Tổng hợp từ vựng tiếng Anh bất động sản thông dụng nhất

Tổng hợp từ vựng tiếng Anh bất động sản thông dụng nhất

Tiếng Anh đã dần trở nên rất quen thuộc đối với chúng ta. Trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực bất cứ người nào có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt thì đều có cơ hội nghề nghiệp hay là việc thăng tiến đều rất cao. Trong ngành bất động sản cũng vậy. Trong bài này, Step Up sẽ giới thiệu đến các bạn học bộ từ vựng tiếng Anh bất động sản đầy đủ về các lĩnh vực cụ thể trong ngành bất động sản.

1. Từ vựng tiếng Anh bất động sản nói chung

Dưới đây là các từ vựng tiếng Anh bất động sản chung nhất để các bạn làm quen nhé.

  • Project : Dự án.
  • Real Estate : Ngành Bất Động Sản.
  • Developer : Nhà phát triển.
  • Property / Properties : Tài sản.
  • Constructo: Nhà thầu thi công.
  • Architect : Kiến trúc sư.
  • Supervisor : Giám sát.
  • Investor : Chủ đầu tư.
 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Từ vựng tiếng Anh bất động sản về công trình

Khi nói về bất động sản không thể nào không nhắc đến những công trình đúng không nào?Dưới đây là các từ vựng tiếng Anh bất động sản về công trình thông dụng nhất dành cho các bạn học.

Từ vựn tiếng ANh bất động sản chung

  • Project Area: Khu vực dự án.
  • Gross floor area: Tổng diện tích sàn.
  • Planning area : Khu quy hoạch.
  • Location: Vị trí.
  • Residence: Nhà ở, dinh thự.
  • Layout floor: Mặt bằng điển hình tầng.
  • Layout apartment: Mặt bằng căn hộ.
  • Notice: Thông báo.
  • Procedure : Tiến độ bàn giao.
  • Project management: Quản lý dự án.
  • Constructo: Nhà thầu thi công.
  • Comercial : Thương mại.
  • Density of building: Mật độ xây dựng.
  • Master plan: Mặt bằng tổng thể.
  • Protection of the environment: bảo vệ môi trường.
  • Advantage/ amenities: Tiện ích, tiện nghi.
  • Landscape: Cảnh quan,­ sân vườn.
  • Show flat: Căn hộ mẫu.
  • Quality assurance: Đảm bảo về chất lượng.
  • Sale policy: Chính sách bán hàng.
  • Coastal property: bất động sản ven biển.
  • Cost control: kiểm soát chi phí.
  • Landmark: khu vực quan trọng trong thành phố.
  • Start date: Ngày khởi công.
  • Taking over: bàn giao (công trình).
  • Property: bất động sản.

Xem thêm: Bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xây dựng

3. Từ vựng tiếng Anh bất động sản về hợp đồng pháp lý

Bất động sản là một trong những tài sản có giá trị khá lớn. Do đó không tránh khỏi việc có sự can thiệp của vấn đề pháp lý trong những lần giao dịch. Cùng tìm hiểu bộ từ vựng tiếng Anh bất động sản về hợp đồng pháp lý để không bị bỡ ngỡ khi gặp phải nhé.

Từ vựng tiếng Anh bất động sản về hợp đồng pháp lý

  • Contract: Hợp đồng.
  • Application: đơn từ, giấy xin vay thế chấp.
  • Appraisal: định giá.
  • Asset: tài sản.
  • Deposit: Đặt cọc.
  • Assignment: chuyển nhượng.
  • Payment step: các bước thanh toán.
  • Montage: khoản nợ, thế chấp.
  • Negotiate: Thương lượng.
  • Beneficiary: Người thụ hưởng.
  • Liquid asset: Tài sản lưu động.
  • Liquidated damages: Giá trị thanh toán tài sản.
  • Loan origination: nguồn gốc cho vay.
  • Legal: Pháp luật.
  • Bankruptcy: Vỡ nợ, phá sản.
  • Capital gain: Vốn điều lệ tăng.
  • Bid: Đấu thầu.
  • Buyer-agency agreement: Thỏa thuận giữa người mua và đại lí.
  • Buy-back agreement: Thỏa thuận mua lại.
  • Contract agreement: Thỏa thuận hợp đồng.
  • Co-operation: Hợp tác.
  • Office for rent : Văn phòng cho thuê.
  • Overtime-fee: Phí làm thêm giờ.
  • Payment upon termination: Thanh toán khi kết thúc hợp đồng.
  • Office for lease: Văn phòng cho thuê.
  • Building permit : Giấy phép xây dựng.

Xem thêm: 220+ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành luật

4. Từ vựng tiếng Anh bất động sản về căn hộ

Những từ vựng tiếng Anh bất động sản về căn hộ giúp các bạn học có vốn từ vựng về căn hộ để thuận tiện cho việc lựa chọn và sử dụng trong giao tiếp hay khi muốn sở hữu.

Từ vựng tiếng Anh bất động sản về căn hộ

  • Room: Phòng, căn phòng.
  • Floors : Lầu, tầng.
  • Stairs : Cầu thang.
  • Wooden floors : Sàn gỗ.
  • Bungalow: Nhà 1 trệt.
  • Coastal villas : Biệt thự ven biển.
  • Detached Villa : Biệt thự đơn lập.
  • Duplex/Twin/Semi-detached Villa: Biệt thự song lập.
  • Apartment/Condominium: Chung cư/ Chung cư cao cấp
  • Orientation: Hướng.
  • Ceiling: Trần nhà.
  • Window : Cửa sổ.
  • Electrical equipment: Thiết bị điện.
  • Electric equipment: Thiết bị nước.
  • Bed room: Phòng ngủ.
  • Bath room: Phòng tắm.
  • Dining room: Phòng ăn.
  • Living room: Phòng khách.
  • Kitchen: Nhà bếp.
  • Built-up area: Diện tích theo tim tường.
  • Garage: Nhà để xe.
  • Garden: Vườn.
  • Carpet area: Diện tích trải thảm.
  • Saleable Area: Diện tích xây dựng
  • Porch: Mái hiên.
  • Balcony: Ban công.
  • Cottage: Nhà ở nông thôn.
  • Terraced house: Nhà theo dãy có cùng kiến trúc.
  • Downstairs : Tầng dưới, tầng trệt.
  • Furniture: Nội Thất.
  • Yard: Sân.
  • Decorating: Trang trí.
  • Air Condition: Điều hòa.
  • Hallway: Hành lang.
  • Wall: Tường nhà.
  • Shutter: Cửa chớp.

Xem thêm Bộ từ vựng về nhà cửa trong tiếng Anh

5. Mẫu câu tiếng Anh bất động sản hay sử dụng

Một số mẫu câu được sử dụng nhiều tại các văn phòng bất động sản.

  • I’m looking for an apartment: Tôi đang tìm một căn hộ.
  • What price do you want the house to be?: Anh/chị muốn căn nhà ở mức giá nào?
  • How many rooms do you want the apartment to have?: Anh/chị muốn căn hộ có mấy phòng?
  • Do you want a parking space?: Anh/chị có muốn có chỗ để xe không?
  • Do you have land you want to sell?: Anh/chị muốn bán đất đúng không ạ?
  • Do you pay by cash or card? Anh/chị thanh toán bằng tiền mặt hay thẻ ạ?
  • Do you need a mortgage?: Anh/chị có cần vay thế chấp không?

Để có thể sử dụng thành thạo các mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nói chung, chúng ta cần luyện tập thường xuyên và ứng dụng chúng trong thực tế một cách tối đa. Chúng ta có thể học qua nhiều các khác nhau và một trong số những cách rất hữu ích đó là tự học tiếng Anh giao tiếp qua đoạn hội thoại. Riêng với chủ đề tiếng Anh bất động sản chúng mình cũng có một đoạn hội thoại ngắn phía dưới đây để cho các bạn cùng tham khảo.

 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

6. Đoạn hội thoại tiếng Anh bất động sản

Dưới đây là đoạn hội thoại sử dụng tiếng Anh bất động sản thường xuất hiện tại các văn phòng bất động sản. Đoạn hội thoại sẽ giúp các bạn có thể đặt câu giao tiếp trong ngữ cảnh, từ đó dễ dàng ghi nhớ.

Đoạn hội thoại tiếng Anh bất động sản

Bên A: Hello! May I help you?
Chào anh/chị ! Chúng tôi giúp gì được cho anh/chị?

Bên B: I want to buy a house.
Tôi muốn mua nhà.

Bên A: Please come over here. Where do you want to buy a house?
Mời anh chị qua bên này. Anh/chị muốn mua nhà ở vị trí nào?

Bên B: I want to find a Detached Villa in Cau Giay.
Tôi muốn tìm một căn biệt thự đơn lập ở Cầu Giấy.

Bên A: What price range can you pay?
Anh/chị có thể chi trả trong khoảng giá nào ?

Bên B: About $ 1 million.
Khoảng 1 triệu đô la.

Bên A: How many floors do you want the villa to have?
Anh/chị muốn căn biệt thự có mấy tầng?

Bên B: 3 floors, I think.
Tôi nghĩ là 3 tầng.

Bên A: Here, we refer to a 3-storey villa in Vinhomes. It is just built on the outside structure. You can design the interior later. The master plan is 350 m2. However, the floor area is only about 270 m2, the rest is the garden area.
Đây rồi, chúng tôi có một căn biệt thự 3 tầng trong khu Vinhomes. Căn này chỉ được xây dựng cấu trúc bên ngoài. Anh/chị có thể thiết kế nội thất sau. Tổng diện tích đất là 350 m2. Tuy nhiên, diện tích sàn chỉ khoảng 270 m2 còn lại là diện tích sân vườn.

Bên B: That’s great. Do you also support interior design?
Vậy tuyệt quá. Anh chị có hỗ trợ thiết kế nội thất luôn không?

Bên A: Of course we do! Can you please tell us the furniture you want?
Tất nhiên là rồi! Anh/chị có thể nói qua nội thất mà anh/chị mong muốn không ạ?

Bên B: I want the first floor to be a large living room. The second floor will have a master bedroom and a reading room. The third floor will be the kitchen, worship room, a guest bedroom, a drying yard and a front balcony.

Tôi muốn tầng một sẽ là một phòng khách lớn. Tầng 2 sẽ có một phòng ngủ master và một phòng đọc sách. Tầng 3 sẽ là phòng bếp, phòng thờ, một phòng ngủ cho khách, một sân phơi, và một ban công phía trước.

Bên A: What about the garden?
Vậy còn sân vườn thì sao?

Bên B: I want to plant rows of flowers around the wall, a small sprinkler tank and a clearing for vegetables.
Tôi muốn trồng các dãy hoa xung quanh bờ tường, một bể phun nước nho nhỏ và một khoảng đất trống để trồng rau.

Bên A I got it! Do you have any further requests?
Tôi hiểu rồi! Anh/chị còn yêu cầu nào không ạ?

Bên B Currently we do not have any requests. I will notify you when there is.
Hiện tại chúng tôi chưa có yêu cầu nào. Khi nào có tôi sẽ thông báo với bạn sau.

Bên A: Please fill out this registration form!
Mời anh/chị điền vào phiếu đăng ký này! 

Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Trên đây là tổng hợp các từ vựng và mẫu câu tiếng Anh bất động sản thông dụng nhất. Hi vọng qua bài học này các bạn học sẽ thu về được những từ vựng hữu ích. Từ đó giúp cho việc giao tiếp tại các văn phòng bất động sản nước ngoài thuận tiện hơn. 

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI




Cách phát âm ch trong tiếng Anh chuẩn xác nhất

Cách phát âm ch trong tiếng Anh chuẩn xác nhất

Như các bạn đã biết, phát âm là một trong những rất quan trọng trong quá trình học tiếng Anh. Học phát âm không phải dễ nhưng cũng không quá khó nếu chúng ta học đúng cách ngay từ đầu. Phụ âm ch là một âm khá dễ trong tiếng Anh. Cùng Step Up tìm hiểu các cách phát âm ch trong tiếng Anh nhé.

1. Cách phát âm ch: phát âm là /tʃ/

Việc học tiếng Anh cho người mới bắt đầu luôn không dễ dàng. Đặc biệt là các bạn tự học tại nhà. Sẽ thật tuyệt vời khi các bạn có thể tự học tiếng Anh tại nhà nhưng cũng sẽ rất tai hại nếu các bạn học sai cách. Khi các bạn tự học sẽ có ai kiểm tra và xác nhận các kiến thức các bạn học và thực hành là đúng hay sai. Do đó đòi hỏi các bạn cần tìm các nguồn đáng tin cậy để theo dõi và học tập nhé. Việc tự học phát âm cũng vậy. 

Cách phát âm ch thứ nhất

Bây giờ chúng mình cùng nhau tìm hiểu về cách phát âm đầu tiên của âm ch nhé!

Cách phát âm ch : phát âm là/ /tʃ/

Đây là một trong những cách phát âm thông dụng nhất của âm ch trong tiếng Anh. /tʃ/ là âm vô thanh được cấu thành từ hai âm /t/ và /ʃ/. 

Để phát âm này, khẩu hình miệng sẽ như cau: cong môi, lưỡi lấy điểm bắt đầu là hàm răng trên, lưỡi từ từ co lại, đồng thời bật hơi ra. Các bạn có thể tưởng tượng âm thanh phát ra sẽ tương tự khi chúng ta nói âm “tr” trong tiếng Việt. Tuy nhiên sẽ không phát ra thanh âm mà chỉ bật ra âm gió thôi.

Ví dụ các từ có phát âm ch là /tʃ/:

  • Chair   /tʃeər/
  • Change  /tʃeɪndʒ/
  • Choice /tʃɔɪs/
  • Child  /tʃaɪld/
  • Cheap    /tʃiːp/
  • Chalk   /tʃɔːk/
  • Chill  /tʃɪl/
  • Chocolate /ˈtʃɒk.lət/
  • Chaebol   /ˈtʃeɪbl/
  • Choose /tʃuːz/
  • China    /ˈtʃaɪ.nə/
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Xem thêm: Cách phát âm đuôi ed trong tiếng Anh

2. Cách phát âm ch: phát âm là /ʃ/

Thông thường các bạn sẽ thấy cách phát âm này xuất hiện ở các âm “Sh”. Tuy nhiên thì trong cách phát âm ch cũng có thể phát âm là /ʃ/ nhé.

Cách phát âm ch thứ hai

Để phát âm ch là /ʃ/ thì khâu hình miệng sẽ như sau: Môi tròn lại lưỡi hơi cong và đẩy hơi ra. Các bạn có thể hình dung nó phát âm khá giống với âm”s” trong tiếng Việt.

Ví dụ: 

  • Machine /məˈʃiːn/ 
  • Chicago /ʃɪˈkɑ.ɡəʊ/
  • Chef /ʃef/
  • Champagne /ʃæm’peɪn/
  • Chemise /ʃəˈmiːz/  
  • Chassis ʃæsi/
  • Chicanery /ʃɪˈkeɪnəri/
  • Chagrin /ʃəˈɡrɪn/ 
  • Chevalier  /,ʃevə’liə/ 
  • Chic /ʃiːk/
  • Cache /kæʃ/

Xem thêm: Cách phát âm s es chuẩn nhất trong tiếng Anh

3. Cách phát âm ch: phát âm là /k/

Thông thường âm ch phát âm là /k/ chúng ta thường gặp nhất là khi nó là âm đuôi của một từ.

Cách phát âm ch thứ ba

Để phát âm ch là /k/ các bạn mở khẩu hình miệng, sử dụng cuống lưỡi bên trong cổ họng để bật hơi ra. 

Ví dụ: 

  • Stomach /’stʌmək/
  • Architect /’a:rkɪtekt/
  • Christmas /’krɪsməs/
  • Chemical /’kemɪkl/
  • Chemistry /ˈkem.ɪ.stri/
  • Chaos /ˈkeɪɒs/
  • Choir /kwaɪə(r)/
  • School /skuːl/
  • Chorus /ˈkɔːrəs/
  • Orchestra /ˈɔːkɪstrə/
  • Monarchy /ˈmɒnəki/

Cách phát âm ch là /k/ này nhiều bạn cũng khá hay bị nhầm nên các bạn nhớ chú ý học phiên âm thật kỹ khi học một từ nhé.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Xem thêm: Cách phát âm s z iz trong tiếng Anh

4. Một số trường hợp đặc biệt về cách phát âm ch

Dưới đây chúng mình sẽ gửi đến các bạn những từ thường bị phát âm nhầm (trừ những từ đã nhắc bên trên)

  • Crochet /kroʊˈʃeɪ/
  • Ricochet /ˈrɪkəʃeɪ/ 
  • Quiche /kiːʃ/
  • Cache /kæʃ/
  • Chiffon /ʃɪˈfɑːn/
  • Chauvinist /ˈʃoʊvɪnɪst/
  • Chauffeur /ʃoʊˈfɜːr/
  • Chagrin /ʃəˈɡrɪn/
  • Brochure /broʊˈʃʊr/
  • Mustache /ˈmʌstæʃ/

Để học phát âm tiếng Anh các bạn cần chú ý học phiên âm của từ. Vì những âm tiết giống nhau khi xuất hiện ở các từ khác nhau chúng sẽ có phiên âm và cách phát âm khác nhau. Ví dụ như cách phát âm ch trong bài này. Một âm ch nhưng có tận ba cách phát âm.

Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã hướng dẫn cho các bạn cách phát âm ch trong tiếng Anh. Để nói tiếng Anh được hay hơn các bạn chú ý học phát âm từ những âm cơ bản nhất . Đồng thời luyện tập phát âm thật nhiều để khẩu hình miệng linh hoạt hơn từ đó âm thanh phát ra nghe sẽ hay hơn.

Step Up chúc các bạn học tốt và sớm thành công!

Nắm chắc cấu trúc based on trong 5 phút

Nắm chắc cấu trúc based on trong 5 phút

Người xưa có câu “Nói có sách, mách có chứng” ngụ ý khi kết luận bất cứ điều gì cũng cần phải có căn cứ. Trong tiếng Anh có một cấu trúc để diễn tả căn cứ của một sự vật, sự việc. Đó là cấu trúc based on. Cùng Step Up tìm hiểu về cấu trúc thú vị này nhé!

1. Be based on là gì? 

Be based on có thể hiểu theo nghĩa đơn giản đó là được dựa vào, được căn cứ vào.

Ví dụ: 

  • All conclusions are based on research.
    (Tất cả các kết luận đều dựa vào nghiên cứu.)
  • The film is based on a true story.
    (Bộ phim được dựa trên một câu chuyện có thật.)
  • This rating is based on each person’s positive attitude.
    (Đánh giá lần này dựa trên thái độ tích cực của mỗi người.)
  • I base on your facial expressions and eyes to make inferences.
    (Tôi căn cứ vào nét mặt và ánh mắt của bạn để suy luận.)
  • He based his experience on judgement.
    (Anh ấy dựa trên kinh nghiệm của mình để phán đoán.)
 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Cách dùng based on trong tiếng Anh

Based on thường được dùng khá phổ biến trong câu bị động hoặc trong thì quá khứ đơn hay thì quá khứ hoàn thành. Tuy nhiên chúng cũng được dùng trong các câu chủ động. Cùng tìm hiểu cấu trúc based on trong các dạng câu này nào.

Cách dùng cấu trúc based on

Cấu trúc based on trong câu chủ động

SB + base on + sth

Ai đó căn cứ vào điều gì

Ví dụ: 

  • The police base on evidence to investigate.
    (Cảnh sát căn cứ vào chứng cứ để điều tra.)
  • He became rich based on his own abilities.
    (Anh ta trở nên giàu có dựa vào năng lực của chính mình.)
  • I find my way home based on my memory.
    (Tôi tìm đường về nhà dựa vào trí nhớ của mình.
  • She makes a decision entirely based on feelings.
    (Cô ấy đưa ra quyết định hoàn toàn dựa vào cảm tính.)
  • We base on solidarity to win
    (Chúng tôi dựa vào sự đoàn kết để chiến thắng.

Cấu trúc based trong câu bị động

Sth + be based on + sth

Cái gì được căn cứ/ dựa vào /bởi điều gì.

Ví dụ : 

  • The results are based on objective judgment.
    (Kết quả dựa trên nhận định khách quan.)
  • Rules are based on fairness.
    (Các quy tắc dựa trên sự công bằng.)
  • My idea is based on a picture of my sister.
    (Ý tưởng của tôi dựa trên bức tranh của chị gái mình.)
  • Rules of the game are based on competition.
    (Quy tắc của trò chơi được dựa trên sự cạnh tranh.)
  • Construction progress must be based on weather.
    (Tiến độ thi công phải dựa vào thời tiết.)
 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

3. Phân biệt cấu trúc based on và basing on

Trong tiếng Anh một từ thì có thể có khá nhiều dạng khi được chia theo thì. Khi thì thêm “ed”, khi thì thêm”ing”. Tuy nhiên với cấu trúc based on mang nghĩa là dựa vào/căn cứ vào , base chỉ tồn tại hai dạng đó là base và based .Không tồn tại dạng basing on với lớp nghĩa này.

Phân biệt cấu trúc based on

Có một cụm từ rất thú vị đó là : Based on the fact that 

Cụm từ này có nghĩa là: dựa trên thực tế. Cùng tìm hiểu những ví dụ dưới đây để hiểu sâu hơn về cụ từ này nhé.

Ví dụ: 

  • Based on the fact that she is blind so we give her many rights.
    (Dựa trên thực tế là cô ấy bị mù nên chúng tôi cho cô ấy nhiều quyền lợi.)
  • Based on the fact that flood waters are rising, people need to have solutions promptly..
    (Dựa trên thực tế là nước lũ đang lên, người dân cần có hướng giải quyết kịp thời.)

  • Based on the fact, we have made a decision.
    (Dựa trên thực tế chúng tôi đã đưa ra quyết định này.)
  • This method is based on the fact that the earth has gravity.
    (Phương pháp này dựa trên thực tế là trái đất có trọng lực.)
  • The confidence is based on the fact that I have prepared the content that I will cover.
    (Sự tự tin dựa trên thực tế là tôi đã chuẩn bị nội dung tôi sẽ trình bày.)
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã tổng hợp những cấu trúc based on thường gặp nhất trong tiếng Anh. Cấu trúc này ngoài việc được sử dụng trong giao tiếp thì còn thường xuyên xuất hiện trong các bài thi tiếng Anh. Để có thể nhớ được những cấu trúc ngữ pháp các bạn cần kết hợp giữa việc học lý thuyết và thực hành để đạt kết quả tốt nhất.
Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

 

Cấu trúc deny: Phân biệt deny và refuse 

Cấu trúc deny: Phân biệt deny và refuse 

Trong cuộc sống, không tránh khỏi việc các thông tin sai lệch hay các cáo buộc vô căn cứ. Khi dố chúng ta cần lên tiếng và phủ nhận những điều đó. Trong tiếng Anh có một cấu trúc vô cùng hay về phủ nhận một việc, một cáo buộc hay một hành động. Đó là cấu trúc nào? Cùng Step Up tìm hiểu ngay về cấu trúc deny trong tiếng Anh nhé!

1. Cấu trúc deny và cách dùng

Deny trong tiếng Anh nghĩa là phủ nhận, từ chối. Thông tường người ta sẽ sử dụng cấu trúc deny trong việc phủ nhận một cáo buộc hay một thông báo, thông tin nào đó.

Ví dụ:

  • He denied his adultery.
    (Anh ta đã phủ nhận việc anh ta ngoại tình.)
  • She denied a relationship with us.
    (Cô ấy phủ nhận việc có quan mối quan hệ với chúng tôi.)
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Phân biệt cấu trúc deny và refuse

Cả hai cấu trúc này đều được dùng ở câu phủ định trong tiếng Anh nhưng không cần sử dụng các từ phủ định. Vì bản chất hai từ deny và refuse đã có nghĩa phủ định rồi.

Phân biệt cấu trúc deny và refuse

2.1. Cấu trúc deny

Deny có ba cấu trúc thường gặp. Đó là những cấu trúc nào thì cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Cấu trúc deny + something

Cấu trúc deny + something được sử dụng để nói về việc ai đó phủ nhận một điều gì đó.

Ví dụ: 

  • She denied the police’s accusations.
    (Cô ta phủ nhận lời buộc tội của cảnh sát.)
  • She denied everyone’s efforts.
    (Cô ấy phủ nhận nỗ lực của mọi người.)

Cấu trúc deny + V-ing

Theo sau deny có thể là một danh động từ hoặc một cụm danh động từ trong tiếng Anh.

Ví dụ:

  • He denied meeting the suspect.
    (Anh ta phủ nhận việc gặp mặt nghi phạm.)
  • She denies playing with the kids at noon.
    (Cô ấy phủ nhận việc chơi với lũ trẻ vào buổi trưa.)

Cấu trúc deny + that clause

Ngoài việc đứng trước một cụm từ thì deny còn có thể đứng trước một mệnh đề ( có thể có that hoặc không).

Ví dụ:

  • They denied that They had hidden something from us
    (Họ đã phủ nhận việc họ đã giấu chúng tôi thứ gì đó.)
  • She denied that she eats a lot of candies.
    (Cô ấy phủ nhận rằng cô ấy đã ăn rất nhiều kẹo.)

2.2. Cấu trúc refuse

CŨng mang nghĩa phủ định nhưng cấu trúc refuse có những điểm khác biệt với deny từ ý nghĩa cho đến cấu trúc.

Cấu trúc refuse trong tiếng Anh

Refuse được dùng với nghĩa là từ chối, khước từ mội yêu cầu, đề nghị hay một lời mời.

Cấu trúc refuse + something

Cấu trúc refuse trong phần này khá giống với deny. Nhưng nó không ang nghĩa là phủ nhận mà có nghĩa là từ chối.

Ví dụ: 

  • She declined his invitation.
    (Cô ấy từ chối lời mời của anh ta.)
  • The director refused my new project.
    (Giám đốc đã từ chối dự án mới của tôi.)

 

Cấu trúc refuse + to V

Khá với cấu trúc deny ở trên. Theo sau refuse là một động từ nguyên mẫu có to tạo thành một cụm động từ nguyên mẫu trong tiếng Anh.

Ví dụ:

  • She refused to join the party.
    (Cô ấy từ chối tham gia bữa tiệc.)
  • He refused to help me in the discussion.
    (Anh ta từ chối giúp tôi trong cuộc thảo luận.)

Lưu ý: Deny có thể đứng trước một mệnh đề còn refuse thì không.

 
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

3. Bài tập viết lại câu với deny

Dưới đây là một bài tập nho nhỏ để các bạn cùng ôn luyện kiến thức về cấu trúc deny nhé.

Bài tập cấu trúc deny

Dịch những câu sau sang tiếng anh , sử dụng cấu trúc deny hoặc cấu trúc refuse.

  1. Gia đình tôi từ chối gặp phóng viên.
  2. Anh ấy từ chối việc chia sẻ về sự cố.
  3. Họ phủ nhận việc gian lận trong thi cử.
  4. Anh ta phủ nhận năng lực của tôi.
  5. Thật khó để phủ nhận việc tôi thích anh ấy.
  6. Tôi muốn từ chối tham tham gia bữa tiệc.
  7. Anh ta cố gắng phủ nhận lỗi lầm của mình.
  8. Cô ấy từ chối tất cả vì cô ấy đã có người yêu.
  9. Tôi từ chi ăn cùng bạn.
  10. Cô ta không từ chối bất kỳ anh chàng nào tới làm quen.

Đáp án

  1. My family refused to meet reporters.
  2. He declined to share about the incident.
  3. They deny cheating on exams.
  4. He denied my ability.
  5. It’s hard to deny that I like him.
  6. I want to refuse to join the party.
  7. He tried to deny his mistake.
  8. She refused everything because she had a lover.
  9. I deny eating with you.
  10. She did not refuse any guy to get acquainted.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã tổng hợp những kiến thức tổng quát về cấu trúc deny trong tiếng Anh. Đồng thời phân biệt deny và refuse thông qua các ví dụ minh họa. Cùng chăm chỉ luyện tập để tiếng Anh của bạn tiếng bộ mỗi ngày nhé.

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!

 

Học ngay cấu trúc keen on trong tiếng Anh

Học ngay cấu trúc keen on trong tiếng Anh

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường có niềm yêu thích với nhiều thứ. Điều đó giúp cho chúng ta sống vui vẻ và yêu đời hơn. Để thể hiện tình cảm, sự yêu thích của bản thân bằng tiếng Anh, người ta có khá nhiều cách nói. Trong bài này Step Up giới thiệu đến bạn cấu trúc keen on trong tiếng Anh để thể hiện sở thích.

1. Keen on là gì?

Keen là một tính từ trong tiếng Anh có nghĩa là rất quan tâm, háo hức hoặc muốn làm điều gì đó rất là nhiều.

Ví dụ:

  • She’s a keen tennis player.
    (Cô ấy là một vận động viên tennis giỏi.)
  • Lanna wanted to go to the cinema, but I wasn’t keen.
    (Lana muốn đi xem phim nhưng tôi thì không thích.)

Keen on có nghĩa là thích, quan tâm đến  cái gì, làm gì,…

Ví dụ:

  • Some of the members were quite keen on soccer.
    (Một số thành viên khá thích bóng đá.)
  • I am quite keen on your idea.
    (Tôi khá hứng thú với ý tưởng của bạn.)
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Cấu trúc keen on và cách sử dụng

Cấu trúc keen on khá đơn giản nên nó là một trong những cấu trúc thông dụng nhất trong tiếng Anh  khi người nói muốn thể hiện thái độ của bản thân về một vấn đề nào đó.

Cấu trúc keen on và cách dùng

Cấu trúc keen on

Keen on + danh từ/ danh động từ

Cách dùng cấu trúc keen on

Sử dụng cấu trúc keen on để thể hiện sở thích

Ví dụ:

  • She is really keen on listening to others.
    (Họ thực sự thích lắng nghe người khác.)
  • She is keen on exercising to have a good body.
    (Cô ấy rất muốn tập thể dục để có một thân hình đẹp.)

Sử dụng cấu trúc keen on để thể hiện sự quan tâm.

Ví dụ:

  • My family is really keen on health issues.
    (Gia đình tôi rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe.)
  • My father is keen on sports programs.
    (Bố tôi quan tâm đến các chương trình thể thao.)

3. Phân biệt cấu trúc keen on và be fond of

Cấu trúc keen on và be fond of trong tiếng Anh không có quá nhiều điểm khác biệt. Hầu hết các trường hợp chúng có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên nếu phân tích sâu về mặt nghĩa thì chúng lại có một sự khác biệt nho nhỏ.

Phân biệt cấu trúc keen on và cấu trúc be fond of

Cấu trúc keen on khi nói về sở thích thường người nói không chỉ thích mà còn am hiểu và giỏi về nó

Cấu trúc be fond of thì đơn giản thích vì thích thôi chứ chưa chắc đã giỏi hay là đã am hiểu về cái người đó thích.

Ví dụ: 

  •  I am keen on studying music, I want to be a singer.
    (Tôi thích học nhạc, tôi muốn trở thành ca sĩ.)
  • I am fond of watching football.
    (Tôi thích xem bóng đá)

Ỏ hai ví dụ trên, Tôi thích học nhạc vì tôi muốn trở thành ca sĩ. Điều đó đòi hỏi tôi không chỉ thích đơn thuần mà tôi còn phải giỏi nó. 

Tuy nhiên ở ví dụ thứ hai các bạn có thể thấy, tôi thích xem bóng đá nhưng không có nghĩa là tôi phải biết đá hay là tôi phải đá bóng giỏi đúng không nào.

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

4. Bài tập cấu trúc keen on

Sử dụng cấu trúc keen on để đặt câu với nghĩa có sẵn như sau:

  1. Tôi muốn học chơi đàn piano
  2. Tôi thích học tiếng Anh.
  3. Anh ấy rất thích võ thuật.
  4. Cô ấy thích xem hoạt hình lúc rảnh.
  5. Tôi thích phong cách của bức tranh.
  6. Tôi không quá quan tâm đến vấn đề đó.
  7. Anh không quá quan tâm đến cô ấy.

Đáp án

  1. I’m keen on learning how to play the piano.
  2. I’m keen on studying English.
  3. He ‘s keen on  martial arts.
  4. she ‘s keen on watching cartoons in her spare time.
  5. I am keen on the  style of pictures.
  6. I’m not too keen on that problem.
  7. He wasn’t too keen on her 
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã tổng hợp kiến thức về cấu trúc keen on. Qua bài viết này các bạn có thể tự tin sử dụng cấu trúc này trong giao tiếp cũng như là thi cử rồi nhé. Đừng quên làm phần bài tập nho nhỏ phía cuối bài để kiến thức được tổng hợp nhé. Tiếng Anh sẽ trở nên thân thuộc và dễ dàng hơn khi chúng ta luyện tập nó mỗi ngày.

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!