Có lẽ các bạn đã bắt gặp hai cấu trúc này ở đâu đó trong các bài tập nhưng chưa thực sự hiểu về chúng. Trong bài viết sau đây, Step Up sẽ giải thích chi tiết cho bạn về sự khác nhau giữa Case to case và Case by case. Cùng xem nhé!
1. Case to case – /keɪs tuː keɪs/
Trước tiên, hãy tìm hiểu cụm từ Case to Case.
1.1. Định nghĩa
Ta có thể hiểu Case to case là “trường hợp này tới trường hợp khác”. Thông thường, cụm đầy đủ sẽ là: from case to case.
Ví dụ:
The treatment varies a lot from case to case. Việc điều trị rất khác nhau tùy vào các trường hợp khác nhau.
1.2. Cách dùng Case to case trong tiếng Anh
Thực tế, cụm từ này rất ít khi được sử dụng trong tiếng Anh. Nếu so sánh Case to case và Case by case thì cụm từ được ưa chuộng hơn là Case by case.
2. Case by Case – /keɪs baɪ keɪs/
Các bạn hãy sử dụng Case by Case để đảm bảo tính chính xác cũng như phổ biến nhé.
2.1. Định nghĩa
Case by case mang nghĩa là từng trường hợp một.
Ví dụ:
Wage increases will be negotiated on a case-by-case basis.
Việc tăng lương sẽ được thỏa thuận trong từng trường hợp cụ thể.
2.2. Cách dùng Case by case trong tiếng Anh
Cụm từ Case by case thường đi với cụm đầy đủ là On a case by case basis.
Cụm này thường đứng sau động từ trong câu.
Case by case thường được dùng để chỉ các quyết định được đưa ra một cách riêng biệt, mỗi quyết định tùy theo sự kiện của tình huống cụ thể
Ví dụ:
Each set of data will have to be examined on a case-by-case basis, of course. Tất nhiên, mỗi bộ dữ liệu sẽ phải được kiểm tra theo từng trường hợp cụ thể.
Applicants would be considered on a case-by-case basis. Các ứng viên sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể
This will have to be worked out on a case-by-case basis applying the rules which we have referred to. Điều này sẽ phải được giải quyết trên cơ sở từng trường hợp áp dụng luật mà chúng tôi đã đề cập đến.
3. Phân biệt Case to case và Case by case trong tiếng Anh
Qua những thông tin ở trên, các bạn có thể nhận thấy Case to case và Case by case đều dùng để chỉ việc làm một hành động nào đó theo các trường hợp khác nhau:
from case to case: từ trường hợp này đến trường hợp khác
on a case by case basis: tùy vào từng trường hợp (làm từng cái một)
Hãy lưu ý rằng, cấu trúc from case to case không được sử dụng nhiều.
Trong khi đó, cấu trúc on a case by case basis thì phổ biến hơn. Bạn nên sử dụng cấu trúc này nhé.
Trên đây là kiến thức bạn nên biết để sử dụng chuẩn Case to case và Case by case. Hy vọng bài viết có ích cho bạn. Step Up chúc bạn sẽ học giỏi tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, khi muốn nói chúng ta giỏi, tốt trong việc gì đó, ta thường dùng từ Good. Theo đó ta có cấu trúc Good at, và còn có cả Good in nữa. Vậy cấu trúc Good at này sử dụng như thế nào và khác với Good in ra sao, cũng tìm hiểu với bài viết dưới đây của Step Up nhé.
1. Cấu trúc Good at trong tiếng Anh
Cấu trúc Good at được dịch ra là: giỏi, thuần thục, làm tốt một điều gì đó.
to be good at + N/V-ing
Ví dụ:
Linda is good at dancing. Linda nhảy rất tốt.
Minh is good at football. Minh chơi bóng đá giỏi.
Linh is good at Math, she always finishes first. Linh giỏi môn Toán, cô ấy luôn hoàn thành đầu tiên.
2. Phân biệt cấu trúc Good at và Good in
Không có tài liệu nào quy định rõ về hai cách dùng này. Tuy nhiên theo những người bản xứ chia sẻ thì:
Good at thường dùng với các hoạt động (good at doing something). Chỉ việc bạn có kỹ năng tốt và làm tốt hoạt động đó.
Good in thường dùng với các lĩnh vực (good in something). Ngoài ra, Good in thể hiện việc bạn có thể hành xử tốt trong các tình huống.
Do đó Good in thường đi với Danh từ hơn.
Ví dụ:
Tung is good in music. Tùng giỏi về nhạc lắm. Tung is good at singing. Tùng hát hay.
She is good in foreign languages. Cô ấy giỏi về ngoại ngữ. She is good at speaking English, French and German. Cô ấy nói tốt tiếng Anh, Pháp và Đức.
You are really good in adverse conditions, Bạn thực sự giỏi trong những tình huống bất lợi.
Tuy nhiên thì good at vẫn có thể đi với danh từ đó nha. Theo thống kê thì ngày càng có nhiều người sử dụng good at hơn so với good in khi đi với danh từ.
She’s good at product design. Cô ấy giỏi thiết kế sản phẩm.
I’m good at English. Tớ học tốt tiếng Anh.
People who are good at music can learn a language sooner. Những người giỏi về âm nhạc có thể học ngôn ngữ sớm hơn.
Step Up tin cấu trúc Good at sẽ không làm khó bạn đâu. Để ghi nhớ lâu hơn thì hãy luyện tập nhanh bài tập dưới đây nhé.
Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống:
1. My kid is ______ drawing pictures.
A. good at B. good in C. good
2. Are you good at ______ football?
A. play B. playing C. played
3. Don’t worry. I’m good in ______.
A. Maths B. doing Maths C. study Maths
4. I know I’m ______ solving crossword puzzles.
A. good at B. good in C. good
5. Many students in this school are good at ______ English.
A. speak B. speake C. spoking
Đáp án
1. A 2. B 3. A 4. A 5. C
Trên đây là những kiến thức về cấu trúc Good at mà bạn cần biết để chọn được đáp án đúng trong các bài kiểm tra trên trường cũng như trong văn nói nha.
“Let me explain the Explain structure in English! – Để tớ giải thích cấu trúc Explain trong tiếng Anh nha.” Nghe xong câu đó là hiểu ngay Explain có nghĩa là gì rồi phải không nào? Tuy nhiên để nắm chắc cách dùng Explain thì các bạn hãy đọc ngay bài viết sau đây của Step Up nhé!
1. Định nghĩa Explain
Explain là một động từ trong tiếng Anh, mang nghĩa là “giải thích, trình bày” điều gì đó để khiến ai hiểu rõ.
Ví dụ:
I’ll be happy to explain everything you need. Tôi sẽ sẵn lòng giải thích tất cả những điều bạn cần.
My brother explained the rules of chess to me. Anh trai đã giải thích luật chơi cờ vua cho tôi.
Jack is explaining how the machine works. Jack đang giải thích chiếc máy hoạt động như thế nào.
2. Cách dùng cấu trúc Explain trong tiếng Anh
Cấu trúc chung nhất của Explain đó là:
Explain + something + to + somebody
Ý nghĩa: Giải thích điều gì cho ai
Ví dụ:
My boyfriend explained the film to me but I didn’t understand. Bạn trai đã giải thích bộ phim cho tôi nhưng tôi không hiểu.
Could you explain this exercise to your sister? Con có thể giải thích bài tập này cho em gái không?
The new teacher will explain the procedure to the students. Giáo viên mới sẽ giải thích quy trình cho những học sinh.
Lưu ý: Ghi nhớ giới từ TO + SOMEBODY nhé
Can you explain the route to me? Not: Can you explain me the route?
Ngoài ra, ta thường gặp cấu trúc Explain đi với từ để hỏi.
Explain + what/when/where/why/how …
Ý nghĩa: Giải thích…
Ví dụ:
He couldn’t explain why he did it. Anh ấy không thể giải thích tại sao mình lại làm vậy.
Linh tried to explain what had happened last night. Linh cố giải thích những gì đã xảy ra vào tối qua.
Please explain to me how airplanes fly. Xin hãy giải thích cho tôi máy bay bay bằng cách nào.
3. Cách dùng động từ Explain trong tiếng Anh
Không khó nhớ lắm đâu vì Explain KHÔNG PHẢI là một động từ bất quy tắc. Cụ thể như sau:
Hiện tại đơn
explain explains
Hiện tại tiếp diễn
am/is/are explaining
Hiện tại hoàn thành
have/has explained
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
have/has been explaining
Quá khứ đơn
explained
Quá khứ tiếp diễn
was/were explaining
Quá khứ hoàn thành
had explained
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
had been explaining
Tương lai đơn
will explain
Tương lai tiếp diễn
will be explaining
Tương lai hoàn thành
will have explained
Tương lai hoàn thành tiếp diễn
will have been explaining
Ví dụ:
Minh often patiently explains exercises to his brother. Minh thường kiên nhẫn giải thích bài tập cho em trai.
She is explaining but he doesn’t listen. Cô ấy đang giải thích nhưng anh ấy không nghe.
I have explained to you for 2 hours. Tôi đã giải thích cho bạn 2 tiếng rồi đấy.
Chắc chắn cấu trúc explain này không hề làm khó bạn đâu phải không? Hãy cùng luyện tập nhanh với bài tập dưới đây nhé.
Chọn đáp án đúng vào chỗ trống
1. Please could you ______ why you’re so late!
A. explain B. explained C. explaining
2. We use the verb ______to mean ‘make something clear or easy to understand.
A. understand B. provide C. explain
3. We explained the situation ______ the team.
A. for B. to C. with
4. ______ you explain this to me tomorrow?
A. Are B. Did C. Will
5. ______ you ever explained to your mom?
A. Have B. Do C. Did
6. I don’t know how you’re going to ______ that broken vase.
A. explain for B. explain away C. explain about
7. The doctor explained patiently ______ the treatment would be.
A. what B. why C. when
8. I try to explain the issues ______ great detail.
A. at B. on C. in
Đáp án:
1. A 2. C 3. B 4. C 5. A 6. B 7.A 8. C
Trên đây là tất cả kiến thức bạn cần biết về cấu trúc Explain trong tiếng Anh. Đừng để mất điểm về cấu trúc này trong bài kiểm tra nha. Step Up chúc bạn học tốt tiếng Anh!
Công cuộc xin việc vẫn luôn được coi là một hành trình vất vả, và một chiếc CV chất lượng là điều không thể thiếu. Bạn đang tìm kiếm những mẫu CV tiếng Anh để hoàn thiện bản CV của mình? Bài viết sau đây của Step Up sẽ giới thiệu cho bạn những mẫu CV tiếng Anh cơ bản, giúp bạn nâng cao cơ hội được gọi phỏng vấn hơn. Cùng xem nhé!
1. Sơ lược về mẫu CV tiếng Anh
Trước tiên, bạn nên hiểu CV tiếng Anh là gì và ý nghĩa của chiếc CV ra sao.
1.1. CV tiếng Anh là gì
CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae, có thể dịch là “sơ yếu lí lịch”. CV sẽ chứa ngắn gọn thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm, bằng cấp và kinh nghiệm của một người.
CV thường bao gồm:
Những thông tin cá nhân như họ và tên, email, số điện thoại, địa chỉ,..
Trình độ học vấn
Kinh nghiệm làm việc
Những kỹ năng hoặc thành tích đạt được
Những thói quen và sở thích
Mong muốn đối với công việc
1.2. Lợi ích của CV tiếng Anh
CV giới thiệu bản thân là bước đầu quan trọng để các ứng viên tiếp cận nhà tuyển dụng. Nhìn vào CV, nhà tuyển dụng có thể biết được bạn có phù hợp với công việc của công ty hay không.
Có một chiếc CV đẹp mắt, bố cục rõ ràng là bạn đã ăn điểm ngay với nhà tuyển dụng rồi.
Ngoài ra, một chiếc CV tiếng Anh sẽ giúp bạn thể hiện được trình độ tiếng Anh và cả sự chuyên nghiệp của mình, đặc biệt là đối với các công ty đa quốc gia hay hoạt động trong lĩnh vực ngoại ngữ.
2. Cách viết CV tiếng Anh hiệu quả dễ dàng ứng tuyển
Sau đây, Step Up sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV tiếng Anh một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu các thành phần cần có của một mẫu CV tiếng Anh nhé.
2.1. Thông tin cá nhân (Personal Details)
Thông tin cá nhân là phần nên được nêu ra đầu tiên tại bản CV xin việc cho mọi ngành nghề.
Với những thông tin đó, nhà tuyển dụng có thể biết được cơ bản về ứng viên. Trong mục này bạn nên cung cấp:
Họ và tên/Full name
Ngày tháng năm sinh/Date of birth
Địa chỉ/Address
Số điện thoại/Phone number
Email/Thư điện tử
Khi viết CV bằng tiếng Anh bạn nên có ảnh đại diện. Đó không cần là ảnh thẻ mà có thể là một bức ảnh rõ mặt, nghiêm túc, thần thái tự tin.
Thư điện tử nên là tên của bạn và được viết nghiêm túc, tránh dùng những nickname hay mail thời học sinh sẽ không phù hợp đâu nha.
Ngoài ra, bạn có thể làm phần mở đầu CV này thêm ấn tượng bằng cách cho một câu nói, câu châm ngôn mà bạn tâm đắc, liên quan đến ngành nghề của bạn.
Ví dụ:
Instincts are good but data is way better. Làm theo bản năng thì tốt nhưng có dữ liệu thì còn tốt hơn. (hợp với ngành cần dữ liệu)
Don’t be busy, just be productive. Đừng trở nên bận rộn, hãy làm việc có hiệu quả.
Do what you love, love what you do. Làm những gì bạn yêu, yêu những gì bạn làm.
Nói về mục tiêu nghề nghiệp thì khá là khó vì chúng ta toàn “ngày mai ăn gì còn chưa biết”.
Tuy nhiên thì mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV tiếng Anh có vai trò là lời quảng cáo về bản thân của bạn giúp gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Một người có định hướng rõ ràng thì tốt hơn nhiều, đặc biệt là với các vị trí như trưởng phòng hay quản lý.
Bạn có thể:
Giới thiệu về kinh nghiệm, trình độ cá nhân
Đưa ra mục tiêu ngắn hạn
Đưa ra các mục tiêu dài hạn
Ví dụ:
As a highly-motivated graduated student with a strong willingness to learn, I am seeking for a position in a modern and professional working environment. I desire to work in the field of Finance and to support the company in the best way possible for the efficient running of its upcoming projects. My goal is to become the manager in the next 3 years at your company.
Dịch nghĩa: Là một sinh viên đã tốt nghiệp năng động và có tinh thần học hỏi cao, tôi đang tìm kiếm một vị trí trong một môi trường làm việc hiện đại và chuyên nghiệp. Tôi mong muốn được làm việc trong lĩnh vực Tài chính và hỗ trợ công ty một cách tốt nhất có thể để vận hành hiệu quả các dự án sắp tới của công ty. Mục tiêu của tôi là trở thành trưởng phòng trong 3 năm tới tại công ty của bạn.
I want to leverage my 2 years of event administrating and organizing skills, and expertise in the Marketing. I desire to work in a young and dynamic environment where I can develop skills to contribute to the company. My goal is to become the Marketing Manager in the next 2 years at your company.
Dịch nghĩa: Tôi muốn tận dụng 2 năm kỹ năng tổ chức và quản lý sự kiện cũng như kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực Tiếp thị. Tôi mong muốn được làm việc trong một môi trường trẻ trung, năng động, nơi có thể phát triển các kỹ năng để đóng góp cho công ty. Mục tiêu của tôi là trở thành Giám đốc Tiếp thị trong 2 năm tới tại công ty của bạn.
2.3. Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan (Education and Qualifications)
Trình độ học vấn chỉ cần viết ngắn gọn và rõ ràng là đủ.
Dù năng lực quan trọng hơn học lực nhưng thực tế thì rất nhiều công ty quan tâm tới trình độ học vấn.
Đây là một trong những yếu tố đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí mà công ty đang tuyển dụng, cũng như khả năng học tập của bạn.
Ở phần này, bạn nên cung cấp thông tin về trường học, ngành học, GPA và các chứng chỉ của bạn. Nếu như bạn có GPA thấp thì có bỏ qua nha.
Ví dụ:
EDUCATION
Foreign Trade University (From Sept 2016 to July 2020) Bachelor in Marketing of Products and Services GPA: 3.68/4 or 8.51/10 (the highest ranking)
Phan Dinh Phung High School (From Sept 2013 to July 2016) GPA: 9,1/10 (Grade 12) Ranked in TOP 3 in class of 40 students during all 3 years
Đây chính là phần nhà tuyển dụng sẽ chú tâm, hay còn gọi là “soi” nhất. Bạn cần liệt kê những vị trí làm việc trước đây và những công việc từng đảm nhận.
Biết cách trình bày kinh nghiệm làm việc một cách thông minh và khéo léo sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng. Bạn chỉ nên nhắc tới những công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển, tránh lan man và dài dòng nha.
Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, các bạn có thể kể đến những công việc part time và cả các hoạt động ngoại khóa mà các bạn thực hiện. Quan trọng là bạn học được kinh nghiệm gì từ những trải nghiệm đó.
Lưu ý đối với phần Work Experience này:
Cần liệt kê thứ tự công việc từ thời gian gần nhất trở về sau.
Nếu bạn nhảy việc nhiều thì bạn hãy chỉ chọn những công việc có kỹ năng gần với công việc đang ứng tuyển.
Trong phần mô tả ngắn gọn công việc, hãy ghi những kĩ năng mà công việc bạn đang ứng tuyển đòi hỏi. Ví dụ như numeracy (tính toán), analytical and problem solving skills (kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề); persuading and negotiating skills (kỹ năng thuyết phục và đàm phán).
Nên bắt đầu bằng 1 động từ, nhất quán về dạng, cách chia ở các động từ đó. Để CV có vẻ trang trọng hơn, hãy sử dụng động từ dưới dạng V-ing.
Ví dụ:
Participating in designing banners Offering ideas and reporting their findings to each other
Đối với các bạn mới ra trường thì đây cũng là một phần đáng chú ý đây.
Trong phần này, bạn sẽ đưa ra thông tin về các hoạt động xã hội, cộng đồng mà đã tham gia.
Các bạn sinh viên thường ghi vào đây những hoạt động thiện nguyện, ngoại khóa nổi bật. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người năng động, nhiệt huyết, có các kỹ năng mềm – những tiêu chí quan trọng của một nhân viên tốt
Ví dụ:
Organizer of Marketing Workshop for newbies
Volunteer on the Child Care Project
Lưu ý, nếu bạn ứng tuyển cho các tổ chức phi lợi nhuận (NGOs) hoặc các công việc liên quan đến đoàn thể cần sự nhiệt tình, hoặc các chương trình Quản trị tập sự của các công ty lớn (rất ưu tiên hoạt động ngoài khóa) thì bạn nên viết cụ thể phần này nha.
2.6. Sở thích cá nhân và thành tựu đạt được (Interests and Achievements)
Về phần sở thích, phần này không quá quan trọng, chỉ là để cho nhà tuyển dụng hiểu chúng ta hơn một chút. Tuy nhiên, nên tránh liệt kê những sở thích “bá đạo” như: chơi game hay ngủ nướng.
Nếu bạn có sở thích đặc biệt với lĩnh vực nào mà liên quan đến công việc thì sẽ rất tuyệt vời đó.
Lưu ý trong phần này:
Viết đủ và ngắn gọn
Dùng bullet/Gạch đầu dòng rõ ràng khi liệt kê các sở thích
Đưa ra các hoạt động ngoại khóa thiết thực mà bạn đã tham gia.
Với phần thành tựu, bạn có thể nhắc tới ở phần Hoạt động (Activities) hoặc mục riêng. Nếu như những thành tựu này gắn với sở thích của bạn (ví dụ bạn thích chơi cờ vua và đạt giải) thì có thể để ở phần sở thích.
2.7. Kỹ năng (Skills)
Với phần này, bạn có thể liệt kê các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà bạn đã học được, không nhất thiết phải giải thích chi tiết.
Hãy trung thực với bản thân mình nha.
Một số kĩ năng có thể kể đến như:
presentation skills: kỹ năng thuyết trình
communications: kỹ năng giao tiếp
planning: lên kế hoạch
organizing: tổ chức
teamwork: làm việc nhóm
training: đào tạo
…
2.8. Chèn ảnh
Khi viết hồ sơ xin việc tiếng Anh bạn cần phải có ảnh đại diện. Ngoài ra nếu bạn làm những ngành nghề sáng tạo, thì có thể chèn thêm nhiều hình ảnh khác nữa.
Đối với ảnh đại diện, như có nói ở trên, bạn nên lựa chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, miêu tả thần thái tốt nhất của bạn, phù hợp với tính chất công việc. Bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn một bức ảnh tươi tắn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về một người trẻ trung, thân thiện.
3. Mẫu CV tiếng Anh thông dụng dành cho người đi làm
Sau đây, Step Up sẽ giới thiệu với bạn một số mẫu CV tiếng Anh, từ đơn giản cho đến chuyên nghiệp để các bạn tham khảo và dễ hình dung nha.
3.1. Mẫu CV tiếng Anh đơn giản
Đối với đại đa số các công ty, thì một chiếc CV đơn giản, rõ ràng là đã đủ để giúp bạn tham gia buổi tuyển dụng rồi.
Bạn nên đưa ra đầy đủ các thông tin ở trên trong CV, trình bày không rối rắm và dễ nhìn. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV tiếng Anh sau đây.
3.2. Mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp
Với các tập đoàn hay các công ty lớn thì việc thiết kế một CV chuyên nghiệp sẽ quan trọng hơn.
Bạn nên chọn các tông màu giống với thương hiệu của công ty đó. Nếu là công việc cần sự sáng tạo, thì bạn nên thiết kế riêng một chiếc CV cho lần phỏng vấn này.
Một số mẫu CV tiếng Anh mẫu:
3.3. Mẫu CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường
Là một sinh viên mới ra trường thì bạn không có quá nhiều kinh nghiệm. Hãy làm nổi bật thành tích học tập của mình hoặc những hoạt động ngoại khóa nhé.
Một số mẫu CV tiếng Anh mẫu:
4. Các lỗi ứng viên thường gặp khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh
Có một số lỗi sẽ khiến nhà tuyển dụng hơi “khó chịu” một chút và bạn sẽ không được đánh giá cao. Chúng ta nên tránh các lỗi này nhé.
4.1 Không có dẫn chứng đầy đủ về thành tích
Nếu trong CV bạn có nhắc tới các thành tích của mình thì nên thêm 1 – 2 dòng để nói về giải thưởng đó.
Ví dụ:
Leader of the First Prize winning group (Video Round) – English Olympiad 2019 Held by University of Languages and International Studies (ULIS – VNU) Subject: Student and Sustainable development
Ngoài ra, bạn cũng nên đem theo các giấy chứng nhận khi đi phỏng vấn.
4.2 Nội dung quá chung chung
Do muốn nói nhiều thông tin mà CV chỉ nên gói gọn trong 1 – 2 trang nên nhiều người lựa chọn chỉ viết chung chung. Điều này khiến nhà tuyển dụng không có được tưởng tượng hay đánh giá rõ về bạn, khiến bạn bị lu mờ.
Ví dụ về lỗi viết chung chung: Experiences:
Sales at A Shop
Content creator at Brand B
I want to improve myself…
Thay vì “tham” thông tin, bạn nên chọn lọc những điểm nổi bật nhất và cung cấp thông tin chi tiết làm rõ những gì bạn viết trong CV.
Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí Quan hệ khách hàng, rất cần kỹ năng diễn thuyết.
Đừng viết:
“Having an excellent presentation skill (Có kỹ năng thuyết trình tuyệt vời)”
Hãy viết:
Presenting at many cinemas with groups of 50 to 500 people. (Thuyết trình trước 50-500 người ở nhiều hội thảo.)
4.3 Sai chính tả
Về cơ bản thì các nhà tuyển dụng có thể sẽ “tha thứ” cho bạn với lỗi này. Tuy nhiên thì không mắc lỗi vẫn là tốt nhất phải không. Sai chính tả sẽ khá là… “quê” đó. Nếu lỗi này xảy ra nhiều thì còn chứng tỏ bạn là người không cẩn thận nữa.
Hãy đọc soát nhiều lần trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng đặc biệt là CV tiếng Anh, bạn nên tra từ điển để đảm bảo về mặt chính tả, ngữ pháp chính xác.
Bạn cũng có thể bật tính năng kiểm tra chính tả hoặc đẩy CV lên một số web soạn thảo online để được chữa lỗi chính tả ngay khi viết.
Trong cuộc đời học sinh, ngày lễ 20/11 rất đáng nhớ và quan trọng vì đó là dịp để chúng ta có thể tri ân thầy cô của mình. Với đề bài viết về ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh, các bạn có thể kể đến những hoạt động ở trường lớp và cảm nghĩ của bản thân. Sau đây, Step Up sẽ hướng dẫn bạn chi tiết hơn cách viết về ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh đạt điểm cao, cùng xem nhé!
1. Bố cục bài viết về ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh
Trước khi viết bài, việc lập dàn ý sẽ giúp bài viết rõ ràng hơn, ngoài ra cũng tránh trường hợp đang viết thì… hết cái để viết.
Bạn có thể tham khảo bố cục sau đây nha:
Phần 1: Phần mở bài: Giới thiệu chung về ngày nhà giáo Việt Nam
Ngày nhà giáo Việt Nam là ngày nào?
Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam
Cảm nghĩ chung của bạn về ngày lễ này
Có thể bắt đầu bài viết bằng một câu châm ngôn
…
Phần 2: Nội dung chính: Kể và miêu tả về ngày nhà giáo Việt Nam
Trong phần này, bạn có thể nói tới:
Sự chuẩn bị cho ngày nhà giáo Việt Nam ở trường lớp
Các hoạt động trong ngày nhà giáo Việt Nam
Bạn làm gì trong ngày nhà giáo Việt Nam
Cảm xúc của bạn trong ngày lễ này
…
Phần 3: Kết bài: Bày tỏ tình cảm với các giáo viên hoặc suy nghĩ về ngày nhà giáo.
2. Từ vựng thường dùng để viết về ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh
Sau đây là những từ vựng hữu ích, thường được dùng trong các bài viết về ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh. Việc học từ vựng sẽ giúp bạn viết mượt mà và trôi chảy hơn đó.
3. Mẫu bài viết về ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh
Step Up cung cấp cho bạn 3 đoạn văn mẫu viết về ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh để bạn có thể tham khảo và hoàn thiện bài viết của mình nha.
3.1. Đoạn văn mẫu miêu tả ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh
Bạn có thể nói tới khung cảnh, không khí của ngày nhà giáo Việt Nam.
Đoạn văn mẫu:
In Vietnam, people celebrate Vietnamese Teacher’s Day to honor those who work in the education field. The festival is held on November 20st annually. On this occasion, schools often hold a ceremony for all the students and teachers to attend. There will be banners, balloons, flowers and many things decorated all around. Each class is also decorated differently. On this day, teachers, especially female teachers, often wear ao dai, or beautiful outfits. Usually, each class will prepare a colorful wall-newspaper which includes poems, essays about teachers with many photos and pictures to honor their teachers. The ambiance is really vibrant and happy. We all enjoy this day a lot. In short, Vietnamese Teacher’s Day is a special time to praise the country’s spirit of being deferential to teachers.
Bản dịch:
Ở Việt Nam, mọi người kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam để tôn vinh những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Ngày lễ được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hàng năm. Vào dịp này, các trường thường tổ chức lễ kỉ niệm cho toàn thể học sinh và giáo viên tham dự. Xung quanh sẽ có băng rôn, bóng bay, hoa và nhiều thứ được trang trí. Mỗi lớp cũng được trang trí khác nhau. Vào ngày này, các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên nữ thường mặc áo dài, hoặc những bộ trang phục đẹp. Thông thường, mỗi lớp sẽ chuẩn bị một tờ báo tường nhiều màu sắc gồm những bài thơ, bài văn về thầy cô với nhiều hình ảnh, bức tranh để tôn vinh thầy cô của mình. Bầu không khí thực sự sôi động và vui vẻ. Tất cả chúng ta đều tận hưởng ngày này rất nhiều. Kết lại, ngày Nhà giáo Việt Nam là thời điểm đặc biệt để ca ngợi tinh thần tôn sư trọng đạo của cả nước.
3.2. Đoạn văn mẫu ngắn viết về ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhắc tới các hoạt động của học sinh và cả các thầy cô trong bài viết nữa.
Đoạn văn mẫu:
In a school year, there are many special days but, perhaps, the most meaningful special day is November 20st – Vietnamese Teachers’ Day. On this occasion, different generations of students will express their gratitude to their teachers. In particular, they would give flowers, gifts, cards and send greetings with best wishes to the teachers who have been teaching them. Adults may also visit their old schools to meet their old friends and teachers. The school often holds meetings with some musical and dancing performances to praise the role of teachers. In some schools, there are some competitions like designing wall-newspaper or arranging flowers. In conclusion, Vietnamese Teachers’ Day is a significant day to express gratitude to those who have taught us to people, leading to knowledge for everyone to build the future.
Bản dịch:
Trong một năm học, có rất nhiều ngày đặc biệt, nhưng có lẽ, ngày đặc biệt ý nghĩa nhất chính là ngày 20/11 – Ngày Nhà giáo Việt Nam. Vào dịp này, các thế hệ học sinh khác nhau sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô của mình. Đặc biệt, các em sẽ tặng hoa, quà, thiệp và gửi những lời chúc, lời ước tốt đẹp nhất đến các thầy cô giáo đã dạy dỗ các em. Người lớn cũng có thể đến thăm trường cũ của họ để gặp gỡ bạn bè và giáo viên cũ của họ. Nhà trường thường tổ chức các buổi họp mặt với một số tiết mục ca múa nhạc để biểu dương vai trò của các giáo viên. Ở một số trường, có một số cuộc thi như thiết kế báo tường hoặc cắm hoa. Kết lại, ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày ý nghĩa để tri ân những người đã dạy dỗ ta nên người, mang đến tri thức cho mọi người để xây dựng tương lai.
3.3. Đoạn văn mẫu bài luận tiếng Anh về ngày nhà giáo
Ngày nhà giáo có rất nhiều ý nghĩa, bạn có thể nhấn mạnh điều này trong bài viết về ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh của mình.
Đoạn văn mẫu:
“A good teacher can inspire hope, ignite the imagination, and instill a love of learning.”
Teachers play an important role in our life, they are the ones who teach us to people, leading to knowledge for everyone to build a bright future. That’s why in Vietnam, we have a special day to praise them, it is Vietnamese Teachers’ Day on 20st November. This is one of the most meaningful days in a school year. On this day, teachers will receive a lot of gifts, cards, and best wishes from their students. This is a big chance for all generations of students to express their gratitude and love to their teachers. There will also be special music and dancing performances at school for everyone to attend. To me, I really enjoy this day because I want to see smiles on teachers’ faces. It is true to say that a teacher takes a hand, opens a mind, and touches a heart.
Dịch nghĩa:
“Một giáo viên tốt có thể khơi dậy hy vọng, khơi dậy trí tưởng tượng và khơi dậy niềm yêu thích học tập.”
Thầy cô đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, họ là người dạy dỗ chúng ta nên người, mang đến tri thức cho ta để xây dựng một tương lai tươi sáng. Đó là lý do tại sao ở Việt Nam, chúng ta có một ngày đặc biệt để ca ngợi các thầy cô, đó là ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đây là một trong những ngày ý nghĩa nhất trong một năm học. Vào ngày này, các thầy cô giáo sẽ nhận được rất nhiều món quà, tấm thiệp và những lời chúc tốt đẹp nhất từ học sinh của mình. Đây là dịp lớn để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn và kính yêu đối với các thầy cô giáo. Tại trường cũng sẽ có các buổi biểu diễn ca múa nhạc đặc biệt cho mọi người tham dự. Đối với tôi, tôi thực sự thích ngày này vì tôi muốn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt của các người thầy cô. Không sai khi nói rằng một người thầy sẽ nắm lấy bàn tay, mở ra trí tuệ và chạm đến trái tim.
Trên đây là hướng dẫn cách viết về ngày nhà giáo Việt Nam bằng tiếng Anh đạt điểm cao dành cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hoàn thiện bài viết của riêng mình dễ dàng và thú vị hơn.