“All our dreams can come true, if we have the courage to pursue them.”
– Walt Disney.
(Tất cả những giấc mơ của chúng ta đều có thể trở thành hiện thực, nếu chúng ta có đủ can đảm để theo đuổi chúng.)
Trong cuộc sống, có nhiều lúc chúng ta sẽ cảm thấy chán nản, xuống tinh thần vì những gian nan, khó khăn, trắc trở. Đôi khi, một câu nói mang tính động viên, khích lệ lại là tất cả những gì chúng ta cần để có thêm động lực vượt qua những sóng gió ấy. Hãy cùng Step Upkhám phá những câu nói khích lệ tinh thần bằng tiếng Anh hay nhất trong bài viết ngày hôm nay nhé.
1. Những câu nói khích lệ tinh thần bằng tiếng Anh được nhiều người yêu thích nhất
Những câu trích dẫn (quote) truyền cảm hứng thường rất ngắn gọn, súc tích nhưng hàm chứa những ý nghĩa sâu xa. Một câu nói có thể có chứa nhiều ý nghĩa, tùy thuộc vào cách hiểu của mỗi người. Hãy cùng nghiền ngẫm những câu nói khích lệ tinh thần bằng tiếng Anh dưới đây bạn nhé.
Những câu nói khích lệ tinh thần bằng tiếng Anh
“Act as if what you do makes a difference. It does.” – William James
(Hãy hành động như thể những gì bạn làm tạo ra sự khác biệt. Những gì bạn làm thật sự tạo ra sự khác biệt.)
“Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.” – Winston Churchill
(Thành công không phải là cuối cùng, thất bại không phải là chí mạng: sự dũng cảm để tiếp tục mới thực sự có ý nghĩa.)
“Never bend your head. Always hold it high. Look the world straight in the eye.” – Helen Keller
(Đừng bao giờ cúi đầu. Luôn ngẩng đầu thật cao. Đối mặt với cả thế giới.)
“What you get by achieving your goals is not as important as what you become by achieving your goals.” – Zig Ziglar
(Những gì bạn nhận được khi đạt được mục tiêu không quan trọng bằng những gì bạn trở thành khi đạt được mục tiêu.)
“Believe you can and you’re halfway there.” – Theodore Roosevelt
(Hãy tin rằng bạn có thể làm được và bạn đã đi được nửa chặng đường.)
“I can’t change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.” – Jimmy Dean
(Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm của mình để luôn đến đích.)
“Life is like riding a bicycle. To keep your balance, you must keep moving.” – Albert Einstein
(Cuộc sống giống như việc lái một chiếc xe đạp. Để giữ thăng bằng bạn phải di chuyển liên tục về phía trước.)
“Just don’t give up trying to do what you really want to do. Where there is love and inspiration, I don’t think you can go wrong.” – Ella Fitzgerald
(Chỉ cần không từ bỏ việc cố gắng làm những gì bạn thực sự muốn làm. Hướng về nơi có tình yêu và cảm hứng, tôi không nghĩ bạn có thể sai hướng.)
“You do not find the happy life. You make it.” – Camilla Eyring Kimball
(Bạn không tìm thấy cuộc sống hạnh phúc. Bạn tạo ra nó.)
“Happiness is not by chance, but by choice.” – Jim Rohn
(Hạnh phúc không phải ngẫu nhiên mà có, mà là do lựa chọn.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Những câu nói truyền cảm hứng bằng tiếng Anh hay nhất
Những câu nói khích lệ tinh thần bằng tiếng Anh, hay những câu nói truyền cảm hứng bằng tiếng Anh (inspirational quotes) là sự đúc kết những kinh nghiệm, bài học đầy tích cực từ những người thông thái. Có thể nói rằng, những câu nói này là những “quyển sách” thu nhỏ, cực kỳ đáng để suy ngẫm và học hỏi, hoặc chỉ đơn giản là nguồn cảm hứng mà chúng ta có thể tìm đến trong những lúc muốn bỏ cuộc. Hãy biến động lực của bạn thành sự thành công cùng với những câu nói khích lệ tinh thần bằng tiếng anh dưới đây nhé.
Những câu nói khích lệ tinh thần bằng tiếng Anh
Your limitation – it’s only your imagination.
(Giới hạn của bạn – đó chỉ là trí tưởng tượng của bạn.)
Push yourself, because no one else is going to do it for you.
(Thúc đẩy chính mình, bởi vì không ai khác sẽ làm điều đó cho bạn.)
Sometimes later becomes never. Do it now.
(Đôi khi “sau này” trở thành “không bao giờ”. Hãy hành động ngay bây giờ.)
Great things never come from comfort zones.
(Những điều tuyệt vời không bao giờ đến từ vùng an toàn.)
Dream it. Wish it. Do it.
(Dám mơ. Dám ao ước. Dám làm.)
Success doesn’t just find you. You have to go out and get it.
(Thành công không tự tìm đến bạn. Bạn phải tự đi tìm và đạt được nó.)
The harder you work for something, the greater you’ll feel when you achieve it.
(Bạn càng làm việc chăm chỉ, bạn sẽ càng cảm thấy tuyệt vời hơn khi đạt được nó.)
Dream bigger. Do bigger.
(Mơ ước lớn hơn. Hành động nhiều hơn.)
Don’t stop when you’re tired. Stop when you’re done.
(Đừng dừng lại khi bạn thấy mệt. Hãy dừng lại khi bạn đã xong việc.)
Wake up with determination. Go to bed with satisfaction.
(Thức dậy với sự quyết tâm. Đi ngủ với sự thỏa mãn.)
Do something today that your future self will thank you for.
(Làm điều gì đó ngày hôm nay để bạn của ngày mai phải cảm thấy biết ơn vì điều đó.)
Little things make big days.
(Những điều nhỏ nhặt góp phần tạo nên những ngày trọng đại.)
It’s going to be hard, but hard does not mean impossible.
(Chắc chắn con đường sẽ gian nan, nhưng khó khăn không khiến nó trở nên bất khả thi.)
Don’t wait for an opportunity. Create it.
(Đừng trông đợi một cơ hội. Hãy tạo ra cơ hội.)
Sometimes we’re tested not to show our weaknesses, but to discover our strengths.
(Nhiều khi thử thách không khiến chúng ta lộ ra những khuyết điểm, mà khám phá những điểm mạnh chúng ta có.)
Bạn đã bao giờ cảm thấy mình thật cô đơn, chỉ có một mình chưa? Việc trải qua những điều không vui trong cô độc rất khó khăn, nhưng bạn có thể đọc những câu nói tự an ủi bằng tiếng Anh sau đây để cảm thấy nguôi ngoai và tích cực hơn. Hãy tin rằng, sự cô đơn chỉ là tạm thời, và những câu nói khích lệ tinh thần bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn tự nhủ rằng “mọi việc sẽ ổn thôi.”
Những câu nói khích lệ tinh thần bằng tiếng Anh
“There are times when we stop, we sit still. We listen and breezes from a whole other world begin to whisper.” —James Carroll
(Có những lúc chúng ta phải dừng lại, chúng ta ngồi yên. Chúng ta lắng nghe và những làn gió từ cả một thế giới khác bắt đầu thì thầm.)
“Breath is the power behind all things…. I breathe in and know that good things will happen.” —Tao Porchon-Lynch
(Hơi thở là sức mạnh đằng sau vạn vật…. Tôi hít vào và biết rằng những điều tốt đẹp sẽ xảy ra.)
“Within you, there is a stillness and a sanctuary to which you can retreat at any time and be yourself.” —Hermann Hesse
(Bên trong bạn, có sự tĩnh lặng và tôn nghiêm mà bạn có thể gạt sang một bên bất cứ lúc nào và là chính mình.)
“Feelings come and go like clouds in a windy sky. Conscious breathing is my anchor.” —Thích Nhất Hạnh
(Cảm xúc đến và đi như mây trên bầu trời đầy gió. Thiền bằng cách thở là cái neo của tôi.)
“Calmness is the cradle of power.” —Josiah Gilbert Holland
(Sự bình tĩnh là cái nôi của sức mạnh.)
“Simply let experience take place very freely, so that your open heart is suffused with the tenderness of true compassion.” —Tsoknyi Rinpoche
(Hãy để trải nghiệm diễn ra thật tự do, để trái tim rộng mở của bạn tràn ngập sự dịu dàng của lòng trắc ẩn thực sự.)
“Don’t try to force anything. Let life be a deep let-go. God opens millions of flowers every day without forcing their buds.” —Osho
(Đừng cố ép buộc bất cứ điều gì. Hãy để cuộc sống là một sự buông bỏ sâu sắc. Chúa khiến hàng triệu bông hoa bừng nở mỗi ngày mà không cần ép nụ của chúng.)
“Understand this and be free: we are not in our bodies; our bodies are inside us.” —Sean A. Mulvihill
(Hãy hiểu điều này và được tự do: chúng ta không ở trong cơ thể của mình; cơ thể của chúng ta ở bên trong chúng ta.)
“Set peace of mind as your highest goal, and organize your life around it.” —Brian Tracy
(Đặt sự an tâm làm mục tiêu cao nhất của bạn và sắp xếp cuộc sống của bạn xung quanh nó.)
“Many a calm river begins as a turbulent waterfall, yet none hurtles and foams all the way to the sea.” —Mikhail Lermontov
(Nhiều dòng sông êm đềm bắt đầu như một thác nước hỗn loạn, nhưng chỉ có dòng chảy yên ả đổ ra biển cả.)
Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Trên đây là tổng hợp những câu nói khích lệ tinh thần bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất. Step Up hy vọng bạn cảm thấy tích cực và tràn đầy hứng khởi sau khi đọc những câu nói trên. Chúc bạn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Bạn đặt mục tiêu học 5 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày. Sau 1 tháng bạn có 150 từ. Học 10 tháng bạn sẽ có 1500 từ – số lượng từ vựng cơ bản để bạn có thể hiểu 90% các cuộc hội thoại hằng ngày bằng tiếng Anh. Đấy là bạn kiên trì, đều đặn và không bỏ cuộc thì gần 1 năm bạn sẽ thành thạo tiếng Anh ở mức cơ bản.
Nhưng có rất nhiều người thành công chỉ sau 6 tháng, 3 tháng, thậm chí 1 tháng vẫn hoàn toàn giỏi được tiếng Anh. Có thể bạn sẽ nói “Ôi dào! Người ta học 1 tháng thì tôi học 6 tháng, người ta học 3 tháng thì tôi học 12 tháng. Cần cù bù thông minh thì tôi cũng sẽ giỏi”.
Nhưng khoan! Tại sao người khác học được trong 1 tháng, bạn lại cần nhiều hơn thế?
Cần cù có thể bù thông minh nhưng nếu bạn có phương pháp học thông minh thì bạn nắm chắc trong tay chìa khóa để rút ngắn 1/10 thời gian học tiếng Anh.
“Không có ngữ pháp thì rất ít thông tin được truyền đạt, nhưng không có từ vựng thì không có một thông tin nào được truyền đạt cả” – Nhà ngôn ngữ học D.A. Wilkins đã nói vậy. Để thấy rằng tầm quan trọng của từ vựng trong việc học ngôn ngữ.
Thực tế nhất trong việc học tiếng Anh. Khi bạn có từ vựng, bạn có thể diễn đạt ý muốn của mình, có thể nghe được người khác nói gì mà không cần quá quan tâm đến ngữ pháp của câu như thế nào. Bạn càng có nhiều từ, mức độ hiểu của bạn càng cao. Bạn càng tiếp nhận nhiều thông tin và việc giao tiếp trao đổi bằng tiếng Anh càng trở nên dễ dàng.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Duy trì một học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày tạo cho bạn được một thói quen tốt mà không phải ép buộc bản thân mình phải học. Tâm trạng của bạn sẽ được thoải mái thì việc học tập sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Học 5 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày
Chắc hẳn bạn cũng từng đặt mục tiêu học 5 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày bằng việc ghi chép, notes vào sổ học từ vựng,…Nhưng sau 1 tuần bạn bắt đầu lười, bạn quên luôn nghĩa của các từ đã học. Sau đó bạn cho rằng mình không theo phương pháp này được và loay hoay tìm cái mới thích thú hơn để đọc.
Trong khi mỗi ngày 5 từ vựng tiếng Anh, nếu bạn học đều đặn không bỏ 1 ngày nào thì 1 tháng có 150 từ.
Nhưng để giao tiếp thật tốt, bạn cần sở hữu gấp 100 lần lượng từ vựng đó. 1500 từ. Vậy sẽ là 10 tháng để bạn trang bị đầy đủ từ vựng cho một cuộc giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh, hiểu được 80% ngôn ngữ của người bản địa.
Với cách học này thì quá lâu!!!
3. Phương pháp học 30 đến 50 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày vô cùng hiệu quả
Bạn sẽ rút bớt 1/10 thời gian để có thể thành thạo tiếng Anh. Vậy bước đầu như thế nào để có thể học được số lượng từ gấp 10 lần so với thông thường?
Đảm bảo rằng bạn hứng thú, sáng tạo với việc học từ vựng
Học từ mới tiếng Anh mỗi ngày cần nhiều sự sáng tạo hơn bạn tưởng. Bởi một thứ ngôn ngữ mới ban đầu có thể khiến chúng ta hứng thú nhưng sẽ nhanh chóng gây chán nản khi chúng ta phải học chúng quá nhiều và quá lâu.
Để duy trì được nguồn năng lượng học tập luôn dồi dào, bạn cần phải có một lộ trình học từ mới tiếng Anh mỗi ngày thật cụ thể và hiệu quả. Có rất nhiều cách để kích thích sự sáng tạo và tăng động lực cho bạn. Tham khảo các cách học sau:
Học theo nhóm
Hãy tìm một nhóm bạn để học tiếng Anh cùng nhau. Bạn có thể gặp gỡ trực tiếp offline để thảo luận, trao đổi. Hay đơn giản là tìm cho mình một cộng đồng, group học tiếng Anh trên Facebook. Tìm nơi có thể thoải mái trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học từ vựng. Càng đông càng vui, chúng ta lại càng có hứng thú để học.
Hiểu được ngữ cảnh của từ
1 từ vựng tiếng Anh có thể có rất nhiều nghĩa và nhiều biến thể. Bạn cần phải hiểu được ngữ cảnh toàn bộ câu để biết được từ đó được sử dụng như thế nào.
Ví dụ: từ “eat a horse” có thể bạn dịch đơn thuần kiểu ăn như ngựa. Nhưng trong ngữ cảnh khác nó lại mang hàm ý chỉ bạn đang rất đói và ham ăn như ngựa vậy.
Sử dụng từ mới ngay khi có thể
Hãy vận dụng từ mới vừa học vào các câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày của bạn, nhắc tới chúng thường xuyên sẽ hình thành thói quen khi sử dụng từ, giúp cho não bộ của bạn ghi nhớ và phản ứng nhanh nhạy hơn.
Bắt đầu từ những chủ đề quen thuộc
Khi học từ vựng theo chủ đề, khả năng nhận biết và ghi nhớ của bạn sẽ cao hơn bởi sự liên kết của các từ. Với cách này, thay vì học 5 từ bạn hoàn toàn có thể học được 30 từ mỗi ngày với cùng 1 chủ đề.
Ngoài ra, tìm đến những cuốn sách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu để làm người bạn đồng hành. Những cuốn sách này được viết dựa trên trải nghiệm của chính tác giả và thấu hiểu những khó khăn khi người mới bắt đầu học sẽ giúp bạn học nhiều hơn 5 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày. Vậy nên chọn những cuốn sách nào?
4. Cuốn sách giúp bạn học 30 đến 50 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày
Những câu chuyện thành công từ các bạn học tiếng Anh là minh chứng rõ ràng nhất bạn có thể học được 30 – 50 từ vựng mỗi ngày. Luôn đứng Top 1 sách học ngoại ngữ bán chạy nhất Tiki từ khi ra mắt đến nay, cuốn sách chính là sự lựa chọn của hàng nghìn người học.
Tại sao nên chọn sách Hack Não 1500?
Dựa trên nguyên lý học cần gắn liền với cảm xúc nên cuốn sách được thiết kế chi tiết và in màu cho 1500 từ trong sách. Ngoài ra, mỗi từ vựng sẽ là 1 hình ảnh minh họa để bạn dễ dàng ghi nhớ bằng cách liên kết nghĩa của từ.
Khi học sách, bạn cũng sẽ thực hành việc ôn tập với App sử dụng trên điện thoại. Tích hợp audio nghe cho từng lời hội thoại và từ điển âm thanh của từng từ riêng biệt. Ôn tập lại từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, phát âm,…là cách bạn đồng hành cùng sách để chinh phục tiếng Anh.
Gợi ý: Tải App và nghe chi tiết audio nghe cho toàn bộ cuốn sách
Phương pháp nào giúp bạn học 30-50 từ vựng mỗi ngày?
Lựa chọn phương pháp học thông minh chính là lý do tại sao những người không có năng khiếu học tiếng Anh vẫn có thể thành công. Tổng hợp từ 2 phương pháp học thông minh nhất mà con người từng nghĩ ra là truyện chêm và âm thanh tương tự.
Truyện chêm: Những đoạn hội thoại tiếng Việt có chêm các từ tiếng Anh để người học đoán nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh cụ thể.
Ví dụ:
Nam và Linh đang nói chuyện với nhau thì một cô gái đi qua. Nam quay đầu nhìn theo cô ấy thì bất chợt Linh nói:
Nam, anh đang làm gì vậy? Anh completely vừa liếc nhìn cô gái đó.
Gì cơ? Anh không hiểu em đang nói gì?
Anh không hiểu sao, admit đi, anh vừa nhìn cô ấy.
Em cần dừng lại, em đangaction một cách vô lý đó.
Bạn thấy không? Với 1 ngữ cảnh cụ thể và được chêm vào trong các câu thoại tiếng Việt. Bạn sẽ dễ dàng đoán nghĩa của 3 từ trên là: hoàn toàn, thừa nhận, hành động.
Âm thanh tương tự: Dựa trên nguyên lý “bắc cầu tạm” từ tiếng Việt sang tiếng Anh để nhớ nghĩa của từ.
Ví dụ:
Để học từ convince – thuyết phục thì chỉ cần chế phiên âm từ convince thành con vịt và đặt câu với ngữ cảnh cụ thể: “Con vịtthuyết phục con cá lên bờ chơi với nó”.
Đây cũng là phương pháp được nhắc đến trong cuốn “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” và “ Fluent in 3 months”.
Ngoài ra, sách sẽ có 50% hình ảnh minh họa chi tiết và cụ thể cho từng từ trong sách. Cách học này vừa nhẹ nhàng, vui nhộn mà cực kỳ hiệu quả.
Nếu bạn vẫn thấy khó tin, tham gia cùng với cộng đồng hơn 150.000 thành viên đang học sách. Từ việc xem các bài giảng livestream của giáo viên cho từng từ, từng câu trong sách đến việc tham khảo cách ôn tập, ghi chép từ của các bạn học khác.
Với cách học nhẹ nhàng, vui nhộn cùng với hình ảnh minh hoạ sinh động, các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả này sẽ khiến những giờ học tiếng Anh không còn cứng nhắc và khô khan.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Cải thiện vốn từ vựng của bạn ngay hôm nay
Cách để có thể hòa mình vào tiếng Anh bạn cần phải học từ mới tiếng anh mỗi ngày. Áp dụng các cách ghi nhớ từ vựng hiệu quả cùng phương pháp học thông minh để tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Bước từng bước bằng việc bắt đầu với 10 từ, 20 từ sau đó tăng dần lên 30 từ, 50 từ mỗi ngày. Duy trì động lực học hằng ngày bằng việc xây dựng một lịch trình học tập hợp lý. Ôn tập lại bằng việc sử dụng thường xuyên, tham gia các cộng đồng học tiếng Anh để luyện tập mỗi ngày.
Với các phương pháp và cuốn sách trên chính là cách mà hàng nghìn người đã và đang thành công với việc học 30-50 từ vựng mỗi ngày. Với phương pháp học hoàn toàn thông minh, không chỉ dừng lại ở việc học 5 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày, bạn có thể làm được gấp 10 lần và hơn thế!
Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
⏩⏩⏩ Nếu bạn vẫn băn khoăn về phương pháp, lộ trình học, băn khoăn cuốn sách trên có thật sự giúp bạn học được 50 từ mỗi ngày không? Hay đơn giản bạn không biết bắt đầu tiếng Anh từ đâu? Làm sao để các thiện các kỹ năng phát âm, nghe, nói, đọc,… Để lại thông tin của bạn ngay dưới đây, Step Up sẽ liên hệ cho bạn và hỗ trợ tư vấn miễn phí!
“Don’t give people what they want, give them what they need.”
(Đừng đưa cho người ta thứ họ muốn, hãy đưa cho họ thứ họ cần.)
― Joss Whedon
Có rất nhiều cấu trúc ngữ pháp để chỉ tính bắt buộc của một hành động, sự việc như cấu trúc must, cấu trúc have to, cấu trúc should… Hôm nay, cùng Step Uptìm hiểu cấu trúc need – một trong những cấu trúc thông dụng là “chị em bạn dì” của những cấu trúc trên nhé.
1. Cấu trúc need và cách dùng
Cấu trúc need thường được biết đến như là một cấu trúc ngữ pháp vớiđộng từ khuyết thiếu, thế nhưng “need” còn được sử dụng một cách đa dạng hơn nhiều. Vậy từ need + gì thì mới đúng nhỉ? Hãy cùng khám phá những vai trò phổ biến nhất của “need” và vị trí của need nhé.
Need được sử dụng dưới dạng danh từ
“Need” (danh từ đếm được) mang nghĩa là một cái gì đó là cần thiết trong một tình huống nhất định, đặc biệt là khi sự vật, sự việc này chưa xảy ra hoặc chưa có. “Need” ở vai trò danh từ chỉ có hai dạng số ít (need) và số nhiều (needs).
Ví dụ:
Needs and wants are two different things.
(Nhu cầu và nguyện vọng là hai thứ khác nhau.)
One of the basic needs for animals is heat.
(Được sưởi ấm là một trong những nhu cầu thiết yếu của động vật.)
There’s a growing need for a leader of the team.
(Nhóm ngày càng cần một người chỉ huy.)
Need được sử dụng như một động từ thường
Cấu trúc needvới “need” được sử dụng như một động từ thường mang nghĩa phải làm một cái việc đó vì nó là cần thiết; được sử dụng để nhấn mạnh điều gì đó nên được thực hiện. Cách nhận biết “need” trong vai trò động từ chính là nó cần được theo sau bởi “to” cũng như thay đổi dạng theo chủ ngữ và thì.
Có không ít bạn thắc mắc sau need dùng gì mới là chuẩn xác. Công thức chung khi need là động từ thường đó là need đi với danh từ hoặc to V:
S + need + N/to V
Ví dụ:
I needed the scholarship, but I can afford the tuition now.
(Tôi đã cần học bổng đó, nhưng bây giờ tôi có thể tự chi trả học phí rồi.)
Does it need to be so bright in here?
(Có nhất thiết phải để điện sáng như thế này trong đây không?)
Susie doesn’t need to mention this to her mother.
(Susie không cần phải đề cập đến chuyện này với bố của cô ấy.)
Need được sử dụng như một trợ động từ (động từ khuyết thiếu)
Trong vai trò trợ động từ khuyết thiếu, “need” thường được sử dụng trong các câu phủ định hoặc trong các câu khẳng định với nghĩa phủ định. Cấu trúc need trong các trường hợp này thể hiện sự việc không phải nghĩa vụ hoặc không cần thiết, và nó được theo sau bởi một động từ nguyên thể. “Need” ở dạng động từ tình thái cũng xuất hiện trong các câu nghi vấn, nhưng cách sử dụng này mang hàm ý trang trọng.
Một trong những điều được nhiều người thắc mắc đó là need to V hay Ving. Câu trả lời đó là phụ thuộc vào ý và ngữ cảnh của câu.
Khi muốn nói ai cần phải làm gì, nhấn mạnh vào chủ ngữ, ta sử dụng cấu trúc sau:
S + need + to V
Ví dụ:
You will need to sing for the competition this week.
(Bạn sẽ phải hát trong cuộc thi tuần này.)
Susie needs toclean her room twice a month.
(Susie cần dọn phòng cô ấy hai lần một tháng.)
Annie needed togo, but she didn’t.
(Annie đã cần phải đến, nhưng cô ấy không đi.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Khi hành động đang được nói đến ở thể bị động, không nhấn mạnh vào chủ ngữ thực hiện hành động đó, chúng ta có thể dùng cấu trúc need + V-ing.
Công thức chung:
S + need + V-ing (= S + need + to be VPP)
Ví dụ:
My house needs tidying.
(Nhà tôi cần phải được dọn dẹp.)
Marshall’s dog needs bathing.
(Con chó của Marshall cần phải được tắm.)
The ink in the printer needs replacing.
(Mực trong máy in cần phải được thay.)
Phủ định của need
Cấu trúc need có hai dạng phủ định là “needn’t” và trợ động từ + “not need”. Needn’t và don’t need to có gì khác nhau nhỉ?
“Needn’t + V” và “Don’t need to + V” đồng nghĩa và có thể thay thế cho nhau trong hầu hết các ngữ cảnh. “Needn’t” được coi là trang trọng/sang trọng hơn và phổ biến ở tiếng Anh-Anh hơn tiếng Anh-Mỹ.
Tuy nhiên, có sự khác biệt khi nói về thì quá khứ. “Didn’t need to” có nghĩa là “những gì bạn đã làm là không cần thiết”, hoặc nó có thể có nghĩa là “nó không cần thiết và/nên bạn đã không làm điều đó”. Needn’t have cộng với phân từ hoàn thành loại bỏ sự đa nghĩa này.
Ví dụ:
You didn’t need to wear a jacket.
You needn’t wear a jacket.
(Bạn đã không cần phải mặc một chiếc áo khoác.)
Ở câu đầu tiên, chúng ta không biết rằng chủ ngữ “you” có thực hiện hành động “wear a jacket” trong quá khứ hay không. Ở câu thứ hai, chúng ta biết được rằng chủ ngữ “you” đã thực hiện hành động này, nhưng nó không cần thiết.
2. Phân biệt cấu trúc need và have to
Cấu trúc need và cấu trúc have to rất hay bị nhầm lẫn với nhau vì sự tương đồng trong ngữ nghĩa. Step Up sẽ bật mí những bí kíp để phân biệt need và have to cho bạn ngay sau đây.
Có một chút khác biệt về sắc thái nghĩa giữa hai cấu trúc ngữ pháp này. Chúng ta dùng “have to” khi muốn nói về nghĩa vụ – những điều chúng ta không có lựa chọn nào khác là phải làm. Tuy nhiên, khi dùng “need to”, người nói ám chỉ những điều cần thiết phải làm để đạt được một mục tiêu nhất định.
Ví dụ:
I have to run so I don’t get wet from the rain.
(Tôi cần phải chạy để không bị ướt do mưa.)
I need to run in order to keep fit.
(Tôi cần phải chạy để giữ vóc dáng cân đối)
You have to eat this, it’s the doctor’s advice.
(Bạn cần phải ăn thứ này, bác sĩ khuyên thế.)
You need to eat this, it’s so good.
(Bạn cần ăn thứ này, nó ngon thực sự.)
Đôi khi, “need” và “have to” có thể được hoán đổi tự do trong một câu và sẽ có nghĩa rất giống nhau.
Ví dụ:
I have to go to the restroom.
(Tôi phải đi vệ sinh.)
I need to go to the restroom.
(Tôi cần đi vệ sinh.)
I have to finish this project before Friday.
(Tôi phải hoàn thành công việc này trước thứ sáu.)
I need to finish this project before Friday.
(Tôi cần hoàn thành công việc này trước thứ sáu.)
3. Bài tập cấu trúc need
Bài 1: Chia động từ trong ngoặc
I need (work) harder if I want to pass the exam.
My mother needs (go) to the supermarket tomorrow.
My son needs (change) his suitcase because it is broken.
The grass needs (cut) because it’s very high.
This bedroom hasn’t been cleaned for months, it needs (clean) today.
This plant hasn’t been watered for a long time, it needs (water).
Those screws are loose, they need (tighten).
You don’t need (come) to the meeting, I’ll be there.
Your dress is too long, it needs (take up).
Your hair is too dirty, it needs (wash) immediately.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là bài tổng hợp về cấu trúc need trong tiếng Anh. Hy vọng bạn đã hiểu được công thức, cách sử dụng và phân biệt được hai cấu trúc needvà cấu trúc have tosau bài viết này. Hãy luyện tập thật nhiều để có thể thành thạo các cấu trúc ngữ pháp bạn nhé.
Bạn có biết cách diễn đạt lần cuối mình làm gì đó trong tiếng Anh là gì không? Bạn có thể dùng cấu trúc the last time – một cấu trúc ngữ pháp rất hay trong tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu xem cấu trúc the last time có gì thú vị cũng như được dùng như thế nào trong bài viết này cùng Step Up nhé.
1. Tổng quan về last
Đầu tiên, hãy cùng điểm qua những điều cơ bản nhất về cấu trúc the last time nhé. Cụ thể, chúng ta sẽ tìm hiểu xem last là gì?
“Last” là một từ trong tiếng Anh rất đa năng vì có thể đảm nhận vai trò của cả tính từ, động từ, danh từ, trạng từ trong câu.
1. Last là danh từ
Từ “last” tiếng Anh ở vị trí danh từ sẽ có thể thêm mạo từ “the” đằng trước. “The last” có ý nghĩa là người cuối cùng, điều hoặc vật cuối cùng.
Ví dụ:
He was the last to leave the classroom, as he had to clean it.
(Anh ấy là người cuối cùng rời khỏi lớp học, vì anh ấy phải làm sạch nó.)
The child loves her grandparents very much. She always hugs them like it’s their last.
(Đứa trẻ yêu ông bà của mình vô cùng. Cô bé luôn luôn ôm họ như thể đó là lần cuối được ôm họ vậy.)
Xem thêm Cấu trúc The last time và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
“Last” mang ý nghĩa là kéo dài hoặc tiếp tục ở trong một trạng thái nào đó khi ở dạng động từ. Nó thường đi kèm với một khoảng thời gian nào đó hoặc đứng một mình.
Ví dụ:
This product is from a well-known brand, that’s why it lasts very long.
(Món đồ này là hàng của một hãng nổi tiếng, nên nó dùng được rất lâu.)
Relationships without mutual trust won’t last.
(Các mối quan hệ thiếu đi sự tin tưởng lẫn nhau sẽ không kéo dài.)
3. Last là tính từ
Tính từ “last” có nghĩa là cuối cùng hoặc gần đây nhất. Đây là vai trò thông dụng nhất là từ “last” hay được sử dụng.
Ví dụ:
The last time I saw her, she was holding his hands.
(Lần cuối mình gặp cô ấy, cô ấy đang nắm tay anh ta.)
I don’t remember the name of the book I bought last Sunday.
(Tôi không nhớ được quyển sách tôi mua chủ nhật tuần trước tên gì.)
4. Last là trạng từ
Tương tự với tính từ “last”, trạng từ “last” cũng có ý nghĩa chỉ từ hoặc mệnh đề mà nó bổ nghĩa cho là cuối cùng hoặc gần đây nhất.
Ví dụ:
Last but not least, I’d like to talk about how climate change affects our country.
(Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi muốn nói về cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đất nước chúng ta.)
You came last in the competition, but that’s alright, you know you can do better.
(Bạn về chót trong cuộc thi, nhưng không sao đâu, mình biết bạn có thể làm tốt hơn thế.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. The last time có nghĩa là gì?
The last time được cấu tạo bởi các thành phần:
Đại từ chỉ định: the
Tính từ last có nghĩa là cuối, gần nhất, cuối cùng
Time: được dùng với nghĩa là lần, thời điểm, lúc.
The last time được hiểu với nghĩa là “lần cuối cùng”.
3. Cấu trúc the last time và cách dùng
“The last time” là một cấu trúc mà trong đó “last” có vai trò là tính từ bổ nghĩa cho “time”, tạo nên cụm danh từ “the last time”. Cấu trúc này mang nghĩa chung là lần cuối cùng hoặc lần gần nhất tính đến thời điểm hiện tại. Đôi khi, nó mang tính phàn nàn, ngụ ý chủ ngữ sẽ không làm việc gì đó nữa.
Công thức chung:
The last time + S + V-ed/VPP + was + mốc thời gian/ khoảng thời gian (Lần cuối cùng ai đó làm gì, điều gì xảy ra.)
The last time I’ve had such a good dish was ages ago.
(Lần gần nhất tôi được ăn món ngon như thế này là lâu lắm rồi.)
This is the last time we went shopping there, the service is just terrible.
(Đây là lần cuối cùng chúng ta đi mua đồ ở đây, dịch vụ tệ quá.)
The last time + S + Verb(ed/PI) +…+ was + mốc thời gian. = S + have/ has + not + Verb(PII)+…+ since+ mốc thời gian. (Ai đó/ sự vật gì/ hiện tượng gì đã không….kể từ lúc…)
Ví dụ:
He hasn’t talked to his dad since 2020 Anh ấy đã không nói chuyện với bố của mình kể từ năm 2020.
She hasn’t bought new clothes since last month. Cô ấy đa không mua quần áo mới kể từ tháng trước.
He hasn’t smoked since last year. Anh ấy đã không hút thuốc kể từ năm ngoái.
4. Viết lại câu với cấu trúc The last time trong tiếng Anh
Để nói về lần cuối làm việc gì, ngoài cấu trúc the last time thông thường, chúng ta còn một số cấu trúc tương đồng khac.
Công thức như sau:
The last time + S + Verb(ed/PI) +…+ was + khoảng thời gian + ago = S + Last + Verb(ed/PI) + khoảng thời gian + ago = S + have/ has + not + Verb(PII)+…+ for + khoảng thời gian = It + is + khoảng thời gian + since + S + Verb (ed/ PI)
Ví dụ:
The last time I heard that song was 2 months ago. = I last heard that song 2 months ago. = I have not heard that song for 2 months. = It is 2 months since I heard that song.
5. Cách đặt câu hỏi với cấu trúc The last time
Công thức chung:
When was the last time + S + V-ed/VPP? (Lần cuối cùng bạn… là khi nào?)
Ví dụ:
Can you tell me when was the last time you met the victim?
(Anh có thể cho tôi biết lần cuối anh gặp nạn nhân là bao giờ không?)
When was the last time you have read the news? This story is viral now.
(Lần cuối bạn đọc tin tức là bao giờ thế? Câu chuyện này đang nổi lắm đấy.)
Bạn cũng có thể dùng cụm “for the last time” như một trạng từ ở trong câu, mang nghĩa bạn sẽ không bao giờ làm việc gì đó nữa, đó là lần cuối.
Ví dụ:
For the last time, I am telling you not to interrupt me when I’m talking.
(Nhắc nhở lần cuối, bạn không được ngắt lời tôi khi tôi đang nói.)
Little did she know, she was meeting him for the last time.
(Cô ấy không biết rằng, đó là lần cuối cô gặp anh.)
Bài 1: Viết lại các câu sau sao cho ý nghĩa không thay đổi, sử dụng “the last time”
When did you last drive a car alone?
It’s nearly 18 years since my mother saw a movie.
Your graduation party was the last time we really enjoyed ourselves.
Susie hasn’t been to a music concert for over two year.
Marshall hasn’t gone out since the quarantine started.
Đáp án:
When was the last time you drove a car alone?
The last time my mother saw a movie was 18 years ago.
The last time we really enjoyed ourselves was (at) your graduation party.
The last time Susie has been to a music concert was 2 years ago.
The last time Marshall went you was before the start of the quarantine.
Bài 2: Tìm lỗi sai và sửa
Hello, I was wondering if you have seen Peter. The last time I see him was 4 days ago.
I haven’t seen Peter since a week, the last time we hung out was last Sunday.
This is last time I have to remind you about this kind of mistake.
I won’t went to this store again, this is the last time!
Susie had seen Betty last time, before Betty passed away in an accident.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Đáp án:
see => have seen
since => for
last => the last
went => go
last => for the last
Trên đây là cấu trúc the last time với các ví dụ cụ thể để bạn hiểu và ứng dụng cấu trúc này trong khi luyện nói và luyện nghe tiếng Anh. Bạn hãy đón đọc những bài viết mới của Step Up để khám phá thêm thật nhiều cấu trúc ngữ pháp thú vị nhé.
Bạn đã từng thấy những động từ trong câu đi kèm với một giới từ và mang nghĩa khác hẳn với động từ ấy nhưng đứng một mình chưa? Đó chính là “Phrasal verb”, hay còn gọi là cụm động từ đấy. Hãy cùng Step Uptìm hiểu tất tần tật về ngữ pháp Phrasal verb trong bài viết ngày hôm nay nhé.
1. Phrasal verbs là gì?
Phrasal verb (hay còn gọi là cụm động từ) là một cụm từ mang tính cố định, bao gồm một động từ và một thành phần khác, thường là trạng từ hoặc một giới từ. Trong nhiều trường hợp, nghĩa của Phrasal verb có thể khác biệt so với động từ gốc tạo nên nó.
Ví dụ:
I work as a babysitter, my job is looking after the children.
(Tôi là một người trông trẻ, công việc của tôi là chăm sóc các em bé.)
The boss is so humble, he doesn’t like to show off at all.
(Sếp thật là khiêm tốn, ông ấy chẳng thích khoe mẽ một chút nào.)
Ever since I started working out, I feel stronger and more energetic.
(Kể từ khi tôi bắt đầu tập thể dục, tôi thấy khỏe hơn và tràn đầy năng lượng hơn.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Phrasal verb thường được chia làm hai loại: cụm ngoại động từ và cụm nội động từ; hoặc cụm động từ có thể tách rời và không thể tách rời. Hãy tìm hiểu xem các cụm động từ Phrasal verb này khác nhau như thế nào nhé.
Các cụm động từ (Phrasal verbs) có thể mang chức năng của một ngoại động từ hoặc nội động từtrong câu, và đôi khi một cụm có thể đóng vai trò của cả nội và ngoại động từ. Bạn có thể hiểu ngoại động từ là động từ cần đi kèm vớitân ngữ, trong khi nội động từ thì không đi kèm với tân ngữ.
Ví dụ:
I look up to my parents, they never look down on anyone.
(Tôi kính trọng cha mẹ mình, họ không bao giờ khinh thường ai cả.)
Look up to somebody (tôn trọng, kính trọng ai) và look down on somebody (xem nhẹ, coi thường ai) là những cụm ngoại động từ.
Things were intense, so I don’t think they will make up soon.
(Mọi thứ có vẻ rất căng thẳng, nên tôi không nghĩ họ sẽ làm lành sớm đâu.)
Make up(làm lành, làm hòa) là một cụm nội động từ.
Can you pick me up at 9, after the concert?
(Bạn có thể đón mình lúc 9 giờ, sau khi buổi hòa nhạc kết thúc được không?)
Can you pick up? The phone has been ringing for 5 minutes.
(Bạn có thể nhấc máy được không? Chuông đã reo suốt 5 phút rồi.)
Cụm động từ có thể tách rời và không thể tách rời
Đôi khi, giới từ hoặc trạng từ được đặt sau động từ hoặc sau tân ngữ. Những cụm Phrasal verb như thế được gọi là cụm động từ có thể tách rời. Nếu tân ngữ là một đại từ, giới từ/trạng từ phải được đặt sau đại từ (tân ngữ).
Ví dụ:
I think paper dictionaries are still used to look up new words.
(Tôi nghĩ từ điển giấy vẫn được sử dụng để tra từ mới.)
I think paper dictionaries are still used to look new words up.
(Tôi nghĩ từ điển giấy vẫn được sử dụng để tra từ mới.)
Look it up, it must be in the dictionary.
(Thử tra đi, chắc nó phải có trong từ điển chứ.)
Một số cụm động từ Phrasal verb luôn không thể tách rời mà đi liền với nhau thành một cụm. Đó chính là các cụm động từ (phrasal verbs) không thể tách rời.
Ví dụ:
The kitties do not take after their father, how strange!
(Những bé mèo con trông không giống mèo bố gì cả, lạ thật đấy!)
Did we check out at the hotel properly?
(Chúng ta đã làm thủ tục trả phòng khách sạn đúng cách chưa nhỉ?)
Hold on, my back just gives in, I need to rest.
(Chờ đã, lưng tôi mỏi quá, tôi cần nghỉ ngơi.)
3. Phân biệt Phrasal và giới từ đi sau động từ
Làm thế nào để phân biệt các cụm Phrasal verbs (cụm động từ) với động từ có giới từ đi sau nhỉ? Step Up sẽ hướng dẫn bạn hai “bí kíp” để phân biệt Phrasal verb và giới từ đi sau động từ nhé!
Giới từ đi sau động từ để chỉ mối quan hệ các thành phần trong câu.
Ví dụ:
She called to inform me about the news.
(Cô ấy đã gọi cho tôi để thông báo về tin tức.)
Trong ví dụ này, “call to” không phải một cụm động từ. “Call” là một động từ riêng lẻ, mang nghĩa là gọi điện, “to” là giới từ nối hai vế của câu.
Phrasal verbs thường làm thay đổi nghĩa của động từ gốc.
Ví dụ:
You made the entire sand castle by yourself, how splendid!
(Bạn tự tạo nên cả một lâu đài cát, giỏi thật đấy!)
You probably make it up, I don’t believe you at all. (Chắc hẳn cậu chỉ bịa chuyện đó ra thôi, mình chẳng tin cậu đâu.)
Trong ví dụ trên, từ “make” ở câu đầu tiên được mang nghĩa gốc là “tạo nên, tạo ra”. Ở câu thứ hai, cụm phrasal verb “make something up” (bịa chuyện) không còn mang nghĩa gốc của từ “make”.
4. 200 phrasal verbs thường gặp
Dưới đây là danh sách 200 cụm phrasal verb thông dụng trong tiếng Anh, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái để bạn tra cứu và học tập. Hãy note lại những cụm phrasal verbs bạn học được vào trong sổ tay của mình nhé.
A
Ask somebody out: mời ai đó đi hẹn hò
Ask around: hỏi về cùng một thứ
Add up to something: tương đương
B
Back something up: quay ngược, đảo chiều
Back somebody up: hỗ trợ
Blow up: phát nổ
Blow something up: bơm, thổi phồng
Break down: ngừng hoạt động (máy móc, xe cộ)
Break down: cảm thấy suy sụp
Break something down: phân tách thứ gì đó
Break in: đột nhập vào nhà
Break into something: xông vào
Break something in: mặc một thứ gì đó nhiều lần
Break in: can thiệp, làm gián đoạn
Break up: chia tay, chấm dứt mối quan hệ
Break up: cười lớn, cười nắc nẻ
Break out: tẩu thoát
Break out in something: nổi mẩn, gặp phải vấn đề về da
Bring somebody down: khiến ai đó cảm thấy buồn
Bring somebody up: nuôi dưỡng trẻ con
Bring something up: đề cập, khới ra một chủ đề nào đó
Bring something up: nôn
C
Call around: gọi cho nhiều nơi, nhiều người khác nhau
Call somebody back: gọi lại cho ai đó
Call something off: hủy bỏ
Call on somebody: hỏi ý kiến hoặc câu trả lời của ai đó
Call on somebody: đến thăm ai đó
Call somebody up: gọi điện
Calm down: bình tĩnh lại sau khi vừa nổi nóng
Catch up: theo kịp ai đó
Check in: đến và xác nhận đăng ký phòng/lấy vé ở khách sạn/sân bay
Check out: trả phòng khách sạn
Check somebody/ something out: quan sát kỹ càng, điều tra
Check out somebody/ something: nhìn ngó
Cheer up: trở nên vui vẻ hơn
Cheer somebody up: làm ai đó vui
Chip in: giúp đỡ
Clean something up: lau dọn gọn gàng
Come across something: đi ngang qua, bắt gặp một cách tình cờ
Come apart: chia tách
Come down with something: bị ốm, bị bệnh
Come forward: tình nguyện xung phong/cung cấp bằng chứng
Come from: xuất xứ từ đâu đó
Count on somebody/ something: dựa vào ai đó/ thứ gì đó
Cross something out: gạch bỏ
Cut back on something: tiêu thụ ít đi
Cut something down: chặt bỏ thứ gì đó
Cut in: can thiệp, làm gián đoạn
Cut in: chặn sát đầu xe
Cut in: bắt đầu vận hành
Cut something off: cắt bỏ thứ gì đó/ngừng cung cấp
Cut somebody off: bỏ tên ai đó ra khỏi di chúc
Cut something out: cắt thứ gì
D
Do something over: làm lại một việc gì đó
Do away with something: loại bỏ
Do something up: đóng lại, kéo khóa
Dress up: diện quần áo đẹp
Drop back: tụt hạng về một vị trí nào đó
Drop in/by/over: ghé qua mà không hẹn trước
Drop somebody/ something off: đưa ai đó/thứ gì đến một nơi
Drop out: bỏ học
E
Eat out: đi ăn ngoài
End up: quyết định/hành động
F
Fall apart: tan vỡ thành nhiều mảnh
Fall down: ngã xuống mặt đất
Fall out: rơi ra khỏi vật đựng
Figure something out: hiểu ra, tìm ra câu trả lời
Fill something in/out: điền vào chỗ trống
Fill something up: đổ đầy ắp
Find out: khám phá ra
Find something out: khám phá ra
G
Get something across/over: trao đổi, làm sáng tỏ
Get along/on: hòa thuận, yêu mến nhau
Get around: di chuyển linh động, nhanh nhẹn
Get away: đi nghỉ
Get away with something: làm một việc gì trot lọt, không bị bắt quả tang/trừng phạt
Get back: quay lại
Get something back: lấy lại một thứ đã từng có
Get back at somebody: phản công, phục thù ai đó
Get back into something: dành sự quan tâm, hứng thú trở lại cho cái gì
Get on something: lên xe
Get over something: phục hồi sau khi mắc bệnh, mất mát hoặc khó khăn
Get over something: vượt qua một vấn đề
Get round/ around to something: cuối cùng cũng có thời gian làm gì đó
Get together: gặp gỡ xã giao
Get up: thức dậy
Give somebody away: tiết lộ thông tin, tố cáo, bán đứng ai đó
Give somebody away: (người nhà) đưa cô dâu tới lễ đường
Give something away: làm lộ bí mật
Give something away: cho không ai đó một thứ gì đó
Give something back: đem trả lại một món đồ
Give in: ngừng đánh nhau/tranh chấp/bất đồng ý kiến
Give something out: phát miễn phí
Give something up: từ bỏ một thói quen
Give up: bỏ cuộc, ngừng cố gắng
Go after somebody: bám theo, đi theo ai đó
Go after something: theo đuổi để đạt được mục tiêu
Go against somebody: thi đua, đối đầu với ai đó
Go ahead: bắt đầu, tiến hành
Go back: quay trở lại một nơi nào đó
Go out: rời khỏi nhà, đi chơi
Go out with somebody: hẹn hò với ai đó
Go over something: kiểm tra lại
Go over: thăm ai đó ở gần
Go without something: trải qua sự thiếu thốn
Grow apart: cách xa nhau dần qua thời gian
Grow back: mọc lại
Grow into something: bắt đầu thích thứ gì đó
Grow out of something: không thích thứ gì đó nữa
Grow up: trưởng thành, lớn lên
H
Hand something down: nhường lại cho ai đó đồ cũ
Hand something in: nộp
Hand something out: phân phát (bằng tay)
Hand something over: giao nộp một cách không tự nguyện
Hang in: giữ thái độ tích cực
Hang on: đợi trong chốc lát
Hang out: vui chơi
Hang up: cúp/dập máy
Hold somebody/something back: giữ chân, ngăn ai đó/thứ gì đó lại
Hold something back: kiềm nén cảm xúc
Hold on: chờ trong chốc lát
Hold onto somebody/ something: giữ chặt, bám chặt
Hold somebody/ something up: cướp giật
K
Keep on doing something: tiếp tục làm gì đó
Keep something from somebody: không nói gì đó cho ai đó
Keep somebody/ something out: không cho vào, bắt ở ngoài
Keep something up: tiếp tục giữ nguyên phong độ
L
Let somebody down: làm ai đó thất vọng
Let somebody in: cho phép vào trong nhà
Log in/on: đăng nhập
Log out/off: đăng xuất
Look after somebody/something: chăm sóc, trông nom ai đó/thứ gì đó
Look down on somebody: coi thường, đánh giá thấp
Look for somebody/something: tìm kiếm
Look forward to something: cảm thấy phấn khích, mong chờ tương lai
Look into something: điều tra, nghiên cứu
Look out: cảnh giác, lưu ý
Look out for somebody/something: cực kì cảnh giác
Look something over: kiểm tra, xem xét
Look something up: tìm kiếm thông tin/tra cứu
Look up to somebody: ngưỡng mộ ai đó
M
Make something up: bịa đặt, nói dối
Make up: tha thứ hay làm hòa với nhau
Make somebody up: trang điểm
Mix something up: nhầm lẫn giữa các thứ với nhau
P
Pass away: qua đời
Pass out: bất tỉnh, ngất
Pass something out: truyền tay nhau
Pass something up: từ chối, bỏ qua
Pay somebody back: trả tiền nợ
Pay for something: bị trừng phạt, trả giá
Pick something out: lựa chọn
Point somebody/something out: chỉ trỏ vào ai đó/ cái gì đó
Put something down: đặt vật đang cầm xuống đất
Put somebody down: xúc phạm, làm ai đó cảm thấy không được tôn trọng
Put something off: trì hoãn
Put something out: dập tắt
Put something together: tập hợp, lắp ráp
Put up with somebody/something: chịu đựng
Put something on: mặc quần áo, mang giày dép, đeo trang sức
R
Run into somebody/something: tình cờ bắt gặp
Run over somebody/something: cán xe qua một vật gì đó/ai đó
Run over/through something: tập dượt, tổng duyệt
Run away: đào tẩu, bỏ chạy
Run out: hết mất, không còn
S
Send something back: gửi trả lại thứ gi đó
Set something up: sắp đặt, bố trí
Set somebody up: lừa, gài bẫy ai đó
Shop around: đi loanh quanh xem đồ
Show off: khoe mẽ, thể hiện
Sleep over: ngủ lại, qua đêm ở đâu đó
Sort something out: sắp xếp, giải quyết một vấn đề
Stick to something: tiếp tục làm gì đó
Switch something off: tắt thứ gì đi
Switch something on: bật thứ gì lên
T
Take after somebody: giống một người thân
Take something apart: cố tình phá, tách một thứ gì vụn ra
Take something back: lấy lại một vật
Take off: cất cánh, khởi hành
Take something off: tháo bỏ, cởi thứ gì ra
Take something out: lấy/đem thứ gì đó ra
Take somebody out: rủ/đãi ai đó đi chơi
Tear something up: xé vụn thành từng mảnh
Think back to/on: nhớ lại
Think something over: cân nhắc
Throw something away: vứt bỏ thứ gì đó
Turn something down: vặn nhỏ/giảm âm lượng hoặc cường độ
Turn something down: từ chối thứ gì đó
Turn something off: tắt đi
Turn something on: bật lên
Turn something up: tăng âm lượng hoặc cường độ
Turn up: xuất hiện, có mặt
Try something on: mặc thử đồ
Try something out: thử nghiệm
U
Use something up: dùng hết
W
Wake up: tỉnh giấc, thức dậy
Warm up: khởi động
Work out: tập thể dục
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là kiến thức về Phrasal verb – cụm động từ trong tiếng Anh đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu và vận dụng được các cụm Phrasal verb tiếng Anh. Hãy chăm chỉ luyện tập và đón đọc những bài viết mới chủ đề ngữ pháp của Step Up bạn nhé.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI