4.8 (95.45%) 22 votes

10 năm trước, mình đã bước vào Đại Học với tâm thế cực kỳ thoải mái: Vừa kết thúc 12 năm trời học hành vất vả, tất nhiên là cần dành cho bản thân một chút thời gian nghỉ ngơi rồi. Mình bỏ bê việc học, cũng chẳng tập trung phát triển bản thân chút nào, các mối quan hệ thì lưng chừng. Đến bây giờ khi nhìn lại mình thấy tiếc vô cùng năm học đầu tiên đó. Đó cũng là lý do mình muốn viết bài này, để chia sẻ với bạn 10 điều sinh viên nên biết để chuẩn bị hành trang cho tương lai – những điều mà mình ước giờ này đúng 10 năm trước, khi mình chuẩn bị vào Đại Học, có ai đó nói cho mình biết.

1. Khi chưa biết mình muốn làm gì cho tương lai, hãy tập trung vào điểm số

Bạn đang hoang mang với cuộc đời mình, chưa biết sẽ theo đuổi nghề nghiệp làm sau khi ra trường? Đừng lấp đầy sự hoang mang của mình bằng những khoảng thời gian vô bổ, những ngày ngồi cà phê chỉ để sống ảo mà không cần biết bài vở đang học đến đâu rồi. 

10 điều sinh viên cần biết

Điểm số, dù không phải là yếu tố quyết định duy nhất, nhưng lại mang đến cho bạn những điểm ưu tiên nhất định khi ứng tuyển xin việc hay xin học bổng du học. Mình tốt nghiệp Đại Học Ngoại Thương với điểm tổng kết 7.97 vì kì cuối mình hơi chểnh mảng. Chỉ thiếu một chút để được loại Giỏi và mình đã phải trả giá cho sự chểnh mảng của mình bằng việc mất đi nhiều cơ hội nhận học bổng du học đáng mơ ước khác.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

2. Không ngừng làm mới bản thân 

Lúc mới bắt đầu Đại học, trường tổ chức bài kiểm tra đầu vào tiếng Anh. Ai vượt qua mốc điểm quy định sẽ được miễn học tiếng Anh trong năm nhất. Tất nhiên mình là một trong số những bạn được miễn học tiếng Anh năm nhất. Tại thời điểm đó, mình hí hửng bao nhiêu thì sau này, khi nhìn lại, mình hối hận và nuối tiếc khoảng thời gian đó bấy nhiều.

Trong khi các bạn khác chăm chỉ học tiếng Anh hoặc học thêm các môn khác thì mình lại dành một năm đó thực sự để nghỉ tiếng Anh. Kết quả ai cũng đoán trước được: Sau một năm, tiếng Anh của mình tệ đi rõ ràng.

Mình có một đứa bạn, ngay từ khi vào Đại học đã đặt ra mục tiêu cho bản thân: Mỗi năm học thêm một ngôn ngữ mới, học tập trung, nghiêm túc và cố gắng hết sức để đặt chân đến đất nước sử dụng ngôn ngữ đó trong năm luôn.

Và bạn mình đã làm được!!!

Năm đầu, cũng được miễn tiếng Anh như mình, bạn ấy học tiếng Trung, cuối năm đi du lịch Trung Quốc bằng tiền đi dạy thêm tiếng Anh trong năm. Sang năm 2, bạn ấy học tiếng Hàn, cuối năm 2 đi thực tập ở Hàn Quốc trong hơn 1 tháng. Đến năm 3 thì chuyển sang học tiếng Đức và đến cuối năm 4 – như một lẽ tất nhiên, bạn ấy được một hãng xe ô tô của Đức mời sang làm việc. 

Có lẽ bạn đang nghĩ vì nó giỏi, vì nó có điều kiện. Nhưng không, chúng mình cùng xuất phát điểm, có thể cũng đang giống bạn vậy. Nhưng điều khác biệt là nó làm mới bản thân mỗi ngày, còn chúng ta thì không.

3. Nếu đã bỏ tiền đi học, hãy học hành đàng hoàng

Trong lớp học tiếng Pháp của mình chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên. Mình đặc biệt chú ý đến bạn sinh viên năm 3 tên Phong. Trong khi cả lớp luôn cố gắng tham gia nhiệt tình vào bài học thì bạn ấy luôn tỏ ra chống đối. Cô cho làm bài tập, chữa xong đáp án cô nhờ mọi người đếm số câu đúng. Cậu ấy dù làm khá ổn nhưng trả lời bất cần “0/10”. Cô giáo hỏi lại “Các bạn đi bộ bao nhiêu bước chân mỗi ngày?” Thì cậu vẫn không quan tâm, thái độ chống đối và đáp “1 triệu”.  

Lúc còn là sinh viên, mình giống rất nhiều bạn bè khác rằng đang ngửa tay xin tiền bố mẹ để đi học. Mình thậm chí còn tính ra một buổi học 1,5 tiếng của mình là tốn bao nhiêu giờ làm việc của bố mẹ. Xót tiền và thương bố mẹ lắm nên mỗi giờ ngồi lớp đều cố gắng tận dụng hết sức. Nhưng có lẽ, cậu bạn kia thì không. 

Bạn có thể ra về và chấp nhận tình trạng kém ngoại ngữ của mình, không ai trách các bạn cả (trừ chính bản thân bạn của tương lai). Nhưng đừng đến lớp, lãng phí tiền của bố mẹ (hoặc tiền của chính bạn) một cách ngớ ngẩn như vậy.

4. Nói “CÓ” với các cơ hội trải nghiệm

Sự kiện quốc tế đầu tiên mình tham gia là Hội nghị châu Á Thái Bình Dương về vấn đề Nước, diễn ra ở Hàn Quốc năm 2012. Sau đó, mình còn có cơ hội tham gia Interfaith Summit ở Indonesia, Global Startup Youth ở Malaysia và được mời tham gia nhiều sự kiện dành cho sinh viên ở châu Âu. Các cơ hội mở ra với mình nhiều hơn.

10 điều sinh viên cần biết

Tất nhiên khi kể lại, ai cũng mình giỏi, ai cũng nghĩ chắc hẳn tiếng Anh của mình phải tốt lắm nên mới được nhận. Nhưng sự thật rằng lần đầu tiên đó tiếng Anh của mình rất í ẹ. Nhưng mình vẫn quyết tâm nộp đơn, phỏng vấn nhỏ bằng tiếng Anh với trình độ “gà mờ”, thậm chí search Google cách diễn đạt hay để trả lời câu hỏi trong đơn xin đó.

Hãy nói “có” với các cơ hội bạn có đượcvà cố gắng hết mình vì nó. Có thể, bạn sẽ cần ứng tuyển 10, thậm chí 20 sự kiện trước rồi mới được mời tham gia một sự kiện quốc tế. Nhưng bạn sẽ thấy những trải nghiệm như vậy thật sự đáng giá. Tin vào bản thân, và nỗ lực nhiều hơn nữa nhé các bạn ơi.

5. Quan tâm, chăm sóc sức khoẻ bản thân

Sức khoẻ là quan trọng nhất!

Mình đã nghe điều này hàng trăm trăm lần nhưng mình hoàn toàn không để ý đến sức khoẻ của bản thân trong những năm học Đại học. Chắc hẳn vẫn còn nhiều một số bạn trẻ từng nghĩ giống mình ngày xưa rằng “Ừ thì mình còn trẻ, thức đêm, ngủ muộn đâu có vấn đề gì, bỏ ăn vài bữa cũng đâu có sao, bận học bận chơi thì không tập thể dục cũng chẳng sao hết”.

Nhưng có một sự thực ai cũng biết rằng: Sức khoẻ suy giảm rất nhanh khi chúng ta lớn tuổi dần. Nếu không biết cách chăm sóc từ sớm, chúng ta sẽ phải từ bỏ rất nhiều cơ hội hưởng thụ cuộc sống vì không có sức khoẻ. 

Hãy tập thể dục đều đặn, mỗi ngày 10 phút thôi cũng được. Hãy ăn uống đầy đủ, hãy đi khám sức khỏe thường xuyên, hãy ngủ đúng giờ,…rèn luyện các thói quen lành mạnh để đảm bảo luôn có một sức khỏe tốt nhất.

6. Gìn giữ và phát triển các mối quan hệ

Thầy cô, bạn bè, những anh chị ở chỗ làm thêm, chỗ thực tập,… Hãy giữ mối quan hệ tốt với mọi người vì bạn không bao giờ biết rằng bạn sẽ gặp lại hoặc cần đến họ trong tương lai như thế nào đâu.

Bạn mình từng đi làm thêm ở một cửa hàng cà phê trong lúc học Đại học. Vì chăm chỉ và chịu khó học hỏi, chị chủ quán rất quý mến. Hai chị em cũng thỉnh thoảng nhắn tin hỏi thăm nhau ngay cả khi bạn ấy đã nghỉ làm để tập trung học. Đến khi tốt nghiệp, chị chủ quán đã mở cả chuỗi cửa hàng cà phê và gửi thư mời bạn ấy có muốn làm thực tập sinh mảng quản lý cho chuỗi cửa hàng không. 

Vậy đấy bạn ạ, trong lúc làm việc chăm chỉ để sớm làm sếp, hãy đối xử tử tế và tốt đẹp với những người xung quanh, vì biết đâu một ngày nào đó họ trở thành sếp của bạn 😉

7. Học cách tự quản lý chi tiêu  

Hồi học Đại học, trong lúc mình hào hứng với tiền tiêu vặt hằng tháng (bố mẹ cho) thì bạn mình đã học cách bỏ 10% tiền tiêu vặt ra để tiết kiệm. Thoạt tiên nhìn vào sẽ thấy mình thật sướng còn nó thật khổ. Trong lúc mình ăn uống thả ga ngoài quán (chỉ đầu tháng thôi còn cuối tháng thì lại… mì tôm) thì nó ăn đều đặn cơm tự nấu ở nhà. Nhưng kết quả là sau khi kết thúc một năm học, bạn ấy có gần hai triệu tự tặng bản thân chuyến đi du lịch còn mình thì vẫn không biết tiền đi đâu hết.

Khi đã trưởng thành rồi, mình nhận ra rằng lúc chưa biết cách đầu tư sinh lời, việc chúng ta cần và có thể làm là sử dụng số tiền đang có một cách thông minh và nếu được, trích ra một chút để để dành. Mình từng dùng qua nhiều ứng dụng trên điện thoại giúp quản lý tiền như Money Lover, Misa, hay PocketGuard,… Điều quan trọng nằm ở chỗ bạn phải hình thành được thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu và nhập số liệu vào trong các ứng dụng này. Đến cuối tháng, khi nhìn vào các biểu đồ trên ứng dụng, bạn sẽ biết bạn đang chi tiêu quá nhiều vào mảng nào và điều chỉnh cho hợp lý hơn.

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương PhápHướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

 

8. Hãy mạnh dạn hỏi những điều bạn chưa biết

Là một đứa khá nhút nhát, mình rất ngại giơ tay đặt câu hỏi cho giáo viên, chứ đừng nói đến việc phát biểu ý kiến. Trong suốt khoảng thời gian học ở Việt Nam, mình nhận thấy đây là tình trạng chung của các bạn học sinh, sinh viên chúng ta. Ban đầu, khi có thắc mắc, chúng ta ngại hỏi. Dần dần, chúng ta thậm chí không thắc mắc gì nữa, đầu óc chúng ta trì trệ, không muốn động não. 

Bạn biết không, đặt câu hỏi là nền tảng để phát triển tư duy phản biện. Tụi bạn cùng lớp của mình trong thời gian mình học ở nước ngoài, chúng nó hỏi đủ thứ, từ những điều nhỏ nhất, cái gì cũng có thể hỏi được. Mình nghe qua thì bảo sao đơn giản thế mà cũng hỏi, về Google cho đỡ… xấu hổ còn hơn. Nhưng tụi nó đâu có bận tâm đến xấu hổ hay không. Đơn giản vì hỏi khi bạn không biết không có gì đáng chê cười cả. Giấu dốt mới là điểm đáng phê phán. Nhờ hỏi nhiều, tư duy phản biện tốt mà chúng nó có phản xạ trong lớp học tốt hơn mình rất nhiều, khả năng nhớ kiến thức cũng nhanh hơn nữa.

9. Tham gia các khoá học kỹ năng 

Học, học nữa, học mãi. Mình không phải là một đứa nghiện học nhưng mình thích việc phát triển bản thân và hiểu rằng không ngừng phát triển bản thân qua các kỹ năng mềm sẽ mang đến rất nhiều ích lợi cho công việc cũng như đời sống cá nhân của mình.

Sau này bạn sẽ nhận ra, những năm tháng học Đại học là thời điểm nhàn rỗi nhất, và phù hợp nhất để học các kỹ năng. Càng về sau này, bạn sẽ càng bận rộn với việc này và việc khác và khó thu xếp để đi học.

Thế nên, ngay từ lúc này, hãy tranh thủ tham gia các khoá học kỹ năng. Học thuyết trình, học thiết kế, thậm chí học cả cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Rất nhiều khoá học kỹ năng được cung cấp miễn phí trên các trang như Coursera, Highbrow, Ucademy,… Nhiều Câu lạc bộ của trường Đại học cũng chính là nơi cung cấp các buổi đào tạo kỹ năng miễn phí cho các thành viên. Biết thêm nhiều kỹ năng không chỉ khiến công việc của bạn diễn ra thuận lợi hơn mà còn khiến bạn tự tin hơn. Cảm giác Yomost cực kỳ luôn!

10. Là một phần của thế giới 

Hãy cập nhật tình hình thế giới thường xuyên hơn nhé tôi ơi.

Đó là điều mình sẽ nói với bản thân mình của 10 năm trước. Nếu mình hiểu biết về thế giới nhiều hơn, đầu óc mình sẽ được mở mang, mình có thêm cơ hội để bước ra thế giới hoặc đơn giản là có những ý kiến đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn.

Bạn không cần phải đi ra nước ngoài mới có thể trở thành một phần của thế giới. Đọc tin tức, báo chí về thế giới, giao lưu, gặp gỡ với các bạn bè đến từ các quốc gia khác nhau. Tiếng Anh, bên cạnh các thứ tiếng khác, là công cụ để bạn làm được và làm tốt điều này. Mình biết ơn tiếng Anh rất nhiều vì nhờ tiếng Anh mà mình có được tất cả các cơ hội để trải nghiệm tuổi trẻ tuyệt vời.

Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường. 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Step Up về những điều sinh viên nên biết. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị cho mình được những hành trang tốt nhất. Chúc các bạn học tập tốt!

 

 

 

 

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Comments

comments