu tất cả chúng ta.
  • He came up with a name for the campaign.
    Anh ấy đã nghĩ ra một cái tên cho chiến dịch.
  • We just came up with a way to solve this problem.
    Chúng tôi vừa nghĩ ra một cách để giải quyết vấn đề này.

2. Cách sử dụng cấu trúc Come up with trong tiếng Anh

Có 2 cách dùng cấu trúc trên trong tiếng Anh thông dụng.

2.1. Nghĩ ra tên/tiêu đề/mẫu quảng cáo

Cấu trúc thứ nhất như sau:

come up with a name/a title/an advert (+ O (tân ngữ))

Ví dụ:

  • She came up with a name for her newborn child yesterday.
    Cô ấy đã nghĩ ra một cái tên cho đứa trẻ mới sinh của mình hôm qua.
  • I will come up with a title for the funding event.
    Tôi sẽ nghĩ ra một tiêu đề cho sự kiện gây quỹ.
  • We must come up with an advert for our newest drink.
    Chúng ta phải nghĩ ra một mẫu quảng cáo cho đồ uống mới nhất của chúng ta.

come up with

2.2. Nghĩ ra kế hoạch/ý tưởng/giải pháp

Để nói về hành động nghĩ ra kế hoạch/ý tưởng/giải pháp, ta có cấu trúc dưới đây:

come up with + a plan/an idea/a solution (+ O (tân ngữ))

Ví dụ:

  • The leader still can’t come up with a solution to make others feel connected.
    Người lãnh đạo vẫn không thể nghĩ ra một giải pháp để khiến những người khác cảm thấy được kết nối.
  • Next time it is Trang’s turn to come up with a plan to study in a group.
    Lần tới là đến lượt của Trang nghĩ ra một kế hoạch học nhóm.

come up with

  • Today, we will come up with an idea to attract more customers into our store.
    Hôm nay, chúng ta sẽ nghĩ ra một ý tưởng để thu hút thêm nhiều khách hàng đến cửa hàng của chúng ta.

2.3. Kiếm ra/xoay sở tiền bạc

Ngoài 2 cách trên thì cấu trúc cũng có thể mang nghĩa kiếm ra hoặc xoay sở tiền bạc.

come up with + the money/amount of money

Ví dụ:

  • My parents have come up with the money to cover my tuition fee.
    Bố mẹ tôi đã xoay sở số tiền để giúp chi trả học phí của tôi.
  • Toan has come up with 10 million dong to get a laser eye surgery.
    Toàn đã kiếm ra 10 triệu đồng để đi mổ mắt laze.
  • I will do something to come up with the money for my brother’s trip.
    Tôi sẽ làm gì đó để kiếm ra tiền cho chuyến đi của em trai tôi.

come up with

3. Các cụm từ đi với Come up with trong tiếng Anh

Step Up có tổng hợp một số cụm từ liên quan cũng chứa giới từ “up”. Cùng xem nhé!

Từ vựng

Dịch nghĩa

Ví dụ

make (something) up

make up (something)

bịa ra, dựng (chuyện gì đó)

George was nervous so he just made up a fake story about him having an accident.

George đã lo lắng nên cậu ấy bịa ra một câu chuyện không có thật về việc cậu ấy gặp tai nạn.

trump (something) up

bịa chuyện vu cáo để hại ai

Tram trumped up a story to harm Tien. Luckily, everyone could see that.

Trâm đã bịa chuyện để hại Tiên. May mắn là, mọi người đều đã có thể nhìn ra điều đó.

cook (something) up

dựng, bịa ra (chuyện gì đó)

If anyone asks, just cook something up.

Nếu ai đó hỏi, cứ bịa ra chuyện gì đó.

 

4. Bài tập với cấu trúc Come up with trong tiếng Anh

Hãy làm bài tập và so với đáp án ở dưới để kiểm tra độ hiểu bài nhé.

Chia đúng thì của cấu trúc Come up with và điền vào chỗ trống:

Ví dụ:

Nobody __________ a solution to the Math problem last week.

=> Nobody came up with a solution to the Math problem last week.

  1. They __________ an idea for the commercial in just 1 minute yesterday.
  2. August 13th is the deadline. We need to __________ plan for their wedding.
  3. I was muddle-headed. But then I __________ with a very good idea for our team.
  4. Erin has to  __________ $200 to buy her favorite bag.
  5. Can you __________ a good name for my dog?
  6. The other girls __________ a brilliant plan just now.
  7. I __________ something to hide the fact that you broke his phone. But you need to give me some time first! 
  8. Unfortunately, I couldn’t __________ the money to fix my laptop.

Đáp án:

  1. came up with
  2. come up with
  3. came up with
  4. come up with
  5. come up with
  6. have come up with
  7. will come up with
  8. come up with

Bài học về cấu trúc Come up with trong tiếng Anh đến đây là hết. Chắc chắn chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ nắm được cách vận dụng cấu trúc này.

Step Up chúc bạn học tiến bộ!

 
What do you mean: Định nghĩa, cách sử dụng và các cụm từ

What do you mean: Định nghĩa, cách sử dụng và các cụm từ

“What do you mean” là câu nói được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nghĩa của câu nói này là gì và sử dụng thế nào cho đúng, bài viết này của Step Up sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó. 

1. Định nghĩa

“What do you mean? (/wʌt duː juː miːn/) là một câu hỏi mang nghĩa là “Ý bạn là gì?”. Câu “What do you mean” được sử dụng khi người nói không hiểu ý của đối phương hoặc bộc lộ cảm xúc bối rối. Câu hỏi sử dụng động từ nghi vấn “What” với đầy đủ cấu trúc. 

Ví dụ:

  • What do you mean? I was invited.
    Ý bạn là sao? Tôi được mời mà.
  • What do you mean? I did not hear you clearly.
    Ý cậu là sao cơ? Tớ không nghe rõ cậu.
  • What do you mean? I don’t understand.
    Ý bạn là sao? Tôi không hiểu.

2. Cách sử dụng cấu trúc What do you mean trong tiếng Anh

Cấu trúc mở rộng của câu nói này cũng vô cùng phổ biến. Có các cách dùng khác như sau:

Cách 1

Cách nói đầu tiên dùng để hỏi “Ý bạn là sao khi nói …?” hay “… là sao?”. Cấu trúc sử dụng giới từ “by”. Giới từ “by” mang nghĩa “bằng, bởi”, còn trong trường hợp này thì dịch nôm na là “khi nói”. 

What do you mean by + something?

Ví dụ:

  • What do you mean by that?
    Ý bạn là sao khi nói thế?
  • What do you mean by “not enough money”? I just received my salary last week!
    “Không đủ tiền” là sao? Tôi vừa nhận lương tuần trước mà!
  • What do you mean by disqualified?
    Bị loại là sao?

what do you mean

Cách 2

Ở cách này, ta có liên từ “when”. Câu dưới có nghĩa là “Ý bạn là gì khi …?”. Nếu muốn hỏi lại hành động đã xảy ra trong quá khứ thì sẽ dùng cấu trúc dưới. Vế sau từ when là một mệnh đề đủ chủ ngữvị ngữ.

What do you mean when  you + V (nguyên mẫu)?

What did you mean when you + V (quá khứ)?

Ví dụ:

  • What do you mean when you say that?
    Ý bạn là gì khi bạn nói thế?
  • What did you mean when you winked at me?
    Ý bạn là gì khi bạn nháy mắt với tôi vậy?
  • What did you mean when you said nothing?
    Ý bạn là gì khi bạn không nói gì vậy?

what do you mean

Cách 3

Đây là cấu trúc mang nghĩa “… có nghĩa là gì?”. Câu dưới dùng để hỏi ý nghĩa của sự vật, câu từ nào đó mà ta chưa hiểu.

What do/does + N + mean?

Ví dụ:

  • What does this sign mean?
    Tấm biển này có nghĩa là gì?
  • What does the letter on your notebook mean?
    Ký tự trên vở của bạn có nghĩa là gì?
  • What does the play mean?
    Vở kịch có ý nghĩa là gì?

3. Các cụm từ đi với What do you mean trong tiếng Anh

Các cụm từ khác cũng liên quan hoặc tương tự như sau:

  • I don’t get it: Tôi không hiểu
  • Pardon?: Xin lỗi?
  • It makes no sense to me: Điều đó chẳng có lý gì đối với tôi 

what do you mean

  • It’s beyond me: Điều đó quá tầm hiểu biết của tôi/Tôi không thể hiểu nổi điều đó
  • I can’t wrap my head around it: Tôi không hiểu nổi điều đó

Và đó là những gì bạn cần biết về cấu trúc What do you mean trong tiếng Anh. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích.

Step Up chúc bạn học thật tốt!




Tổng hợp các Linking Words  trong tiếng Anh thông dụng nhất

Tổng hợp các Linking Words trong tiếng Anh thông dụng nhất

Trong tiếng Anh, Linking Words là kiến thức ngữ pháp quan trọng cần lưu tâm. Linking Words là thành phần giúp cho các đối tượng và ý trong câu được nối với nhau một cách logic và uyển chuyển. Trong bài viết dưới đây, Step Up đã tổng hợp tất cả 13 dạng Linking Words. Không chỉ vậy, nhằm giúp các bạn học hiệu quả, bài viết sẽ cung cấp một số mẹo để nhớ loại từ này kèm bài tập rèn luyện.

1. Định nghĩa

Linking Words (Từ nối) trong tiếng Anh là những từ nằm trong câu được dùng để nối 2 thành phần câu với nhau (có thể là chủ thể, mệnh đề, nguyên nhân,…). Từ nối có thể dùng để bổ nghĩa cho các tính chất như nguyên nhân – kết quả, tương phản, nhấn mạnh,… của câu. Từ nối có thể đứng ở đầu câu, ở giữa câu hoặc giữa hai dấu phẩy tùy vào ngữ cảnh.

13 dạng Linking Words trong tiếng Anh như sau:

  • Result: Chỉ kết quả
  • Emphasis: Dùng để nhấn mạnh
  • Addition: Dùng để bổ sung
  • Reason: Chỉ lý do
  • Illustration: Dùng để minh họa
  • Contrast: Thể hiện sự tương phản
  • Comparison: Dùng để so sánh
  • Sequencing ideas: Dùng để sắp xếp ý tưởng
  • Summary: Dùng để tóm tắt
  • Condition: Thể hiện điều kiện
  • Concession: Nhượng bộ
  • Generalisation: Thể hiện khái quát hóa
  • Restatement: Sự tuyên bố, khía cạnh khác

Ví dụ:

  • Randy is tall but his brother is short. (but = nhưng = từ nối thể hiện sự tương phản)
    Randy cao nhưng em trai cậu ấy thấp.
  • Firstly, we need to recycle more. (Firstly = Đầu tiên = từ nối dùng để sắp xếp ý tưởng)
    Đầu tiên, chúng ta cần tái chế nhiều hơn.

2. Tổng hợp các dạng Linking Words trong tiếng Anh

Dưới đây là tất cả 13 dạng Linking Words và ví dụ đi kèm:

2.1. Linking Words – Result

Dạng từ nối Result dùng để dẫn dắt vào kết quả cho một sự việc được biết đến/nhắc đến trước đó.

Các Linking Words – Result bao gồm:

  • As a result: Kết quả là
  • Therefore: Vì thế
  • Consequently: Hậu quả là
  • Thus: Vì thế, như vậy
  • Hence: Vì vậy
  • For this reason: Vì lý do này (mà)
  • Thereby: Bằng cách ấy
  • Eventually: Cuối cùng
  • As a consequence (of): Hậu quả (của…) là

Ví dụ:

  • Oanh is absent from school today. Therefore, I will sit with you.
    Oanh nghỉ học hôm nay. Vì thế, tớ sẽ ngồi với cậu.
  • His bike is broken. As a result, he can’t make it to the show.
    Xe đạp của cậu ấy đang hỏng. Kết quả là cậu ấy không thể đến chương trình.

linking words

2.2. Connecting Words – Emphasis

Dạng Linking words – Emphasis dùng để bổ nghĩa nhấn mạnh, khẳng định lại mệnh đề trong câu.

Các Linking Words – Emphasis bao gồm:

  • Obviously: Chắc chắn, rõ ràng, hiển nhiên
  • Undoubtedly: Không còn nghi ngờ gì
  • Especially: Đặc biệt
  • Indeed: Quả nhiên, thực sự
  • Clearly: Rõ ràng
  • Without a doubt: Không còn nghi ngờ gì
  • Unquestionably: Chắc chắn, không còn nghi ngờ gì
  • Certainly: Chắc chắn
  • Definitely: Chắc chắn
  • Particularly: Cụ thể, đặc biệt
  • In particular: Cụ thể, đặc biệt
  • Importantly: Quan trọng
  • Of course: Tất nhiên
  • Absolutely: Chắc chắn

Ví dụ:

  • Without a doubt, Olivia is the voice of our generation.
    Không còn nghi ngờ gì nữa, Olivia là tiếng nói của thế hệ chúng ta.
  • Importantly, he needs to learn how to save money.
    Quan trọng, anh ta cần học cách tiết kiệm tiền.

2.3. Linking Words – Addition

Dạng từ nối Addition được dùng để bổ sung ý được nói đến trước đó.

Các Linking Words – Addition bao gồm:

  • Additionally: Thêm vào đó, ngoài ra
  • Furthermore: Hơn nữa
  • Besides: Bên cạnh đó
  • Also: Ngoài ra
  • Moreover: Hơn nữa
  • Not only… but also…: Không chỉ… mà còn…
  • In addition: Thêm vào đó
  • Likewise: Tương tự như vậy
  • And: Và
  • Similarly: Tương tự
  • Apart from this: Ngoài việc này
  • As well as: Cũng như 
  • Even: Cũng

Ví dụ: 

  • Not only Mr. Evans but also his wife love music.
    Không chỉ ngài Evans mà cả vợ anh ấy cũng yêu âm nhạc.
  • The grilled chicken tastes amazing, likewise the soup.
    Món gà nướng có vị tuyệt vời, món súp cũng vậy.

linking words

2.4. Linking Words – Reason

Dạng từ nối Reason là dạng từ nối vào mệnh đề chỉ nguyên nhân.

Các Linking Words – Reasons bao gồm:

Because: Bởi vì

Because of: Bởi vì (chuyện gì đó)

Due to: Do

Owing to: Do

Ví dụ:

  • Due to the bad weather, many people left the stadium.
    Do thời tiết xấu, nhiều người rời khỏi sân vận động.
  • Because of the parents’ bad temper, the child grew up feeling insecure.
    Bởi vì tính khí nóng nảy của người cha mẹ, đứa trẻ đã lớn lên cảm thấy mặc cảm.

2.5. Transition Words – Illustration – Give Examples

Từ nối Illustration được dùng khi người nói muốn đưa ra ví dụ minh hoạ.

Các Transition Words – Illustration bao gồm:

  • For example: Ví dụ
  • For instance: Ví dụ
  • Such as: Như là
  • Including: Bao gồm
    Like: Như là
  • Namely: Đó là
  • In this case: Trong trường hợp này
  • As: Như, giống như
  • To demonstrate: Để chứng minh
  • To clarify: Để làm rõ
  • That is: Đó là
  • To paraphrase: Để diễn giải
  • In other words: Nói cách khác

Ví dụ:

  • There are other friends who want to go camping too, such as Nick and Sophie.
    Có những bạn khác cũng muốn đi cắm trại, như là Nick và Sophie.
  • My grandfather loves many types of animals. For example: goats, birds, cows, sheeps, cats,…
    Ông của tôi thích nhiều loài động vật. Ví dụ: dê, chim, bò, cừu, mèo,…

2.6. Linking Words – Contrast

Từ nối dạng Contrast được dùng để chỉ sự tương phản đối lập với mệnh đề hoặc ý được nhắc đến trước đó.

Các Linking Words – Contrast bao gồm:

  • Unlike: Không như
  • Contrary to: Trái ngược với (gì đó)
  • Differing from: Khác với
  • However: Tuy nhiên
  • Whereas: Trong khi
  • Conversely: Ngược lại 
  • Nonetheless: Tuy nhiên
  • Nevertheless: Tuy nhiên
  • Despite: Mặc dù
  • In spite of: Mặc dù có (chuyện gì)
  • Although: Mặc dù
  • Even though: Mặc dù
  • On the other hand: Mặt khác
  • But: Nhưng
  • Though: Dù
  • While: Trong khi
  • Otherwise: Mặt khác
  • Alternatively: Thay vào đó

Ví dụ:

  • Contrary to what people think, Patrick is excellent at playing football.
    Trái ngược với những gì người khác nghĩ, Patrick chơi bóng đá tuyệt đỉnh.
  • Although I am not very smart, I am strong.
    Mặc dù tôi không thông minh cho lắm, tôi khoẻ mạnh.

linking words

2.7. Linking Words – Comparison

Từ nối Comparison dùng trong câu so sánh tương tự từ hai đối tượng trở lên.

Các Linking Words – Comparison bao gồm:

  • Similar to: Tương tự như
  • Similarly: Tương tự
  • Like: Giống, như
  • As… as…: …. (tính từ) như ai/cái gì
  • Same as: Giống như
  • Also: Cũng
  • Just like: Cũng giống như
  • At the same time: Đồng thời
  • In the same way: Theo cách tương tự
  • Correspondingly: (Một cách) tương ứng
  • Equally: Ngang nhau, bằng nhau

Ví dụ:

  • Like Hoang Anh, I like to hang out somewhere less crowded.
    Giống như Hoàng Anh, tớ thích chơi chỗ nào đó bớt đông hơn.
  • Vu can jump rope as fast as his niece.
    Vũ có thể nhảy dây nhanh như cháu gái cậu ấy.

2.8. Linking Words – Sequencing ideas

Từ nối Sequencing Ideas là kiểu từ nối để đánh dấu thứ tự của các ý.

Các Linking Words – Sequencing ideas bao gồm:

  • Firstly/First: Đầu tiên
  • Secondly/Second: Thứ hai
  • Thirdly/Third: Thứ ba
  • To begin with: Đầu tiên là, để bắt đầu
  • Following: Tiếp theo
  • Following this: Theo sau đó
  • Afterwards: Sau đó
  • After: Sau
  • After this/that: Sau đó
  • Then: Sau đó
  • Simultaneously: Đồng thời
  • During: Trong khi
  • Finally: Cuối cùng
  • Lastly: Cuối cùng
  • As soon as: Ngay khi
  • Above all: Trên hết
  • First and foremost: Đầu tiên và quan trọng nhất
  • Last but not least: Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng
  • Meanwhile: Trong khi đó
  • At the same time: Đồng thời
  • Previously: Trước đây
  • On the one hand: Một mặt
  • On the other hand: Mặt khác

Ví dụ:

  • First, you need an egg, some butter and oil.
    Đầu tiên, bạn cần một quả trứng, một chút bơ và dầu ăn.
  • Finally, I will give you some homework.
    Cuối cùng, tôi sẽ giao cho các bạn bài tập về nhà.

2.9. Linking Words – Summary

Linking Words – Summary là từ nối dùng cho mục đích tổng kết lại hoặc tóm tắt lại những gì đã nói ở trước.

Các Linking Words – Summary bao gồm: 

  • To sum up: Để tóm tắt lại
  • Briefly: Tóm tắt
  • Altogether: Nói chung
  • In short: Nói ngắn gọn
  • Lastly: Cuối cùng
  • In conclusion: Kết luận
  • To conclude: Để kết thúc, để kết luận 
  • In summary: Tóm lại
  • On the whole: Nói chung
  • Overall: Tổng cộng, tóm lại
  • In other words: Nói cách khác 
  • Generally: Nói chung

Ví dụ:

  • In conclusion, our building needs renovating.
    Kết luận, toà nhà của chúng ta cần tân trạng lại.
  • On the whole, education is the key to a bright future.
    Nói chung, giáo dục là chìa khoá cho một tương lai tươi sáng.

2.10. Linking Words – Condition

Từ nối Conditions dùng để nối với điều kiện nào đó.

Các Linking Words – Condition bao gồm:

  • If: Nếu
  • In case: Trong trường hợp
  • Just in case: Phòng khi
  • Unless: trừ khi
  • In that case: Trong trường hợp đó

Ví dụ:

  • If the shipper calls, my friend will pick up the phone.
    Nếu người giao hàng gọi, bạn tôi sẽ nhấc điện thoại.
  • Unless there is a miracle, Linh won’t pass that test.
    Trừ khi có một phép màu, Link sẽ không qua nổi bài kiểm tra đó.

2.11. Linking Words – Concession

Từ nối Concession hay từ nối nhượng bộ dùng để nhượng bộ trước khi nêu quan điểm.

Các Linking Words – Concession bao gồm:

  • Admittedly: Phải thừa nhận
  • More or less: Ít hay nhiều
  • Up to a point: Cho đến một thời điểm
  • Although: Mặc dù
  • Even though: Mặc dù
  • Even if: Kể cả nếu
  • Even so: Kể cả vậy
  • However: Tuy nhiên
  • To some extent: Đến một mức độ nào đó
  • So to speak: Có thể nói rằng 

Ví dụ:

  • Even if what you say is true, I still can’t let you in.
    Kể cả nếu những gì bạn nói là đúng, tối vẫn không thể cho bạn vào.
  • Although candies are yummy, they are not good for your health.
    Mặc dù kẹo ngon, chúng không tốt cho sức khỏe của bạn.

2.12. Linking Words – Generalisation

Từ nối Generalisation dùng để khái quát hoá lại vấn đề.

Các Linking Words – Generalisation bao gồm:

  • In general/Generally: Nói chung
  • As a rule: Như một quy luật
  • On the whole: Nói chung, tổng quát lại
  • In most cases: Trong hầu hết trường hợp
  • For the most part: Phần lớn, hầu hết
  • Overall: Tổng quát lại

Ví dụ:

  • For the most part, Sara’s new coworkers are friendly.
    Phần lớn thì đồng nghiệp mới của Sara đều thân thiện.
  • Overall, our team is still lacking competence.
    Tổng quát lại, đội của chúng ta vẫn còn đang thiếu năng lực.

linking words

2.13. Linking Words – Restatement

Từ nối Restatement có mục đích là khẳng định lại một điều gì đó.

Các Linking Words – Restatement bao gồm:

  • To put it differently: Nói cách khác
  • In other words: Nói cách khác

Ví dụ: 

  • Gil is a little bit difficult. To put it differently, she is really rude.
    Gil hơi khó tính. Nói cách khác, cô ta thực sự rất thô lỗ.
  • Chemistry is not everyone’s favorite subject. In other words, this subject is most students’ worst nightmare.
    Hoá học không phải là môn học yêu thích của tất cả mọi người. Nói cách khác, môn học này là ác mộng tệ nhất của phần lớn học sinh.

3. Cách học nhanh và nhớ lâu Linking Words

13 dạng Linking Words là khối kiến thức không nhỏ để học. Thấu hiểu điều này, chúng mình sẽ cung cấp tới bạn một số cách học nhanh nhớ lâu hơn. 

3.1. Học theo chức năng nhóm

Đây là cách học hiệu quả đầu tiên. Như bạn có thể thấy, một số dạng từ nối có chức năng khá tương đồng, một số từ nối còn xuất hiện từ 2 lần trở lên.

Step Up gợi ý bạn có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Result + Reason + Condition (Kết quả + Nguyên nhân + Điều kiện)

Nhóm 2: Emphasis + Concession + Restatement (Nhấn mạnh + Nhượng bộ + Khẳng định lại)

Nhóm 3: Addition + Sequencing Ideas + Summary + Generalisation (Bổ sung + Trật tự các ý tưởng + Tóm tắt/Tổng kết + Khái quát)

Bạn cũng có thể tự xếp nhóm theo cách mà bản thân thấy dễ hiểu.

3.2. Tham khảo các bài mẫu có điểm số cao

Tham khảo bài mẫu là cách cải thiện trình độ tiếng Anh rất tốt. Những người viết mới bắt đầu có thể dễ sử dụng các linking words sai ngữ pháp hoặc gượng gạo. Để khắc phục điều này, chúng ta cần thường xuyên đọc các bài viết mẫu điểm cao hay bài báo chính thống. Các bài Writing điểm cao IELTS cũng có thể dễ dàng tìm thấy trên internet.

Ngoài các bài văn mẫu điểm cao, chúng ta cũng nên đọc cả những bài band điểm thấp (từ 5.0 trở xuống) để thấy sự khác biệt. Từ đó, người học sẽ rút ra cách sử dụng linking words vừa đúng vừa tự nhiên nhất.

3.3. Làm các đề thi tiếng Anh

Cách luyện tiếng Anh giúp tăng tốc trình độ nhanh nhất chắc chắn là làm bài tập. Bạn hãy tìm các đề thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia, giáo trình tiếng Anh uy tín hoặc các bài tập trên blog của trang Step Up để ôn tập.

4. Bài tập vận dụng Linking Words nhanh chóng

Hãy làm bài tập vận dụng Linking Words dưới đây từ Step Up và chấm điểm nha!

Chọn Linking word thích hợp trong bảng để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây. Mỗi đáp án chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất.

Additionally

because

On the one hand

Secondly

Firstly

However

such as

therefore

More and more people are becoming interested in urban areas. __________ (1), living there has both advantages and disadvantages.

__________ (2), living in a big city has a number of advantages. __________ (3), people can get employed easily __________ (4) big enterprises generally prefer this area to other parts of the country. It is __________ (5) rational for people to settle down in big cities to live and work. __________ (6), citizens have access to various kinds of entertainment, __________ (7) cinema, shopping center, cafes,… __________ (8), goods and services are offered at a wide range of prices and relatively good quality.

due to

also

Secondly

On the other hand

Firstly

while

To conclude

and

__________ (9), living in a big city goes hand in hand with unavoidable setbacks. __________ (10), __________ (11) high population, traffic jams are a common problem. High population density __________ (12) means high risks of contagious diseases. __________ (13), city-dwellers are constantly exposed to pollution. Everyday, fumes from vehicle engines pollute the atmosphere __________ (14) construction sites produce excessive amounts of noise. This can lead to serious health problems over a long time.

__________ (15), living in major cities has both positive __________ (16)  negative impacts on people’s lives. It depends on personal preferences and living standard to decide which place is the ideal location for settlement.

 

Đáp án: 

  1. However
  2. On the one hand
  3. Firstly
  4. because
  5. therefore
  6. Secondly
  7. such as
  8. Additionally
  9. On the other hand
  10. Firstly
  11. due to
  12. also
  13. Secondly
  14. while
  15. To conclude
  16. and

Bài học về Linking Words trong tiếng Anh đã khép lại tại đây. Mong rằng bạn đã nắm được các loại từ nối và cách vận dụng trong bài tập cũng như đời sống. Bạn hãy luyện đọc và làm các bài tập để nhớ bài thật lâu nhé!

Step Up chúc bạn học thật tiến bộ!