Bạn băn khoăn tại sao nhiều người giao tiếp tiếng Anh hay đến vậy? Bạn tự hỏi có bí kíp gì không? Step Up sẽ chia sẻ với các bạn “quy tắc vàng”– quy tắc trọng âm từ và câu trong tiếng Anh để giúp các bạn giao tiếp tự nhiên và ngữ điệu hơn.
Nội dung bài viết
1. Quy tắc trọng âm tiếng Anh trong từ
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy tắc trọng âm tiếng Anh trong từ để giao tiếp tự nhiên hơn
Khi nhìn vào phiên âm của một từ, trọng âm của từ đó được ký hiệu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết đó.
Định nghĩa trọng âm trong từ
Khác với tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Những từ có hai âm tiết trở lên thì trong cách đọc sẽ có một âm tiết khác biệt hơn về độ dài, độ lớn và độ cao . Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác. Đó là trọng tâm trong từ.
Khi nhìn vào phiên âm của một từ, trọng âm được ký hiệu bằng dấu (‘) ở bên trên và nằm phí trước âm tiết đó.
Ví dụ:
- “Student” có phiên âm /ˈstjuː.dənt/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất là âm /stju/
- “Trainee” có phiên âm /ˌtreɪˈniː/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /ni/
Các quy tắc trọng âm tiếng Anh trong từ
Do tiếng Anh là hệ đa âm tiết nên mỗi từ ngắn hoặc dài lại có những quy tắc trọng âm khác nhau
a. Với từ có 2 âm tiết
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Đối với hầu hết danh từ và tính từ trong tiếng Anh, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
- Danh từ: “doctor” có phiên âm /ˈdɒk.tər/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ nhất là âm /dɒk/
- Tính từ: “better” có phiên âm /ˈbet.ər/, thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ nhất là âm /bet/
Với động từ chứa nguyên âm ngắn ở âm tiết thứ hai và kết thúc bằng một hoặc không phụ âm, thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: “enter” có phiên âm / ˈentər/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ nhất là âm /en/
Trọng âm vào âm tiết thứ 2
Trong tiếng Anh, hầu hết các động từ và giới từ có hai âm tiết đều có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ:
- Động từ: “object” có phiên âm /kəˈnekt/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /nekt/
- Giới từ: “among” có phiên âm /əˈmʌŋ/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /mʌŋ/
Danh từ hay tính từ có nguyên âm dài mà nguyên âm đôi ở âm tiết thứ hai hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào chính âm tiết đó.
Ví dụ: belief có phiên âm /bɪˈliːf/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /liːf//
b. Với từ có 3 âm tiết và nhiều hơn 3 âm tiết
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Với một danh từ có chứa ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: “pharmacy” có phiên âm /ˈfɑːrməsi/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /teɪ/
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Những danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn /ə/ hay/i/, có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: “potato” có phiên âm /pəˈteɪtoʊ/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /teɪ/
Những động từ có âm tiết cuối cùng chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: “remember” có /rɪˈmembər/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /mem/
Những tính từ có âm tiết đầu tiên chứa âm /i/ hoặc /ə/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: “familiar” có phiên âm /fəˈmɪliər/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /mɪ/
c. Với với từ có chứa các hậu tố
Hậu tố là thành phần được thêm vào sau từ gốc. Hậu tố không có nghĩa khi đứng riêng biệt và nó không phải là một từ.
Hậu tố trọng âm rơi vào chính nó: ain, -eer, -ee, -oo, -oon, -ese, esque
Ví dụ: volunteer /.vɒlənˈtɪə /, employee /empl ɔɪˈi:/,
Hậu tố làm trọng tâm rơi vào trước âm đó: -ion, ic, -sion , -ious, -ian, -ia
Ví dụ: population / ˌpɒpjʊˈleɪʃ(ə)n̩ /, economic / ˌiːkəˈnɒmɪk /
d. Với từ ghép
Đối với danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: “whitegreenm /ɡri/
Động từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: “Understand” có phiên âm /ʌndərˈstænd / thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /stænd/
Tính từ ghép : trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: “self- confident” có phiên âm /ˌselfˈkɒn.fɪ.dənt/ thì trọng tâm rơi vào âm tiết thứ hai là âm /kɒn/
2. Quy tắc trọng âm tiếng Anh trong câu
Trong tiếng Anh, không chỉ mỗi từ có trọng âm mà trong câu cũng có quy tắc trọng âm. Trong giao tiếp tiếng Anh luôn phải nhấn đúng trọng âm vì ý nghĩa câu có thể thay đổi khi ta nhấn trọng âm vào một từ khi nói. Khi nói có trọng âm, câu sẽ giai điệu cho câu, đó được gọi là âm điệu.
Ví dụ: Phân tích trọng âm trong câu sau:
- I love you (Nhấn mạnh vào chủ ngữ tôi, chính tôi là người yêu em chứ không phải ai khác)
- I love you (Nhấn mạnh rằng tôi rất yêu em)
- I love you (Nhấn mạnh người tôi yêu là em chứ không phải ai khác)
Trong tiếng Anh, các từ trong câu được chia làm chia làm 2 loại, đó là từ về mặt nội dung và từ về mặt cấu trúc.
Các từ thuộc về mặt nội dung là những từ quan trọng và mang nghĩa của câu và thường được nhấn trọng âm vào khi nói.
Các từ thuộc về mặt cấu trúc ít quan trọng hơn và không được nhấn trọng âm khi nói. Nó là những từ phụ trợ cấu tạo ngữ pháp cho câu và làm cho câu đúng về mặt cấu trúc hoặc ngữ pháp.
Các từ thuộc về mặt nội dung – được nhấn trọng âm
Loại từ |
Ví dụ |
Danh từ |
Music, pencil, chair… |
Tính từ |
Big, small, tall,… |
Trạng từ |
Quickly, early, friendly… |
Động từ chính |
Give, send, listening |
Đại từ chỉ định |
This, that, those… |
Từ để hỏi |
What, who, when… |
Trợ động từ (dạng phủ định) |
Don’t, doesn’t… |
Các từ thuộc về mặt cấu trúc – không được nhấn trọng âm
Loại từ |
Ví dụ |
Mạo từ |
A, an, the |
Giới từ |
In, on at,… |
Đại từ |
He, she, it… |
Từ nối |
But, and, however… |
Trợ động từ |
Do, does, can, must… |
Động từ tobe |
Is, are, am, was… |
3. Quy tắc trọng âm với một số từ gốc đặc biệt
Với những từ có đuôi kết thúc bằng: -al, -ate, -cy, -graphy, -gy, -ity, -phy thì trọng âm rơi vào âm thứ 3 từ dưới lên.
Ví dụ:
- “Immediate” có hợp âm là /ɪˈmiː.di.ət/ thì hợp âm rơi vào âm thứ 3 từ dưới lên là âm /mi/
- “Technology” có hợp âm là /tekˈnɒl.ə.dʒi/ hì hợp âm rơi vào âm thứ 3 từ dưới lên là âm /nɒl/
4. Bài tập về quy tắc trọng âm
Dưới đây là một số bài tập quy tắc trọng âm để chúng mình cùng luyện tập nhé
Bài 1: Chọn cách đánh trọng âm chính xác nhất.
1. Trọng âm của “suspicious”:
a. ‘suspicious b. suspi’cious c. su’spicious d. sus’picious
2. Trọng âm của “equipment”:
a. e’quipment b. equip’ment c. ‘equipment d. equi’pment
3. Trọng âm của “understand”:
a. ‘understand b. un’derstand c. und’erstand d. under’stand
Đáp án: 1c 2a 3d
Bài 2: Chọn từ có cách phát âm khác với các từ còn lại
- a. excited b. interested c. confident d. memorable
- a. organise b. decorate c. divorce d. promise
- a. refreshment b. horrible c. exciting d. intention
Đáp án: 1a 2c 3b
Trên đây là những quy tắc trọng âm trong tiếng Anh. Hãy tích lũy thêm thật nhiều kiến thức ngữ pháp bằng cách tham khảo các bài viết khác của Step Up nhé!
Xem thêm: Tổng hợp tiếng Anh giao tiếp nói về sự sợ hãi thông dụng nhất