CÁCH HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ
Step Up tin rằng mỗi người đều có những tiềm năng vô hạn để trở nên giỏi giang. Vấn đề là họ không áp dụng đúng phương pháp để việc học hiệu quả hơn. Vì vậy Step Up mong muốn giúp cho những người gặp khó khăn trong việc học hành nói chung và học Tiếng Anh nói riêng được tiếp cận các phương pháp, kinh nghiệm học tiếng Anh thông minh để trở nên giỏi thực sự.
CÁCH HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ
Step Up tin rằng mỗi người đều có những tiềm năng vô hạn để trở nên giỏi giang. Vấn đề là họ không áp dụng đúng phương pháp để việc học hiệu quả hơn. Vì vậy Step Up mong muốn giúp cho những người gặp khó khăn trong việc học hành nói chung và học Tiếng Anh nói riêng được tiếp cận các phương pháp, kinh nghiệm học tiếng Anh thông minh để trở nên giỏi thực sự.
Niềm tin sai lầm khiến bạn ném tiền qua cửa sổ khi học tiếng Anh
♦ Suy nghĩ “Tôi không thể”
“Bất kỳ điều gì bạn nghĩ bạn có thể hay không thể, bạn đều đúng” – Henry Ford
Bạn nghĩ rằng: “Ngoại ngữ rất khó, ngoại ngữ thật phức tạp, thật rắc rối,… và tôi không thể nào học nổi nó nữa”. Bạn đúng, bạn không sai. Bởi bạn suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ mất động lực, nhiệt huyết, cố gắng, để học ngoại ngữ. Và suy nghĩ “Tôi không thể” của bạn đương nhiên vẫn đúng. Còn với những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ vô cùng hứng khởi, thích thú, hào hứng, sôi nổi trong việc học, bạn thấy tràn trề sức sống, hy vọng và niềm tin,…điều đó sẽ tiếp thêm cho bạn một nguồn năng lượng siêu to khổng lồ giúp bạn có thể đạt được bất cứ mục tiêu nào bạn đặt ra bằng nhiều cách học tiếng Anh khác nhau.
♦ Niềm tin “ Tôi không có năng khiếu, chỉ những người thông minh tài giỏi mới học được ngoại ngữ ”
Sự thật hoàn toàn ngược lại: Học ngoại ngữ giúp bạn thông minh hơn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng học ngoại ngữ làm não bộ phát triển hơn và tăng chỉ số IQ. Chắc bạn đã từng nghe rằng “Khả năng của con người là không có giới hạn”. Điều này hoàn toàn có cơ sở, chúng ta mới chỉ sử dụng khoảng 1-2% sức mạnh của não bộ. Vì vậy bạn không cần thiết phải lo lắng về khả năng của bản thân mà hãy chú tâm phát triển nó và tập trung vào việc học.
♦ Tôi không có thời gian học tiếng Anh
Ngụy biện kinh điển nhất là đây. Một ngày ai cũng có 24 giờ nhưng người khác có thời gian học còn bạn thì không? Bạn không có thời gian hay bạn không muốn dành thời gian cho việc học? Bạn vẫn thấy có những người học tiếng Anh khi đang nấu ăn, khi đi dạo, đi tập gym, xem tin tức bằng tiếng Anh,…Hãy tạo một thời gian biểu cho 1 ngày học tiếng Anh tại nhà thật phù hợp với quỹ thời gian rảnh của riêng bạn nhé.
Có rất nhiều cách bạn chỉ có muốn thực hiện hay không mà thôi. Còn nếu bạn cho rằng học ngoại ngữ mất quá nhiều thời gian, 5 năm, 10 năm, thậm chí cả đời? Vậy những người biết nhiều thứ tiếng họ mất mấy đời để chinh phục chúng? Thật ra chúng ta học ngoại ngữ trong thời gian dài nhưng lại không hề tập trung, học ngày này lại bỏ ngày sau thì làm sau đem lại kết quả. Thực chất nếu bạn đủ sự tập trung, kỷ luật thép thì chỉ cần 6 tháng đến một năm là đã có thể chinh phục một ngoại ngữ mới.
Cùng với quyết tâm và kỷ luật tốt, bạn có thể học được 1500-3000 từ vựng tiếng Anh một cách dễ dàng chỉ sau 2-3 tháng với cách học tiếng Anh nhanh nhất trong cuốn sách Hack não 1500. Việc học tiếng Anh sẽ trở nên thuận lợi nếu bạn học đúng phương pháp phù hợp với bạn
♦ Tôi cần một giáo viên giỏi, một trung tâm tốt mới có thể học tiếng Anh
Vậy đâu là tiêu chí của một giáoviên tốt? Một trung tâm tốt. Nhiều người cho rằng học với giáo viên bản xứ mới là tốt. Tất nhiên mỗi giáo viên sẽ có điểm mạnh, điểm yếu. Quan trọng là bạn học được gì từ họ. Liệu giáo viên bản xứ nói bạn có hiểu hết? Liệu giáo viên có hiểu những khó khăn, hạn chế của người Việt mình khi học?
“Bạn có thể dẫn một con ngựa đến nguồn nước nhưng bạn không thể bắt nó uống”. Người thầy là người chỉ lối, còn bạn mới là người quyết định. Bạn có thể tìm được “lối đi” cho riêng mình bằng rất nhiều cách, nhưng bạn có bước hết trọn vẹn con đường không mới là vấn đề.
♦ Niềm tin “Tôi rất kém cỏi ”
Trong quá trình học, rất có thể bạn đã từng bị ai đó chỉ trích, chê bai khả năng của bạn, có thể là thầy cô, bạn bè hay ngay chính cha mẹ bạn. Họ nói rằng bạn thật ngu ngốc, thật kém cỏi, chậm hiểu, kém thông minh, bạn sẽ không thể giỏi tiếng Anh được. Và cứ thể bạn tin điều đó như một sự thật hiển nhiên. Và dĩ nhiên bạn sẽ sớm bỏ cuộc vì bạn nghĩ dù sao học cũng chẳng đi đến đâu. Nhưng đó chẳng phải sự thật.
Đó chỉ là suy nghĩ của người khác áp đặt vào bạn Tại sao bạn không chứng minh rằng họ đã sai mà cứ tin theo họ, dù tất nhiên đó không phải là mục đích của việc học. Bạn nghĩ rằng giỏi ngoại ngữ là năng khiếu bẩm sinh ư? Không, thực ra đó là một kỹ năng, mà kỹ năng thì có thể rèn luyện. Chúng ta sinh ra đã có khả năng học ngôn ngữ, đó là bản năng con người. Bạn đã thành công với việc học tiếng Việt? Tại sao lại không lặp lại thành công đó lần 2 với ngoại ngữ khác?
Để thành công được, việc đầu tiên bạn phải bắt tay ngay vào tìm cách học tốt tiếng Anh phù hợp với chính bạn. Đi học ở trung tâm hay tự học tiếng Anh ở nhà, bất kì cách nào có thể giúp bạn, chỉ cần có quyết tâm thì mọi vấn đề đều có thể được giải quyết.
♦ Niềm tin “Tôi quá già để học tiếng anh”
Theo một vài nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ mẹ đẻ phải được tiếp thu trước tuổi dậy thì (khoảng 12 tuổi). Sau khoảng thời gian đó, những thay đổi trong não bộ sẽ ngăn con người đạt hiệu quả tối đa trong việc học ngôn ngữ. Vậy đúng là có vẻ như trẻ em có khả năng học ngôn ngữ tốt hơn so với người lớn, nhưng không phải là người lớn không thể thành công trong việc học ngôn ngữ mới. Rất nhiều người đã thành công với ngoại ngữ dù đã qua 20 tuổi, thậm chí già hơn nữa cũng không thành vấn đề, nhiều người không chỉ biết 1 hay 2 mà đến tận 8, 9 ngôn ngữ. Khi nhìn thấy video của Tim Doner 16 tuổi nói được 23 ngôn ngữ đã truyền cảm hứng cho hàng trăm người chinh phục các ngoại ngữ khác, trong đó có Beny Lewis – Nhà ngôn ngữ học, tác giả cuốn sách Fluent in 3 months.
Người khác làm được, bạn cũng sẽ làm được. Thậm chí, người lớn cũng có rất nhiều lợi thế trong việc học ngoại ngữ, đặc biệt là các phẩm chất và kỹ năng. Ví dụ như sự tập trung, tính tự giác và tính kỷ luật, người lớn có thể kiểm soát và làm chủ bản thân tốt hơn so với trẻ nhỏ, trẻ nhỏ chủ yếu hành động theo cảm xúc và bản năng. Người lớn cũng có những kỹ năng tốt hơn, ví dụ như các kỹ năng học tập (viết, đọc, nghiên cứu), quản lý thời gian, tự tạo động lực,…Vì thế, dù cho bạn đã già hay trẻ thì cũng không thành vấn đề với việc học ngôn ngữ, không bao giờ là quá muộn cả.
♦ Tôi phải đến các nước nói tiếng Anh thì tôi mới giỏi được
Điều này nghe thì có vẻ rất chính xác. Được tiếp xúc, cọ xát thường xuyên với môi trường bản xứ là cơ hội tuyệt vời để nâng cao trình độ. Vì thế nhiều người cũng muốn học theo Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ra đi để tìm đường học ngoại ngữ. Nhưng dù có học tập ở đâu đi nữa thì bản thân vẫn là điều quan trọng nhất. Bạn vẫn cần tự học, tự trang bị cho mình vốn liếng kiến thức nhất định, ví dụ như từ vựng hay ngữ pháp,…thì mới có thể nâng cao trình độ nhanh chóng.
Ra nước ngoài chỉ là môi trường tốt hơn để bạn áp dụng, thực hành những gì bạn đã học, nhưng nếu bạn không học thì cũng chẳng có gì để thực hành cả, chỉ tốn tiền tốn sức vô ích. Nếu bạn có điều kiện tài chính, hãy ra nước ngoài học, còn không bạn vẫn hoàn toàn có thể tạo môi trường học ngoại ngữ ngay tại nước mình. Có rất nhiều cách, ví dụ như: xem tivi kênh tiếng Anh, kết bạn với người nước ngoài, tham gia các CLB tiếng Anh, viết lách, ghi chú bằng tiếng Anh, cập nhập tin tức, nghiên cứu, học tập bằng tiếng Anh…nói chung là thay vì dùng tiếng mẹ đẻ hãy cố gắng biến môi trường xung quanh bạn thành môi trường tiếng Anh.
♦ Suy nghĩ “Tôi không thể ”
“Bất kỳ điều gì bạn nghĩ bạn có thể hay không thể, bạn đều đúng” – Henry Ford
Bạn nghĩ rằng: “Ngoại ngữ rất khó, ngoại ngữ thật phức tạp, thật rắc rối,… và tôi không thể nào học nổi nó nữa”. Bạn đúng, bạn không sai. Bởi bạn suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ mất động lực, nhiệt huyết, cố gắng, để học ngoại ngữ. Và suy nghĩ “Tôi không thể” của bạn đương nhiên vẫn đúng. Còn với những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ vô cùng hứng khởi, thích thú, hào hứng, sôi nổi trong việc học, bạn thấy tràn trề sức sống, hy vọng và niềm tin,…điều đó sẽ tiếp thêm cho bạn một nguồn năng lượng siêu to khổng lồ giúp bạn có thể đạt được bất cứ mục tiêu nào bạn đặt ra.
♦ Niềm tin “Tôi không có năng khiếu, chỉ những người thông minh tài giỏi mới học được ngoại ngữ ”
Sự thật hoàn toàn ngược lại: Học ngoại ngữ giúp bạn thông minh hơn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng học ngoại ngữ làm não bộ phát triển hơn và tăng chỉ số IQ. Chắc bạn đã từng nghe rằng “Khả năng của con người là không có giới hạn”. Điều này hoàn toàn có cơ sở, chúng ta mới chỉ sử dụng khoảng 1-2% sức mạnh của não bộ. Vì vậy bạn không cần thiết phải lo lắng về khả năng của bản thân mà hãy chú tâm phát triển nó và tập trung vào việc học.
♦ Tôi cần một giáo viên giỏi, một trung tâm tốt mới có thể học tiếng Anh
Vậy đâu là tiêu chí của một giáo viên tốt? Một trung tâm tốt. Nhiều người cho rằng học với giáo viên bản xứ mới là tốt. Tất nhiên mỗi giáo viên sẽ có điểm mạnh, điểm yếu. Quan trọng là bạn học được gì từ họ. Liệu giáo viên bản xứ nói bạn có hiểu hết? Liệu giáo viên có hiểu những khó khăn, hạn chế của người Việt mình khi học?
“Bạn có thể dẫn một con ngựa đến nguồn nước nhưng bạn không thể bắt nó uống”. Người thầy là người chỉ lối, còn bạn mới là người quyết định. Bạn có thể tìm được “lối đi” cho riêng mình bằng rất nhiều cách, nhưng bạn có bước hết trọn vẹn con đường không mới là vấn đề.
♦ Tôi không có thời gian học tiếng Anh
Ngụy biện kinh điển nhất là đây. Một ngày ai cũng có 24 giờ nhưng người khác có thời gian học còn bạn thì không? Bạn không có thời gian hay bạn không muốn dành thời gian cho việc học? Bạn vẫn thấy có những người học anh văn khi đang nấu ăn, khi đi dạo, đi tập gym, xem tin tức bằng tiếng Anh,… Hãy tạo một thời gian biểu cho 1 ngày học tiếng Anh tại nhà thật phù hợp với quỹ thời gian rảnh của riêng bạn nhé.
Có rất nhiều cách bạn chỉ có muốn thực hiện hay không mà thôi. Còn nếu bạn cho rằng học ngoại ngữ mất quá nhiều thời gian, 5 năm, 10 năm, thậm chí cả đời? Vậy những người biết nhiều thứ tiếng họ mất mấy đời để chinh phục chúng? Thật ra chúng ta học ngoại ngữ trong thời gian dài nhưng lại không hề tập trung, học ngày này lại bỏ ngày sau thì làm sau đem lại kết quả. Thực chất nếu bạn đủ sự tập trung, kỷ luật thép thì chỉ cần 6 tháng đến một năm là đã có thể chinh phục một ngoại ngữ mới.
Cùng với quyết tâm và kỷ luật tốt, bạn có thể học được 1500-3000 từ vựng tiếng Anh một cách dễ dàng chỉ sau 2-3 tháng với cách học tiếng Anh trong cuốn sách Hack não 1500. Việc học tiếng Anh sẽ trở nên thuận lợi nếu bạn học đúng phương pháp phù hợp với bạn
♦ Niềm tin “Tôi rất kém cỏi ”
Trong quá trình học, rất có thể bạn đã từng bị ai đó chỉ trích, chê bai khả năng của bạn, có thể là thầy cô, bạn bè hay ngay chính cha mẹ bạn. Họ nói rằng bạn thật ngu ngốc, thật kém cỏi, chậm hiểu, kém thông minh, bạn sẽ không thể giỏi tiếng Anh được. Và cứ thể bạn tin điều đó như một sự thật hiển nhiên. Và dĩ nhiên bạn sẽ sớm bỏ cuộc vì bạn nghĩ dù sao học cũng chẳng đi đến đâu. Nhưng đó chẳng phải sự thật.
Đó chỉ là suy nghĩ của người khác áp đặt vào bạn. Tại sao bạn không chứng minh rằng họ đã sai mà cứ tin theo họ, dù tất nhiên đó không phải là mục đích của việc học. Bạn nghĩ rằng giỏi ngoại ngữ là năng khiếu bẩm sinh ư? Không, thực ra đó là một kỹ năng, mà kỹ năng thì có thể rèn luyện. Chúng ta sinh ra đã có khả năng học ngôn ngữ, đó là bản năng con người. Bạn đã thành công với việc học tiếng Việt? Tại sao lại không lặp lại thành công đó lần 2 với ngoại ngữ khác?
Để thành công được, việc đầu tiên bạn phải bắt tay ngay vào tìm cách học tốt tiếng Anh phù hợp với chính bạn. Đi học ở trung tâm hay tự học tiếng Anh ở nhà, bất kì cách nào có thể giúp bạn, chỉ cần có quyết tâm thì mọi vấn đề đều có thể được giải quyết.
♦ Niềm tin “Tôi quá già để học tiếng Anh”
Theo một vài nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ mẹ đẻ phải được tiếp thu trước tuổi dậy thì (khoảng 12 tuổi). Sau khoảng thời gian đó, những thay đổi trong não bộ sẽ ngăn con người đạt hiệu quả tối đa trong việc học ngôn ngữ. Vậy đúng là có vẻ như trẻ em có khả năng học ngôn ngữ tốt hơn so với người lớn, nhưng không phải là người lớn không thể thành công trong việc học ngôn ngữ mới. Rất nhiều người đã thành công với ngoại ngữ dù đã qua 20 tuổi, thậm chí già hơn nữa cũng không thành vấn đề, nhiều người không chỉ biết 1 hay 2 mà đến tận 8, 9 ngôn ngữ. Tìm hiểu thật nhiều những cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả phù hợp cói bạn, từ đó bạn sẽ có thêm động lực và năng lượng để học tốt tiếng Anh.
Khi nhìn thấy video của Tim Doner 16 tuổi nói được 23 ngôn ngữ đã truyền cảm hứng cho hàng trăm người chinh phục các ngoại ngữ khác, trong đó có Beny Lewis – Nhà ngôn ngữ học, tác giả cuốn sách Fluent in 3 months.
Người khác làm được, bạn cũng sẽ làm được. Thậm chí, người lớn cũng có rất nhiều lợi thế trong việc học ngoại ngữ, đặc biệt là các phẩm chất và kỹ năng. Ví dụ như sự tập trung, tính tự giác và tính kỷ luật, người lớn có thể kiểm soát và làm chủ bản thân tốt hơn so với trẻ nhỏ, trẻ nhỏ chủ yếu hành động theo cảm xúc và bản năng. Người lớn cũng có những kỹ năng tốt hơn, ví dụ như các kỹ năng học tập (viết, đọc, nghiên cứu), quản lý thời gian, tự tạo động lực,…Vì thế, dù cho bạn đã già hay trẻ thì cũng không thành vấn đề với việc học ngôn ngữ, không bao giờ là quá muộn cả.
♦ Tôi phải đến các nước nói tiếng Anh thì tôi mới giỏi được
Điều này nghe thì có vẻ rất chính xác. Được tiếp xúc, cọ xát thường xuyên với môi trường bản xứ là cơ hội tuyệt vời để nâng cao trình độ. Vì thế nhiều người cũng muốn học theo Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ra đi để tìm đường học ngoại ngữ. Nhưng dù có học tập ở đâu đi nữa thì bản thân vẫn là điều quan trọng nhất. Bạn vẫn cần tự học, tự trang bị cho mình vốn liếng kiến thức nhất định, ví dụ như từ vựng hay ngữ pháp,…thì mới có thể nâng cao trình độ nhanh chóng.
Ra nước ngoài chỉ là môi trường tốt hơn để bạn áp dụng, thực hành những gì bạn đã học, nhưng nếu bạn không học thì cũng chẳng có gì để thực hành cả, chỉ tốn tiền tốn sức vô ích. Nếu bạn có điều kiện tài chính, hãy ra nước ngoài học, còn không bạn vẫn hoàn toàn có thể tạo môi trường học ngoại ngữ ngay tại nước mình. Có rất nhiều cách, ví dụ như: xem tivi kênh tiếng Anh, kết bạn với người nước ngoài, tham gia các CLB tiếng Anh, viết lách, ghi chú bằng tiếng Anh, cập nhập tin tức, nghiên cứu, học tập bằng tiếng Anh…nói chung là thay vì dùng tiếng mẹ đẻ hãy cố gắng biến môi trường xung quanh bạn thành môi trường tiếng Anh.
động lực học tiếng anh đến từ đâu ?
Nhiều người khi học tiếng Anh cảm thấy mông lung và không biết bắt đầu từ đâu? Bởi những niềm tin sai lầm ở trên đã làm bạn mất hết động lực rồi!
Động lực bạn sẽ được hình thành từ niềm tin. Niềm tin – Cảm xúc – Hành động – Kết quả. Nếu bạn hoàn thành được 1 vòng này theo hướng tích cực, chắc chắn bạn sẽ lên được tinh thần để học.
Hãy tự hỏi bản thân xem tại sao tôi cần học tiếng Anh? Thực tại của bạn đang ra sao? Tương lai sẽ thế nào nếu tôi thiếu tiếng Anh? Liệu bạn có chấp nhận còng lưng làm việc với đồng lương bèo bọt bởi tiếng anh? Rồi sự hội nhập mở cửa hội nhập của các công ty đa quốc gia, tập đoàn nước ngoại, bạn sẽ thua thiệt ngay cả ở sân nhà mình?
Xã hội càng thay đổi, nếu bạn không tiếp tục đi lên, không chịu tiếp tục thay đổi từ bây giờ thì chính bạn đã cho trao cho bạn cơ hội tự thụt lùi.
Ví dụ đơn giản thôi, Bạn có để ý một số nơi như xung quanh Hồ Gươm (Hà Nội) hay phố cổ Hội An, những trẻ em đánh giày có thể giao tiếp tiếng Anh mà đâu cần ai dạy chúng, đơn giản vì đó là sự sống còn của chúng. Nếu bạn có thể đặt mình vào trạng thái đó, bạn sẽ hành động ra sao? Bạn còn nhớ hồi còn đi học những lần đến hạn nộp bài, dù thời gian chẳng còn là bao, bạn vẫn có thể hoàn thành đúng hạn, sao những lúc ấy phẩm chất thiên tài của bạn mới được dịp phát huy? Hãy tự cho mình động lực, đâu là lý do bắt buộc để bạn học tiếng Anh, khi đó bạn sẽ dồn hết khả năng và ý chí tìm cách học anh văn hiệu quả để chinh phục môn ngoại ngữ này. Tham khảo 7 bí quyết duy trì động lực học tiếng Anh
Nhiều người khi học tiếng Anh cảm thấy mông lung và không biết bắt đầu từ đâu? Bởi những niềm tin sai lầm ở trên đã làm bạn mất hết động lực rồi!
Động lực bạn sẽ được hình thành từ niềm tin. Niềm tin – Cảm xúc – Hành động – Kết quả. Nếu bạn hoàn thành được 1 vòng này theo hướng tích cực, chắc chắn bạn sẽ lên được tinh thần để học.
Hãy tự hỏi bản thân xem tại sao tôi cần học tiếng Anh? Thực tại của bạn đang ra sao? Tương lai sẽ thế nào nếu tôi thiếu tiếng Anh? Liệu bạn có chấp nhận còng lưng làm việc với đồng lương bèo bọt bởi tiếng anh? Rồi sự hội nhập mở cửa hội nhập của các công ty đa quốc gia, tập đoàn nước ngoại, bạn sẽ thua thiệt ngay cả ở sân nhà mình?
Xã hội càng thay đổi, nếu bạn không tiếp tục đi lên, không chịu tiếp tục thay đổi từ bây giờ thì chính bạn đã cho trao cho bạn cơ hội tự thụt lùi.
Ví dụ đơn giản thôi, Bạn có để ý một số nơi như xung quanh Hồ Gươm (Hà Nội) hay phố cổ Hội An, những trẻ em đánh giày có thể giao tiếp tiếng Anh mà đâu cần ai dạy chúng, đơn giản vì đó là sự sống còn của chúng. Nếu bạn có thể đặt mình vào trạng thái đó, bạn sẽ hành động ra sao? Bạn còn nhớ hồi còn đi học những lần đến hạn nộp bài, dù thời gian chẳng còn là bao, bạn vẫn có thể hoàn thành đúng hạn, sao những lúc ấy phẩm chất thiên tài của bạn mới được dịp phát huy? Hãy tự cho mình động lực, đâu là lý do bắt buộc để bạn học tiếng Anh, khi đó bạn sẽ dồn hết khả năng và ý chí tìm cách học anh văn hiệu quả để chinh phục môn ngoại ngữ này.
7 BÍ QUYẾT DUY TRÌ ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH MỖI NGÀY
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi với việc học, hoặc cần một “cú huých” để bắt đầu, thì bài viết này hoàn toàn phù hợp với bạn đấy. Chúng ta hãy cùng xem những bí quyết để đốt cháy ngọn lửa trong bạn và những động lực học tiếng Anh hiệu quả nhé!
nếu tôi chưa biết gì về tiếng anh thì sao ?
Ừ thì tiếng anh quan trọng đấy, nhưng tôi không biết tiếng Anh, tôi học 10 năm rồi mà vẫn không biết 1 chữ? Người nông dân như tôi phải làm sao?
♦ Đầu tư thời gian cho việc học tiếng Anh
Bỏ ngay cái tư tưởng “Tôi không có thời gian” mà thay vào đó là “Tôi phải hành động ngay lập tức”. Hãy bắt đầu bằng những bước nhỏ nhất: Mua 1 quyển sách hướng dẫn cách học tiếng Anh nhanh nhất tại nhà hiệu quả cho người bắt đầu, lên Internet tìm một số mẫu câu đơn giản, đăng ký 1 khóa học Anh ngữ nào đó,…Hãy quyết định dứt khoát và bắt tay vào thực hiện.
♦ Không bao giờ từ bỏ cho tới khi thành công
Cuối cùng, thành công chỉ còn phụ thuộc vào khả năng hành động của bạn. Bạn sẽ không bao giờ thất bại cho đến khi bạn bỏ cuộc. Đơn giản là nếu bạn chưa đạt kết quả tốt, hãy rút kinh nghiệm, thay đổi và làm lại, dù phải thay đổi và làm lại hàng ngàn lần, chỉ cần bạn giữ vững niềm tin và bước tiếp, chắc chắn thành công sẽ đến với bạn.
⇒ Đến giờ hành động thôi!
♦ Học từ những người thành công
Không phải ai cũng sẽ thành công, nhưng những người thành công là họ đã quyết định hành động. Kết quả của hành động đó phụ thuộc vào suy nghĩ, ý chí trong quá trình thực hiện. Hãy học hỏi từ những người đi trước và bạn sẽ biết cách họ đã làm thế nào, cách nào đem đến kết quả cao, cách nào vô ích. Cách nhanh nhất để đến thành công là học kinh nghiệm học tiếng Anh từ những người thành công.
Học hỏi từ họ sẽ giúp bạn rút ngắn chặng đường hơn rất nhiều, vì đơn giản bạn không cần bỏ công sức thử những cách không hiệu quả nữa. Hãy vào Google tìm kiếm những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người giỏi tiếng Anh, và tốt hơn hết hãy tìm một người thầy xuất sắc sẵn sàng dìu dắt bạn.
Ừ thì tiếng anh quan trọng đấy, nhưng tôi không biết tiếng Anh, tôi học 10 năm rồi mà vẫn không biết 1 chữ? Người nông dân như tôi phải làm sao?
♦ Đầu tư thời gian cho việc học tiếng Anh
Bỏ ngay cái tư tưởng “Tôi không có thời gian” mà thay vào đó là “Tôi phải hành động ngay lập tức”. Hãy bắt đầu bằng những bước nhỏ nhất: Mua 1 quyển sách hướng dẫn cách học tiếng Anh nhanh nhất tại nhà hiệu quả cho người bắt đầu, lên Internet tìm một số mẫu câu đơn giản, đăng ký 1 khóa học Anh ngữ nào đó,…Hãy quyết định dứt khoát và bắt tay vào thực hiện.
♦ Không bao giờ từ bỏ cho tới khi thành công
Cuối cùng, thành công chỉ còn phụ thuộc vào khả năng hành động của bạn. Bạn sẽ không bao giờ thất bại cho đến khi bạn bỏ cuộc. Đơn giản là nếu bạn chưa đạt kết quả tốt, hãy rút kinh nghiệm, thay đổi và làm lại, dù phải thay đổi và làm lại hàng ngàn lần, chỉ cần bạn giữ vững niềm tin và bước tiếp, chắc chắn thành công sẽ đến với bạn.
⇒ Đến giờ hành động thôi!
♦ Học từ những người thành công
Không phải ai cũng sẽ thành công, nhưng những người thành công là họ đã quyết định hành động. Kết quả của hành động đó phụ thuộc vào suy nghĩ, ý chí trong quá trình thực hiện. Hãy học hỏi từ những người đi trước và bạn sẽ biết cách họ đã làm thế nào, cách nào đem đến kết quả cao, cách nào vô ích. Cách nhanh nhất để đến thành công là học kinh nghiệm học tiếng Anh từ những người thành công.
Học hỏi từ họ sẽ giúp bạn rút ngắn chặng đường hơn rất nhiều, vì đơn giản bạn không cần bỏ công sức thử những cách không hiệu quả nữa. Hãy vào Google tìm kiếm những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người giỏi tiếng Anh, và tốt hơn hết hãy tìm một người thầy xuất sắc sẵn sàng dìu dắt bạn.
phát âm chuẩn – đẳng cấp của người học tiếng anh
Ngữ âm là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ một loại ngôn ngữ nói nào trên thế giới. Nó là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt giữa các ngôn ngữ với nhau, thậm chí giữa các vùng miền với nhau. Hơn nữa, ngữ âm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giao tiếp. Step Up có làm nghiên cứu trên 32 cao thủ tiếng Anh dân khối A thì có tới 29 người chọn phát âm là thứ đầu tiên họ học. Ngay cả kinh nghiệm học tiếng Anh của 27 cao thủ giỏi tiếng Anh và các ngoại ngữ khác thì họ đều khẳng định, phát âm là thứ đầu tiên cần phải học.
Tuy nhiên, rất nhiều người học lại chưa đánh giá đúng về giá trị của việc luyện phát âm. Họ cho rằng chỉ cần tập trung vào học từ vựng, ngữ pháp hay các kỹ năng là đủ, việc luyện phát âm cứ để lại sau. Thế nhưng cách phát âm của bạn lại thể hiện chính đẳng cấp của bạn, cũng là ấn tượng về bạn trong mắt người khác.
PHÁT ÂM kém không những dễ làm bạn mất đi dũng khí mà nghiêm trọng hơn, nó còn gây KHÓ HIỂU cho người nghe. Ngay cả khi bạn có một vốn từ vựng khổng lồ, bạn nói rất chuẩn ngữ pháp, nhưng nếu phát âm kém rất có thể người nghe sẽ chẳng hiểu bạn đang nói gì cả.
Rất nhiều người sẽ tự bào chữa: “Tôi chẳng cần phát âm chuẩn vẫn có thể giao tiếp với người ngoại quốc”. Nếu bạn có thể làm vậy, xin chúc mừng bạn, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: “tiếng Anh của mình có dễ hiểu? tiếng Anh của mình có dễ nghe? Họ cảm nhận tiếng Anh của mình như thế nào?…”.
Với chất giọng đặc sệt tính địa phương, rất có thể bạn đã vô tình gây khó khăn và khó chịu cho người nghe, nó không dễ nghe và dễ hiểu như bạn nghĩ. Ngay cả ở Việt Nam, bạn cũng gặp đôi chút khó khăn để hiểu giọng địa phương, ví dụ như giọng Nghệ An, Huế hay miền Nam phải không nào? Hãy đặt mình vào vị trí của người nghe, liệu họ có sẵn sàng nán lại với bạn, trò chuyện với bạn lâu lâu một chút khi mà phải rất vất vả họ mới có thể hiểu những gì bạn nói?
Liệu họ có cảm thấy thoải mái, thích thú khi giao tiếp với bạn không? Phát âm kém đã vô tình gây ra cảm nhận không tốt của người khác về bạn, thậm chí nó còn thể hiện sự thiếu tôn trọng của bạn đối với người nghe. Để có thể học tiếng Anh hiệu quả, bạn cần tham khảo thêm hướng dẫn luyện phát âm tiếng Anh chuẩn dành cho người mới bắt đầu.
Rất nhiều trường hợp, nó còn tạo nên những HIỂU LẦM tai hại.
Ví dụ: Có rất nhiều từ có cách phát âm gần giống nhau như: why, wine, white, wise và wife,…Nếu phát âm của bạn không tốt rất có thể sẽ gây ra hiểu lầm ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt kể cả mối quan hệ hay công việc của bạn.
Vậy bạn đã hình dung ra mức độ nguy hiểm của việc “nói ngọng” tiếng Anh chưa? Bây giờ hãy hình dung tiếp nếu bạn có thể nói tiếng Anh với phát âm như những người bản xứ, chuyện gì sẽ xảy ra?
Thứ nhất, phát âm chuẩn góp phần cải thiện mọi mặt trong việc học tiếng Anh của bạn. Nó không chỉ giúp bạn nói tốt hơn mà còn nghe tốt hơn. Nếu bạn phát âm sai, rất nhiều khả năng bạn cũng gặp nhiều khó khăn khi nghe, vì đơn giản bạn vẫn chưa thể nhận dạng âm chuẩn của một số từ ngữ nào đó làm sao bạn có thể nghe dễ dàng được.
Thứ hai, phát âm chuẩn giúp bạn tự tin khi giao tiếp. Bạn sẽ mạnh dạn nói nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, bạn có cơ hội để áp dụng những gì bạn đã học, bạn sẽ nhớ nhiều từ mới nhanh hơn và đương nhiên tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt. Tham khảo thêm cách tự học phát âm tiếng Anh chuẩn
Chính vì vậy, chúng ta cần đặt phát âm là sự ưu tiên hàng đầu khi bắt đầu học tiếng Anh. Nó chính là bộ mặt, diện mạo bên ngoài của bạn trong mắt người khác cũng như trang phục, nó cũng chính là nền tảng giúp bạn tự học tiếng Anh tại nhà nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều lần.
Ngữ âm là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ một loại ngôn ngữ nói nào trên thế giới. Nó là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt giữa các ngôn ngữ với nhau, thậm chí giữa các vùng miền với nhau. Hơn nữa, ngữ âm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giao tiếp. Step Up có làm nghiên cứu trên 32 cao thủ tiếng Anh dân khối A thì có tới 29 người chọn phát âm là thứ đầu tiên họ học. Ngay cả kinh nghiệm học tiếng Anh của 27 cao thủ giỏi tiếng Anh và các ngoại ngữ khác thì họ đều khẳng định, phát âm là thứ đầu tiên cần phải học.
Tuy nhiên, rất nhiều người học lại chưa đánh giá đúng về giá trị của việc luyện phát âm. Họ cho rằng chỉ cần tập trung vào học từ vựng, ngữ pháp hay các kỹ năng là đủ, việc luyện phát âm cứ để lại sau. Thế nhưng cách phát âm của bạn lại thể hiện chính đẳng cấp của bạn, cũng là ấn tượng về bạn trong mắt người khác.
PHÁT ÂM kém không những dễ làm bạn mất đi dũng khí mà nghiêm trọng hơn, nó còn gây KHÓ HIỂU cho người nghe. Ngay cả khi bạn có một vốn từ vựng khổng lồ, bạn nói rất chuẩn ngữ pháp, nhưng nếu phát âm kém rất có thể người nghe sẽ chẳng hiểu bạn đang nói gì cả. Rất nhiều người sẽ tự bào chữa: “Tôi chẳng cần phát âm chuẩn vẫn có thể giao tiếp với người ngoại quốc”. Nếu bạn có thể làm vậy, xin chúc mừng bạn, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: “tiếng Anh của mình có dễ hiểu? tiếng Anh của mình có dễ nghe? Họ cảm nhận tiếng Anh của mình như thế nào?…”.
Với chất giọng đặc sệt tính địa phương, rất có thể bạn đã vô tình gây khó khăn và khó chịu cho người nghe, nó không dễ nghe và dễ hiểu như bạn nghĩ. Ngay cả ở Việt Nam, bạn cũng gặp đôi chút khó khăn để hiểu giọng địa phương, ví dụ như giọng Nghệ An, Huế hay miền Nam phải không nào? Hãy đặt mình vào vị trí của người nghe, liệu họ có sẵn sàng nán lại với bạn, trò chuyện với bạn lâu lâu một chút khi mà phải rất vất vả họ mới có thể hiểu những gì bạn nói? Liệu họ có cảm thấy thoải mái, thích thú khi giao tiếp với bạn không?
Phát âm kém đã vô tình gây ra cảm nhận không tốt của người khác về bạn, thậm chí nó còn thể hiện sự thiếu tôn trọng của bạn đối với người nghe. Để có thể học tiếng Anh hiệu quả, bạn cần tham khảo thêm hướng dẫn luyện phát âm tiếng Anh chuẩn dành cho người mới bắt đầu.
Rất nhiều trường hợp, nó còn tạo nên những HIỂU LẦM tai hại.
Ví dụ: Có rất nhiều từ có cách phát âm gần giống nhau như: why, wine, white, wise và wife,…Nếu phát âm của bạn không tốt rất có thể sẽ gây ra hiểu lầm ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt kể cả mối quan hệ hay công việc của bạn.
Vậy bạn đã hình dung ra mức độ nguy hiểm của việc “nói ngọng” tiếng Anh chưa? Bây giờ hãy hình dung tiếp nếu bạn có thể nói tiếng Anh với phát âm như những người bản xứ, chuyện gì sẽ xảy ra?
Thứ nhất, phát âm chuẩn góp phần cải thiện mọi mặt trong việc học tiếng Anh của bạn. Nó không chỉ giúp bạn nói tốt hơn mà còn nghe tốt hơn. Nếu bạn phát âm sai, rất nhiều khả năng bạn cũng gặp nhiều khó khăn khi nghe, vì đơn giản bạn vẫn chưa thể nhận dạng âm chuẩn của một số từ ngữ nào đó làm sao bạn có thể nghe dễ dàng được.
Thứ hai, phát âm chuẩn giúp bạn tự tin khi giao tiếp. Bạn sẽ mạnh dạn nói nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, bạn có cơ hội để áp dụng những gì bạn đã học, bạn sẽ nhớ nhiều từ mới nhanh hơn và đương nhiên tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt. Tham khảo thêm cách tự học phát âm tiếng Anh chuẩn
Chính vì vậy, chúng ta cần đặt phát âm là sự ưu tiên hàng đầu khi bắt đầu học tiếng Anh. Nó chính là bộ mặt, diện mạo bên ngoài của bạn trong mắt người khác cũng như trang phục, nó cũng chính là nền tảng giúp bạn tự học tiếng Anh tại nhà nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều.
bí quyết chinh phục từ vựng tiếng anh
Mọi kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của bạn cần xuất phát từ từ vựng, bởi nếu bạn không có từ thì làm sao bạn có thể biết người khác đang làm gì, nói gì với bạn. Nếu bạn biết nhiều từ vựng, kể cả khi ngữ pháp kém, bạn vẫn có thể diễn đạt cho người khác hiểu ý mà bạn muốn nói. Nói cách khác, từ vựng chính là nền móng cho hệ thống ngôn ngữ của bạn.
♦ Tại sao bạn không thể ghi nhớ từ vựng? Luôn trong tình trạng học trước quên sau?
Câu hỏi muôn thuở đó là tại sao chúng ta học mãi vẫn chẳng thể ghi nhớ chúng, kèm theo đó rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho vấn đề này. Nhưng vấn đề không nằm ở cách học như thế nào (How) mà nằm ở câu hỏi tại sao (Why).
♦ Tại sao bạn phải học từ vựng?
Bạn cần một lý do đủ lớn để không gì có thể ngăn cản bạn chinh phục điều đó. Ai ai cũng biết từ vựng quan trọng, nhưng có thể tầm quan trọng của từ vựng tiếng Anh thật sự của nó trong bạn lại không đáng là bao. Bạn đặt tầm quan trọng của việc học từ vựng ở mức nào trong bạn sẽ quyết định khả năng ghi nhớ của các bạn.
Ví dụ: bạn là người ham mê âm nhạc, việc thuộc hàng trăm bài hát là chuyện nhỏ với bạn vì bạn coi âm nhạc là cuộc sống; bạn là người ham mê bóng đá, nhớ tên các cầu thủ và đội bóng cũng quá dễ với bạn vì bạn cho đó là quan trọng. Cảm xúc chính là yếu tố then chốt quyết định bạn sẽ dùng bao nhiêu phần trăm khả năng cho việc học. Nếu bạn đam mê, yêu thích tiếng Anh, việc học sẽ trở nên dễ dàng. Đây chính là bí mật của não bộ, nó sẽ chỉ ghi nhớ những gì quan trọng với bạn, còn lại sẽ dần dần mai một.
♦ Não bộ chúng ta học từ vựng như thế nào?
Nhiều chuyên gia cho rằng việc ghi nhớ từ mới chỉ là trò chơi của trí nhớ, nhưng trí nhớ không phải năng khiếu, tức là hầu hết tất cả mọi người đều có thể làm được chứ không phải do tư chất bẩm sinh. Hầu hết chúng ta có khả năng GHI NHỚ hay lưu trữ thông tin hoàn hảo nhưng vấn đề nằm ở chỗ sự HỒI TƯỞNG lại không phải hoàn hảo. Triệu phú Adam Khoo từng ví não bộ như một thư viện khổng lồ có thể lưu trữ vô số sách trong đó, nhưng nếu sách trong thư viện đó không được sắp xếp, phân loại, đánh dấu tốt, việc tìm kiếm sẽ rất khó khăn.
Thông tin đưa vào não bộ cũng vậy, nếu chúng lộn xộn, không được sắp xếp tốt thì sẽ rất khó để nhớ ra. Nếu thông tin đưa vào được liên kết với nhau, hay liên kết với những thông tin đã có sẵn thì sẽ dễ dàng để hồi tưởng lại chúng. Điều này cũng giống như việc phân loại sách.
Ví dụ: khi xếp một cuốn sách Toán mới vào thư viện, nếu ta xếp vào khu vực Khoa học tự nhiên thì lần sau muốn lấy ra chỉ cần nhớ đi vào khu vực ấy tìm là được, điều này nhanh hơn nhiều so với cố gắng tìm kiếm lục lọi cả thư viện. Vậy nên nguyên tắc của trí nhớ chính là sự liên kết.
Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, nếu thông tin được đưa vào là quan trọng, nổi bật thì sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều.
TOP 5 CÁCH HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
Vậy phải học từ vựng tiếng Anh hiệu quả không bao giờ quên. Step Up đã có 1 bài viết chi tiết về cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả không bao giờ quên, trong đó tổng hợp tất cả các bước cần thiết để bạn hiểu và nắm rõ cách học từ vựng. Bạn có thể đọc tại đây
( Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách sau )
♦ Kỹ thuật đọc tự do để tiếp nhận thông tin
Tiếng Anh có khoảng 1.025.109.8 đơn vị từ tính đến ngày 01/01/2014, tuy nhiên chỉ có khoảng 2500 – 3000 từ vựng phổ biến nhất (khoảng 5% số từ vựng) nhưng lại chiếm đến hơn 95% nội dung trong giao tiếp, điên thoại, email hay thậm chí cả sách báo. Nếu bạn tập trung vào nhóm này trước tiên thì chẳng mấy chốc bạn có thể hiểu hầu hết ý chính của mọi hình thức tiếng Anh bạn gặp. Tất nhiên là bạn có thể học hết tất cả nếu bạn muốn, nhưng trước tiên hãy bắt đầu từ 2500-3000 từ này nếu bạn muốn nhanh chóng nâng cao trình độ. Những từ này bạn sẽ gặp nhiều lần trong quá trình học, vì thế bạn sẽ nhớ nhanh và lâu hơn. Chính những nhóm từ vựng phổ biến này sẽ tạo ra nền tảng ban đầu để giúp bạn nâng cao tiếng Anh hơn nữa.
Kỹ thuật đọc tự do sẽ giúp bạn hấp thụ 2500-3000 từ phổ biến nhất một cách thoải mái và tự nhiên nhất có thể:
Bước 1: Chọn 1 tài liệu bạn yêu thích: sách, báo, tạp chí,…
Bước 2: Chỉ cần thư giãn và đọc
Việc này vô cùng đơn giản đến nỗi bạn không thể thất bại, đọc một thứ mà bạn yêu thích, tận hưởng nó và thư giãn, đơn giản chỉ có vậy. Khi bạn gặp từ mới, hãy dùng từ điển tra thật nhanh rồi quay lại đọc tiếp, không cần ghi chú, đánh dấu hay ép bản thân phải nhớ, không có một áp lực nào ở đây cả. Hãy cố gắng đọc từ đầu đến cuối, có thể ban đầu bạn sẽ gặp rất nhiều từ mới, nhưng đừng nản lòng mà hãy tiếp tục. Cứ sau một khoảng thời gian như 30 phút, bạn có thể tạm dừng để nghỉ ngơi thư giãn một chút rồi tiếp tục đọc. Dù nhiều lúc bạn sẽ gặp những từ bạn vừa mới tra từ điển nhưng bạn vẫn không nhớ, không sao hết, hãy tra lại lần nữa rồi tiếp tục. Sau vài lần tra bạn sẽ ghi nhớ tất cả chúng. Khi sử dụng kỹ thuật này, bạn sẽ nhớ hầu hết các từ phổ biến, là các từ lặp đi lặp lại nhiều lần có thể đã được bạn tra nhiều lần. Bạn sẽ nhớ chúng một cách tự nhiên không gượng ép, những từ còn lại bạn không cần quan tâm vì chúng là những từ không thuộc nhóm phổ biến nhất bạn cần học lúc này.
♦ Học từ vựng theo chủ đề
Việc học theo chủ đề sẽ giúp trí nhớ tốt hơn nhờ có sự liên quan đến nhau. Ví dụ: bạn học nhóm từ thuộc chủ đề Sports như Football, Basketball, Badminton,…Lần sau bạn chỉ cần nói về chủ đề Sports hay nhớ một vài từ trong đó là sẽ nhớ đến các từ khác liên quan cùng chủ đề dễ dàng hơn.
♦ Mổ xẻ từ mới
Bằng cách này, bạn có thể học 1 biết 10. Hãy học thêm cả từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cách sử dụng từ đó, các giới từ đi kèm, danh từ, động từ, tính từ, các ví dụ cụ thể,… Bằng cách nhớ một từ, bạn có thể gợi nhớ ra nhiều từ khác. Ví dụ: từ “interesting”, bạn có thể học các từ như interest (danh từ), interested (tính từ),…
♦ Đặt ví dụ cụ thể cho từng câu
Cách này hiệu quả hơn nhiều so với việc đơn thuần học thuộc lòng từ đó. Trong câu hay ví dụ cụ thể, khi từ ngữ được đặt trong ngữ cảnh cụ thể, bạn sẽ biết cả cách sử dụng từ đó ra sao, đồng thời sẽ hiểu ý nghĩa của từ đó hơn. Thường thì bạn biết nhiều từ vựng hơn so với số từ bạn có thể sử dụng. Đó là lý do vì sao nhiều người có thể đọc hiểu dễ dàng nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói và viết. Biết là một chuyện nhưng để sử dụng lại là một chuyện khác. Nhiều từ chúng ta đã biết nhưng đến lúc muốn sử dụng lại không thể nhớ ra chính là vì từ đó thiếu liên kết với bối cảnh cụ thể. Hơn nữa, trong một bối cảnh cụ thể sẽ mang một ý nghĩa nào đó hay một cảm xúc nào đó, điều này sẽ in đậm hơn trong trí nhớ của bạn, đặc biệt là những cảm xúc khó quên.
♦ Học bằng hình ảnh hoặc tưởng tượng
Bạn có thể dùng hình ảnh hoặc tưởng tượng ra hình ảnh trong đầu để hình dung ra ý nghĩa của một từ nào đó. Học từ vựng tiếng Anh qua hình ảnh – cách này sẽ giúp phản xạ của bạn tốt hơn cả khi nghe và nói vì bạn sẽ không còn phải dịch từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ hay ngược lại nữa. Não bộ giao tiếp bằng những hình ảnh bên trong, bạn đã gắn từ ngữ bạn muốn học với một hình ảnh cụ thể. Ví dụ: để học từ “cat”, hãy nhìn vào hoặc tưởng tượng ra con mèo nhiều lần cho đến khi hình ảnh đó gắn với từ “cat”. Lần sau khi nghe thấy từ “cat” là hình ảnh con mèo xuất hiện ngay lập tức trong đầu và bạn hiểu ngay ra đó là con mèo. Ngược lại, nhìn thấy con mèo hay nghĩ về nó là bạn có thể nói bật ngay ra từ “cat”.
Cách này sẽ giúp bạn không chỉ nhớ lâu mà còn sử dụng từ vựng một cách tự nhiên và hiệu quả. Hình ảnh còn bao gồm cả màu sắc, màu sắc có thể tăng đến 50% trí nhớ của bạn. Hãy hình dung ra càng chi tiết càng tốt, có thể có thêm âm thanh, mùi vị, cảm giác, cảm xúc…sẽ càng làm trí nhớ in đậm hơn. Lựa chọn số 1 cho việc học bằng hình ảnh này chính là sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh – Vừa tổng hợp 1500 từ thường gặp nhất trong các chủ điểm giao tiếp, vừa có 50% hình ảnh minh họa cho toàn bộ số lượng từ vựng trong sách. Xem ngay sách Hack Não 1500
Ví dụ:
Khi bạn học từ Beautiful: having qualities of beauty.
Đừng viết:
“Bầu trời đẹp” là “the sky is beautiful”
Nếu trong trường hợp khác “the sky is blue” mà bạn giới hạn nghĩa thì sẽ liên tưởng blue = beautiful. Sai!
Hãy đặt câu:
I love to see a beautiful sky. That has a pretty cloud in the sunshine and a nice colors, nice shades of blue because it makes me feel happy.
♦ Phương pháp âm thanh tương tự
Phương pháp đã từng rất nổi tiếng trong cuốn sách Tôi tài giỏi – Bạn cũng thế của Adam Khoo về cách học ngoại ngữ dựa trên ngôn ngữ mẹ đẻ. Âm thanh tương tự là đây là hình thức bắc cầu tạm giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học để nhớ được nghĩa của từ một cách nhanh nhất. Đây cũng chính là phương pháp mà rất nhiều người khi học ngoại ngữ đã áp dụng cách này, có thể là bạn chưa nhận ra hoặc chưa biết đặt tên cho nó mà thôi.
Ví dụ: consequence: Từ này được phát âm là /ˈkɑːn.sə.kwəns /. Hãy liên tưởng sang từ tiếng Việt có phát âm gần giống với nó là con sẽ quen, đặt trong ngữ cảnh cụ thể để liên kết với nghĩa của từ: Con sẽ quen một anh đẹp trai nhưng nhất định sẽ không để lại hậu quả nên mẹ yên tâm nhé!
Bạn có thể đọc bài viết sau giải thích chi tiết về phương pháp này và ứng dụng thực tế trong việc tự học tiếng Anh
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ÂM THANH TƯƠNG TỰ TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH
♦ Liệt kê các từ vừa học
Từ các từ vừa mới học, hãy tưởng tượng trong đầu hình ảnh biểu trưng cho chúng, rồi liên kết lại tạo thành một câu chuyện thú vị, hài hước hay phi lý, khác thường. Những đặc điểm này sẽ gây ra sự chú ý và nổi bật trong não bộ làm bạn nhớ lâu hơn. Ví dụ bạn vừa học từ “cat”, “mouse” và “computer”, có thể tưởng tượng ra hình ảnh con mèo đang sử dụng chuột của máy tính.
Ôn lại câu chuyện vài lần, lần sau chỉ cần nhớ một từ là bạn có thể gợi nhớ ra các từ còn lại nhờ hình ảnh câu chuyện vẫn còn lưu lại đậm nét trong đầu.
♦ Ôn tập các từ vựng vừa học
Để ghi nhớ từ mới thật lâu thì chúng ta cần sự lặp đi lặp lại nhiều lần, cần ôn đi ôn lại. Có thể ôn lại sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng,…Một nghiên cứu cho rằng để ghi nhớ 1 từ chúng ta cần lặp lại ít nhất 30 lần. Nói chung bạn cần có kế hoạch cho sự ôn tập đều đặn. Bạn cũng có thể sử dụng Flashcard hay sổ tay từ mới để tiện cho việc xem lại sau này, vừa có thể mang theo để học mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra việc dạy cho người khác cũng là một cách ôn tập cực kỳ hiệu quả mà bạn nên áp dụng.
♦ Áp dụng 4 kỹ năng phối hợp
Chúng ta học từ vựng xong không phải chỉ để đấy, chúng ta phải áp dụng chúng. Hãy đọc và nghe thật nhiều, rất nhiều từ vựng sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cách sử dụng khác nhau, bạn sẽ hiểu hơn và nhớ kỹ hơn các từ vựng đó. Bạn có thể áp dụng chúng khi giao tiếp với người khác, thậm chí tự nói với chính mình, hay bịa ra các câu chuyện để nói, miễn sao bạn có thể sử dụng từ bạn mới học. Hãy chăm chỉ luyện viết luận rồi bạn sẽ linh hoạt hơn trong việc sử dụng, lựa chọn từ vựng.
♦ Học lại từ vựng lĩnh vực bạn yêu thích
Những gì bạn yêu thích và đam mê bạn sẽ dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Ví dụ bạn đam mê Bóng đá, hãy học tất cả những từ liên quan đến bóng đá, rồi dần dần từ đó mở rộng vốn từ ra. Bạn có thể kết hợp việc học tiếng Anh vào chuyên ngành của bạn, công việc của bạn như đọc, xem các tài liệu tiếng Anh có liên quan có thể giúp bạn thăng tiến trong công việc và học tập. Bằng cách học tiếng Anh theo chủ đề việc học của bạn sẽ hứng thú và động lực hơn rất nhiều.
Mọi kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của bạn cần xuất phát từ từ vựng, bởi nếu bạn không có từ thì làm sao bạn có thể biết người khác đang làm gì, nói gì với bạn. Nếu bạn biết nhiều từ vựng, kể cả khi ngữ pháp kém, bạn vẫn có thể diễn đạt cho người khác hiểu ý mà bạn muốn nói. Nói cách khác, từ vựng chính là nền móng cho hệ thống ngôn ngữ của bạn.
♦ Tại sao bạn không thể ghi nhớ từ vựng? Luôn trong tình trạng học trước quên sau?
Câu hỏi muôn thuở đó là tại sao chúng ta học mãi vẫn chẳng thể ghi nhớ chúng, kèm theo đó rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho vấn đề này. Nhưng vấn đề không nằm ở cách học như thế nào (How) mà nằm ở câu hỏi tại sao (Why).
♦ Tại sao bạn phải học từ vựng?
Bạn cần một lý do đủ lớn để không gì có thể ngăn cản bạn chinh phục điều đó. Ai ai cũng biết từ vựng quan trọng, nhưng có thể tầm quan trọng của từ vựng tiếng Anh thật sự của nó trong bạn lại không đáng là bao. Bạn đặt tầm quan trọng của việc học từ vựng ở mức nào trong bạn sẽ quyết định khả năng ghi nhớ của các bạn.
Ví dụ: bạn là người ham mê âm nhạc, việc thuộc hàng trăm bài hát là chuyện nhỏ với bạn vì bạn coi âm nhạc là cuộc sống; bạn là người ham mê bóng đá, nhớ tên các cầu thủ và đội bóng cũng quá dễ với bạn vì bạn cho đó là quan trọng. Cảm xúc chính là yếu tố then chốt quyết định bạn sẽ dùng bao nhiêu phần trăm khả năng cho việc học. Nếu bạn đam mê, yêu thích tiếng Anh, việc học sẽ trở nên dễ dàng. Đây chính là bí mật của não bộ, nó sẽ chỉ ghi nhớ những gì quan trọng với bạn, còn lại sẽ dần dần mai một.
♦ Não bộ chúng ta học từ vựng như thế nào?
Nhiều chuyên gia cho rằng việc ghi nhớ từ mới chỉ là trò chơi của trí nhớ, nhưng trí nhớ không phải năng khiếu, tức là hầu hết tất cả mọi người đều có thể làm được chứ không phải do tư chất bẩm sinh. Hầu hết chúng ta có khả năng GHI NHỚ hay lưu trữ thông tin hoàn hảo nhưng vấn đề nằm ở chỗ sự HỒI TƯỞNG lại không phải hoàn hảo. Triệu phú Adam Khoo từng ví não bộ như một thư viện khổng lồ có thể lưu trữ vô số sách trong đó, nhưng nếu sách trong thư viện đó không được sắp xếp, phân loại, đánh dấu tốt, việc tìm kiếm sẽ rất khó khăn.
Thông tin đưa vào não bộ cũng vậy, nếu chúng lộn xộn, không được sắp xếp tốt thì sẽ rất khó để nhớ ra. Nếu thông tin đưa vào được liên kết với nhau, hay liên kết với những thông tin đã có sẵn thì sẽ dễ dàng để hồi tưởng lại chúng. Điều này cũng giống như việc phân loại sách. Ví dụ: khi xếp một cuốn sách Toán mới vào thư viện, nếu ta xếp vào khu vực Khoa học tự nhiên thì lần sau muốn lấy ra chỉ cần nhớ đi vào khu vực ấy tìm là được, điều này nhanh hơn nhiều so với cố gắng tìm kiếm lục lọi cả thư viện. Vậy nên nguyên tắc của trí nhớ chính là sự liên kết.
Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, nếu thông tin được đưa vào là quan trọng, nổi bật thì sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều.
TOP 5 CÁCH HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
Vậy phải học từ vựng tiếng Anh hiệu quả không bao giờ quên. Step Up đã có 1 bài viết chi tiết về cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả không bao giờ quên, trong đó tổng hợp tất cả các bước cần thiết để bạn hiểu và nắm rõ cách học từ vựng. Bạn có thể đọc tại đây
Hy vọng những chia sẻ về các cách học tốt tiếng Anh kỹ năng viết khác nhau có thể giúp bạn phần nào đó để nâng cao kỹ năng viết của mình, nhưng quan trọng nhất vẫn nằm ở sự nỗ lực bền bỉ của bạn. Chúc bạn sớm thành công!
( Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách sau )
♦ Kỹ thuật đọc tự do để tiếp nhận thông tin
Tiếng Anh có khoảng 1.025.109.8 đơn vị từ tính đến ngày 01/01/2014, tuy nhiên chỉ có khoảng 2500 – 3000 từ vựng phổ biến nhất (khoảng 5% số từ vựng) nhưng lại chiếm đến hơn 95% nội dung trong giao tiếp, điên thoại, email hay thậm chí cả sách báo. Nếu bạn tập trung vào nhóm này trước tiên thì chẳng mấy chốc bạn có thể hiểu hầu hết ý chính của mọi hình thức tiếng Anh bạn gặp. Tất nhiên là bạn có thể học hết tất cả nếu bạn muốn, nhưng trước tiên hãy bắt đầu từ 2500-3000 từ này nếu bạn muốn nhanh chóng nâng cao trình độ. Những từ này bạn sẽ gặp nhiều lần trong quá trình học, vì thế bạn sẽ nhớ nhanh và lâu hơn. Chính những nhóm từ vựng phổ biến này sẽ tạo ra nền tảng ban đầu để giúp bạn nâng cao tiếng Anh hơn nữa.
Kỹ thuật đọc tự do sẽ giúp bạn hấp thụ 2500-3000 từ phổ biến nhất một cách thoải mái và tự nhiên nhất có thể:
Bước 1: Chọn 1 tài liệu bạn yêu thích: sách, báo, tạp chí,…
Bước 2: Chỉ cần thư giãn và đọc
Việc này vô cùng đơn giản đến nỗi bạn không thể thất bại, đọc một thứ mà bạn yêu thích, tận hưởng nó và thư giãn, đơn giản chỉ có vậy. Khi bạn gặp từ mới, hãy dùng từ điển tra thật nhanh rồi quay lại đọc tiếp, không cần ghi chú, đánh dấu hay ép bản thân phải nhớ, không có một áp lực nào ở đây cả. Hãy cố gắng đọc từ đầu đến cuối, có thể ban đầu bạn sẽ gặp rất nhiều từ mới, nhưng đừng nản lòng mà hãy tiếp tục. Cứ sau một khoảng thời gian như 30 phút, bạn có thể tạm dừng để nghỉ ngơi thư giãn một chút rồi tiếp tục đọc. Dù nhiều lúc bạn sẽ gặp những từ bạn vừa mới tra từ điển nhưng bạn vẫn không nhớ, không sao hết, hãy tra lại lần nữa rồi tiếp tục. Sau vài lần tra bạn sẽ ghi nhớ tất cả chúng.
Khi sử dụng kỹ thuật này, bạn sẽ nhớ hầu hết các từ phổ biến, là các từ lặp đi lặp lại nhiều lần có thể đã được bạn tra nhiều lần. Bạn sẽ nhớ chúng một cách tự nhiên không gượng ép, những từ còn lại bạn không cần quan tâm vì chúng là những từ không thuộc nhóm phổ biến nhất bạn cần học lúc này.
♦ Học từ vựng theo chủ đề
Việc học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề sẽ giúp trí nhớ tốt hơn nhờ có sự liên quan đến nhau. Ví dụ: bạn học nhóm từ thuộc chủ đề Sports như Football, Basketball, Badminton,…Lần sau bạn chỉ cần nói về chủ đề Sports hay nhớ một vài từ trong đó là sẽ nhớ đến các từ khác liên quan cùng chủ đề dễ dàng hơn.
♦ Mổ xẻ từ mới
Bằng cách này, bạn có thể học 1 biết 10. Hãy học thêm cả từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cách sử dụng từ đó, các giới từ đi kèm, danh từ, động từ, tính từ, các ví dụ cụ thể,… Bằng cách nhớ một từ, bạn có thể gợi nhớ ra nhiều từ khác. Ví dụ: từ “interesting”, bạn có thể học các từ như interest (danh từ), interested (tính từ),…
♦ Đặt ví dụ cụ thể cho từng câu
Cách này hiệu quả hơn nhiều so với việc đơn thuần học thuộc lòng từ đó. Trong câu hay ví dụ cụ thể, khi từ ngữ được đặt trong ngữ cảnh cụ thể, bạn sẽ biết cả cách sử dụng từ đó ra sao, đồng thời sẽ hiểu ý nghĩa của từ đó hơn. Thường thì bạn biết nhiều từ vựng hơn so với số từ bạn có thể sử dụng. Đó là lý do vì sao nhiều người có thể đọc hiểu dễ dàng nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói và viết.
Biết là một chuyện nhưng để sử dụng lại là một chuyện khác. Nhiều từ chúng ta đã biết nhưng đến lúc muốn sử dụng lại không thể nhớ ra chính là vì từ đó thiếu liên kết với bối cảnh cụ thể. Hơn nữa, trong một bối cảnh cụ thể sẽ mang một ý nghĩa nào đó hay một cảm xúc nào đó, điều này sẽ in đậm hơn trong trí nhớ của bạn, đặc biệt là những cảm xúc khó quên.
♦ Học bằng hình ảnh hoặc tưởng tượng
Bạn có thể dùng hình ảnh hoặc tưởng tượng ra hình ảnh trong đầu để hình dung ra ý nghĩa của một từ nào đó. Học từ vựng tiếng Anh qua hình ảnh – cách này sẽ giúp phản xạ của bạn tốt hơn cả khi nghe và nói vì bạn sẽ không còn phải dịch từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ hay ngược lại nữa. Não bộ giao tiếp bằng những hình ảnh bên trong, bạn đã gắn từ ngữ bạn muốn học với một hình ảnh cụ thể.
Ví dụ: để học từ “cat”, hãy nhìn vào hoặc tưởng tượng ra con mèo nhiều lần cho đến khi hình ảnh đó gắn với từ “cat”. Lần sau khi nghe thấy từ “cat” là hình ảnh con mèo xuất hiện ngay lập tức trong đầu và bạn hiểu ngay ra đó là con mèo. Ngược lại, nhìn thấy con mèo hay nghĩ về nó là bạn có thể nói bật ngay ra từ “cat”.
Cách học tiếng Anh này sẽ giúp bạn không chỉ nhớ lâu mà còn sử dụng từ vựng một cách tự nhiên và hiệu quả. Hình ảnh còn bao gồm cả màu sắc, màu sắc có thể tăng đến 50% trí nhớ của bạn. Hãy hình dung ra càng chi tiết càng tốt, có thể có thêm âm thanh, mùi vị, cảm giác, cảm xúc…sẽ càng làm trí nhớ in đậm hơn. Lựa chọn số 1 cho việc học bằng hình ảnh này chính là sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh – Vừa tổng hợp 1500 từ thường gặp nhất trong các chủ điểm giao tiếp, vừa có 50% hình ảnh minh họa cho toàn bộ số lượng từ vựng trong sách. Xem ngay sách Hack Não 1500
Ví dụ:
Khi bạn học từ Beautiful: having qualities of beauty.
Đừng viết:
“Bầu trời đẹp” là “the sky is beautiful”
Nếu trong trường hợp khác “the sky is blue” mà bạn giới hạn nghĩa thì sẽ liên tưởng blue = beautiful. Sai!
Hãy đặt câu:
I love to see a beautiful sky. That has a pretty cloud in the sunshine and nice colors, nice shades of blue because it makes me feel happy.
♦ Phương pháp âm thanh tương tự
Phương pháp đã từng rất nổi tiếng trong cuốn sách Tôi tài giỏi – Bạn cũng thế của Adam Khoo về cách học ngoại ngữ dựa trên ngôn ngữ mẹ đẻ. Âm thanh tương tự là đây là hình thức bắc cầu tạm giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học để nhớ được nghĩa của từ một cách nhanh nhất. Đây cũng chính là phương pháp học tiếng Anh hiệu quả mà rất nhiều người khi học ngoại ngữ đã áp dụng cách này, có thể là bạn chưa nhận ra hoặc chưa biết đặt tên cho nó mà thôi.
Ví dụ: consequence: Từ này được phát âm là /ˈkɑːn.sə.kwəns /. Hãy liên tưởng sang từ tiếng Việt có phát âm gần giống với nó là con sẽ quen, đặt trong ngữ cảnh cụ thể để liên kết với nghĩa của từ: Con sẽ quen một anh đẹp trai nhưng nhất định sẽ không để lại hậu quả nên mẹ yên tâm nhé!
Bạn có thể đọc bài viết sau giải thích chi tiết về phương pháp này và ứng dụng thực tế trong việc tự học tiếng Anh
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ÂM THANH TƯƠNG TỰ TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH
♦ Liệt kê các từ vừa học
Từ các từ vừa mới học, hãy tưởng tượng trong đầu hình ảnh biểu trưng cho chúng, rồi liên kết lại tạo thành một câu chuyện thú vị, hài hước hay phi lý, khác thường. Những đặc điểm này sẽ gây ra sự chú ý và nổi bật trong não bộ làm bạn nhớ lâu hơn. Ví dụ bạn vừa học từ “cat”, “mouse” và “computer”, có thể tưởng tượng ra hình ảnh con mèo đang sử dụng chuột của máy tính.
Ôn lại câu chuyện vài lần, lần sau chỉ cần nhớ một từ là bạn có thể gợi nhớ ra các từ còn lại nhờ hình ảnh câu chuyện vẫn còn lưu lại đậm nét trong đầu.
♦ Ôn tập các từ vựng vừa học
Để ghi nhớ từ mới thật lâu thì chúng ta cần sự lặp đi lặp lại nhiều lần, cần ôn đi ôn lại. Có thể ôn lại sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng,…Một nghiên cứu cho rằng để ghi nhớ 1 từ chúng ta cần lặp lại ít nhất 30 lần. Nói chung bạn cần có kế hoạch cho sự ôn tập đều đặn. Bạn cũng có thể sử dụng Flashcard hay sổ tay từ mới để tiện cho việc xem lại sau này, vừa có thể mang theo để học mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra việc dạy cho người khác cũng là một cách ôn tập cực kỳ hiệu quả mà bạn nên áp dụng.
♦ Áp dụng 4 kỹ năng phối hợp
Chúng ta học từ vựng xong không phải chỉ để đấy, chúng ta phải áp dụng chúng. Hãy đọc và nghe thật nhiều, rất nhiều từ vựng sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cách sử dụng khác nhau, bạn sẽ hiểu hơn và nhớ kỹ hơn các từ vựng đó. Bạn có thể áp dụng chúng khi giao tiếp với người khác, thậm chí tự nói với chính mình, hay bịa ra các câu chuyện để nói, miễn sao bạn có thể sử dụng từ bạn mới học. Hãy chăm chỉ luyện viết luận rồi bạn sẽ linh hoạt hơn trong việc sử dụng, lựa chọn từ vựng.
♦ Học lại từ vựng lĩnh vực bạn yêu thích
Những gì bạn yêu thích và đam mê bạn sẽ dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Ví dụ bạn đam mê Bóng đá, hãy học tất cả những từ liên quan đến bóng đá, rồi dần dần từ đó mở rộng vốn từ ra. Bạn có thể kết hợp việc học tiếng Anh vào chuyên ngành của bạn, công việc của bạn như đọc, xem các tài liệu tiếng Anh có liên quan có thể giúp bạn thăng tiến trong công việc và học tập. Bằng cách học tiếng Anh theo chủ đề việc học của bạn sẽ hứng thú và động lực hơn rất nhiều.
tuyệt chiêu chinh phục kỹ năng nghe thành công
Một trong những vấn đề kinh điển khi nghe tiếng Anh của hầu hết người học đó là: “Nghe không hiểu gì, không biết là họ đang nói từ gì vì các âm các từ cứ líu lại với nhau. Nhưng thực ra đến khi bạn xem script (bản dịch) thì hỡi ôi sao nhiều từ quen vậy?”. Nghe hiểu là nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người học tiếng Anh. Bạn nghe mà hoàn toàn không hiểu gì hết, ngay cả những từ ngữ bạn đã từng học? Bạn không theo kịp tốc độ nói của người bản xứ? Bạn không thể nghe được những đoạn dài? Bạn nghe câu sau lại quên câu trước? Hay có phải bạn hiểu được câu trước thì không kịp nghe câu sau?…Đó là câu chuyện của rất nhiều người học tiếng Anh. Chúng ta hãy cùng khám phá những bí mật nằm sau đó.
Não bộ chúng ta tiếp thu việc nghe như thế nào?
Khi nhận một tín hiệu ngôn ngữ là tiếng Anh, não bộ sẽ xử lý các quá trình sau:
- Phân tích âm thanh vừa nghe được là gì
- Ghép các âm thanh thành từ tiếng Anh cụ thể
- Chuyển các từ tiếng Anh thành nghĩa tiếng Việt để hiểu nội dung
- Hiểu nghĩa và ghi nhớ các từ vựng trong đầu.Nhưng vậy, não bộ của bạn phải làm 2 việc đó là: luyện tập để phản xạ giúp não bộ xử lý âm thanh, sau đó chuyển qua giai đoạn nhớ nghĩa, ghép nghĩa để hiểu nội dung trong ngữ cảnh đó. Vậy bạn cần làm gì để việc nghe tiếng Anh trở nên hiệu quả:
♦Lựa chọn tài liệu nghe đúng với trình độ
Bạn sẽ chẳng thể hiểu được các video trên TED.com bởi nó không khớp với tần số của bạn nếu như bạn là người mới bắt đầu luyện nghe. Hãy lựa chọn các tài liệu đơn giản, tốc độ đọc chậm rãi khi khởi động, sau đó hãy tự nâng dần trình độ của mình lên và luyện tập hằng ngày.
♦ Tắm ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi có thể
Không nhất thiết bạn phải phải ngồi vào bàn học, bật audio và điền vào chỗ trống mới là luyện nghe. Bởi việc nghe có thể diễn ra ở bất cứ đâu, những lúc bạn bận rộn hay rảnh rỗi đều có thể nghe. Một ngày bạn hoàn toàn có thể có 3-4 giờ rảnh tai để nghe, chỉ là bạn chưa tận dụng nó mà thôi. Ví dụ: hãy nghe lúc đi xe bus, lúc ngồi cà phê đợi bạn, lúc nấu ăn, lúc đi dạo,…Khi bạn tập thói quen nghe, bạn sẽ có xu hướng lặp lại nó càng nhiều bởi đó chính là lúc bạn dần dần cảm thụ được âm thanh khi nghe.
♦ Nghe có tính chọn lọc
Không chỉ chọn lọc tài liệu trên các phần mềm luyện nghe tiếng Anh, mà trong quá trình nghe, bạn cần chọn lọc các thông tin để nghe. Đó chính là lúc bạn tập trung vào keyword của bài, thay vì phải căng tai lên để nghe họ đang nói chi tiết 1 câu như thế nào. Bởi tập trung vào từ khóa rồi, dù câu ngắn hay dài bạn vẫn sẽ hiểu được nội dung đang nói là gì. Như đã nói ở trên, dù tiếng Anh có khối lượng từ khổng lồ, nhưng luyện nghe thường xuyên bạn sẽ thấy rằng khoảng 1500-3000 từ thường xuyên lặp lại trong các cuộc hội thoại, từ vựng thông dụng, phổ biến nhất.
Nghe chọn lọc còn là việc bạn lựa chọn tài liệu chính gốc khi nghe. Không phải mọi tài liệu tiếng Anh bạn đều nghe, mà hãy lựa chọn các tài liệu chuẩn Anh – Anh hoặc Anh – Mỹ (2 loại tài liệu, accent đang được nhiều người học theo nhất) để chuẩn hóa tiếng Anh của bạn ngay từ khi bắt đầu.
Step Up đã có 1 bài viết chi tiết hướng dẫn về cách luyện nghe từ A-Z, các phương pháp, lựa chọn tài liệu khi nghe. Bạn click để tìm hiểu tại đây
Một trong những vấn đề kinh điển khi nghe tiếng Anh của hầu hết người học đó là: “Nghe không hiểu gì, không biết là họ đang nói từ gì vì các âm các từ cứ líu lại với nhau. Nhưng thực ra đến khi bạn xem script (bản dịch) thì hỡi ôi sao nhiều từ quen vậy?”. Nghe hiểu là nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người học tiếng Anh. Bạn nghe mà hoàn toàn không hiểu gì hết, ngay cả những từ ngữ bạn đã từng học? Bạn không theo kịp tốc độ nói của người bản xứ? Bạn không thể nghe được những đoạn dài? Bạn nghe câu sau lại quên câu trước? Hay có phải bạn hiểu được câu trước thì không kịp nghe câu sau?…Đó là câu chuyện của rất nhiều người học tiếng Anh. Chúng ta hãy cùng khám phá những bí mật nằm sau đó.
Não bộ chúng ta tiếp thu việc nghe như thế nào?
Khi nhận một tín hiệu ngôn ngữ là tiếng Anh, não bộ sẽ xử lý các quá trình sau:
- Phân tích âm thanh vừa nghe được là gì
- Ghép các âm thanh thành từ tiếng Anh cụ thể
- Chuyển các từ tiếng Anh thành nghĩa tiếng Việt để hiểu nội dung
- Hiểu nghĩa và ghi nhớ các từ vựng trong đầu.Nhưng vậy, não bộ của bạn phải làm 2 việc đó là: luyện tập để phản xạ giúp não bộ xử lý âm thanh, sau đó chuyển qua giai đoạn nhớ nghĩa, ghép nghĩa để hiểu nội dung trong ngữ cảnh đó. Vậy bạn cần làm gì để việc nghe tiếng Anh trở nên hiệu quả:
♦ Lựa chọn tài liệu nghe đúng với trình độ
Bạn sẽ chẳng thể hiểu được các video trên TED.com bởi nó không khớp với tần số của bạn nếu như bạn là người mới bắt đầu luyện nghe. Hãy lựa chọn các tài liệu đơn giản, tốc độ đọc chậm rãi khi khởi động, sau đó hãy tự nâng dần trình độ của mình lên và luyện tập hằng ngày.
♦ Tắm ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi có thể
Không nhất thiết bạn phải phải ngồi vào bàn học, bật audio và điền vào chỗ trống mới là luyện nghe. Bởi việc nghe có thể diễn ra ở bất cứ đâu, những lúc bạn bận rộn hay rảnh rỗi đều có thể nghe. Một ngày bạn hoàn toàn có thể có 3-4 giờ rảnh tai để nghe, chỉ là bạn chưa tận dụng nó mà thôi. Ví dụ: hãy nghe lúc đi xe bus, lúc ngồi cà phê đợi bạn, lúc nấu ăn, lúc đi dạo,…Khi bạn tập thói quen nghe, bạn sẽ có xu hướng lặp lại nó càng nhiều bởi đó chính là lúc bạn dần dần cảm thụ được âm thanh khi nghe.
♦ Nghe có tính chọn lọc
Step Up đã có 1 bài viết chi tiết hướng dẫn về cách luyện nghe từ A-Z, các phương pháp, lựa chọn tài liệu khi nghe. Bạn click để tìm hiểu tại đây
Không chỉ chọn lọc tài liệu trên các phần mềm luyện nghe tiếng Anh , mà trong quá trình nghe, bạn cần chọn lọc các thông tin để nghe. Đó chính là lúc bạn tập trung vào keyword của bài, thay vì phải căng tai lên để nghe họ đang nói chi tiết 1 câu như thế nào. Bởi tập trung vào từ khóa rồi, dù câu ngắn hay dài bạn vẫn sẽ hiểu được nội dung đang nói là gì. Như đã nói ở trên, dù tiếng Anh có khối lượng từ khổng lồ, nhưng luyện nghe thường xuyên bạn sẽ thấy rằng khoảng 1500-3000 từ thường xuyên lặp lại trong các cuộc hội thoại, từ vựng thông dụng, phổ biến nhất.
bí quyết không thể bỏ qua khi chinh phục kỹ năng đọc
Con người chúng ta tiếp thu kiến thức chủ yếu thông qua Mắt, chính vì vậy kỹ năng Đọc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Dù bạn đọc tiếng Anh hay Tiếng Việt hay bất kỳ một loại ngôn ngữ nào khác, thì cũng không thể bỏ qua việc rèn luyện kỹ năng này thật hiệu quả, để có thể đạt được mục đích chính thông qua nó, đó chính là việc NẮM BẮT THÔNG TIN. Nhưng làm thế nào để hiểu được các nội dung bạn đang đọc?
♦ Từ vựng
Không thể phủ nhận rằng bạn không thể đọc hiểu nếu bạn không có đủ một lượng từ vựng nhất định, hay nói cách khác không có từ vựng, kỹ năng đọc của bạn coi như vứt đi. Điều đó cũng giống như việc bạn phải vượt qua một “mê cung” trước khi có thể dùng chiếc “chìa khoá thần kỳ” để mở cửa kho báu. Vì vậy hãy bắt đầu xây dựng nền tảng từ vựng thật vững chắc. “Có công mài sắt, có ngày nên kim” bạn phải học thì mới có vốn để dùng, vậy nên cách học tiếng Anh hiệu quả nhất đó là trang bị thật nhiều từ vựng tiếng Anh, để có thể thành thạo ngôn ngữ này.
♦ Cụm từ
Đây chính là lý do vì sao bạn đã miệt mài học từ vựng rất nhiều nhưng nhiều lúc đọc vẫn không thể hiểu, hay bạn cho rằng bạn đã biết hết từ vựng nhưng vẫn không nắm được nội dung khi đọc. Trong tiếng Anh thường sử dụng các cụm từ mang một ý nghĩa nhất định mà khi tách rời ra từng từ bạn lại không thể hiểu được.
Ví dụ như các Phrasal Verb:
- Carry out: thực hiện
- Look up to sb: kính trọng
- Stand for: viết tắt cho…
♦ Từ khóa trong bài đọc
Trong hầu hết sách vở bạn đọc thì Key words chỉ chiếm khoảng 20% số từ ngữ nhưng lại chứa gần như trọn vẹn lượng thông tin mà bạn cần tiếp thu. Các từ ngữ còn lại chủ yếu là để dẫn dắt, diễn giải mà thôi. Chính vì thế, thay vì cố ép mình phải làm điều ‘không thể’ là ghi nhớ toàn bộ từng câu từng chữ, hãy chỉ tập trung vào Key words khi đọc, điều này sẽ giúp bạn tiếp thu thông tin nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn khi đọc, đặc biệt là cải thiện tình trạng đọc câu sau lại quên câu trước mà người học hay mắc phải.
Đây cũng chính là chìa khóa giúp bạn chinh phục phần Reading trong các kỳ thi chứng chỉ như Ielts hay Toefl. Nếu tốc độ đọc của bạn chưa đủ nhanh, thì việc đọc lướt và tìm các key words là một chiến thuật hiệu quả trong các kỳ thi này. Đó chính là bí quyết của kỹ năng đọc-hiểu.
♦ Kỹ thuật đọc siêu tốc
Rất nhiều người khi đọc có thói quen “chậm mà chắc”, họ sợ rằng đọc nhanh họ sẽ không thể nắm bắt kịp thông tin, hay bỏ sót thông tin nào đấy. Nhưng “chậm mà chắc” lại không bằng “nhanh mà chắc”.
Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn đọc nhanh bạn có thể ghi nhớ tốt hơn, vì bạn buộc phải tập trung hơn. Cũng giống như khi bạn chạy xe máy với tốc độ 20km/h, bạn có thể mất tập trung, nhìn ngắm hai bên đường, thậm chí vừa đi vừa nghe điện thoại, đeo tai nghe, nhưng bạn có thể làm vậy khi chạy với tốc độ 100km/h không?
Đặc biệt, khi đọc nhanh, bạn sẽ không có thời gian để dịch nữa, bạn phải hiểu tiếng Anh bằng tiếng Anh, suy nghĩ bằng tiếng Anh của bạn cũng sẽ nhanh theo tốc độ đọc của bạn, việc này hỗ trợ đặc biệt giúp nói nhanh hơn, nghe tốt hơn, phản xạ mau hơn. Việc đọc “chậm mà chắc” chỉ nên áp dụng cho những bài đòi hỏi sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, mang ý nghĩa sâu xa, còn nếu đọc để nắm bắt thông tin, trau dồi kiến thức thì đọc nhanh sẽ đem lại hiệu quả vượt trội, đặc biệt là trong các kỳ thi. Vậy làm sao để đọc “nhanh mà chắc” hay đọc nhanh mà vẫn hiểu bài? Điều này đòi hỏi phải trải qua sự luyện tập để tạo thành thói quen khi đọc như sau:
– Đọc liên tục, giảm số lần dừng lại của mắt
– Đọc ít nhất một cụm từ mỗi lần dừng
– Bỏ thói quen đọc bằng môi, đọc từng chữ
– Tập trung vào Key words
– Nghe nhạc không lời với nhịp độ nhanh khi đọc
Và cuối cùng hãy luôn luôn thách thức, thúc đẩy khả năng của mình để liên tục tiến bộ hơn nữa.
♦ Đọc những gì bạn thích và có ích với bạn
Đây chính là cách để tiếp thêm năng lượng, nhiệt huyết cho bạn khi đọc. Ví dụ: bạn đam mê thể thao, tại sao bạn không cập nhật thông tin thể thao bằng cách đọc báo tiếng Anh. Đặc biệt nếu những gì bạn đọc có thể giúp ích cho bạn, bạn sẽ muốn đọc nhiều hơn nữa, tìm hiểu sâu hơn nữa các cách cải thiện kỹ năng đọc của bạn để việc đọc sẽ trở nên thú vị hơn chứ không còn là một thử thách hay gánh nặng của bạn nữa.
Ví dụ: tại sao bạn không trau dồi kiến thức chuyên ngành của bạn bằng tiếng Anh, tài liệu tiếng Anh nhiều và đa dạng hơn rất nhiều so với tài liệu tiếng Việt, hãy bắt đầu khai thác sự vĩ đại của kiến thức nhân loại.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau chuẩn bị 5 chiếc “chìa khóa vàng” để mở kho báu cuộc đời. Cuối cùng, dù đã nắm trong tay 5 chiếc chìa khóa, nhưng điều quan trọng nhất là hành động, chỉ hành động mới tạo ra kết quả. Chìa khoá là vô dụng nếu bạn không sử dụng nó. Hãy thổi bùng ngọn lửa động lực mạnh mẽ trong bạn để có thể hành động ngay lập tức, đừng làm chậm trễ lại các khoảnh khắc vinh quang đang chờ bạn phía trước.
Con người chúng ta tiếp thu kiến thức chủ yếu thông qua Mắt, chính vì vậy kỹ năng Đọc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Dù bạn đọc tiếng Anh hay Tiếng Việt hay bất kỳ một loại ngôn ngữ nào khác, thì cũng không thể bỏ qua việc rèn luyện kỹ năng này thật hiệu quả, để có thể đạt được mục đích chính thông qua nó, đó chính là việc NẮM BẮT THÔNG TIN. Nhưng làm thế nào để hiểu được các nội dung bạn đang đọc?
♦ Từ vựng
Không thể phủ nhận rằng bạn không thể đọc hiểu nếu bạn không có đủ một lượng từ vựng nhất định, hay nói cách khác không có từ vựng, kỹ năng đọc của bạn coi như vứt đi. Điều đó cũng giống như việc bạn phải vượt qua một “mê cung” trước khi có thể dùng chiếc “chìa khoá thần kỳ” để mở cửa kho báu. Vì vậy hãy bắt đầu xây dựng nền tảng từ vựng thật vững chắc. “Có công mài sắt, có ngày nên kim” bạn phải học thì mới có vốn để dùng, vậy nên cách học anh văn hiệu quả nhất đó là trang bị thật nhiều từ vựng tiếng Anh, để có thể thành thạo ngôn ngữ này.
♦ Cụm từ
Đây chính là lý do vì sao bạn đã miệt mài học từ vựng rất nhiều nhưng nhiều lúc đọc vẫn không thể hiểu, hay bạn cho rằng bạn đã biết hết từ vựng nhưng vẫn không nắm được nội dung khi đọc. Trong tiếng Anh thường sử dụng các cụm từ mang một ý nghĩa nhất định mà khi tách rời ra từng từ bạn lại không thể hiểu được.
Ví dụ như các Phrasal Verb:
- Carry out: thực hiện
- Look up to sb: kính trọng
- Stand for: viết tắt cho…
♦ Từ khóa trong bài đọc
Trong hầu hết sách vở bạn đọc thì Key words chỉ chiếm khoảng 20% số từ ngữ nhưng lại chứa gần như trọn vẹn lượng thông tin mà bạn cần tiếp thu. Các từ ngữ còn lại chủ yếu là để dẫn dắt, diễn giải mà thôi. Chính vì thế, thay vì cố ép mình phải làm điều ‘không thể’ là ghi nhớ toàn bộ từng câu từng chữ, hãy chỉ tập trung vào Key words khi đọc, điều này sẽ giúp bạn tiếp thu thông tin nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn khi đọc, đặc biệt là cải thiện tình trạng đọc câu sau lại quên câu trước mà người học hay mắc phải.
Đây cũng chính là chìa khóa giúp bạn chinh phục phần Reading trong các kỳ thi chứng chỉ như Ielts hay Toefl. Nếu tốc độ đọc của bạn chưa đủ nhanh, thì việc đọc lướt và tìm các key words là một chiến thuật hiệu quả trong các kỳ thi này. Đó chính là bí quyết cách học tốt tiếng Anh kỹ năng đọc-hiểu.
♦ Kỹ thuật đọc siêu tốc
Rất nhiều người khi đọc có thói quen “chậm mà chắc”, họ sợ rằng đọc nhanh họ sẽ không thể nắm bắt kịp thông tin, hay bỏ sót thông tin nào đấy. Nhưng “chậm mà chắc” lại không bằng “nhanh mà chắc”.
Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn đọc nhanh bạn có thể ghi nhớ tốt hơn, vì bạn buộc phải tập trung hơn. Cũng giống như khi bạn chạy xe máy với tốc độ 20km/h, bạn có thể mất tập trung, nhìn ngắm hai bên đường, thậm chí vừa đi vừa nghe điện thoại, đeo tai nghe, nhưng bạn có thể làm vậy khi chạy với tốc độ 100km/h không?
Đặc biệt, khi đọc nhanh, bạn sẽ không có thời gian để dịch nữa, bạn phải hiểu tiếng Anh bằng tiếng Anh, suy nghĩ bằng tiếng Anh của bạn cũng sẽ nhanh theo tốc độ đọc của bạn, việc này hỗ trợ đặc biệt giúp nói nhanh hơn, nghe tốt hơn, phản xạ mau hơn. Việc đọc “chậm mà chắc” chỉ nên áp dụng cho những bài đòi hỏi sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, mang ý nghĩa sâu xa, còn nếu đọc để nắm bắt thông tin, trau dồi kiến thức thì đọc nhanh sẽ đem lại hiệu quả vượt trội, đặc biệt là trong các kỳ thi. Vậy làm sao để đọc “nhanh mà chắc” hay đọc nhanh mà vẫn hiểu bài? Điều này đòi hỏi phải trải qua sự luyện tập để tạo thành thói quen khi đọc như sau:
- Đọc liên tục, giảm số lần dừng lại của mắt
- Đọc ít nhất một cụm từ mỗi lần dừng
- Bỏ thói quen đọc bằng môi, đọc từng chữ
- Tập trung vào Key words
- Nghe nhạc không lời với nhịp độ nhanh khi đọc
Và cuối cùng hãy luôn luôn thách thức, thúc đẩy khả năng của mình để liên tục tiến bộ hơn nữa.
♦ Đọc những gì bạn thích và có ích với bạn
Đây chính là cách để tiếp thêm năng lượng, nhiệt huyết cho bạn khi đọc. Ví dụ: bạn đam mê thể thao, tại sao bạn không cập nhật thông tin thể thao bằng cách đọc báo tiếng Anh. Đặc biệt nếu những gì bạn đọc có thể giúp ích cho bạn, bạn sẽ muốn đọc nhiều hơn nữa, tìm hiểu sâu hơn nữa các cách cải thiện kỹ năng đọc của bạn để việc đọc sẽ trở nên thú vị hơn chứ không còn là một thử thách hay gánh nặng của bạn nữa.
Ví dụ: tại sao bạn không trau dồi kiến thức chuyên ngành của bạn bằng tiếng Anh, tài liệu tiếng Anh nhiều và đa dạng hơn rất nhiều so với tài liệu tiếng Việt, hãy bắt đầu khai thác sự vĩ đại của kiến thức nhân loại.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau chuẩn bị 5 chiếc “chìa khóa vàng” để mở kho báu cuộc đời. Cuối cùng, dù đã nắm trong tay 5 chiếc chìa khóa, nhưng điều quan trọng nhất là hành động, chỉ hành động mới tạo ra kết quả. Chìa khoá là vô dụng nếu bạn không sử dụng nó. Hãy thổi bùng ngọn lửa động lực mạnh mẽ trong bạn để có thể hành động ngay lập tức, đừng làm chậm trễ lại các khoảnh khắc vinh quang đang chờ bạn phía trước.
giải mã bí mật đơn giản của kỹ năng viết
Ngữ âm là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ một loại ngôn ngữ nói nào trên thế giới. Nó là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt giữa các ngôn ngữ với nhau, thậm chí giữa các vùng miền với nhau. Hơn nữa, ngữ âm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giao tiếp. Step Up có làm nghiên cứu trên 32 cao thủ tiếng Anh dân khối A thì có tới 29 người chọn phát âm là thứ đầu tiên họ học. Ngay cả kinh nghiệm học tiếng Anh của 27 cao thủ giỏi tiếng Anh và các ngoại ngữ khác thì họ đều khẳng định, phát âm là thứ đầu tiên cần phải học.
Tuy nhiên, rất nhiều người học lại chưa đánh giá đúng về giá trị của việc luyện phát âm. Họ cho rằng chỉ cần tập trung vào học từ vựng, ngữ pháp hay các kỹ năng là đủ, việc luyện phát âm cứ để lại sau. Thế nhưng cách phát âm của bạn lại thể hiện chính đẳng cấp của bạn, cũng là ấn tượng về bạn trong mắt người khác.
Hãy luyện viết ngay và mọi lúc có thể
Bằng cách luyện viết, bạn không chỉ trực tiếp nâng cao kỹ năng viết, mà còn có thể cải thiện kỹ năng nói, giúp bạn ghi nhớ từ vựng và sử dụng ngữ pháp thành thạo hơn. Khi bạn viết, thật ra bạn cũng đang thực hiện một quá trình tương tự trong khi nói: bạn phải lựa chọn và sắp xếp các từ ngữ. Vì thế, nếu bạn có thể viết dễ dàng, bạn cũng đã được đẩy đi nửa chặng đường chinh phục kỹ năng nói. Không chỉ có vậy, khi viết bạn phải áp dụng từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp. Vậy nên đương nhiên bạn sẽ ghi nhớ chúng sâu hơn, hiểu cách sử dụng chúng tốt hơn. Vì thế hãy cố gắng tận dụng kỹ năng này càng nhiều càng tốt.
Có thể đơn giản như việc viết nhật ký, lập kế hoạch mỗi ngày hay ghi chú điều gì đó. Bạn sẽ nhanh chóng quen với việc viết tiếng Anh và cải thiện kỹ năng này trong một thời gian ngắn. Tất nhiên, ban đầu bạn sẽ cảm thấy rất vất vả để diễn đạt ý, câu cú của bạn có thể lộn xộn, bạn có thể mắc một vài lỗi ngữ pháp hay lỗi chính tả, nhiều lúc bạn còn không chắc bạn viết có đúng không nữa. Không sao cả, hãy giữ sự hứng khởi và tiếp tục viết, bạn khó lòng có thể đòi hỏi sự hoàn hảo ngay khi mới bắt đầu, nên nhớ rằng chúng ta hướng đến sự hoàn thiện, sự tiến bộ. Vì thế cứ tiếp tục mắc lỗi và sửa lỗi, đó là cơ hội để bạn nâng cao trình độ của bản thân mình và tìm ra bí kíp luyện viết tiếng Anh dành cho riêng bạn.
♦ Làm thế nào để viết một bài luận đạt tiêu chuẩn
Bạn muốn đi du học ở những nền giáo dục đẳng cấp quốc tế, làm việc ở những tập đoàn đa quốc gia hay đơn giản bạn chỉ muốn thi lấy chứng chỉ như Ielts hay Toefl,…vậy thì hãy bắt đầu làm quen với việc viết luận – một trong những kỹ năng không thể thiếu trong những môi trường quốc tế. Các bài luận thường mang phong cách chuyên nghiệp, có cấu trúc rõ ràng, đòi hỏi độ chính xác cao, sự khách quan, thể hiện kiến thức, sự phân tích hay sự hiểu biết về một chủ đề nào đó thông qua việc đưa ra các luận điểm, lập luận, lý do hay dẫn chứng cụ thể, sắc sảo, và cuối cùng từ đó đưa ra một kết luận hay đánh giá chung. Sau đây là những lưu ý giúp bạn có thể viết một bài luận đạt “tiêu chuẩn”:
Cấu trúc rõ ràng
Thông thường các bài luận luôn có cấu trúc 3 phần: Mở Bài, Thân Bài và Kết Bài. Bạn cần phải chia đoạn rõ ràng để giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung bài viết và cũng giúp bạn dễ dàng triển khai ý hơn, còn nội dung của mỗi phần chắc hẳn ai ai cũng biết.
Bắt đầu với luyện viết đoạn văn
Nếu bạn có thể viết thành thạo các đoạn văn ngắn thì bạn cũng sẽ dễ dàng viết một bài luận dài. Đơn giản vì các bài luận là tập hợp của những đoạn văn, trong đoạn văn cũng mang cấu trúc 3 phần như một bài luận. Đặc biệt với những người mới bắt đầu, bạn cần sự rõ ràng trong khi viết, kể cả lúc đã viết tốt thì sự rõ ràng mạch lạc luôn được đánh giá rất cao:
- Mỗi đoạn văn chỉ tập trung thể hiện 1 ý duy nhất.
- Nên có câu chủ đề (Topic sentence) để thể hiện điều bạn muốn viết, thông thường hay đặt ở đầu đoạn văn.
- Các câu sau đó còn được gọi là Supporting Sentences chỉ có nhiệm vụ duy nhất là giải thích, chứng minh, làm rõ ý chính mà Topic Sentence đưa ra. Để dễ dàng hơn giúp bạn triển khai ý, hãy trả lời câu hỏi: HOW? (như thế nào?) và WHY? (tại sao?). Rồi sau đó đưa ra các lập luận, lý do và sẽ tốt hơn nếu có số liệu hay ví dụ cụ thể, đáng tin cậy.
- Tốt hơn hết bạn nên có một câu kết để giúp người đọc tổng kết nội dung chính trong đoạn và là dấu hiệu chuẩn bị sang một ý mới.
Sự liên kết mạch lạc
Bạn cần có sự liên kết, kết nối mạch lạc giữa các ý hay các đoạn trong một bài luận với nhau để tạo sự thống nhất cho toàn bộ bài viết. Để đạt được điều đó thì đoạn mở bài của bài luận cũng cần đưa ra một ý chính lớn, rồi chia nhỏ ra thành các ý nhỏ hơn. Ví dụ: Mở Bài bạn sẽ đưa ra ý chung cho bài viết là: “con mèo nhà em rất đẹp, cụ thể là mắt đẹp, lông đẹp và râu đẹp”, rồi sau đó mỗi đoạn trong thân bài sẽ thể hiện 1 và chỉ 1 ý trong 3 ý trên nhằm chứng minh con mèo nhà em rất đẹp.
Hãy rõ ràng ngay từ đầu như vậy sẽ giúp bạn dễ hình dung bạn sẽ phải viết gì và triển khai ý ra sao. Chính vì thế chỉ cần viết xong mở bài là coi như toàn bộ bài viết đã nằm trong đầu bạn, bạn chỉ cần thể hiện nó ra nữa thôi. Hãy sử dụng những từ ngữ liên kết, ví dụ như giữa các đoạn có thể dùng những từ như: Firstly, Secondly, Lastly,…Một vài liên từ phổ biến khác như: However, but, and, furthermore, therefore,…
Từ vựng
Có một điều bạn phải biết là ngôn ngữ viết rất khác so với ngôn ngữ nói, viết luận cần sự chính xác, khách quan và mang phong thái trang trọng lịch sự hơn. Vì thế bạn cần cẩn thận trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: bạn cho rằng con mèo của bạn là đẹp nhất thế giới, nhưng đó là ý kiến chủ quan, có thể người khác không đồng ý với bạn, vì thế thay vì viết như vậy, bạn có thể viết như sau: “con mèo của tôi CÓ LẼ là một trong những chú mèo đẹp nhất trên thế giới”, như vậy sẽ không ai phản bác hay chỉ trích bạn được cả.
Ngữ pháp
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngữ pháp trong khi viết, nhưng với nhiều người học ngữ pháp là một nhiệm vụ vô cùng vất cả. Tất nhiên để sử dụng ngữ pháp khi viết thì bạn có thể học theo cách thông thường, đó là nhớ các công thức và làm nhiều bài tập ngữ pháp. Ngoài ra còn một cách khác vô cùng hiệu quả, đó chính là Đọc thật nhiều. Bạn không cần phải nhớ các công thức, hãy nhớ các ví dụ cụ thể, trong một câu cụ thể. Đọc nhiều không những giúp bạn ghi nhớ ngữ pháp mà còn giúp bạn có thể diễn đạt ý tốt hơn, học được nhiều từ vựng hơn, đặc biệt là văn phong, cách viết của người bản xứ.
Hy vọng những chia sẻ về các cách học tốt tiếng Anh kỹ năng viết khác nhau có thể giúp bạn phần nào đó để nâng cao kỹ năng viết của mình, nhưng quan trọng nhất vẫn nằm ở sự nỗ lực bền bỉ của bạn. Chúc bạn sớm thành công!
Ngữ âm là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ một loại ngôn ngữ nói nào trên thế giới. Nó là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt giữa các ngôn ngữ với nhau, thậm chí giữa các vùng miền với nhau. Hơn nữa, ngữ âm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giao tiếp. Step Up có làm nghiên cứu trên 32 cao thủ tiếng Anh dân khối A thì có tới 29 người chọn phát âm là thứ đầu tiên họ học. Ngay cả kinh nghiệm học tiếng Anh của 27 cao thủ giỏi tiếng Anh và các ngoại ngữ khác thì họ đều khẳng định, phát âm là thứ đầu tiên cần phải học.
Tuy nhiên, rất nhiều người học lại chưa đánh giá đúng về giá trị của việc luyện phát âm. Họ cho rằng chỉ cần tập trung vào học từ vựng, ngữ pháp hay các kỹ năng là đủ, việc luyện phát âm cứ để lại sau. Thế nhưng cách phát âm của bạn lại thể hiện chính đẳng cấp của bạn, cũng là ấn tượng về bạn trong mắt người khác.
Hãy luyện viết ngay và mọi lúc có thể
Bằng cách luyện viết, bạn không chỉ trực tiếp nâng cao kỹ năng viết, mà còn có thể cải thiện kỹ năng nói, giúp bạn ghi nhớ từ vựng và sử dụng ngữ pháp thành thạo hơn. Khi bạn viết, thật ra bạn cũng đang thực hiện một quá trình tương tự trong khi nói: bạn phải lựa chọn và sắp xếp các từ ngữ. Vì thế, nếu bạn có thể viết dễ dàng, bạn cũng đã được đẩy đi nửa chặng đường chinh phục kỹ năng nói. Không chỉ có vậy, khi viết bạn phải áp dụng từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp. Vậy nên đương nhiên bạn sẽ ghi nhớ chúng sâu hơn, hiểu cách sử dụng chúng tốt hơn. Vì thế hãy cố gắng tận dụng kỹ năng này càng nhiều càng tốt.
Có thể đơn giản như việc viết nhật ký, lập kế hoạch mỗi ngày hay ghi chú điều gì đó. Bạn sẽ nhanh chóng quen với việc viết tiếng Anh và cải thiện kỹ năng này trong một thời gian ngắn. Tất nhiên, ban đầu bạn sẽ cảm thấy rất vất vả để diễn đạt ý, câu cú của bạn có thể lộn xộn, bạn có thể mắc một vài lỗi ngữ pháp hay lỗi chính tả, nhiều lúc bạn còn không chắc bạn viết có đúng không nữa. Không sao cả, hãy giữ sự hứng khởi và tiếp tục viết, bạn khó lòng có thể đòi hỏi sự hoàn hảo ngay khi mới bắt đầu, nên nhớ rằng chúng ta hướng đến sự hoàn thiện, sự tiến bộ. Vì thế cứ tiếp tục mắc lỗi và sửa lỗi, đó là cơ hội để bạn nâng cao trình độ của bản thân mình và tìm ra bí kíp luyện viết tiếng Anh dành cho riêng bạn.
♦ Làm thế nào để viết một bài luận đạt tiêu chuẩn
Bạn muốn đi du học ở những nền giáo dục đẳng cấp quốc tế, làm việc ở những tập đoàn đa quốc gia hay đơn giản bạn chỉ muốn thi lấy chứng chỉ như Ielts hay Toefl,…vậy thì hãy bắt đầu làm quen với việc viết luận – một trong những kỹ năng không thể thiếu trong những môi trường quốc tế. Các bài luận thường mang phong cách chuyên nghiệp, có cấu trúc rõ ràng, đòi hỏi độ chính xác cao, sự khách quan, thể hiện kiến thức, sự phân tích hay sự hiểu biết về một chủ đề nào đó thông qua việc đưa ra các luận điểm, lập luận, lý do hay dẫn chứng cụ thể, sắc sảo, và cuối cùng từ đó đưa ra một kết luận hay đánh giá chung. Sau đây là những lưu ý giúp bạn có thể viết một bài luận đạt “tiêu chuẩn”:
Cấu trúc rõ ràng
Thông thường các bài luận luôn có cấu trúc 3 phần: Mở Bài, Thân Bài và Kết Bài. Bạn cần phải chia đoạn rõ ràng để giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung bài viết và cũng giúp bạn dễ dàng triển khai ý hơn, còn nội dung của mỗi phần chắc hẳn ai ai cũng biết.
Bắt đầu với luyện viết đoạn văn
Nếu bạn có thể viết thành thạo các đoạn văn ngắn thì bạn cũng sẽ dễ dàng viết một bài luận dài. Đơn giản vì các bài luận là tập hợp của những đoạn văn, trong đoạn văn cũng mang cấu trúc 3 phần như một bài luận. Đặc biệt với những người mới bắt đầu, bạn cần sự rõ ràng trong khi viết, kể cả lúc đã viết tốt thì sự rõ ràng mạch lạc luôn được đánh giá rất cao:
- Mỗi đoạn văn chỉ tập trung thể hiện 1 ý duy nhất.
- Nên có câu chủ đề (Topic sentence) để thể hiện điều bạn muốn viết, thông thường hay đặt ở đầu đoạn văn.
- Các câu sau đó còn được gọi là Supporting Sentences chỉ có nhiệm vụ duy nhất là giải thích, chứng minh, làm rõ ý chính mà Topic Sentence đưa ra. Để dễ dàng hơn giúp bạn triển khai ý, hãy trả lời câu hỏi: HOW? (như thế nào?) và WHY? (tại sao?). Rồi sau đó đưa ra các lập luận, lý do và sẽ tốt hơn nếu có số liệu hay ví dụ cụ thể, đáng tin cậy.
- Tốt hơn hết bạn nên có một câu kết để giúp người đọc tổng kết nội dung chính trong đoạn và là dấu hiệu chuẩn bị sang một ý mới.
Sự liên kết mạch lạc
Bạn cần có sự liên kết, kết nối mạch lạc giữa các ý hay các đoạn trong một bài luận với nhau để tạo sự thống nhất cho toàn bộ bài viết. Để đạt được điều đó thì đoạn mở bài của bài luận cũng cần đưa ra một ý chính lớn, rồi chia nhỏ ra thành các ý nhỏ hơn. Hãy rõ ràng ngay từ đầu như vậy sẽ giúp bạn dễ hình dung bạn sẽ phải viết gì và triển khai ý ra sao.Hãy sử dụng những từ ngữ liên kết, ví dụ như giữa các đoạn có thể dùng những từ như: Firstly, Secondly, Lastly,…Một vài liên từ phổ biến khác như: However, but, and, furthermore, therefore,…
Từ vựng
Có một điều bạn phải biết là ngôn ngữ viết rất khác so với ngôn ngữ nói, viết luận cần sự chính xác, khách quan và mang phong thái trang trọng lịch sự hơn. Vì thế bạn cần cẩn thận trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: bạn cho rằng con mèo của bạn là đẹp nhất thế giới, nhưng đó là ý kiến chủ quan, có thể người khác không đồng ý với bạn, vì thế thay vì viết như vậy, bạn có thể viết như sau: “con mèo của tôi CÓ LẼ là một trong những chú mèo đẹp nhất trên thế giới”, như vậy sẽ không ai phản bác hay chỉ trích bạn được cả.
Ngữ pháp
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngữ pháp trong khi viết, nhưng với nhiều người học ngữ pháp là một nhiệm vụ vô cùng vất cả. Tất nhiên để sử dụng ngữ pháp khi viết thì bạn có thể học theo cách thông thường, đó là nhớ các công thức và làm nhiều bài tập ngữ pháp. Bạn không cần phải nhớ các công thức, hãy nhớ các ví dụ cụ thể, trong một câu cụ thể. Đọc nhiều không những giúp bạn ghi nhớ ngữ pháp mà còn giúp bạn có thể diễn đạt ý tốt hơn, học được nhiều từ vựng hơn, đặc biệt là văn phong, cách viết của người bản xứ.
Hy vọng những chia sẻ về các cách học tốt tiếng Anh kỹ năng viết khác nhau có thể giúp bạn phần nào đó để nâng cao kỹ năng viết của mình, nhưng quan trọng nhất vẫn nằm ở sự nỗ lực bền bỉ của bạn. Chúc bạn sớm thành công!
làm thế nào để nói tiếng anh như tiếng mẹ đẻ
Mục đích của việc học tiếng Anh hầu hết mọi người sẽ là giao tiếp, sử dụng được trong thực tế hằng ngày. Nhưng chắc chắn sẽ có những trở ngại riêng: Bạn không thể diễn đạt điều mình mong muốn? tiếng Anh của bạn luôn ấp úng, không tự nhiên? Đặc biệt là thiếu tự tin khi phải nói tiếng Anh: toát mồ hôi, run lập cập khi phải nói tiếng Anh với người khác!
Không chỉ có mỗi bạn mà là đối với rất nhiều người học tiếng Anh, bạn không cần phải quá lo lắng vì đó là chuyện hết sức bình thường. Hãy quên đi những vấn đề và tập trung sự chú ý của bạn vào điều bạn thật sự mong muốn và tìm ra cách học tiếng Anh hiệu quả phù hợp với bạn. Nếu bạn chỉ tập trung vào những khó khăn và than phiền, bạn sẽ càng khó khăn hơn, đơn giản vì điều đó chỉ làm bạn lo lắng hay chán nản và nhanh chóng bỏ cuộc mà thôi. Nhưng nếu bạn dồn hết tâm trí cho mục tiêu của bạn – những điều mà khi thành hiện thực sẽ làm bạn thật sự hạnh phúc, bạn sẽ tràn đầy động lực và nhiệt huyết để có thật nhiều năng lượng khiến việc học anh văn hiệu quả hơn. Vậy mong muốn của bạn là gì?
Bạn muốn nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ ư? Đây là điều hoàn toàn có thể đạt được. Hãy tập nói như khi bạn học tiếng mẹ đẻ, hãy học như một đứa trẻ, đó là cách học tự nhiên nhất và hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chính bạn. Và bây giờ hãy cùng nhau khám phá những cách học tốt tiếng Anh có thể giúp bạn chinh phục kỹ năng nói tiếng Anh:
Bạn muốn nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ ư? Đây là điều hoàn toàn có thể đạt được. Hãy tập nói như khi bạn học tiếng mẹ đẻ, hãy học như một đứa trẻ, đó là cách học tự nhiên nhất và hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chính bạn. Và bây giờ hãy cùng nhau khám phá những tips có thể giúp bạn chinh phục kỹ năng nói tiếng Anh:
♦ Chuẩn bị tâm lý khi nói
Phần đông người học tiếng Anh hay mắc phải một triệu chứng sợ hãi: sợ mắc lỗi, sợ bị chỉ trích, sợ bị chê bai, sợ thất bại. Chính vì nỗi sợ này mà họ rất ngại nói hay giao tiếp bằng tiếng Anh, nhưng họ lại quên rằng nếu không có sự luyện tập, nếu không nói ra thì làm sao có thể nâng cao trình độ, làm sao có thể lưu loát thành thạo tiếng Anh. Mỗi lúc sợ hãi, đó là điều tốt, đó là dấu hiệu giúp bạn nhận biết bạn cần phải làm điều gì đó. Hãy mặc kệ người khác, bạn phải làm điều bạn cần làm, sự phê phán chỉ trích của người ta đâu có quan trọng bằng sự tiến bộ của bạn.
Hãy biến điều đó thành động lực để tiến lên, hãy luôn nhớ đến mục tiêu của bạn, cảm giác tuyệt vời khi bạn đạt được nó, rồi bạn sẽ nhận ra rằng không ai, không trở ngại nào có thể ngăn cản bạn. Nếu bạn không thể làm được đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận sự yếu hèn. Nên nhớ rằng bất kỳ thiên tài nào cũng từng có lúc kém cỏi, tài năng của họ phải qua sự rèn luyện không ngừng. Vì thế, hãy cứ cảm thấy sợ hãi, nhưng dù sao vẫn cứ hành động, không bao giờ bỏ cuộc, thách thức tất cả khó khăn, rồi cuối cùng bạn sẽ làm được.
♦ Dừng việc học ngữ pháp theo cách truyền thống
Hầu hết chúng ta đang được học ngữ pháp bằng cách ghi nhớ các công thức hay cấu trúc. Nhưng điều này lại là một trở ngại khi giao tiếp. Bởi theo thói quen, khi bạn muốn nói một điều gì đó, bạn phải nghĩ xem cần phải dùng cấu trúc ngữ pháp nào, cách dùng như thế nào, dùng có đúng hay không….điều đó làm phản xạ của bạn rất chậm và không thể nói tự nhiên. Vì vậy hãy quên mấy công thức ngữ pháp đi.
Nhiều người lại hỏi nếu không học cấu trúc ngữ pháp thì làm sao nói thành câu được? Vậy các bạn có cần học ngữ pháp để nói tiếng mẹ đẻ không? Khi chưa vào lớp Một các bạn đã có thể nói mà đâu cần học các công thức ngữ pháp, người bản xứ cũng vậy. Vì thế thay vì nhớ các cấu trúc, hãy nhớ những mẫu câu, ví dụ đơn giản cụ thể nào đó. Đọc thật nhiều là cách có thể giúp bạn giỏi ngữ pháp mà không cần học công thức.
♦ Nói lưu loát và phát âm chuẩn là 2 việc hoàn toàn khác nhau
Chúng ta luôn muốn khi nói vừa phải giống với người bản xứ vừa phải nói lưu loát, vì vậy khi nói, não bộ phải xử lý 2 việc cùng một lúc. Đó là lựa chọn, sắp xếp từ ngữ phù hợp thật nhanh và chính xác để nói sao cho lưu loát, vừa phải điều khiển các cơ miệng, lưỡi, môi để phát âm cho chuẩn. Vì thế ban đầu sẽ rất khó khăn cho người học. Việc bạn cần làm đó là: Luyện phát âm chuẩn trước, sau đó luyện nói lưu loát rồi kết hợp cả 2 với nhau.
♦ Chuẩn bị chắc vốn từ vựng chủ đề bạn sẽ nói
Nhắc lại rằng, bạn chỉ cần 1500-3000 từ vựng cơ bản nhất để giao tiếp mà thôi. Việc chinh phục được con số ngày trong 30-50 ngày là điều hoàn toàn dễ dàng. Khi bạn lựa chọn một chủ đề, hãy tìm hiểu kỹ chủ đề đó thường có các từ vựng nào, mẫu câu nào hay sử dụng, tạo thói quen phản xạ, tương tốt với nó. Học từ vựng theo chủ đề là phương pháp giúp bạn chủ động, tiếp cận kiến thức một cách logic, bài bản và nâng cao tính ứng dụng của từ vựng
Tìm môi trường luyện tập và đắm chìm trong đó
Tự luyện nói: Điều này cũng giống như việc tự luyện võ trước khi lên võ đài, bạn cần thành thục các động tác, tư thế. Tự luyện nói sẽ vô cùng thoải mái, bạn không bị sức ép từ đối tượng giao tiếp, vì thế đây là cách để bạn tự sửa mình. Đừng thất vọng khi bạn có nói sai, vì điều đó chẳng ảnh hưởng đến ai cả, hãy nhận ra và sửa lại. Bạn có thể tự tin nói thật to, thật rõ ràng, hãy ghi âm lại để tự sửa cách phát âm và âm điệu của mình. Hãy luyện tập suy nghĩ bằng tiếng Anh khi nói, cố gắng từ bỏ thói quen dịch. Dần dần bạn sẽ thấy mình tiến bộ lên đáng kể. Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp với ngôn ngữ cơ thể khi luyện nói để làm quá trình trở nên tự nhiên nhất có thể
Kết bạn với người bản xứ, đến những môi trường có thể nói tiếng Anh: CLB tiếng Anh, trung tâm tiếng Anh,…hay đơn giản bạn có thể đến những nơi nhiều khách du lịch và chủ động làm quen bắt chuyện với họ, bạn có thể làm hướng dẫn viên cho họ.
Skype: bạn có thể tạo những nhóm để cùng luyện nói với nhau qua Internet. Các kênh tiếng Anh (HBO, CNN,…), phim tiếng Anh, radio, mp3, video,…
Cuối cùng, sự nỗ lực quyết tâm là điều không thể thiếu trong suốt quá trình học. Bạn phải có một lý do đủ lớn cho việc học tiếng Anh, một mục tiêu xứng đáng để phấn đấu. Hãy nghĩ về điều đó và cảm giác sung sướng khi đạt được, rồi bạn sẽ thấy tiếng Anh không thể nào cản trở bạn đạt được ước mơ đó. Đó là liều thuốc tinh thần giúp bạn duy trì động lực và nhiệt huyết trong suốt quá trình, đó là lý do để bạn không bao giờ bỏ cuộc, là lý do để bạn nỗ lực không biết mệt mỏi mỗi ngày. Vấn đề không phải nằm ở cách làm NHƯ THẾ NÀO (HOW?), có nhiều phương pháp dẫn đến thành công. Điều quan trọng là TẠI SAO (WHY?) bạn phải làm điều đó, bạn có dám làm không thôi? Một khi bạn đã quyết tâm làm đến cùng, bạn sẽ tìm ra con đường.
♦ Tất tần tật về kết bạn và nói chuyện với người nước ngoài
Nếu bạn là người Hà Nội và có một người bạn người Nghệ An, có nghĩa là bạn đã có cơ hội được hiểu hơn về vùng đất xứ Nghệ. Bạn có một người bạn Hồ Chí Minh, có nghĩa là bạn đã có thể mở rộng tầm nhìn ra tận miền Nam xa xôi. Còn nếu bạn có một người bạn nước ngoài thì sao? Tầm nhìn của bạn, thế giới của bạn sẽ không chỉ hạn hẹp quanh quẩn trong đất nước Việt Nam phải không nào? Cánh cửa hướng ra thế giới, viễn cảnh được đặt chân lên những xứ sở mới sẽ mở ra cùng với rất nhiều cơ hội và trải nghiệm tuyệt vời đang chờ đón bạn. Cách học giao tiếp với người nước ngoài hiệu quả nhất
Bắt đầu từ nơi bạn đang sống
Hãy tìm kiếm xem trong khu bạn đang sống có người ngoại quốc nào không. Chắc chắn là nếu có, họ sẽ rất sẵn lòng kết bạn với một người hàng xóm bản địa như bạn. Hãy chủ động mời họ đến chơi nhà bạn, mời họ một bữa tối phong cách Việt Nam chẳng hạn, hãy thường xuyên hỏi thăm, giúp đỡ hay trò chuyện với họ. Nếu có thể hãy dạy họ Tiếng Việt, và đương nhiên họ cũng có thể giúp bạn rèn luyện ngoại ngữ rất tốt.
Các câu lạc bộ ngoại ngữ, lớp học có người bản xứ dạy
Ở những nơi có thể tạo môi trường học tập ngoại ngữ cho bạn, rất có thể bạn sẽ tìm được những cơ hội kết bạn với một vài người đến từ nước ngoài.
Những nơi có người nước ngoài thường xuyên lui tới
Ở những địa điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố bạn đang sống chính là những nơi thu hút nhiều du khách nước ngoài nhất. Tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay Sài Gòn, trào lưu “săn Tây” để học ngoại ngữ đang rất thịnh hành. Thậm chí nhiều bạn còn lập thành nhóm hay những câu lạc bộ để thực hiện chiến lược “săn Tây”. Thường thì họ sẽ chủ động bắt chuyện để làm quen, giao lưu với các du khách, sau đó đề nghị được làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho họ. Nhưng điều quan trọng là bạn phải cởi bỏ được sự rụt rè, ngại ngùng ban đầu để bắt tay hành động.
Nhờ bạn bè, người thân giới thiệu
Bạn thử nhớ lại xem, trong gia đình hay bạn bè mình có ai thường xuyên tiếp xúc hay làm việc với người ngoại quốc không. Ngoài ra các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô dạy ngoại ngữ thường có nhiều mối quan hệ với người nước ngoài. Hãy nhờ họ giới thiệu cho bạn xem sao.
Tham gia các diễn đàn online dành cho người nước ngoài đang sống ở Việt Nam
Nếu không có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với người nước ngoài chỉ vì bạn không ở các thành phố lớn, không có điều kiện, hãy tham gia các diễn đàn để có thể tìm được bạn ưng ý như:
- http://www.livinginvietnam.com/
- http://www.alloexpat.com/vietnam_expat_forum/
Bạn sẽ có nhiều thông tin hơn về những địa điểm người nước ngoài hay lui tới, những vấn đề hay nhu cầu của họ, cuộc sống của họ tại Việt Nam,…Hãy nhiệt tình giúp đỡ họ bằng cách trả lời các câu hỏi, rất có thể bạn sẽ làm quen được với một ai đó.
Kết bạn thông qua mạng xã hội – thế giới ảo
Có rất nhiều website được lập ra chỉ với mục đích kết bạn và trao đổi ngôn ngữ:
http://speaking24.com: website bạn có thể trò chuyện, làm quen với người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới, từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Ấn Độ cho đến Hoa kỳ, Anh Quốc, Ba Lan,… và tất nhiên có cả những đồng bào Việt Nam ham học ngoại ngữ.
http://sharedtalk.com : một dạng website tương tự, là một cộng đồng quốc tế với mục đích trao đổi và học tập ngoại ngữ, không chỉ mỗi tiếng Anh mà bất cứ loại ngôn ngữ nào. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những “language partner” tại đây.
https://www.verbling.com : bạn cũng có thể tìm kiếm “languagepartner” tại website này, nhưng dưới hình thức trao đổi ngôn ngữ. Ví dụ người bạn đồng hành của bạn sẽ giúp bạn học tiếng Anh, còn bạn sẽ hỗ trợ họ học tiếng mẹ đẻ của bạn, đây là một dạng “hợp tác cùng có lợi”.
http://www.penpalworld.com: đây là một cộng đồng mà bạn có cơ hội được giao lưu kết bạn với hơn 1,700,000 bạn bè quốc tế đến từ mọi quốc gia.
Mục đích của việc học tiếng Anh hầu hết mọi người sẽ là giao tiếp, sử dụng được trong thực tế hằng ngày. Nhưng chắc chắn sẽ có những trở ngại riêng: Bạn không thể diễn đạt điều mình mong muốn? tiếng Anh của bạn luôn ấp úng, không tự nhiên? Đặc biệt là thiếu tự tin khi phải nói tiếng Anh: toát mồ hôi, run lập cập khi phải nói tiếng Anh với người khác!
Không chỉ có mỗi bạn mà là đối với rất nhiều người học tiếng Anh, bạn không cần phải quá lo lắng vì đó là chuyện hết sức bình thường. Hãy quên đi những vấn đề và tập trung sự chú ý của bạn vào điều bạn thật sự mong muốn và tìm ra cách học tiếng Anh hiệu quả phù hợp với bạn. Nếu bạn chỉ tập trung vào những khó khăn và than phiền, bạn sẽ càng khó khăn hơn, đơn giản vì điều đó chỉ làm bạn lo lắng hay chán nản và nhanh chóng bỏ cuộc mà thôi. Nhưng nếu bạn dồn hết tâm trí cho mục tiêu của bạn – những điều mà khi thành hiện thực sẽ làm bạn thật sự hạnh phúc, bạn sẽ tràn đầy động lực và nhiệt huyết để có thật nhiều năng lượng khiến việc học tiếng Anh hiệu quả hơn. Vậy mong muốn của bạn là gì?
Bạn muốn nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ ư? Đây là điều hoàn toàn có thể đạt được. Hãy tập nói như khi bạn học tiếng mẹ đẻ, hãy học như một đứa trẻ, đó là cách học tự nhiên nhất và hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chính bạn. Và bây giờ hãy cùng nhau khám phá những cách học tốt tiếng Anh có thể giúp bạn chinh phục kỹ năng nói tiếng Anh:
♦ Chuẩn bị tâm lý khi nói
Phần đông người học tiếng Anh hay mắc phải một triệu chứng sợ hãi: sợ mắc lỗi, sợ bị chỉ trích, sợ bị chê bai, sợ thất bại. Chính vì nỗi sợ này mà họ rất ngại nói hay giao tiếp bằng tiếng Anh, nhưng họ lại quên rằng nếu không có sự luyện tập, nếu không nói ra thì làm sao có thể nâng cao trình độ, làm sao có thể lưu loát thành thạo tiếng Anh. Mỗi lúc sợ hãi, đó là điều tốt, đó là dấu hiệu giúp bạn nhận biết bạn cần phải làm điều gì đó. Hãy mặc kệ người khác, bạn phải làm điều bạn cần làm, sự phê phán chỉ trích của người ta đâu có quan trọng bằng sự tiến bộ của bạn.
Hãy biến điều đó thành động lực để tiến lên, hãy luôn nhớ đến mục tiêu của bạn, cảm giác tuyệt vời khi bạn đạt được nó, rồi bạn sẽ nhận ra rằng không ai, không trở ngại nào có thể ngăn cản bạn. Nếu bạn không thể làm được đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận sự yếu hèn. Nên nhớ rằng bất kỳ thiên tài nào cũng từng có lúc kém cỏi, tài năng của họ phải qua sự rèn luyện không ngừng. Vì thế, hãy cứ cảm thấy sợ hãi, nhưng dù sao vẫn cứ hành động, không bao giờ bỏ cuộc, thách thức tất cả khó khăn, rồi cuối cùng bạn sẽ làm được.
♦ Chuẩn bị chắc vốn từ vựng chủ đề bạn sẽ nói
Nhắc lại rằng, bạn chỉ cần 1500-3000 từ vựng cơ bản nhất để giao tiếp mà thôi. Việc chinh phục được con số ngày trong 30-50 ngày là điều hoàn toàn dễ dàng. Khi bạn lựa chọn một chủ đề, hãy tìm hiểu kỹ chủ đề đó thường có các từ vựng nào, mẫu câu nào hay sử dụng, tạo thói quen phản xạ, tương tốt với nó. Học từ vựng theo chủ đề là phương pháp giúp bạn chủ động, tiếp cận kiến thức một cách logic, bài bản và nâng cao tính ứng dụng của từ vựng
♦ Nói lưu loát và phát âm chuẩn là 2 việc hoàn toàn khác nhau
Chúng ta luôn muốn khi nói vừa phải giống với người bản xứ vừa phải nói lưu loát, vì vậy khi nói, não bộ phải xử lý 2 việc cùng một lúc. Đó là lựa chọn, sắp xếp từ ngữ phù hợp thật nhanh và chính xác để nói sao cho lưu loát, vừa phải điều khiển các cơ miệng, lưỡi, môi để phát âm cho chuẩn. Vì thế ban đầu sẽ rất khó khăn cho người học. Việc bạn cần làm đó là: Luyện phát âm chuẩn trước, sau đó luyện nói lưu loát rồi kết hợp cả 2 với nhau.
♦ Dừng việc học ngữ pháp theo cách truyền thống
Hầu hết chúng ta đang được học ngữ pháp bằng cách ghi nhớ các công thức hay cấu trúc. Nhưng điều này lại là một trở ngại khi giao tiếp. Bởi theo thói quen, khi bạn muốn nói một điều gì đó, bạn phải nghĩ xem cần phải dùng cấu trúc ngữ pháp nào, cách dùng như thế nào, dùng có đúng hay không….điều đó làm phản xạ của bạn rất chậm và không thể nói tự nhiên. Vì vậy hãy quên mấy công thức ngữ pháp đi.
Nhiều người lại hỏi nếu không học cấu trúc ngữ pháp thì làm sao nói thành câu được? Vậy các bạn có cần học ngữ pháp để nói tiếng mẹ đẻ không? Khi chưa vào lớp Một các bạn đã có thể nói mà đâu cần học các công thức ngữ pháp, người bản xứ cũng vậy. Vì thế thay vì nhớ các cấu trúc, hãy nhớ những mẫu câu, ví dụ đơn giản cụ thể nào đó. Đọc thật nhiều là cách có thể giúp bạn giỏi ngữ pháp mà không cần học công thức.
Tìm môi trường luyện tập và đắm chìm trong đó
- Tự luyện nói: Điều này cũng giống như việc tự luyện võ trước khi lên võ đài, bạn cần thành thục các động tác, tư thế. Tự luyện nói sẽ vô cùng thoải mái, bạn không bị sức ép từ đối tượng giao tiếp, vì thế đây là cách để bạn tự sửa mình. Đừng thất vọng khi bạn có nói sai, vì điều đó chẳng ảnh hưởng đến ai cả, hãy nhận ra và sửa lại. Bạn có thể tự tin nói thật to, thật rõ ràng, hãy ghi âm lại để tự sửa cách phát âm và âm điệu của mình. Hãy luyện tập suy nghĩ bằng tiếng Anh khi nói, cố gắng từ bỏ thói quen dịch. Dần dần bạn sẽ thấy mình tiến bộ lên đáng kể. Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp với ngôn ngữ cơ thể khi luyện nói để làm quá trình trở nên tự nhiên nhất có thể
- Kết bạn với người bản xứ, đến những môi trường có thể nói tiếng Anh: CLB tiếng Anh, trung tâm tiếng Anh,…hay đơn giản bạn có thể đến những nơi nhiều khách du lịch và chủ động làm quen bắt chuyện với họ, bạn có thể làm hướng dẫn viên cho họ.
- Skype: bạn có thể tạo những nhóm để cùng luyện nói với nhau qua Internet. Các kênh tiếng Anh (HBO, CNN,…), phim tiếng Anh, radio, mp3, video,…
Cuối cùng, sự nỗ lực quyết tâm là điều không thể thiếu trong suốt quá trình học. Bạn phải có một lý do đủ lớn cho việc học tiếng Anh, một mục tiêu xứng đáng để phấn đấu. Hãy nghĩ về điều đó và cảm giác sung sướng khi đạt được, rồi bạn sẽ thấy tiếng Anh không thể nào cản trở bạn đạt được ước mơ đó. Đó là liều thuốc tinh thần giúp bạn duy trì động lực và nhiệt huyết trong suốt quá trình, đó là lý do để bạn không bao giờ bỏ cuộc, là lý do để bạn nỗ lực không biết mệt mỏi mỗi ngày. Vấn đề không phải nằm ở cách làm NHƯ THẾ NÀO (HOW?), có nhiều phương pháp dẫn đến thành công. Điều quan trọng là TẠI SAO (WHY?) bạn phải làm điều đó, bạn có dám làm không thôi? Một khi bạn đã quyết tâm làm đến cùng, bạn sẽ tìm ra con đường.
♦ Tất tần tật về kết bạn và nói chuyện với người nước ngoài
Nếu bạn là người Hà Nội và có một người bạn người Nghệ An, có nghĩa là bạn đã có cơ hội được hiểu hơn về vùng đất xứ Nghệ. Bạn có một người bạn Hồ Chí Minh, có nghĩa là bạn đã có thể mở rộng tầm nhìn ra tận miền Nam xa xôi. Còn nếu bạn có một người bạn nước ngoài thì sao? Tầm nhìn của bạn, thế giới của bạn sẽ không chỉ hạn hẹp quanh quẩn trong đất nước Việt Nam phải không nào? Cánh cửa hướng ra thế giới, viễn cảnh được đặt chân lên những xứ sở mới sẽ mở ra cùng với rất nhiều cơ hội và trải nghiệm tuyệt vời đang chờ đón bạn. Cách học giao tiếp với người nước ngoài hiệu quả nhất
Bắt đầu từ nơi bạn đang sống
Hãy tìm kiếm xem trong khu bạn đang sống có người ngoại quốc nào không. Chắc chắn là nếu có, họ sẽ rất sẵn lòng kết bạn với một người hàng xóm bản địa như bạn. Hãy chủ động mời họ đến chơi nhà bạn, mời họ một bữa tối phong cách Việt Nam chẳng hạn, hãy thường xuyên hỏi thăm, giúp đỡ hay trò chuyện với họ. Nếu có thể hãy dạy họ Tiếng Việt, và đương nhiên họ cũng có thể giúp bạn rèn luyện ngoại ngữ rất tốt.
Các câu lạc bộ ngoại ngữ, lớp học có người bản xứ dạy
Ở những nơi có thể tạo môi trường học tập ngoại ngữ cho bạn, rất có thể bạn sẽ tìm được những cơ hội kết bạn với một vài người đến từ nước ngoài.
Những nơi có người nước ngoài thường xuyên lui tới
Ở những địa điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố bạn đang sống chính là những nơi thu hút nhiều du khách nước ngoài nhất. Tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay Sài Gòn, trào lưu “săn Tây” để học ngoại ngữ đang rất thịnh hành. Thậm chí nhiều bạn còn lập thành nhóm hay những câu lạc bộ để thực hiện chiến lược “săn Tây”. Thường thì họ sẽ chủ động bắt chuyện để làm quen, giao lưu với các du khách, sau đó đề nghị được làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho họ. Nhưng điều quan trọng là bạn phải cởi bỏ được sự rụt rè, ngại ngùng ban đầu để bắt tay hành động.
Nhờ bạn bè, người thân giới thiệu
Bạn thử nhớ lại xem, trong gia đình hay bạn bè mình có ai thường xuyên tiếp xúc hay làm việc với người ngoại quốc không. Ngoài ra các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô dạy ngoại ngữ thường có nhiều mối quan hệ với người nước ngoài. Hãy nhờ họ giới thiệu cho bạn xem sao.
Tham gia các diễn đàn online dành cho người nước ngoài đang sống ở Việt Nam
Nếu không có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với người nước ngoài chỉ vì bạn không ở các thành phố lớn, không có điều kiện, hãy tham gia các diễn đàn để có thể tìm được bạn ưng ý như:
- http://www.livinginvietnam.com/
- http://www.alloexpat.com/vietnam_expat_forum/
Bạn sẽ có nhiều thông tin hơn về những địa điểm người nước ngoài hay lui tới, những vấn đề hay nhu cầu của họ, cuộc sống của họ tại Việt Nam,…Hãy nhiệt tình giúp đỡ họ bằng cách trả lời các câu hỏi, rất có thể bạn sẽ làm quen được với một ai đó.
Kết bạn thông qua mạng xã hội – thế giới ảo
Có rất nhiều website được lập ra chỉ với mục đích kết bạn và trao đổi ngôn ngữ:
http://speaking24.com: website bạn có thể trò chuyện, làm quen với người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới, từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Ấn Độ cho đến Hoa kỳ, Anh Quốc, Ba Lan,… và tất nhiên có cả những đồng bào Việt Nam ham học ngoại ngữ.
http://sharedtalk.com : một dạng website tương tự, là một cộng đồng quốc tế với mục đích trao đổi và học tập ngoại ngữ, không chỉ mỗi tiếng Anh mà bất cứ loại ngôn ngữ nào. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những “language partner” tại đây.
https://www.verbling.com : bạn cũng có thể tìm kiếm “languagepartner” tại website này, nhưng dưới hình thức trao đổi ngôn ngữ. Ví dụ người bạn đồng hành của bạn sẽ giúp bạn học tiếng Anh, còn bạn sẽ hỗ trợ họ học tiếng mẹ đẻ của bạn, đây là một dạng “hợp tác cùng có lợi”.
http://www.penpalworld.com: đây là một cộng đồng mà bạn có cơ hội được giao lưu kết bạn với hơn 1,700,000 bạn bè quốc tế đến từ mọi quốc gia.
giải trí để chinh phục tiếng anh
Nếu học ngoại ngữ là niềm đam mê của bạn thì việc học này đối với bạn là sự giải trí tuyệt vời nhất. Bạn học với niềm vui thích, sự hứng khởi, bạn không cảm thấy nhàm chán hay mệt mỏi mà trái lại là động lực, là sự say mê miệt mài. Và chắc chắn rằng việc chinh phục bất kỳ ngoại ngữ nào cũng nằm trong tầm tay của bạn.Vì vậy, hãy nhanh chóng biến ngoại ngữ trở thành niềm đam mê của bạn, việc học sẽ giống như một trò chơi, và tất nhiên bạn chơi để chiến thắng. Đây chính là bí quyết đầu tiên bạn phải biết để đem niềm vui vào học tập và “hưởng thụ” chính quá trình học tập của bản thân mình. Bạn chỉ có thể làm tốt nhất những việc mà bạn thực sự yêu thích, nhưng với nhiều bạn, tiếng Anh từ lâu đã là một nỗi ám ảnh, vậy làm sao để bắt đầu lại tình yêu với môn ngoại ngữ này?
Hãy thử nghĩ xem vì sao bạn yêu thích một thứ gì đó, có phải là niềm vui mà nó mang tới cho bạn, hay những cảm xúc tích cực xua tan mệt nhọc, hay những lợi ích, thành công đằng sau đó.
Nhưng trước nay, có phải bạn đang học ngoại ngữ vị sự ép buộc, ví dụ như thầy cô, bố mẹ bắt bạn phải học, hay bạn chỉ đang học vì điểm số hay những kỳ thi trên lớp. Cách học truyền thống cũng khiến tiếng Anh trở nên đầy khó khăn và nhàm chán trong mắt rất nhiều người học. Đối với những cao thủ thành thạo nhiều ngoại ngữ, họ học vì sự yêu thích và vì chính mục đích thật sự của ngôn ngữ – đó chính là sự giao tiếp, kết nối. Bạn có muốn được giao tiếp với thế giới, kết bạn với bằng hữu 5 châu, du lịch khắp bốn phương, hay bạn muốn khám phá các nền văn hoá và con người trên khắp hành tinh này? Nếu bạn thấy mình vẫn chưa có cảm hứng với việc học này, hãy thử xem những bộ phim, video về đất nước đó, khám phá nghệ thuật, hội hoạ, ca nhạc hay lịch sử của họ, đọc tạp chí, sách báo, hay dành thời gian với người bản xứ,… rồi bạn sẽ thấy bạn vô cùng tò mò và hứng thú muốn biết nhiều hơn nữa.
Bây giờ hãy thử khám phá xem “trò chơi”tiếng Anh này có gì thú vị nhé:
Chúng ta có rất nhiều phương pháp và sự lựa chọn cho việc học tiếng Anh, và mỗi cách đều có những điểm thú vị và lợi thế riêng của nó, vậy tại sao chúng ta lại cứ ép bản thân vào khuôn khổ của chỉ một phương pháp nhất định nào đó? Sự đa dạng và liên tục đổi mới sẽ đem lại niềm vui và cảm hứng cho bạn. Cũng giống như các trò chơi điện tử, có phải bạn sẽ trải qua nhiều level khác nhau, nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhiều dạng địa hình khác nhau, nhiều đối thủ, trận chiến khác nhau,…chính vì thế sự tò mò trong bạn bị kích thích muốn khám phá nhiều hơn nữa và bạn bị đắm chìm trong “thế giới ảo” của games.
♦ Sách, báo, tạp chí
Với những bạn đam mê đọc sách thì đây là một kênh học tập tuyệt vời. Bây giờ thay vì đọc sách tiếng mẹ đẻ, hãy thử tìm kiếm những trải nghiệm mới với sách tiếng Anh. Tốt hơn hết, bạn nên chọn những sách báo viết về những chủ đề, lĩnh vực mà bạn quan tâm, yêu thích hay có liên quan đến chuyên ngành, công việc của bạn. Điều đó sẽ dễ dàng hơn và đem lại nhiều cảm hứng hơn cho bạn. Ngoài ra, tại sao không thử khám phá những chủ đề mới mẻ mà bạn chưa từng tìm hiểu, biết đâu đó bạn sẽ phát hiện ra những đam mê, niềm vui thích mới nào đó chăng.
♦ Truyện, tiểu thuyết
Nếu đọc sách không phải là sở thích của bạn, thậm chí bạn còn rất lười đọc sách, bạn có thể chọn các hình thức giải trí khác như Truyện và tiểu thuyết. Với người mới bắt đầu thì nên chọn thể loại truyện viết cho trẻ em, vì chúng thường được viết rất dễ hiểu, rõ ràng, ngữ pháp và từ vựng không quá khó. Ví dụ như: truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích,…Hiện nay, manga hay truyện tranh vẫn được mọi người rất ưa chuộng, đây cũng là một lựa chọn hấp dẫn cho bạn.
♦ Cập nhật thông tin trên Internet
Cập nhật thông tin là một nhu cầu thiết yếu hiện nay của con người. Bạn luôn muốn nắm bắt những gì đang diễn ra xung quanh mình, ở đất nước mình và cả trên thế giới, bạn cũng luôn muốn theo kịp thời đại, bắt nhịp với xu thế hay “mốt” thời thượng. Ở thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì thông tin vô cùng đáng giá, nó có thể mang đến cho bạn những cơ hội tuyệt vời, ví dụ như những cơ hội kiếm hàng triệu đôla. Ngoài ra nó cũng phục vụ niềm đam mê của bạn, ví dụ như bạn luôn luôn muốn biết những thông tin nóng hổi về bóng đá nếu bạn là tín đồ của môn thể thao này. Nhưng hiện nay nếu không thể sử dụng tiếng Anh cũng chính là một sự lạc hậu. Vậy tại sao không thử cập nhật thông tin bằng cả tiếng Anh, nó sẽ mở ra cánh cửa đưa bạn vào kho tàng thông tin-kiến thức khổng lồ của toàn nhân loại. Một số gợi ý cho bạn: BBC, CNN, CNBC, VOA,…
♦ Xem phim
Xem phim là một trong những hình thức giải trí vô cùng hấp dẫn, nhưng nếu bạn đang không có đủ thời gian cho cả việc học và xem phim, vậy hãy thử kết hợp chúng lại xem. Bạn có vô số sự lựa chọn về phim ảnh với rất nhiều thể loại, hình thức khác nhau, ví dụ như phim lẻ, phim truyền hình,…rồi phim tình cảm, khoa học viễn tưởng, phim hài,…Với người mới bắt đầu thì phim hoạt hình là một sự lựa chọn hợp lý, ví dụ như anime là thể loại rất được ưa chuộng hiện nay không chỉ với trẻ em mà còn cả người lớn.
Bí quyết học tiếng Anh qua phim hiệu quả cao
♦ Âm nhạc
Nghe nhạc thậm chí còn hấp dẫn hơn đối với nhiều người, bởi nghe nhạc không tốn quá nhiều thời gian như xem phim. Vậy bạn đã thử nghe nhạc tiếng Anh bao giờ chưa? Nếu chưa thì rất có thể nhạc Âu Mỹ sẽ trở thành niềm đam mê mới của bạn đấy. Bạn có thể xem lời bài hát, học thuộc và tập hát theo. Bạn có thể hát mọi lúc mọi nơi, bạn cũng có thể nghe nhạc dễ dàng tiện lợi chỉ với một chiếc điện thoại và tai nghe, vì thế, đây là cách giúp bạn tận dụng thời gian rảnh để vừa giải trí, thư giãn vừa hỗ trợ việc học tiếng Anh. Không những mang đến những giây phút thư giãn diệu kỳ, nghe nhạc còn giúp bạn học từ mới, luyện nghe hiểu, phát âm và đặc biệt là giúp bạn ghi nhớ chúng một cách khắc sâu nhất.
Học tiếng Anh qua bài hát – với nhiều bài hát đang hot hiện nay Step Up đã cover bằng phiên bản tiếng Anh vô cùng dễ thương và học được rất nhiều từ và cụm từ hiệu quả. Tham gia học ngay thôi
♦ Du lịch
Nếu bạn có cơ hội thì việc đi du lịch đến nước nói tiếng Anh sẽ đem lại trải nghiệm mới mẻ và bổ ích cho bạn trong việc cải thiện trình độ tiếng Anh của mình.
♦ Học qua video
Xem phim là một trong những hình thức giải trí vô cùng hấp dẫn, nhưng nếu bạn đang không có đủ thời gian cho cả việc học và xem phim, vậy hãy thử kết hợp chúng lại xem. Bạn có vô số sự lựa chọn về phim ảnh với rất nhiều thể loại, hình thức khác nhau, ví dụ như phim lẻ, phim truyền hình,…rồi phim tình cảm, khoa học viễn tưởng, phim hài,…Với người mới bắt đầu thì phim hoạt hình là một sự lựa chọn hợp lý, ví dụ như anime là thể loại rất được ưa chuộng hiện nay không chỉ với trẻ em mà còn cả người lớn
♦ Kết bạn trên mạng xã hội
Hiện nay rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng cách thức sử dụng Skype để học nhóm tiếng Anh, cùng luyện nói, thảo luận bằng tiếng Anh, thậm chí nếu bạn có bạn bè người bản xứ thì Skype là công cụ tuyệt vời để kết nối và trò chuyện với họ. Bạn có thể tham gia các diễn đàn tự học tiếng Anh tại nhà qua mạng và làm quen với các thành viên có cùng sở thích rồi tạo một group để chat voice qua Skype với nhau. Rất nhiều bạn trẻ “nghiện” facebook hay mạng xã hội cũng có thể tận dụng kênh này để học tiếng Anh, có rất nhiều group hay fanpage dành riêng cho việc học ngoại ngữ, bạn cũng có thể kết bạn mới khắp bốn phương để cùng giúp nhau học tập. Ngoài ra đây là kênh chia sẻ tuyệt vời, bạn có thể làm video nói tiếng Anh, viết status bằng tiếng Anh và “share” với mọi người. Ngoài ra viết blog cũng là một cách để bạn nâng cao kỹ năng viết của mình hơn.
♦ Kết bạn với người bản xứ, tham gia các câu lạc bộ
Tại sao không? Bạn vừa có thể kết bạn mới, vừa có thể cùng giao lưu, học hỏi, chơi trò chơi, bạn có thể tìm được những người cùng chung mục tiêu sẵn sàng luyện tập cùng bạn, giúp bạn tiến bộ hơn. Hãy thử tìm kiếm xung quanh nhà bạn, khu phố bạn xem, biết đâu đó bạn có thể làm quen được với một người bản xứ nào đó. Hãy mạnh dạn đến và làm quen với họ, thật ra họ rất thân thiện và nhiệt tình giúp đỡ nếu bạn muốn học ngôn ngữ của họ. Một số địa điểm đông khách du lịch cũng là những nơi bạn có thể làm quen được với những người bản xứ, bạn có thể đề nghị dẫn tour miễn phí để có được cơ hội nói chuyện tiếng Anh, dẫn họ đi ăn, café,…
♦ Games
Có nhiều người không tin nhưng thực sự chơi games cũng có thể giúp bạn học tiếng Anh. Bạn có thể chọn những phiên bản Game tiếng Anh. Để chiến thắng bạn cần phải hiểu nội dung viết bằng tiếng Anh đó, thậm chí nhiều games còn yêu cầu tốc độ vì thể bạn cần phải hiểu nhanh, đọc nhanh, phản xạ thật nhanh. Đồng thời, chơi games đem lại cho bạn cảm xúc tích cực, thậm chí hưng phấn cao độ. Vì thế đây là cách học tự nhiên đem lại hiệu quả bất ngờ, bạn phải hiểu tiếng Anh để chơi games, bạn vừa học lại vừa có cảm xúc tuyệt vời, vì thế việc học sẽ dễ dàng, dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, cũng có rất nhiều games được thiết kế riêng cho mục đích học ngoại ngữ. Nhưng bạn không nên quá lạm dụng hình thức này, vì nó chỉ hỗ trợ việc học chính của bạn chứ không thể thay thế hoàn toàn.
Nếu học ngoại ngữ là niềm đam mê của bạn thì việc học này đối với bạn là sự giải trí tuyệt vời nhất. Bạn học với niềm vui thích, sự hứng khởi, bạn không cảm thấy nhàm chán hay mệt mỏi mà trái lại là động lực, là sự say mê miệt mài. Và chắc chắn rằng việc chinh phục bất kỳ ngoại ngữ nào cũng nằm trong tầm tay của bạn.Vì vậy, hãy nhanh chóng biến ngoại ngữ trở thành niềm đam mê của bạn, việc học sẽ giống như một trò chơi, và tất nhiên bạn chơi để chiến thắng. Đây chính là bí quyết đầu tiên bạn phải biết để đem niềm vui vào học tập và “hưởng thụ” chính quá trình học tập của bản thân mình. Bạn chỉ có thể làm tốt nhất những việc mà bạn thực sự yêu thích, nhưng với nhiều bạn, tiếng Anh từ lâu đã là một nỗi ám ảnh, vậy làm sao để bắt đầu lại tình yêu với môn ngoại ngữ này?
Hãy thử nghĩ xem vì sao bạn yêu thích một thứ gì đó, có phải là niềm vui mà nó mang tới cho bạn, hay những cảm xúc tích cực xua tan mệt nhọc, hay những lợi ích, thành công đằng sau đó.
Nhưng trước nay, có phải bạn đang học ngoại ngữ vị sự ép buộc, ví dụ như thầy cô, bố mẹ bắt bạn phải học, hay bạn chỉ đang học vì điểm số hay những kỳ thi trên lớp. Cách học truyền thống cũng khiến tiếng Anh trở nên đầy khó khăn và nhàm chán trong mắt rất nhiều người học. Đối với những cao thủ thành thạo nhiều ngoại ngữ, họ học vì sự yêu thích và vì chính mục đích thật sự của ngôn ngữ – đó chính là sự giao tiếp, kết nối. Bạn có muốn được giao tiếp với thế giới, kết bạn với bằng hữu 5 châu, du lịch khắp bốn phương, hay bạn muốn khám phá các nền văn hoá và con người trên khắp hành tinh này? Nếu bạn thấy mình vẫn chưa có cảm hứng với việc học này, hãy thử xem những bộ phim, video về đất nước đó, khám phá nghệ thuật, hội hoạ, ca nhạc hay lịch sử của họ, đọc tạp chí, sách báo, hay dành thời gian với người bản xứ,… rồi bạn sẽ thấy bạn vô cùng tò mò và hứng thú muốn biết nhiều hơn nữa.
Bây giờ hãy thử khám phá xem “trò chơi”tiếng Anh này có gì thú vị nhé:
Chúng ta có rất nhiều phương pháp và sự lựa chọn cho việc học tiếng Anh, và mỗi cách đều có những điểm thú vị và lợi thế riêng của nó, vậy tại sao chúng ta lại cứ ép bản thân vào khuôn khổ của chỉ một phương pháp nhất định nào đó? Sự đa dạng và liên tục đổi mới sẽ đem lại niềm vui và cảm hứng cho bạn. Cũng giống như các trò chơi điện tử, có phải bạn sẽ trải qua nhiều level khác nhau, nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhiều dạng địa hình khác nhau, nhiều đối thủ, trận chiến khác nhau,…chính vì thế sự tò mò trong bạn bị kích thích muốn khám phá nhiều hơn nữa và bạn bị đắm chìm trong “thế giới ảo” của games.
♦ Sách, báo, tạp chí
Với những bạn đam mê đọc sách thì đây là một kênh học tập tuyệt vời. Bây giờ thay vì đọc sách tiếng mẹ đẻ, hãy thử tìm kiếm những trải nghiệm mới với sách tiếng Anh. Tốt hơn hết, bạn nên chọn những sách báo viết về những chủ đề, lĩnh vực mà bạn quan tâm, yêu thích hay có liên quan đến chuyên ngành, công việc của bạn. Điều đó sẽ dễ dàng hơn và đem lại nhiều cảm hứng hơn cho bạn. Ngoài ra, tại sao không thử khám phá những chủ đề mới mẻ mà bạn chưa từng tìm hiểu, biết đâu đó bạn sẽ phát hiện ra những đam mê, niềm vui thích mới nào đó chăng.
♦ Truyện, tiểu thuyết
Nếu đọc sách không phải là sở thích của bạn, thậm chí bạn còn rất lười đọc sách, bạn có thể chọn các hình thức giải trí khác như Truyện và tiểu thuyết. Với người mới bắt đầu thì nên chọn thể loại truyện viết cho trẻ em, vì chúng thường được viết rất dễ hiểu, rõ ràng, ngữ pháp và từ vựng không quá khó. Ví dụ như: truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích,…Hiện nay, manga hay truyện tranh vẫn được mọi người rất ưa chuộng, đây cũng là một lựa chọn hấp dẫn cho bạn.
♦ Cập nhật thông tin trên Internet
Cập nhật thông tin là một nhu cầu thiết yếu hiện nay của con người. Bạn luôn muốn nắm bắt những gì đang diễn ra xung quanh mình, ở đất nước mình và cả trên thế giới, bạn cũng luôn muốn theo kịp thời đại, bắt nhịp với xu thế hay “mốt” thời thượng. Ở thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì thông tin vô cùng đáng giá, nó có thể mang đến cho bạn những cơ hội tuyệt vời, ví dụ như những cơ hội kiếm hàng triệu đôla. Ngoài ra nó cũng phục vụ niềm đam mê của bạn, ví dụ như bạn luôn luôn muốn biết những thông tin nóng hổi về bóng đá nếu bạn là tín đồ của môn thể thao này. Nhưng hiện nay nếu không thể sử dụng tiếng Anh cũng chính là một sự lạc hậu. Vậy tại sao không thử cập nhật thông tin bằng cả tiếng Anh, nó sẽ mở ra cánh cửa đưa bạn vào kho tàng thông tin-kiến thức khổng lồ của toàn nhân loại. Một số gợi ý cho bạn: BBC, CNN, CNBC, VOA,…
♦ Xem phim
Xem phim là một trong những hình thức giải trí vô cùng hấp dẫn, nhưng nếu bạn đang không có đủ thời gian cho cả việc học và xem phim, vậy hãy thử kết hợp chúng lại xem. Bạn có vô số sự lựa chọn về phim ảnh với rất nhiều thể loại, hình thức khác nhau, ví dụ như phim lẻ, phim truyền hình,…rồi phim tình cảm, khoa học viễn tưởng, phim hài,…Với người mới bắt đầu thì phim hoạt hình là một sự lựa chọn hợp lý, ví dụ như anime là thể loại rất được ưa chuộng hiện nay không chỉ với trẻ em mà còn cả người lớn.
Bí quyết học tiếng Anh qua phim hiệu quả cao
♦ Âm nhạc
Nghe nhạc thậm chí còn hấp dẫn hơn đối với nhiều người, bởi nghe nhạc không tốn quá nhiều thời gian như xem phim. Vậy bạn đã thử nghe nhạc tiếng Anh bao giờ chưa? Nếu chưa thì rất có thể nhạc Âu Mỹ sẽ trở thành niềm đam mê mới của bạn đấy. Bạn có thể xem lời bài hát, học thuộc và tập hát theo. Bạn có thể hát mọi lúc mọi nơi, bạn cũng có thể nghe nhạc dễ dàng tiện lợi chỉ với một chiếc điện thoại và tai nghe, vì thế, đây là cách giúp bạn tận dụng thời gian rảnh để vừa giải trí, thư giãn vừa hỗ trợ việc học tiếng Anh. Không những mang đến những giây phút thư giãn diệu kỳ, nghe nhạc còn giúp bạn học từ mới, luyện nghe hiểu, phát âm và đặc biệt là giúp bạn ghi nhớ chúng một cách khắc sâu nhất.
Học tiếng Anh qua bài hát – với nhiều bài hát đang hot hiện nay Step Up đã cover bằng phiên bản tiếng Anh vô cùng dễ thương và học được rất nhiều từ và cụm từ hiệu quả. Tham gia học ngay thôi
♦ Du lịch
Nếu bạn có cơ hội thì việc đi du lịch đến nước nói tiếng Anh sẽ đem lại trải nghiệm mới mẻ và bổ ích cho bạn trong việc cải thiện trình độ tiếng Anh của mình.
♦ Học qua video
Xem phim là một trong những hình thức giải trí vô cùng hấp dẫn, nhưng nếu bạn đang không có đủ thời gian cho cả việc học và xem phim, vậy hãy thử kết hợp chúng lại xem. Bạn có vô số sự lựa chọn về phim ảnh với rất nhiều thể loại, hình thức khác nhau, ví dụ như phim lẻ, phim truyền hình,…rồi phim tình cảm, khoa học viễn tưởng, phim hài,…Với người mới bắt đầu thì phim hoạt hình là một sự lựa chọn hợp lý, ví dụ như anime là thể loại rất được ưa chuộng hiện nay không chỉ với trẻ em mà còn cả người lớn
♦ Kết bạn trên mạng xã hội
Hiện nay rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng cách thức sử dụng Skype để học nhóm tiếng Anh, cùng luyện nói, thảo luận bằng tiếng Anh, thậm chí nếu bạn có bạn bè người bản xứ thì Skype là công cụ tuyệt vời để kết nối và trò chuyện với họ. Bạn có thể tham gia các diễn đàn tự học tiếng Anh tại nhà qua mạng và làm quen với các thành viên có cùng sở thích rồi tạo một group để chat voice qua Skype với nhau. Rất nhiều bạn trẻ “nghiện” facebook hay mạng xã hội cũng có thể tận dụng kênh này để học tiếng Anh, có rất nhiều group hay fanpage dành riêng cho việc học ngoại ngữ, bạn cũng có thể kết bạn mới khắp bốn phương để cùng giúp nhau học tập. Ngoài ra đây là kênh chia sẻ tuyệt vời, bạn có thể làm video nói tiếng Anh, viết status bằng tiếng Anh và “share” với mọi người. Ngoài ra viết blog cũng là một cách để bạn nâng cao kỹ năng viết của mình hơn.
♦ Kết bạn với người bản xứ, tham gia các câu lạc bộ
Tại sao không? Bạn vừa có thể kết bạn mới, vừa có thể cùng giao lưu, học hỏi, chơi trò chơi, bạn có thể tìm được những người cùng chung mục tiêu sẵn sàng luyện tập cùng bạn, giúp bạn tiến bộ hơn. Hãy thử tìm kiếm xung quanh nhà bạn, khu phố bạn xem, biết đâu đó bạn có thể làm quen được với một người bản xứ nào đó. Hãy mạnh dạn đến và làm quen với họ, thật ra họ rất thân thiện và nhiệt tình giúp đỡ nếu bạn muốn học ngôn ngữ của họ. Một số địa điểm đông khách du lịch cũng là những nơi bạn có thể làm quen được với những người bản xứ, bạn có thể đề nghị dẫn tour miễn phí để có được cơ hội nói chuyện tiếng Anh, dẫn họ đi ăn, café,…
♦ Games
Có nhiều người không tin nhưng thực sự chơi games cũng có thể giúp bạn học tiếng Anh. Bạn có thể chọn những phiên bản Game tiếng Anh. Để chiến thắng bạn cần phải hiểu nội dung viết bằng tiếng Anh đó, thậm chí nhiều games còn yêu cầu tốc độ vì thể bạn cần phải hiểu nhanh, đọc nhanh, phản xạ thật nhanh. Đồng thời, chơi games đem lại cho bạn cảm xúc tích cực, thậm chí hưng phấn cao độ. Vì thếđây là cách học tự nhiên đem lại hiệu quả bất ngờ, bạn phải hiểu tiếng Anh để chơi games, bạn vừa học lại vừa có cảm xúc tuyệt vời, vì thế việc học sẽ dễ dàng, dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, cũng có rất nhiều games được thiết kế riêng cho mục đích học ngoại ngữ. Nhưng bạn không nên quá lạm dụng hình thức này, vì nó chỉ hỗ trợ việc học chính của bạn chứ không thể thay thế hoàn toàn.
11 típ giúp bạn học tiếng anh hiệu quả hơn
♦ Hít một hơi thật sâu và nói
Khi bạn càng suy nghĩ nhiều về việc phải trình bày một ý kiến ra sao, bạn sẽ càng lo lắng. Bởi vậy hãy cố gắng nói càng nhiều càng tốt. Lần tới bạn đi học tiếng Anh, hãy đếm xem có bao nhiêu lần bạn có thể nói trong vòng từ 5-10 phút. Sau đó, cố gắng nói nhiều hơn mức đó. Nếu bạn nói một lần trong ngày thì ở những lớp tiếng Anh khác, hãy cố gắng nói từ 2-3 lần. Bạn càng luyện tập nhiều thì bạn sẽ lại càng học được nhiều hơn làm thế nào để giao tiếp hiệu quả.
♦ Dừng lại ngay việc dịch mọi từ ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt
Dịch mọi thứ từ ngôn ngữ bản địa là một việc vô cùng cấm kỵ khi học tiếng Anh. Nếu bạn đang làm vậy, hãy DỪNG lại ngay! Dịch mọi thứ làm chậm lại quá trình học tập của bạn. Nếu bạn nghe thấy một thứ gì đó trong tiếng Anh và ngay lập tức cố gắng dịch nó sang ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, bạn sẽ không thể tập trung học tiếng Anh mà thay vào đó là tập trung dịch. Khi bạn nghe người khác nói tiếng Anh:
- Hãy nghe những từ mà bạn thật sự hiểu.
- Sử dụng văn cảnh làm gợi ý để hiểu nội dung
♦ Đừng sợ mắc lỗi
Nỗi sợ hãi có thể khiến bạn mất hứng thú học tập. Hãy dừng ngay việc trở nên quá sợ sệt khi nói tiếng Anh! Bạn cần phải giải phóng bản thân và thả lỏng. Bạn cần dừng ngay hai chữ “Nếu như…” trong đầu. Hãy tập trung vào hành động. Không ai là hoàn hảo. Tất cả đều sẽ mắc lỗi. Bạn càng thực hành nhiều thì sẽ càng đem lại kết quả tốt đẹp. Để trở thành người nói tiếng Anh tốt hơn và hiểu nhiều hơn về tiếng Anh, bạn cần vượt qua chính mình.
♦ Có một quyển sổ để take note các từ vựng quan trọng
Hãy viết vào giấy tất cả các cụm từ bạn nghe được. Bạn có thể viết nó để sau này bạn có thể sử dụng lại nó, đồng thời học thêm những điều mới mẻ. Khi bạn nhìn lại quyển sổ sau đó, bạn sẽ có tất cả những cụm từ cần thiết, thay vì chỉ là một từ đứng “lbóng”.Bằng cách viết lại toàn bộ các cụm từ này, bạn sẽ ghi nhớ nó rất nhanh. Những lần tới khi bạn cần, bộ não sẽ tự sàng lọc và cả cụm từ sẽ hiện ra thay vì chỉ một từ, cung cấp cho bạn cả cách dùng lẫn ngữ cảnh của câu.
♦ Dừng ngụy biện cho bản thân theo hướng tiêu cực
Bạn đã từng tự mình nói hoặc nghĩ về những điều tồi tệ trong lúc học tiếng Anh? Chẳng hạn như:
- Bạn sẽ không bao giờ học được tiếng Anh
- Tại sao tôi luôn luôn mắc lỗi? Tôi quá ngu ngốc
- Tôi không biết phải nói gì hết. Tiếng Anh thật sự quá khó!
Nếu bạn đã từng nói những điều này với bản thân thì sau đó bạn sẽ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực trong học tiếng Anh. Vậy làm thế nào để thay đổi những điều kể trên
Hãy cấu trúc lại hoặc thay đổi câu nói của bạn. Chuyển từ trạng thái tiêu cực sang một thái cực khác theo hướng tích cực. Tôi tin tôi sẽ giỏi tiếng Anh. Tôi sẽ chinh phục được tiếng Anh!
♦ Đặt mục tiêu
Bạn cần biết xem vì sao mình lại học tiếng Anh. Bạn muốn đạt được điều gì? Bạn muốn nói tiếng Anh trôi chảy? Hay bạn muốn tìm kiếm nghề nghiệp nói tiếng Anh? Hay bạn muốn du lịch tới Mỹ? Hoặc là bạn cần biết tiếng Anh để lấy học bổng đại học? Liệu bạn có muốn học tiếng Anh bởi vì tất cả những người bạn của bạn nói tiếng Anh? Hãy nghĩ về lý do vì sao bạn học tiếng Anh và đặt ra mục tiêu cho bản thân.
♦ Đừng xin lỗi vì không biết mọi thứ hoặc vì không nói được tiếng Anh
Hãy nhớ rằng bạn đang cố gắng học tiếng Anh. Điều này vô cùng quan trọng. Bạn đừng bao giờ nói rằng bạn không biết làm thế nào để nấu ăn, và rồi bạn ngừng tìm tòi và nấu những món mới. Hay cũng đừng bao giờ nói rằng ngay bây giờ bạn không biết sử dụng máy vi tính, và rồi dừng sử dụng những ứng dụng và chương trình mới. Bạn có thể làm hết sức có thể và còn học hỏi được nhiều hơn nữa theo thời gian trôi đi.
Làm ơn hãy đừng bao giờ nói “I Don’t Speak English”(Tôi không nói tiếng Anh), mà thay vào đó hãy nói rằng:[DESIGN]
- I am learning English. Could you please speak a little slower?
- I am sorry. I didn’t understand
- Could you repeat that?
- So, you’re saying that ….
- What does… mean?
♦ Luyện tập đôi tai nghe để hiểu
Bạn cần tập trung khi nghe tiếng Anh. Hãy huấn luyện đôi tai của mình cho những từ ngữ mà bạn biết rõ trong tiếng Anh. Nghe theo mẫu câu. Đừng tập trung vào chỉ ngữ pháp hay một từ đơn lẻ. Tập trung vào các cụm từ. Xem phim, nghe nhạc và xem TV bằng tiếng Anh để cải thiện đôi tai. Hãy lắng nghe cách mà mọi thứ được sắp xếp và tạo dựng. Nếu bạn có thể luyện tập đôi tai của mình, bạn sẽ tự động bắt đầu hiểu hơn khi người khác nói tiếng Anh. Hãy tập luyện nghe tiếng Anh cho đôi tai mỗi ngày sẽ giúp bạn tập trung hơn vào bức tranh tổng thể và hiểu tiếng Anh hơn. Bạn có thể không quá thành thục nếu bạn không chú trọng từ mới trong một khoảng thời gian ngắn vì từ ngữ chính là thứ theo bạn trong suốt hành trình học tiếng Anh của bản thân.
♦ Cố gắng đến khi thành công – không bỏ cuộc giữa chừng
Những vận động viên điền kinh phải luyện tập rất nhiều hàng ngày. Họ không sinh ra mà đã là những vận động viên chuyên nghiệp. Hàng tấn việc và hàng ngàn giờ luyện tập đã xây đắp nên bản lĩnh của họ ngày nay. Họ không bao giờ là những cầu thủ bóng đá hay bóng chày chuyên nghiệp mà không có sự nỗ lực cố gắng. Nếu một vận động viên thể thao chuyên nghiệp dừng luyện tập hôm nay, kỹ năng của họ sẽ trở nên mai một đi. Họ sẽ bắt đầu mắc lỗi. Do đó, bạn càng luyện nói tiếng Anh, đọc tiếng Anh, nghe tiếng Anh và viết tiếng Anh nhiều, bạn sẽ càng thu được kết quả đáng gờm hơn.
Bạn sẽ không thể nói tiếng Anh một cách thành thục ngay ngày mai hay kể cả tháng sau. Tất cả cần có thời gian, qua năm tháng nếu bạn cố gắng không ngừng, bạn sẽ ngày càng trở nên điêu luyện hơn và đến một ngày bạn nhận ra rằng mình đã nói lưu loát tiếng Anh lúc nào không hay.
♦ Thử một điều gì đó mới mẻ
Bạn chỉ lặp lại một cách học tiếng Anh duy nhất từ năm này qua năm khác? 3 năm? 10 năm hay thậm chí hơn? Hãy thử thay đổi! Thay đổi chính là mang đến tư duy tích cực cho bạn. Nó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn.
- Nghe các kênh nói tiếng Anh
- Kết bạn với người nước ngoài
- Đứng lên thuyết trình bằng tiếng Anh
- Đổi ngôn ngữ điện thoại, máy tính sang tiếng Anh
- Thử nói chuyện 1:1 với giáo viên tiếng Anh
- Xem hết 1 bộ phim dài tập trong 1 ngày
- Viết status bằng tiếng Anh
♦ Ném cuốn sách ngữ pháp ra ngoài cửa sổ
Ồ, có thể bạn sẽ không cần quá bi kịch hóa vấn đề nhưng một quyển sách ngữ pháp sẽ được sử dụng để tham khảo. Đừng ném nó ra ngoài cửa sổ mà hãy đặt nó trên kệ sách nhà mình. Một quyển sách tiếng Anh như vậy không nên là nguồn học tiếng Anh duy nhất của bạn. Nó chỉ nên được sử dụng trong những lần mà bạn có một câu hỏi và muốn tìm kiếm thứ gì đó trong sách để tìm câu trả lời. Điều quan trọng là bạn cần tập trung vào CHÍNH MÌNH. Bạn cần phải học gì? Bạn là một cá thể độc lập. Những gì bạn cần học trong tiếng Anh sẽ khác với những gì hàng xóm của bạn cần, hay bạn bè và đồng nghiệp cần.
Vậy thôi! Một quá trình để bạn hiểu rằng tiếng Anh rất quan trọng. Muốn chinh phục nó cần có lộ trình rõ ràng. Đừng vì những trở ngại nhỏ ảnh hướng đến mục tiêu lớn. Đừng bao giờ từ bỏ tiếng Anh cho đến khi bạn có thể thành công. Step Up vẫn luôn ở bên cạnh bạn, cung cấp cho bạn thêm các bài viết để tạo thêm động lực trong việc học và sử dụng tiếng Anh hiệu quả.
From Step Up with love <3
♦ Hít một hơi thật sâu và nói
Khi bạn càng suy nghĩ nhiều về việc phải trình bày một ý kiến ra sao, bạn sẽ càng lo lắng. Bởi vậy hãy cố gắng nói càng nhiều càng tốt. Lần tới bạn đi học tiếng Anh, hãy đếm xem có bao nhiêu lần bạn có thể nói trong vòng từ 5-10 phút. Sau đó, cố gắng nói nhiều hơn mức đó. Nếu bạn nói một lần trong ngày thì ở những lớp tiếng Anh khác, hãy cố gắng nói từ 2-3 lần. Bạn càng luyện tập nhiều thì bạn sẽ lại càng học được nhiều hơn làm thế nào để giao tiếp hiệu quả.
♦ Dừng lại ngay việc dịch mọi từ ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt
Dịch mọi thứ từ ngôn ngữ bản địa là một việc vô cùng cấm kỵ khi học tiếng Anh. Nếu bạn đang làm vậy, hãy DỪNG lại ngay! Dịch mọi thứ làm chậm lại quá trình học tập của bạn. Nếu bạn nghe thấy một thứ gì đó trong tiếng Anh và ngay lập tức cố gắng dịch nó sang ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, bạn sẽ không thể tập trung học tiếng Anh mà thay vào đó là tập trung dịch. Khi bạn nghe người khác nói tiếng Anh:
- Hãy nghe những từ mà bạn thật sự hiểu.
- Sử dụng văn cảnh làm gợi ý để hiểu nội dung
♦ Đừng sợ mắc lỗi
Nỗi sợ hãi có thể khiến bạn mất hứng thú học tập. Hãy dừng ngay việc trở nên quá sợ sệt khi nói tiếng Anh! Bạn cần phải giải phóng bản thân và thả lỏng. Bạn cần dừng ngay hai chữ “Nếu như…” trong đầu. Hãy tập trung vào hành động. Không ai là hoàn hảo. Tất cả đều sẽ mắc lỗi. Bạn càng thực hành nhiều thì sẽ càng đem lại kết quả tốt đẹp. Để trở thành người nói tiếng Anh tốt hơn và hiểu nhiều hơn về tiếng Anh, bạn cần vượt qua chính mình.
♦ Có một quyển sổ để take note các từ vựng quan trọng
Hãy viết vào giấy tất cả các cụm từ bạn nghe được. Bạn có thể viết nó để sau này bạn có thể sử dụng lại nó, đồng thời học thêm những điều mới mẻ. Khi bạn nhìn lại quyển sổ sau đó, bạn sẽ có tất cả những cụm từ cần thiết, thay vì chỉ là một từ đứng “lbóng”.Bằng cách viết lại toàn bộ các cụm từ này, bạn sẽ ghi nhớ nó rất nhanh. Những lần tới khi bạn cần, bộ não sẽ tự sàng lọc và cả cụm từ sẽ hiện ra thay vì chỉ một từ, cung cấp cho bạn cả cách dùng lẫn ngữ cảnh của câu.
♦ Dừng ngụy biện cho bản thân theo hướng tiêu cực
Bạn đã từng tự mình nói hoặc nghĩ về những điều tồi tệ trong lúc học tiếng Anh? Chẳng hạn như:
- Bạn sẽ không bao giờ học được tiếng Anh
- Tại sao tôi luôn luôn mắc lỗi? Tôi quá ngu ngốc
- Tôi không biết phải nói gì hết. Tiếng Anh thật sự quá khó!
Nếu bạn đã từng nói những điều này với bản thân thì sau đó bạn sẽ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực trong học tiếng Anh. Vậy làm thế nào để thay đổi những điều kể trên
Hãy cấu trúc lại hoặc thay đổi câu nói của bạn. Chuyển từ trạng thái tiêu cực sang một thái cực khác theo hướng tích cực. Tôi tin tôi sẽ giỏi tiếng Anh. Tôi sẽ chinh phục được tiếng Anh!
♦ Đặt mục tiêu
Bạn cần biết xem vì sao mình lại học tiếng Anh. Bạn muốn đạt được điều gì? Bạn muốn nói tiếng Anh trôi chảy? Hay bạn muốn tìm kiếm nghề nghiệp nói tiếng Anh? Hay bạn muốn du lịch tới Mỹ? Hoặc là bạn cần biết tiếng Anh để lấy học bổng đại học? Liệu bạn có muốn học tiếng Anh bởi vì tất cả những người bạn của bạn nói tiếng Anh? Hãy nghĩ về lý do vì sao bạn học tiếng Anh và đặt ra mục tiêu cho bản thân.
♦ Đừng xin lỗi vì không biết mọi thứ hoặc vì không nói được tiếng Anh
Hãy nhớ rằng bạn đang cố gắng học tiếng Anh. Điều này vô cùng quan trọng. Bạn đừng bao giờ nói rằng bạn không biết làm thế nào để nấu ăn, và rồi bạn ngừng tìm tòi và nấu những món mới. Hay cũng đừng bao giờ nói rằng ngay bây giờ bạn không biết sử dụng máy vi tính, và rồi dừng sử dụng những ứng dụng và chương trình mới. Bạn có thể làm hết sức có thể và còn học hỏi được nhiều hơn nữa theo thời gian trôi đi.
Làm ơn hãy đừng bao giờ nói “I Don’t Speak English”(Tôi không nói tiếng Anh), mà thay vào đó hãy nói rằng:[DESIGN]
- I am learning English. Could you please speak a little slower?
- I am sorry. I didn’t understand
- Could you repeat that?
- So, you’re saying that ….
- What does… mean?
♦ Luyện tập đôi tai nghe để hiểu
Bạn cần tập trung khi nghe tiếng Anh. Hãy huấn luyện đôi tai của mình cho những từ ngữ mà bạn biết rõ trong tiếng Anh. Nghe theo mẫu câu. Đừng tập trung vào chỉ ngữ pháp hay một từ đơn lẻ. Tập trung vào các cụm từ. Xem phim, nghe nhạc và xem TV bằng tiếng Anh để cải thiện đôi tai. Hãy lắng nghe cách mà mọi thứ được sắp xếp và tạo dựng. Nếu bạn có thể luyện tập đôi tai của mình, bạn sẽ tự động bắt đầu hiểu hơn khi người khác nói tiếng Anh. Hãy tập luyện nghe tiếng Anh cho đôi tai mỗi ngày sẽ giúp bạn tập trung hơn vào bức tranh tổng thể và hiểu tiếng Anh hơn. Bạn có thể không quá thành thục nếu bạn không chú trọng từ mới trong một khoảng thời gian ngắn vì từ ngữ chính là thứ theo bạn trong suốt hành trình học tiếng Anh của bản thân.
♦ Cố gắng đến khi thành công – không bỏ cuộc giữa chừng
Những vận động viên điền kinh phải luyện tập rất nhiều hàng ngày. Họ không sinh ra mà đã là những vận động viên chuyên nghiệp. Hàng tấn việc và hàng ngàn giờ luyện tập đã xây đắp nên bản lĩnh của họ ngày nay. Họ không bao giờ là những cầu thủ bóng đá hay bóng chày chuyên nghiệp mà không có sự nỗ lực cố gắng. Nếu một vận động viên thể thao chuyên nghiệp dừng luyện tập hôm nay, kỹ năng của họ sẽ trở nên mai một đi. Họ sẽ bắt đầu mắc lỗi. Do đó, bạn càng luyện nói tiếng Anh, đọc tiếng Anh, nghe tiếng Anh và viết tiếng Anh nhiều, bạn sẽ càng thu được kết quả đáng gờm hơn.
Bạn sẽ không thể nói tiếng Anh một cách thành thục ngay ngày mai hay kể cả tháng sau. Tất cả cần có thời gian, qua năm tháng nếu bạn cố gắng không ngừng, bạn sẽ ngày càng trở nên điêu luyện hơn và đến một ngày bạn nhận ra rằng mình đã nói lưu loát tiếng Anh lúc nào không hay.
♦ Thử một điều gì đó mới mẻ
Bạn chỉ lặp lại một cách học tiếng Anh duy nhất từ năm này qua năm khác? 3 năm? 10 năm hay thậm chí hơn? Hãy thử thay đổi! Thay đổi chính là mang đến tư duy tích cực cho bạn. Nó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn.
- Nghe các kênh nói tiếng Anh
- Kết bạn với người nước ngoài
- Đứng lên thuyết trình bằng tiếng Anh
- Đổi ngôn ngữ điện thoại, máy tính sang tiếng Anh
- Thử nói chuyện 1:1 với giáo viên tiếng Anh
- Xem hết 1 bộ phim dài tập trong 1 ngày
- Viết status bằng tiếng Anh
♦ Ném cuốn sách ngữ pháp ra ngoài cửa sổ
Ồ, có thể bạn sẽ không cần quá bi kịch hóa vấn đề nhưng một quyển sách ngữ pháp sẽ được sử dụng để tham khảo. Đừng ném nó ra ngoài cửa sổ mà hãy đặt nó trên kệ sách nhà mình. Một quyển sách tiếng Anh như vậy không nên là nguồn học tiếng Anh duy nhất của bạn. Nó chỉ nên được sử dụng trong những lần mà bạn có một câu hỏi và muốn tìm kiếm thứ gì đó trong sách để tìm câu trả lời. Điều quan trọng là bạn cần tập trung vào CHÍNH MÌNH. Bạn cần phải học gì? Bạn là một cá thể độc lập. Những gì bạn cần học trong tiếng Anh sẽ khác với những gì hàng xóm của bạn cần, hay bạn bè và đồng nghiệp cần.
Vậy thôi! Một quá trình để bạn hiểu rằng tiếng Anh rất quan trọng. Muốn chinh phục nó cần có lộ trình rõ ràng. Đừng vì những trở ngại nhỏ ảnh hướng đến mục tiêu lớn. Đừng bao giờ từ bỏ tiếng Anh cho đến khi bạn có thể thành công. Step Up vẫn luôn ở bên cạnh bạn, cung cấp cho bạn thêm các bài viết để tạo thêm động lực trong việc học và sử dụng tiếng Anh hiệu quả.
From Step Up with love <3