4 cấu trúc Describe trong tiếng Anh chính xác nhất

4 cấu trúc Describe trong tiếng Anh chính xác nhất

Có thể bạn đã từng gặp các đề bài có từ “Describe” như “Describe your family”, “Describe your house”,… Cấu trúc Describe xuất hiện vô cùng phổ biến trong tiếng Anh. Ngoài cách nói kia ra, còn có 3 cách sử dụng cấu trúc Describe nữa đáng nhớ nhé! Bài viết này từ Step Up sẽ giúp bạn hiểu thêm.

​​1. Định nghĩa

Động từ Describe (/dis’kraib/) trong tiếng Anh có 3 nghĩa chính là “mô tả”, “tự cho là” và “vạch, vẽ”. Bài viết này sẽ tập trung chủ yếu vào nghĩa “mô tả”. Lưu ý là Describe là dạng ngoại động từ cho nên thường sẽ đi kèm với danh từ hoặc nối với cụm giới từ.

Ví dụ:

  • Binh described his team’s painting as the rest sat and listened.
    Bình mô tả bức vẽ của nhóm cậu ấy trong khi những người còn lại ngồi nghe.
  • I would describe myself as a normal person.
    Tôi sẽ tự cho bản thân là một người bình thường.

2. Cách sử dụng cấu trúc Describe trong tiếng Anh

Bài này sẽ chia cách sử dụng cấu trúc Describe thành 4 phần chính.

2.1. Describe + câu hỏi

Dạng đầu tiên đó là cấu trúc Describe trong câu hỏi. Cách hỏi với Describe rất đa dạng. Có thể hỏi về “mô tả như thế nào”, “ai mô tả”, “có thể mô tả được không”,…

Ví dụ:

  • Can you describe the robber?
    Cháu có thể mô tả tên trộm không?
  • How to describe feelings with words?
    Làm sao để mô tả cảm xúc bằng lời?

2.2. Describe + To V

Ở cấu trúc Describe thứ hai này, ta dùng với giới từ To + V (động từ nguyên mẫu). Cụm từ này có nghĩa là “mô tả để làm gì”. 

Ngoài ra cũng có cấu trúc Describe + To N, có nghĩa là “mô tả cho ai”. Cách này dùng với hành động mô tả điều gì đó với đối tượng khác.

Ví dụ:

  • Molly described the missing purse to help people visualize it.
    Molly mô tả chiếc ví bị mất để giúp mọi người hình dung ra nó.

cấu trúc describe

  • The police are asking people to describe the murderer to them.
    Cảnh sát đang nhờ mọi người mô tả kẻ giết người cho họ.

2.3. Describe something or someone

Tiếp theo, ta có cấu trúc Describe something of someone hoặc Describe + N (danh từ). Cấu trúc Describe này có nghĩa là “mô tả điều gì/ai đó”.

Ví dụ:

  • Today’s homework tells us to describe a dream home.
    Bài tập về nhà hôm nay bảo chúng em hãy mô tả ngôi nhà mơ ước.
  • Everyone describes Phineas as outgoing and fun.
    Mọi người miêu tả Phineas là cởi mở và vui vẻ.

2.4. Describe dạng bị động hoặc tiếp diễn

Dạng bị động hoặc tiếp diễn của Describe là “Described”.

Ví dụ:

  • The art exhibition was described as “odd”.
    Buổi triển lãm nghệ thuật được mô tả là “kì lạ”.
  • Viet is described as shy.
    Việt được mô tả là nhút nhát.

cấu trúc describe

3. Cách sử dụng cấu trúc Describe với các thì tiếng Anh

Cách dùng cấu trúc Describe với các thì trong tiếng Anh như sau:

3.1. Thì hiện tại

Có 5 phần: Thể khẳng định, thể phủ định, thể nghi vấn, câu bị động và câu tiếp diễn.

Thì hiện tại khẳng định

Thì hiện tại khẳng định của cấu trúc Describe là “Describe” hoặc “Describes”.

S + describe(s) + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • They describe the story on paper.
    Họ mô tả câu chuyện trên giấy.
  • Giang describes her grandmother in her homework.
    Giang mô tả bà của bạn ấy trong bài tập về nhà.

cấu trúc describe

Thì hiện tại phủ định 

Thì hiện tại phủ định của cấu trúc Describe là “Don’t describe” hoặc “Doesn’t describe”.

S + don’t/doesn’t describe + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Nick doesn’t describe how his trip went.
    Nick không mô tả chuyến đi của cậu ấy đã diễn ra như thế nào.
  • We don’t describe our feelings to each other.
    Chúng tôi không mô tả cảm xúc của mình cho nhau.

Thể nghi vấn 

Thể nghi vấn của thì hiện tại cấu trúc Describe là:

Do/Does + S + describe + O (tân ngữ)?

Ví dụ:

  • Does Jen describe her dream?
    Jen có mô tả ước mơ của bạn ấy không?
  • Do they describe how the motor works?
    Họ có mô tả cách hoạt động của động cơ không?

Câu bị động

Câu bị động cấu trúc Describe sử dụng như sau:

S + be + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Their new song is described by the fans as “bubbly”.
    Bài hát mới của họ được những người hâm mộ mô tả là “vui nhộn”.
  • Sadly, his work is described as “needs more effort”.
    Buồn là, tác phẩm của anh ta được mô tả rằng “cần thêm nỗ lực”.

Câu tiếp diễn

Câu tiếp diễn của cấu trúc Describe là:

S + be + describing + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The salesman is describing the product to the customers.
    Người bán hàng đang mô tả sản phẩm cho các khách hàng.
  • The tourguide is describing the structure of the museum.
    Người hướng dẫn viên du lịch đang mô tả cấu trúc của bảo tàng.

3.2. Thì quá khứ

Có 5 phần: Thể khẳng định, thể phủ định, thể nghi vấn, câu bị động và câu tiếp diễn.

Thì quá khứ khẳng định

Thì quá khứ khẳng định của cấu trúc Describe là “Described”.

S + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Frank described his father.
    Frank đã mô tả bố cậu ấy.
  • I described my first day of school to my mom.
    Tớ đã mô tả ngày đầu đi học cho mẹ.

Thì quá khứ phủ định

Thì quá khứ phủ định của cấu trúc Describe như sau:

S + didn’t + describe + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Your friend didn’t describe her job to me.
    Bạn cậu đã không mô tả công việc của cô ấy cho tớ.
  • I didn’t describe my expectations precisely.
    Tôi đã không mô tả kỳ vọng của mình một cách chính xác.

Thể nghi vấn

Thể nghi vấn thì quá khứ của cấu trúc Describe là:

Did + S + describe + O (tân ngữ)?

Ví dụ:

  • Did Zack describe the idea behind his design?
    Zach có mô tả ý tưởng đằng sau thiết kế của anh ấy không?
  • Did they describe the movie they watched the day before?
    Họ có mô tả bộ phim mà họ đã xem hôm trước không?

Câu bị động

Câu bị động thì quá khứ của cấu trúc Describe được trình bày như sau:

S + was/were + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The old phone model was described by buyers as “lame”.
    Mẫu điện thoại cũ đã được người mua mô tả là “nhạt nhẽo”.
  • The houses on the next street were described in detail.
    Những ngôi nhà ở con phố bên cạnh đã được mô tả chi tiết.

Câu tiếp diễn

Cuối cùng, câu tiếp diễn của thì quá khứ của cấu trúc Describe là:

S + be + describing + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The driving instructor is describing how the car functions.
    Người hướng dẫn lái xe đang mô tả cách vận hành của chiếc ô tô.
  • The boy is describing his toys to his new friend.
    Cậu bé đang mô tả những món đồ chơi của cậu ấy cho người bạn mới của mình.

3.3. Thì tương lai

Có 5 phần: Thể khẳng định, thể phủ định, thể nghi vấn, câu bị động và câu tiếp diễn.

Thì tương lai khẳng định

Thì tương lai khẳng định của cấu trúc Describe là “Described”.

S + will described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Phuong will describe the new bag she got in a minute.
    Phương sẽ mô tả chiếc túi mới mà cô ấy vừa mua trong chốc lát.
  • Adam and JC will describe how the game works.
    Adam và JC sẽ mô tả cách trò chơi vận hành.

cấu trúc describe

Thì tương lai phủ định

Thì tương lai phủ định của cấu trúc Describe như sau:

S + will not + describe + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • I will not describe my feelings again.
    Tôi sẽ không mô tả cảm xúc của mình lần nữa đâu.
  • Oliver will not describe the girl he is dating to anyone.
    Oliver sẽ không miêu tả bạn gái mà cậu ấy đang hẹn hò cho ai hết.

Thể nghi vấn

Thể nghi vấn thì tương lai của cấu trúc Describe là:

Will + S + describe + O (tân ngữ)?

Ví dụ:

  • Will Lucas describe his meal?
    Lucas sẽ mô tả bữa ăn của em ấy chứ?
  • Will you describe the culture of Korea?
    Bạn sẽ mô tả nền văn hoá của Hàn Quốc chứ?

Câu bị động

Câu bị động thì tương lai của cấu trúc Describe được trình bày như sau:

S + will be + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The newest car will be described by Mr. Steve.
    Chiếc xe mới nhất sẽ được mô tả bởi ngài Steve.
  • The man who bullied Hannah will be described by her.
    Người đàn ông đã bắt nạt Hannah sẽ được mô tả bởi cô ấy.

Câu tiếp diễn

Cuối cùng, câu tiếp diễn thì tương lai của cấu trúc Describe là:

S + will be + describing + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • This time tomorrow, I will be describing my sketch to Ms. Adams.
    Giờ này ngày mai, tớ sẽ đang mô tả bản phác thảo cho cô Adams.
  • This time next month, we will be describing our plan to the boss.
    Giờ này tháng sau, chúng ta sẽ đang mô tả kế hoạch cho sếp.

4. Bài tập về cấu trúc Describe trong tiếng Anh

Bài tập là một trong những phương pháp tăng trình độ tiếng Anh nhanh nhất. Dưới đây là bài tập cho cấu trúc Describe kèm đáp án đầy đủ.

Chia đúng thì của từ Describe và điền vào chỗ trống.

Ví dụ:

At the moment, Sara __________ her drawing to her friends.

=> At the moment, Sara is describing her drawing to her friends.

  1. Tomorrow, they __________ the accident to the teacher.
  2. Last week, I __________ my family in front of many people. I think I did well.
  3. As you can see, his son __________ the house to the customers.
  4. “Did you __________ your pet to your sister?” – “No, I __________ my pet to her.”
  5. The giraffe __________ as “tall and slim”.
  6. Does Trung __________ his thoughts often?
  7. 5 minutes ago, Khoa __________ his experiences to the interviewer.
  8. They __________ the history of the event in front of the class right now.
  9. Last week, the song __________ as “bad”. Now it is trending.
  10. In 1 hour, your mistake __________ to your parents.

Đáp án:

  1. will describe
  2. described
  3. is describing
  4. describe/didn’t describe
  5. is/was described
  6. describe
  7. described
  8. are describing 
  9. was described
  10. will be described

Đến đây là bài học về cấu trúc Describe được khép lại rồi. Nhìn chung thì có 2 mục lớn ta cần nhớ đó là các cách sử dụng và các thì của Describe. Các bạn hãy luyện tập chăm chỉ để ghi nhớ thật lâu nhé!

Step Up chúc bạn học thành công!

 
Cấu trúc Take over trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Cấu trúc Take over trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Cấu trúc Take over là một Phrasal verb của động từ “take”. Đây cũng là một cấu trúc được sử dụng nhiều trong phim ảnh cũng như đời sống hàng ngày. Vậy nghĩa của cấu trúc Take over là gì trong tiếng Anh, hãy cùng tìm hiểu với Step Up tại đây nhé!

1. Định nghĩa

Cụm động từ Take over (/teik/ /’əʊvə[r]/) trong tiếng Anh có nghĩa chính là “tiếp quản” (nhóm, đơn vị,…) hoặc “nắm quyền kiểm soát” (đối với công ty bằng cách mua đủ cổ phần).

Khi chia thì, ta giữ nguyên từ “over” và chia động từ “take”. Quá khứ đơn của cụm từ này là “took over”. Quá khứ phân từ của cụm từ là “taken over”.

Ví dụ:

  • Mary is busy so Liam is going to take over.
    Mary đang bận nên Liam sẽ tiếp quản.
  • The messy situation we are having is a sign that somebody else needs to take over.
    Tình huống hỗn loạn mà chúng ta đang có là một dấu hiệu cho thấy ai đó khác cần tiếp quản.
  • Our competitors have taken over the Johnson’s Company.
    Những đối thủ của chúng ta đã tiếp quản Công ty Johnson’s.

2. Cách sử dụng cấu trúc Take over trong tiếng Anh

Nhìn chung, có 3 cách chính để sử dụng cấu trúc Take over.

2.1. Take over

Khi cụm từ Take over đứng riêng thì sẽ mang nghĩa là “tiếp quản”.

Ví dụ:

  • If no one takes over then this project will be doomed.
    Nếu không ai tiếp quản thì dự án này sẽ tan tành.
  • You should take over once she is gone.
    Bạn nên tiếp quản một khi cô ấy đi mất.
  • It is time someone stepped up and took over.
    Đã đến lúc ai đó đứng lên và tiếp quản.

cấu trúc take over

2.2. Take over something

Take over something có nghĩa là “tiếp quản cái gì” hoặc ““nắm quyền kiểm soát” (đối với một công ty bằng cách mua đủ cổ phần).

  • Troye will take over the company when the CEO passes away.
    Troye sẽ tiếp quản công ty khi Giám đốc qua đời.
  • It is predicted that robots will take over the world some day.
    Có người dự đoán rằng rô-bốt sẽ tiếp quản thế giới vào một ngày nào đó.
  • I heard that someone has taken over the company.
    Tôi nghe nói ai đó đã tiếp quản công ty đó.

cấu trúc take over

2.3. Take over from someone

Take over from someone được dùng để nói về hành động “thay ai tiếp quản”.

Ví dụ:

  • Kim will take over from her brother as Manager.
    Kim sẽ thay anh trai cô ấy tiếp quản làm Quản lý.
  • I took over from Andy as Head of Marketing last month.
    Tôi thay Andy tiếp quản làm Trưởng nhóm Marketing vào tháng trước.
  • Nobody wants to take over from Nicki because the job is too difficult.
    Không ai muốn thay Nicki tiếp quản vì công việc của cô ấy quá khó.

cấu trúc take over

3. Các cụm từ đi với Take over trong tiếng Anh

Nhằm giúp mở rộng vốn từ vựng của các bạn, Step Up đã tổng hợp một số cụm từ liên quan hoặc tương tự với Take over trong tiếng Anh:

Từ vựng

Dịch nghĩa

Ví dụ

replace

thay thế

I will replace her as the leading female.

Tớ sẽ thay thế bạn ấy làm vai nữ chính.

assume the leadership of

đảm đương vị trí lãnh đạo của

Mr. Black has assumed the leadership of Mr. Mosby.

Ngài Black đã đảm đương vị trí lãnh đạo của ngài Mosby.

assume

tiếp quản

The new Head of State will assume office on July 19th.

Tân Nguyên thủ Quốc gia sẽ tiếp quản vào ngày 19 tháng 7.

take charge

nhận trách nhiệm

Miss Annalise is going to take charge of the class from now on.

Cô Annalise sẽ chịu trách nhiệm với lớp từ bây giờ.

usurp

soán ngôi, cướp ngôi (thường dùng khi người soán ngôi không có quyền)

Many citizens are afraid that those greedy people will usurp the country’s power.

Nhiều công dân e ngại rằng những người tham lam đó sẽ chiếm đoạt quyền lực nhà nước.

overthrow

lật đổ

The government used to be overthrown and defeated.

Chính phủ đã từng bị lật đổ và đánh bại.

take the helm of

nắm quyền kiểm soát (một tổ chức hay công ty nào đó)

Mark is powerful enough to take the helm of the company, he just doesn’t want to.

Mark đủ quyền lực để nắm quyền kiểm soát của công ty ấy, anh ta chỉ không muốn thôi.

 

4. Bài tập về cấu trúc Take over trong tiếng Anh

Sau mỗi bài học về ngữ pháp tiếng Anh, Step Up luôn soạn một số bài tập nho nhỏ để các bạn có thể nắm vững bài hơn. Hãy vận dụng những gì vừa học và làm bài tập về cấu trúc Take over dưới đây nhé.

Chọn đáp án đúng:

  1. Soon Hailey will __________ our cafe shop.

A. take over

B. take over from

C. taken over

2. Many people want to __________ Kelly as Store Manager.

A. take over

B. take over from

C. take charge

3. They don’t need Becky __________.

A. take over

B. taken over

C. to take over

4. Last year, James __________ the LoveyDovey Company.

A. had take over

B. took over

C. taken over

5. The coworkers suggest Hang as the new leader. But she doesn’t want to __________.

A. take it over

B. take over

C. takes over from

Đáp án:

  1. A
  2. B
  3. C
  4. B
  5. B

Và đó là bài học về cấu trúc Take over trong tiếng Anh. Mong rằng qua đây, bạn đã nắm vững được kiến thức của bài và có thể áp dụng trong tương lai.

Step Up chúc bạn học tốt tiếng Anh!

 

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Coming soon trong tiếng Anh: Định nghĩa và cách sử dụng

Coming soon trong tiếng Anh: Định nghĩa và cách sử dụng

Nếu bạn hay cập nhật các tin tức về idol hay theo dõi trailer các bộ phim thì cụm từ “Coming soon” hẳn đã không còn xa lạ với bạn. Trong bài viết dưới đây, Step Up sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa của cụm từ này và cách sử dụng trong tiếng Anh. Ngoài ra, trong bài viết còn có tổng hợp các từ ghép thông dụng.

1. Định nghĩa

Cụm trạng từ Coming soon (/ˈkʌm.ɪŋ suːn/) có nghĩa là “sắp tới, sắp đến, sắp ra mắt”. 

Khi phân tích cụm trạng từ trên, chúng ta có từ “come” và “soon”.

“Come” là động từ trong tiếng Anh mang nghĩa “đến, tới”.

“Soon” là trạng từ trong tiếng Anh mang nghĩa “sớm, sắp”.

Ví dụ:

  • Come here! I have something to tell you.
    Lại đây! Tớ có điều này muốn nói với cậu.
  • How soon can you finish work? (How soon = When)
    Khi nào thì bạn có thể hoàn thành công việc?

Cụm từ Coming soon thường dùng khi muốn hé lộ điều gì đó sắp ra mắt đáng được mong chờ như bộ phim, sản phẩm âm nhạc, sự kiện,… 

Ví dụ:

  • The next Marvel movie is coming soon.
    Bộ phim Marvel tiếp theo sẽ sắp ra mắt rồi.
  • Their next single will be coming soon this November.
    Đĩa đơn tiếp theo của họ sẽ sớm ra mắt vào tháng 11 này.

coming soon

2. Cách sử dụng cấu trúc Coming soon trong tiếng Anh

Trong câu tiếng Anh, cấu trúc này có thể chia thành 3 dạng khác nhau dựa trên vị trí. Nghĩa của cụm trạng từ vẫn không thay đổi, chỉ khi dịch sang tiếng Việt thì cách diễn đạt có thể có phần khác nhau.

2.1. Khi là trạng từ đứng đầu câu

Trường hợp đầu tiên, cụm từ này có thể là trạng từ đứng ở đầu câu. Cách sử dụng này được dùng với dấu phẩy và sau đó là một mệnh đề. Ngoài ra, cụm từ đó cũng có thể đứng trước giới từ “to” (đến, tới).

Ví dụ:

  • Coming soon to our town: the Mid Autumn Festival.
    Sắp tới thị trấn của chúng ta: Lễ hội Trung Thu.
  • Coming soon, you will be blown away by our project.
    Sắp tới, bạn sẽ phải trầm trồ bởi dự án của chúng tôi.

coming soon

2.2. Khi là trạng từ đứng giữa câu

Trạng từ này cũng có thể đứng giữa câu. Đi sau cấu trúc đó thường là dấu phẩy hoặc giới từ, liên từ và một mệnh đề hoặc cụm danh từ.

Ví dụ:

  • Joe’s new album is coming soon and I am very excited.
    Album mới của Joe sắp ra mắt và tớ cực kỳ háo hức.
  • May is coming soon, which is my birth month.
    Tháng 5 sắp tới rồi, đó là tháng sinh nhật của tôi.

2.3. Khi là trạng từ đứng cuối câu

Cụm trạng từ trên đứng cuối câu cũng tương đồng với trường hợp thứ 2 nhưng không có vế sau.

Ví dụ:

  • Their new perfume brand is coming soon.
    Thương hiệu nước hoa mới của họ sẽ sớm ra mắt.
  • I thought she was coming soon.
    Mình tưởng bạn ấy sẽ tới sớm.

coming soon

3. Tổng hợp các từ ghép với Coming soon

Có một số danh từ ghép thông dụng như sau:

Coming soon page: Trang web đang sửa/sắp ra mắt

Coming soon poster: Áp phích cho sản phẩm, dự án sắp ra mắt

Coming soon trailer: Đoạn phim quảng cáo cho sản phẩm, dự án sắp ra mắt

Coming soon teaser: Hé lộ (ảnh, clip ngắn,…) cho sản phẩm, dự án sắp ra mắt

4. Các từ đồng nghĩa với Coming soon thông dụng nhất

Step Up đã tổng hợp nhiều từ và cụm từ đồng nghĩa hoặc gần giống dành cho bạn:

Từ vựng/Cụm từ

Dịch nghĩa

upcoming

sắp tới, sắp ra mắt

in the near future

trong tương lai gần

in a day or two

trong 1-2 ngày tới

just around the corner

đang cận kề

in a short time

trong một thời gian ngắn

in a little time

trong một thời gian ngắn

on the way

đang trên đường

forthcoming

sắp đến, sắp tới

near at hand

gần trong tầm tay

in the pipeline

sắp tới sớm 

arrive soon

sắp tới nơi

be here any minute

(sẽ) tới đây bất cứ lúc nào

be here shortly

(sẽ) ở đây trong thời gian ngắn

should be here soon

sẽ tới đây sớm (theo kế hoạch)

any minute

bất cứ lúc nào

appearing soon

(sẽ) xuất hiện sớm

will be there soon

sẽ tới đó sớm

within short order

trong thời gian ngắn

coming up

sắp tới

before long

không lâu sau

happening soon

sắp xảy ra

 

5. Bài tập với cấu trúc Coming soon trong tiếng Anh

Như thường lệ, chúng ta sẽ cùng luyện tập vận dụng kiến thức vừa học trong bài tập tiếng Anh nho nhỏ. Dưới đây là bài tập giúp bạn nhớ bài lâu hơn.

Tìm ra lỗi sai trong các câu có cấu trúc Coming soon dưới đây và sửa lại.

  1. Hanh will coming soon to the mall.
  2. I think “Princess Diary 3” coming soon.
  3. The finest types of wine is coming soon to our table.
  4. Everyone is eager to see coming soon movie that Emma is in.
  5. King’s new album is to coming soon.
  6. The wedding of Andrew and Quynh is come soon.
  7. Are you sure about the fact that prom is about to be come soon?
  8. The word on the street is that her album – “Red” will be coming soon the corner.
  9. We honestly don’t believe that the new alien movie come soon.

Đáp án:

  1. will coming => will be coming
  2. coming => is coming
  3. is => are
  4. coming… => the coming…
  5. to coming => coming
  6. come => coming
  7. to be come => to come
  8. the corner => x (nothing)
  9. come => will come

Trên đây là những gì cần biết về cụm trạng từ Coming soon trong tiếng Anh. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể dễ dàng vận dụng cấu trúc này trong bài tập cũng như đời sống.

Step Up chúc bạn nhiều thành công!

 

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Cấu trúc Respect và cách sử dụng trong tiếng Anh

Cấu trúc Respect và cách sử dụng trong tiếng Anh

Respect là từ tiếng Anh rất đẹp dùng để thể hiện sự tôn trọng. Respect có thể đóng vai trò khác nhau trong câu. Bài viết dưới đây của Step Up sẽ cung cấp tới bạn đầy đủ những gì cần biết về cách sử dụng cấu trúc Respect. Bên cạnh đó, bài viết đã tổng hợp một số cụm từ đi với Respect cùng bài tập rèn luyện nho nhỏ.

1. Định nghĩa

Danh từ Respect (/rɪˈspekt/) có nghĩa là “sự kính trọng, sự tôn trọng” hoặc “phương diện”. Bài viết này sẽ tập trung vào nghĩa liên quan đến sự tôn trọng của từ nhé!

Ví dụ:

  • Everyone has lots of respect for Jim.
    Mọi người có nhiều sự tôn kính đối với Jim.
  • The key to a healthy relationship is respect for each other.
    Chìa khóa cho một mối quan hệ lành mạnh là sự tôn trọng dành cho nhau.
  • In some respects, Randy shares some similarities with you.
    Trong một vài phương diện, Randy có nhiều điểm tương đồng với cậu.

cấu trúc respect

Khi đóng vai trò động từ, Respect có nghĩa là hành động “tôn trọng” (ai, điều gì).

Ví dụ:

  • I respect your opinion, but I will have to disagree.
    Tôi tôn trọng ý kiến của bạn, nhưng tôi phải không đồng ý.
  • She never respected other people, so no one wanted to be near her.
    Cô ấy không bao giờ tôn trọng người khác, nên không ai muốn ở gần cô ấy.
  • His son is a good kid. He always respects others.
    Con trai anh ấy là một đứa trẻ ngoan. Em ấy luôn tôn trọng những người khác.

2. Cách sử dụng cấu trúc Respect trong tiếng Anh

Có 3 cấu trúc Respect trong tiếng Anh chính:

2.1. Respect for somebody/something

Đây là cấu trúc Respect thông dụng đầu tiên, có nghĩa là “sự tôn trọng dành cho ai/điều gì”. Respect ở đây là một danh từ.

Ví dụ:

  • Students from class 5b are excellent. That’s why people have respect for them.
    Các học sinh từ lớp 5b giỏi xuất sắc. Đó là lí do vì sao mọi người có sự tôn trọng dành cho họ.
  • They will bring flowers and presents to show respect for the teacher.
    Các bạn ấy sẽ đem hoa và quà để thể hiện sự tôn kính dành cho người giáo viên.

cấu trúc respect

  • Keith has a lot of respect for his wife’s job.
    Keith dành nhiều sự tôn trọng cho công việc của vợ anh ấy.

2.2. Respect somebody/something

Cấu trúc Respect thứ hai dùng để chỉ hành động “tôn trọng ai/điều gì”. Trong cấu trúc này, Respect đóng vai trò động từ.

Ví dụ:

  • We must respect older people.
    Chúng ta phải tôn trọng người lớn tuổi hơn.

cấu trúc respect

  • They don’t respect their teacher.
    Họ không tôn trọng giáo viên của họ.
  • We respect your meticulousness.
    Chúng tôi tôn trọng sự tỉ mỉ của bạn.

2.3. Out of Respect

Cụm từ “out of respect” có nghĩa là “với sự tôn trọng, bằng sự tôn trọng”. Cụm từ này được sử dụng với hành động nào đó xuất phát từ sự tôn trọng dành cho ai/điều gì. Respect trong cụm từ này là một danh từ.

Ví dụ:

  • Out of respect for the audience, they take a bow politely.
    Với sự tôn trọng dành cho khán giả, họ cúi chào một cách lịch sự.

cấu trúc respect

  • My family always takes good care of the altar out of respect for our ancestors.
    Gia đình chúng tôi luôn chăm sóc bàn thờ thật tốt với sự tôn trọng dành cho tổ tiên của chúng tôi.
  • Out of respect for our mother, we will have a garden full of roses – her favorite type of flower.
    Với sự tôn trọng dành cho mẹ, chúng tôi sẽ có một ngôi vườn đầy hoa hồng – loài hoa yêu thích của bà ấy.

3. Các cụm từ đi với Respect trong tiếng Anh

Một số cụm từ đi với Respect trong tiếng Anh cũng có thể được dùng để tạo thành câu hay.

Từ vựng

Dịch nghĩa

Ví dụ

in many respects

trong nhiều phương diện 

In many respects, Vanessa’s idea is better.

Trong nhiều phương diện, ý tưởng của Vanessa tốt hơn.

in respect of (someone/something)

có liên quan tới (ai/điều gì)

In respect of the carnival, we are still thinking about it.

Liên quan tới lễ hội ấy, chúng tôi vẫn đang nghĩ về nó.

in respect to (someone/something)

bằng sự tôn trọng dành cho (ai/điều gì)

I have brought a welcoming gift in respect to the neighbour.

Tôi đã đem một món quà chào mừng bằng sự tôn trọng dành cho người hàng xóm. 

pay (one) respect to

thể hiện/dành sự tôn trọng với

He did not seem to pay me any respect.

Anh ta có vẻ đã không dành cho tôi tí sự tôn trọng nào.

pay (one’s) last respect

thể hiện sự tôn kính dành cho người đã khuất

They came to the funeral to pay their last respect for the soldiers.

Họ đã đến đám tang để thể hiện sự tôn kính đối với những người lính.

respect (someone or something) as (something)

tôn trọng (ai/điều gì) với tư cách (là gì)

I really respect you as an artist, but not as a human being.

Tôi rất tôn trọng bạn với tư cách là một nghệ sĩ, nhưng với tư cách một con người thì không.

with (all due) respect

với (tất cả) lòng tôn trọng

With all due respect, I think maybe we should choose a different path.

Với tất cả lòng tôn trọng, tôi nghĩ có lẽ ta nên chọn một lối đi khác.

respect (someone or something) for (something)

tôn trọng (ai/điều gì) vì (điều gì)

Anna respects her father for his kindness.

Anna tôn trọng bố cô ấy vì lòng tốt của ông.

 

4. Bài tập với cấu trúc Respect trong tiếng Anh

Hãy làm các bài tập dưới đây để biết thành thạo sử dụng cấu trúc Respect trong tiếng Anh nhé.

Chọn đáp án đúng:

  1. I __________ my friends’ dedication to work.

A. respectful

B. respect for

C. respect

2.  __________ for their family, I will not embarrass them.

A. Respect

B. Out of respect

C. In many respects

3. Because of his achievement, they  __________  him.

A. respect for

B. respect

C. out of respect for

4. We must stay silent  __________ the deceased.

A. out of respect

B. as respect

C. out of the respect for

5.  __________ , plan B is way too different from Susan’s expectations.

A. In many respects

B. Out of many respects

C. Out of respect

6. Max  __________ Loren  __________ her credibility.

A. respects/x

B. respects/for

C. out of respect/for

7. The old man told us to  __________ the statue.

A. pay respect to

B. respect

C. Both A and B

8. __________ our previous plan, Charlie has decided to cancel it.

A. Respect to

B. In respect of

C. In respect to

Đáp án:

  1. C
  2. B
  3. B
  4. A
  5. A
  6. B
  7. C
  8. B

Bài tập trên đã khép lại bài học về cấu trúc Respect trong tiếng Anh. Từ Respect trong tiếng Anh thuộc nhiều cấu trúc và cụm từ khác nhau, do đó bạn hãy luyện tập thật nhiều nhé!

Step Up chúc bạn học tiếng Anh thật tiến bộ!

 

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Vị ngữ trong tiếng Anh: Các trường hợp kèm ví dụ

Vị ngữ trong tiếng Anh: Các trường hợp kèm ví dụ

Bên cạnh khái niệm chủ ngữ quen thuộc thì chúng ta còn có vị ngữ trong tiếng Anh. Vị ngữ trong câu có thể là nhiều loại từ khác nhau và có chức năng bổ sung ý cho chủ ngữ. Để giúp các bạn dễ hiểu hơn, bài viết này của Step Up đã chia ra thành 3 trường hợp chính của vị ngữ trong tiếng Anh kèm ví dụ minh hoạ. Cùng bắt đầu nhé!

1. Định nghĩa 

Vị ngữ trong tiếng Anh là thành phần trong câu khác chủ ngữ có tác dụng cung cấp cho người đọc/người nghe thông tin về chủ ngữ. 

Ví dụ:

  • Rick is a construction worker.
    Rick là công nhân xây dựng.
  • They go to the convenience store.
    Họ đi đến cửa hàng tiện ích.
2. Khi vị ngữ là cụm động từ thường

Khi vị ngữ trong tiếng Anh là cụm động từ thường, có 2 trường hợp chính mà chúng ta cần lưu ý.

2.1. Cụm động từ = Động từ + Tân ngữ

Trường hợp đầu tiên, chúng ta có vị ngữ là cụm động từ. Cụm động từ được tạo bởi động từ và tân ngữ. Vị ngữ có thể chỉ bao gồm động từ mà không cần tân ngữ. 

2.1.1. Động từ không có tân ngữ

Như đã nói đến ở trên, có nhiều động từ không có tân ngữ vẫn có thể làm vị ngữ trong câu.

Các động từ có thể nói đến là: walk (đi), run (chạy), sleep (ngủ), stand (đứng), sit (ngồi)… Thường đây là những hành động độc lập, không phải nhắc đến sự tương tác với những sự vật khác.

Ví dụ:

  • My aunt sleeps.
    Cô của tôi ngủ.
  • The elephant walks.
    Con voi ấy đi.

2.1.2. Động từ có tân ngữ

Động từ có tân ngữ dùng để nói đến các hành động có tương tác với sự vật khác. 

Tân ngữ là đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ hoặc một động từ. Các động từ thường cần đi kèm tân ngữ để đủ ý là: eat, watch, drink, see, hug, do…

2.1.2.1. Tân ngữ là cụm danh từ

Tân ngữ đi sau động từ có thể là danh từ hoặc cụm danh từ.

Ví dụ:

  • I eat a banana. (thêm tân ngữ “a banana” để bổ nghĩa đang ăn gì)
    Tôi ăn một quả chuối.
  • He watches a movie. (thêm tân ngữ “a movie” để bổ nghĩa đang xem gì)
    Anh ấy xem một bộ phim.

vị ngữ trong tiếng anh

2.1.2.2. Tân ngữ là động từ dạng V-ing hoặc To + Verb

Ở tân ngữ dạng V-ing, thường thì động từ sẽ là các từ mang nghĩa cảm nhận như like (thích), dislike (không thích), hate (ghét), enjoy (thích/tận hưởng),… hoặc hành động liên quan đến tính tiếp diễn/lặp lại như practice (luyện tập), go (đi), stop (ngừng)…

Ví dụ:

  • Quyen goes shopping.
    Quyên đi mua sắm.
  • Mike hates doing homework.
    Mike ghét làm bài tập về nhà.

Ở tân ngữ dạng To + Verb, có nhiều động từ có thể đứng trước cụm từ này như begin, start, need,… và các động từ thể hiện thái độ với hành động như love, hate, like, want,…

Ví dụ:

  • I want to live in New York.
    Tôi muốn sống ở New York.
  • She began to move.
    Cô ấy bắt đầu di chuyển.
2.1.2.3. Tân ngữ là dạng that-clause

Tân ngữ dạng that-clause sẽ dùng với động từ cần đi kèm với thông tin có thể diễn tả bằng mệnh đề. Mệnh đề sau that cũng bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Các động từ thường đi kèm tân ngữ dạng này đó là: think, say, believe,…

Ví dụ:

  • We believe that ghosts aren’t real.
    Chúng tôi tin rằng ma không có thật.
  • Candace said that she liked apples.
    Candace đã bảo rằng chị ấy thích táo.

vị ngữ trong tiếng anh

2.1.2.4. Tân ngữ là đại từ

Khi đối tượng đã được nhắc đến hoặc xác định, ta có thể dùng đại từ tân ngữ. Đại từ tân ngữ là đại từ đứng sau động từ. Các đại từ tân ngữ là: him, her, me, you, it, them, us.

Ví dụ:

  • We have just talked to Steve. We invited him to a restaurant . (đại từ tân ngữ “him” thay thế cho danh từ “Steve”)
    Chúng tôi vừa nói chuyện với Steve. Chúng tôi đã mời anh ấy đến một nhà hàng.
  • “Do you know who Jess is?” – “No, I have never heard of her.” (đại từ tân ngữ “her” that thế cho danh từ “Jess”)
    “Bạn có biết Jess là ai không?” – “Không, tôi chưa từng nghe đến cô ấy.”

3. Khi vị ngữ có trợ động từ

Trợ động từ xuất hiện trong vị ngữ là đặc điểm của nhiều cấu trúc ngữ pháp. Chẳng hạn như: hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn phủ định, động từ khiếm khuyết,…

Ví dụ:

  • They are studying.
    Họ đang học bài.
  • I didn’t have lunch.
    Tôi đã không ăn trưa.

4. Các trường hợp đặc biệt

Ngoài các dạng trên, ta còn 3 trường hợp đặc biệt của vị ngữ trong tiếng Anh.

Động từ + Tính từ

Trường hợp đặc biệt thứ nhất đó là cụm Động từ + Tính từ. Trong đó, tính từ ở đây có vai trò mô tả tính chất của chủ ngữ. Các động từ dùng trong trường hợp này thường là: look (trông), seem (có vẻ), sound (nghe, nghe có vẻ), taste (có vị), feel (cảm giác), to be (là),…

Ví dụ:

  • You look tired.
    Cậu trông mệt mỏi.
  • The fish tastes delicious.
    Con cá có vị ngon.

vị ngữ trong tiếng anh

Động từ + Cụm danh từ

Cấu trúc này thường được dùng để nói chủ ngữ là ai/gì, như thế nào. Các động từ phổ biến của cấu trúc này đó là: to be (là), become (trở thành, trở nên).

Ví dụ:

  • I am an architect.
    Tôi là một kiến trúc sư.
  • Kylie became very happy.
    Kylie trở nên rất vui.

vị ngữ trong tiếng anh

Động từ + Cụm giới từ

Dạng đặc biệt cuối cùng này dùng để cho biết vị trí hoặc thời điểm của chủ thể.

Ví dụ:

  • My purse is in the truck.
    Cái ví của tôi đang ở trong xe tải.
  • Some dogs are in the park.
    Một vài chú chó đang ở trong công viên.

5. Bài tập nhận biết vị ngữ trong tiếng Anh

Bên cạnh việc đọc hiểu, chúng ta cũng nên làm thử các bài tập về vị ngữ trong tiếng Anh để nắm thật vững kiến thức. Dưới đây là các bài tập giúp bạn hiểu bài hơn nữa. Cùng thử làm và chấm điểm nhé!

Xác định vị ngữ trong câu bằng cách gạch chân

Ví dụ:

Their friends are sad because of the rain.

=> Their friends are sad because of the rain.

  1. My mother is a gardener.
  2. The duck swam on the lake.
  3. I just ate a bag of chips.
  4. Khai used to be an assistant.
  5. She believes that she can’t be a famous singer.
  6. The woman whose child was lost contacted the police.
  7. The young man I saw on the train yesterday didn’t act his age..
  8. Ryan likes making paper airplanes.
  9. Hoa is a friendly girl. Everyone likes her.
  10. The cashier seems suspicious.

Đáp án

  1. My mother is a gardener.
  2. The duck swam on the lake.
  3. I just ate a bag of chips.
  4. Khai used to be an assistant.
  5. She believes that she can’t be a famous singer.
  6. The woman whose child was lost contacted the police.
  7. The young man I saw on the train yesterday didn’t act his age.
  8. Ryan likes making paper airplanes.
  9. Hoa is a friendly girl. Everyone likes her.
  10. The cashier seems suspicious.

Trên đây là tất tần tật những gì cần biết về vị ngữ trong tiếng Anh. Bước đầu làm quen có thể sẽ khá khó khăn, tuy nhiên sau khi luyện tập thật chăm chỉ thì chắc chắn bạn sẽ nhớ. Tổng kết lại, có các dạng vị ngữ trong tiếng Anh là: cụm động từ thường, có trợ động từ và các trường hợp đặc biệt khác.

Step Up chúc bạn học tốt tiếng Anh!




 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI