Hiểu rõ câu ghép và câu phức trong tiếng Anh

Hiểu rõ câu ghép và câu phức trong tiếng Anh

Để một bài văn trở nên trôi chảy, thú vị và không còn cảm giác nhàm chán, người viết cần kết hợp một cách hợp lý các loại câu khác nhau như: câu đơn, câu ghép, câu phức. Đặc biệt, việc sử dụng linh hoạt câu ghép và câu phức trong tiếng Anh còn là điểm cộng cực lớn cho kĩ năng IELTS Writing & Speaking, giúp bạn tăng bật band điểm của mình. Hãy cùng Step Up tìm hiểu rõ hơn về câu ghép và câu phức nhé. 

1. Câu ghép trong tiếng Anh   

Định nghĩa

Câu ghép (Compound sentence) là câu được cấu tạo bởi 2 hay nhiều mệnh đề độc lập. Khác với câu phức trong tiếng Anh, tất cả mệnh đề trong câu ghép đều là mệnh đề chính và có thể đứng riêng lẻ. Mỗi mệnh đề mang một thông tin độc lập.

Các mệnh đề này thường được nối với nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy, liên từ (conjunction) hoặc trạng từ nối (conjunctive adverb).

cau-ghep

Cách ghép câu 

Dùng liên từ (conjunction – FANBOYS) 

Các mệnh đề trong tiếng Anh có thể được liên kết với nhau tạo thành câu ghép thông qua 7 liên từ chính: for, and, nor, but, or, yet, so. Cách gọi tắt dễ nhớ 7 liên từ này là FANBOYS. 

Lưu ý: đứng trước liên từ là dấu phẩy hoặc chấm phẩy, khi hai mệnh đề ngắn và đơn giản có thể lược bỏ dấu. 

cau-ghep-lien-tu

Liên từ trong tiếng Anh tạo câu ghép

  • For (vì): chỉ nguyên nhân

He drinks much water, for he is thirsty. 

(Anh ấy uống nhiều nước, vì anh ấy khát) 

  • And (và):  

She went to the supermarket and she bought some potatoes. 

(Cô ấy đi siêu thị và cô ấy mua vài củ khoai tây)

  • Nor (không…cũng không):

Ann doesn’t play football, nor does she play basketball. 

(Ann không chơi bóng đá, cũng không chơi bóng rổ)

  • But (nhưng): chỉ sự mâu thuẫn
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

It is raining but they still want to go out. 

(Trời đang mưa nhưng họ vẫn muốn ra ngoài) 

  • Or (hoặc):

You should study harder, or your study result will get worse. 

(Bạn nên học chăm hơn hoặc kết quả học tập của bạn sẽ tệ hơn) 

  • Yet (nhưng): 

The weather was cold and wet, yet we enjoyed it very much. 

(Thời tiết thì lạnh và ẩm ướt, nhưng chúng tôi vẫn thích nó)

  • So (vì vậy): chỉ kết quả của hành động trước đó

He is sick, so he doesn’t go to school today.

(Anh ấy bị ốm, nên anh ấy không đi học hôm nay)

Xem thêm: Chi tiết về các liên từ trong tiếng Anh

Dùng trạng từ nối (conjunctive adverb) 

Trong tiếng Anh, có rất nhiều các trạng từ nối dùng để liên kết hai mệnh đề độc lập. Các trạng từ nối này dùng để chỉ nguyên nhân/kết quả, thời gian, thứ tự, tóm tắt, minh họa,… 

Lưu ý: Các trạng từ này đứng sau dấu chấm phẩy và đứng trước dấu phẩy.

cau-ghep-trang-tu-noi

Ví dụ: 

  • She is beautiful; however, she isn’t kind.

(Cô ấy đẹp, tuy nhiên, cô ấy không tốt)

  • I went out for a bike ride; although, I didn’t really enjoy it.

(Tôi ra ngoài để đạp xe mặc dù tôi không quá thích điều đó) 

  • John had prepared carefully for the interview; consequently, he got the job. 

(John đã chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn, kết quả là anh ấy có được công việc)

Dùng dấu chấm phẩy

Khi hai mệnh đề có mối quan hệ gần gũi, các mệnh đề độc lập có thể liên kết với nhau chỉ bằng dấu chấm phẩy (;). 

Ví dụ:

  • My mom is cooking; my father is watching TV. 

(Mẹ tôi đang nấu ăn, bố tôi đang xem tivi.)

  • The teacher is explaining exercises, the students are listening.

(Giáo viên đang giải thích bài tập, học sinh đang lắng nghe.)

Lưu ý: tuyệt đối không dùng dấu phẩy để nối hai mệnh đề khi không có từ nối. 

2. Câu phức trong tiếng Anh

Định nghĩa

Câu phức trong tiếng Anh (complex sentence) cũng được tạo từ 2 hoặc nhiều mệnh đề nhưng trong câu phức PHẢI CÓ một mệnh đề độc lập (mệnh đề chính) và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc.

Mệnh đề phụ thuộc thường đi kèm bởi các liên từ phụ thuộc (because, although, while,…) hoặc đại từ quan hệ (which, who, whom,…).

Một số liên từ phụ thuộc và ví dụ

Ta dùng các liên từ phụ thuộc để tạo nên câu phức trong tiếng Anh. Mệnh đề đi cùng với liên từ phụ thuộc sẽ là mệnh đề phụ thuộc, có tác dụng làm rõ nghĩa, bổ sung thêm thông tin cho mệnh đề chính.

lien-tu-phu-thuoc

Một số liên từ phụ thuộc cho câu phức trong tiếng Anh

Ví dụ: 

  • When I arrived, my family was eating dinner. (mệnh đề phụ thuộc là ‘When I arrived)

(Khi tôi tới nơi, nhà tôi đang ăn cơm tối.)

  • We’ll go out if the rain stops. (mệnh đề phụ thuộc là if the rain stops)

(Chúng ta sẽ ra ngoài nếu trời ngừng mưa.) 

  • Although she asked me to go, I stayed. (mệnh đề phụ thuộc là “Although she asked me to go”)

(Mặc dù cô ấy bảo tôi đi, tôi ở lại.)

  • The boy who is standing over there is my cousin. (mệnh đề phụ thuộc – mệnh đề quan hệ là “who is standing over there”).

(Chàng trai mà đang đứng đằng kia là em họ tôi.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Mệnh đề quan hệ chính là cấu trúc thường được sử dụng nhiều nhất để ăn điểm câu phức trong IELTS Writing. 

Lưu ý: Một câu có thể vừa là câu phức, vừa là câu ghép (Compound-complex sentences).

Ví dụ: 

  • Because I paid attention, I got a high mark and I was so happy.

(Vì tôi tập trung, tôi đạt điểm cao và tôi rất vui.)

  • I want to go home so that I can meet my mother, but the bus hasn’t arrived yet. 

(Tôi muốn về nhà để tôi có thể gặp mẹ mình, nhưng xe bus chưa đến.)

Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

3. Bài tập nhận biết câu đơn, câu ghép, câu phức trong tiếng Anh

Để xem mình đã hiểu và phân biệt rõ câu đơn, câu ghép và câu phức trong tiếng Anh hay chưa, các bạn hãy thử làm bài tập nhận biết dưới đây rồi kiểm tra đáp án ngay dưới nhé!

bai-tap-cau-phuc-cau-ghep

Những câu dưới đây là câu ghép hay câu phức: 

  • I can swim but my brother can’t do it. 
  • Jane brings an umbrella, for it is going to rain.
  • The number of cars which were sold last year was 5,000.
  • When he handed in his exercises, he forgot to give his teacher the last page. 
  • We will go to the cinema after we finish our homework. 
  • My students play tennis every morning.  
  • I can walk home or I will take a taxi.
  • If I try to learn English now, I will have better opportunities in the future. 
  • She is good at Math; besides, she can speak 5 languages fluently. 

Đáp án:

  • I can swim but my brother can’t do it. (Câu ghép)

Tôi có thể bơi nhưng anh trai tôi thì không thể.

  • Jane brings an umbrella, for it is going to rain. (Câu ghép)

Jane mang theo một cái ô, bởi vì trời sắp mưa.

  • The number of cars which were sold last year was 5,000. (Câu phức)

Số lượng xe ô tô được bán năm ngoài là 5000. 

  • When he handed in his exercises, he forgot to give his teacher the last page. (Câu phức) 

Khi anh ấy nộp bài tập, anh ấy quên đưa cho thầy giáo trang cuối cùng.

  • We will go to the cinema after we finish our homework. (Câu phức)

Chúng ta sẽ đi xem phim sau khi chúng ta hoàn thành bài tập.

  • My students play tennis every morning. (Câu đơn) 

Học sinh của tôi chơi tennis vào tất cả các buổi sáng.

  • I can walk home or I will take a taxi. (Câu ghép) 

Tôi có thể đi bộ về nhà hoặc tôi sẽ bắt một chiếc taxi.

  • If I try to learn English now, I will have better opportunities in the future. (Câu phức)

Nếu tôi cố gắng học tiếng Anh bây giờ, tôi sẽ có những cơ hội tốt hơn trong tương lai.

  • She is good at Math; besides, she can speak 5 languages fluently. (Câu ghép)

Cô ấy giỏi Toán, bên cạnh đó, cô ấy còn có thể nói 5 thứ tiếng trôi chảy.

Giờ đây chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về câu ghép và câu phức trong tiếng Anh rồi phải không? Hãy cố gắng luyện tập thêm thật nhiều đề có thể ứng dụng chúng nhuần nhuyễn, giúp tăng điểm thần tốc trong kỹ năng viết và nói nhé. 

 

Tổng hợp tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi thông dụng nhất

Tổng hợp tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi thông dụng nhất

Mỗi lần ngồi xem phim ma hay nghe kể một câu chuyện “sởn tóc gáy” nào đó, bạn đã biết chia sẻ cảm xúc bằng tiếng Anh với bạn bè xung quanh như thế nào chưa?  Ngay bây giờ, Step Up sẽ bật mí cho bạn những mẫu câu, từ vựng tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi một cách thú vị và “biểu cảm” hơn nhiều nhé! 

1. Một số mẫu câu tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi

Để diễn đạt nỗi sợ của mình hoặc hỏi về nỗi sợ người khác, chúng ta sẽ nói như thế nào nhỉ? Dưới đây là những ví dụ cụ thể về tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi bạn có thể ứng dụng ngay lập tức. 

  • Do you easily get scared? (Bạn có dễ dàng bị sợ hãi không?)

Yes. I get scared when I’m alone at home. (Có, Tôi thấy sợ khi tôi ở một mình ở nhà.)

  • What makes you scared?

I don’t like spiders. I also feel scared whenever I see my boss.

  • Do you feel scared watching horror movies? ( Bạn có sợ xem phim kinh dị không?)

Absolutely. I can’t watch any horror movies. (Đúng, tôi không thích phim kinh dị)

  • What do you often do when you feel scared? (Bạn thường làm gì khi bạn cảm thấy sợ hãi?)

I try to breathe deeply and think about positive things like my friends. (Tôi cố gắng hít thở sâu và nghĩ đến điều tích cực như bạn bè.)

  • Do you get scared when you are somewhere by yourself? (Bạn có thấy sợ khi bạn đang ở đâu đó một mình không?)

Yes, it get worse when I heard the noise in the room (Có. Tệ hơn là khi tôi nghe thấy tiếng động ở trong phòng)

  • Don’t be scared. I got you. (Đừng sợ, có tôi đây rồi)
  • There is nothing to be scared of. (Không có gì phải sợ cả)
  • Calm down! (Bình tĩnh nào)
 
[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Tính từ tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi

Dùng “I am very scared – Tôi sợ quá” đã nhàm chán quá rồi phải không? Hãy cùng tìm hiểu một số từ vựng tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi khác nữa dưới đây để câu nói hay ho và “đáng sợ” hơn nhiều.

tieng-anh-giao-tiep-noi-ve-su-so-hai-tinh-tu
Tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi
  • Afraid (sợ hãi, lo sợ)

Ví dụ: John is afraid of being in the dark. (John sợ ở trong bóng tối.)

  • Scared (bị hoảng sợ, e sợ)

Ví dụ: She’s scared of swimming. (Cô ấy e sợ bơi.)

  • Frightened (khiếp sợ, hoảng sợ)

Ví dụ: My mom is always frightened of snakes. (Mẹ tôi luôn cảm thấy khiếp sợ loài rắn.)

  • Feel uneasy (Cảm thấy không yên, không thoải mái, lo lắng, sợ sệt)

Ví dụ: During the interview, I felt a bit uneasy. (Trong buổi phỏng vấn, tôi cảm thấy một chút sợ sệt.)

  • Spooked (sợ hãi)

Ví dụ: My cats are easily get spooked before a thunderstorm. (Những chú mèo của tôi rất dễ trở nên sợ hãi trước khi cơn bão đến.)

  • Terrified (cảm thấy khiếp sợ, kinh sợ)

Ví dụ: She was absolutely terrified while telling us about the accident. (Cô ấy đã cảm thấy hoàn toàn kinh sợ khi kể về vụ tai nạn.)

  • Petrified (cực kỳ khiếp sợ, sợ đến nỗi đơ người ra)

Ví dụ: My students tried to explore the haunted house but they were petrified when they arrived. (Học sinh của tôi cố gắng khám phá căn nhà bị ám nhưng các em ấy sợ đến nỗi đơ người khi tới nơi.)

3. Những cụm từ đặc biệt mô tả sự sợ hãi trong tiếng Anh

“Nổi da gà da vịt” trong tiếng Anh là gì nhỉ? Hoặc “Giật bắn cả mình” liệu có tồn tại trong tiếng Anh không? Câu trả lời là có! Đây là những từ thông dụng trong tiếng Anh giao tiếp nói về sụ sợ hãi. Dùng những từ này, bạn bè sẽ phải thán phục bạn đó.  

tieng-anh-giao-tiep-noi-ve-su-so-hai-cum-tu
Cụm từ đặc biệt trong tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi
  • Give me goosebumps/ Get goosebumps (Nổi hết cả da gà)

Ví dụ: When I heard that ghost story, I got goosebumps (khi nghe câu truyện ma ấy, tôi đã nổi da gà.)

  • A terrifying ordeal (Một thử thách thật đáng sợ)

Ví dụ: Scuba diving is a terrifying ordeal to me. (Lặn biển là một thử thách đáng sợ với tôi.)

  • Send shivers down my spine (làm lạnh xương sống)

Ví dụ: Hearing about the criminal sent shivers down my spine (Nghe tin về vụ áni làm tôi lạnh cả xương sống.)

  • Make the hairs on the back of my neck stand up (Dựng tóc gáy)

Ví dụ: The song with sad melody makes the hairs on the back of his neck stand up. (Anh ấy đã dựng tóc gáy khi nghe thấy tiếng nhạc u ám.)

  • Be scared shitless/ shit scared (Rất sợ hãi)

Ví dụ: I feel scared shitless because you appear suddenly (Tôi thấy rất sợ hãi khi bạn đột nhiên xuất hiện.)

  • Frighten the life out of me = scared the hell out of me (Làm tôi hoảng hồn)

Ví dụ:  Your Halloween mask scared the hell out of me? (Chiếc mặt nạ Halloween của bạn làm tôi hoảng hồn.)

  • Jump out of my skin (Giật bắn cả mình)

Ví dụ:  She jumped out of my skin when she saw a spider in the kitchen. (Cô ấy giật  bắn mình khi nhìn thấy con nhện trong phòng bếp.)

Xem thêm:

4. Luyện tập nhớ từ cho tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi 

Làm chút bài tập sẽ giúp bạn ghi nhớ từ vựng tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi vừa học được tốt hơn đấy. Hoàn thành nhanh bài tập dưới đây và check ngay đáp án để xem mình đúng chưa nhé!

Chọn từ thích hợp điền vào những chỗ trống dưới đây:

tieng-anh-giao-tiep-noi-ve-su-so-hai-bai-tap

Yesterday, a thing really…… My grandmother told me a…. and it gave me……. during all the time listening. After that, I felt….…. all night. I tried to think about …….but I was still……. When I was lying on the bed, the wind outside….. Suddenly, someone came and touched my shoulder! I totally..…. I quickly turned around and….. it was my mom!!! I shouted to her: “Mom, you……. !”. I think from now, hearing a ghost story is a….… to me.

ghost story

jumped out of my skin

goosebumps

made the hairs on the back of my neck stand up

terrifying ordeal

uneasy

scared (v)

positive things

frightened/ scared/spooked/ terrified

frightened the life out of me

Xem thêm: 5 phương pháp tự học tiếng Anh giao tiếp thành công 

Đáp án:

  • scared (verb: làm kinh sợ)
  • ghost story
  • goosebumps
  • uneasy
  • positive things
  • frightened/ scared/spooked/ terrified
  • made the hairs on the back of my neck stand up
  • jumped out of my skin
  • frightened the life out of me
  • terrifying ordeal

Dịch: Ngày hôm qua, một điều đã thực sự làm tôi sợ hãi. Bà ngoài tôi kể cho tôi nghe một câu chuyện ma và nó đã khiến tôi nổi da gà cả buổi tối. Sau đó, tôi cảm thấy không thoải mái khi đêm đến. Tôi đã cố nghĩ đến những điều tích cực nhưng tôi vẫn hoảng sợ. Khi tôi nằm trên giường, những cơn gió bên ngoài khiến tôi cảm thấy dựng tóc gáy. Đột nhiên, ai đó đến và chạm vào vai tôi! Tôi hoàn toàn giật bắn cả mình. Tôi ngay lập tức quay ra và hóa ra đó là mẹ tôi! Tôi hét lên với bà ấy: “Mẹ, mẹ làm con hoảng hồn đấy!”. Tôi nghĩ từ bây giờ, nghe kể một câu chuyện ma sẽ là một thử thách khó khăn đối với tôi.  

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

Giờ đây, bạn đã có thể diễn tả nỗi sợ của mình theo nhiều cách rồi đó. Hằng ngày, chúng ta nên tự tưởng tượng ra các tình huống giao tiếp để có thể luyện tập và ứng dụng các mẫu câu, từ vựng tiếng Anh giao tiếp về nỗi sợ hãi cũng như các chủ đề khác nhé. Nhanh thôi bạn sẽ giao tiếp tiếng Anh  một cách tự nhiên và thuần phục nhất! 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

 

Học cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Học cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Đảo ngữ trong tiếng Anh (Inversion) được sử dụng với mục đích nhấn mạnh ý nghĩa của hành động và tăng tính biểu cảm của câu. Cấu trúc đảo ngữ rất hay xuất hiện nhưng không phải người học nào cũng nắm chắc được cách sử dụng chuẩn xác và ghi điểm phần này trong bài thi. Hãy cùng Step Up tổng ôn và tìm hiểu rõ về đảo ngữ nhé!

1. Đảo ngữ là gì?

Đảo ngữ trong tiếng Anh là hiện tượng phó từ (hay còn gọi là trạng từ) và trợ động từ trong câu được đưa lên đứng đầu câu, trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh vào hành động, tính chất của chủ ngữ.
Cấu trúc ngữ pháp của câu cũng sẽ thay đổi thành:

Phó từ + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ chính

dao-ngu-cau-truc
Đảo ngữ trong tiếng Anh

Ví dụ: 

  • I met her only once = Only once did I meet her  

(Tôi mới gặp cô ấy 1 lần.) 

Phó từ: Only once

Trợ động từ quá khứ: did

  • She sings beautifully = Beautifully does she sing 

(Cô ấy hát hay.) 

Phó từ: beautifully 

Trợ động từ hiện tại chia theo chủ ngữ: does

Xem thêm:

2. Các cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh 

Có nhiều các cấu trúc đảo ngữ khác nhau. Sau đây là những cấu trúc đảo ngữ  trong tiếng Anh thông dụng nhất trong văn nói và văn viết mà các bạn cần nắm rõ:

Đảo ngữ với các trạng từ chỉ tần suất (thường là trạng từ phủ định) 

Never/ Rarely/ Hardly/ Seldom/ Little/ ever + trợ động từ + S + V

(không bao giờ/hiếm khi ai đó làm gì)

Ví dụ:

  • She hardly does her homework = HARDLY does she do her homework.

(Hầu như cô ấy không bao giờ làm bài tập.)

  • I have never listened to such a good song = NEVER have I listened to such a good song.

(Chưa bao giờ tôi nghe một bài hát hay như thế.) 

 
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Đảo ngữ với NO và NOT ANY 

No/ Not any + N (danh từ) + trợ động từ + S + V

Ví dụ: 

  • No expensive shoes shall I buy for you = Not any expensive shoes shall I buy for you.

(Tôi sẽ không mua cho bạn đôi giày đắt tiền nào nữa.)

  • Not any chances will we meet in the future. 

(Chúng ta sẽ không có cơ hội nào gặp nhau trong tương lai nữa.)

Đảo ngữ với các cụm từ phủ định có “NO”

Cụm từ phủ định + trợ động từ + S + V

At no time: chưa từng bao giờ.

In no way: không còn cách nào.

On no condition: tuyệt đối không.

On no account = For no reasons: không vì bất cứ lý do gì.

Under/ In no circumstances: trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không.

No longer: không còn nữa

No where: không một nơi nào

dao-ngu-trong-tieng-anh

Ví dụ: 

  • We can’t fix this problem = In no way can we fix this problem. 

(Không có cách nào ta có thể sửa chữa vấn đề này)

  • You didn’t have to cry that much = On no account did you cry that much. 

(Không vì bất cứ lý do gì mà bạn phải khóc nhiều như vậy)

  • Leaving home is always a stupic idea = Under no circumstances should you leave home. 

(Trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng không nên rời nhà)

  • My mom never lets me go out at night = At no time does my mom let me go out at night.

(Không bao giờ mẹ tôi cho tôi ra ngoài buổi tối)

  • This shop sells the best apples = No where can you buy apples as good as in this shop.

(Không một nơi nào bạn có thể mua táo ngon như ở cửa hàng này) 

 
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Đảo ngữ cấu trúc NO SOONER…. THAN

No sooner + trợ động từ + S + V + than + S + V

(Ngay sau khi/Không bao lâu sau khi … thì…)

Ví dụ:

  • No sooner did I arrive home than my family started eating dinner.

(Ngay sau khi tôi về tới nhà thì gia đình tôi bắt đầu ăn tối)

  • No sooner did people leave than the parcel was delivered to the company.

(Ngay sau khi mọi người rời đi thì kiện thư được chuyển tới công ty)

Xem thêm: Cấu trúc No sooner…than trong tiếng Anh

Đảo ngữ với SUCH và SO…THAT

Such + tính từ + N + that + S + V

So + tính từ/trạng từ + trợ động từ + N + that + S + V

(Cái gì như nào đến nỗi mà…)

Ví dụ:

  • Such an interesting movie that I have seen it 3 times

= So interesting is this movie that I have seen it 3 times.

(Bộ phim hay đến nỗi tôi đã xem nó 3 lần) 

Đảo ngữ với NOT ONLY… BUT ALSO

Not only + trợ động từ + S + V  but S also V

(không chỉ… mà còn)

Ví dụ:

  • Not only is he handsome but also smart. 

(Anh ấy không chỉ đẹp trai mà còn thông minh)

  • Not only is she nice but she also speaks English fluently.

(Không chỉ tốt bụng cô ấy còn nói tiếng Anh rất giỏi)

Xem thêm: Cấu trúc Not only… but also trong tiếng Anh

Đảo ngữ trong tiếng Anh với UNTIL/ TILL

Not until/till + (S+V)/time + trợ động từ + S + V

(Cho đến khi… thì mới…) 

Ví dụ: 

  • Not until 11pm did he finish his report. 

(Đến 11h anh ấy mới hoàn thành xong báo cáo) 

  • Not till I told her did she realized that she left her phone home. 

(Cho đến khi tôi nói với cô ấy, cô ấy mới nhận ra đã để điện thoại ở nhà) 

Đảo ngữ trong tiếng Anh với ONLY 

ONLY AFTER + N/V-ing/(S +V) + trợ động từ + S + V : Chỉ sau khi

  • Only after dinner can we go to the cinema. 

(Chỉ sau bữa tối chúng ta mới có thể đi đến rạp phim.)

  • Only after finishing his exercise does he watch TV. 

(Chỉ sau khi hoàn thành bài tập anh ấy mới xem Tivi.)

ONLY BY + N/V-ing + trợ động từ + S + V: Chỉ bằng cách

  • Only by studying harder can students pass the final exam. 

(Chỉ bằng cách học chăm hơn thì học sinh mới có thể vượt qua kì thi cuối kì.)

  • Only by production can a nation earn more money.

(Chỉ bằng việc sản xuất thì một quốc gia mới có thể kiếm tiền.)

ONLY IF + (S+V) + trợ động từ + S + V: Chỉ khi, nếu

  • Only if he agrees would she go = She would go only if he agrees. 

(Nếu anh ấy đồng ý, cô ấy mới đi.)

  • Only if it doesn’t rain can children play outside.   

(Chỉ khi trời không mưa, lũ trẻ mới được chơi ngoài trời.)

dao-ngu-trong-tieng-anh-hinh

ONLY IN THIS/THAT WAY + trợ động từ + S + V: Chỉ bằng cách này/đó

  • Only in this way did he come back home.

(Chỉ bằng cách này anh mấy mới quay về nhà.)

  • Only in that way will he study harder. 

(Chỉ bằng cách đó anh ấy mới học chăm hơn.)

ONLY THEN + trợ động từ + S + V: Chỉ đến lúc đó

  • Only then could you call me.

(Chỉ đến lúc đó bạn mới có thể gọi cho tôi.)

  • Only then did he recognize me. 

(Chỉ đến lúc đó anh ấy mới nhận ra tôi.)

ONLY WHEN + (S +V) + trợ động từ + S + V: Chỉ đến khi (= NOT UNTIL)

  • Only when I called him did he recognize me. 

(Chỉ đến khi tôi gọi anh ấy, anh ấy mới nhận ra tôi.)

  • Only when everything is prepared carefully will Son Tung come in. 

(Chỉ đến khi mọi thứ được chuẩn bị cẩn thận thì Sơn Tùng mới bước vào.) 

Đảo ngữ trong tiếng Anh với câu điều kiện

Câu điều kiện loại 1: Mệnh đề IF = Should S + V

If I stay, I won’t get any benefits = Should I stay, I won’t get any benefits.

(Nếu tôi ở lại, tôi chả có lợi gì)

If he has a lot of money, he will buy a new house = Should he have a lot of money, he will buy a new house

(Nếu anh ấy có nhiều tiền, anh ấy sẽ mua nhà mới) 

Câu điều kiện loại 2: Mệnh đề IF = Were  S + to-V/ Were + S…  

If I were you, I would change my phone. = Were I you, I would change my phone.

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ đổi điện thoại)

If she brought more money, she would buy this dress. = Were she to bring more money, she would buy this dress.

(Nếu cô ấy mang nhiều tiền hơn, cô ấy sẽ mua chiếc váy này)

Câu điều kiện loại 3: Mệnh đề IF = Had + S + Phân từ II 

If John had had a map yesterday, he would have found the way home.

= Had John had a map yesterday, he would have found the way home.

(Nếu John có bản đồ ngày hôm qua, anh đấy đã có thể tìm đường về nhà)

Chú ý: ở dạng phủ định, “NOT” được đặt sau chủ ngữ: 

=> Had John not had a map yesterday, he would have got lost.

Xem thêm: Câu điều kiện trong Tiếng Anh 

 

Xem ngay: Các chủ điểm ngữ pháp khác với Hack Não Ngữ Pháp
Sách kèm App phân tích các cấu trúc ngữ pháp, bài tập ứng dụng thực hành, giúp bạn hiểu bản chất và ứng dụng thực tế.
 

3. Bài tập ôn luyện cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh 

Đọc đến đây là các bạn đã có khá đầy đủ kiến thức về câu đảo ngữ trong tiếng Anh rồi đó. Hãy cùng luyện tập tổng ôn kiến thức và sau đó check ngay với đáp án ở cuối bài nhé! 

dao-ngu-trong-tieng-anh-bai-tap
Bài tập về đảo ngữ trong tiếng Anh

Viết lại câu sau sử dụng cấu trúc đảo ngữ:

1, I’ve never watched such a horrifying film. => Never…

2, She rarely travels far from her village. => Rarely…

3, Lily is my good friend as well as yours. => Not only…

4, My students are good at physics and they can play sports really well. => Not only…

5, The boss had just left the office when the telephone rang. => No sooner …

6, All employees didn’t get back to work until they had finished eating. => Only…

7, The door could not be opened without using force. => Only…

8, If you have further errors with your laptop, contact your seller for advice. => Should…

9, If we hear any further news, we will contact you immediately. => Should…

10, If I were you, I would tell him the truth. => Were…

11, If the government raised taxes, they would make people angry. => Were…

12, If we hadn’t been late, we wouldn’t have missed the last train. => Had…

13, He is strong enough to lift the rock. => So…

14,The milk is really hot. I can’t drink it now. => Such…

15, The day was foggy. We couldn’t see the road. => Such…

ĐÁP ÁN:

  1. Never have I watched such a horrifying film. (Chưa bao giờ tôi xem một bộ phim đáng sợ như thế.)
  2. Rarely does she travel far from her village. (Hiếm khi cô ấy đi xa khỏi làng của cô ấy.)
  3. Not only is Lily my good friend, but also yours. (Không chỉ Lily là bạn tốt của tôi, còn là của bạn nữa.)
  4. Not only are my students good at physics, but they also can play sports really well. (Học sinh của tôi không chỉ giỏi Vật lý, các em ấy còn chơi thể thao rất tốt.)  
  5. No sooner had the boss left the office than the telephone rang. (Ngay sau khi người sếp rời khỏi văn phòng thì chuông điện thoại kêu.) 
  6. Only when all employees had finished eating did they get back to work. (Chỉ khi tất cả nhân viên ăn xong thì họ mời quay lại làm việc.)
  7. Only by using force could the door be open. (Chỉ với sức đẩy thì cánh cửa mới mở ra được.)  
  8. Should you have further errors with your laptop, contact your seller for advice. (Nếu bạn có những vấn đề trong tương lai với laptop của bạn, hãy liên hệ người bán tìm lời khuyên.)
  9. Should we hear any further news, we will contact you immediately. (Nếu chúng tôi nghe được tin nào khác, chúng tôi sẽ liên lạc bạn ngay.)
  10. Were I you,  I would tell him the truth. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nói cho anh ấy sự thật.)
  11. Were the government to raise taxes, they would make people angry. (Nếu chính phủ tăng thuế, họ sẽ khiến người dân tức giận.)
  12. Had we NOT been late, we wouldn’t have missed the last train. (Nếu chúng ta không bị muộn, chúng ta đã không lỡ chuyến tàu.)  
  13. So strong is he that he can lift the rock. (Anh ấy khỏe đến nỗi có thể nâng được tảng đá.)
  14. Such hot milk that I can’t drink it now. (Sữa nóng đến nỗi tôi không thể uống được ngay bây giờ.)
  15. Such a foggy day that we couldn’t see the road. (Ngày nhiều sương mù đến nỗi tôi không thể thấy đường.)

Trên đây là toàn bộ kiến thức về cấu trúc Đảo ngữ trong tiếng Anh và bài tập nhỏ để bạn luyện tập. Đảo ngữ sẽ không còn là trở ngại lớn nếu chúng ta hiểu rõ cách dùng và luyện tập hằng ngày. Tham khảo thêm cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả để tiến bộ về mọi mặt, đánh tan nỗi lo ngữ pháp nhé.

 

 

Tân ngữ trong Tiếng Anh và kiến thức giúp chinh phục tân ngữ hiệu quả

Tân ngữ trong Tiếng Anh và kiến thức giúp chinh phục tân ngữ hiệu quả

“S + V + O” – bạn nắm chắc cấu trúc câu và biết O (Object) gọi là tân ngữ nhưng lại không hiểu tân ngữ trong tiếng Anh thực chất là gì? Hay làm như thế nào để viết tân ngữ chuẩn xác, đặc biệt là trong câu bị động? Hãy cùng Step Up ôn lại kiến thức về tân ngữ một cách ngắn gọn nhưng vô cùng đầy đủ nhé! 

1. Tân ngữ là gì và cách nhận biết

Trong Tiếng Anh, thuật ngữ Tân ngữ (Object) đơn giản dùng để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ, thường là một từ hoặc cụm từ đứng sau một động từ chỉ hành động (action verb). Lưu ý là trong một câu, có thể có nhiều tân ngữ khác nhau. 

Ví dụ:

– I play football.  (Tôi chơi bóng đá.)

– My mother gives me some flowers. (Mẹ tôi đưa tôi một vài bông hoa.)

Lưu ý: cả me và some flowers đều là tân ngữ.

Khi cần xác định tân ngữ, ngoài việc đứng sau động từ, các bạn có thể đặt câu hỏi: “Ai/ Cái gì nhận hành động?” như “Ai được mẹ tôi tặng hoa?”, “Mẹ tôi đưa tôi cái gì?”  hay “Cái gì tôi đang chơi?”.  

tan-ngu-la-gi

2. Phân biệt dễ dàng 3 loại tân ngữ 

Nhìn lại ví dụ phần định nghĩa: “My mother gives me some flowers”, trong đó “me” cùng “some flowers” đều là tân ngữ. Bạn có tự hỏi 2 tân ngữ này khác gì nhau không? Câu trả lời là có. 

Trong tiếng Anh, dựa vào vị trí cũng như ý nghĩa của tân ngữ trong câu, ta chia ra 3 loại tân ngữ.

Tân ngữ trực tiếp (direct object): người/vật nhận tác động đầu tiên của hành động

Ví dụ:

– I caught a fish. (Tôi đã bắt được một con cá.)

– I read a book. (Tôi đọc một quyển sách.)

– I love him. (Tôi yêu anh ấy.)

 
[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Tân ngữ gián tiếp (indirect object): người/vật mà hành động xảy ra đối với (hoặc dành cho) người/vật đó.

Tân ngữ gián tiếp thường xuất hiện khi trong câu có 2 tân ngữ. 

Ví dụ:  

– He gives me a book (me là tân ngữ gián tiếp) hoặc

– He gives a book to me (me vẫn là tân ngữ gián tiếp)

(Anh ấy đưa tôi một quyển sách. – Anh ấy đưa một quyển sách cho tôi.)

CHÚ Ý NHẬN BIẾT: Khi có 2 tân ngữ trong câu, tân ngữ gián tiếp sẽ đứng sau giới từ (for, to) hoặc đứng ngay sau động từ (khi không có giới từ).

Tân ngữ của giới từ: những từ/ cụm từ đứng sau một giới từ trong câu.

Ví dụ:

– The book is on the table. (Quyển sách đang ở trên bàn.)

– I want to go out with you. (Tôi muốn ra ngoài với bạn.)

phan-loai-tan-ngu

Xem thêm:

3. Hình thức của tân ngữ trong câu

Trong một câu đúng ngữ pháp, tân ngữ có thể ở dạng Danh từ, Đại từ nhân xưng, Động từ nguyên thể hoặc Động từ dạng V_ing. 

Danh từ (Noun): Danh từ có thể sử dụng làm cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp trong 1 câu. 

Ví dụ:

– My friends went to the cinema last night. (Bạn tôi đi xem phim vào tối qua.)

– I help my mom do the housework. (Tôi giúp mẹ tôi làm việc nhà.)

Đại từ nhân xưng (Personal Pronoun): Đại từ nhân xưng bao gồm Đại từ chủ ngữ (subject pronouns) dùng làm chủ ngữ và Đại từ tân ngữ (object pronouns) dùng làm tân ngữ. 

dai-tu-chu-ngu-va-dai-tu-tan-ngu
Đại từ chủ ngữ và đại từ tân ngữ

Ví dụ:

– I love you.

– They like us.

I và They là đại từ chủ ngữ đứng vị trí chủ ngữ trong câu. 

You và Us là đại từ vị ngữ đứng vị trí tân ngữ trong câu.

Động từ nguyên thể (to Verb) 

Nhiều người nghĩ tân ngữ là danh từ hoặc đại từ thôi, nhưng không phải vậy. Một số động từ trong Tiếng Anh đòi hỏi theo sau là một động từ khác ở dạng “to verb”, khi đó, động từ nguyên thể đi theo được coi là một tân ngữ. 

Ví dụ:  

– I agree to go out with you. (Tôi đồng ý đi ra ngoài với bạn.)

– I want to watch TV. (Tôi muốn xem TV.)

tan-ngu-dang-dong-tu-nguyen-the
Một số động từ đi với “to + V” (to V là tân ngứ)

Động từ dạng V_ing (Gerund) 

Tương tự, một số động từ trong Tiếng Anh đòi hỏi theo sau là một động từ khác ở dạng V_ing, khi đó, động từ V_ing đi theo được coi là một tân ngữ

Ví dụ:  

– I consider studying English with Step Up English.

(Tôi cân nhắc việc học tiếng Anh cùng Step Up English.)

– I imagine traveling to France.

(Tôi tưởng tượng đi du lịch tới Pháp.)


Một số động từ đi với “V_ing” (V_ing là tân ngứ)

Mệnh đề (Clause): “Nhiều chữ” hơn một chút, tân ngữ còn có thể ở dạng cả một mệnh đề.

Ví dụ:

– She knows how he can pass the exam. 

(Cô ấy biết cách anh ấy có thể vượt qua kì kiểm tra.)

– I can sympathize with what you are feeling now.

(Tôi có thể đồng với những gì bạn đang cảm nhận bây giờ.)

4. Dùng tân ngữ trong câu bị động (Passive voice) 

Câu bị động là chủ điểm ngữ pháp khiến nhiều người học nhầm lẫn. Nhưng chỉ cần nắm chắc về kiến thức tân ngữ, bạn có thể tự tin hơn nhiều và ăn điểm phần này đó. 

Ví dụ về câu bị động

Để tạo nên một câu bị động, ta cần:

  • Xác định tân ngữ muốn chuyển 
  • Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ
  • Động từ chuyển từ thể chủ động sang bị động
  • Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by đăng trước. 

Xem thêm:

  1. Ngữ pháp tiếng Anh về câu tường thuật
  2. Ngữ pháp tiếng Anh về trạng từ chỉ tần suất

Ví dụ: People protect the enviroment. (Mọi người bảo vệ môi trường.)

– Xác định tân ngữ: the environment (dạng danh từ, đứng sau động từ)

– Chuyển tân ngữ lên đầu thành chủ ngữ: The environment… .

– Động từ chuyển từ bị động sang bị động: The environment is protected

– Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by: The environment is protected by people

Vậy là ta đã có 1 câu bị động hoàn chỉnh rồi đó. 

tan-ngu-va-cau-bi-dong

Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã nắm rõ các kiến thức về tân ngữ trong Tiếng Anh và có thể áp dụng chúng vào trong các bài tập và cả việc giao tiếp Tiếng Anh hằng ngày một cách thành thạo nhất có thể.

Xem thêm: Câu bị động trong tiếng Anh