Trong ngữ pháp hay giao tiếp tiếng Anh, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp từ “Otherwise”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu Otherwise là gì và cách dùng của nó ra sao trong tiếng Anh. Trong bài viết hôm nay, Step Up chia sẻ với bạn tất tần tật về cấu trúc Otherwise và bài tập có đáp án giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi gặp phải.
1. Định nghĩa Otherwise trong tiếng Anh?
Otherwise trong tiếng Anh mang nghĩa là “nếu không thì” thường dùng để diễn tả hai mệnh đề hoặc hai ý trái ngược nhau trong câu.
Ví dụ:
You should go home quickly, otherwise it will rain.
(Bạn nên về nhà nhanh chóng nếu không trời sẽ mưa.)
We have to go to work before 8:00 am, otherwise we will be punished.
(Chúng tôi phải đi làm trước 8 giờ sáng nếu không sẽ bị phạt.)
2. Cấu trúc otherwise và cách sử dụng
Dưới đây là cấu trúc chung và cách sử dụng cụ thể của cấu trúc otherwise trong tiếng Anh:
Cấu trúc otherwise
Cấu trúc otherwise mang nghĩa là kẻo, nếu không thì.
Otherwise + Mệnh đề
Ví dụ:
The kids have to get up before 7 a.m, otherwise they’ll be late for school.
(Lũ trẻ phải dậy trước 7 giờ sáng nếu không chúng sẽ bị trễ học.)
I have to cook dinner, otherwise the family will go hungry.
(Tôi phải nấu bữa tối nếu không cả nhà sẽ đói.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Otherwise được sử như một liên từ với nghĩa là “nếu không thì, ngoài ra thì, dẫu sao thì”. Khi sử dụng otherwise, hai mệnh đề phải được ngăn cách bởi dấu phẩy.
Ví dụ:
Be quiet, otherwise you will be punished.
(Hãy im lặng, nếu không bạn sẽ bị phạt.)
Hurry up, otherwise you’ll be late for class.
(Nhanh lên, nếu không bạn sẽ bị trễ giờ học.)
Cách dùng Otherwise trong câu điều kiện (đây là một dạng biến thể của câu điều kiện). Nếu sử dụng otherwise trong câu điều kiện, mệnh đề theo sau otherwise sẽ là điều kiện không có thực và được lùi một thì.
Ví dụ:
I have been using your computer, otherwise I wouldn’t have been able to complete the report.
(Tôi đã sử dụng máy tính của bạn, nếu không tôi sẽ không thể hoàn thành báo cáo.)
I studied hard otherwise I would have failed my exam.
(Tôi đã học chăm chỉ nếu không tôi đã trượt kỳ thi của mình.)
3. Phân biệt cấu trúc otherwise và however
However trong tiếng Anh có nghĩa là “tuy nhiên”. Từ này rất dễ bị nhầm lẫn với otherwise. Cùng phân biệt cấu trúc otherwise và however trong một số trường hợp dưới đây:
Phân biệt cấu trúc Otherwise và However khi đóng vai trò là trạng từ
Khi However là một trạng từ, thì được dùng để chỉ mức độ. Liền trước However là một tính từ hoặc trạng từ của nó.
Otherwise khi là trạng từ thường đi sau động từ.
Ví dụ:
She is unable to get good grades, however she received praise from her teacher.
(Cô ấy không thể đạt điểm cao, tuy nhiên cô ấy đã nhận được lời khen ngợi từ giáo viên của mình.)
I studied hard otherwise I would have failed my exam.
(Tôi đã học chăm chỉ nếu không tôi đã trượt kỳ thi của mình.)
Phân biệt cấu trúc otherwise và however khi đóng vai trò là một liên từ
However khi là một liên từ thì trước hoặc sau nó là một một mệnh đề, hay có thể đi liền sau một từ hoặc cụm từ đầu tiên của mệnh đề.
Otherwise khi ở vai trò là một liên từ mang nghĩa là “nếu không/kẻo”.
Lưu ý: Trong trường hợp hai mệnh đề ý nghĩa trái ngược nhau, however thường có nghĩa là “tuy nhiên/nhưng/dù sao”.
Ví dụ:
She didn’t study hard, however she still got good grades.
(Cô ấy không học chăm chỉ, nhưng cô ấy vẫn đạt điểm cao.)
Hy vọng bài viết giúp các bạn nắm rõ hơn về cấu trúc Otherwise trong tiếng Anh là gì cũng như cách dùng trong các trường hợp khác nhau. Step Up chúc các bạn chinh phục được Anh ngữ sớm nhất!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Trong tiếng Anh, người ta sử dụng liên từ tương quan theo từng cặp để kết nối các sự vật với nhau. Vậy liên từ tương quan là gì? Có bao nhiêu cặp liên từ tương quan trong tiếng Anh? Học ngay bài viết về trọn bộ kiến thức liên từ tương quan ngay dưới đây của Step Up để giải đáp những thắc mắc này nhé!
1. Định nghĩa Liên từ tương quan
Liên từ tương quan ( tiếng Anh: Correlative conjunction) là những cặp từ nối có chức năng dùng để nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề.
Cặp liên từ tương quan luôn luôn phải đi với nhau và không thể tách rời được.
Ví dụ:
He is both intelligent and hardworking.
(Anh ấy vừa thông minh vừa chăm chỉ.)
No sooner did the kids finish their homework, than they went to play soccer.
(Ngay sau khi làm hoàn thành bài tập về nhà thì bọn trẻ đi chơi bóng đá.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trên đây là tất tần tật kiến thức về liên từ tương quan trong tiếng Anh. Loại liên từ này được áp dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng. Vì vậy bạn hãy cố gắng sử dụng thật nhiều trong thực tế để có thể nói tiếng Anh “xịn” hơn cũng như ghi nhớ lâu hơn. Step Up chúc bạn sớm thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Bạn đã từng thấy những động từ trong câu đi kèm với một giới từ và mang nghĩa khác hẳn với động từ ấy nhưng đứng một mình chưa? Đó chính là “Phrasal verb”, hay còn gọi là cụm động từ đấy. Hãy cùng Step Uptìm hiểu tất tần tật về ngữ pháp Phrasal verb trong bài viết ngày hôm nay nhé.
1. Phrasal verbs là gì?
Phrasal verb (hay còn gọi là cụm động từ) là một cụm từ mang tính cố định, bao gồm một động từ và một thành phần khác, thường là trạng từ hoặc một giới từ. Trong nhiều trường hợp, nghĩa của Phrasal verb có thể khác biệt so với động từ gốc tạo nên nó.
Ví dụ:
I work as a babysitter, my job is looking after the children.
(Tôi là một người trông trẻ, công việc của tôi là chăm sóc các em bé.)
The boss is so humble, he doesn’t like to show off at all.
(Sếp thật là khiêm tốn, ông ấy chẳng thích khoe mẽ một chút nào.)
Ever since I started working out, I feel stronger and more energetic.
(Kể từ khi tôi bắt đầu tập thể dục, tôi thấy khỏe hơn và tràn đầy năng lượng hơn.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Phrasal verb thường được chia làm hai loại: cụm ngoại động từ và cụm nội động từ; hoặc cụm động từ có thể tách rời và không thể tách rời. Hãy tìm hiểu xem các cụm động từ Phrasal verb này khác nhau như thế nào nhé.
Các cụm động từ (Phrasal verbs) có thể mang chức năng của một ngoại động từ hoặc nội động từtrong câu, và đôi khi một cụm có thể đóng vai trò của cả nội và ngoại động từ. Bạn có thể hiểu ngoại động từ là động từ cần đi kèm vớitân ngữ, trong khi nội động từ thì không đi kèm với tân ngữ.
Ví dụ:
I look up to my parents, they never look down on anyone.
(Tôi kính trọng cha mẹ mình, họ không bao giờ khinh thường ai cả.)
Look up to somebody (tôn trọng, kính trọng ai) và look down on somebody (xem nhẹ, coi thường ai) là những cụm ngoại động từ.
Things were intense, so I don’t think they will make up soon.
(Mọi thứ có vẻ rất căng thẳng, nên tôi không nghĩ họ sẽ làm lành sớm đâu.)
Make up(làm lành, làm hòa) là một cụm nội động từ.
Can you pick me up at 9, after the concert?
(Bạn có thể đón mình lúc 9 giờ, sau khi buổi hòa nhạc kết thúc được không?)
Can you pick up? The phone has been ringing for 5 minutes.
(Bạn có thể nhấc máy được không? Chuông đã reo suốt 5 phút rồi.)
Cụm động từ có thể tách rời và không thể tách rời
Đôi khi, giới từ hoặc trạng từ được đặt sau động từ hoặc sau tân ngữ. Những cụm Phrasal verb như thế được gọi là cụm động từ có thể tách rời. Nếu tân ngữ là một đại từ, giới từ/trạng từ phải được đặt sau đại từ (tân ngữ).
Ví dụ:
I think paper dictionaries are still used to look up new words.
(Tôi nghĩ từ điển giấy vẫn được sử dụng để tra từ mới.)
I think paper dictionaries are still used to look new words up.
(Tôi nghĩ từ điển giấy vẫn được sử dụng để tra từ mới.)
Look it up, it must be in the dictionary.
(Thử tra đi, chắc nó phải có trong từ điển chứ.)
Một số cụm động từ Phrasal verb luôn không thể tách rời mà đi liền với nhau thành một cụm. Đó chính là các cụm động từ (phrasal verbs) không thể tách rời.
Ví dụ:
The kitties do not take after their father, how strange!
(Những bé mèo con trông không giống mèo bố gì cả, lạ thật đấy!)
Did we check out at the hotel properly?
(Chúng ta đã làm thủ tục trả phòng khách sạn đúng cách chưa nhỉ?)
Hold on, my back just gives in, I need to rest.
(Chờ đã, lưng tôi mỏi quá, tôi cần nghỉ ngơi.)
3. Phân biệt Phrasal và giới từ đi sau động từ
Làm thế nào để phân biệt các cụm Phrasal verbs (cụm động từ) với động từ có giới từ đi sau nhỉ? Step Up sẽ hướng dẫn bạn hai “bí kíp” để phân biệt Phrasal verb và giới từ đi sau động từ nhé!
Giới từ đi sau động từ để chỉ mối quan hệ các thành phần trong câu.
Ví dụ:
She called to inform me about the news.
(Cô ấy đã gọi cho tôi để thông báo về tin tức.)
Trong ví dụ này, “call to” không phải một cụm động từ. “Call” là một động từ riêng lẻ, mang nghĩa là gọi điện, “to” là giới từ nối hai vế của câu.
Phrasal verbs thường làm thay đổi nghĩa của động từ gốc.
Ví dụ:
You made the entire sand castle by yourself, how splendid!
(Bạn tự tạo nên cả một lâu đài cát, giỏi thật đấy!)
You probably make it up, I don’t believe you at all. (Chắc hẳn cậu chỉ bịa chuyện đó ra thôi, mình chẳng tin cậu đâu.)
Trong ví dụ trên, từ “make” ở câu đầu tiên được mang nghĩa gốc là “tạo nên, tạo ra”. Ở câu thứ hai, cụm phrasal verb “make something up” (bịa chuyện) không còn mang nghĩa gốc của từ “make”.
4. 200 phrasal verbs thường gặp
Dưới đây là danh sách 200 cụm phrasal verb thông dụng trong tiếng Anh, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái để bạn tra cứu và học tập. Hãy note lại những cụm phrasal verbs bạn học được vào trong sổ tay của mình nhé.
A
Ask somebody out: mời ai đó đi hẹn hò
Ask around: hỏi về cùng một thứ
Add up to something: tương đương
B
Back something up: quay ngược, đảo chiều
Back somebody up: hỗ trợ
Blow up: phát nổ
Blow something up: bơm, thổi phồng
Break down: ngừng hoạt động (máy móc, xe cộ)
Break down: cảm thấy suy sụp
Break something down: phân tách thứ gì đó
Break in: đột nhập vào nhà
Break into something: xông vào
Break something in: mặc một thứ gì đó nhiều lần
Break in: can thiệp, làm gián đoạn
Break up: chia tay, chấm dứt mối quan hệ
Break up: cười lớn, cười nắc nẻ
Break out: tẩu thoát
Break out in something: nổi mẩn, gặp phải vấn đề về da
Bring somebody down: khiến ai đó cảm thấy buồn
Bring somebody up: nuôi dưỡng trẻ con
Bring something up: đề cập, khới ra một chủ đề nào đó
Bring something up: nôn
C
Call around: gọi cho nhiều nơi, nhiều người khác nhau
Call somebody back: gọi lại cho ai đó
Call something off: hủy bỏ
Call on somebody: hỏi ý kiến hoặc câu trả lời của ai đó
Call on somebody: đến thăm ai đó
Call somebody up: gọi điện
Calm down: bình tĩnh lại sau khi vừa nổi nóng
Catch up: theo kịp ai đó
Check in: đến và xác nhận đăng ký phòng/lấy vé ở khách sạn/sân bay
Check out: trả phòng khách sạn
Check somebody/ something out: quan sát kỹ càng, điều tra
Check out somebody/ something: nhìn ngó
Cheer up: trở nên vui vẻ hơn
Cheer somebody up: làm ai đó vui
Chip in: giúp đỡ
Clean something up: lau dọn gọn gàng
Come across something: đi ngang qua, bắt gặp một cách tình cờ
Come apart: chia tách
Come down with something: bị ốm, bị bệnh
Come forward: tình nguyện xung phong/cung cấp bằng chứng
Come from: xuất xứ từ đâu đó
Count on somebody/ something: dựa vào ai đó/ thứ gì đó
Cross something out: gạch bỏ
Cut back on something: tiêu thụ ít đi
Cut something down: chặt bỏ thứ gì đó
Cut in: can thiệp, làm gián đoạn
Cut in: chặn sát đầu xe
Cut in: bắt đầu vận hành
Cut something off: cắt bỏ thứ gì đó/ngừng cung cấp
Cut somebody off: bỏ tên ai đó ra khỏi di chúc
Cut something out: cắt thứ gì
D
Do something over: làm lại một việc gì đó
Do away with something: loại bỏ
Do something up: đóng lại, kéo khóa
Dress up: diện quần áo đẹp
Drop back: tụt hạng về một vị trí nào đó
Drop in/by/over: ghé qua mà không hẹn trước
Drop somebody/ something off: đưa ai đó/thứ gì đến một nơi
Drop out: bỏ học
E
Eat out: đi ăn ngoài
End up: quyết định/hành động
F
Fall apart: tan vỡ thành nhiều mảnh
Fall down: ngã xuống mặt đất
Fall out: rơi ra khỏi vật đựng
Figure something out: hiểu ra, tìm ra câu trả lời
Fill something in/out: điền vào chỗ trống
Fill something up: đổ đầy ắp
Find out: khám phá ra
Find something out: khám phá ra
G
Get something across/over: trao đổi, làm sáng tỏ
Get along/on: hòa thuận, yêu mến nhau
Get around: di chuyển linh động, nhanh nhẹn
Get away: đi nghỉ
Get away with something: làm một việc gì trot lọt, không bị bắt quả tang/trừng phạt
Get back: quay lại
Get something back: lấy lại một thứ đã từng có
Get back at somebody: phản công, phục thù ai đó
Get back into something: dành sự quan tâm, hứng thú trở lại cho cái gì
Get on something: lên xe
Get over something: phục hồi sau khi mắc bệnh, mất mát hoặc khó khăn
Get over something: vượt qua một vấn đề
Get round/ around to something: cuối cùng cũng có thời gian làm gì đó
Get together: gặp gỡ xã giao
Get up: thức dậy
Give somebody away: tiết lộ thông tin, tố cáo, bán đứng ai đó
Give somebody away: (người nhà) đưa cô dâu tới lễ đường
Give something away: làm lộ bí mật
Give something away: cho không ai đó một thứ gì đó
Give something back: đem trả lại một món đồ
Give in: ngừng đánh nhau/tranh chấp/bất đồng ý kiến
Give something out: phát miễn phí
Give something up: từ bỏ một thói quen
Give up: bỏ cuộc, ngừng cố gắng
Go after somebody: bám theo, đi theo ai đó
Go after something: theo đuổi để đạt được mục tiêu
Go against somebody: thi đua, đối đầu với ai đó
Go ahead: bắt đầu, tiến hành
Go back: quay trở lại một nơi nào đó
Go out: rời khỏi nhà, đi chơi
Go out with somebody: hẹn hò với ai đó
Go over something: kiểm tra lại
Go over: thăm ai đó ở gần
Go without something: trải qua sự thiếu thốn
Grow apart: cách xa nhau dần qua thời gian
Grow back: mọc lại
Grow into something: bắt đầu thích thứ gì đó
Grow out of something: không thích thứ gì đó nữa
Grow up: trưởng thành, lớn lên
H
Hand something down: nhường lại cho ai đó đồ cũ
Hand something in: nộp
Hand something out: phân phát (bằng tay)
Hand something over: giao nộp một cách không tự nguyện
Hang in: giữ thái độ tích cực
Hang on: đợi trong chốc lát
Hang out: vui chơi
Hang up: cúp/dập máy
Hold somebody/something back: giữ chân, ngăn ai đó/thứ gì đó lại
Hold something back: kiềm nén cảm xúc
Hold on: chờ trong chốc lát
Hold onto somebody/ something: giữ chặt, bám chặt
Hold somebody/ something up: cướp giật
K
Keep on doing something: tiếp tục làm gì đó
Keep something from somebody: không nói gì đó cho ai đó
Keep somebody/ something out: không cho vào, bắt ở ngoài
Keep something up: tiếp tục giữ nguyên phong độ
L
Let somebody down: làm ai đó thất vọng
Let somebody in: cho phép vào trong nhà
Log in/on: đăng nhập
Log out/off: đăng xuất
Look after somebody/something: chăm sóc, trông nom ai đó/thứ gì đó
Look down on somebody: coi thường, đánh giá thấp
Look for somebody/something: tìm kiếm
Look forward to something: cảm thấy phấn khích, mong chờ tương lai
Look into something: điều tra, nghiên cứu
Look out: cảnh giác, lưu ý
Look out for somebody/something: cực kì cảnh giác
Look something over: kiểm tra, xem xét
Look something up: tìm kiếm thông tin/tra cứu
Look up to somebody: ngưỡng mộ ai đó
M
Make something up: bịa đặt, nói dối
Make up: tha thứ hay làm hòa với nhau
Make somebody up: trang điểm
Mix something up: nhầm lẫn giữa các thứ với nhau
P
Pass away: qua đời
Pass out: bất tỉnh, ngất
Pass something out: truyền tay nhau
Pass something up: từ chối, bỏ qua
Pay somebody back: trả tiền nợ
Pay for something: bị trừng phạt, trả giá
Pick something out: lựa chọn
Point somebody/something out: chỉ trỏ vào ai đó/ cái gì đó
Put something down: đặt vật đang cầm xuống đất
Put somebody down: xúc phạm, làm ai đó cảm thấy không được tôn trọng
Put something off: trì hoãn
Put something out: dập tắt
Put something together: tập hợp, lắp ráp
Put up with somebody/something: chịu đựng
Put something on: mặc quần áo, mang giày dép, đeo trang sức
R
Run into somebody/something: tình cờ bắt gặp
Run over somebody/something: cán xe qua một vật gì đó/ai đó
Run over/through something: tập dượt, tổng duyệt
Run away: đào tẩu, bỏ chạy
Run out: hết mất, không còn
S
Send something back: gửi trả lại thứ gi đó
Set something up: sắp đặt, bố trí
Set somebody up: lừa, gài bẫy ai đó
Shop around: đi loanh quanh xem đồ
Show off: khoe mẽ, thể hiện
Sleep over: ngủ lại, qua đêm ở đâu đó
Sort something out: sắp xếp, giải quyết một vấn đề
Stick to something: tiếp tục làm gì đó
Switch something off: tắt thứ gì đi
Switch something on: bật thứ gì lên
T
Take after somebody: giống một người thân
Take something apart: cố tình phá, tách một thứ gì vụn ra
Take something back: lấy lại một vật
Take off: cất cánh, khởi hành
Take something off: tháo bỏ, cởi thứ gì ra
Take something out: lấy/đem thứ gì đó ra
Take somebody out: rủ/đãi ai đó đi chơi
Tear something up: xé vụn thành từng mảnh
Think back to/on: nhớ lại
Think something over: cân nhắc
Throw something away: vứt bỏ thứ gì đó
Turn something down: vặn nhỏ/giảm âm lượng hoặc cường độ
Turn something down: từ chối thứ gì đó
Turn something off: tắt đi
Turn something on: bật lên
Turn something up: tăng âm lượng hoặc cường độ
Turn up: xuất hiện, có mặt
Try something on: mặc thử đồ
Try something out: thử nghiệm
U
Use something up: dùng hết
W
Wake up: tỉnh giấc, thức dậy
Warm up: khởi động
Work out: tập thể dục
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là kiến thức về Phrasal verb – cụm động từ trong tiếng Anh đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu và vận dụng được các cụm Phrasal verb tiếng Anh. Hãy chăm chỉ luyện tập và đón đọc những bài viết mới chủ đề ngữ pháp của Step Up bạn nhé.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Enough là chủ điểm ngữ pháp khá phổ biến trong tiếng Anh, thường được xuất hiện trong các bài kiểm tra, các kỳ thi. Có thể nói đây là phần dễ ghi điểm, tuy nhiên không phải ai cũng nắm chắc kiến thức ngữ pháp này. Trong bài viết dưới đây, Step Up sẽ tổng hợp tất tần tật về cấu trúc enough giúp bạn không mất điểm một cách lãng phí nhé!
1. Định nghĩa cấu trúc Enough
Enough trong tiếng Anh có nghĩa là đủ. Tuy nhiên, đôi khi trong một số trường hợp, “enough” lại dùng để ám chỉ số lượng hoặc kích cỡ của một vật vừa phải hoặc thích hợp. Tùy vào hoàn cảnh mà enough mang nghĩa khác nhau.
Enough sẽ có những cách dùng khác nhau tương ứng với mỗi vị trí.
Cấu trúc Enough được sử dụng để diễn tả: (Cái gì?)…đủ hoặc không đủ…(Để làm gì?)
Ví dụ:
I don’t have enough money to pay this month’s rent.
(Tôi không có đủ tiền để trả tiền thuê nhà tháng này.)
I am capable enough to solve this problem.
(Tôi có đủ khả năng để giải quyết vấn đề này.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Như đã nói trên, tùy thuộc vào ngữ cảnh và vị trí mà enough mang nghĩa khác nhau và có cách dùng khác nhau. Cùng tìm hiểu cụ thể các trường hợp cấu trúc enough và các dùng của chúng ngay dưới đây nhé:
Cấu trúc Enough với tính từ
Cấu trúc Enough được sử dụng sau tính từ kết hợp với nó, đi theo sau là động từ nguyên thể có “to”
S + tobe (not) + adj + enough + (for sbd) + to V
Ví dụ:
She is qualifiedenough to become a marketing manager.
(Cô ấy đủ tiêu chuẩn để trở thành giám đốc marketing.)
The pitch is not large enough for us to play football.
(Mặt sân không đủ rộng để chúng tôi chơi bóng.)
Cấu trúc enough với danh từ
S + V + enough + Noun (danh từ) + (for sbd) + to V
Ví dụ:
He did not have enough time to complete the test.
(Cô ấy đủ tiêu chuẩn để trở thành giám đốc marketing.)
I don’t have enough ingredients to cook for 5 people.
(Tôi không có đủ nguyên liệu để nấu cho 5 người.)
Cấu trúc với enough với trạng từ
Trong cấu trúc Enough với trạng từ thì enough đứng sau trạng từ, theo sau đó là động từ nguyên thể có “to”
S + V + Adj (trạng từ) + enough + (for sbd) + to V
Ví dụ:
He ran fast enough to keep up with the train.
(Cô ấy đủ tiêu chuẩn để trở thành giám đốc marketing.)
I don’t have enough ingredients to cook for 5 people.
(Tôi không có đủ nguyên liệu để nấu cho 5 người.)
3. Một số lưu ý khi dùng cấu trúc enough trong tiếng Anh
Khi sử dụng “enough” để nối câu, có một số lưu ý bạn cần phải nắm vững dưới đây:
Quy tắc 1:
Nếu như trước tính từ, trạng từ trong câu có các trạng từ: too, so, very, quite, extremely…
Nếu như trước danh từ có much, many, a lot of, lots of => Thì phải lược bỏ đi
Ví dụ:
He is very intelligent. He can become a good student.
=> He is very intelligent enough to become a good student.
(Anh ấy đủ thông minh để trở thành một học sinh giỏi.)
Khi nối câu bằng “enough”, nếu chủ ngữ ở hai câu giống nhau thì lược bỏ đi “for sb”. Tuy nhiên nếu chủ ngữ câu sau có ý chung chung ta cũng có thể lược bỏ.
Ví dụ:
Mike is intelligent. He can become a professor.
=> Mike is intelligent enough to become a professor.
(Mike đủ thông minh để trở thành một giáo sư.)
The weather is very nice. We can travel on it.
=> The weather is nice enough to travel on it. – We ở đây chỉ chủ ngữ chung chung, không xác định là ai.
(Thời tiết đủ đẹp để đi du lịch trên đó.)
Quy tắc 3:
Khi sử dụng “enough” để nối câu, nếu chủ ngữ của câu thứ nhất trùng và tân ngữ của câu 2 (là một) thì khi nối hai câu ta loại bỏ phần tân ngữ của câu sau.
Ví dụ:
The food is pretty bad. I can’t eat it.
=> The food is not delicious enough to be eaten.
(Thức ăn không đủ ngon để ăn.)
The test is very easy. I can do it
=> The test is easy enough for me to do easily.
(Bài kiểm tra đủ dễ để tôi làm được.)
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là tất tần tật kiến thức ngữ pháp về cấu trúc enough trong tiếng Anh. Các bạn nhớ thường xuyên ôn luyện để nắm chắc chủ điểm này nhé. Ngoài ra bạn có thể xem thêm nhiều kiến thức ngữ pháp khác trong Hack Não Ngữ Pháp – cuốn sách tổng hợp tất cả ngữ pháp cơ bản cho người mới bắt đầu.
Step Up chúc bạn học tập tốt!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Âm câm trong tiếng Anh (hay còn gọi là silent letter), là những chữ cái xuất hiện trong từ nhưng lại không được đọc ra. Hiện tượng này gây nhiều khó khăn cho người học khi phát âm. Việc không nắm được các âm câm của từ sẽ dẫn đến phát âm sai hoàn toàn. Hiểu được những khó khăn này, trong bài viết này Step Up sẽ chia sẻ với bạn toàn bộ kiến thức về âm câm trong tiếng Anh.
1. Âm câm trong tiếng Anh và các quy tắc cần nhớ
Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng mắc lỗi phát âm sai âm câm trong tiếng Anh.
Bạn sẽ không thể nói tiếng Anh lưu loát và đúng chuẩn nếu như bạn không phân biệt đâu là âm câm, còn đâu là từ cần được nhấn trọng âm trong mỗi câu nói. Những chia sẻ của Step Up dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững được những quy tắc về âm câm trong tiếng Anh để nói “xịn” như người bản xứ nhé!
Âm B câm
Nguyên tắc 1: âm B không được phát âm khi đứng sau M ở cuối từ.
Ví dụ:
Limb /lɪm/: chân tay
Crumb /krʌm/: mảnh vụn
Dumb /dʌm/: câm
Comb /kəʊm/: bàn chải
Bomb /bɒm/ : bom
Nguyên tắc 2: âm B không được phát âm khi đứng trước T ở vị trí cuối từ tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy.
Ví dụ:
Debt /det/: nợ nần
Doubt /daʊt/: nghi ngờ
Subtle /ˈsʌtl/: tế nhị
Debtor /ˈdetə(r)/: con nợ
Doubtful /ˈdaʊtfl/: nghi ngờ
Âm C câm
Nguyên tắc 1 : âm C không được phát âm trong âm ghép với “SC”
Ví dụ:
Muscle /ˈmʌsl/: cơ bắp
Scissors /ˈsɪzəz/: cái kéo
Ascent /əˈsent/: sự đi lên
Miscellaneous / ˌMɪsəˈleɪniəs /: tạp, pha tạp
Fascinate /ˈfæsɪneɪt/: mê hoặc
Trường hợp ngoại lệ:
Sclera /ˈsklɪə.rə/: màng cứng
Muscovado /ˌmʌskəˈvɑːdəʊ/: đường cắt
Sclerosis /skləˈrəʊ.sɪs/: sự xơ cứng.
Sceptic /ˈskep.tɪk/: chủ nghĩa hoài nghi, người hay hoài nghi
Nguyên tắc 2: âm C thường không được phát âm khi đứng trước các chữ K hoặc Q
Ví dụ:
Acquaintance /əˈkweɪn.təns/: sự biết, hiểu biết
Acquiesce /ˌæk.wiˈes/: lòng, bằng lòng, ưng thuận
Acknowledge /əkˈnɒl.ɪdʒ/: nhận, thừa nhận, công nhận
Acquit /əˈkwɪt/: trả hết, trang trải.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Quy tắc: G thường không được phát âm khi đứng trước chữ N.
Ví dụ:
Champagne /ʃæmˈpeɪn/: rượu sâm banh
Sign /saɪn/: dấu hiệu
Foreign /ˈfɒr.ən/: xa lạ, yếu tố nước ngoài
Feign /feɪn/: giả vờ, giả đò
Align /əˈlaɪn/: xếp hàng
Âm GH câm
Nguyên tắc 1: âm GH không được phát âm nếu như nó đi sau một nguyên âm.
Ví dụ:
Thought /θɑːt/: suy nghĩ
Thorough /ˈθʌr.ə/: hoàn toàn, kỹ lưỡng
Drought /draʊt/: hạn hán
Light /laɪt/: ánh sáng
Borough /ˈbʌr.ə/: thành thị
Những từ bất quy tắc:
Foghorn /ˈfɒɡ.hɔːn/: còi gọi tàu
Doghouse /ˈdɒɡ.haʊs/: chuồng chó
Bighead /ˈbɪɡ.hed/: người tự phụ
Có thể nhận thấy rằng những từ bất quy tắc là những từ ghép từ hai đơn.
Nguyên tắc 2: âm GH đôi khi được phát âm giống chữ F.
Ví dụ:
Rough /rʌf/: nhám, thô
Laugh /læf/: cười
Tough /tʌf/: dai bền, khó khăn, hóc búa
Clough /klʌf/: khe núi, thung lũng
Enough /ɪˈnʌf/: đủ
Âm H câm
Nguyên tắc 1: âm H không được phát âm khi đi sau W.
Ví dụ:
What /wɒt/: gì, thế nào
Where /weər/: ở đâu
When /wen/: bao giờ, khi nào
Why /waɪ/: tại sao
Whether /ˈweð.ər/: có..không, có…chăng
Nguyên tắc 2: H không được phát âm khi là chữ bắt đầu một số từ (đừng quên sử dụng mạo từ “an” trước từ bắt đầu bằng H câm).
Ví dụ:
Hour /aʊər/: giờ
Honour /ˈɒn.ər/: phẩm hạnh, phẩm giá
Honest /ˈɒn.ɪst/: trung thực
Heir /eər/ : người thừa kế
Nguyên tắc 3: H thường không được phát âm khi đứng sau chữ G, V hoặc R.
Ví dụ:
Choir /kwaɪər/: hợp xướng, hợp ca
Ghastly /ˈɡɑːst.li/: kinh tởm, ghê tởm
Chorus /’kɔ:rəs/: hợp xướng, đồng ca
Echo /ˈek.əʊ/: tiếng vọng
Rhythm /ˈrɪð.əm/: giai điệu
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Âm K câm
Nguyên tắc: K không được phát âm khi đứng trước chữ N và ở đầu từ
Ví dụ:
Knife /naɪf/: con dao
Know /noʊ/: biết
Knee /niː/: mắt cá chân
Knowledge /ˈnɒl.ɪdʒ/: kiến thức
Knock /nɒk/: cú đánh
Âm L câm
Nguyên tắc: L không được phát âm khi đứng sau các nguyên âm A, O, U.
Ví dụ:
Calm /kɑːm/: bình tĩnh, bình thản
Walk /wɔːk/: đi bộ
Half /hɑːf/: một nửa
Would /wʊd/: sẽ (quá khứ của will)
Could /kʊd/: có thể
Trường hợp ngoại lệ:
Halo /ˈheɪləʊ/: hào quang
Bulk /bʌlk/: số lượng lớn
Sulk /sʌlk/: hờn dỗi
Hold /həʊld/: giữ
Sold /səʊld/: đã bán
Âm N câm
Nguyên tắc: N không được phát âm khi đứng sau M và ở cuối từ.
Ví dụ:
Autumn /ˈɔː.təm/: mùa thu
Column /ˈkɒl.əm/: cột
Hymn /hɪm/: thánh ca
Solemn /ˈsɒl.əm/: uy nghiêm, uy nghi
Âm P câm
Nguyên tắc: P không được phát âm khi đứng đầu một số từ có sử dụng tiền tố “psych” và “pneu”.
Ví dụ:
Psychiatrist /saɪˈkaɪə.trɪst/: bác sĩ tâm thần
Psychotic /saɪˈkɒt.ɪk/: chứng loạn thần
Psychotherapy /ˌsaɪ.kəʊˈθer.ə.pi/: tâm lý trị liệu
Pneumatic /njuːˈmæt.ɪk/: lốp, hơi
Pneumonia /njuːˈməʊ.ni.ə/: viêm phổi
Âm PH câm
Nguyên tắc: PH đôi khi được phát âm giống như F.
Ví dụ:
Telephone /ˈtel.ɪ.fəʊn/: điện thoại
Alphabet /ˈæl.fə.bet/: bảng chữ cái
Paragraph /ˈpær.ə.ɡrɑːf/: đoạn văn
Sophomore /ˈsɒf.ə.mɔːr/: sinh viên năm 2
Epiphany /ɪˈpɪf.ən.i/: sự hiện hình
Âm S câm
Nguyên tắc: chữ S không được phát âm trong các từ sau:
Ví dụ:
Island /ˈaɪ.lənd/: hòn đảo
Islet /ˈaɪ.lət/: hòn đảo nhỏ
Isle /aɪl/: cánh, gian bên
Aisle /aɪl/: lối đi
Âm T câm
Nguyên tắc: T không được phát âm trong các từ thông dụng dưới đây:
Ví dụ:
Castle /ˈkɑː.sl̩/: lâu đài
Fasten /ˈfɑː.sən/: buộc chặt, trói chặt
Christmas /ˈkrɪs.məs/: giáng sinh
Listen /’lisn/: nghe, lắng nghe
Whistle /ˈwɪs.l̩/: huýt sáo, thổi còi
Thistle /ˈθɪs.l̩/: cây kế
Often /ˈɒf.ən/: thường thường
Hasten /ˈheɪ.sən/: đẩy nhanh, thúc giục
Bustle /ˈbʌs.l̩/: hối hả
Soften /ˈsɒf.ən/: làm mềm, làm cho dẻo
Âm U câm
Nguyên tắc: U không được phát âm khi đứng sau chữ G và đứng trước một nguyên âm trong cùng một từ.
Ví dụ:
Guess /ɡes/: đoán, phỏng đoán, ước chừng
Guitar /ɡɪˈtɑːr/ : đàn ghi ta
Guidance /ˈɡaɪ.dəns/: chỉ dẫn, chỉ đạo
Guest /ɡest/: khách
Guard /ɡɑːd/ : bảo vệ
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Âm W câm
Nguyên tắc 1: W không được phát âm ở đầu mỗi từ khi nó đứng trước chữ R.
Ví dụ:
Wrap /ræp/: ga phủ
Wrong /rɑːŋ/: sai
Write /raɪt/: viết
Wreck /rek/: sự phá hoại, phá hủy
Wring /rɪŋ/: vặn, bóp
Nguyên tắc 2: W không được phát âm trong một số từ sau:
Who /huː/: ai
Whole /həʊl/: đầy đủ, nguyên vẹn
Whom /huːm/: ai ( đại từ quan hệ thay thế who)
Whoever /huːˈev.ər/: bất kỳ ai
Sword /sɔːd/: thanh kiếm
Two /tuː/: hai, số 2
Answer-/ˈɑːn.sər/: trả lời
2. Bài tập về âm câm trong tiếng Anh
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nguyên tắc âm câm trong tiếng Anh. cùng làm một số bài tập dưới đây để nắm chắc những kiến thức vừa học nhé!
Bài tập: Chọn những từ có âm câm trong tiếng Anh khác với những từ còn lại:
A. Thursday B. Sunday C. Monday D. Wednesda
A. like B. Science C. Cave D. wall
A. dumb B. bachelor C. debt D. climb
A. love B. hate C. envy D. like
A. scent B. knock C. crescent D. cute
A. edge B. handsome C. wednesday D. damage
A. heir B. honor C. honest D. hence
A. sign B. go C. got D. girl
A. laughter B. frightening C. throughout D. height
Đáp án:
D
B.
B
C
D
D
D
A
A
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là ất tần tật kiến thức ngữ pháp về âm câm trong tiếng Anh. Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu được âm câm là gì và những quy tắc về âm câm đúng không? Tuy có khá nhiều quy tắc nhưng không có nghĩa là không thể học. Bạn hãy ôn luyện và làm bài tập thật nhiều để ghi nhớ lâu hơn nhé.Step Up chúc bạn học tập tốt!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI