Động từ “want” trong tiếng Anh với nghĩa là “muốn” có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta. Từ này được sử dụng rất phổ biến trong các bài tập, bài thi cũng như giao tiếp hàng ngày. Vậy bạn đã nắm vững các cấu trúc với “want” chưa? Trong bài viết hôm nay, Step Up sẽ chia sẻ tất tần tật về cấu trúc want và các dùng chính xác trong tiếng Anh.
1. Cấu trúc want trong tiếng Anh
“Want” (/wɒnt/) có nghĩa là “muốn”. Người ta sử dụng động từ Want để diễn tả việc muốn điều gì hay muốn làm gì đó.
Cụ thể cấu trúc Want trong tiếng Anh như sau:
Công thức Want:
S + want(s) + N (danh từ)
Ai đó muốn cái gì
Ví dụ:
I want a cup of coffee right now.
(Tôi muốn một tách cà phê ngay bây giờ.)
My daughter wants a doll for her birthday.
(Con gái tôi muốn một con búp bê cho ngày sinh nhật của nó.)
S + want(s) + to + V (động từ)
Ai đó muốn làm gì
Ví dụ:
My mood is not good. I want to go for a walk alone.
(Tâm trạng của tôi không tốt. Tôi muốn đi dạo một mình.)
Mike wants to go fishing this weekend.
(Mike muốn đi câu cá vào cuối tuần này.)
S + want(s) + tên người/tân ngữ + to V
Muốn ai đó làm gì
Ví dụ:
I want you to leave immediately
(Tôi muốn bạn rời đi ngay lập tức.)
Mom wants you to get the title of the good student next term.
(Mẹ muốn bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi kỳ sau.)
Với ý nghĩa là “muốn ai đó làm gì”, bạn có thể sử dụng “would you like” thay cho động từ “want”.
Ví dụ:
Do you want something to eat?
= Would you like something to eat?
(Bạn có muốn ăn gì không?)
2. Cách sử dụng cấu trúc Want
Động từ “want” được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau: diễn tả mong muốn, diễn tả sự cần thiết hoặc để đưa ra lời khuyên.
2.1. Diễn tả mong muốn, ước muốn
Đây là cách dùng phổ biến nhất của cấu trúc Want. Khi dùng với ý nghĩa này, “want” đóng vai trò là một mệnh đề bổ ngữ nhưng vẫn giữ vai trò chính trong câu.
Ví dụ:
Do you want some wine?
(Bạn có muốn một chút rượu vang không?)
I want you to settle your work by yourself.
(Tôi muốn bạn tự giải quyết công việc của mình.)
Với một số câu hỏi ngắn, có thể sử dụng “want to” và bỏ đi động từ ở phía sau.
Ví dụ:
I choose to eat pizza because I want to.
(Tôi chọn ăn pizza bởi vì tôi muốn.)
Do you want something to eat? – I want to.
(Bạn có muốn ăn gì không? – Tôi muốn.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Cấu trúc Want đi với động từ thêm “ing” (V-ing) diễn tả một việc rất quan trọng, cần thiết phải hoàn thành.
Ví dụ:
Your computer wants fixing in order to function better.
(Máy tính của bạn cần sửa chữa để hoạt động tốt hơn.)
Your bedroom wants cleaning. It was too messy.
(Phòng ngủ của bạn cần được dọn dẹp. Nó quá lộn xộn.)
2.3. Đưa lời cảnh báo, lời khuyên
Trong giao tiếp tiếng Anh thông thường, có thể sử dụng cấu trúc Want để đưa ra một lời khuyên hay một cảnh báo. Chính vì vậy, cách dùng này thường được sử dụng trong thì hiện tại đơn (Present Simple), đôi khi sử dụng trong cả thì tương lai đơn (Future Simple).
Ví dụ:
You want to be careful when going out. The epidemic of covid-19 is very dangerous.
(Bạn muốn cẩn thận khi đi ra ngoài. Dịch bệnh covid-19 rất nguy hiểm.)
We want to go right before it’s too late.
(Chúng tôi cần đi ngay trước khi quá muộn.)
2.4. Cấu trúc Want cùng WH-question
Ngoài ra, cấu trúc want còn kết hợp với câu hỏi “Wh-question”. Có thể sử dụng một số câu hỏi như What, Why, When, Where, Whatever,… ở phía trước “want”.
Ví dụ:
I will answer whatever question you want to ask.
(Tôi sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào bạn muốn hỏi.)
I have a lot of food here. Take what you want.
(Tôi có rất nhiều thức ăn ở đây. Cứ ấy những gì bạn muốn nhé.)
2.5. Cấu trúc Want cùng If
Ví dụ:
We can go to the movies this weekend if you want.
(Chúng ta có thể đi xem phim vào cuối tuần này nếu bạn muốn.)
I’ll go right away if you don’t want me to stay more.
(Tôi sẽ đi ngay nếu bạn không muốn tôi ở lại thêm.)
2.6. Cấu trúc Want cùng hiện tại tiếp diễn
Trong một số trường hợp đặc biệt, cấu trúc Want dùng kết hợp với thì hiện tại tiếp diễn để nói về sự khao khát, thật sự mong muốn. Tuy nhiên cách dùng này không phổ biến trong tiếng Anh hiện đại. Vì vậy để chắc chắn không mất điểm khi là bài tập ngữ pháp, bạn không nên chia theo cách này nhé.
Ví dụ:
I am wanting you to come with me.
(Tôi rất muốn bạn đi cùng với tôi.)
We are wanting you to do this project.
(Chúng tôi đang muốn bạn làm dự án này.)
3. Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Want trong tiếng Anh
Cấu trúc want là chủ điểm khá phổ biến và dễ sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây để sử dụng các cấu trúc với “want” chuẩn hơn nhé:
Trên đây, Step Up đã chia sẻ đến bạn toàn bộ kiến thức về Cấu trúc want và các dùng trong tiếng Anh. Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé. Chúc các bạn học tập tốt!
Trong tiếng Anh, động từ Allow thường được nhắc tới khi muốn cho phép ai đó làm gì. Tuy nhiên chúng ta thường hay bị nhầm lẫn giữa Allow với một số từ gần nghĩa khác như Let, Permit, Advise. Trong bài viết dưới đây, Step Up sẽ chia sẻ ngữ pháp cấu trúc Allow giúp bạn nắm vững toàn bộ kiến thức về Allow và phân biệt được Allow với các từ gần nghĩa khác
1. Cấu trúc Allow
Động từ Allow có nghĩa là chấp nhận, cho phép, thừa nhận.
Cách dùng của Allow:
Diễn tả sự cho phép ai đó làm gì.
Diễn tả sự việc ai đó không bị ngăn cản làm việc gì hoặc không bị ngăn cản một điều gì đó xảy ra trong thực tế.
Allow được sử dụng để biểu hiện thái độ lịch sự khi đề nghị sự giúp đỡ từ người khác theo một cách nào đó.
Dưới đây là một số cấu trúc Allow thông dụng.
Cấu trúc 1: S + Allow + Sb + to V + Sth
Cấu trúc Allow được sử dụng để diễn tả sự cho phép một ai đó làm việc gì.
Khi ở dạngcâu phủ định ta thêm doesn’t hoặc don’t vào phía sau chủ ngữ và trước Allow.
Ví dụ:
My mother allows me to go shopping with her tomorrow.
(Mẹ tôi đã đồng ý cho tôi đi mua sắm với mẹ vào ngày mai).
My father doesn’t allow me to go out with my best friend
(Bố tôi không đồng ý cho tôi ra ngoài cùng bạn thân của tôi).
Lưu ý: Sử dụng động từ nguyên mẫu có “to” sau cấu trúc Allow.
Cấu trúc 2: S + Allow)+ for + Sb/Sth
Cấu trúc Allow + for + Sb/sth mang ý nghĩa diễn tả việc ai đó chấp nhận cái gì hay người nào hoặc có thể mang gộp cả nghĩa là kể cả cái gì/người nào.
Ví dụ:
She allows for me to follow her
(Cô ấy chấp nhận cho phép tôi theo đuổi cô ấy).
We don’t allow for people to smoke in our house.
(Chúng tôi không cho phép ai hút thuốc trong nhà của chúng ngôi)
Cấu trúc 3: S + Allow)+ Sb + up/in/out/…
Khi muốn diễn tả sự cho phép ai đó vào đâu, rời đi hoặc đứng dậy làm một việc gì đó bạn hãy sử dụng cấu trúc này.
Ví dụ:
Teachers allow students up to answer the question
(Giáo viên cho phép học sinh đứng lên trả lời câu hỏi).
The doctor doesn’t allow the patient’s family in the emergency room.
(Bác sĩ không phép cho người nhà bệnh nhân vào phòng cấp cứu.)
My mother allows me out with my best friend
(Mẹ tôi cho phép tôi ra ngoài với bạn thân tôi)
Cấu trúc 4: S + Allow + of + Sth…
Cấu trúc Allow này được sử dụng để diễn tả sự chấp nhận, cho phép hay nhường chỗ cho cái gì.
Ví dụ:
This rule allows of no exceptions.
(Quy tắc này không cho phép ngoại lệ)
This option allows of only one direction – we made a mistake
(Phương án này chỉ cho phép một hướng đi – Chúng ta đã làm sai.)
Lưu ý: Trong tất cả các cấu trúc trên, Allow được chia tùy theo thời và chủ ngữ của câu.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Bị động: S(O) + (tobe) allowed + to Vi+ … + by O(S).
Câu bị động với cấu trúc Allow được dùng với ý nghĩa là ai, cái gì được cho phép làm gì.
Ví dụ:
My father let me drive his car. (Bố tôi cho phép tôi lái xe của ông ấy).
➔ I am allowed to drive their car by my father. (Tôi được sự cho phép bởi bố để sử dụng chiếc xe của ông ấy).
The doctor let me to enter the hospital room to visit my mother. (Bác sĩ cho phép tôi vào phòng bệnh thăm mẹ.)
➔ I am allowed to enter the hospital room to visit my mother by the doctor. (Tôi được cho phép bởi bác sĩ để vào phòng bệnh thăm mẹ).
3. So sánh cấu trúc Allow, Let, Permit, Advise
Trong ngữ pháp Tiếng Anh, có nhiều từ mang ý nghĩa tương tự nhau , có cấu trúc chung chung hoặc khác cấu trúc. Trong mỗi trường hợp khác nhau phải sử dụng các từ khác nhau sao cho phù hợp. Điều này khiến cho người học tiếng Anh trở nên bối rối, gặp khó khăn và phân vân không biết nên chọn từ nào để sử dụng chúng. Allow, Let, Permit và Advise là nhóm 4 từ như thế.
Step Up sẽ chia sẻ cho các bạn cách phân biệt cấu trúc Allow, Let, Permit, Advise để giải quyết các bài tập điền từ thích hợp vào ô trống nhé.
Allow/Permit
Hai từ Allow và permit mang ý nghĩa giống nhau, vì vậy chúng có cách dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau.
Permit được sử dụng trong câu với ý nghĩa trang trọng hơn.
Điểm khác cơ bản của 2 từ:
Allow: dùng với trạng từ
Permit: không dùng với trạng từ.
Ví dụ:
He wouldn’t allow me in.
(Anh ấy không cho tôi vào)
Smoking is not permitted in the hospital
(Việc hút thuốc là không được cho phép trong bệnh viện).
Lưu ý: Những cấu trúc câu bị động sử dụng “it” chỉ được phép dùng “permit”.
Allow/Let
Trong một vài trường hợp, Let có sắc thái nghĩa tương tự với Allow và Permit. Tuy nhiên cách sử dụng của Let khác hoàn toàn với 2 từ trên.
Ví dụ:
Please allow me to help you.. – Lịch sự và trang trọng
(Vui lòng cho phép tôi giúp bạn)
Let me help you – thân thiện và không trang trọng
(Hãy để tôi giúp bạn)
Lưu ý: Ngoài nghĩa giống với Allow và Permit, Let cũng có ý nghĩa khác.
Khác với Allow, Advise được sử dụng khi muốn khuyên bảo ai đó trong một vấn đề nhất định.
Động từ Advise diễn tả hành động nói với một ai đó, khuyên họ nên làm hay đưa ra quyết định. Người đưa ra lời khuyên đó là người có có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến vấn đề đang nói.
Ví dụ:
I advised him not to smoke.
(Tôi khuyên anh ấy không nên hút thuốc).
The teacher advised me that I should study hard.
(Giáo viên khuyên tôi rằng tôi nên học tập chăm chỉ hơn.)
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Step Up về cấu trúc Allow cũng như phân biệt chúng với Let, Permit và Advise. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cho mình. Chúc các bạn học tốt!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Theo quy tắc tiếng Anh, khi chia động từ ở thì hiện tại đơn với chủ ngữ ở dạng số ít (he,she,it), ta thêm “s” hoặc “es” vào cuối câu. Tuy nhiên với động từ nào thì thêm “s”, động từ nào thêm “es”, hẳn các bạn đã từng gặp khó khăn về vấn đề này đúng không? Trong bài viết này, Step Up sẽ tổng hợp toàn bộ cho bạn kiến thức về động từ thêm s và es cùng cách phát âm của chúng. Xem ngay dưới đây nhé!
1. Cách chia động từ thêm s và es trong tiếng Anh
Với mỗi dạng động từ khác nhau chúng ta sẽ có những cách chia khác nhau. Dưới đây là những cách chia động từ thêm e và es trong tiếng Anh bạn không nên bỏ qua nhé.
Thông thường, đa số những động từ trong tiếng Anh khi đi với chủ ngữ (danh từ hay đại từ) ở ngôi thứ 3 số ít trong thì hiện tại đơn sẽ được thêm “s”.
Ví dụ:
Write => writes
Learn => learns
Type => types
Live => lives
Buy => buys
Tuy nhiên, vẫn sẽ có các trường đặc biệt của động từ thêm s sau mà chúng ta cần lưu ý.
Động từ kết thúc bằng -o, -s, -z, -ch, -x, -sh, -ss thêm đuôi “es” .
Ví dụ:
Go => goes
Pass => passes
Watch => watches
Wash =>: washes
Miss => misses
Khi động từ kết thúc bằng một phụ âm + -y, ta chuyển -y thành -i và thêm đuôi “es”.
Ví dụ:
Cry =>cries
Study => studies
Fly => flies
Copy => copies
Apply => applies
Khác với trường hợp phía trên, khi động từ kết thúc bằng một nguyên âm + -y, ta thêm -s như bình thường, không chuyển -y thành -i .
Ví dụ:
Play => plays
Pray => prays
Pay => pays
Buy => buys
Spray => sprays
Động từ thêm s là động từ bất quy tắc: have => has
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong tiếng Anh, có 3 cách phát âm động từ thêm s và es:
Phát âm là /z/.
Phát âm là /s/.
Phát âm là /iz/.
Hãy cùng nhau tìm hiểu xem khi nào thì chúng ta phát là /z/, khi nào chúng ta phát âm là /s/ hoặc /iz/ nhé:
Phát âm là /s/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là /p/, /t/, /k/, /f/
Ví dụ:
Works – /wɜrks/
Stops – /stɒps/
Laughs – /lɑːfs/
Sports – /spɒts/
Wants – /wɒnts/
Phát âm là /ɪz/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /dʒ/. – Thường có chữ cái tận cùng là sh, s, ce, ss, z, ch, ge, x…
Ví dụ:
Watches – /wɑːtʃiz/
Washes – /wɑːʃiz/
Changes – /ˈtʃeɪndʒɪz/
Misses – /mɪsiz/
Rises – /raɪz/
Phát âm là /z/ khi âm tận cùng của động từ là các nguyên âm và phụ âm hữu thanh còn lại.
Ví dụ:
Plays – /pleɪz/
Cleans – /kliːn/
Hugs – /hʌgz/
Buys – /baɪz/
Goes – /ɡəʊz/
3. Bài tập về động từ thêm s và es trong tiếng Anh
Như vậy chúng ta đã cùng nhau học cách chia động từ thêm s cũng như cách phát âm của chúng. Dưới đây là một số bài tập áp dụng để củng cố kiến thức đã học. Cùng làm nhé:
Bài tập: Chia động từ sau bằng cách chọn đáp án đúng:
Go (đi) – goes/gos/ go
Finish (kết thúc) – finishs/finishes/finish
Fly (bay ) – flies/ flys/ flyes
Study (học ) -studys/ studies/studyes
Cry (khóc) – crys/cries/cryes
Try (cố gắng) – tries/ tryes/trys
Write (viết) – writs/ writes/ writies
Come (tới) – coms/ comies/ comes
Ride (lái xe) – rides/ ridies/rids
Like (thích) – likies/ likes/ liks
Đáp án:
Goes
Finishes
Flies
Studies
Cries
Tries
Writes
Comes
Rides
Likes
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là tất tần tật về động từ thêm s trong tiếng Anh. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn trong việc thêm s hay es. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều kiến thức ngữ pháp trong Hack Não Ngữ Pháp – cuốn sách tổng hợp kiến thức ngữ pháp cơ bản cho người bắt đầu hoặc mất gốc tiếng Anh.
Để giúp cho việc học tập được sắp xếp một cách hợp lý và tránh xảy ra tình trạng bị quên môn học này, môn học kia thì việc tạo và sử dụng thời khóa biểu là cần thiết. Và các bạn học sinh chắc không còn xa lạ với thời khóa biểu nữa. Trong bài viết hôm nay, Step Up sẽ chia sẻ với bạn những mẫu thời khóa biểu tiếng Anh giúp bạn quản lý thời gian học tập hiệu quả nhé.
1. Sơ lược về thời khóa biểu tiếng Anh
Cái tên “thời khóa biểu” thì đã quá thân thuộc với chúng ta rồi phải không? Vậy thời khóa biểu tiếng Anh thì sao? Hãy cùng tìm hiểu sơ lược về khái niệm thời khóa biểu tiếng Anh nhé.
1.1. Định nghĩa
“Thời khóa biểu tiếng Anh” có nghĩa là “timetable”, Là một danh từ trong tiếng Anh. Trong một số trường hợp, chúng ta có sử dụng từ “schedule” cũng có nghĩa là thời khóa biểu.
Một số ví dụ với thời khóa biểu tiếng Anh?
I suggest changing the timetable more appropriately.
(Tôi đề nghị thay đổi thời gian biểu phù hợp hơn.)
My schedule for this week is full.
(Thời khóa biểu tuần này của tôi dày đặc.)
1.2. Lợi ích của thời khóa biểu bằng tiếng Anh
Việc lập thời khóa biểu tiếng Anh đem lại cho chúng ta những lợi ích như sau:
Ghi nhớ lịch trình, lịch học một cách chính xác;
Giúp chúng ta có cảm giác an toàn và thoải mái khi tuân thủ lịch trình: Khi sử dụng thời khóa biểu tiếng Anh, bạn không phải cảm thấy lo sợ, ví dụ như “Liệu mình có nhớ sai hay không? Hôm nay có phải học môn Toán không nhỉ?”;
Duy trì lịch trình là yếu tố giúp bản thân phát triển;
Tạo tính độc lập sớm: Đối với các bạn học sinh nhỏ tuổi, thói học tập đều đặn và khoa học là một vô cùng tốt. Sau dần các bạn sẽ có thể tự giác học tập đều đặn mà không cần sự giám sát từ bố mẹ;
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Thời khóa biểu tiếng Anh nhiều lợi ích như vậy, tuy nhiên chúng ta phải sắp xếp hợp lý theo cấu trúc thì chúng mới huy được tối ưu tác dụng
2.1. Cấu trúc của thời khóa biểu tiếng Anh
Thời khóa biểu tiếng Anh thông thường sẽ gồm 3 phần chính:
Thời gian trong ngày: tùy theo từng cấp học sinh và mục đích mà thời gian được chia khác nhau. Tuy nhiên, thời gian thông thường được chia như sau: theo buổi sáng – chiều – tối, theo giờ (ví dụ như: từ 8-10 giờ, 10-12 giờ).
Các thứ trong tuần: Thời khóa biểu của học sinh, sinh viên thường kéo dài từ thứ 2 cho đến chủ nhật.
Các môn học: Đây là yếu tố cần phải có của một thời khóa biểu. Các môn học sẽ được xếp theo các ngày một cách hợp lý, phù hợp với chương trình học.
2.2. Cách viết thời khóa biểu bằng tiếng Anh
Có 3 cách để viết thời khóa biểu tiếng Anh thông dụng:
Cách 1: Viết tay
Đây là cách thông dụng, phổ biến nhất, đặc biệt là đối với các bạn học sinh cấp 1 và cấp hai. Bạn chỉ cần một tờ giấy trắng, cây bút và thước kẻ là có thể dễ dàng viết một thời khóa biểu tiếng Anh hoàn chỉnh.
Tuy nhiên do cách này là viết bằng tay nên không phải ai cũng có thể viết được thời khóa biểu hình thức đẹp.
Cách 2: Tạo bằng Excel
Cách này thường dùng cho các bạn sinh viên do các bạn sinh viên thường có máy tính riêng. Các bước để tạo thời khóa biểu bằng Excel:
Bước 1: Tạo hàng thứ
Ở hàng ngang, bạn hãy tạo các ô từ thứ Hai đến chủ nhật. Để nhanh chóng hơn, bạn có thể tạo thứ Hai, sau đó kích chuột vào ô góc dưới bên phải của thứ Hai và kéo, Excel tự sinh ra các thứ tiếp theo.
Bước 2: Tạo cột thời gian
Tùy theo thời gian học tập của bạn để làm phần này nhé và nên để chúng theo hàng dọc để khoa học hơn.
Bước 3: Thêm môn học vào ô
Đến bước này bạn chỉ cần gõ tên các môn học theo đúng lịch trình vào bảng thôi.
Một số tips để thời khóa biểu khoa trên excel khoa học, dễ nhìn hơn:
Đổ viền bảng: Bôi đen toàn bộ thời khóa biểu => Chọn biểu tượng “Bottom border” trên thanh công cụ => Chọn/tùy biến định dạng viền bạn muốn
Đổ màu những ô cùng môn học: Bôi đen toàn bộ thời khóa biểu => Chọn Conditional Formatting => Highlight Cells Rules => Nhập tên môn học ở ô thứ 1 => Chọn mã màu cho mon học ở ô thứ 2.
Cách 3: Sử dụng mẫu có sẵn
Hiện nay, trên công cụ tìm kiếm Google có rất nhiều mẫu thời khóa biểu có sẵn. Chúng được thiết kế rất khoa học và bắt mắt. Bạn chỉ cần chọn mẫu và in ra, sau đó viết các môn học vào thôi. Nhanh chóng mà đẹp đúng không!
Tuy nhiên với cách này thì sẽ mất một ít chi phí nhưng cũng không quá nhiều đâu nhé, chỉ từ 1-5 nghìn đồng tùy chất liệu giấy in thôi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop, Adobe Illustrator… Với các phần mềm bạ sẽ tạo được nhiều mẫu thời khóa biểu với hình ảnh sinh động, dễ thương tùy ý thích nhưng đòi hỏi bạn phải biết cách sử dụng chúng và có máy tính cá nhân.
3. Mẫu thời khóa biểu bằng tiếng Anh cho học sinh, sinh viên
Dưới đây là một số cách làm thời khóa biểu bằng tiếng Anh thông dụng, bắt mắt dành cho học sinh, sinh viên
3.1. Mẫu 1
Đây là mẫu thời khóa biểu tiếng Anh đơn giản nhất, bạn có thể dễ dàng viết bằng tay.
3.2. Mẫu 2
3.3. Mẫu 3
3.4. Mẫu 4
3.5. Mẫu 5
Đây là mẫu thời khóa biểu tiếng Anh cơ bản sử dụng excel. Ngoài ra bạn có thể tỳ chỉnh màu sắc sao cho phù hợp với sở thích.
4. Lưu ý khi viết thời khóa biểu bằng tiếng Anh
Một số lưu ý khi sử dụng thời khóa biểu tiếng Anh:
Viết đúng chính tả các từ tiếng Anh;
Viết đúng thông tin về môn học và thời gian;
Xem kĩ và chính xác tránh tình trạng bị nhìn nhầm các cột, hàng với nhau;
Có thể tô màu làm nổi bật những thông tin môn học quan trọng.
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Như vậy, Step Up đã chia sẻ với bạn cách viết cũng như một số mẫu thời khóa biểu tiếng Anh để bạn tham khảo. Hãy bắt tay vào tạo một thời khóa biểu khoa học và bắt mắt cho mình nhé. Chúc các bạn học tập tốt!
Là một đất nước nhiệt đới, Việt Nam có hệ sinh thái rau củ quả đa dạng phong phú với nhiều loại khác nhau. Những lợi ích và giá trị dinh dưỡng từ các loại rau củ đem đến cho chúng ta là không thể phủ nhận. Bạn có biết gọi tên những loại rau củ bằng tiếng Anh không? Cùng Step Up tìm hiểu trọn bộ từ vựng tiếng Anh về rau củ ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề rau củ quả
Bạn là người yêu thích nấu ăn? Rau hành, thì là, ắp cải, khổ qua,… có quá nhiều loại nguyên liệu trong món ăn Việt Nam mà bạn không biết gọi tên chúng tiếng Anh thế nào? Việc nắm bắt được các từ vựng tiếng Anh về rau củ giúp bạn dễ dàng đi mua sắm nguyên liệu làm bếp trong các siêu thị lớn. Đặc biệt đối với nhân viên khối ẩm thực thì trao dồi kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng là việc làm cần thiết.
Từ vựng tiếng Anh về rau củ quả không khó học nếu các bạn biết cách học cũng như tìm được tài liệu, phương pháp học từ vựng phù hợp. Sau đây, Step Up sẽ gửi đến bạn bộ từ vựng tiếng Anh về rau củ chi tiết nhất, trong đó, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu tên gọi tiếng Anh của các loại rau trước nhé!
Các loại rau
Hầu hết các loại rau chúng ta thường thấy ở Việt Nam đều có tên gọi tiếng Anh, cùng tìm hiểu nhé!
Amaranth: rau dền
Asparagus: măng tây
Broccoli: súp lơ xanh
Bean – sprouts: giá đỗ
Bamboo shoot: măng
Butternut squash: bí rợ hồ lô
Bok choy: rau cải thìa
Bitter gourd: mướp đắng/ khổ qua
Basil: rau húng quế
Cauliflower: súp lơ
Cabbage: rau bắp cải
Celery: rau cần tây
Cress: rau mầm
Coriander: cây rau mùi
Chinese cabbage: rau cải thảo
Chives: rau hẹ
Dill: rau thì là
Escarole: rau diếp mạ
Centella:rau má
Fennel: rau thì là
Gourd: quả bầu
Green vegetable: rau xanh
Horse-radish: cải gia vị
Corn: bắp ngô
Chayote: quả su su
Kale: cải xoăn
Katuk: rau ngót
Lettuce: rau xà lách
Loofah: quả mướp
Mushroom: nấm
Malabar spinach: rau mồng tơi
Marrow: rau bí xanh/ bí đao
Mustard green: rau cải cay
Olive: quả ô – liu
Cucumber: quả dưa chuột
Polygonum: rau răm
Pumpkin: quả bí ngô
Pak choy: rau cải thìa
Parsnip: củ cải
Purslane: rau sam
Parsley: rau mùi tây/ rau ngò tây
Squashes: quả bí
Sargasso: rau mơ
Sweet potato bud: rau lang
Seaweed: rong biển
Spinach: rau chân vịt/ rau bi –a
Swiss chard: cải cầu vồng
Tomato: quả cà chua
Turnip: củ cải
Watercress: rau cải xoong
Water morning glory: rau muống
Radish: cải củ
Radicchio: cải bắp tím
Zucchini: bí ngòi
Các loại củ quả
Beet: củ cải đường
Aubergine: cà tím
Carrot: củ cà rốt
Eggplant: cà tím
Kohlrabi: củ su hào
Leek: tỏi tây
Potato: khoai tây
Sweet potato: khoai lang
Yam: khoai
Taro: khoai sọ
Các loại nấm
Mushroom: nấm
Abalone mushrooms: nấm bào ngư
Black fungus:nấm mộc nhĩ đen
Enokitake:nấm kim châm
Fatty mushrooms:nấm mỡ
Ganoderma:nấm linh chi
King oyster mushroom:nấm đùi gà
Melaleuca mushroom:nấm tràm
Seafood Mushrooms:nấm hải sản
Straw mushrooms:nấm rơm
White fungus:nấm tuyết
Các loại trái cây
Apple: quả táo
Apricot: quả mơ
Avocado: quả bơ
Banana: quả chuối
Blackberry: quả mâm xôi
Blackcurrant:quả lý chua
Blueberry: quả việt quất
Boysenberry: quả mâm xôi lai
Cherry: quả anh đào
Coconut: quả dừa
Fig: quả sung
Grape: quả nho
Grapefruit:quả bưởi
Kiwifruit: quả kiwi
Lemon:quả chanh vàng
Lime: quả chanh xanh
Lychee: quả vải
Mandarin: quả sầu riêng
Mango: quả xoài
Melon: quả dưa hấu
Nectarine: quả đào mận
Orange: quả cam
Papaya: quả đu đủ
Passion fruit: quả chanh dây
Peach: quả đào
Pear: quả lê
Pineapple:quả dứa
Plum: quả mận
Pomegranate: quả lựu
Quince: quả mộc qua
Raspberry: quả phúc bồn tử
Strawberry: quả dâu
Watermelon:quả dưa hấu
Các loại đậu hạt
Cùng với các loại rau xanh, củ quả thì các loại hạt, đậu cũng là một nguồn dinh dưỡng lành mạnh không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Các loại hạt chứa nhiều Protein giàu dinh dưỡng, góp phần ngăn chặn bệnh tim mạch, nguy cơ ung thư, tiểu đường, kiểm soát cân nặng. Việc nắm vững các từ vựng tiếng Anh về rau củ quả không những làm phong phú vốn từ vựng của bạn, mà còn giúp bạntự tin giao tiếp tiếng Anh hơn. Còn chần chừ gì mà không tham khảo kho từ vựng về các loại củ quả sau đây do Step Up sưu tầm?
Almond: hạt hạnh nhân
Brazil nut: hạt quả hạch Brazil
Cashew: hạt điều
Chestnut: hạt dẻ
Chia seed:hạt chia
Flax seed: hạt lanh
Hazelnut: hạt phỉ
Hemp seed: hạt gai dầu
Kola nut: hạt cô la
Macadamia nut: hạt mắc ca
Peanut: hạt lạc
Pecan: hạt hồ đào
Pine nut: hạt thông
Pistachio: hạt dẻ, hạt dẻ cười
Pumpkin seed: hạt bí
Walnut: hạt/quả óc chó
Black bean: đậu đen
Bean: đậu
Kidney bean: đậu đỏ
Okra: đậu bắp
String bean/ Green bean: đậu Cô-ve
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Mẫu hội thoại sử dụng từ vựng tiếng Anh về rau củ quả
Trong các hội thoại, chúng ta có thể vận dụng từ vựng tiếng Anh về rau củ quả ra sao nhỉ? Cùng xem mẫu hội thoại dưới đây nhé.
Shop-assistant: Good morning! Do you need any help?
NVBH (nhân viên bán hàng): Chào buổi sáng! Chị có cần giúp đỡ gì không?
Customer: Good morning. I would like to buy some vegetables.
Khách hàng: Chào buổi sáng. Chị muốn mua rau củ.
Shop-assistant: We have every type of vegetables. We have cucumbers, cabbages, tomatoes,…
NVBH: Chúng em có mọi loại rau củ ạ. Chúng em có dưa chuột, bắp cải, cà chua,…
Customer: Cool! Can I have 1 kg of potatoes? And 6 tomatoes too?
Khách hàng: Tuyệt! Cho chị 1 cân khoai tây được không? Và 6 quả cà chua nữa nhé?
Shop-assistant: Sure. Here you go. Do you want to get some greens too? Or perhaps some nuts?
NVBH: Vâng ạ. Của chị đây ạ. Chị có muốn mua cả rau không ạ? Hay là một chút hạt ạ?
Customer: What do you suggest?
Khách hàng: Em có gợi ý gì không?
Shop-assistant: We have lots of fresh kale, broccoli, lettuce… They are our best-sellers. As for nuts, we have delicious almonds, peanuts, beans,…
NVBH: Chúng em có nhiều cải xoăn, súp lơ, rau bắp cải tươi… Đấy là những hàng bán chạy nhất của chúng em ạ. Còn về hạt thì chúng em có nhiều hạt hạnh nhân, lạc, đậu ngon ạ.
Customer: I’ll take a bunch of kale and lettuce, please. Maybe next time I’ll try the other vegetables. Oh wait, I want to buy some oranges for my kids. 2kg please. That’ll be it.
Khách hàng: Làm ơn cho chị sẽ lấy một bó cải xoăn và rau bắp cải nhé. Có lẽ lần sau chị sẽ thử các loại rau khác. À quên, chị muốn mua cam cho con chị nữa. Làm ơn cho chị 2 cân nhé. Thế thôi nhé.
Shop-assistant. Great. Here you go. That’ll be $24,85.
NVBH: Tuyệt. Của chị đây ạ. Tổng cộng là 24,85 đô.
Customer: There you go. Thank you, good bye.
Khách hàng: Của em đây. Cảm ơn em, tạm biệt nhé.
Shop-assistant: Thank you for coming!
NVBH: Cảm ơn chị vì đã đến!
3. Cách học từ vựng tiếng Anh về các loại rau củ quả hiệu quả
Chúng ta đều biết, từ vựng là cội nguồn của giao tiếp tiếng Anh, bởi vậy việc học từ vựng là vô cùng cần thiết. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho học từ vựng? Phương pháp của bạn có đang thực sự hiệu quả không? Hôm nay Step Up sẽ giới thiệu đến bạn một phương pháp học từ vựng tiếng Anh dựa trên bối cảnh hiệu quả để ghi nhớ từ vựng tiếng Anh về rau củ quả.
Học tiếng Anh qua chuyện chêm
Hiểu đơn giản thì học tiếng Anh qua chuyện chêm là việc chúng ta chêm các từ tiếng Anh vào một đoạn văn, câu chuyện bằng tiếng Việt. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng đoán nghĩa của từ dựa vào văn cảnh.
Hãy xem ví dụ dưới đây:
“John là bạn thân nhất của tôi. Anh ấy là thợ sửa ô tô chuyên nghiệp với nhiều skills điêu luyện. Công việc này là his dream, anh ấy đã follow nó suốt 5 năm qua. Sau 3 năm làm việc tại công ty, John được cử sang country khác. Từ đó anh ấy sinh sống làm làm việc abroad. Nó khiến chúng tôi không thể gặp nhau.”
Từ vựng học được:
Skill: kỹ năng
Dream: ước mơ
Follow: theo đuổi
Country: quốc gia
Aboard: ở nước ngoài
Phương pháp học trên do người Do Thái sáng tạo ra và đã được Step Up ứng dụng rất thành công trong cuốn sách Hack Não 1500. Ngoài áp dụng phương pháp trên, sách còn có những hình ảnh và audio sinh động giúp người học nhớ được lâu hơn.
Xem thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Trên đây Step Up đã tổng hợp những từ vựng tiếng Anh về rau củ quả. Hãy tự làm cho mình một cuốn sổ ghi chú từ vựng nhỏ xinh để có thể lấy ra ôn tập bất cứ lúc nào nhé. Chúc các bạn học tập tốt!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI