Hôm nay chúng ta đã gặp một câu chuyện rất thú vị và muốn kể lại điều đó với bạn bè của mình. Lúc này, chúng ta không thể sử dụng những cấu trúc thông thường được nữa mà sẽ cần dùng một loại câu riêng đó là câu tường thuật. Cùng Step Up tìm hiểu về các loại câu tường thuật và các dùng của từng loại nhé!
1. Định nghĩa câu tường thuật tiếng Anh
Câu tường thuật tiếng Anh (hay còn gọi là câu trực tiếp gián tiếp) là một loại câu được sử dụng để thuật lại một sự việc hay lời nói của ai đó. Nói một cách dễ hiểu hơn, việc sử dụng câu tường thuật là bạn đang chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp.
Ví dụ:
She told me to bring my clothes inside. Cô ấy bảo tôi cát quần áo vào nhà.
He said he wouldn’t attend the party because he was busy. Anh ấy nói rằng anh ấy sẽ không tham gia bữa tiệc vì anh ấy bận.
They told me they would come cut down the tree in front of my house. Họ nói với tôi rằng họ sẽ chặt cây trước nhà tôi.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Có rất nhiều trường hợp có thể sử dụng câu tường thuật nhưng tổng hợp thì câu tường thuật có thể chia thành ba loại dưới đây.
Câu tường thuật của câu phát biểu
Câu tường thuật của câu phát biểu được sử dụng để thuật lại một lời phát biểu, một câu nói của ai đó.
Cấu trúc
S + say/said/tell/told + (that) + S + V
Ví dụ:
He said that he would come there the next day. Anh ấy nói rằng anh ấy sẽ đến đây vào hôm sau.
She said that she went to France the year before. Cô ấy nói rằng cô ấy đi Pháp vào năm trước.
Các bước để viết được câu tường thuật cho của câu phát biểu
Để tạo ra câu tường thuật loại này chúng ta cần thực hiện bốn bước sau đây.
Bước 1: Chọn động từ giới thiệu
Các động từ giới thiệu
Say
Said (quá khứ của say)
Tell
Told (quá khứ của tell)
Các động từ giới thiệu trong câu tường thuật thường được chia ở thì quá khứ. Có thể sử dụng liên từ “that” hoặc không tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Bước 2: Cách lùi thì trong câu tường thuật
Đây là một bước khá quan trọng trong quá trình đặt câu tường thuật.
Thông thường những câu tường thuật gián tiếp sẽ được lùi một thì so với câu trực tiếp ban đầu. Dưới đây là bảng hướng dẫn lùi thì.
Không lùi thì với các từ : ought to, should, would, could, might.
Không lùi thì khi tường thuật về một sự thật hiển nhiên
Không lùi thì khi câu sử dụng động từ tường thuật “say” và “tell” ở thì hiện tại.
Ví dụ:
Minh said: “I can go to school tomorrow”. => Minh said that he could go to school the next day. Minh nói rằng anh ấy có thể đến trường vào ngày hôm sau.
Lan told me: “I buy this dress”. => Lan told me that she bought that dress. Lan nói với tôi rằng cô ấy mua chiếc váy đó.
Bước 3: Đổi đại từ nhân xưng, đại từ và tính từ sở hữu
Sau khi đã tiến hành lùi thì, bước tiếp theo chính là đổi các đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và tính từ sở hữu sao cho phù hợp với ngữ cảnh.
Bảng quy đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và tính từ sở hữu khi viết câu tường thuật.
Tường thuật trực tiếp
Tường thuật gián tiếp
Đại từ nhân xưng
I
He, She
We
They
You
I, we
Đại từ sở hữu
Mine
His, her
Ours
Theirs
Yours
Mine, ours
Tính từ sở hữu
Mine
His, her
Ours
Their
Your
My, our
Tân ngữ
Me
Him, her
Us
Them
You
Me, us
Lưu ý: Trong trường hợp tường thuật dạng câu hỏi thì các đại từ này không đổi.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Khi đã thực hiện xong các bước trên thì chúng ta cùng đến với bước cuối cùng: đổi trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn. Các trạng từ này cũng sẽ có quy tắc quy đổi theo bảng dưới đây.
Câu tường thuật dạng câu hỏi dùng để tường thuật lại một câu hỏi, sự nghi vấn của ai đó.
Ví dụ:
She asked me if I drink orange juice. Cô ấy hỏi tôi có uống nước cam không.
My mother asked me when I went to school. Mẹ tôi hỏi tôi rằng khi nào tôi đi học.
He asked her if she wanted to go to the movies. Anh ấy hỏi cô ấy rằng có muốn đi xem phim không.
Câu tường thuật dạng mệnh lệnh
Câu tường thuật dạng mệnh lệnh thường được sử dụng để thuật lại một mệnh lệnh của ai đó dành cho một người khác.
Ví dụ:
My mom reminded us to close all windows before going to bed. Mẹ tôi nhắc nhở chúng tôi đóng tất cả các cửa sổ trước khi đi ngủ.
The teacher ordered us to clean the classroom. Thầy giáo ra lệnh cho chúng tôi dọn dẹp lớp học.
He ordered the kids to sleep. Anh ấy ra lệnh cho lũ trẻ đi ngủ.
3. Câu tường thuật dạng câu hỏi
Ở phần trên các bạn đã được làm quen với một số câu tường thuật dạng câu hỏi rồi. Và dưới đây chúng mình sẽ đi phân tích sâu vào từng loại để các bạn nắm rõ hơn và sử dụng nó một cách dễ dàng hơn.
3.1. Dạng Yes/No question
Đây là một trong những dạng câu tường thuật khá đơn giản và dễ nhận diện.
Những câu hỏi dạng này thường được bắt đầu với động từ tobe hoặc trợ động từ.
Để viết được câu tường thuật dạng câu hỏi yes/no question các bạn bân thực hiện các bước như trên tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau:
Từ tường thuật sử dụng: “ask”, “inquire”, “wonder”, “want to know”,…
Sau từ tường thuật/giới thiệu sẽ là “if” hoặc “whether” để thể hiện sự có hoặc không.
Cấu trúc
S + asked + (O) + if/whether + S + V
Ví dụ:
He asked me if I want to eat salmon. Anh ấy hỏi tôi là có muốn ăn món cá hồi không.
My parents asked me if I went to my grandmother’s house. Bố mẹ hỏi tôi có về nhà bà ngoại không.
My sister asked me if I would go home for dinner. Chị gái hỏi tôi có về nhà ăn tối không.
3.2. Dạng Wh-Question
Để viết câu tường thuật của câu hỏi Wh- Question chúng ta làm tương bốn bước lớn và cần lưu ý những điều sau:
Lặp lại từ để hỏi sau từ tường thuật.
Đổi trật tự
Cấu trúc
S + asked + (O) + Wh- Question + S +Verb
Ví dụ:
My mom asked me what to eat tonight. Mẹ tôi hỏi tôi tối nay ăn gì?
The teacher asked me what the answer to that problem was. Cô giáo hỏi tôi câu trả lời cho vấn đề đó là gì?
He asked where I bought my car. Anh ấy hỏi tôi mua xe ở đâu.
4. Câu tường thuật dạng mệnh lệnh
Cấu trúc chung
S + told + O + to-infinitive Ai bảo ai làm gì
Ví dụ:
He told me to bring the folder to his office. ANh ấy bảo tôi mang tập tài liệu đến văn phòng anh ấy.
My mother told me to go to the hospital and do a checkup. Mẹ tôi bảo tôi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
The teacher told us to do our homework. Cô giáo bảo chúng tôi làm bài tập về nhà.
Câu tường thuật dạng mệnh lệnh cũng được chia làm hai dạng đó là dạng phủ định và dạng câu điều kiện.
4.1. Thẻ phủ định
Cấu trúc:
S+ told + O + not + to V Ai đó bảo ai không làm gì
Ví dụ:
My father told us not to leave the house because it was raining heavily. Bố bảo chúng tôi không được ra ngoài vì trời đang mưa rất to.
The doctor told him not to drink alcoholic beverages. Bác sĩ bảo anh ta không được uống đồ uống có cồn.
Mom told me not to go out overnight. Mẹ tôi bảo tôi không được đi chơi qua đêm.
Chú ý: Các bạn có thể sử dụng các từ order, ask, beg, advise, warn, remind, command, instruct,… để thay thế cho “told”.
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu những kiến thức vô cùng chi tiết về câu tường thuật rồi. Hy vọng sau bài này các bạn có thể sử dụng thành thạo các cấu trúc câu tường thuật trong giao tiếp hàng ngày hay là các bài kiểm tra trên trường lớp.
Việc nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp giúp bạn tự tin hơn trong quá trình học tiếng Anh. Trong bài này, Yêu lại Từ Đầu Tiếng Anh sẽ cùng các bạn tìm hiểu 3 cấu trúc đó là cấu trúc Pretend, cấu trúc Intend và cấu trúc Guess. Ba cấu trúc này được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và các bài thi chứng chỉ. Cùng Step Up tìm hiểu ngay thôi nào.
1. Cấu trúc Intend
Động từ intend có nghĩa là ý dự định, ý muốn, ý định làm gì.
1.1 Cấu trúc Intend to do something
Cấu trúc intend được sử dụng khi người nói muốn diễn tả một dự định trong tương lai. Dự định này hướng đến một mục đích nào đó.
Cấu trúc:
S + intend + to + do something Ai đó dự định làm gì
Ví dụ:
I intend to go to Ho Chi Minh City next month. Tôi dự định sẽ đến thành phố Hồ Chí Minh vào tháng sau.
They intend to get married next month. Họ dự định kết hôn vào tháng sau.
Things didn’t go as she had intended. Mọi thứ không như những gì cô ấy đã dự định.
The state intends to reduce taxes for some professions. Nhà nước có ý định giảm thuế cho một số ngành nghề.
I intend to do something interesting when it rains. Tôi định làm điều gì đó thú vị trong trời mưa.
Chú ý: ngoài cấu trúc trên, có một cấu trúc gần giống và cũng có nghĩa nói về một dự định.
Cấu trúc: S + intend + doing something
Ví dụ:
He intends opening a clothing store.| Anh ấy định mở một cửa hàng quần áo.
We intend going to Sapa tomorrow afternoon. Chúng tôi định đi Sapa vào chiều mai.
1.2 Cấu trúc Intend thông dụng
Dưới đây là một số cấu trúc intend được sử dụng phổ biến nhất. Trong mỗi trường hợp thì cấu trúc này được sử dụng khác nhau tuy nhiên chúng vẫn mang cùng một ý nghĩa là “dự định”.
Intend that… Dự định rằng…
Intend for…
Ví dụ:
He intends for the movie to be shown at 7pm. Anh ấy dự định rằng bộ phim sẽ được chiếu vào lúc 7h tối.
We intend that the bus will not leave too soon. Chúng tôi dự định rằng chuyến xe sẽ không xuất phát quá sớm.
He intends that the series will be published next month. Anh ấy dự định rằng bộ truyện sẽ được xuất bản vào tháng tới.
She intends for this shirt to be on trend this year. Cô ấy dự định chiếc áo này sẽ là xu hướng năm nay.
I intend that the store remains open. Tôi dự định rằng cửa hàng vẫn mở cửa.
It is intend that Dự định rằng
Ví dụ:
It is intended that the cinema will open next month. Dự định rằng rạp chiếu phim sẽ mở cửa vào tháng tới.
It is intended that the plan will be assigned to him. Dự định rằng kế hoạch sẽ được giao cho anh ấy.
It is intended that she will return today. Dự định hôm nay cô ấy sẽ trở lại.
Something + to be + intended + for somebody Cấu trúc intend này được sử dụng để nói về việc chịu sự tác động hoặc nhận được cái gì.
Ví dụ:
I think this breakfast is intended for her. Tôi nghĩ bữa sáng này là dành cho cô ấy.
This movie was intended for his deceased father. Bộ phim này là dành cho nguuoiwf cha quá cố của anh ấy.
He bought this dog is intended for his daughter. Anh ta mua chú chó này là dành cho con gái của mình.
Cấu trúc guess được dùng khi người nói muốn đưa ra một phỏng đoán về một sự vật hoặc sự việc nào đó.
Ví dụ:
I can only guess at her story. Tôi có thể đoán được câu chuyện của cô ấy.
She couldn’t guess what he was thinking. Cô ấy không đoán được điều anh ấy đang nghĩ.
I guess he’s doing something shady. Tôi đoán anh ta đang làm điều gì đó mờ ám.
She guessed who the killer was. Cô ấy đã đoán ra ai là hung thủ.
He guessed the outcome of the match. Anh ấy đã đoán được kết quả trận đấu.
Cấu trúc 2:
Vẫn là các cấu trúc như trên tuy nhiên thì trong một số trường hợp cấu trúc guess được hiểu với nghĩa khác. Cụ thể, cấu trúc guess còn được dùng khi chủ thế muốn tìm ra sự thật hay đáp án đúng của một câu hỏi nào đó mà nó chưa rõ ràng.
Ví dụ:
You won’t guess who’s behind it all. Bạn sẽ không thể đoán được người đứng sau tất cả là ai.
He tries to guess her computer password. Anh ta cố gắng đoán mật khẩu máy tính của cô ấy.
I guess this problem can be solved in a shorter way. Tôi đoán rằng vấn đề này có thể giải quyết 1 cách ngắn gọn hơn.
I guess the key is somewhere around here. Tôi đoán chìa khóa ở đâu đó quanh đây.
She guessed the children were lost on the road ahead. Cô ấy đoán rằng bọn trẻ đã bị lạc ở đoạn đường phía trước.
“Her eyes are beautiful!”, “She has beautiful big black eyes”. Cùng là một câu nói khen về mắt, nhưng rõ ràng ở cách thứ hai mang tới cho người nghe sự cụ thể và ấn tượng hơn. Đấy chính là tác dụng của việc sử dụng nhiều tính từ miêu tả thích hợp trong câu. Vì vậy, hãy cùng Step Up tìm hiểu về tính từ trong tiếng Anh và cách sử dụng chúng hiệu quả để tạo cho mình những câu văn phong phú nhất nhé.
1. Tính từ trong tiếng Anh là gì
Tính từ (adjective, được viết tắt là adj) là những từ, dùng để miêu tả các đặc tính, tính chất của sự vật, hiện tượng,…
Ví dụ:
Tính từ miêu tả về con người: beautiful (xinh đẹp), handsome (đẹp trai), kind (tử tế),…
Tính từ miêu tả về sự vật: small (nhỏ), big (lớn), expensive (đắt),…
2. Phân loại tính từ trong Tiếng Anh
Cũng như danh từ trong tiếng Anh, tính từ cũng được phân loại ra nhiều dạng khác nhau về công dụng, mục đích. Cùng phân loại các tính từ trong tiếng Anh ngay sau đây nhé.
2.1. Phân loại theo chức năng
Khi phân loại theo chức năng, ta có các phần như sau:
Tính từ miêu tả
Như tên gọi của chúng, các tính từ miêu tả được dùng để nêu lên tính chất của sự vật, hiện tượng, chúng nằm trong cụm danh từ và bổ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ:
Fat (béo), thin (gầy), colorful (đầy màu sắc),…
Vị trí của tính từ miêu tả
Với loại tính từ này, trong một cụm danh từ, tính từ phải đứng sau các từ hạn định như mạo từ a, an”,… và đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đó.
Trong một câu, có thể cùng lúc có nhiều tính từ bổ nghĩa cho một danh từ. Vậy chúng ta có được tuỳ ý sắp xếp thứ tự xuất hiện của chúng không? Thực tế, tính từ trong tiếng Anh khi đấy bắt buộc phải sắp xếp theo một trật tự đã được quy ước như sau:
Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose + Noun
(Ý kiến – Kích cỡ – Độ tuổi – Hình dáng – Màu sắc – Nguồn gốc – Chất liệu – Mục đích + Danh từ)
Ví dụ:
a small yellow plastic bottle: 1 cái bình nhỏ màu vàng làm bằng nhựa
a square glass table: 1 cái bàn vuông bằng kính
a short narrow street: một con đường ngắn và hẹp
Trong trường hợp 2 tính từ trong tiếng Anh được sử dụng thuộc cùng một phân loại, khi đó chúng ta nối 2 tính từ đó với nhau bằng từ “and”.
Ví dụ:
a new black and white T-shirt: một cái áo thun trắng và đen mới
a beautiful white and pink dress: một chiếc váy màu trắng và hồng xinh đẹp
blue and red velvet curtains: các tấm màn nhung đỏ và xanh
Tính từ sở hữu
Đây là loại tính từ trong tiếng Anh phổ biến nhất, dùng để chỉ sự sở hữu của danh từ đó thuộc về ai. Với mỗi ngôi xưng, sẽ có một dạng tính từ sở hữu riêng biệt như sau:
Ngôi
Số ít
Số nhiều
Ngôi thứ nhất
My: của tôi
Our: của chúng tôi
Ngôi thứ hai
Your: của anh
Your: của các bạn
Ngôi thứ ba
His: của anh ấy/ Her: của chị ấy/ Its: của nó
Their: của họ
Ví dụ:
My hair: tóc của tôi
His neighbors: những người hàng xóm của anh ấy
Their garden: ngôi vườn của họ
Tính từ định lượng
Đây là loại tính từ dùng để chỉ số lượng của một đối tượng nào đó. Tính từ định lượng trả lời cho câu hỏi “how much/how many”. Những từ có thể là tính từ định lượng là: a, an, many, a lot, 5,…
Ví dụ:
a cup of tea: một cốc trà
1000 students: 1000 học sinh
a few tables: một vài cái bàn
Tính từ chỉ thị
Tính từ chỉ thị dùng để mô tả đang nói đến danh từ hoặc đại từ nào. Có 4 tính từ chỉ thị là: this, that, these, those. Tính từ chỉ thị đứng trước danh từ mà tính từ ấy nhắc đến.
Ví dụ:
these donuts: những chiếc bánh rán vòng này
that tree: cái cây đó
those people: những người đó
Tính từ nghi vấn
Tính từ nghi vấn trong câu hỏi hoặc thuật lại câu hỏi. Các tính từ nghi vấn là whose, what, which. Tính từ nghi vấn phải đứng trước danh từ.
Ví dụ:
What color do you like?: Cậu thích màu gì?
She is thinking about which dress to wear.: Chị ấy đang nghĩ về việc nên mặc chiếc váy nào.
Whose pen is this?: Bút của ai đây?
Tính từ phân phối
Tính từ phân phối là tính từ chỉ thành phần nào đó cụ thể trong một nhóm đối tượng. Các tính từ phân phối là: every, any, each, either, neither.
Ví dụ:
Every person in the office: Mỗi người trong văn phòng
I don’t like any of these brands: Tôi không thích bất cứ nhãn hiệu nà trong số này
Each friend I have is very kind: Mỗi người bạn tôi có rất tử tế
Mạo từ
Mạo từ là từ trong tiếng Anh chỉ một đối tượng nào đó. Có 3 mạo từ trong tiếng Anh là: a, an và the. Trong đó, a và an chỉ một đối tượng chưa xác định, the chỉ một đối tượng xác định.
Ví dụ:
an apple: một quả táo
the boy we talked about: người con trai mà chúng ta từng nói đến
a letter: một bức thư
2.2. Phân loại theo cách thành lập
Khi phân loại theo cách thành lập, ta có 3 loại tính từ cần nhớ.
Tính từ đơn
Tính từ đơn trong tiếng Anh là tính từ chỉ bao gồm một từ.
Ví dụ: nice, good, wonderful,…
Tính từ phát sinh
Tính từ phát sinh được thành lập bằng cách thêm tiền tố hoặc hậu tố.
Với ý nghĩa đối lập, có các tiền tố như: un, in, im, or, il,…
Ví dụ: unhappy, impossible, indescribable,…
Các hậu tố của tính từ phổ biến bao gồm: y, ly, ful, less, ed, like, able, al, an, ian, ical, ish, some,…
Tính từ ghép được tạo bởi từ hai từ với nhau trở lên, được nối bằng dấu gạch ngang (-).
Có nhiều cách để thành lập tính từ ghép, trong đó:
Tính từ – tính từ: dark-brown (nâu sẫm),…
Danh từ – tính từ: snow-white (trắng như tuyết), top-most (cao nhất), home-sick (nhớ nhà),…
Tính từ – danh từ (+ed): all-star (toàn ngôi sao, toàn người nổi tiếng), tougue-tied (lặng thinh),…
Danh từ – V (quá khứ phân từ): air-conditioned (điều hoà), handmade (làm bằng tay),…
Tính từ/Trạng từ – V (quá khứ phân từ): newly-born (mới sinh),…
Danh từ/Tính từ – V-ing: good-looking (ưa nhìn), face-saving (giữ thể diện),…
Số – danh từ đếm được số ít: a two-bedroom apartment (một văn hộ 2 phòng ngủ), a three-day trip (một chuyến đi 3 ngày),…
3. Vị trí của tính từ trong tiếng Anh
Có 2 vị trí thường gặp của tính từ trong tiếng Anh là: tính từ đứng trước danh từ và tính từ đứng một mình.
Tính từ đứng trước danh từ
Các tính từ này đứng trước danh từ kết hợp thành cụm danh từ:
Ví dụ:
A beautiful picture: một bức tranh đẹp
A sunny day: một ngày đầy nắng
Tính từ đứng một mình
Có một số tính từ trong tiếng Anh thường chỉ đứng một mình, đó là các tính từ bắt đầu bằng “a” như aware; afraid; alone; ashamed … và một số tính từ khác như: exempt; unable; …
Ví dụ:
A cat is afraid. (Con mèo đang sợ)
Nếu muốn chuyển loại tính từ này sang đứng trước danh từ, chúng ta cần chuyển sang dùng phân từ: A frightened cat.
Tính từ đứng sau động từ liên kết
Đặc biệt, sau những động từ liên kết sau chúng ta đều có thể sử dụng trong tiếng Anh.
Bởi sự đa dạng về công dụng, mục đích, nên các tính từ trong tiếng Anh đôi khi cũng gây nhầm lẫn cho người học về cách sử dụng và nhận biết. Vây có những cách nào để chúng ta nhận diện chúng một cách dễ dàng. Hãy theo dõi chia sẻ ngay sau đây nhé.
Trước danh từ
Sau động từ to be: She is beautiful, …
Sau các động từ chỉ cảm xúc như: feel, look, sound, get, smell, become, turn, seem, hear.
Sau các từ như: something, someone, anyone, anything, ……..(Is there anything new?/ Let me tell you something interesting these days)
Các từ tiếng Anh tận cùng bằng :
ful: beautiful, peaceful…
ive: competitive, expensive,…
able: foundable, comfortable…
ous: dangerous, delicious,…
cult: difficult,…
ish: selfish, childish….
ed: bored, excited,…
ent: different, …
al: additional, natural,….
7. Cách thành lập tính từ trong tiếng Anh
Có 6 cách thành lập tính từ trong tiếng Anh. Tuy nhiên, cũng có nhiều tính từ không chứa yếu tố thêm vào.
CÁCH 1: Thêm các hậu tố vào sau danh từ
Hậu tố -ful
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
beauty
beautiful
đẹp
care
careful
cẩn thận
harm
harmful
có hại
Hậu tố –less
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
care
careless
bất cẩn
home
homeless
vô gia cư
hope
hopeless
vô vọng
Hậu tố –ly
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
month
monthly
hàng tháng
day
daily
hàng ngày
girl
girly
nữ tính
Hậu tố –like (giống như, như)
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
child
childlike
giống trẻ con
adult
adultlike
giống người lớn
god
godlike
như thiên thần
Hậu tố –y
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
sun
sunny
nhiều nắng
health
healthy
khoẻ mạnh
rain
rainy
có mưa
Hậu tố –ish (có tính chất của, thiên về)
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
self
selfish
ích kỷ
style
stylish
hợp thời trang
weak
weakish
hơi yếu
Hậu tố –al
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
norm
normal
bình thường
culture
cultural
thuộc văn hoá
addition
additional
thuộc bổ sung
Chú ý: Nếu từ gốc kết thúc bằng “y” thì ta chuyển thành “i”. Nếu danh từ kết thúc bằng “e” thì ta bỏ “e”.
Hậu tố –ous
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
religion
religious (từ đặc biệt)
thuộc tôn giáo
adventure
adventurous
có tính phiêu lưu
fame
famous
nổi tiếng
Chú ý: Nếu danh từ kết thúc bằng “y” thì ta chuyển thành “i”. Nếu danh từ kết thúc bằng “e” thì ta sẽ bỏ “e”.
Hậu tố –able
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
like
likeable
đáng mến
value
valuable
đáng giá
cure
curable
có thể chữa được
Hậu tố –ic
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
base
basic
cơ bản
specify
specific
cụ thể
strategy
strategic
có tính chiến lược
CÁCH 2: Thêm hậu tố vào sau động từ
Hậu tố -ive
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
act
active
năng động, hoạt động
effect
effective
có hiệu quả
positivity
positive
tích cực
Hậu tố -able
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
believe
believable
có thể tin được
measure
measurable
có thể đo đạc được
debate
debatable
đáng bàn luận
Hậu tố –ed
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
bore
bored
chán
crowd
crowded
đông đúc
surprise
surprised
bất ngờ
Hậu tố –ing
Từ gốc
Thêm hậu tố
Dịch nghĩa
interest
interesting
thú vị
worry
worrying
đáng lo ngại
confuse
confusing
gây khó hiểu
CÁCH 3: Thêm tiền tố vào trước tính từ
Tiền tố Super-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
natural
supernatural
siêu nhiên
man
superman
siêu nhân
stitiuos
superstitious
mê tín dị đoan
Tiền tố Under-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
age
underage
không đủ tuổi
ground
underground
dưới lòng đất
cover
undercover
lén lút, bí mật
Tiền tố Over-
Từ gốc
Thêm hậu tố/tiền tố
Dịch nghĩa
all
overall
tổng cộng
seas
overseas
nước ngoài
night
overnight
qua đêm
Tiền tố Sub-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
acid
subacid
hơi chua
urban
suburban
ngoại ô
CÁCH 4: Thêm tiền tố vào trước tính từ
Tiền tố Un-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
believable
unbelievable
không thể tin được
natural
unnatural
không tự nhiên
clean
unclean
không sạch
Tiền tố in-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
formal
informal
không trang trọng
convenient
inconvenient
không tiện
famous
infamous
tai tiếng
Tiền tố im-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
possible
impossible
không thể xảy ra
mature
immature
thiếu chín chắn
modest
immodest
không đoan trang
Tiền tố ir-(trước những từ bắt đầu bằng r)
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
regular
irregular
không đều
relevant
irrelevant
không phù hợp
rational
irrational
phi lý
Tiền tố il- (trước những từ bắt đầu bằng l)
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
legal
illegal
bất hợp pháp
licit
illicit
trái phép
legible
illegible
khó đọc
Tiền tố dis-
Từ gốc
Thêm tiền tố
Dịch nghĩa
appear
disappear
biến mất
honest
dishonest
không trung thực
CÁCH 5: Kết hợp một danh từ với một quá khứ phân từ
Những tính từ nói về kích cỡ, độ lớn thường sẽ đứng trước các tính từ về đặc điểm khác như màu sắc, chất liệu, nguồn gốc, mục đích.
Ví dụ:
A giant black building: một toà nhà đen khổng lồ
A long wooden ladder: một cái thang dài bằng gỗ
Mẹo số 3
Tính từ chỉ quan điểm, đánh giá luôn đứng trước tất cả các tính từ khác.
Ví dụ:
An interesting little girl: một cô bé nhỏ nhắn thú vị
A ugly long bamboo broom: một chiếc chổi dài bằng tre xấu xí
12. Bài tập tính từ trong tiếng Anh
Bài 1: Chọn thứ tự sắp xếp tính từ thích hợp nhất
1. school / a / modern / big / brick
A. a big modern brick school
B. a modern big brick school
C. a brick big modern school
2. a/ wonderful/ round/ brand new/ German/ able
A. a round brand new wonderful German table
B. a wonderful brand new round German table
C. a brand new wonderful German round table
3. a/ wooden/ grand/ ancient/ precious/ piano
A. a grand ancient precious wooden piano
B. an ancient precious grand wooden piano
C. a precious grand ancient wooden piano
4. a/ old/ leather/ skipping/ brown/ rope
A. an old brown leather skipping rope
B. a leather brown old skipping rope
C. a skipping leather brown old rope
5. a/long/French/amazing/kiss
A. a long French amazing kiss
B. an amazing long French kiss
C. a French long amazing kiss
Đáp án:
A
B
C
A
B
Bài 2: Chọn đáp án đúng
1. I thought robot was an _________ toy.
A. Interested B. Interesting
2. It was very _________not to get the job.
A. Depressing B. Depressed
3. June was exceptionally __________ at Joanne’s behaviour.
A. Annoying B. Annoyed
4. I thought the program on wildlife was__________. I was absolutely_________.
A. Fascinating/fascinated B. Fascinated/fascinating
C. Fascinating/fascinating D. Fascinated/fascinated
Đáp án:
B
A
B
A.
Xem ngay Hack Não Ngữ Pháp– bộ đôi Sách và App bài tập giúp bạn hiểu bản chất và ứng dụng chắc tay 90% ngữ pháp để thi cử và giao tiếp. Nội dung chính của sách gồm:
✅ Chương 1: Ngữ pháp cấu tạo giúp nhận diện và nói đúng cấu trúc của 1 câu đơn; ✅ Chương 2: Ngữ pháp về thì để bạn nói đúng thì của một câu đơn giản; ✅ Chương 3: Ngữ pháp cấu trúc hướng dẫn nói và phát triển ý thành câu phức tạp.
Trên đây là trọn bộ kiến thức cơ bản về tính từ trong tiếng Anh. Hy vọng qua bài viết bạn đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức hữu ích cũng như vận dụng được chúng hiệu quả trong cuộc sống. Đừng quên tham khảo thêm nhiều chủ đề ngữ pháp hay và quan trọng khác cùng cách học thông minh từ sách Hack Não Ngữ Pháp nhé. Chúc bạn thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Trong tiếng Anh có hai từ được sử dụng để nói về việc ai đó bắt đầu làm một việc gì đó. Tuy nhiên thì giữa chúng lại có những sự khác nhau nhất định. Và để biết chúng khác nhau như thế nào thì cùng Step Up tìm hiểu về sự kahcs biệt giữa start và begin dưới đây nhé.
1. Start – /stɑːt/
Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từ start nhé.
1.1. Start nghĩa là gì?
Trong tiếng Anh, Start có nghĩa là bắt đầu. Start có thể được sử dụng như một động từ hoặc một danh động từ.
Start sẽ mang đến cho người nghe cảm giác nhanh, mạnh, bất ngờ. Thường là nói về một hành động xảy ra trong một thời điểm. Còn begin thường sẽ là bắt đầu một quy trình và khiến người nghe có cảm giác từ từ hơn.
Ví dụ:
He starts exercising tomorrow. Anh ấy bắt đầu tập thể dục vào ngày mai.
She started losing her temper when he lied. Cô ấy bắt đầu mất bình tĩnh khi anh ta nói dối.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Dưới đây là một số từ thông dụng với start thông dụng trong cuộc sống.
Trong một số trường hợp thì những từ này sẽ có những nghĩa khác nhau. Để có thể vận dụng được chúng một cách linh hoạt thì đòi hỏi các bạn vẫn cần có một khoảng thời gian luyện tập đủ nhiều.
start up: Khởi động, khởi nghiệp
start out: bắt đầu
warm start: khởi đầu thuận ợi, ấm áp, tốt đẹp (thường dùng trong thời tiết)
a start of surprise: sự giật nảy mình.
What a start: thật bất ngờ
2. Begin – /bɪˈɡɪn/
Các bạn đã nắm được hết về từ start chưa? Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang phần tiếp theo đó là tìm hiểu về từ begin nhé.
2.1. Begin nghĩa là gì?
Begin trong tiếng Anh cũng có nghĩa là bắt đầu. Về cơ bản thì khi sử dụng với nghĩa là bắt đầu thì nó không có quá nhiều điểm khác biệt với start. Tuy nhiên, người ta thường hiểu begin với nghĩa formar hơn start.
Ví dụ:
He begins doing his homework. Anh ấy bắt đầu làm bài tập về nhà của mình.
She begins doing housework. Cô ấy bắt đầu làm việc nhà.
2.2. Sau Begin là gì
Begin thường được dùng với nghĩa khá đơn giản là bắt đầu. Begin thường dùng nghĩa nói về việc bắt đầu một cái gì đó một cách quy trình, có trình tự, chậm rãi, tự nhiên, không mang yếu tố bất ngờ.
Cấu trúc begin đầu tiên là begin + to V để nói ai/cái gì bắt đầu làm gì.
S + begin + to V
Ví dụ:
He began to talk about the difficulties he faced. Anh ta bắt đầu kể về những khó khăn mà anh ta gặp phải.
After they left, It began to rain. Sau khi chúng tôi rời đi, trời bắt đầu mưa.
Người ta có thể sử dụng begin để bắt đầu cuộc họp, buổi gặp… một cách tự nhiên. Câu này có nghĩa là “chúng ta bắt đầu … chứ?”.
Shall we let the + N + begin?
Ví dụ:
Shall we let the meeting begin? Chúng ta sẽ để buổi họp bắt đầu chứ?
Now, shall we let the class begin? Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu lớp học nào?
Ngoài ra, người ta còn sử dụng begin để nói về việc ai đó hoàn toàn mới trong một lĩnh vực nào đó.
Lúc này begin được thêm đuôi -er = beginner
Ví dụ:
This is an English program for beginners. Đây là chương trình tiếng Anh cho người mới bắt đầu.
Beginners playing games need time to practice. Người mới bắt đầu chơi game cần thời gian để luyện tập.
Cụm “begin to talk” có nghĩa là bắt đầu nói:
Ví dụ:
We began to talk more than usual. Anh ta bắt đầu nói nhiều hơn bình thường.
She began to talk about the things she wanted. Cô ấy bắt đầu nói về những điều cô ấy muốn.
2.3. Begin đi với giới từ gì
Dưới đây là một số cụm từ thông dụng với begin cs thể bạn chưa biết.
begin at: bắt đầu lúc nào
begin with: bắt đầu với ai, cái gì
begin from: bắt đầu từ
begin again: bắt đầu lại
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Hầu hết các trường hợp nói về việc ai đó bắt đầu làm một việc nào đó thì chúng ta hoàn toàn có thể dùng start và begin thay thế cho nhau. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp chỉ sử dụng được start hoặc begin.
Begin không dùng trong trường hợp nói về sự khởi động của máy móc.
Start không được dùng trong hoàn cảnh nói về ai đó là người mới trong một lĩnh vực nào đó.
Khi dùng với talk
Start to talk được dùng trong trường hợp em bé tập nói và bắt đầu nói những từ đầu tiên. Trước đâu em bé chưa từng biết nói.
Begin to talk được dùng để chỉ người nào đó bắt đầu nói về một câu chuyện, sự việc nào đó (trường hợp này người nói đã biết nói trước đó rồi chứ không giống như em bé phía trên).
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trong bài này, Step Up đã phân biệt hai từ start và begin trong tiếng Anh. Hy vọng qua bài chia sẻ này, các bạn đã hiểu được sự khác nhau giữa start và begin. Từ đó có thể sử dụng đúng các từ này trong những ngữ cảnh phù hợp nhé.
Grateful và thankful là hai từ tiếng Anh có nghĩa gần giống nhau. Nếu như bạn không tìm hiểu kỹ thì sẽ rất dễ nhầm hai từ này với nhau. Trong bài viết này Step Up sẽ giải thích nghĩa và phân biệt grateful và thankful để mọi người cùng hiểu rõ và sử dụng hai từ này một cách chính xác nhất nhé.
1. Grateful là gì?
Để nói về sự biết ơn, chúng ta có các cấu trúc với 2 từ, grateful và gratitude.
Cấu trúc grateful for
Grateful là một tính từ trong tiếng Anh mang nghĩa là biết ơn, cảm kích trước một hành động tử tế của ai đó.
Cấu trúc:
Be grateful + for + N
Ngoài ra, còn có 2 cấu trúc nữa đi với từ grateful mang nghĩa tương tự:
Be grateful + to sb for sth
Be grateful + that + clause
Ví dụ:
I am grateful to her for having given me bread. Thanks to it I didn’t go hungry. Tôi thật biết ơn chiếc bánh mì mà cô ấy cho tôi. Nhờ nó mà tôi đã không bị đói.
Children are grateful to their parents for having given birth to them. Con cái thì biết ơn bố mẹ mình vì đã sinh thành ra họ.
She is very grateful for everyone’s help. Cô ấy rất biết ơn sự giúp đỡ của mọi người.
Gratitude là gì
Thứ hai, chúng ta có từ gratitude. Gratitude là một danh từ, mang nghĩa “lòng biết ơn”.
Cấu trúc dùng với cụm từ “show/express (one’s) gratitude (to sb)” mang nghĩa là bày tỏ lòng biết ơn (của ai) (với ai đó).
I just want to show gratitude to you by singing this song. Tôi chỉ muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bằng cách hát bài hát này.
He is expressing his gratitude to his mother by giving her lots of presents. Anh ấy đang bày tỏ lòng biết ơn đối với mẹ anh ấy bằng cách tặng cho cô ấy thật nhiều món quà.
Eugene wants to show his gratitude to his fans. Eugene muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người hâm mộ của anh ấy.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Thankful là một tính từ trong tiếng Anh mang nghĩa là biết ơn nhưng khác với grateful, thankful dùng trong trường hợp người nói thấy nhẹ nhõm hay thoải mái, biết ơn khi sự việc tiêu cực nào đó qua đi.
Ví dụ:
We are thankful that we have returned home safely. Chúng tôi biết ơn vì mình đã trở về nhà an toàn.
We are thankful that none of us were injured. Chúng tôi biết ơn vì không ai trong chúng tôi bị thương.
I was thankful that when I had just gone home, it started raining heavily. Tôi biết ơn vì khi tôi vừa về đến nhà thì trời mưa lớn.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Cùng luyện tập với bài tập nhỏ nhỏ dưới đây để xem bạn đã hiểu bài chưa nhé!
Bài tập viết lại câu tiếng Việt sang tiếng Anh bằng cách sử dụng grateful và thankful một cách hợp lý nhé
Tôi rất biết ơn những anh hùng liệt sĩ vì họ đã hy sinh để giữ gìn hòa bình cho đất nước.
Cô ta không biết ơn những người đã giúp đỡ mình.
Anh rất biết ơn vì tai nạn đã không xảy ra với anh.
Tôi rất biết ơn vì chúng tôi đã tìm thấy con gái của mình.
Tôi rất biết ơn những vì anh ta đã đưa tôi đến bệnh viện.
Anh ấy biết ơn vì cơn động đất đã qua đi.
Những đứa trẻ biết ơn cô gái vì đã mua hết số hoa còn lại.
Tôi biết ơn vì trận lũ lụt đã qua đi.
Tôi rất biết ơn vì ca phẫu thuật thành công.
Tôi rất biết ơn anh ấy đã lấy lại túi xách cho tôi.
Đáp án
I am very grateful to the heroic martyrs for sacrificing themselves to keep the peace of the country.
She was not grateful to those who had helped her.
He was thankful that the accident didn’t happen to him.
We are so thankful that we found our daughter.
I am very grateful to him having taken me to the hospital.
He is thankful that the earthquake is over.
The boys were grateful to the girl for having bought all the remaining flowers
I was thankful that the flood was over.
I am grateful for the successful surgery.
I am very grateful to him having taken my bag back for me.
4. Học ngữ pháp tiếng Anh với sách Hack Não Ngữ Pháp
Trong tiếng Anh có những cấu trúc rất đơn giản nhưng nhiều khi chúng ta lại không ghi nhớ được. Đến lúc ai đó nói thì mới nhận ra là mình đã được học rồi. Điều này cho thấy có thể do phương pháp học hiện tại của bạn chưa được hợp lý đó.
Hãy thử một phương pháp mới với một cuốn sách mới xem sao.
Cuốn sách Hack Não Ngữ Pháp mới ra lò vào tháng 6/2020 nhưng đã được các hạn học vô cùng yêu thích và lựa chọn để trau dồi ngữ pháp tiếng Anh của mình. Sách có độ dày 200 trang với mạch kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao được chia làm ba chương.
Chương 1. Ngữ pháp cấu tạo: giúp bạn nhận diện và nói đúng cấu trúc của một câu đơn bất kỳ.
Chương 3. Ngữ pháp cấu trúc: hướng dẫn phát triển ý thành câu phức tạp.
Thiết kế bắt mắt với phần lớn thông tin trong sách được thể hiện dưới dạng hình ảnh minh hoạ cùng với cách sắp xếp kiến thức theo trình tự hợp lý nên sách rất dễ học và phù hợp với mọi lứa tuổi.
Để thuận tiện cho việc ôn luyện và kiểm tra kiến thức thì đi kèm với sách giấy sẽ là App Hack Não Pro. App rất dễ sử dụng nên các bạn không cần quá lo lắng nhé. App gồm hai phần luyện tập là theo lộ trình trong sách và làm bài luyện tập tổng hợp theo kho đề thi có sẵn. Cuối mỗi bài kiểm tra các bạn có thể xem luôn kết quả của mình để biết được khả năng hiện tại của bản thân đấy.
Chưa dừng lại ở đó, để hỗ trợ hiệu quả việc học ngữ pháp cho những bạn mới bắt đầu hoặc những bạn bị mất gốc thì Step Up đã thành lập nhóm học viên trên Facebook. Hằng tuần, tại đây sẽ diễn ra các buổi livestream của các thầy cô với những kiến thức vô cùng thú vị về tiếng Anh. Đừng bỏ lỡ nhé!
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Bài viết trên đây đã phân biệt cho các bạn hai từ grateful và thankful trong tiếng Anh. Hy vọng sau bài viết này sẽ không còn ai nhầm lẫn hai từ này với nhau nữa nhé. Ngoài ra, chúng mình cũng đã giới thiệu với các bạn bộ sách Hack Não Ngữ Pháp được các bạn trẻ vô cùng tin tưởng khi lựa chọn để ôn luyện ngữ pháp cơ bản trong tiếng Anh. Mong rằng bộ sách này sẽ hữu ích với bạn.