Đây là thì quá khứ cuối cùng, ít bắt gặp trong giao tiếp hàng ngày – Thì Quá khứ Hoàn thành Tiếp diễn (Past Perfect Continuous). Nhưng như là một phần của 12 thì tiếng Anh, chúng ta vẫn cần tìm hiểu về thì này để tránh nhầm lẫn với các thì còn lại, đặc biệt là các thì quá khứ. Hãy cùngStep Upkhám phá về thì Quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Định nghĩa về thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (past perfect continuous) là 1 phần trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh được dùng để diễn đạt quá trình xảy ra một hành động bắt đầu trước một hành động khác trong quá khứ.
2. Cấu trúc thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
a. Dạng cấu trúc câu khẳng định:
S + had + been + V-ing
Ví dụ:
They had been working for four hours when she telephoned
Họ đã làm việc suốt 4 tiếng khi mà cô ấy gọi
Her eyes were red because she had been crying
Mắt cô ấy đỏ vì trước đó cô đã khóc
b. Dạng cấu trúc câu phủ định:
S + hadn’t + been + V-ing
(hadn’t = had not)
Ví dụ:
My father hadn’t been doing anything when my mother came home
Bố tôi đã không làm việc gì khi mẹ tôi về nhà
They hadn’t been talking to each other when we saw them
Họ đã không nói chuyện với nhau khi chúng tôi nhìn họ
c. Dạng cấu trúc câu nghi vấn:
Had + S + been + V-ing?
Wh-questions + had + S + been + Ving…?
Trả lời:Yes, S + had./ No, S + hadn’t.
Ví dụ:
Had he been waiting for me when you met him?
Yes, he had./ No, he hadn’t.
Had he been playing game for five hours before he went to eat dinner?
Yes, he had./ No, he hadn’t.
Xem chi tiết thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn và các thì khác được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
5. Phân biệt quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Một số người học thường hay sai lầm giữa thì quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn. Bởi vậy, bạn cần phải lưu ý một số cách phân biệt 2 thì trên như sau:
5.1. Cách phân biệt cấu trúc
Quá khứ hoàn thành
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Động từ “to be”
S + had been + Adj/ noun
Ex: My father had been a great singer when he was a student
Động từ thường:
S + had +Ved(past participle)
Ex: I met John after he had divorced.
S + had been + V-ing
Ex: When I looked out of the window, it had been sunning
5.2. Phân biệt cách dùng chính của cấu trúc
Đối với thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh:
Đối với thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh: Dùng để nhấn mạnh vào tính tiếp diễn của hành động
6. Một số dạng bài tập thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Bài tập 1: Chia dạng đúng của động từ.
1. When I arrived, he (wait) …………………………… for me. He was very angry with me.
2. We (run) ……………………………along the street for about 60 minutes when a motorbike suddenly stopped right in front of us
3. Yesterday, my brother said he (stop) ……………………………smoking for three months.
4. Someone (paint) …………………………… the room because the smell of the paint was very strong when I got into the room.
5. They (talk) ………………………..… on the mobilephone when the rain poured down.
6. The woman (pay) ………………………….. for her new car in cash.
7. I (have) ………………………………….lunch by the time the others came into the restaurant.
8. It (rain) ……………………….. for three days before the storm came yesterday.
Bài tập 2: Cho dạng đúng của từ trong ngoặc
1. I was very tired when I arrived home. (I/work/hard all day) I’d been working hard all day.
2. The two boys came into the house. They had a badminton and they were both very tired. (they/play/badminton) ……………….
3. He was disappointed when he had to cancel his holiday. (He/look/forward to it) ……………….
4. John woke up in the middle of the night. He was frightened and didn’t know where he was. (He/dream) ……………….
5. When I got home, Wick was sitting in front of the TC. She had just turned it off. (she/watch/a film) ……………….
Bài 3: Hoàn thành câu
1. I had arranged to meet Tom in a restaurant. I arrived and waited for him. After 15 minutes I suddenly realized that I was in the wrong restaurant.
=> I …. for 15 minutes when I … the wrong restaurant.
2. Tom got a job in a factory. two years later the factory closed down.
=> At the time the factory … , Tom … there for two years.
3. I went to a concert last week. The orchestra began playing. After about five minutes a man in the audience suddenly started shouting.
=> The orchestra … when ……
This time make your own sentence:
4. I began walking along the road. I ….. when …..
Đáp án:
Bài 1: Chia dạng đúng của động từ:
– had been waiting
– had been running
– had been stopping
– had been painting
– had been talking
– had been paying
– had been having
– had been raining
[FREE]Download 12 THÌ TIẾNG ANH – Tổng hợp cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết 12 THÌ để áp dụng vào các chủ điểm thi cử và giao tiếp thực tế
1. I’d been waiting for 15 minutes when I relised that I was in the wrong restaurant
2. At the same time the factory closed down, Tom had been working there for two years
3. The orchestra had been playing for about five minutes when a man in the audience started shouting
4. I’d been walking along the road for about ten minutes when a car suddenly stopped just behind me
Trên đây là toàn bộ kiến thức về thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn đồng thời hướng dẫn cách phân biệt với thì quá khứ hoàn thành nhằm để tránh xảy ra nhầm lẫn khi sử dụng 2 thì. Đến với Step Up sẽ giúp bạn có 1 nền tảng vững chắc nhất, vốn từ vựng mở rộng đủ để mình phát triển cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết dễ dàng hơn, làm ngữ pháp và giao tiếp linh hoạt hơn.
Với tiếng Anh, dù học giao tiếp thông thường hay công việc, thi cử thì thứ khiến ta ngại nhất đó chính là kỹ năng nói. Bạn sợ mình nói không tốt, nói không chuẩn, người khác không hiểu…nhưng trước đó bạn sẽ không thể thiếu yếu tố đầu tiên: Phát âm. Phát âm tiếng Anh chuẩn là nền tảng đầu tiên của việc giao tiếp tiếng Anh. Step Up có làm nghiên cứu trên 32 cao thủ tiếng Anh dân khối A thì có tới 29 người chọn phát âm là thứ đầu tiên họ học. Hầu hết họ đều khẳng định rằng học phát âm đã giúp cho họ nghe nói tiếng Anh tốt lên rất nhanh.
Tuy nhiên, vấn đề của người học luôn là cách phát âm tiếng Anh khác hoàn toàn với tiếng Việt, có những âm tiếng Anh có mà tiếng Việt không có. Vậy đâu làcách phát âm tiếng Anh chuẩn, làm thế nào để học phát âm tiếng Anh bài bản, có thể tự học phát âm tại nhà mà vẫn tự tin để giao tiếp? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
1. Tại sao phải học phát âm tiếng Anh?
Ngày xưa khi mà học tiếng Anh, hẳn bạn sẽ thấy việc đọc tiếng Anh rất khó. Kể cả những câu đơn giản như “Hello, How are you” cũng đã thấy cách đọc khác nhau rồi. Sau đó bạn vô tình nhận ra, nghe tiếng Anh thì bạn cũng không hiểu gì cả, không nghe được vì bộ nhận dạng âm thanh của bạn đang bị sai.
Ví dụ đơn giản: Từ business, lúc đầu mình nghĩ có 3 âm tiết, được đọc là “bi-zi-nít”. Thực tế người anh họ đọc là BIZ-niz: có 2 âm tiết và nhấn vào đầu. Nếu bạn nghe thấy từ này thì bạn sẽ không biết bởi nó chẳng hề nằm trong bộ nhớ âm thanh của bạn. Đó là lý do tại sao những người phát âm “sõi” thì nghe tiếng Anh rất đỉnh.
Trong tiếng Anh có rất nhiều âm mà tiếng Việt không hề có, tiêu biểu như /∫/, /ð/, /θ/…, Kèm theo đó là vô số các hiện tượng biến âm, nuốt âm, ngậm âm…
Một câu đơn giản như “What do you want?” trên thực tế sẽ không bao giờ được nói một cách “tử tế” theo kiểu đánh vần thong thả từng từ một, mà sẽ được “biến tấu” đại khái thành “wa-da-ya-want”_nói liền.
Thì đây chính là lý do tại sao cần học phát âm ngay nếu bạn muốn thoát mất gốc. Phát âm chính là phần giải nghĩa âm thanh, là bộ nhận dạng âm thanh của các bạn từ đây về sau. Phát âm tốt cũng đồng nghĩa với việc khả năng nghe của bạn sẽ lên 1 bậc. Sự tự tin với tiếng Anh của bạn cũng cao hơn vì nghe gì cũng hiểu, học từ vựng thì không chỉ nhớ cách viết mà còn nhớ được cách đọc tiếng Anh của nó nữa. Bạn sẽ cảm thấy mình được lắng nghe hơn và dần dần sẽ rất thích, tự tin giao tiếp vì bạn nói đến đâu người ta hiểu đến đó.
Đây là thứ các bạn không thể bỏ qua được khi bắt đầu học tiếng Anh. Và mình đảm bảo rằng là khi mà phát âm chuẩn rồi thì tiếng Anh của bạn sẽ lên rất nhanh.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trước khi có thể trả lời sâu hơn về cách phát âm tiếng Anh chuẩn là thế nào, hãy cùng phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm: pronunciation và accent.
Pronunciation
Pronunciation là cách chúng ta phát âm các từ vựng. Pronunciation tập trung vào việc phát âm từng âm một: nguyên âm (vowels), phụ âm (consonants), nguyên âm đôi (diphthongs) hay stress (trọng âm). Ví dụ, từ finance được phát âm là /ˈfaɪnæns/, faɪˈnæns/ hoặc /fəˈnæns/, thì có trọng âm của 2 cách sau rơi vào âm tiết thứ 2 (second syllable), còn ở cách phát âm đầu tiên trọng âm lại rơi vào âm tiết thứ nhất (first syllable).
Accent
Accent là chất giọng của bạn của bạn khi phát âm. Có thể đó là Anh – Anh, Anh – Mỹ, Anh – Úc,…Cũng giống ở Việt Nam có giọng miền Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng miền là có giọng đặc trưng riêng: Hà Nội, Huế, Nghệ An,…Một ví dụ điển hình về accent đó là: Ở đất nước chuột túi Australia, có 3 lớp giọng trong xã hội:
Cultivated – được dùng bởi 10% dân số và khá giống giọng Anh – Anh.
Broad – dùng bởi tầng lớp công nhân, nhân viên, những người đi làm và số lượng cũng rơi vào khoảng 10%.
General – được dùng bởi phần đông người dân.
Nếu bạn phát âm theo một accent chuẩn sẽ khiến người nghe cảm thấy nể bạn hơn “Ô, bạn nói tiếng Anh xịn quá”.
Vậy phát âm chuẩn là gì?
Phát âm chuẩn được hiểu là phát âm (pronunciation)đúng từng âm tiết và rõ ràng mà không phụ thuộc vào chất giọng (accent) của bạn như thế nào. Accent của bạn sẽ giúp việc phát âm của bạn một cách rõ ràng và chính xác.
3. Các lỗi phát âm người Việt thường hay mắc phải
Thật đáng tiếc khi có những bạn khi giao tiếp có ý tưởng hay, lập luận ổn, nhưng tất cả lại chỉ trong phạm vi suy nghĩ mà không thể hiện được cho người đối diện biết chỉ vì phát âm không tự nhiên.
Một số lỗi thường gặp trong cách phát âm của người Việt như sau:
1. “Lược bớt” âm cuối
Đây là lỗi gặp nhiều nhất trong cách phát âm tiếng Anh của người Việt. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi tiếng Việt chúng ta nói tự nhiên, không có hiện tượng “bật hơi” các âm cuối. Vì không phát âm âm cuối nên có thể xảy ra các tình huống hiểu lầm tai hại.
Ví dụ với các từ: wife, wine, white bạn sẽ không thể có cùng một cách phát âm giống nhau.
2. Không biết cách đọc phiên âm tiếng Anh khi tra từ điển
Đơn giản vì bạn chưa biết và chưa nhớ bảng ký hiệu phiên âm quốc tế IPA. Có một thực tế rằng, hầu hết khi chúng ta tiếp xúc với tiếng Anh từ khi còn tiểu học, ta thường đọc theo những gì sách dạy và theo hướng dẫn thầy cô nhưng thực tế không biết IPA là gì, không được hướng dẫn cụ thể nó là gì. Điều này gây nên hậu quả đọc tiếng Anh sai mà cũng không hề biết mình đang sai và không biết phải sửa như thế nào?
3. Phát âm lẫn lộn giữa các âm tiết
Hệ quả từ việc không nắm rõ về bảng IPA dẫn đến việc cách học phát âm tiếng Anh bị sai lệch các âm tiết. Hoặc đó là bạn “không thể phát âm” chính xác các từ. Dưới đây là một số lỗi điển hình khi người Việt học và luyện phát âm tiếng Anh.
Lẫn lộn khi phát âm /z/ và /s/.
Lẫn lộn khi phát âm /s/ và /ʃ/. Ví dụ: She sells seashells by the seashore
Phát âm sai âm /ð/ thành /z/ hay /d/. Ví dụ: This /ðɪs/
Phát âm sai sai /θ/ phát âm thành /t/ hoặc /th/ trong tiếng Việt. Ví dụ: Thank /θæŋk/
Phát âm các âm /ʒ/ và /dʒ/ bị thay thế bởi /z/. Ví dụ: Television /‘telɪvɪʒn/
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
4. Không nhấn trọng âm/ Nhấn sai trọng âm trong từ hoặc trong câu.
Với trọng âm từ: Một từ nhấn sai trọng âm sẽ làm thay đổi nghĩa của từ. Bạn không thể phát âm từ bữa tráng miệng dessert thành sa mạc desert được! Một ví dụ điển hình về việc nhấn trọng âm khiến bạn bấn loạn:
Photograph
Photography
Photographer
Photographic
Nếu không nắm rõ từng phát âm từng từ thì bạn sẽ bỏ qua việc nhấn trọng âm hoặc nhấn sai khiến người nghe không thể hiểu được.
Với trọng âm câu: Đây được coi là ngữ điệu của câu khi giao tiếp. Người học thường có xu hướng bỏ qua trọng âm câu, nói với giọng “bình bình” mà không tạo điểm nhấn khi nói.
5. Nói lưu loát và nói chuẩn
Một số bạn khi học cách phát âm tiếng Anh thường mong muốn mình thật “ngầu” bằng việc bắt chước cách nói y hệt của người bản xứ, khi đó họ có các cách nuốt âm, nối âm,… não bạn sẽ phải xử lý 2 việc cùng 1 lúc: nói sao cho lưu loát và nói chuẩn. Nhưng để đạt được vậy thì bạn phải theo từng bước mà rất khó để thực hiện cùng 1 lúc cả 2.
4. Nên học phát âm Anh – Anh hay Anh – Mỹ?
Khi nhắc tới “phát âm” tiếng Anh, dường như có một vấn đề kinh điển người học rất hay gặp phải. Đó là, nên học phát âm kiểu Anh – Anh (British English) hay Anh – Mỹ (American English)??? Có những niềm tin sai lầm cho rằng kỳ thi IELTS hay TOEFL thích một trong hai giọng Anh trên hơn. Điều không khác gì việc chấm điểm tiếng Việt 3 miền Bắc-Trung-Nam xem giọng Việt vùng nào chuẩn hơn, rõ ràng là rất vô lý. Vậy nên bạn chỉ cần xác định là chúng khác biệt như thế nào rồi lựa chọn là được.
Giọng Anh – Anh hay Anh – Mỹ là gì?
+ Giọng Anh – Mỹ: Là giọng Mỹ phổ thông (General American), là giọng thường hay nghe trên đài, TV show, phim ảnh. Giọng phổ thông này được coi là quy chuẩn và nhiều người Mỹ cũng nói giọng đó. Tất nhiên mỗi vùng miền có âm địa phương khác nhau nhưng sự khác biệt không đáng kể.
+ Giọng Anh – Anh: Giọng chính thống, giọng BBC, giọng của các tầng lớp trên, và còn được gọi là “Queen’s English”, giọng Nữ Hoàng. Giọng này chỉ được nói bởi thiểu số người Anh nhưng lại là giọng chúng ta nghe nhiều nhất trên phim ảnh truyền hình, còn lại họ dùng giọng địa phương, khá khó nghe với nhiều người mới chỉ bắt đầu học tiếng Anh.
Một số sự khác biệt trong cách phát âm Anh – Anh và Anh – Mỹ
Dưới đây là một video ngắn khá hài hước về hai người bạn này nói tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ khác nhau thế nào.
Có một số sự khác việt trong 2 cách phát âm như sau:
1. Lược bớt âm tiết trong Anh – Mỹ
Không phải tự nhiên mà người ta gọi dân Mỹ là dân “lười” khi mà trong phát âm, xu hướng của họ là đọc 1 từ sao cho thật nhanh. Chính vì vậy, họ thường lược bỏ các âm tiết. Những chữ như “restaurant”, “chocolate” hay “beautiful”, nếu người Anh tỉ mẩn đọc từng chữ thì người Mỹ ăn bớt âm giữa, là âm không quan trọng thì chữ còn lại có 2 âm.
2. Cách phát âm âm “t”
Khi Anh – Anh phát âm “t” rõ ràng thì với Anh – Mỹ nếu âm “t” không nằm đầu câu thì hầu hết sẽ biến thành âm “d”. Thay vì nghe là “water” thì mình nghe là “wader”, cách này nếu các bạn nghe và luyện được cách đọc các từ cũng sẽ nhanh hơn
3. Âm tiết cuối “r”
Đây là một âm đặc trưng của giọng Mỹ. Trong khi người Mỹ phát âm âm “r” hết sức rõ ràng bằng cách uốn lưỡi để tạo độ vồng như trong “car” thì người Anh lại để nó “silent”, không phát âm trừ trường hợp trọng âm rơi vào nó.
4. Trọng âm
Những từ mượn của Pháp như “garage” thì người Mỹ nhấn âm cuối trong khi người Anh nhấn âm trước đó. Các từ sau nằm trong số này: adult, ballet, baton, beret, bidet, blasé, brevet, brochure, buffet, café, canard, chagrin, chalet, chauffeur, chiffon, cliché, coupé, croissant, debut, décor, detail, détente, flambé, frappé, gourmet, lamé, montage, parquet, pastel, pastille, pâté, précis, sachet, etc.
5. Đuôi “ile” và đuôi “ine”
Người Anh có xu hướng đọc thành âm “i” thành “aɪ” trong khi người Mỹ đọc âm “i” này thành /ɪl.
6. Các trường hợp từ kết thúc bằng các hậu tố -ary -ery -ory -bury, -berry, -mony:
Trong khi người Mỹ vẫn nhấn vào các âm “a”, “e”, “o” của các hậu tố đó thì người Anh hầu như bỏ qua và chỉ giữ mỗi âm “ry” hay “ny” cuối.
Vậy lựa chọn học theo cách phát âm tiếng Anh nào?
Câu trả lời thực ra rất đơn giản. Lựa chọn học theo kiểu phát âm nào là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, chính bản thân bạn! Việc của bạn là tự hỏi và trả lời thật rõ ràng những câu hỏi nhỏ dưới đây:
Bạn thấy thích chất giọng nào hơn?
Giọng nào bạn thấy dễ bắt chước hơn?
Các bạn bè của bạn thường sử dụng giọng nào để giao tiếp?
Giọng nói nào bạn thường xuyên bắt gặp trong môi trường học tập hay công việc?
Khi đó Anh – Anh hay Anh – Mỹ không còn là câu hỏi mỗi khi bạn lựa chọn học phát âm nữa. Vì mục đích học tiếng Anh là để sử dụng. Dù bạn có nói tiếng Anh nào với giọng phổ thông thì cộng đồng học tiếng Anh sẽ hiểu bạn.
Một số nhận định cảm quan về giọng Anh – Anh và Anh – Mỹ:
Với giọng Anh – Mỹ
Nếu bạn nói Anh Mỹ, mọi người nói tiếng Anh sẽ hiểu bạn
Có nhiều lựa chọn về phim ảnh, game show và các chương trình truyền hình thực tế hơn để học tiếng Anh. Ngành truyền thông của Mỹ sản xuất ra nhiều chương trình đa dạng, hấp dẫn, vui nhộn, lý thú hơn.
Các tài liệu trên mạng nhiều giọng Anh Mỹ hơn (Ví dụ điển hình là Youtube)
Có gần 10 lần số người nói giọng Anh Mỹ hơn giọng Anh Anh. Khi bắt gặp 1 người học tiếng Anh, khả năng rất cao là người ta nói Anh Mỹ chứ không phải Anh Anh.
Người Anh có thái độ bình thường với những người nói Anh Mỹ.
Với giọng Anh – Anh
Nếu bạn nói Anh Anh, mọi người nói tiếng Anh sẽ hiểu bạn
Các từ điển Anh-Anh luôn chính xác và học thuật hơn là các từ điển Anh-Mỹ
Những người nói tiếng Anh Anh thường được cho là rất thông minh, có nền tảng giáo dục rất cao và nhiều đức tính tốt khác.
5. IPA – Công cụ để có phát âm tiếng Anh chuẩn
Bài hát ABC Song có thể thể bạn đã rất quen khi mới bắt đầu học tiếng Anh. Ở đó giới thiệu 24 chữ cái tiếng Anh. Đây chỉ là mặt chữ, thực tế cách luyện phát âm tiếng Anh lại dựa vào bảng ký hiệu phiên âm quốc tế – IPA.
IPA là hệ thống là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một cách chuẩn xác và riêng biệt. Nó được phát triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế (ban đầu là Hội Giáo viên Ngữ âm – Dhi Fonètik Tîtcez’ Asóciécon) với mục đích trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi thứ tiếng trên thế giới. – Theo WikiPedia.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong tiếng Anh, bảng phiên âm hoàn toàn khác với bảng chữ cái, do đó do đó nhìn vào chữ viết thôi thì chúng ta sẽ không thể phát âm chính xác từng âm tiết được. Để đọc chuẩn các từ tiếng Anh chúng ta phải học bảng ký tự phiên âm của nó, sau đó nhìn vào phiên âm tiếng Anh của nó trong từ điển để phát âm chuẩn xác, về sau trong quá trình giao tiếp nhiều chúng ta sẽ tự nhớ phát âm của chữ viết mà không cần tra từ điển nữa.
Với kỹ năng nghe: Khi bạn viết các âm đó được tạo ra như thế nào, bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra chúng khi nghe. Ví dụ nếu bạn biết về IPA, khi ai đó nói rằng /ɪˈstæblɪʃ/ thì bạn sẽ biết từ này là establish. Sau đó tra từ điển, bạn hoàn toàn hiểu nghĩa của từ.
Với kỹ năng nói: Khi đã nắm rõ các âm trong IPA thì bạn mới có thể nói chuẩn 1 từ, đồng thời người nghe cũng sẽ hiểu bạn nói gì.
Các thành phần trong bảng IPA
Bảng phiên âm IPA tiếng Anh có chứa 44 âm (sounds), trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm. Trong nguyên âm có 12 nguyên âm đôi (monophthongs) và 8 phụ âm (diphthongs. Các âm kết hợp với nhau hình thành cách phát âm của từ. Mỗi từ sẽ có trọng âm từ tương ứng.
Bảng phiên âm tiếng Anh IPA đầy đủ
1. Nguyên âm đơn – monophthongs
Khái niệm
Nguyên âm được hiểu là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể đứng một mình hoặc có thể đứng kèm các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.
Các nguyên âm chính trong hệ thống tiếng Anh (Anh – Mỹ)
Phân loại các nguyên âm
Việc phân loại nguyên âm dựa vào bốn khía cạnh chính:
a. Vị trí của lưỡi (tongue position)
Dựa theo vị trí đặt lưỡi khi phát âm, chúng ta chia các nguyên âm ra thành trước (front), giữa (middle) và sau (back). Ví dụ, /i/ là một nguyên âm trước vì phần trước của lưỡi sẽ đi lên phần trước của miệng khi phát âm, còn /u/ là nguyên âm sau vì phần sau của lưỡi sẽ đi lên nhưng hướng về phía sau của miệng.
Chúng ta cũng chia nguyên âm thành nguyên âm cao (high) và nguyên âm thấp (low). Ở các nguyên âm cao, lưỡi bạn sẽ đẩy lên cao gần khoang miệng như trong âm /i/, và ngược lại ở các nguyên âm thấp, lưỡi lại dẹt xuống phía dưới của khoang miệng, như khi bạn phát âm /ae/.
Hãy cùng nhìn hình minh họa dưới đây:
b. Độ tròn môi (lip shape)
Môi được coi là trong nếu khi phát âm vùng miệng tạo hình chữ O, còn lại sẽ là căng (không tròn).
– Các nguyên âm trước và giữa luôn không tròn môi.
– Các nguyên âm sau /uː/, /ʊ/, /ɔː/ thì tròn môi (/ɑː/ và /ɒ/ không tròn môi).
c. Độ căng của cơ miệng
Độ căng này chỉ tới mức độ căng và dãn của cơ quanh miệng khi bạn phát ra các nguyên âm.
– Nguyên âm căng (được tạo do cơ căng nhiều): /iː/, /ɔː/, /uː/, /ɜː/, /ɑː/. Độ dài nguyên âm căng có thể thay đổi và thường dài hơn nguyên âm giãn.
– Nguyên âm giãn (được tạo do cơ căng ít): /ɪ/, /e/, /æ/, /ʊ/, /ɒ/, /ʌ/, /ə/. Nguyên âm giãn thì luôn luôn ngắn.
Từ đó, ta cũng có sự phân chia các nguyên âm đơn trong tiếng Anh thành nguyên âm đơn ngắn và nguyên âm đơn dài. Nguyên âm dài thường có được phát âm dài hơi hơn, nhấn mạnh hơn và rõ ràng hơn so với những nguyên âm ngắn.
Dưới đây là chi tiết cách phát âm các nguyên âm đơn dài và nguyên âm đơn ngắn.
Nguyên âm đơn ngắn
Nguyên âm /i/
Cách phát âm: lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi trên và dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên, phát âm kéo dài hơn so với nguyên âm ngắn. Dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm tiếng anh với nguyên âm /i/
Nguyên âm ngắn /e/ hay /ɛ/
Phát âm giống âm /i/ nhưng quãng giữa môi trên và môi dưới rộng hơn cùng với vị trí lưỡi thấp hơn một chút.
Nguyên âm ngắn /æ/
Để phát âm được nguyên âm này, bạn cần đặt lưỡi của mình ở vị trí thấp, mở rộng miệng và chuyện động lưỡi theo hướng đi xuống. Dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm tiếng anh với nguyên âm /æ/
Nguyên âm ngắn /ʌ/
Bạn hãy mở miệng rộng bằng một nửa và đưa lưỡi về phía sau so với khi phát âm nguyên âm /æ/.
Nguyên âm ngắn /ʊ/
Bạn di chuyển lưỡi về phía sau, đặt môi tròn và mở hẹp. Cùng xem hình ảnh khẩu hình miệng khi phát âm tiếng anh âm /ʊ/
Nguyên âm ngắn /ɒ/ hay /ɔ/
Đối với nguyên âm này có vị trí ở giữa âm nửa môi và âm mở đối với vị trí của lưỡi, khi phát âm thì tròn môi để có được cách đọc tiếng Anh chuẩn xác nhất.
Nguyên âm đơn dài
Nguyên âm /i:/
Cách phát âm: lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi trên và dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên, phát âm rất ngắn.
Nguyên âm dài /ɑː/
Bạn mở miệng vừa phải( không quá rộng hay quá hẹp), sau đó đưa lưỡi xuống thấp và hơi về phía sau một chút.
Nguyên âm dài /ɔː/
Bạn điều khiển lưỡi của mình di chuyển về phía sau, đồng thời hơi nâng phần lưỡi phía sau lên, môi tròn và mở rộng.
Nguyên âm dài /ɜ:/
Đối với nguyên âm dài này, khi phát âm bạn hãy đặt vị trí lưỡi thấp, mở miệng vừa, vị trí lưỡi thấp.
Nguyên âm dài /u:/
Bạn hãy đặt môi mở nhỏ, tròn và đưa lưỡi về phía sau so với âm /ʊ/.
2. Nguyên âm đôi – Diphthongs
Nguyên âm đôi là sự kết hợp của 2 nguyên âm đơn với nhau trong cùng một âm tiết.
Nguyên âm đôi được chia thành 3 nhóm:
Nhóm tận cùng là ə: /ɪə/ như trong “fear”, /eə/ như trong “chair” , /ʊə/ trong “sure”.
Nhóm tận cùng là ɪ :/eɪ/ trong “play”, /ai/ trong “life”, /ɔɪ/ trong “choice”.
Nhóm tận cùng là ʊ:/əʊ/ trong “low”, /aʊ/ trong “now”.
Trong nguyên âm đôi, âm đầu tiên là âm chính và âm thứ hai là âm khép miệng, chứ không hoàn toàn là phát từng âm đơn riêng lẻ.
3. Phụ âm – Consonants
Khái niệm
Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm nhau trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói khi phối hợp với nguyên âm.
Phân loại các phụ âm
a. Phân theo cách thức phát âm (dựa vào hơi thở)
Âm bật hơi
Trong quá trình tạo các âm, dòng hơi từ phổi hoàn toàn bị chặn ở một số nơi, sau đó được bật ra: /p/, /b/, /t/, /d/, /k/, và /g/.
Âm tắt
Dòng hơi bị đè nén, nhưng không hoàn toàn bị chặn: /f/, /v/, /θ/, /ð/, /s/, /z/,/ʃ/, /ʒ/ và /h/.
Âm xát
Các âm này bắt đầu được tạo giống như các âm bật hơi, với việc chặn hoàn toàn dòng hơi hoặc đóng vùng thanh âm, và kết thúc với dòng hơi bị chặn như các âm tắt: /t̬ʃ/ và /dʒ/.
Âm mũi
Âm mũi là âm được tạo với dòng hơi thoát qua mũi: /m/, /n/, và /ŋ/.
Âm bên
Âm bên cho phép dòng hơi thoát ra hai bên cạnh lưỡi: /l/
Âm tiếp cận (Bán nguyên âm)
Trong việc tạo âm tiếp cận, một cơ quan cấu âm áp sát cơ quan khác, nhưng vùng thanh âm không bị thu hẹp để tạo dòng hơi xoáy: /j/, /w/ và /r/.
b. Phân theo vị trí phát âm (bên trong miệng hoặc họng)
Âm đôi môi: môi trên và môi dưới tiếp cận hoặc chạm nhau
/p/, /b/, /m/, /w/
Âm lưỡi răng: môi dưới tiếp cận hoặc chạm răng trên
/f/, /v/
Âm răng/ Giữa răng: đầu lưỡi đưa vào giữa răng trên và răng dưới
/θ/, /ð/
Âm lợi: đầu lưỡi tiếp cận hoặc chạm vòm lợi phía sau răng hàm cửa trên
/t/ – /d/, /s/ – /z/, /n/, /l/, /r/
Âm gạc lợi (hoặc sau lợi): đầu lưỡi hoặc thân lưỡi chạm vào vị trí giữa vòm lợi và gạc cứng
c. Tổ hợp phụ âm (Consonant Clusters) Trong tiếng Anh, tổ hợp phụ âm là một nhóm (gồm một hoặc nhiều hơn hai) phụ âm đứng liền nhau trong một từ, không bị ngắt, tách hay xen giữa bởi nguyên âm khi phát âm.Tổ hợp phụ âm thường gây khó khăn cho nhiều bạn khi học tiếng Anh vì chúng không hề tồn tại trong ngôn ngữ của chúng ta.
Các tổ hợp phụ âm có thể đứng ở các vị trí khác nhau trong một từ:
Vị trí đầu (initial clusters): freedom /ˈfriːdəm/, green /ɡriːn/
Vị trí giữa (medial clusters): offspring /ˈɒfsprɪŋ/, enclose /ɪnˈkləʊz/
Vị trí cuối (final clusters): collect /kəˈlekt/, adapt /əˈdæpt/
4. Stress (Trọng âm)
Thế nào là trọng âm của từ? Đó là lực phát âm được nhấn vào một âm tiết nhất định trong một từ. Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác. Cần phải nhớ rằng trọng âm chỉ rơi vào những âm tiết mạnh tức là những âm tiết có chứa nguyên âm mạnh, nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài. Trọng âm của từ sẽ được ký hiệu bằng dấu trọng âm (stress mark) là dấu (‘)
VÍ DỤ:
Nguyên tắc thêm trọng âm.
Nguyên tắc trọng âm có rất nhiều, dưới đây xin chỉ được liệt kê ra 5 nguyên tắc chính mà ai học phát âm tiếng Anh cũng nên “nằm lòng”.
1. RULE 1: Với từ chỉ có 2 âm tiết (two syllable words)
Với động từ kết thúc bằng đuôi ow, en, y, el, er, le, ish: Nhấn vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ: to open, to follow, to hurry, to struggle, to flatter, to finish…
2. RULE 2: Từ có 3 âm tiết trở lên: Nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối trở lên.
Ví dụ to celebrate, curriculum, to unify,…(ngoại trừ to develop, imagine, banana)
3. RULE 3 : với các trường hợp có hậu tố (suffixes)
a) Nhấn trọng âm trước C-I-V (consonant-I-vowel) Ví dụ australia, religious, physician..
b) Nhấn trọng âm trước ic Ví dụ: titanic, panasonic, pacific….ngoại trừ rhetoric, lunatic, catholic, arithmetic, politics, Arabic
c) Nhấn trọng âm chính những âm tiết kết thúc bởi: ade, oo, oon, ee, een, eer, ese, ise, ize, aire, self Ex: pickaboo, millionaire, cocoon, analyze, engineer, themselves….
d) Nhấn trọng âm trước tion, tal Ví dụ: tradition, continental…
4. RULE 4: Với các cụm từ (phrases)
Cụm danh từ (noun phrases):
a) WH – to inf ; whether/if – to V; gerund + O: Nhấn trọng âm vào từ cuối cùng
Ví dụ: what to do, learning english…
b) Danh từ ghép: Danh từ + tính từ: Trọng âm ở danh từ
Ví dụ: a handsome and good man…
Cụm tính từ/ trạng từ (adj / adv phrases): (thường) nhấn vào từ cuối cùng
Ví dụ: the book on the table, the girl standing over there, in the morning, by car…
5. RULE 5: Nhấn trọng âm trong một câu (within sentences)
Khi nói một câu hoàn chỉnh, bạn nên để ý nhấn trọng âm vào một số vị trí sau nhằm giúp câu nói nghe được tự nhiên nhất và dễ hiểu với người bản ngữ nhất. Đó là:
# verbs: nhấn vào động từ cuối cùng # nouns: nhấn vào danh từ cuối cùng # adv: thường nhấn vào trạng từ để tạo sắc thái cho câu # before commas: đặt trọng âm trước các dấu phẩy trước khi bạn tạm nghỉ/ ngắt câu nói của mình # on reflexive pronouns: nhấn ở các đại từ phản thân Ex: I go to school and learn English; I do it myself;…
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Intonation được mệnh danh là “the melody of language” – tức là giai điệu của ngôn từ. Bởi intonation giúp người ta khi nói có thể nâng lên hạ xuống tone giọng của mình, tạo sự uyển chuyển trong lời nói và hỗ trợ trong việc thể hiện cả ẩn ý hay cảm xúc của người nói. Nếu lời bạn nói có được ngữ điệu tốt thì chắc chắn ý tứ bạn muốn truyền đạt sẽ mạnh mẽ và thú vị hơn nhiều đấy. Có 4 ngữ điệu chính trong cách học phát âm tiếng Anh như sau:
1. Ngữ điệu trầm (Falling Intonation)
Đây là ngữ điệu bạn sẽ hạ giọng ở cuối câu. Một số trường hợp sau bạn sẽ dùng ngữ điệu trầm.
Kết thúc một câu trần thuật: Ví dụ: Have a nice day.
Cuối câu hỏi với các từ để hỏi như where, what, why, when, how, who: Ví dụ: What’s his name? Why did you leave? How are you doing?
2. Ngữ điệu bổng/ cao (Rising Intonation)
Bạn thường nâng giọng điệu lên ở những câu hỏi yes/no. So sánh với việc hỏi những câu “When did you leave?” thì cách hỏi “Did you leave?” không thể để đoạn cuối câu trầm xuống được.
Ví dụ:
+ Does they know about it?
+ Can you call me tomorrow?
+ Is it good?
+ Really?
3. Ngữ điệu kéo dài (Non-final Intonation)
Với việc sử dụng ngữ điệu kéo dài như không có hồi kết cho câu, việc nâng hay hạ giọng diễn ra một cách tự nhiên ở đoạn giữa của câu, và đoạn cuối cùng thường được kéo dài ra hơn một chút…Một số trường hợp sử dụng ngữ điệu kéo dài:
+ Suy nghĩ chưa kết thúc: Ex: “When I saw him…” hay “If I were a doctor…”
+ Dùng với những từ mang tính chất giới thiệu ý mới: Ex: actually, by the way…
+ Khi có một loạt các từ được liệt kê: Ex: I like football, basketball, tennis, and golf.
4. Ngữ điệu dao động (Wavering Intonation)
Ngữ điệu kiểu này thường được dùng để biểu đạt những cảm xúc hay thái độ cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể, ví dụ: tức giận, ngạc nhiên, bối rối, tiếc nuối… Việc nâng hay hạ giọng vì thế cũng nhịp nhàng thay đổi giữa các từ của câu.
Thử nói câu “Thanks a lot” với những sắc thái khác nhau nhé:
+ Trong tình huống thông thường
+ Lúc bạn cực kỳ hạnh phúc vì được giúp đỡ
+ Khi bạn đang có ý mỉa mai
7. Lưu ý đặc biệt khi học phát âm tiếng Anh: Nối âm
Khi học phát âm, bạn sẽ không phát âm theo cách từng từ riêng lẻ, tách rời từng từ trong câu. Ngoài ngữ điệu, bạn sẽ thấy để đạt được sự trôi chảy trong phát âm là nối âm. Nối âm giữa các từ trong câu để tạo được sự nhịp nhàng và trôi chảy trong lời nói. Tuy nhiên, chớ nhầm việc này với cách bạn cố ý nói “nhanh”. Bạn không cần phải nói nhanh, người bản ngữ khi nói cũng vậy. Họ nối âm mà không cần nói nhanh, nhưng vẫn tạo được sự liền mạch trong lời nói của mình. Điều cần chú ý là bạn nên nhấn mạnh vào những từ chủ đề vì việc này phần nào sẽ giúp bạn chậm lại ở những phần khác trong câu “đúng chỗ một cách tự nhiên”. Các quy tắc nối âm bao gồm:
1. Liên kết phụ âm với nguyên âm
Nếu từ kết thúc bằng phụ âm và từ tiếp theo bắt đầu bằng nguyên âm thì khi phát âm sẽ được nối âm từ trước đó, lúc này cách phát âm sẽ giống như từ thứ 2 đó bắt đầu bằng phụ âm.
Ví dụ: Come in, I like it, get up late,…
2. Liên kết phụ âm với cùng phụ âm
Khi một từ kết thúc bằng phụ âm và từ tiếp theo bắt đầu trùng với phụ âm trước đó thì chỉ phát âm 1 phụ âm. Đồng thời không tạo đi ngắt khi phát âm giữa 2 từ, nhưng sẽ nhấn mạnh hơn với phụ âm đó.
Ví dụ: She speaks Spanish => She speak Spanish
Well lit => Well it
Black cat => Black at
3. Phát âm khi phụ âm nối với phụ âm
Khi một từ kết thúc bằng phụ âm, ngay sau đó là một phụ âm khác thì sẽ không có nhịp dừng giữa 2 phụ âm đó. Nếu bạn tạo điểm dừng, vô tình sẽ có thêm 1 âm tiết phụ được chèn vào giữa và làm thay đổi cách phát âm, tạo thay đổi nghĩa.
Ví dụ: Đảm bảo bằng bạn phát âm good time không thành good a time, help me không thành help a me
4. Liên kết giữa nguyên âm với nguyên âm
Khi một từ kết thúc bằng nguyên âm và từ tiếp theo bắt đầu bằng nguyên âm, chúng ta sẽ không có nhịp nghỉ giữa các từ. Khi đó sẽ chèn một âm tiết ngắn là /w/ vào giữa 2 nguyên âm nếu nguyên âm sau bắt đầu bằng /ʊ/ và /oʊ/; chèn âm tiết /y/ ngắn nếu sau đó là nguyên âm /ei/ /i/ và /ai/
Ví dụ: go out => Go wout
They are => They yare
5. Cắt giảm đại từ của câu.
Ở phần trọng âm chúng ta đã biết rằng các đại từ thường không được nhấn mạnh. Ví dụ: chữ “h” thường bị “câm” trong những đại từ như he, him, his, her, hay hers, đặc biệt là khi những đại từ đó không phải từ đầu tiên của một câu. Tương tự với “th” trong them.
Ví dụ:
I love her 🡪 “I lover”
I knew her 🡪 “I newer”
Did he 🡪 “didee”
Has he 🡪 “hazee”
Có rất nhiều từ hay cách nói có sự khác nhau trong văn cảnh đời thường (casual) với tình huống trang trọng (formal). Bạn cũng nên lưu ý điều này khi học và luyệnphát âm tiếng Anhcũng như sử dụng phát âm sao cho phù hợp hoàn cảnh.
6. Một số nguyên tắc rút gọn khác
Bảng dưới đây tổng hợp một số nguyên tắc rút gọn được dùng rất thường xuyên trong văn nói (giao tiếp đời thường) bạn có thể tham khảo.
Formal, Careful Speech (trang trọng)
Informal, Relaxed Speech (ít trang trọng hơn)
Examples
you
ya
I’ll call ya. See ya.
because
‘cuz
I did it ‘cuz I wanted to. I’m tired ‘cuz I worked all day.
I don’t know
I dunno
I dunno why. I dunno what to do.
let me
lemme
Lemme do it. Lemme help you. Lemme talk to him.
give me
gimme
Gimme a call. Gimme a break! Can you gimme a minute?
did you…?
joo
Joo call me? Why joo do it? Joo go out last night?
do you want to…?
wanna…?
Wanna go out? Wanna dance? What do you wanna do?
have got to…
gotta…
I gotta go. You gotta do it.
should’ve would’ve could’ve must’ve
shoulda woulda coulda musta
You shoulda told me. It woulda been nice. We coulda come. You musta seen it.
shouldn’t have wouldn’t have couldn’t have
shouldna wouldna couldna
You shouldna done that. I woundna known. It couldna happened.
going to
gonna
I’m gonna go. It’s gonna rain. What are you gonna do?
what do you…?
wadda you…?
Whadda you want? Whadda you doing? Whadda you think?
a lot of
a lotta
That’s a lotta money. I’ve got a lotta friends.
kind of
kinda
It’s kinda hot. What kinda car is that?
out of
adda
Get adda here. I’m adda money. You’re adda your mind. nghĩa là: You’re crazy.
go to
goddu
I go to work. Let’s go to a concert.
yes
yeah yup
Yeah. It’s good. Yup. I did it.
no
nope
Nope. I’m not going. Nope. That’s not right.
-ing
in’
What are you doin’?Nothin’ much.
8. Cách để phát âm chuẩn không tì vết
Khi bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn sẽ không dễ dàng nhận ra được các âm thanh bởi cách phát âm hoàn toàn khác nhau. Sau khi đã nắm được bảng IPA và các quy tắc phát âm, hãy dành thời gian ít nhất 10 phút mỗi ngày để tập phát âm theo playlist của Step Up English trên Youtube nhé.
Với 20 video clip hướng dẫn chi tiết, Step Up đã chia ra và nhóm lại những âm tương tự, na ná và dễ bị nhầm lẫn với nhau. Sau đó cùng thực hiện theo các bước này nhé:
Bước 1: Xem đầy đủ 20 video hướng dẫn về cách phát âm của Step Up
Bước 2: Hãy nghe thử một đoạn nói mẫu của người bản xứ, ghi nhớ khẩu hình và âm thanh khi họ nói đến âm mà bạn đang học. Sau đó, hãy luyện tập và bật ghi âm, đồng thời nhìn qua gương xem đã giống khẩu hình của họ chưa nhé. Lưu ý lại là tiếng Anh có trọng âm từ, trong âm câu, ngữ điệu, nối âm,…như các phần trên đã giới thiệu.
Bước 3: Luyện tập đọc đoạn văn bản dài hoặc nhại lại phim để luyện tập phản xạ cơ miệng đọc tiếng Anh. Phát âm là kỹ năng đòi hỏi thực hành rất cao, bạn đừng nên học một mình, tốt nhất hãy rủ một nhóm bạn cùng học và kiểm tra cho nhau, nếu có thể, hãy tìm một người bạn nước ngoài để hướng dẫn cho bạn.
Hãy thực hành từng bước, rồi bạn sẽ phát âm chuẩn tiếng Anh!
9. Nguồn tài liệu luyện tập cho từng cách phát âm tiếng Anh
Như đã giới thiệu ở trên, có 2 accent phát âm chính mà hầu hết người học tiếng Anh dùng đó là Anh – Anh và Anh – Mỹ. Tương ứng với mỗi accent, sẽ có rất nhiều kênh và nguồn tài liệu để bạn luyện tập. Step Up giới thiệu với bạn các kênh Youtube – đi đầu trong việc là một công cụ vừa học vừa giải trí tiếng Anh tuyệt vời, thực sự đa dạng và… hoàn toàn miễn phí. Hy vọng với các kênh dưới đây, bạn sẽ lựa chọn được nguồn hợp lý cho chính mình để có cách phát âm chuẩn tiếng
Đây là kênh tin tức chính thống bằng tiếng Anh – Anh, đa số nói chậm, rõ và có phụ đề. Là một kênh kinh điển để luyện nghe và hướng dẫn phát âm tiếng Anh với người học
Đây là kênh của Anna – một cô giáo xinh đẹp, giọng hay và rất dễ nghe. Các bài giảng đều hài hước, hấp dẫn, độc đáo và đưa ra nhiều tips học tiếng Anh.
Kênh có cực kỳ cực kỳ nhiều những cách học tiếng Anh, chủ điểm ngữ pháp tới phong cách giao tiếp trong tiếng Anh… rất phù hợp nếu bạn đang muốn học tiếng Anh nhanh gọn và thực dụng.
4. Speak English With Mr Duncan: Ai đã từng mày mò tự học tiếng Anh thì hẳn không thể bỏ qua series các video hài hước và vô cùng hữu ích từ Mr Duncan, được chia thành nhiều bài học với cấp độ khó tăng dần, rất phù hợp với các bạn đang học tiếng Anh từ đầu.
Kênh này tương đối giống với kênh BBC nhưng giọng chủ yếu là giọng Mỹ. Các bài nói hết sức dễ nghe, có phụ đề và nội dung hài hước, đa dạng, hữu ích cho người mới học tiếng Anh.
Anh – Mỹ chuẩn với cô giáo người Mỹ đây. Chủ đề theo các video đa dạng và thực dụng, đa số cũng rất chậm rãi và dễ nghe nữa. Rất nhiều video hướng dẫn phát âm tiếng Anh, bạn cách nói một câu tiếng Anh chuẩn, hướng dẫn từ cách nối âm, nối từ, ngữ điệu lên xuống trong câu,…
Mỗi video là một câu chuyện ngắn có ý nghĩa và xảy trong rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, được làm dưới dạng hoạt hình nên rất sinh động và dễ hiểu. Giọng lồng tiếng cực kì hay và dễ nghe.
Thế giới này đặc biệt dành cho những bạn đam mê khoa học với hàng nghìn video về khoa học được thiết kế chuyên nghiệp, khoa học về mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội.
5. Animal Planet: Còn với những bạn yêu thích thế giới động vật và các hoạt động môi trường, hãy ghim luôn channel thú vị này nha.
10. Học phát âm tiếng Anh chuẩn cùng sách Hack Não 1500
Đây là cuốn sách nhận được sự phản hồi tích cực từ hàng ngàn học viên kể từ khi ra mắt. Đồng thời, đây là cuốn sách học ngoại ngữ bán chạy Tiki Top 1 3 năm liên tiếp, được sự tin tưởng từ những người mới bắt đầu tiếng Anh.
Ngoài việc ghi nhớ từ vựng cùng phương pháp truyện chêm và âm thanh tương tự, phương pháp phát âm shadowing sẽ giúp bạn phát âm tiếng Anh chuẩn bản xứ. Với hệ thống audio tích hợp trên App Hack Não PRO, bạn sẽ luyện tập hằng ngày bằng việc nghe đi nghe lại để cảm nhận âm thanh và phát âm theo đó.
Đặc biệt, hệ thống 1200 video hướng dẫn phát âm tiếng Anh chi tiết cho từng từ. Từ các lỗi sai người việt thường hay mắc phải cho đến cách phát âm trong tiếng Anh cùng cách đặt lưỡi, môi, khẩu hình miệng khi phát âm tiếng Anh,…trực tiếp của người bản ngữ. Chi tiết về toàn bộ cuốn sách xem tại:Hack Não 1500 từ tiếng Anh.
Xem thêm Cách phát âm trong tiếng Anh các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Trên đây là toàn bộ chi tiết về cách để có cách phát âm tiếng Anh chuẩn nhất. Không cần nhanh, nhưng cần chắc và cần đúng. Hãy lựa chọn cho mình một cách học hợp lý, lựa chọn nguồn tài liệu luyện tập và thực hành theo các bước trên và đồng hành cùng Step Up trên con đường chinh phục tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, thì quá khứ tiếp diễn là 1 trong 12 thì quan trọng của ngữ pháp. Việc nắm bắt được cấu trúc, cách dùng của thì quá khứ tiếp diễn, cách phân biệt với các thì khác sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng hơn trong các bài tập tiếng Anh. Bài viết này Step Up sẽ tổng hợp tất tần tật kiến thức về thì quá khứ tiếp diễn: cấu trúc, cách sử dụng, một số dấu hiệu nhận biết đồng thời là bài tập ứng dụng thực tế. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Định nghĩa thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh
Thì quá khứ tiếp diễn (past continuous) thường được sử dụng để nhấn mạnh diễn biến hay quá trình của sự vật, sự việc hoặc thời gian sự vật, sự việc diễn ra trong quá khứ có tính chất kéo dài.
Ví dụ:
What was she talking about?
Cô ta đang nói về điều gì?
At 8 p.m yesterday, he was calling his wife.
Vào lúc 8 giờ tối qua, anh ấy đang gọi cho vợ của anh ấy.
He was playing video games while she was watching TV.
Anh ta đang chơi trò chơi điện tử khi cô ấy xem TV.
Xem thêm chi tiết thì quá khứ tiếp diễn và các thì khác trong tiếng Anh với sách Hack Não Ngữ Pháp – Hướng dẫn chi tiết cách dùng, dấu hiệu nhận biết,…thực hành trực tiếp cùng APP để nắm chắc 90% nội dung đã học.
Cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn giống như thì hiện tại tiếp diễn, trong đó động từ tobe được thay đổi về thể quá khứ là was/were.
1. Cấu trúc dạng khẳng định:
S + was/ were + V-ing
Ví dụ:
I was going out when it started to rain.
Tôi đang đi chơi thì trời đổ mưa.
I was planting flowers in the garden at 5 p.m yesterday.
Tôi đang trồng hoa trong vườn vào lúc 5 giờ chiều hôm qua.
2. Cấu trúc dạng phủ định:
S + wasn’t / weren’t + V-ing
Ví dụ:
He was not watching that film before Marie finished her work.
Anh ấy đã không xem bộ phim đó trước khi Marie hoàn thành công việc của mình.
They were not working when the boss came yesterday.
Họ đang không làm việc khi ông chủ tới vào hôm qua.
3. Cấu trúc dạng nghi vấn:
Was/were + S + V-ing
W-H question + Was/were + S + V-ing
Trong đó was/ were sẽ được chia tương ứng với chủ ngữ:
I/He/She/It + was
You/We/They + were
Ví dụ:
What was he talking about?
Anh ấy đang nói về điều gì?
Was LiLy riding her bike when Jane saw her yesterday?
Có phải LiLy đang đạp xe khi Jane gặp cô ấy vào hôm qua?
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Có 4 cách sử dụng chính của thì quá khứ tiếp diễn như dưới đây:
1. Nhấn mạnh diễn biến, quá trình của sự vật, sự việc hay thời gian sự vật, sự việc đó diễn ra
Ví dụ:
At 10 a.m yesterday, she was watching TV.
Vào lúc 10h sáng, cô ấy đang xem TV.
She was cooking at 7 p.m yesterday.
Cô ấy đang nấu ăn lúc 7h tối hôm qua.
We were having final test at this time three weeks ago.
Chúng tôi đang làm bài kiểm tra cuối kỳ tại thời điểm này 3 tuần trước.
2. Diễn tả hành động đang xảy ra tại 1 thời điểm trong quá khứ
Ví dụ:
While he was taking a bath, she was using the computer.
Trong khi anh ấy đang tắm thì cô ấy dùng máy tính.
She was singing while I was playing game.
Cô ấy đang hát trong khi tôi đang chơi game.
She was writing a letter while we were watching TV.
Cô ấy đang viết thư trong khi chúng tôi đang xem phim.
3. Diễn tả hành động đang xảy ra thì có hành động khác xen vào
Ví dụ:
He was walking in the street when he suddenly fell over. (Khi anh ấy đang đi trên đường thì bỗng nhiên anh ấy bị vấp ngã.)
We met Minh when we were going shopping yesterday. (Chúng tôi tình cờ gặp Minh khi đang đi mua sắm vào hôm qua.)
The light went out when I was washing my clothes. (Điện mất khi tôi đang giặt quần áo.)
4. Hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ đồng thời làm phiền đến người khác
Ví dụ:
My dad was always complaining about my room when he got there.
Bố tôi luôn than phiền về phòng tôi khi ông ấy ở đó.
He was always making mistakes even in easy assignments.
Anh ta luôn mắc lỗi thậm chí ngay cả trong những nhiệm vụ đơn giản.
He was always forgetting his girlfriend’s birthday.
Anh ta luôn quên ngày sinh nhật của bạn gái.
4. Một số dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn
Thì quá khứ tiếp diễn sẽ rất dễ nhầm lẫn cũng như khó để dùng sao cho chính xác, Step Up sẽ đưa ra 1 dấu hiệu để nhận biết thì quá khứ tiếp diễn như sau:
1. Trong câu có chứa các trạng từ chỉ thời gian cùng thời điểm xác định trong quá khứ:
– At + giờ chính xác + thời gian trong quá khứ
Ví dụ:
I was studying English at 10 pm last night.
Tôi đang học tiếng Anh lúc 10h tối hôm qua.
We were watching TV at 12 o’clock last night.
Chúng tôi đang xem tivi vào lúc 12 giờ đêm qua.
– In + năm xác định
Ví dụ:
In 2015, he was living in England.
Vào năm 2015, anh ấy đang sống tại Anh.
In 2019, I was working at K.M company.
Vào năm 2019, tôi đang làm việc ở công ty K.M.
2. Thì quá khứ tiếp diễn có sở hữu câu có “when” khi diễn tả 1 hành động đang xảy ra thì hành động khác xen vào
Ví dụ:
When she was doing homework in her room, her phone rang.
Cô ta đang làm bài tập trong phòng thì điện thoại của cô ấy đổ chuông.
When I was studying in my room, my friend came.
Khi tôi đang học trong phòng, bạn của tôi đã đến.
We were sitting in the Cafe when John saw us.
Chúng tôi đang ngồi ở quán cafe khi John bắt gặp chúng tôi.
3. Câu có sự xuất hiện của 1 số từ/cụm từ đặc biệt: while, at that time
Ví dụ:
She was drawing while he was playing games.
Cô ấy đang vẽ trong khi anh ấy chơi điện tử.
My brother was watching TV at that time.
Lúc đó em trai tôi đang xem TV.
I was studying while my mother was cooking in the kitchen.
Tôi đang học khi mẹ tôi nấu ăn trong bếp.
Trên thực tế, một số dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn chỉ mang tính tương đối. Trong 1 vài trường hợp, 1 số dấu hiệu dù có xuất hiện nhưng không dùng với quá khứ tiếp diễn là điều chấp nhận được.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
5. Phân biệt thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh
Đây là 2 thì dễ gây nhầm lẫn nhất về cách dùng cũng như ý nghĩa trong 12 thì cơ bản tiếng Anh. Sẽ gây khó khăn cho người học nếu chúng ta chỉ học kiến thức theo các thì đơn lẻ mà không có sự so sánh, phân biệt. Chính vì lẽ đó, Step Up sẽ đưa ra một số tiêu chí nhằm phân biệt 2 thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh dưới đây:
1. Cấu trúc thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh
THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN
THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
Tobe
S + was/were + adj/Noun
Verbs
S + V – ed
Ví dụ: Anna was an attractive girl. (Anna đã từng là một cô gái cuốn hút.)
I started studying English when I was 8 years old. (Tôi bắt đầu học tiếng Anh khi tôi lên 8 tuổi.)
Công thức chung
S + was/were + V – ing
Ví dụ: While I was studying, Anna was trying to call me. (Trong khi tôi học bài thì Anna đang cố gọi cho tôi).
2. Cách dùng thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn trong Tiếng Anh
THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN
THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
1. Cả hai thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn đều được sử dụng để chỉ những sự vật, sự việc đã diễn ra và kết thúc trong quá khứ.
2. Khi nói về sự việc đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ, thông thường chúng ta hay sử dụng thì quá khứ đơn
Ví dụ: Nam Cao wrote “Chi Pheo”
2. Diễn đạt một hành động đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ hoặc khi muốn nhấn mạnh diễn biến, quá trình của sự việc ta dùng thì quá khứ tiếp diễn.
Ví dụ: What were you doing 8:00 pm last night? (Bạn đã làm gì vào 8h tối hôm qua?)
3. Diễn đạt những hành động liên tiếp xảy ra trong quá khứ
Ví dụ: She came home, switched on the computer and checked her e-mails. (Cô ấy về nhà, bật máy tính và kiểm tra thư điện tử)
3. Diễn đạt hai hành động xảy ra song song nhau trong quá khứ
Ví dụ: While my dad was reading an English book, my mom was cooking dinner. (Trong khi bố tôi đọc sách tiếng Anh thì mẹ tôi nấu bữa tối)
4. Khi dùng cả hai thì này trong cùng một câu, chúng ta dùng thì quá khứ tiếp diễn để chỉ hành động hay sự việc nền và dài hơn; sử dụng thì quá khứ đơn để chỉ hành động hay sự việc xảy ra và kết thúc trong thời gian ngắn hơn (Mệnh đề sau when).
Ví dụ: He was going out to lunch when she saw him. (Khi cô ấy gặp anh ấy thì anh ấy đang ra ngoài để ăn trưa.)
6. Bài tập thì quá khứ tiếp diễn có đáp án
Một số dạng bài tập về thì quá khứ tiếp diễn và thì quá khứ đơn
Bài 1: Chia động từ ở thì quá khứ tiếp diễn hoặc quá khứ đơn thích hợp
1. James saw/ was seeing the accident when she was catching the bus.
2. What were you doing/ did you do when I called?
3. I didn’t visit/ weren’t visiting him last summer holiday.
4. It rained/ was raining heavily last March.
5. While people were talking to each other, she read/ was reading her book.
6. My brotherwas eating/ ate hamburgers every weekend last month.
7. While we were running/ ran in the park, Mary fell over.
8. Did you find/ Were you finding your keys yesterday?
9. Who was she dancing/ did she dance with at the party last night?
10. They were watching/ watched football on TV at 10 p.m. yesterday.
Bài tập 2: Sửa lỗi sai trong các câu sau (quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn)
1. I was play football when she called me.
2. Was you study Math at 5 p.m. yesterday?
3. What was she do while her mother was making lunch?
4. Where did you went last Sunday?
5. They weren’t sleep during the meeting last Monday.
6. He got up early and have breakfast with his family yesterday morning.
7. She didn’t broke the flower vase. Tom did.
8. Last week my friend and I go to the beach on the bus.
9. While I am listening to music, I heard the doorbell.
10. Peter turn on the TV, but there was nothing interesting.
Bài tập 3: Hoàn thành các câu sau sử dụng thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn
1. Where/ you/ go?
2. Who/ you/ go with?
3. How/ you/ get/ there?
4. What/ you/ do/ during the day?
5. you/ have/ a/ good/ time?
6. What/ your parents/ do/ while/ you/ go/ on holiday?
Bài tập 4: Biến đổi các câu sau sang phủ định, câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó.
1. She was planting flowers in the garden at 5 p.m yesterday.
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
2. They were working when the boss came yesterday.
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
3. She was listening to music while her mother was making a cake.
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
4. Linh was riding her bike when we saw her yesterday.
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
5. He was playing game when his boss went into the room.
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Đáp án của các dạng bài tập thì quá khứ tiếp diễn và thì quá khứ đơn
Bài 1:
1. saw
2. were you doing
3. didn’t visit
4. rained
5. was reading
6. ate
7. were running
8. did you find
9. did she dance
10. were watching
Bài 2:
1. I was playing football when she called me.
2. Was you studying Math at 5 p.m. yesterday?
3. What was she doing while her mother was making lunch?
4. Where did you go last Sunday?
5. They weren’t sleeping during the meeting last Monday.
6. He got up early and had breakfast with his family yesterday morning.
7. She didn’t break the flower vase. Tom did.
8. Last week my friend and I went to the beach on the bus.
9. While I was listening to music, I heard the doorbell.
10. Peter turned on the TV, but there was nothing interesting.
Bài 3:
1. Where did you go?
2. Who did you go with?
3. How did you get there?
4. What were you doing during the day?
5. Did you have a good time?
6. What were your parents doing while you were going on holiday?
Bài 4:
1. She was planting flowers in the garden at 5 p.m yesterday.
– She wasn’t planting flowers in the garden at 5 p.m yesterday.
– Was she planting flowers in the garden at 5 p.m yesterday?
Yes, she was./ No, she wasn’t.
2. They were working when the boss came yesterday.
– They weren’t working when the boss came yesterday.
– Were they working when the boss came yesterday?
Yes, they were./ No, they weren’t.
3. She was listening to music while her mother was making a cake.
– She wasn’t listening to music while her mother was making a cake.
– Was she listening to music while her mother was making a cake?
Yes, she was./ No, she wasn’t.
4. Linh was riding her bike when we saw her yesterday.
– Linh wasn’t riding her bike when we saw her yesterday.
– Was Linh riding her bike when we saw her yesterday?
Yes, she was./ No, she wasn’t.
5. He was playing game when his boss went into the room.
– He wasn’t playing game when his boss went into the room.
– Was he playing game when his boss went into the room?
Yes, he was./ No, he wasn’t.
Trên đây là bài viết về thì quá khứ tiếp diễn, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhất, giúp bạn nắm rõ ngữ pháp tiếng Anh cơ bản. Cùng tìm hiểu các thì khác cũng như các kiến thức về ngữ pháp thông qua các bài viết tiếp theo của Step Up nhé!
Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect) là 1 trong 12 thì cơ bản của ngữ pháp tiếng Anh. Nếu muốn học tốt tiếng Anh bạn cần biết và phân biệt rõ với các thì khác. Ở bài viết này Step Up sẽ hướng dẫn đầy đủ cho các bạn cấu trúc, cách sử dụng, dấu hiệu nhận biết và bài tập thực hành rèn luyện. Không chỉ vậy, trong từng cách sử dụng Step Up sẽ bổ sung cả mẹo nhận biết và các lưu ý với từng trường hợp đặc biệt để bạn học đầy đủ và hiểu kiến thức thì hiện tại hoàn thành tốt nhất.
1. Định nghĩa thì Hiện Tại Hoàn Thành
Thì hiện tại hoàn thành được dùng để diễn đạt về một hành động đã hoàn thành cho tới thời điểm hiện tại mà không bàn về thời gian diễn ra hành động đó.
Xem thêm chi tiết thì hiện tại hoàn thành và các thì khác trong tiếng Anh với sách Hack Não Ngữ Pháp – Hướng dẫn chi tiết cách dùng, dấu hiệu nhận biết,…thực hành trực tiếp cùng APP để nắm chắc 90% nội dung đã học.
– She has lived here since I was born. (Cô ấy đã sống ở đây từ khi tôi sinh ra.)
– She has taught Spanish for 3 years. (Cô ấy đã dạy tiếng Tây Ban Nha khoảng 3 năm.)
– We have encountered many difficulties while working on that project. (Chúng tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi làm dự án đó.)
2. Câu phủ định
S + haven’t/ hasn’t + PII.
(haven’t = have not, hasn’t = has not)
Ví dụ:
– I haven’t met each my mom for a long time. (Tôi đã không gặp mẹ trong một thời gian dài rồi.)
– She hasn’t come back his hometown since 2010. (Cô ấy không quay trở lại quê hương của mình từ năm 2010.)
– He hasn’t mastered French, but he can communicate. (Anh ấy không điêu luyện tiếng Pháp nhưng anh ấy có thể giao tiếp.)
3. Câu nghi vấn
Have/Has + S + PII?
Trả lời: Yes, S + have/ has.
No, S + haven’t / hasn’t.
Ví dụ:
– Have you ever travelled to Finland? (Bạn đã từng du lịch tới Phần Lan bao giờ chưa?) -> Yes, I have./ No, I haven’t.
– Has she started the task? (Cô ấy đã bắt đầu với nhiệm vụ chưa?) -> Yes, she has./ No, she hasn’t.
– Have you finished your housework? (Bạn đã hoàn thành việc nhà chưa?) -> Yes, I have./ No, I haven’t
3. Cách dùng thì Hiện Tại Hoàn Thành
1. Diễn tả một hành động đã hoàn thành cho tới thời điểm hiện tại mà không đề cập tới thời điểm xảy ra hành động đó là khi nào.
He has done all his housework. (Anh ấy đã làm hết công việc nhà.)
She has lost my phone. (Cô ấy đã làm mất điện thoại của tôi.)
Linda has seen this film. (Linda đã xem phim này.)
I have read the book written by Bill. (Tôi đã đọc hết quyển sách được viết bởi Bill.)
2. Diễn đạt hành động đã bắt đầu ở quá khứ và vẫn đang tiếp tục ở hiện tại.
This girl has lived here all her life. (Cô ấy đã sống cả đời ở đó rồi.)
Mrs.Lien has worked for K.B company for 10 years. (Bà Liên đã làm cho công ty K.B 10 năm.)
I have played the piano for the two years. (Tôi đã chơi piano được 2 năm rồi.)
I have learned Chinese at an center near my neighborhood. (Tôi học tiếng Trung ở một trung tâm gần khu tôi ở.)
3. Diễn đạt hành động đã từng làm trước đây và bây giờ vẫn còn làm
He has written three blogs and he is working on another blog. (Anh ấy đã viết được 3 trang blog và đang viết blog tiếp theo.)
He has played the Ukulele ever since I was a kid. (Anh ấy đã chơi Ukulele kể từ khi còn nhỏ.)
Those kids have played the piano since they were 5 years old. (Những đứa trẻ này chơi piano từ khi chúng 5 tuổi.)
I have read all Linda’s blogs and I’m waiting for her new blog. (Tôi đã đọc hết blog của Linda và đang chờ đợi blog mới của cô ấy.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
4. Sử dụng một mệnh đề với “since” để chỉ ra khi một cái gì đó bắt đầu ở trong quá khứ
We’ve stayed in Vietnam since last year. (Chúng tôi đã ở Việt Nam từ năm trước .)
Pun has lived here since I met him. (Pun đã sống ở đây kể từ khi tôi gặp anh ấy.)
I have improved my English skills since I moved to London. (Tôi đã cải thiện các kỹ năng tiếng Anh của mình từ khi tôi chuyển tới London.)
Mr.Chill has taught at this school since his son was born. (Ông Chill dạy ở ngôi trường này từ khi con trai ông ấy sinh ra.)
5. Diễn tả một kinh nghiệm cho tới thời điểm hiện tại (thường dùng trạng từ ever)
My last Halloween was the worst day I’ve ever had. (Halloween năm ngoái là ngày tệ nhất đời tôi.)
Have you ever met Abella? Yes, but I’ve never met her husband. (Bạn đã bao giờ gặp Abella chưa? Có, nhưng tôi chưa bao giờ gặp chồng cô ấy)
Have you ever travelled to Cao Bang? (Bạn đã tới Cao Bằng bao giờ chưa?)
This is the most interesting game I have ever played. (Đây là trò chơi hấp dẫn nhất mà tôi từng chơi.)
6. Một hành động trong quá khứ nhưng quan trọng tại thời điểm nói
I can’t get his number. I’ve lost my phone. (Tôi không có số điện thoại anh ấy được. Tôi đánh mất điện thoại của mình rồi.)
She can’t go into the house because she has lost her keys. (Cô ấy không thể đi vào nhà bởi vì cô ấy đã đánh mất chìa khoá.)
She has just left for work, so you can’t see her now. (Cô ấy vừa mới đi làm vì vậy bạn không thể gặp cô ấy bây giờ.)
Kimmich isn’t at home. I think she has gone swimming. (Kimmich không có ở nhà. Tôi nghĩ cô ấy đã đi đi bơi.)
7. Diễn tả một hành động, sự việc đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ.
They have seen this contract two times. (Họ đã xem bản hợp đồng này hai lần.)
He has researched three market and is working with on another one. (Anh ấy đã nghiên cứu được ba thị trường và đang tiếp tục với thị trường tiếp theo).
Lưu ý : Ở trong các thì tiếng Anh, thì hiện tại hoàn thành và thì quá khứ đơn là 2 thì trong tổng tất cả các thì tiếng Anh có thể bạn dễ bị nhầm lẫn về cách sử dụng. Vậy nên cần note thật kỹ để khi sử dụng thì tiếng Anh thật hợp lý tương ứng với từng ngữ cảnh nhé!
Xem thêm chi tiết thì hiện tại tiếp diễn và các thì khác trong tiếng Anh với sách Hack Não Ngữ Pháp – Hướng dẫn chi tiết cách dùng, dấu hiệu nhận biết,…thực hành trực tiếp cùng APP để nắm chắc 90% nội dung đã học.
Mỗi mục ngữ pháp tiếng Anh đều sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau để có thể áp dụng phù hợp. Với thì hiện tại hoàn thành, trong câu bạn sẽ có các từ, cấu trúc sau để nhận biết:
4.1. Các từ nhận biết thì hiện tại hoàn thành
– just, recently, lately: gần đây, vừa mới
– already: rồi
– before: trước đây
– ever: đã từng
– never: chưa từng, không bao giờ
– yet: chưa (dùng cho câu phủ định và câu hỏi)
– for + N – quãng thời gian: trong khoảng (for a year, for a long time, …) ví dụ: for 3 months: trong vòng 3 tháng
– since + N – mốc/điểm thời gian: từ khi (since 1977, since March, …)
– so far = until now = up to now = up to the present: cho đến bây giờ
– in/ for/ during/ over + the past/ last + thời gian: trong …. Qua ( Ví dụ: During the past 5 years: trong 5 năm qua)
– So sánh hơn nhất + thì hiện tại hoàn thành
This is the first (second/only…) time + thì hiện tại hoàn thành
Ví dụ:
This is the first time I have eaten Banh mi in Vietnam. (Đây là lần đầu tiên tôi được ăn Bánh Mì ở Việt Nam.)
This is the best champaign I have ever drink. ( Đây là loại sâm panh ngon nhất mà tôi từng uống.)
This is the most delicious cake I have ever eaten. (Đây là món bánh ngon nhất tôi từng ăn.)
This is the most memorable experience I have had in my life. (Đây là kỉ niệm đáng nhớ nhất mà tôi có trong cuộc đời.)
– all day, all night, all my life (cả ngày, cả đêm, cả cuộc đời).
4.2. Vị trí của các trạng từ trong thì hiện tại hoàn thành
– already, ever, just, never: sau “have/ has” đồng thời đứng trước động từ phân từ II.
– already: cũng có thể đứng ở cuối câu.
Ví dụ:
I have just go out. (Tôi vừa mới ra ngoài).
– yet: vị trí đứng ở cuối câu và được dùng trong câu nghi vấn hoặc phủ định.
Ví dụ:
He hasn’t told his family about that problem yet. (Anh ta vẫn chưa kể với gia đình anh ta về vấn đề đó đâu).
– so far, recently, lately, up to present, up to this moment, in/ for/ during/ over + the past/ last + thời gian: có thể đứng đầu hoặc cuối câu.
Ví dụ:
I have checked this report recently. (Tôi kiểm tra bản báo cáo này gần đây rồi).
[FREE]Download 12 THÌ TIẾNG ANH – Tổng hợp cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết 12 THÌ để áp dụng vào các chủ điểm thi cử và giao tiếp thực tế
Bài tập 1: Bài tập thì hiện tại hoàn thành với dấu hiệu nhận biết có sử dụng since và for
I …..(study) Vietnamese for the last 20 years.
We…..(known) each other for 5 years.
I…..(sleep) for 3 minutes now.
How long you ….(learn) Japanese? I….( learn) it since 2015.
She….(buy) that bike for 4 months.
I…..(sleep) for a long time.
We…..(live) here since 2018.
He already…..( read) that blog for 2 months.
Đáp án:
Have studied
Have known
Have slept
Have….learnt/ have learnt
Has bought
Have slept
Have lived
Has read
Bài tập 2: Viết lại câu với thì hiện tại hoàn thành
I started cooking for the dinner 2 hours ago.
This morning I was expecting a message. Now I have it.
Dan didn’t have a beard before. Now he has a beard.
The temperature was 22 degrees. Now it is only 15.
My English wasn’t very good. Now it is better.
Kim is looking for her key. She can’t find it.
Đáp án
I have cooked for the dinner for 2 hours.
The message has arrived.
Dan has grown a beard.
The temperature has fallen.
My English have improved.
Kim has lost his key.
Bài tập 3: Hoàn thành câu với gợi ý cho sắn
1. A: Do you know where Kirito is?
B: Yes, …..
(I/just/see/him)
2. A: What time is Beruno leaving?
B: …..
(the/already/leave)
3. A: What’s in the newspaper today?
B: I don’t know …..
(I/not/read/it yet)
4. A: Is Ngoc coming to the cinema with us?
B: No, …..
(she/already/see/the film)
5. A: Are your friends here yet?
B: Yes, …..
(they/just/arrive)
6. A: What does Tom think about your plan?
B: …..
(we/not/tell/him yet)
Đáp án:
1. Yes, I’ve just seen him
2. She’s already left
3. I haven’t read it yet
4. No, he’s already seen the film
5. Yes, they’ve just arrived.
6. We haven’t told him yet
Bài 4: Đọc và viết lại câu với từ just, yet and already
1. John goes out. Five mintues later, the phone rings and the caller says ‘Can I speak to John”
You say: I’m afraid … (go out).
2. You are eating in a restaurant. The waiter thinks you have finished and starts to take your plate away.
You say: Wait a minute! … (not/finish)
3. You are going to a hotel tonight. You phone to seserve a table. Later your friend says, ‘Shall I phone to reserve a table’.
You say: No, … (do/it).
4. You know that a friend of yours is looking for a place to live. Perhaps he has been successful.
Ask her. You say: … ? (find).
5. You are still thinking about where to go for your holiday. A friend asks: “Where are you going fot your holiday?”
You say: … (not/decide).
6. Tom went to the bank, but a few mintues ago she returned.Somebody asks, “Is Tom still at the bank? ‘
You say: No, … (come back).
Đáp án:
2. he’s just gone out
3. I haven’t finished yet
4. I’ve already done it
5. Have you found a place to live yet?
6. I haven’t dicided yet
7. he’s just come back
Bài 5: Chọn dạng đúng của động từ trong ngoặc
I (walk) ……………. 10km already
I (walk) ……………. 10km last week
I (be) ………………… late four times this week
Đáp án:
have walked
walked
have been
Bài 6: Bài tập chuyển đổi thì hiện tại hoàn thành sang quá khứ đơn
She hasn’t written to me since March. -> The last time …
Mrs.Linh has taught the children in that remote village for two years -> Mrs.Linh started …
Nhi and Bin have been married for seven years. -> It’s seven years …
He hasn’t written to me for years. -> It’s years …
He hasn’t had a swim for four years. -> He last …
Đáp án:
The last time she wrote to me was in March.
Mrs.Linh started to teach the children in that remote village two years ago.
It’s seven years since Nhi and Bin were married.
It’s years since he wrote to me.
He last had a swim was four years ago.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Với toàn bộ kiến thức về thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect) và bài tập thực hành trên đây, Step Up tin rằng các bạn đã nắm rõ và có thể vận dụng trơn tru khi sử dụng ngữ pháp tiếng Anh, kết hợp với vốn từ vựng của mình bạn hoàn toàn có thể giao tiếp tự tin với người bản xứ.
“Trust is the most important part of a relationship, closely followed by communication” (Vanessa Lachey) – Điều quan trọng nhất của một mối quan hệ là sự tin tưởng, giao tiếp chính là công cụ tạo nên điều đó. Giao tiếp là nhu cầu cần thiết nhất của con người. Việc xây dựng nền tảng tốt cho mọi mối quan hệ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng trao đổi của mỗi cá nhân. Tự học tiếng Anh giao tiếp cũng vậy! Cùng Step Up tìm hiểu chi tiết về quá trình tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà thành công và thực hành các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản nhé!
1. Tại sao học tiếng Anh giao tiếp lại quan trọng?
Top 10 quốc gia về số lượng người nói tiếng Anh
Trong cuốn sách A History of the English Language (Lịch sử Ngôn ngữ Anh), David Crystal cho rằng trong số 360 người thì có khoảng 330 người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Thế còn những người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 thì sao? Ước tính cho nhiều kết quả khác nhau, con số vào khoảng từ 470 triệu tới hơn 1 tỉ người. Có hơn 50 đất nước nói tiếng Anh, biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thống phổ biến thứ 3 trên thế giới, sau tiếng Trung và Tây Ban Nha.
Những quốc gia nằm ở châu Âu có dân số nói tiếng Anh đông (hơn một nửa số dân) bao gồm: Áo, Bỉ, Cyprus, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Luxembourg, Malta, Slovenia, and Thuỷ Điển. Trên thực tế, theo Uỷ Ban Châu Âu, 30% lượng dân châu Âu cho rằng họ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Cùng tìm hiểu tại sao tự học tiếng anh giao tiếp cơ bản lại quan trọng nhé:
Bạn không có tiếng Anh, tất nhiên bạn vẫn có 1 công việc yêu thích. Nhưng bạn có tiếng Anh, cơ hội nghề nghiệp của bạn cao hơn ít nhất 30%. Bởi 98% nhà tuyển dụng quyết định chọn ứng viên giỏi tiếng Anh giữa hai ứng viên có cùng trình độ; 95% sẵn sàng trả lương cao hơn đến 30% cho ứng viên biết tiếng Anh.
JobStreet Kuala Lumpur cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát về vấn đề tại sao những người mới tốt nghiệp không thể tìm được việc làm. Tầm quan trọng của tiếng Anh được thể hiện rõ rệt với kết quả 91% nhà tuyển dụng xem tiếng Anh như một ngôn ngữ bắt buộc dùng để giao tiếp trong kinh doanh. Riêng trong môi trường doanh nghiệp, kết quả 95% nhà tuyển dụng cho rằng trình độ tiếng Anh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quả làm việc. Khả năng tự học tiếng anh giao tiếp cũng thể hiện trình độ tiếp thu của ứng viên. Họ sẵn sàng loại hồ sơ của ứng viên vì khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh của ứng viên đó không tốt.
Tự học tiếng Anh giao tiếp tăng cơ hội nghề nghiệp
Không ngẫu nhiên mà ta có thể thấy trên các mặt báo thường tìm thấy những tiêu đề như “việc nhẹ lương cao” dành cho những người giỏi tiếng Anh. Vậy nên khi có tiếng Anh, bạn có thể thăng tiến tốt hơn trong công việc và có mức lương cao so với nhu cầu cuộc sống ở Việt Nam bởi nó là công cụ mà mỗi doanh nghiệp đều cần phải có. Có những công việc rất cần tiếng Anh giỏi như: Phiên dịch tiếng Anh, Tiếp viên hàng không, hướng dẫn viên du lịch, Sale cho công ty nước ngoài, IT, giáo viên tiếng Anh,… Cũng chính vì lý do này mà nhu cầu tự học tiếng Anh giao tiếp ngày càng cao.
Chắc hẳn rất nhiều bạn trẻ rơi vào tình huống được du khách nước ngoài hỏi đường, nhờ giúp đỡ điều gì đó. Tuy nhiên đáng buồn là nhiều người sẽ chọn cách lắc đầu, cảm thấy ngại ngùng và không thể truyền đạt được suy nghĩ của của họ. Đối với trường hợp số người còn lại, họ có thể sẵn sàng trao đổi, phiên dịch và luôn có thái độ tự tin khi trò chuyện với người nước ngoài do tự học tiếng Anh giao tiếp. Đây cũng là một trong những cách giao tiếp tiếng Anh tốt và cực hiệu quả để cải thiện kĩ năng của bản thân.
Đối với những khu du lịch nổi tiếng, có rất nhiều khách du lịch đến khám phá. Nếu bạn là một người bán hàng, mong muốn có lượng bán cao, việc đầu tiên bạn phải làm tốt đó chính là nói tiếng Anh, có cách giao tiếp tiếng Anh tốt để thuyết phục khách hàng phải không? Không khó để nhìn ra những nước phát triển sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai nhưng lại có phương thức hoạt động du lịch được đánh mạnh vào sự hài lòng của khách hàng. Nếu bạn có cơ hội đi đến những tiệm làm chocolate, sản phẩm truyền thống được đưa vào doanh nghiệp hóa như ở các nước Singapore, người hướng dẫn giới thiệu sản phẩm thường có một khả năng nói tiếng Anh rất tốt, thậm chí họ còn học cả Tiếng Việt, Tiếng Thái để phục vụ cho các nước khác.
3. Đáp ứng nhu cầu học tập, du lịch
Ngày nay, việc đi du học của học sinh rất phổ biến bởi các gia đình đều đã có điều kiện hơn, tư tưởng cũng “Tây hóa”. Để đi du học, ngôn ngữ quyết định thành công chính là tiếng Anh. Không những nó là ngôn ngữ giao tiếp khi sang nước khác, mà còn là bài thi điều kiện để học sinh phải tìm hiểu, tham dự thi để chứng minh khả năng du học của mình.
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông, hầu như mỗi quốc gia đều coi nó là ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai, vậy nên khi giao tiếp với họ, chúng ta đều phải sử dụng tiếng Anh. Một lần nữa phải khẳng định tính thiết thực, có thể áp dụng vào thực tiễn như thế nào khi có một kỹ năng nói tiếng Anh trôi chảy. Khi đến một đất nước khác, nói tiếng Anh giúp bạn thích nghi với môi trường, cuộc sống nhanh hơn, tìm hiểu về những thông tin về khách sạn, địa điểm du lịch, mua bán hàng hóa,… dễ dàng hơn rất nhiều.
Tự học tiếng Anh giao tiếp phục vụ nhu cầu du lịch, học tập
4. Mở rộng kiến thức và mối quan hệ
Thống kê cho thấy phần lớn những người đã có đủ khả năng sử dụng tiếng Anh ở một mức nhất định đều dùng nó là công cụ giải trí và học tập.
Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu mà Việt Nam chưa được tiếp cận hay tiếp xúc đến, vậy nên khi biết ngôn ngữ này chính là đòn bẩy lớn cho mỗi người để mở mang kiến thức.
Khi có tiếng Anh giao tiếp tốt, chúng ta có thể kết bạn với nhiều quốc gia trên thế giới nhờ các phần mềm, mạng xã hội, công cụ học tập hay tham gia những buổi gặp mặt với bạn nước khác. Việc có thêm những người bạn này giúp cho mỗi người hiểu biết hơn về văn hóa, kiến thức mà trước đây ta
Rất nhiều nghiên cứu, giáo trình hay những cuộc hội thảo đều được sử dụng bằng ngôn ngữ toàn cầu này. Vậy nên, khi có nền tảng vững chắc trong giao tiếp, chúng ra có thêm nhiều cơ hội để làm việc, trao đổi với những người khác cùng lĩnh vực và chia sẻ ý kiến cá nhân cũng như những đổi mới. Đó là việc mà không chỉ những người học tiếng Anh có thể nhìn ra.
5. Những thay đổi nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày
Vào những năm gần đây, tiếng Anh dần phổ biến hơn ở Việt Nam. Từ đó, trong đời sống hàng ngày đều có sự thay đổi nhỏ mà chưa chắc bạn đã nhận ra. Việc thay đổi này có thể hình thành vì mong muốn tốt lên ở ngôn ngữ này của cá nhân hoặc nó được hình thành ngẫu nhiên của tầm ảnh hưởng tiếng Anh mang lại.
Đi trên đường, trong trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn đều có những dòng chỉ dẫn bằng tiếng Anh. Hay một số điện thoại, laptop đều được cài đặt mặc định chỉ sử dụng bằng tiếng Anh hay nhiều người dùng nó như một công cụ ví dụ như Siri để đặt báo thức, tìm kiếm thông tin bằng giọng nói của mình.
Tự học tiếng Anh giao tiếp để bắt kịp nhịp sống hiện đại
Tuy nhiên, việc nhìn ra tầm quan trọng của tiếng Anh giao tiếp là chưa đủ, bởi rất nhiều người đang gặp phải rất nhiều sai lầm trong việc tự học tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Những bạn đang cảm thấy khó khăn trong việc nói tiếng Anh, đừng lo, ngay từ bây giờ, hãy chọn cho mình những phương pháp học tập hiệu quả, và thật sự yêu thích, đam mê trau dồi việc nói tiếng Anh. “Practice makes perfect” – kiên trì sẽ tạo nên thành công
Success attend you!!!
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Học giao tiếp tiếng Anh sẽ chẳng phải là việc chạy 100m rồi xong mà đó là quá trình chuẩn bị cho 1 cuộc thi marathon đường dài. Bởi để có thể học tiếng Anh giao tiếp cơ bản, bạn sẽ cần chuẩn bị những nền tảng ban đầu: phát âm, từ vựng, ngữ pháp,…sau đó là đến phản xạ khi giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của từng cá nhân. Chứ bạn không thể nào học từ đơn lẻ “How are you?’ rồi áp dụng trong tất cả các trường hợp giao tiếp bởi khi giao tiếp phải có sự tương tác giữa 2 chủ thể tham gia cuộc hội thoại. Một số tips để bạn có thể tự tìm cho mình các học tiếng Anh giao tiếp tại nhà hiệu quả như:
1. Vượt qua tâm lý sợ hãi và kiên trì đến cùng
Cần vượt qua tâm lý sợ hãi để tự học tiếng Anh giao tiếp thành công
Trước khi bắt đầu bất cứ việc gì, nếu bạn có sự chuẩn bị về mặt tâm lý thì bạn sẽ thực hiện điều đó tốt hơn rất nhiều. Phần đông người tự học tiếng Anh giao tiếp cơ bản hay mắc phải một triệu chứng sợ hãi: sợ mắc lỗi, sợ bị chỉ trích, sợ bị mọi người cười chê, sợ thất bại,…Bạn sợ rằng mình phát âm thế này có chuẩn Anh không? Câu này mình nên dùng this hay that?…Chính vì nỗi sợ này mà họ rất ngại nói hay giao tiếp bằng tiếng Anh, nhưng họ lại quên rằng nếu không có sự luyện tập, nếu không nói ra thì làm sao có thể nâng cao trình độ, làm sao có thể lưu loát thành thạo tiếng Anh. Việc bạn cần làm là vứt bỏ tâm lý sợ hãi, biến nó thành động lực của bạn để tiến lên. Chẳng có thiên tài nào mà không có lúc kém cỏi cả, tài năng của họ phải qua sự rèn luyện không ngừng. Cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả đầu tiên chính là niềm tin vào chính bản thân mình!
2. Chuẩn bị vốn ngôn ngữ “từ vựng” vững chắc
Tôi cần bao nhiêu từ vựng để có thể giao tiếp tiếng Anh tốt?
Một trong những bước quan trọng để có thể có cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả đó chính là bạn cần được trang bị nền tảng từ vựng cơ bản qua việc nghe và đọc, rồi mới có thể giao tiếp được, nhưng bao nhiêu thì mới đủ? Tiếng Anh có khoảng trên 1.000.000 từ vựng các loại. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2500 – 3000 từ vựng phổ biến nhất, được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp, kể cả khi trò chuyện, điện thoại, thuyết trình hay đàm phán,…
Vậy thì việc bạn cần làm là tập trung vào những từ này, sau đó mở rộng nâng cao dần. Nhưng phải học như thế nào lại là một vấn đề khác. Phần lớn người học đã quen với việc dịch từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ hay ngược lại, nên khi giao tiếp họ cũng dịch. Nhưng vấn đề là việc dịch sẽ mất thời gian, làm bạn không thể nào theo kịp tốc độ nói của đối phương, bạn hiểu được câu này nhưng lại không nghe được câu tiếp theo, người nghe cũng sẽ rất khó chịu và không đủ kiên nhẫn để đợi bạn dịch xong mới trả lời. Giao tiếp tiếng Anh đòi hỏi phản xạ nhanh và sự tương tác tốt. Vì vậy, khi học từ vựng, hãy học và áp dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể.
Tìm hiểu ngay phương pháp học từ vựng nhanh chóng và hiệu quả chỉ với 30 ngày. Việc học từ vựng nhằm mục đích giao tiếp cơ bản chưa bao giờ là khó nếu như có tài liệu và phương pháp phù hợp. Step Up đã có 1 bài viết chi tiết về cách học từ vựng hiệu quả, phân tích tại sao bạn không thể ghi nhớ từ vựng cũng như ứng dụng trong thực tế.
Khi học giao tiếp tiếng Anh cơ bản, phần lớn chúng ta sẽ ngập ngừng vì thắc mắc:
“Liệu mình nói câu này có đúng ngữ pháp không?”
“Câu này mình nói thì quá khứ đúng chưa nhỉ? Câu này nên dùng động từ nào?”
Bởi hầu hết chúng ta đang được học ngữ pháp bằng cách ghi nhớ các công thức hay cấu trúc theo cách truyền thống. Chính điều này lại là một trong những rào cản lớn để giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Bởi theo thói quen, khi bạn muốn nói một điều gì đó, bạn phải nghĩ xem cần phải dùng cấu trúc ngữ pháp nào, cách dùng như thế nào, dùng có đúng hay không….điều đó làm phản xạ của bạn rất chậm và không thể nói tự nhiên. Vì vậy hãy quên mấy công thức ngữ pháp đi.
Nếu không học cấu trúc ngữ pháp thì làm sao nói thành câu được?
Việc nói tiếng Việt của chúng ta đâu có cần ngữ pháp đúng không? Chúng ta bập bẹ, tập nói khi chúng ta nghe nhiều, tiếp xúc nhiều. Người bản xứ học cũng vậy. Vì thế thay vì nhớ các cấu trúc, hãy nhớ những mẫu câu, ví dụ đơn giản cụ thể nào đó. Một trong số đó là HỌC CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP TIẾNG ANH THEO CHỦ ĐỀ. Đọc thật nhiều là cách có thể giúp bạn giỏi ngữ pháp mà không cần học công thức.
4. Phát âm chuẩn và lưu loát là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau
Khi giao tiếp tiếng Anh, chúng ta luôn muốn khi nói vừa phải giống với người bản xứ vừa phải nói lưu loát. Do đó, não bộ phải xử lý 2 việc cùng một lúc:
1. Lựa chọn sắp xếp từ ngữ phù hợp thật nhanh và chính xác
2. Điều khiển các cơ miệng, lưỡi, môi để phát âm cho chuẩn.
Vậy nên khi bắt đầu mới với cách học tiếng Anh giao tiếp, đặc biệt là tự học tại nhà thì càng khó cho hầu hết người đọc. Để luyện nói được phải được hình thành từ nhiều yếu tố, một trong số đó chính là LUYỆN NGHE TIẾNG ANH.
Bởi luyện nghe ai cũng có làm được, còn luyện nói là cả một quá trình. Hãy luyện nói rõ hơn là nói hay. Nói hay, những người năng khiếu họ sẽ làm rất nhanh nhưng nói rõ, nói chuẩn thì ai cũng làm được. Bạn có thể chia ra làm 3 quá trình luyện tập:
Đừng hỏi tại sao bạn không thể nghe người bản xứ nói gì hay bạn nói lưu loát thế mà không ai hiểu? Bởi bạn cần xem lại bạn phát âm chuẩn chưa, liệu bạn có biết 44 âm tiết trong bảng IPA? Hãy luyện tập phần phát âm chuẩn trước khi bạn có thể nói một cách hay ho và này nọ.
Bước 2: Luyện nói lưu loát
Bạn có thắc mắc tại sao mình nghe 1 câu nói, 1 câu hát không hiểu gì nhưng khi nhìn phụ đề thì đều là các từ bạn biết?
Bởi trong giao tiếp tiếng Anh cơ bản, những quy tắc sẽ được thêm bớt, lược bỏ theo ngôn ngữ của người bản xứ. Để luyện nói lưu loát, bạn cũng cần phải nắm rõ nó như: nối âm, ngữ điệu, lược âm,…Bạn phải thực hành các mẫu câu giao tiếp thường xuyên, tạo sự nhạy bén thì mới có thể nói một cách lưu loát
Bước 3: Kết hợp phát âm chuẩn và nói lưu loát
Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn nói lưu loát mà phát âm sai lung tung hay phát âm chuẩn nhưng bạn cứ chậm rãi nói từng từ khiến người nghe đôi khi mệt mỏi. Vậy nên, hãy kết hợp phát âm chuẩn và luyện nói lưu loát để việc học tiếng Anh giao tiếp cơ bản mỗi ngày trở nên dễ dàng hơn.
Tự học tiếng Anh giao tiếp cơ bản
5. Tự tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh và đắm chìm trong đó
Tôi không ở nước ngoài thì làm sao giao tiếp bằng tiếng Anh được!
Tôi phải tìm giáo viên nước ngoài để luyện tập cùng để được sửa lỗi!
Đây có phải những lý do biện minh để bạn chưa giao tiếp tiếng Anh trôi chảy?
Trước khi có thể giao tiếp thành thạo với 1 ai đó thì bạn cần tự chuẩn bị cho quá trình đó. Giống như việc luyện tập trước khi lên võ đài, bạn cần thành thục các động tác, tư thế. Hãy tự luyện nói trước gương, ghi âm lại lời nói của mình sau đó nghe bản gốc so sánh và sửa chữa. Tự luyện nói sẽ vô cùng thoải mái, bạn không bị sức ép từ đối tượng giao tiếp. Hãy luyện tập suy nghĩ bằng tiếng Anh, từ bỏ thói quen dịch word by word. Dần dần bạn sẽ thấy mình tiến bộ lên đáng kể. Sau khi luyện tập 1 mình thì tạo cho mình môi trường giao tiếp như thế nào?
Rất đơn giản bởi Internet sẽ có mọi thứ bạn cần, ít nhất là với việc luyện nói tiếng Anh. Hãy tìm những người bạn cùng học tiếng Anh, tạo lập group để thực hành mỗi ngày hoặc một cách đơn giản và hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng: KẾT BẠN VỚI NGƯỜI BẢN XỨ. Đó có thể là đi đến các CLB tiếng Anh, những nơi có khách du lịch và chủ động làm quen bắt chuyện với họ. Còn kết bạn online ư? Rất nhiều trang web để bạn có thể giao lưu kết bạn và học tiếng Anh giao tiếp cơ bản như:
Speaking24h.com
Howdoyou.do
Hinative
Hãy tìm những người bạn có cùng trình độ để rèn luyện với nhau và duy trì việc luyện nói, tự học giao tiếp tiếng Anh hằng ngày.
Vậy cụ thể chúng ta sẽ rèn luyện phản xạ tiếng Anh như thế nào?
Độ căn bản nhất của phản xạ tiếng Anh là dịch ngược. Tức là mỗi câu bạn nói ra sẽ thường mất trên 10 giây để chuẩn bị ngữ pháp và dịch ngược các từ khóa trong đầu. Mức độ thứ hai là suy nghĩ bằng tiếng Anh, tức là bạn nói mà gần như không phải suy nghĩ tìm từ vựng và ghép câu.
Để đạt được mức hai nhanh chóng, bạn nên làm theo các bước sau:
– Ưu tiên học theo chiều ngược lại của ngôn ngữ: Mỗi khi bạn ghi chép từ vựng thì hãy ghi chép tiếng Việt trước, sau đó là tiếng Anh. Viết nhật ký bằng tiếng Anh, xâu chuỗi ngay chính các từ vựng học được trong ngày.
– Nhắn tin với bạn bè bằng tiếng Anh: Có thể lồng tiếng Việt vào với những ý quá khó để diễn đạt nhưng nâng dần tỷ lệ từ tiếng Anh và trong cuộc hội thoại và cố gắng sử dụng các từ vựng và cấu trúc mình mới học. Hãy tìm một người bạn cùng tiến để trao đổi với nhau bằng tiếng Anh. Bạn có thể dùng Skype hoặc Messenger để gọi điện hoặc gửi tin nhắn về tập Masterchef hay Friends mà bạn vừa xem. Bạn tin mình đi, chỉ cần chịu khó nhắn tin bằng tiếng Anh khoảng 1 tháng là tốc độ phản xạ tiếng Anh của bạn sẽ tăng lên rất nhiều đó.
– Chat với robot: Trong trường hợp bạn bè không ai chịu “cùng tiến” với bạn hoặc bạn không muốn tương tác với người khác trên Facebook bằng tiếng Anh thì đây là công cụ thay thế phù hợp. Bạn có thể nói bất cứ điều gì và nói bao lâu tùy thích mà không ngại sẽ làm mất thời gian người đối diện hay sợ người khác đánh giá, vì đây là một robot chat tự động. Có rất nhiều robot online, và bạn có thể thử Cleverbot.com.
– Xem phim và bình luận theo phim.
– Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh: Với giao tiếp tiếng Anh, sự trôi chảy quan trọng hơn việc chuẩn ngữ pháp hay từ vựng và phát âm rất nhiều. Nhưng vấn đề khi nói tiếng Anh là chúng ta có rất nhiều từ không biết. Vậy phải làm sao bây giờ? Để duy trì cuộc hội thoai thì bạn nhất định không được “tắc từ”. Bạn hãy tìm cách định nghĩa lại rồi diễn đạt nôm na ý của những từ đó bằng những từ đơn giản hơn để cho câu chuyện không bị đứt mạch. Chính người nói chuyện với bạn cũng có thể giúp bạn tìm được từ đó.
Ví dụ, bạn muốn mô tả từ “cathedral” (nhà thờ). Đây là một từ khó nhớ và khó phát âm. Thay vì đăm chiêu tìm được từ đó, bạn có thể mô tả nó một cách đơn giản là “a place to come and pray to Jesus” (một nơi người ta đến cầu nguyện với Chúa Giê-Xu). Không cần phải chính xác 100% nhưng người nghe đủ hiểu đó là “cathedral”.
– Tải ứng dụng nói chuyện với người nước ngoài: Nếu bạn không có đủ thời gian và sẵn sàng chi ra một khoản, bạn có thể tìm và nói chuyện với người nước ngoài, với một số ứng dụng như HelloTalk, Italki hay ứng dụng Tandem. Bạn chỉ cần chọn người mình muốn nói chuyện cùng và đăng ký lịch, người đó sẽ dành thời gian trò chuyện với bạn và giúp bạn tăng khả năng nói tiếng Anh.
– Đăng bài bằng tiếng Anh lên một nhóm kín với các bạn đồng hành trên Facebook: Bạn có thể lồng tiếng Việt vào nếu quá khó, nhưng hãy nâng dần tỷ lệ tiếng Anh lên nhé. Sẽ có những người bình luận lại bằng tiếng Anh, có những người nhờ bạn dịch lại nghĩa, cũng sẽ có những người vào “bắt lỗi” ngữ pháp của bạn. Chỉ một bài đăng thôi cũng sẽ cho bạn cơ hội để tương tác với những từ vựng và cấu trúc này vài lần. Bất kể người khác nói gì, dại chi mà không thử?
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
3. Sách tự học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu
Tự học tiếng Anh giao tiếp thì nên dùng các tài liệu, giáo trình nào? Liệu có phải đơn giản là chỉ cần tìm người rồi thực hành không? Step Up giới thiệu với bạn cách học tiếng Anh giao tiếp thông qua những cuốn sách dành cho người mới bắt đầu. Đây là những sách có kèm theo file nghe để bạn rèn luyện 2 kỹ năng phối hợp: Nghe và Nói. Bạn có thể tự tìm hiểu trên mạng và download các tài liệu này một cách dễ dàng.
1. Sách học từ vựng hot nhất năm 2020: Hack Não 1500
Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: Hack Não 1500
Đây là cuốn sách chuyên bổ sung từ vựng dành cho những bạn mới bắt đầu hoặc hoàn toàn mất gốc, không có năng khiếu học ngoại ngữ. Sách bao gồm 1200 từ vựng và 350 cụm từ đều thuộc các chủ đề quen thuộc trong đời sống hằng ngày: Trường học, sinh hoạt, mua sắm….Sẽ giúp bạn có vốn nền tảng vững chắc cho học giao tiếp tiếng Anh cơ bản.
Sách đi kèm audio tích hợp trong App Hack Não, đồng thời là bộ 1200 video bài giảng hướng dẫn chi tiết cách phát âm, sửa lỗi người Việt hay mắc phải khi học tiếng Anh, các bài tập thực hành ngay sau khi học sẽ là cách để bạn ghi nhớ từ lâu nhất.
Hack Não 1500 chính là cuốn sách hot nhất dành cho những người mới học tiếng Anh kể từ khi ra mắt đầu năm 2018, luôn nằm trong top sách ngoại ngữ bán chạy nhất là minh chứng cho sự hiệu quả của cuốn sách này!
2. Sách tự học tiếng Anh giao tiếp thông qua idioms: Speak English Like An American
Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: Speak English Like An American
Giống như tên gọi của nó, đây là cuốn sách sẽ giúp bạn nói tiếng Anh thành thạo theo đúng phong cách của một người Mỹ dựa vào các idioms được hầu hết người Mỹ sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
Không giống các sách học tiếng Anh giao tiếp đầy tính học thuật, Speak English Like an American với 25 mẩu truyện có video kèm theo kể về câu chuyện xoay quanh thăng trầm của 1 gia đình muốn khởi nghiệp bán bánh Cookie với nhân vật chính là cậu bé Bob. Như hững tình huống giao tiếp tiếng Anh hằng ngày của Bob và mọi người xung quanh, sách đã khéo léo lồng những thành ngữ và từ lóng rất độc đáo mà người Mỹ thường dùng trong giao tiếp.
Thay vì dùng những từ ngữ trang trọng, khi giao tiếp người Mỹ thường hay sử dụng thành ngữ. Ví dụ thay vì “very expensive” thì họ dùng “cost an arm and a leg”. Vậy nên để nói tiếng Anh hay như người bản xứ, bạn cần học thêm idioms càng nhiều càng tốt. Chúng sẽ giúp cho bạn học giao tiếp tiếng Anh cơ bản hằng ngày trở nên tự nhiên và hay hơn rất nhiều.
Ngoài ra, sách có kèm theo audio đầy đủ các đoạn hội thoại trong sách, bạn có thể vừa đọc transcript trong sách, vừa nghe audio nếu kỹ năng nghe còn chưa tốt. Kèm theo đó là các bài tập để bạn kiểm tra kiến thức với hơn 300 thành ngữ, từ lóng được đưa ra trong sách.
3. Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: English Pronunciation in Use
Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: English Pronunciation in Use
Nghe chừng đây chỉ là một cuốn sách học phát âm tiếng Anh nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hành theo để học giao tiếp. Đây cũng là giáo trình được sử dụng giảng dạy ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ sách gồm gồm 3 quyển tương ứng 3 cấp bậc: Elementary (cơ bản), Intermediate (trung cấp) và Advanced (cao cấp).
Mỗi cuốn sách đều có đi kèm để bạn vừa đọc sách, vừa kết hợp nghe audio, từ đó cải thiện khả năng phát âm và giao tiếp. Sách dành cho người mới bắt đầu và người học tiếng Anh đã được một thời gian nhưng vẫn phát âm sai. Sách bao gồm các ví dụ, đoạn hội thoại và hình vẽ trực quan minh họa giúp người học có thể hiểu và tiếp thu một cách dễ dàng nhất
4. Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: Tactics for English
Sách tự học tiếng Anh giao tiếp: Tactics for English
Trong tiếng Anh giao tiếp thì sẽ không thể bỏ qua luyện nghe tiếng Anh. Sách luyện nghe Tactics For Listening gồm 3 cuốn tương đương với 3 cấp độ cơ bản, mở rộng và nâng cao. Mỗi cấp độ bao gồm 24 bài học, mỗi bài mô tả một đề tài liên quan đến cuộc sống hàng ngày và những trải nghiệm trong cuộc sống của con người.
Mỗi cuốn bao gồm 3 file: 1 file student book (sách giáo khoa), 1 file audio (bản ghi âm), 1 file transcript (lời) của audio. Bạn có thể dùng file này để check đáp án nghe của file ghi âm.
Đây là cuốn sách phù hợp với tất cả các bạn muốn học tiếng Anh giao tiếp từ bắt đầu cho tới nâng cao. Cùng học tập và trải nghiệm để xem trình độ tiếng Anh của bạn đang ở đâu nhé!
Hy vọng với 4 cuốn sách trên đây, bạn đã lựa chọn được cuốn sách học tiếng Anh giao tiếp phù hợp với bản thân và nâng cao dần trình độ tiếng Anh
Việc học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn có bí kíp học tiếng Anh hiệu quả trong tay. Chỉ cần luyện tập chăm chỉ, bạn sẽ thấy kết quả khác biệt rõ rệt. Cùng cố gắng nhé!
4. Các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh thường gặp
Sau khi đã hiểu về tiếng Anh giao tiếp quan trọng như thế nào cũng như phương pháp tự học tiếng Anh giao tiếp cùng các cuốn sách để bạn tự luyện. Step Up giới thiệu với bạn cách học tiếng Anh giao tiếp cơ bản qua các mẫu câu theo chủ đề thông dụng, được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống đời thường của người bản xứ.
Chủ đề: Gặp mặt lần đầu
How do you do? My name is Anna- Chào bạn. Tôi là Anna.
This is my name card- Đây là danh thiếp của tôi.
Let me introduce myself!- Xin được giới thiệu bản thân.
Nice to meet you!- Hân hạnh được gặp bạn.
Great to see you!- Thật vui vì được gặp bạn.
Chủ đề: Lâu ngày gặp lại
How’s your life?- Cuộc sống bạn dạo này thế nào?
How’s tricks?- Bạn dạo này thế nào?
How are you doing?- Bạn dạo này thế nào?
Haven’t seen you for ages.- Lâu lắm rồi không gặp bạn nhỉ?
It’s great to seeing you again.- Thật vui vì gặp lại bạn.
Chủ đề: Xin lỗi
I’m (so / very / terribly) sorry- Tôi thật sự xin lỗi.
Pardon (me)- Thứ lỗi cho tôi.
That’s my fault- Đó là lỗi của tôi.
My bad/My fault- Lỗi của tôi.
Please excuse my (ignorance)- Xin hãy bỏ qua sự thiếu sót của tôi.
Chủ đề: Vui mừng- Hạnh phúc
Congratulations!- Chúc mừng nhé!
That’s great!- Thật tuyệt làm sao!
How wonderful!-Thật tuyệt vời!
Awesome!- Thật ngạc nhiên!
I’m so happy for you- Tớ rất hạnh phúc thay cho cậu.
Chủ đề: Khen ngợi
Well done- Giỏi lắm!
Good job!- Tốt lắm!
Excellent!- Xuất sắc!
Wonderful!- Tuyệt vời!
You’re a genius- Bạn là một thiên tài.
You are really pretty- Bạn trông thật đẹp!
You look great today- Hôm nay bạn trông rất tuyệt.
I love your new dress- Tôi thích chiếc váy của bạn.
What a beautiful shirt!- Chiếc áo thật là đẹp!
Chủ đề: Cảm ơn
You’re welcome.- Không có gì.
No problem.- Không có gì.
No worries.- Đừng lo lắng.
Don’t mention it.- Đừng nhắc đến mà.
My pleasure.- Hân hạnh của tôi.
Glad to help- Rất vui vì được giúp đỡ.
Any time.- Bất cứ khi nào.
It was the least I could do.- Đó là điều ít nhất tớ làm được.
Chủ đề: Tại siêu thị mua sắm
Could you tell me where the…is?: Anh chị có thể chỉ cho tôi…ở đâu không?
I’d like…: Tôi muốn mua…
Could I have a carrier bag, please?: Cho tôi xin một chiếc túi đựng hàng được không?
Could I have another carrier bag, please?: Cho tôi xin một chiếc túi đựng hàng nữa được không?
What can I do for you?: Tôi có thể làm gì để giúp bạn?
Are you being served?: Đã có ai phục vụ bạn chưa?
How much would you like?: Anh chị cần mua bao nhiêu?
That’s £29.5: Cái đó 25 bảng
Do you need any help packing?: Bạn có cần giúp xếp đồ vào túi không?
Do you have a loyalty card?: Bạn có thẻ khách hàng lâu năm không?
Could I try this on?: Tôi có thể thử chiếc này được không?
Chủ đề: Tại ngân hàng
Một trong những chủ đề nói tiếng Anh thường gặp là tại ngân hàng.
A: Good morning, sir. What can I do for you?- Xin chào ông. Tôi có thể giúp gì được cho ông?
B: Hi. I’d like to open an account- Xin chào. Tôi muốn mở tài khoản.
A: Yes, sir. What kind of account, a savings account or a checking account?- Vâng thưa ông. Ông muốn mở tài khoản tiết kiệm hay tài khoản séc?
B: A savings account, please. What interest rates do you pay on savings account?: Tôi muốn mở tài khoản tiết kiệm. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở đây là bao nhiêu?
A: We pay two and a half percent per annum- Ngân hàng chúng tôi đưa ra mức lãi suất là 2,5% 1 năm.
B: That’s not too bad. So I want to deposit 5,000 dollars in a savings account- Mức đó quả là không tệ. Vậy tôi muốn gửi 5.000 đô la vào tài khoản tiết kiệm.
A: Very well, sir. Please fill out the deposit slip first?- Vâng. Trước tiên xin ông điền đầy đủ vào phiếu gửi tiền.
B: Certainly. Here you are- Được thôi. Tôi điền xong rồi đây.
A: Here is your bank book- Sổ tiết kiệm của ông đây.
B: Thanks a lot.- Cảm ơn cô nhiều.
A: You are welcome.- Không có gì, thưa ông.
Chủ đề: Tại rạp chiếu phim
A: What is the most interesting movie now?- Bộ phim nào đang thú vị nhất hiện nay nhỉ?
B: “Marvel” – a good choice for you.- Marvel. sự lựa chọn tốt cho bạn.
A: How much is the ticket?- Giá vé là bao nhiêu thế?
B: 50,000 VNĐ per seat- 50.000 đồng 1 vé.
A: That’s alright. Five tickets, please- Được đấy. Bán cho tôi 5 vé.
Chủ đề: Tại nhà hàng
Một trong những chủ đề nói tiếng Anh khác là tại nhà hàng.
A: Waitress! Is the table free?- Cô phục vụ! Bàn này chưa ai đặt phải không?
B: Yes, please. How many people are these to sit here?- Vâng ạ. Các anh có mấy người?
A: Four people- 4 người
B: Please take your seats. Did you order?- Mời mọi người ngồi. Mọi người gọi gì chưa?
A: Can we have a look at the menu, please?- Làm ơn cho tôi xem qua thực đơn được không?
B: Here you are, sir.- Đây ạ.
A: Thanks- Cảm ơn.
Chủ đề: Tại bệnh viện
A: Hi. What seems to be the matter?- Xin chào. Trông anh có vẻ không khỏe?
B: I’ve been feeling not good.- Tôi cảm thấy cơ thể không ổn.
A: What are your symptoms?- Anh thấy có những triệu chứng gì?
B: I feel dizzy and tired- Tôi thấy chóng mặt và mệt mỏi.
A: It sounds like you might be a bit dehydrated. Do you feel thirsty most of the day? – Nghe có vẻ như cậu bị mất nước. Cậu có thấy khát nước không?
B: Yes. I can’t seem to drink enough- Có. Tôi có cảm giác như uống bao nhiêu cũng không đủ.
A: Have you been drinking plenty of water?- Cậu có uống nhiều nước không?
B: No, just beer.- Không, tôi chỉ uống bia thôi.
A: First, let me feel your pulse- Trước tiên để tôi bắt mạch cho anh đã.
Chủ đề: Tại bưu điện
A: Could you tell me which line I’m supposed to stand in to buy bubble wrap and to post a package?- Xin lỗi, làm ơn chỉ cho tôi chỗ có thể mua giấy bọc và gửi món bưu phẩm này.
B: You can buy the bubble wrap here, but you’ll have to stand in line over there to post your package- Anh có thể mua giấy bọc ở đây nhưng cần đứng xếp hàng ở chỗ kia để mua gói.
A: Can I buy stamps here?- Tôi mua tem ở đây được nhỉ?
B: Sure. How many would you like?- Được chứ. Anh muốn mấy chiếc?
A: I need 10 for my cards- Tôi cần mua 10 chiếc để gửi những tấm thiệp này.
B: Are you sending them abroad?- Anh định gửi chúng ra nước ngoài phải không?
A: I’m sending them for my friends in New York- Tôi muốn gửi chúng sang cho mấy người bạn của tôi ở New York.
Chủ đề: Tại đám cưới
Let’s get married! Chúng ta lấy nhau nhé!
Their married life is very happy! Cuộc sống hôn nhân của họ rất hạnh phúc!
He is single: Anh ta độc thân.
She loves you so much: Chị ấy yêu anh rất nhiều.
They will have a honeymoon in Paris: Họ sẽ đi tuần trăng mật ở Paris.
He is a romantic man: Anh ấy là một người đàn ông lãng mạn.
My husband is less than two years older than me: Chồng tôi ít hơn tôi hai tuổi.
Are you engaged?: Bạn đính hôn chưa?
My wedding will be held next month: Lễ cưới của tôi sẽ được tổ chức vào tháng tới.
He is faithful: Anh ấy rất chung thủy.
My wife is a teacher: Vợ tôi là một giáo viên.
What a happy couple: Thật là một cặp đôi hạnh phúc.
I haven’t thought about marriage yet: Tôi chưa muốn nghĩ đến hôn nhân.
Xem thêm Học tiếng Anh giao tiếp và các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO
Trên đây là bài viết của Step Up hướng dẫn bạn có thể tự học tiếng Anh giao tiếp, củng cố niềm tin rằng bạn hoàn toàn có thể chinh phục tiếng Anh thành công. Nếu không muốn, người ta tìm lý do, còn nếu muốn, người ta sẽ tìm cách. Cùng thực hành với sách Hack Não 1500 để nâng cao vốn từ vựng, thực hành các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh thông dụng ở trên để bạn có thể giao tiếp thành thạo trong các tình huống khác nhau! Chúc các bạn giao tiếp tiếng Anh trôi chảy và thành công!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI