Câu cầu khiến trong tiếng Anh: Cấu trúc, cách dùng

Câu cầu khiến trong tiếng Anh: Cấu trúc, cách dùng

“Tôi muốn mở cửa sổ.” – Bạn sử dụng cấu trúc câu cầu khiến trong Tiếng Anh như thế nào diễn đạt ý muốn nói? Bạn muốn nhờ người khác làm giúp mình việc gì nhưng không biết nói làm sao để lịch sự? Bài viết này sẽ là giải pháp cho bạn, Step Up sẽ chia sẻ tất tần tần kiến thức về câu cầu khiến ngay dưới đây.

1. Câu cầu khiến là gì?

Câu cầu khiến (hay còn gọi là câu mệnh lệnh) được dùng để ra mệnh lệnh hoặc diễn tả mong muốn hay yêu cầu, nhờ vả người nghe làm hay không làm một việc gì đó.

Khi câu cầu khiến không có chủ ngữ, chúng ta cũng có thể ngầm hiểu chủ ngữ là người nghe (you).

Ví dụ:

  • Help me turn on the air conditioner.

(Giúp tôi bật điều hòa.)

  • Do not close the window.

(Không đóng cửa sổ.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

Tìm hiểu thêm: Cấu trúc câu nhờ vả trong tiếng Anh

2. Câu cầu khiến dạng khẳng định trong tiếng Anh

Câu cầu khiến dạng khẳng định là mẫu câu dùng để yêu cầu người nghe làm điều gì đó.

Cấu trúc: V (nguyên mẫu) + (O)

Ví dụ:

  • Give me the pencil.

(Đưa cho tôi cái bút chì.)

  • Keep silent, please!

(Làm ơn giữ im lặng!)

Câu cầu khiến

Tìm hiểu thêm: Cấu trúc ngữ pháp câu khẳng định

3. Câu cầu khiến dạng phủ định trong tiếng Anh

Trái ngược với câu cầu khiến dạng khẳng định, câu cầu khiến dạng phủ định dùng để yêu cầu người nghe không làm điều gì đó.

Cấu trúc: Do not + V (nguyên mẫu) + (O)

Ví dụ:

  • Don’t run outside when it’s raining.

(Đừng chạy ra ngoài khi trời mưa.)

  • Don’t turn off the computer.

(Đừng tắt máy tính.)

Tìm hiểu thêm: Câu phủ định trong tiếng Anh

4. Câu cầu khiến dạng chủ động

Hãy khám phá xem cấu trúc câu cầu khiến dạng chủ động sử dụng như thế nào nhé:

Cấu trúc Have/Get: bắt buộc ai phải làm gì

Have + somebody + do + something

Get + somebody + to do + something

Ví dụ:

  • I’ll have Mike fix my computer.

(Tôi bắt Mike phải sửa máy tính của tôi.)

  • My mother got me to go home before 10 p.m.

(Mẹ tôi bắt tôi về nhà trước 10 giờ tối.)

Tìm hiểu thêm: Thành thạo cấu trúc Get trong tiếng Anh

Cấu trúc Make/Force: bắt buộc ai đó phải làm gì

S + make + someone + V (Nguyên mẫu)

Force: S + force + someone + to V

Ví dụ:

  • Teachers make students quiet during class.

(Giáo viên bắt học sinh im lặng trong giờ học.)

  • My brother forced me to cook for him.

(Anh trai tôi bắt tôi phải nấu ăn cho anh ấy.)

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp cấu trúc Make thông dụng

Cấu trúc Let/Allow/Permit: Để, cho phép ai đó làm gì

Let + somebody + do + something

ALlow/Permit + somebody + to do something

Ví dụ:

  • My dad lets me go out with you tonight.

(Giáo viên bắt học sinh im lặng trong giờ học.)

  • My boss allowed/permitted me to go out during business hours.

(Sếp của tôi cho phép tôi ra ngoài trong giờ làm việc.)

Tìm hiểu thêm: Cấu trúc Allow: So sánh Allow, Let, Permit, Advise

Cấu trúc Help: Giúp ai đó làm gì

Help + somebody + do/to do + something

Ví dụ:

  • Mike helped me bring the tree to the office.

(Giáo viên bắt học sinh im lặng trong giờ học.)

  • Help me to close the window.

(Giúp tôi đóng cửa sổ.)

Lưu ý: Nếu tân ngữ theo sau “help” là các đại từ bất định, ta có thể lược bỏ tân ngữ đó và “to”.

Câu cầu khiến

Tìm hiểu thêm: Cấu trúc Help và cách dùng trong tiếng Anh

5. Câu cầu khiến dạng bị động

Cấu trúc chung của câu cầu khiến thể bị động:

Causative Verbs + something + V3

Cấu trúc bị động của Have/Get: nhờ ai đó làm gì

Have/Get + something + V-ed/V3

Ví dụ:

  • I have a cup of tea bought by my brother

(Tôi nhờ em trai tôi mua giúp một ly trà.)

  • I get my computer fixed by Mike

(Tôi đã nhờ Mike sửa máy tính của tôi.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

Xem thêm: Tất tần tật về câu bị động trong tiếng Anh

Một số cấu trúc câu cầu khiến khác

Một số động từ như need, want, would like, prefer cũng có thể được sử dụng ở thể bị động và mang nghĩa cầu khiến. Tuy nhiên, các cấu trúc này thường ít được sử dụng, và chúng mang tính trang trọng nhiều hơn.

Need/want: Muốn ai đó làm gì cho mình (mang ý nghĩa ra lệnh)

S + need/want + something + (be) + V3/-ed

Ví dụ:

  • I want my motorbike washed before I come back. 

(Tôi muốn xe máy của mình được rửa sạch sẽ trước khi quay lại.)

  • I need the report to be made immediately

(Tôi cần báo cáo ngay lập tức.)

Câu cầu khiến

Would like/prefer: Muốn ai đó làm gì cho mình ( câu mệnh lệnh lịch sự)

Would like/ prefer + something + (to be) + V-ed/V3

Ví dụ:

  • I would like the window opened

(Tôi muốn cửa sổ mở ra.)

  • I would prefer the email to be sent.

(Tôi muốn email được gửi đi.)

6. Các bài tập về câu cầu khiến

Cùng làm một số bài tập về câu cầu khiến dưới đây để ôn lại kiến thức đã học bạn nhé:

Câu cầu khiến

Bài tập: Chọn đáp án đúng dưới đây:

1. I’ll have the boys______ the chairs.

a. paint                b. to paint                c. painted               d. painting

2. Have these flowers______ to her office, please.

a. taken               b. taking                  c. take                    d. to take

3. I am going to have a new house______

a. build                b. to build                 c. built                   d. building

4. I’ll have a new dress______ for my daughter.

a. making            b. to make                 c. make                 d. Made              

5. You should have your car______ before going.

a. servicing          b. to service              c. service               d. Serviced

Đáp án: 

  1. A
  2. A
  3. C
  4. D
  5. D
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Như vậy Step Up đã tổng hợp với bạn tất tần tật về các cấu trúc câu cầu khiến trong tiếng Anh. Hãy áp dụng chúng vào trong giao tiếp hàng ngày để nhớ lâu hơn. Step Up chúc bạn học tốt!

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Tổng hợp ngữ pháp câu mệnh lệnh trong tiếng Anh

Tổng hợp ngữ pháp câu mệnh lệnh trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, khi muốn ra lệnh hay yêu cầu ai đó làm gì, chúng ta thường sử dụng câu mệnh lệnh (Imperative sentences). Vậy câu mệnh lệnh là gì và có cấu trúc như thế nào? Step Up sẽ giới thiệu tất tần tật về ngữ pháp câu mệnh lệnh trong bài viết này.

1. Định nghĩa câu mệnh lệnh, yêu cầu

Câu mệnh lệnh là loại câu đưa ra các chỉ dẫn hoặc lời khuyên, đồng thời thể hiện một mệnh lệnh, sự sai khiến, định hướng hoặc yêu cầu. Trong tiếng Anh, câu mệnh lệnh còn được gọi là “jussive” hoặc “directive”. Tùy thuộc vào cách truyền đạt, một câu mệnh lệnh có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ. Chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là người nghe, nhưng điều này không áp dụng với câu mệnh lệnh ở dạng gián tiếp.

Ví dụ:

  • Open the door, Susie. Let me in, right now!

(Mở cửa ra, Susie. Để tôi vào đó, ngay bây giờ!)

  • Annie told Susie to open the door.

(Annie bảo Susie mở cửa.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Phân loại câu mệnh lệnh, yêu cầu

Có rất nhiều loại câu mệnh lệnh với nhiều đặc điểm ngữ pháp cần lưu ý. Dưới đây, Step Up sẽ giới thiệu các câu mệnh lệnh phổ biến, thông dụng nhất là dạng câu trực tiếp, câu gián tiếp tiếng Anh và câu yêu cầu mệnh lệnh với let.

1. Câu mệnh lệnh, yêu cầu trực tiếp

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu thông dụng

Khi muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó, chúng ta dùng một động từ nguyên thể mà không cần chủ ngữ. Dạng câu này là phổ biến nhất trong các dạng câu yêu cầu, mệnh lệnh và thường được lên giọng ở cuối câu.

Ví dụ:

  • It’s cold, put some more clothes on and turn off the fan.

(Lạnh đấy, mặc thêm áo vào và tắt quạt đi.)

  • Get up and make breakfast for me!

(Thức dậy và làm bữa sáng cho mình đi!)

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu có đối tượng chỉ định

Ở dạng câu phía trên, chủ ngữ là được ngầm hiểu là người nghe. Dạng câu đầy đủ của nó là một câu yêu cầu có đối tượng chỉ định. Chúng ta chỉ cần chỉ rõ đối tượng của mệnh lệnh là ai.

Ví dụ:

  • Students from class 6A1, move to the soccer field.

(Học sinh lớp 6A1, di chuyển về phía sân đá bóng.)

  • Watch where you’re going, children!

(Đi đứng cẩn thận chứ, mấy đứa!)

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ Do

Câu yêu cầu với trợ động từ “do” mang ý nghĩa nhấn mạnh vào hành động. Cấu trúc câu tương đối đơn giản, bạn chỉ cần dùng “do” với một động từ nguyên thể.

Ví dụ:

  • Do make sure you prepare the materials and finish your homework before the next class.

(Các em nhớ chuẩn bị tài liệu và hoàn thành bài tập về nhà trước buổi học tới nhé.)

  • I know you cannot do it easily, but do try your best!

(Tôi biết bạn không thể làm việc đó một cách dễ dàng, nhưng hãy cứ cố gắng nhất có thể nhé!)

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ Please

Để câu cầu khiến không bị nặng nề và lịch sự hơn, chúng ta có thể sử dụng từ “please” ở đầu hoặc cuối câu. “Please” có nghĩa là “làm ơn”, thường được sử dụng khi bạn muốn yêu cầu một người lạ hoặc có vai vế cao hơn mình.

Ví dụ:

  • Please stand in line and wait for your order.

(Làm ơn hãy xếp hàng và đợi lấy đồ của bạn.)

  • Keep silent and take notes of what’s on the board, please.

(Làm ơn hãy giữ trật tự và ghi bài vào vở.)

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu dạng nghi vấn/câu hỏi

Khi đưa ra mệnh lệnh, người nói thường có xu hướng đặt câu yêu cầu dạng câu hỏi để đặt bớt áp lực lên người nghe. Các động từ tình thái như Can, Could, May,… thường được sử dụng trong dạng câu này. Ngoài ra, các trợ động từ như Would, Will,… cũng được dùng phổ biến để tăng mức độ lịch sự.

Ví dụ:

  • Could you show me the way to the post office?

(Bạn có thể chỉ đường cho tôi đến bưu điện được không?)

  • Would you call me tomorrow to discuss this issue again?

(Bạn có thể gọi điện thoại cho tôi vào ngày mai để bàn lại vấn đề này được không?)

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu ở dạng phủ định

Đây là dạng tương tự như câu yêu cầu thông dụng với động từ nguyên thể, nhưng người nói không muốn người nghe làm điều gì đó.

Công thức chung:

Do + not + V

Ví dụ:

  • Do not cross the road while looking at your phone.

(Đừng băng qua đường khi đang nhìn chằm chằm vào điện thoại.)

  • Do not forget to feed the dog today, son.

(Đừng quên cho con cún ăn hôm nay nhé, con trai.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Câu mệnh lệnh, yêu cầu gián tiếp

  • Câu mệnh lệnh gián tiếp dạng khẳng định

Câu tường thuật mang nghĩa yêu cầu, đề nghị thường sử dụng các động từ như “ask”, “tell”, “order”. Tân ngữ trong dạng câu này thường được xác định rõ ràng.

Công thức chung:

S + ask/tell/order + O + to V

Ví dụ:

  • Susie asked Annie to drop by the teachers’ office with her.

(Susie bảo Annie cùng ghé qua văn phòng giáo viên với cô.)

  • The king ordered his army to stop attacking.

(Vị vua ra lệnh cho quân đội của ngài ngừng tấn công.)

  • Câu mệnh lệnh gián tiếp dạng phủ định

Cấu trúc câu yêu cầu, mệnh lệnh ở dạng phủ định chỉ khác câu khẳng định ở chỗ cần thêm từ “not” vào đằng sau tân ngữ.

Công thức chung:

S + ask/tell/order + O + not + to V

Ví dụ:

  • My father told my sister not to hang out with strange people.

(Cha tôi bảo em gái tôi không được đi chơi với người lạ.)

  • The doctor asked the patient not to leave the room until the nurse came.

(Bác sĩ bảo bệnh nhân không được rời khỏi phòng cho đến khi y tá tới.)

3. Câu mệnh lệnh với let

Dạng câu này thường được dùng khi tân ngữ hay đối tượng được yêu cầu, ra lệnh trong câu không phải người nghe mà là một người khác. 

Công thức chung:

Let + O + V

Ví dụ:

  • Let me help you with your homework so you can go to bed soon.

(Hãy để mình giúp bạn làm bài tập về nhà để bạn có thể đi ngủ sớm.)

  • Let the adults take care of this matter.

(Hãy để người lớn lo chuyện này.)

3. Bài tập câu mệnh lệnh, yêu cầu

Bài 1: Xác định câu mệnh lệnh, yêu cầu trong các câu dưới đây:

  1. Move this bookshelf to the left.
  2. Today, I walked to school with my 2 bestfriends.
  3. Did you buy the vegetables I asked?
  4. Could you buy me some vegetables for dinner?
  5. Don’t make too much noise at midnight, children.
  6. She complained the children made too much noise at midnight.
  7. Do remember to write down your name on both the answer sheet and the paper test.
  8. Can you visit me when you’re off work this Sunday?
  9. Grandmother told us a story.
  10. What a lovely red dress!

 

Đáp án:

Câu 1, 4, 5, 7, 8 là câu mệnh lệnh, yêu cầu.

Bài 2: Đặt 5 câu yêu cầu, mệnh lệnh.

 

Đáp án: (tham khảo)

  1. Stop playing video games and focus on work.
  2. Don’t put too much sugar in my pudding.
  3. Let the time answer our questions and concerns.
  4. The boss asked all the participants of the meeting to leave.
  5. Send her the best wishes for me and give her this gift.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây là tổng hợp cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về các công thức câu yêu cầu, mệnh lệnh và áp dụng được vào các bài tập thực hành. Bạn hãy đón đọc những bài viết chủ đề ngữ pháp tiếng Anh mới của Step Up nhé.