Phân biệt cấu trúc how many và how much dễ dàng nhất

Phân biệt cấu trúc how many và how much dễ dàng nhất

Khi học tiếng Anh với các chủ đề liên quan thực tiễn, chắc hẳn bạn đã bắt gặp rất nhiều tình huống giao tiếp khi mua hàng và trao đổi về giá cả. Một trong những cách để hỏi về số lượng và giá được dùng nhiều nhất chính là cấu trúc how many và how much. Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết cách sử dụng hai cấu trúc này và luyện tập ngay qua một số bài tập sau đây nhé.

1. Cấu trúc how many và cách dùng

Khi muốn hỏi về giá hay số lượng của một thứ gì đó, thì chúng ta sẽ dùng hai cấu trúc how many và how much. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng đúng hai cấu trúc này? Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng cấu trúc how many nhé!

Cấu trúc how many là gì?

– Cấu trúc how many mang nghĩa là “bao nhiêu”, được dùng trong tiếng Anh để hỏi về số lượng của một vật nào đó.

– Cấu trúc how many chỉ áp dụng được cho danh từ đếm được, và theo sau How many phải là danh từ đếm được số nhiều.

Ví dụ:

  • How many apples are there in the box? (Có bao nhiêu quả táo trong hộp?)
  • How many pens do you have? (Bạn có bao nhiêu chiếc bút?)

cách dùng how many

Cách dùng cấu trúc how many

Trong tiếng Anh, cấu trúc how many được sử dụng với mẫu cấu trúc và câu trả lời như sau:

1. Cấu trúc how many đi với động từ “to be”

Cấu trúc:

How many + danh từ đếm được số nhiều (Plural Noun) + are there?

→ There is/ There are + từ chỉ số lượng

Ví dụ:

  • How many desks are there in your house? (Có bao nhiêu cái bàn trong nhà bạn?)

→ There is one. (Có 1 cái.)

  • How many laptops are there in the shop? (Có bao nhiêu cái laptop ở cửa hàng?)

→ There are five. (Có 5 cái.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

2. Cấu trúc how many với động từ thường

Cấu trúc:

How many + danh từ đếm được số nhiều + do/ does/ did + S + have?

→ S + V + từ chỉ số lượng

Ví dụ:

  • How many books do you want to buy? (Bạn muốn mua bao nhiêu quyển vở?)

→ I want to buy five books. (Tôi muốn mua 5 cuốn.)

  • How many eggs does your mother need? (Mẹ của bạn cần bao nhiêu trứng?)

→ She needs a dozen. (Mẹ tôi cần một tá trứng.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Phân biệt cấu trúc how many và how much

Đều mang nghĩa là bao nhiêu, nhưng cấu trúc how much trong tiếng Anh chỉ áp dụng cho danh từ không đếm được (Uncountable Noun).

1. Cấu trúc how much với động từ to be

Cấu trúc:

How much + danh từ không đếm được (uncountable noun) + is there?

→ There is/ are + từ chỉ số lượng

Ví dụ:

  • How much milk is there in the fridge? (Có bao nhiêu sữa trong tủ lạnh?)

→ There are three bottles. (Có 3 bình.)

  • How much bread is there in the box? (Có bao nhiêu bánh mì trong hộp?)

→ There is one loaf. (Có 1 ổ bánh mì)

2. Cấu trúc how much đi với động từ thường

Cấu trúc:

How much + danh từ không đếm được (uncountable noun) + do/does/ did + S + V?

→ S + V + Từ chỉ số lượng

Ví dụ:

  • How much bread do you want? (Bạn muốn bao nhiêu bánh mì?)

→ I want three loaves of bread. (Tôi muốn có 3 ổ bánh.)

  • How much rice does Min need? (Min cần bao nhiêu gạo?)

→ She needs 3 kilos. (Cô ấy cần 3 kg.)

cấu trúc how much

Ngoài cách sử dụng để hỏi về số lượng như cấu trúc how many, cấu trúc how much còn được sử dụng để hỏi về giá cả.

3. Cấu trúc how much hỏi giá với động từ to be

Cấu trúc:

How much + is/are + S?: …. có giá là bao nhiêu?

→ S + is/are + giá tiền

Ví dụ:

  • How much is this hat? (Chiếc mũ này có giá bao nhiêu)

→ It is $40. (Nó có giá 40 đô.)

  • How much is that desk. (Cái bàn này bao nhiêu tiền vậy?)

→ It is 500.000 VND. (Nó có giá 500.000 VNĐ)

4. Cấu trúc how much hỏi giá với động từ thường

Cấu trúc:

How much + do/does + S + cost?: … có giá là bao nhiêu?

→ S + cost/costs + giá tiền

Cấu trúc how much hỏi giá

Ví dụ: 

  • How much does this laptop cost?

→ It costs $4000. (Nó có giá 4000 đô.)

  • How much does dress cost?

→ It costs $100. (Nó có giá 100 đô.)

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

3. Bài tập cấu trúc how many và how much

Để tổng hợp lại kiến thức về cấu trúc how many và how much vừa học ở trên, chúng ta hãy luyện tập qua một số bài tập ngay sau nhé.

Bài 1: Điền How many hoặc How much vào chỗ trống thích hợp:

  1. ………………… milk is there in the fridge?
  2. ………………… apples do you want?
  3. ………………… languages can you speak?
  4. ………………… girls are there in your class?
  5. .………………….. pens are there in your bag?
  6. ………………… water do you drink everyday?
  7. ………………… kilos of rice does your mother need?
  8. ………………… loaves of bread does she want?

Đáp án:

  1. How much
  2. How many
  3. How many
  4. How many
  5. How many
  6. How much
  7. How many
  8. How many

Bài 2: Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau

1.________ bread does your mother want?

A. How much        B. how many         C. how         D. how long

2. ________ bananas do you want?

A. How often         B. How many         C. How much         D. How

3. ________ eggs does your sister want? – A dozen.

A. How much         B. How many         C. How         D. What

4. There are ________ things to do here

A. many         B. much         C. a lot         D. little

5. This laptop ________ $800.

A. cost         B. costs         C. is costing         D. costing

Đáp án

  1. A
  2. B
  3. B
  4. A
  5. B
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức chi tiết nhất về cấu trúc how many và how much. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm chắc kiến thức chủ đề ngữ pháp này cũng như tự tin sử dụng chúng trong giao tiếp hằng ngày. Đừng quên chờ đợi những chia sẻ hữu ích tiếp theo từ Step Up nhé. Chúc bạn thành công!

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Neither nor và Either or: Mẹo phân biệt dễ dàng trong 5 phút

Neither nor và Either or: Mẹo phân biệt dễ dàng trong 5 phút

Neither nor và Either or là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh phổ thông. Tuy nhiên đây cũng là những cấu trúc ngữ pháp dễ gây khó khăn cho người học bởi cách sử dụng dễ nhầm lẫn với nhau. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể chinh phục mọi dạng bài tập chủ đề này và sử dụng chúng tự nhiên nhất. Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết về cặp cấu trúc này và luyện tập chúng qua các bài tập ngay sau đây nhé.

1. Cấu trúc và cách dùng Neither … nor

Cấu trúc Neither … nor được dùng để biểu đạt ý nghĩa phủ định “không … cũng không”. Diễn tả khả năng không xảy ra hoặc không được chọn với hai đối tượng/sự vật/sự việc được người nói đề cập tới (không chọn cái này cũng không chọn cái kia).

cau-truc-neither-nor-va-either-or

Cấu trúc Neither…nor

Neither N1 nor N2: không … cũng không …/ Cả … và … đều không

Ví dụ:

  • My father likes neither wine nor beer. (Bố của tôi không thích rượu cũng không thích bia.)
  • Neither Bill nor Lily knows to use this washing machine. (Cả Bill và Lily đều không biết cách sử dụng cái máy giặt này.)
Xem thêm Cấu trúc Neither … nor các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Vị trí của Neither … nor trong câu

+ Neither…nor thường được đứng ở vị trí đầu câu.

Đều mang nghĩa “không … cũng không” dù đứng ở vị trí nào trong câu, nhưng khi cấu trúc Neither nor đứng ở đầu câu chúng ta phải lưu ý về cách chia động từ theo đối tượng/sự vật/sự việc thứ 2

Neither N1 nor N2 + V (được chia theo N2) …: Không … cũng không/ Cả … và … đều không

Ví dụ:

  • Neither Hung or his friends are going to the party tonight.

(Cả Hùng và các bạn của anh ta đều không đi tới buổi tiệc tối nay.)

+ Neither…nor thường được đứng vị trí giữa câu để nối hai danh từ hoặc hai đại từ.

Được sử dụng dễ dàng hơn so với vị trí đứng đầu, Neither nor khi ở giữa câu để nối 2 danh từ hoặc 2 đại từ sẽ được sử dụng với cấu trúc như sau:

Neither

Danh từ

Nor

Danh từ

Đại từ

Đại từ

Ví dụ:

  • I eat food including neither onion nor garlic. (Tôi không ăn thực phẩm chứa hành cũng như tỏi.)

2. Cấu trúc và cách dùng Either…Or

Ngược lại với Neither … nor, cấu trúc Either nor trong tiếng Anh được sử dụng trong câu khẳng định, chỉ khả năng có thể xảy ra hoặc sự lựa chọn của một trong hai đối tượng/sự vật/sự việc được người nói nhắc đến.

Cấu trúc của Either…or

Either N1 or N2: hoặc … hoặc

Ví dụ:

  • My little brother wants two buy either a blue robot or a brown robot.

(Em trai của tôi muốn mua hoặc con rô bốt màu xanh hoặc con rô bốt màu nâu.)

  • Either red bags or blue ones will be chosen to sell next month.

(Mẫu balo đỏ hoặc mẫu balo xanh sẽ được chọn để bán vào tháng sau.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Vị trí của Either … or trong câu

+ Either … or thường được đứng ở vị trí đầu câu.

Khi Either … or đứng ở vị trí đầu câu, chúng ta cần lưu ý về cách chia động từ theo danh từ đi sau “or”. Cùng tìm hiểu qua một số ví dụ sau nhé. 

Either N1 or N2 + V (được chia theo N2)…: Hoặc … hoặc … 

Ví dụ:

  • Either Linh or her little sister is invited to the party tonight. 

(Hoặc Linh hoặc em gái cô ấy sẽ được mời tới bữa tiệc tối nay.)

+ Either … or thường đứng vị trí giữa câu để nối 2 danh từ hoặc 2 đại từ.

Tương tự như Neither … nor, Either … nor cũng có thể đứng giữa câu để nối 2 từ/cụm từ cùng là danh từ hoặc cùng đại từ. Vì vậy việc nắm vững cấu trúc song song là điều vô cùng quan trọng để có thể làm đúng dạng bài tập chủ đề ngữ pháp này. Đừng quên ôn tập lại chúng và tự viết ra thật nhiều ví dụ để ghi nhớ hơn nhé.

Either

Danh từ

Or

Danh từ

Đại từ

Đại từ

Ví dụ:

  • Mrs.Brown usually eats bread or rice for breakfast.

(Bà Brown thường ăn bánh mì hoặc cơm cho bữa sáng.)

3. Một số lưu ý khi sử dụng Neither…nor và Either…or

Neither nor và Either or là 2 cấu trúc thường xuyên được bắt gặp ở mọi chủ đề giao tiếp tiếng Anh khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng 2 cấu trúc này chúng ta phải nắm vững những lưu ý sau để tránh những lỗi sai cơ bản nhất.

1. Động từ theo sau Neither … nor và Either … or

Khi Neither…nor và Either…or đứng ở vị trí đầu câu thì động từ theo sẽ được chia theo chủ ngữ thứ 2 (S2) đứng sau “nor” hoặc “or”.

luu-y-su-dung-neither-nor 

Ví dụ:

  • Neither Tom nor his best friends like cooking. (Cả Tôm và những người bạn thân của anh ấy đều không thích nấu ăn.)

=> Động từ “like” trong câu được chia theo chủ ngữ thứ 2 số nhiều chính là “his best friends”

  • Either I or Luna gets the highest mark in this contest. (Tôi hoặc Luna đạt điểm cao nhất trong kì thi này.)

=> Động từ “get” sẽ được chia theo chủ ngữ thứ 2 số ít chính là “Luna”.

2. Chuyển đổi giữa Either … or và Neither … nor

Khi dùng Neither … nor thì câu đang nói đã mang nghĩa phủ định, vì vậy chúng ta không thêm “not” vào câu. Trong khi đó, có thể dùng cấu trúc sau để chuyển đổi câu chứa neither nor sang either or: Neither…nor = Not either…or

Ví dụ:

  • Linda likes neither white dress nor red dress = Linda doesn’t like either white dress or red one.

(Linda không thích cái váy trắng cũng không thích cái váy đỏ.)

3. Cấu trúc Neither/Either sử dụng trong câu đảo ngữ tiếng Anh

Câu đảo ngữ trong tiếng Anh là một dạng bài khá phổ biến trong các đề thi. Vậy Neither nor và Either or khi sử dụng trong câu đảo ngữ sẽ có cấu trúc như nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Cấu trúc Neither trong câu đảo ngữ

  • S­1 + V ­(phủ định) … Neither/Nor + Trợ động từ(khẳng định) + S2.
  • Neither + Trợ động từ + S + V (khẳng định) + nor + V2 (khẳng định).

Ví dụ:

  • Mary didn’t go to the cinema yesterday. Neither did his brother. (Mary không tới rạp chiếu phim vào tối qua. Anh trai cô ấy cũng không.)
  • Neither did she clean the house nor washes her clothes. (Cô ấy không lau nhà mà cũng không giặt quần áo.)
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Cấu trúc Either trong đảo ngữ.

S1 + V(phủ định) …. S2 + Trợ động từ (phủ định), either.

Ví dụ:

  • Lan didn’t go to school. Her friend didn’t, either. (Lan đã không đi học. Bạn cô ấy cũng vậy).

4. Khi either hoặc neither đứng một mình

Ngoài việc đi thành cặp từ neither … nor hay either … or, either hoặc neither còn có thể đứng một mình và vẫn mang ý nghĩa như trên. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua các trường hợp sau nhé.

Neither đứng một mình

Khi đứng một mình, neither vẫn mang tính phủ định trong không, diễn đạt ý nghĩa không đối tượng nào, không ai trong 2 đối tượng, người được nhắc đến.

Đối với cách sử dụng này, danh từ (hoặc đại từ) sau neither phải ở dạng số ít, và động từ trong câu được chia theo chủ ngữ.

Ví dụ: 

  • Neither my sister could come to pick me up after school. (Cả 2 chị gái đều không thể tới đón tôi sau giờ học.)
  • Neither dress fits me. (Có 2 chiếc váy và cả 2 đều không vừa với tôi.)

Either đứng một mình

Trong trường hợp này, either mang nghĩa khẳng định, chỉ một người, một vật trong số những người, vật được nhắc đến. Danh từ (hoặc đại từ) ở sau either sử dụng ở dạng số ít và động từ phía sau sẽ chia theo chủ ngữ.

Ví dụ: 

  • Either hat is yours. (Một trong số những chiếc mũ là của bạn.)
  • Either person in this group is her son. (Một trong số những người ở nhóm kia là con trai cô ấy.)

5. Phân biệt Neither…nor và Either…or

Dù xuất hiện rất nhiều trong cả giao tiếp hàng ngày hay trong các đề kiểm tra, cấu trúc Neither nor và Either or đôi khi vẫn gây nhầm lẫn cho người học tiếng Anh. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì? Hãy cùng Step Up phân tích ngay sau đây để tránh những tình huống sai sót không đáng có nhé!

Về bản chất, Neither … nor mang nghĩa phủ định. Còn Either … or mang nghĩa khẳng định.

Ví dụ:

  • Neither Mary nor John likes this flower. (Cả Mary và John đều không thích loại hoa này.)
  • Either Mary or John likes this flower. (Mary hoặc John thích loại hoa này.)

Về cách sử dụng của “neither nor” và “either or”.

Vì có sự khác nhau khi nằm ở 2 dạng câu khẳng định hoặc phủ định, do vậy ngữ nghĩa của 2 cấu trúc này cũng sẽ hoàn toàn đối lập nhau. “Either … or” được sử dụng nhằm đưa ra sự lựa chọn 1 trong 2 khả năng, có nghĩa là “Hoặc cái này…hoặc cái kia”. Trong khi đó, Neither…nor sẽ được sử dụng nhằm phủ định cả 2 trường hợp với ý nghĩa “Cả hai đều không”.

su-dung-neither-nor

Ví dụ:

  • Either Linda or Jenny will join this class. (Hoặc Linda hoặc Jenny sẽ tham gia lớp học này.)
  • Neither Linda nor Jenny will join this class. (Cả Linda và Jenny sẽ không tham gia lớp học này.)

Bởi sự phổ biến rộng rãi của 2 cấu trúc này nên việc nắm vững cách sử dụng cũng như vận dụng chúng vào giao tiếp hàng ngày một cách tự nhiên là rất quan trọng nếu bạn muốn thành thạo tiếng Anh như người bản ngữ. Đừng quên tham khảo cách học ngữ pháp tiếng Anh trong 3 bước đơn giản và tạo cho riêng mình một to-do-list ôn tập cấu trúc tiếng Anh mỗi ngày, sau đó kiểm tra mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của mình nhé. 

6. Bài tập vận dụng cấu trúc Neither nor và cấu trúc Either or

Để khắc sâu hơn kiến thức vừa học cũng như tổng hợp lại những kiến thức đang có thì việc luyện tập bài tập mỗi ngày không thể bỏ qua. Hãy cùng Step Up vận dụng cấu trúc Neither nor và Either or ở trên để giải quyết các bài tập sau nhé.

Bài 1: Chọn đáp án đúng

1. Neither Linda nor her sister … going to the cinema yesterday

A. is   

B. are 

C. were 

2. … his mother or his father is a doctor.

A. Neither   

B. Either   

C. Not

3. He doesn’t go on a picnic this weekend and we don’t, …

A. too     

B. neither   

C. either

4. Linda should prepare for the upcoming exams and … should you

A. either   

B. neither 

C. so

5. I don’t like watching TV, …

A. either     

B. too     

C. neither

6. A: “They don’t think he told the truth.” B: “…”

A. Neither do I.

B. So do I

C. Me, to

7. A: “My brother likes listening to music so much.” – B: “…”

A. So am I.   

B. I do, too.   

C. Neither do I.

8. A: “I can’t go to the park tomorrow.” – B: “…”

A. So can I.

B. Neither can I.

C. I don’t, either.

9. A: “She’s good at drawing.” – B: “…”

A. So am I.

B. So do I.

C. Neither am I.

10. A: “You don’t do your housework.” – B: “…”

A. You do, either.

B. You don’t, either.

C. Neither don’t you.

Đáp án

  1. C
  2. B
  3. C
  4. C
  5. A
  6. A
  7. B
  8. B
  9. A
  10. B
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Bài 2: Viết lại các câu sau với nghĩa tương đương

  1. June doesn’t like bananas. I don’t like bananas either. (Neither)

⇒ 

  1. We could have dinner at home. We could also go out to eat. (either)

  1. She doesn’t like cats or dogs. (neither)

  1. I’m going to buy one of these dresses. One is red, the other is white. (either)

  1. Linda hasn’t got a laptop. Joe hasn’t got one, either. (Neither)

Đáp án

  1. Neither June nor I like bananas.
  2. We could either have dinner at home or go out to eat.
  3. She likes neither cats nor dogs.
  4. I’m going to buy either the red dress or the white one.
  5. Neither Linda nor Joe has got a laptop.

Trên đây, Step Up đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cụ thể nhất về Neither nor và Either or. Hy vọng sau bài viết trên, bạn đã có thể bổ sung vào vốn ngữ pháp của mình một chủ đề hữu ích này. Đừng quên khám phá thêm các chủ đề ngữ pháp quan trọng khác cũng như tìm cho mình phương pháp học hiệu quả qua Hack Não Ngữ Pháp nhé. Step Up tin rằng với những chia sẻ về kiến thức cụ thể, dễ hiểu, cùng phương pháp học và luyện tập sáng tạo, cuốn sách sẽ là người bạn quan trọng cùng bạn chinh phục mọi chủ đề ngữ pháp. Chúc các bạn học tiếng Anh hiệu quả!

 

 

Cấu trúc Why don’t we dùng trong câu gợi ý

Cấu trúc Why don’t we dùng trong câu gợi ý

Trong cuộc sống này ai cũng sẽ có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… Chúng ta ta không tránh khỏi việc giao tiếp với mọi người. Khi bạn có một ý tưởng cho một hành động nào đó thì đòi hỏi bạn cần đưa ra đề nghị với mọi người để mọi người cùng làm. Tuy nhiên một lời đề nghị đúng cách và đúng lúc mới có được sự đồng ý. Cùng Step Up tìm hiểu câu đề nghị với cấu trúc Why don’t we trong bài viết dưới đây nhé.

1. Cấu trúc why don’t we – Đưa ra lời đề nghị một cách trực tiếp

Thông thường cấu trúc Why don’t we là một trong những cấu trúc câu đề nghị thông dụng nhất. Nó dùng để gợi ý một ý tưởng xuất phát từ ý nghĩ chủ quan.

Cấu trúc chung:

Why don’t we/you + V(nguyên mẫu)…
(Tại sao chúng ta/ bạn không …)

Ví dụ:

  • Why don’t we go to the beach together?
    (Tại sao chúng ta không cùng nhau đi biển nhỉ?
  • Why don’t we have dinner together?
    (Tại sao chúng ta không cùng nhau ăn tối nhỉ?
  • Why don’t we host a party at my house tonight?
    (Tại sao chúng ta không tổ chức một buổi tiệc tại nhà tôi vào tối nay?
  • Why don’t we go fishing?
    Tại sao chúng ta không đi câu cá?
  • Why don’t we have a party tomorrow night?
    Tại sao chúng ta không tổ chức một bữa tiệc vào tối mai?

Khi sử dụng cấu trúc này cần lưu ý rằng động từ trong câu sẽ là động từ nguyên mẫu không có to.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

Xem thêm: Cụm động từ nguyên mẫu trong tiếng Anh

2. Cấu trúc why don’t we – Biến thể của why not

Ngoài cấu trúc Why don’t we thường dùng chúng ta có một cấu trúc tương tự đó là cấu trúc Why not…

Cấu trúc why don't we biến thể why not

→ Cấu trúc: 

Why not + V(nguyên mẫu) …?
Why not + thành ngữ…?

Why not + trạng từ chỉ thời gian/ nơi trốn,…?

Ba cấu trúc Why not trên đều được sử dụng khá phổ biến. Dưới đây là một số ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc này.

Ví dụ

  • Why not go to the cinemar?
    = Why not go to the cinemar?
    (Sao chúng ta không đi xem phim nhỉ?
  • Why not let your hair down?
    = Why don’t we let your hair down?
    (Sao chúng ta không xả xì trét tí nhỉ?
  • Why not here?
    (Tại sao không phải là ở đây?
  • Why not finish it now?
    =
     Why don’t we finish it now?
    Tại sao chúng ta không hoàn thành ns ngay bây giờ?
  • Why not buy this shirt?
    = Why don’t we buy this shirt?
    Tại sao chúng ta không mua chiếc áo này?
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
 

Xem thêm: Cấu trúc Let và cách dùng cấu trúc Let trong tiếng Anh

3. Cách trả lời why don’t we với câu đề nghị trong tiếng Anh

Khi bạn được ai đó đưa ra một lời gợi ý hay một lời đề nghị về một việc gì đó bằng cấu trúc Why don’t we thì chúng ta sẽ đáp lại như thế nào?

Cách trả lời cấu trúc why don't we

Cách trả lời câu hỏi Why don’t we

Đồng ý

  • That is a good idea!
    (Đó là một ý kiến hay!)
  • I like it! Let’s go.
    (Tôi thích điều đó! Đi thôi nào.)
  • That sounds good.
    (Nghe hay đó.)

Từ chối 

  • I’m so sorry, I’m busy.
    (Tôi xin lỗi, tôi bận rồi.
  • I’m not sure I can
    (Tôi không chắc tôi có thể làm điều đó.)
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO
Trên đây là kiến thức về cấu trúc Why don’t we. Cấu trúc này khá là đơn giản và dễ áp dụng trong giao tiếp hằng ngày đúng không nào. Chúng ta có thể sử dụng chúng trong khi đưa là một lời đề nghị hay gợi ý một ý tưởng nào đo. Khi trả lời dạng câu hỏi này chúng ta không dùng Yes/No. Hãy áp dụng cấu trúc này để gợi ý bạn bè và người thân cùng tham gia các trải nghiệm thú vị nhé. 

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!

 

Thành thạo cách sử dụng on in at nhanh chóng

Thành thạo cách sử dụng on in at nhanh chóng

Khi nhắc tới các giới từ chỉ địa điểm và thời gian thì bộ ba giới từ “on, in, at” được lựa chọn nhiều nhất trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong văn phạm tiếng Anh. Vậy điểm khác nhau giữa chúng là gì? Mức độ phạm vi thể hiện của chúng như thế nào? Hãy cùng Step Up tìm hiểu cách sử dụng “on, in, at” ngay trong bài viết sau nhé. 

1. Cách sử dụng giới từ IN

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giới từ “in” trong chủ điểm ngữ pháp cách sử dụng “on, in, at”. Trong các giới từ tiếng Anh đi với các từ chỉ địa điểm và thời gian, giới từ “in” có phạm vi lớn nhất, thường mang tính chung chung, phổ quát. 

Giới từ In

Giới từ “in” chỉ địa điểm

Trong ngữ pháp tiếng Anh, giới từ “in” sẽ dùng cho các địa điểm mang tính chung chung, bao quát lớn như khu vực, quốc gia, thành phố… 

Ví dụ:

  • In Hanoi
  • In Korea
  • In Asia
  • In Vietnam

Giới từ “in” cũng được sử dụng với các từ chỉ vị trí trong lòng một cái gì đó.

Ví dụ:

  • in a bottle
  • in a small box
  • in the sea

Giới từ “in” chỉ thời gian

Khi nói một khoảng thời gian chung chung như thiên niên kỷ, thập kỷ, các năm, các tháng trong năm, thời gian trong tuần, hay trong ngày, … người ta sẽ sử dụng giới từ “in” đi kèm trước đó.

Ví dụ:

  • In the summer of 1976
  • In winter
  • In 2020
  • In August
  • In five days
  • In the morning

Xem chi tiết giới từ trong tiếng Anh và các kiến thức ngữ pháp với sách Hack Não Ngữ Pháp, giúp bạn ứng dụng trực tiếp 90% chủ điểm ngữ pháp vào giao tiếp và thi cử.

 

2. Cách sử dụng giới từ ON

Trong bộ ba giới từ “on, in, at”, giới từ on được sử dụng với phạm vi về thời gian và địa điểm ở tầm trung, chi tiết hơn so với giới từ “in” nhưng lại rộng hơn so với “at”.

Giới từ “on” chỉ địa điểm

So với giới từ “in’, giới từ “on” được sử dụng để chỉ các địa điểm cụ thể hơn như chỉ địa chỉ phố, đường, hay trên các phương tiện giao thông,…

Ví dụ:

  • On Ly Thuong Kiet street
  • On a bus
  • On Le Van Luong stress

Có một cách đơn giản khác để phân biệt cách sử dụng “on, in, at” trong câu. Đó là giới từ on thường chỉ các địa điểm trên bề mặt một cái gì đó.

Ví dụ: 

  • on this desk
  • on this surface
  • on the top of the bookshelf

Giới từ On

Giới từ “on” chỉ thời gian

Tương tự như giới từ “on” chỉ địa điểm, giới từ “on” chỉ thời gian cũng mang tính cụ thể hơn so với “in”, thường được dùng để chỉ đích danh các thứ trong tuần, ngày trong tháng và các ngày lễ có chứa từ “day”.

Ví dụ:

  • On Sunday
  • On 15th January
  • On Christmas day

Trong khi giao tiếp hay luyện nghe tiếng Anh hằng ngày, chắc hẳn bạn dễ dàng bắt gặp những giới từ này với tần suất lớn. Vì vậy đừng quên ghi chép lại những chia sẻ về cách sử dụng “on, in, at” của Step Up để giúp ích cho việc nâng cao kiến thức tiếng Anh mỗi ngày của mình nhé.3. Cách sử dụng giới từ AT

Trong cách sử dụng “on, in, at”, giới từ “at” biểu thị các địa điểm thời gian một cách chính xác và cụ thể nhất.

Giới từ “at” chỉ địa điểm

Nếu giới từ “on” hay đi kèm với các địa chỉ tên đường phố, thì giới từ at sẽ chỉ cụ thể hơn khi gắn cả số nhà và tên phố, hay một địa chỉ có phạm vi nhỏ hơn như nhà, công ty, trường học.

Ví dụ

  • At 60 Le Van Luong
  • At 90 Ly Thuong Kiet
  • At school

Giới từ “at” còn được sử dụng trong cụm giới từ chỉ vị trí ở phía cuối hay ở đáy.

Ví dụ:

  • At the bottom of the box
  • At the end of the road

giới từ At

Giới từ “at” chỉ thời gian

Đây là giới từ được sử dụng thường xuyên nhất khi nhắc tới một mốc thời gian cụ thể. Thông thường nó sẽ chỉ một giờ chính xác, một dịp đặc biệt mà không chứa từ “day”, hoặc đi cùng với các từ như “time”, “moment”, “present”,…

Ví dụ: 

  • At 3.08 p.m
  • At Christmas
  • At present
  • At that time
  • At the moment

Như vậy, cách sử dụng “on, in, at” có thể phân biệt bằng mức độ cụ thể hoặc phạm vi miêu tả rộng hay hẹp. “On, in, at” được sử dụng lần lượt theo các mức độ ý nghĩa thể hiện lần lượt là: chung chung (rộng lớn) – khá bao quát (vừa) – cụ thể (nhỏ). Vì vậy, hãy lưu ý tới các từ chỉ địa điểm hay thời gian đi kèm phía sau chúng để có thể lựa chọn giới từ thích hợp nhé.

4. Một số chú ý về cách sử dụng on in at

Dưới đây là một vài chú ý nho nhỏ cũng như trường hợp ngữ cảnh đặc biệt về cách sử dụng on in at trong tiếng Anh, cùng chúng mình tìm hiểu để tránh mắc lỗi sai về cách dùng nhé.

  • Giới từ in được sử dụng nhằm để chỉ các buổi lớn ở trong ngày (ví dụ: in the morning, in the afternoon,…), còn giới từ at thì được sử dụng nhằm để chỉ các buổi ngắn kéo dài vài tiếng đồng hồ, đồng thời xen kẽ giữa các buổi lớn (at noon, at night,…).
  • Khi đề cập tới các kỳ nghỉ, giới từ at và in sẽ được sử dụng nhằm diễn đạt cả dịp nghỉ lễ kéo dài (at Christmas Day, hoặc in Tet holiday,…), trong khi on được sử dụng nhằm để chỉ ngày chính của dịp lễ (on Christmas day – đêm Giáng sinh, on New Year’s Eve – đêm giao thừa,…).
  • Nếu như chỉ cuối tuần, thì chúng ta có thể sử dụng cả ba giới từ on, in, at. Thế nhưng, trong trường hợp sử dụng at thì không có “the” (at weekend, on the weekend, in the weekend).
  • Khi on, in, at được sử dụng để chỉ cùng 1 địa điểm thì in sẽ diễn đạt ngữ nghĩa “bên trong sự vật”, on là “trên bề mặt sự vật” và at sẽ mang ngữ nghĩa thông báo rằng ai đó đang ở địa điểm đó.

Ví dụ:

  • on the sea (trên mặt biển)
  • in the sea (trong lòng biển)
  • at sea (trên bãi biển)

5. Bài tập giới từ in on at trong tiếng Anh

Đều được dùng với chức năng chỉ về địa điểm hay thời gian, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể so sánh sự khác nhau về cách sử dụng “on, in, at” qua những kiến thức ở trên. Hãy cùng điểm qua một số bài tập về chúng để tổng hợp lại kiến thức vừa học nhé.

Bài 1: Điền “on/in/at’ vào chỗ trống thích hợp

  1. ..……… Thursday 
  2. ………. 8 o’clock
  3. .……… autumn
  4. ………. June 
  5. ………… Christmas 
  6. ……….. half past four
  7. ………. 1990 
  8. ………… October 28th 
  9. ………… Sunday morning
  10. ………. March 20th 
  11. …………. 1999 
  12. ………… Easter
  13. ………. Friday 
  14. ……….. August 15th 
  15. …………10 o’clock
  16. ………. summer 
  17. ……….. winter 
  18. …………Monday afternoon
  19. ………. the morning 
  20. ……….. the evening 

Đáp án:

  1. On
  2. At
  3. In
  4. In
  5. At
  6. At
  7. In
  8. On
  9. On
  10. On
  11. In
  12. At
  13. On
  14. On
  15. At
  16. In
  17. In
  18. On
  19. In
  20. In

Bài 2: Chọn đáp án thích hợp

1. Mary wants to live and work ……… Ha Noi.

A. on

B. in

C. at 

2. My father is working …….. the farm.

A. on

B. in

C. at

3. Linda is standing ……… the crossroad. She doesn’t know whether to go straight on, turn left, or turn right.

A. in

B. at

C. on

4. ……… university, she was an excellent student.

A. at

B. in

C. on

5. My grandparents live……… 90 Hoang Hoa Tham.

A. in

B. on

C. at

6. There is a romantic film ………TV now.

A. in

B. on

C. at

Đáp án:

  1. B
  2. A
  3. B
  4. A
  5. C
  6. B
Xem ngay Hack Não Ngữ Pháp – bộ đôi Sách và App bài tập giúp bạn hiểu bản chất và ứng dụng chắc tay 90% ngữ pháp để thi cử và giao tiếp. Nội dung chính của sách gồm: 
Chương 1: Ngữ pháp cấu tạo giúp nhận diện và nói đúng cấu trúc của 1 câu đơn;
✅ Chương 2: Ngữ pháp về thì để bạn nói đúng thì của một câu đơn giản;
✅ Chương 3: Ngữ pháp cấu trúc hướng dẫn nói và phát triển ý thành câu phức tạp.
 

Trên đây là bài viết tổng hợp về cách sử dụng “on, in, at” cùng một số bài tập luyện tập. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có thể nắm rõ cách dùng của từng từ cũng như phân biệt chúng dễ dàng hơn. Đừng quên chờ đợi những chia sẻ hữu ích tiếp theo của Step Up. Chúc bạn thành công!

Động từ khiếm khuyết và những điều bạn cần biết

Động từ khiếm khuyết và những điều bạn cần biết

Động từ khiếm khuyết hay động từ khuyết thiếu(modal verbs) là một loại động từ khá quen thuộc. Chúng ta bắt gặp nó rất nhiều trong khi học và sử dụng tiếng Anh. Vậy chúng có gì giống và khác với động từ thường không? Hãy cùng Step Up tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa động từ khiếm khuyết (Modal Verbs)

Động từ khiếm khuyết là một loại động từ đặc biệt chỉ xuất hiện trong các trường hợp động từ chính cần bổ nghĩa để bài tỏ sự chắc chắn, khả năng, sự cho phép,nghĩa vụ,…

Ví dụ:

  • He can speak English
  • I will buy this shirt

Các động từ khiếm khuyết thông dụng nhất trong tiếng Anh:

  • Can
  • Could
  • May
  • Might
  • Must
  • Will
  • Would
  • Ought to
  • Shall
  • Should
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Đặc điểm của động từ khiếm khuyết

Có lẽ dựa vào đặc điểm của chúng mà động từ khiếm khuyết có tên như hiện tại. chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các đặc điểm của chúng cũng như biết được nguyên nhân của cái tên khá ấn tượng này nhé!

1. Luôn đi cùng với động từ chính trong câu 

Vì mang nghĩa bổ trợ nên các động từ khiếm khuyết luôn cần có 1 động từ nguyên mẫu theo sao đây cũng là động từ chính trong câu. Động từ này nhận sự bổ nghĩa từ động từ khiếm khuyết.

Ví dụ:

  • She must be at home right now = Cô ấy chắc hẳn đang ở nhà vào tối nay

Động từ chính”be” theo sau động từ khiếm khuyết “must”

  • He should listen to his friend’ advice = Anh nên nghe lời khuyên của bạn bè

Động từ “listen” nguyên mẫu đứng sau động từ khiếm khuyết “should”

2. Không chia động từ theo chủ ngữ

Đối với động từ thường, khi chủ ngữ ở ngôi thứ ba số ít đòi hỏi chúng ta cần phải thêm “s” hoặc “es” nhưng đối với động từ khiếm khuyết thì không như vậy.

Đặc điể động từ khiếm khuyết

Ví dụ: 

  • You should exercise every morning = Bạn nên tập thể dục mỗi buổi sáng
  • She should eat lots of vegetables everyday = Cô ấy nên ăn nhiều rau mỗi ngày

Qua các ví dụ mình vừa nêu bên trên bạn có thể thấy rằng khi chủ ngữ thay đổi như động từ should không bị thay đổi về mặt hình thức.

3. Động từ khiếm khuyết trông chia thành các dạng V-ing, V-ed, to V

Trong khi các động từ thường sẽ có thể biến thiên tùy theo các loại câu khác nhau nhưng động từ khiếm khuyết thì không. Chúng không có nhiều thẻ cùng theo dõi ví dụ sau nhé.

Ví dụ: 

  • Động từ khiếm khuyết can không có các dạng caning , caned hay  to can
  • Tương tự : Must không tồn tại dạng musting, musted hay to must

4. Không cần trợ động từ trong câu hỏi và câu phủ định

Trong câu hỏi 

  • He speaks English. → Does he speak English?
  • He can speak English → Can he speak English?

Động từ thường khi đưa về dạng cần hỏi cần thêm trợ động từ, động từ khiếm khuyết như là một trợ động từ bổ nghĩa cho động từ chính nên khi câu được chuyển về dạng câu hỏi thì không thêm trợ động từ nữa.

Trong câu phủ định

  • She lies to her friends.→ She does not lies to her friends (mượn trợ động từ does not)
  • She should lies to her friends → She shouldn’t lies to her friends (trực tiếp thêm not vào sau động từ khiếm khuyết không cần mượn trợ động từ)

Xem thêm: Tất tần tật về trợ động từ trong tiếng Anh

Cấu tạo của động từ khiếm khuyết

S + Modal Verbs + V(bare-infinitive)

Động từ khiếm khuyết đứng sau chủ ngữ (trừ câu hỏi) và đứng trước động từ chính nguyên thể KHÔNG “to”

Ví dụ:

  • They can speak English
  • He shouldn’t smoke

Bạn cũng cần chú ý tới 2 điểm dưới đây để có thể nhận biết cũng như vận dụng một cách chính xác:

Động từ khuyết thiếu tồn tại ở 2 dạng thì: thì hiện tại đơn và thì quá khứ đơn.

Ví dụ:

  • We can play football.

Chúng tôi có thể chơi đá bóng.

  • We could play football when we were nine.

Chúng tôi có thể đá bóng lúc chúng tôi 9 tuổi.

Động từ khuyết thiếu không biến đổi dạng thứ trong các ngôi.

Ví dụ:

  • She can call you anytime. (Đúng)

Cô ấy có thể gọi cho bạn bất cứ lúc nào.

  • She cans call you anytime. (Sai)
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Các động từ khiếm khuyết thường gặp và cách dùng

Sau khi tìm hiểu về đặc điểm và cấu tạo cấu trúc của động từ khiếm khuyết, các bạn tự hỏi vậy chúng gồm những từ gì và cách dùng như thế nào? Chúng mình sẽ giải đáp thắc mắc này ngay phía dưới đây.

Các động từ khiếm khuyết thường gặp 

Can

May

Will

Must

Should

Could

Might

Would

Shall

Ought to

Cách dùng của các động từ khiếm khuyết

1. Can (có thể)

Can chỉ có 2 dạng: thì hiện tại và thì quá khứ đơn. các dạng hình thức khác ta sẽ sử dụng động từ tương tự “be able to”. Can cũng có thể được sử dụng giống với 1 trợ động từ để hình thành 1 số cách nói riêng.

– Dùng để diễn tả một khả năng

Ví dụ:

  • He can stay up very late.

Anh ấy có thể thức rất khuya.

– Diễn tả sự cho phép hay sự cấm đoán

Ví dụ:

  • You can smoke in the hallway but you cannot smoke here

Bạn có thể hút thuốc ở ngoài hành lang nhưng bạn không được hút ở đây

– Dùng để diễn tả một điều khó có thể xảy đến

Ví dụ:

  • He can’t go out tonight.

Anh ấy không thể ra ngoài vào tối nay.

– Nhiều trường hợp can có thể mang nghĩa tương đương thì tiếp diễn

Ví dụ:

  • Listen! I think I can hear the sound of the sea.

Nghe này! Tôi có thể nghe thấy âm thanh của biển ( không dùng I am hearing).

cách dùng động từ khiếm khuyết

2. Could (could là thì quá khứ của can)

– Dùng trong câu điều kiện

Ví dụ:

  • If you are late for school, you could be fined.

Nếu bạn đi học muộn, bạn có thể bị phạt.

– Mang nghĩa có phần lịch sự hơn can trong cách nói thân mật

Ví dụ:

  • Could you call me tomorrow morning.

Bạn có thể gọi cho tôi vào sáng mai không?

– Diễn tả một sự nghi ngờ

Ví dụ:

  • The information she provided could be true, but I don’t believe it.

Thông tin cô ấy cung cấp có thể đúng nhưng tôi không tin.

3. May – Might

May và dạng quá khứ Might được sử dụng để diễn đạt cũng như thể hiện mục đích của người nói tương tự như một số ý dưới đây

– Diễn tả sự cho phép

Ví dụ:

  • May I come in? – Yes, you may.

Tôi có thể vào được không – Được , bạn vào đi.

– Diễn tả khả năng xảy ra của một sự việc nhưng không cao (dưới 50%)

Ví dụ:

  • The forecast says it might rain tomorrow.

Dự báo thời tiết nói ngày mai trời có thể mưa.

– Diễn tả một câu chúc

Ví dụ:

  • May all your dreams come true!

Chúc những ước mơ của bạn thành sự thật!

– Theo sau động từ HOPE

Ví dụ:

  • He trust (hoped) that we might find his son.

Anh ấy tin rằng(hy vọng rằng) có thể tìm thấy con trai của mình.

– Dùng trong mệnh đề trạng ngữ

Ví dụ:

  • Try as he might, he could not pass the examination.

Đã cố gắng hết sức có thể, anh ta vẫn không qua được kỳ kiểm tra.

– Diễn tả lời trách mắng nhưng theo xu hướng hờn dỗi

Ví dụ:

  • You might try to be a little more helpful.

Làm ơn tỏ ra có ích một chút được không?

4. Will (sẽ)

– Dùng trong thì tương lai đơn, diễn tả một hành động hoặc một lời hứa

Ví dụ:

  • I will buy this shirt.

Tôi sẽ mua chiếc áo này.

– Dùng trong câu đề nghị

Ví dụ:

  • Will you close the door?

Bạn có thể đóng cửa được không?

Cách dùng động từ khiếm khuyết

5. Would

Là dạng quá khứ của Will, được sử dụng để hình thành thì tương lai trong quá khứ hoặc các thì ở câu điều kiện.

– Là dạng quá khứ của Will

Ví dụ:

  • Would you close the door?

Bạn có thể đóng cửa được không?

– Diễn tả một thói quen trong quá khứ

Ví dụ:

  • Every day she would get up at six o’clock

Mỗi ngày cô ấy đều thức dậy lúc 6 giờ.

6. Must

– Diễn tả một sự bắt buộc, mệnh lệnh

Ví dụ:

  • You must turn right to get to my house.

Bạn phải rẽ phải để đến nhà tôi.

– Dùng trong câu suy luận logic

Ví dụ:

  • It’s raining hard, Are you going out. You must be mad!

Trời đang mưa rất to. Bạn định ra ngoài ư? Bạn bị điên hả!

– Dùng khi diễn tả lệnh cấm

Ví dụ:

  • You mustn’t park your car here.

Bạn không được đỗ xe ở đây.

– Ý nghĩa phủ định của Must chúng ta dùng Needn’t

Ví dụ:

  • Must I do it now? – No, you needn’t.

Tôi phải làm nó ngày chư? Không, Bạn không cần làm vội đâu.

7. Shall

– Dùng trong cấu trúc của thì Tương lai

Ví dụ:

  • I shall go places I like.

Tôi sẽ đến những nơi mà mình thích.

– Diễn tả một lời hứa

Ví dụ:

  • If you work hard, you shall have a holiday on sunday.

Nếu bạn làm việc chăm chỉ bạn sẽ có một ngày nghỉ vào chủ nhật

8. Should

– Diễn tả một lời khuyên

Ví dụ:

  • You should go home and visit your parents.

Bạn nên về nhà và thăm bố mẹ của bạn.

– Diễn tả một mệnh lệnh nhưng không mang nghĩa quá bắt buộc

Ví dụ:

  • You register to learn dance should pay tuition before 10/09.

Các bạn đăng ký học múa vui lòng nộp học phí trước ngày 10/09.

9. Ought to

OUGHT TO mang nghĩa gần giống với should, trong nhiều trường hợp chúng có thể thay thế cho nhau.

Ví dụ:

  • My team ought to check the contract tomorrow.

Nhóm của tôi phải kiểm tra hợp đồng vào ngày mai.

Xem thêm: Bảng động từ bất quy tắc trong tiếng Anh chuẩn nhất

Bài tập động từ khiếm khuyết

Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau.

1.  Young people ______ obey their parents.

A. must                      B. may                       C. will                         D. ought to

2. Linda, you and the kids just have dinner without waiting for me. I ______ work late today.

A. can                        B. have to                C. could                     D. would

3. I ______ be delighted to show you round my house.

A. ought to                 B. would                   C. might                   D. can

4. Leave early so that you ______ miss the train.

A. didn’t                   B. won’t                       C. shouldn’t             D. mustn’t

5. Jenny’s engagement ring is enormous! It ______ have cost a fortune.

A. must                    B. might                       C. will                      D. should

6. You ______ to write them today.

A. should                 B. must                         C. had                     D. ought

7. Unless she runs, She______ catch the train.

A. will                      B. mustn’t                      C. wouldn’t             D. won’t

8. When _____you go to school?

A. will                     B. may                            C. might                 D. maybe

9. _____you.

A. may                   B. must                            C. will                      D. could.

Đáp án

  1. A
  2. D  
  3. C
em thêm các chủ đề từ vựng thường gặp giúp GIẢI QUYẾT TRỌN GÓI MẤT GỐC trong bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO

Trên đây chúng mình đã tổng hợp những kiến thức đầy đủ nhất về động từ khiếm khuyết. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn học hiểu rõ, đúng hơn về loại động từ này. Tránh các lỗi thường mắc phải không đáng có nhé! Tiếng anh không quá khó chỉ cần chúng ta chăm chỉ trau dồi mỗi ngày thì việc chinh phục tiếng anh là điều trong tầm tay!

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!