5 mẫu bảng lương tiếng Anh chuẩn dành cho kế toán

5 mẫu bảng lương tiếng Anh chuẩn dành cho kế toán

Bảng lương có thể nói lên được tính chuyên nghiệp của bộ phận kế toán và giúp cho nhân viên dễ dàng theo dõi lương của mình. Vì thế, một người làm HR cần có mẫu bảng lương chuẩn xác. Step Up xin gửi bạn cấu trúc, cách viết và 5 mẫu bảng lương tiếng Anh trong bài blog này. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn nhé!

1. Sơ lược về bảng lương tiếng Anh

Trước khi bước vào phần chính, chúng ta sẽ tìm hiểu về định nghĩa và lợi ích của bảng lương tiếng Anh là gì.

1.1. Định nghĩa

Bảng lương tiếng Anh (salary/payroll sheet) là một tài liệu bao gồm chi tiết đầy đủ về số tiền phải trả cho một nhân viên cho công việc được thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể. Bảng lương bao gồm các chi tiết như lương cơ bản, phụ cấp, các khoản khấu trừ và làm thêm giờ, v.v. của nhân viên.

1.2. Lợi ích của bảng lương tiếng Anh

Bảng lương tiếng Anh là tài liệu vô cùng quan trọng trong cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng tiếng Anh có trả lương. Những lợi ích của bảng lương tiếng Anh có thể nói đến là:

  • Giúp theo dõi được mảng tài chính kế toán một cách chuẩn xác. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng vì còn ảnh hưởng đến thu nhập ròng của công ty.
  • Đảm bảo tính minh bạch đối với nhân viên, giúp tạo mối quan hệ chuyên nghiệp với nhân viên.

2. Cấu trúc và cách viết bảng lương tiếng Anh

Ở phần 2, chúng ta sẽ tìm hiểu về khung của bảng lương tiếng Anh. Lưu ý là nội dung có thể thay đổi tuỳ vào nhu cầu và mục đích của đơn vị sử dụng.

2.1. Cấu trúc của bảng lương bằng tiếng Anh

Cấu trúc cơ bản của bảng lương tiếng Anh bao gồm các phần chính như sau:

  • Tiêu đề 
  • Ngày tháng năm 
  • Bảng lương
  • Ký tên

2.2. Cách viết bảng lương bằng tiếng Anh

Bảng lương tiếng Anh dùng bởi kế toán thường bao gồm các phần chi tiết như sau:

  • Number/Số thứ tự
  • Full name/Họ và tên nhân viên
  • Position/Vị trí công việc
  • Salary coefficient/Hệ số lương
  • Number of workdays/Số ngày làm việc (số công)
  • Allowance/Tiền trợ cấp
  • Total salary/Tổng tiền lương
  • Salary deductions/Các khoản khấu trừ
    • SI+UI 9.5%/Social insurance (Bảo hiểm xã hội) + Unemployment Insurance (Bảo hiểm thất nghiệp) 9.5%
    • Food expense/tiền ăn
  • Total deduction/Tổng khấu trừ
  • Actual balance/Thực nhận

3. Mẫu bảng lương tiếng Anh trong doanh nghiệp

Step Up đã tổng hợp lại 5 mẫu bảng lương tiếng Anh được sử dụng phổ biến.

3.1. Mẫu 1

bảng lương tiếng anh

3.2. Mẫu 2

bảng lương tiếng anh

3.3. Mẫu 3

bảng lương tiếng anh

3.4. Mẫu 4

bảng lương tiếng anh

3.5. Mẫu 5

bảng lương tiếng anh

4. Lưu ý khi sử dụng bảng lương tiếng Anh

Một số lưu ý khi dùng bảng lương tiếng Anh:

  • Trình bày bố cục rõ ràng, dễ hiểu
  • Cần có bảng chấm công và giải quyết các vấn đề liên quan đúng hạn trước khi thanh toán lương
  • Đảm bảo công thức tính lương, khấu trừ chuẩn xác
  • Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi thanh toán lương (có thể thay đổi tuỳ vào đơn vị):
    • Hồ sơ đăng ký thang bảng lương
    • Hợp đồng lao động 
    • Hồ sơ, thủ tục đăng ký tình hình sử dụng lao động
    • Thủ tục đăng ký nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
    • Bảng chấm công
    • Bảng tính lương hàng tháng, lương tháng 13
    • Các thủ tục, chứng từ liên quan đến vấn đề nghỉ khám chữa bệnh, tai nạn lao động, nghỉ thai sản do BHXH chi trả, nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp nghỉ việc

Trên đây là hướng dẫn về cách viết bảng lương tiếng Anh kèm 5 mẫu thông dụng. 

Step Up chúc bạn nhiều thành công!



 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Lời hứa tiếng Anh: 3 cấu trúc và những câu nói hay

Lời hứa tiếng Anh: 3 cấu trúc và những câu nói hay

Để nói về lời hứa trong tiếng Anh, chúng ta sử dụng từ “promise”. Ví dụ: “I promise I will always be with you!”. Có những cấu trúc lời hứa tiếng Anh gì và những câu nói về lời hứa trong tiếng Anh nào nhỉ, cùng xem bài viết này từ Step Up nhé!

1. Định nghĩa

Danh từ chỉ “lời hứa” trong tiếng Anh là promise.

Ví dụ: 

  • My brother has made a promise that he will buy me a sandwich if I get a 10 on my exam.
    Anh tớ đã có lời hứa là anh ấy sẽ mua cho tớ một cái bánh xăng-uých nếu tớ được 10 điểm bài kiểm tra.
  • Nam has kept his promise to arrive on time.
    Nam đã giữ lời hứa có mặt đúng giờ.

Động từ “hứa, hứa hẹn” trong tiếng Anh cũng là promise.

Ví dụ:

  • I promise I will give you a big present on Christmas.
    Tớ hứa tớ sẽ tặng cậu một món quà lớn vào Giáng Sinh.
  • Her friend promised her that she will go home for Tet holiday.
    Bạn cô ấy hứa với cô ấy rằng bạn ấy sẽ về nhà trong dịp lễ Tết.

2. Cấu trúc lời hứa tiếng Anh 

Có 3 cấu trúc lời hứa tiếng Anh phổ biến, trong đó promise đều đóng vai trò động từ.

2.1. S + promise + to V

Cấu trúc đầu tiên mang nghĩa “ai hứa sẽ làm hành động gì”.

S + promise + to V

Ví dụ:

  • My Anh promised to return that book next month.
    Mỹ Anh đã hứa sẽ trả quyển sách ấy vào tháng sau.
  • My dad has promised to take me to Disneyland in the summer.
    Bố tớ đã hứa sẽ đưa tớ đến Disneyland vào mùa hè.

lời hứa tiếng anh

2.2. S + promise + (that) + S + V

Cấu trúc lời hứa tiếng Anh thứ hai có nghĩa khá giống với cấu trúc 1 nhưng sau promise là một mệnh đề. Cấu trúc này có nghĩa là “ai hứa là ai sẽ làm gì”. 

S + promise + (that) + S + V

Ví dụ:

  • Bao promised that he will buy a new couch for us.
    Bảo đã hứa rằng anh ấy sẽ mua một cái ghế dài mới cho chúng ta.
  • I promise that I will pay you later.
    Tôi hứa tôi sẽ trả tiền cho bạn sau.

lời hứa tiếng anh

2.3. S + promise + someone + something

Cuối cùng, ta có cấu trúc “ai hứa với ai điều gì”. Sau someone sẽ kèm theo một danh từ hoặc cũng có thể là một mệnh đề. 

S + promise + someone + something (N hoặc (that) S +V)

Ví dụ:

  • Vinh promised Quang a new car if Quang finished all the tasks.
    Vinh đã hứa với Quang một chiếc ô tô mới nếu Quang hoàn thành tất cả công việc.
  • Melanie promised me that she will never drink alcohol again.
    Melanie đã hứa với tớ là cậu ấy sẽ không bao giờ uống đồ có cồn nữa.

 

3. Những câu nói hay về lời hứa bằng tiếng Anh

Lời hứa không đơn giản chỉ là một câu nói mà còn chứa đựng sự trung thực và chiếm được lòng tin của người khác. Có rất nhiều câu nói hay về lời hứa tiếng Anh đáng lưu tâm:

  • A promise is a promise.
    Lời hứa là lời hứa./Đã hứa là phải giữ lấy lời.
  • Words are but wind.
    Lời nói gió bay.
  • He cries wine and sells vinegar.
    Nghĩa đen: Anh ta rao rượu và đi bán giấm. (cry ở đây nghĩa là rao hàng). Ý của câu là lừa lọc khách hàng về sản phẩm nhằm thu lại nhiều lời hơn. Tương tự với thành ngữ: “Treo đầu dê bán thịt chó” của Việt Nam.
  • Come rain or shine.
    Nói lời, giữ lời.
  • Don’t make promises you don’t intend to keep.
    Đừng hứa điều không có ý định làm.
  • Personal promise: Each day I have to make a new promise to myself. To be braver than my past. To be stronger than my struggle. So that I may find a bigger adventure regardless of the risks.
    Lời hứa cho bản thân: Mỗi ngày tôi phải tạo lời hứa cho bản thân mình. Là phải dũng cảm hơn quá khứ của tôi. Là phải mạnh mẽ hơn cuộc vật lộn của tôi. Để từ đó tôi có cơ hội tìm được cuộc phiêu lưu lớn hơn mặc cho những rủi ro.
  • Three things you should never break: promises, trust, and someone’s heart.
    Có 3 điều không bao giờ được phá vỡ: những lời hứa, lòng tin và trái tim của người khác.
  • There is no greater fraud than a promise not kept.
    Không có tội lừa đảo nào nghiêm trọng hơn là một lời hứa không được thực hiện.
  • A pinky is small, but the secrets it holds are huge.
    Cái ngoắc ngón tay út thì nhỏ, nhưng những bí mật được giữ cùng nó thì vĩ đại.
  • People with good intentions make promises. But people with good character keep them.
    Hứa được là có thiện ý, làm được là có nhân phẩm.
  • A gentleman makes commitments. A loser makes promises.
    Một quý ông sẽ cam kết. Một kẻ thất bại sẽ chỉ hứa suông.
  • Those that are most slow in making a promise are the most faithful in the performance of it .
    Những người đưa ra lời hứa một cách khó khăn nhất là những người hay giữ lời nhất.
  • The most important person to keep your promises to, is yourself.
    Người quan trọng nhất mà chúng ta phải giữ lời hứa chính là bản thân chúng ta.
  • Don’t talk, act. Don’t say, show. Don’t promise, prove.
    Đừng kể, hãy hành động. Đừng nói ra, hãy thể hiện. Đừng hứa, hãy chứng minh.
  • Fool me once, shame on you. Fool me twice, shame on me.
    Nghĩa đen: Lừa tôi một lần, bạn thật đáng xấu hổ. Lừa được tôi hai lần, tôi thật đáng xấu hổ. Tương tự với thành ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” của Việt Nam.
  • Do as I say, not as I do
    Nói một đằng làm một nẻo.
  • As good as one’s word.
    Lời hứa ngàn vàng.
  • Broken vows are like broken mirrors. They leave those who held to them bleeding and staring at fractured images of themselves.
    Nghĩa đen: “Những lời nguyện thề bị phá vỡ giống như những mảnh gương vỡ. Chúng khiến cho người tin tưởng bị chảy máu và phải nhìn vào hình ảnh tan vỡ của bản thân.” Bản dịch thành thơ tiếng Việt của Step Up English: “Thất hứa sắc tựa mảnh gương/Người nào nắm giữ khôn lường khổ đau/Làm gì thì hãy vì nhau/Đừng làm tan vỡ bầu trời niềm tin.”

Phần 3 đã kết thúc bài học về lời hứa tiếng Anh vô cùng ý nghĩa và bổ ích. Hy vọng rằng qua đây, bạn đã thu về cho mình kiến thức về cấu trúc hứa cùng những câu nói hay về lời hứa tiếng Anh.

Step Up chúc bạn học tập tốt!

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Tìm hiểu ngay thì tương lai tiếp diễn trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Tìm hiểu ngay thì tương lai tiếp diễn trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Thì tương lai tiếp diễn (Future Continuous) là 1 trong những thì quan trọng trong 12 thì tiếng Anh. Thì này được dùng khá nhiều trong công việc cũng như cuộc sống ở môi trường ngoại ngữ. Hiểu được điều đó, Step Up đã tổng hợp đầy đủ nhất các kiến thức cần thiết để giúp các bạn có thể hiểu rõ đồng thời nắm vững các kiến thức của cấu trúc này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Định nghĩa thì tương lai tiếp diễn

Trong tiếng Anh, thì tương lai tiếp diễn được sử dụng để nói về một hành động đang diễn ra tại 1 thời điểm xác định trong tương lai.

2. Cách dùng thì tương lai tiếp diễn

Thì tương lai tiếp diễn có thể chia thành 4 mục đích chính.

Dùng để diễn tả 1 hành động hoặc sự việc đang diễn ra tại 1 thời điểm xác định trong tương lai.

This time tomorrow, the plane will be leaving Saigon. (Giờ này ngày mai, chiếc máy bay sẽ rời Sài Gòn.)

Today at 8 PM, we will be having fun at John’s party. (Tối nay lúc 8 giờ, chúng ta sẽ có thời gian vui vẻ tại bữa tiệc của John.)

This time next week, our family will be swimming in Miami beach. (Giờ này tuần sau, gia đình chúng tớ đang bơi lội ở biển Miami.)

Tiffany will be performing on stage at this time tomorrow. (Tiffany sẽ biểu diễn trên sân khấu vào giờ này ngày mai.)

Xem thêm thì Tương lai tiếp diễn và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Dùng để diễn tả một hành động, một sự việc đang xảy ra thì một hành động, sự việc khác xen vào trong tương lai.

When you go home tomorrow, we will be going to the mall. (Khi anh về nhà ngày mai, chúng tôi sẽ đi đến trung tâm mua sắm.)

She will be waiting for him when he arrives tomorrow. (Cô ấy sẽ đang đợi anh ta khi anh ta đến vào ngày mai.)

The doctor will be examining another patient when you come in there. (Bác sĩ sẽ đang khám bệnh cho một bệnh nhân khác khi bạn vào đó.)

Cách dùng thì tương lai tiếp diễn

Cách sử dụng thì tương lai tiếp diễn

Hành động sẽ diễn ra và kéo dài liên tục suốt một khoảng thời gian ở tương lai

I will be staying in the hotel while you guys are eating out. (Tớ sẽ đang ở lại khách sạn trong khi các cậu đang đi ăn ở ngoài.)

Hành động sẽ xảy ta như một phần trong kế hoạch hoặc một phần trong thời gian biểu

The train will be leaving at 10 AM. (Chuyến tàu hoả sẽ dời đi lúc 10 giờ sáng.)

3. Cấu trúc thì tương lai tiếp diễn

Câu khẳng định:

S + will + be + V-ing

Ví dụ:

  • He will be staying at the hotel in Da Nang at 10 p.m tomorrow. (Anh ấy sẽ đang ở khách sạn ở Da Nang lúc 10h ngày mai.)
  • She will be working at the factory when you come tomorrow.(Cô ta sẽ đang làm việc tại nhà máy lúc bạn đến ngày mai.)
  • Hanh will be waiting at your door at 5 PM tomorrow. (Hạnh sẽ đang chờ ở cửa của bạn vào 5 giờ tối ngày mai.)

Cấu trúc thì tương lai tiếp diễn

(Cấu trúc thì tương lai tiếp diễn)

Câu phủ định:

S + will + not + be + V-ing

Lưu ý:

– will not = won’t

Ví dụ:

  • We won’t be studying at 10 p.m tomorrow. (Chúng tôi sẽ đang không học lúc 10h tối ngày mai.)
  • The children won’t be playing with their friends when you come this weekend. (Bọn trẻ sẽ đang không chơi với bạn của chúng khi bạn đến vào cuối tuần này.)
  • The teacher won’t be teaching our class tomorrow because she is still very sick. (Cô giáo sẽ đang không dạy học lớp chúng em vào ngày mai vì cô vẫn đang ốm rất nặng.)

Câu nghi vấn:

Will + S + be + V-ing?

Trả lời:

Yes, S + will

No, S + won’t

Ví dụ:

  • Will you be waiting for the train at 10 a.m next Friday? (Bạn sẽ đang đợi tàu vào lúc 10h sáng thứ Sáu tuần tới phải không?)
    Yes, I will./ No, I won’t.
  • Will she be doing the housework at 8 p.m tomorrow? (Cô ấy sẽ đang làm công việc nhà lúc 8 giờ tối ngày mai phải không?)
    Yes, she will./ No, she won’t.
  • Will you be grooming our dog at 11 AM tomorrow? (Các bạn sẽ chải lông cho chú cún của chúng tôi vào 11 giờ sáng ngày mai chứ?)
    Yes, we will./No, we won’t.
 
[FREE] Download 12 THÌ TIẾNG ANHTổng hợp cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết 12 THÌ để áp dụng vào các chủ điểm thi cử và giao tiếp thực tế

4. Một số dấu hiệu thì tương lai tiếp diễn

Dấu hiệu dễ nhận biết cho thì tương lai tiếp diễn đó là câu sử dụng trạng từ chỉ thời gian xác định trong tương lai:

At this time/ at this moment + thời gian trong tương lai: Vào thời điểm này…

At + giờ cụ thể + thời gian trong tương lai: vào lúc…

Thì tương lai tiếp diễn trong tiếng Anh

Ví dụ:

  • At this time next week, we will be traveling in New Zealand. (Vào thời gian này tuần sau, chúng ta sẽ đang đi du lịch tại New Zealand.)
  • At 4 PM tomorrow, the chef will be cooking in the kitchen. (Vào 4 giờ tối ngày mai, ngừoi đầu bếp sẽ đang nấu ăn trong bếp.)

5. Những lưu ý khi sử dụng thì tương lai tiếp diễn

Trong tiếng Anh, cấu trúc cũng như cách dùng thì tương lai tiếp diễn sẽ không được sử dụng trong các mệnh đề bắt đầu với những từ chỉ thời gian như: if, as soon as, by the time, unless, when, while, before, after,… Thay vì vậy, ta sẽ dùng thì hiện tại tiếp diễn.

Ví dụ:

While I will be finishing my homework, he is going to make dinner. (không đúng)

=> While I am finishing my homework, he is going to make dinner.

Một số từ không dùng ở dạng tiếp diễn cũng như thì tương lai tiếp diễn:

– state: be, cost,
fit, mean, suit

– possession: belong,
have

– senses: feel, hear,
see, smell, taste, touch

– feelings: hate,
hope, like, love, prefer, regret, want, wish

– brain work:
believe, know, think (nghĩ về), understand

Ví dụ:

John will be being at his house when you arrive. (không đúng)

=> John will be at his house when you arrive.

Dạng bị động của thì tương lai tiếp diễn trong tiếng Anh

At 10:00 PM tonight, Adam will be washing the dishes. (chủ động)

=> At 10:00 PM tonight, the dishes will be being washed by Adam. (bị động)

 
[FREE] Download 12 THÌ TIẾNG ANHTổng hợp cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết 12 THÌ để áp dụng vào các chủ điểm thi cử và giao tiếp thực tế

6. Bài tập với thì tương lai tiếp diễn có đáp án

Bài 1: Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc.

  1. They are staying at the hotel in Paris. At this time tomorrow, they (travel) in London.
  2. When they (come) tomorrow, we (swim) in the sea.
  3. My parents (visit) Da Nang at this time next month
  4. Burnig (sit) on the plane at 10 pm tomorrow.
  5. At 10 o’clock this morning my friends and I (watch) a famous film at the cinema.
  6. She (play) with her son at 10 o’clock tonight.
  7. She (work) at this moment tomorrow.
  8. We (make) our presentation at this time tomorrow morning.

Bài 2: Complete these sentences using the future continuous tense.

  1. This time next year I (live)______ in Paris.
  2. At 10PM tonight I (eat)_________ dinner with my friend.
  3. They (run)________ for about five hours. Marathons are incredibly difficult!
  4. Unfortunately, I (work)______ on my essay so I won’t be able to watch the match.
  5. She (study)_________ at the home tonight.
  6. (you/wait)______ at the station when he arrives?
  7. I (drink)_________ at the pub while you are taking your exam!
  8. (she/visit)________ her Grandfather again this week?
  9. At 10PM I (watch)__________ that movie on channel four.
  10. (they/attend)____________ your concert next Monday? It would be lovely to see them.

Đáp án

Bài 1:

  1. will be travelling
  2. come – will be swimming
  3. will be visiting
  4. will be sitting
  5. will be watching
  6. will be playing
  7. will be working
  8. will be making

Bài 2:

  1. will be living
  2. will be eating
  3. will be running
  4. will be working
  5. will be studying
  6. will you be waiting
  7. will be drinking
  8. will she be visiting
  9. will be watching
  10. will they be attending
Bên cạnh việc học ngữ pháp cũng như các thì trong tiếng Anh thì việc học từ vựng cũng vô cùng cần thiết. Khi học tiếng Anh từ vựng đóng vai trò cốt lõi hỗ trợ bạn có thể cải thiện các kỹ năng khác 1 cách tốt nhất đồng thời tối ưu thời gian cho việc học. Bạn có thể tải sách Hack Não Phương Pháp dưới đây để có bản đồ học tiếng Anh rõ ràng nhất nhé.
Trên đây là bài viết tổng hợp về thì Tương Lai Tiếp Diễn, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp bạn nắm rõ ngữ pháp và cấu trúc về thì trong tiếng Anh. Cùng tìm hiểu các phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả khác cũng như kiến thức qua các bài viết tiếp theo của Step Up nhé!
 
 

 

Tổng hợp các lời khuyên trong tiếng Anh theo cấp độ

Tổng hợp các lời khuyên trong tiếng Anh theo cấp độ

Những lúc người xung quanh chúng ta đang cảm thấy lạc lối, cần sự giúp đỡ thì chúng ta có thể đưa ra lời khuyên hữu ích. Để có thể đưa ra lời khuyên vừa lịch sự vừa tích cực tưởng đơn giản mà lại khó. Nếu khuyên không đúng cách, chúng ta có thể vô tình khiến người khác phật lòng. Đừng lo nhé, bài viết này của Step Up sẽ tổng hợp mẫu cách đưa ra lời khuyên trong tiếng Anh hay nhất dành cho bạn. 

1. Mẫu cách đưa lời khuyên trong tiếng Anh

Tuỳ vào trường hợp cũng như mối quan hệ của bạn với đối tượng, bạn có thể chọn cách đưa ra lời khuyên trong tiếng Anh phù hợp. Chúng mình xin đưa ra 6 cách đưa lời khuyên trong tiếng Anh phổ biến.

1.1. Sử dụng động từ khiếm khuyết

Kiểu lời khuyên trong tiếng Anh thứ nhất, cũng là cách nói có thể nói là phổ biến nhất là sử dụng động từ khiếm khuyết. Cấu trúc của cách khuyên này mang nghĩa “bạn nên làm gì”. Bạn nên cẩn thận một chút khi sử dụng cách nói này vì có thể sẽ vô tình nghe như một câu ra lệnh nha:

You should (not)/ought (not) to + V

Ví dụ:

  • You should quit smoking forever.
    Cậu nên bỏ hút thuốc vĩnh viễn đi.
  • You ought to go to bed early.
    Con nên lên giường ngủ sớm.

lời khuyên trong tiếng Anh

1.2. Đặt câu hỏi

Cách đưa lời khuyên tiếng Anh thứ hai là dưới dạng câu hỏi, giúp cho câu nói của bạn có cảm giác nhẹ nhàng, ít áp đặt hơn. Cấu trúc How about cũng có thể sử dụng khi muốn nói lên ý tưởng gì đó.

Why don’t you + V?

Tại sao bạn không + làm gì đó?

How about + N (danh từ chỉ hành động = Ving)?

Hay là + việc làm gì đó?

Have you thought about + N/Ving?

Bạn đã nghĩ về + cái gì/việc làm gì đó chưa?

Ví dụ:

  • Why don’t you try therapy?
    Tại sao cậu không thử liệu pháp tâm lý?
  • How about going to the park?
    Hay là đi công viên?

1.3. Đặt mình vào vị trí của người khác

Một cách khuyên để không nghe giống như đang yêu cầu người khác làm gì đó là nói “nếu tôi là bạn, tôi sẽ…”. Cấu trúc đó dùng như sau:

If I were you, I would + V

Ví dụ:

  • If I were you, I would ask her.
    Nếu tớ là cậu, tớ sẽ hỏi chị ấy.
  • If I were you, I would go to my favorite restaurant.
    Nếu tớ là cậu, tớ sẽ đi đến nhà hàng yêu thích của tớ.

lời khuyên trong tiếng Anh

1.4. Đưa ra một đề nghị thẳng thắn

Để đưa ra ý tưởng, lời khuyên trong tiếng Anh vào thẳng vấn đề luôn thì đây là cách nói được sử dụng. Cấu trúc sau có nghĩa là “tôi đề nghị/gợi ý…”:

I suggest/recommend + Ving/N

I suggest/recommend that + you + V

Ví dụ:

  • I suggest the 3B combo. I have had it before.
    Tôi gợi ý combo 3B. Tôi từng ăn món đó trước đây rồi.
  • I recommend that you use a phone app to take notes of everything.
    Tớ gợi ý là cậu sử dụng một ứng dụng điện thoại để ghi chú mọi thứ.

1.5. Khuyên nhủ trực tiếp, mạnh mẽ

Có những trường hợp đòi hỏi sự khích lệ mạnh mẽ cho việc quan trọng, chúng ta sử dụng cấu trúc có nghĩa “tốt hơn bạn nên làm gì” như sau:

You had better (not) + V

Ví dụ:

  • You had better start doing your homework right now or else you will be scolded.
    Tốt hơn cậu nên bắt đầu làm bài tập về nhà bây giờ luôn không thì cậu sẽ bị mắng đó.
  • You had better not come home after midnight again.
    Tốt hơn là con không về nhà sau nửa đêm lần nữa đấy.

lời khuyên trong tiếng Anh

1.6. Sử dụng với “Advice”

Advice là một danh từ trong tiếng Anh, mang nghĩa “lời khuyên”. Cấu trúc lời khuyên trong tiếng Anh với từ advice là:

My (piece of) advice is + Ving

Lời khuyên của tôi là + làm gì đó

Let me give you a piece of/some advice.

(Xin cho) tôi có lời khuyên dành cho bạn.

Ví dụ:

  • My piece of advice is not thinking too much.
    Lời khuyên của anh là không suy nghĩ quá nhiều.
  • Let me give you some advice. Just break up with her.
    Để tớ cho cậu lời khuyên này. Hãy cứ chia tay với bạn ấy đi.

Advise là một động từ trong tiếng Anh, mang nghĩa “khuyên”. Để nói “tôi khuyên bạn…”, ta có cấu trúc:

I advise you (not) to + V

Ví dụ:

  • I advise you to see a doctor.
    Tôi khuyên bạn đi gặp bác sĩ.
  • I advise you not to go there by car right now because of the traffic jam.
    Tôi khuyên bạn không đến đấy bằng ô tô ngay bây giờ vì có tắc nghẽn giao thông.

2. Mẫu cách xin lời khuyên trong tiếng Anh

Đứng ở vị trí cần xin người khác lời khuyên trong tiếng Anh thì nói thế nào nhỉ? Dưới đây là một số câu đơn giản và thông dụng:

What do you suggest/recommend? Bạn gợi ý điều gì không?

What would you do if you were me? Nếu là tôi thì bạn sẽ làm gì?

Can you give me some advice? Bạn có thể cho tôi một vài lời khuyên không?

What do you think I should do? Bạn nghĩ tôi nên làm gì?

What’s your advice? Lời khuyên của bạn là gì?

3. Lời khuyên trong tiếng Anh hay được sử dụng theo từng cấp độ

Lời khuyên trong tiếng Anh rất đa dạng. Để giúp các bạn dễ theo dõi, Step Up đã chia các lời khuyên trong tiếng Anh theo từng cấp độ.

3.1. Elementary

Ở level Elementary (sơ cấp), có một số lời khuyên trong tiếng anh như sau:

You should + V: Bạn nên…

You ought to + V: Bạn nên…

Ví dụ:

  • You should go to the museum with us.
    Cậu nên đi đến bảo tàng với chúng tớ.
  • You ought to cry over that small problem.
    Cậu nên ngừng khóc lóc vì vấn đề nhỏ đó đi.

3.2. Pre-intermediate

​​Pre-intermediate nghĩa là cấp độ tiền trung cấp. Một số lời khuyên ở trình độ này bao gồm:

I advise you to + V: Tôi khuyên bạn nên làm gì đó

Ví dụ:

  • I advise you to make some new friends, it would be fun.
    Anh khuyên em nên kết bạn mới, sẽ vui đấy.
  • I advise you to read more books.
    Chị khuyên em nên đọc nhiều sách hơn nữa.

3.3. Intermediate

Level Trung cấp hay Intermediate có thể sử dụng cách khuyên sau:

I suggest + N/Ving: Tôi gợi ý + việc làm gì đó

I recommend + N/Ving: Tôi gợi ý + việc làm gì đó

Ví dụ:

  • I suggest studying at the library.
    Tớ gợi ý đi học bài ở thư viện.
  • I recommend buying books from Step Up English.
    Tôi gợi ý mua sách từ Step Up English.

lời khuyên trong tiếng Anh

3.4. Upper Intermediate

Upper Intermediate có nghĩa là trên trung cấp. Ở level này, ta có thể dùng tiếng Anh trong môi trường học thuật.

Why don’t you + V?: Tại sao bạn không + làm gì đó?

How about + Ving/N?: Hay là + làm gì đó/việc gì đó?

If I were you, I would…: Nếu tôi là bạn, tôi sẽ…

Ví dụ:

  • Why don’t you stop studying and have a nap?
    Sao cậu không ngừng học và đi ngủ trưa đi?
  • If I were you, I would buy a new bag and borrow Mai’s dress.
    Nếu tớ là cậu, tớ sẽ mua một chiếc túi mới và mượn váy của Mai.

3.5. Advanced

Cuối cùng, chúng ta cùng học các lời khuyên ở cấp độ nâng cao nhé:

You had better…: Tốt hơn là bạn nên…

Have you thought about + Ving/N?: Bạn đã nghĩ về + việc làm gì đó chưa?

Ví dụ:

  • You had not better drink coffee at night.
    Tốt hơn là cậu không uống cà phê vào buổi tối nữa đó.
  • Have you thought about moving to LA?
    Cậu đã nghĩ về việc chuyển đến LA chưa?

Trên này là tổng hợp tất cả những cách đưa lời khuyên trong tiếng Anh vô cùng thông dụng. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có thể áp dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày cũng như bài tập tiếng Anh.

Step Up chúc bạn học thật giỏi nhé!

 
Bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn nhất dành cho người học tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn nhất dành cho người học tiếng Anh

Mọi ngôn ngữ đều bắt đầu với bảng chữ cái. Tiếng Anh cũng vậy! Bảng chữ cái tiếng Anh là nền tảng đầu tiên và quan trọng cho toàn bộ quá trình học sau này. Tuy nhiên, việc nắm không chắc bảng chữ cái, đặc biệt là không nắm chắc cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh lại là một điều khá phổ biến, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu và tự học tiếng Anh giao tiếp. Trong bài viết này, Step Up sẽ giới thiệu đến bạn bảng chữ cái tiếng Anh và phiên âm chuẩn nhất nhé.

1. Giới thiệu bảng chữ cái tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh gồm 26 chữ cái. Trong đó 5 chữ cái nguyên âm (vowel letter) và 21 chữ cái phụ âm (consonant letter), bắt đầu với A và kết thúc bằng Z. Phần lớn có cách viết tương đương với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

hoc cach phat am tieng anh chuan

2. Phân loại chữ cái tiếng Anh

Có 2 loại chữ cái trong tiếng Anh: nguyên âm và phụ âm.

Chữ cái nguyên âm trong tiếng Anh

Gồm 5 chữ cái nguyên âm: A, E, I, O, U.

Chữ cái phụ âm trong tiếng Anh

Gồm 21 chữ cái phụ âm: B, C, D, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z.

Để học bảng chữ cái tiếng Anh dễ dàng hơn, phân biệt giữa các chữ cái nguyên âm và phụ âm, người học có thể sắp xếp các chữ cái nguyên âm theo thứ tự U E O A I, liên tưởng đến từ uể oải trong tiếng Việt. Các chữ cái còn lại sẽ là các phụ âm. Mỗi nguyên âm và phụ âm có thể có các cách đọc khác nhau tùy thuộc vào từng từ nó tạo thành. Ví dụ: chữ cái nguyên âm “a” trong từ “make” – /meik/ được phát âm là /ei/, nhưng trong từ mad – /mæd/ lại được phát âm là /æ/. Vì vậy của từ bạn cần phải thường xuyên sử dụng, tiếp xúc với từ để nhớ được cách phát âm.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

3. Cách đọc phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh

Phiên âm hay cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh được dựa trên bảng phiên âm quốc tế IPA.

phien am bang chu cai tieng anh

Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh

IPA (International Phonetic Alphabet) là Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế. Giống như trong tiếng Việt, bảng phiên âm quốc tế IPA gồm các nguyên âm và phụ âm. Trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm, hai nguyên âm ghép lại với nhau tạo thành một nguyên âm ghép. Đây là các âm cơ bản bạn cần nắm được để tự học phát âm tiếng Anh tại nhà.

3.1. Cách đọc phiên âm trong tiếng Anh

Nguyên âm (vowel sounds)

Nguyên âm thường được hiểu là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra âm thì luồng khí đi từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc đứng trước hoặc sau các phụ âm.

Nguyên âm bao gồm 12 nguyên âm đôi 8 nguyên âm đơn.

nguyen am don va nguyen am doi

Nguyên âm đơn và nguyên âm đôi

Step Up lưu ý với bạn khi phát âm các nguyên âm trong bảng chữ cái IPA:

  • Dây thanh quản rung khi phát âm các nguyên âm (vì các nguyên âm đều là những âm hữu thanh, khi phát âm luồng khí đi từ cổ họng qua môi)
  • Âm /ɪə / và /aʊ/: Khi phát âm hai âm này cần phải phát âm đủ 2 thành tố của âm, chuyển âm từ trái sang phải, âm đứng trước sẽ được phát âm dài hơn âm đứng sau một chút.
  • Với các nguyên âm không cần sử dụng răng nhiều thì khi phát âm không cần chú ý đến vị trí đặt răng.

Phụ âm (Consonant sound)

Phụ âm được hiểu là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm với môi, răng, 2 môi va chạm… trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi được phối hợp với nguyên âm.

Phụ âm bao gồm 8 phụ âm vô thanh (các phụ âm màu xanh lục đậm:/p/, /f/, /t/,…), 8 phụ âm hữu thanh (các phụ âm xanh lá cây tươi (/b/, /v/,…) và 6 phụ âm khác (các phụ âm còn lại).

cac phu am trong bang phien am quoc te ipa

Các phụ âm trong bảng phiên âm Quốc tế IPA

Cách đọc các phụ âm

phu am va cach doc

Phụ âm và cách đọc

Một số lưu ý khi phát âm các phụ âm

1. Khi phát âm với môi:

  • Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
  • Môi mở vừa phải (các âm khó): /ɪ/, /ʊ/, /æ/
  • Môi tròn và thay đổi: /u:/, /əʊ/
  • Lưỡi, răng: /f/, /v/

2. Khi phát âm với lưỡi:

  • Đầu lưỡi cong lên chạm nướu:  /t/, /d/, /t∫/, /dʒ /, /η/, /l/
  • Đầu lưỡi cong lên chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
  • Nâng cao cuống lưỡi: /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/
  • Răng, lưỡi: /ð/, /θ/.

3/ Khi phát âm với dây thanh:

  • Rung (hữu thanh) đối với các phụ âm: /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
  • Không rung (vô thanh) đối với các phụ âm: /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

Phiên âm chữ cái trong tiếng Anh

Như đã nói ở trên, mỗi chữ cái nguyên âm sẽ có các cách đọc khác nhau trong các từ và các trường hợp khác nhau. tuy nhiên, chữ cái nguyên âm sẽ có những cách đọc nhất định dựa trên các nguyên âm IPA. Đa số phiên âm các chữ cái tiếng Anh được ghép từ một nguyên âm và một phụ âm, ở đây các bạn đánh vần dựa trên cách đọc của từng nguyên âm và phụ âm giống như cách đánh vần trong tiếng Việt.

cach doc bang chu cai tieng anh

Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Lưu ý: Với chữ cái Z, đây là chữ cái ít xuất hiện nhất trong các từ tiếng Anh và cũng có cách phát âm khá đơn giản. Tuy nhiên sẽ có 2 cách để phát âm chữ cái này, có thể phát âm là /zed/ như trong hình, hoặc phát âm là /zi:/.

3.2. Khẩu hình miệng khi phát âm chữ cái tiếng Anh

Để giúp bạn hình dung dễ hơn, dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm bảng chữ cái tiếng Anh.

Khẩu hình khi phát âm nguyên âm trong tiếng Anh

Bộ Âm Mô Tả Môi Lưỡi Độ Dài Hơi
/ ɪ / Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i). Môi hơi mở rộng sang 2 bên. Lưỡi hạ thấp. Ngắn
/i:/ Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười. Lưỡi nâng cao lên. Dài
/ ʊ / Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Hơi tròn môi. Lưỡi hạ thấp. Ngắn
/u:/ Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng lên cao. Dài
/ e / Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /. Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /. Dài
/ ə / Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ. Môi hơi mở rộng. Lưỡi thả lỏng. Ngắn
/ɜ:/ Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng. Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. Dài
/ ɒ / Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Hơi tròn môi. Lưỡi hạ thấp. Ngắn
/ɔ:/ Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Tròn môi. Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. Dài
/æ/ Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi được hạ rất thấp. Dài
/ ʌ / Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp. Lưỡi hơi nâng lên cao. Ngắn
/ɑ:/ Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng. Miệng mở rộng. Lưỡi hạ thấp. Dài
/ɪə/ Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Môi từ dẹt thành hình tròn dần. Lưỡi thụt dần về phía sau. Dài
/ʊə/ Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng. Lưỡi đẩy dần ra phía trước. Dài
/eə/ Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Hơi thu hẹp môi. Lưỡi thụt dần về phía sau. Dài
/eɪ/ Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi hướng dần lên trên. Dài
/ɔɪ/ Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước. Dài
/aɪ/ Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước. Dài
/əʊ/ Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Môi từ hơi mở đến hơi tròn. Lưỡi lùi dần về phía sau. Dài
/aʊ/ Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi tròn dần. Lưỡi hơi thụt dần về phía sau. Dài

Khẩu hình khi phát âm phụ âm trong tiếng Anh

STT Bộ âm Mô tả
1 /p/ Đọc gần giống với âm /p/ của  tiếng Việt. Hai mối chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật thật nhanh và mạnh luồng khí ra.
2 /b/ Giống âm /b/ trong tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó đẩy mạnh luồng khí đó ra. Nhưng sẽ nhẹ hơn âm /p/.
3 /t/ Gần giống âm /t/ trong tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.
4 /d/ Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu và đẩy khí thật mạnh ra ngoài. Nhưng vẫn nhẹ hơn âm /t/.
5 /tʃ/ Giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng mỗi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thông và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
6 /dʒ/ Giống âm /t/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và cho về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
7 /k/ Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí lạnh bật ra.
8 /g/ Giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngọc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bột ra.
9 /f/ Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
10 /v/ Giống âm /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưởi.
11 /ð/ Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung.
12 /θ/ Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung.
13 /s/ Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa một lưỡi và lợi.
14 /ʃ/ Mỗi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Môi hướng về phía trước như đang kiss gi đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lại hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
15 /z/ Đề lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quan.
16 /ʒ/ Môi cho ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss gi đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
17 /m/ Giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi.
18 /n/ Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi.
19 /ŋ/ Khi bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quan rung, môi hé, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm.
20 /l/ Từ từ cong lưỡi chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng.
21 /r/ Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi cho về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng.
22 /w/ Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thò lòng, môi tròn mở rộng.
23 /h/ Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.
24 /j/ Nâng phần trước củaa lưỡi lên gần ngạc cứng, đầu luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí (do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng không quá gần) làm rung dây thanh trong cổ họng.

4. Tần suất sử dụng của chữ cái tiếng Anh

Theo thống kê, chữ cái E xuất hiện phổ biến nhất trong bảng chữ cái tiếng Anh, cuối danh sách là chữ cái Z. Chi tiết nằm trong bảng dưới đây, được nghiên cứu bởi tác giả Robert Edward Lewand:

A 8,17% N 6,75%
B 1,49% O 7,51%
C 2,78% P 1,93%
D 4,25% Q 0,10%
E 12,70% R 5,99%
F 2,23% S 6,33%
G 2,02% T 9,06%
H 6,09% U 2,76%
I 6,97% V 0,98%
J 0,15% W 2,36%
K 0,77% X 0,15%
L 4,03% Y 1,97%
M 2,41% Z 0,07%

5. Lưu ý cho người mới bắt đầu học tiếng Anh

Đối với người mới bắt đầu, việc học tiếng Anh có thể sẽ đem đến nhiều sự bỡ ngỡ và thử thách. Nếu bạn muốn nắm vững kiến thức nền tiếng Anh một cách đúng đắn, không chệch hướng, hãy lưu ý một số điều sau:

Học thuộc bảng chữ cái tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh là kiến thức đầu tiên mà người mới bắt đầu cần học. Điều may mắn với người Việt đó là chữ cái tiếng Anh cũng sử dụng chữ Latinh giống tiếng Việt. Điểm khác biệt đó là cách phát âm. Do đó, hãy làm quen với bảng chữ cái tiếng Anh sớm nhé! Bạn có thể xem các video thú vị về cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh trên Youtube.

Học phiên âm chữ cái tiếng Anh

Như đã nói đến ở trên thì phiên âm là kiến thức mà người học tiếng Anh bắt buộc phải học. Nếu chỉ học về từ vựng, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều rào cản trong quá trình học tiếng Anh. Bạn hãy dựa vào bảng phiên âm IPA trong bài viết này để luyện tập nhé. Một khi đã nắm vững kiến thức này, bạn sẽ tiến gần hơn đến việc nói tiếng Anh giống người bản xứ.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ

Ngày nay, có rất nhiều phương thức hỗ trợ học tiếng Anh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Sử dụng sổ ghi chép
  • Flashcard
  • Ứng dụng học tiếng Anh trên điện thoại
  • Hình vẽ
  • Sách học thêm tiếng Anh
bảng chữ cái tiếng anh

Trên đây là bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn nhất dành cho người học tiếng Anh. Việc học bảng chữ cái tiếng Anh tốt sẽ là nền tảng vô cùng quan trọng cho cả quá trình học tập sau này. Hãy tạo cho mình một thói quen và lộ trình học tiếng Anh phù hợp.

Nếu bạn là người mới bắt đầu, tham khảo thêm bộ sách Hack Não Từ Vựng của Step Up để có được hướng dẫn từ phương pháp, phát âm, ngữ pháp, giao tiếp. Hướng dẫn chi tiết cho bạn lộ trình từ khi là người mất gốc cho đến khi thành theo tiếng Anh. Ngoài ra, kết hợp thêm các cách học khác qua nhạc, phim, tranh ảnh,…để ghi nhớ lâu hơn và tạo niềm đam mê với ngôn ngữ.

Xem thêm Bảng chữ cái tiếng Anh và các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Tham khảo ngay : Tự học phát âm tiếng Anh chuẩn không tì vết sau 2 tháng