Khởi đầu một ngày mới trong văn hóa các nước nói tiếng Anh là một việc vô cùng đặc biệt. Vì vậy, việc chào buổi sáng bằng tiếng Anh cũng trở nên có ý nghĩa và cực kỳ thú vị, như được khắc họa trong các bộ phim hay tiểu thuyết. Hãy cùng Step Upkhám phá những mẫu câu chào buổi sáng bằng tiếng Anh hay nhất nhé.
1. Chào buổi sáng bằng tiếng Anh là gì?
Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, thường có nhiều cách khác nhau để bạn có thể diễn đạt hầu hết mọi thứ; ví dụ như khi bạn chào ai đó bằng cụm từ “good morning” (chào buổi sáng/buổi sáng tốt lành). Mặc dù đây là cách phổ biến nhất để nói với ai đó vào khởi đầu của một ngày mới, nhưng bạn có thể sử dụng rất nhiều cách diễn đạt khác.
Việc dùng các từ đồng nghĩa của cụm từ “good morning” sẽ không chỉ mở rộng vốn từ vựng của bạn mà còn giúp ngôn ngữ giao tiếp của bạn nghe tự nhiên hơn. Nhiều người nói tiếng Anh không thường xuyên sử dụng cụm từ “good morning” nên việc sử dụng một từ/cụm từ thay thế sẽ giúp bạn nghe trôi chảy hơn.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Mẫu câu chào buổi sáng bằng tiếng Anh thường dùng
Dưới đây là những mẫu câu chào buổi sáng bằng tiếng Anh hay được người bản xứ sử dụng. Hầu hết các cách chào buổi sáng này đều thân mật, gần gũi, không trang trọng, dễ nhớ. Vì vậy, những mẫu câu này thường chỉ dùng với những người thân, bạn bè. Trong bối cảnh trang trọng hay gặp người xa lạ, lớn tuổi hay có địa vị xã hội cao hơn, bạn nên dùng “good morning” để diễn đạt một cách lịch sự nhé.
Morning! – Phiên bản rút gọn của ”good morning” đầy đủ này rất thường được sử dụng.
Rise and shine! – Điều này thường được nói khi bạn đang cố đánh thức ai đó dậy.
Top of the morning to you! – Cụm từ này bắt nguồn từ Ai-len (Ireland), là một quốc gia chủ yếu nói tiếng Anh, tuy nhiên, hiện nay nó được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia nói tiếng Anh khác như một cách thú vị để chào buổi sáng.
Isn’t it a beautiful day today? – Cụm từ này thường được nói khi những lời chào buổi sáng được trao đổi giữa hai người qua đường.
Wakey, wakey, eggs and bakey. – Cách chào buổi sáng bằng tiếng Anh này phổ biến ở Mỹ và được sử dụng khi đánh thức ai đó, thông báo đã đến giờ ăn sáng.
Look alive! – Cụm từ phổ biến ở Anh này được sử dụng khi một người mất nhiều thời gian để chuẩn bị vào buổi sáng.
Good morning, sleepy head/wakey wakey, sleepy head – Đây là một cách chào buổi sáng tiếng Anh mà bạn có thể gửi trong tin nhắn văn bản (sms) hoặc đánh thức một người một cách nhẹ nhàng.
Look at what the cat dragged in! – Cụm từ hài hước này là một cách thân mật để chào hỏi một người bạn thân hoặc một thành viên trong gia đình và là một cách để nói với họ rằng họ trông hơi luộm thuộm vào sáng nay.
Good day to you.(Buổi sáng tốt lành.)
Have a great day.(Ngày mới an lành.)
Hello there!(Xin chào!)
Wishing you the best for the day ahead. (Chúc bạn ngày mới tốt lành.)
How are you this fine morning? (Bạn cảm thấy thế nào trong một ngày đẹp trời như thế này?)
What a pleasant morning we are having.(Hôm nay trời thật là đẹp.)
How is your morning going so far?(Buổi sáng của bạn thế nào?)
3. Tin nhắn chào buổi sáng bằng tiếng Anh cho bạn bè, người thân
Một buổi sáng sẽ trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều nếu bạn nhận được một tin nhắn chào buổi sáng bằng tiếng Anh từ bạn bè hoặc người thương. Hãy tham khảo những đoạn tin nhắn chào buổi sáng bằng tiếng Anh dưới đây và gửi những lời yêu thương đến người mà bạn quan tâm nhé.
Good morning to you. May every step you make be filled with happiness, love, and peace.
(Chào buổi sáng. Cầu mong cho mỗi bước đi của bạn tràn ngập hạnh phúc, tình yêu và bình an.)
May this morning offer you new hope for life! May you be happy and enjoy every moment of it. Good morning!
(Cầu mong sáng nay mang lại cho bạn hy vọng mới cho cuộc sống! Chúc bạn hạnh phúc và tận hưởng từng khoảnh khắc của sớm mai. Buổi sáng tốt lành!)
Good morning! May your day be filled with positive things and full of blessings. Believe in yourself.
(Buổi sáng tốt lành! Chúc cho ngày mới của bạn tràn ngập những điều tích cực và tràn ngập những lời chúc phúc. Hãy tin vào chính mình.)
Good Morning my love! I hope my good morning text will bring a smile on your face at the very beginning of the day. I love you so much.
(Chào buổi sáng tình yêu của tôi! Tôi hy vọng tin nhắn chào buổi sáng của tôi sẽ mang lại nụ cười trên khuôn mặt của em vào đầu ngày mới. Anh yêu em rất nhiều.)
Every morning is a new blessing, a second chance that life gives you because you’re so worth it. Have a great day ahead. Good morning!
(Mỗi buổi sáng là một sự ban phước mới, một cơ hội thứ hai mà cuộc sống ban tặng cho bạn bởi vì bạn rất xứng đáng. Chúc bạn có một ngày tuyệt vời. Buổi sáng tốt lành!)
Good morning, my friend! Life gives us new opportunities every day, so hoping today will be full of good luck and prosperity for you!
(Chào buổi sáng, bạn của tôi! Cuộc sống mang đến cho chúng ta những cơ hội mới mỗi ngày, vì vậy hy vọng ngày hôm nay sẽ tràn đầy may mắn và thịnh vượng đến với bạn!)
Good Morning, dear! May everything you dreamed about last night come true!
(Chào buổi sáng! Cầu mong tất cả những gì bạn mơ về đêm qua trở thành sự thật!)
Good morning beautiful. I hope you have a wonderful day.
(Chào buổi sáng đẹp trời. Tôi chúc bạn có một ngày tốt lành.)
Life is full of uncertainties. But there will always be a sunrise after every sunset. Good morning!
(Cuộc sống đầy bất trắc. Nhưng sẽ luôn có bình minh sau mỗi hoàng hôn. Buổi sáng tốt lành!)
Good morning, baby. Having you by my side makes me very happy.
(Chào buổi sáng, anh yêu. Có anh bên cạnh khiến em rất vui.)
Each day is an opportunity to grow. I hope we make the most of it. Wishing you a very good morning.
(Mỗi ngày là một cơ hội để phát triển. Tôi hy vọng chúng ta tận dụng tối đa nó. Chúc bạn một buổi sáng thật tốt lành.)
If you want to gain health and beauty, you should wake up early. Good morning!
(Nếu bạn muốn có được sức khỏe và sắc đẹp, bạn nên thức dậy sớm. Buổi sáng tốt lành!)
Every morning brings you new hopes and new opportunities. Don’t miss any one of them while you’re sleeping. Good morning!
(Mỗi buổi sáng đều mang đến cho bạn những hy vọng mới và cơ hội mới. Đừng bỏ lỡ những điều ấy vì bạn “ngủ nướng”. Buổi sáng tốt lành!)
Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Trên đây là những cách chào buổi sáng bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất. Hãy bắt đầu ngày mới của bạn một cách tràn đầy hứng khởi, niềm tin và sự yêu thương nhé. Step Up chúc bạn ngày mới tốt lành!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Bạn đã từng thấy những động từ trong câu đi kèm với một giới từ và mang nghĩa khác hẳn với động từ ấy nhưng đứng một mình chưa? Đó chính là “Phrasal verb”, hay còn gọi là cụm động từ đấy. Hãy cùng Step Uptìm hiểu tất tần tật về ngữ pháp Phrasal verb trong bài viết ngày hôm nay nhé.
1. Phrasal verbs là gì?
Phrasal verb (hay còn gọi là cụm động từ) là một cụm từ mang tính cố định, bao gồm một động từ và một thành phần khác, thường là trạng từ hoặc một giới từ. Trong nhiều trường hợp, nghĩa của Phrasal verb có thể khác biệt so với động từ gốc tạo nên nó.
Ví dụ:
I work as a babysitter, my job is looking after the children.
(Tôi là một người trông trẻ, công việc của tôi là chăm sóc các em bé.)
The boss is so humble, he doesn’t like to show off at all.
(Sếp thật là khiêm tốn, ông ấy chẳng thích khoe mẽ một chút nào.)
Ever since I started working out, I feel stronger and more energetic.
(Kể từ khi tôi bắt đầu tập thể dục, tôi thấy khỏe hơn và tràn đầy năng lượng hơn.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Phrasal verb thường được chia làm hai loại: cụm ngoại động từ và cụm nội động từ; hoặc cụm động từ có thể tách rời và không thể tách rời. Hãy tìm hiểu xem các cụm động từ Phrasal verb này khác nhau như thế nào nhé.
Các cụm động từ (Phrasal verbs) có thể mang chức năng của một ngoại động từ hoặc nội động từtrong câu, và đôi khi một cụm có thể đóng vai trò của cả nội và ngoại động từ. Bạn có thể hiểu ngoại động từ là động từ cần đi kèm vớitân ngữ, trong khi nội động từ thì không đi kèm với tân ngữ.
Ví dụ:
I look up to my parents, they never look down on anyone.
(Tôi kính trọng cha mẹ mình, họ không bao giờ khinh thường ai cả.)
Look up to somebody (tôn trọng, kính trọng ai) và look down on somebody (xem nhẹ, coi thường ai) là những cụm ngoại động từ.
Things were intense, so I don’t think they will make up soon.
(Mọi thứ có vẻ rất căng thẳng, nên tôi không nghĩ họ sẽ làm lành sớm đâu.)
Make up(làm lành, làm hòa) là một cụm nội động từ.
Can you pick me up at 9, after the concert?
(Bạn có thể đón mình lúc 9 giờ, sau khi buổi hòa nhạc kết thúc được không?)
Can you pick up? The phone has been ringing for 5 minutes.
(Bạn có thể nhấc máy được không? Chuông đã reo suốt 5 phút rồi.)
Cụm động từ có thể tách rời và không thể tách rời
Đôi khi, giới từ hoặc trạng từ được đặt sau động từ hoặc sau tân ngữ. Những cụm Phrasal verb như thế được gọi là cụm động từ có thể tách rời. Nếu tân ngữ là một đại từ, giới từ/trạng từ phải được đặt sau đại từ (tân ngữ).
Ví dụ:
I think paper dictionaries are still used to look up new words.
(Tôi nghĩ từ điển giấy vẫn được sử dụng để tra từ mới.)
I think paper dictionaries are still used to look new words up.
(Tôi nghĩ từ điển giấy vẫn được sử dụng để tra từ mới.)
Look it up, it must be in the dictionary.
(Thử tra đi, chắc nó phải có trong từ điển chứ.)
Một số cụm động từ Phrasal verb luôn không thể tách rời mà đi liền với nhau thành một cụm. Đó chính là các cụm động từ (phrasal verbs) không thể tách rời.
Ví dụ:
The kitties do not take after their father, how strange!
(Những bé mèo con trông không giống mèo bố gì cả, lạ thật đấy!)
Did we check out at the hotel properly?
(Chúng ta đã làm thủ tục trả phòng khách sạn đúng cách chưa nhỉ?)
Hold on, my back just gives in, I need to rest.
(Chờ đã, lưng tôi mỏi quá, tôi cần nghỉ ngơi.)
3. Phân biệt Phrasal và giới từ đi sau động từ
Làm thế nào để phân biệt các cụm Phrasal verbs (cụm động từ) với động từ có giới từ đi sau nhỉ? Step Up sẽ hướng dẫn bạn hai “bí kíp” để phân biệt Phrasal verb và giới từ đi sau động từ nhé!
Giới từ đi sau động từ để chỉ mối quan hệ các thành phần trong câu.
Ví dụ:
She called to inform me about the news.
(Cô ấy đã gọi cho tôi để thông báo về tin tức.)
Trong ví dụ này, “call to” không phải một cụm động từ. “Call” là một động từ riêng lẻ, mang nghĩa là gọi điện, “to” là giới từ nối hai vế của câu.
Phrasal verbs thường làm thay đổi nghĩa của động từ gốc.
Ví dụ:
You made the entire sand castle by yourself, how splendid!
(Bạn tự tạo nên cả một lâu đài cát, giỏi thật đấy!)
You probably make it up, I don’t believe you at all. (Chắc hẳn cậu chỉ bịa chuyện đó ra thôi, mình chẳng tin cậu đâu.)
Trong ví dụ trên, từ “make” ở câu đầu tiên được mang nghĩa gốc là “tạo nên, tạo ra”. Ở câu thứ hai, cụm phrasal verb “make something up” (bịa chuyện) không còn mang nghĩa gốc của từ “make”.
4. 200 phrasal verbs thường gặp
Dưới đây là danh sách 200 cụm phrasal verb thông dụng trong tiếng Anh, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái để bạn tra cứu và học tập. Hãy note lại những cụm phrasal verbs bạn học được vào trong sổ tay của mình nhé.
A
Ask somebody out: mời ai đó đi hẹn hò
Ask around: hỏi về cùng một thứ
Add up to something: tương đương
B
Back something up: quay ngược, đảo chiều
Back somebody up: hỗ trợ
Blow up: phát nổ
Blow something up: bơm, thổi phồng
Break down: ngừng hoạt động (máy móc, xe cộ)
Break down: cảm thấy suy sụp
Break something down: phân tách thứ gì đó
Break in: đột nhập vào nhà
Break into something: xông vào
Break something in: mặc một thứ gì đó nhiều lần
Break in: can thiệp, làm gián đoạn
Break up: chia tay, chấm dứt mối quan hệ
Break up: cười lớn, cười nắc nẻ
Break out: tẩu thoát
Break out in something: nổi mẩn, gặp phải vấn đề về da
Bring somebody down: khiến ai đó cảm thấy buồn
Bring somebody up: nuôi dưỡng trẻ con
Bring something up: đề cập, khới ra một chủ đề nào đó
Bring something up: nôn
C
Call around: gọi cho nhiều nơi, nhiều người khác nhau
Call somebody back: gọi lại cho ai đó
Call something off: hủy bỏ
Call on somebody: hỏi ý kiến hoặc câu trả lời của ai đó
Call on somebody: đến thăm ai đó
Call somebody up: gọi điện
Calm down: bình tĩnh lại sau khi vừa nổi nóng
Catch up: theo kịp ai đó
Check in: đến và xác nhận đăng ký phòng/lấy vé ở khách sạn/sân bay
Check out: trả phòng khách sạn
Check somebody/ something out: quan sát kỹ càng, điều tra
Check out somebody/ something: nhìn ngó
Cheer up: trở nên vui vẻ hơn
Cheer somebody up: làm ai đó vui
Chip in: giúp đỡ
Clean something up: lau dọn gọn gàng
Come across something: đi ngang qua, bắt gặp một cách tình cờ
Come apart: chia tách
Come down with something: bị ốm, bị bệnh
Come forward: tình nguyện xung phong/cung cấp bằng chứng
Come from: xuất xứ từ đâu đó
Count on somebody/ something: dựa vào ai đó/ thứ gì đó
Cross something out: gạch bỏ
Cut back on something: tiêu thụ ít đi
Cut something down: chặt bỏ thứ gì đó
Cut in: can thiệp, làm gián đoạn
Cut in: chặn sát đầu xe
Cut in: bắt đầu vận hành
Cut something off: cắt bỏ thứ gì đó/ngừng cung cấp
Cut somebody off: bỏ tên ai đó ra khỏi di chúc
Cut something out: cắt thứ gì
D
Do something over: làm lại một việc gì đó
Do away with something: loại bỏ
Do something up: đóng lại, kéo khóa
Dress up: diện quần áo đẹp
Drop back: tụt hạng về một vị trí nào đó
Drop in/by/over: ghé qua mà không hẹn trước
Drop somebody/ something off: đưa ai đó/thứ gì đến một nơi
Drop out: bỏ học
E
Eat out: đi ăn ngoài
End up: quyết định/hành động
F
Fall apart: tan vỡ thành nhiều mảnh
Fall down: ngã xuống mặt đất
Fall out: rơi ra khỏi vật đựng
Figure something out: hiểu ra, tìm ra câu trả lời
Fill something in/out: điền vào chỗ trống
Fill something up: đổ đầy ắp
Find out: khám phá ra
Find something out: khám phá ra
G
Get something across/over: trao đổi, làm sáng tỏ
Get along/on: hòa thuận, yêu mến nhau
Get around: di chuyển linh động, nhanh nhẹn
Get away: đi nghỉ
Get away with something: làm một việc gì trot lọt, không bị bắt quả tang/trừng phạt
Get back: quay lại
Get something back: lấy lại một thứ đã từng có
Get back at somebody: phản công, phục thù ai đó
Get back into something: dành sự quan tâm, hứng thú trở lại cho cái gì
Get on something: lên xe
Get over something: phục hồi sau khi mắc bệnh, mất mát hoặc khó khăn
Get over something: vượt qua một vấn đề
Get round/ around to something: cuối cùng cũng có thời gian làm gì đó
Get together: gặp gỡ xã giao
Get up: thức dậy
Give somebody away: tiết lộ thông tin, tố cáo, bán đứng ai đó
Give somebody away: (người nhà) đưa cô dâu tới lễ đường
Give something away: làm lộ bí mật
Give something away: cho không ai đó một thứ gì đó
Give something back: đem trả lại một món đồ
Give in: ngừng đánh nhau/tranh chấp/bất đồng ý kiến
Give something out: phát miễn phí
Give something up: từ bỏ một thói quen
Give up: bỏ cuộc, ngừng cố gắng
Go after somebody: bám theo, đi theo ai đó
Go after something: theo đuổi để đạt được mục tiêu
Go against somebody: thi đua, đối đầu với ai đó
Go ahead: bắt đầu, tiến hành
Go back: quay trở lại một nơi nào đó
Go out: rời khỏi nhà, đi chơi
Go out with somebody: hẹn hò với ai đó
Go over something: kiểm tra lại
Go over: thăm ai đó ở gần
Go without something: trải qua sự thiếu thốn
Grow apart: cách xa nhau dần qua thời gian
Grow back: mọc lại
Grow into something: bắt đầu thích thứ gì đó
Grow out of something: không thích thứ gì đó nữa
Grow up: trưởng thành, lớn lên
H
Hand something down: nhường lại cho ai đó đồ cũ
Hand something in: nộp
Hand something out: phân phát (bằng tay)
Hand something over: giao nộp một cách không tự nguyện
Hang in: giữ thái độ tích cực
Hang on: đợi trong chốc lát
Hang out: vui chơi
Hang up: cúp/dập máy
Hold somebody/something back: giữ chân, ngăn ai đó/thứ gì đó lại
Hold something back: kiềm nén cảm xúc
Hold on: chờ trong chốc lát
Hold onto somebody/ something: giữ chặt, bám chặt
Hold somebody/ something up: cướp giật
K
Keep on doing something: tiếp tục làm gì đó
Keep something from somebody: không nói gì đó cho ai đó
Keep somebody/ something out: không cho vào, bắt ở ngoài
Keep something up: tiếp tục giữ nguyên phong độ
L
Let somebody down: làm ai đó thất vọng
Let somebody in: cho phép vào trong nhà
Log in/on: đăng nhập
Log out/off: đăng xuất
Look after somebody/something: chăm sóc, trông nom ai đó/thứ gì đó
Look down on somebody: coi thường, đánh giá thấp
Look for somebody/something: tìm kiếm
Look forward to something: cảm thấy phấn khích, mong chờ tương lai
Look into something: điều tra, nghiên cứu
Look out: cảnh giác, lưu ý
Look out for somebody/something: cực kì cảnh giác
Look something over: kiểm tra, xem xét
Look something up: tìm kiếm thông tin/tra cứu
Look up to somebody: ngưỡng mộ ai đó
M
Make something up: bịa đặt, nói dối
Make up: tha thứ hay làm hòa với nhau
Make somebody up: trang điểm
Mix something up: nhầm lẫn giữa các thứ với nhau
P
Pass away: qua đời
Pass out: bất tỉnh, ngất
Pass something out: truyền tay nhau
Pass something up: từ chối, bỏ qua
Pay somebody back: trả tiền nợ
Pay for something: bị trừng phạt, trả giá
Pick something out: lựa chọn
Point somebody/something out: chỉ trỏ vào ai đó/ cái gì đó
Put something down: đặt vật đang cầm xuống đất
Put somebody down: xúc phạm, làm ai đó cảm thấy không được tôn trọng
Put something off: trì hoãn
Put something out: dập tắt
Put something together: tập hợp, lắp ráp
Put up with somebody/something: chịu đựng
Put something on: mặc quần áo, mang giày dép, đeo trang sức
R
Run into somebody/something: tình cờ bắt gặp
Run over somebody/something: cán xe qua một vật gì đó/ai đó
Run over/through something: tập dượt, tổng duyệt
Run away: đào tẩu, bỏ chạy
Run out: hết mất, không còn
S
Send something back: gửi trả lại thứ gi đó
Set something up: sắp đặt, bố trí
Set somebody up: lừa, gài bẫy ai đó
Shop around: đi loanh quanh xem đồ
Show off: khoe mẽ, thể hiện
Sleep over: ngủ lại, qua đêm ở đâu đó
Sort something out: sắp xếp, giải quyết một vấn đề
Stick to something: tiếp tục làm gì đó
Switch something off: tắt thứ gì đi
Switch something on: bật thứ gì lên
T
Take after somebody: giống một người thân
Take something apart: cố tình phá, tách một thứ gì vụn ra
Take something back: lấy lại một vật
Take off: cất cánh, khởi hành
Take something off: tháo bỏ, cởi thứ gì ra
Take something out: lấy/đem thứ gì đó ra
Take somebody out: rủ/đãi ai đó đi chơi
Tear something up: xé vụn thành từng mảnh
Think back to/on: nhớ lại
Think something over: cân nhắc
Throw something away: vứt bỏ thứ gì đó
Turn something down: vặn nhỏ/giảm âm lượng hoặc cường độ
Turn something down: từ chối thứ gì đó
Turn something off: tắt đi
Turn something on: bật lên
Turn something up: tăng âm lượng hoặc cường độ
Turn up: xuất hiện, có mặt
Try something on: mặc thử đồ
Try something out: thử nghiệm
U
Use something up: dùng hết
W
Wake up: tỉnh giấc, thức dậy
Warm up: khởi động
Work out: tập thể dục
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là kiến thức về Phrasal verb – cụm động từ trong tiếng Anh đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu và vận dụng được các cụm Phrasal verb tiếng Anh. Hãy chăm chỉ luyện tập và đón đọc những bài viết mới chủ đề ngữ pháp của Step Up bạn nhé.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Khi bạn ở một quốc gia nói tiếng Anh, bạn có thể sẽ cần mua thứ gì đó ở hiệu thuốc. Thông thường, dược sĩ ở hiệu thuốc sẽ bán cho bạn loại thuốc có chứa thành phần thuốc bạn cần dùng. Do đó bạn không cần phải học tất cả tên riêng của các loại thuốc, mà chỉ cần học một số loại thuốc nhất định.Step Upđã chuẩn bị cho bạn bộ từ vựng tiếng Anh về thuốc thông dụng nhất, hãy cùng học ngay nào.
1. Từ vựng tiếng Anh về thuốc thông dụng nhất
Các loại thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng ngày càng đa dạng, giúp chúng ta phòng chống và chữa được nhiều bệnh, tăng cường sức khỏe. Cùng tìm hiểu ngay từ vựng tiếng anh về thuốc phổ biến nhất với Step Up nhé.
Vitamin pills: thuốc vitamin
Travel sickness tablets: thuốc say tàu xe
Tissues: giấy ăn
Throat lozenges: thuốc đau họng viên
Thermometer: nhiệt kế
Sleeping tablets: thuốc ngủ
Prescription: đơn thuốc
Pregnancy testing kit: dụng cụ thử thai
Plasters: miếng dán vết thương
Painkillers: thuốc giảm đau
Nicotine patches: miếng đắp ni-cô-tin
Medicine: thuốc
Lip balm (lip salve): môi
Laxatives: thuốc nhuận tràng
Indigestion tablets: thuốc tiêu hóa
Hay fever tablets: thuốc trị sốt mùa hè
First aid kit: bộ sơ cứu
Eye drops: thuốc nhỏ mắt
Emergency contraception: thuốc tránh, ngừa thai khẩn cấp
Diarrhoea tablets: thuốc tiêu chảy
Cough mixture: thuốc ho nước
Bandages: băng
Athlete’s foot powder: phấn bôi nấm bàn chân
Aspirin: thuốc aspirin
Antiseptic: chất khử trùng
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Khi đi mua thuốc hoặc gặp dược sĩ để tư vấn, bạn sẽ cần đến các mẫu câu tiếng Anh về thuốc. Các mẫu câu dưới đây, kết hợp với các từ vựng tiếng Anh về thuốc sẽ giúp bạn tự tin trong khi giao tiếp và mua được đúng loại thuốc mình cần đấy.
You should avoid alcohol.
(Bạn nên tránh rượu bia.)
You can try this cream.
(Bạn có thể thử loại thuốc dạng kem bôi này.)
What are your symptoms?
(Triệu chứng của bạn là gì?)
This medicine will relieve your pain.
(Thuốc này sẽ làm giảm cơn đau của bạn.)
This medicine is for drink use only.
(Thuốc này chỉ dùng để uống thôi.)
This medicine can make you feel sleepy as a side effect.
(Loại thuốc này có tác dụng phụ là có thể khiến bạn buồn ngủ.)
This medication should be taken before/with/after meals.
(Loại thuốc này nên uống trước/trong/sau khi ăn.)
Take two of these pills three times a day and after meals.
(Uống mỗi lần hai viên, ngày ba lần, và sau bữa ăn.)
Take this medicine before eating.
(Uống thuốc này trước khi ăn nhé.)
Take it in the afternoon, two teaspoons a day.
(Uống vào buổi chiều, 2 thìa 1 ngày.)
Take it before going to bed.
(Uống trước khi đi ngủ nhé.)
Please take the medicine according to the instruction.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
3. Cách ghi nhớ từ vựng tiếng Anh về thuốc hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp học từ vựng tiếng Anh nói chung và từ từ vựng tiếng Anh về thuốc nói riêng. Sau đây, Step Up sẽ giới thiệu đến bạn một cách ghi nhớ từ vựng tiếng Anh theo đúng tinh thần “học nhanh – nhớ lâu”.
Bạn có biết rằng cách học truyền thống chỉ tận dụng được 8% não bộ và các giác quan? Làm thế nào để tận dụng đến 80% não bộ và giác quan để phục vụ cho việc học từ vựng tiếng Anh nhỉ? Sách Hack Não 1500 và APP Hack Não có thể giúp bạn làm điều này.
Bạn sẽ học từ vựng qua từng chủ điểm (unit), trong đó mỗi chủ điểm có 4 phần:
Phần 1: Khởi động cùng truyện chêm
Việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh qua danh sách hàng loạt các từ, ngoài ngữ cảnh thường sẽ gây cảm giác chán chường cho người học. Vì thế, học từ vựng tiếng Anh qua phương pháp chuyện chêm là một khởi đầu hợp lý nhằm khơi gợi hứng thú cho người học. Bạn sẽ học từ vựng qua một câu chuyện tiếng Việt có chèn thêm các từ tiếng Anh cần học. Phương pháp học này sẽ giúp bạn nhớ từ qua văn cảnh cụ thể.
Phần 2: Tăng tốc cùng âm thanh tương tự
Bí quyết để học thuộc hàng loạt từ vựng trong thời gian ngắn mà không bỏ sót từ nào chính là sử dụng kỹ thuật âm thanh tương tự. Bạn có thể hiểu kỹ thuật nghe vô cùng “cao siêu” này là biến từ vựng tiếng Anh thành một cụm từ tiếng Việt có cách đọc gần giống. Sau đó, đặt cụm âm thanh tương tự và nghĩa tiếng Việt vào cùng một câu có nghĩa. Tham khảo ví dụ dưới đây để dễ hiểu hơn nhé:
Phần 3: Tự tin bứt phá cùng app Hack Não
App Hack Não là một công cụ hỗ trợ học từ vựng hiệu quả. Bạn sẽ được luyện tập nghe và thực hành điền từ vào chỗ trống. Bạn cũng có thể ôn tập riêng phần cụm từ bằng cách đoán nghĩa các cụm từ qua ngữ cảnh.
Phần 4: Về đích cùng việc ứng dụng
Trong phần này, bạn sẽ sáng tạo ra một câu chuyện chêm từ các từ vựng tiếng Anh đã được học. Một câu chuyện độc đáo của riêng bạn sẽ giúp việc ghi nhớ trở nên “dễ như ăn bánh” và việc gợi lại các từ vựng không còn là nỗi lo của bạn nữa.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Trên đây là những từ vựng tiếng Anh về thuốc chọn lọc do Step Up tổng hợp. Việc tích lũy các từ vựng tiếng Anh là nền tảng cho các kỹ năng khác, vì vậy bạn hãy thường xuyên học từ mới và ôn luyện từ vựng nhé. Step Up chúc bạn thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Công nghệ hiện đại đã khiến cho việc hỏi và chỉ đường trực tiếp trở nên ít phổ biến hơn. Thế nhưng, việc “bỏ túi” những câu hay từ vựng dùng để hỏi đường bằng tiếng Anh sẽ không hề thừa đâu nhé. Chuyến du lịch của bạn vẫn sẽ suôn sẻ ngay cả khi thiết bị điện tử của bạn hết pin, hoặc bạn có thể trả lời những câu hỏi của người ngoại quốc một cách tự tin nhất. Hãy cùng Step Up khám phá ngay những câu hỏi đường bằng tiếng Anh nhé.
1. Các từ vựng và cụm từ thường dùng khi hỏi đường bằng tiếng Anh
Đầu tiên, hãy cùng điểm qua những từ vựng và cụm từ thường dùng khi hỏi đường bằng tiếng Anh nhé. Hãy note lại trong sổ tay của mình những cụm từ bạn cảm thấy thú vị nhé.
Từ vựng dùng để hỏi đường bằng tiếng Anh
To the left/right of: về phía bên trái/phải của
Opposite : đối diện
On the…street/avenue: ở trên đường/đại lộ
Next to: ngay bên cạnh
Near: gần
In front of: ở phía trước
Between: ở giữa
Beside: bên cạnh
Behind: đằng sau
At the crossroads/intersection: tại nút giao
Around the corner: ở góc phố đó
Cụm từ thông dụng để hỏi đường bằng tiếng Anh
Go around/over/under: đi vòng quanh/đi qua/đi xuống dưới
Ví dụ:
Let’s go around this area and find a restaurant.
(Chúng ta hãy cùng đi vòng quanh khu này và tìm một nhà hàng.)
Head to: đi thẳng đến
Ví dụ:
Susie came rushing in the office, took the contract and headed to the meeting.
(Susie đã chạy đến văn phòng, lấy hợp đồng và đi thẳng đến buổi họp.)
Take the first/second left/right turn…: rẽ vào ngã rẽ trái/phải thứ nhất/hai…
Ví dụ:
Take the first right turn after you see a bookstore.
(Rẽ vào ngã rẽ thứ nhất bên tay phải sau khi bạn thấy hiệu sách.)
Turn left/right (Make a left/right turn): rẽ trái/ phải
Ví dụ:
Go ahead then turn left, your destination will be on the right.
(Đi thẳng và rồi rẽ trái, địa điểm bạn cần đến sẽ ở bên tay phải.)
Walk along/walk straight down: đi dọc theo
Ví dụ:
Walking along the river until you reach the post office.
(Đi dọc theo bờ sông cho đến khi bạn đến bưu điện.)
Continue down/Follow: tiếp tục đi theo đường
Ví dụ:
If you continue down this path, you’ll find a lovely cafe, which isn’t really well-known.
(Nếu bạn tiếp tục đi theo con đường này, bạn sẽ tìm thấy một tiệm cà phê ít người biết tới.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Các mẫu câu hỏi đường bằng tiếng Anh thông dụng
Dưới đây là danh sách các câu hỏi đường bằng tiếng Anh thường được sử dụng nhất. Bạn có thể vận dụng linh hoạt các mẫu câu này khi muốn hỏi đường đến một địa điểm nào đó. Bạn nên kiên nhẫn và lịch sự khi hỏi đường, cũng như đừng quên cảm ơn nếu ai đó chỉ đường giúp bạn nhé.
Where is the ABC supermarket, please?
(Xin hỏi siêu thị ABC ở đâu?)
Please tell me the way to the ABC stadium.
(Vui lòng cho tôi biết đường đến sân vận động ABC.)
What is this street?
(Đây là phố gì?)
Would you be so kind to tell me where I am?
(Bạn có thể vui lòng cho tôi biết tôi đang ở đâu không?)
Which way?
(Lối nào?)
Do you have a map with you?
(Bạn có mang bản đồ theo bên người không?)
Pardon me, can you tell me what this street is?
(Xin lỗi, bạn có thể cho tôi biết đường này tên là gì không?)
Is this the bus to ABC mall?
(Đây có phải là xe buýt tới trung tâm mua sắm ABC không?)
Excuse me, can you show me the way to the police station, please?
(Xin lỗi, bạn có thể chỉ cho tôi đường đến đồn cảnh sát được không?)
Excuse me, do you know where the ABC company is?
(Xin lỗi, bạn có biết công ty ABC ở đâu không?)
Please show me the way (to ABC amusement park).
(Vui lòng chỉ cho tôi đường đi (đến công viên giải trí ABC).)
Is this the right way to the cat cafe?
(Đây có phải là đường đi đến quán cà phê mèo không?)
Excuse me, can you tell me how to get to the spa?
(Xin lỗi, bạn có thể cho tôi biết làm thế nào để đến tiệm spa không?)
Where do I turn?
(Tôi phải rẽ ở đâu?)
I’m looking for Mr. Marshall’s house.
(Tôi đang tìm nhà của ông Marshall.)
Where can I buy these souvenirs?
(Tôi có thể mua những món quà lưu niệm này ở đâu?)
Are we on the right road to the beach?
(Chúng ta có đang đi đúng đường đến bãi biển không?)
Excuse me, where am I?
(Xin lỗi, tôi đang ở đâu?)
Please tell me the way to the airport.
(Vui lòng cho tôi biết đường đến sân bay.)
Where is the police station and how can I get there?
(Đồn cảnh sát ở đâu và tôi có thể đến đó bằng cách nào?)
Can you show me the way on the map?
(Bạn có thể chỉ cho tôi đường đi trên bản đồ được không?)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
3. Đoạn hội thoại mẫu về hỏi đường bằng tiếng Anh
Việc học tiếng Anh giao tiếp qua các đoạn hội thoại mẫu sẽ giúp bạn nhớ từ vựng, mẫu câu nhanh hơn. Bạn có thể thực hành đọc thành tiếng những đoạn hội thoại dưới đây để luyện tập phản xạ tiếng Anh cũng như học cách hỏi đường bằng tiếng Anh nhé.
Đoạn hội thoại mẫu về hỏi đường bằng tiếng Anh #1
Visitor: Excuse me. Can you tell me the way to the bookstore?
(Xin lỗi. Bạn có thể chỉ đường đến hiệu sách cho tôi được không?)
Susie: Yes, sure. Turn right at the end of this street.
(Vâng, dĩ nhiên rồi. Rẽ phải lúc đi đến cuối đường.)
Visitor: At the traffic lights or the crossroad?
(Ở chỗ đèn giao thông hay chỗ ngã tư?)
Susie: At the traffic lights, then go as far as the roundabout.
(Ở chỗ đèn giao thông, sau đó đi tới chỗ vòng xuyến.)
Visitor: And what do I do next?
(Sau đó nữa thì sao?)
Susie: Turn left at the roundabout into ABC Road.
(Đến vòng xuyến, bạn rẽ trái vào đường ABC.)
Visitor: OK … left at the roundabout.
(Tôi hiểu, rẽ trái ở chỗ vòng xuyến.)
Susie: Go down ABC Road. The bookstore is on the right.
(Tiếp tục đi trên đường ABC. Tiệm sách ở bên tay phải.)
Visitor: Thank you very much.
(Cảm ơn bạn rất nhiều.)
Susie: You’re welcome.
(Không cần khách sáo.)
Đoạn hội thoại mẫu về hỏi đường bằng tiếng Anh #2
Marshall: Is this the right way to ABC Resort?
(Đây có phải đường đến khu nghỉ dưỡng ABC không?)
Annie: You’re going the wrong way.
(Bạn đang đi nhầm đường rồi.)
Marshall: Please tell me how to get there.
(Làm ơn chỉ đường đến đó cho tôi với.)
Annie: I’ll give you directions. No need to worry.
(Tôi sẽ chỉ đường cho bạn. Đừng lo.)
Marshall: How far is it from here to the resort?
(Từ đây đến khu nghỉ dưỡng khoảng bao xa?)
Annie: It’s pretty far from here. Oh, on the way here, did you see a park?
(Khá xa đấy. À, trên đường đến đây, bạn có thấy một công viên không?)
Marshall: Yes, I saw a park named ABC Park.
(Có, tôi thấy một công viên tên là ABC.)
Annie: Turn left after the park. Take this path. You’ll pass a convenience store on your right. It is behind the store.
(Đến công viên, bạn hãy rẽ trái. Đi con đường này. Bạn sẽ đi qua một cửa hàng tiện lợi. Khu nghỉ dưỡng ở ngay sau cửa hàng.)
Marshall: Thank you so much.
(Cảm ơn bạn nhiều.)
Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Trên đây là các từ vựng, mẫu câu, và đoạn hội thoại chủ đề chỉ đường và hỏi đường bằng tiếng Anh. Để thành thạo tiếng Anh giao tiếp, có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu các phương pháp học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả. Step Up chúc bạn thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Ngoài câu khẳng định và câu phủ định, câu nghi vấn (hay câu hỏi/interrogative sentence) là một trong những thành phần ngữ pháp quan trọng khi bạn học các thì trong tiếng Anh. Việc đặt và trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn hiểu bản chất của câu nghi vấn. Hôm nay, hãy cùng Step Up khám phá những cấu trúc của câu nghi vấn trong tiếng Anh cùng các bài tập thực hành có đáp án nhé.
1. Câu nghi vấn trong tiếng Anh là gì?
Câu nghi vấn trong tiếng Anh là một câu hỏi trực tiếp và được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Các câu nghi vấn được sử dụng khi bạn muốn thu thập thông tin và tránh khỏi sự nhầm lẫn, cũng như góp phần giúp các cuộc trò chuyện thú vị hơn.
Ví dụ:
Do you know how to sing like Beyonce?
(Bạn có biết cách để hát hay như Beyonce không?)
She looks worn out. She has too many deadlines, doesn’t she?
(Cô ấy trông mệt mỏi quá. Hẳn là cô ấy có quá nhiều công việc đến hạn?)
Who do they think they are, some sorts of superstars?
(Họ nghĩ họ là ai, những ngôi sao nổi tiếng à?)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trong tiếng Anh, có rất nhiều loại câu nghi vấn/câu hỏi thú vị. Hãy cùng Step Up tìm hiểu những mẫu câu hỏi phổ biến nhất trong tiếng Anh qua những ví dụ cụ thể, dễ hiểu nhé.
Câu hỏi Yes/No
Những câu hỏi này được đặt ra để người nghe trả lời với một câu khẳng định hoặc phủ định. Chúng bắt đầu với một động từ hoặc mộttrợ động từ, theo sau là chủ ngữ.
Công thức chung:
Be/do/have + S + V?
Ví dụ:
Is this assignment due on 17th October?
(Bài tập này nộp vào 17/10 đúng không?)
Does she work as an interpreter for your company?
(Có phải cô ấy làm phiên dịch viên cho công ty của bạn không?)
Have the students started working on their research yet?
(Các em học sinh đã bắt đầu làm nghiên cứu chưa nhỉ?)
Câu hỏi Yes/No còn có thể bắt đầu bằng động từ khiếm khuyết, với công thức chung như sau:
Can/could/may/might/would/should… + S + V?
Ví dụ:
Can she be a little bit more reliable?
(Cô ấy có thể đáng tin cậy hơn một chút được không?)
Would you mind helping me with this survey?
(Bạn có phiền không nếu mình nhờ bạn làm giúp khảo sát này?)
May we let our relatives tag long on this field trip?
(Chúng em có thể dẫn họ hàng đi cùng trong chuyến đi thực tế này không ạ?)
Câu hỏi có từ để hỏi
Câu nghi vấn dùng từ để hỏi (hay còn gọi là câu hỏi mở) bắt đầu bằng một từ để hỏi, sau đó là động từ và chủ ngữ. Các từ để hỏi thường gặp là:
Why: tại sao
Whose: của ai
Whom: ai (hỏi tân ngữ)
Who: ai (hỏi chủ ngữ)
Which: cái nào
Where: ở đâu
When: khi nào
What: cái gì
How: như thế nào
Công thức chung:
Wh-word + (be/do) + S + V?
Ví dụ:
Why is this movie well-liked?
(Tại sao bộ phim này lại được ưa chuộng đến vậy?)
Whose costumes are those?
(Những bộ trang phục này là của ai?)
Whom did the teacher give the books to?
(Giáo viên đã đưa những quyển sách cho ai thế?)
Who delivers the books to our class?
(Ai mang những quyển sách tới lớp của chúng ta thế?)
Which one of those is your final choice?
(Cái nào trong những cái kia là lựa chọn cuối cùng của bạn?)
Where will you be this summer?
(Bạn dự định sẽ đi đâu vào mùa hè tới?)
When have they left the party?
(Họ đã rời khỏi buổi tiệc vào lúc nào vậy?)
What is next on today’s meeting’s agenda?
(Phần tiếp theo của buổi họp ngày hôm nay là gì?)
How did they manage to finish such a huge project?
(Họ làm thế nào để hoàn thành một dự án lớn như vậy?)
Câu hỏi lựa chọn
Đây là những câu hỏi “cái này hoặc cái kia” được đặt ra để đưa ra một hay nhiều lựa chọn trong ngữ cảnh của câu hỏi. Chúng cũng bắt đầu bằng một động từ hoặc một trợ động từ. Đặc điểm nhận dạng của câu hỏi lựa chọn là từ “or” với vai trò liên từ nối giữa hai lựa chọn được đưa ra.
Ví dụ:
Should I eat out or cook to save money?
(Tôi nên ăn ngoài hay tự nấu để tiết kiệm tiền nhỉ?)
Do you want me to pick you up or you go home by yourself?
(Bạn có muốn tôi đón bạn không hay bạn tự đi về?)
Tea or coffee, which do you prefer?
(Trà hay cà phê, bạn thích cái nào hơn?)
Câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi (tag question) trong tiếng Anh là một chuyên đề ngữ pháp rất hay, nhưng bao gồm những kiến thức ngữ pháp nâng cao cùng với nhiều quy tắc. Nguyên tắc chung là nếu mệnh đề chính là khẳng định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng phủ định và ngược lại.
Ví dụ:
He is a popular singer of England, isn’t he?
(Anh ấy là một ca sĩ nổi tiếng ở Anh, có phải không?)
You didn’t bring the laptop charger, did you?
(Bạn đã không mang theo sạc máy tính xách tay, đúng không?)
Lưu ý rằng câu trả lời của câu hỏi đuôi sẽ trả lời theo thực tế. Ví dụ, với câu hỏi “He is a popular singer of England, isn’t he?”, chúng ta sẽ trả lời “yes, he is” nếu anh ấy là một ca sĩ nổi tiếng ở Anh và “no, he isn’t” nếu anh ấy không phải.
3. Bài tập câu nghi vấn trong tiếng Anh
Bài 1: Đặt câu hỏi dùng từ để hỏi cho bộ phận gạch chân
My parents try to cheer me up when I am sad.
You cannot understand why I’m upset.
There’s a lawyer in the house.
The teachers are returning early this year.
Susie chose the most expensive items on the catalogue.
Đáp án:
What do your parents do when you’re sad?
Who cannot understand why you’re upset?
Where is the lawyer?
When are the teachers returning?
Which on the catalogue did Susie choose?
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
_________ he drive his kids to piano practice?
_________ Susie know how to serve coffee and tea?
_________ Marshall’s teachers understand why she’s unhappy all the time?
_________ our mother tell us to add milk to the baby’s meal formula?
_________ the prices in our restaurant reasonable?
Đáp án:
Will
Does
Do
Did
Are
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là tổng hợp kiến thức phần câu nghi vấn trong tiếng Anh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm vững được những cấu trúc của câu hỏi trong tiếng Anh phổ biến nhất và áp dụng thành công vào bài tập thực hành. Bạn hãy đón đọc những bài viết mới của Step Up để tích lũy thêm những cấu trúc ngữ pháp bổ ích nhé.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI