Chắc hẳn bạn đã quen thuộc với từ “But” trong các câu miêu tả sự tương phản, trái ngược nhau. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ về “However” – người anh em tưởng chừng như “song sinh” mà lại có điểm khác biệt rõ ràng so với “But” chưa? Hãy cùng Step Upkhám phá cấu trúc however cùng các “anh chị em” của cấu trúc này như but, therefore và nevertheless nhé.
1. Cấu trúc however và cách dùng
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từ “However”, sau đó là cấu trúc however và cách sử dụng của cấu trúc này nhé.
Nghĩa của từ However
However /haʊˈevə(r)/ mang nghĩa chung là “nhưng mà”, “cho dù”, “tuy nhiên”.
Từ này thường được sử dụng với vai trò làm trạng từ và liên từ.
Từ đồng nghĩa với “However” gồm có but, nevertheless, nonetheless, still, yet, though, although, even so, anyway.
Cách dùng cấu trúc however
1. However sử dụng như một trạng từ cho cả mệnh đề
Ở cách dùng này, cấu trúc however cho thấy câu đằng sau có liên quan như thế nào với những gì được nhắc đến trước đó. Từ “However” có thể được đặt ở:
Đầu câu (theo sau bởi dấu phẩy)
Cấu trúc chung:
However, S + V
Ví dụ: Prices haven’t been rising. However, it is unlikely that this trend will continue.
Cuối câu (sau dấu phẩy)
Cấu trúc chung:
S +V, however.
Ví dụ: Prices haven’t been rising. It is unlikely that this trend will continue, however.
Giữa câu (trong một cặp dấu phẩy)
Cấu trúc chung:
S, however, V
hoặc
S + V, however + …
Ví dụ: Prices haven’t been rising. It is unlikely, however, that this trend will continue.
Ở các ví dụ trên, ý nghĩa của câu (Giá cả không tăng lên. Tuy nhiên, khó có khả năng xu hướng này sẽ tiếp tục.) không hề thay đổi. Tuy nhiên, bạn cần nhớ thêm dấu phẩy vào đúng vị trí để không bị sai ngữ pháp cấu trúc however nhé.
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
2. Phân biệt cấu trúc however và cấu trúc tương tự
Các cấu trúc tương tự của however đều rất dễ gặp trong tiếng Anh, đặc biệt là khi luyện nghe tiếng Anh. Bạn hãy note lại những điểm kiến thức dưới đây để không bị nhầm lẫn các cấu trúc này với cấu trúc however nhé.
However và But
Như đã nhắc đến ở phần mở đầu, hai từ này được sử dụng khá giống nhau. Tuy nhiên, khi dùng để nối hai mệnh đề, chúng được dùng trong văn cảnh khác biệt. Cấu trúc however dùng trong ngữ cảnh hai vế trái ngược nhưng không đối nghịch hoàn toàn; còn “But” được sử dụng khi hai mệnh đề trước và sau nó hoàn toàn trái ngược nhau.
Bảng dưới đây tổng hợp sự khác nhau về cách dùng trong câu của “But” và “Howver”
But
However
– Không đứng đầu câu và cuối câu (trong văn viết)
– Thường đứng giữa câu, và trước nó có dấu phẩy
– But thường thông dụng hơn trong văn nói
– Đứng đầu câu, sau nó có dấu phẩy
– Đứng cuối câu và trước nó có dấu phẩy
– Đứng giữa câu, trong một cặp dấu phẩy hoặc có thể không có
– However có nét nghĩa trang trọng hơn nên thường dùng trong văn viết.
Ví dụ:
I am scared, however, I’ll try to talk to her. (Tôi rất sợ, nhưng tôi sẽ thử nói chuyện với cô ấy.)
I am scared, but I feel excited at the same time. (Tôi rất sợ, nhưng tôi cũng cảm thấy hào hứng nữa.)
However và Therefore
“However” và “Therefore” đều có thể làm trạng từ và vị trí trong câu tương đối giống nhau. Sự khác biệt giữa cấu trúc however và therefore là “However” làm trạng từ mang nghĩa tuy nhiên, dù sao… và có các từ đồng nghĩa như nevertheless, nonetheless, even so, that said, in spite of this… Trong khi “Therefore” làm liên từ mang nghĩa “do (mục đích) đó” hoặc “vì (mục đích) đó”, đề cập đến điều gì đó đã được nêu phía trước. “Therefore” không thể đứng cuối câu như cấu trúc however.
Ví dụ:
He loves her. However, she doesn’t love him. (Anh ấy yêu cô ta. Tuy nhiên, cô lại chẳng hề yêu anh.)
He loves her. She doesn’t love him, however. (Anh ấy yêu cô ta; vậy mà cô lại chẳng hề yêu anh.)
He loves her. He often, therefore, dreamt about her. (Anh ấy yêu cô ta. Do đó, anh ấy hay mơ về cô.)
However và Nevertheless
“Nevertheless” và “However” đều được sử dụng để diễn đạt sự trái ngược nhau, tương phản. Tuy nhiên, cấu trúc nevertheless được sử dụng với nghĩa nhấn mạnh và trang trọng hơn so với cấu trúc however. Về vị trí trong câu, cả hai từ này đứng ở đầu câu khi nói về sự đối lập giữa hai ý tưởng. Trong một số trường hợp, chúng vẫn có thể nằm ở giữa câu (trong một cặp dấu phẩy) hoặc cuối câu (sau dấu phẩy).
Ví dụ:
I don’t think I like him, however, I think he’s kind of cool. (Tôi không nghĩ tôi thích cậu ta nhưng tôi thấy cậu ta cũng khá ngầu.)
I understand your concerns. Nevertheless, I’m afraid I cannot solve your issue. (Tôi hiểu những lo ngại của ngài. Tuy nhiên, tôi e rằng tôi không thể giải quyết được vấn đề này.)
3. Bài tập cấu trúc however
Bài 1: Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống
________ hard she tried, she couldn’t get the trophy. (However/Although/Nevertheless).
_______ he was able to do the exercises, he wasn’t given the points. (Although/However)
________ carefully Susie drove, Susie couldn’t avoid the accident. (However/Although/Nevertheless).
Life isn’t long, ________, we still waste a lot of time. (However/But/Nevertheless)
The ending of the story is cool, _______, I didn’t like it. (However/But/Nevertheless)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về cấu trúc however trong tiếng Anh. Ngoài ra các kiến thức về tính từ ghép hay trợ động từ cũng là những yếu tố quan trọng trong một câu văn. Cùng tìm hiểu thêm các bài viết khác của Step Up để cập nhật các bài viết về chủ đề ngữ pháp nhé!
Chúng ta đều biết rằng mỗi câu hoàn chỉnh cần ít nhất một động từ. Nhưng bạn có biết và hiểu rõ về “phụ tá” nho nhỏ của những động từ ấy – chính là trợ động từ không? Bạn có đang mơ hồ về những câu hỏi như trợ động từ là gì? Hay chức năng của trợ động từ là gì? Hôm nay, hãy đểStep Upgiải đáp tất tần tật những thắc mắc của bạn về trợ động từ trong tiếng Anh nhé.
1. Định nghĩa trợ động từ tiếng Anh (Auxiliary Verbs)
Các động từ phụ trợ (Auxiliary hay Helping Verbs) được sử dụng cùng với động từ chính để thể hiện thì của động từ hoặc để tạo thành một phủ định hoặc câu hỏi. Các trợ động từ phổ biến nhất là have, be và do. Trợ động từ luôn đi kèm với động từ chính, không thể thay thế cho động từ chính trong câu.
Ví dụ: Did you have dinner? (Bạn đã ăn tối chưa?)
Trong ví dụ trên, “did” là trợ động từ bổ sung ý nghĩa cho động từ chính “have”.
2. Cách nhận biết trợ động từ tiếng Anh
Chúng ta biết rằng mỗi câu đều có ít nhất một động từ trong đó. Có hai loại động từ chính: Động từ hành động được sử dụng để mô tả các hoạt động có thể thực hiện được và động từ liên kết được sử dụng để mô tả các điều kiện. Cả động từ hành động và động từ liên kết đều có thể đi kèm với các trợ động từ.
Cách nhận biết một từ không phải trợ động từ tiếng Anh
Đôi khi các hành động hoặc điều kiện chỉ xảy ra một lần và sau đó chúng kết thúc. Trong các trường hợp này, các động từ giống nhau mà bình thường được dùng làm trợ động từ sẽ trở thành động từ hành động hoặc động từ liên kết.
Ví dụ: Susie slammed the car door on her toes. She is in awful pain.
(Susie sập cửa xe hơi vào ngón chân mình. Cô ấy đau đớn vô cùng.)
Trong ví dụ này, chúng ta thấy từ “is”. Đây là một trong những trợ động từ phổ biến nhất (be), nhưng vì nó đứng một mình ở đây nên nó không hoạt động như một trợ động từ. “Is” là một động từ liên kết trong câu này.
Cách nhận biết một từ là trợ động từ tiếng Anh
Động từ chính, còn được gọi là động từ cơ sở, cho biết loại hành động hoặc điều kiện đang diễn ra. Một trợ động từ đi kèm với động từ chính và chuyền tải các sắc thái khác giúp người đọc có được cái nhìn cụ thể về sự kiện đang diễn ra.
Ví dụ: Susie is always missing stuff. (Susie rất hay mất đồ.)
Trong ví dụ này, trợ động từ “is” cho ta biết rằng tần suất việc mất đồ của Susie là rất nhiều. (Cấu trúc be always + V-ing dùng để than phiền về một điều gì đó). “Is” trong câu này là trợ động từ bổ nghĩa cho từ “missing”.
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Trợ động từ trong tiếng Anh có thể mang rất nhiều ý nghĩa, mặc dù nó chỉ là một từ đơn lẻ mang nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho động từ chính. Các chức năng của thành phần ngữ pháp này bao gồm:
Cung cấp thông tin về thời gian, tức là thì quá khứ, hiện tại hoặc tương lai
Ví dụ: Did you do it? (Bạn đã làm việc đó chưa?)
Bổ sung ý nghĩa về số ít hay số nhiều cho chủ ngữ
Ví dụ: They have been drinking beers for 2 hours. (Họ uống bia được hai tiếng đồng hồ rồi.)
Thêm sự nhấn mạnh vào một câu
Ví dụ: I do think you should take this offer. (Tôi thực sự nghĩ bạn nên nhận lời đề nghị này.)
4. Các trợ động từ phổ biến trong tiếng Anh
Trong phần này, Step Up sẽ giới thiệu ba loại trợ động từ phổ biến nhất trong tiếng Anh là trợ động từ Be, Do và Have. Đây là phần kiến thức ngữ pháp cực kỳ quan trọng, nên bạn hãy ghi chép lại nhé.
Trợ động từ Be
Động từ “be” hay “to be” được dùng phổ biến trong nhiều loại câu. Hình thức của “be” có thể thay đổi theo thì của câu:
Các thì hiện tại (be, am, are, is, to be, aren’t, are not),
Các thì hoàn thành (been),
Các thì quá khứ (was, were, wasn’t, was not, weren’t , were not).
“Be” với vai trò trợ động từ luôn được theo sau bởi một động từ khác để tạo thành cụm động từ, có thể là số nhiều hoặc số ít, quá khứ hay hiện tại. Các câu phủ định sẽ thêm “not” vào sau “to-be”.
Ví dụ:
Can’t you see I am working? (Bạn không thấy tôi đang làm việc à?)
This is going to give me headaches. (Việc này sẽ khiến tôi đau đầu đây.)
Weren’t you complaining about the extra work last week? (Không phải bạn đã than phiền suốt về công việc làm thêm tuần trước à?)
Trợ động từ Do
Trợ động từ do, does thường được sử dụng như là một động từ hành động. Các trợ động từ sau có thể đứng độc lập trong tất cả các thì: do, to do, does, done, did , didn’t, doesn’t hay did not.
Trợ động từ do, does, did sẽ kết hợp với một động từ khác để tạo thành một cụm động từ hoàn chỉnh, nó được sử dụng trong câu để nhấn mạnh. “Do” cũng thường được dùng trong các câu nghi vấn và câu phủ định. “Do” còn được dùng trong câu tỉnh lược, mà động từ chính được hiểu trước đó.
Ví dụ:
Do not underestimate me! (Đừng có xem thường tôi!)
I missed you. I really did. (Tôi đã nhớ bạn. Tôi thực sự đã rất nhớ bạn.)
She does have a nice voice. (Cô ấy có giọng nói hay thật đấy.)
Trợ động từ Have
“Have” là động từ có thể đứng độc lập, thường dùng trong các thì hoàn thành với các dạng: had, hadn’t/had not, has, having, have. Khi nó được sử dụng với vai trò trợ động từ, “have” phải kết hợp với động từ chính để tạo thành cụm động từ hoàn chỉnh.
Ví dụ:
I have just read this book. (Tôi vừa đọc quyển sách này xong.)
You should have been more careful. (Bạn đã nên cẩn thận hơn.)
Hasn’t she decided to move to LA? (Không phải cô ấy đã quyết định chuyển đến LA à?)
We _______ bought a new pair of earrings to replace the ones that were lost in our bags.
If she _______ arrive in time, she’ll have to take a later train.
Joe _______ taking Hana to the airport.
Susie _______ ski or roller skate.
He _______ baking cookies for dessert.
The bed _______ nicely made as soon as Laura got up.
Unfortunately, our lunch _______ been eaten by the cat.
I hope she _______ have an accident on her way to school.
Đáp án:
has
Did
have
doesn’t
is
doesn’t
was
has
doesn’t
Bài 2: Chọn đáp án đúng nhất
1. Susie ________________ always wanted to try skydiving. A. was B. doesn’t C. has D. is 2. Marie _____________ going to be upset when she hears what happened. A. will B. don’t C. is D. didn’t 3. What ________________ the kids doing when you last saw them? A. was B. were C. are D. did 4. Where __________________ you go on your summer vacation? A. were B. did C. are D. been 5. Why do you think she __________ call you like she said she would? A. didn’t B. is C. hasn’t D. have
Đáp án: 1. C 2. C 3. B 4. B 5. D
Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong thi cử và giao tiếp được trình bày chi tiết trong bộ đôi sách Hack Não Ngữ Pháp và App Hack Não PRO
Trên đây là tổng hợp những gì bạn cần biết về trợ động từ trong tiếng Anh. Hy vọng bạn đã hiểu được định nghĩa, cách nhận biết và và các loại trợ động từ thông dụng sau bài viết này. Hãy luyện tập thật nhiều để có thể thành thạo các cấu trúc ngữ pháp bạn nhé.
Bạn có biết rằng trong tiếng Anh, có hai loại động từ là nội động từ và ngoại động từ? Nếu bạn vẫn còn bối rối không biết phân biệt hai loại động từ trên như thế nào, bài viết này là dành cho bạn. Hãy cùng Step Up tìm hiểu và nắm vững bản chất ngoại động từ và nội động từ qua những ví dụ cụ thể cùng bài tập thực hành nhé.
1. Nội động từ trong tiếng Anh (Intransitive Verbs)
Trong phần này, Step Up sẽ giới thiệu định nghĩa, cấu trúc câu dùng nội động từ tiếng Anh và các ví dụ về nội động từ thường gặp.
Định nghĩa nội động từ trong tiếng Anh
Nội động từ được định nghĩa đơn giản là một động từ không có tân ngữ trực tiếp. Điều đó có nghĩa là không có từ nào trong câu cho biết ai hoặc cái gì đã nhận hành động của động từ. Mặc dù có thể có một từ hoặc cụm từ theo sau nội động từ, những từ và cụm từ đó thường trả lời câu hỏi “như thế nào?”. Các nội động từ không thể chuyển sang dạng bị động.
Ví dụ: Annie laughed. (Annie đã cười)
Trong ví dụ này, động từ “laugh” là một nội động từ trong tiếng Anh. Chúng ta đều hiểu rằng chủ ngữ Annie là chủ thể của hành động cười mà không cần bất cứ tân ngữ nào đi kèm. Đây là một câu hoàn chỉnh với nội động từ.
Nội động từ thường là những động từ diễn tả hành động như go, ride, die, sleep, lie, …
Cấu trúc câu dùng nội động từ trong tiếng Anh
Cấu trúc chung:
Subject + Verb
Ví dụ:
Susie walked to the post office. (Susie đã đi bộ tới bưu điện.)
The building collapsed due to the earthquake. (Tòa nhà đã sập vì động đất.)
He cried until his eyes turned red. (Anh ấy đã khóc đến khi đôi mắt ửng đỏ.)
Danh sách các nội động từ phổ biến
2. Ngoại động từ trong tiếng Anh (Transitive Verbs)
Trong phần này, Step Up sẽ tổng hợp định nghĩa ngoại động từ tiếng Anh và phân biệt ngoại động từ đơn và ngoại động từ kép.
Định nghĩa ngoại động từ trong tiếng Anh
Ngoại động từ là động từ theo sau bởi một hoặc nhiều tân ngữ. Câu sẽ không hoàn chỉnh nếu sử dụng ngoại động từ mà thiếu đi tân ngữ. Điều này trái ngược với nội động từ, không có tân ngữ đi kèm.
Ví dụ: The dog chases me. (Con chó đuổi theo tôi.)
Trong ví dụ này, “chase” là một ngoại động từ. Ta thấy rằng nếu thiếu tân ngữ “me” thì câu này không rõ nghĩa, người đọc sẽ không biết con chó đuổi ai. Vì thế, để câu này hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp, theo sau ngoại động từ “chase” phải là tân ngữ “me”.
Các ngoại động từ thường gặp là make, buy, send, give,…
Danh sách các ngoại động từ phổ biến
Ví dụ:
My mother makes me do some errands. (Mẹ tôi khiến tôi làm mấy việc lặt vặt.)
Did you buy this pack of cookies yesterday? (Bạn mua gói bánh quy này hôm qua à?)
He sent me flowers because he couldn’t pay me a visit. (Anh ấy gửi tôi hoa vì không thể đến thăm tôi.)
Ngoại động từ đơn
Những động từ mà để tạo thành câu hoàn chỉnh chỉ cần một tân ngữ theo sau nó gọi là ngoại động từ đơn.
Cấu trúc câu:
Subject + Verb + Object
Ví dụ:
Grandmother wants you to go home. (Bà ngoại muốn cậu về nhà.)
Hanah brought some red envelopes. (Hanah đã đem một vài chiếc lì xì.)
Susie threw the ball. (Susie đã ném quả bóng đi.)
Ngoại động từ kép
Những động từ mà để tạo thành câu hoàn chỉnh cần nhiều hơn một tân ngữ theo sau nó gọi là ngoại động từ kép. Có hai loại tân ngữ theo sau loại động từ này:
Tân ngữ gián tiếp: đóng vai trò bổ sung ý nghĩa cho động từ trong câu
Tân ngữ trực tiếp: bị tác động bởi động từ trong câu một cách trực tiếp
Cấu trúc câu:
Subject + Verb + Object 1 + Object 2
Ví dụ:
Can you show me the way to the post office? (Bạn có thể chỉ cho mình đường đến bưu điện không?)
She lends me her iphone. (Cô ấy cho tôi mượn chiếc iphone của mình.)
Natalie gave us a lot of books. (Natalie đã tặng chúng tôi rất nhiều quyển sách.)
[MIỄN PHÍ]1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
3. Trường hợp đặc biệt: một từ với vai trò ngoại động từ và nội động từ
Một động từ trong tiếng Anh có thể vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Hãy xem những ví dụ dưới đây để hiểu thêm nhé.
Động từ
Nội động từ
Ngoại động từ
Write
She can’t write because she’s too small.
(Cô bé không thể viết vì còn nhỏ quá.)
Write me a letter once you get back from the trip.
(Viết thư cho tôi khi bạn về nhà sau chuyến đi nhé.)
Wash
Susie was wet, so she took off her clothes and washed.
(Susie bị ướt nên cô ấy đã cởi bỏ quần áo và tắm rửa.)
You need to wash your face and brush your teeth.
(Bạn cần rửa mặt và chải răng.)
Close
The case closed without finding out the real criminal.
(Vụ án đóng lại mà không tìm được hung thủ thực sự.)
Close your eyes and take a nap.
(Nhắm mắt lai và chợp mắt một lúc đi.)
Các động từ có thể ở cả hai dạng phổ biến là: move, start, change, close, open, stop, do, set, run, live, wash, write…
Trên đây là bài viết về cách phân biệt ngoại động từ và nội động từ trong tiếng Anh. Việc hiểu rõ hai loại động từ này sẽ giúp bạn không bị bỏ sót từ (ví dụ tân ngữ đi sau ngoại động từ) trong khi luyện nghe tiếng Anh. Hãy theo dõi các bài viết mới của Step Up để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức tiếng Anh bạn nhé.
Mỗi màu tóc, màu da, khuôn mặt, vóc dáng… đều có một nét đặc trưng, hấp dẫn khác nhau. Hôm nay, hãy cùng Step Uptìm hiểu bộ từ vựng tiếng Anh về ngoại hình con người nhé.
1. Từ vựng tiếng Anh về ngoại hình con người
Đầu tiên, chúng ta sẽ khám phá những từ vựng miêu tả khuôn mặt, vóc dáng,… trong tiếng Anh. Những từ vựng tiếng Anh về ngoại hình con người dưới đây sẽ cực kỳ hữu ích trong cả văn nói và văn viết đấy.
Từ vựng về chiều cao và độ tuổi
Young: trẻ tuổi
Tall: cao
Middle-aged: trung niên
Medium-height: chiều cao trung bình
Short: thấp
Old: già
Từ vựng miêu tả màu da và vóc dáng
Dark-skinned: da tối màu
Plump: phúng phính tròn trịa
Pale-skinned: làn da hơi nhợt nhạt
Slim: gầy
Yellow-skinned: da vàng
Olive-skinned: da vàng, tái xanh
Fat: béo
Well-built: to, khỏe mạnh
Từ vựng chỉ hình dáng khuôn mặt
Round: mặt tròn
Long: mặt dài
Triangle: mặt hình tam giác, góc cạnh
Oval: mặt trái xoan
Square: mặt vuông chữ điền
Từ vựng về mái tóc
Wavy brown hair: tóc nâu, xoăn sóng
Grey hair: tóc muối tiêu
Fair hair: tóc nhạt màu
Plait: tóc tết
Short spiky hair: tóc đầu đinh
Curly hair: tóc xoăn
Bald: không để tóc, hói
Short black: tóc đen ngắn
Ponytail: tóc đuôi ngựa
Pigtails: tóc buộc hai bên
Long black: tóc đen dài
Từ vựng tả mũi
Hooked nose: mũi khoằm và lớn
Turned-up nose: mũi hếch
Long nose: mũi dài
Small nose: mũi nhỏ
Straight nose: mũi thẳng
Từ vựng miêu tả miệng/môi
Large mouth: miệng rộng
Small mouth: miệng nhỏ, chúm chím
Curved lips: môi cong
Thin lips: môi mỏng
Full lips: môi dài, đầy đặn
Từ vựng về đặc điểm trên khuôn mặt khác
Beard: râu
Freckles: tàn nhang
Wrinkles: nếp nhăn
Acne: mụn
Mustache: ria mép
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Dưới đây là một số tính từ tiếng Anh miêu tả ngoại hình con người khác có thể bạn cần biết.
With wrinkles: có nếp nhăn
Scar: sẹo, vết sẹo
With lines: có nếp nhăn
With glasses: đeo kính
With dimples: lúm đồng tiền
Birthmark: vết bớt, vết chàm
Beard: râu
With freckles: tàn nhang
Clear: mắt khỏe mạnh, tinh tường
Mole: nốt ruồi
Liquid: mắt long lanh, sáng
Moustache: ria mép
Pop- eyed: mắt tròn xoe ( vì ngạc nhiên)
Close-set: mắt gần nhau
Pop- eyed: mắt tròn xoe ( vì ngạc nhiên)
Piggy: mắt ti hí
Undercut: tóc cắt ngắn ở phần dưới
Layered hair: tóc tỉa nhiều lớp
Sunken: mắt trũng, mắt sâu
Flat- top: đầu bằng
Bob: tóc ngắn quá vai
Cropped hair: tóc cắt ngắn
French braid: tóc đuôi sam
Cornrows: tóc tết tạo thành từng luống nhỏ
Bun: tóc búi cao
Permed hair: tóc uốn lượn sóng
Mixed-race: lai
Bunch: tóc buộc cao
Petite: nhỏ nhắn, xinh xắn (dùng cho phụ nữ)
Frizzy: tóc uốn thành búp
Athletic: lực lưỡng, khỏe mạnh
Slender /’slendə[r]/: thon, mảnh dẻ, mảnh khảnh
Hourglass figure: hình đồng hồ cát
Muscular: cơ bắp rắn chắc
Flabby: nhũn nhẽo, chảy xệ, yếu ớt
Well-proportioned: đẹp vừa vặn, cân đối
3. Cụm từ vựng tiếng Anh về ngoại hình con người
Ngoài những tính từ được liệt kê ở bên trên, Step Up sẽ giới thiệu với bạn những cụm từ cùng chủ đề cực kỳ thú vị và ý nghĩa. Hãy note lại những cụm từ vựng tiếng Anh về ngoại hình con người dưới đây vào sổ tay tiếng Anh của bạn nhé.
1. In rude health: cực kỳ mạnh mẽ và khỏe mạnh
Ví dụ:
She’s in rude health and very fit.
(Cô ấy cực kỳ khỏe mạnh và cân đối.)
2. Dead ringer for someone: một người hoặc một vật gần giống với người khác; một bản sao hoàn hảo
Ví dụ:
They are not twins, but are dead ringers for each other.
(Họ không phải sinh đôi nhưng trông giống nhau lắm.)
3. Bald as a coot: hoàn toàn bị hói, tức là không có bất kỳ sợi tóc nào trên đầu
Ví dụ:
He tried many products, however he’s still bald as a coot.
(Anh ấy từng thử qua nhiều sản phẩm nhưng vẫn trọc lóc không một cọng tóc.)
4. All skin and bone: cực kỳ gầy, chỉ có da bọc xương
Ví dụ:
Susie has an eating disorder, that’s why she’s all skin and bone.
(Susie mắc chứng rối loạn ăn uống, nên cô ấy trông chỉ toàn da bọc xương.)
5. Look like a million dollars: ai đó trông cực kỳ quyến rũ hoặc giàu có
Ví dụ:
That Gucci dress makes her daughter look like a million dollars.
(Cái váy Gucci đó khiến con gái cô ấy trông cực kỳ sang chảnh.)
6. Look a sight: trông không gọn gàng, xấu xí, lố bịch
Ví dụ:
I think work has worn you out, you look a sight.
(Tôi nghĩ công việc khiến bạn rã rời rồi, trông bạn hơi luộm thuộm.)
7. Not a hair out of place: chỉ một người có bề ngoài cực kỳ gọn gàng, sạch sẽ
Ví dụ:
Our boss is going to meet an investor, no wonder he does not have a hair out of place.
(Sếp chúng ta đang chuẩn bị gặp một nhà đầu tư, thảo nào anh ấy trông hoàn hảo đến thế.)
8. Down at heel: ngoại hình có dấu hiệu bị bỏ bê
Ví dụ:
Marshall will never let himself down at heel, he’s a model.
(Marshall sẽ không bao giờ bỏ bê việc chăm chút ngoại hình, anh ấy là người mẫu mà.)
9. Dressed to kill: mặc quần áo quyến rũ nhằm tạo ấn tượng nổi bật
Ví dụ:
Wow, you dressed to kill and are definitely going to be the Prom Queen.
(Chà, bạn ăn mặc cực kỳ lộng lẫy, chắc chắn bạn sẽ giành được danh hiệu Nữ hoàng Buổi tiệc.)
10. Cut a dash: có vẻ ngoài, phong cách hấp dẫn hoặc phong thái khá táo bạo
Ví dụ:
They are going to a cosplay festival, so it’s only reasonable to cut a dash.
(Họ đang chuẩn bị tới một lễ hội hóa trang, nên việc họ có phong cách khá độc đáo cũng dễ hiểu thôi.)
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
4. Bài văn sử dụng từ vựng tiếng Anh về ngoại hình con người
Chủ đề miêu tả ngoại hình là một chủ đề rất phổ biến trong các bài kiểm tra năng lực tiếng Anh. hãy cùng tham khảo một đoạn văn dùng từ vựng tiếng Anh về ngoại hình con người mà Step Up đã chuẩn bị cho bạn nhé.
Chủ đề (topic): hãy viết một bài văn miêu tả ngoại hình con người.
Susie is as stunning as a movie star. Her thick, wavy, long black hair falls gracefully to her neck, encircling her face in the form of a diamond. Typically, her smooth, clear skin and high cheekbones are brought out by a golden suntan. Her wide deep blue eyes remind me of a cove. Her curved nose gives her the appearance of a little child. Her mouth is a tiny mouth that she frequently accentuates with shiny pink lipstick, framed by puffy lips. When she smiles, her white teeth, well-formed and even, brighten her entire face.
Bản dịch:
Susie đẹp như một minh tinh màn bạc. Mái tóc đen dài, dày, gợn sóng buông xuống cổ một cách duyên dáng, ôm lấy khuôn mặt góc cạnh như một viên kim cương. Làn da mịn màng, sạch sẽ và gò má cao của cô ấy được tôn lên bởi một màu da rám nắng. Đôi mắt xanh sâu thẳm của cô ấy khiến tôi nhớ đến một vịnh nhỏ. Chiếc mũi cong cong mang lại cho cô vẻ ngoài của một đứa trẻ. Khuôn miệng của cô là một khuôn miệng nhỏ nhắn mà cô thường xuyên tô bằng son môi màu hồng bóng, viền bởi đôi môi căng mọng. Khi cô ấy cười, hàm răng trắng, đều và đẹp, làm sáng bừng cả khuôn mặt.
5. Cách nhớ từ vựng tiếng Anh về ngoại hình con người hiệu quả
Từ vựng tiếng anh là biển kiến thức vô tận. Để học từ vựng cần sự chăm chỉ một cách bền bỉ. Đối với từ vựng tiếng Anh về ngoại hình con người cũng vậy.
Dưới đây là một số phương pháp học từ vựng tiếng Anh nói chung và từ vựng tiếng Anh về ngoài hình con người nói riêng.
Học từ vựng với âm thanh tương tự
Phương pháp “âm thanh tương tự” là một trong những phương pháp học từ vựng tiếng Anh khá mới lạ nhưng vô cùng hiệu quả. Điều này đã được kiểm chứng qua cuốn sách Hack Não 1500. Đây là một trong những cuốn sách áp dụng thành công phương pháp này.
Hack Não 1500 hiện đang là cuốn sách học từ vựng tiếng Anh co người mất gốc bán chạy top đầu trên sàn thương mại điện tử Tiki.
Phương pháp âm thanh tương tự: Đây là phương pháp sử dụng âm thành của những từ tiếng Việt nhưng có phát âm gần giống với từ tiếng Anh mà bạn muốn học, Sau đó đặt một câu có chứa từ thay thế đó sao cho có nghĩa và dễ hình dung. Điều này giúp bạn ghi nhớ một cách dễ dàng hơn.
Vơi phương pháp này bạn có thể học thuộc tối thiểu 30 từ vựng một ngày mà không sợ bị quên từ.
Áp dụng từng vựng đã học vào cuộc sống
Để có thể ghi nhớ từ vựng một cách lâu dài và sử dụng nó một cách tự nhiên thì điều mà bạn cần làm là sử dụng nó một cách thường xuyên.
Ngôn ngữ để giao tiếp, do đó chúng ta cần luyện tập để tạo nên mạch ghi nhớ dài hạn đối với từ vựng mình muốn học
Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500 và App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường.
Trên đây là tổng hợp từ vựng tiếng Anh về ngoại hình con người. Step Up mong bạn đã tích lũy thêm nhiều từ vựng và cụm từ thú vị chủ đề miêu tả ngoại hình. Hãy đón đọc những bài viết mới về từ vựng theo chủ đề của Step Up bạn nhé.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Trong tiếng Anh, khi muốn miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, chúng ta thường dùng tính từ. Thế nhưng, có một bí quyết để ghi điểm cao trong các bài kiểm tra – đó chính là sử dụng tính từ ghép. Hãy cùngStep Up khám phá xem tính từ ghép là gì, có chức năng như thế nào cùng các ví dụ, bài tập thực hành trong bài viết dưới đây nhé.
1. Định nghĩa tính từ ghép tiếng Anh (compound adjectives)
Tính từ ghép (compound adjectives) được định nghĩa là một tính từ trong tiếng Anhđược hình thành khi hai hoặc nhiều từ được nối với nhau để bổ sung ý nghĩa cho cùng một danh từ. Các từ tạo nên nó nên được gạch nối để tránh sự nhầm lẫn hoặc đa nghĩa.
Ví dụ về các tính từ ghép:
2. Cách tạo tính từ ghép tiếng Anh
Có rất nhiều cách khác nhau để tạo thành tính từ ghép trong tiếng Anh. Dưới đây là những phương pháp thành lập tính từ ghép trong tiếng Anh để bạn tham khảo
Cách 1: Danh từ + Tính từ
Ví dụ:
Accident-prone: dễ bị tai nạn
Air-sick: say máy bay
Brand-new: nhãn hiệu mới
Home-sick: nhớ nhà
Lightening-fast: nhanh như chớp.
Sea-sick: say sóng
Snow-white: trắng như tuyết
Top-most: cao nhất
World-famous: nổi tiếng thế giới
World-wide: trên toàn thế giới
Cách 2: Số + Danh từ đếm được số ít
Ví dụ:
A four-bedroom apartment: một căn hộ có bốn phòng ngủ
[FREE]Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
Ngoài những tính từ ghép trên, có những tính từ ghép được được sử dụng một cách rộng rãi nhưng không được tạo thành từ các công thức. Bạn có thể học thuộc chúng trong ngữ cảnh để dễ nhớ hơn.
Không chỉ bắt gặp trongluyện nghe tiếng Anhvới các đoạn văn, hội thoại, tính từ ghép được sử dụng rất nhiều trong văn nói và văn viết. Với văn nói, tính từ ghép giúp cho câu văn của bạn trở nên ấn tượng hơn với người nghe bởi khả năng hiểu biết và dùng từ linh hoạt. Với văn viết, bạn dễ dàng tạo ấn tượng với vốn từ vựng của mình trong các bài thi, đánh giá bản thân. Cùng điểm quá một số tính từ ghép dưới đây để áp dụng vào thực tế nhé.
Ash-colored: có màu xám khói
Clean-shaven: mày râu nhẵn nhụi
Clear-sighted: sáng suốt
Dark-eyed: có đôi mắt tối màu
Good -looking: ưa nhìn, trông đẹp mắt
Handmade: làm thủ công, tự làm bằng tay
Hard-working: làm việc chăm chỉ
Heart-breaking: tan nát cõi lòng
Home-keeping: giữ nhà, trông nhà
Horse-drawn: kéo bằng ngựa
Lion-hearted: dũng cảm, gan dạ
Long-sighted (far-sighted): viễn thị hay nhìn xa trông rộng
Trên đây là toàn bộ kiến thức về tính từ ghép trong tiếng Anh. Ngoài ra các kiến thức về động từ, danh từ, trạng từ,…cũng là những yếu tố quan trọng trong một câu văn. Cùng tìm hiểu thêm các bài viết khác của Step Up để cập nhật các bài viết về các chủ đề ngữ pháp nhé!
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI