Ẩm thực là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm nhất. Rất nhiều quốc gia có nền ẩm thực nổi tiếng thế giới, với nhiều món ăn ngon ơi là ngon. Việc miêu tả hoặc khen ngợi một món ăn đã trở thành một chủ đề nổi bật trong cả văn nói và văn viết. Cùng Step Up khám phá những từ vựng chỉ mùi vị trong tiếng Anh đặc sắc nhất nhé.
1. Từ vựng về mùi vị trong tiếng Anh
Cùng tìm hiểu các từ chỉ mùi vị trong tiếng Anh, bao gồm các từ đơn và các từ chỉ tình trạng món ăn nhé.
Từ đơn chỉ mùi vị trong tiếng Anh
Acerbity : vị chua
Acrid : chát
Aromatic : thơm ngon
Bitter: Đắng
Bittersweet : vừa đắng vừa ngọt
Bland: nhạt nhẽo
Cheesy: béo vị phô mai
Delicious: thơm tho; ngon miệng
Garlicky: có vị tỏi
Harsh: vị chát của trà
Highly-seasoned: đậm vị
Honeyed sugary: ngọt vị mật ong
Horrible: khó chịu (mùi)
Hot: nóng; cay nồng
Insipid: nhạt
Luscious: ngon ngọt
Mild sweet: ngọt thanh
Mild: mùi nhẹ
Minty: Vị bạc hà
Mouth-watering: ngon miệng đến chảy nước miếng
Poor: chất lượng kém
Salty: có muối; mặn
Savory: Mặn
Sickly: tanh (mùi)
Smoky: vị xông khói
Sour: chua; ôi; thiu
Spicy: cay
Stinging: chua cay
Sugary: nhiều đường, ngọt
Sweet: ngọt
Sweet-and-sour: chua ngọt
Tangy: hương vị hỗn độn
Tasty: ngon; đầy hương vị
Unseasoned: chưa thêm gia vị
Yucky: kinh khủng
Từ vựng về tình trạng món ăn
Cool: nguội
Dry: khô
Fresh: tươi; mới; sống (nói về rau, củ)
Juicy: có nhiều nước
Mouldy: bị mốc; lên meo
Off: ôi; ương
Over-done/over-cooked: nấu quá tay; nấu quá chín.
Ripe: chín
Rotten: thối, rữa, hỏng
Stale: ôi, thiu, cũ, hỏng
Tainted: có mùi hôi
Tender: mềm, không dai;
Tough: dai; khó nhai, khó cắt;
Under-done: nửa sống nửa chín; chưa thật chín; tái
Unripe: chưa chín
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Dưới đây là những mẫu câu hữu dụng để nói về mùi vị trong tiếng Anh, cụ thể là về các món ăn. Làm thế nào để khen hoặc chê mùi vị trong tiếng Anh của một món ăn một cách tự nhiên và lịch sự nhỉ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Món ăn ngon
“This is so delicious, wow!”
Chà, món ăn này ngon tuyệt
“This dish is amazing!”
Món này vị tuyệt quá đi mất!
“Eating this feels like I’m in heaven.”
Ăn món này ngon đến muốn lên thiên đường luôn.
“This is such an yummy dish, can I have the recipe, please?”
Món này ngon thật sự, bạn cho tôi công thức nấu với, có được không?
“This tastes so nice, I want to buy it, can you give me the address?”
Hương vị quá tuyệt, tôi muốn mua thêm, bạn có biết chỗ mua không?
“This Italian restaurant’s food is out of this world!”
“This cake is the perfect combination of sweet and sour.”
Cái bánh ngọt này là sự kết hợp thật hoàn hảo của vị ngọt và chua.
“The fishes are so fresh.”
Cá tươi thật đấy.
“This pho has a rich flavour.”
Bát phở này có hương vị cực kỳ phong phú.
“Is it just me or this is kind of bland?”
Có phải mỗi tôi thấy món này hơi nhạt không?
“This dish is so bland, I can’t taste anything at all.”
Món này nhạt toẹt, tôi chả nếm thấy vị gì cả.
“The macarons are too sugary sweet for me.”
Mấy cái bánh macaron quá nhiều vị ngọt của đường, không hợp với tôi.
“This is super spicy.”
Món này cay cực kỳ.
“It tastes really salty.”
Món này mặn quá đi mất.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
3. Tục ngữ, thành ngữ, cụm từ về mùi vị trong tiếng Anh
Có rất nhiều thành ngữ hay cụm từ cố định trong tiếng Anh dùng các từ chỉ mùi vị mang ý nghĩa cực kỳ thú vị. Nếu bạn cảm thấy cụm từ nào chỉ mùi vị trong tiếng Anh thật thú vị, nhớ ghi chép lại nhé!
1. Smell fishy: đáng nghi ngờ
Ví dụ: His actions smell fishy, I don’t trust him.
Hành động anh này đáng ngờ ghê, tôi chẳng tin anh ấy đâu.
Bạn có thể dùng cụm “Something smells” để ám chỉ nghĩa tương tự.
Ví dụ: She said she was at home but she’s no where to be found. Something smells.
Cô ấy bảo đang ở nhà mà chả thấy cô ấy đâu cả. Có gì đó sai sai ở đây.
2. Leave a bad taste (in the mouth): để lại kỷ niệm, ấn tượng không tốt
Ví dụ: He failed the interview because he left a bad taste in the interviewer’s mouth.
Anh ấy trượt phỏng vấn vì để lại ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng.
3. A taste of one’s own medicine: gậy ông đập lưng ông.
Ví dụ: She thought she could get away with cheating on him. But she had a taste of her own medicine when she was the one being cheated on.
Cô ấy tưởng việc lừa dối anh ấy đã trót lọt. Thế nhưng, cô ấy bị gậy ông đập lưng ông khi chính cô mới là người bị lừa dối.
4. Bad egg: Người xấu, kẻ lừa đảo
Ví dụ: Don’t come near him, he’s rumored to be a bad egg.
Đừng lại gần hắn, người tả đồn hắn là kẻ chẳng ra gì.
5. Take a grain of salt: biết một sự việc hoặc điều gì đó là sai
Ví dụ: You really do believe the earth’s flat? I take that with a grain of salt.
Bạn thật sự tin trái đất phẳng á? Tôi sẽ chẳng bao giờ tin đâu.
6. Sour grape: đố kỵ
Ví dụ: I don’t think that’s much of an achievement, and that’s not sour grape.
Không phải đố kỵ đâu nhưng mà tôi thấy cái đấy cũng chả phải thành tựu gì to tát.
7. Have a sweet tooth: người hảo ngọt
Ví dụ: Almost all children have sweet tooth, they love sweets and treats!
Gần như đứa trẻ nào cũng hảo ngọt hết, mấy đứa nhỏ thích đồ ngọt với bánh kẹo lắm!
4. Giới thiệu một số phần mềm giúp học từ vựng tiếng Anh về mùi vị
Việc học từ vựng tiếng Anh về mùi vị nói riêng và từ vựng tiếng Anh nói chung có rất nhiều phương pháp. Ngoài sách vở và các khóa học offline, việc sử dụng các phần mềm trên điện thoại hoặc máy tính để học ngoại ngữ ngày cả trở nên được ưa chuộng. Step Up xin giới thiệu một số phần mềm nổi bật để học từ vựng tiếng Anh.
1. Hack Não
Hack Não là phần mềm học và ôn tập từ vựng thông qua các bài nghe tiếng Anh. Đây là một ứng dụng được thiết kế cho cộng đồng người Việt và độc giả của sách “Hack Não 1500”, cuốn sách từ vựng đứng top best seller trên trang thương mại điện tử TIKI.
Cuốn sách chú trọng vào cả 5 khía cạnh của việc học từ vựng tiếng Anh:
Âm thanh của từ
Chính tả của từ
Cách phát âm của từ
Chiều Việt sang Anh
Chiều Anh sang Việt
Điểm cộng
Sau khi làm xong bài tập, kết quả được hiển thị ngay để người học nắm được quá trình học có tiến bộ không và cần sữa điểm nào.
Vận dụng kỹ thuật Shadowing trong việc học phát âm cùng với các video giúp sửa khẩu hình miệng để phát âm thật chuẩn.
Có mặt trên cả hai nền tảng Android và IOS
Các từ vựng có tính ứng dụng cao, có thể áp dụng linh hoạt vào đời sống.
Có nhiều thử thách khơi gợi động lực học và hỗ trợ quá trình học: quản lý quãng thời gian học tập, đăng ký mục tiêu số lượng từ, thử thách hoàn tiền trong 30 ngày.
2. Duolingo
Nếu bạn là một người học ngoại ngữ không chuyên, ắt hẳn bạn đã từng thấy qua con cú xanh – linh vật của phần mềm Duolingo. Phần mềm này khá nổi tiếng trong cộng đồng học ngoại ngữ vì các khóa học được thiết kế khá thú vị cũng như giao diện thân thiện với người mới bắt đầu.
Điểm cộng
Giao diện trực quan, không bị rối mắt hay nhàm chán
Nội dung học đa dạng, hỗ trợ đa ngôn ngữ
Các chủ điểm phong phú, tạo cảm hứng học
Điểm trừ
Khả năng xử lý âm thanh nhận vào của app còn kém, phần dịch nghĩa từ hay câu còn thô
3. Memrise
Để thông thạo tiếng Anh, một trong những khó khăn lớn nhất chính là bij chán chường và không có động lực học. Memrise giúp bạn học từ vựng một cách dễ dàng và hiệu quả. Mỗi ngày, ứng dụng sẽ thông báo nhắc nhở lịch học để bạn có thể ôn luyện một cách đều đặn mà không bị quên từ.
Điểm cộng
Kho tàng kiến thức khổng lồ, đa dạng phong phú
Cho phép người dùng tạo chương trình học cho riêng mình
Hỗ trợ cả nền tảng IOS, android và web.
Điểm trừ
Một số lượng lớn khóa học đến từ người dùng đóng góp, độ tin cậy không cao
4. FluentU
FluentU mang đúng tiêu chí giúp người học thành thạo trôi chảy một ngoại ngữ. Phần mềm này được thiết kể để cung cấp tư liệu học tiếng Anh giao tiếp như chương tình TV, phim hay quảng cáo cùng phụ đề. FluentU như tích hợp tính năng định nghĩa, phát âm và gợi ý cách dùng chuẩn để hỗ trợ người dùng. Bạn sẽ không cảm thấy áp lực như các app học thông thường khi dùng FluentU
Điểm cộng
Phân cấp trình độ để phù hợp với nhiều người học
Chủ đề thú vị đa dạng
Điểm trừ
Bạn cần sẵn một vốn từ vựng kha khá để bắt kịp nội dung các chương trình
Không hỗ trợ hệ điều hành android.
5. Oxford dictionary
Nhà xuất bản Đại học Oxford là một trong những nhà xuất bản danh giá, nổi tiếng thế giới. Cuốn từ điển Oxford đắt đỏ là thế nhưng ứng dụng từ điển của Oxford lại hoàn toàn miễn phí. Cuốn từ điển này không hề thua kém bản giấy thông thường mà còn có nhiều tính năng tuyệt vời nữa.
Điểm cộng
Từ điển Anh-Anh đáng tin cậy và chính xác
Các từ được cung cấp đầy đủ các nghĩa khác nhau
Có file audio để có thể tập phát âm chuẩn
Điểm trừ
Cuốn từ điển này không lý tưởng với người mới học vì được viết bằng tiếng Anh.
5. Bài viết chủ đề mùi vị trong tiếng Anh
Topic: Viết một bài văn ngắn để miêu tả mùi vị món khoái khẩu của bạn.
Pho – ranks among the top 40 delicious dishes in the world today. It is one of the Vietnamese people ‘s famous dishes. There are unique flavors in each bowl of noodles: the fragrance of vegetables, the rich, aromatic scent of the broth, and a bit chewy of the meat all combine in the mouthwatering noodle bowl.
Not only do Vietnamese people like pho, but it has also become a top-tier food for many foreigners these days. The unique taste of chicken or beef broth is the extraordinary flavor of Vietnam. Once you have enjoyed the pho taste, you’ll be unlikely to forget it.
The flavors in pho’s bowl merge perfectly, and you’ll taste the essence of them by sipping just a tiny spoon. The beef or chicken tastiness, chewy noodle flavor, vegetable aroma, spicy chili flavor, and a little sour from lemon make this heavenly dish dancing in your mouth. Whenever you’re traveling to Vietnam, you must try this amazing dish.
Bài dịch:
Phở – đứng trong số 40 món ngon hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng của người Việt Nam. Có những hương vị độc đáo trong mỗi bát phở: hương thơm của rau, mùi vị đậm đà, thơm lừng của nước dùng, và một chút dai dai của thịt, tất cả kết hợp trong một bát phở hấp dẫn.
Phở không chỉ được người dân Việt Nam ưa chuộng mà còn trở thành món ăn hàng đầu của nhiều người nước ngoài hiện nay. Hương vị độc đáo của nước dùng từ thịt gà hoặc thịt bò chính là hương vị đặc biệt của Việt Nam. Một khi bạn đã thưởng thức hương vị phở, bạn sẽ không thể quên nó.
Các hương vị trong bát phở hòa quyện một cách hoàn hảo, và bạn sẽ nếm được tinh chất của chúng bằng cách nhấp miệng chỉ một chiếc thìa nhỏ. Vị thịt bò hoặc thịt gà, hương vị sợi phở dai, mùi rau, vị ớt cay, và một chút chua từ chanh làm cho món ăn tuyệt vời này nhảy múa trong miệng của bạn. Bất cứ khi nào bạn đi du lịch đến Việt Nam, bạn phải thử món ăn tuyệt vời này.
Xem thêm Từ vựng về mùi vị và các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Trên đây là giới thiệu từ vựng về mùi vị trong tiếng Anh cùng với gợi ý các phương pháp giúp ghi nhớ từ vựng nói chung và từ vựng về mùi vị trong tiếng Anh hiệu quả. Bạn đã note lại các từ vựng về mùi vị trong tiếng Anh bạn yêu thích chưa? Hãy chăm chỉ học tập để chóng thành thạo tiếng Anh nhé.
Mỗi năm, hàng ngàn lễ hội được tổ chức ở các địa phương xuyên suốt cả đất nước Việt Nam. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu tên các lễ hội tiếng Anh ở Việt Nam, hoặc các mẫu câu để nói về lễ hội tiếng Anh, hãy cùng Step Upkhám phá trong bài viết dưới đây nhé.
1. Một số từ vựng về các lễ hội tiếng Anh ở Việt Nam
Mỗi năm nước Việt Nam đều tổ chức rất nhiều những lễ hội lớn nhỏ, phong phú đặc sắc. Hãy cùng tham khảo những từ vựng lễ hội tiếng Anh được dùng phổ biến nhé.
Lễ hội tiếng Anh ở Việt Nam
[20/10] – October 20th: Vietnamese Women’s Day – Ngày phụ nữ Việt Nam
[20/11] – November 20th: Teacher’s Day – Ngày nhà giáo Việt Nam
[25/12] – December 25th: Christmas Day – Giáng sinh
[1/1 âm lịch] – January 1st Lunar: Vietnamese New Year – Tết Nguyên Đán
[1/1] – January 1st: New Year – Tết Dương Lịch
[28/6] – June 28th: International Children’s Day – Ngày quốc tế thiếu nhi
[28/6] – June 28th: Vietnamese Family Day – Ngày gia đình Việt Nam
[1/5] – May 1st: – International Workers’ Day: Ngày Quốc Tế lao động
[mùng 10 tháng 3 âm lịch] – 10th day of 3rd lunar month: Hung Kings Commemorations – Giỗ tổ Hùng Vương
Hung Kings Temple Festival – Lễ hội đền Hùng
[30/4] – April 30th: Liberation Day/ Reunification Day – Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
[2/9] – September 2nd: National Day – Quốc Khánh
[2/3] February 3rd: Communist Party of Vietnam Foundation Anniversary – ngày thành lập Đảng CSVN
[8/3] – March 8th: International Women’s Day –: Quốc Tế phụ nữ
[7/5] – May 7th: Dien Bien Phu Victory Day – Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
[19/5] – May 19th: President Ho Chi Minh’s Birthday – Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh
[27/7] – July 27th: Remembrance Day – Ngày thương binh liệt sĩ
[10/10] – October 10th: Capital Liberation Day – ngày giải phóng thủ đô
[15/1 âm lịch] – January 15th lunar: Lantern Festival – Tết Nguyên Tiêu
[15/7 âm lịch] – July 15th lunar: Ghost Festival – Vu Lan
[15/8 âm lịch] – August 15th lunar: Mid-Autumn Festival – Tết Trung Thu
[23/12 âm lịch] – December 23rd lunar: Kitchen guardians – ông Táo về trời
[31/10] – October 31st: Halloween – Ngày lễ hoá trang
[1/4] – April 1st: April Fool’s Day – ngày nói dối
[14/2] – February 14th: Valentine’s Day – ngày lễ tình nhân
[tháng 3, tháng 4] – March, April: Easter – lễ Phục Sinh
[13/1 âm lịch] – January 13th lunar: Lim Festival – hội Lim
[Chủ nhật thứ ba tháng 6] – 3rd Sunday of June: Father’s Day – ngày của Bố
[Thứ sáu trước ngày lễ Phục sinh] – The Friday before Easter: Good Friday – ngày thứ sáu tuần Thánh
[Thứ năm lần thứ tư của tháng 5] – Fourth Thursday in November: Thanksgiving – lễ tạ ơn
[7, 8, 9 tháng 4 âm lịch] – April 7, 8, 9 lunar: Giong Festival – Hội Gióng
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trong tiếng Anh, những mẫu câu có sẵn về các chủ đề khác nhau sẽ trở nên rất hữu ích. Bạn có thể tự tin hội thoại một cách tự nhiên, cũng như nghe hiểu thông tin một cách nhanh chóng nếu học thuộc những mẫu câu này. Nhớ note lại những mẫu câu về lễ hội tiếng Anh này nhé.
Lễ hội Việt Nam trong tiếng Anh
Mẫu câu hỏi lễ hội tiếng Anh
Tet holiday’s around the corner, are you staying home or going away?
Sắp đến Tết rồi, bạn định đón Tết ở nhà hay đi chơi xa thế?
How many days off you are allowed to take during Lunar New Year?
Dịp Tết nguyên đán bạn được nghỉ làm bao nhiêu ngày đấy?
What are your plans for Tet holiday?
Kỳ nghỉ Tết sắp tới bạn dự định làm gì chưa?
Have you got any gifts for your wife on Vietnamese Family Day?
Ngày gia đình Việt Nam bạn có tặng quà gì cho vợ bạn không?
How was your holiday?
Kỳ nghỉ vừa rồi của bạn thế nào?
Did you have fun last holiday?
Bạn nghỉ lễ có vui không?
Do you want to get away for a couple of days?
Bạn có muốn đi đâu xa vài ngày không?
Mẫu câu trần thuật lễ hội tiếng Anh
Mid-autumn is the only time that we can eat moon cake.
Tết Trung Thu là dịp duy nhất để chúng tôi ăn bánh Trung Thu.
The mooncakes we ate were splendid, which made us feel craving for more even though we’re not starving.
Bánh trung thu mà chúng tôi ăn ngon cực kỳ, khiến cho cả bọn no rồi nhưng vẫn còn thòm thèm muốn ăn thêm nữa.
I wish you and your girlfriend have a happy Valentine’s Day.
Tôi gửi lời chúc ngày lễ Tình Nhân hạnh phúc đến bạn và bạn gái của bạn nhé.
My father gave me a hand-made star-shaped lantern as a gift for Mid-autumn festival.
Bố tôi tặng tôi một chiếc đèn ông sao được làm thủ công làm quà nhân dịp Tết Trung Thu.
We don’t have any special plan for the upcoming holiday, guess we’ll just laze about.
Chúng tôi không có kế hoạch gì đặc biệt cho dịp lễ tới, chắc chỉ ngồi rảnh rỗi thôi.
Guess what? Christmas is just 2 days away!
Biết tin gì chưa? Hai ngày nữa là đến Giáng Sinh rồi đấy!
I’m so happy that my company allows workers to take a fortnight off.
Vui quá đi mất, công ty cho phép chúng tôi nghỉ hẳn hai tuần liền.
Wish you guys have a nice trip!
Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ nha!
What excites me about Mid-autumn festival is the wide range of interesting activities.
Cái khiến tôi háo hức về dịp tết Trung Thu là hàng loạt những hoạt động thú vị.
Từ vựng tiếng Anh về Tết Nguyên Đán
Từ vựng tiếng Anh về Giáng Sinh
Từ vựng tiếng Anh về Tết Trung Thu
3. Bài viết về 1 lễ hội tiếng Anh (lễ hội ở Việt Nam bằng tiếng Anh)
Bài viết dưới đây miêu tả một lễ hội tiếng Anh dễ viết – lễ chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Các bạn hoàn toàn có thể viết về một lễ hội tiếng Anh khác ở Việt Nam dựa theo các cấu trúc và dàn bài của bài văn này.
Lễ chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng
Bản tiếng Anh:
In my hometown, every year, there is a very special festival. It is the festival that is well-known all over Vietnam – the buffalo fighting festival in Do Son, Hai Phong. The festival attracts tourists worldwide to come and enjoy the activities. At first, there was a flag dance, which was interesting. But the most enjoyable part of the festival is the buffalo fighting. The buffalo were taken out by the elders and started fighting. This year, my village’s buffalo is number 90. The buffalo fought fiercely, and the audience cheered loudly. Finally, buffalo no. 90 from my village won. We were very happy, as this buffalo would bring my village prosperity, pride and glory.
Bản dịch:
Ở quê tôi, hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt. Đó là lễ hội nổi tiếng khắp Việt Nam – lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Lễ hội thu hút khách du lịch trên toàn thế giới đến và tham gia các hoạt động. Lúc đầu, có một màn múa cờ rất thú vị. Nhưng phần thú vị nhất của lễ hội là chọi trâu. Những con trâu được các cụ già làng đưa ra ngoài và bắt đầu chiến đấu. Năm nay, trâu làng của tôi là số 90. Những con trâu đã chiến đấu dữ dội, và khán giả reo hò ầm ĩ. Cuối cùng, trâu số 90 từ làng tôi đã thắng. Chúng tôi rất hạnh phúc, vì con trâu này sẽ mang lại cho ngôi làng của tôi sự thịnh vượng, niềm tự hào và vinh quang.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Trên đây là tổng hợp chủ đề lễhội tiếng Anh, gồm có những mẫu câu phổ biến, từ vựng và bài văn mẫu chủ đề lễ hội tiếng Anh. Các bạn có thể tự sáng tạo những mẫu câu khác nhau bằng cách sử dụng dụng linh hoạt các mẫu câu trong từng trường hợp cụ thể. Việc tăng thêm vốn từ vựng chủ đề lễ hội tiếng Anh nói riêng và các chủ đề đời sống hàng ngày nói chung sẽ giúp người học tự tin trong giao tiếp. Chúc bạn học hành tiến bộ và tìm được niềm vui trong việc học tiếng Anh.
Có phải bạn đang tìm kiếm cách đặt câu hỏi với từ what, hay cần phân biệt cấu trúc what kind of, type of, sort of tiếng Anh? Trong công thức 5W1H (What, when, who, where, why & how), what là từ để hỏi thường gặp nhất. Cấu trúc what kind of, what type of, what sort of cũng được dùng rất phổ biến. Step Up sẽ giúp bạn phân biệt ba cấu trúc trên, đồng thời đưa ra ví dụ và bài tập thực hành cho bạn trong bài viết này.
1. Cấu trúc câu hỏi với what và what kind of
Trong phần này, Step Up sẽ giới thiệu cấu trúc câu hỏi với what, cách đặt câu hỏi với từ what và cách dùng cấu trúc what kind of để đặt câu hỏi.
(Cấu trúc what kind of)
What là một từ vựng quen thuộc với người học tiếng Anh, bạn có thể gặp nó trong câu hỏi (câu nghi vấn) hoặc câu cảm thán. Từ what sử dụng trong câu hỏi thường mang nghĩa “cái gì” và dùng khi bạn muốn biết tên, nghề nghiệp, đồ vật,… của người khác. Cấu trúc câu hỏi với what là:
What + tobe/trợ từ + S ?
Ví dụ:
Whatare these? – These are apples. (Những cái này là gì thế? – Đây là những quả táo)
Whatis this? – This is an orange (Đây là cái gì? – Đây là một quả cam)
Cấu trúc này khi áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể sẽ tạo ra ý nghĩa khác nhau cho câu. Vậy dùng what để đặt câu hỏi như thế nào?
Xem thêm Cấu trúc what kind of và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Bạn có thể sử dụng what để đặt câu hỏi về đồ vật, sự vật, sự việc mình muốn biết thêm thông tin.
What + tobe/trợ từ + S ( + V)?
Ví dụ: – What is your favourite colour? – It’s red. (Màu bạn thích nhất là màu gì? – Màu đỏ)
– What colour do you like? – It’s yellow. (Bạn thích màu gì? – Màu vàng)
Cách dùng từ what để hỏi tên
Các khóa tiếng Anh đều đặt bài học về giới thiệu bản thân là bài học đầu tiên, bởi lẽ ai cũng muốn biết tên người đối diện trong lần đầu gặp mặt. Bạn có thể dùng câu hỏi với what để hỏi tên và thể hiện phép lịch sự, quả là một mũi tên trúng hai đích.
Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với cấu trúc “What’s your name?”, nên Step Up sẽ giới thiệu một cấu trúc hỏi tên người khác cũng rất hay:
What + tobe + the name(s) + of + O?
Ví dụ:
– What’s the name of the girl you worked with? – Angela. (Tên của cô gái làm chung với bạn là gì thế nhỉ? – Angela.)
– What are the names of your dogs? – Lucky and Golden. (Mấy chú chó nhà bạn tên gì? – Lucky và Golden)
Cách dùng từ what để hỏi nghề nghiệp
Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau để hỏi về nghề nghiệp:
What do/does + S + do?
hoặc
What + tobe + tính từ sở hữu + job(s)?
Ví dụ:
What does her uncle do? – He is a driver. (Bác của cô ấy làm nghề gì? – Bác ấy là một tài xế)
What do your parents do? – My father is a teacher, and my mother is a homemaker. (Bố mẹ bạn làm nghề gì? – Bố tôi làm giáo viên, còn mẹ tôi làm nội trợ)
What are their jobs? – They are workers. (Họ làm nghề gì vậy? – Họ là công nhân)
What is his job? – He’s a writer. (Anh ấy làm nghề gì? – Anh ấy là một nhà văn)
Cách dùng what để hỏi thời gian
Khi bạn muốn hỏi về giờ hay ngày, tháng, năm, bạn có thể vận dụng cấu trúc sau:
What + day/month/year + is it?
Ví dụ:
What day is it? – It’s July 6th, 2020.
What month is it? – It’s January.
Cách dùng cấu trúc What kind of để đặt câu hỏi
Câu hỏi dùng từ “what” có nhiều chức năng như hỏi tên người, sự vật, thời gian… Đặc biệt, khi muốn hỏi về tính chất/đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, ta có thể sử dụng cấu trúc “What kind of” theo mẫu dưới đây:
What kind of + N + tobe + O?
hoặc
What kind of + N + do/does + S + V?
Ví dụ:
What kind of sugar is this? – Brown sugar. (Đây là loại đường gì? – Đường nâu)
What kind of books do you like? – I like novels. (Bạn thích loại sách nào? – Tôi thích tiểu thuyết.)
Các trường hợp được liệt kê ở trên sẽ giúp các bạn sử dụng cấu trúc what kind of và các cấu trúc khác để đặt câu hỏi đúng ngữ pháp và có ý nghĩa.
2. So sánh cấu trúc what kind of, what sort of, what type of
Trong phần này, Step Up sẽ giải thích sự khác biệt giữa những cấu trúc what kind of, what sort of, what type of; đồng thời giới thiệu thêm cách phân biệt cấu trúc kind of, sort of, type of.
(cấu trúc what type of)
Sự khác nhau giữa những cấu trúc what kind of, what sort of, what type of
Về cơ bản, khi đặt từ “what” đứng trước kind(s) of, sort(s) of, type(s) of, nghĩa của câu không đổi. Điều này nghĩa là bạn có thể thay thế các từ này với nhau trong câu hỏi mà không làm mất hay thay đổi nghĩa của câu.
Ví dụ:
What kind of music do you like?
What sort of music do you like?
What type of music do you like?
Ba câu hỏi trên đều có nghĩa là “Bạn thích loại âm nhạc nào?”
Trả lời: I like pop. (Tôi thích nhạc pop)
Sự khác nhau giữa những cấu trúc kind of, sort of, type of
Tuy khi đặt trong câu hỏi, nghĩa của chúng khá giống nhau, nhưng khi đặt trong câu khẳng định, có một số lưu ý khi sử dụng các từ này. Các từ ngữ này nhìn giống nhau nhưng vẫn có một chút khác biệt. Vậy chúng khác nhau như thế nào?
Kind of
Khi muốn chỉ ra một nhóm sự vật, hiện tượng có đặc điểm chung giống nhau, ta dùng cấu trúc “Kind of” (thường đi với what tạo nên “what kind of”) Ví dụ: What kind of pet do you want? (Bạn muốn mua loại thú cưng nào?)
Type of
Khi muốn nói về sự đa dạng của một sự vật, ta dùng cấu trúc type of.
Ví dụ: Type of books, types of schools… (loại sách, loại trường…)
Sort of
Khi cần bàn về một nhóm có cùng đặc điểm với nhau, bạn có thể sử dụng “sort of” như sau:
I used to like that sort of foods. (Tôi từng thích loại thức ăn như thế)
Lưu ý rằng trong tiếng Anh hiện đại, ngoài một số cụm kết hợp từ (collocation) thì trong hầu hết các trường học các từ kind of, sort of, type of vẫn thay thế được cho nhau. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn dùng từ nào khi đặt câu thì hãy tra cứu collocation của từ ấy nhé.
Sự giống nhau giữa những cấu trúc kind of, sort of, type of
(cấu trúc what sort of)
Thông thường, this hoặc that sẽ đứng trước các cụm từ này và danh từ số ít sẽ đứng sau
Ví dụ:
– What type of cat do you like? (bạn thích loài mèo nào?)
– I am the sort of person who always arrives on time (Tôi là kiểu người luôn luôn đúng giờ)
Nếu thêm s vào cuối các từ trên (kinds of, types of, sorts of), từ theo sau nó thường là “these” hoặc “those”.
Ví dụ:
– I can’t stand those kinds of behaviors (Tôi không thể chịu được cách hành xử như thế)
– Those types of breads are very difficult to make. (Những loại bánh mì đó thì rất khó làm)
– My younger sister dislikes these sorts of people who are lazy. (Em gái tôi ghét kiểu người lười biếng)
Chúng ta thường có thể thay thế các từ này cho nhau khi đặt câu mà vẫn đảm bảo về mặt ý nghĩa. Nhìn chung, người nói tiếng Anh thường sử dụng chữ “kind” nhiều nhất, dùng “type” trong khi viết và “sort” trong giao tiếp. Trong tiếng Anh-Anh, “sort of” được sử dụng nhiều còn trong tiếng Anh-Mỹ, “kind of” lại phổ biến hơn.
Bạn có thể sử dụng “sort of” và “kind of” khi muốn làm câu nói của bạn lịch sự, thái độ nhẹ nhàng hơn hoặc nói giảm nói tránh.
Ví dụ:
The play was kind of boring. (Vở kịch khá là nhàm chán)
She is not pretty, but kind of cute. (Cô ấy không đẹp, nhưng khá là dễ thương)
Bạn có thể nhận thấy rằng tiếng Anh dùng trong văn viết và trong văn nói (formal và informal) khác nhau. Bạn nên lựa chọn phong cách thích hợp dựa trên hoàn cảnh, giống như khi bạn lựa chọn quần áo cho mình vậy. Bởi lẽ, tiếng Anh trên sách vở (formal English) có thể khác với tiếng Anh ngoài đời, và người dùng tiếng Anh thường ít sử dụng nó trong khi giao tiếp.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Xác định từ loại của sort of và kind of
Nếu bạn gặp rắc rối với việc xác định từ loại của sort of và kind of trong câu, hãy xem ngay những ví dụ dưới đây.
Đầu tiên, khi được đặt trong câu một cách bình thường, kind of, sort of là cụm danh từ.
Ví dụ: – What kinds of books do you read? (Bạn hay đọc loại sách nào?)
Khi chúng có nhiệm vụ làm câu bớt gay gắt hơn, chúng thường đóng vai trò trạng từ và có thể đặt cuối câu hay trước một từ ngữ nào đó.
Ví dụ: I am impressed, kind of. (Tôi cũng thấy khá là ấn tượng đấy)
I guess she’s kind of cool. (Chắc là cô ấy cũng khá ngầu, tôi đoán vậy)
3. Các cấu trúc dùng để đặt câu hỏi tiếng Anh dùng nhiều nhất
Câu hỏi được dùng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày, vì ai cũng có nhu cầu thu thập thông tin. Ngoài các cấu trúc với what và what kind of, có rất nhiều cấu trúc câu hỏi khác nhằm hỏi han thông tin, mở đầu một cuộc trò chuyện hay tìm kiếm tin tức trên mạng. Đặt câu hỏi cũng là một cách rất tốt để kéo dài và khiến cuộc hội thoại trở nên thú vị. Cùng tham khảo các cấu trúc dùng để đặt câu hỏi tiếng Anh được dùng nhiều nhất nhé.
Câu hỏi Yes/No (Yes/No question)
Cấu trúc chung của câu hỏi yes/no:
Tobe + S + danh từ/tính từ?
Câu hỏi yes/no với động từ tobe
Ví dụ:
I am Italian – Are you Italian?
She is lovely – Is she lovely?
We are pilots – Are you pilots?
Bạn có thể thấy rằng các câu hỏi trên đều có động từ to be, và chúng đóng vai trò là từ để hỏi trong câu. Khi chuyển câu từ câu hỏi từ câu kể, những động từ này được đảo lên đầu câu. Dạng câu hỏi này nhận câu trả lời là Yes hoặc No, thường được sử dụng khi người hỏi muốn xác nhận lại thông tin.
Bạn có thể trả lời đơn giản với yes hoặc no, hoặc giải thích thêm để đáp lại nhu cầu thu thập thông tin của người hỏi.
Ví dụ:
Q: Is she lovely? (cô ấy đáng yêu mà phải không?)
A1: No, she isn’t. She is very mean. (không, cô ấy chả đáng yêu mà còn rất bất lịch sự)
A2: Yes, she is. She dresses well and has good manners. (đúng thế, cô ấy ăn mặc lịch sự và còn tử tế nữa)
Câu hỏi yes/no dạng động từ khuyết thiếu
Ngoài ra, câu hỏi yes/no còn có dạng câu hỏi dùng động từ khiếm khuyết(may, can, must, should…). Khi đặt câu hỏi yes/no với động từ khiếm khuyết từ câu trần thuật, bạn cần đảo động từ khuyết thiếu lên đầu câu, trước chủ ngữ. Công thức chung của mẫu câu này như sau:
Động từ khiếm khuyết + S + V?
Ví dụ:
You must obey the rules – Must I obey the rules? (Bạn phải tuân theo luật. – Tôi có phải tuân theo luật không?
You may go out – May I go out? (Bạn có thể ra ngoài. – Tôi có thể ra ngoài không?)
Công thức 5W1H
Trong câu hỏi, từ để hỏi có thể là động từ to be, động từ khiếm khuyết và trợ động từ, đồng thời cũng có thể là các từ trong bộ từ 5W1H. Từ một câu trần thuật cung cấp thông tin, ta có thể đặt các câu hỏi bằng các thay từ để hỏi vào phần cần hỏi, sử dụng trợ động từ thích hợp cũng như sắp xếp lại trật tự các từ trong câu.
Ví dụ: I went to school on foot on Friday because it was raining.
Who – Ai?
Who went to school on foot on Friday because it was raining?
It’s me/I went to school on foot on Friday because it was raining.
Why – Tại sao?
Why did you go to school on foot on Friday?
Because it was raining.
When – Khi nào?
When did you go to school late because it was raining?
On Friday.
Where – Ở đâu?
Where did you go to on foot because it was raining?
I go to school.
How – Như thế nào?
How did you go to school?
I go to school on foot.
What – Cái gì?
You went to school on foot on Friday because of what?
I went to school on foot on Friday because it was raining.
Các từ để hỏi này được sử dụng khi người hỏi cần một câu trả lời chi tiết hơn là đúng hoặc sai. Cách đặt câu hỏi WH- rất đơn giản, chỉ cần thay phần cần hỏi bằng các từ để hỏi phù hợp, rồi đảo động từ khiếm khuyết/trợ động từ/động từ to be lên đằng sau từ để hỏi.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
4. Bài tập thực hành cấu trúc what kind of, what sort of, what type of
Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án A, B, C và D
What is _____ name ______ her daughter?
the/of B. the/with C. a/by D. a/with
What do his brothers _____?
done B. does C. did D. do
What kind of TV show _____ this?
are B. is C. do D. done
What is your _____ of blood?
sort B. type C. kind D. types
Look at that girl. She’s _____ weird, don’t you think?
kind of B. sort of C. type of D. kinds of
Đáp án:
A
D
B
B
A
Bài 2: Đặt câu hỏi cho phần gạch chân
I like comics very much.
=> What ____________________________?
She loves going shopping.
=> _________________________________?
He wants to a teacher in the future.
=> _________________________________?
My brother runs as fast as an eagle.
=> _________________________________?
They were scared because it was dark.
=> _________________________________?
We will go on a trip to Ha Long Bay.
=> _________________________________?
I started working at this restaurant in June.
=> _________________________________?
You can leave early if you have done the work.
=> Can _____________________________?
You should not go to school late
=> _________________________________?
It’s May 23rd 2020.
=> What ____________________________ ?
Đáp án:
What kind of/type of/sort of book do you like?
What does she love (to do)?
Who wants to be a teacher in the future?
How does your brother run?
Why were they scared?
Where will you go on a trip?
When did you start working at this restaurant?
Can I leave early if I have done the work?
Should I go to school late?
What day is it?
Trên đây là phần giới thiệu các cấu trúc và ví dụ để bạn có thể hiểu cấu trúc what kind of trong tiếng Anh là gì? và biết được điểm khác nhau giữa các cấu trúc câu hỏi. Step Up mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ bạn hiểu thêm về cấu trúc what kind of, cấu trúc type of và cấu trúc sort of. Việc học các cấu trúc ngữ pháp là để kết nối các từ vựng thành một câu có nghĩa, vì vậy bạn hay chú trọng cả việc học từ vựng và học ngữ pháp nhé. Chúc bạn học hành tiến bộ và tìm được niềm vui trong việc học tiếng Anh.
LƯU Ý: XIN HÃY ĐỌC KĨ CÁC ĐIỀU KHOẢN, CHÍNH SÁCH BẢO MẬT VÀ THỎA THUẬN NGƯỜI DÙNG DƯỚI ĐÂY. BẠN CHỈ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KHI ĐÃ HIỂU CÁC CHÍNH SÁCH BẢO MẬT CỦA CHÚNG TÔI CŨNG NHƯ ĐỒNG Ý VỚI TẤT CẢ CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG THỎA THUẬN NÀY
I. CHÚNG TÔI KHÔNG THU THẬP BẤT CỨ DỮ LIỆU GÌ TỪ NGƯỜI DÙNG
Chúng tôi không thu thập bất kì dữ liệu nào từ người dùng. Chúng tôi sử dụng máy ảnh, micro của bạn để phực vụ trực tiếp cho các chức năng của ứng dụng. Chúng tôi không hề lưu lại cũng như gửi dữ liệu này tới bất kì đâu.
II. Ứng dụng cần được cấp một số quyền nhằm:
– Micro Chúng tôi sử dụng micoro để thu âm tiếng nói của bạn phục vụ cho chức năng kiểm tra phát âm.
– Máy ảnh Máy ảnh được sử dụng cho chức năng đặt ảnh đại diện.
– Bộ nhớ lưu trữ, ảnh, file… Chúng tôi cần sử dụng bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu ứng dụng, hình ảnh, âm thành cho ứng dụng.
III. Truy cập trang từ bên thứ 3
Ứng dụng này có chứa các liên kết đến các trang web khác. Chúng tôi có thể cung cấp đường link tới các trang web này như là một dịch vụ cho người dùng. Nếu bạn nhấp vào liên kết đó, bạn sẽ được chuyển hướng đến trang web tương ứng. Những trang này có thể bao gồm các thông tin và quảng cáo từ Công ty TNHH Giáo dục Tiến bộ cung cấp và kiểm soát, do đó chúng có thể bị dừng hoạt động hay bị lỗi truy cập bất cứ lúc nào tùy thuộc vào người chủ sở hữu đường dẫn đó. Nếu bạn có vấn đề với việc truy cập các đường dẫn, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc Công ty TNHH Giáo dục Tiến bộ.
IV. Bảo mật
Chúng tôi không thu thập bất cứ dữ liệu nào của bạn do vậy cũng không cần đến việc bảo mật dữ liệu này. Ứng dụng không can thiệp và hoạt dộng thông thường của ứng dụng khác cũng như ảnh hưởng tới thiết bị của bạn.
V. Quyền riêng tư của trẻ em
Chúng tôi tuân thủ các yêu cầu của COPPA (Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em), tôi không cố ý thu thập thông tin cá nhân từ trẻ em dưới 13. Trong trường hợp chúng tôi phát hiện trẻ em dưới 13 tuổi đã cung cấp cho tôi thông tin cá nhân, chúng tôi thực hiện xóa ngay lập tức những thông tin này. Nếu bạn là cha mẹ hoặc người giám hộ và bạn biết rằng con bạn đã cung cấp cho chúng tôi thông tin cá nhân, vui lòng liên hệ với chúng tôi để tôi có thể thực hiện các hành động cần thiết.
VI. Trách nhiệm
Chúng tôi chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung cung cấp trong ứng dụng vì vậy với bất kì nội dung nào bạn bạn thẩy chưa chính xác, xin vui lòng phản hồi lại chúng tôi qua email [email protected]. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho những ảnh hưởng của việc sử dụng kiến thức trong ứng dụng tới bạn và cuộc sống của bạn. Chúng tôi cũng không chịu trách nhiệm về sự mất mát dữ liệu mà bạn thêm vào ứng dụng nếu điều đó xảy ra.
VII. Liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì về chính sách bảo mật của ứng dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected] hoặc hotline 0969.409.766.
Từng tham gia các khóa học trung tâm, áp dụng phương pháp của bạn bè nhưng đều không cải thiện được tiếng Anh theo ý muốn. Tình cờ mình gặp Hack Não, cuốn sách chính là cứu tinh dành cho những ai mất gốc và không có năng khiếu học ngoại ngữ như mình.
Mình là Phong, 24 tuổi, đang là Kỹ sư cho một công ty Nhật Bản.
Ban đầu mình cũng không tin cuốn sách sẽ thần thánh như vậy, nhưng càng học càng thấy hiệu quả, chưa bao giờ nghĩ nó đem lại cho mình giá trị lớn đến thế. Trước đây mỗi ngày học 5 từ với mình đã là cả một vấn đề, việc chép lại nhiều lần để nhớ khiến mình cảm thấy nhàm chán và không có động lực để học. Với Hack Não, mỗi ngày mình học được 30 từ, khả năng nghe và phát âm cũng cải thiện từng ngày. Khi đọc các bài báo, nghe nhạc và xem một số kênh nước ngoài yêu thích, mình cảm thấy dễ chịu hơn vì không phải tra google dịch hay dán mắt vào sub nữa. Đặc biệt, có vốn từ đa dạng và phong phú, giúp mình giao tiếp với người nước ngoài trong tâm thế tự tin hơn hẳn. Nói chuyện được bằng ngôn ngữ mình đang học, cảm giác nó đã lắm luôn ^^.
Nếu bấy lâu nay bạn vẫn lấy lý do không có năng khiếu để trốn tránh việc học tiếng Anh thì cuốn sách này chính là tất cả những gì bạn cần để chinh phục ngoại ngữ. Tin mình đi, bạn sẽ làm được nếu có quyết tâm và một phương pháp học đúng đắn. Chúc các bạn sẽ sớm thành công!
(Mình là Phong, 24 tuổi hiện đang là Kỹ sư tại một công ty Nhật Bản)