Cấu trúc Decide trong tiếng Anh đầy đủ

Cấu trúc Decide trong tiếng Anh đầy đủ

Trong bài này, Step Up sẽ nói về cấu trúc Decide trong tiếng Anh – một cấu trúc rất quen thuộc. Bài viết gồm các phần: định nghĩa, cách sử dụng, các cụm từ với decide và bài tập thực hành. Cùng bắt đầu nào!

1. Định nghĩa decide

Động từ Decide có nghĩa là quyết định làm gì hoặc lựa chọn gì đó. Trong một số trường hợp khác, từ Decide có nghĩa là ai hay cái gì đã quyết định kết quả của việc gì đó.

Ví dụ:

  • Have you decided where to eat yet?
    Cậu đã quyết định đi ăn ở đâu chưa?
  • Help, I need to decide between these two pairs of shoes!
    Cứu chị, chị cần chọn giữa hai đôi giày này!
  • It is you who decides the game’s result.
    Bạn là người đã quyết định kết quả ván game.

2. Cách sử dụng cấu trúc decide trong tiếng Anh

Có 4 cấu trúc decide trong tiếng Anh mà chúng ta cần nhớ.

2.1. Decide + to V-inf

Cấu trúc decide đầu tiên thường gặp đó là ai quyết định làm gì hay lựa chọn gì.

S + decide + to V-inf

Ví dụ:

  • Tom has decided to move to a new apartment.
    Tom đã quyết định chuyển tới căn hộ mới.
  • They decided to get back together.
    Họ đã quyết định quay lại với nhau.
  • I decided to throw away his present.
    Con đã quyết định vứt quà của cậu ấy đi.

cấu trúc decide

2.2. Decide + Wh- (what, whether,…), How

Cấu trúc decide thứ hai là quyết định dựa trên một yếu tố cụ thể như ai/như thế nào/cái gì…, sử dụng cấu trúc Wh-.

S + decide + Wh- (what, whether, how, who, where, when) + to V-inf

Ví dụ:

  • I can’t decide when to leave that job.
    Tôi không thể quyết định khi nào thì rời bỏ công việc ấy.
  • Paul is going to decide how to fix this situation.
    Paul sẽ quyết định cách khắc phục tình trạng này.
  • You can’t decide whether the answer is true or false, can you?
    Bạn không thể quyết định câu trả lời ấy là đúng hay sai đúng không?

2.3. Decide (that) + mệnh đề

Cấu trúc decide cũng có thể đi cùng một mệnh đề. Cấu trúc này cũng có nghĩa là ai quyết định cái gì, lựa chọn gì.

S + decide (that) + mệnh đề

Ví dụ:

  • Johnny decided that he would get another burger.
    Johnny đã quyết định là anh ấy sẽ mua thêm cái bơ-gơ nữa.
  • The judges have decided that Belle is moving to the next round.
    Các giám khảo đã quyết định Belle sẽ qua vòng tiếp theo.
  • Huyen decides that she is going to study a foreign language.
    Huyền quyết định là cô ấy sẽ học một ngoại ngữ.
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2.4. Decide + danh từ

Trường hợp thứ tư đó là cấu trúc decide đi với danh từ, dùng để chỉ ai hay cái gì đã quyết định kết quả của sự việc nào đó.

S/N + decide + N

Ví dụ:

  • Having Eric play has really decided the result of the game because he is the best player in school.
    Việc có Eric vào chơi đã thực sự quyết định kết quả của trận đấu ấy bởi vì cậu ta là cầu thủ giỏi nhất trường.
  • The weather can probably decide everything. If it rains, they won’t be able to make it on time.
    Thời tiết có thể sẽ quyết định mọi thứ. Nếu trời mưa, họ sẽ không thể đến nơi kịp giờ.
  • Flipping a coin will decide who can go home first.
    Tung đồng xu sẽ quyết định ai được về nhà trước.

cấu trúc decide

3. Các cụm từ với decide thường gặp

Cấu trúc decide còn có thể kết hợp với từ khác để tạo thành cụm động từ (phrasal verb) với ý nghĩa khác.

Đầu tiên là cụm từ decide on có nghĩa là quyết định lựa chọn gì hay ai một cách kỹ lưỡng.

S + decide on + N

Ví dụ:

  • Fred decided on the black suit for the prom.
    Fred đã quyết định lựa chọn bộ suit màu đen cho buổi dạ hội.
  • After careful consideration, Tuan Anh decides on Phuong for the last member in the group.
    Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Tuấn Anh quyết định chọn Phương làm thành viên cuối cùng trong nhóm.
  • When class is over, I will decide on the winner.
    Khi lớp học kết thúc, thầy sẽ quyết định người chiến thắng.

cấu trúc decide

Để nói lựa chọn giữa những cái gì hay những ai, ta sử dụng cấu trúc decide between.

S + decide between + N and N/ N số nhiều

Ví dụ:

  • I am trying to decide between Nam and Minh.
    Tôi đang cố gắng quyết định lựa chọn giữa Nam và Minh.
  • My mother must decide between the two houses.
    Mẹ tôi phải quyết định lựa chọn giữa hai ngôi nhà.
  • His uncle must decide between getting the phone fixed and buying a new one.
    Bác của cậu ta phải lựa chọn giữa việc đem điện thoại đi sửa và mua một cái mới.
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Nếu muốn nói ai quyết định chống lại cái gì, ai hoặc không làm gì, ta có thể dùng cấu trúc decide against.

S + decide against + N

Ví dụ:

  • Yesterday, they both decided against signing the contract.
    Hôm qua, cả hai bọn họ đã quyết định không ký hợp đồng đó.
  • Peter decided against everyone because his wife told him to.
    Peter đã quyết định không làm theo mọi người vì vợ bảo anh ấy làm vậy.
  • I can’t believe he decided against my opinion.
    Tôi không thể tin anh ấy đã quyết định không nghe theo ý kiến của tôi.

4. Bài tập về cấu trúc decide

Để nắm chắc kiến thức về cấu trúc decide, bạn hãy làm bài tập nhỏ dưới đây nhé!

Chia động từ đúng và điền một trong các cấu trúc decide sau vào chỗ trống:

decide (that), decide to, decide on, decide between, decide against.

  1. Last week, Linda ____________ cancel the show.
  2. It is so hard to  ____________ the black dress and the white dress.
  3. Honestly, I can’t  ____________ who to trust anymore.
  4. At last, James  ____________ continuing the wedding. The bride was so shocked that she fainted.
  5. It took me months and months to  ____________ where to live.
  6. Just now, we  ____________ we are going to Da Nang next month!
  7. Hannah was quick to  ____________ she was going to take a day off.
  8. The whole class couldn’t  ____________ Korea and Thailand for the next trip.
  9. I  ____________ quit the game 2 minutes ago.
  10. It is an important decision. They need to  ____________ who to leave behind.
  11. The accident  ____________ the movie’s ending.

Đáp án:

  1. decided to
  2. decide between
  3. decide
  4. decided against
  5. decide on
  6. decided that
  7. decide that
  8. decide between
  9. decided to
  10. decide on
  11. decides/decided

Và đó là tổng hợp tất cả kiến thức về cấu trúc decide kèm bài tập. Để thành thạo sử dụng và hiểu cấu trúc decide hơn, các bạn hãy đọc và luyện tập thật nhiều nhé. 

Step Up chúc các bạn học thật tiến bộ!

 
Học cấu trúc Propose trong tiếng Anh trong vài phút

Học cấu trúc Propose trong tiếng Anh trong vài phút

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng học về cấu trúc Propose trong tiếng Anh. Propose là một từ có nhiều nghĩa khác nhau, cần một thời gian làm quen thì mới có thể thành thạo. Do đó, Step Up sẽ phân tích thật kỹ để giúp các bạn hiểu cặn kẽ cấu trúc này.

1. Định nghĩa Propose

Động từ Propose có 3 nghĩa chính: “dự định”, “đề xuất”, “cầu hôn”. 

Ví dụ:

  • Binh and I propose to travel to the UK. (propose ở đây là “dự định”)
    Bình và tôi dự định đi du lịch ở nước Anh.
  • Jack proposed a promotion because he thought he had worked really hard in the past year. (propose ở đây là “đề xuất”)
    Jack đã đề xuất được thăng chức vì anh ấy nghĩ rằng mình đã làm việc rất chăm chỉ năm vừa qua.
  • I want to propose to my girlfriend, but I need to ask her family for permission first. (propose ở đây là “cầu hôn”)
    Tôi muốn cầu hôn bạn gái tôi, nhưng trước tiên tôi cần phải xin phép gia đình em ấy đã.

2. Cách dùng cấu trúc Propose trong tiếng Anh

Chúng ta sẽ tập trung học cách dùng cấu trúc Propose với hai nghĩa “dự định” và “đề xuất”.

2.1. Propose to do sth: Có ý định làm gì

Cấu trúc Propose đầu tiên là Propose to V, mang nghĩa “có ý định làm gì, dự định làm gì”.

S + propose to + V

Ví dụ:

  • Hang proposed to go to a new school.
    Hằng đã có dự định chuyển sang trường mới.
  • Why do you propose to forgive her? She never said sorry.
    Tại sao cậu lại có dự định tha thứ cho cô ấy? Cô ấy đã bao giờ nói xin lỗi đâu.
  • I propose to take Spanish in next semester.
    Em định học tiếng Tây Ban Nha vào học kỳ tiếp theo.

cấu trúc propose

2.2. Propose doing sth: Đề nghị làm gì

Cấu trúc Propose thứ hai cũng thông dụng đó là Propose doing sth, mang nghĩa “đề nghị, đề xuất làm gì”.

S + propose + Ving

Ví dụ:

  • I propose throwing a big birthday party for our mom.
    Chị đề nghị tổ chức một bữa tiệc sinh nhật lớn cho mẹ của chúng ta.
  • I propose having dinner at McDonald’s.
    Em đề xuất ăn tối ở McDonald’s.
  • We are so sorry for the convenience. We propose giving you a refund.
    Chúng tôi rất xin lỗi vì sự bất tiện này. Chúng tôi đề nghị được bồi thường cho bạn.

cấu trúc propose

2.3. Propose N: Đề nghị việc gì, có gì

Để nói “đề xuất, đề nghị một việc/có gì đó”, ta sử dụng cấu trúc sau:

S + propose + N

Ví dụ:

  • I propose a toast! (a toast = “sự cụng ly”)
    Tôi đề nghị chúng ta cụng ly!
  • “What does he want?” – “He proposed a ceremony for our town.”
    “Anh ấy muốn gì vậy?” – “Anh ấy đề xuất một buổi lễ kỷ niệm cho thị trấn của chúng ta.”
  • We propose a new TV.
    Chúng tớ đề nghị có một cái TV mới.

3. Phân biệt cấu trúc Propose, Agree và Mean

Một số người có thể nhầm lẫn chức năng của ba từ Propose, Agree và Mean trong nghĩa định làm gì. Sau đây là sự khác biệt của ba từ khi sử dụng với ý nghĩa này:

Cấu trúc Propose

Cấu trúc Propose khi muốn nói “ai dự định làm gì” sẽ là S + propose + to V. 

Từ Propose thường sẽ được sử dụng trong trường hợp dự định làm một việc có sự tham gia của người khác.

Ví dụ:

  • Our friends propose to cancel all the plans and stay home.
    Những người bạn của chúng tôi dự định huỷ mọi kế hoạch và ở nhà.
  • Don’t tell me you propose to quit your job.
    Đừng bảo tớ cậu định nghỉ việc luôn nhé.
  • I propose to go to the gym.
    Tôi dự định đi tập gym.

cấu trúc propose

Cấu trúc Agree

Cấu trúc S + agree (for N) + to V mang nghĩa “đồng ý làm gì” hoặc “đồng ý cho ai làm gì”.

Ví dụ:

  • At first, everyone agreed to go to Hanoi in the summer. However, they switched to Da Nang instead.
    Đầu tiên, mọi người đều đồng ý đi Hà Nội vào mùa hè. Tuy nhiên, thay vào đó họ lại đổi sang Đà Nẵng.
  • She agreed to go camping.
    Cô ấy đã đồng ý đi cắm trại.
  • Linh and Phuong will agree for you to go to Kien’s house if you wash all the dishes.
    Linh và Phương sẽ đồng ý cho em sang nhà Kiên nếu em rửa tất cả đống bát.

Cấu trúc Mean

Trong bài này, ta tập trung vào nghĩa “có ý định” của Mean khi làm động từ. Chúng ta sử dụng cấu trúc S + mean to + V để nói “ai có ý định làm gì

Cấu trúc này không trang trọng, thường sử dụng trong văn nói. Khác với cấu trúc Propose, cấu trúc Mean thường dùng khi nói về ý định cá nhân hơn là việc làm cùng với người khác.

Ví dụ:

  • Thank you for saving me! I meant to run over there.
    Cảm ơn vì đã cứu mình! Mình đã định chạy ra đó.
  • He never meant to be a doctor.
    Anh ấy chưa bao giờ có ý định trở thành một bác sĩ.
  • Sorry, I meant to call Huy, not you.
    Xin lỗi, tớ định gọi Huy cơ, không phải cậu.

4. Bài tập về cấu trúc Propose

Hãy làm bài tập dưới đây cùng Step Up để kiểm tra độ hiểu bài cấu trúc Propose nhé!

Bài 1: Điền đúng cấu trúc Propose cùng với động từ trong ngoặc (nếu có)

Ví dụ: 

George  __________ (walk) in that room.

George định bước vào căn phòng đó.

=> George proposes to walk in that room.

  1. Sakura __________ (have) a meeting.
    Sakura đã đề nghị có một buổi họp. 
  2. I ________ (go) to school.
    Tôi đã định đi đến trường.
  3. We _________ (live) in a different country.
    Chúng tôi dự định sống ở một đất nước khác.
  4. I ___________ a promotion.
    Em đề xuất được thăng chức.
  5. I __________ (move) the closet to our parents’ house.
    Chị đề nghị chuyển chiếc tủ sang nhà bố mẹ.

Bài 2: Chọn đáp án đúng 

  1. Nhan has agreed  __________ to the movies with me.

A. going

B. to go

C. go

  1. I meant __________ a new pair of shoes but I changed my mind.

A. buying

B. to buy

C. would buy

  1. We propose __________ to Sai Gon next week.

A. to travel

B. traveling

C. travel

4. “What is your proposal?” – “I propose  __________ the lightbulbs.

A. fixing

B. to fix

C. have fixed

  1. I would like to  __________ hiring a new employee.

A. mean

B. agree

C. propose

Đáp án:

Bài 1:

  1. Sakura proposed having a meeting.
  2. I proposed to go to school.
  3. We propose to live in a different country.
  4. I propose a promotion.
  5. I propose moving the closet to our parents’ house.

Bài 2:

  1. B
  2. B
  3. A
  4. A
  5. C

Và đó là kết thúc bài học về cấu trúc Propose trong tiếng Anh. Sau nhiều lần tiếp xúc và luyện tập, chắc chắn bạn sẽ sử dụng thành thạo cấu trúc này.

Step Up chúc bạn học tập tốt nhé!

 
Cấu trúc Blame và những gì cần biết

Cấu trúc Blame và những gì cần biết

Cấu trúc Blame được dùng để nói về hành động đổ lỗi hoặc nhận lỗi. Cùng Step Up học về cách sử dụng cấu trúc này và phân biệt từ Blame với những từ tương đồng như Fault, Accuse of, Mistake nhé!

1. Định nghĩa Blame

Động từ Blame có nghĩa là “đổ lỗi” (cho ai hay cái gì). 

Ví dụ:

  • Patrick blamed me for losing his shoes.
    Patrick đổ lỗi cho tớ vì làm mất giày của cậu ấy.
  • You always blame me for everything, which makes me angry.
    Cậu luôn đổ lỗi cho tớ vì mọi thứ, điều đó làm tớ tức.

Blame cũng có thể đóng vai trò danh từ, mang nghĩa là “lỗi lầm”.

Ví dụ:

  • I’ll take the blame because you helped me last time.
    Tớ sẽ đứng ra nhận lỗi vì lần trước cậu giúp tớ rồi.
  • I can’t believe Sara is going to take the blame! She didn’t do it.
    Tớ không thể tin Sara sẽ đứng ra nhận lỗi! Bạn ấy không làm điều đó.

2. Cách sử dụng cấu trúc Blame trong tiếng Anh

Có 3 cấu trúc Blame thông dụng trong tiếng Anh cần nhớ.

Cấu trúc Blame 1

Cấu trúc Blame mang nghĩa ai đổ lỗi cho ai, cái gì. Động từ Blame đứng trước một danh từ chỉ người, vật hoặc việc gì. Sau cụm từ này có thể đi cùng for sth nghĩa là vì việc gì.

S + blame + N (for + sth).

Ví dụ:

  • One time, I tore my sister’s shirt and blamed our dog for it.
    Một lần, tớ xé rách áo chị tớ và đổ lỗi cho con chó vì chuyện ấy.
  • Hannah blamed the rain for making her late for school.
    Hannah đổ lỗi cho cơn mưa vì đã làm bạn ấy muộn học.

cấu trúc blame

Cấu trúc Blame 2

Chúng ta cũng có thể nói Blame sth on N, có nghĩa là “đổ lỗi lên đầu ai”.

(S) + blame sth + on + someone + (for sth)

Ví dụ:

  • Just blame it on Ben and watch his reactions.
    Cứ đổ lỗi lên đầu Ben đi và xem phản ứng của cậu ấy.
  • We should not blame it on our grandmother. She didn’t know about it.
    Chúng ta không nên đổ lỗi lên đầu bà. Bà lúc đó có biết gì về chuyện ấy đâu.
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Cấu trúc Blame 3

Để nói “nhận lỗi, chịu trách nhiệm” vì điều gì, chúng ta sử dụng cụm từ take the blame. Khi này Blame là một danh từ có nghĩa là “lỗi”.

S + take the blame (+ for sth)

Ví dụ:

  • Thankfully, my friend took the blame for it.
    May mắn là bạn tôi đã nhận lỗi vì chuyện đó.
  • Since no one is going to take the blame, I will have to punish everyone.
    Vì không ai sẽ chịu trách nhiệm, tôi sẽ phải trừng phạt tất cả mọi người.

3. Cấu trúc Blame mở rộng

Ngoài những cấu trúc Blame thường gặp ở trên, còn nhiều cụm từ với Blame cũng rất hay được sử dụng.

Have oneself to blame

Cụm từ này có nghĩa là “chỉ có thể trách chính mình”, hay được dùng trong văn nói.

S + (only) have oneself (myself, yourself,…) to blame.

Ví dụ:

  • I broke my ankle so I only have myself to blame.
    Tôi tự làm gãy mắt cá chân của mình nên tôi chỉ có thể trách chính mình thôi.
  • Candice spent all of her money on clothes and now she is broke. She only has herself to blame.
    Candice vung hết tiền vào quần áo và giờ thì cô ấy hết sạch tiền rồi. Cô ấy chỉ có thể tự trách mình thôi.

Be to blame (for sth)

Cấu trúc Be to blame có nghĩa là “chịu trách nhiệm cho điều gì xấu”.

S + be to blame (for sth)

Ví dụ:

  • Suzy is to blame, not me. She was in the room when it happened.
    Suzy phải chịu trách nhiệm, không phải em. Chị ấy ở trong phòng khi chuyện đó xảy ra.
  • If anyone’s to blame then it should be me.
    Nếu có ai phải chịu trách nhiệm thì đó nên là tôi.

Don’t blame me

Don’t blame me là câu nói mang nghĩa “đừng trách tôi nhé”, thường dùng khi muốn bảo ai làm điều gì nhưng nếu có hậu quả gì thì không muốn nhận trách nhiệm.

  • Fine, just go and talk to him face to face. But don’t blame me if it ends up in a fight.
    Được thôi, cứ đi và nói chuyện trực tiếp với anh ta đi. Nhưng đừng trách tớ nếu kết cục là cãi nhau đấy nhé.
  • You keep dressing like that in this weather, but don’t blame me if you catch a fever!
    Con cứ mặc như thế trong cái thời tiết này đi, nhưng đừng trách mẹ nếu bị cảm cúm đấy!

4. Phân biệt fault/ blame for/ accuse of

Chúng ta có 3 từ Fault, Blame for và Accuse of đều liên quan đến chủ đề lỗi lầm. 

Fault

Danh từ Fault có nghĩa là “lỗi, khuyết điểm” của con người, máy móc.

Ví dụ:

  • Guys, stop fighting with each other. This is no one’s fault.
    Các bạn ơi, đừng cãi nhau nữa. Đây không phải là lỗi của ai cả.
  • While checking the car, I found a serious fault.
    Lúc kiểm tra chiếc ô tô, cháu đã tìm được một lỗi nghiêm trọng.

Blame

Blame vừa có thể là động từ hoặc danh từ.

Động từ Blame là “đổ lỗi” (cho ai, cái gì). Khi là một danh từ, Blame mang nghĩa “trách nhiệm, lỗi”.

Ví dụ:

  • The two kids like to blame each other for many things.
    Hai đứa trẻ đó thích đổ lỗi cho nhau vì nhiều chuyện.
  • The teacher asked but no one wanted to take the blame.
    Giáo viên đã hỏi rồi nhưng không ai muốn nhận lỗi.

cấu trúc blame

Accuse of

Accuse of là cụm động từ chỉ hành động kết tội ai đó vì chuyện nghiêm trọng.

  • I am afraid that she is going to accuse me of cheating in class.
    Tớ sợ cô ấy sẽ kết tội tớ vì gian lận trong lớp.
  • At last, the robber was accused of stealing $500.
    Cuối cùng, tên trộm bị kết tội ăn cắp 500 đô-la.

5. Bài tập về cấu trúc blame trong tiếng Anh

Cuối cùng là phần bài tập về cấu trúc Blame để kiểm tra độ hiểu của bạn sau khi đọc bài viết này. Bắt đầu làm thôi!

Dịch các câu dưới đây sang tiếng Anh, sử dụng cấu trúc Blame vừa học.

  1. Tôi đã đổ lỗi cho chị tôi vì chuyện làm hỏng chiếc máy tính.
  2. Có phải bạn sẽ đổ lỗi lên đầu Becky không?
  3. Không ai muốn nhận lỗi cả.
  4. Minh Anh đã đổ lỗi lên đầu tớ vì bạn ấy không thích tớ.
  5. Chắc là tôi chỉ có thể tự trách mình vì đã quá ngây thơ thôi.
  6. Trong tình huống này, tất cả mọi người đều có lỗi.

Đáp án:

(không nhất thiết phải sử dụng chính xác những từ này, miễn là đúng ngữ pháp)

  1. I blamed my sister for breaking the computer.
  2. Are you going to blame it on Becky?
  3. No one wants to take the blame.
  4. Minh Anh blamed it on me because she didn’t like me.
  5. I guess I only have myself to blame for being too naive.
  6. In this situation, everyone is to blame.

Đến đây là kết thúc bài học về cấu trúc Blame trong tiếng Anh. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cấu trúc này cũng như cách cụm từ liên quan.

Step Up chúc bạn học tốt tiếng Anh!

 
Bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng Anh kèm dịch

Bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng Anh kèm dịch

Một năm thường có 4 mùa: xuân, hạ, thu đông. Chắc hẳn mỗi mùa sẽ đem lại cho chúng ta những cảm xúc riêng. Để có thể viết được những bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng Anh thật hay, hãy đọc bài viết dưới đây của Step Up nhé!

1. Bố cục bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng Anh

Bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng Anh nên chia thành 3 phần chính, nội dung có thể là:

Phần một: Phần mở bài: Giới thiệu chung về (các) mùa muốn viết 

  • Đó là (những) mùa nào?
  • Cảm nhận chung về (những) mùa đó

Phần hai: Phần thân bài: Miêu tả chi tiết về (các) mùa đó

  • Mùa đó có thời tiết, quang cảnh như thế nào?
  • Mùa đó có những ngày lễ, sự kiện gì đặc biệt?
  • Mọi người thường làm gì vào mùa đó?

Phần ba: Phần kết bài: Nêu cảm nghĩ chung về mùa đó. 

2. Từ vựng thường dùng khi viết về các mùa trong năm bằng tiếng Anh

Để có thể có bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng Anh thật hay, chúng ta sẽ không thể thiếu từ vựng. Trước khi bắt tay vào viết, cùng Step Up học các từ vựng tiếng Anh về mùa và thời tiết nhé!

Loại từ

Từ vựng

Phiên âm

Dịch nghĩa

n

season

/ˈsizən/

mùa

n

spring

/sprɪŋ/

mùa xuân

n

summer

/ˈsʌmər/

mùa hè

n

autumn (Anh – Anh)

fall (Anh – Mỹ)

/ˈɔtəm/

/fɔl/

mùa thu

n

winter

/ˈwɪntər/

mùa đông

adj

cloudy

/ ˈklaʊdi  /

nhiều mây

adj

windy

/ ˈwɪndi  /

nhiều gió

adj

foggy

/ ˈfɔːɡi  /

có sương mù

adj

stormy

/ ˈstɔːrmi  /

có bão

adj

sunny

/ ˈsʌni  /

có nắng

adj

frosty

/ ˈfrɔːsti  /

giá rét

adj

dry

/ draɪ /

khô

adj

wet

/ wet  /

ướt

adj

hot

/ hɑːt  /

nóng

adj

cold

/ koʊld  /

lạnh

n

flood 

/ flʌd  /

lũ, lụt, nạn lụt

n

lightning

/ ˈlaɪtnɪŋ /

Chớp, tia chớp

n

thunder

/ ˈθʌndər /

Sấm, sét

n

thunderstorm

/ ˈθʌndərstɔːrm  /

Bão tố có sấm sét, cơn giông

n

rain

/ reɪn  /

mưa

n

snow

/ snoʊ /

tuyết

n

fog

/ fɔːɡ /

sương mù

n

Ice

/ aɪs  /

băng

n

Sun

/ sʌn  /

mặt trời

n

sunshine

/ ˈsʌnʃaɪn /

ánh nắng

n

cloud

/ klaʊd  /

mây

n

wind

/ wɪnd /

gió

n

breeze

/ briːz  /

gió nhẹ

n

frost

/ frɔːst  /

băng giá

n

rainbow

/ ˈreɪnboʊ  /

cầu vồng

n

degree   

/ dɪˈɡriː  /

độ

n

Celsius

/ ˈselsiəs /

độ C

n

Fahrenheit

/ ˈfærənhaɪt / 

độ F

n

Climate  

/  ˈklaɪmət /

khí hậu

n

climate change

/  ˈklaɪmət tʃeɪndʒ  /

biến đổi khí hậu

n

humid

/ ˈhjuːmɪd /

ẩm

n

Rain-storm/rainstorm 

/ ˈreɪnstɔːrm /

Mưa bão

n

Storm

/ stɔːrm  /

Bão, giông tố

n

festival

/ˈfɛstəvəl/

lễ hội

n

holiday

/ˈhɑləˌdeɪ/

kỳ nghỉ, ngày lễ

 

3. Mẫu bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng Anh

Cùng đọc 5 mẫu bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng Anh nhé!

3.1. Bài viết về 4 mùa bằng tiếng Anh ngắn gọn

Bài mẫu:

In my essay, I will talk about each season in Hanoi: spring, summer, autumn and winter.

The first season of the year is spring. This season in Hanoi – Vietnam is usually quite cold and sunny too. Spring is beloved because this is when Tet Holiday occurs. 

After spring, summer brings sunshine to the city. Students love summer holidays because they get about 2 months of break. 

Thirdly, autumn is considered the most comfortable season of the year. The trees change color to yellow, creating beautiful sceneries. 

Lastly, we have winter. Winter is known for the cold weather. Everyone has to put on many layers to keep warm. One special holiday that occurs during winter is Christmas. 

Every season of the year is beautiful in its own way. I feel very lucky to have all 4 seasons in Hanoi.

Bản dịch nghĩa:

Trong bài viết này, tôi sẽ nói về từng mùa ở Hà Nội: xuân, hạ, thu, đông

Mùa đầu tiên của năm là mùa xuân. Mùa này ở Hà Nội – Việt Nam thường khá lạnh và có nắng. Mùa xuân được yêu thích vì đây là khi Tết đến. 

Sau tiết trời se lạnh của mùa xuân, mùa hè mang nắng đến cho thành phố. Học sinh yêu thích kỳ nghỉ hè vì họ được nghỉ khoảng 2 tháng. 

Thứ ba, mùa thu được coi là mùa thoải mái nhất trong năm. Cây cối chuyển màu sang vàng tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. 

Cuối cùng, chúng ta có mùa đông. Mùa đông được biết đến với thời tiết lạnh giá. Mọi người phải mặc nhiều lớp để giữ ấm. Một ngày lễ đặc biệt diễn ra trong mùa đông là lễ Giáng sinh. 

Mỗi mùa trong năm đều đẹp theo cách riêng của nó. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi được trải nghiệm cả 4 mùa ở Hà Nội.

3.2. Viết về mùa xuân bằng tiếng Anh

Bài mẫu:

My most favorite season of the year is spring.

Spring is the start of the year, from January to March. The surroundings in this season are stunning because trees begin to sprout, flowers begin to bloom. The most iconic type of flower that blooms during spring in Vietnam is peach blossoms. Everyone starts their New Year’s resolutions.

The most exciting event that happens during spring is Tet holiday. At Tet holiday, every family goes shopping for new clothes, home decorations, traditional food, drinks,… Most people visit their relatives and friends. Children get to receive lucky money from adults. 

I love spring because it is beautiful and Tet holiday is the best holiday in my opinion. Every year, I always look forward to spring to enjoy the comfortable weather and mesmerizing sceneries.

bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng anh

Bản dịch nghĩa:

Mùa yêu thích nhất trong năm của em là mùa xuân.

Mùa xuân là mùa bắt đầu của năm, từ tháng Giêng đến tháng Ba. Khung cảnh xung quanh vào mùa này đẹp đến ngỡ ngàng vì cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa bắt đầu nở. Loại hoa điển hình nhất nở vào mùa xuân ở Việt Nam là hoa đào. Mọi người đều bắt đầu những kế hoạch trong Năm mới của họ.

Sự kiện thú vị nhất xảy ra trong mùa xuân là ngày Tết. Vào dịp Tết, mọi gia đình đều đi mua sắm quần áo mới, đồ trang trí nhà cửa, đồ ăn, thức uống truyền thống, … Hầu hết mọi người thăm người thân và bạn bè của họ. Trẻ em được người lớn lì xì. 

Em yêu mùa xuân bởi vì nó đẹp và theo em, Tết là ngày lễ tuyệt vời nhất. Mỗi năm, em luôn mong đợi đến mùa xuân để tận hưởng thời tiết thoải mái và cảnh đẹp mê hồn.

3.3. Viết đoạn văn ngắn về mùa hè bằng tiếng Anh

Bài mẫu:

When summer comes, every student feels excited because that is when they get a long holiday. Summer is the hottest season of the year. It is often really sunny. Sometimes it drizzles, which helps cool things down a little bit. Phoenix flowers can be found in many places, especially at schools and parks. The golden sun shines on the streets, making everything glitter. In the countryside, kids love to take this free time to fly a kite, go swimming… In the city, students’ activities vary from relaxing at home, taking up a new sport to getting a part-time job. Summer is a great time for making new friends and refilling one’s energy after a hard-working year.

bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng anh

Bản dịch nghĩa:

Mỗi khi hè đến, học sinh nào cũng cảm thấy háo hức vì đó là lúc các em được nghỉ lễ dài ngày. Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm. Trời thường nắng rất to. Đôi khi trời có mưa phùn, giúp làm dịu mọi thứ một chút. Hoa phượng có thể được tìm thấy ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các trường học và công viên. Nắng vàng trải dài trên những con phố khiến mọi thứ trở nên long lanh. Ở nông thôn, trẻ em thích dành thời gian rảnh rỗi này để thả diều, đi bơi … Ở thành phố, các hoạt động của học sinh rất đa dạng từ thư giãn ở nhà, tham gia một môn thể thao mới đến đi làm thêm. Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để kết bạn mới và nạp lại năng lượng cho mọi người sau một năm làm việc chăm chỉ.

 

3.4. Nói về mùa thu yêu thích bằng tiếng Anh

Bài mẫu:

Autumn is no doubt the most romantic season of the year. It starts in July and ends in September. The number one factor that makes autumn such a picturesque season is the weather. In autumn, the weather is cool, the sky is blue. The leaves on trees turn red. People only have to put on a light jacket or cardigan and they are good to go. Another reason I love autumn is the mid-autumn festival. This festival is created for children. On the streets, there are vendors that sell mooncakes, fun toys and decorations. During the mid-autumn festival, the streets are also filled with music. Children enjoy hanging out with friends and family. It is now July so I am really happy that autumn is approaching!

bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng anh

Bản dịch nghĩa:

Mùa thu không hổ danh là mùa lãng mạn nhất trong năm. Nó bắt đầu vào tháng Bảy và kết thúc vào tháng Chín. Yếu tố số một khiến mùa thu trở thành một mùa đẹp như tranh vẽ đó chính là thời tiết. Vào mùa thu, thời tiết mát mẻ, bầu trời trong xanh. Những chiếc lá trên cây chuyển sang màu đỏ. Mọi người chỉ cần khoác thêm một chiếc áo khoác nhẹ hoặc áo len là có thể đi được rồi. Một lý do nữa khiến em yêu mùa thu là Tết Trung thu. Lễ hội này được dành cho trẻ em. Trên đường phố, có những người bán bánh trung thu, đồ chơi vui nhộn và đồ trang trí. Trong đêm trung thu, đường phố ngập tràn âm nhạc. Trẻ em thích đi chơi với bạn bè và gia đình. Bây giờ là tháng bảy nên tôi thực sự rất vui vì mùa thu đang đến gần!

3.5. Viết về mùa đông bằng tiếng Anh

Bài mẫu:

Winter is the last season of the year and also the coldest. It is my favorite season. 

Firstly, I cannot stand the heat, so the cold weather of winter is ideal for me. I love styling many looks with different layers of clothes. My favorite activity to do in this season is actually staying at home, light up a candle, make hot chocolate and put on a good movie.  

Christmas is another reason why winter is wonderful. On Christmas, Vietnamese garnish the stores and houses. We also have Halloween – a festival in which everyone can disguise themselves. 

Winter will probably always be my favorite season and I cannot wait for winter to come again!

bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng anh

Bản dịch nghĩa:

Mùa đông là mùa cuối cùng trong năm và cũng là mùa lạnh nhất. Đó là mùa yêu thích nhất của tôi.

Thứ nhất, tôi không chịu được nóng nên thời tiết lạnh giá của mùa đông là lý tưởng nhất đối với tôi. Tôi thích tạo kiểu cho nhiều kiểu dáng với nhiều lớp quần áo khác nhau. Hoạt động yêu thích của tôi để làm trong mùa này là ở nhà, thắp một ngọn nến, làm sô cô la nóng và xem một bộ phim hay. 

Giáng sinh là một lý do khác khiến mùa đông thật tuyệt vời. Vào dịp Giáng sinh, người Việt Nam trang trí các cửa hàng và nhà. Chúng tôi cũng có Halloween – một lễ hội mà mọi người đều có thể hóa trang. 

Mùa đông có lẽ sẽ luôn là mùa yêu thích của tôi và tôi rất mong ngày mùa đông lại đến!

Mỗi mùa có một vẻ đặc biệt và có những hoạt động thú vị khác nhau. Mong rằng qua đây, bạn có thể có được một bài viết về các mùa trong năm bằng tiếng Anh thật xuất sắc.

Step Up chúc bạn viết thành công nhé!

 
Tổng hợp bài viết về stress bằng tiếng Anh hay

Tổng hợp bài viết về stress bằng tiếng Anh hay

Vấn đề stress có thể được viết thành bài như thế nào? Trong bài này, Step Up sẽ giúp bạn tạo nên một bài viết về stress bằng tiếng Anh sao cho hay. Cùng đọc nhé! 

1. Bố cục bài viết về stress bằng tiếng Anh

Bài viết về stress bằng tiếng Anh bao gồm những phần chính sau:

Phần 1: Phần mở đầu: Nêu cảm nhận, đánh giá chung về stress

Phần 2: Phần nội dung chính: Phân tích chi tiết về vấn đề stress đang muốn viết

  • Con người thấy stress vì lý do gì?
  • Ví dụ trường hợp làm con người cảm thấy stress
  • Ảnh hưởng của stress tới con người
  • Giải pháp đối phó với stress

Phần 3: Kết bài: Tóm tắt, nêu cảm nghĩ chung về vấn đề stress của con người

2. Từ vựng thường dùng trong bài viết về stress bằng tiếng Anh

Cùng học trước các từ vựng để có thể viết được những bài viết về stress bằng tiếng Anh thật hay nha:

Loại từ

Từ vựng

Phát âm

Dịch nghĩa

n

stress

/strɛs/

sự căng thẳng

adj

stressed

/strɛst/

bị căng thẳng

adj

stressed out

/strɛst/ /aʊt/

bị căng thẳng

adj

anxious

/ˈæŋkʃəs/

cảm thấy lo âu

n

anxiety

/æŋˈzaɪəti/

nỗi lo âu

n

pressure

/ˈprɛʃər/

áp lực

v

worry

/ˈwɜri/

lo lắng

cụm v

put pressure on sb

/pʊt/ /ˈprɛʃər/ /ɑn/ sb

đặt áp lực lên ai đó

n

tension

/ˈtɛnʃən/

sự áp lực, căng thẳng

adj

frustrated

/ˈfrʌˌstreɪtəd/

nẫu ruột, nản lòng

adj

nervous

/ˈnɜrvəs/

lo lắng

adj

moody

/ˈmudi/

u ám, buồn bã

adj

overwhelmed

/ˌoʊvərˈwɛlmd/

bị choáng ngợp

adj

pessimistic

/ˌpɛsəˈmɪstɪk/

tiêu cực

v

lose control

/luz/ /kənˈtroʊl/

mất kiểm soát

v

have a headache

/hæv/ /ə/ /ˈhɛˌdeɪk/

bị đau đầu

n

rapid heartbeat

/ˈræpəd/ /ˈhɑrtˌbit/

nhịp tim nhanh

n

changes in appetite

/ˈʧeɪnʤəz/ /ɪn/ /ˈæpəˌtaɪt/

sự thay đổi khẩu vị 

v

cope with

/koʊp/ /wɪð/

đối phó với 

v

relieve

/rɪˈliv/

giải toả

n

relief

/rɪˈlif/

sự giải toả

 

3. Mẫu bài viết về stress bằng tiếng Anh 

Sau khi các bạn học xong từ mới rồi, Step Up có một số bài viết về stress bằng tiếng Anh với 4 dạng bài khác nhau đây!

3.1. Đoạn văn viết về căng thẳng bằng tiếng Anh

Đoạn văn mẫu:

Feeling stressed is a normal part of life. People can be stressed for many different reasons. The ones who go to school frequently feel stressed out due to homework, exams and tough schedules. Relationships can be stressful too. It is inevitable that conflicts, misunderstanding can occur. The effects of stress include: mental breakdown, changes in appetite, rapid heartbeat, feeling lonely,… Thankfully, there are many methods that can help us cope with stress. One of the best solutions is to talk to a close friend or relative about our problems. Most importantly, people should have a reasonable schedule and a healthy lifestyle in order for stress to go away easier. 

bài viết về stress bằng tiếng anh

Dịch nghĩa:

Cảm thấy căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống. Mọi người có thể bị căng thẳng vì nhiều lý do khác nhau: trường học, bạn bè, gia đình, vấn đề tài chính, … Đối với những người đang đi học, họ thường cảm thấy căng thẳng vì bài tập về nhà, thi cử và lịch trình dày đặc. Mọi người cũng có thể bị căng thẳng vì các mối quan hệ. Chúng ta không thể tránh khỏi những xung đột, hiểu lầm. Tác hại của căng thẳng bao gồm: suy sụp tinh thần, thay đổi cảm giác thèm ăn, tim đập nhanh, cảm thấy cô đơn, … Rất may, có rất nhiều phương pháp có thể giúp chúng ta đối phó với căng thẳng. Một trong những giải pháp tốt nhất là nói chuyện với một người bạn thân hoặc người thân về những vấn đề của chúng ta. Quan trọng nhất, mọi người nên có một thời gian biểu hợp lý và lối sống lành mạnh để tình trạng căng thẳng qua đi dễ dàng hơn.

3.2. Lời khuyên khi bị stress bằng tiếng Anh

Đoạn văn mẫu:

Lots of people cannot stand stress. Here are some helpful tips to relieve stress. 

If you are in the middle of work and you need some instant stress-relief, try putting on soothing music. Another good way to cope with pressure is talking it out. Good friends will listen and probably reassure you. And try eating good food or getting something to drink, especially tea.

Are you constantly stressed? Science has shown that exercising can make people feel mentally better. It is also highly recommended that we should get enough sleep. Lastly, reconsider your schedule.

Being stressed can be pretty bad, but remember that you are not alone and there are many ways to deal with it.

Dịch nghĩa:

Rất nhiều người không thể chịu được cảm giác căng thẳng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để giảm căng thẳng. 

Nếu bạn đang làm việc dở dang và bạn cần một chút giải tỏa căng thẳng tức thì, hãy thử bật những bản nhạc nhẹ nhàng. Một cách tốt khác để đối phó với áp lực là nói ra. Những người bạn tốt sẽ lắng nghe bạn và có thể trấn an bạn. Và hãy thử ăn thức ăn ngon hoặc uống gì đó, đặc biệt là trà. 

Bạn thường xuyên bị căng thẳng? Khoa học đã chứng minh rằng tập thể dục có thể khiến tinh thần con người trở nên tốt hơn. Chúng ta cũng nên ngủ đủ giấc. Cuối cùng, hãy xem xét lại lịch trình của bạn.

Bị căng thẳng có thể khá tệ, nhưng hãy nhớ rằng bạn không đơn độc và có nhiều cách để đối phó với nó.

3.3. Bài tiếng Anh nói về stress của bản thân

Đoạn văn mẫu:

As a student, I feel stressed almost everyday. Right now, I’m in 11th grade. Having to learn everything and maintain good grades at the same time really stresses me out. My family also puts a lot of pressure on me. When I come home from school, I often get questioned about my accomplishments. Luckily, I have a few close friends who stick with me no matter what. When I get anxious, I always come to my friends to talk and they help me by reassuring me. On weekends or after school, I spend my free time on video games, hangouts to blow off some steam. Through time, I have learnt to deal with stress better. I understand that stress is inevitable and there will always be better days ahead.

Dịch nghĩa:

Là một sinh viên, tôi cảm thấy căng thẳng gần như hàng ngày. Hiện tại, tôi đang học lớp 11. Tôi không giỏi hầu hết các môn học, vì vậy việc phải học tất cả mọi thứ và đồng thời duy trì điểm tốt  thực sự khiến tôi căng thẳng. Gia đình tôi đôi khi cũng tạo áp lực cho tôi. Khi tôi đi học về, tôi thường bị hỏi về điểm số. May mắn thay, tôi có một vài người bạn thân gắn bó với tôi dù có thế nào đi chăng nữa. Khi tôi lo lắng, tôi luôn đến gặp bạn bè để nói chuyện và họ giúp tôi bằng cách trấn an tôi. Vào cuối tuần hoặc sau giờ học, tôi dành thời gian rảnh rỗi cho trò chơi điện tử, đi chơi để xả hơi. Qua thời gian, tôi đã học cách đối phó với căng thẳng tốt hơn. Tôi hiểu rằng căng thẳng là không thể tránh khỏi và sẽ luôn có những ngày tốt đẹp hơn ở phía trước.

3.4. Viết đoạn văn ngắn nói về áp lực bằng tiếng Anh

Đoạn văn mẫu:

We feel stressed probably almost everyday. So what can cause stress? Research has shown that being under a lot of pressure is a common reason for stress. For example: preparing for a speech or going on a first date,… People can also feel stressed just from overthinking. Stress can make us lose sleep or sleep too much, angry and even depressed. The key to stress-relief is to always know when to take a break. After we get the hang of it, feeling stressed will not be as bad anymore. 

Dịch nghĩa:

Chúng ta cảm thấy căng thẳng có lẽ gần như hàng ngày. Vậy điều gì có thể gây ra căng thẳng? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chịu nhiều áp lực là lý do phổ biến dẫn đến căng thẳng. Ví dụ: chuẩn bị cho bài phát biểu hay chuẩn bị cho buổi hẹn hò đầu tiên, … Mọi người cũng có thể cảm thấy căng thẳng chỉ vì suy nghĩ quá nhiều. Căng thẳng có thể khiến chúng ta mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, dễ tức giận và thậm chí là trầm cảm. Chìa khóa để giảm căng thẳng là luôn biết khi nào nên nghỉ ngơi. Sau khi chúng ta hiểu được cách đối phó, cảm giác căng thẳng sẽ không còn tồi tệ như trước nữa.

Trên đây Step Up đã tổng hợp lại cách để có được bài viết về stress bằng tiếng Anh cùng với các bài mẫu. Hy vọng sau bài viết, bạn sẽ không còn lo lắng khi phải viết về stress nữa nhé!

Step Up chúc bạn viết được một bài hoàn chỉnh và đạt điểm cao!

hack nao giao tiep