Hai từ form và from dù trông có vẻ hơi giống nhưng lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau trong tiếng Anh. Nếu bạn vẫn còn nhầm lẫn hai từ này với nhau thì hãy đọc ngay bài viết sau của Step Up nhé!
1. Form – /fɔrm/
Form trong tiếng Anh có thể ở dạng động từ hoặc danh từ trong tiếng Anh.
1.1. Định nghĩa
Khi là động từ, form vừa là nội động từ, vừa là ngoại động từ, mang nghĩa là tự hình thành hoặc hình thành, tạo nên hoặc tạo hình một thứ gì đó.
Ví dụ:
Many ideas began to form in her mind. (Rất nhiều ý tưởng bắt đầu hình thành trong tâm trí cô ấy.)
The kids form a line in order to take candies. (Lũ trẻ tạo thành một hàng để nhận kẹo.)
Minh decided to form the clay into a small cup. (Minh quyết định tạo hình đất sét thành một chiếc cốc nhỏ.)
Khi là danh từ, form sẽ mang nhiều nghĩa hơn, chúng ta cần phụ thuộc vào ngữ cảnh của câu để xác định được nhé.
Form có thể là biểu mẫu, hoặc hình dáng (của người/vật), hoặc dạng, định dạng.
Ví dụ:
All applicants have to submit their application forms before the interview. (Tất cả các ứng viên phải nộp mẫu đơn đăng ký của họ trước buổi phỏng vấn.)
Look at the sleeping form of the cat! That’s so cute. (Hãy nhìn tư thế ngủ của chú mèo kìa! Thật đáng yêu.)
In Vietnam, motorbike is the most popular form of transport. (Ở Việt Nam, xe gắn máy là loại hình giao thông phổ biến nhất.)
1.2. Cách dùng Form trong tiếng Anh
Phần sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ chi tiết về cách dùng từ form cũng như giúp cho việc phân biệt form và from dễ dàng hơn.
Các cách dùng của từ Form như sau:
Cách dùng 1: Dùng form (động từ) khi muốn nói tới việc cái gì được hình thành hoặc ai tạo ra điều gì.
Ví dụ:
A big crowd formed to watch the performance of Jack. (Một đám đông lớn tụ tập để xem màn trình diễn của Jack.)
Hiep and Thuy formed a new entertainment company. (Hiệp và Thủy đã hình thành một công ty giải trí mới.)
The birds flying formed a V-shaped pattern. (Những chú chim đang bay tạo nên hình chữ V.)
Cách dùng 2: Dùng form (danh từ) để nói đến các biểu mẫu, mẫu đơn,…
Ví dụ:
Please fill in the form. (Xin hãy điền vào đơn.)
This is the entry form of the Rap Viet competition. (Đây là đơn tham gia cuộc thi Rap Việt nhé.)
When you have completed the form, give it to me. (Khi bạn hoàn hành đơn thì đưa cho tôi nhé.)
Cách dùng 3: Dùng form (danh từ) để nói đến một kiểu, một dạng nào đó.
Ví dụ:
Aerobics is a form of exercise that attracts many old ladies. (“Thể dục nhịp điệu” là một môn thể dục thu hút nhiều các bà cô.)
The most simple form of life has only one cell. (Dạng sống đơn giản nhất chỉ có một tế bào thôi.)
“Yours” is the possessive form of “you”. (Yours là dạng sở hữu của you.)
Success can come in many forms. (Thành công có thể đến theo nhiều cách khác nhau.)
Cách dùng 4: Khi đi với giới từ in/out, form (danh từ) mang nghĩa là cơ thể khỏe mạnh, vừa dáng (hoặc ngược lại)
Ví dụ:
After three months’ training, Hung is now in superb form. (Sau 3 tháng tập luyện, Hưng giờ đây đã có vóc dáng cực chuẩn.)
Linh was clearly out of form after Tet holiday. (Linh rõ ràng là đã quá khổ sau kì nghỉ Tết.)
1.3. Cụm từ đi với Form trong tiếng Anh
Form có thể đi với rất nhiều từ khác nhau, tạo thành những cụm từ thông dụng trong tiếng Anh. Hãy tham khảo một số cụm từ sau đây nhé.
From có nhiều cách dùng khác nhau. Ta có thể tạm dịc from là “từ, bắt đầu từ” (giới từ).
Ví dụ:
Jenny comes from Korea. (Jenny tới từ Hàn Quốc.)
The cinema is open form 7 a.m. (Rạp chiếu phim mở cửa từ 7 giờ sáng.)
The bag is made from leather. (Cái túi này được làm từ da.)
2.2. Cách dùng From trong tiếng Anh
Với ý nghĩa như trên thì from có 5 cách dùng chủ yếu sau đây.
Cách dùng 1: From được dùng để chỉ ra địa điểm, nơi chốn mà ai đó/cái gì bắt đầu.
Ví dụ:
What time does the flight from Ho Chi Minh arrive? (Mấy giờ thì chuyến bay từ Hồ Chí Minh đến nơi thế?)
He took a big water bottle out from his gym bag. (Anh ấy lấy một chai nước to đùng ra từ chiếc túi tập gym.)
Cách dùng 2: From dùng để chỉ thời gian mà ai đó/cái gì bắt đầu xuất hiện hay được làm ra.
Ví dụ:
Most of the paintings in this exhibition are from the 19th century. (Hầu hết các bức tranh ở trong cuộc triển lãm này đều từ thế kỷ 19.)
From 2007, people have to wear helmets when they drive motorbikes. (Từ năm 2007, mọi người phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe.)
Cách dùng 3: Ta dùng from để nói tới khoảng cách giữa 2 địa điểm.
Ví dụ:
We’re about 2 kms from your house. (Chúng tôi đang cách nhà bạn khoảng 2 cây số.)
It’s only about 200m from our hotel to the beach. (Chỉ khoảng 200m từ khách sạn của chúng tôi ra đến bờ biển thôi.)
Cách dùng 4: From cũng được dùng để chỉ ra chất liệu của một vật.
Ví dụ:
This desk is made from wood. (Chiếc bàn này được làm từ gỗ.)
Cats are made from water or something! (Cát được làm từ nước hay sao á!)
Cách dùng 5: From dùng để nói đến nguyên nhân của một sự việc.
Ví dụ:
My dad earned a lot of money from investing in property. (Bố tớ kiếm được nhiều tiền nhờ đầu tư vào bất động sản đó.)
The number of deaths from strokes increase every year. (Số lượng người chết từ đột quỵ tăng mỗi năm.)
Nhìn chung từ from sẽ dùng khi ta muốn chỉ sự xuất phát, bắt đầu từ một điều gì đó.
2.3. Cụm từ đi với From trong tiếng Anh
Vì là giới từ nên có rất rất rất nhiều từ đi với from trong tiếng Anh. Trong tiếng Anh cơ bản và thông dụng, chúng ta có thể bắt gặp những cụm từ sau đây khá nhiều:
Step Up nghĩ sau khi đọc chi tiết về hai từ vựng trên thì các bạn đều đã hiểu rõ và thấy hai từ này… không có gì giống nhau cả.
Hãy nhớ:
Form là danh từ hoặc động từ, mang nhiều nét nghĩa như: tạo thành, tạo nên, hình thức, hình dáng,…
From là giới từ, mang nghĩa là “từ”, chỉ sự bắt đầu của một điều nào đó.
Trên đây là tất tần tật các kiến thức về định nghĩa, cách dùng cũng như sự khác nhau giữa Form và From. Hy vọng qua bài viết, bạn không còn bị bối rối trước hai từ vựng nãy nữa nhé.
Step Up chúc các bạn sớm chinh phục được Anh ngữ.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Động từ attend là tham gia, vậy attendee và attendant có nghĩa là gì? Đâu mới là từ đúng cho danh từ người tham gia? Nếu bạn đang thắc mắc như vậy thì hãy đọc ngay bài viết sau đây của Step Up nhé!
1. Attendee – /əˈtɛnˈdi/
Giữa attendee và attendant, thì attendee mới là từ mang nghĩa người tham dự nha. Cách dùng chi tiết của từ attendee sẽ ở ngay dưới đây.
1.1. Định nghĩa
Attendee là danh từ mang nghĩa là người tham gia, người tham dự hoặc khách mời.
Ví dụ:
There will be 98 attendees at the event tonight. (Sẽ có 98 người tới sự kiện tối nay.)
The Fashion show last year attracted nearly 2000 attendees. (Buổi diễn thời trang năm ngoái thu hút gần 2000 người tham dự luôn đó.)
The attendees who bring gold ticket will sit overthere. (Những vị khách mà mang vé vàng sẽ ngồi ở đằng kia nha.)
1.2. Cách dùng Attendee trong tiếng Anh
Với nghĩa như trên thì từ vựng attendee được dùng khi bạn muốn nói tới những người đi tới hoặc tham dự một sự kiện nào đó như: cuộc họp, hội thảo, bài nói, buổi biểu diễn,…
Ví dụ:
All the conference attendees will recieve gifts after the conference ends. (Tất cả những khách đến buổi hội thảo sẽ nhận được quà sau khi buổi hội thảo kết thúc.)
Some of the attendees at the talkshow today are celebrities. (Một số trong những người tham dự buổi trò chuyện hôm nay là người nổi tiếng đó.)
How many attendees were there coming to hear the speech of Biden? (Có bao nhiều người đã tới nghe bài nói của ông Biden vậy?)
1.3. Cụm từ đi với Attendee trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, attendee sẽ đi với một số từ vựng nhất định mà người bản xứ hay dùng.
Khi là danh từ, attendant mang nghĩa là người phục vụ, hoặc người theo hầu.
Trong các sự kiện, attendant sẽ là người sắp xếp chỗ ngồi, phục vụ nước/bánh/… cho các attendee đó.
Ví dụ:
The princess was followed by her attendants. (Công chúa được đi theo bởi những người hầu của mình.)
The upcoming event needs more than 50 attendants. (Buổi event sắp tới cần hơn 50 người phục vụ lận.)
I need to find the parking lot attendant because I can’t find my car. (Tớ cần phải tìm người phụ trách ở bãi đỗ xe vì tớ không thể tìm thấy ô tô của mình.)
Khi là tính từ, attendant sẽ mang nghĩa là có tham dự/có mặt hoặc đi theo/kèm theo.
Ví dụ:
The attendant crowd screamed when Jack appeared on the stage. (Đám đông có mặt hò hét lớn khi Jack xuất hiện trên sân khấu.)
Don’t play Bitcoin, there are attendant risks going with that. (Đừng chơi Bitcoin nhé, có những rủi ro đi kèm với nó đó.)
Mr.Johnson needs an attendant nurse on the flight. (Ông Johnson cần một y tá kèm theo ở trên chuyến bay.)
2.2. Cách dùng Attendant trong tiếng Anh
Với hai chức năng và ý nghĩa trên thì attendant được sử dụng như sau:
Cách dùng 1: Khi là danh từ, attendant dùng để chỉ những người có nhiệm vụ là phục vụ hoặc giúp đỡ người khác trong một sự kiện hoặc công việc nào đó.
Ví dụ:
The museum attendant will stay here until 11 p.m. (Người phục vụ ở bảo tàng sẽ ở đây tới 11 giờ đêm.)
Sarah wants to become a flight attendant in the future. (Sarah muốn trở thành tiếp viên hàng không trong tương lại.)
Call the attendant and he will bring some wine for you. (Gọi người phục vụ và anh ấy sẽ mang chút rượu cho bạn.)
Cách dùng 2: Khi là tính từ, attendant chỉ sự có mặt của ai đó hoặc attendant sẽ mang nghĩa là đi kèm.
Ví dụ:
The attendant fans at the liveshow tonight will get a free poster. (Những người hâm mộ có mặt ở buổi biểu diễn tối nay sẽ được nhận một “poster” miễn phí.)
We have to solve the main problem and the attendant ones. (Chúng ta cần giải quyết vấn đề chính và cả những vấn đề kèm theo nữa.)
Famine and its attendant diseases exert negative impacts on economy. (Nạn đói và những bệnh kèm theo nó gây ra nhiều tác động tiêu cực tới nền kinh tế.)
Có một số cụm từ trong tiếng Anh liên quan đến attendant, dưới đây là một số ví dụ cho các bạn:
flight attendant: tiếp viên hàng không
birth attendant: người chăm sóc phụ nữ trước, trong và sau khi đẻ
care attendant: nhân viên chăm sóc (người già, người khuyết tật,…)
parking attendant: nhân viên ở bãi đỗ xe
station attendant: nhân viên ở nhà ga
pool attendant: nhân viên cứu hộ ở bể bơi
attendant crowd: đám đông có mặt
3. Phân biệt Attendee và Attendant trong tiếng Anh
Từ những kiến thức ở trên, Step Up tin là bạn đã hiểu để phân biệt attendee và attendant trong tiếng Ảnh rồi.
Cả hai đều có dạng danh từ và là danh từ đếm được.
Tuy nhiên attendant còn là một tính từ, còn attendee thì không.
Step Up sẽ tổng kết giúp bạn một chút nha:
Attendee
Attendant
Danh từ
người tham gia
người tham dự
người phục vụ
người hỗ trợ
Tính từ
có mặt
đi kèm
Trên đây là tất tần tật các kiến thức về định nghĩa, cách dùng cũng như sự khác nhau giữa Attendee và Attendant. Hy vọng qua bài viết, bạn không còn bị nhầm lẫn giữa hai từ này nữa nhé.
Step Up chúc bạn sớm giỏi từ vựng!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Chắc nhiều bạn đã biết experience có nghĩa khác với experiment trong tiếng Anh, nhưng khác như thế nào thì… chưa biết! Experience và experiment đều có chức năng của cả danh từ và động từ. Bài viết sau đây của Step Up sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng experience và experiment, cùng xem nhé!
1. Experience – /ɪkˈspɪriəns/
Đầu tiên, chúng ta đến với từ quen thuộc hơn, đó là experience.
Trong tiếng Anh, experience vừa là mộtdanh từ, vừa là một động từ.
1.1. Định nghĩa
Khi là động từ, experience mang nghĩa là trải nghiệm, trải qua một điều gì đó.
Ví dụ:
We experienced a lot of difficulty in winning the trophy. (Chúng tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn để dành được chiến thắng.)
Jenny began to experience pains on her legs after the show. (Jenny bắt đầu thấy đau ở chân sau buổi biểu diễn.)
Many countries are experiencing a shortage of clean water. (Rất nhiều quốc gia đang trải qua sự thiếu nước sạch.)
Khi là danh từ, exprience mang nghĩa là sự trải nghiệm hoặc kinh nghiệm.
Ví dụ:
Do you have any experience of working with children? (Bạn có kinh nghiệm làm việc với trẻ con không?)
In my experience, girls like boys who have good sense of humour. (Theo kinh nghiệm của tớ, con gái thích những chàng trai có khiếu hài hước.)
Jack had a pretty unpleasant experience last winter. (Jack đã có một trải nghiệm không mấy vui vẻ vào mùa đông vừa rồi.)
1.2. Cách dùng Experience trong tiếng Anh
Hiểu về nghĩa của experience rồi thì việc sử dụng từ vựng ngày không có gì là khó nữa đâu. Dưới đây là cách dùng chi tiết của experience trong tiếng Anh để các bạn thật hiệu về từ này.
Cách dùng 1: Danh từ experience nói tới những kiến thức và kĩ năng chúng ta có được.
Ví dụ:
Do you have much experience in Marketing? (Bạn có nhiều kinh nghiệm trong Marketing không?)
I don’t think that Lana has enough experience in this field. (Tớ không nghĩ là Lana có đủ kinh nghiệm (kiến thức và kĩ năng) trong ngành này đâu.)
The best way to learn something is by experience (by doing things). (Cách tốt nhất để học một việc gì đó là bằng trải nghiệm (bằng cách làm việc đó).)
Sau khi hiểu về experience, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp từ experiment để có thể phân biệt rõ hơn experience và experiment nhé.
Đây cũng là một từ vựng vừa là động từ, vừa là danh từ trong tiếng Anh.
2.1. Định nghĩa
Khi là động từ, experiment sẽ mang nghĩa thử nghiệm làm điều gì đó.
Ví dụ:
My school always experiments with new teaching methods. (Trường của tớ luôn thử nghiệm các phương pháp giảng dạy mới.)
Scientists have to experiment with different cases. (Các nhà khoa học phải thử nghiệm rất nhiều trường hợp.)
Have you ever experimented with this liquid? (Cậu đã bảo giờ thử nghiệm chất lỏng này chưa?)
Khi là danh từ, expriment có nghĩa là sự thử nghiệm/thí nghiệm.
Ví dụ:
I agree that experiments on animals should be prohibited. (Tôi đồng ý rằng các thử nghiệm trên động vật nên bị cấm.)
We must do experiments to test the effectiveness of the drug. (Chúng ta phải tiến hành thử nghiệm để kiểm tra tác dụng của thuốc.)
Did they get a clear result in the first experiment? (Họ có lấy được kết quả rõ ràng trong cuộc thử nghiệm đầu tiên không?)
2.2. Cách dùng Experiment trong tiếng Anh
Experience và experiment mang nghĩa hoàn toàn khác nhau phải không?
Với nghĩa experiment như ở trên, ta có cách dùng experiment đơn giản như sau:
Cách dùng 1: Danh từ experiment được dùng khi chỉ một cuộc kiểm tra/thử nghiệm nhằm thu lại một kết quả mới, hoặc để khám phá xem một điều nào đó có hoạt động không, có đúng không.
Ví dụ:
My dad bought a different kind of tea as an experiment. (Bố tớ đã mua một loại trà mới để “thử nghiệm” (xem có ngon không).)
Students conduct a lot of experiments in Chemistry this semester. (Các học sinh sẽ tiến hành rất nhiều thí nghiệm trong môn Hóa vào học kì này.)
Edison’s experiments were to find the best methods of using electric. (Các thử nghiệm của Edison là để tìm ra cách sử dụng điện tốt nhất.)
Cách dùng 2: Khi là động từ, experiment được dùng khi bạn thử điều gì đó để khám phá và hiểu thêm về nó.
Lưu ý: Động từ experiment sẽ đi với giới từ with.
Ví dụ:
My girlfriend like to experiment with different filters on the camera. (Bạn gái tôi thích thử nhiều hiệu ứng khác nhau ở trên điện thoại.)
Daniel was nervous about letting a trainee hairdresser experiment with his hair. (Daniel rất lo lắng về việc cho một thợ làm tóc tập sự “thử nghiệm” làm tóc cho anh ấy.)
Artist need to experiment with new ideas. (Các nghệ sĩ cần phải thử nghiệm những ý tưởng mới.)
Có một số từ mà người bản xứ thường xuyên dùng với experiment, khi sử dụng đúng nghe sẽ tự nhiên hơn nhiều.
carry out/conduct/do an experiment: tiến hành thử nghiệm
design an experiment: thiết kế một cuộc thử nghiệm
experiment + on something: thử nghiệm trên đối tượng nào
experument + with something: thử nghiệm cái gì
animal experiment: thử nghiệm với động vật
actual experiment: thử nghiệm thực tế
bold experiment: thử nghiệm táo bạo
agricultural experiment: thí nghiệm nông nghiệp
3. Phân biệt Experience và Experiment trong tiếng Anh
Đến đây, ta có thể phân biệt được experience và experiment rồi phải không nào? Step Up sẽ giúp bạn tổng kết nhé.
Experience
Expriment
Danh từ (n)
sự trải nghiệm
kinh nghiệm
sự thử nghiệm
sự thí nghiệm
Động từ (v)
trải nghiệm
trải qua
thử nghiệm
thí nghiệm
Ngoài ra thì từ experiment có một số cấu trúc đi với on, with, các bạn đừng quên nhé!
Trên đây là tất tần tật các kiến thức về định nghĩa, cách dùng cũng như sự khác nhau giữa Experience và Experiment. Hy vọng qua bài viết, bạn không còn bị nhầm lẫn giữa hai từ này nữa nhé. Step Up chúc bạn sớm giỏi từ vựng nha!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Nếu bạn đang đi siêu thị ở nước ngoài và được người bán hàng hỏi “Do you want to bag the item? – Bạn có muốn gói đồ lại không?” mà bạn chỉ trả lời là “Yes” thì sẽ nhận được ánh mắt không hề thiện cảm đâu. Lí do là vì bạn nên trả lời đầy đủ “Yes, please” để thể hiện rõ sự lịch sự, cũng như gửi lời cảm ơn “nhẹ” đến người bán hàng. Cấu trúc Please trong tiếng Anh được sử dụng rất nhiều trong ngữ cảnh thường ngày, hãy tìm hiểu thêm về cấu trúc này cùng Step Up nhé!
1. Please là gì?
Trong tiếng Anh, Please vừa là một cảm thán từ, vừa là một động từ.
Please là một cảm thán từ
Please là một cảm thán từ (thán từ) trong tiếng Anh, được dùng như phép lịch sự khi đề nghị hoặc yêu cầu điều gì đó.
Để dịch Please ra tiếng Việt thì có rất nhiều cách tùy thuộc vào ngữ cảnh của câu văn, ví dụ như: “được không ạ?”, “bạn vui lòng..?”, “đi mà”,…
Ví dụ:
Could I have another drink, please?
Xin bạn cho tôi thêm một ly nữa nhé?
Please remember to turn off the lights before you leave.
Xin hãy nhớ tắt đèn trước khi bạn rời đi.
Put this cup in the cupboard for me, please.
Cất chiếc cốc này vào tủ cốc giúp tôi với.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Ngoài ra, Please cũng là một động từ trong tiếng Anh, mang nghĩa làm hài lòng một ai đó, làm ai đó vui và thoải mái.
Ví dụ:
I just go to university to please my parents.
Tôi chỉ đến trường đại học đề làm hài lòng bố mẹ.
It always pleases me to play with my dogs.
Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi chơi với những chú chó của tôi.
Jane is hard to please.
Rất khó để khiến Jane vui vẻ hài lòng.
Khi trong câu có các cụm từ như “whatever”, “whoever”, và “anywhere”, động từ Please sẽ mang nghĩa là thích, lựa chọn.
Ví dụ:
Jack always does whatever he pleases.
Jack luôn làm bất cứ thứ gì cậu ấy thích.
Don’t worry. You can go out with whoever you please.
Đừng lo. Bạn có thể đi chơi với bất kỳ ai bạn thích.
Young people should go anywhere they please.
Những người trẻ nên đi tới bất kì nơi nào mà họ muốn.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Khi Please là một cảm thán từ, vị trí và cách dùng của cấu trúc Please rất linh hoạt và còn mang nhiều sắc thái nghĩa khác nhau. Nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn nắm chắc được cấu trúc này.
Cấu trúc Please dùng khi đề nghị, yêu cầu sự giúp đỡ
Khi dùng trong câu đề nghị Can, Could, Would, ta có thể thêm Please ở đầu, giữa hoặc cuối câu để thể hiện tính lịch sự.
Tuy nhiên, khi Please nằm giữa câu, mức độ yêu cầu của câu văn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Ví dụ:
Could you repeat your question, please?
Bạn có thể nhắc lại câu hỏi được không ạ?
Please could you hold these boxes for me?
Bạn có thể vui lòng giữ hộ tôi mấy chiếc hộp này với?
Would you please lend me your notebook?
Bạn có thể vui lòng cho tôi mượn quyển sổ của bạn được không?
Ngoài ra, trong các trường hợp cần sự trịnh trọng hơn, ta có thể dùng cụm từ “if you please”. Lúc này, câu văn sẽ mang cảm giác rất lịch sự, hoặc cảm giác ngạc nhiên hoặc giận dữ trong một số tình huống.
Ví dụ:
They want $150, if you please, to fix your keyboard! (ngạc nhiên)
Họ muốn tận 150 đô để sửa bàn phím của bạn!
Come in, ladies and gentlemen, if you please. (lịch sự)
Xin mời vào, các quý cô và quý ông.
Try this dish, if you please.
Xin mời ăn thử món ăn này.
Các bạn nhỏ còn có thể dùng Please để thu hút sự chú ý của ai đó, giống như khi xung phong giơ tay lên bảng mà cần giáo viên chú ý đến mình.
Please, teacher, I want to answer!
Thầy giáo ơi, con muốn trả lời!
Please, mommy, I want to go out.
Đi mà mẹ, con muốn đi ra ngoài.
Choose me, teacher! Please!
Chọn con đi mà, cô giáo ơi!
Cấu trúc please dùng khi đưa ra mệnh lệnh
Khi không đi cùng Can, Could, Would, câu văn với cấu trúc Please sẽ mang tính chất mệnh lệnh, ra lệnh một yêu cầu lịch sự trong tình huống nghiêm túc nào đó như trong lớp, trong các thông báo,…
Trong trường hợp này, Please thường được đặt ở vị trí phía đầu câu, đặc biệt là trong các yêu cầu bằng văn bản và thông báo. Còn trong văn nói, Please vẫn có thể được đặt ở cuối câu.
Ví dụ:
Please open your book, page 18
Hãy mở sách trang 18.
Please remember that you must give the book back before May 20th.
Xin hãy nhớ rằng bạn phải trả sách lại trước 20 tháng 5.
Come back here, please.
Xin hãy quay lại đây.
Trong giao tiếp hàng ngày ở nhà hàng, siêu thị, ta thường sử dụng cấu trúc please để đưa ra yêu cầu một cách một cách lịch sự.
Ví dụ:
Miss, what would you like to drink?
Quý cô muốn uống gì?
One coffee, please.
Một cà phê, cảm ơn.
What would you want to buy?
Bạn muốn mua gì?
Two bouquets of flowers, please.
Cho tôi hai bó hoa tươi với.
I want two pens and one eraser, please.
Tôi cần hai chiếc bút và một chiếc tẩy.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Ngoài hai cách dùng chính ở trên, có một số cách dùng Please khác dưới đây.
Diễn tả sự đồng ý
Ta cũng dùng please để bày tỏ sự đồng ý, chấp thuận một điều gì đó theo cách lịch sự khi ta thực sự hài lòng với điều này. Đây cũng chính là trường hợp được nhắc tới ở phần mở đầu đó.
Ví dụ:
May I bring my best friend to your party? – Please do.
Tôi có thể đem theo bạn thân tôi đến bữa tiệc của bạn không? – Hãy làm như thế đi!
Would you like our gift? – Oh, yes please. My best birthday gift ever!
Bạn có thích món quà của chúng tôi không? – Ôi có chứ! Món quà sinh nhất tuyệt nhất của tôi.
Do you want to be my groom? – Yes, please let me.
Bạn có muốn thành phù rể của tôi không? – Có chứ, xin hãy để tôi.
Khuyến khích, nhấn mạnh
Trong văn nói, chúng ta sử dụng please để khuyến khích, cổ vũ ai, mang nghĩa mạnh mẽ hơn là cầu xin ai đó làm điều gì.
Ví dụ:
Baby, please, don’t worry much about the test. You could do it.
Con à, đừng lo lắng quá nhiều về bài kiểm tra. Con sẽ làm được.
Oh please! You are overthinking. Be confident, please.
Ôi tôi xin! Bạn đang nghĩ quá nhiều đấy. Xin hãy tự tin lên.
Dad, please, you cook so well.
Bố à, bố nấu ăn ngon lắm.
Diễn tả sự khó chịu
Trong câu văn, có lúc please còn được dùng để diễn tả sự hoài nghi, và khó chịu.
Ví dụ:
Please! Stop smoking in front of me!
Xin bạn đấy! Đừng hút thuốc trước mặt tôi.
Oh, please. Be quiet! I can’t focus.
Xin hãy giữ trật tự! Tôi không thể tập trung được.
Please. Go out to talk because I need to sleep.
Xin hãy đi ra ngoài nói chuyện, tôi cần ngủ.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Nếu thấy cấu trúc Please hơi “loằng ngoằng” một chút thì cũng đừng vội lo lắng nhé. Hãy đọc lại một lượt các ý chính ở trên và luyện tập với bài tập sau đây để xem mình đã hiểu đúng cấu trúc này chưa.
Bài 1: Hoàn thành câu đầy đủ với cấu trúc Please
1) can/ help/ me/ car?/ I/ not/ start.
2) order/ me/ steal/ potatoes.
3) to/ my friends/ go/ cinema/ them.
4) brother/ enjoy/ hang out/ whoever.
5) could/ open/ door/ me?
Đáp án tham khảo:
1) Can you help me with this car, please? I can’t start it.
2) Please order me the steak and potatoes.
3) To please my friends, I go to the cinema with them.
4) My brother enjoys hanging out with whoever he pleases.
5) Please could you open the door for me?
Bài 2: Đặt câu tiếng Anh với cấu trúc Please
1) Tôi có thể ngồi đây không? – Được, xin mời ngồi.
2) Xin hãy ngừng làm phiền tôi
3) Anh có thể cho tôi mượn 200 đô không?
4) Xin hãy chú ý rằng thẻ tín dụng không được chấp nhận.
5) Tôi muốn làm bạn gái vui nên đã mua một chiếc váy mới cho cô ấy.
Đáp án tham khảo:
1) Can I sit here? – Yes, please.
2) Please stop bothering me.
3) Could you possibly lend me $200?
4) Please note that credit cards are not accepted.
5) I want to please my girlfriend so I bought her a new dress.
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là toàn bộ kiến thức bạn cần biết về cấu trúc Please trong tiếng Anh để có thể thuận lợi hơn khi giao tiếp cũng như khi làm các bài tập ngữ pháp. Hi vọng sau khi thành thạo cấu trúc này, bạn sẽ trở thành một quý cô/ quý ngài lịch sự, trang nhã nhất có thể khi đi ra nước ngoài nhé!
Bạn đã bao giờ phải buộc tội, bắt lỗi hay tố cáo ai đó về một vụ việc xảy ra chưa? Có lẽ tình huống này không xuất hiện thường xuyên nhưng lại là tình huống cần thiết mà bạn cần trình bày và giao tiếp được rõ ràng. Trong tiếng Anh, ta sử dụng cấu trúc accuse để nói về hành động buộc tội, tố cáo ai đã làm gì. Bài viết sau đây của Step Up sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu trúc này nhé!
1. Cấu trúc accuse và cách dùng
Cấu trúc accuse trong tiếng Anh như sau:
Chủ động: Accuse + O + of + Noun/ V-ing
Buộc tội ai (trực tiếp) làm gì
Bị động: To be accused of Noun/ V-ing
Bị buộc tội về việc gì
Trong đó:
O: là Object – tân ngữ, là người bị buộc tội
Noun/ V-ing: là sự kiện, vụ việc đã xảy ra
Ví dụ:
I want to accuse this guy of the car accident. He drove too fast.
Tôi muốn tố cáo người ngày về vụ tai nạn xe. Anh ấy đã đi quá nhanh.
He accused me of breaking his fence.
Anh ấy buộc tội tôi đã làm hỏng hàng rào.
Are you accusing me of lying?
Bạn đang buộc tội tôi nói dối đấy à?
I did nothing – Don’t worry. I’m not accusing you.
Tôi không làm gì cả – Đừng lo. Tôi sẽ không buộc tội bạn đâu.
Jane was accused of cheating in the exam.
Jane bị tố cáo là đã gian lận trong giờ kiểm tra.
Ngoài ra, danh từ The accused mang nghĩa là người bị buộc tội, hay trong pháp luật sẽ được gọi là bị cáo.
Ví dụ:
The accused insisted on her innocence.
Bị cáo khăng khăng rằng cô ấy vô tội.
The accused were not found guilty.
Bị cáo được xác định vô tội.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Rất nhiều người học tiếng Anh còn cảm thấy bối rối với hai động từ này. Blame là động từ cũng mang nghĩa buộc tội, tuy nhiên có sự khác nhau với cấu trúc accuse đó nhé.
Cấu trúc blame
Chủ động: Blame + O + for + Noun/ V-ing
Đổ lỗi ai vì việc gì
Blame + Noun + on + O
Đổ lỗi việc gì lên ai
Bị động: To be blamed for + Noun/ V-ing
Bị đổ lỗi vì việc gì
Ví dụ:
I blamed Tony for breaking my bike.
Tôi đổ lỗi cho Tony đã làm hỏng xe của tôi.
My sister was blamed for the lost watch.
Chị gái tôi bị đổ lỗi vì chiếc đồng hồ bị đánh mất.
Trong khi accuse somebody of something mang nghĩa cáo buộc ai đã TRỰC TIẾP phạm tội thì Blame somebody for something mang nghĩa đổ lỗi ai cho việc gì, người bị đổ lỗi KHÔNG TRỰC TIẾP gây ra vụ việc đó (có thể còn không có lỗi).
Ví dụ:
Jack was accused of stealing a bike.
Jack bị buộc tội đã ăn trộm xe đạp.
(Jack trực tiếp đã lấy chiếc xe đạp)
She accused her step father of beating her.
Cô ấy tố cáo bố dượng đã đánh cô ấy.
(Tên dượng trực tiếp gây ra hành động “beating”)
He blames me for his broken bike. I didn’t use it!
Anh ấy đổ tội cho tôi làm hỏng xe anh ấy. Tôi không hề dùng nó!
Don’t blame me (= it is not my fault) if you don’t pass the test.
Đừng đổ lỗi cho tôi nếu bạn không qua bài kiểm tra.
I won’t blame my failure on anyone.
Tôi sẽ không đổ lỗi thất bại của mình cho bất kỳ ai?
Khi đã hiểu rõ thì cấu trúc accuse không hề khó tẹo nào đâu đúng không? Hãy nhớ Accuse thì đi với giới từ of còn Blame thì đi với giới từ for nhé. Dưới đây là hai bài tập nhỏ để bạn ghi nhớ các kiến thức vừa học dễ dàng hơn.
Bài 1: Chọn đáp án chính xác
1) They are _______ of revealing the company’s secret.
accuse
accused
accusing
accuses
2) I think I will ______ this broken vase on my cat.
accuse
accused
blame
blamed
3) Are you ______ your mistake ______ me?
blaming/ on
blaming/ of
accuse/ of
blaming/ for
4) Do you want to ______ anyone else _______ committing this crime?
blame/ on
blame/ of
accuse/ for
accuse/ of
5) I think they must be ______ of stealing bread.
accuse
accused
blame
blamed
Đáp án:
B A A D B
Bài 2: Đặt câu với cấu trúc accuse và cấu trúc blame
1) Công ty bị tố cáo vì trốn thuế.
2) Anh ấy bị buộc tội cướp bóc.
3) Đừng lo, quản lí của chúng ta không bao giờ đổ lỗi cho nhân viên.
4) Bị cáo đã bị xác định có tội.
5) Đừng đổ lỗi cho tôi về chiếc máy tính hỏng của bạn.
6) Đổ lỗi cho ai đó về sự thất bại của mình là điều không nên.
7) Một người của tôi bị tố cáo vì bán hàng lậu.
8) Họ buộc tội tôi là gián điệp.
Đáp án tham khảo:
1) The company is accused of failing to pay taxes.
2) He is accused of robbery.
3) Don’t worry, our manager never blames anything on his employees.
4) The accused was found guilty.
5) Don’t blame me for your broken laptop.
= Don’t blame your broken laptop on me.
6) Blaming someone else for your failure is not good.
7) One of my friends was accused of smuggling.
8) They accuse me of being a spy.
Xem thêm về các chủ điểm ngữ pháp thường gặp khác trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn kiến thức về cấu trúc accuse cũng như giúp bạn phân biệt rõ hai động từ accuse và blame trong tiếng Anh. Đừng để bản thân bị nhầm lẫn hai cấu trúc này trong bài kiểm tra nữa nhé!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI