Top từ vựng tiếng Anh về trường học cần nắm vững

Top từ vựng tiếng Anh về trường học cần nắm vững

Trường học là ngôi nhà thứ hai của học sinh, nơi bạn bè là anh em, thầy cô là cha mẹ và cũng chan chứa tình yêu thương, kỷ niệm y như ngôi nhà thật của chúng mình vậy. Do đó, có rất nhiều từ vựng tiếng Anh về trường học thú vị cần được bạn “bỏ túi” ngay. Step Up sẽ bật mí những từ vựng tiếng Anh về trường học ấy trong bài viết này.

1. Từ vựng tiếng Anh về trường học

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu những từ vựng tiếng Anh về trường học, bao gồm các loại trường học, các phòng ban và chức vụ trong trường học nhé. Bạn có thể tham khảo thêm các từ vựng tiếng Anh về học tập để mở rộng thêm về chủ đề học đường. 

Các loại trường học trong tiếng Anh

  • Boarding School: trường nội trú
  • College: cao đẳng 
  • Day School: trường bán trú
  • High School: trường trung học phổ thông 
  • International School: trường quốc tế
  • Kindergarten: trường mẫu giáo
  • Nursery School: trường mầm non
  • Primary School: trường tiểu học
  • Private School: trường dân lập
  • Secondary School: trường trung học cơ sở
  • State School: trường công lập
  • University: trường đại học

Chức vụ trong trường học bằng tiếng Anh

  • Pupil: học sinh
  • Student: sinh viên
  • Teacher: giáo viên
  • Lecturer: giảng viên
  • President/Headmaster/Principal: hiệu trưởng
  • Vice – Principal: phó hiệu trưởng
  • Professor: giáo sư
  • PhD Student (Doctor of Philosophy Student): nghiên cứu sinh 
  • Masters Student: học viên cao học
  • Monitor: lớp trưởng
  • Vice Monitor: lớp phó
  • Secretary: bí thư

Xem thêm: 60+ từ vựng tiếng Anh về môn học thông dụng

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Từ vựng tiếng Anh về trường học – Các phòng ban 

Mỗi trường học thường có một bản đồ khuôn viên để hướng dẫn việc di chuyển quanh trường. Trường của bạn có bao nhiêu phòng ban được liệt kê trong danh sách dưới đây nhỉ? Hãy ghi nhớ ngay những từ vựng tiếng Anh về trường học chỉ các phòng ban dưới đây để có thể làm “hướng dẫn viên” khi có khách tham quan từ nước ngoài bạn nhé.

  • Academy department: phòng học vụ
  • Cafeteria: căng tin
  • Clerical department: phòng văn thư
  • Hall: hội trường
  • Laboratory: phòng thí nghiệm
  • Medical room: phòng y tế
  • Parking space: khu vực gửi xe
  • Principal’s office: phòng hiệu trưởng
  • Security section: phòng bảo vệ
  • Sport stock: kho chứa dụng cụ thể chất
  • Supervisor room: phòng giám thị
  • Teacher room: phòng chờ giáo viên
  • The youth union room: phòng đoàn trường
  • Traditional room: phòng truyền thống 
  • Vice – Principal’s office: phòng phó hiệu trưởng

Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh về thư viện đầy đủ nhất

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

3. Hội thoại dùng từ vựng tiếng Anh về trường học

Các đoạn hội thoại sử dụng từ vựng tiếng Anh về trường học là tư liệu tuyệt vời để bạn có thể biết được các mẫu câu và học từ vựng trong ngữ cảnh cụ thể. Bạn có thể luyện đọc thành tiếng những mẫu câu hội thoại dưới đây để rèn luyện kỹ năng nói và học thuộc từ vựng cực kỳ nhanh.

 

  1. Can you tell me when do Vietnamese students usually start school?

(Bạn có thể cho tôi biết học sinh Việt Nam thường bắt đầu đi học lúc nào không?)

I think most of them start school at the age of six or seven.

(Tôi nghĩ phần lớn học sinh bắt đầu đi học lúc 6 hoặc 7 tuổi.)

 

  1. How much time in a day do primary school students often spend studying?

(Học sinh tiểu học thường học bao nhiêu tiếng một ngày nhỉ?)

Primary students usually spend about 8 hours in school alone every day.

(Chỉ riêng việc học ở trường đã là 8 tiếng một ngày rồi.)

 

  1. Do students often have to go to school on Saturday or Sunday?

(Học sinh có hay phải đến trường vào cuối tuần không?)

No, Vietnamese students only have to go to school on weekdays.

(Không, học sinh Việt Nam chỉ đến trường vào những ngày trong tuần thôi.)

 

  1. Teacher: The test will now be started. Please close your materials and wait for the test paperst be handed out.

(Bây giờ bài kiểm tra sẽ được bắt đầu. Các em hãy cất các tài liệu liên quan và chờ phát đề.)

Student: Teacher, what is the alloted time?

(Thưa cô, thời gian làm bài là bao nhiêu thế ạ?)

Teacher: About an hour. However, anyone finishing the test early is allowed to leave after three fourth of the test time has passed.

(Các em sẽ làm bài trong khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên, bạn nào làm xong sớm sẽ được ra ngoài sớm hơn, nếu thời gian làm bài đã quá 3/4)

Student: We get it, thank you teacher.

(Chúng em đã rõ, cảm ơn cô ạ.)

Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường. 

Trên đây là danh sách các từ vựng tiếng Anh về trường học chọn lọc và cập nhật nhất. Bạn có thể rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng nghe tiếng Anh với các từ vựng này. Hãy chăm chỉ học tập và rèn luyện để có thể nhanh chóng giỏi tiếng Anh bạn nhé.

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Từ vựng tiếng Anh về học tập phổ biến nhất

Từ vựng tiếng Anh về học tập phổ biến nhất

Chủ đề học tập không chỉ là chủ đề hay gặp trong những bài nghe, bài nói mà còn được bàn luận thường xuyên trong cả ngữ cảnh thường ngày và trang trọng. Đặc biệt, sự tuyên truyền về Học tập trọn đời (lifelong learning) của UNESCO khiến cho chủ đề này luôn được quan tâm, chú ý. Hãy cùng Step Up trang bị ngay những từ vựng tiếng Anh về học tập để tự tin mỗi khi giao tiếp hoặc làm bài kiểm tra bạn nhé.

1. Từ vựng tiếng Anh về học tập

Dưới đây là danh sách các từ vựng tiếng Anh về học tập bao gồm các môn học, các chuyên ngành, bằng cấp và học hàm, học vị. Các bạn hãy ghi chép lại những từ vựng mình cảm thấy thú vị vào sổ tay từ vựng của mình nhé. 

Từ vựng tiếng Anh về các môn học

Bạn đã thử viết một chiếc thời khóa biểu hoàn toàn bằng tiếng Anh bao giờ chưa? Nếu chưa, hay tham khảo ngay bộ từ vựng tiếng Anh về học tập, phần tên các môn học ngay dưới đây và thử làm nhé. 

  • Algebra: Đại số
  • Art: Mỹ thuật
  • Assembly: Chào cờ/Buổi tập trung
  • Biology: Sinh học
  • Chemistry: Hóa học
  • Civic Education: Giáo dục công dân
  • Class Meeting: Sinh hoạt lớp
  • Craft: Thủ công
  • Engineering: Kỹ thuật
  • English: môn Tiếng Anh
  • Geography: Địa lý
  • Geometry: Hình học
  • History: Lịch sử
  • Informatics: Tin học
  • Information Technology: Công nghệ thông tin
  • Literature: Ngữ Văn
  • Maths/Mathematics: Toán
  • Music: Âm nhạc
  • National Defense Education: Giáo dục quốc phòng
  • Physical Education: môn Thể dục
  • Physics: Vật lý
  • Science: bộ môn Khoa học

Từ vựng tiếng Anh về các chuyên ngành đại học cao đẳng

Ở các cấp học sau trung học phổ thông (higher education), có rất nhiều chuyên ngành để học viên có thể lựa chọn. Dưới đây là 41 từ vựng về chuyên ngành Step Up đã chuẩn bị cho bạn.

  • Accounting: Kế toán
  • Environmental economics: Kinh tế môi trường
  • Commercial Law: Luật thương mại
  • Textile and Garment Engineering: Kỹ thuật dệt may
  • Marketing: ngành Marketing
  • Trade Marketing: Marketing thương mại
  • Trading Economics: Kinh tế thương mại
  • Business Administration: Quản trị kinh doanh
  • Hotel Management: Quản trị khách sạn
  • Transportation Engineering: Kỹ thuật cơ khí động lực
  • Control Engineering and Automation: Điều khiển và Tự động hóa
  • Brand Management: Quản trị thương hiệu
  • Development economics: Kinh tế phát triển
  • Food Technology: Công nghệ thực phẩm
  • Auditing: Kiểm toán
  • Electronic Engineering: Kỹ thuật điện tử
  • Engineering Physics: Vật lý kỹ thuật
  • Business English: Tiếng Anh thương mại
  • Mechanical Engineering: Kỹ thuật cơ khí
  • Nuclear Engineering: Kỹ thuật hạt nhân
  • Materials Science: Khoa học vật liệu
  • Electrical Engineering: Kỹ thuật điện
  • International Trade: Thương mại quốc tế
  • Public Economics: Kinh tế công cộng
  • Finance and Banking: Tài chính ngân hàng
  • Journalism: chuyên ngành Báo chí
  • Economics: Kinh tế học
  • Mechanics: Cơ học
  • International Relations: Quan hệ quốc tế
  • Tourism Services & Tour Management: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Resource and Environment Management: Quản lý tài nguyên và môi trường
  • Thermodynamics and Refrigeration: Kỹ thuật nhiệt
  • Telecommunication: Kỹ thuật viễn thông
  • Logistics: ngành Logistics cung ứng chuỗi dịch vụ
  • Information Technology: Công nghệ thông tin
  • Environment Engineering: Kỹ thuật môi trường
  • Chemical Engineering: Kỹ thuật hóa học
  • Human Resource Management: Quản trị nhân lực
  • Biomedical Engineering: Kỹ thuật y sinh
  • Linguistics: Ngôn ngữ học
  • E-Commerce Administration (Electronic Commerce): Quản trị thương mại điện tử

Từ vựng tiếng Anh về bằng cấp 

Khi đề cập đến một người trong một ngữ cảnh trang trọng, bạn có thể để ý thấy những chữ cái như M.A., B.A. … trước hoặc sau tên người đó. Đó thường là chữ viết tắt của bằng cấp cao nhất họ đạt được. Hãy học ngay những từ vựng tiếng Anh về học tập phần bằng cấp để những chữ cái viết tắt này không còn là nỗi lo của bạn.

  • Bachelor: bằng cử nhân
  • Post Doctor: bằng tiến sĩ
  • The Master of Economics (M.Econ): Thạc sĩ kinh tế học
  • The Master of Art (M.A): Thạc sĩ khoa học xã hội
  • The Bachelor of Science (Bc., B.S., BS, B.Sc. hoặc BSc): Cử nhân khoa học tự nhiên
  • The Master of Science (M.S., M.S hoặc MSc): Thạc sĩ khoa học tự nhiên
  • Doctor of Philosophy (Ph.D): Tiến sĩ (các ngành nói chung)
  • The Bachelor of Business Administration (BBA): Cử nhân quản trị kinh doanh
  • Doctor of Business Administration (DBA hoặc D.B.A): Tiến sĩ quản trị kinh doanh
  • The Bachelor of Laws (LLB, LL.B): Cử nhân luật
  • The Master of Accountancy (MAcc, Macy, hoặc MAc): Thạc sĩ kế toán
  • The Bachelor of Accountancy (B.Acy, B.Acc hoặc B. Accty): Cử nhân kế toán
  • The Master of Business Administration (MBA): Thạc sĩ quản trị kinh doanh
  • Master: bằng thạc sĩ
  • The Bachelor of Art (B.A., BA, A.B. hoặc AB): Cử nhân khoa học xã hội

Từ vựng tiếng Anh về học hàm, học vị

Học hàm hay học vị của một người nói lên trình độ học vấn của người đó. Cùng Step Up khám phá xem có những học vị, học hàm nào trong bộ từ vựng tiếng Anh về học tập nhé.

  • Degree: Học vị
  • Master: thạc sĩ
  • Bachelor: cử nhân, người tốt nghiệp Đại học
  • Professor: giáo sư
  • Associate Professor: phó giáo sư
  • Doctor: tiến sĩ
  • Doctor of Science: tiến sĩ Khoa hoc
  • Academic Rank/Academic title: Học hàm
  • Baccalaureate: tú tài, tốt nghiệp Trung học Phổ thông 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Các cụm từ vựng tiếng Anh về học tập

Ngoài các từ vựng Step Up vừa giới thiệu ở trên, có rất nhiều những cụm từ vựng tiếng Anh về học tập đắt giá để bạn ăn điểm hay gây ấn tượng sử dụng tiếng Anh. 18 cụm từ vựng về học tập dưới đây cực kỳ xứng đáng có một chỗ trong sổ tay từ vựng của bạn, hãy cùng tham khảo nhé.

  • Take an exam/Sit an exam: Thi, kiểm tra
  • A competitive environment: môi trường cạnh tranh
  • Cram: luyện thi (theo cách học nhồi nhét)
  • Get/Be awarded a scholarship: được nhận học bổng
  • Get a bad/low mark: nhận điểm kém
  • Get a good/high mark: đạt điểm cao
  • Hand in your work: nộp bài tập
  • Have private tuition/private coaching: học thêm
  • Home-schooling: tự học ở nhà
  • Language barrier: rào cản ngôn ngữ
  • Learn by heart/memorise: học thuộc
  • Meet admissions criteria: đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào
  • Pass with flying colours: vượt qua kỳ thi với điểm số rất cao
  • Pass/Fail an exam: Đỗ/Trượt kì thi
  • Revise: ôn tập
  • Scrape a pass: vừa đủ điểm qua
  • Swot: cày, chăm chỉ, miệt mài (đọc sách)
  • Take a class/course: tham gia một lớp học/khóa học

Xem thêm:

 

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

3. Những danh ngôn, ngạn ngữ hay dùng từ vựng tiếng Anh về học tập

Nếu bạn đang cần một động lực cho học tập hoặc một câu nói khích lệ tinh thần đương đầu với những bài kiểm tra, thi cử đầy áp lực, Step Up đã tổng hợp những câu nói hay về học tập cho bạn. Đây là những câu trích dẫn hay về học tập, sử dụng top từ vựng tiếng Anh về học tập từ các danh nhân hoặc từ cách cuốn sách nổi tiếng. 

  1. “No problem can withstand the assault of sustained thinking.” — Voltaire

(Tư duy bền vững đánh bại mọi vấn đề.)

  1. “I realized that becoming a master of karate was not about learning 4,000 moves but about doing just a handful of moves 4,000 times.” — Chet Holmes

(Tôi nhận ra rằng trở thành một cao thủ karate không phải là học 4.000 động tác mà chỉ là thực hiện một số động tác 4.000 lần.)

  1. “Action comes about if and only if we find a discrepancy between what we are experiencing and what we want to experience.” — Philip J. Runkel

(Hành động xảy ra khi và chỉ khi chúng ta tìm thấy sự khác biệt giữa những gì chúng ta đang trải nghiệm và những gì chúng ta muốn trải nghiệm.)

  1. “The object of opening the mind, as of opening the mouth, is to close it again on something solid.” — G. K. Chesterton

(Mục tiêu của việc mở rộng tâm trí, cũng như mở miệng, là đóng nó lại với một thứ gì đó quan trọng.)

  1. “The great aim of education is not knowledge but action.” — Herbert Spencer

(Mục tiêu tối thượng của giáo dục không phải là kiến thức mà là sự thực hành.)

  1. “Education without application is just entertainment.” — Tim Sanders

(Học không đi đôi với hành chỉ là giải trí đơn thuần.)

  1. “Study without desire spoils the memory, and it retains nothing that it takes in.” — Leonardo da Vinci

(Học mà không có hứng thú làm hỏng trí nhớ, và nó không giữ lại được gì cần thiết.)

  1. “Smooth seas do not make skillful sailors.” — African Proverb

(Biển êm không làm nên những thủy thủ khéo léo.)

  1. “Recipes tell you nothing. Learning techniques is the key.” — Tom Colicchio

(Những công thức nấu ăn không nói lên gì cả. Bí quyết nằm ở việc học những kỹ thuật nấu nướng.)

  1. “If you think education is expensive, try estimating the cost of ignorance.” — Howard Gardner

(Nếu bạn nghĩ rằng giáo dục là tốn kém, hãy thử ước tính cái giá của sự thiếu hiểu biết.)

Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường. 

Trên đây là tổng hợp những từ vựng tiếng Anh về học tập ý nghĩa nhất. Hy vọng bạn đã tích lũy thêm thật nhiều từ vựng tiếng Anh sau bài viết này. Step Up chúc các bạn sớm thông thạo tiếng Anh.

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI











Cấu trúc in case và cách dùng chi tiết nhất

Cấu trúc in case và cách dùng chi tiết nhất

“Do not become a disciple of one who praises himself, in case you learn pride instead of humility.”

(Không nên trở thành học trò của một người tự cao, phòng khi bạn học sự kiêu ngạo thay vì tính khiêm tốn.)

– Mark The Evangelist

Cấu trúc in case là một cấu trúc cực kỳ thú vị trong tiếng Anh. Thế nhưng, cấu trúc này rất hay bị nhầm lẫn với các cấu trúc ngữ pháp tương tự. Hôm nay, hãy cùng Step Up khám phá cấu trúc in case qua các ví dụ cụ thể cùng bài tập thực hành có đáp án nhé.

1. Cấu trúc in case và cách sử dụng

Cấu trúc in case mang nghĩa là “đề phòng, trong thường hợp, phòng khi”. “In case” được dùng để nói về những việc chúng ta nên làm để chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Nói cách khác, cấu trúc in case là một cấu trúc chúng ta sử dụng khi thể hiện cách chúng ta sẽ đề phòng khả năng xảy ra điều gì đó.

Công thức chung:

In case + S + V, S +V

Ví dụ:

  • In case Susie comes and looks for me, tell her I’ll be right back.

(Nếu như Susie đến và tìm tôi, nói với cô ấy tôi sẽ quay lại ngay.)

  • In case you see a tall man in black around this area, please report to the police.

(Trong trường hợp bạn nhìn thấy một người đàn ông mặc đồ đen trong khu vực này, hãy báo ngay cho cảnh sát.) 

Lưu ý khi sử dụng “in case”:

  • “In case” là một liên từ được sử dụng để nối hai mệnh đề. (một vế thể hiện một hành động, vế kia thể hiện lý do)
  • “In case” được dùng trước mệnh đề chỉ lý do/nguyên nhân.
  • “In case” được sử dụng để chỉ lý do hoặc nguyên nhân của hành động được đề cập trước đó.
  • Chúng ta thường sử dụng thì hiện tại đơn cho mệnh đề bắt đầu bằng “in case”, thay vì thì tương lai đơn với “will”.
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Phân biệt cấu trúc in case với các cấu trúc khác

Cấu trúc in case thường dễ bị nhầm lẫn với cấu trúc in case of cấu trúc if. Step Up sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt các cấu trúc này một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất.

Phân biệt cấu trúc in case và in case of

Công thức của cấu trúc in case of là:

In case of + N, S + V

Cấu trúc này không đứng trước một mệnh đề như “in case”, mà đứng trước danh từ hoặc cụm danh động từ. Nghĩa của hai cấu trúc này tương tự như nhau, nhưng “in case” là một liên từ hoặc trạng từ. “In case of” là một giới từ.

Ví dụ:

  • In case of meeting my brother, you can ask him for advice.

(Trong trường hợp bạn gặp anh tôi, bạn có thể hỏi anh ấy một vài lời khuyên.)

  • In case you meet my brother, you can ask him for advice.

(Trong trường hợp bạn gặp anh tôi, bạn có thể hỏi anh ấy một vài lời khuyên.)

Phân biệt cấu trúc in case và if

Cấu trúc if là cấu trúc câu điều kiện, mang nghĩa một điều gì đó có thể xảy ra với một điều kiện nhất định. Nếu không, nó sẽ không thể xảy ra và ngược lại. Còn cấu trúc in case thường chỉ hành động đề phòng một tình huống có thể xảy ra trong tương lai, cho dù tình huống ấy có xảy ra hay không.

Ví dụ:

  • In case there is an emergency checkup, you should be prepared.

(Bạn nên chuẩn bị đề phòng một buổi kiểm tra đột xuất.)

  • If there is an emergency checkup, you should be prepared.

(Bạn nên chuẩn bị nếu có một buổi kiểm tra đột xuất.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

3. Bài tập cấu trúc in case

Bài 1: Điền If hoặc In case vào chỗ trống

  1. _________  your boss shouts at you – shout back at him!!
  2. _________ you get a headache, take an aspirin and get some rest.
  3. _________ you run out of money while travelling, bring a credit card.
  4. Ask for Adam Levine’s autograph _________ you see him backstage after the concert.
  5. I asked Susie for her e-mail address _________ I needed to contact her.
  6. I took 5 books with me when I went travelling _________ I got bored, but I never read a page!
  7. I turned off my iPhone during the concert _________ it rang. It would’ve been so embarrassing.
  8. Take the back door key _________ we are not up when you come back.
  9. You can ask your mother to take you to university _________ you oversleep tomorrow.
  10. You should bring your umbrella or raincoat _________ it rains.

 

Đáp án:

  1. If
  2. If
  3. In case
  4. if
  5. in case
  6. in case
  7. in case
  8. in case
  9. if
  10. in case

Bài 2: Viết lại các câu sau, sử dụng cấu trúc in case

  1. In case of a heat stroke, contact the nearest doctor after failing to cool down the patient.
  2. You shouldn’t smoke here, in case of fire.
  3. In case of not having enough time to read, you can ask the librarian for more information.
  4. Susie brought along a piece of paper, in case of needing to note down anything.
  5. You can take the day off in case of fatigue.

 

Đáp án:

  1. In case you have a heat stroke, contact the nearest doctor after failing to cool down the patient.
  2. You shouldn’t smoke here, in case it starts a fire.
  3. In case you don’t have enough time to read, you can ask the librarian for more information.
  4. Susie brought along a piece of paper, in case she needed to note down anything.
  5. You can take the day off in case you are fatigued.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây là tổng hợp đầy đủ ngữ pháp cấu trúc in case. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã tích lũy thêm kiến thức về cấu trúc này và hiểu điểm khác nhau giữa cấu trúc in case và cấu trúc in case of, cấu trúc if. Bạn hãy đón đọc những bài viết mới của Step Up để tìm hiểu thêm nhiều chủ đề ngữ pháp thú vị nhé.

 

Xem thêm: Luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu từ A đến Z

 

Tổng hợp ngữ pháp cụm phân từ trong tiếng Anh

Tổng hợp ngữ pháp cụm phân từ trong tiếng Anh

Có thể bạn đã nghe qua hoặc nắm chắc về phần các cụm tính từ, danh từ hoặc động từ. Thế còn cụm phân từ thì sao? Bạn có biết cụm phân từ trong tiếng Anh là gì và được sử dụng như thế nào không? Step Up sẽ giải đáp câu hỏi này bằng những kiến thức tổng hợp về cụm phân từ trong tiếng Anh ngay dưới đây.

1. Cụm phân từ trong tiếng Anh

Cụm phân từ trong tiếng Anh (participial phrase) được định nghĩa là một nhóm từ bao gồm một phân từ và bổ ngữ hoặc danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ có chức năng như tân ngữ trực tiếp, tân ngữ gián tiếp hoặc bổ sung cho hành động hoặc trạng thái được biểu thị trong phân từ. 

Ví dụ:

  • Running into his long-lost brother, Marshall was overjoyed.

(Chạy đến bên người anh thất lạc bấy lâu của mình, Marshall đã vui mừng khôn tả.)

  • Susie watched her mother making breakfast patiently.

(Susie kiên nhẫn nhìn mẹ cô ấy làm bữa sáng)

  • Having been looking for their books for too long, they gave up.

(Họ đã tìm những quyển sách của họ quá lâu, họ đã bỏ cuộc.) 

Bạn có thể thấy rằng, trong các ví dụ trên, mệnh đề chứa cụm phân từ đều có cùng chủ ngữ với mệnh đề chính. Khi rút gọn mệnh đề sử dụng cụm phân từ, các mệnh đề trong câu bắt buộc phải có cùng chủ ngữ với nhau.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

2. Vị trí cụm phân từ trong câu

Cụm phân từ trong tiếng Anh có ba vị trí chủ yếu: ở đầu câu, ở phía sau chủ ngữ hoặc ở cuối câu.

Cụm phân từ ở đầu câu

Ví dụ:

  • Looking around the house for the tenth time, the mother whose child was lost felt hopeless.

(Tìm kiếm quanh nhà đến 10 lần, người mẹ có đứa con bị mất tích cảm thấy vô vọng.)

  • Convinced by the young student’s determination to work at his company, the director gives a second chance.

(Sự quyết tâm của người sinh viên trẻ khao khát được làm việc ở công ty này đã thuyết phục giám đốc trao cho cậu cơ hội thứ hai.)

Cụm phân từ ở phía sau chủ ngữ

Ví dụ:

  • The princess, kissed by the prince, woke up after a hundred years of sleeping.

(Công chúa, được hôn bởi vị hoàng tử, đã tỉnh dậy sau giấc ngủ một trăm năm.)

  • A loyal worker, having devoted to the company for 10 years, now has retired.

(Một nhân viên trung thành, đã cống hiến cho công ty được 10 năm, giờ đã nghỉ hưu.)

Cụm phân từ ở cuối câu

Ví dụ:

  • I am not sure, but I think I saw Susie walking down the street with Marshall.

(Tôi cũng không chắc lắm, nhưng tôi nghĩ tôi đã thấy Susie cùng xuống phố với Marshall.)

  • Hello, I believe I caught a sight of your lost son wandering around the street.

(Xin chào, tôi nghĩ là tôi đã thấy con bạn đi lạc loanh quanh ở đường ABC.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

3. Các loại cụm phân từ phổ biến

Phân từ tiếng Anh là một động từ V-ing (phân từ hiện tại) hoặc V-ed (phân từ quá khứ) hay having VPP (phân từ hoàn thành). Do đó, có 3 cụm phân từ trong tiếng Anh tương ứng.

Cụm phân từ hoàn thành

Đơn vị ngữ pháp này bắt đầu bằng một phân từ hoàn thành dạng “having + VPP”. Bạn có thể tham khảo bảng động từ bất quy tắc để xem dạng đúng của động từ trong câu.

Công thức chung:

Having + VPP + … , S + V

Ví dụ:

  • Having done the laundry, my mother took a rest.

(Giặt phơi đồ xong, mẹ tôi nghỉ một lát.)

  • We decided to go to Ha Long bay, having considered all options carefully.

(Chúng tôi đã quyết định đi vịnh Hạ Long, sau khi cân nhắc tất cả những lựa chọn kỹ càng.)

Cụm phân từ quá khứ

Cụm phân từ này thường mang nghĩa bị động, bắt đầu bằng một phân từ quá khứ dạng V-ed. 

Công thức chung:

V-ed + …, S + V

Ví dụ:

  • Taken aback by the hero’s strength, the villain plans to flee.

(Bị choáng ngợp bởi sức mạnh của vị anh hùng, tên phản diện định trốn đi.)

  • The teacher, admired by all of her students, devoted her life to teaching.

(Người giáo viên, được tôn trọng bởi tất cả học sinh của cô, đã cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục.)

Cụm phân từ hiện tại

Cụm phân từ trong tiếng Anh này thường mang nghĩa chủ động, trái với cụm phân từ quá khứ, và bắt đầu bằng một V-ing.

Công thức chung:

V-ing + …, S + V

Ví dụ:

  • Looking into her eyes, he knew he felt in love with those mesmerizing dark brown pearls.

(Nhìn vào đôi mắt của cô, anh biết anh đã yêu đôi ngọc trai nâu đậm đầy thu hút ấy.)

  • She laughed, telling him to treat her for a meal.

(Cô ấy cười, bảo anh hãy đãi cô một bữa.)

4. Chức năng của cụm phân từ trong tiếng Anh

Cụm phân từ trong tiếng Anh có thể đóng vai trò là tính từ, bổ sung ý nghĩa cho một cụm danh từ, danh từ hoặc đại từ.

Ví dụ:

  • The project assigned by the teacher this week is a difficult one.

(Dự án được giao bởi giáo viên tuần này khá khó đấy.)

  • The groups of students playing basketball are going to compete against each other.

(Những nhóm học sinh đang chơi bóng rổ sẽ thi đấu với nhau.)

Ngoài ra, cụm phân từ còn có thể đóng vai trò thay thế cho mệnh đề trạng ngữ.

5. Bài tập cụm phân từ

Bài 1: Viết lại các câu dưới đây, sử dụng cụm phân từ trong tiếng Anh

  1. My mother told me to wait for her 10 more minutes. She was doing the household chores by herself.
  2. Susie and Marshall are being scolded by their parents. They had a fight and hurt each other.
  3. I look around, turn on the lights, sit on the couch and turn on the TV. I think nobody is at home.
  4. Their company had been doing well in recent years. It is expected to continue to flourish.
  5. Her eyes are strained. They have been exposed to screens for too long.

 

Đáp án:

  1. My mother, doing the household chores by herself, told me to wait for her 10 more minutes. 
  2. Having had a fight and hurt each other, Susie and Marshall are being scolded by their parents. 
  3. I look around, turn on the lights, sit on the couch and turn on the TV, thinking nobody is at home.
  4. Their company, having been doing well in recent years, is expected to continue to flourish.
  5. Exposed to screens for too long, her eyes are strained.

Bài 2: Thay thế phần in nghiêng trong các câu dưới đây thành cụm phân từ hiện tại

1. As our family doesn’t have enough time to travel, we often stay at home.

=> ______________________________________

2. She was well-mannered and helped her grandmother in the kitchen.

=> ______________________________________

3. Susie walked home at midnight and spotted a thief.

=> ______________________________________

4. Since he didn’t feel well he refused to go to the zoo.

=> ______________________________________

5. The man was sitting in a salon near the supermarket. He was having his hair done and his beard shaved. 

=> ______________________________________

 

Đáp án:

  1. Not having enough time to travel, we often stay at home. 
  2. She was well-mannered helping her grandmother in the kitchen. 
  3. Walking home at midnight Susie spotted a thief.
  4. Not feeling well, he refused to go to the zoo. 
  5. Sitting in a salon near the supermarket, the man was having his hair done and his beard shaved. 
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây là tất tần tật về cụm phân từ trong tiếng Anh. Ngoài việc chú trọng tích lũy kiến thức ngữ pháp, bạn nên rèn luyện các kỹ năng như nghe tiếng Anh để có thể giỏi tiếng Anh một cách toàn diện nhé. Step Up chúc bạn thành công!

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

 



Cấu trúc What about, How about và những điều bạn cần nắm vững

Cấu trúc What about, How about và những điều bạn cần nắm vững

Trong tiếng Anh, có rất nhiều các cấu trúc ngữ pháp dùng để đưa ra một lời gợi ý. Hôm nay, hãy cùng Step Up khám phá cấu trúc what about, cấu trúc how about và các cấu trúc tương tự để đưa ra lời mời, đề xuất nhé.

1. Cấu trúc What about

Cấu trúc What about là một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh được sử dụng khi yêu cầu, hỏi thông tin hoặc ý kiến về điều gì đó. 

Công thức chung:

What about + N?

Ví dụ:

  • Susie will definitely come, but what about Marshall?

(Susie chắc chắn là đến rồi, nhưng còn Marshall thì sao?)

  • What about the pandemic that everyone is talking about?

(Đại dịch mà mọi người đang xôn xao là gì thế?)

Cấu trúc What about còn được sử dụng để đưa ra gợi ý. 

Công thức chung:

What about N/V-ing?

Ví dụ:

  • What about having a party at Annie’s place this week?

(Hay là chúng mình tổ chức tiệc ở nhà Annie vào tuần này đi?)

  • I’m hungry too, what about fried chicken and hamburger?

(Mình cũng đói, hay là chúng mình ăn gà rán với ham-bơ-gơ đi?)

 
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Cấu trúc How about

Tương tự như cấu trúc What about, cấu trúc How about được sử dụng để đưa ra đề xuất, ý kiến của người nói.

Công thức chung:

How about + N/V-ing?

hoặc

How about + S + V?

Ví dụ:

  • How about throwing that banana away? It’s rotten.

(Hay cậu vứt quả chuối ấy đi đi? Nó hỏng mất rồi.)

  • How about a bedtime story, my children?

(Các con có muốn được nghe kể chuyện trước khi đi ngủ không?)

  • How about mother tell you a bedtime story?

(Các con có muốn được mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ không?)

Lưu ý rằng cấu trúc How about + mệnh đề thường dùng trong văn nói. Cấu trúc How about dùng với danh động từ được cho là đúng ngữ pháp hơn và được sử dụng phổ biến hơn.

3. Phân biệt cấu trúc What about, How about

Tuy rằng hai cấu trúc này rất giống nhau và có thể sử dụng để thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp, cấu trúc What about và cấu trúc How about có vài điểm khác biệt nhỏ.

Cấu trúc What about thường được dùng với danh từ, còn cấu trúc How about thường được dùng với động từ dạng V-ing.

Ví dụ:

  • What about dinner at 6 at my girlfriend’s house?

(Cậu muốn dùng bữa tối vào 6 giờ ở nhà bạn gái mình không?)

  • How about having dinner at 6 at my girlfriend’s house?

(Cậu muốn dùng bữa tối vào 6 giờ ở nhà bạn gái mình không?)

 

How about tập trung gợi ý một đề xuất mới, trong khi What about nhấn mạnh hơn một chút vào việc yêu cầu thông tin hoặc phản hồi.

Ví dụ:

  • How about pork with fried rice?
  • What about pork with fried rice?

Cả hai câu hỏi trên đều có ý nghĩa gợi ý, đề xuất món thịt lợn và cơm rang (pork with fried rice). Tuy nhiên, câu hỏi dùng How about nghiêng về câu mời, còn câu hỏi dùng What about nghiêng về việc hỏi ý kiến của người nghe về món này. Người nghe câu thứ nhất chỉ cần trả lời có hoặc không, còn người nghe câu thứ hai sẽ cần đưa ra ý kiến của mình về món này (ngon hoặc dở, đắt hoặc rẻ…)

Xem thêm:

4. Cấu trúc tương đồng với What about/How about

Trong tiếng Anh, để đưa ra lời mời một cách tự nhiên và lịch sự, ngoài cấu trúc What about, cấu trúc How about có rất nhiều cấu trúc thú vị khác. Hãy cùng tìm hiểu công thức và cách sử dụng của các cấu trúc ấy cùng Step Up nhé.

Cấu trúc Let’s (Let us)

Công thức chung:

Let’s + V

Ví dụ:

  • Let’s go to the beach this winter and go sight-seeing!

(Chúng mình đi biển vào mùa đông và ngắm cảnh đi!)

  • Let’s not waste time and study for the exam.

(Chúng mình không nên lãng phí thời gian nữa và cùng học để làm bài thi nào.)

 
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Cấu trúc Why don’t we

Công thức chung:

Why don’t we + V?

Ví dụ:

  • Why don’t we sing a song for mrs. Rebecca’s birthday?

(Tại sao chúng mình không hát một bài nhân dịp sinh nhật cô Rebecca nhỉ?)

  • Darling, why don’t we have a wedding ceremony at the beach?

(Em yêu, tại sao chúng ta không tổ chức buổi tiệc cưới ở bãi biển nhỉ?)

Cấu trúc Why not

Công thức chung:

Why not + V?

Ví dụ:

  • Why not study at the library? It’s quiet there.

(Tại sao chúng mình không ra thư viện học bài nhỉ? Ở đó yên tĩnh lắm.)

  • Why not call me right after you get home? I’m worried.

(Tại sao bạn không gọi điện cho mình khi đã về đến nhà? Mình lo lắm đấy.)

5. Bài tập cấu trúc What about, How about

Bài 1: Đặt câu với các tình huống dưới đây

  1. You want to invite your family over for a meal this weekend.
  2. Your friends are going to the movies but you want to invite one more person.
  3. You see a visitor who seems to be lost and unfamiliar with the neighborhood and you want to offer help.
  4. Your best friend is considering two universities and you want her to study at the same university with you.
  5. You want to paint your room a different colour and have your brother help you with it.

 

Đáp án: (tham khảo)

  1. How about having lunch at my place this weekend?
  2. Let’s invite Susie, she’d love going out with us and see the movie!
  3. Why not let me show you around this area?
  4. Why don’t we study at the same university?
  5. Brother, what about painting my room pink?

Bài 2: Tìm lỗi sai và sửa

  1. Why don’t we going to the supermarket and buy some vegetables?
  2. What about to do the laundry so that our mother has less work to do?
  3. How about walking every morning and play football every afternoon?
  4. What about do your homework now and playing video games later?
  5. I’m done with my work this week, let go to the amusement park!

 

Đáp án:

  1. go oing => go
  2. to do => do
  3. play => playing
  4. do => doing
  5. let => let’s/let us
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây là tổng hợp toàn bộ những gì bạn cần nắm vững về cấu trúc What about, cấu trúc How about và các cấu trúc gợi ý khác. Việc giỏi các cấu trúc ngữ pháp sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều trong khi rèn kỹ năng nghe tiếng Anh hoặc làm các bài kiểm tra. Hãy đón đọc các bài viết mới của Step Up để có thêm kiến thức tiếng Anh bạn nhé.