Theo một cuộc khảo sát của Step Up, trong 34 cao thủ tiếng Anh là dân khối A thì có tới 29 người khi bắt đầu đều chọn phát âm tiếng Anh trước. Bên cạnh đó, khẳng định việc học phát âm giúp họ nâng cao kỹ năng nghe cũng như nói trong giao tiếp. Vậy khi học phát âm thì học âm nào trước, nếu muốn tự học tiếng Anh online tại nhà thì nên học theo lộ trình nào, chọn tài liệu nào? Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn lộ trình luyện phát âm tiếng Anh chuẩn nhất cho người mới bắt đầu nhé!
Nội dung bài viết
1. Luyện phát âm chuẩn tiếng Anh
Phát âm trong tiếng Anh
Cách phát âm trong tiếng Anh
Khi bắt đầu học cách phát âm tiếng Anh, có lẽ ai cũng có một thắc mắc: phát âm tiếng Anh có thể đánh vần giống như trong tiếng Việt hay không? Câu trả lời là có, tuy nhiên sẽ có những điều khác biệt giữa cách phát âm và tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, khi nhìn vào một chữ cái hoặc từ, chúng ta có thể biết được cách phát âm của nó. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, khi nói đến một âm, nghĩa là ta đang nhắc đến một âm được phát ra, chứ không phải một chữ cái như trong tiếng Việt. Một âm trong tiếng Anh được đặt giữa hai dấu /…/. Một chữ cái tiếng Anh có thể có nhiều cách đọc tùy vào từng trường hợp.
Ví dụ:
trong từ “car”, chữ cái “a” được phát minh /a:/, nhưng trong từ “hand”, chữ cái “a” được phát âm /æ/.
Vì vậy phải phân biệt được sự khác biệt giữa chữ cái và âm. Khi phát âm từ tiếng Anh, bạn phát âm dựa vào phiên âm của nó, phiên âm của từ có thể là một hoặc nhiều âm kết hợp với nhau.
Ví dụ: “eye” /’ai/, head /hed/,…
Luyện phát âm tiếng Anh
Đối với người mới bắt đầu, muốn luyện phát âm chuẩn tiếng Anh trước hết cần nắm được bảng phiên âm Quốc tế IPA.
Bảng nguyên âm Quốc tế IPA
IPA hay còn gọi Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ một cách chuẩn xác và riêng biệt. Bảng phiên âm quốc tế IPA gồm 44 âm cơ bản, 20 nguyên âm đều là âm hữu thanh và 24 phụ âm trong đó có 15 phụ âm hữu thanh và 9 phụ âm vô thanh.
Bảng phiên âm Quốc tế IPA
Bảng phiên âm Quốc tế IPA được chia thành 2 phần chính. Phần phía trên màu xám chính là Nguyên âm (vowels) bao gồm 2 phần nhỏ hơn: màu xám nhạt là Nguyên âm đơn (Monophthongs) và phần xám đậm là Nguyên âm đôi (Diphthongs). Phần bên dưới màu vàng là Phụ âm (consonants). Khi học bảng phiên âm Quốc tế IPA, chúng ta sẽ học lần lượt từ Nguyên âm đơn, Nguyên âm đôi đến Phụ âm.
Nguyên âm (vowel sounds)
Nguyên âm được là những âm mà khi ta phát ra âm, luồng khí đi từ thanh quản lên môi không bị cản trở, một nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc có thể đứng trước hoặc sau các phụ âm.
Nguyên âm trong tiếng Anh bao gồm 12 nguyên âm đôi và 8 nguyên âm đơn. Lưu ý là tất cả các nguyên âm đều là âm hữu thanh, vì vậy khi đọc các âm này dây thanh quản đều rung, khi phát âm hãy đặt ngón tay lên cổ họng để cảm nhận được điều này.
Nguyên âm đơn (Monophthongs)
Nguyên âm đơn trong tiếng Anh
Có tất cả 12 nguyên âm đơn tất cả, chia thành 3 hàng và 4 cột, chúng ta sẽ học theo từng hàng.
Hàng 1
/i:/: Phát âm dài hơn âm “i” của tiếng Việt, khi phát âm lưỡi nâng cao, môi hơi mở sang 2 bên, âm phát âm trong khoang miệng và không thổi hơi ra ngoài.
/ɪ/: Phát âm giống âm “i” của tiếng Việt. Khi phát âm lưỡi hạ thấp, môi hơi mở rộng
/ʊ/: Phát âm gần giống âm “u” của tiếng Việt, khi phát âm môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp, hơi đẩy từ cổ họng ra
/u:/: Phát âm dài hơn âm “u” của tiếng Việt, khi phát âm môi hơi tròn, lưỡi nâng cao, phát âm trong khoang miệng và không thổi hơi ra ngoài
Điểm chung khi phát âm các âm này là miệng hơi đóng, và âm thanh được tạo ra từ phần trên của miệng. Đó cũng là lý do những âm này được đặt ở hàng đầu tiên.
Hàng 2
/e/: Phát âm ngắn hơn âm “e” của tiếng Việt, lưỡi hạ thấp và miệng mở rộng hơn khi phát âm âm /ɪ/
/ə/: Phát âm ngắn và nhẹ hơn âm “ơ”của tiếng Việt, khi phát âm môi hơi mở rộng và lưỡi hơi thả lỏng
/ɜ:/: Phát âm âm /ə/ rồi cong lưỡi, phát âm trong khoang miệng và không thổi hơi ra ngoài. Khi phát âm lưỡi cong lên, chạm vào vòng miệng, môi hơi mở rộng
/ɔ:/: Phát âm âm “o” trong tiếng Việt rồi cong lưỡi, phát âm trong khoang miệng và không thổi hơi ra ngoài. Khi phát âm lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng, tròn môi
Khi phát âm những âm này, miệng hơi mở rộng hơn so với các âm ở hàng 1, âm thanh được tạo ra từ phần giữa của miệng.
Hàng 3
/æ/: Phát âm giữa âm “a” và “e” của tiếng Việt, có cảm giác âm bị đè xuống thấp, khi phát âm miệng mở rộng sang hai bên, môi dưới và lưỡi hạ thấp
/ʌ/: Phát âm ở giữa âm “ă” và âm “ơ” của tiếng Việt, hơi bật ra ngoài. Khi phát âm lưỡi hơi nâng lên cao, miệng thu hẹp
/a:/: Phát âm dài hơn âm “a” của tiếng Việt, phát âm trong khoang miệng và không thổi hơi ra ngoài, khi phát âm lưỡi hạ thấp, miệng mở rộng
/ɒ/: Phát âm ngắn hơn âm “o” của tiếng Việt, khi phát âm lưỡi hạ thấp, môi hơi tròn
Khi phát âm những âm này, miệng hơi mở rộng hơn so với các âm ở hàng 2, âm thanh được tạo ra từ phần dưới của miệng.
Các bạn cũng có thể nhớ dựa vào các cột âm âm đơn, thứ tự các cột thể hiện vị trí của lưỡi khi phát âm. Với cột đầu tiên, lưỡi sẽ ở phần trước của miệng, lùi dần đến cột cuối cùng lưỡi đặt ở phần sau cùng của khoang miệng.
Nguyên âm đôi (Diphthongs)
Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghép từ hai nguyên âm đơn khác nhau. Với các nguyên âm đôi, chúng ta sẽ học theo các cột.
Nguyên âm đôi trong tiếng Anh
Cột 1: Cột 1 là cột các nguyên âm đôi đi cùng với /ə/
/ɪə/: Phát âm âm /ɪ/ rồi dần chuyển sang /ə/, khi phát âm lưỡi thụt dần về phía sau và môi dẹp thành hình tròn dần
/ʊə/: Phát âm âm /ʊ/ rồi dần chuyển sang /ə/, khi phát âm lưỡi đẩy dần ra phía trước, môi hơi mở ra
/eə/: Phát âm âm /e/ rồi dần chuyển sang /ə/, khi phát âm lưỡi thụt về phía sau, môi hơi thu hẹp
Cột 2: Cột 2 là cột các nguyên âm đôi đi cùng với /ɪ/
/eɪ/: Phát âm âm /e/ rồi chuyển dần sang /ɪ/ ,khi phát âm lưỡi hướng dần lên trên, môi dẹt dần sang 2 bên
/ɔɪ/: Phát âm âm /ɔ/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, khi phát âm lưỡi nâng lên đồng thời đẩy dần ra phía trước, môi dẹt dần sang 2 bên
/aɪ/: Phát âm âm /a/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, khi phát âm lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần ra phía trước, môi dẹt dần sang 2 bên.
Lưu ý: Ở đây khi phát âm âm /ɪ/, ta hơi kéo dài âm /ɪ/ sao cho hơi giống với khi phát âm âm /i:/
Cột 3: Cột 3 là cột các nguyên âm đôi đi cùng với /ʊ/
/ɔʊ/: Phát âm âm /ɔ/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, khi phát âm, lưỡi lùi dần về phía sau, khẩu hình môi từ hơi mở chuyển dần sang hơi tròn
/ɑʊ/: Phát âm âm /ɑ/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, khi phát âm lưỡi hơi thụt dần về phía sau, môi tròn dần
Lưu ý: Ở đây khi phát âm âm /ʊ/, ta cũng hơi kéo dài âm /ʊ/ sao cho hơi giống với khi phát âm âm /u:/
Phụ âm (consonants)
Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm với môi, răng, 2 môi va chạm… trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi được phối hợp với nguyên âm.
Phụ âm trong tiếng Anh
Hàng 1 và Hàng 2: 2 hàng đầu thường được gọi là các cặp phụ âm đôi, vì những phụ âm đứng gần nhau có cách phát âm khá giống nhau, điểm khác là một là phụ âm vô thanh, một là phụ âm hữu thanh.
/p/ – /b/: Phát âm giống âm /p/ trong tiếng Việt, 2 môi chặn luồng khí bật ra. Đối với /p/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /b/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung
/t/ – /d/: Phát âm giống âm /t/ trong tiếng Việt, đầu lưỡi đặt dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Đối với /t/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /d/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung
/tʃ/ – /dʒ/: Phát âm giống âm /ch/ trong tiếng Việt, môi hơi tròn, chu về phía trước, luồng khí thoát ra trên bề mặt lưỡi. Đối với /tʃ/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /dʒ/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung
/k/ – /g/: Phát âm giống âm /k/ của tiếng Việt. Đối với /k/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /g/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung
/f/ – /v/: Phát âm giống âm /ph/ trong tiếng Việt, hàm răng trên chạm nhẹ vào môi dưới. Đối với /f/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /v/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung
/θ/ – /ð/: Đặt đầu lưỡi ở vị trí giữa 2 hàm răng, luồng khí thoát ra từ giữa lưỡi và 2 hàm răng. Đối với /θ/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /ð/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung
/s/ – /z/: Đặt lưỡi lên hàm trên, luồng khí thoát ra từ giữa lợi và mặt lưỡi. Đối với /s/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /z/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung
/ʃ/ – /ʒ/: Môi chu ra, hướng về phía trước, mặt lưỡi chạm vào lợi. Đối với /ʃ/, luồng khí bật ra từ khoang miệng, dây thanh quản không rung, đối với /ʒ/, luồng khí bật ra từ cổ họng, dây thanh quản rung
Hàng 3 : thường được gọi là các phụ âm đơn
/m/: Phát âm giống âm /m/ trong tiếng Việt, khi phát âm hai môi ngậm, luồng khí thoát ra từ mũi, dây thanh quản rung
/n/: Luồng khí đi từ cổ họng qua mũi, đầu lưỡi chạm vào lợi trên, môi hé, dây thanh quản rung
/η/: Luồng khí đi từ cổ họng bị chặn ở lưỡi và qua mũi, phần sau của lưỡi cong lên, môi hé, dây thanh quản rung
/h/: Phát âm giống âm /h/ trong tiếng Việt, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra, môi hơi hé, không rung dây thanh quản
/l/: Cong lưỡi chạm hàm trên, môi mở rộng, dây thanh quản rung
/r/: Môi tròn, hơi chu về trước, lưỡi cong vào bên trong. Khi luồng khí thoát ra, môi tròn và mở rộng, dây thanh quản rung
/w/: Môi tròn, chu về phía trước, lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng, dây thanh quản rung
/j/: Nâng phần trước lưỡi lên cao, luồng khí thoát ra từ giữa lưỡi và ngạc cứng, dây thanh quản rung
Trên đây là cách phát âm chuẩn 44 âm cơ bản trong bảng phiên âm Quốc tế IPA. Để nắm vững được các âm cơ bản này, bạn cần luyện tập hàng ngày. Chuẩn bị 1 cái gương và 1 cốc nước. Hãy bắt chước cách phát âm của người bản ngữ, đặc biệt chú ý đến khẩu hình, cách đặt lưỡi, vành môi của họ, nhìn vào gương và bắt chước càng giống càng tốt, đọc thật chậm. Tua đi tua lại video để luyện tập đến khi giống mới thôi. Bạn có thể ghi âm lại phát âm của mình và so sánh với phát âm của người bản địa.
Tham khảo thêm bài viềt : tự học phát âm tiếng anh chuẩn không tì vết sau 2 tháng.
Các hiện tượng ngữ âm trong tiếng Anh
Giống như trong tiếng Việt, tiếng Anh cũng có các hiện tượng ngữ âm từ cơ bản đến nâng cao. Dù bạn có phát âm chuẩn, nói rất nhanh, nhưng nếu không có trọng âm, ngữ điệu thì cũng không được coi là nói tiếng Anh tốt. Các hiện tượng này tạo nên sự liên kết giữa các âm , thêm màu sắc cho câu nói và giúp truyền tải cảm xúc, hàm ý của người nói. Đối với người mới bắt đầu, trước hết cần luyện tập từ phần cơ bản nhất là trọng âm, rồi đến nối âm, ngữ điệu,… Không chỉ là học thuộc hết quy tắc mà hãy luyện tập nói thường xuyên, ngoài ra bạn có thể xem các đoạn video, phim tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản địa nếu có điều kiện để học được cách nói của họ một cách tự nhiên nhất.
2. Tài liệu học phát âm tiếng Anh chuẩn
Tài liệu học phát âm tiếng Anh chuẩn
Trên đây là lộ trình luyện phát âm tiếng Anh chuẩn nhất dành cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên khi học phát âm, bạn nên có người hướng dẫn và sửa lỗi cụ thể vì khi đã phát âm sai thì sẽ rất khó để sửa được, đồng thời cá nhân hóa lộ trình học cho phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bên cạnh đó bạn sẽ được trải nghiệm 2 phương pháp học từ vựng sáng tạo: phương pháp học từ qua chuyện chêm và âm thanh tương tự với sách Hack Não 1500 từ vựng tiếng Anh, giúp bạn có thể ghi nhớ 1500 từ chỉ trong vòng 50 ngày.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo bộ sách Mastering the American Accent của tác giả Lisa Mojsin. Cô là người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc luyện phát âm và ngữ điệu đúng chuẩn Mỹ. Cô có thể được hơn 5 thứ tiếng, từ đó, cô hiểu rõ được những khó khăn mà người học gặp phải khi học một ngôn ngữ mới. Cuốn sách sẽ giúp bạn học được cách phát âm các âm tiếng Anh chuẩn nhất, từ đó hình thành được tư duy nhận biết cũng như phản xạ về ngôn ngữ. Ngoài ra, cuốn sách còn nêu ra những vấn đề khó khăn đối với những người Việt Nam khi học tiếng Anh (nối âm, nuốt âm) và đưa ra hướng dẫn cụ thể. Bạn có thể tải bản PDF cùng với các bài nghe Audio và học mọi lúc, mọi nơi.
3. Phần mềm luyện phát âm tiếng Anh miễn phí
Ngoài việc học qua tài liệu có sẵn, các bạn có thể luyện phát âm qua phần mềm luyện phát âm tiếng Anh để có một lộ trình bài bản và có thể kiểm tra được năng lực của bản thân.
Step Up sẽ giới thiệu đến bạn một phần mềm luyện phát âm miễn phí phổ biến hiện nay.
Phần mềm được rất nhiều các trường học và doanh nghiệp đánh giá cao, Pronunciation Power cũng được được đánh giá là một trong những phần mềm luyện tiếng anh giao tiếp tốt nhất giúp người học cải thiện cách phát âm.
Phần mềm luyện phát âm tiếng Anh miễn phí
Pronunciation Power có nhiều tính năng thú vị, cung cấp cho bạn các bài học phát âm theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao. Bạn có thể tra cứu cách đọc chính xác các âm trong bảng phiên âm IPA, các chữ cái tiếng Anh cũng như cách phát âm các từ, ngữ điệu trong câu. Với mỗi một âm đều đi kèm với các bài tập luyện tập cùng với các trò chơi nhỏ giúp người học nhớ từ.
Phần mềm được thiết kế giao diện đồ họa sinh động, kèm theo các video cử động của cơ hàm, vòng miệng, lưỡi và lưỡi khi phát âm. Ngoài ra, có một tính năng rất hữu ích là người đọc có thể thu âm giọng của bản thân để so sánh với phát âm mẫu.
Không chỉ học phát âm mà bạn cần kết hợp với luyện kỹ năng nghe, nói và kết hợp với học từ vựng. Mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 30 phút để học tiếng Anh, tăng cường luyện tập giao tiếp tiếng Anh. Bạn có thể nói chuyện với người bản địa, với bạn bè hoặc thậm chí tập nói với mình qua gương. Chọn một chủ đề bất kỳ mà bản thân cảm thấy hứng thú và luyện tập. Kết hợp với các phương pháp học từ vựng hiệu quả để bạn có nền tảng tiếng Anh tốt nhất!