Nhà bếp là nơi không thể thiếu trong mỗi gia đình. Trong căn bếp có rất nhiều vật dụng khác nhau, vậy có biết cái đũa, bát, xoong nói như thế nào trong tiếng Anh không? Trong bài viết này, Step Up sẽ tổng hợp tất tần tật những từ vựng tiếng Anh về nhà bếp thông dụng nhất, giúp giải đáp thắc mắc về những đồ vật trong căn bếp của mình nhé!
1. Tổng hợp bộ từ vựng tiếng Anh về nhà bếp
Dưới đây Step Up sẽ chia sẻ toàn bộ từ vựng tiếng Anh về nhà bếp. Cùng học và bổ sung thêm vốn từ tiếng Anh cho mình nhé!
Từ vựng về các thiết bị trong nhà bếp
Trong nhà bếp có nhiều các thiết bị khác nhau. Đó có thể là những thiết bị dùng để nấu nướng hay bảo quản thức ăn. Hãy cùng tìm hiểu về bộ từ vựng tiếng Anh về nhà bếp chúng mình biết có tên những thiết bị gì trong nhà bếp nhé.
Để có một bữa ăn trọn vẹn, chúng ta không thể không nhắc đến những dụng cụ ăn uống. Cùng học từ vựng tiếng Anh về nhà bếpđể biết được những dụng cụ này trong tiếng Anh được nói như thế nào nhé!
Chopsticks:Đũa
Spoon:Thìa
Soup ladle: Cái môi (dùng để múc canh)
Dessert spoon:Thìa ăn đồ tráng miệng
Tablespoon:Thìa to
Soup spoon:Thìa ăn súp
Wooden spoon:Thìa gỗ
Teaspoon: Thìa nhỏ
Fork: Dĩa
Plate:Đĩa
Crockery: Bát đĩa sứ
Cup:Chén
Glass:Cốc thủy tinh
Saucer:Đĩa đựng chén
Bowl:Bát
Mug:Cốc cà phê
Từ vựng về các hoạt động chế biến trong nhà bếp
Chúng mình hãy cùng nhau xem trong bộ từ vựng tiếng Anh về nhà bếp thì các hoạt động chế biến trong nhà bếp được nói như thế nào và có những hoạt động gì nhé.
Peel: Gọt vỏ, lột vỏ
Chop:Xắt nhỏ, băm nhỏ
Bone: Lọc xương
Soak: Ngâm nước, nhúng nước
Drain: Làm ráo nước
Slice:Xắt mỏng
Marinated: Ướp
Mix: Trộn
Blend: Hòa, xay (bằng máy xay)
Stir: Khuấy, đảo
Spread: Phết, trét (bơ, pho mai…)
Crush: Ép, vắt, nghiền.
Grease: Trộn với dầu, mỡ hoặc bơ.
Grate:Bào
Knead:Nén bột
Measure:Đong
Beat: Đánh trứng nhanh
Mince: Băm, xay thịt
Fry:Rán, chiên
Bake:Đút lò.
Barbecue: Nướng (thịt) bằng vỉ nướng và than.
Bake: Nướng bằng lò
Stir fry:Xào
Boil: Đun sôi, luộc
Steam: Hấp
Stew: Hầm
Roast: Ninh
Grill: Nướng
Các từ vựng nhà bếp khác
Ngoài những từ vựng kể trên, còn một số từ vựng tiếng Anh về nhà bếp không theo cùng một chủ đề khác nữa. Cùng xem dưới đây nhé!
Bin:thùng rác
Cookery book:sách nấu ăn
Cling film: màng bọc thức ăn
Dishcloth: khăn lau bát
Grill: vỉ nướng
Kitchen roll: giấy lau bếp
Draining board: mặt nghiêng để ráo nước
Plug: phích cắm điện
Shelf: giá đựng
Washing-up liquid: nước rửa bát
Tea towel: khăn lau chén
Tablecloth: khăn trải bàn
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Như vậy chúng mình đã bổ sung được nhiều từ vựng tiếng Anh về nhà bếp rồi. Để nhớ được lâu hơn, chúng mình hãy áp dụng nó vào những mẫu câu và hội thoại phổ biến liên quan đến nhà bếp nhé.
Mẫu câu chủ đề nhà bếp thông dụng
My mom is going to cook a fried chicken dish.
(Mẹ tôi đang chuẩn bị nấu món gà rán.)
What ingredients should this dish prepare?
(Cần phải chuẩn bị những nguyên liệu gì cho món ăn này?)
How should this meat be prepared?
(Miếng thịt này được sơ chế như thế nào vậy?)
Hey! Can I help you?
(Chào! Tôi có thể giúp bạn được gì không?)
How about the food on the stove?
(Thức ăn trong lò nướng thì xử lý thế nào?)
How much meat do we need for a dish of grilled meat?
(Chúng ta cần bao nhiêu thịt cho món thịt nướng vậy ạ?)
What should we do with this beef dish?
(Chúng ta nên làm gì với món thịt bò?)
How to use a microwave?
(Cách sử dụng lò vi sóng như thế nào vậy?)
Should I add spice to the soup?
(Tôi có nên nêm thêm gia vị vào món súp này không?)
Please tell me the effect of garlic when cooking?
(Làm ơn nói cho tôi biết tác dụng của tỏi khi chế biến món ăn này là gì?)
Hội thoại giao tiếp tiếng Anh trong nhà bếp
Dưới đây là những mẫu hội thoại giao tiếp trong nhà bếp để bạn tham khảo nhé
A: Hi Mom! Can I help you?, Mom.
(Chào mẹ! con có thể giúp gì được gì không ạ?)
B : Oh, thanks.
(Ô, cảm ơn con)
A: What should I first do here?
( Đầu tiên con nên làm gì ạ?)
B : First, take all the vegetables out of the refrigerator.
(Đầu tiên, giúp mẹ lấy tất cả rau ở tủ lạnh ra nhé.)
A: Yes, and then?
(Dạ, sau đó thì làm gì nữa ạ?)
B: Help me wash the vegetables in the sink over there.
(Giúp mẹ rửa sạch rau trong bồn rửa).
A: Ok, what’s next, please.
(Tiếp theo làm gì ạ?)
B: After that, place all the vegetables by the cutting board.
Trên đây là tổng hợp bộ từ vựng tiếng Anh về nhà bếp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn mở rộng thêm vốn từ vựng tiếng Anh cho mình. Theo dõi Step Up để cập nhật những kiến thức từ vựng và ngữ pháp bổ ích nhé! Chúc các bạn học tập tốt.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Cấu trúc Unless là một dạng của loại câu điều kiện. Chúng xuất hiện trong hầu hết các bài tập, các bài kiểm tra năng lực tiếng Anh. Bài viết ngữ pháp hôm nay Step Up sẽ giới thiệu toàn bộ kiến thức về cấu trúc Unless=If not trong tiếng Anh giúp các bạn dễ dàng giải quyết các bài tập khi gặp phải.
1. Tổng quan về cấu trúc Unless (If not)
Trước khi tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng và bài tập, chúng ta hãy tìm hiểu tổng quan về cấu trúc Unless.
Định nghĩa cấu trúc Unless
Unless được sử dụng với ý nghĩa phủ định, có nghĩa là không, trừ khi.
Cấu trúc unless có nghĩa tương đương với If not, vì vậy trong câu điều kiện, cả 2 từ này có thể thay thế cho nhau. Mặc dù unless mang nghĩa phủ định nhưng nó lại được sử dụng trong câu khẳng định.
Ví dụ:
Please don’t call me unless you have an urgent problem.
(Làm ơn đừng gọi cho tôi trừ phi bạn gặp phải vấn đề cấp bách.)
You will be seriously ill unless you stop smoking.
Khi sử dụng Unless trong câu điều kiện, ta không cần quan tâm đến vị trí của mệnh đề trong câu. Mệnh đề chứa Unless có thể đứng trước hoặc đứng sau mệnh đề chính
Ví dụ:
Unless we pass the driving test, we can not have driving license
(Nếu chúng ta không qua bài thi lái xe chúng ta không thể có giấy phép lái xe)
I will return to school soon unless there is a traffic jam.
(Tôi sẽ quay lại trường sớm trừ khi tôi bị kẹt xe.)
Lưu ý: Trong trường hợp mệnh đề chứa Unless đứng đầu câu, các bạn nhớ phải hêm dấu “,” khi kết thúc mệnh đề đó nhé.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong tiếng Anh, cấu trúc Unless có nhiều cách dùng khác nhau. Dưới đây là một số cách sử dụng cấu trúc với Unless.
Sử dụng trong các loại câu điều kiện
Câu điều kiện loại 1
Trong câu điều kiện loại 1, sử dụng cấu trúc Unless để diễn tả một sự việc có thể xảy ra trong tương lai. Ta có thể sử dụng cả Unless và If not thay thế cho nhau.
Cấu trúc: Unless + S + V (simple present), S + will/can/shall + V
Ví dụ:
You will fail the Toeic test unless you study hard.
(Bạn sẽ không vượt qua được bài thi Toeic trừ khi bạn học tập chăm chỉ.)
You will fail the test if you do not study hard.
(Bạn sẽ trượt bài kiểm tra nếu bạn không học tập chăm chỉ.)
Câu điều kiện loại 2
Trong câu điều kiện loại 2, cấu trúc Unless dùng để diễn tả một tình huống không thể xảy ra trong hiện tại. Có thể sử dụng cả Unless và If not thay thế cho nhau.
Cấu trúc: Unless + S +Ved / V2 (simple past), S+ would + V
Ví dụ:
She would not be late for the bus unless she forgot his luggage.
She would not be late for the bus if she didn’t forget his luggage.
(Cô sẽ không bị trễ xe bus nếu anh không để quên hành lý.)
Câu điều kiện loại 3
Trong câu điều kiện loại 3, cấu trúc với Unless dùng để diễn tả tình huống đã không xảy ra trong quá khứ. Có thể sử dụng Unless thay thế cho If not và ngược lại
Cấu trúc: Unless + S + had + Ved/V3 , S + would + have + Ved/V3
Ví dụ:
Unless Anna had walked in the rain yesterday, she would not havebeen sick.
If Anna had not walk in the rain yesterday, she would not have been sick
(Nếu Anna không đi bộ dưới cơn mưa vào hôm qua, cô ấy đã không bị ốm.)
Trong trường hợp sử dụng cấu trúc Unless như một đề xuất hoặc gợi ý, bạn không được phép dùng If… not để thay thế Unless.
Ví dụ:
I’ll hang out with my friends – unless I’m busy.
(Tôi sẽ đi chơi với bạn của tôi trừ khi tôi bận.)
I will play video games with John – unless He invites me.
(Tôi sẽ đi chơi game với John trừ khi anh ấy mời tôi.)
Lưu ý: Hãy thêm dấu “-” khi bạn muốn sử dụng an afterthought (có nghĩa là suy nghĩ lại).
Cấu trúc unless mang tính cảnh báo
Unless được sử dụng khi muốn nhấn mạnh hay thúc giục một hành động nào đó cần phải được thực hiện ngay lập tức để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.
Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng If not. Tuy nhiên sắc thái biểu đạt sẽ không được bằng Unless.
Ví dụ:
Unless John Hurry, He will be late the bus
(Nếu John không khẩn trương lên thì anh ấy sẽ bị trễ tàu).
Unless she studies, she will fail the examination.
(Nếu cô ấy không chịu học tập chăm chỉ, cô ấy sẽ bị trượt kì thi)
3. Những lỗi thường gặp khi sử dụng cấu trúc Unless
Cấu trúc Unless sử dụng nhiều trong tiếng Anh giao tiếp, tuy nhiên thường gây nhiều bẫy khi sử dụng. Dưới đây là một số lỗi sử dụng cấu trúc Unless thường gặp
Lỗi khi sử dụng cấu trúc Unless (If not)
Lỗi sử dụng cấu trúc Unless khi muốn diễn đạt ý nghĩa If
Khi muốn diễn đạt ý nghĩa If, bạn không được sử dụng Unless
Ví dụ:
I will go to the supermarket if my mother can not.
(Tôi sẽ đi siêu thị nếu mẹ tôi không thể.)
I will go to the supermarket unless my mother can not. – Không được sử dụng
Lỗi sử dụng will/would trong mệnh đề chứa Unless
Không sử dụng Will/would trong mệnh đề chứa Unless
Ví dụ:
Unless you go to sleep soon, you will be very tired.
(Nếu bạn không ngủ sớm, bạn sẽ rất mệt mỏi)
Unless you will go to sleep soon, you will be very tired. – Không được sử dụng
Lỗi sử dụng Unless trong câu hỏi
Bạn chỉ được sử dụng If not trong câu hỏi mà không được sử dụng Unless để thay thế
Ví dụ:
What will happen if I late the train tomorrow?
(Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi trễ chuyến tàu ngày mai?)
What will happen unless I late the train tomorrow? – Không được sử dụng
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về cách sử dụng cấu trúc Unless và bài tập vận dụng có đáp án. Nếu bạn còn gì thắc mắc hãy comment bên dưới, Step Up sẽ giúp bạn giải đáp. Chúc các bạn học tập tốt!
Trong giao tiếp và văn nói, “Let” thường được sử dụng khi muốn rủ rê người khác làm đi đâu, hay làm gì đó. Cấu trúc let rất đa dạng với nhiều biến thể. Liệu các bạn có thực sự hiểu và sử dụng chúng đúng nhất. Cùng Step Up tìm hiểu về cấu trúc let trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cấu trúc Let trong tiếng anh
“Let” có nghĩa là cho phép.
Chúng ta sử dụng cấu trúc let để nói về việc cho phép ai hoặc được phép làm gì đó.
Cấu trúc: Let + Object + Verb (infinitive)
Trong đó cấu trúc trên, “let” có thể là động từ chính và được chia theo ngôi của chủ ngữ. Theo sau “Let” là mộttân ngữ (Object) và một động từ thể nguyên thể không “to” (Verb-infinitive).
Ví dụ:
Don’t let it worry you.
(Đừng để điều đó khiến bạn lo lắng.)
Let me tell you about my story.
(Hãy để tôi kể bạn nghe về câu chuyện của tôi)
He let me look at the photos.
(Anh ấy cho phép tôi xem những tấm ảnh)
Một số cấu trúc let thông dụng:
Let alone…: nói gì đến…, huống hồ là… (nhấn mạnh không làm việc gì)
Let one’s hair down: thoải mái và thư giãn đi
Let … go: giải tán
Let someone off the hook/ let someone off: ngụy biện, giải thích
Don’t let it get you down: đừng tự đổ lỗi hay trách móc bản thân
Let off steam: thoát khỏi sự buồn chán
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Từ “lets” được sử dụng khi chủ ngữ của câu là ngôi thứ ba số ít (he, she, it) ở thì hiện tại đơn (Present Tenses).
Ví dụ:
She always lets me use her laptop.
(Cô ấy luôn cho phép tôi sử dụng máy tính của cô ấy.)
He lets me know the story about Anna and Jane.
(Anh ấy cho tôi biết câu chuyện giữa Anna và Jane.)
Mr. Siro lets me listen his music
(Mr. Siro let me listen to his music)
3. Cấu trúc Let’s
Cấu trúc lets: đưa ra một đề xuất, lời đề nghị nào đó, hoặc xin phép làm một điều gì đó. Let’s là hình thức ngắn gọn của “Let us”, thường được dùng trong tiếng Anh giao tiếp. Cấu trúc này mang ý nghĩa kêu gọi một nhóm người “hãy” cùng làm điều gì đó
Cấu trúc: Let’s + do something
Ví dụ:
Let’s help each other
(Hãy giúp đỡ lẫn nhau)
We’re all ready. Let’s go.
(Tất cả chúng ta đã sẵn sàng. Lên đường thôi!)
Let’s move these bicycles out of your way.
(Để tôi chuyển những cuốn chiếc xe đạp ra khỏi đường đi)
Khi sử dụng Let us với nghĩa là xin phép được làm điều gì đó thì không được viết tắt. Điều này thể hiện sự tôn trọng cũng như thành ý của bạn.
Ví dụ:
Let us help them
(Hãy để tôi giúp họ)
Let us come in. It’s very hot
(Hãy để chúng tôi vào. Ngoài này nóng lắm)
Let us rest. We are very tired
(Hãy để chúng tôi nghỉ ngơi. Chúng tôi rất mệt)
Ngoài ra, Let’s còn sử dụng trong câu đề nghị
Ví dụ:
Let’s go playing this weekend
(Đi chơi cuối tuần này đi)
Let’s try once more
(Thử lại lần nữa xem)
Có 2 hình thức phủ định của Let’s:
Don’t let’s
Let’s not – được sử dụng phổ biến hơn
Ví dụ:
Let’s not argue about money. We can share the costs.
(Chúng ta không tranh cãi về tiền. Chúng ta có thể chia sẻ chi phí.)
Don’t let’s throw away these books. We can sell them.
(Đừng vứt bỏ những cuốn sách này. Chúng ta có thể bán chúng)
Một số thành ngữ hoặc cụm từ đi với let’s:
Let’s hope: hãy cầu nguyện, hi vọng
Let’s say/ Let’s suppose: cứ cho rằng, giả sử rằng
Step Up mong rằng bài viết Nắm vững cấu trúc Let, Lets và Let’s trong tiếng Anh sẽ giúp các bạn bổ trợ thêm một phần kiến thức tiếng Anh cho mình. Chúc các bạn học tập tốt.
Cũng giống như tiếng Việt, câu cảm thán trong tiếng Anh được sử dụng để truyền tải thông điệp của người nói cũng như thể hiện được thái độ và cảm xúc trong khi giao tiếp. Việc sử dụng câu cảm thán sẽ tạo cảm xúc cho người nghe và đưa cuộc hội thoại trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. Hôm nay, Step Up sẽ chỉ cho bạn tất tần tật về loại câu này.
1.Định nghĩa câu cảm thán trong tiếng Anh
Câu cảm thán (exclamation sentence) là dạng câu hay được sử dụng trong tiếng Anh giao tiếp với ý nghĩa diễn tả một cảm xúc (emotion) hay thái độ (attitude) tới sự vật, sự việc đang nói tới. Câu cảm thán giúp bày tỏ cảm xúc như vui, buồn, hạnh phúc, khen, chê, phẫn nộ hay ngạc nhiên…
Trong tiếng Anh, cấu trúc câu cảm thán rất đa dạng. Đôi khi chỉ một từ đơn giản cũng cấu tạo thành một câu cảm thán (Ví dụ: “Wow!” – thể hiện sự ngạc nhiên, “gosh” – đáng chết,…). Tuy nhiên cơ bản và thông dụng nhất là 3 loại câu cảm thán với “WHAT”, “HOW” và “ SO SUCH”. Hãy cùng Step Up tìm hiểu kĩ hơn về loại câu này nhé!
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trong các cấu trúc câu cảm thán, câu sử dụng với “What” là cần lưu ý nhất. Bởi vì tùy thuộc vào danh từ là số nhiều hay số ít, đếm được hay không đếm được mà bạn sẽ áp dụng các cấu trúc khác nhau.
Dạng 1: Với danh từ đếm được số ít
Cấu trúc: What + a/ an + adj + danh từ số ít!
Với danh từ trong câu ở dạng số ít, khi viết câu cảm thán với “What” bạn bắt buộc phải thêm giới từ “a/an” vào sau What và trước tính từ.
Ví dụ:
What a beautiful girl! (Quả là một cô gái đẹp)
What an interesting novel! (Quyển tiểu thuyết hay quá!)
Dạng 2: Với danh từ đếm được số nhiều
Cấu trúc: What + adj + danh từ đếm được số nhiều + (be)!
Khi danh từ trong câu xuất hiện ở dạng số nhiều, bạn không được sử dụng mạo từ “a/an”. Nếu cuối câu bạn sử dụng động từ “tobe” thì phải chia ở dạng số nhiều.
Ví dụ:
What beautiful flowers are! (Những bông hoa này đẹp quá)
What small apartments! (Những căn hộ này nhỏ quá)
Dạng 3: Với danh từ không đếm được
Cấu trúc: What + adj + danh từ không đếm được!
Do danh từ trong câu là danh từ không đếm được nên không sử dụng mạo từ “a/an” hay thêm “tobe” số nhiều ở cuối câu.
Đây là một dạng mở rộng của câu cảm thán. Khi bạn muốn kể thêm một điều gì đó để làm rõ nghĩa hơn cho câu hãy sử dụng cấu trúc này.
Ví dụ:
What smart students we met! (Tôi đã gặp những học sinh thật thông minh!)
What a delicious meal we have tasted! (Chúng tôi vừa có một bữa ăn rất ngon)
3.Cấu trúc câu cảm thán với “How”
Đơn giản hơn với “What”, câu cảm thán với “How” chỉ có một dạng cấu trúc duy nhất. Bạn có thể sử dụng loại câu này khi muốn biểu đạt cảm xúc mạnh bởi cường độ cảm xúc của câu
Cấu trúc: How + adj/ adv + S + V/ be !
So sánh với 4 dạng cấu trúc bên trên, ta thấy câu cảm thán với “How” hoàn toàn khác biệt. Thay vì chỉ đi kèm với tính từ thì cấu trúc này còn đi kèm với cả trạng từ. Nếu như cụm chủ vị (S + V) ở 4 cấu trúc trên là phụ, bổ sung ý nghĩa thì đối với cấu trúc này đây là một thành phần hoàn toàn bắt buộc .
Ví dụ:
How beautifully she sings! (Cô ấy hát hay quá)
How fun it is! (Nó thật là buồn cười!).
4.Cấu trúc câu cảm thán với “So” và “So Such”
Cấu trúc:
Với So: S + V + so + adj/ adv
Với Such: S + V + such + (a / an) + adj / adv
Câu cảm thán với “so” và “such” thường được đặt trong câu, trong một bối cảnh cụ thể, khi cuộc trò chuyện đã diễn ra trước đó, nhằm thể hiện rõ hơn thái độ của người nói với câu chuyện đang diễn ra. So với kiểu câu cảm thán với “How”, cấu trúc này cũng có điểm tương đồng. Đó là đều có sự xuất hiện bắt buộc của cụm chủ vị (S+V) và đều có thể kết hợp với cả tính từ hoặc trạng từ tùy thuộc vào loại động từ được sử dụng.
Ví dụ:
The pencil is so beautiful ( Chiếc bút chì đẹp quá)
You are so tall! (Bạn cao quá!).
That was such a memorable holiday! (Đó quả là một kỳ nghỉ đáng nhớ)
It was such a boring film! (Bộ phim buồn tẻ quá!).
20 câu cảm thán thường dùng trong giao tiếp Tiếng Anh
Ngoài những cấu trúc câu cảm thán trong tiếng Anh phổ biến và đúng ngữ pháp như trên, người ta lược bỏ một số thành phần và biểu lộ cảm xúc của mình không theo quy tắc câu trong thực tế giao tiếp. Dưới đây là 20 câu cảm thán trong tiếng Anh thông dụng giúp bạn giao tiếp như người bản xứ:
Việc sử dụng câu cảm thán sẽ giúp đoạn hội thoại bớt khô khan và việc truyền tải cảm xúc giữa người với người trở nên dễ dàng hơn. Hi vọng những kiến thức Step Up chia sẻ sẽ giúp bạn học tập và giao tiếp tốt hơn.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Bạn băn khoăn tại sao nhiều người giao tiếp tiếng Anh hay đến vậy? Bạn tự hỏi có bí kíp gì không?Step Up sẽ chia sẻ với các bạn “quy tắc vàng”– quy tắc trọng âm từ và câu trong tiếng Anh để giúp các bạn giao tiếp tự nhiên và ngữ điệu hơn.
1. Quy tắc trọng âm tiếng Anh trong từ
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy tắc trọng âm tiếng Anh trong từ để giao tiếp tự nhiên hơn
Khi nhìn vào phiên âm của một từ, trọng âm của từ đó được ký hiệu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết đó.
Định nghĩa trọng âm trong từ
Khác với tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Những từ có hai âm tiết trở lên thì trong cách đọc sẽ có một âm tiết khác biệt hơn về độ dài, độ lớn và độ cao . Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác. Đó là trọng tâm trong từ.
Khi nhìn vào phiên âm của một từ, trọng âm được ký hiệu bằng dấu (‘) ở bên trên và nằm phí trước âm tiết đó.
Ví dụ:
“Student” có phiên âm /ˈstjuː.dənt/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất là âm /stju/
“Trainee” có phiên âm /ˌtreɪˈniː/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /ni/
Các quy tắc trọng âm tiếng Anh trong từ
Do tiếng Anh là hệ đa âm tiết nên mỗi từ ngắn hoặc dài lại có những quy tắc trọng âm khác nhau
a. Với từ có 2 âm tiết
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Đối với hầu hết danh từ và tính từ trong tiếng Anh, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
Danh từ: “doctor” có phiên âm /ˈdɒk.tər/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ nhất là âm /dɒk/
Tính từ: “better” có phiên âm /ˈbet.ər/, thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ nhất là âm /bet/
Với động từ chứa nguyên âm ngắn ở âm tiết thứ hai và kết thúc bằng một hoặc không phụ âm, thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: “enter” có phiên âm / ˈentər/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ nhất là âm /en/
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong tiếng Anh, hầu hết các động từ và giới từ có hai âm tiết đều có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ:
Động từ: “object” có phiên âm /kəˈnekt/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /nekt/
Giới từ: “among” có phiên âm /əˈmʌŋ/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /mʌŋ/
Danh từ hay tính từ có nguyên âm dài mà nguyên âm đôi ở âm tiết thứ hai hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào chính âm tiết đó.
Ví dụ: belief có phiên âm /bɪˈliːf/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /liːf//
b. Với từ có 3 âm tiết và nhiều hơn 3 âm tiết
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Với một danh từ có chứa ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: “pharmacy” có phiên âm /ˈfɑːrməsi/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /teɪ/
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Những danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn /ə/ hay/i/, có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: “potato” có phiên âm /pəˈteɪtoʊ/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /teɪ/
Những động từ có âm tiết cuối cùng chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: “remember” có /rɪˈmembər/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /mem/
Những tính từ có âm tiết đầu tiên chứa âm /i/ hoặc /ə/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: “familiar” có phiên âm /fəˈmɪliər/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /mɪ/
c. Với với từ có chứa các hậu tố
Hậu tố là thành phần được thêm vào sau từ gốc. Hậu tố không có nghĩa khi đứng riêng biệt và nó không phải là một từ.
Hậu tố trọng âm rơi vào chính nó: ain, -eer, -ee, -oo, -oon, -ese, esque
Hậu tố làm trọng tâm rơi vào trước âm đó: -ion, ic, -sion , -ious, -ian, -ia
Ví dụ: population / ˌpɒpjʊˈleɪʃ(ə)n̩ /, economic / ˌiːkəˈnɒmɪk /
d. Với từ ghép
Đối với danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: “whitegreenm /ɡri/
Động từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: “Understand” có phiên âm /ʌndərˈstænd / thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /stænd/
Tính từ ghép : trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: “self- confident” có phiên âm /ˌselfˈkɒn.fɪ.dənt/thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /kɒn/
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong tiếng Anh, không chỉ mỗi từ có trọng âm mà trong câu cũng có quy tắc trọng âm. Trong giao tiếp tiếng Anh luôn phải nhấn đúng trọng âm vì ý nghĩa câu có thể thay đổi khi ta nhấn trọng âm vào một từ khi nói. Khi nói có trọng âm, câu sẽ giai điệu cho câu, đó được gọi là âm điệu.
Ví dụ: Phân tích trọng âm trong câu sau:
I love you (Nhấn mạnh vào chủ ngữ tôi, chính tôi là người yêu em chứ không phải ai khác)
I love you (Nhấn mạnh rằng tôi rất yêu em)
I love you (Nhấn mạnh người tôi yêu là em chứ không phải ai khác)
Trong tiếng Anh, các từ trong câu được chia làm chia làm 2 loại, đó là từ về mặt nội dung và từ về mặt cấu trúc.
Các từ thuộc về mặt nội dung là những từ quan trọng và mang nghĩa của câu và thường được nhấn trọng âm vào khi nói.
Các từ thuộc về mặt cấu trúc ít quan trọng hơn và không được nhấn trọng âm khi nói. Nó là những từ phụ trợ cấu tạo ngữ pháp cho câu và làm cho câu đúng về mặt cấu trúc hoặc ngữ pháp.
Các từ thuộc về mặt nội dung – được nhấn trọng âm
Loại từ
Ví dụ
Danh từ
Music, pencil, chair…
Tính từ
Big, small, tall,…
Trạng từ
Quickly, early, friendly…
Động từ chính
Give, send, listening
Đại từ chỉ định
This, that, those…
Từ để hỏi
What, who, when…
Trợ động từ (dạng phủ định)
Don’t, doesn’t…
Các từ thuộc về mặt cấu trúc – không được nhấn trọng âm
Loại từ
Ví dụ
Mạo từ
A, an, the
Giới từ
In, on at,…
Đại từ
He, she, it…
Từ nối
But, and, however…
Trợ động từ
Do, does, can, must…
Động từ tobe
Is, are, am, was…
3. Quy tắc trọng âm với một số từ gốc đặc biệt
Với những từ có đuôi kết thúc bằng: -al, -ate, -cy, -graphy, -gy, -ity, -phy thì trọng âm rơi vào âm thứ 3 từ dưới lên.
Ví dụ:
“Immediate” có hợp âm là /ɪˈmiː.di.ət/ thì hợp âm rơi vào âm thứ 3 từ dưới lên là âm /mi/
“Technology” có hợp âm là /tekˈnɒl.ə.dʒi/ hì hợp âm rơi vào âm thứ 3 từ dưới lên là âm /nɒl/
4. Bài tập về quy tắc trọng âm
Dưới đây là một số bài tập quy tắc trọng âm để chúng mình cùng luyện tập nhé
Bài 1: Chọn cách đánh trọng âm chính xác nhất.
1. Trọng âm của “suspicious”:
a. ‘suspicious b. suspi’cious c. su’spicious d. sus’picious
2. Trọng âm của “equipment”:
a. e’quipment b. equip’ment c. ‘equipment d. equi’pment
3. Trọng âm của “understand”:
a. ‘understand b. un’derstand c. und’erstand d. under’stand
Đáp án: 1c 2a 3d
Bài 2: Chọn từ có cách phát âm khác với các từ còn lại
a. excited b. interested c. confident d. memorable
a. organise b. decorate c. divorce d. promise
a. refreshment b. horrible c. exciting d. intention
Đáp án: 1a 2c 3b
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là những quy tắc trọng âm trong tiếng Anh. Hãy tích lũy thêm thật nhiều kiến thức ngữ pháp bằng cách tham khảo các bài viết khác của Step Up nhé!