Hồi mới học nghe tiếng Anh, chắc hẳn bạn sẽ thấy rất đau đầu bởi:
- Tiếng Anh khác hoàn toàn so với tiếng Việt, nghe cảm giác cứ líu từ lại với nhau mà không biết phải phân tích từ đó thế nào;
- Nghe đến câu thứ 3 thì quên 2 câu đầu bạn quên mất người ta nói gì rồi;
- Tải rất nhiều tài liệu nghe về, một thời gian không có tiến bộ bạn bỏ đitải tài liệu khác và cứ lặp đi lặp lại vòng tròn này;
Nhưng thực tế nghe tiếng Anh rất dễ dàng, chỉ là bạn chưa có phương pháp luyện nghe tiếng Anh đúng và tài liệu đúng mà thôi. Bởi nghe tiếng Anh không phải là cuộc đua chạy nhanh 100m, gò mình trong 2 tuần là thành thạo mà đây là câu chuyện luyện tập chạy marathon đường dài trong nhiều tháng trời. Bài viết này cũng không hề mang tính học thuật mà tỉ mỉ, chi tiết, bạn sẽ áp dụng ngay lập tức được trong thường ngày. Chỉ cần bạn đọc kỹ và thực hành khoảng 3 tháng, chắc chắn khả năng nghe của bạn sẽ thay đổi vượt bậc. Cùng Step Up khám phá phương pháp học nghe tiếng Anh nhé!
Nội dung bài viết [ẩn]
- 1. Luyện nghe quan trọng như thế nào trong bản đồ học tiếng Anh?
- 2. Tại sao bạn không nghe được tiếng Anh?
- 3. Động lực cứu cánh bạn thoát khỏi “chán” khi luyện nghe tiếng Anh
- 4. Tài liệu và phương pháp luyện nghe tiếng Anh
- 5. Luyện nghe tiếng Anh qua âm nhạc
- 6. Luyện nghe tiếng Anh qua phim
- 7. Kết hợp kỹ năng luyện nghe với nói, đọc, viết như thế nào?
- 8. Các kênh Youtube luyện nghe tiếng Anh
- 9. Danh sách các bộ phim học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
1. Luyện nghe quan trọng như thế nào trong bản đồ học tiếng Anh?
Nhà triết học người Hy Lạp Zeno (346 – 264) TCN đã từng có câu nói nổi tiếng “Chúng ta có hai tai và một cái miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn“. Điều này đó đúng trong đời sống hằng ngày, và nó càng đúng hơn khi chúng ta học tiếng Anh. Nghe được không có nghĩa đơn thuần là bạn có khả năng nghe âm thanh, mà hơn hết đó là sự lắng nghe để tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin rõ ràng nhất.
Trong đời sống thường ngày, nghe là hoạt động chiếm tới khoảng 45% thời gian giao tiếp của một người trưởng thành, lớn hơn nhiều so với hoạt động nói (khoảng 30%), đọc (16%) và viết (9%). Nghe cũng là kỹ năng đầu tiên con người ta cần có được trước khi có thể học được và học tốt những kỹ năng tiếp theo trong chu trình phát triển tự nhiên của việc học ngôn ngữ.
Nếu bạn không thể nghe được tiếng Anh, điều đó cũng có nghĩa rằng bạn sẽ rất hạn chế ở khả năng cảm âm, bắt chước cách phát âm và rộng hơn và khả năng giao tiếp, phản hồi lại thông tin. Tất nhiên luyện nghe tiếng Anh cũng sẽ ảnh hưởng tới các kỹ năng đọc, viết trong tiếng Anh.
2. Tại sao bạn không nghe được tiếng Anh?
1. Thiếu từ vựng
Khi nghe các tài liệu bằng tiếng Anh, dù đó là tài liệu bạn nghe online hay trong quá trình bạn trao đổi trực tiếp, từ vựng chính là phương tiện truyền tải thông tin. Khi học nghe tiếng Anh, bạn sẽ mất 5 giây để phân tích từ đó là gì nhưng trong 5 giây đó người ta đã đọc 2 câu tiếp theo rồi, lúc đó bạn đã trôi mất hội thoại. Vậy chính xác bạn chả nghe được gì rồi!
2. Khả năng phản xạ nghe kém
Ví dụ đơn giản với từ birthday.
Não bạn sẽ nhận được các tín hiệu âm thanh. Nó đến từ các âm tiết: /b/ /ɜr/ /ːθ/ /d/ /eɪ/. Sau đó bạn sẽ mất một lúc sau mới có thể ghép các từ lại với nhau thành một từ hoàn chỉnh /ˈbɜrːθ.deɪ/. Dù bạn có biết nghĩa của từ này nhưng trong quá trình luyện nghe tiếng Anh với từng ngữ cảnh, bản sẽ phải mất 1 lúc mới hiểu nghĩa. Như vậy là các thông tin ngay sau đó bạn chẳng thể xử lý kịp
3. Không đủ các mẫu âm thanh để nghe
Ví dụ với câu: What are you doing?
Bạn sẽ nghe được ít nhất 3 câu khác nhau vì nhấn mạnh vào các từ khác nhau what, you, doing trong từng ngữ cảnh. Rồi cũng với câu đó, bạn sẽ được nghe các mẫu âm thanh từ trẻ em, phụ nữ, đàn ông, người già,…khoảng 3×4=12 mẫu âm thanh.
Việc luyện nghe tiếng Anh của bạn không phải nghe các từ đơn lẻ what, are, you, doing được phát âm như thế nào mà đó là quá trình kết hợp trong câu: từ cách phát âm, nối từ, trọng âm, ngữ điệu của câu. Nếu bạn nghe không đủ nhiều, bạn sẽ không thể biết trên đời này lại có các mẫu âm thanh đó tồn tại, bạn chẳng đủ kiên nhẫn để nghe mà hiểu thông tin đâu!
4. Không biết phát âm
Khi bạn không biết phát âm bạn sẽ chẳng thể nào hiểu nghĩa được nội dung bạn đang nghe. Trong câu có trọng âm từ, trọng âm câu, nối từ, nuốt từ,…bạn phải nắm thật chắc phát âm thì mới có thể nghe hiểu thông tin.
Ví dụ với 1 người chưa học tiếng Anh khi cho xem 2 từ : dessert và desert thì chắc hẳn họ sẽ phát âm giống nhau vì 2 từ này viết gần giống nhau. Hay một ví dụ về họ hàng huyền thoại:
- Photograph
- Photography
- Photographic
Mỗi từ có một trong âm khác nhau lần lượt là /ˈfoʊ.t̬oʊ.ɡræf/, /fəˈtɑː.ɡrə.fi/ /ˌfoʊ.t̬əˈɡræf.ɪk/. Trong một câu nhấn mạnh vào các từ khác nhau thì nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Cùng phân tích chi tiết ví dụ: Jack had dinner at the Hola restaurant last night.
Nếu trọng âm được nhấn vào Jack thì nội dung câu nhấn mạnh chủ thể người là Jack chứ không phải là một ai khác. Hay trọng âm nhấn vào restaurant thì lại nhấn mạnh địa điểm: là Nhà hàng Hola chứ không phải là một nơi nào đó.
Vậy mới nói “Phát âm chuẩn” luôn là nền tảng vững chắc để luyện nghe tiếng Anh hiệu quả.
3. Động lực cứu cánh bạn thoát khỏi “chán” khi luyện nghe tiếng Anh
1. Xác định mục tiêu cụ thể.
Một mục tiêu lớn cần được chia ra thành các mục tiêu nhỏ hơn theo nguyên tắc “bó đũa” để bạn dễ dàng thực hiện và duy trì. Thay vì đạt 800 điểm nghe Toeic sau 6 tháng, bạn nên xác định rõ ràng hơn như tháng 1 tắm ngôn ngữ để cảm âm thanh và không ngại nghe tiếng Anh trong nhiều giờ liền nữa. Tháng 2 ôn lại ngữ pháp căn bản và bổ sung vốn từ theo chủ đề để có nền tảng hiểu ngôn ngữ. Tháng 3 tiếp tục công việc của 2 tháng trước nhưng tập trung hơn vào luyện đề thi thật với mục tiêu cuối tháng đạt 600 nghe…
2. Xác định thời gian tối thiểu luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày
Khi đã có mục tiêu, bạn cần bắt tay hành động để đạt mục tiêu. Hãy đặt ra những con số cụ thể như: luyện nghe tiếng Anh trong 30 phút, 60 phút,…Thậm chí bạn có thể nghe 3-4h mỗi ngày nếu biết luyện nghe đúng cách.
3. Lựa chọn tài liệu nghe phù hợp
Học thông qua cảm xúc. Hãy nghe những thứ bạn yêu thích và phục vụ cho mục tiêu của bạn. Nếu thích nhạc, hãy nghe nhạc, thích phim hãy xem phim, đang ôn thi hãy nghe các tài liệu phục vụ luyện thi,…Hẳn bạn sẽ không bất ngờ nếu một bạn yêu thích nấu ăn thường xuyên xem các video trên youtube bằng tiếng Anh, chẳng những nấu ăn ngon hơn mà trình nghe tiếng Anh cũng tăng nhanh chóng.
4. Tài liệu và phương pháp luyện nghe tiếng Anh
Não bộ xử lý âm thanh như thế nào?
Trước khi áp dụng hình thức luyện nghe tiếng anh giao tiếp, bạn sẽ cần hiểu cơ chế não bộ xử lý thông tin khi nghe như thế nào để lựa chọn phương pháp luyện nghe tiếng anh hợp lý.
Bước 1: Khi tiếp nhận thông tin trong quá trình nghe, não bộ sẽ phân tích âm thanh đó là gì
Bước 2: Ghép các âm thanh thành từ tiếng Anh cụ thể
Bước 3: Chuyển các từ tiếng Anh thành nghĩa tiếng Việt để hiểu nội dung
Bước 4: Hiểu nghĩa và ghi nhớ các từ vựng trong đầu.
Vậy có 2 quá trình trong toàn bộ 4 bước trên
1. Luyện nghe tiếng Anh cơ bản để tập phản xạ giúp não bộ xử lý âm thanh tốt hơn
2. Nhớ nghĩa và ghép nghĩa để hiểu nội dung
Do đó cần chọn các loại tài liệu phù hợp với từng quá trình. Theo đó 2 hình thức luyện nghe tiếng Anh bạn có thể thực hiện hằng ngày chính là nghe chủ động và nghe thụ động.
Nghe thụ động
Chuyện kể rằng có anh chàng người Pakistan 6 tuần học được 1026 từ và thắng giải học tiếng anh nhờ nghe khi ngủ! Tại sao phương pháp luyện nghe tiếng Anh này lại có hiệu quả tới vậy? Vì nó chạm đến 95% phần vô thức còn lại của bộ bão. Bạn có thể dành rất nhiều quỹ thời gian để nghe bởi hầu như ai cũng có 8 tiếng để ngủ và ít nhất 3-4 tiếng rảnh tai như nấu cơm, giặt giũ,…
Bạn có gặp vấn đề nghe mà không “bắt” kịp không? Đó là vì bạn mất quá nhiều thời gian chỉ để giải mã tín hiệu âm thanh đó. Nghe thụ động (hay còn gọi là nghe vô thức) là trang bị bộ dạng âm thanh cho bộ não làm cho việc xử lý tín hiệu âm thanh nhanh hơn. Có một bạn học viên của Step Up áp dụng phương pháp luyện nghe này đã nhận thấy sự khác biệt rõ rệt sau 2 tuần và đạt 250/250 điểm trong phần bài nghe online.
Với phương pháp luyện nghe tiếng Anh vô thức này rất đơn giản. Bạn chỉ cần bật các tài liệu nghe phù hợp lên vào mọi lúc, mọi nơi. Hãy nhớ rằng bạn chỉ cần nghe thấy chứ không cần nghe hiểu. Khi nghe thường xuyên, tai bạn sẽ quen dần với các âm thanh tiếng anh. Một cách vô thức, các từ mới sẽ tự ghim vào trí nhớ của bạn, khi bạn lặp lại từ đó, não bạn sẽ thấy quen quen và dễ nhận diện hơn
TÀi LIỆU LUYỆN NGHE THỤ ĐỘNG:
1. Nghe qua nhạc
Học tiếng Anh qua bài hát luôn là niềm cảm hứng bất tận trong việc học tiếng Anh bởi sự đa dạng, phong phú trong cách dùng từ. Công việc đơn giản chỉ là bạn bật bài hát hoặc bản tin lên và nghe mà không cần hiểu nội dung, để não bộ bạn làm quen với các âm thanh của tiếng Anh.
Ngoài ra, bạn có thể nghe qua các bài hát cover được Step Up đầu tư kỹ lưỡng và up lên Youtube hàng tuần. Đây là các bài được chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh để việc học tiếng Anh luôn trở nên vui vẻ và nhẹ nhàng, truyền cảm hứng cho việc học của bạn.
2. Nghe các bản tin hàng ngày.
Các bản tin này bạn có thể nghe trên TV hoặc bất kỳ các phương tiện truy cập internet nào. Một số nguồn giúp bạn nâng cao việc luyện nghe tiếng Anh này như:
- https://www.voanews.com
- https://www.newsinlevels.com
- https://www.bbc.com/new
- https://www.spotlightenglish.com
3. Sách Vừa lười vừa bận vẫn giỏi tiếng Anh
Đây là cuốn sách thực sự dành cho những người đang ở mức zero tiếng Anh. Được biên soạn bởi anh Nguyễn Hiệp – đồng chủ biên bộ sách Hack Não hot nhất cộng đồng mạng trong thời gian qua. Cuốn sách đi kèm audio nên bạn có thể bật lên bất cứ khi nào rảnh rỗi để phục vụ cho việc luyện nghe tiếng Anh vô thức. Với việc nghe và lặp lại nhiều lần, não bộ của bạn sẽ làm quen với các dạng âm thanh và nhận dạng được các âm thanh đó.
Nghe chủ động
Luyện nghe tiếng Anh có ý thức là dùng thời gian tỉnh táo và tập trung của bạn để ghép được tín hiệu âm thanh với từ vựng. Công dụng thứ 2 là luyện tập ghi nhớ âm thanh để não bộ có thể nghe được nhiều dung lượng cùng một lúc, tức là nghe hiểu được đoạn âm thanh dài hơn mà không bị quên.
Vậy luyện nghe chủ động như thế nào?
1. Nghe chập chững điền vào chỗ trống
Ở giai đoạn này bạn chỉ cần nghe và điền vào chỗ trống với khoảng 1-2 từ khóa cho mỗi câu. Tài liệu lựa chọn bạn có thể dùng: Sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh
Hẳn bạn đã từ nghe về cuốn sách học từ vựng thần thánh này rồi – cuốn sách đã làm mưa làm gió trong cộng đồng học tiếng Anh với phương pháp truyện chêm, âm thanh tương tự và phát âm shadowing. Trong đó, bạn hoàn toàn có thể luyện tập với phần audio truyện chêm để điền từ vào chỗ trống. Các gợi ý điền từ cùng đã được tối ưu bằng các ký tự tương ứng bạn cần điền. Trong phần này, 80% là nội dung sẵn có, việc của bạn là nghe và điền 20% từ còn lại.
Luyện nghe qua nhạc với lyricstraning.com
Đây là trang web được thiết kế dành riêng cho việc học và luyện nghe tiếng Anh. Bạn có thể sử dụng trên PC hoặc App dễ dàng. Việc của bạn cần làm là chọn một bài hát yêu thích và điền từ vào chỗ trống với các level khác nhau:
– Level 1: Beginner: Nghe và điền vào chỗ trống 18/179 từ (khả năng nghe gần 10 %)
– Level 2: Intermediate: Nghe và điền vào chỗ trống 45/179 (Khả năng nghe 20%)
– Level 3: Advanced: Nghe và điền vào chỗ trống 90/179 (khả năng nghe 50%)
– Level 4: Expert: Nghe và điền tất cả 179 từ. Đạt tới trình độ này, bạn sẽ được đặt câu hỏi hài hước rằng “Are you crazy?” liệu bạn đã sẵn sàng với khả năng nghe như “điên” của mình chưa.
Nếu bạn mới bắt đầu hãy chọn cho mình level 1 để quen dần với cách học này.
2. Nghe và chép chính tả
Tất cả những gì bạn cần làm để luyện tập sâu hơn cho chặng này đó là bật các bản tin hoặc bài nghe bạn đang học từng câu một và tìm cách chép ra. Nghe chép chính tả là phương pháp rất phù hợp với các bạn ở trình độ mới bắt đầu. Phương pháp này có 3 tác dụng chính:
– Giúp bạn “bắt” từ tốt hơn. Nhiều bạn có trình độ nghe hạn chế do không “giải mã” được chuỗi âm thanh liền tù tì trong audio. Việc nghe chép chính tả sẽ giúp bạn giải mã từng từ hoặc cụm từ đơn lẻ tốt hơn.
– Giúp bạn học từ mới. Khi nghe đi nghe lại một từ mà vẫn không “giải mã” được thì khả năng là bạn không biết từ đó. Bạn nghe từ đó nhiều lần và tra từ điển sẽ giúp bạn khắc sâu hơn.
– Giúp bạn hạn chế lỗi chính tả. Khi phải chép nhiều thì bạn sẽ quen tay hơn, và nếu chịu khó so sánh với nội dung bài nghe thì bạn sẽ nhận ra các từ hay viết sai để luyện tập.
3. Nghe ghi chú thông tin
Đây là trình độ nâng cao hơn, hướng tới việc luyện nghe tiếng anh hiểu được đoạn hội thoại hoặc đoạn văn dài. Đồng nghĩa với giai đoạn này, bạn sẽ tập trung vào các từ khóa thay vì toàn bộ nội dung. Bạn có để ý rằng người bản xứ họ cũng sẽ không nghe hết 100% nội dung mà chỉ là đoán ý thông qua các key word mà thôi.
Với các keyword trong bài sẽ được đọc nhấn mạnh hơn hoặc được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Bạn sẽ không cần thiết phải viết một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, chỉ cần viết các từ quan trọng nhất. Thậm chí bạn nên viết tắt một số từ thông dụng để tiết kiệm thời gian.
Việc ghi chú thông tin này bạn có thể áp dụng với các tài liệu như xem phim, nghe giảng, các bản tin hằng ngày,…
4. Nghe giải trí
Nghe qua phim và nghe qua nhạc chính là công cụ hữu hiệu nhất để vừa giải trí và thu nạp thông tin. Chi tiết luyện nghe tiếng Anh qua nhạc và nghe qua phim sẽ được trình bày ở phần sau. Không chỉ nghe qua nhạc, phim mà các trang web luyện nghe, đặc biệt là kênh Youtube với số lượng video khổng lồ, ở các lĩnh vực khác nhau bạn hoàn toàn có thể tự chọn video phù hợp để việc học tiếng Anh luôn dễ dàng.
5. Luyện nghe tiếng Anh qua âm nhạc
Âm nhạc luôn là niềm cảm hứng bất tận để học tập cùng tiếng Anh bởi những cảm xúc, giai điệu vô tận trong ca từ. Các bước học tiếng Anh qua bài hát như sau:
Bước 1: Chọn bài hát
Hãy bắt đầu với những bài hát có giai điệu chậm, nhẹ nhàng ví dụ như Ballad, Pop hay nhạc đồng quê. Vì những thể loại này phù hợp với trình độ mới bắt đầu và bạn sẽ dễ dàng theo kịp tốc độ của bài hát cũng như cảm thấy dễ tập hát hơn.
Nếu bạn phải lòng với một bài hát nào đó, hãy lên Youtube tìm kiếm với cấu trúc: tên bài hát + vietsub/kara là sẽ ra được bài hát song ngữ của bạn. Bạn cũng có thể lên một trang chuyên để luyện tập nghe theo nhạc: lyricstraining.com
Bước 2: Phân tích các từ, cụm từ trong bài hát
Hãy ghi chép lại các cấu trúc mà bạn thấy hay. Ghi chú lại những chỗ cần lưu ý về mặt phát âm trong bài hát đó để bạn không bị hát sai. Đương nhiên ở trình độ mới bắt đầu bạn sẽ không thể nào dịch hiểu được trọn vẹn nội dung của bài hát. Bạn hãy tra nghĩa sâu xa, ngụ ý tác giả của bài hát trên http://genius.com.
Ở giai đoạn đầu bạn chỉ cần học được 10-15 từ vựng/cụm từ trong mỗi bài hát là quá đủ. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thất trong bài hát có những đoạn sai ngữ pháp như “My mama don’t like you and she likes everyone”. Đơn giản là tác giả viết vậy để vần điệu dễ khớp nhau hơn thôi.
Bước 3: Ôn tập
Sau khi đã phân tích, nghe và hiểu nội dung, bạn cần nghe nhiều và nhại lại để nhớ từ vựng và câu trúc câu.
6. Luyện nghe tiếng Anh qua phim
Ngoài âm nhạc thì học tiếng Anh qua phim cũng là lựa chọn của rất nhiều người học. Bởi ngôn ngữ trong phim thường là ngôn ngữ thực trong giao tiếp đời sống hằng ngày. Các bước luyện nghe tiếng Anh qua phim như sau:
Bước 1: Chọn phim
Chọn bộ phim yêu thích và phù hợp với trình độ của bản thân (List bộ phim ở cuối bài viết). Ở trình độ căn bản, bạn nên bắt đầu với những phim có nội dung nhẹ nhàng về chủ đề yêu đương hoặc gia đình. Bởi trong những phim này thường không có nhiều từ vựng khó và từ chuyên môn.
Bước 2: Tải phụ đề tiếng Anh
Lựa chọn các trang web có phụ đề tiếng Anh hoặc tải phụ đề tại https://subscene.com sau đó dùng phần mềm VLC để xem phim.
Bước 3: Xem phim và ghi chú
Giống như học tiếng Anh qua nhạc, bạn cần phải chuẩn bị sổ để ghi chép cẩn thận. Bật phim với tốc độ chậm bằng phần mềm VLC hoặc Window Media Player và ghi chú lại các từ mới, cụm từ trong bộ phim mà bạn chưa đoán được nghĩa.
Mục đích của việc học qua phim ngoài nghe ra là thu nạp được từ vựng và cấu trúc câu hữu dụng. Hãy ghi những từ và câu bạn thấy thích hoặc có thể sử dụng câu đó trong thời gian sắp tới.
Bước 4: Xem phim và giả vờ hiểu nội dung phim
Khi mới học nghe tiếng Anh qua phim, bạn sẽ gặp cảm giác choáng ngợp vì có quá nhiều đoạn không hiểu. Điều bạn cần lúc này là sự thoải mái khi xem. Vì thế hãy chấp nhận có rất nhiều đoạn bạn sẽ phải giả vờ hiểu. Hãy gán nghĩa mình suy đoán vào câu để đối phó với những đoạn khó nghe. Bạn không nhất thiết phải nghe được 100% nội dung phim. Bạn chỉ cần bắt và thu nạp được nội dung học phù hợp với trình độ của mình là được.
Bước 5: Nhại phim
Có bao giờ bạn thấy rằng ngay cả những câu đơn giản bạn muốn nói ra cũng cứng hết cả họng? Hoặc ngay cả những từ mình đã quen rồi mà vẫn bị phát âm sai?
Với những câu dưới 10 từ, bạn hãy nhại lại theo giọng điệu trong phim để ngấm được ngữ điệu của người bản xứ. Nhại phim là một hoạt động cực kì, cực kì quan trọng bởi vì chúng ta cần thời gian mới có thể hình thành được phản xạ nói và phản xạ phát âm. Nếu bạn xem và nhại khoảng 40 phim trở lên thì khi gặp người nước ngoài, bạn sẽ không còn thấy cứng họng khi nói các câu đơn giản nữa.
Hãy trở thành bình luận viên phim như bình luận viên bóng đá. Hãy mô tả những gì xảy ra trong phim hoặc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh với từng cảnh. Như vậy, bạn không cần phải ra nước ngoài cũng có được phản xạ nói nhuần nhuyễn.
7. Kết hợp kỹ năng luyện nghe với nói, đọc, viết như thế nào?
Như ở phần đầu tiên, bạn không nghe được bởi bạn chưa có có khả năng phản xạ ngôn ngữ và phát âm. Do đó trong quá trình luyện nghe bạn cần luyện phát âm, phản xạ để thực sự là bạn đang sử dụng tiếng Anh. Bởi bạn sẽ không thể chỉ nghe mà không nói, không viết. Bạn có quá trình input (nghe và đọc) thì cần phải có output (nói và viết).
Chuyển thể từ việc luyện nghe sang nói bằng cách: Nhại lại phát âm gốc khi nghe!
Đừng chỉ nghe 1 chiều mà bạn cần có sự tương tác, phản xạ lại với nội dung bạn đang nghe. Phát âm ở đây không chỉ bao gồm cách đọc các từ đó như thế nào? Mà đó là luyện theo cách phát âm, nối từ, luyến láy các âm, vần, ngữ điệu lên xuống trong câu,..để có thể giao tiếp một câu hoàn chỉnh. Đó có thể là bước nhại phim ở trên hoặc bất kỳ một tài liệu nghe nào: youtube, tin tức,…
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về quá trình học phát âm như thế nào thì tham khảo bài viết học phát âm từ A-Z của Step Up dưới đây:
Cách để bạn luyện phát âm song hành với việc luyện nghe
1. Tập luyện nói trước gương
2. Ghi âm lại giọng nói của bạn, sau đó so sánh với audio gốc xem bạn đang phát âm như thế nào. Bạn có thể tự nghe và đánh giá hoặc đưa cho những người bạn, người nước ngoài (nói tiếng Anh chuẩn) họ sẽ đưa ra đánh giá, thậm chí là lời khuyên để bạn
Việc nhại theo người bản ngữ nói thế này có thể được diễn ra ngay cả khi bạn đang đi trên xe, đi bộ, đang tắm hay làm việc nhà… Bạn chỉ cần bật file nghe lên và nói theo họ. Thậm chí khi đã để giọng nói ấy hằn sâu trong tâm trí, bạn cũng chẳng cần mở file nghe nữa mà cứ lẩm nhẩm một mình thôi. Cứ luyện tập như vậy thì chẳng mấy chốc mà bạn sẽ sở hữu cho mình chất giọng đúng accent mơ ước rồi. Dễ quá phải không nào?
Để nâng cao các kỹ năng và tạo thói quen sử dụng tiếng Anh, bạn cũng cần luyện viết. Viết thường xuyên, liên tục chắc chắn sẽ tạo sự thay đổi trong kết quả của bạn. Quá trình input – output cần phải lặp lại thường xuyên bạn sẽ có hướng tự chỉnh sửa cách học của bạn. Cách nào để bạn vừa luyện nghe và luyện viết:
Lần 1: Take note các từ vựng, cụm từ chính trong bài audio bạn nghe được
Lần 2: Viết lại toàn bộ nội dung, thêm các thành phần khác của câu: giới từ, chủ ngữ, vị ngữ,…
Lần 3: Check lại bài viết với transcript gốc.
Ngoài ra bạn có thể luyện viết bằng cách viết nhật ký ngày, viết về cảm nhận của bản thân về một bộ phim, một bài hát…thậm chí là về bài nghe bạn vừa nghe.
8. Các kênh Youtube luyện nghe tiếng Anh
Youtube không chỉ là một kênh giải trí thuần túy, đó chính là cách để bạn học tất cả mọi thứ, đặc biệt là tiếng Anh. Có vô vàn chương trình bạn có thể xem trên youtube như:
1. Talkshow
Talkshow là một nét rất riêng của truyền hình Mỹ, có rất nhiều những người dẫn show nổi tiếng không khác gì những ngôi sao điện ảnh. Vì những chương trình này không chỉ là phỏng vấn người nổi tiếng như thông thường, người dẫn thường là một nghệ sĩ hài (stand-up comedian) và mỗi người đều có một phong cách riêng. Họ sẽ có những tiết mục mang đậm dấu ấn cá nhân. Mỗi tập chiếu trên TV dài 1 tiếng nhưng trên kênh Youtube thời lượng các clip cũng chỉ dưới 10 phút, không quá dài để làm bạn nản mà cũng không quá ngắn nên các bạn hoàn toàn có đủ thời gian để bắt nhịp với câu chuyện. Sau đây là những talkshow được yêu thích nhất:
– The Ellen Show
– Team Coco/ Conan O’Brien Show
– Jimmy Kimmel Live
– The Late Late Show with James Corden
– The Tonight Late Show With Jimmy Fallon
– Little Big Shots
2. Chương trình thực tế
Nếu bạn mê mệt mấy chương trình thực tế kiểu Giọng hát Việt hay Thần tượng âm nhạc Việt Nam thì Youtube đúng là mỏ vàng rồi, tha hồ xem bản gốc của các chương trình này. Những clip này khá ngắn, các bạn hoàn toàn có thể nghe mà không bị căng thẳng hay nhàm chán vì nói nhiều và nói nhanh. Rất phù hợp cho những ai mới học tiếng Anh và đang bắt đầu luyện nghe. Các chương trình thực tế đa dạng trên nhiều thể loại, lĩnh vực khác nhau như: Nấu ăn, ca nhạc, khám phá. Một số chương trình thực tế bạn có thể tham khảo như:
– America’s Next Top Model
– American Idol The Voice
– The Amazing Race
– America’s Got Talent
– The X-Factor
– Master Chef
– The Face
3. Nghe qua các chương trình Pranks, trải nghiệm xã hội
Nếu bạn đã quá quen thuộc với phim, nhạc, hãy thử chuyển qua các trò chơi khăm hoặc các trải nghiệm xã hội của các Youtuber. Một trong video rất nổi tiếng về prank này chính là video “Homeless vs Rich Prank” của JoshPalerLin.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo rất nhiều chương trình khác như:
– Improve Everywhere
– Adrian Van Oyen
– Furious Pete
– Coby Persin
4. Học mọi thứ trên youtube với “How to videos”
Bạn yêu thích bất kỳ một lĩnh vực gì và muốn thực hiện nó, hãy lên youtube và tìm kiếm với công thức: How to + việc cần làm . Hàng loạt kết quả trả về sẽ là cách để bạn vừa học kiến thức mới, vừa nghe tiếng Anh vì lúc này bạn vừa xem và có thể hiểu được luôn. Đây là một cách luyện nghe tiếng Anh cực hiệu quả.
Ví dụ nếu bạn yêu thích trang điểm hãy tìm đến kênh của Michelle Phan, cô gái gốc Việt cực nổi tiếng với giọng nói tiếng Anh cực kỳ dễ thương.
5. Các kênh kỹ năng khác
Rất nhiều kênh kỹ năng khác các bạn có thể theo dõi các video hằng ngày để tìm hiểu về thế giới, bổ sung các kiến thức mới mẻ, thú vị như:
– BRIGHT SIDE
– 5-Minute Crafts
– Insider
– RealLifeLore
– RealLifeLore
9. Danh sách các bộ phim học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Sau khi đã hiểu về phương pháp nghe qua phim cũng như các bước học, Step Up giới thiệu với bạn list các bộ phim theo cấp độ từ dễ đến khó để bạn có thể thử thách bản thân. Bởi bạn sẽ không thể xem mãi các bộ phim với cấp độ dễ sẽ gây ra cảm giác nhàm chán, vì xem thấy câu nào cũng biết rồi. Dưới đây là list bạn tham khảo:
1. Cấp độ dễ:
Phim hoạt hình, phim chiếu rạp và series phim bộ phục vụ trực tiếp học tiếng An. Thời lượng mỗi video khoảng 15-20 phút với phim bộ và 1h-2h cho phim chiếu rạp giúp bạn không bị xao nhãng trong quá trình xem.
– Up
– Lion King
– Zootopia
– Toy Story
– Frozen
– Tangled
– Home Alone
– Inside Out
– Mr. Bean’s Holiday
– Friends
– Hannah Montana
– How I Met Your Mother
– The Suite Life of Zack and Cody
– Extra English
– Jonas Brother
– Good luck Charlie
2. Cấp độ nâng cao
Xem phim tốc độ nhanh hơn, các bộ phim về sinh hoạt, cuộc sống thông thường sẽ có nhiều từ mới hơn. Đặc biệt, các bộ phim với nội dung sâu sắc về xã hội, các nhân vật với các tính cách và hoàn cảnh sống khác nhau sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn đầy đủ hơn về cách mà người bản ngữ sử dụng các mẫu câu giao tiếp tùy theo văn cảnh khác nhau như thế nào: ở công ty, khi về nhà, nói chuyện với cha mẹ, bạn bè; trò chuyện với đồng nghiệp, bàn việc làm ăn…
– The Pursuit of Happiness
– Gone with the wind
– One flew Over the Cuckoo’s Nest
– Maleficient
– The Amazing Spider Man
– Iron Man
– How to train your dragon
– Alvin and the chipmunks
– King Kong
– Serie 8 bộ phim của Harry Potter
– The Fault in our stars
– The Hunger Games
– Forrest Gump
Tiếng Anh không khó, luyện nghe tiếng Anh lại càng không. Quan trọng là bạn cần có phương pháp, lộ trình học. Bài viết trên đã hướng dẫn bạn chi tiết cách luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày. Hãy tải các bộ phim, các bài hát, các tài liệu bạn yêu thích và cùng luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày nhé!