Trong khi giao tiếp hay luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày, chắc hẳn bạn thường xuyên bắt gặp sự xuất hiện của động từ “get”. Khi đứng độc lập, “get” có nghĩa là nhận được, đạt được điều gì đó. Tuy nhiên khi kết hợp với các từ vựng khác thì cấu trúc get lại có những ý nghĩa đa dạng khác nhau, giúp cho câu văn trở nên sinh động và cuốn hút hơn. Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết cách sử dụng các cấu trúc này và vận dụng vào học tiếng Anh hàng ngày nhé.
1. Cấu trúc get và cách dùng
Trong ngữ pháp tiếng Anh, “get” là một động từ được sử dụng phổ biến với nhiều cấu trúc ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu cấu trúc get kết hợp với danh từ hoặc đại từ nhé.
Get + Đại từ/Danh từ
Khi có các tân ngữ trực tiếp (danh từ hoặc đại từ) phía sau, cấu trúc get thường mang nghĩa là “nhận, có được, nắm lấy”.
Ví dụ:
I got a gift voucher from Hoa yesterday. (Hôm qua tôi đã nhận được một phiếu mua hàng từ Hoa.)
Let us get you a drink. (Để chúng tớ lấy đồ uống giúp cậu nhé.)
Lưu ý: Để diễn tả trở thành ai, trở thành cái gì, chúng ta không dùng “get + danh từ” mà dùng “get + to be + danh từ”.
Ví dụ:
Banta’s getting to be a pretty cat. (Banta đang dần trở thành một chú mèo xinh đẹp.)
Linda’s getting to be an obedient child. (Linda đang dần trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn.)
Get + tính từ
Một dạng cấu trúc get phổ biến khác là get đi với tính từ mang nghĩa “trở nên”.
Ví dụ:
I’m getting cold. (Tớ đang trở nên lạnh buốt.)
It’s time to get the candidates ready for the exam. (Đã đến lúc các thí sinh sẵn sàng cho bài kiểm tra.)
Mary couldn’t get over the IQ test. (Mary đã không thể vượt qua bài kiểm tra IQ)
I usually get up at six o’clock. (Tôi thường ngủ dậy lúc 6 giờ sáng.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Cấu trúc get dùng với các phân từ quá khứ để diễn đạt những việc chúng ta đã tự làm cho chính mình.
Ví dụ:
I had only 4 minutes to get dressed before my mother called. (Tôi đã chỉ có 4 phút để mặc quần áo trước khi mẹ tôi gọi.)
If we had planned carefully, we wouldn’t have got lost. (Nếu chúng tôi có bản đồ, chúng tôi đã không bị lạc đường.)
Get + phân từ quá khứ nhưng mang nghĩa bị động
Trong trường hợp này, cấu trúc get kết hợp với phân từ quá khứ được dùng với nghĩa bị động, tương tự như cấu trúc “be + phân từ quá khứ”.
Ví dụ:
I get paid on the 10th of this month. (Tôi được trả lương vào ngày mùng 10 tháng này.)
We didn’t get invited to Hoa’s party. (Chúng tôi đã không được mời tới bữa tiệc của Hoa.)
Get + to V-inf và Get + V-ing
Tương tự như cấu trúc remember trong tiếng Anh, cấu trúc get cũng có thể kết hợp với to V-inf và V-ing. Trong đó, get + V-ing được dùng trong các giao tiếp thân mật, mang ý nghĩa là “bắt đầu làm gì”, còn get + to V-inf lại mang ý nghĩa “xoay sở, được phép, có cơ hội,…”
Ví dụ:
We’d better get going now, if not it will be late. (Chúng ta phải bắt đầu đi thôi, nếu không sẽ muộn mất.)
We didn’t get to see Min, she was too far from us. (Chúng ta không có cơ hội gặp Min, cô ấy ở quá xa.)
2. Cụm động từ thường gặp với get
Cụm động từ với get cũng là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra. Vì vậy, hãy cùng tổng hợp lại một số cụm động từ thường gặp với get để có cách sử dụng linh hoạt cũng như làm bài thi thật tốt nhé.
Get on: đi lên (tàu, xe, hoặc máy bay), tiếp tục làm việc gì hoặc chỉ sự tăng lên về thời gian, số lượng
Get about: đi lại sau khi hồi phục sức khoẻ, lan truyền (về tin tức).
Get across: kết nối, truyền đạt
Get ahead: thăng tiến, thăng chức.
Get along: trở nên già đi, có mối quan hệ tốt với ai.
Get at: với lấy vật gì, hoặc nêu ý kiến, đề xuất điều gì, chỉ trích ai đó.
Get away: trốn đi, dời đi, tránh xa cái gì, ai.
Get by: vượt qua những khó khăn.
Get in: đến 1 nơi nào đó.
Get in on: được tham gia vào việc gì.
Get off: xuống (tàu, xe, hoặc máy bay), hoặc giảm nhẹ mức hình phạt.
Get in with: trở nên thân thiết với ai nhằm đạt được lợi ích gì.
Get into: trở nên hứng thú với điều gì.
Get down: buồn bã, thất vọng, hoặc tập trung vào việc gì, bắt đầu làm gì.
Get around: lan truyền, lảng tránh.
Get through: vượt qua, hay gọi điện thoại cho ai.
Get back: trở lại một nơi nào đó, trở lại trạng thái như ban đầu hoặc liên hệ với ai đó sau.
Get over: vượt qua, khỏi bệnh.
Get to: đến một nơi nào đó, hoặc làm phiền, làm người khác buồn lòng.
Get out: dời đi, để lộ cái gì ra ngoài, nói ra hoặc xuất bản.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
3. Bài tập cấu trúc get trong tiếng Anh
Để củng cố lại kiến thức vừa học ở trên, hãy cùng luyện tập qua một số bài tập về cấu trúc get ngay sau đây nhé.
Bài tập: Chọn đáp án thích hợp cho các câu sau.
1. It’s taking me sooner to get _____ the operation than I thought.
A. through B. by C. up from D. over
2. Linda’s just started work, hasn’t she? How’s she getting _____?
A. by B. on C. out D. in
3. My mother insists on ______ early, even on weekends.
A. getting up B. get up C got up D. getting
4. Take the number 5 train and get __________ at K.M road.
A. up B. down C. off D. outside
5. It’s getting ____ here.
A. dark B. darkness C. be dark D. to be dark
6. Linda seems unhappy in her new job because she doesn’t get _______ her colleagues.
A. up to B. on for C. on well with D. in with
7. It took Mr.John a long time to ………. the death of his wife.
A. take away B. get over C. take off D. get through
8. Billy is so lazy; he won’t………. his exams.
A. get off B. get through C. keep up D. keep off
Đáp án:
D
B
A
C
A
C
B
B
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là bài tổng hợp kiến thức về cấu trúc get chi tiết nhất từ Step Up. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có thể tự tin sử dụng các dạng cấu trúc này để giúp câu văn sinh động hơn. Đừng quên đón chờ những chia sẻ hữu ích tiếp theo từ Step Up. Chúc bạn học tập tốt.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Khi học tiếng Anh, không ít người học đã nhầm lẫn cách sử dụng của “hard” và xem “hardly” là trạng từ của nó. Nhưng thực tế, khác với các tính từ tiếng Anh thông thường, trạng từ của “hard” vẫn chính là “hard”. Trong khi đó, “hardly” lại là một trạng từ mang nghĩa riêng biệt là “khi” hoặc “hầu như không”. Vậy cách sử dụng của trạng từ đặc biệt này là gì? Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết cấu trúc hardly ngay sau đây nhé!
1. Hardly là gì?
Cấu trúc hardly trong câu thường mang nghĩa phủ định, được dùng để diễn tả ý nghĩa là “vừa mới”, “khi”, hoặc “hầu như không”.
Ví dụ:
Hardly had Bill left the library when the phone rang. (Bill vừa mới rời khỏi thư viện thì điện thoại reo.)
Luna speaks hardly any Chinese. (Luna hầu như không nói được tiếng Trung Quốc.)
Trong tiếng Anh, cấu trúc hardly thường được sử dụng kết hợp cùng một số từ như any, ever, at all, …
Ví dụ:
Mary can hardly read at all without glasses. (Mary hầu như không thể đọc được gì khi không có kính.)
He hardly ever draws anymore. (Anh ấy hầu như không vẽ nữa.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trong câu tiếng Anh, cấu trúc hardly thường có các vị trí khác nhau như sau:
– Hardly đứng ở đầu câu đảo ngữ với vai trò một trạng từ.
Ví dụ:
Hardly had we gone out when it rained. (Chúng tôi vừa mới ra ngoài đi chơi thì trời mưa.)
Hardly had the meeting started when she left. (Ngay khi cuộc họp vừa mới bắt đầu thì cô ấy rời đi.)
– Hardly đứng ở giữa câu sau chủ ngữ và trước động từ chính.
Ví dụ:
Linda hardly attended the meeting on time. (Linda hầu như không tham dự cuộc họp đúng giờ.)
Min hardly eats fish anymore. (Min hầu như không ăn cá nữa.)
3. Các cấu trúc hardly thường gặp
Tương ứng với mỗi vị trí đứng trong câu, cấu trúc hardly sẽ có một cách dùng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các dạng cấu trúc hardly phổ biến nhất nhé.
Cấu trúc 1: Hardly + Noun/Verb/Adj/…
Chúng ta cũng có thể đặt cấu trúc hardly ở giữa câu, đứng sau chủ ngữ và đứng trước động từ chính, trong trường hợp động từ chính là “to be” thì hardly đứng sau cả động từ “to be” đó.
Ví dụ:
I hardly played football on Sunday afternoon. (Tôi hiếm khi chơi bóng đá vào chiều chủ nhật)
There was hardly milk in the fridge yesterday. (Hầu như không còn sữa trong tủ lạnh vào hôm qua.)
Cấu trúc 2: Cấu trúc hardly dùng trong câu đảo ngữ
Cấu trúc hardly trong câu đảo ngữ tiếng Anh là một dạng bài tập viết lại câu khó thường xuất hiện trong các bài kiểm tra. Vậy điểm khác nhau giữa chúng với những câu viết thông thường là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé
a. Cấu trúc hardly trong câu đảo ngữ có when. (Hardly … when)
Cấu trúc:
Hardly + had + S + PII/V-ed + when + S + PI/Ved: vừa mới … thì …
Ví dụ:
Hardly had I closed the door when Lina called. (Tôi vừa mới khoá cửa xong thì Linda gọi.)
Hardly had the film started when we left. (Bộ phim vừa mới bắt đầu thì chúng tôi phải dời đi.)
Bên cạnh cấu trúc hardly, trong ngữ pháp tiếng Anh còn có thêm một số cấu trúc mang nghĩa tương tự như cấu trúc no sooner và scarcely. Để phân biệt 3 cấu trúc này chúng ta chỉ cần lưu ý “no sooner” sẽ đi kèm với “than”, trong khi đó cấu trúc hardly/scarcely được sử dụng với từ đi kèm là “when”.
Ví dụ:
No sooner had they finished the exam than the bell rang. (Ngay sau khi họ hoàn thành bài kiểm tra thì chuông đã reo.)
Luna had hardly/scarcely finished her homework when the electricity went out. (Luna vừa mới hoàn thành bài tập về nhà của cô ấy thì mất điện.)
b. Cấu trúc hardly trong câu đảo ngữ thông thường
Cấu trúc:
Hardly + trợ động từ + S + V-inf…
Ví dụ:
Hardly do I go to school late. (Tôi hầu như không đi họp muộn)
Hardly did I eat fish when I was five years old. (Tôi hầu như không ăn cá khi 5 tuổi.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là bài tổng hợp kiến thức về cấu trúc hardly trong tiếng Anh chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã nắm rõ cách sử dụng và tự tin chinh phục mọi dạng bài liên quan chủ điểm ngữ pháp này. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo từ Step Up nhé. Chúc bạn thành công!
Trong giao tiếp tiếng Anh mỗi ngày, chắc hẳn bạn luôn dễ dàng đặt những câu hỏi trực tiếp. Tuy nhiên, câu hỏi gián tiếp lại là một đơn vị ngữ pháp gây không ít khó khăn cho người học tiếng Anh, nhất là những người mới bắt đầu. Vì vậy, hôm nay Step Up sẽ chia sẻ kiến thức về cấu trúc asked để giúp các bạn đặt câu hỏi gián tiếp dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Các cấu trúc asked trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, các cấu trúc asked được sử dụng khác nhau tương ứng với từng loại câu hỏi trực tiếp. Vậy sự khác nhau giữa các dạng câu hỏi đó là gì? Hãy cùng phân tích từng trường hợp ngay sau nhé.
a. Cấu trúc asked ở câu hỏi dạng Yes/No question
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu cấu trúc asked trong dạng Yes/No question.
Câu hỏi Yes/No question là câu hỏi mà người nghe sẽ đưa ra lựa chọn Yes hoặc No cho câu trả lời.
Cấu trúc câu gián tiếp:
S + asked/asked + sb/wanted to know/wondered + if/whether + Clause
Ví dụ:
“Do you love romantic movies?”, Min asked.
→ Min asked me if/whether I loved romantic movies.
(Min hỏi tôi liệu tôi có thích những bộ phim lãng mạn không.)
“Have you finished your project yet?”, the manager asked.
→ The manager asked me if/whether I had finished my project yet.
(Quản lý hỏi tôi liệu đã hoàn thành dự án của mình chưa.)
Lưu ý: Nếu trong câu trực tiếp có cụm từ “or not” thì khi chuyển sang câu gián tiếp chúng ta bắt buộc phải sử dụng “whether” thay vì “if”
“Does she like this dress or not?”, he asked me.
→ He asked me whether she liked that dress or not.
(Anh ta tự hỏi liệu cô ấy có thích chiếc váy đó hay không.)
“Can Ann drive or not?”, he asked.
→ He asked me whether Anna could drive or not.
(Anh ta hỏi liệu Anna có thể lái xe hay không.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Một dạng câu hỏi quan trọng chứa cấu trúc asked trong tiếng Anh khác là câu hỏiWh-question. Đây là các câu hỏi có từ để hỏi bắt đầu bằng Wh- (What, Where, When, Which, Why,…)
Cấu trúc câu gián tiếp:
S + asked/asked + sb/wondered/wanted to know + Clause
Ví dụ:
“Where do you come from, Linh?”, Linda asked.
→ Linda asked Linh where he came from.
(Linda hỏi Linh đến từ đâu.)
“When are you going to fix this fan?” He asked.
→ He asked me when I was going to fix that fan.
(Anh ấy hỏi tôi bao giờ tôi sẽ sửa cái quạt đó.)
c. Cấu trúc asked ở dạng câu mệnh lệnh
Khác với cách sử dụng trong 2 loại câu hỏi ở trên, cấu trúc asked trong câu gián tiếp mệnh lệnh được dùng với ý nghĩa là “yêu cầu”, “đề nghị” như sau:
Câu trực tiếp:
V-inf/ Don’t + V-inf, please
Câu gián tiếp:
S + asked/told/advised/ordered/wanted/warned + sb + (not) + to V-inf
Ví dụ:
“Open the door, please”, my mother said.
→ My mother asked me to open the door.
(Mẹ tôi bảo mở cửa phòng ra.)
“Don’t go home late”, my father said.
→ My father asked/told me not to go home late.
(Bố tôi bảo đừng về muộn.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức về cấu trúc asked trong tiếng Anh chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã tự tin sử dụng cấu trúc này trong các câu hỏi gián tiếp thành thạo nhất. Đừng quên theo dõi những chia sẻ tiếp theo từ Step Up. Chúc bạn học tập tốt!
Cấu trúc regret được dùng để diễn tả về sự hối tiếc. Đây là đơn vị ngữ pháp thường xuất hiện trong các dạng bài tập viết lại câu tiếng Anh, nhưng gây ra không ít khó khăn với người học. Hôm nay, Step Up sẽ giới thiệu đến bạn cấu trúc regret đầy đủ nhất cũng như cách phân biệt với một số cấu trúc tương tự nhé.
1. Cấu trúc regret
Cũng như cấu trúc remember, cấu trúc regret trong tiếng Anh có thể kết hợp được đồng thời với cả động từ nguyên thể có “to” và động từ thêm “ing”. Vậy sự khác nhau giữa 2 cách kết hợp này là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Cấu trúc regret + to V
Cấu trúc:
Regret + (not) + to + V: lấy làm tiếc để …
Trong trường hợp này, cấu trúc regret được sử dụng với ý nghĩa lấy làm tiếc để thông báo về một sự việc nào đó. Thông thường cấu trúc này sẽ đi kèm một số động từ như: tell, say, inform, announce,…
Ví dụ:
I regret to inform you that you failed this exam. (Tôi rất lấy làm tiếc khi phải thông báo rằng bạn đã trượt bài kiểm tra này.)
We regret to announce that your trip has been canceled. (Chúng tôi lấy làm tiếc thông báo rằng chuyến đi của các bạn đã bị hủy.)
Cấu trúc regret + Ving
Cấu trúc:
Regret + (not) + Ving: hối hận về, hối hận vì …
Cấu trúc regret kết hợp Ving được dùng để nói về sự hối hận về một chuyện đã làm, hay một việc đã xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ:
We regret not taking our camera. It is very nice here. (Chúng tôi rất hối hận vì đã không đem theo máy ảnh. Ở đây thực sự rất đẹp.)
I regret telling Min about my secret. (Tôi rất hối hận vì đã nói với Min về bí mật của mình.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Cấu trúc regret, remember, forget mang ý nghĩa khác nhau nhưng lại dễ gây nhầm lẫn cho người học tiếng Anh bởi cấu trúc giống nhau và thường cùng xuất hiện trong bài thi. Vì vậy hãy cùng so sánh 3 cấu trúc phổ biến để củng cố lại kiến thức ở trên nhé.
1. Cấu trúc regret, remember và forget đều được dùng với V-ing khi nói về việc đã xảy ra. Riêng cấu trúc forget ở dạng này chỉ được dùng ở dạngcâu phủ định hoặc câu có chứa “will never forget”
Ví dụ:
I regret not attending this event. (Tôi hối hận vì đã không tham gia sự kiện đó.)
Linda remembered turning off the laptop when she left the office. (Linda nhớ đã tắt máy tính khi cô ấy rời khỏi văn phòng.)
We will never forget witnessing her perfect performance. (Chúng tôi sẽ không bao giờ quên việc chứng kiến màn trình diễn tuyệt vời của cô ấy ngày.)
2. Cấu trúc regret, remember và forget đi với “to Verb” diễn tả hành động xảy ra trước. Trong trường hợp này, cấu trúc regret thường được theo sau bởi các động từ như: say, tell, announce, inform.
Ví dụ:
We regret to say that this event has to be canceled. (Chúng tôi rất tiếc khi buộc phải thông báo rằng sự kiện này buộc phải huỷ bỏ.)
I will remember to call you when I arrive at home. (Tôi sẽ nhớ gọi bạn khi tôi về đến nhà.)
She often forgets to lock the door before going to bed. (Cô ấy hay quên khoá cửa trước khi đi ngủ.)
3. Cấu trúc regret, remember, forget cũng có thể đi kèm với một danh từ hay đại từ hoặc một mệnh đề that, riêng theo sau remember và forget có thể được đi theo sau bởi các mệnh đề danh từ bắt đầu bằng how, who, why, when, where, …
Ví dụ:
I regret that your performance isn’t good enough to pass our test. (Tôi rất tiếc rằng màn thể hiện của bạn chưa đủ tốt để vượt qua bài kiểm tra của chúng tôi.)
Linda can’ t remember when she met June last. (Linda không thể nhớ lần cuối cô ấy gặp June là khi nào.)
My mother hasforgotten where she put her phone. (Mẹ của tôi quên mất bà ấy để điện thoại của mình ở đâu.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là bài viết tổng hợp của Step Up về cấu trúc regret chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể phân biệt rõ ràng cách sử dụng các trường hợp của regret cũng như nắm rõ khác biệt giữa 3 cấu trúc regret, remember và forget. Song song với việc củng cố kiến thức ngữ pháp, các bạn đừng quên trau dồi thêm kỹ năng nghe tiếng Anhcũng như giao tiếp hằng ngày để có thể thành thục tiếng Anh như người bản ngữ nhé. Chúc bạn thành công!
Thay vì sử dụng although cho tất cả các mệnh đề trạng ngữ tương phản, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các cấu trúc nâng cao hơn để thay thế như despite, in spite of hay no matter. Trong số đó cách dùng mệnh đề tương phản với cấu trúc no matter là một dạng bài khó bởi cách sử dụng đa dạng của nó. Hãy cùng Step Up tìm hiểu chi tiết cách sử dụng cấu trúc nâng cao này cũng như luyện tập qua một số bài tập sau nhé.
1. Cấu trúc no matter và cách dùng
Cấu trúc no matter là một trong những cấu trúc tương phản, được sử dụng trong tiếng Anh với ý nghĩa dù có … đi chăng nữa … thì vẫn.
Cấu trúc:
No matter + who/what/which/where/when/how + S + V: Dù có… đi chăng nữa … thì
Ví dụ:
No matter who calls me, say I’m busy. (Dù là ai gọi đi chăng nữa thì cũng nói là tôi đang bận.)
No matter how careful you are, you can still make mistakes. (Dù bạn có cẩn thận như thế nào thì bạn vẫn có thể mắc lỗi sai.)
Cấu trúc no matter how
No matter how + adj = However + adj: Dù thế nào đi chăng nữa
Ví dụ:
No matter how fast he walked, he was late for school.
= However fast he walked, he was late for school.
(Dù anh ấy có đi nhanh đến mấy, anh ấy cũng đã muộn học.)
No matter how hard Min learned, she failed the test.
= However hard Min learned, she failed the test.
(Dù Min chăm chỉ như thế nào thì cô ấy trượt bài kiểm tra đó.)
No matter who June wants to become, his mother always supports him.
= Whoever June wants to become, his mother always supports him.
(Dù June muốn trở thành ai đi chăng nữa, mẹ anh ấy vẫn luôn ủng hộ.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
No matter what = Whatever: dù có chuyện gì đi chăng nữa
Ví dụ:
No matter what happens, be optimistic and overcome it.
= Whatever happens, be optimistic and overcome it.
(Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, hãy lạc quan và vượt qua nó.)
No matter what Jame says, don’t trust him.
= Whatever Jame says, don’t trust him.
(Dù Jame có nói gì đi nữa, đừng tin anh ta.)
Cấu trúc no matter where
No matter where = Wherever: dù bất nơi nào đi nữa
Ví dụ:
No matter where I go, my family is still in my heart.
= Wherever I go, my family is still in my heart.
(Dù cho tôi có đi đến đâu, gia đình vẫn luôn nằm trong trái tim tôi.)
No matter where you work, it’s not important.
= Wherever you work, it’s not important.
(Dù bạn có làm ở đâu, điều đó cũng không quan trọng)
Lưu ý: Ngoài vị trí thường đứng đầu câu, các cấu trúc này cũng có thể đặt ở vị trí cuối câu mà không cần mệnh đề theo sau.
Ví dụ:
I will always support you, no matter what. (Tôi sẽ luôn ủng hộ bạn dù có chuyện gì đi chăng nữa.)
I will go with you, no matter where. (Tôi sẽ đi cùng bạn dù bất kỳ đâu đi chăng nữa.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức về cấu trúc no matter chi tiết nhất từ Step Up. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ và vận dụng được cấu trúc này vào giao tiếp hằng ngày cũng như giải quyết dễ dàng các bài tập của mình. Đừng quên đón chờ những chia sẻ hữu ích khác của Step Up nhé. Chúc bạn thành công!