Chứng chỉ tiếng Anh dùng để đánh giá khả năng Anh ngữ của một người. Việc thi chứng chỉ tiếng Anh để có kết quả phục vụ cho công việc, học tập không còn quá xa lạ. Bạn cũng đang muốn làm điều đó nhưng hiện nay lại có nhiều loại chứng chỉ khác nhau khiến bạn không thể lựa chọn? Cùng Step Up tìm hiểu các chứng chỉ tiếng Anh từ đó biết được loại chứng chỉ nào phù hợp với trình độ cũng như là mục đích của bạn nhé.
Nội dung bài viết
- 1. Sơ lược về giấy chứng chỉ tiếng Anh
- 2. Chứng chỉ tiếng Anh A, B, C
- 3. Chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc theo khung năng lực ngoại ngữ
- 4. Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL
- 5. Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC
- 6. Chứng chỉ tiếng Anh IELTS
- 7. Chứng chỉ tiếng Anh CEFR
- 8. Bảng quy đổi chứng chỉ tiếng Anh
- 9. Lưu ý những sai lầm khi lựa chọn chứng chỉ tiếng Anh
1. Sơ lược về giấy chứng chỉ tiếng Anh
Chứng chỉ tiếng Anh: được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nhằm công nhận trình độ, khả năng tiếng Anh của một ai đó.
Chứng chỉ tiếng Anh có rất nhiều loại, để thi mỗi loại chứng chỉ khác nhau đòi hỏi trình độ kiến thức tiếng Anh cũng khác nhau. Có chứng chỉ sẽ dễ thi nhưng cũng có chứng chỉ rất khó để thi. Ngoài ra, các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh sẽ được tổ chức theo khung thời gian khác nhau. Để không lãng phí thời gian và tiền bạc thì các bạn cần lựa chọn loại chứng chỉ tiếng Anh phù hợp với năng lực và mục đích của bản thân.
Vậy có những loại chứng chỉ tiếng Anh nào?
Phần tiếp theo của bài viết sẽ nếu ra các loại chứng chỉ tiếng Anh và phân tích chi tiết đặc điểm của các loại chứng chỉ này.
2. Chứng chỉ tiếng Anh A, B, C
Trong khoảng thời gian trước đây thì loại chứng chỉ tiếng Anh A, B, C khá là phổ biến và quen thuộc với học viên. Đây là loại chứng chỉ được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép nhằm chứng nhận trình độ tiếng Anh và chỉ lưu hành trong nước. Tuy nhiên kể từ ngày 24/01/2014 loại chứng chỉ này chính thức bị loại bỏ khỏi các danh sách các chứng chỉ tiếng Anh hợp pháp.
Lưu ý: Chứng chỉ tiếng Anh A, B, C sẽ có hiệu lực nếu được cấp hoặc đang triển khai trước ngày 15/01/2020
Để tránh việc mất tiền ngoài ý muốn mà không thu được kết quả gì thì các bạn có thể lựa chọn việc thi chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc theo khung năng lực ngoại ngữ.
3. Chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc theo khung năng lực ngoại ngữ
Loại chứng chỉ tiếng Anh này hiện được Nhà nước công nhận là được hoạt động một cách chính thống tại Việt Nam. Khung năng lực ngoại ngữ theo 6 bậc này được ứng dụng rộng rãi trong các tiêu chí lựa chọn của đa dạng các ngành nghề như giáo viên, bác sĩ, công chức, viên chức,… Đây cũng là một trong những yêu cầu lựa chọn tuyển sinh vào các bậc thạc sĩ, tiến sĩ dựa theo quy chế đào tạo sau Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy đổi chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc theo khung năng lực ngoại ngữ theo mức độ tăng dần từ 1 đến 6.
- Bậc 1: chứng chỉ tiếng Anh A1
- Bậc 2: chứng chỉ tiếng Anh A2
- Bậc 3: chứng chỉ tiếng Anh B1
- Bậc 4: chứng chỉ tiếng Anh B2
- Bậc 5: chứng chỉ tiếng Anh C1
- Bậc 6: chứng chỉ tiếng Anh C2
Ưu điểm:
- Loại chứng chỉ tiếng Anh này được công nhận chính thức tại Việt Nam;
- Được sử dụng rộng rãi trong đánh giá khả năng Anh ngữ;
Nhược điểm
- Lịch thi ít, một khoảng thời gian mới tổ chức thi một lần.
Lưu ý: Chỉ một số trường đại học mới được phép tổ chức Khảo Thí chứng chỉ tiếng Anh này.
Xem thêm:
4. Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL
Chứng chỉ TOEFL (được viết tắt bởi Test Of English as a Foreign language) là chứng chỉ tiếng Anh được cấp sau bài kiểm tra của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Chứng chỉ tiếng Anh này nhằm đánh giá trình độ Anh ngữ đối với trường hợp các bạn sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.
TOEFL là là chứng chỉ quốc tế được dùng ở hầu hết các quốc gia. Do đó nếu bạn đang muốn đi du học thì việc lựa chọn thi chứng chỉ này là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra bạn vẫn có thể sử dụng chứng chỉ này trong công việc hay học tập
Là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, TOEFL có thời hạn hai năm với mức điểm tương đương bậc 2(A2) trong 6 bậc theo khung năng lực ngoại ngữ nên đây là mức điểm không quá khó để đạt được.
- TOEFL iBT: là bài thi TOEFL được cập nhật mới nhất hiện nay. Với hình thức thi qua internet khác với bài thi giấy truyền thống. Hình thức này hiện được rất nhiều các trường quốc tế nổi tiếng sử dụng. Bài thi sẽ kiểm tra đồng thời bốn kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Do tính chất thi qua internet nên áp lực phòng thi đối với thí sinh cũng giảm bớt khá nhiều.
- TOEFL PBT: là bài thi TOEFL truyền thống trên giấy. Tuy nhiên, kể từ năm 2017 thì hình thức này đã không còn tồn tại (trừ những nơi có vấn đề về internet).
- TOEFL ITP: là cẩm nang hữu ích đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên, công nhân viên,… hay các cá nhân, cơ quan, tổ chức với nhiều mục đích khác nhau.
Bài thi này gồm ba phần, mỗi phần sẽ có thời gian thi khác nhau và toàn bộ bài thi được làm dưới hình thức trắc nghiệm và không có phần tự luận.
Phần một: Nghe hiểu(Listening Comprehension). Thời gian làm bài 35 phút, gồm 50 câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nghe hiểu giọng tiếng Anh của người Bắc Mỹ (Canada, Mỹ).
Phần hai: Cấu trúc và ngữ pháp (Structure & Written Expression). Thời gian làm bài 25 phút, gồm 40 câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết hiểu được cấu trúc của một bài tiếng Anh chuẩn.
Phần ba: Đọc hiểu (Reading Comprehension). Thời gian làm bài 55 phút, gồm 50 câu hỏi nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu các bài viết chuyên ngành.
- TOEFL Primary: là bài kiểm tra dành cho các bé 8 tuổi nhằm giúp các con làm quen với tiếng Anh nền tảng đồng thời giúp các giáo viên có thể đánh giá được năng lực ngoại ngữ hiện tại của các bé từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp.
- TOEFL Junior: Tương tự như TOEFL Primary nhưng bài thi này dành cho các bé lớn hơn (từ 11 tuổi trở lên) trong cấp trung học cơ sở.
Ưu điểm:
- Kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh TOEFL được tổ chức liên tục;
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL sử dụng được trong nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia;
- Mức độ tương đương A2 khá dễ để vượt qua;
Nhược điểm:
- Để đăng ký thi yêu cầu CMND không được bong góc hay bị ố, nhờ, mờ hay không rõ mặt;
- Các mức từ B2 trở lên sẽ khó.
5. Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC
TOEIC (viết tắt của Test of English for International Communication) là một trong những chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khá phổ biến hiện nay. Chứng chỉ TOEIC dành cho người đi làm và sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong công việc (khác với chứng chỉ cho người dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ bên trên). Phù hợp với những người có mục đích làm việc và giao tiếp tại nước ngoài. Chứng chỉ này nhắn giúp cho người thi đánh giá được sự thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các lĩnh vực như thương mại, du lịch.
Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC được xe là loại chứng chỉ tiếng Anh dễ thi nhất hiện nay vì trong phần thi chỉ có hai phần là nghe hiểu và đọc hiểu. Bắt đầu từ ngày 01/06/2019, TOEIC cũng đã được cập nhật những phần thi nói và viết nhưng không phải bắt buộc mà thí sinh có quyền lựa chọn. Dựa vào đặc điểm này thì TOEIC hiện là chứng chỉ tiếng Anh được nhiều người lựa chọn nhất.
Với mức điểm tính từ 0 – 990, sau khi tham trải qua bài thi TOEIC của cơ quan có thẩm quyền thì chúng ta sẽ được nhận chứng chỉ tương ứng với số điểm của mình. Căn cứ vào đó có thể đánh giá được khả năng của mỗi người.
- TOEIC 100 – 300 điểm: tương đương mức độ cơ bản, khả năng giao tiếp còn kém.
- TOEIC 300 – 450 điểm: tương đương mức độ hiểu và giao tiếp trung bình. Đây cũng là yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng.
- TOEIC 450 – 650 điểm: tương đương mức độ hiểu và giao tiếp khá. Đâu cũng là yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học.
- TOEIC 850 – 990 điểm: người có thang điểm này có khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát như tiếng mẹ đẻ.
Ưu điểm:
- Phổ biến, được chấp nhận ở nhiều quốc gia;
- Dễ thi nhất trong các loại chứng chỉ;
- Là điều kiện tuyển dụng tại nhiều công ty;
Nhược điểm
- Không đánh giá được chính xác, trực diện các kỹ năng nói và viết;
- Chỉ phục vụ chủ yếu cho tiếng Anh khi đi làm;
- Do chỉ thi hai kỹ năng nên điểm thi TOEIC thông thường sẽ khá cao do đó trình độ cao nhất được đánh giá trong TOEIC chỉ tương đương bằng C1.
Xem thêm: Cách học từ vựng TOEIC hiệu quả.
6. Chứng chỉ tiếng Anh IELTS
IELTS (viết tắt của International English Language Testing System) là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sử dụng bài kiếm trả kỹ năng tiếng Anh bao gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. IELTS được đồng điều hành bởi tổ chức ESOL của Đại học Cambridge hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP của Úc.
Hiện nay, chứng chỉ tiếng Anh IELTS là chứng chỉ có giá trị nhất khi đánh giá khả năng tiếng Anh của một người.
Bài thi IELTS có hai dạng
- Dạng học thuật (Academic): dành cho học viên đại học và sau đại học.
- Dạng phổ thông (General training): dành cho các bạn học nghề.
Tùy vào mục đích mà các bạn sẽ lựa chọn dạng bài thi phù hợp với mình. Bài thi dạng học thuật sẽ khó hơn so với bài thi dạng phổ thông.
Hiện nay thì có khá nhiều lò luyện thi IELTS tuy nhiên các bạn cần lựa chọn kỹ để tránh trường hợp mất tiền mà không thu lại được kết quả như ý.
Để đăng ký thi IELTS các bạn cần chuẩn bị: bản photo chứng minh thư hoặc căn cước công dân và mang theo bản gốc để đối chiếu.
Đi kèm với chất lượng cao của chứng chỉ IELTS đó là mức lệ phí khá cao (so với lệ phí thi các chứng chỉ khác), khoảng 4.750.000đ. Lưu ý kỳ thi IELTS được tổ chức duy nhất tại IDP Education Việt Nam.
IELTS cũng có thang điểm nhưng khác với TOEIC, thang điểm của chứng chỉ tiếng Anh IELTS xếp từ thấp đến cao theo thang từ 0 – 9.
Mỗi một mức điểm sẽ tương đương với trình độ tiếng Anh của mỗi người nên bài thi IELTS không có trường hợp đỗ hay là trượt.
- 9.0 – Thông thạo: Người đạt mức điểm là người hoàn chỉnh tất cả từ việc nắm vững ngôn ngữ, đến việc sử dụng một cách thích hợp, chính xác, lưu loát và thông hiểu như người bản xứ.
- 8.0 – Rất tốt: Người có mức điểm này hoàn chỉnh nắm vững ngôn từ, tuy nhiên đôi khi còn mắc một số lỗi nhưng những lỗi này nhỏ và chưa thành hệ thống.
- 7.0 – Tốt: Nắm vững ngôn từ tuy nhiên còn có những trường hợp sử dụng không thích hợp hay chưa thông hiểu. Về cơ bản người có mức điểm này có thể sử dụng các cấu trúc phức hợp và hiểu các lý lẽ phức tạp.
- 6.0 – Khá: Có khả năng dùng ngôn từ khá hiệu quả. Tuy nhiên còn nhiều chỗ chưa phù hợp hay không cụ thể.
- 5.0 – Bình thường: Có khả năng sử dụng một phần của ngôn ngữ, hiểu được phần đông các tình huống tuy nhiên còn thường xuyên mắc lỗi.
- 4.0 – Hạn chế: Có khả năng sử dụng những từ căn bản và các trường hợp quen thuộc. Tuy nhiên bị hạn chế bởi các trường hợp phức tạp. Đây thông thường là mức điểm thấp nhất mà một thí sinh tham gia kỳ thi IELTS đạt được.
- 3.0 – Rất hạn chế: Khả năng sử dụng tiếng Anh kém. Không có khả năng giao tiếp.
- 2.0 – Biết tiếng Anh: Chỉ biết những từ rất quen thuộc và không có khả năng sử dụng.
- 1.0 – Không biết sử dụng: Số lượng từ vựng đếm trên đầu ngón tay.
- 0 – Bỏ thi: Không có thông tin để chấm bài.
Ưu điểm:
- Là chứng chỉ tiếng Anh đảm bảo xác thực khả năng của thí sinh chính xác qua 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.hiện nay. ;
- Đánh giá trung thực, chính xác kết quả của tất cả các kỹ năng ;
Nhược điểm:
- Chi phí làm bài thi cao;
- Bài thi lấy chứng chỉ IELTS khá là khó, cần thời gian ôn luyện nhiều.
7. Chứng chỉ tiếng Anh CEFR
Chứng chỉ tiếng ANh CEFR (viết tắt của Common European Framework of Reference For Language) hay còn được biết đến là khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu. Tại Việt Nam. Chứng chỉ tiếng Anh CEFR được công nhận bởi Thủ tướng chính phủ trong Quyết định số 1400/QĐ-TTG ngày 30 tháng 09 năm 2008.
Nếu như khung năng lực ngoại ngữ được chia từ 1 – 6 thì ở đây CEFR được chia theo các cấp bậc: A1, A2, B1, B2, C1, C2.
Ưu điểm:
- Bài thi khá dễ;
- Phù hợp với người cơ bản;
- Khung tham chiếu chuẩn xác khả năng nói ngoại ngữ;
Nhược điểm:
- Bạn sẽ phải đăng ký học theo chương trình đào tạo sau đó mới có thể thi lấy chứng chỉ;
- Nhiều công ty không công nhận chứng chỉ này.
8. Bảng quy đổi chứng chỉ tiếng Anh
Như các bạn đã biết thì có nhiều loại chứng chỉ tiếng Anh. Tuy nhiên nếu xét cho cùng thì những chứng chỉ này cũng chỉ dùng để đánh giá khả năng sử dụng Anh ngữ của bạn. Dưới đây là bảng quy đổi chứng chỉ tiếng Anh nhằm giúp các bạn đánh giá, so sánh được khả năng mọi người với nhau mặc dù họ được đánh giá qua các chứng chỉ khác nhau.
9. Lưu ý những sai lầm khi lựa chọn chứng chỉ tiếng Anh
Dưới đây mà một số lưu ý nho nhỏ các bạn nhớ chú ý khi lựa chọn khi thi các chứng chỉ tiếng Anh nhé.
- Lựa chọn địa điểm thi chứng chỉ tiếng Anh: Cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn địa điểm thi.
- Chú ý thời hạn của chứng chỉ tiếng Anh: Mỗi loại chứng chỉ sẽ có thời hạn có hiệu lực khác nhau. Đừng để bỏ lỡ các cơ hội chỉ vì chứng chỉ tiếng Anh quá hạn nhé!
- Lựa chọn loại chứng chỉ tiếng Anh dựa vào năng lực và mục đích: Ví dụ sẽ thật lãng phí thời gian và tiền bạc nếu bạn chỉ cần dùng tiếng Anh trong công việc nhưng lại lựa chọn thi IELTS và đặt mục tiêu 8.0. Thay vào đó bạn hoàn toàn có thể lựa chọn TOEIC với việc tập chung vào nghe hiểu và đọc hiểu cùng với đó là mức lệ phí thi thấp hơn.
Trên đây là tổng hợp các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng nhất tại Việt Nam. Mỗi loại chứng chỉ đều có ưu và nhược điểm riêng. Cũng chính vì thế mà mỗi chứng chỉ tiếng Anh sẽ phù hợp với mục đích của từng người học. Hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ định hướng được loại chứng chỉ tiếng Anh phù hợp để theo học.
Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công.
NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI