Must là một động từ khuyết thiếu có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người học tiếng Anh chỉ biết đến nghĩa phổ biến nhất của must là “phải”. Hôm nay, hãy cùng Step Up khám phá toàn bộ cấu trúc must và cách dùng của chúng trong tiếng Anh nhé.
Trong phần này, Step Up sẽ giới thiệu công thức và cách dùng của cấu trúc must, cùng các ví dụ cụ thể để các bạn nắm chắc phần kiến thức này.
Cấu trúc must tiếng Anh là gì?
“Must” là một động từ tình thái– nói cách khác, nó giúp bổ sung ý nghĩa cho các động từ. Lưu ý rằng must cũng có thể sử dụng như một danh từ – nghĩa là “điều phải làm”.
Ví dụ:
You must obey the rules or you’ll be expelled.
(Bạn phải tuân thủ quy tắc nếu không bạn sẽ bị đuổi.)
I am sure I heard something, but it must have been the wind.
(Tôi chắc chắn đã nghe thấy gì đó, nhưng có lẽ tiếng gió thổi thôi.)
When you come to Vietnam, trying street foods is absolutely a must!
(Đến Việt Nam thì chắc chắn phải thử ẩm thực đường phố ở đây!)
Don’t you know wearing a mask is a must these days?
(Bạn không biết dạo này đeo khẩu trang là bắt buộc à?)
Cách dùng cấu trúc must
Công thức chung:
S + must + V
Trong đó, “must” không bao giờ thay đổi hình thức và động từ theo sau nó phải là động từ nguyên thể.
Chúng ta sử dụng must theo nhiều cách khác nhau dựa trên ý nghĩa bạn muốn biểu đạt.
Xem thêm Cấu trúc must và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Chúng ta sử dụng “must” khi muốn nói rằng điều đó là cần thiết hoặc rất quan trọng; rằng điều gì đó sẽ xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
Susie must improve her English if she wants to go to college.
(Susie phải cải thiện trình độ tiếng Anh nếu cô ấy muốn học lên cao.)
Please, you must not reveal this to anybody. It’s my secret.
(Bạn không được nói điều này với bất kỳ ai. Đó là một bí mật.)
These bananas must not be eaten. They have been spoiled.
(Mấy quả chuối này này không ăn được. Chúng đã hỏng rồi.)
Ý nghĩa 2:
Chúng ta sử dụng “must” để nhấn mạnh một ý kiến.
Ví dụ:
I must admit, it was a memorable experience.
(Tôi phải thừa nhận, đó là một trải nghiệm đáng nhớ.)
I must say, the roasted turkey is really good!
(Phải nói là món gà tây nướng này rất ngon!)
We must admit that we didn’t really like her child at first.
(Chúng tôi phải thừa nhận rằng, lúc đầu chúng tôi không thích đứa con của cô ấy lắm.)
Ý nghĩa 3: Chúng ta sử dụng “must” để đưa ra một lời mời, lời gợi ý, đề nghị một cách tha thiết, khăng khăng.
Ví dụ:
You must come and visit us when you get to Hanoi!
(Bạn phải đến và thăm chúng tôi khi bạn tới Hà Nội!)
We must watch that movie for sure – I heard that it’s brilliant!
(Chúng ta phải đi xem bộ phim đó – Tôi nghe nói nó rất xuất sắc!)
Susie must try this dish out – she is a fan of spicy foods.
(Susie phải nếm thử món này, cô ấy thích ăn cay lắm.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Các động từ khuyết thiếu must, ought to và should đều được sử dụng để thể hiện điều nên làm hoặc nghĩa vụ phải làm. Ngữ điệu và mức độ bắt buộc của hành động có thể khác nhau tùy theo cấu trúc được sử dụng. Vậy làm thế nào để phân biệt cấu trúc must, should, ought to?
Bảng sau thể hiện những điểm khác nhau cơ bản giữa các cấu trúc trên:
Cơ sở so sánh
Should
Ought to
Must
Ngữ nghĩa
Should đề cập đến nhiệm vụ và trách nhiệm của một người. Nó cũng biểu thị điều tốt nhất nên làm trong một trường hợp.
Ought to chủ yếu được sử dụng khi chúng ta nói về nghĩa vụ hoặc bổn phận đạo đức.
Must được sử dụng để diễn đạt ‘nhu cầu cấp thiết’ hoặc sự cần thiết phải được thực hiện.
Mức độ trang trọng
Không trang trọng
Trang trọng
Có thể dùng trong văn bản pháp lý
Mức độ bắt buộc
Ít nhất
Khá cao
Cao nhất
Chúng ta sử dụng “should” khi chúng ta muốn nói về một điều nên làm, thường là khi chúng ta chỉ ra lỗi hoặc sai lầm của ai đó. Mặt khác, “ought to” được sử dụng để làm nổi bật nghĩa vụ hoặc tính đúng đắn của điều gì đó trong một tình huống nhất định. Cuối cùng, khi chúng ta sử dụng từ “must”, chúng ta hiểu rằng hành động đang được nói đến cần thiết đến mức không thể bỏ qua.
Ví dụ:
You should have helped her, she was all alone.
(Cậu đáng ra nên giúp cô ấy mới phải, cô ấy chỉ có một mình.)
Parents ought to take care of their children.
(Cha mẹ nên chăm sóc con cái.)
You must not go to this area without permissions from the authorities.
(Bạn không được phép đi vào khu vực này mà không có sự ưng thuận của người có quyền.)
“Should” là từ được sử dụng trong cả văn nói và văn viết, trong khi “ought to” là từ hay được sử dụng trong văn viết. Từ “must” lại được dùng chủ yếu trong văn bản pháp luật.
Ví dụ:
Susie should go to school, she will make a good student.
(Susie nên đi học, cô ấy sẽ là một học sinh giỏi.)
Regarding this problem, you ought to seek help from the teachers.
(Về vấn đề này, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía giáo viên.)
A civil must be punished if he or she violates the laws.
(Công dân phải bị xử phạt nếu anh hoặc cô ấy vi phạm pháp luật.)
Khi nói đến mức độ nhấn mạnh, hay bắt buộc của hành động thì “must” ở mức cao nhất. Sau đó, “ought to” được coi là mạnh hơn “should”.
Bài 1: Điền từ thích hợp must, ought to, should vào chỗ trống:
I ________ wear glasses, I can’t see very well.
We ________ go for a drink one day.
We ________ go to the meeting. Why didn’t you go?
We ________ not talk to each other because it was an exam.
We went to bed right after dinner because we ________ get up early the following day.
What are you doing? You ________ be here!
When we were at school we ________ wear a uniform.
You ________ be an expert to use the basic functions of the program.
You ________ take the entrance exam. It isn’t necessary, however.
You ________ tell her that you are sorry.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
If you want to work in the USA, you ought to speak good English.
Please tell her she should get good results at school!
Tomorrow is Sunday! So I must not go to school!
You are ill. You should not go to school today.
You should not forget the lunch with our neighbours!
You should not give someone a clock as present.
You ought to have goals in life.
You must not say anything stupid if you want keep your job.
You must remember to feed the dog.
Trên đây là toàn bộ bí kíp để bạn có thể làm chủ cấu trúc must nhanh chóng nhất. Để học giỏi ngữ pháp tiếng Anh, hãy tham khảo thêm các bài viết khác của Step Up bạn nhé. Chúc bạn luôn tìm được niềm vui trong việc học tiếng Anh.
“S + V + O” – bạn nắm chắc cấu trúc câu và biết O (Object) gọi là tân ngữ nhưng lại không hiểu tân ngữ trong tiếng Anh thực chất là gì? Hay làm như thế nào để viết tân ngữ chuẩn xác, đặc biệt là trong câu bị động? Hãy cùng Step Up ôn lại kiến thức về tân ngữ một cách ngắn gọn nhưng vô cùng đầy đủ nhé!
Trong Tiếng Anh, thuật ngữ Tân ngữ (Object) đơn giản dùng để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ, thường là một từ hoặc cụm từ đứng sau một động từ chỉ hành động (action verb). Lưu ý là trong một câu, có thể có nhiều tân ngữ khác nhau.
Ví dụ:
– I play football.(Tôi chơi bóng đá.)
– My mother gives mesome flowers. (Mẹ tôi đưa tôi một vài bông hoa.)
Lưu ý: cả me và some flowers đều là tân ngữ.
Khi cần xác định tân ngữ, ngoài việc đứng sau động từ, các bạn có thể đặt câu hỏi: “Ai/ Cái gì nhận hành động?” như “Ai được mẹ tôi tặng hoa?”, “Mẹ tôi đưa tôi cái gì?” hay “Cái gì tôi đang chơi?”.
2. Phân biệt dễ dàng 3 loại tân ngữ
Nhìn lại ví dụ phần định nghĩa: “My mother gives me some flowers”, trong đó “me” cùng “some flowers” đều là tân ngữ. Bạn có tự hỏi 2 tân ngữ này khác gì nhau không? Câu trả lời là có.
Trong tiếng Anh, dựa vào vị trí cũng như ý nghĩa của tân ngữ trong câu, ta chia ra 3 loại tân ngữ.
Tân ngữ trực tiếp (direct object):người/vật nhận tác động đầu tiên của hành động
Ví dụ:
– I caught a fish.(Tôi đã bắt được một con cá.)
– I read a book. (Tôi đọc một quyển sách.)
– I lovehim.(Tôi yêu anh ấy.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong một câu đúng ngữ pháp, tân ngữ có thể ở dạng Danh từ, Đại từ nhân xưng, Động từ nguyên thể hoặc Động từ dạng V_ing.
Danh từ (Noun):Danh từ có thể sử dụng làm cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp trong 1 câu.
Ví dụ:
– My friends went to the cinema last night. (Bạn tôi đi xem phim vào tối qua.)
– I help my mom do the housework. (Tôi giúp mẹ tôi làm việc nhà.)
Đại từ nhân xưng (Personal Pronoun): Đại từ nhân xưng bao gồm Đại từ chủ ngữ (subject pronouns) dùng làm chủ ngữ và Đại từ tân ngữ (object pronouns) dùng làm tân ngữ.
Đại từ chủ ngữ và đại từ tân ngữ
Ví dụ:
– I love you.
– They like us.
I và They là đại từ chủ ngữ đứng vị trí chủ ngữ trong câu.
You và Us là đại từ vị ngữ đứng vị trí tân ngữ trong câu.
Động từ nguyên thể (to Verb)
Nhiều người nghĩ tân ngữ là danh từ hoặc đại từ thôi, nhưng không phải vậy. Một số động từ trong Tiếng Anh đòi hỏi theo sau là một động từ khác ở dạng “to verb”, khi đó, động từ nguyên thể đi theo được coi là một tân ngữ.
Ví dụ:
– I agree to go out with you. (Tôi đồng ý đi ra ngoài với bạn.)
– I want to watch TV. (Tôi muốn xem TV.)
Một số động từ đi với “to + V” (to V là tân ngứ)
Động từ dạng V_ing (Gerund)
Tương tự, một số động từ trong Tiếng Anh đòi hỏi theo sau là một động từ khác ở dạng V_ing, khi đó, động từ V_ing đi theo được coi là một tân ngữ.
Ví dụ:
– I consider studying English with Step Up English.
(Tôi cân nhắc việc học tiếng Anh cùng Step Up English.)
– I imagine traveling to France.
(Tôi tưởng tượng đi du lịch tới Pháp.)
Một số động từ đi với “V_ing” (V_ing là tân ngứ)
Mệnh đề (Clause): “Nhiều chữ” hơn một chút, tân ngữ còn có thể ở dạng cả một mệnh đề.
Ví dụ:
– She knows how he can pass the exam.
(Cô ấy biết cách anh ấy có thể vượt qua kì kiểm tra.)
– I can sympathize with what you are feeling now.
(Tôi có thể đồng với những gì bạn đang cảm nhận bây giờ.)
4. Dùng tân ngữ trong câu bị động (Passive voice)
Câu bị động là chủ điểm ngữ pháp khiến nhiều người học nhầm lẫn. Nhưng chỉ cần nắm chắc về kiến thức tân ngữ, bạn có thể tự tin hơn nhiều và ăn điểm phần này đó.
Ví dụ về câu bị động
Để tạo nên một câu bị động, ta cần:
Xác định tân ngữ muốn chuyển
Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ
Động từ chuyển từ thể chủ động sang bị động
Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by đăng trước.
Ví dụ: People protect the enviroment. (Mọi người bảo vệ môi trường.)
– Xác định tân ngữ: the environment (dạng danh từ, đứng sau động từ)
– Chuyển tân ngữ lên đầu thành chủ ngữ: The environment… .
– Động từ chuyển từ bị động sang bị động: The environment is protected…
– Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by: The environment is protected by people.
Vậy là ta đã có 1 câu bị động hoàn chỉnh rồi đó.
Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã nắm rõ các kiến thức vềtân ngữ trong Tiếng Anhvà có thể áp dụng chúng vào trong các bài tập và cả việc giao tiếp Tiếng Anh hằng ngày một cách thành thạo nhất có thể.
Bạn đã từng gặp cấu trúc due to bao giờ chưa? Bạn có từng được khuyên rằng nên sử dụng cấu trúc này trong văn viết để ghi điểm với giám khảo? Cấu trúc due to được sử dụng rất thường xuyên trong văn viết học thuật, nhưng để bài viết của bạn súc tích nhất có thể, bạn nên hiểu rõ cấu trúc này. Step Up sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật những gì bạn cần biết về cấu trúc due to cùng ví dụ và bài tập thực hành trong bài viết dưới đây.
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu trúc due to và be due to, cùng với cách dùng và những bí kíp để dùng các cấu trúc này như người bản xứ.
Cấu trúc due to là gì?
Due to trong tiếng Anh có nghĩa là “bởi vì”, “do đó”. Cấu trúc này được sử dụng để giải thích nguyên nhân, lý do cho hành động, sự việc được nhắc đến đằng trước hoặc đằng sau nó.
Ví dụ:
Due to the bad weather, I had to delay my business trip.
(Do thời tiết xấu, tôi buộc phải hoãn chuyến đi của mình lại.)
She will not believe him, due to the fact that he is not a trustworthy person.
(Cô ấy sẽ không tin anh ta, bởi vì sự thật là anh ấy không đáng tin.)
Cách dùng cấu trúc due to
Có hai cách dùng cấu trúc này, với hai công thức như sau:
Due to + Noun/Noun phrase, S + V
hoặc
Due to the fact that + S + V, S + V
Hai cấu trúc này có ý nghĩa tương tự nhau, chỉ khác biệt ở điểm cấu trúc 1 sử dụng danh từ hoặc cụm danh từ, còn cấu trúc thứ hai sử dụng mệnh đề ngay sau cụm cố định “Due to the fact that”.
Ví dụ:
Due to her love for him, Susie will do anything.
(Vì cô yêu anh, Susie sẵn lòng làm mọi thứ.)
Due to the fact that she loves him, Susie will do anything.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Mặc dù cả hai cấu trúc đều dùng từ “due to”, nhưng cấu trúc be due to với động từ nguyên thể lại dùng để nói về một sự việc đã được sắp xếp, dự định để xảy ra trong tương lai gần.
Cấu trúc chung:
S + tobe + due to + V
Trong cấu trúc trên, động từ luôn ở dạng nguyên thể.
Ví dụ:
The engagement ceremony is due to take place soon.
(Lễ đính hôn sẽ được tổ chức sớm.)
He hasn’t done his work properly, probably because he is due to leave this company soon.
(Dạo này anh ấy không làm việc tử tế, chắc tại anh ấy sắp rời khỏi công ty này.)
Tuy nhiên, cấu trúc be due to mang nghĩa này sẽ dễ bị nhầm với cấu trúc:
S + be + due to + Noun/Noun phrase
S + be + due to + the fact that S + V
Hai cấu trúc này mang ý nghĩa tương tự (bởi vì, do đó) so với cấu trúc due to đã được giới thiệu ở trên.
Ví dụ:
Her failure was due to her carelessness.
(Thất bại của cô ấy là do sự bất cẩn mà ra.)
My late arrival is due to the fact that the train arrived late.
(Tôi đến muộn vì tàu đã tới ga muộn.)
3. Mẹo sử dụng cấu trúc due to và because of
Nếu bạn có thể sử dụng các cấu trúc ‘attributable to’, ‘caused by’ hay ‘resulting from’ thay vào chỗ của due to, bạn đang sử dụng cấu trúc này đúng cách. Nó bổ nghĩa cho danh từ và thường được đặt trước động từ ‘to be’ ở dạng này hay dạng khác.
Ví dụ:
My fitness is due to regular workouts.
My fitness is attributable to regular workouts.
My fitness is caused by regular workouts.
(Sự cân đối của tôi là do tập thể dục thường xuyên đấy.)
Cấu trúc because of thường được dùng để bổ nghĩa cho động từ. Do đó, bạn nên chú ý khi sử dụng hai cấu trúc này để thay thế cho nhau.
Ví dụ:
I took a bus because of the rain.
(Tôi đã đi xe buýt vì trời mưa.)
Ta thấy rằng mệnh đề sau because of bổ nghĩa cho động từ “took”.
My late arrival is due to the rain.
(Tôi đến muộn vì trời đổ mưa.)
Mệnh đề sau due to trong câu này bổ nghĩa cho danh từ “arrival”.
Nếu bạn phân vân không biết nên dùng cấu trúc due to hay cấu trúc because of, hãy sử dụng cấu trúc because of. Lưu ý rằng cấu trúc because of không thể thay thế cấu trúc be due to.
Ngoài các cấu trúc trên, bạn có thể tham khảo thêm cấu trúc no sooner hay cấu trúc song song trong tiếng Anh. Đây điều là những cấu trúc ngữ pháp đắt giá giúp bài viết của bạn trở nên mượt mà và đạt nhiều điểm hơn. Nhiều khi, bạn cũng sẽ gặp chúng trong khiluyện nghe hoặc đọc tiếng Anh, vì vậy việc bỏ túi các cấu trúc ngữ pháp này là không hề thừa đâu nhé.
4. Bài tập cấu trúc due to
Bài 1: Điền từ because of hoặc due to vào chỗ trống
___________ the effects of El Nino, the snowfall was heavy.
The crash occurred ___________ the erratic nature of the other driver.
The crash was ___________ the erratic nature of the other driver.
The heavy snowfall was ___________ El Nino.
The snowfall came ___________ the effects of El Nino.
Đáp án:
Because of
because of
due to
due to
because of
Bài 2: Viết lại câu sử dụng cấu trúc due to
I can’t hear you. The speakers are too loud.
Participation in this school event will not be compulsory. You have an exam next week.
Susie didn’t come home last night. She must have stayed over at her friend’s house.
My sister Annie hasn’t picked me up from work. She said her car wasn’t working properly.
I heard Marshall passed out during his PE class. He’s exhausted, they said.
Đáp án:
I can’t hear you due to the loud speakers.
Participation in this school event will not be compulsory due to your (upcoming) exam next week.
Susie didn’t come home last night, probably due to the fact that she stayed over at her friend’s house.
My sister Annie hasn’t picked me up from work due to the fact that her car wasn’t working properly.
I heard Marshall passed out during his PE class due to exhaustion.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là tổng hợp cách sử dụng cấu trúc due to trong tiếng Anh. Cho dù đây là một cấu trúc hay, bạn không nên lạm dụng nó trong bài viết của mình. Hãy tích lũy thêm thật nhiều kiến thức ngữ pháp bằng cách tham khảo các bài viết khác của Step Up nhé.
Sự khéo léo trong giao tiếp luôn được coi trọng như một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Đó là lý do vì sao trong tiếng Anh có rất nhiều mẫu cấu trúc diễn tả cảm nhận, bộc lộ cảm xúc một cách tinh tế và tạo nhiều thiện cảm. Một trong những cấu trúc quan trọng đó là cấu trúc find. Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết cách sử dụng hiệu quả cấu trúc này ngay sau đây nhé.
1. Cấu trúc find và cách dùng
Từ trước tới nay, chúng ta thường quen dùng “find” với nghĩa là tìm thấy. Tuy nhiên cấu trúc find còn được sử dụng để diễn tả cảm nhận của người nói về một đối tượng sự vật, sự việc. Cùng tìm hiểu từng dạng cấu trúc này và cách dùng để giúp đa dạng ngữ pháp trong bài nói và bài viết của mình nhé.
Find đi với danh từ
Cấu trúc find đi với danh từ dùng để bày tỏ ý kiến về ai/cái gì như thế nào.
Cấu trúc:
Find + Danh từ + Danh từ: Nhận thấy ai/cái gì là một người/một thứ như thế nào.
Ví dụ:
I find the idea a great one. (Tôi thấy ý tưởng đó là một ý tưởng tuyệt vời.)
I find her a lovely girl. (Tôi thấy cô ấy là một cô gái đáng yêu.)
I find Linda an intelligent student. (Tôi cảm thấy Linda là một học sinh thông minh.)
Xem thêm Cấu trúc find và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Ở dạng này, cấu trúc find diễn tả ý nghĩa nhận thấy nó như thế nào khi làm một việc gì. Sau tính từ miêu tả đó sẽ đi cùng với một động từ nguyên thể có “to”.
Cấu trúc
Find + it + tính từ + to do something: cảm thấy nó như thế nào để làm một việc gì.
Ví dụ:
I find it difficult to solve this situation. (Tôi thấy nó rất khó để giải quyết được tình huống này.)
I find it easy to answer this question. (Tôi thấy nó rất dễ dàng để trả lời câu hỏi này.)
All students found it challenging to finish the test on time. (Tất cả học sinh đều thấy nó đầy thách thức để hoàn thành bài kiểm tra đúng giờ.)
Find đi với danh từ và tính từ
Một dạng cấu trúc find khác mà ta dễ dàng bắt gặp trong các đề thi là find kết hợp với danh từ và tính từ để miêu tả cảm nhận về danh từ đó.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Find + danh từ + tính từ: nhận thấy ai/cái gì như thế nào
Ví dụ:
I find this story very interesting. (Tôi thấy câu chuyện đó rất hấp dẫn.)
My mother found her blue dress beautiful. (Mẹ tôi cảm thấy chiếc váy màu xanh rất đẹp.)
We found the online registration system very complicated. (Chúng tôi thấy hệ thống đăng ký học online rất phức tạp.)
Cảm xúc của con người luôn đa dạng và phức tạp, do đó mỗi mẫu câu cảm thán hay các dạng cấu trúc find đều mang những sắc thái riêng biệt. Vì vậy, trong khi giao tiếp hay luyện nghe tiếng Anh, bạn hãy cố gắng lắng nghe giọng điệu của người nói và tham khảo cách sử dụng ngôn từ của họ để có thể thành thạo tiếng Anh như người bản ngữ nhé.
Dưới đây là một số bài tập về cấu trúc find. Hãy cùng luyện tập để ghi nhớ lại kiến thức phía trên. Đừng quên so sánh đáp án ở dưới để kiểm tra lại bài làm của mình nhé.
Bài 1: Chọn đáp án thích hợp cho mỗi câu sau
1. I find it ___ that they have finished all assignments in time.
A. amaze
B. amazed
C. amazing
D. amazingly
2. He finds it ___ to solve this case.
A. difficult
B. differed
C. difficultly
D. difficulty
3. All of my students____ the online class registration system very complicated.
A. became
B. found
C. turned
D. mentioned
4. She ___ the film at 7.pm yesterday boring.
A. took
B. hold
C. found
D. got
5. My mother finds it ____ to make soup from scratch.
A. simple
B. simply
C. simplify
D. simplicity
Đáp án
C
A
B
C
A
Bài 2: Viết thành câu hoàn chỉnh dựa vào những từ cho trước
I/find/make/ceramic vases/interesting.
=> ………………………………………..
I/find/swim/good/health
=> ………………………………………..
He/find/difficult/answer/question.
=> ………………………………………..
I/find/her/friendly/person.
=> ………………………………………..
I/find/carving wood/boring
=> ………………………………………..
Đáp án:
I find making ceramic vases interesting.
I find swimming good for health.
He found it difficult to answer the question.
I find her a friendly person
I find carving wood boring.
Trên đây là bài viết chia sẻ về cấu trúc find và cách dùng. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có thêm những cách hiệu quả để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình. Đừng quên tham khảo những chủ đề ngữ pháp quan trọng cùng cách học tiếng Anh thông minh từ Hack Não Ngữ Pháp nhé.
Bên cạnh các động từ chúng ta đã quen mặt như động từ “to be” (am, is, are, …), các động từ chỉ hành động (run, go, write,…), trong ngữ pháp tiếng Anh còn có một loại động từ dùng để diễn đạt khả năng, sự cấm đoán hay sự cần thiết. Đó là nhóm động từ khuyết thiếu. Bạn đã biết rõ về các dạng động từ này và cách sử dụng của chúng chưa? Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết về từng dạng động từ khuyết thiếu ngay sau đây nhé.
1. Định nghĩa động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh
Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs) là loại động từ có chức năng bổ trợ nghĩa cho động từ chính, không được sử dụng là động từ chính trong câu. Nó dùng để diễn đạt khả năng, sự dự định, sự cấm đoán hay cả sự cần thiết… Động từ khuyết thiếu đứng trước động từ chính ở dạng nguyên thể để bổ sung nghĩa cho động từ chính.
Một số động từ khuyết thiếu phổ biến như: have to, must, can, could, may, might, should, ought to,…
Cấu trúc:
S + Modal verb (must/can/could/may/might/should,…) + V (nguyên thể)
Ví dụ:
Linda can play volleyball very well. (Linda có thể chơi bóng chuyền rất giỏi.)
You should finish your homework before going to the theatre. (Bạn nên hoàn thành bài tập về nhà của mình trước khi đi xem phim.)
Xem chi tiết động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh và các kiến thức ngữ pháp với sáchHack Não Ngữ Pháp, giúp bạn ứng dụng trực tiếp 90% chủ điểm ngữ pháp vào giao tiếp và thi cử.
Do không mang đầy đủ chức năng và tính chất của động từ thường, khi sử dụng các động từ khuyết thiếu chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây.
Không phải chia theo các ngôi số ít hay số nhiều
Các động từ khuyết thiếu không phải chia theo các ngôi số ít hay số nhiều, chỉ sử dụng ở hai thời điểm đó là hiện tại và quá khứ.
Dạng của hiện tại: may, should, can, will, ought to, had better
Dạng của quá khứ: might, should, could, would, ought to, had better
Ví dụ:
My brother can speak French fluently. (Anh trai của tôi có thể nói tiếng Pháp thành thạo.)
We could go out if it didn’t rain. (Chúng tôi đã có thể ra ngoài đi chơi nếu mà trời không mưa.)
Không có dạng nguyên mẫu, không có “to” hay các dạng phân từ khác.
Thay vì được sử dụng cho tất cả các thì như động từ thường, động từ khuyết thiếu không có dạng nguyên mẫu, không có “to” hay bất kỳ dạng phân từ nào khác.
Ví dụ:
Linda can dance very beautifully. (Linda có thể nhảy rất đẹp.)
Bill will go to Cat Ba tomorrow. (Bill sẽ đi Cát Bà vào ngày mai.)
Không cần trợ động từ đi kèm trong câu hỏi Yes/No hoặc câu hỏi có vấn từ.
Ví dụ:
A: Can you swim? (Bạn có thể bơi không?)
B: Yes, I can (Tôi có thể.)
Có cách dùng tương đối như một trợ động từ trong câu.
Động từ khuyết thiếu đứng trước động từ chính và bổ nghĩa cho động từ đó, vì vậy chúng mang cách dùng tương tự như một trợ động từ.
Ví dụ:
I will go to Sam Son beach next Sunday. (Tôi sẽ đi tới biển Sầm Sơn vào chủ nhật tới đây.)
I won’t go to Sam Son beach next Sunday. (Tôi sẽ không đi tới biển Sầm Sơn vào chủ nhật tới đây.)
Mỗi động từ khuyết thiếu sẽ có một ý nghĩa và chức năng riêng biệt. Vì vậy chúng ta phải nắm rõ cách dùng của từng từ để có thể vận dụng linh hoạt trong tiếng Anh cũng như tránh những nhầm lẫn không đáng có. Hãy cùng Step Up tổng hợp lại một số động từ khuyết thiếu thường gặp nhất qua bảng ngay sau nhé.
Động từ khuyết thiếu
Chức năng
Ví dụ
Chú ý
Can: có thể
Diễn tả khả năng tại hiện tại hoặc tương lai về ai đó có thể làm được những gì hoặc một sự việc có thể sắp xảy ra.
This class can start in September
Linda can sing and dance very well
Can và Could trong tiếng Anh còn được sử dụng trong các câu hỏi, câu đề nghị, xin phép và yêu cầu.
Ví dụ:
Could you repeat your name, please?
Could: có thể (dạng quá khứ của “can”)
Diễn đạt một khả năng xảy ra trong thì quá khứ
My daughter could read books when she was only four years old.
Have to: phải
Diễn tả sự cần thiết phải làm điều gì nhưng là do tác động bởi yếu tố khách quan (nội quy, quy định…)
“You have to stop smoking.” Her doctor said.
Don’t have to = Don’t need to (không cần thiết phải làm gì)
Must: phải, chắc hẳn
Diễn đạt sự cần thiết, điều bắt buộc ở thì hiện tại hoặc trong tương lai
Đưa ra lời khuyên hay sự suy luận mang tính chắc chắn, yêu cầu được nhấn mạnh
All students must hand in their assignments before 18th August.
It’s raining. It must be cold.
Mustn’t – chỉ sự một cấm đoán
Ví dụ:
You mustn’t smoke here!
May: có thể
Diễn tả điều gì có thể xảy ra ở hiện tại
It may rain today
May và might còn có thể dùng để xin phép. Nhưng might ít sử dụng trong văn nói, chủ yếu sử dụng trong câu gián tiếp:
Ví dụ:
May I close the door?.
Might: có thể (dạng quá khứ của “may”)
Diễn tả điều gì có thể xảy ra ở quá khứ (cũng có thể dùng cho hiện tại nhưng ít khả năng hơn “may”)
Who has just called Lam might be June.
Will: sẽ
Diễn đạt về sự dự đoán sự việc xảy sẽ ra trong tương lai.
Đưa ra một quyết định ngay tại thời điểm nói.
Tomorrow will be rainy.
Did you buy a pen for me ? Oh, sorry. I’ll go now.
Will và Would còn được dùng trong câu đề nghị, yêu cầu và lời mời
Ví dụ:
Will you take a photo?
Would you like a cup of tea?
Would: sẽ (quá khứ của “will”)
diễn tả một giả định xảy ra hoặc một dự đoán về sự việc có thể xảy ra trong quá khứ
I would go picnicking if it didn’t rain.
Shall: sẽ
Thường dùng để xin ý kiến và lời khuyên. (Hiện nay “will” được sử dụng nhiều hơn so với “shall”)
Where shall we eat tomorrow evening?
Should: nên
Diễn đạt sự bắt buộc hay nhiệm vụ bắt buộc nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với “must”
Dùng để đưa ra lời khuyên và ý kiến
Dùng để đưa ra suy đoán
You should send this contract to John before 5 p.m.
You should go to bed before 11 p.m everyday.
He studied very hard, he should get better grades.
Ought to: nên
Chỉ sự bắt buộc, có tính chất mạnh hơn “Should” nhưng bé hơn “Must”
You ought not to eat ice cream at night.
Trong quá trình luyện nghe tiếng Anh, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp rất thường xuyên những cấu trúc câu có sử dụng động từ khuyết thiếu. Vì vậy đừng quên bỏ túi ngay những đặc điểm riêng biệt trên của chúng để giúp ích cho bạn trong quá trình học nhé.
4. Bài tập động từ khuyết thiếu
Bài 1: Chọn đáp án thích hợp
1. When John was young, he _____ work in the garden for long hours.
a. can b. could c. will d. should
2. He_____ have gone out with Mary because he was with me that day.
a. mustn’t b. shouldn’t c. won’t d. couldn’t
3. Because we have to be there by 7.30, we_____ take a grabcar.
a. ought to b. may c. ought d. are able to
4. It_____ rain today. Let’s take an umbrella.
a. could be b. must c. might d. had better
5. _____ you help me with the homework?
a. May b. Shall c. Should d. Will
Đáp án:
b
d
a
c
d
Bài 2: Chọn đáp án đúng trong ngoặc
She ……. go to work early, didn’t she? (had to/ has to/ ought to)
His eyes were so bad that he ……….. read the newspapers. (shouldn’t/hadn’t to/ couldn’t/ can’t)
There’s the waiter. We …….. ask him for the bill. (will/ shall/ am able to/ could)
………..you be able to come to the B.M workshop? – I’m afraid not. (Can/ will/ May/ should)
His car broke down so he ………..come by bus. (had to/ must/should/ could)
……………. ask you some questions? – Okay, go ahead. (Shall I / Will I / Should I / May I )
She ……….. go now. She’s getting late. (had rather/ had better/ ought/ would rather)
Đáp án
had to
couldn’t
will
will
had to
May I
had better
Xem ngay Hack Não Ngữ Pháp– bộ đôi Sách và App bài tập giúp bạn hiểu bản chất và ứng dụng chắc tay 90% ngữ pháp để thi cử và giao tiếp. Nội dung chính của sách gồm:
✅ Chương 1: Ngữ pháp cấu tạo giúp nhận diện và nói đúng cấu trúc của 1 câu đơn; ✅ Chương 2: Ngữ pháp về thì để bạn nói đúng thì của một câu đơn giản; ✅ Chương 3: Ngữ pháp cấu trúc hướng dẫn nói và phát triển ý thành câu phức tạp.
Trên đây là toàn bộ nội dung kiến thức cũng như một số bài tập luyện tập về động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh. Step Up hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cũng như động lực chinh phục tiếng Anh mỗi ngày. Đừng quên cập nhật những chia sẻ tiếp theo của Step Up nhé. Chúc bạn thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Chắc hẳn bạn đã quen thuộc với từ “But” trong các câu miêu tả sự tương phản, trái ngược nhau. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ về “However” – người anh em tưởng chừng như “song sinh” mà lại có điểm khác biệt rõ ràng so với “But” chưa? Hãy cùng Step Upkhám phá cấu trúc however cùng các “anh chị em” của cấu trúc này như but, therefore và nevertheless nhé.
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từ “However”, sau đó là cấu trúc however và cách sử dụng của cấu trúc này nhé.
Nghĩa của từ However
However /haʊˈevə(r)/ mang nghĩa chung là “nhưng mà”, “cho dù”, “tuy nhiên”.
Từ này thường được sử dụng với vai trò làm trạng từ và liên từ.
Từ đồng nghĩa với “However” gồm có but, nevertheless, nonetheless, still, yet, though, although, even so, anyway.
Cách dùng cấu trúc however
1. However sử dụng như một trạng từ cho cả mệnh đề
Ở cách dùng này, cấu trúc however cho thấy câu đằng sau có liên quan như thế nào với những gì được nhắc đến trước đó. Từ “However” có thể được đặt ở:
Đầu câu (theo sau bởi dấu phẩy)
Cấu trúc chung:
However, S + V
Ví dụ: Prices haven’t been rising. However, it is unlikely that this trend will continue.
Cuối câu (sau dấu phẩy)
Cấu trúc chung:
S +V, however.
Ví dụ: Prices haven’t been rising. It is unlikely that this trend will continue, however.
Giữa câu (trong một cặp dấu phẩy)
Cấu trúc chung:
S, however, V
hoặc
S + V, however + …
Ví dụ: Prices haven’t been rising. It is unlikely, however, that this trend will continue.
Ở các ví dụ trên, ý nghĩa của câu (Giá cả không tăng lên. Tuy nhiên, khó có khả năng xu hướng này sẽ tiếp tục.) không hề thay đổi. Tuy nhiên, bạn cần nhớ thêm dấu phẩy vào đúng vị trí để không bị sai ngữ pháp cấu trúc however nhé.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
2. Phân biệt cấu trúc however và cấu trúc tương tự
Các cấu trúc tương tự của however đều rất dễ gặp trong tiếng Anh, đặc biệt là khi luyện nghe tiếng Anh. Bạn hãy note lại những điểm kiến thức dưới đây để không bị nhầm lẫn các cấu trúc này với cấu trúc however nhé.
However và But
Như đã nhắc đến ở phần mở đầu, hai từ này được sử dụng khá giống nhau. Tuy nhiên, khi dùng để nối hai mệnh đề, chúng được dùng trong văn cảnh khác biệt. Cấu trúc however dùng trong ngữ cảnh hai vế trái ngược nhưng không đối nghịch hoàn toàn; còn “But” được sử dụng khi hai mệnh đề trước và sau nó hoàn toàn trái ngược nhau.
Bảng dưới đây tổng hợp sự khác nhau về cách dùng trong câu của “But” và “Howver”
But
However
– Không đứng đầu câu và cuối câu (trong văn viết)
– Thường đứng giữa câu, và trước nó có dấu phẩy
– But thường thông dụng hơn trong văn nói
– Đứng đầu câu, sau nó có dấu phẩy
– Đứng cuối câu và trước nó có dấu phẩy
– Đứng giữa câu, trong một cặp dấu phẩy hoặc có thể không có
– However có nét nghĩa trang trọng hơn nên thường dùng trong văn viết.
Ví dụ:
I am scared, however, I’ll try to talk to her. (Tôi rất sợ, nhưng tôi sẽ thử nói chuyện với cô ấy.)
I am scared, but I feel excited at the same time. (Tôi rất sợ, nhưng tôi cũng cảm thấy hào hứng nữa.)
However và Therefore
“However” và “Therefore” đều có thể làm trạng từ và vị trí trong câu tương đối giống nhau. Sự khác biệt giữa cấu trúc however và therefore là “However” làm trạng từ mang nghĩa tuy nhiên, dù sao… và có các từ đồng nghĩa như nevertheless, nonetheless, even so, that said, in spite of this… Trong khi “Therefore” làm liên từ mang nghĩa “do (mục đích) đó” hoặc “vì (mục đích) đó”, đề cập đến điều gì đó đã được nêu phía trước. “Therefore” không thể đứng cuối câu như cấu trúc however.
Ví dụ:
He loves her. However, she doesn’t love him. (Anh ấy yêu cô ta. Tuy nhiên, cô lại chẳng hề yêu anh.)
He loves her. She doesn’t love him, however. (Anh ấy yêu cô ta; vậy mà cô lại chẳng hề yêu anh.)
He loves her. He often, therefore, dreamt about her. (Anh ấy yêu cô ta. Do đó, anh ấy hay mơ về cô.)
However và Nevertheless
“Nevertheless” và “However” đều được sử dụng để diễn đạt sự trái ngược nhau, tương phản. Tuy nhiên, cấu trúc nevertheless được sử dụng với nghĩa nhấn mạnh và trang trọng hơn so với cấu trúc however. Về vị trí trong câu, cả hai từ này đứng ở đầu câu khi nói về sự đối lập giữa hai ý tưởng. Trong một số trường hợp, chúng vẫn có thể nằm ở giữa câu (trong một cặp dấu phẩy) hoặc cuối câu (sau dấu phẩy).
Ví dụ:
I don’t think I like him, however, I think he’s kind of cool. (Tôi không nghĩ tôi thích cậu ta nhưng tôi thấy cậu ta cũng khá ngầu.)
I understand your concerns. Nevertheless, I’m afraid I cannot solve your issue. (Tôi hiểu những lo ngại của ngài. Tuy nhiên, tôi e rằng tôi không thể giải quyết được vấn đề này.)
3. Bài tập cấu trúc however
Bài 1: Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống
________ hard she tried, she couldn’t get the trophy. (However/Although/Nevertheless).
_______ he was able to do the exercises, he wasn’t given the points. (Although/However)
________ carefully Susie drove, Susie couldn’t avoid the accident. (However/Although/Nevertheless).
Life isn’t long, ________, we still waste a lot of time. (However/But/Nevertheless)
The ending of the story is cool, _______, I didn’t like it. (However/But/Nevertheless)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về cấu trúc however trong tiếng Anh. Ngoài ra các kiến thức về tính từ ghép hay trợ động từ cũng là những yếu tố quan trọng trong một câu văn. Cùng tìm hiểu thêm các bài viết khác của Step Up để cập nhật các bài viết về chủ đề ngữ pháp nhé!
Trong văn nói cũng như là văn viết chắc không ít lần các bạn bắt gặp động từ “seem” đúng không nào? Tuy nhiên trong tiếng Anh có rất nhiều cấu trúc seem khiến các bạn dễ nhầm lẫn. Cùng Step Up tìm hiểu ngay về cấu trúc seem và ví dụ cụ thể của từng cấu trúc. Từ đó có thể sử dụng chúng một cách thành thạo.
Trong tiếng Anh, seem là một động từ nối có nghĩa là “dường như”, “có vẻ như”.
Ví dụ:
It seems he’s hiding something. Có vẻ như anh ta đang che giấu điều gì đó.
She seems very happy. Cô ấy có vẻ rất vui.
My dad seems to enjoy watching TV. Bố tôi có vẻ rất thích xem ti vi.
My mom doesn’t seem to buy new things for herself. Mẹ của tôi dường như không mua gì mới cho bản thân.
The boys seem not concentrating. Những cậu nhóc dường như đang không tập trung.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Ngoài việc sử dụng các cấu trúc seem với tính từ hay động từ trong tiếng Anh thì seem cũng có thể đi với một mệnh đề.
Cấu trúc:
It + seems + that + clause
Ví dụ:
It seems that she doesn’t like me. Dường như cô ấy không thích tôi.
It seems that the teacher would suggest inviting my parents. Có vẻ như cô giáo sẽ đề nghị mời phụ huynh của tôi.
It seems that she is thinking about something. Có vẻ như cô ấy đang nghĩ về điều gì đó.
It seems that it will rain for a long time. Có vẻ như trời sẽ mưa lâu đấy.
It seems that we have lost ourselves. Dường như chúng tôi đã đánh mất chính mình.
2.5. Cấu trúc it seem as if, It seem like
Có hai dạng cấu trúc khá đặc biệt của seem. Đây là những cấu trúc mang nghĩa cố định. Nếu không được tìm hiểu các bạn sẽ rất dễ dịch sai nghĩa của câu nói khi đoán nghĩa theo từng từ.
Cấu trúc:
It seem + as if + clause It + seem + like + clause It + seem + like + noun phrase (cụm danh từ)
Ví dụ:
It seems as if the car is broken. Có vẻ như chiếc xe bị hỏng rồi.
It seems like the house could be collapsed. Dường như ngôi nhà có thể bị sập.
It seems like a good boy. Anh ta có vẻ như là một chàng trai tốt.
It seems like a funny joke. Có vẻ như là một trò đùa vui nhộn.
It seems as if she sings very well Có vẻ như cô ấy hát rất hay.
3. Lưu ý khi sử dụng cấu Seem trong tiếng Anh
Một số điều cần lưu ý khi các bạn sử dụng cấu trúc seem.
Seem được chia theo thì của chủ ngữ;
There có thể làm chủ ngữ giả cho seem;
Theo sau seem là một tính từ;
Không thể dùng seem với vai trò là một ngoại động từ.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
4. Bài tập với cấu trúc Seem có đáp án
Để nắm chắc hơn về cấu trúc seem, các bạn hãy cùng Step Up luyện tập với bài tập nho nhỏ dưới đây nhé.
Viết lại câu với cấu trúc seem.
Cô ấy có vẻ thích nơi này.
Anh ấy có vẻ như là một bác sĩ lâu lăm.
Nó có vẻ như là một bài toán khó.
Chiếc bàn dường như sắp hỏng rồi.
Cuộc sống của cậu có vẻ không ổn lắm.
Chủ nhân của căn nhà này có vẻ rất giàu có.
Đôi giày này dường như tôi đã nhìn thấy ở đâu đó.
Có vẻ như tôi đã làm mất chìa khóa nhà của mình.
Có vẻ như hôm nay là một ngày may mắn.
Cô ấy có vẻ rất đặc biệt với bạn.
Đáp án
She seems to like this place.
He seems to be a veteran doctor.
It seems like a difficult problem.
The table seems to be about to fail.
Your life doesn’t seem very good.
The owner of this house seems to be very wealthy.
These shoes seem like I have seen them somewhere.
It seems like I lost my house key.
It seems like a lucky day.
She seems very special to you.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trong bài viết này Step Up đã hệ thống lại các cấu trúc seem thường gặp trong cuộc sống. Hy vọng sau bài này các bạn có thể nắm vững và sử dụng các cấu trúc seem một cách thành thạo. Giống như bao ngôn ngữ khác, để có thể giỏi tiếng Anh, bạn cần sự chăm chỉ, nỗ lực học tập mỗi ngày.
Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Chúng ta đều biết rằng mỗi câu hoàn chỉnh cần ít nhất một động từ. Nhưng bạn có biết và hiểu rõ về “phụ tá” nho nhỏ của những động từ ấy – chính là trợ động từ không? Bạn có đang mơ hồ về những câu hỏi như trợ động từ là gì? Hay chức năng của trợ động từ là gì? Hôm nay, hãy đểStep Upgiải đáp tất tần tật những thắc mắc của bạn về trợ động từ trong tiếng Anh nhé.
1. Định nghĩa trợ động từ tiếng Anh (Auxiliary Verbs)
Các động từ phụ trợ (Auxiliary hay Helping Verbs) được sử dụng cùng với động từ chính để thể hiện thì của động từ hoặc để tạo thành một phủ định hoặc câu hỏi. Các trợ động từ phổ biến nhất là have, be và do. Trợ động từ luôn đi kèm với động từ chính, không thể thay thế cho động từ chính trong câu.
Ví dụ: Did you have dinner? (Bạn đã ăn tối chưa?)
Trong ví dụ trên, “did” là trợ động từ bổ sung ý nghĩa cho động từ chính “have”.
2. Cách nhận biết trợ động từ tiếng Anh
Chúng ta biết rằng mỗi câu đều có ít nhất một động từ trong đó. Có hai loại động từ chính: Động từ hành động được sử dụng để mô tả các hoạt động có thể thực hiện được và động từ liên kết được sử dụng để mô tả các điều kiện. Cả động từ hành động và động từ liên kết đều có thể đi kèm với các trợ động từ.
Cách nhận biết một từ không phải trợ động từ tiếng Anh
Đôi khi các hành động hoặc điều kiện chỉ xảy ra một lần và sau đó chúng kết thúc. Trong các trường hợp này, các động từ giống nhau mà bình thường được dùng làm trợ động từ sẽ trở thành động từ hành động hoặc động từ liên kết.
Ví dụ: Susie slammed the car door on her toes. She is in awful pain.
(Susie sập cửa xe hơi vào ngón chân mình. Cô ấy đau đớn vô cùng.)
Trong ví dụ này, chúng ta thấy từ “is”. Đây là một trong những trợ động từ phổ biến nhất (be), nhưng vì nó đứng một mình ở đây nên nó không hoạt động như một trợ động từ. “Is” là một động từ liên kết trong câu này.
Cách nhận biết một từ là trợ động từ tiếng Anh
Động từ chính, còn được gọi là động từ cơ sở, cho biết loại hành động hoặc điều kiện đang diễn ra. Một trợ động từ đi kèm với động từ chính và chuyền tải các sắc thái khác giúp người đọc có được cái nhìn cụ thể về sự kiện đang diễn ra.
Ví dụ: Susie is always missing stuff. (Susie rất hay mất đồ.)
Trong ví dụ này, trợ động từ “is” cho ta biết rằng tần suất việc mất đồ của Susie là rất nhiều. (Cấu trúc be always + V-ing dùng để than phiền về một điều gì đó). “Is” trong câu này là trợ động từ bổ nghĩa cho từ “missing”.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trợ động từ trong tiếng Anh có thể mang rất nhiều ý nghĩa, mặc dù nó chỉ là một từ đơn lẻ mang nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho động từ chính. Các chức năng của thành phần ngữ pháp này bao gồm:
Cung cấp thông tin về thời gian, tức là thì quá khứ, hiện tại hoặc tương lai
Ví dụ: Did you do it? (Bạn đã làm việc đó chưa?)
Bổ sung ý nghĩa về số ít hay số nhiều cho chủ ngữ
Ví dụ: They have been drinking beers for 2 hours. (Họ uống bia được hai tiếng đồng hồ rồi.)
Thêm sự nhấn mạnh vào một câu
Ví dụ: I do think you should take this offer. (Tôi thực sự nghĩ bạn nên nhận lời đề nghị này.)
4. Các trợ động từ phổ biến trong tiếng Anh
Trong phần này, Step Up sẽ giới thiệu ba loại trợ động từ phổ biến nhất trong tiếng Anh là trợ động từ Be, Do và Have. Đây là phần kiến thức ngữ pháp cực kỳ quan trọng, nên bạn hãy ghi chép lại nhé.
Trợ động từ Be
Động từ “be” hay “to be” được dùng phổ biến trong nhiều loại câu. Hình thức của “be” có thể thay đổi theo thì của câu:
Các thì hiện tại (be, am, are, is, to be, aren’t, are not),
Các thì hoàn thành (been),
Các thì quá khứ (was, were, wasn’t, was not, weren’t , were not).
“Be” với vai trò trợ động từ luôn được theo sau bởi một động từ khác để tạo thành cụm động từ, có thể là số nhiều hoặc số ít, quá khứ hay hiện tại. Các câu phủ định sẽ thêm “not” vào sau “to-be”.
Ví dụ:
Can’t you see I am working? (Bạn không thấy tôi đang làm việc à?)
This is going to give me headaches. (Việc này sẽ khiến tôi đau đầu đây.)
Weren’t you complaining about the extra work last week? (Không phải bạn đã than phiền suốt về công việc làm thêm tuần trước à?)
Trợ động từ Do
Trợ động từ do, does thường được sử dụng như là một động từ hành động. Các trợ động từ sau có thể đứng độc lập trong tất cả các thì: do, to do, does, done, did , didn’t, doesn’t hay did not.
Trợ động từ do, does, did sẽ kết hợp với một động từ khác để tạo thành một cụm động từ hoàn chỉnh, nó được sử dụng trong câu để nhấn mạnh. “Do” cũng thường được dùng trong các câu nghi vấn và câu phủ định. “Do” còn được dùng trong câu tỉnh lược, mà động từ chính được hiểu trước đó.
Ví dụ:
Do not underestimate me! (Đừng có xem thường tôi!)
I missed you. I really did. (Tôi đã nhớ bạn. Tôi thực sự đã rất nhớ bạn.)
She does have a nice voice. (Cô ấy có giọng nói hay thật đấy.)
Trợ động từ Have
“Have” là động từ có thể đứng độc lập, thường dùng trong các thì hoàn thành với các dạng: had, hadn’t/had not, has, having, have. Khi nó được sử dụng với vai trò trợ động từ, “have” phải kết hợp với động từ chính để tạo thành cụm động từ hoàn chỉnh.
Ví dụ:
I have just read this book. (Tôi vừa đọc quyển sách này xong.)
You should have been more careful. (Bạn đã nên cẩn thận hơn.)
Hasn’t she decided to move to LA? (Không phải cô ấy đã quyết định chuyển đến LA à?)
We _______ bought a new pair of earrings to replace the ones that were lost in our bags.
If she _______ arrive in time, she’ll have to take a later train.
Joe _______ taking Hana to the airport.
Susie _______ ski or roller skate.
He _______ baking cookies for dessert.
The bed _______ nicely made as soon as Laura got up.
Unfortunately, our lunch _______ been eaten by the cat.
I hope she _______ have an accident on her way to school.
Đáp án:
has
Did
have
doesn’t
is
doesn’t
was
has
doesn’t
Bài 2: Chọn đáp án đúng nhất
1. Susie ________________ always wanted to try skydiving. A. was B. doesn’t C. has D. is 2. Marie _____________ going to be upset when she hears what happened. A. will B. don’t C. is D. didn’t 3. What ________________ the kids doing when you last saw them? A. was B. were C. are D. did 4. Where __________________ you go on your summer vacation? A. were B. did C. are D. been 5. Why do you think she __________ call you like she said she would? A. didn’t B. is C. hasn’t D. have
Đáp án: 1. C 2. C 3. B 4. B 5. D
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là tổng hợp những gì bạn cần biết về trợ động từ trong tiếng Anh. Hy vọng bạn đã hiểu được định nghĩa, cách nhận biết và và các loại trợ động từ thông dụng sau bài viết này. Hãy luyện tập thật nhiều để có thể thành thạo các cấu trúc ngữ pháp bạn nhé.
In order to và So as to là một trong những cấu trúc ngữ pháp chỉ mục đích. Cấu trúc này gặp trong các bài bài thi cũng như trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Vậy làm sao để sử dụng cặp cấu trúc này hiệu quả và thành thạo nhất. Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết về cấu trúc chỉ mục đích này ngay trong bài viết nhé.
Cấu trúc “In order to” và “so as to” đều mang nghĩa là “để, để mà”. Được dùng trong câu nhằm thể hiện mục đích của hành động đã được nhắc đến ngay trước đó.
Ví dụ:
He got up early in order to go to the office on time. = He got up early so as to go to the office on time.
(Anh ấy thức dậy sớm để đến văn phòng đúng giờ.)
=> Trong trường hợp này, việc “thức dậy sớm” có mục đích là để “đến văn phòng đúng giờ”. Do đó, ta sử dụng “in order to” hoặc “so as to” để diễn tả ý nghĩa trên.
Do ý nghĩa ngữ pháp trong câu, cấu trúc in order to và so as to còn được sử dụng để nối 2 câu chỉ mục đích lại với nhau.
Ví dụ:
Jane learns Chinese very hard. His aim is to work in China.
(Jane học tiếng Trung Quốc rất chăm chỉ. Mục đích của anh ấy là làm việc ở Trung Quốc.)
=> Jane learns Chinese very hard in order to/so as to work in China.
(Jane học tiếng Trung rất chăm chỉ để làm việc ở Trung Quốc.)
2. Cấu trúc In order to và So as to trong tiếng Anh
Đều mang nghĩa “để, để mà” khi xuất hiện trong câu, nhưng in order to và so as to lại được sử dụng khác nhau phụ thuộc vào chủ thể của hành động. Vậy sự khác nhau đó là gì?
Khi mục đích của hành động hướng đến chính chủ thể của hành động đã được nêu ở phía trước, ta dùng cấu trúc sau
S + V + in order (not) to/ so as (not) to + Vinf…
Ví dụ:
June spent all his money in order to buy a new car.
(June đã dành toàn bộ tiền của anh ấy để mua một chiếc xe mới.)
I studied hard so as not to fail the upcoming exam. (Tôi học hành chăm chỉ để không trượt kỳ thi sắp tới.)
Khi mục đích hành động hướng tới đối tượng khác, ta dùng cấu trúc
S + V + in order/ so as + for somebody + (not) + to + Vinf…
Ví dụ:
June spent all his money in order for his son to buy a new apartment.
(June đã dành toàn bộ tiền của mình để giúp con trai ông ấy mua một căn hộ mới.)
Mary works hard so as for her children to have a better life. (Mary làm việc chăm chỉ để các con cô ấy có một cuộc sống tốt hơn.)
3. Một số lưu ý về cấu trúc in order to/so as to trong tiếng Anh
Cấu trúc in order to và so as to thường xuất hiện trong các bài tập kết hợp 2 câu thành 1. Vậy chúng ta cần có những lưu ý nào để tránh mọi lỗi sai không đáng có khi gặp dạng bài này.
Cấu trúc in order to và so as to chỉ được sử dụng để nối 2 câu chỉ mục đích khi:
Hai câu có cùng một chủ ngữ
Khi nối 2 câu, chúng ta bỏ chủ ngữ câu sau, bỏ các từ như “want, like, hope…”, giữ lại từ động từ sau nó.
Ví dụ:
I always get up early. I don’t want to go to school late.
(Tôi luôn dậy sớm. Tôi không muốn đi học muộn).
=> I always get up early in order not to go to school late.
(Tôi luôn dậy sớm để không đi học muộn).
Linda wears warm clothes in winter. She doesn’t want to have a cold.
(Linda mặc ấm vào mùa đông. Cô ấy không muốn bị cảm lạnh).
=> Linda wears warm clothes in winter so as not to have a cold.
Ngoài in order to và so as to, trong ngữ pháp tiếng Anh còn rất nhiều cấu trúc khác nhau để chỉ về mục đích. Hãy tích lũy thêm những cấu trúc tương đương sau để đạt kết quả cao hơn trong thi cử nhé!
1. Cấu trúc “to V”: để
Cấu trúc to V là dạng đơn giản nhất mang nghĩa tương đương với in order to và so as to.
Ví dụ:
John has taken his camera everywhere he goes in order to take meaningful photos.
= John has taken his camera everywhere he goes to take some meaningful photos.
(John mang máy ảnh của anh ấy mọi nơi mà anh ta tới để chụp lại những bức ảnh ý nghĩa.)
I often go jogging in the morning so as to stay healthy.
= I often go jogging in the morning to stay healthy.
(Tôi thường đi bộ thể dục vào mỗi sáng để giữ cơ thể khỏe mạnh.)
Khi sử dụng cấu trúc câu này, có một lưu ý nhỏ như sau. Ở dạng câu phủ định, chúng ta không dùng not + to V thay thế cho in order/ so as + not to V.
2. Cấu trúc so that
Một cấu trúc khác tương tự in order to và so as to thường gặp khác là so that. Khi sử dụng cấu trúc này chúng ta sẽ kết hợp thêm các động từ khuyết thiếu như can/could/will/would.
Cấu trúc:
S + V + so that S + will/would/can/could + (not) + V.
Ví dụ:
Jimmy worked very hard in order to get better grades.
= Jimmy worked very hard so that he could get better grades.
(Jimmy đã làm việc rất chăm chỉ để có thể đạt được điểm số cao hơn.)
3. Cấu trúc with a view to V-ing: Để có …
Đây là phần ngữ pháp hay thường xuất hiện ở dạng bài tập viết lại khó. Nhưng nếu hiểu được cách sử dụng thì bạn hoàn toàn dễ dàng để giải quyết những bài tập này.
Cấu trúc:
With a view to V-ing, S + V …
Ví dụ:
I have to practice playing the guitar so much to have a good performance tomorrow.
=> With a view to having a good performance tomorrow, I have to practice playing the guitar so much.
(Để có buổi trình diễn tốt vào ngày mai, tôi phải tập đánh ghi ta rất nhiều.)
Mr.Linda is decorating his house so as to sell it at a higher price.
=> With a view to selling the house at a higher price, Mr.Linda is decorating it.
(Để có thể bán ngôi nhà ở mức giá cao hơn, ông Linda đang trang trí lại nó.)
4. Cấu trúc with an aim of V-ing: để …
Cấu trúc with a view to và with an aim of đều đi sau bởi V-ing, tuy nhiên hãy lưu ý tới giới từ trong tiếng Anh đi với 2 cấu trúc này để không mắc phải nhầm lẫn nhé.
Cấu trúc:
With an aim of V-ing, S + V …
Ví dụ:
I found a new apartment near Ho Guom to work conveniently.
=> With an aim of working conveniently, I found a new apartment near Ho Guom.
(Để làm việc thuận tiện, tôi đã tìm một căn hộ mới gần Hồ Gươm.)
I’ve collected money in order to buy a new laptop.
=> With an aim of buying a new laptop, I’ve collected money.
(Với mục đích mua máy tính mới, tôi đang tiết kiệm tiền.)
5. Bài tập thực hành cho cấu trúc In order to và So as to
Luyện tập phần ngữ pháp vừa học bằng những bài tập áp dụng là một phương pháp hiệu quả với người học tiếng Anh. Vì vậy hãy cùng làm bài tập sau để nắm trọn kiến thức về cấu trúc in order to và so as to nhé.
Bài 1: Viết lại những câu sau sử dụng in order to hoặc so as to
I would like to take tomorrow off, because I want to visit my grandmother.
……………………………………………………………………………………………………………….
I put on my coat. I was feeling cold.
……………………………………………………………………………………………………………….
He bought a new laptop because he wanted to give it to his daughter for her birthday.
……………………………………………………………………………………………………………….
She’s studying hard because she wants to become a doctor in the future.
……………………………………………………………………………………………………………….
You should take your umbrella so that you won’t get wet.
……………………………………………………………………………………………………………….
Đáp án
I would like to take tomorrow off so as to/in order to visit my grandmother.
I put on my coat in order to/so as not to feel cold.
He bought a new laptop in order to/so as to give it to his daughter for her birthday.
She’s studying hard so as to/in order to become a doctor in the future.
You should take your umbrella so as not to/in order not to get wet.
Bài 2: Điền “in order to/so as to/in order not to/so as not to” vào chỗ trống thích hợp.
Lindy has taken an French course ………. improve her accent.
My younger sister is studying very hard at the moment ………. pass his test.
My daughter has gone to bed early ………. wake up early.
They all put on their coats ………. keep warm.
Everybody should take exercises regularly ……….. keep fit their body.
Make sure that all their clothes are tagged …………. find them difficult.
We should have taken a grabcar ………… be late for our appointment.
My boyfriend and I have taken our digital camera ……………. take some photos during our holiday.
He needs to save a lot of money………….. buy a new car.
Jenny turned off the radio ………… concentrate on her work.
Đáp án:
in order to/so as to
in order to/so as to
in order to/so as to
in order to/so as to
in order to/so as to
in order not to/so as not to
in order not to/so as not to
in order to/so as to
in order to/so as to
in order to/so as to
Xem ngay Hack Não Ngữ Pháp– bộ đôi Sách và App bài tập giúp bạn hiểu bản chất và ứng dụng chắc tay 90% ngữ pháp để thi cử và giao tiếp. Nội dung chính của sách gồm:
✅ Chương 1: Ngữ pháp cấu tạo giúp nhận diện và nói đúng cấu trúc của 1 câu đơn; ✅ Chương 2: Ngữ pháp về thì để bạn nói đúng thì của một câu đơn giản; ✅ Chương 3: Ngữ pháp cấu trúc hướng dẫn nói và phát triển ý thành câu phức tạp.
Trên đây là toàn bộ nội dung cấu trúc, bài tập luyện tập về phần kiến thức cấu trúc chỉ mục đích: In order to và So as to. Step Up hi vọng với những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn tự tin hơn khi gặp những dạng bài này trong đề thi cũng như vận dụng chúng linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI