Học ngay cấu trúc Forget trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Học ngay cấu trúc Forget trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Khi quên một điều gì đó, bạn thường sẽ nói “I forgot…” nhưng bạn có biết phía sau forget/forgot phải nói như thế nào cho đúng không? Hôm nay, Step Up sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng cấu trúc Forget sao cho đúng cách và phân biệt với một số cấu trúc tương tự cùng với đó là thực hành một số bài tập liên quan tới chủ đề cấu trúc này nhé.

Forget là gì

Trước tiên hãy cùng chúng mình tìm hiểu Forget là gì nhé: 

1. Định nghĩa Forget

Động từ “Forget” được hiểu theo nghĩa quên, không nhớ đến hoặc coi thường, coi nhẹ.

Đây là một động từ bất quy tắc: 

– Ở thể quá khứ: forget -> forgot

– Ở thể quá khứ phân từ: forget -> forgotten hoặc forgot

Ví dụ:

  • I forgot to turn off the computer before leave office.

(Tôi quên tắt máy tính trước khi rời khỏi văn phòng). 

  • Lina has forgotten the reason why she took leave of him.  

(Lina đã quên lý do vì sao cô ấy chia tay anh ta).

2. Cách dùng Forget

Trong tiếng Anh, người ta dùng cấu trúc Forget trong những trường hợp sau:

  • Diễn đạt về việc ai đó quên mất đã làm gì.
  • Diễn đạt về việc ai đó quên làm gì.
  • Diễn đạt về việc ai đó đã quên mất điều gì.

Cấu trúc Forget trong tiếng Anh

Forget có thể kết hợp cùng với to V hoặc V-ing. Đối với mỗi trường hợp, cấu trúc Forget lại được dùng cho một nghĩa khác nhau.

1. Cấu trúc Forget + to V: biểu thị ai đó quên mất một việc mà họ phải làm.

Cấu trúc Forget:

S + forget + to V

quên làm việc gì.

Ví dụ:

  • My sister will start her new semester tomorrow, but I forgot to buy some new notebooks for her.

(Em gái tôi sẽ bắt đầu học kì mới vào ngày mai nhưng tôi quên mua vở mới cho nó rồi).

  • Susan forgot to call her friend today.

(Susan quên gọi cho bạn của cô ta hôm nay).

Cấu trúc Forget:

Don’t + forget + to V

nhắc nhở ai đó đừng quên làm việc gì đó.

Ví dụ:

  • Don’t forget to lock the door!

(Đừng quên khóa cửa!)

  • Don’t forget to prepare the dinner!

(Đừng quên chuẩn bị bữa tối!)

  • Don’t forget to carry out your assignment!

(Đừng quên thực hiện nhiệm vụ của bạn!)

cách dùng forget trong tiếng Anh

cách dùng forget trong tiếng Anh

2. Cấu trúc Forget + V_ing: biểu thị ai đó quên mất một việc mà họ đã làm trong quá khứ.

Cấu trúc Forget:

S + forget + V_ing

quên đã làm gì.

Ví dụ:

  • She got to office by bus this morning because she forgot buying a new car.

(Sáng nay, cô ấy đã đi làm bằng xe buýt bởi vì cô ấy quên mất là mình đã mua một chiếc xe ô tô mới).

  • He forgot seeing her last week.

(Anh ấy đã quên gặp cô ấy vào tuần trước).

3. Cấu trúc Forget + about: biểu thị đã quên đi một người/việc nào đó.

Cấu trúc Forget:

S+ forget + about + N/V_ing 

Ví dụ:

  • I forgot about my bad memories.

(Tôi đã quên đi những kỉ niệm buồn.)

  • She forgot about his address.

(Cô ấy đã quên địa chỉ của anh ấy.)

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Phân biệt cấu trúc Forget, Regret và Remember

Trong tiếng Anh, ngoài Forget, còn có một số các động từ khác cũng có thể kết hợp với to V và V_ing. Tuy nhiên, có 2 cấu trúc dễ gây nhầm lẫn với cấu trúc Forget nhất chính là cấu trúc regret và cấu trúc remember. Hãy cùng phân biệt các cấu trúc này để làm bài tập hiệu quả hơn nhé.

1. Cấu trúc Remember

Động từ “Remember” có nghĩa là nhớ, là một động từ trái nghĩa với Forget và rất thường xuyên xuất hiện trong các dạng bài tập về cặp từ trái nghĩa. 

Giống như forget, remember cũng có thể kết hợp với to V và V_ing:

– Cấu trúc Remember + to V: nhớ phải làm gì đó.

Ví dụ:

  • Remember to lock the bicycle.

(Nhớ khóa xe đạp nhé.)

  • Remember to pay that invoice.

(Nhớ thanh toán hóa đơn đó nhé.)

– Cấu trúc: Remember + V_ing: nhớ đã làm gì.

Ví dụ:

  • I remember seeing her somewhere.

(Tôi nhớ là mình đã gặp cô ấy ở đâu đó rồi.)

  • I remember calling him.

(Tôi nhớ là mình đã gọi anh ta.)

Lưu ý: Don’t forget …= Remember…

Ví dụ:

  • Don’t forget to smile when see your teacher = Remember to smile when see your teacher.

(Đừng quên/ Nhớ phải mỉm cười khi gặp giáo viên.)

2. Cấu trúc Regret

Động từ “Regret” mang nghĩa lòng thương tiếc, nỗi ân hận.

Khi kết hợp với to V và V_ing, cấu trúc Regret mang 2 nghĩa khác nhau: 

– Cấu trúc Regret + to V: lấy làm tiếc khi làm gì. 

Trong trường hợp này, regret biểu thị ý nghĩa lấy làm tiếc vì phải thông báo một việc nào đó. Khi ở cấu trúc này, theo sau Regret thường là các động từ inform, announce, tell, say…

Ví dụ:

  • I regret to say the job has been filled.

(Tôi rất tiếc khi phải nói rằng công việc đã có người khác làm rồi.)

– Cấu trúc: Regret + (not) V_ing: hối hận vì đã làm gì. 

Trong trường hợp này, regret biểu thị sự hối hận vì đã làm gì hoặc không làm gì trong quá khứ. 

Ví dụ:

  • I regret not bring an umbrella, it’s raining so heavy.

(Tôi hối hận vì đã không mang ô, trời đang mưa rất to.)

công thức forget

công thức forget

  • Xem thêm:

Cấu trúc remember

Từ trái nghĩa với Forget

Trong tiếng Anh, từ mang ngữ nghĩa trái ngược so với Forget là Remember:

  • Forget: Quên (đã) làm gì
  • Remember: Nhớ

Cấu trúc Remember trong tiếng Anh cũng giống với cấu trúc Forget, đều có thể kết hợp với động từ nguyên mẫu (to V) hoặc động từ thêm “ing” (V-ing).

Đây là 2 dạng cấu trúc mà bạn có thể thường bắt gặp trong những bài tập về chủ đề từ đồng nghĩa-trái nghĩa hoặc bài yêu cầu viết lại câu. 

Cấu trúc viết lại câu với Forget và Remember:

Don’t forget… = Remember…

Ví dụ:

  • Don’t forget call us = Remember call us.

Đừng quên/ Hãy nhớ gọi chúng tôi.

  • Don’t forget to research when contacting to him = Remember to research when contacting to him.

Đừng quên/ Hãy nhớ nghiên cứu khi liên hệ cho anh ta.

Các động từ có 2 cách chia giống với Forget

Dưới đây là một số động từ có hai cách chia tương tự với Forget, hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết để tích lũy thêm kiến thức cho nền tảng ngữ pháp tiếng Anh của bản thân nha.

Động từ Cấu trúc Ví dụ
Stop

Stop + to V: Dừng lại để làm việc gì

Stop + V-ing: Dừng hẳn việc gì

  • I stop to solve this problem.

Tôi dừng lại để xử lý vấn đề này.

  • I stopped calling her.

Tôi đã dừng việc gọi cho cô ấy rồi.

Regret

Regret + to V: lấy làm tiếc khi làm gì

Regret + V-ing: hối hận vì đã làm gì

  • I regret not to invite him.

Tôi rất tiếc đã không mời anh ta.

  • I regret going to the cinema.

Tôi hối hận vì đã đến rạp chiếu phim.

Try

Try + to V: Cố gắng làm gì

Try + V-ing: Thử làm gì

  • We are trying to explain the quality of the goods based from the difference between India’s weather and Vietnam’s weather.

Chúng tôi đang cố gắng giải thích chất lượng của hàng hóa dựa trên sự khác nhau giữa khí hậu của Ấn độ và Việt Nam.

  • It’s delicious. Try eating it!

Nó vô cùng ngon. Bạn thử ăn xem nhé!

Remember 

Remember + to V: Nhớ phải làm gì

Remember + V-ing: Nhớ là đã làm gì

  • Remember to clean your room.

Hãy nhớ dọn dẹp phòng của bạn đi nhé.

  • I remember sending the report.

Tôi nhớ là đã gửi bản báo cáo rồi.

Bài tập về cấu trúc Forget trong tiếng Anh

Để nắm chắc hơn về kiến thức đã học ở trên, chúng mình hãy cùng làm một số bài tập về cấu trúc Forget nhé!

bài tập về cấu trúc forget

bài tập về cấu trúc forget

Xem thêm:

Bài tập: Chia dạng đúng các của động từ trong ngoặc:

  1. Thu forgot ………. (brush) her teeth.
  2. I forgot ……… (ask) his phone number for you.
  3. He forgot …….. (bring) his laptop so he can’t hand in the report on time. 
  4. Jenny forgot ………. (feed) the cat before leave the house.
  5. Last night, Sean forgot …….. (watch) weather forecast so he doesn’t know that it’s raining today. 

Đáp án:

  1. to brush
  2. to ask
  3. bringing
  4. to feed
  5. watching

Trên đây là bài tổng hợp chi tiết về cấu trúc Forget của Step Up. Hy vọng các bạn có thể nắm rõ được cách sử dụng của các trúc này cũng như có thể phân biệt với một số cấu trúc tương tự. Hãy theo dõi Step Up để biết thêm nhiều kiến thức ngữ pháp tiếng Anh thú vị nhé!

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.
Cấu trúc Demand: [Cấu trúc, Cách dùng, Bài tập] chi tiết nhất

Cấu trúc Demand: [Cấu trúc, Cách dùng, Bài tập] chi tiết nhất

Không ít lần lần bạn va chạm với cấu trúc Demand trong lúc đọc hiểu hay nghe tiếng Anh mà băn khoăn không biết nghĩa hay cách dùng đúng đắn. Công thức Demand như thế nào? Cấu trúc tiếng Anh Demand có nghĩa là gì? Cùng Step Up giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết này nhé!

Demand là gì?

Demand là một cụm từ được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh, và đặc biệt Demand vừa là danh từ, vừa là động từ. Khi là danh từ demand có nghĩa là sự yêu cầu, đề nghị hay có khi là nhu cầu còn khi là động từ thì có nghĩa là yêu cầu, đề nghị. Vì vậy cách sử dụng từ này rất linh hoạt, chúng ta cần hiểu rõ để có thể sử dụng thành thạo cũng như hiểu được chính xác ý nghĩa trong từng bối cảnh.

Ví dụ:

  • I demand to see the person in charge.

Tôi yêu cầu gặp người phụ trách.

=> Demand khi này là động từ.

Ví dụ:

  • The leaders here make too many demands on him

Những người lãnh đạo ở đây đòi hỏi quá nhiều ở anh ấy.

=> Demand khi này là danh từ.

Vậy bạn đã biết qua về ngữ nghĩa của cấu trúc Demand rồi đúng không nào, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu và kĩ hơn về công thức và cách dùng của từ Demand này để sử dụng thành thạo và hiệu quả nha!

công thức demand

Công thức demand

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Cấu trúc Demand trong tiếng Anh

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ về cấu trúc Demand dưới đây nhé:

1. Khi Demand là động từ:

– Demand to do sth: yêu cầu làm gì.

Ví dụ:

  • The library demanded $4 for each book returned late.

Thư viện yêu cầu đóng 4$ cho mỗi quyển sách được trả về muộn.

Ví dụ:

  • I demand to work with Amelie’s team in this project.

Tôi yêu cầu làm việc với đội của Amelie trong dự án này.

– Demand sth: yêu cầu cái gì.

Ví dụ:

  • I demanded an apology from you.

Tôi yêu cầu 1 lời xin lỗi từ bạn.

Ví dụ:

  • We demanded that they threw garbage in the bin.

Chúng tôi yêu cầu họ vứt rác vào thùng.

2. Khi Demand là danh từ:

– A demand on sb/sth: sự yêu cầu đối với ai/ về cái gì

Ví dụ:

  • Her new job makes a lot of demands on her (= she has to work very hard).

Công việc mới của cô ấy đòi hỏi ở cô ấy rất nhiều TỨC cô ấy phải làm việc rất  cật lực ở công việc mới này.

Ví dụ:

  • Most managers feel there are too many demands on their time.

Hầu hết những người quản lý cảm thấy có quá nhiều yêu cầu về mặt thời gian.

– A demand for sth: sự yêu cầu cái gì

Ví dụ:

  • Defaulting customers received a final demand for payment.

Những khách hàng phá sản đã nhận được yêu cầu thanh toán cuối cùng.

Ví dụ:

  • He makes a demand for higher pay. 

Anh ấy yêu cầu 1 mức lương cao hơn.

Đôi khi demand còn được hiểu là nhu cầu của một sản phẩm gì đó (lượng hàng mà thị trường muốn mua)

Ví dụ:

  • We can’t meet the demand for tickets to the game.

Chúng tôi không thể đáp ứng được nhu cầu về vé cho trò chơi.

Ngoài ra có một số cụm từ đi với Demand phổ biển mà chúng ta cần biết

* ON demand = theo yêu cầu

* IN demand = đang có nhu cầu

cách dùng demand

Cách dùng demand

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Phân biệt cấu trúc Demand với cấu trúc Need và cấu trúc Want

Giờ chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn kiến thức ngữ pháp tiếng Anh bằng cách phân biệt cấu trúc tiếng Anh Demand với cấu trúc Need và cấu trúc Want để không bị nhầm lẫn khi sử dụng nhé:

 

Need

Want

Demand

Cấu trúc và cách dùng

* Khi là động từ thường

– Need to do sth: Cần làm gì

Ví dụ:

  • I need to do the laundry.

Tôi cần giặt quần áo bẩn.

– Need doing sth = Need to be V(PII) Cái gì đó cần được làm gì (nghĩ bị động)

Ví dụ:

  • My t-shirt needs ironing = My t- shirt needs to be ironed

Áo phông của tôi cần được là ủi.

* Khi là động từ khuyết thiếu

– S + need/ needn’t + have V-pp: Ai đó đáng nhẽ cần làm/ không cần làm gì trong quá khứ.

Ví dụ:

  • She need have apologised to him yesterday.

Cô ấy đáng nhẽ cần xin lỗi anh ấy hôm qua.

Ví dụ:

He needn’t have left home last night.

Anh ấy đáng nhẽ không cần rời nhà tối qua)

S + needn’t + V-inf: Ai đó ko cần lm gì ( phủ định ở hiện tại)

VD: I needn’t wake up too early( Tôi không cần thức dậy quá sớm)

  • Need S + V-inf: 

VD: Need I give it to you? ( Có cần tôi đưa nó cho bạn không?)

  • Want + N/ to do sth: muốn gì hay muốn làm gì

VD1: I want this dress ( Tôi muốn bộ váy này)

VD2: He wants to dance with me. (Anh ấy muốn nhảy cùng với tôi)

  • Want + O + to V: muốn ai làm gì

VD: He wants me to go out with him (ANh ấy muốn tôi ra ngoài cùng anh ấy)

  • Want + V-ing = Want + sth + to be V-pp: cái gì đó hay việc gì đó cần được làm gì

VD: This mess wants cleaning ( Đống lộn xộn này cần được dọn dẹp)

= I want this mess to bé cleaned ( Tôi muốn đồng lộn xộn này cần được dọn dẹp)

Như trình bày ở trên

cấu trúc tiếng Anh demand

Cấu trúc tiếng Anh demand

Xem thêm:

Bài tập về cấu trúc get rid of trong tiếng Anh

Sau khi đã có kiến thức tổng quan về cấu trúc demand thì chúng ta cùng nhau áp dụng thực hành vào 1 số câu dưới đây để củng cố lại nhé:

1. I demand … the manager.

A. to see

B. seeing

C. see

2. They received a final demand … payment.

A. of

B. about

C. for

3. Good teachers are always in great …

A. demand

B. need

C. want

4. His new job … a lot of demands … him.

A. makes/ on

B. does/ on

C. makes/ above

5. There was weak …imported goods last month.

A. want for

B. demand for

C. need on

Đáp án:

1. A

2. C

3. A

4. B

5. B

Như vậy các bạn đã cùng Step Up tích lũy được 1 phần kiến thức rất hữu ích trong tiếng Anh về cấu trúc Demand. Thật tuyệt phải không nào! Hôm nay bạn hãy bắt đầu đặt câu với Demand ngay để khắc sâu nhé, và cùng nhau mỗi ngày tích lũy từ vựng theo chủ đề và những cấu trúc tiếng Anh điển hình nhé.

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công trên con đường chinh phục ngoại ngữ!

100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh thông dụng nhất

100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh thông dụng nhất

Từ trái nghĩa là một phần kiến thức quan trọng trong ngữ pháp. Bên cạnh những từ đồng nghĩa, bạn có thể mở rộng thêm vốn từ thông qua những cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh. Bài viết dưới đây của Step Up sẽ giới thiệu đến các bạn tổng quan về từ trái nghĩa và 100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh phổ biến nhất nhé.

Từ trái nghĩa tiếng Anh là gì?

Antonyms – từ trái nghĩa là những từ có nghĩa tương phản hoặc trái ngược nhau. Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật hiện tượng, trạng thái, màu sắc, hoạt động…đối lập nhau của sự vật hiện tượng mà người nói, viết đề cập tới.

Ví dụ:

  • Accepted – Unaccepted: Chấp nhận – Không chấp nhận
  • Allow – Forbid: Cho phép – Cấm
  • Before – After: Trước – Sau
  • Asleep – Awake: Buồn ngủ – Tỉnh táo
  • Boring – Exciting: Tẻ nhạt – Hứng thú

Các loại từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Complementary Antonyms: những từ trái nghĩa mà cấu trúc từ không có điểm nào chung.

Ví dụ:

  • Night – Day: Đêm – Ngày
  • True – False: Đúng – Sai
  • Pass – Fail: Đỗ – Trượt

Relational Antonyms: từ trái nghĩa có hình thức tương tự dạng Complementary nhưng cả hai phải cùng tồn tại để có từ trái nghĩa của chúng.

Ví dụ:

  • Husband – Wife: Chồng – Vợ
  • Buy – Sell: Bán – Mua

Graded Antonyms: từ trái nghĩa mang ý nghĩa so sánh với nhau.

Ví dụ:

  • Warm – Cold: Ấm – Lạnh
  • Fast – Slow: Nhanh – Chậm
  • Hard – Easy: Khó khăn – Dễ dàng

từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Cách thêm tiền tố để tạo thành từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Prefixes – tiền tố là một chữ cái hoặc một nhóm chữ cái kết hợp với nhau được thêm vào đầu một từ để tạo thành một từ mới có nghĩa khác so với từ gốc. Để tạo thành từ trái nghĩa, tiền tố thêm vào sẽ khiến từ mang nghĩa trái ngược nghĩa từ gốc.

Tiền tố

Từ gốc

Từ trái nghĩa

dis-

connect: kết nối

disconnect: mất kết nối

il-

legal: hợp pháp

illegal: bất hợp pháp

im-

possible: khả thi

impossible: bất khi thi

in-

direct: trực tiếp

indirect: không trực tiếp, gián tiếp

miss-

understand: hiểu

misunderstand: không hiểu

non-

existent: tồn tại

non-existent: không tồn tại

un-

happy: hạnh phúc

unhappy: không hạnh phúc

từ tiếng Anh trái nghĩa

Từ tiếng Anh trái nghĩa

Xem thêm:

100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Dưới đây là 100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh cơ bản và thông dụng nhất, hãy cùng Step Up tìm hiểu qua bảng này nhé.

STT

Cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Ý nghĩa

1

Above – Below

Trên – Dưới

2

Accepted – Unaccepted

Chấp nhận – Không chấp nhận

3

Admit – Deny

Thừa nhận – Phủ nhận

4

Agree – Disagree

Đồng ý – Không đồng ý

5

All – None

Tất cả – Không ai cả

6

Amateur – Professional

Nghiệp dư – Chuyên nghiệp

7

Alike – Different

Giống – Khác

8

Alive – Dead

Sống – Chết

9

Allow – Forbid

Cho phép – Cấm

10

Angel – Devil

Thiên thần – Ác quỷ

11

Ask – Answer

Hỏi – Trả lời

12

Asleep – Awake

Buồn ngủ – Tỉnh táo

13

Attack – Defend

Tấn công – Phòng thủ

14

Back – Front

Phía sau – Phía trước

15

Bad – Good

Xấu – Tốt

16

Beautiful – Ugly

Đẹp – Xấu

17

Before – After

Trước – Sau

18

Begin – End

Bắt đầu – Kết thúc

19

Best – Wost

Tốt nhất – Tồi tệ nhất

20

Better – Worse

Tốt hơn – Tồi tệ hơn

21

Big – Small

To – Nhỏ

22

Bitter – Sweet

Đắng – Ngọt

23

Black – White

Đen – Trắng

24

Boring – Exciting

Tẻ nhạt –  Hứng thú

25

Buy – Sell

Mua – Bán

26

Bright – Dark

Sáng – Tối

27

Careless – Careful

Không quan tâm – Quan tâm

28

Cheap – Expensive

Rẻ – Đắt

29

Clean – Dirty

Sạch – Bẩn

30

Clever – Stupid

Thông minh – Ngu ngốc

31

Connect – Disconnect

Kết nối – Ngắt kết nối

32

Close – Open

Đóng – Mở

33

Cold – Hot

Lạnh – Nóng

34

Correct – Wrong

Đúng – Sai

35

Cruel – Kind

Độc ác – Tốt bụng

36

Cry – Laugh 

Khóc – Cười

37

Day – Night

Ngày – Đêm

38

Dark – Light

Tối – Sáng

39

Deep – Shallow

Sâu – Nông

40

Defeat – Victory

Thất bại – Chiến thắng

41

Die – Live

Chết – Sống

42

Difficult – Easy

Khó – Dễ

43

Discourage – Encourage

Can ngăn – Khuyến khích

44

Division – Union

Sự phân chia – Sự hợp nhất

45

Down – Up

Xuống – Lên

46

Dry – Wet

Khô – Ướt

47

Early – Late

Sớm – Muộn

48

Equal – Unequal

Ngang bằng – Không bằng nhau

49

Fail – Pass

Trượt – Đỗ

50

Fair – Unfair

Công bằng – Không công bằng

51

False – True

Sai – Đúng

52

Fat – Thin 

Béo – Gầy

53

Fast – Slow

Nhanh – Chậm

54

Friend – Enemy

Bạn bè – Kẻ thù

55

Full – Empty

Đầy – Rỗng

56

Happy – Unhappy

Hạnh phúc – Bất hạnh

57

Harm – Benefit

Tai hại – Lợi ích

58

Heavy – Light

Nặng – Nhẹ

59

Heaven – Hell

Thiên đường – Địa ngục

60

High – Low

Cao – Thấp

61

In – Out

Vào – Ra

62

Inside – Outside

Bên trong – Bên ngoài

63

Increase – Decrease

Tăng – Giảm

64

Leave – Stay

Rời đi – Ở lại

65

Left – Right

Trái – Phải

66

Like – Dislike

Thích – Không thích

67

Lock – Unlock

Khoá – Mở khoá

68

Long – Short

Dài – Ngắn

69

Lost – Found

Mất đi – Tìm thấy

70

Loud – Quiet

Ồn ào – Yên lặng

71

Mature – Immature

Trưởng thành – Chưa trưởng thành

72

Maximum – Minimum

Tối đa – Tối thiểu

73

More – Less

Hơn – Kém

74

Near – Far

Gần – Xa

75

Never – Always

Không bao giờ – Luôn luôn

76

New – Old

Mới – Cũ

77

Optimist – Pessimist

Tích cực – Tiêu cực

78

On – Off

Bật – Tắt

79

Passive – Active

Thụ động – Chủ động

80

Polite – Rude

Lịch sự – Thô lỗ

81

Private – Public

Riêng tư – Chung/ công cộng

82

Quick – Slow

Nhanh – Chậm 

83

Rich – Poor

Giàu – Nghèo

84

Safe – Dangerous

An toàn – Nguy hiểm

85

Same – Different

Giống – Khác

86

Simple – Complicated

Đơn giản – Phức tạp

87

Sit – Stand

Ngồi – Đứng

88

Silent – Noisy

Yên lặng – Ồn ào

89

Soft – Hard

Mềm mại – Cứng

90

Stand – Lie

Đứng – Nằm

91

Strong – Weak 

Khoẻ – Yếu

92

Success – Failure

Thành công – Thất bại

93

Take off – Land

Cất cánh – Hạ cánh

94

Tie – Untie

Buộc dây – Cởi dây

95

Useful – Useless

Hữu ích – Vô ích

96

Wide – Narrow

Rộng – Hẹp

97

Win – Lose

Thắng – Thua

98

Wise – Foolish

Khôn ngoan – Ngu xuẩn

99

Young – Old

Trẻ – Già

100

Zip – Unzip

Kéo khóa – Mở khóa

từ trái nghĩa tiếng Anh

Từ trái nghĩa tiếng Anh

Trên đây là bài viết đã tổng hợp trọn bộ kiến thức về từ trái nghĩa trong tiếng Anh. Hy vọng với 100 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh mà chúng mình đã chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều vốn từ để giao tiếp và xử lý bài tập ngữ pháp.

Step Up chúc bạn học tập tốt và sớm thành công trên con đường chinh phục ngoại ngữ!

Nhận biết các đuôi của danh từ trong tiếng Anh cực đơn giản

Nhận biết các đuôi của danh từ trong tiếng Anh cực đơn giản

Có khá nhiều bạn học ngoại ngữ gặp khó khăn trong việc nhận biết đâu là trạng từ, tính từ hoặc danh từ tiếng Anh một cách chính xác. Ở bài viết này, Step Up sẽ giúp bạn hiểu rõ và nắm chắc kiến thức về các đuôi của danh từ trong tiếng Anh cùng với từ ví dụ chi tiết nhất.

Danh từ trong tiếng Anh là gì?

Danh từ(Noun) trong tiếng Anh được sử dụng nhằm để chỉ người, vật, địa điểm, một sự việc hoặc tình trạng.

Danh từ có 2 dạng: một là danh từ cụ thể, hai là danh từ trừu trượng.

1. Danh từ cụ thể

Đây là những danh từ chỉ người, vật, địa điểm mà chúng ta có thể nhìn thấy, chạm được, cầm nắm, ngửi hoặc nếm được.

Ví dụ:

  • Danh từ chỉ người: Male (đàn ông), Mr. Thuy (ông Thuỳ), Cashier (thu ngân),…
  • Danh từ chỉ địa điểm: Hometown (Quê hương) , Ho Chi Minh City (Thành phố Hồ Chí Minh), Lake (Sông),…
  • Danh từ chỉ vật: Ferry (Cái phà), Elevator (Cái thang máy), Receipt (Hoá đơn),…

2. Danh từ trừu tượng

Danh từ trừu tượng được coi là những ý tưởng, khái niệm, cảm xúc hoặc trạng thái. Chính vì vậy, chúng là các danh từ vô hình mà chúng ta không thể nhìn thấy, ngửi, nếm, chạm hoặc nếm.

Ví dụ: 

  • Danh từ chỉ khái niệm: Love (yêu thương), Religion (tôn giáo).
  • Danh từ chỉ cảm xúc: Anxiety (sự lo lắng), Happiness (niềm vui).
  • Danh từ chỉ trạng thái: Attention (sự tập trung), Mess (xáo trộn).

các đuôi của danh từ tiếng Anh

Các đuôi của danh từ tiếng Anh

Xem thêm các chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh khác với Hack Não Ngữ Pháp – Sản phẩm mới của Step Up. Với hệ bài tập trong Sách và App giúp sẽ giúp bạn nắm vững ngữ pháp tiếng Anh dễ dàng

Các đuôi của danh từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, các đuôi của danh từ có khá nhiều dạng khác nhau. Cùng chúng mình tìm hiểu bảng tổng hợp dưới đây để có thể dễ dàng nhận biết các danh từ trong tiếng Anh hơn nhé.

Số thứ tự

Các đuôi của danh từ

Ví dụ

1

ant

Assistant (người trợ lý ), want (sự thiếu),…

2

ent

Parent (cha, mẹ), tent (cái lều), opponent (đối thủ), accent (chất giọng),…

3

tion

Introduction (sự giới thiệu), Condition (điều kiện), Solution (giải pháp), Function (chức năng), Presentation (bài thuyết trình),…

4

sion

Passion (đam mê), Mission (sứ mệnh), Decision (quyết định), Occasion (dịp), Conclusion (kết luận),…

5

ation

Nation (quốc gia), Motivation (động lực), Occupation (nghề nghiệp), Inspiration (sự truyển cảm hứng), Information (thông tin),…

6

ness

Happiness (sự hạnh phúc), Weakness (điểm yếu), Laziness (sự lười biếng), Sickness (bệnh tật),…

7

ment

Achievement (thành tựu), Department (phòng ban), Equipment (thiết bị),…

8

ty

Ability (khả năng), Responsibility (trách nhiệm), Nationality (quốc tịch), Identity (danh tính), University (đại học), Duty (nhiệm vụ),…

9

*y

Constancy (sự kiên định), Privacy (sự riêng tư), Company (công ty), Salary (lương), Secretary (thư ký), Strategy (chiến lược), Chemistry(hoá học),…

10

or

Actor (diễn viên nam), Elevator (thang máy), Neighbor (hàng xóm), Vendor (người bán hàng), Professor (giáo sư),…

11

age

Garbage (rác), Message (thông điệp), Advantage (lợi thế),…

12

 ance

Assistance (Sự trợ giúp), Insurance (Bảo hiểm),…

13

ence

Existence (Sự tồn tại), Experience (Kinh nghiệm),…

14

ism

Feminism (Nữ quyền), Tourism (Du lịch), Criticism (Sự chỉ trích),…

15

ure

Failure (Sự thất bại), Nature (Thiên nhiên), Picture (Bức ảnh), Future (Tương lại), Lecture (Bài giảng),…

16

th

Breath (hơi thở), Month (tháng), Birth (Sự chào đời ), Math (môn toán),…

17

ee

Employee(Nhân viên), Attendee (Người tham dự), Interviewee (Người ứng viên), Degree (Bằng cấp),…

18

er

Player (Người chơi), Shower (Việc tắm), Engineer (Kĩ sư), Career (Sự nghiệp), Gender (Giới tính), Developer (Nhà phát triển), Offer (Sự đề nghị), Folder (Tài liệu), Member (Thành viên),…

19

ist

Artist (Nhà nghệ sĩ), Guitarist (Nghệ sĩ guitar), List (Danh sách), Specialist (Chuyên viên), Tourist (Hành khách),…

20

t

Receipt (Hoá đơn), Shift (Ca làm), Sunset (Hoàng hôn), Midnight (Nửa đêm), Rest (Lúc nghỉ ngơi), Efficient (Có hiệu suất cao), Report (Báo cáo), Client (Khách hàng ),…

21

ship

Relationship (Mối quan hệ), Internship (Kỳ thực tập),…

22

ics

Economics (Kinh tế học), Physics (Vật lý học),…

23

dom

Freedom (Sự tự do), Kingdom (Vương quốc),…

24

phy

Philosophy(Triết học), Geography (Địa lý),…

25

ing 

Jogging (Môn thể thao chạy bộ), Training (Đào tạo), Meeting (Cuộc họp),…

26

p

Stamp (Con tem), Ship (Con thuyền),…

27

k

Textbook (Sách giáo khoa), Notebook (Quyển vở), Feedback (Phản hồi),…

Ngoại lệ:

  • -al: approval(phê duyệt), proposal(đề nghị), renewal (sự đổi mới) , refusal(sự từ chối), professional (sự chuyên nghiệp), potential (tiềm năng), principal (hiệu trưởng),…
  • -ive: initiative (sáng kiến), objective (mục tiêu), representative (người đại diện),…
  • -ic: mechanic (thợ cơ khí),…
  • ate: candidate (thí sinh), certificate (chứng nhận),…

Xem thêm:

đuôi danh từ tiếng Anh

Đuôi danh từ tiếng Anh

[MIỄN PHÍ] 1000 Khoá Phát âm IPA trên App Hack Não Pro – Nắm chắc 90% tất cả phiên âm quan trọng nhất trong tiếng Anh chỉ sau 4 giờ. Hơn 205.350 học viên đã tự tin mở miệng phát âm nhờ tranh thủ 15 phút tự học mỗi ngày.

Bài tập về các đuôi của danh từ tiếng Anh có đáp án

Dưới đây là một số câu bài tập về các đuôi của danh từ trong tiếng Anh cơ bản, hãy cùng Step Up thực hành để ôn tập lại kiến thức nhé.

Bài tập: Điền dạng đúng trong các từ trong ngoặc của các câu sau đây

  1. My dad is always my ______ (inspirate).
  2. There are three ______ (candidate) standing in the room.
  3. My parents show ______ (approval) by smiling.
  4. What do you look for in a ______ (relate)?
  5. She is one of the best ______ (employ) in my company.
  6. When I have free time, I often practice ______ (run).
  7. What is your idea of perfect ______ (happy)?
  8. They are having a ______ (meet) on Monday to discuss the solution.
  9. I pick him as our ______ (representable).
  10. She works as an ______ (assist) in a local bookshop.
  11. Children are allowed much more ______ (free) these days.
  12. She is a ______ (special) in financial management.
  13. He has a sense of ______ (confident).
  14. This is my ______ (six) class.
  15. she has a ______ (strategic) for starting a new promotion.
  16. Who’s your favorite ______ (act)?
  17. Jane has a summer ______ (internal) at this hotel.
  18. she installs the ______ (private) of her phone.
  19. (Tourist) ______ is Thailand’s main industry.

bài tập đuôi danh từ tiếng Anh

Bài tập đuôi danh từ tiếng Anh

Đáp án:

  1. Inspiration
  2. Candidates
  3. Approval
  4. Relationship
  5. Employee
  6. Running
  7. Happiness
  8. Meeting
  9. Representative
  10. Assistant
  11. Freedom
  12. Specialist
  13. Confidence
  14. Sixth
  15. Strategy
  16. Actor
  17. Internship
  18. Privacy
  19. Tourism

Bài viết trên đây đã tổng hợp trọn bộ kiến thức về các đuôi của danh từ trong tiếng Anh một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Hi vọng rằng với những thông tin kiến thức mà chúng mình chia sẻ trong bài viết đã gúp bạn hiểu rõ hơn cũng như nắm vững kiến thức về các đuôi danh từ tiếng Anh.

Chúc bạn học tập tốt và sớm thành công trên con đường chinh phục ngoại ngữ!

Cấu trúc Get rid of:[Cách dùng, Ví dụ&Bài tập] chi tiết nhất

Cấu trúc Get rid of:[Cách dùng, Ví dụ&Bài tập] chi tiết nhất

Đã rất nhiều lần bạn bắt gặp cấu trúc get rid of trong lúc đọc hiểu hay nghe tiếng anh mà băn khoăn không biết nghĩa hay cách dùng đúng đắn. Công thức get rid of như thế nào? Cấu trúc tiếng anh get rid of có nghĩa là gì? Cùng Step Up khám phá bài viết về cụm từ thân quen mà cũng xa lạ này với mục đích giải đáp những thắc mắc của bạn nhé!

Get rid of là gì?

Get rid of là một cụm từ được sử dụng phổ biến trong tiếng anh giao tiếp, không quá trang trọng với nghĩa cơ bản là loại bỏ, thoát khỏi cái gì đó, người nào đó tùy vào ngữ cảnh và đối tượng đằng sau đó mà chúng ta sẽ dịch phù hợp. Vì vậy khi sử dụng cụm từ này chúng ta cần thật cẩn thận và khéo léo tránh gây hiểu nhầm cho người nghe nhé!

Vậy bạn đã biết qua về ngữ nghĩa của cấu trúc Get rid of rồi đúng không nào, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu và kĩ hơn về công thức và cách dùng của cụm từ get rid of này để sử dụng thành thạo mà tinh tế nha!

Ví dụ:

  • She just wanted to get rid of her boyfriend’s control.

Anh ấy chỉ muốn thoát khỏi sự kiểm soát của bạn trai cô ấy (=> sắc thái thông thường)

  • Trang was comfortable to be rid of that room.

Trang đã rất thoải mái vì thoát khỏi căn phòng kia. (=> mang sắc thái trang trọng hơn)

  • Nami told him that she wanted rid of him as soon.

Nami nói với anh ấy rằng cô ấy muốn thoát khỏi anh ta càng sớm.(=> mang sắc thái thiếu trang trọng).

get rid of là gì

get rid of là gì

Xem thêm:

Cấu trúc Get rid of trong tiếng Anh và cách dùng

Công thức Get rid of có khá nhiều cách diễn đạt mục đích ý kiến với từng ngữ cảnh khác nhau, hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết hơn để nắm vững về cách dùng Get rid of nhé.

1. Cấu trúc Get rid of thứ nhất:

S + (get rid of) + something 

– Nhằm loại bỏ hoặc vứt bỏ cái gì đó không mong muốn.

Ví dụ:

  • I want to get rid of all unnecessary things to make my room neat and clean.

Tôi muốn vứt bỏ hết những đồ không cần thiết để cho phòng gọn gàng và sạch sẽ.

– Diễn đạt về việc bán đi 1 tài sản mà bạn không muốn nữa.

Ví dụ:

  • I have to get rid of my mini car because it’s too old.

Tôi phải bán chiếc xe oto mini đi vì nó quá cũ rồi.

– Thể hiện việc thoát khỏi 1 sự việc không mong muốn.

Ví dụ:

  • Luckily, I got rid of a car accident yesterday.

Thật may mắn tôi đã thoát khỏi 1 tại nạn oto ngày hôm qua.

2. Cấu trúc Get rid of thứ hai:

S + (get rid of) + somebody

– Thoát khỏi ai đó gây khó chịu, phiền phức cho mình, ý chỉ cảm giác thoải mái khi không có người đó.

Ví dụ:

  • Sometimes I just want to get rid of my learners because they make my blood boil.

Thỉnh thoảng tôi chỉ muốn thoát khỏi những học viên của mình vì họ khiến tôi phát điên.

– Xua đuổi ai đó hoặc thuyết phục họ rời đi.

Ví dụ:

  • I got rid of my unwelcome guests by saying that I was so tired and wanted to go to bed early.

Tôi đã loại bỏ những vị khách không mời bằng cách nói tôi mệt và muốn đi ngủ sớm.

cách dùng get rid of trong tiếng Anh

cách dùng get rid of trong tiếng Anh

Xem thêm:

Một số từ đồng nghĩa với Get rid of trong tiếng Anh

Giờ chúng ta cũng mở rộng ngữ pháp tiếng anh bằng cách học thêm một số từ và cụm từ đồng nghĩa với cấu trúc Get rid of trong tiếng Anh nhé.

1. Một số cụm từ tương đương nhưng mang sắc thái khác:

  • S + tobe rid of + sb/sth (sắc thái trang trọng).
  • S + want rid of sb/sth (sắc thái không trang trọng).
  • S + rid sb/sth of sb/sth (giải phóng, loại bỏ hoặc  giải thoát ai, cái gì đó khỏi cái gì đó tệ hai, xấu).

2. Một số từ vựng có nghĩa tương đương:

  • discard (loại bỏ)
  • eliminate (xóa bỏ)
  • dump (trút bỏ)
  • wipe out (xóa bỏ, lau sạch)
  • scrap (bỏ ra, loại ra)
  • sell out (bán đi)
  • chuck (quăng đi)
  • do away with (vứt ra xa cùng),
  • reject (từ chối)
  • replace (thay thế)
  • remove (dọn, thải hồi)
  • dispose of (loại, vứt bỏ)
  • exclude (loại trừ, khai bỏ)
  • throw away/out (ném bỏ, vứt đi)
  • send away (xua đuổi, vứt đi)
  • expel (đuổi, trục xuất, tống ra)
  • omit (loại bỏ, lược bỏ)
  • cut (loại đi)
  • exterminate (tiêu diệt)
Xem thêm về danh động từ cùng các chủ điểm ngữ pháp thường gặp nhất trong thi cử và giao tiếp với bộ đôi sách Hack Não Ngữ PhápApp Hack Não PRO

Bài tập về cấu trúc Get rid of trong tiếng Anh

Sau khi đã có kiến thức tổng quan về ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc get rid of thì chúng ta cùng nhau áp dụng thực hành vào 1 số câu bài tập sau để củng cố kiến thức nhé:

Câu 1: I want to get rid of ______, they’re not good for health.

  1. canned foods
  2. juice
  3. vegetables
  4. fruits

Câu 2: He can not __________ financial probems.

  1. rid of himself having
  2. rid himself of having
  3. get rid of himself have
  4. get rid himself of have

Câu 3: Get rid of trong câu này có nghĩa là: My brother got rid of this old computer.

  1. get rid of = không có
  2. get rid of = thoát khỏi
  3. get rid of = trốn khỏi
  4. get rid of = vứt bỏ

Câu 4: He is a mean person, I will __________ him.

  1. get comfortablly rid of
  2. get comfortable rid of
  3. comfortable rid of
  4. comfortablly rid of

Vậy là bạn đã cùng Step up tích lũy được 1 phần kiến thức rất bổ ích trong tiếng anh về Cấu trúc Get rid of. Thật thú vị phải không nào! Hôm nay bạn hãy thực hành đặt câu với Get rid of ngay để ăn mừng nhé, và cùng nhau “Get rid of” sự tự ti về tiếng anh của mình, hằng ngày mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh theo chủ đề và các cấu trúc ngữ pháp điển hình nhé!